PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
Tên hồ sơ dạy học :
Tiết 28:
LUYỆN TẬP – Hình học 8
( Xác định diện tích của hình chữ nhật, của tam giác vuông )
2. Mục tiêu dạy học:
Qua tiết học, học sinh phải đạt được:
- Cần mô tả kiến thức, kĩ năng, thái độ của những môn học nào, bài
học nào sẽ đạt được trong bài học này.
- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn nào để
giải quyết các vấn đề bài học đặt ra.
2.1/. Kiến thức:
- Học sinh được củng cố lại kiến thức về công thức tính diện tích hình
chữ nhật, của tam giác vuông; tính chất của diện tích đa giác.
- Vận dụng được kiến thức môn Toán để thực hiện tính toán những
bài toán đơn giản, sử dụng máy tính cầm tay để thực hiện các phép tính.
- Vận dụng kiến thức môn Vật lí để biết, hiểu được nguyên nhân, cách
phòng chống tật khúc xạ - hiện tượng cận thị ở học sinh; Biết sử dụng tiết
kiệm điện.
- Vận dụng kiến thức môn Công dân để biết, để biết bảo vệ môi
trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Vận dụng kiến thức môn Công nghệ để biết, tác dụng của cây Đậu
tương với việc cải tạo đất.
- Vận dụng kiến thức môn Sinh học để biết được thông tin về giống
đậu tương DT96; Nhớ lại kiến thức về vi khuẩn trên dễ cây họ đậu có tác
dụng làm ổn định độ đạm trong đất.
- Vận dụng kiến thức môn Địa lí để ôn tập về vị trí, tọa độ điểm cực
bắc của đất nước.
- Vận dụng kiến thức môn Lịch sử để hiểu được giá trị quý báu của
hiện vật lịch sử - nền văn hóa Đông Sơn.
- Vận dụng kiến thức môn Mĩ thuật để hiểu biết về mĩ thuật Việt Nam
thời kì cổ đại.
- Vận dụng kiến thức môn Tin học để biết sử dụng bảng tính trong
tính toán.
- Tư liệu Lịch sử về cột cờ Lũng Cú.
- Tư liệu về tật khúc xạ ở học sinh THCS.
- Tư liệu về tiêu chuẩn trường trung học.
- Tư liệu về giống Đậu tương DT96.
- Các thông tin tích hợp về bảo vệ môi trường.
- Các thông tin tích hợp sử dụng năng lượng hiệu quả.
2.2/. Kĩ năng:
- Kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích của hình chữ nhật, của
tam giác vuông, tính chất của diện tích đa giác để giải bài tập.
- Kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay để tính nhanh kết quả.
- Kĩ năng thu thập và sử lí thông tin qua kiến thức thực tế, phim, ảnh.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
- Kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh; tư duy sáng tạo và giải quyết
vấn đề.
2.3/. Thái độ:
- Quan tâm, yêu thích việc học tập, tìm hiểu khoa học. thấy được sự
gắn kết giữa các môn học; từ đó tìm thấy noeemf vui, niềm đam mê trong
học tập và nghiên cứu.
- Linh hoạt, chủ động trong việc vận dụng kiến thức giữa các môn
học.
- Có thái độ tích cực, tự giác thực hiện những nội dung đã học.
3. Đối tượng dạy học của bài học:
Số lượng học sinh: 35 em ( Dạy tại lớp 8A)
Khối : 8
4. Ý nghĩa của bài học:
Đối với thực tiễn dạy học :
+ Biết tính diện tích của hình chữ nhật, của tam giác vuông.
+ Biết sử dụng tính chất của diện tích đa giác vào giải bài tập.
+ Các em thấy được sợi dây liên kết giữa các môn học, thấy được kiến
thức của các em không độc lập, rời rạc mà nó tương quan xuyên suốt, có ý
nghĩa hỗ trợ, tác động qua lại lẫn nhau. Từ đó các em xây dựng được nền
tảng kiến thức vững vàng, có ý thức trong học tập.
Đối với thực tiễn đời sống :
+ Biết được trong thực tiễn, trong cuộc sống xung quanh các em các
đa giác có nhiều hình dạng khác nhau; song nhờ áp dụng tính chất của
diện tích đa giác ta đều tính được diện tích của những hình này.
