1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Con cái luôn là niềm yêu thương, sự hy vọng của những người làm cha
làm mẹ. Khi một đứa trẻ sinh ra, từng miếng ăn, từng giấc ngủ, từng sự đổi
thay dù là nhỏ nhất của trẻ đều được quan tâm và chú ý bởi những người thân
mà trực tiếp nhất là người mẹ. Sự phát triển bình thường của đứa trẻ về thể
chất và đời sống tâm lí luôn là niềm trông đợi và khát khao của các bậc sinh
thành. Mỗi sự kiện trong cuộc đời luôn để lại những dấu ấn khó phai và theo
suốt cả cuộc đời của đứa trẻ. Mà ngày đầu tiên “đi học” ở trường MN là một
bước ngoặt, là một sự kiện quan trọng không chỉ riêng của trẻ mà còn là mối
quan tâm, lo lắng của cha mẹ, của gia đình và của cả những giáo viên, những
nhà làm công tác chăm sóc giáo dục ở trường MN.
Ngày đầu tiên đến trường, bé không thể tránh khỏi những lo lắng, đến
môi trường mới bé gặp phải những thay đổi về thói quen, chế độ sinh hoạt…
nhiều bé cảm thấy hẫng hụt, mất cảm giác an toàn và khóc nhiều. Trong tiếng
khóc ngày đầu tiên đó, ánh mắt hoang mang dò tìm một điểm tựa mang đến
cho các bậc phụ huynh không ít những lo lắng, các cô giáo vất vả trong việc
dỗ nín trẻ.
Thực tế cho hay rằng, nhiều đứa trẻ háo hức mong mỏi được “đi học” ở
trường MN, song khi “đi học” lại khóc, rồi sợ “đi học”, sút cân, phát ốm…Vì
sao bé cứ khóc mãi vào những ngày đầu đến trường? Làm sao để trẻ thích ứng
cao hơn với chế độ sinh hoạt ở trường MN, hòa nhập với môi trường sống
mới, với các quan hệ mới (các cô, các bạn)?
Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Biện pháp giúp trẻ 3 4 tuổi mới “đi học” TƯ với CĐSH ở trường MN”. Với mong muốn và hy
vọng sẽ góp một phần nào đó làm giảm bớt những lo lắng, băn khoăn của
những bậc cha mẹ có con mới bắt đầu đi học, giúp cho giáo viên hiểu hơn
1
1
2
những khó khăn vướng mắc của trẻ và có thêm nhiều biện pháp để cùng
chung tay giúp trẻ thích ứng nhanh với CĐSH ở trường MN.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi TƯ nhanh
với CĐSH ở trường MN.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình thích ứng với chế độ sinh hoạt ở trường MN của trẻ 3 - 4 tuổi
mới “đi học”.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học” TƯ với CĐSH ở
trường MN.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Đa số trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học” thích ứng thấp với CĐSH ở trường
MN. Nguyên nhân có thể là do sự thay đổi đột ngột môi trường sống và
CĐSH hằng ngày. Nếu có những biện pháp phù hợp giúp trẻ làm quen dần
với môi trường và CĐSH ở trường MN trước khi trẻ “đi học” và những ngày
đầu “đi học” thì sẽ giúp trẻ nhanh chóng TƯ với CĐSH ở trường MN.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu xây dựng cơ sở lí luận về khả năng thích ứng với
CĐSH ở trường MN của trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học”.
5.2. Tìm hiểu thực trạng mức TƯ với CĐSH ở trường MN của trẻ 3 4 tuổi mới “đi học” ở một số trường MN tại Thành phố Hồ Chí Minh.
5.3. Xây dựng một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học” TƯ
cao với CĐSH ở trường MN.
5.4. Tổ chức thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả và tính khả
thi của các biện pháp đã xây dựng.
2
2
3
6. Giới hạn đề tài
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu sự TƯ với CĐSH ở trường MN của trẻ 3 - 4 tuổi
những ngày đầu tiên “đi học” và các biện pháp giúp trẻ TƯ nhanh với CĐSH
ở trường MN.
6.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Đề tài được tiến hành tại : Trường MN 10 (Quận 3), trường MN Thành Phố
Hồ Chí Minh (Quận 3), trường MNTT Hải Yến (Quận 3) và trường MN
Măng Non 1 (Quận 10) tại thành phố Hồ Chí Minh.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Phân tích, tổng hợp các tài liệu và công trình nghiên cứu có liên quan nhằm
xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Chúng tôi dự giờ các HĐ trong CĐSH của trẻ 3 - 4 tuổi những ngày
đầu “đi học” ở trường MN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, quan sát và
đánh giá biện pháp giáo viên sử dụng nhằm giúp trẻ TƯ với môi trường
trường MN và mức TƯ với CĐSH của trẻ.
