HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
ĐẬU THỊ PHƯƠNG
ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NGHĨA HỘI, HUYỆN NGHĨA ĐÀN,
TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành:
Khoa học môi trường
Mã số:
60 44 03 01
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Thị Bích Yên
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Tác giả luận văn
Đậu Thị Phương
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới cô T.S Nguyễn Thị Bích Yên đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn sinh thái nông nghiệp, Khoa môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Ủy ban nhân dân xã
Nghĩa Hội, ban lãnh đạo, cán bộ phòng tài nguyên môi trường, phòng nông nghiệp và phát
triển nông thôn huyện Nghĩa Đàn cùng toàn thể các anh /chị trạm khí tượng huyện Đô
Lương đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Tác giả luận văn
Đậu Thị Phương
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ ii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng biểu ....................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.3.
Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.3.1.
Phạm vi không gian ............................................................................................ 2
1.3.2.
Phạm vi Thời gian .............................................................................................. 2
1.4.
Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................... 2
Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.
Khái quát chung về biến đổi khí hậu .................................................................. 4
2.1.1.
Một số khái niệm liên quan đến BĐKH và các hiện tượng có liên quan. .......... 4
2.1.2.
Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu ................................................................. 5
2.2.
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu ..................................................................... 6
2.2.1.
Thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt ............................................................. 6
2.2.2.
Mực nước biển tăng cao, nước biển đang dần ấm lên ........................................ 7
2.2.3.
Hiện tượng băng tan ở hai cực và Greenland ..................................................... 7
2.2.4.
Nền nhiệt độ liên tục thay đổi ............................................................................. 8
2.2.5.
Nồng độ carbon dioxide trong khí quyển đang tăng lên..................................... 8
2.3.
Tình hình biến đổi khí hậu .................................................................................. 9
2.3.1.
Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới ............................................................. 9
2.3.2.
Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam ............................................................ 11
2.4.
Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam ............ 18
2.4.1.
Tác động của nước biển dâng ........................................................................... 19
iii
2.4.2.
Tác động do bão lũ ........................................................................................... 20
2.4.3.
Tác động của nhiệt độ cực đoan, hạn hán, rét đậm........................................... 21
2.4.4.
Tác động của xâm nhập mặn ............................................................................ 21
2.5.
Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp ........................... 22
2.5.1.
Khái niệm ......................................................................................................... 22
2.5.2.
Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu .................................................. 22
2.5.3.
Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới ........ 23
2.5.4
Giải pháp chiến lược thích ứng biến đổi khí hậu trong sản xuất nông
nghiệp ở Việt Nam............................................................................................ 25
2.6.
Vai trò nhận thức của người dân trong thích ứng với biến đổi khí hậu ............ 26
Phần 3. Vật liệu và và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 28
3.1.
Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 28
3.2.
Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 28
3.3.
Đối tượng/vật liệu nghiên cứu .......................................................................... 28
3.4.
Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 28
3.5.
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 29
3.5.1.
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp............................................................... 29
3.5.2.
Phương pháp khảo sát thực địa ......................................................................... 30
3.5.3.
Phương pháp phỏng vấn hộ nông dân làm nông nghiệp................................... 30
3.5.4.
Phương pháp phân tích. .................................................................................... 31
3.5.5.
Phương pháp xử lý và đánh giá số liệu ............................................................. 31
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 32
4.1.
Kết quả nghiên cứu ........................................................................................... 32
4.1.1.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 32
4.1.2.
Xu hướng biến đổi khí hậu tại địa bàn nghiên cứu ........................................... 38
4.1.3.
Đánh giá nhận thức của người dân về BĐKH .................................................. 46
4.1.4.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ............................. 52
4.1.5.
Khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp ............. 62
4.1.6.
Những thuận lợi và khó khăn chính của người dân trong việc thực hiện
các biện pháp thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp ..................... 67
4.1.7.
Đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ...................................... 68
4.2.
Thảo luận .......................................................................................................... 69
iv
4.2.1.
Nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu .................................................. 69
4.2.2.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuât nông nghiệp tại địa bàn xã
Nghĩa Hội ......................................................................................................... 71
4.2.3.
Khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.......................................................... 72
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 74
5.1.
Kết luận............................................................................................................. 74
5.2.
Kiến nghị .......................................................................................................... 76
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 78
Phụ lục .......................................................................................................................... 81
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
BĐKH
Biến đổi khí hậu
CTMTQG
Chương trình mục tiêu quốc gia
ĐBSCL
Đồng băng sông Cửu Long
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
IPCC
Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
IMHEN
Viện khí tượng thủy văn và môi trường
NÂSA
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ
NN & PTNT
Nông nghiệp và phát triển nồng thôn
PTBV
Phát triển bền vững
TN & MT
Tài nguyên và môi trường
TNTN
Tài nguyên thiên nhiên
SXNN
Sản xuất nông nghiệp
ỦNEP
Chương trình môi trường liên hiệp quốc
UBND
Ủy ban nhân dân
WB
Ngân hàng thế giới
WMO
Tổ chức khí tượng thế giới
.