Các em có thể tính được diện tích của phòng học, phòng ngủ; diện tích
của ngôi nhà, của mảnh đất;...
+ Các em biết được phòng học có đạt tiêu chuẩn về ánh sáng hay
không.
+ Biết nguyên nhân và cách phòng chống tạt khúc xạ - tật cận thị ở
học sinh.
+ Biết sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả hơn trong cuộc
sống.
+ Biết quý trọng, gìn giữ những hiện vật lịch sử.
...
5. Thiết bị dạy học, học liệu:
Máy chiếu, thước thẳng chia khoảng, thước dây, máy tính cầm tay, tranh
ảnh. Chèn một số hình ảnh thực tế nêu trong bài dạy.
Phiếu học tập cho học sinh.
Các tài liệu tham khảo:
+ Sử dụng Internet để tìm hiểu tài liệu.
+ Dạy học tích hợp- GS- TS: Trần Bá Hoành.
+ Tư liệu về tiêu chuẩn trường trung học.
+ Tư liệu Lịch sử về cột cờ Lũng Cú; nền văn hóa Đông Sơn.
+ Tư liệu về tật khúc xạ ở học sinh THCS.
+ Tư liệu về giống Đậu tương DT96.
+ Các thông tin tích hợp về bảo vệ môi trường.
+ Các thông tin tích hợp sử dụng năng lượng hiệu quả.
6. Tiến trình dạy học:
GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
MÔN: HÌNH HỌC 8
-------------------------------------------------------------Tiết 28:
LUYỆN TẬP
( Xác định diện tích của hình chữ nhật, của tam giác vuông )
I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức:
+ Học sinh được củng cố lại kiến thức về công thức tính diện tích hình chữ
nhật, của tam giác vuông; tính chất của diện tích đa giác.
+ Vận dụng thành thạo tính chất của diện tích đa giác, các công thức được
học vào tính diện tích của các hình ( đa giác ) cụ thể trong thực tế.
+ Biết vận dụng kiến thức của các môn học khác như: Tin học, Vật lí, Sinh
học, Công dân, … để giải quyết bài toán thực tế.
2/. Kĩ năng:
+ Kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích của hình chữ nhật, của tam giác
vuông, tính chất của diện tích đa giác để giải bài tập.
+ Kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay để tính nhanh kết quả.
+ Kĩ năng thu thập và sử lí thông tin qua kiến thức thực tế, phim, ảnh.
+ Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
+ Kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh; tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề.
3/. Thái độ:
+ Quan tâm, yêu thích việc học tập, tìm hiểu khoa học. thấy được sự gắn kết
giữa các môn học; từ đó tìm thấy noeemf vui, niềm đam mê trong học tập và
nghiên cứu.
+ Linh hoạt, chủ động trong việc vận dụng kiến thức giữa các môn học.
+ Có thái độ tích cực, tự giác thực hiện những nội dung đã học.
II/. CHUẨN BỊ:
GV: Máy chiếu, máy tính, máy tính cầm tay, thước dây, thước mét, phiếu
học tập cho học sinh; chuẩn bị các tư liệu có liên quan đến bài học.
Tư liệu Lịch sử về cột cờ Lũng Cú.
Tư liệu về tật khúc xạ ở học sinh THCS.
Tư liệu về tiêu chuẩn trường trung học.
Tư liệu về giống Đậu tương DT96.
Các thông tin tích hợp về bảo vệ môi trường.
Các thông tin tích hợp sử dụng năng lượng hiệu quả.
Vật lí 9: Bài 49: Mắt cận và mắt lão.
Bài 19: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện.
Công dân 7: Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Công nghệ 7: Bài 6, bài 7: Biện pháp sử dụng và cải tạo đất.
Sinh học 6: Bài 50: Vi khuẩn.
Địa lí 8: Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam.
Mĩ thuật 6: Tiết 2: Sơ lược về Mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại.
Lịch sử 6: Bài 11. Những chuyển biến về xã hội
Phần Excel: Tin học 7.
Đại số 8: Tiết 37- Tính giá trị của biểu thức đại số với sự hỗ trợ của
MTCT.
HS: Đồ dùng học tập, bút dạ, máy tính cầm tay; kiến thức có liên quan về
căn phòng đạt chuẩn ánh sáng, cách đo thực tế một đám vườn- mảnh ruộng
trong thực tế.