7.2.2. Phương pháp điều tra viết
Dùng phiếu điều tra để thăm dò giáo viên và phụ huynh về những biện
pháp giúp trẻ TƯ với CĐSH ở trường MN.
7.2.3. Phương pháp đàm thoại.
Phương pháp đàm thoại được tiến hành để tìm hiểu sâu nhận thức việc
làm cụ thể của GVMN, cán bộ quản lí và phụ huynh về biện pháp giúp trẻ 3 4 tuổi những ngày đầu “đi học” TƯ nhanh với CĐSH ở trường MN để có
3
3
4
thêm thông tin về thực trạng biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi TƯ với CĐSH ở
trường MN.
7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Áp dụng những biện pháp đã đề xuất vào việc tổ chức CĐSH của trẻ 3
- 4 tuổi mới “đi học” ở trường MN nhằm xác định hiệu quả và tính khả thi
của những biện pháp này.
7.3. Nhóm phương pháp xử lí số liệu
Sử dụng một số công thức toán học thống kê có liên quan (như: công
thức tính tỉ lệ %; tính điểm trung bình cộng, tính độ lệch chuẩn,…) để lưỡng
hóa kết quả nghiên cứu thực tiễn.
8. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
8.1. Về mặt lí luận
Đề tài góp phần xây dựng cơ sở lí luận về sự TƯ với CĐSH ở trường MN
cho trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học” và những biện pháp giúp trẻ TƯ với CĐSH ở
trường MN.
8.2. Về mặt thực tiễn
Đề tài chỉ ra được thực trạng việc sử dụng biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi
những ngày đầu “ đi học” TƯ với CĐSH ở trường MN ở một số trường MN
tại Tp. HCM. Đồng thời, đề xuất một số biện pháp tác động nhằm giúp trẻ 3 4 tuổi những ngày đầu “đi học” TƯ nhanh với CĐSH ở trường MN.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu; kết luận và kiến nghị; phụ lục, luận văn gồm ba chương
Chương 1: Cơ sở lí luận về sự thích ứng với chế độ sinh hoạt ở trường
MN của trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học”.
Chương 2: Thực trạng biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học” thích
ứng với chế độ sinh hoạt ở trường MN.
Chương 3: Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi
mới “đi học” thích ứng với chế độ sinh hoạt ở trường MN.
4
4
5
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ SỰ THÍCH ỨNG VỚI CHẾ ĐỘ SINH HOẠT Ở
TRƯỜNG MẦM NON CỦA TRẺ 3 - 4 TUỔI MỚI “ĐI HỌC”
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Tình hình nghiên cứu sự thích ứng ở nước ngoài
a. Những nghiên cứu về sự TƯ của con người nói chung với môi trường
và hoạt động mới
H.Spencer gần như đồng nhất sự TƯ tâm lí với sự thích nghi sinh học.
J.Watson, dưới góc độ TƯ, cuộc sống con người là tập hợp nhiều hành vi
khác nhau nhằm mục đích giúp họ thích nghi với môi trường sống.
S.Freud cho rằng: Khả năng TƯ với cuộc sống của cá nhân chỉ thể hiện được
khi “cái tôi” có thể điều hòa được mâu thuẫn giữa “cái ấy” với “cái siêu tôi".
Các nhà TLH Liên Xô trước đây: N.D.Cacsep, L.D.Khadeeva và
K.D.Paplop đã cho ra đời tác phẩm “Các tiêu chuẩn sinh lí của sự TƯ”.
D.A.Andreeva đã xem vấn đề TƯ như là một vấn đề của nhân cách. B.P.Allen
đã nghiên cứu sự TƯ học tập của sinh viên thông qua hệ thống các kĩ năng.
tác phẩm “Sự thích nghi của con người”, Richard E.
b. Những nghiên cứu sự TƯ của trẻ MN với môi trường hoạt động mới
Tác phẩm “Trẻ mới nhập học vào trường MN” của A.N.Vatytina (Nga)
và trong bài “Trẻ em trong trường MN” của P.Kalina.
C.M.Sukina có công trình nghiên cứu về sự TƯ học tập của trẻ 6 tuổi.
B.Zazzo trong công trình nghiên cứu: “Bước chuyển mẫu giáo lớn lên lớp một”.
1.1.2 . Tình hình nghiên cứu sự thích ứng ở Việt Nam
Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về sự TƯ như: Nguyễn Quang Uẩn,
Lê Ngọc Lan, Vũ Thị Nho, Trần Thị Quốc Minh, Trần Thị Ngọc Chúc,
Hoàng Thị Nhung, Phan Quốc Lâm.
