Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

Luận văn Lịch sử: Quá trình biến đổi xã hội trong hai mươi năm đầu đổi mới ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương (19862006)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 179 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THANH LONG

QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI XÃ HỘI
TRONG HAI MƯƠI NĂM ĐẦU ĐỔI MỚI Ở THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH, ĐỒNG NAI VÀ BÌNH DƯƠNG
(1986-2006)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THANH LONG

QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI XÃ HỘI
TRONG HAI MƯƠI NĂM ĐẦU ĐỔI MỚI Ở THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH, ĐỒNG NAI VÀ BÌNH DƯƠNG
(1986-2006)
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM CẬN ĐẠI VÀ HIỆN ĐẠI
Mã số: 62.22.54.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. HÀ MINH HỒNG
Phản biện
1. PGS.TS. TRẦN ĐỨC CƯỜNG


2. PGS.TS. PHAN XUÂN BIÊN
3. PGS.TS. NGÔ MINH OANH
Phản biện độc lập
1. PGS.TS. NGUYỄN CẢNH HUỆ
2. PGS.TS. TRẦN ĐỨC CƯỜNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu phân
tích, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

NGUYỄN THANH LONG


NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT
- BĐXH:

Biến đổi xã hội

- CPI:

Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index)

- ĐCSVN:


Đảng Cộng sản Việt Nam

- FDI:

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

- GDP:

Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product)

- KCN:

Khu công nghiệp

- KCX:

Khu chế xuất

- NDT:

Nhân dân tệ

- PTXH:

Phân tầng xã hội

- UBND:

Ủy ban nhân dân


- VKTTĐPN: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
I. CÁC BẢNG

TRANG

Bảng 2.1: Giá trị sản xuất phân theo thành phần kinh tế quốc doanh
và ngoài quốc doanh

62

Bảng 2.2: Số lao động công nghiệp làm việc phân theo thành phần
kinh tế quốc doanh và các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh

63

Bảng 2.3: Dân số phân theo thành thị và nông thôn ở Tp.HCM, Đồng
Nai và Bình Dương

65

Bảng 2.4: Số cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

66


Bảng 2.5: Số cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ

67

Bảng 2.6: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào thành phố Hồ Chí
Minh, Đồng Nai và Bình Dương

68

Bảng 2.7: Cơ cấu GDP Tp.HCM phân theo khu vực kinh tế (%)

70

Bảng 2.8: Cơ cấu lao động Tp.HCM theo khu vực kinh tế

72

Bảng 2.9: Cơ cấu GDP phân theo khu vực ngành kinh tế (%)

72

Bảng 2.10: Cơ cấu lao động ở Đồng Nai phân theo khu vực ngành kinh tế

74

Bảng 2.11: Cơ cấu GDP Bình Dương phân theo khu vực kinh tế

75

Bảng 2.12: Lao động làm việc trong các ngành tại thời điểm 1-7


77

Bảng 2.13: Quy mô dân số và tỷ lệ sinh, tử ở thành phố Hồ Chí Minh

79

Bảng 2.14: Quy mô dân số và tỷ lệ sinh, tử ở Đồng Nai

79

Bảng 2.15: Quy mô dân số và tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử ở Bình Dương

80

Bảng 2.16: Biến động cơ cấu dân số theo nhóm tuổi thời điểm 1989 và 1999

81

Bảng 2.17: Cơ cấu dân số Tp.HCM phân theo giới tính, thành thị - nông thôn

82

Bảng 2.18: Cơ cấu dân số Đồng Nai phân theo giới tính, thành thị - nông
thôn

83

Bảng 2.19: Cơ cấu dân số Bình Dương theo giới tính, thành thị - nông thôn


84

Bảng 2.20: Số lượng học sinh, sinh viên và giáo viên, giảng viên ở
thành phố Hồ Chí Minh phân theo bậc học

98


Bảng 2.21: Số lượng học sinh, sinh viên và giáo viên, giảng viên ở
Đồng Nai phân theo bậc học

99

Bảng 2.22: Số học sinh, sinh viên và giáo viên phân theo bậc học

101

Bảng 3.1: Tình trạng việc làm

129

Bảng 3.2: Số người không tạo ra thu nhập trong độ tuổi 15-60

130

Bảng 3.3: Thu nhập bình quân đầu người một tháng ở Tp.HCM

131

Bảng 3.4: Thu nhập bình quân đầu người một tháng ở Đồng Nai

phân theo thành thị, nông thôn, nguồn thu và phân theo nhóm thu
nhập

132

Bảng 3.5: Thu nhập bình quân đầu người một tháng ở Bình Dương
phân theo thành thị, nông thôn, nguồn thu và nhóm thu nhập

133

II. CÁC LƯỢC ĐỒ
Lược đồ 1: Phân tích quá trình biến đổi xã hội thời kỳ đổi mới ở
Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương (1986-2006)

12

Lược đồ 2: Diễn giải bốn nhân tố biến đổi xã hội ở cấp độ thứ nhất

20


MỤC LỤC

DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ............................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................... 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 9
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu ........................................................... 11
5. Những đóng góp khoa học của luận án ................................................................. 14
6. Bố cục của luận án ................................................................................................ 15