III/. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1/. Tổ chức:
2/. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nêu tính chất của diện tích đa giác?
Câu 2: Nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật, diện tích tam giác vuông?
Trả lời:
Câu 1:
+ Hai tam giác bằng nhau thì có diện tích bằng nhau.
+ Nếu một đa giác được chia thành những đa giác không có điểm trong
chung thì diện tích của nó bằng tổng diện tích của những đa giác đó.
+ Nếu chọn hình vuông có cạnh bằng 1 cm, 1 dm, 1 m, … làm đơn vị độ dài
thì đơn vị diện tích tương ứng là 1 cm2, 1 dm2, 1 m2, …
Câu 2:
Diện tích hình chữ nhật:
vuông:
S = a. b
3/. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Hoạt động 1:
Bài toán 1: Tính diện tích của hình chữ
nhật có chiều rộng 6m và chiều dài 9m?
GV: Các em có biết Nước ta có một lá cờ
tổ quốc rộng 54m2 được treo ở địa danh
nào và có ý nghĩa gì?
GV: Giới thiệu về cột cờ Lũng Cú
Cột cờ Lũng Cú là một cột cờ quốc gia
Diện tích tam giác
S=
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
HS: Diện tích hình chữ nhật là:
6* 9 = 54 (m2)
Vậy diện tích hình chữ nhật là 54 m2.
nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh
núi Rồng (Long Sơn) có độ cao khoảng
1.470 m so với mực nước biển, thuộc
xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà
Giang, nơi điểm cực Bắc của Việt Nam.
Cột cờ được dựng với độ cao khoảng
33,15m, chân và bệ cột có hình lục lăng và
dưới chân cột là 6 phù điêu họa tiết bề
mặt trống đồng Đông Sơn. Trên đỉnh cột là
cán cờ cao 12,9m cắm quốc kỳ Việt
Nam có chiều dài 9m, chiều rộng 6m và
tổng diện tích rộng 54m², tượng trưng cho
54 dân tộc cùng chung sống trên đất
nước Việt Nam.
GV ( tích hợp môn Địa lí 8): Điểm cực bắc
trên đất liền của Việt Nam nằm ở xã Lũng
Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang tại toạ
độ 23°23′28″B 105°19′25″Đ /
23,391185°B 105,323524°Đ / 23.391185;
105.323524.
GV ( tích hợp môn Lịch Sử 6 ): giới thiệu
về trống đồng Đông Sơn, về nền văn hóa
Đông Sơn; giới thiệu về các hoa văn trên
trống đồng trong môn Mĩ thuật 6.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực
hiện bài tập 7, trang 118- SGK.
GV: + Cho HS đọc đề bài.
+ Cho HS tính và so sánh diện tích các
cửa của gian phòng với diện tích nền nhà.
+ Tính diện tích cửa sổ và cửa ra vào?
+ Tính tỉ số phần trăm diện tích các cửa so
với diện tích nền nhà?
GV: “ Ta coi một gian phòng đạt mức
chuẩn về ánh sáng nếu diện tích các cửa
bằng 20% diện tích nền nhà”.
Hãy kiểm tra xem nền nhà có đạt mức
chuẩn về ánh sáng hay không?
GV: Hướng dẫn cho Hs kiểm tra nhanh
lại kết quả tính toán:
- Bằng cách sử dụng MTCT 570MS.
( tích hợp môn Đại số 8 )
GV cho học sinh lấy máy tính ra và
hướng dẫn thực hiện phép tính.
- Bằng cách sử dụng bẳng tính Excel.
( tích hợp môn Tin học 7 )
Hướng dẫn học sinh nhập công thức tính
trên Excel.
Gv: nêu câu hỏi
Nếu ngồi học trong phòng không
HS: Biết vận dụng công thức tính
diện tích hình chữ nhật, tính được
diện tích nền nhà và diện tích các cửa.
Từ đó biết so sánh
+ Diện tích nền nhà:
4,2 * 5,4 = 22,68 m2
+ Diện tích cửa sổ:
1 * 1,6 = 1,6 m2
+ Diện tích cửa ra vào:
1,2 * 2 = 2,4 m2
=> Diện tích cửa sổ và cửa ra vào:
1,6 + 2,4 = 4 m2
+ Tỉ số phần trăm diện tích các cửa so
với diện tích nền nhà là:
Ta thấy: 17,64% < 20%, nên căn
phòng không đạt chuẩn về ánh sáng.