1.2. Một số vấn đề lí luận về thích ứng
5
5
6
1.2.1. Khái niệm thích ứng
TƯ là hình thức thích nghi đặc biệt, là quá trình con người gia nhập vào
môi trường, vào HĐ mới và bằng cơ chế lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội lịch sử với vai trò là chủ thể HĐ tích cực để biến đổi và hình thành những cấu
tạo tâm lí mới, những hành vi, ứng xử mới. Trên cơ sở đó, điều khiển, điều
chỉnh hành vi phù hợp với yêu cầu, điều kiện mới của môi trường sống.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự thích ứng tâm lí
Sự phát triển của cơ thể, của hệ thần kinh và vận động
Sự phát triển về mặt tâm lí
HĐ của cá nhân
Hoàn cảnh sống
Giáo dục
1.3. Chế độ sinh hoạt của trẻ 3 - 4 tuổi ở trường MN
1.3.1. Khái niệm về chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường MN
CĐSH là một quy trình khoa học về việc phân bố hợp lí các HĐ, nghỉ ngơi
trong ngày phù hợp với từng lứa tuổi nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu của trẻ, giúp
trẻ phát triển một cách tốt nhất.
1.3.2. Chế độ sinh hoạt của trẻ 3 - 4 tuổi ở trường MN
Thời gian
6h45 - 8h00
8h00 - 8h30
8h30 - 9h10
9h10 - 10h00
10h00 - 11h10
11h10 - 14h00
14h00 - 14h40
14h40 - 15h40
15h40 - 17h00
Nội dung
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
Hoạt động học
Chơi, hoạt động ở các góc
Chơi và hoạt động ngoài trời
Vệ sinh, ăn trưa
Ngủ trưa
Vệ sinh, ăn phụ
Chơi và hoạt động theo ý thích
Chơi, trả trẻ
1.4. Sự thích ứng của trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học” với chế độ sinh hoạt ở
trường MN
1.4.1. Đặc điểm phát triển tâm, sinh lí của trẻ 3 - 4 tuổi.
6
6
7
Trẻ 3 - 4 tuổi, tốc độ phát triển về thể lực và tâm lí vẫn diễn ra cao nhưng
có thấp hơn so với tốc độ phát triển trong ba năm đầu, cơ thể của trẻ rắn rỏi
và cứng cáp, các vận động cơ bản phát triển và dần hoàn thiện hơn. Tay chân
bớt vụng về, các động tác khéo léo hơn, trẻ có thể tập múa, tập vẽ… Sức đề
kháng của cơ thể trẻ được nâng lên rõ rệt và trẻ ít bị bệnh hơn so với ba năm
đầu. Cân nặng và chiều cao (Mục tiêu phát triển trẻ mẫu giáo bé, Chương
trình GDMN):
Trẻ trai : Cân nặng đạt 12,9 – 20,8 kg → 16,7 ± 3,8 kg.
Chiều cao đạt 94,4 – 111,5 cm → 102,9 ± 8,5 cm.
Trẻ gái : Cân nặng đạt 12,6 – 20,7 kg → 16,0 ± 3,4 kg.
Chiều cao đạt 93,5 – 109,6 cm →101 ± 7,1 cm.
Các quá trình tâm lí của trẻ cũng phát triển mạnh, đặc biệt là tư duy và
ngôn ngữ. HĐ vui chơi (mà trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề)
chiếm ưu thế và giữ vai trò chủ đạo, trẻ ở lứa tuổi này đã bắt đầu chơi với
nhau và chơi cùng nhau, HĐ vui chơi của trẻ còn đơn giản, nội dung, chủ đề
và hình thức chơi còn đơn điệu, nghèo nàn. Trẻ chưa quen phối hợp với nhau
trong khi chơi.
Tư duy của trẻ chuyển từ kiểu tư duy trực quan - hành động sang kiểu tư
duy trực quan - hình tượng, tư duy của trẻ mẫu giáo bé còn gắn liền với xúc
cảm và ý muốn chủ quan, trẻ thường đặt câu hỏi “tại sao?” và làm những
điều gì mình thích.
1.4.2. Sự TƯ của trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học” với chế độ sinh hoạt ở
trường MN
Sự TƯ với CĐSH của trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học” ở trường MN là quá
trình trẻ làm quen, hòa nhập, điều chỉnh bản thân để phù hợp với nề nếp sinh
hoạt và các mối quan hệ ở lớp, ở trường MN.
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự TƯ của trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học”
với CĐSH ở trường MN
7
7
8
Sự phát triển thể chất.
Sự phát triển tâm lí.
Đặc điểm cá nhân của từng trẻ.
Hoàn cảnh gia đình.
Nhận thức, tâm lí và tác động sư phạm của giáo viên.
1.4.4. Biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học” thích ứng với chế độ
sinh hoạt ở trường MN
• Ban Giám hiệu cần nhận thức được tầm quan trọng của công tác đón trẻ mới
-
và giúp trẻ cao chóng TƯ với trường MN.