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TT
2.1
Tên bảng
Trang
Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ở các
vùng khí hậu của Việt Nam .......................................................................... 14
2.2
Một số đặc trưng về biến đổi của mực nước biển ......................................... 15
2.3
Các vụ thiên tai lớn ở Việt Nam và các tác động ......................................... 20
3.1
Tổng hợp nội dung tài liệu nghiên cứu ......................................................... 29
3.2
Tổng hợp thông tin về người tham gia phỏng vấn (n=60) ............................ 30
4.1
Thống kê tỷ lệ thành phần lao động năm 2014 ............................................. 35
4.2
Diện tích, năng suất và sản lượng các cây trồng chính năm 2014 ................ 36
4.3
Số liệu điều tra ngành chăn nuôi năm 2014 .................................................. 37
4.4
Xu hướng biến đổi nhiệt độ và lượng mưa trong giai đoạn 1961-2014
tại xã Nghĩa Hội ............................................................................................ 39
4.5
Tổng hợp nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu (n=60) ................... 47
4.6
Nhận thức của người dân về các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra
tại xã Nghĩa Hội ............................................................................................ 49
4.7
Nhận thức của người dân về xu hướng thay đổi thời gian, tần số xuất
hiện và cường độ bão lũ trên địa bàn nghiên cứu ...................................... 49
4.8
Thống kê tác động các hiện tượng thời tiết trên địa bàn trong vòng 10
năm trở lại đây .............................................................................................. 53
4.9
Thời vụ gieo trồng của cây lúa trên địa bàn xã Nghĩa Hội ........................... 57
4.10
Tổng hợp khả năng thích ứng với biến đối khí hậu của chính quyền
địa phương.................................................................................................... 63
4.11
Sự thích ứng của người dân với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp ...... 64
4.12
Những thuận lợi khi áp dụng các giải pháp thích ứng với biến đổi khí
hậu trong sản xuất nông nghiệp .................................................................... 67
vii
DANH MỤC HÌNH
TT
Tên hình
Trang
2.1
Phần trăm các loại khí có trong khí nhà kính ................................................. 6
2.2
Thay đổi nhiệt độ bè mặt trái đất giai đoạn 1901-2012 ................................ 10
2.3
Tần số cơn bão xuất hiện giữa các tháng qua từng thập kỷ .......................... 17
2.4
Diện tích đất các quốc gia bị ảnh hưởng theo các kịch bản nước biển
dâng ở Đông Á .............................................................................................. 19
4.1
Vị trí địa lý xã Nghĩa hội .............................................................................. 32
4.2
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2010 đến năm 2015 ......................... 34
4.3
Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn xã Nghĩa Hội ....................................... 38
4.4
Xu hướng biến đổi nhiệt độ trung bình ở địa phương giai đoạn (1961-2014) ..... 40
4.5
Xu thế biến đổi nhiệt độ tối cao (Tmax) tại địa phương giai đoạn
(1961-2014) .................................................................................................. 41
4.6
Xu thế thay đổi nhiệt độ tối thấp trung bình (Tmin) ở địa phương giai
đoạn (1961-2014) .......................................................................................... 41
4.7
Xu thế biến đổi số ngày nắng nóng, nắng nóng gay gắt tại xã Nghĩa
Hội giai đoạn (1961-2014) ............................................................................ 42
4.8
Xu hướng biến đổi số ngày rét đậm, rét hại tại địa phương giai đoạn
(1961-2014) .................................................................................................. 43
4.9
Lượng mưa bình quân giữa các tháng giai đoạn 1961-2014 ........................ 43
4.10
Xu hướng biến đổi lượng mưa tại địa phương giai đoạn (1961-2014) ........ 44
4.11
Số cơn bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Nghệ An- Quảng Bình giai
đoạn (1961-2014) .......................................................................................... 45
4.12
Tần số bão đổ bộ vào bờ biển Nghệ An- Quảng Bình giai đoạn 1961-2014 ..... 46
4.13
Hiểu biết của nông dân về biến đổi khí hậu .................................................. 46
4.14
Nhận thức của người dân về biến đổi nhiệt độ ............................................. 47
4.15
Nhận thức của người dân về xu thế biến đổi và thời gian bắt đầu mùa mưa....... 48
4.16
Nhận thức của người dân về nắng nóng, nắng nóng gay gắt diễn ra tại
địa phương .................................................................................................... 50
4.17
Nhận xét của người dân về rét đậm, rét hại tại địa phương .......................... 51
viii
4.18
Đánh giá của người dân về tình trạng hạn hán ............................................. 51
4.19
Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của các hiện tượng khí hậu
cực đoan đến sản xuất nông nghiệp .............................................................. 54
4.20
Nhận thức của người dân về thay đổi diện tích đất nông nghiệp.................. 55
4.21
Hiện trạng đất sản xuất vụ Đông Xuân, vụ Hè thu trên địa bàn xã
Nghĩa Hội giai đoạn 2005-2014.................................................................... 56
4.22
Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến thời vụ ........ 58
4.23
Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng
suất cây trồng ................................................................................................ 60
4.24
Năng suất lúa vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu giai đoạn 2005-2014 ............... 60
4.25
Nhận thức của người dân về tác động của BĐKH đến sâu bệnh .................. 61
ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1.Tóm tắt mở đầu
Tên tác giả: Đậu Thị Phương
Tên luận văn: “Đánh giá nhận thức và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu
trong sản xuất nông nghiêp trên địa bàn xã Nghĩa Hội, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh
Nghệ An”.