- Hướng dẫn học sinh nhập công
thức tính trên Excel.
HS hoạt động theo nhóm.
- Đo kích thước các cửa sổ.
- Đo kích thước cửa ra vào.
- Đo kích thước nền phòng.
HS điền số liệu đo được vào bảng:
đảm bảo về ánh sáng thì sẽ như thế nào?
Sau khi HS làm xong bài tập SGK;
GV chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu các
nhóm hoạt động:
Đo và tính toán kiểm tra xem phòng học
đang học có đạt mức chuẩn về ánh sáng
không?
1). Mỗi nhóm cử 2 bạn đo các kích thước
rồi điền vào bảng.
- Đo kích thước các cửa sổ.
- Đo kích thước cửa ra vào.
- Đo kích thước nền phòng.
Dài
Rộng
Số
lượng
Dài
Rộng
Số
lượng
Diện
tích
(m)
(m)
(cái)
(m2)
Cửa
sổ
Diện
tích
Cửa
ra
vào
(m)
Cửa
sổ
Cửa
ra
vào
(m)
(cái)
(m2)
Nền
nhà
+ Tính tổng diện tích cửa sổ và cửa ra
vào S.
+ Tính diện tích nền nhà S’.
+ Tính tỉ số phần trăm diện tích các
cửa (S) so với diện tích nền nhà (S’)?
Nền
nhà
(làm tròn kết quả tới hàng đơn
vị)
2). Căn cứ vào số liệu trên bảng, các nhóm
trình bày vào bảng nhóm.
* GV: Tích hợp giáo dục xây dựng phòng học, góc học tập đạt chuẩn ánh
sáng; giáo dục cho học sinh về tật khúc xạ, ý thức tiết kiệm điện năng khi học
tập.
( tích hợp môn Vật lí 9)
- GV cho học sinh quan sát các hình ảnh về cận thị ở học sinh.
Hình ảnh học sinh bị cận thị .
? Các hình ảnh trên nói lên điều gì?
? Có liên quan tới ánh sáng,
phòng học, thói quen khi ngồi học
của các em không?
? có ảnh hưởng như thế nào tới mắt của các em?
GV: Giới thiệu các thông tin về tật khúc xạ ở học sinh
Hiện nay ước tính có khoảng 333 triệu người trên Thế giới bị mù hoặc khuyết tật
về thị giác. Gần một nửa trong số này, tức là khoảng 154 triệu người đang bị tật
khúc xạ nhưng chưa được điều trị, trong đó có hơn 13 triệu là trẻ em. Tật khúc xạ
nếu không được khám phát hiện và can thiệp kịp thời, thị lực kém sẽ làm giảm khả
năng học tập, ảnh hưởng tới mặt thể chất, tinh thần của học sinh, ngoài ra có thể
gây nhược thị.
Việt Nam là một trong những nước có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, đặc biệt là ở lứa
tuổi học sinh, nhất là học sinh ở các thành thị. Theo PGS.TS. Đỗ Như Hơn, Giám
đốc Bệnh Viện Mắt Trung ương, tỷ lệ tật khúc xạ học đường ở nước ta hiện nay
chiếm khoảng từ 40-50 % ở học sinh thành phố và từ 10-15% ở học sinh Nông
thôn.
Qua một số nghiên cứu ở một số tỉnh, thành phố trong những năm qua, tật khúc xạ
mắt ở học sinh được ghi lại trong bảng sau:
Tác giả
Năm
NC
Địa điểm
NC
Mẫu
TL %
TKX
Hoàng Văn Tiến
2006
Hà Nội
825
40,6
Lê Thị Thanh Xuyên
2007
TP HCM
2747
46,11
Vũ Quang Dũng
2008
Thái
Nguyên
1873
16,8
Nguyễn Thị Hạnh
2010
Hà Nội
245
71,6
Nguyễn Thanh Triết
2012
Bình Định
2086
29,53
Hoàng Ngọc Chương
2012
Đà Nẵng
2173
31,9
Hoàng Hữu Khôi
2013
Đà Nẵng
1539
39,8
* Nguyên nhân dẫn đến tật khúc xạ: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tật viễn thị
hay cận thị như yếu tố di truyền (khoảng 20%); còn lại là do các thói quen xấu,
nhưng thông thường hay gặp nhất là do thói quen đọc sách, ngồi viết quá gần hoặc
ngồi coi ti vi trước màn hình vi tính ở khoảng cách không đúng, tư thế ngồi không
hợp lí, ánh sáng phòng học không đạt chuẩn,...