Chương 1: Tổng quan về biến đổi xã hội và những cơ sở của quá trình biến đổi
xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương hai mươi năm đầu
đổi mới (1986 – 2006)
1.1. Khái niệm và thao tác hóa các nhân tố biến đổi xã hội ................................ 16
1.1.1. Định nghĩa khái niệm xã hội và biến đổi xã hội ......................................... 16
1.1.2. Thao tác hóa các nhân tố biến đổi xã hội.................................................... 19
1.1.3. Một số hướng tiếp cận quá trình biến đổi xã hội ........................................ 23
1.2. Bối cảnh kinh tế - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai,
Bình Dương trước thời kỳ đổi mới (1975-1985) ................................................... 25
1.2.1. Vài nét về không gian nghiên cứu .............................................................. 25
1.2.2. Chuyển biến kinh tế mười năm sau giải phóng .......................................... 30
1.2.3. Chuyển biến xã hội mười năm sau giải phóng ........................................... 36
1.3. Hai mươi năm đầu đổi mới ở Việt Nam và những tiền đề biến đổi
xã hội ở các địa phương ...................................................................................... 38
1.3.1. Đường lối đổi mới tạo động lực cho quá trình biến đổi xã hội .................. 38
1.3.2. Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương vận dụng
chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, chính sách
và pháp luật của Nhà nước.................................................................................... 51
1.3.2.1. Thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................... 51
1.3.2.2. Tỉnh Đồng Nai ..................................................................................... 53


1.3.2.3. Tỉnh Bình Dương (Sông Bé cũ) .......................................................... 56
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 60
Chương 2: Biến đổi xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương
trong hai mươi năm đầu đổi mới (1986-2006)
2.1. Biến đổi về kinh tế ............................................................................................ 62
2.1.1. Biến đổi thành phần kinh tế ........................................................................ 62
2.1.2. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương (1986-2006) ........................... 69

2.1.2.1. Thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................... 69
2.1.2.2. Tỉnh Đồng Nai ..................................................................................... 72
2.1.2.3. Tỉnh Bình Dương................................................................................. 75
2.2. Biến đổi về dân số ............................................................................................. 78
2.2.1. Biến động quy mô dân số ........................................................................... 78
2.2.2. Biến động cơ cấu dân số theo nhóm tuổi .................................................... 80
2.2.3. Biến động cơ cấu dân số theo giới tính và thành thị - nông thôn ............... 82
2.3. Biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp .............................................................. 84
2.3.1. Hợp thức hóa các thành phần kinh tế tạo tiền đề
biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp .................................................................... 84
2.3.2. Cơ cấu xã hội - nghề nghiệp mới ................................................................ 89
2.4. Biến đổi về văn hóa .......................................................................................... 97
2.4.1. Phát triển của hệ thống giáo dục - đào tạo .................................................. 97
2.4.2. Văn hóa - lối sống theo nhóm nghề nghiệp .............................................. 101
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................. 113
Chương 3: Nhận xét về quá trình biến đổi xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh,
Đồng Nai và Bình Dương hai mươi năm đầu đổi mới (1986-2006)
3.1. Những tương đồng ......................................................................................... 116
3.1.1. Chuyển đổi mô hình phù hợp và đạt tăng trưởng kinh tế cao .................. 116
3.1.2. Diễn ra quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhanh ....................... 119
3.1.3. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh trên diện rộng .................................... 122


3.1.4. Khả năng hội nhập kinh tế quốc tế ngày một tăng cao ............................. 125
3.1.5. Hình thành thị trường lao động và nâng cao chất lượng lao động ........... 128
3.1.6. Còn nhiều bất bình đẳng trong cơ hội việc làm và thu nhập .................... 129
3.1.7. Cơ cấu dân số biến đổi nhanh ................................................................... 134
3.1.8. Văn hóa - lối sống theo phân nhóm xã hội - nghề nghiệp
chuyển biến theo hướng tích cực ........................................................................ 134
3.2. Những điểm khác biệt .................................................................................... 136

3.2.1. Khác biệt trong vận dụng chủ trương, đường lối đổi mới
vào thực tiễn mỗi địa phương ............................................................................. 136
3.2.2. Khác biệt từ lợi thế so sánh....................................................................... 138
3.3. Kinh nghiệm thực tiễn hai mươi năm đầu đổi mới .................................... 139
3.3.1. Có chủ trương, đường lối và chính sách phù hợp thực tế phát triển ........ 139
3.3.2. Khơi dậy và khai thác tốt tiềm năng thế mạnh địa phương
vào phát triển kinh tế - xã hội ............................................................................. 140
3.3.3. Luôn chú trọng phát triển kinh tế đồng bộ với văn hóa - xã hội ............. 141
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 142
Kết luận .................................................................................................................. 144
Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 151
Phụ lục .................................................................................................................... 170


1

DẪN LUẬN
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, với những kinh nghiệm sẵn có trong
việc cải tạo quan hệ sản xuất XHCN ở miền Bắc, công cuộc “cải tạo xã hội chủ
nghĩa trong công thương nghiệp và hợp tác hóa trong nông nghiệp” được đẩy mạnh
ở miền Nam. Đến năm 1979, tức là bốn năm sau ngày giải phóng, công cuộc cải
tạo xã hội chủ nghĩa trong công thương nghiệp và hợp tác hóa trong nông nghiệp
cơ bản đã hoàn thành, Nhà nước nắm giữ hầu như toàn bộ nguồn lực kinh tế - xã
hội và áp đặt cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp cho nền kinh tế
quốc dân. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung vận hành nền kinh tế quốc dân với những
đặc điểm sau: một là, Nhà nước quản lý sản xuất trực tiếp bằng các chỉ tiêu pháp
lệnh. Hai là, quan hệ giữa Nhà nước và các đơn vị kinh tế là quan hệ cấp phát và
giao nộp. Ba là, phạm trù giá trị chỉ tồn tại một cách hình thức và chủ yếu dùng