Ngành khoa học: Môi trường
Mã Số: 60.44.03.01
Tên cơ sở đào tạo: Học viện nông nghiệp Việt Nam
2. Trích yếu
Đề tài này nhằm đánh giá nhận thức và sự thích ứng của người dân với
biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp ở xã Nghĩa Hội, huyện Nghĩa Đàn,
tỉnh Nghệ An, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự hiểu biết và khả
năng thích ứng của người dân đối với biến đổi khí hậu. Số liệu khí tượng từ năm
1961-2014 tại trạm gần điểm nghiên cứu được thu thập nhằm đánh giá sự BĐKH
thông qua phân tích thống kê tương quan và ANOVA. Phương pháp phỏng vấn
hộ nông dân sản xuất nông nghiệp sử dụng bảng hỏi có cấu trúc được áp dụng
nhằm đánh giá nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu, tác động của biến
đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp và các biện pháp thích ứng đang được
áp dụng tại địa phương.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ không khí có xu hướng tăng rõ
rệt. Giai đoạn 1961-2014, nhiệt độ trung bình tăng 0,140 C/thập kỷ, tăng gần
0,70 C trong vòng hơn 50 năm. Nhiệt độ trung bình vụ Đông Xuân tăng
0,130C/thập kỷ, vụ Hè Thu tăng 0,170 C/thập kỷ. Nhiệt độ trung bình tối cao
(Tmax) tăng 0,10 C/thập kỷ. Nhiệt độ trung bình tối thấp (Tmin) tăng
0,20 C/thập kỷ. Lượng mưa tăng 7,04 mm/thập kỷ. Bão có xu hướng tăng lên
cả về tần số xuất hiện và cường độ. Mùa bão bắt đầu sớm và kết thúc muộn
hơn trước đây thường bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc tháng 11. Số ngày nắng
nóng và nắng nóng gay gắt tăng lên 0,18 ngày/thập kỷ. Số ngày rét đậm, rét
hại có xu hướng giảm 0,16-0,17 ngày/thập kỷ. Mùa đông đến muộn và kết
thúc sớm hơn trước đây điều này phù hợp với xu thế biến đổi khí hậu ở Việt
Nam và toàn cầu.
x
Nhận thức của người dân về xu hướng biến đổi nhiệt độ: Phần lớn người
dân đều nhận thấy được sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa, sự gia tăng các
hiện tượng cực đoan: bão, lũ, nắng nóng, hạn hán trong vòng 30 năm trở lại
đây. Các hiện tượng khí hậu cực đoan được người dân cho rằng ảnh hưởng
nhiều nhất đến sản xuất nông nghiệp là: bão, lũ, nắng nóng, hạn hán.
Theo đánh giá của người dân biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ làm
giảm diện tích đất nông nghiệp, làm chuyển dịch cơ cấu cây trồng, làm thay
đổi lịch thời vụ, giảm năng suất và chất lượng nông sản và làm tăng và phát
sinh sâu bệnh hại cây trồng.
Từ thực tiễn ở địa phương người dân đã áp dụng một số biện pháp
nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu như: thay đổi cơ cấu cây trồng từ trồng
lúa sang trồng hoa màu, đặc biệt từ lúa sang trồng mía, thay đổi lịch thời vụ
gieo trồng, thay đổi giống cây trồng, sử dụng các loại giống lai năng suất
cao, ngắn ngày có khả năng chịu hạn, chịu rét. Sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật để diệt trừ sâu bênh, một số biện pháp kỹ thuật như: phủ nilon, làm
luống, che phủ để tránh rét, tránh úng.
Những thuận lợi của người dân khi áp dụng các biện pháp thích ứng là
ngày càng có nhiều giống lúa lai ngắn ngày, cho năng suất cao khả năng
chống chịu với sâu bệnh và thời tiết tốt. Khó khăn gặp phải là trình độ nhận
thức chưa cao, hạn chế về năng lực thông tin và nguồn vốn đầu tư cho sản
xuất nông nghiệp thấp, trong khi đó lợi nhuận mang lại từ sản xuất nông
nghiệp rất thấp không đủ chi phí đầu tư.
Từ thực tiễn ở địa phương đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
nhận thức của chính quyền địa phương và người dân về biến đổi khí hậu để
người dân và chính quyền địa phương chủ động ứng phó và giảm thiểu tác
động của biến đổi khí hậu.
xi
THESIS ABSTRACT
1. Summary
Author: Dau Thi Phuong
Thesis title: “Evaluation of awareness and ability to adapt to climate change in
agricultural production in Hoi Nghia Commune, Nghia Dan district, Nghe An
province”.
Major: Environment
Code: 60.44.03.01
Training facility: Viet Nam National University of Viet Nam
2. Thesis Abstract
With the purposes of assessing the awareness and adaptation of people
to climate change in agricultural production in Hoi Nghia Commune, Nghia
Dan District, Nghe An Province, some measures are proposed to improve
knowledge and adaptability of residents to climate change in this thesis. In
particularly, Meteorological data from 1961 to 2014 and statistical
correlation analysis and ANOVA are used to evaluate the climate change
through. The method of interviewing agricultural producing farmers using a
structured questionnaire was applied to assess the awareness of people about
climate change and the impact on agricultural production and adaptation
measures being taken in this local area.
The research results showed that air temperature tends to rise
significantly. During the period from 1961 to 2014, the average temperature
rose by 0.140C per decade (increasing nearly 0.70 C in more than 50 years).
The average temperature of winter-spring and summer-autumn crop grew by
0,130C per decade and 0,170C per decade, respectively. the highest average
temperature (Tmax) increased by 0,10C/decade, the lowest average
temperature
(Tmin)
rose
by
0,20 C/decade,
rainfall
increased
by
7,04mm/decade. Storms tended to increase in both frequency and intensity.