GV: Làm thế nào để có thể phòng tránh tật khúc xạ ở học sinh?
* Biện pháp phòng tránh tật khúc xạ: Vệ sinh mắt hàng ngày là việc rất cần
thiết, giúp làm giảm những căng thẳng về điều tiết mắt và phòng tránh được TKX
học đường. Dưới đây là một số điều mỗi người cần biết để bảo vệ đôi mắt:
1. Không nên “làm việc” bằng Mắt quá 45 phút, học sinh cần được ra sân chơi và
tập thể dục giữa giờ, tránh đọc truyện, chơi game trong giờ giải lao( chơi game trên
điện thoại lại càng dễ mắc TKX). Cứ làm việc khoảng 20 phút, nên để mắt nhìn xa
từ 1 đến 2 phút để mắt tự điều tiết.
2. Phòng học hoặc nơi làm việc nên được chiếu sáng đầy đủ bằng ánh sáng tự
nhiên, khoảng cách đọc và viết với học sinh khoảng từ 25 đến 40 cm ( Tùy lứa
tuổi ), giữ đúng tư thế ngồi học, bàn học đúng quy cách, nếu đọc sách nên ngồi đọc,
nếu làm việc trên máy vi tính nên để màn hình cách mắt ít nhất 50 cm. Sử dụng các
loại bóng đèn tiết kiệm điện và có hiệu suất phát sáng cao; nên sử dụng bóng đèn
huỳnh quang T8 – 36W, sáng hơn so với đèn thông thường và có màu sắc thật hơn,
gần với ánh sáng tự nhiên;
3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên để cho trẻ ngủ từ 8 đến 10giờ mỗi ngày, cường
độ học tập hợp lý vệ sinh mắt hàng ngày.
4. Khám mắt định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa mắt để được phát hiện sớm tật
khúc xạ , được tư vấn và chỉnh kính hợp lý, phát hiện sớm các tật khúc xạ và điều
trị các bệnh mắt khác ( nếu có ).
5.Đeo kính đúng số, đúng bệnh hoặc phẫu thuật ( Nếu cần thiết ) để phòng tránh
nhược thị và hậu quả sau này
Hoạt động 3: “ Đo diện tích một thửa ruộng trong thực tế ”
Bài toán: Tính diện tích thửa ruộng có dạng tứ giác ABCD ( như hình vẽ )
Biết: BC = 30m; BH = 10m
AH = 15m; HI = 15m; AK = 4m.
? Để tính diện tích tứ giác ABCD ta làm
như thế nào?
Áp dụng tính chất của diện tích đa
giác, ta chia tứ giác ABCD thành 4
GV: Cho học sinh hoạt động nhóm; mỗi
nhóm trình bày vào phiếu học tập của
nhóm mình.
hình là: Hình chữ nhật HKDF và 3
tam giác vuông là: HAB, KAD,
FCD.
Dễ thấy:
IC = BC - ( BH + HI)
= 30 - ( 10+ 15) = 5 (m)
HK = AH – AK
= 15 – 4 = 11 (m)
ID = HK = 11 (m)
Khi đó:
GV: Thu và nhận xét kết quả của mỗi
nhóm.
Ta có:
SHKDI = HI* HK = 15* 11= 165 (m2)
SHAB = AH*BH=
SKAD =
GV: Đưa đáp án cho học sinh quan sát
.15* 10= 75 (m2)
AK* KD= .4* 15= 30 (m2)
SICD = ID* IC= .11* 5= 27,5 (m2)
Do đó:
SABCD= 165+ 75+ 30+ 27,5= 297,5
(m2)
* GV: Tích hợp bài toán thực tế; nội dung các môn học: sinh học, công nghệ,
bảo vệ môi trường, tài nguyên đất, …
Bài toán: Trên thửa ruộng trên, người nông dân trồng đậu tương DT 96, với năng
suất 93, 1kg/ sào bắc bộ.
a/. Tính lượng đậu tương thu hoạch được trong vụ?
b/. Em hãy cho biết tác dụng của việc trồng đậu tương?