để tính toán. Trên cơ sở của quan hệ cấp phát và giao nộp, các quan hệ kinh tế
được hiện vật hóa.
Trong những năm đầu sau chiến tranh, phải tái thiết đất nước từ một nền
kinh tế kiệt quệ và có sự khác biệt tương đối lớn giữa hai miền Nam - Bắc, cơ chế
kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã cho phép Nhà nước hoàn toàn chủ động trong
việc điều phối các nguồn lực và nhờ đó xã hội nhanh chóng đi vào ổn định, hoạt
động sản xuất kinh doanh được tái khởi động và đã đạt được sự tăng trưởng trong
những năm đầu. Nhưng ngay sau đó, sự nóng vội và duy ý chí, bất chấp các quy
luật kinh tế khách quan, xem nhẹ lợi ích cá nhân và thực hiện chế độ phân phối
theo lối bình quân chủ nghĩa trong toàn hệ thống, đã đẩy nền kinh tế vào tình trạng
trì trệ, thiếu sinh khí và mất động cơ phấn đấu cá nhân.
Cơ chế kế hoạch hóa tập trung dựa trên chế độ công hữu với hai hình thức
sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể đi cùng là chế độ phân phối được xác định trên


2

cơ sở đóng góp sức lao động (phân phối theo lao động) vào quá trình sản xuất và
việc đánh giá mức độ đóng góp được tiến hành thông qua hệ thống kế hoạch. Đối
với khu vực quốc doanh và hành chính sự nghiệp, tiền lương là hình thức phân
phối chủ yếu; đối với nông dân trong các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, việc
phân phối dựa trên “công - điểm” (tính theo bình quân công lao động); đối với thị
dân, tất cả được hưởng chế độ tem phiếu theo định lượng dựa trên các quy định
về những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu với giá bao cấp như những người trong
biên chế Nhà nước.
Đến giữa thập niên 80, tình trạng thiếu hụt trong tiêu dùng trở nên nghiêm
trọng, lạm phát liên tục tăng, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp giảm sút
mạnh, lưu thông hàng hóa rối ren, mức sống người dân tụt giảm, toàn xã hội lâm
vào khủng hoảng. Thực trạng này đã chứng minh tính kém hiệu quả và không phù
hợp của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp, yêu cầu đổi mới đã trở

nên tất yếu và cấp thiết.
Trước tình hình đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12-1986) đã buộc
phải nhìn nhận những yếu kém và bất cập, từ đó đề ra đường lối đổi mới trên nhiều
lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, bắt đầu bằng việc xây dựng nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần (1986) thay cho nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, đến nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý
của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (1991) và nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa (2001).
Thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới, vai trò của Nhà nước trong hoạt
động kinh tế đã được xác định lại, Nhà nước không còn quyết định toàn bộ các
quá trình kinh tế thông qua cơ chế kế hoạch hóa tập trung như trước mà hướng
vào hệ chính sách có tác dụng định hướng và điều tiết vĩ mô, các chỉ tiêu, kế hoạch
không còn mang tính pháp lệnh mà chỉ mang tính định hướng.
Sự thừa nhận và hợp thức hóa tính đa sở hữu và đa thành phần trong cơ chế
và chính sách quản lý kinh tế đã khơi thông các nguồn lực, tạo tiền đề cho phát


3

triển kinh tế. Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh từng bước tăng trưởng
mạnh về số lượng đơn vị sản xuất kinh doanh và chiếm tỷ trọng giá trị sản xuất
ngày càng lớn trong cơ cấu GDP phân theo khu vực quốc doanh và ngoài quốc
doanh. Đồng thời với quá trình này là quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ
khu vực kinh tế quốc doanh sang khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Các thành
phần kinh tế mới trong hai mươi năm đầu đổi mới phát triển mạnh cũng đồng
nghĩa với sự lớn mạnh của các thành phần xã hội mới, và điều này đã góp phần
phá vỡ cơ cấu xã hội công - nông - trí, hình thành một cơ cấu xã hội mới đa dạng
về giai - tầng và khác biệt lớn về địa vị kinh tế, địa vị chính trị và địa vị xã hội.
Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương không những tiến cùng
mà còn tiến nhanh so với nhiều tỉnh thành khác trên cả nước trong quá trình thực

hiện đổi mới và đạt được nhiều biến đổi xã hội tích cực. Trên cái nền của “khoán
hộ” trong nông nghiệp và “kế hoạch ba phần” trong công thương nghiệp, cả ba
tỉnh thành đã chủ động vận dụng đường lối và chính sách đổi mới phù hợp với
tình hình kinh tế - xã hội thực tiễn của địa phương theo hướng phát huy tối đa tiềm
năng và lợi thế so sánh. Ngay từ những năm đầu đổi mới, Tp.HCM đã khuyến
khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển, xây dựng kinh tế tư bản
tư nhân và tư bản Nhà nước (vốn là những thành phần kinh tế bị cải tạo XHCN
trong những năm 1975-1985) với quy mô và tốc độ phát triển nhanh, từng bước
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương nghiệp - công nghiệp - nông nghiệp;
Đồng Nai phát triển mạnh mẽ nền kinh tế theo cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp
hợp lý, phát huy các mũi nhọn công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất vật liệu
xây dựng và nông sản xuất khẩu, đích đến của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế là công nghiệp - thương nghiệp - nông nghiệp; trong khi đó Bình Dương đề ra
mục tiêu thể hiện tính thực tế của một tỉnh nghèo, kinh tế thuần nông: chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng nông nghiệp - công nghiệp chế biến, tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ, từng bước giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp thuần nông, đưa