The typhoon season started early and ended later than before (usually
starting in June and ending the month November), the figure for hot sunny
days and hot days rose 0.18/decade, the number of piercing cold days tends
to reduce to 0,16-0,17 day/decade. The winter starts early and ends later than
xii
before which are appropriate to the climate change tendency in Viet Nam as
well as in the world.
The awareness about temperature change tendency: Most people have
noticed about the change in temperature and rainfall, the increase in extreme
phenomena such as storms, floods, heat and drought, cold weather in 30
years recently. The most extreme climate phenomena having great and
serious impact on agriculture production included storms, floods, heat and
drought.
According to the residents, the negative effects of climate change
comprise: reducing strongly agricultural land, making the plant restructuring,
changing the seasonal schedule, reducing productivity and quality of
agricultural products and increasing crop pests.
From local situation, people have applied a several measures to mitigate
drawbacks‘s climate change such as: Changing structure of plants from rice
to “hoa màu” (particularly from rice to sugarcane), changing planting
schedule, changing plant varieties, using short term high-yielding hybrid
varieties which can resist cold and drought weather, using pesticides to
eradicate pests and taking some technical measures such as covered by
nylon, covered to avoid the cold and waterlogging.
Advantages of applying adaptation measures are more short-term hybrid
rice which are high yields and abilities to resistant with pests and bad
weather. Difficulties are that the level of awareness is not high (limited in
information abilities) and capital investment for agricultural production is
low whereas profits from agricultural production are very low and does not
cover for investment costs.
From reality, some solutions can be proposed to raise awareness of
local authorities and citizens about climate change to help them respond
actively and mitigate the impacts of the climate change.
xiii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Biến đổi khí hậu không còn là vấn đề của một quốc gia riêng lẻ mà là cả
vấn đề chung của toàn cầu. Biến đổi khí hậu tác động đến những yếu tố cơ bản của
đời sống con người trên phạm vi toàn cầu như: nước, lương thực, năng lượng, sức
khoẻ và môi trường. Hàng trăm triệu người trên thế giới có thế lâm vào nạn đói,
thiếu nước, lụt lội, bệnh tật do trái đất nóng lên và mực nước biển dâng.
Theo dự báo của Uỷ ban liên chính phủ về BĐKH IPCC (2013) nhận định
trong thời gian tới, chắc chắn diễn biến của BĐKH sẽ phức tạp và nghiêm trọng
hơn. Hàng triệu ha đất canh tác có thể bị ngập lụt. Dự báo đến năm 2100 nhiệt độ
trung bình ở Việt Nam có thể tăng thêm 30C, cũng theo nghiên cứu của Uỷ ban
liên chính phủ thì Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất
của BĐKH và nước biển dâng.
Việt Nam với bờ biển kéo dài 3260 km là một trong những quốc gia chịu
tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu. Theo ngân hàng thế giới (2008), Việt
Nam là một trong năm quốc gia Châu Á, Thái Bình Dương chịu tác động mạnh
mẽ nhất khi nước biển dâng. Nếu mực nước biển dâng 1m, sẽ có khoảng 39%
diện tích đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông
Hồng, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện
tích thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ ngập. Gần 35% dân số thuộc các tỉnh
vùng đồng bằng sông Cửu Long, trên 9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng,
Quảng Ninh, gần 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 7% dân số
thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng trực tiếp, trên 4% hệ thống đường sắt, trên
9% hệ thống quốc lộ và khoảng 12% hệ thống tỉnh lộ sẽ bị ảnh hưởng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009) cho rằng hậu quả của biến đổi khí
hậu với Việt Nam là rất nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu
xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát
triển bền vững của đất. Nước ta có phần lớn dân số sinh sống ở vùng nông thôn,
vùng miền núi, ven biển và nguồn thu nhập chính của họ chủ yếu là từ nông
nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp… phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu và điều kiện
tự nhiên. Biến đổi khí hậu đặt ra cho họ những thách thức lớn hơn trong việc xoá
đói giảm nghèo và phát triển bền vững. Chính vì vậy đây là những nơi dễ bị tổn
thương nhất do tác dụng của BĐKH.
1
Trong bối cảnh BĐKH trên toàn cầu và ở Việt Nam, xã Nghĩa Hội thuộc
huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An là một xã miền núi, có điều kiện địa hình khá
thuận lợi so với các xã miền núi khác trong huyện. Tuy nhiên, huyện Nghĩa Đàn
trong đó có xã Nghĩa Hội được xếp vào danh sách những vùng đất có tính nhạy
cảm cao. Do địa hình nên có nhiều khả năng chịu tác động mạnh và trực tiếp
trước những BĐKH thiên tai, bão lũ, hạn hán… đe doạ cuộc sống của cộng đồng
vốn phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Đánh giá nhận thức và khả
năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiêp trên địa bàn
xã Nghĩa Hội, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá nhận thức và sự thích ứng của người dân với biến đổi khí hậu
trong sản xuất nông nghiệp ở xã Nghĩa Hội, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, từ
đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự hiểu biết và khả năng thích ứng
của người dân đối với biến đổi khí hậu.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại Xã Nghĩa Hội, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
1.3.2. Phạm vi Thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 6/2015 đến tháng 5/2016
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Đề tài góp phần hệ thống hóa các tư liệu về biến đổi khí hậu, nhận thức
của người dân về biến đổi khí hậu thông qua xu thế biến đổi các hiện tượng thời
tiết diễn ra tại địa phương.
- Cung cấp phương pháp luận cần thiết trong nghiên cứu nhận thức của
người dân về tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp và biện
pháp thích ứng.