GV: Giới thiệu đơn vị đo diện tích:
Ở Trung bộ: 1 sào = 500 m2;
Ở Bắc bộ: 1 sào = 360 m2;
GV: 360 m2 thì thu hoạch được 93,1kg
? 297,5m2 thì thu hoạch được bao nhiêu
kg?
GV: giới thiệu về giống đậu tương DT96
HS: Ta có: 297,5m2 0,83 sào Bắc
bộ.
Với giống đậu tương DT96 cho năng
suất là 93,1kg/ sào. Nên thửa ruộng
thu hoạch được số kg đậu tương là:
0,83* 93,1 = 77,273 (kg)
Hình ảnh cây đậu tương
Giống đậu tương DT96 do nhóm tác giả
Viện Di truyền Nông nghiệp chọn tạo bằng
phương pháp lai hữu tính giữa 2 giống
đang phổ biến trong sản xuất là DT90 và
DT84. DT-96 đã tham gia khảo nghiệm
Quốc gia trong 3 năm (1 vụ đông và 1 vụ
xuân của năm 1998 và vụ xuân 2002,
2003) tại các điểm khảo nghiệm: Vĩnh
Phúc, Hải Dương, Hà Nội, Phú Thọ, Bắc
Giang, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Quảng
Ngãi; giống đậu tương DT96 cho năng suất
cao tới 93,1kg/ sào bắc bộ. Giống DT96 đã
được Hội đồng Khoa học Bộ Nông nghiệp
& PTNT công nhận khu vực hoá năm
2002, cho phép phát triển rộng ở các tỉnh
phía Bắc
GV: Hãy nêu tác dụng của việc trồng đậu
tương?
GV: + Cho học sinh liên hệ với thực tế ở
địa phương -> trả lời.
HS: Tác dụng của đậu tương:
+ Sản phẩm từ đậu tương được sử
dụng làm thực phẩm trong cuộc sống
hàng ngày: đậu phụ, nước đậu, sữa
đậu nành,..
+ Nâng cao giá trị thu nhập cho nông
dân trên diện tích đất canh tác.
+ Có giá trị cải tạo đất, tăng năng suất
các cây trồng khác. Từ đó giảm chi
phí đầu tư cho sản suất, góp phần
giảm ô nhiễm môi trường.
- Trồng cây đậu tương làm tơi xốp
đất, tăng độ đạm cho đất nhờ các nốt
sần ở dễ cây.
- Trồng cây đậu tương có tác dụng cải
GV: Vì sao nói trồng cây Đậu tương là góp tạo đất, điều này có được là do hoạt
phần cải tạo đất?
động cố định đạm (N2) của loài vi
( tích hợp môn Công nghệ 7)
khuẩn cộng sinh trên dễ cây họ đậu
( các nốt sần). Do đó người nông dân
GV: Vì sao nói trồng cây Đậu tương là góp không cần bón nhiều phân ở vụ sau.
phần làm giảm ô nhiễm môi trường?
Từ đó làm giảm ô nhiễm môi trường.
( tích hợp môn Công dân 7):
+ GV Giới thiệu các thông tin:
Đậu tương hay đỗ tương, đậu nành (tên
khoa học Glycine max) là loại cây họ Đậu
(Fabaceae) giàu hàm lượng chất đạm
protein.
Trong hạt đậu nành có các thành phần hoá
học sau Protein (40%), lipid (1225%), glucid (10-15%); có các muối
khoáng Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S; các
vitamin A, B1, B2, D, E, F; các enzyme,
sáp, nhựa, cellulose.
Trong đậu nành có đủ các acid amin cơ
bản isoleucin, leucin, lysin, metionin,
phenylalanin, tryptophan, valin. Ngoài ra,
đậu tương được coi là một nguồn cung cấp
protein hoàn chỉnh vì chứa một lượng đáng
kể các amino acid không thay thế cần thiết
cho cơ thể ()
- Cây đậu tương là cây thực phẩm có hiệu
quả kinh tế lại dễ trồng. Sản phẩm làm từ
đậu tương đa dạng: đậu phụ, sữa đậu nành,
nước tương,…
- Trồng đậu tương trong vụ đông trên đất
hai lúa là chủ trương của Nhà nước nhằm
nâng cao giá trị thu nhập cho nông dân trên
từng đơn vị diện tích đất canh tác.