4

sang làm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, từng bước xây dựng cơ
cấu kinh tế công nghiệp - thương nghiệp - nông nghiệp.
Từ giữa thập niên 90, cả nước bước vào giai đoạn thực hiện công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đã tạo nên những biến đổi to lớn không những trên phương diện
kinh tế mà còn tác động và làm biến đổi nhiều phương diện xã hội khác. Trước
hết là sự tăng trưởng về quy mô và giá trị sản xuất của khu vực kinh tế công nghiệp
- xây dựng; kế đến là thu hút lực lượng lao động từ các ngành kinh tế truyền thống
sang các ngành kinh tế hiện đại và từ khu vực nông thôn lên khu vực thành thị;
thứ đến là hội nhập kinh tế quốc tế với việc thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật - công
nghệ và hội nhập sâu vào thị trường thế giới bởi hoạt động xuất khẩu hàng hóa;

sau cùng là tác động và thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa
nông nghiệp - nông thôn.
Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương trong giai đoạn này đã
đẩy mạnh việc thành lập các KCX, KCN, thực hiện nhiều chính sách mở với nhiều
ưu đãi nên đã thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước tạo ra những chuyển
biến to lớn trong hoạt động sản xuất kinh tế công nghiệp và hiện đại hóa kỹ thuật,
công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất. Sự phát triển của khu vực kinh tế công
nghiệp - xây dựng đã tạo nhiều việc làm mới với môi trường làm việc tốt, thu nhập
cao, nhiều phúc lợi xã hội và cơ hội thăng tiến so với việc làm trong hầu hết các
ngành kinh tế truyền thống nên đã thu hút một lượng lớn lao động xã hội, không
chỉ trên địa bàn mà còn khắp các tỉnh thành trên cả nước.
Khác với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp, hầu hết
người lao động luôn thụ động chờ sự “phân công công tác” của Nhà nước và được
tính công theo lối bình quân, cào bằng. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
đã mở ra cơ hội bình đẳng cho lao động tham gia vào quá trình sản xuất, kinh
doanh. “Sức lao động” được xem là hàng hóa, người lao động và người sử dụng
lao động được tự do thỏa thuận mua - bán, từ đó thị trường lao động được hình
thành và phát triển. Một đặc điểm nổi trội và xuyên suốt hai mươi năm đầu đổi


5

mới của thị trường lao động là quá trình dịch chuyển lao động làm công ăn lương
từ khu vực quốc doanh sang khu vực ngoài quốc doanh và từ khu vực kinh tế
truyền thống sang khu vực kinh tế hiện đại. Quá trình thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương đã làm xuất hiện nhiều ngành
nghề mới, việc làm mới đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn phù
hợp; về phía người lao động, để tăng năng lực cạnh tranh trong thị trường lao
động, tăng cơ may giành lấy những việc làm tốt đã khuyến khích người lao động
tham gia vào quá trình học tập và nhờ đó chất lượng lao động cũng ngày một được

nâng cao.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, các hiện tượng bất bình đẳng trong cơ
hội việc làm và thu nhập đã diễn ra. Một bộ phận lao động lớn tuổi trong khu vực
kinh tế truyền thống ít có cơ may được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ sở sản
xuất kinh doanh thuộc khu vực kinh tế hiện đại, nguyên nhân là do họ không còn
khả năng học tập để chuyển đổi nghề nghiệp và vì độ tuổi và sức khỏe, họ không
còn là đối tượng lao động được quan tâm bởi các nhà tuyển dụng. Ngoài ra, một
bộ phận lao động di chuyển từ khu vực kinh tế truyền thống ở nông thôn đến khu
vực kinh tế hiện đại ở thành thị luôn có khuynh hướng chọn những công việc giản
đơn với thu nhập thấp, đẩy lao động địa phương thăng tiến lên những công việc
tốt hơn cũng là một nguyên nhân tạo ra sự bất bình đẳng; vấn đề phân hóa thu
nhập theo đó cũng diễn ra ngày một sâu sắc hơn, những công việc ổn định và đem
lại thu nhập cao thường là những công việc trong các khu vực kinh tế hiện đại và
có địa bàn sản xuất kinh doanh tập trung tại các vùng thành thị, do đó đã dẫn đến
sự bất bình đẳng trong thu nhập giữa thành thị và nông thôn, và giữa các khu vực
kinh tế với nhau.
Nhìn chung, hai mươi năm đầu đổi mới (1986-2006) đã làm biến đổi xã hội
mạnh mẽ và toàn diện, từ chính trị, kinh tế đến các vấn đề cơ cấu dân số, văn hóa
và hệ thống PTXH. Đem đến cho Việt Nam nói chung, TP.HCM, Đồng Nai và
Bình Dương nói riêng một diện mạo hoàn toàn khác so với trước đổi mới. Tuy có


6

những khía cạnh diễn biến chưa hợp lý và theo chiều hướng tiêu cực nhưng trên
tổng thể là sự biến đổi theo chiều hướng tích cực, trong đó, tăng trưởng kinh tế và
nâng cao mức sống của người dân là nét chủ đạo.
Do vậy, việc tổng kết, đánh giá quá trình biến đổi xã hội trong hai mươi
năm đầu đổi mới chẳng những cần thiết cho nhận thức khoa học mà còn nhằm góp
một tiếng nói, một lời bình, một vài đề xuất kiến nghị đối với chủ trương, đường