- Góp phần cung cấp tài liệu tham khảo trong đào tạo, tập huấn cũng như
cho các nghiên cứu tiếp theo.
- Cung cấp cho cộng đồng xã Nghĩa Hội những thông tin cần biết về ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp nhằm chủ động ứng phó
với BĐKH.
2
- Cung cấp cho chính quyền các cấp những thông tin cần thiết về ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp, từ đó chính quyền các cấp
sẽ có thêm căn cứ để đưa ra các chính sách hỗ trợ và ứng phó.
- Có thể áp dụng hướng nghiên cứu này để nhân rộng và nghiên cứu đối
với các vùng địa phương khác nhau. Do đó góp phần thêm phương pháp luận
nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu trong chương trình mục tiêu quốc gia
ứng phó với biến đổi khí hậu.
3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến BĐKH và các hiện tượng có liên quan.
2.1.1.1. Biến đổi khí hậu.
Là biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của
khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài
hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc do các tác động
bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí
quyển hay trong khai thác sử dụng đất theo (Bộ tài nguyên và Môi trường, 2008).
Biến đổi khí hậu xuất phát từ sự thay đổi cán cân năng lượng của trái đất
do thay đổi nồng độ các khí nhà kính, nồng độ bụi trong khí quyển, thảm phủ và
lượng bức xạ mặt trời (IPCC, 2007).
Theo Công ước chung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu: “Biến đổi
khí hậu là những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu, là những biến đổi trong
môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành
phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản
lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế-xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc
lợi của con người”.
2.1.1.2. Khí hậu cực đoan
Ủy Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu The Intergoverment Panel on
Climate Change-IPCC, (2007) định nghĩa về “hiện tượng thời tiết cực đoan” và
“hiện tượng khí hậu cực đoan” như sau:
Hiện tượng thời tiết cực đoan là hiện tượng hiếm ở một nơi cụ thể khi xem
xét phân bố thống kê của nó. Hiếm có thể hiểu là các hiện tượng thời tiết cực
đoạn thông thường được có tần suất xuất hiện của nó nhỏ hơn 10%. Theo định
nghĩa này, những đặc trưng của hiện tượng thời tiết cực đoan có thể thay đổi tùy
từng khu vực mà đặc trưng cho khu vực đó, nó phụ thuộc vào các yếu tố địa lý tự
nhiên, bức xạ, địa hình…
Hiện tượng khí hậu cực đoan là trung bình của các hiện tượng thời tiết cực
đoan trên một khoảng thời gian nhất định, trung bình tự nó đã là cực đoan. Hiện
tượng khí hậu cực đoan có thể xác định từ các yếu tố khí hậu. Nói cách khác hiện
tượng khí hậu cực đoan phần lớn không được quan trắc trực tiếp mà người ta căn cứ
vào số liệu quan trắc các yếu tố khí hậu để xác định hoặc quy định một hiện tượng
nào đó xuất hiện hay không.
4
2.1.2. Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu
Theo các nghiên cứu khoa học, nhìn chung có 2 nguyên nhân chính gây ra
BĐKH trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính,
các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh
khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác, bao gồm 2 nguyên
chính là: nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân do tác động của con người.
a) Nguyên nhân tự nhiên
Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu do tự nhiên bao gồm thay đổi cường độ
sáng của mặt trời, các hoạt động núi lửa, thay đổi đại dương, thay đổi quỹ đạo quay
của trái đất.
b) Nguyên nhân do con người
Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con người đã sử
dụng ngày càng nhiều năng lượng chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hóa thạch
(than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí
gây hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất.
Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã nghiên cứu về
nguyên nhân của biến đổi khí hậu như sau.
- Báo cáo đánh giá lần thứ 2 của IPCC (1995) cho rằng hoạt động của con
người chỉ đóng góp vào 50% nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu.
- Báo cáo đánh giá lần thứ 3 của IPCC (2001) sau khi các nhà nghiên cứu
thực hiện các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng hoạt động của con người đóng góp
vào 67% nguyên nhân gây ra BĐKH.
- Đánh giá khoa học của Ủy Ban liên chính phủ về BĐKH IPCC (2005) cho
thấy, việc tiêu thụ năng lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản
xuất năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng… đóng góp khoảng
một nửa 46% vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng
18%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9% các ngành sản xuất hóa chất (CFC,
HCFC) khoảng 24%, còn lại (3%) là từ các hoạt động khác.
- Đánh giá lần thứ 4 của IPCC (2007), sau một loạt các nghiên cứu được
thực hiện, kết quả chỉ ra rằng hoạt động con người đóng góp vào 90% nguyên
nhân gây ra biến đổi khí hậu.
- Trong báo cáo lần thứ 5, phần 1 của IPCC (2013) kết luận rằng hoạt động
của con người đóng góp vào 95% nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu.
5
Có rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa quá trình
tăng nhiệt độ trái đất với quá trình tăng nồng độ CO2 và khí nhà kính có trong
khí quyển, đặc biệt trong kỷ nguyên công nghiệp (UNDP, 2008).
Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là trong khi các nước giàu chỉ chiếm 15% dân
số thế giới nhưng tổng lượng phát thải của họ chiếm 45% tổng lượng phát thải
toàn cầu, các nước châu Phi và cận Sahara với 11% dân số thế giới chỉ phát thải
2%, và các nước kém phát triển với 1/3 dân số thế giới chỉ phát thải 7% tổng
lượng phát thải toàn cầu. Đó là điều mà các nước đang phát triển nêu ra về bình
đẳng và nhân quyền tại các cuộc thương lượng về Công ước khí hậu và Nghị
định thư Kyoto (UNDP, 2008).