- Trồng cây đậu tương vụ đông còn có tác
dụng cải tạo đất, tăng năng suất cho cây lúa
Hình ảnh các nốt sần ở gốc cây
đậu tương góp phần làm cải tạo đất,
tăng năng suất cho cây lúa ở vụ sau
và góp phần làm giảm chi phí đầu tư
cho sản suất,làm giảm ô nhiễm môi
trường.
ở vụ sau; điều này có được là do hoạt động
cố định đạm (N2) của loài vi khuẩn cộng
sinh trên dễ cây họ đậu ( các nốt sần) –
(SGK Sinh học 6: Bài 50- Vi khuẩn). Từ
đó góp phần làm giảm chi phí đầu tư cho
sản suất, góp phần làm giảm ô nhiễm môi
trường.
4/. Củng cố kiến thức:
Phát biểu công thức tính diện tích hình chữ nhật, công thức tính diện tích
tam giác vuông?
Qua bài học hôm nay, các em được biết những gì?
5/. Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc công thức tính diện tích hình chữ nhật, công thức tính diện
tích tam giác vuông.
Học thuộc các tính chất của diện tích đa giác.
BTVN: Bài 11; 13; 14 (SGK/ 119)
Bài tập 16; 17; 20; 22 (SBT/ 127; 128)
6. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
Mô tả cách thức, tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Cho các em làm bài tập liên quan đến thực tế có áp dụng các công
thức tính diện tích đã học trong bài.
- Đặt ra những câu hỏi kích thích tư duy cho học sinh:
Những câu hỏi kích thích tư duy gần gũi, gắn liền với thực tế cuộc
sống hàng ngày của các em giúp các em dễ định hướng, vận dụng các kiến
thức có liên quan để giải quyết.
Ví dụ:
+ Các em có biết Nước ta có một lá cờ tổ quốc rộng 54m2 được treo ở
địa danh nào và có ý nghĩa gì?
+ Vì sao nói trồng cây Đậu tương là góp phần làm giảm ô nhiễm môi
trường?
+ Cho các em quan sát các hình ảnh.
Nêu ảnh hưởng của chúng tới việc học tập của các em?
- Đặt ra tình huống có vấn đề để sử lí tình huống.
Ví dụ: Nếu ngồi học trong phòng không đảm bảo về ánh sáng thì sẽ
như thế nào?
7. Các sản phẩm của học sinh:
- Học sinh biết tính diện tích của hình chữ nhật, của tam giác vuông.
( Có phiếu học tập kèm theo.)
Trường THCS Định Hưng
PHIẾU HỌC TẬP
Tiết 28- Môn Hình Học 8.
LUYỆN TẬP
( Xác định diện tích của hình chữ nhật, của tam giác vuông )
Hoạt động 3: “ Đo diện tích một thửa ruộng trong thực tế ”
Bài toán: Tính diện tích thửa ruộng có dạng tứ giác ABCD ( như hình vẽ )
Biết: BC = 30m; BH = 10m
AH = 15m; HI = 15m; AK = 4m
…………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………
- Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để đo và kiểm tra phòng
học có đạt mức độ chuẩn về ánh sáng. ( Có phiếu học tập kèm theo.)
Trường THCS Định Hưng
PHIẾU HỌC TẬP
Tiết 28- Môn Hình Học 8.
LUYỆN TẬP
( Xác định diện tích của hình chữ nhật, của tam giác vuông )
Đo và tính toán kiểm tra xem phòng học đang học có đạt mức chuẩn về ánh
sáng không?
1). Mỗi nhóm cử 2 bạn đo các kích thước rồi điền vào bảng.
- Đo kích thước các cửa sổ.
- Đo kích thước cửa ra vào.
- Đo kích thước nền phòng.
Cửa sổ
Cửa ra vào
Dài
Rộng
Số lượng
Diện tích
(m)
(m)
(cái)
(m2)
Nền nhà
2). Căn cứ vào số liệu trên bảng, các nhóm kết luận về phòng học đạt chuẩn
hay không?
….
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………
…………………………………
Định Hưng,tháng 12 năm 2016
BAN GIÁM HIÊU NHÀ TRƯƠNG
hiên
Nhóm thưc
Bùi Thị Nga
Lưu Viêt Thu