lối và thực tiễn đổi mới.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Việc chọn và nghiên cứu đề tài “Quá trình biến đổi xã hội trong hai mươi
năm đầu đổi mới ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương (19862006)” là nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:
- Tìm hiểu những tác động của đường lối và chính sách đổi mới đến các vấn
đề xã hội ở Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương trong suốt hai mươi năm đầu thực
hiện đổi mới.
- Phân tích quá trình biến đổi và phát triển của nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung quan liêu, bao cấp thành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương dưới định hướng chiến lược của mỗi tỉnh
thành. Xem xét các vấn đề kinh tế như là động lực trực tiếp tác động làm biến đổi
các phương diện xã hội khác.
- Những đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa dưới những
tác động của các nhân tố dân số, kinh tế, văn hóa và cơ cấu xã hội - nghề nghiệp
trong quá trình vận động phát triển dưới những chủ trương và đường lối đổi mới.
- Tính năng động xã hội trong hai mươi năm đầu đổi mới được xem xét ở
cấp độ vĩ mô trên hai phương diện năng động theo chiều ngang và chiều thẳng
đứng. Đây chính là yếu tố động, là sự chuyển biến, là quá trình phân giải cơ cấu
xã hội - nghề nghiệp tương đối ổn định trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
quan liêu, bao cấp để đi đến hình thành những nhóm xã hội - nghề nghiệp mới
trong cơ cấu xã hội - nghề nghiệp đa dạng hơn.


7

- Rút ra những nhận xét về quá trình biến đổi xã hội chính yếu ở Tp.HCM,
Đồng Nai và Bình Dương, những xu hướng phát triển cơ bản đảm bảo quá trình
phát triển kinh tế - xã hội tiếp tục diễn biến theo hướng hợp lý, tích cực và đạt
được sự phát triển bền vững.
Ngoài ra, việc chọn và nghiên cứu quá trình biến đổi xã hội trong hai mươi

năm đầu đổi mới còn xuất phát từ mục tiêu tích lũy kiến thức nền tảng cần thiết
cho việc theo đuổi hướng nghiên cứu lịch sử xã hội lâu dài của nghiên cứu sinh.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Cho đến nay, không có bất kỳ công trình nào có đối tượng nghiên cứu,
không gian và thời gian nghiên cứu trùng với luận án. Tuy vậy, trong những năm
gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về những lĩnh vực có liên quan như:
chuyển biến kinh tế - xã hội, biến đổi cơ cấu dân số, biến đổi văn hóa, phân tầng
mức sống, phân hóa giàu - nghèo trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam nói chung và
Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Dương nói riêng. Những công trình này đã giúp ích rất
nhiều cho quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án của nghiên cứu sinh. Từ
những công trình này nghiên cứu sinh đã kế thừa nhiều vấn đề khoa học quan
trọng như: hệ thống lý thuyết làm cơ sở lý luận, phương pháp tiếp cận và kỹ thuật
thao tác hóa đối tượng nghiên cứu và các số liệu hữu ích từ kết quả nghiên cứu.
- Nhóm các công trình có nhiều ảnh hưởng về cơ sở lý luận, phương pháp
tiếp cận và kỹ thuật thao tác hóa đối tượng nghiên cứu, tiêu biểu như: Khảo sát xã
hội học về phân tầng xã hội (1995) Tương Lai, Cơ cấu xã hội trong quá trình phát
triển của lịch sử Việt Nam (1998) Nguyễn Quang Ngọc chủ biên, Cơ cấu xã hội
và phân tầng xã hội (2005) Nguyễn Đình Tấn, Một số vấn đề về biến đổi cơ cấu
xã hội Việt Nam hiện nay (2010) Tạ Ngọc Tấn chủ biên, Hệ thống phân tầng xã
hội ở Việt Nam hiện nay (2012) Đỗ Thiên Kính.
Các công trình này đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và phương pháp luận phục
vụ nghiên cứu BĐXH và điểm qua những BĐXH chính yếu, như: biến đổi cơ cấu
xã hội, phân tầng xã hội, phân tầng mức sống, bất bình đẳng trong thu nhập, phân


8

hóa giàu nghèo, chuyển biến kinh tế. Ngoài ra, các công trình này còn chỉ ra nhiều
vấn đề xã hội phát sinh trong quá trình đổi mới và cần được giải quyết nhằm đảm
bảo mục tiêu phát triển bền vững.

- Nhóm các công trình có nhiều ảnh hưởng về hướng tiếp cận đối tượng
nghiên cứu và kết quả nghiên cứu thực tiễn, tiêu biểu như: Kinh tế Việt Nam: giai
đoạn kinh tế chuyển đổi (1996) Trần Du Lịch chủ biên, Kinh tế Việt Nam trên
đường phát triển (1997) Vũ Quang Việt, Cơ cấu giai cấp, phân tầng xã hội và
công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (2002)
Nguyễn Thành Xương chủ nhiệm, Lao động nữ di cư tự do: nông thôn - thành thị
(2000) Hà Thị Phương Tiến và Hà Quan Ngọc, Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
ở Việt Nam (2006) Bùi Tất Thắng chủ biên, Nông nghiệp nông thôn Việt Nam sau
hai mươi năm đổi mới, quá khứ và hiện tại (2007) Nguyễn Văn Bích, Mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam trong thời
kỳ Đổi Mới (2008) Đỗ Lâm Hoàng Trang, Tư duy kinh tế Việt Nam chặng đường
gian nan và ngoạn mục 1975-1989 (2008) Đặng Phong, Một số vấn đề về biến đổi
cơ cấu xã hội Việt Nam hiện nay (2010) Tạ Ngọc Tấn chủ biên, Biên niên các sự
kiện kinh tế Việt Nam 1975-2008 (2012) Đặng Phong và Trần Đình Thiên.
Nhìn chung, các công trình kể trên đã tập trung phân tích sâu về mô hình
cơ cấu kinh tế, về cơ chế quản lý và vai trò của Nhà nước đối với quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa; phân tích xu thế, động thái của quá trình phân hóa giàu
- nghèo và nêu đặc trưng của các nhóm dân cư theo mức độ giàu - nghèo; nêu và
phân tích hiện tượng di cư trong bối cảnh đổi mới và phát triển kinh tế xã hội của
đất nước; nhận định về sự biến đổi giai cấp trong điều kiện thực hiện nền kinh tế
thị trường và những quan niệm về công bằng xã hội, đề xuất những phương hướng
thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Nhóm các công trình tiêu biểu, nghiên cứu sâu quá trình hình thành và
phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và từng tỉnh thành thuộc Vùng kinh