Chính vì thế, một nguyên tắc cơ bản đầu tiên được ghi trong Công ước
Khung của Liên hợp quốc về BĐKH là: “Các bên phải bảo vệ hệ thống khí
hậu vì lợi ích của các thế hệ hôm nay và mai sau của nhân loại trên cơ sở công
bằng, phù hợp với trách nhiệm chung nhưng có phân biệt và bên các nước
phát triển phải đi đầu trong việc đấu tranh chống BĐKH và những ảnh hưởng
có hại của chúng”.
Hình 2.1. Phần trăm các loại khí có trong khí nhà kính
Nguồn: IPCC (2013)
2.2. CÁC BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu, IPCC (2007). Biến đổi khí
hậu thường có một số biểu hiện sau đây:
2.2.1. Thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt
Sự biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho các hiện tượng thời tiết biến chuyển
theo chiều hướng cực đoan, khắc nghiệt hơn trước. Khắp các châu lục trên thế
6
giới đang phải đối mặt, chống chọi với các hiện tượng thời tiết cực đoan: lũ lụt,
khô hạn, nắng nóng, bão tuyết…
Dự báo của Ủy ban Liên chính phủ (2007) về thay đổi khí hậu chỉ ra, thế giới
sẽ còn phải đón nhận những mùa mưa dữ dội hơn vào mùa hè, bão tuyết khủng
khiếp hơn vào mùa đông, khô hạn sẽ khắc nghiệt hơn, nắng nóng cũng khốc liệt
hơn. Các dự báo và thống kê cho thấy các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ tăng về
cường độ và mức độ nếu chúng ta còn tiếp tục phá hủy hành tình xanh như bây giờ.
2.2.2. Mực nước biển tăng cao, nước biển đang dần ấm lên
Theo IPCC (2007). Sự nóng lên của toàn cầu không chỉ ảnh hưởng tới bề
mặt của biển mà còn ảnh hưởng tới những khu vực sâu hơn dưới mặt biển. Theo
đó ở vùng biển sâu hơn 700m, thậm chí là nơi sâu nhất của đại dương nhiệt độ
nước đang ấm dần lên. Mực nước biển dâng với tốc độ trung bình là 1,8 mm/năm
trong thế kỷ qua. Sử dụng vệ tinh đo độ cao để xác định mực nước biển, các nhà
khoa học cho biết từ năm 1993 - 2000 mực nước biển đã dâng vào khoảng 2,9 - 3,4
± 0,4 - 0,6 mm/năm, chủ yếu do hậu quả của sự giãn nở nhiệt, nóng lên và tan chảy
của các tảng băng. Nhiệt độ gia tăng làm nước giãn nở, đồng thời làm tan chảy
các sông băng, núi băng và băng lục địa khiến lượng nước bổ sung vào đại dương
tăng lên IPCC (2007).
Các nhà khoa học cảnh báo, nếu khuynh hướng gia tăng này vẫn tiếp diễn,
mức nước tăng trong thế kỷ XXI có thể lên đến là 28-34cm, một số các hòn đảo
hay vùng đất thấp có thể bị nhấn chìm hoàn toàn.
2.2.3. Hiện tượng băng tan ở hai cực và Greenland
Qua nghiên cứu thực nghiệm, vùng biển Bắc Cực nóng lên nhanh gấp 2 lần
mức nóng trung bình trên toàn cầu, diện tích của biển Bắc Cực được bao phủ bởi
băng trong mỗi mùa hè đang dần thu hẹp lại. Theo trung tâm dữ liệu băng tuyết
quốc gia Hoa Kỳ, tính đến ngày 16/9/2012, diện tích băng ở Bắc Cực chỉ còn 3,4
triệu km2. Nói cách khác, băng biển Bắc Cực đã bị mất 80% khối lượng của nó ở
thời điểm hiện tại. Năm 1995 tảng băng Larsen A trên bán đảo Nam Cực sụp đổ
và bắt đầu tan chảy, những năm sau đó các tảng băng lớn ở đây cũng sụp đổ theo,
dần biến mất. Cùng với đó, nhiệt độ phía Nam bán cầu tăng khoảng 2,80C đã
khiến cho băng mùa hè ở đây tan chảy nhanh gấp 10 lần với 600 năm trước. Điều
này đã chứng minh rằng, mức độ tan băng ở bán đảo Nam Cực đặc biệt nhạy cảm
với sự gia tăng nhiệt độ trong thế kỷ XX.
7
Dải băng lớn thứ hai trên thế giới sau Nam Cực - Greenland cũng đang dần
biến mất với tốc độ “chóng mặt”. Ba vệ tinh của NASA phát hiện ra, gần như toàn
bộ sông băng lớn của Greenland đột ngột tan chảy trong tháng 7/2012. Ngay cả trạm
Summit - nơi lạnh nhất và cao nhất trên đảo Greenland cũng bắt đầu tan chảy. Theo
chuyên gia của NASA, hiện tượng băng tan chảy diện rộng tại Greenland là do
có một luồng khí ấm tràn qua đảo. Họ cũng cho biết, tổng diện tích của những
vùng băng tan chảy tăng từ 40% - 97% chỉ trong 4 ngày.