9

tế trọng điểm phía Nam có thể kể đến như: Cơ cấu kinh tế trên địa bàn kinh tế

trọng điểm phía Nam (1994) Chu Thừa Ân chủ nhiệm, Nghiên cứu thực trạng
phân hóa giàu nghèo ở Tp.HCM (1996) Nguyễn Thị Cành chủ nhiệm, Hướng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.HCM (2002) Trần Du Lịch chủ biên, Sự phát triển
công nghiệp Bình Dương trong thời kỳ Đổi Mới từ 1986 đến 2003 (2005) Nguyễn
Thị Nga, Những chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương từ 1945 đến
2005 (2007) Nguyễn Văn Hiệp, Văn hóa hẻm phố Sài Gòn - thành phố Hồ Chí
Minh (2007) Tôn Nữ Quỳnh Trân và Nguyễn Trọng Hòa, Sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp tỉnh Bình Dương (1997-2007) (2008) Võ Thị Cẩm Vân, Tăng
trưởng kinh tế và công bằng xã hội: Lý thuyết và thực tiễn ở thành phố Hồ Chí
Minh (2010) Đỗ Phú Trần Tình, Những chuyển biến kinh tế - xã hội ở Vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam (1993-2008) (2012) Huỳnh Đức Thiện, Lối sống và tư duy
của cộng đồng người Việt vùng Đông Nam Bộ trong quá trình đổi mới và hội nhập
quốc tế (2013) Doãn Chính chủ biên, Nghiên cứu sự biến đổi văn hóa của các
cộng đồng nông nghiệp - nông thôn trong quá trình phát triển các khu công nghiệp
(thông qua nghiên cứu trường hợp tỉnh Đồng Nai) (2013) Nguyễn Văn Quyết.
Các công trình này đã khái quát quá trình hình thành và phát triển của Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam và làm rõ nhiều vấn đề kinh tế - xã hội, như: quá
trình chuyển biến cơ cấu kinh tế, quá trình phân hóa giàu - nghèo, quá trình phát
triển các khu công nghiệp, quá trình di dân và biến đổi văn hóa. Kết quả nghiên
cứu của các công trình này đã cung cấp nhiều số liệu hữu ích giúp ích rất nhiều
cho quá trình hoàn thành luận án.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu những biến đổi xã hội trong hai mươi năm đầu đổi mới
ở Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương được cụ thể trong bốn thành tố cấu thành
xã hội có tác động và quy định đối với quá trình BĐXH là: kinh tế, dân số, văn
hóa và cơ cấu nhóm xã hội - nghề nghiệp.


10


- Quá trình biến đổi kinh tế là nhân tố quan trọng, tác động và quy định toàn
bộ quá trình biến đổi xã hội trong hai mươi năm đầu đổi mới ở Tp.HCM, Đồng
Nai và Bình Dương. Các đối tượng nghiên cứu chính của nhân tố này là quá trình
hình thành các thành phần kinh tế mới, quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ
cấu GDP và cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế.
- Quá trình biến đổi nhân tố dân số được tập trung tìm hiểu trên các phương
diện: quy mô và cơ cấu dân số. Trong đó, các diễn biến về tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử, di
dân, cơ cấu dân số thành thị - nông thôn, giới tính và lứa tuổi được làm rõ.
- Quá trình biến đổi cơ cấu nhóm xã hội - nghề nghiệp được tiếp cận từ góc
độ khoa học lịch sử xã hội, tập trung chủ yếu vào diễn tiến của quá trình phân giải
nhóm xã hội - nghề nghiệp trong suốt hai mươi năm đầu đổi mới 1986-2006. Trên
cơ sở phân tích các cứ liệu lịch sử đã được ghi chép qua từng năm, từng giai đoạn,
mô tả quá trình phân giải nhóm xã hội - nghề nghiệp và xem nó là một biến số của
quá trình biến đổi xã hội.
- Quá trình biến đổi của nhân tố văn hóa được xem xét ở hai khía cạnh: biến
đổi của hệ thống giáo dục - đào tạo và biến đổi văn hóa - lối sống theo nhóm xã
hội - nghề nghiệp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn không gian: chọn Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương làm địa
bàn nghiên cứu không chỉ vì ba tỉnh thành này có sự chuyển biến sâu sắc dưới tác
động của đường lối và chính sách đổi mới, mà còn nhằm tìm hiểu tác động của hai
mươi năm đầu đổi mới giống và khác nhau như thế nào đối với những tỉnh thành
có tiền đề khác nhau khi bước vào thời kỳ đổi mới: Tp.HCM với vai trò là trung
tâm kinh tế, văn hóa của khu vực, có truyền thống phát triển kinh tế công nghiệp
- xây dựng và thương mại - dịch vụ lâu đời, các khu vực kinh tế này luôn chiếm
tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế Tp.HCM; Đồng Nai có truyền thống phát triển
kinh tế công nghiệp, một số khu công nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động
từ rất lâu đời, như: Khu kỹ nghệ Biên Hòa được Chính quyền Sài Gòn thành lập



11

vào tháng 05/1963, Khu công nghiệp SONADEZI (Société nationale du
Dévelopment dé zones industrielles) được thành lập vào tháng 12-1963; Bình
Dương là một tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp thuần nông, nghèo và lạc hậu cho
tới trước đổi mới.
Trong đó, những số liệu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu ở tỉnh
Bình Dương giai đoạn 1986-1996 là số liệu của toàn tỉnh Sông Bé (cũ), vì tỉnh
Bình Dương hiện nay là phần phía Nam của tỉnh Sông Bé. Năm 1997, tỉnh Sông
Bé được chia tách thành hai tỉnh: Bình Phước và Bình Dương. Việc không tách
bóc các số liệu từ tỉnh Sông Bé trong một khoảng thời gian dài (10 năm) cũng
không làm chệch mục tiêu hay ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.
Giới hạn thời gian: nghiên cứu được xác định từ năm 1986 đến năm 2006.
Quá trình BĐXH dưới tác động của những chủ trương, đường lối và chính sách
đổi mới trong thời gian hai mươi năm có thể đủ để bước đầu tổng kết, đánh giá và
rút ra những ưu khuyết điểm của từng giai đoạn trong quá trình đổi mới.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TÀI LIỆU
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận án, nghiên cứu sinh đã vận dụng nhiều phương pháp và
hướng tiếp cận lý thuyết khác nhau, trong đó các phương pháp: lịch sử, so sánh
lịch sử, logic và phân tích thống kê là những phương pháp nghiên cứu chính.
- Phương pháp lịch sử được vận dụng để mô tả, phân tích và trình bày quá
trình BĐXH theo trình tự thời gian từ 1986 đến 2006 và trong phạm vi không gian
đã được xác định. Đối tượng nghiên cứu (quá trình BĐXH) là biến số phụ thuộc
do vậy quá trình nghiên cứu tập trung vào sự biến đổi của các thành tố cấu thành
đối tượng nghiên cứu, đó là: thành tố kinh tế, thành tố dân số, thành tố văn hóa và
thành tố cơ cấu xã hội - nghề nghiệp.
- Phương pháp so sánh lịch sử được sử dụng để tìm ra những mối liên hệ
trong quá trình biến đổi giữa các thành tố chính yếu cấu thành xã hội trên cả hai



12

phương diện, so sánh đồng đại và lịch đại, trên cơ sở đó tìm ra và lí giải các động
lực thúc đẩy quá trình biến đổi xã hội.
- Phương pháp logic được sử dụng kết hợp với phương pháp lịch sử trong
việc mô tả và phân tích quá trình BĐXH trên bình diện tổng quát và chỉ ra xu
hướng vận động và phát triển của quá trình này trong thời kỳ đổi mới. Phương
pháp logic đem lại một cái nhìn cởi mở hơn, ít định kiến hơn đối với một số vấn
đề, như: tư bản chủ nghĩa, kinh tế thị trường, phân chia giai cấp, phân tầng xã hội.
- Phương pháp phân tích thống kê được sử dụng nhằm xác định mức độ
biến đổi của các thành tố cấu thành xã hội chính yếu nhằm làm rõ một cách tổng
hợp bản chất cụ thể của quá trình biến đổi xã hội trong điều kiện lịch sử - xã hội
xác định bằng những con số cụ thể.
Lược đồ 1: Phân tích quá trình biến đổi xã hội thời kỳ đổi mới ở Tp.HCM, Đồng
Nai và Bình Dương (1986-2006).

Nhân tố dẫn đến biến
đổi
- Đường lối đổi mới của
Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước;
- Kinh tế thị trường định
hướng XHCN;
- Công nghiệp hóa, hiện
đại hóa;
- Hội nhập kinh tế;

Trạng

thái
xã hội
X1 tại
thời
điểm
t1

Quá trình BĐXH
trong hai mươi
năm đầu đổi mới
(1986-2006)

Trạng
thái
xã hội
X2 tại
thời
điểm
t2

- Biến đổi dân số
- Đô Thị hóa;
- Các giá trị văn hóa;

Chú thích:

:chiều tác động của các nguyên nhân dẫn đến BĐXH


13


- Hoạt động phân tích và lý giải quá trình biến đổi xã hội trong hai mươi
năm đầu đổi mới 1986-2006 được mô tả khái quát trong lược đồ 1. Các chủ trương,
đường lối và chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước được tiếp cận từ góc độ
lịch sử, xử lý và trình bày theo lịch đại với những chủ đề trọng tâm làm nổi bật
tính đổi mới và sự tác động của nó đến thực trạng xã hội và làm biến đổi cái thực
trạng ấy theo thời gian; Các vấn đề kinh tế được tiếp cận theo phương pháp lịch
sử và phân tích thống kê làm nổi bật hai vấn đề trọng tâm: biến đổi thể chế kinh
tế và những biến đổi về cơ cấu ngành, quy mô và giá trị sản xuất của nền kinh tế.
Ngoài ra, phương pháp logic được áp dụng để giản lược các chi tiết và làm nổi bật
cái trọng tâm - xu hướng biến đổi chính; Vấn đề dân số được áp dụng phương
pháp nghiên cứu phân tích thống kê, làm rõ quá trình biến đổi với những con số
cụ thể theo lịch đại và phân tích mối quan hệ của nó đến các vấn đề kinh tế - xã
hội khác; Một số vấn đề xã hội khác được áp dụng phương pháp lịch sử so sánh
và nhiều phương pháp phụ trợ nhằm phân tích đối chiếu theo lịch đại làm nổi bật
quá trình biến đổi.
4.2. Nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu
Tài liệu phục vụ nghiên cứu được sử dụng từ nhiều nguồn khác nhau, trong
đó năm nguồn tài liệu chính là:
- Các sách giáo trình, sách tham khảo và bài báo khoa học về lịch sử xã hội,
xã hội học, văn hóa học của các tác giả trong và ngoài nước được tham khảo và
trích dẫn phục vụ cho phần lý thuyết, làm cơ sở lý luận cho luận án;
- Các văn kiện của Trung ương Đảng, các Đảng bộ Tp.HCM, Đồng Nai và
Bình Dương và các chính sách của UBND tỉnh thành trên địa bàn nghiên cứu được
sử dụng để nêu lên chủ trương, chính sách của quá trình đổi mới;
- Các ấn phẩm của Tổng cục Thống kê và các cục thống kê trên địa bàn
nghiên cứu được sử dụng, trích dẫn làm minh chứng cho những chuyển đổi trong
quá trình đổi mới;
- Các kết quả nghiên cứu liên quan đến chủ đề của các tác giả đi trước.