2.2.4. Nền nhiệt độ liên tục thay đổi
Cho dù được đo từ đất liền hay từ vệ tinh, chúng ta không thể phủ nhận
một sự thật rằng: nhiệt độ toàn cầu đang gia tăng. Cơ quan kiểm soát khí hậu
thuộc Trung tâm Dữ liệu Khí hậu Quốc gia Mỹ nghiên cứu và kết luận rằng: thập
niên 80 của thế kỷ trước là thập kỷ nóng nhất tính đến thời điểm đó. Tuy nhiên,
nhiệt độ trung bình mỗi năm của thập niên 90 lại cao hơn nhiệt độ trung bình của
thập niên 80. Bước sang thế kỷ XXI, mỗi một năm qua đi, nhiệt độ trung bình lại
cao hơn. Theo thống kê, 10 năm đầu của thế kỷ XXI đánh dấu sự gia tăng nhiệt
độ lớn với sức nóng kỷ lục của Trái đất. Nhiệt độ trung bình toàn cầu tính trên
mặt đất và mặt biển đã tăng khoảng 0,740C trong thế kỷ qua.
Những nhà khoa học thuộc trường đại học tiểu bang Oregon và đại học
Harvard (Mỹ) đã khảo sát dữ liệu từ 73 mẫu băng, đá trầm tích tại các trung tâm
theo dõi trên khắp thế giới. Họ muốn tái lập một lịch sử nhiệt độ trên khắp hành
tinh kể từ thời điểm chấm dứt kỷ nguyên băng hà cuối cùng. Sau khi nghiên cứu,
các nhà khoa học kết luận rằng, nhiệt độ trái đất tăng cao nhất trong 11.000 năm qua
và có thể còn tăng thêm 50C nữa trong 100 năm tới.
Theo dự báo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu IPCC (2007)
thì nhiệt độ bề mặt trái đất có thể vượt quá 1,50C vào cuối thế kỷ 21.
2.2.5. Nồng độ carbon dioxide trong khí quyển đang tăng lên
Bằng cách phân tích các bong bóng khí trong băng ở Nam Cực và
Greenland, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng, 650.000 năm qua, nồng độ
khí CO2 dao động từ 180 - 300ppm (đơn vị đo lường để diễn đạt nồng độ theo
khối lượng, tính theo phần triệu). Trước khi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra
(giữa thế kỷ XVIII), nồng độ CO2 đo được ở mức cân bằng khoảng 280ppm. Tuy
nhiên, con số này đã tăng nhanh không ngừng qua các năm sau đó và hiện tại nó
đang tiến sát tới mốc 400ppm.
8
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, AIE (2013): từ nay đến năm 2050, việc
thải khí CO2 sẽ tăng 130%, lên đến 900ppm, cao gấp đôi hàm lượng mà ta không
được phép vượt quá. Việc phân tích các đồng vị của carbon trong khí quyển cho
thấy sự gia tăng CO2 trong khí quyển là kết quả của việc đốt cháy nhiên liệu hóa
thạch và đốt rừng, chứ không phải là kết quả của quá trình tự nhiên.
Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu IPCC (2013) Carbon
dioxide là khí nhà kính, làm tăng tính hiệu ứng nhà kính của khí quyển và do đó
dẫn đến sự nóng lên của Trái đất.
2.3. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
2.3.1. Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới
Theo báo cáo đánh giá lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ về BĐKH IPCC
(2007) đã phản ánh sự đồng thuận rộng rãi về mặt khoa học khi cho rằng BĐKH
là có thật và do con người gây ra. Mặc dù hiện vẫn còn nhiều điều chưa chắc
chắn về tốc độ nóng lên, thời gian chính xác và hình thức tác động, nhưng những
nguy cơ gắn liền với thực trạng các lớp băng trên trái đất đang tan ra ngày một
nhanh, nhiệt độ các đại dương tăng lên, các hệ sinh thái rừng nhiệt đới bị hủy
hoại và những hậu quả các do khí hậu gây ra là hoàn toàn có thật.
2.3.1.1. Sự gia tăng của nhiệt độ
-Theo tổng hợp của Nguyễn Đức Ngữ (2010):
Xu thế tăng nhiệt độ trong chuỗi số liệu 100 năm 1906-2005 là 0,740C, lớn
hơn xu thế tăng nhiệt độ 100 năm thời kỳ 1901-2000, trong đó riêng bắc cực
nhiệt độ đã tăng 1,50C, gấp đôi tỷ lệ tăng trung bình toàn cầu.
Xu thế tăng nhiệt độ trong vòng 50 năm gần đây là 0,130C/thập kỷ, gấp 2
lần xu thế tăng nhiệt độ của 100 năm qua. Nhiệt độ tăng tổng cộng từ 1850-1899
đến 2001-2005 là 0,760C (0,58-0,95).
Theo các nhà khoa học tại Cơ quan quản lý Đại Dương và Khí quyển Quốc
gia Mỹ (National Oceanic and Atmospheric Administration-NOAA) cho biết
không tìm thấy một dấu hiệu gián đoạn nào trong tốc độ gia tăng của trong những
năm gần đây.
Cụ thể kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong 15 năm qua (giai đoạn 20002014) nhiệt độ tăng trung bình khoảng 0,1160C/thập kỷ. Tốc độ này không hề
suy giảm mà thực tế còn cao hơn mức tăng trung bình 0,1130C/thập kỷ giai đoạn
nửa sau thế kỷ 20 (1950-1999), giai đoạn đánh dấu rõ ràng sự bắt đầu gia tăng do
các hoạt động của con người gây ra. Ngoài ra, các dữ liệu mới cũng cho biết năm
9
2014 được xem là năm nóng nhất trong lịch sử hiện đại.