14

- Các website trong và ngoài nước.
Điều đáng lưu ý là các con số trong những ấn phẩm của các cục thống kê
có nhiều sự sai biệt. Nghiên cứu sinh không thể và cũng không có cơ sở để điều
chỉnh các con số này, trong khi các số liệu do cục thống kê đưa ra luôn được xem
là số liệu chuẩn và có giá trị nhất.
5. ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
- Một là, mô tả và hệ thống quá trình biến đổi xã hội trong thời kỳ đổi mới
ở TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương những năm 1986-2006 dưới góc nhìn lịch
sử, nêu và phân tích quá trình biến đổi của các thành tố cấu thành xã hội ở mức
tương đối chi tiết, phác họa những biến đổi trên bốn phương diện qua từng giai
đoạn khác nhau từ đó nêu lên những đặc điểm nổi bật của quá trình biến đổi xã
hội, cung cấp một cái nhìn toàn cảnh.
- Hai là, tiếp cận từ góc độ lịch sử xã hội, làm rõ mối quan hệ của quá trình
BĐXH với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và chuyển đổi mô
hình kinh tế tổng quát trong hai mươi năm đầu đổi mới; mối quan hệ giữa quá
trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế với quá trình chuyển
dịch cơ cấu lao động và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Ba là, phân tích quá trình biến đổi cơ cấu xã hội – nghề nghiệp ở Tp.HCM,
Đồng Nai và Bình Dương trong hai mươi năm đầu đổi mới, gắn liền với việc đánh
giá lại các chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm theo đuổi mục tiêu phát triển
bền vững.
- Bốn là, phân tích các số liệu về biến đổi quy mô và cơ cấu dân số đồng
thời chỉ ra mối quan hệ giữa biến đổi cơ cấu dân số với quá trình phát triển kinh
tế - xã hội.
- Năm là, nêu lên quá trình biến đổi của hệ thống giáo dục và văn hóa - lối
sống theo nhóm nghề nghiệp ở Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương trong hai mươi
năm đầu đổi mới.



15

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án ngoài phần dẫn luận, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và Phụ
lục, nội dung chủ yếu gồm 3 chương:
+ Chương 1: Tổng quan về biến đổi xã hội và những cơ sở của quá trình
biến đổi xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương hai mươi năm
đầu đổi mới (1986-2006)
+ Chương 2: Biến đổi xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình
Dương trong hai mươi năm đầu đổi mới (1986-2006)
+ Chương 3: Nhận xét về quá trình biến đổi xã hội ở thành phố Hồ Chí
Minh, Đồng Nai và Bình Dương hai mươi năm đầu đổi mới (1986-2006)


16

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI VÀ NHỮNG CƠ SỞ CỦA QUÁ
TRÌNH BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, ĐỒNG NAI
VÀ BÌNH DƯƠNG HAI MƯƠI NĂM ĐẦU ĐỔI MỚI (1986-2006)
1.1. KHÁI NIỆM VÀ THAO TÁC HÓA CÁC NHÂN TỐ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI
1.1.1. Định nghĩa khái niệm xã hội và biến đổi xã hội
Việc nêu một số định nghĩa và quan điểm khác nhau về hai khái niệm xã
hội và biến đổi xã hội là cần thiết nhằm đảm bảo tính thống nhất về nhận thức và
đánh giá các vấn đề khoa học xuyên suốt luận án.
Từ điển xã hội học Oxford định nghĩa: “nói một cách tổng quát, xã hội là
một nhóm những người cùng chia sẻ một văn hóa chung, cư trú trên một vùng lãnh
thổ nhất định và tự họ cảm thấy bản thân mình tạo thành một thực thể thống nhất

và riêng biệt”.[49, Tr.617]
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia lại định nghĩa: xã hội là một tập thể hay
một nhóm những người được phân biệt với các nhóm người khác bằng lợi ích, các
mối quan hệ đặc trưng, chia sẻ cùng một thể chế và có cùng văn hóa.
Từ điển xã hội học do Nguyễn Khắc Viện (1994) chủ biên đã dẫn ra những
quan điểm khác nhau về khái niệm xã hội và những cách dùng khái niệm xã hội
theo nghĩa hàn lâm và thông thường.
Nhằm làm cho khái niệm xã hội trở nên rõ ràng hơn, dễ nắm bắt hơn, các
nhà khoa học đã nổ lực đưa ra những khái niệm cụ thể hơn. Ví dụ, thuật ngữ “xã
hội công nghiệp” để mô tả một xã hội thể hiện những đặc trưng nổi bật của hệ
thống công nghiệp, hay rộng hơn là để biểu thị một xã hội có nền văn hóa, thể chế
và sự phát triển của nó được quy định bởi các quá trình sản xuất công nghiệp; thuật
ngữ “xã hội dân sự” với những thuộc tính cơ bản đề cập đến đời sống công cộng
hơn là những hoạt động cá nhân hay gia đình; thuật ngữ “xã hội tiêu dùng” đề cập


×