Cũng theo báo cáo đánh giá lần thứ 5 của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi
khí hậu IPCC công bố tháng 9 năm 2013 đã có những kết luận như sau:
Trong vòng 3 thập kỷ vừa qua, cứ sau mỗi thập kỷ bề mặt trái đất đã liên tục
nóng lên hơn bất kỳ thập kỷ nào trước đó kể từ năm 1850. Ở bắc bán cầu, giai đoạn
từ 1983-2012, dường như là khoảng thời gian 30 năm ấm nhất trong 1.400 năm qua.
Hình 2.2. Thay đổi nhiệt độ bè mặt trái đất giai đoạn 1901-2012
Nguồn: IPCC (2013)
2.3.1.2. Biến đổi của lượng mưa
Theo báo cáo tổng hợp thông tin của Viện khí tượng thủy văn và môi
trường (IMHEN, 2010) cho biết trong thời kỳ 1901-2005, xu thế biến đổi của
lượng mưa rất khác nhau giữa các khu vực và giữa các tiểu khu vực trên từng
khu vực và giữa các thời đoạn khác nhau trên từng tiểu khu vực.
Ở Bắc Mỹ, lượng mưa tăng lên ở nhiều nơi, nhất là ở Bắc Canada nhưng
lại giảm đi ở Tây Nam nước Mỹ, Đông Bắc Mexico và bán đảo Bafa với tốc độ
giảm chừng 2% mỗi thập kỷ, gây ra hạn hán trong nhiều năm gần đây. Ở Nam
Mỹ, lượng mưa lại tăng lên trên khu vực amazon và vùng biển Đông Nam nhưng
lại giảm đi ở chile và vùng bờ biển phía Tây. Ở Châu Phi, lượng mưa giảm ở
Nam Phi, đặc biệt ở Sahen trong giai đoạn 1960-1980. Ở khu vực nhiệt đới,
lượng mưa giảm đi ở Nam Á và Tây Phi với trị số xu thế là 7,5% cho cả thời kỳ
1901-2005. Khu vực có tính địa phương rõ rệt nhất trong xu thế biến đổi lượng
mưa là Australia do tác động to lớn của ENSO.
10
Trên phạm vi toàn cầu lượng mưa tăng lên ở các đới phía Bắc vĩ độ 300N
thời kỳ 1901-2005 và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới, kể từ thập kỷ 1990.Tần số lượng
mưa tăng lên trên nhiều khu vực, kể cả những nơi lượng mưa có xu thế giảm.
2.3.1.3. Băng tan và nước biển dâng
Khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên, lượng mưa tại các khu vực khác nhau đang
thay đổi, các vùng biển ấm lên, băng tại các cực tan làm cho nước biển dâng.
Theo báo cáo đánh giá lần thứ IV của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí
hậu IPCC xuất bản năm 2007, dự báo mức tăng trung bình là 60 cm trước năm
2100. Trước năm 2050, nước biển có thể dâng tối thiểu là 16cm và tối đa là 38cm.
Tại hội nghị quốc tế về BĐKH họp ở Bruxen Bỉ, các báo cáo khoa học
cho biết, ở Bắc Cực khối băng dày 2 dặm đang mỏng dần và đã mỏng đi 66cm. ở
Nam cực tình trạng tương tự cũng đang diễn ra nhưng tốc độ chậm hơn và những
núi băng ở Tây Nam Cực đổ sụp. Các nhà khoa học phát hiện mùa hè năm 2007
và 2008, lượng băng bao phủ ở hai cực đã xuống ở mức thấp nhất kể từ lần vệ
tinh ghi được những hình ảnh đầu tiền vào 30 năm trước. (IPCC, 2007).
Cũng theo số liệu vệ tinh cho thấy trong giai đoạn 1979-2012 diện tích
băng trung bình hàng năm ở Bắc Cực đã thu hẹp khoảng 3,8%/thập kỷ, riêng
mùa hè giảm từ 9,4-13,6%/thập kỷ. Diện tích cực đại của lớp băng phủ ở Bắc
bán cầu giảm 13,5-14,7% / thập kỷ trong giai đoạn 1979-2012. Còn ở Nam cực
diện tích băng thu hẹp với tỷ lệ trung bình là 1,5%/thập kỷ trong giai đoạn
1979-2012 (IPCC, 2013).
Theo báo cáo lần thứ V của Ủy ban liên chính phủ về BĐKH IPCC (2013)
Tốc độ nước biển dâng từ giữa thế kỷ XIX đã lớn hơn so với tốc độ nước biển
dâng trung bình trong vòng 2000 năm trước đó. Trong hơn 100 năm 1901-2010,
mực nước biển trung bình toàn cầu tăng 0,19m. Dựa vào các dữ liệu vệ tinh cho
thấy mực nước biển mỗi năm dâng cao thêm 3mm và với tình hình như vậy sẽ
nhấn chìm nhiều thành phố ven biển, phá hủy môi trường sống của 600 triệu
người ở những khu vực có nền đất thấp và các quốc đảo.
2.3.2. Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam
2.3.2.1. Tăng nhiệt độ
Kết luận của Nguyễn Đức Ngữ (2010) đưa ra rằng:
Trong khoảng 70 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng lên trung bình
0
0,1 C/thập kỷ (0,07-0,150C). Nhiệt độ trung bình bốn thập kỷ gần đây 1961-2000
cao hơn 3 thập kỷ trước đó 1931-1960.
11