Có kế hoạch nhận trẻ.
Có kế hoạch, nội dung phối hợp với phụ huynh.
Có kế hoạch, nội dung, biện pháp hỗ trợ giáo viên.
Có sự chỉ đạo phối hợp công tác giữa các bộ phận trong trường phục vụ cho
việc đón trẻ mới.
- Chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất.
- Công tác kiểm tra, giám sát.
• Giáo viên cần tìm hiểu kĩ về trẻ, về các đặc điểm cá nhân, thói quen, cá tính
riêng của trẻ. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp tác động cho phù hợp với
từng trẻ.
• Về phía gia đình. Nếu gia đình có ý thức chuẩn bị tốt cho trẻ trước khi đến
trường thì trẻ sẽ dễ dàng TƯ với môi trường MN hơn.
1.4.5. Tiêu chí đánh giá sự thích ứng với chế độ sinh hoạt ở trường
MN của trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học”
a. Tiêu chí đánh giá
Hành vi chống đối (làm đổ thức ăn, phun thức ăn, đánh
cô, đánh bạn, giãy giụa…)/ Hành vi né tránh (chạy trốn,
thu mình một chỗ…) (0đ)
1
Cảm xúc Bộc lộ những cảm xúc tiêu cực (sợ hãi, khó chịu, căng
thẳng…) (1đ)
Khóc (2đ)
Vui vẻ (3đ)
2
Bỏ ăn/không chịu ăn (0đ)
Ăn ít (1đ)
8
8
9
Ăn hết suất (2đ)
Ăn uống Tự giác ăn (3đ)
Không ngủ (0đ)
3
Ngủ
Khó ngủ (1đ)
Ngủ không đẫy giấc (2đ)
Ngủ đẫy giấc (3đ)
Đi vệ sinh tại chỗ (0đ)
4
Vệ sinh
Không dám gọi cô (1đ)
Đã biết gọi cô (2đ)
Tự thực hiện các thao tác vệ sinh (3đ)
Chơi một mình (0đ)
5
Giao
tiếp
Chơi với đồ chơi (1đ)
Chơi với cô (2đ)
Chơi với bạn (3đ)
Phản ứng sinh lí trực tiếp (nôn, toát mồ hôi...)(0đ)
6
Sức
khỏe
Bị đau bệnh (1đ)
Bị giảm cân (2đ)
Tăng cân phù hợp với lứa tuổi (3đ)
b. Thang đánh giá:
Mức độ 1 - Trẻ TƯ cao với CĐSH ở trường MN: (13 - 18 điểm)
Mức độ 2 - Trẻ TƯ trung bình với CĐSH ở trường MN: (7 – 12
điểm)
Mức độ 3 - Trẻ TƯ thấp với CĐSH ở trường MN: (dưới 6 điểm)
Kết luận chương 1
Vấn đề TƯ tâm lí đã được các nhà TLH trong nước, ngoài nước nghiên
cứu dưới nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau.
9
9
10
Đối với trẻ em 3 - 4 tuổi mới vào trường MN, phải hòa nhập vào một
môi trường sống đầy mới mẻ về mọi mặt, thì sự TƯ càng thể hiện rõ hơn vai
trò của nó đối với sự phát triển của trẻ.
Sự TƯ với CĐSH ở trường MN của trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học” là quá
trình trẻ làm quen, hòa nhập, điều chỉnh bản thân để phù hợp với các mối
quan hệ mới và các nề nếp sinh hoạt mới ở trường MN nhằm thỏa mãn
những nhu cầu của bản thân, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả HĐ của trẻ,
giúp trẻ phát triển một cách bình thường.
Toàn bộ lí luận về bản chất của sự TƯ tâm lí và sự TƯ với CĐSH ở
trường MN của trẻ là cơ sở vững chắc để giúp chúng tôi tiếp tục nghiên cứu
thực trạng TƯ với CĐSH ở trường MN của trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học”. Từ
đó, chúng tôi đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp nhằm giúp trẻ 3 - 4
tuổi mới “đi học” TƯ cao với CĐSH ở trường MN.
Chương 2
THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 3 - 4 TUỔI MỚI “ĐI HỌC”
THÍCH ỨNG VỚI CHẾ ĐỘ SINH HOẠT Ở TRƯỜNG MẦM NON
2.1. Mục đích điều tra
Điều tra thực trạng nhằm làm rõ các biện pháp GVMN đã sử dụng giúp
trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học” TƯ với CĐSH ở trường MN và mức TƯ với
CĐSH ở trường MN của trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học”, tìm hiểu những khó
khăn mà trẻ thường gặp phải và trong quá trình TƯ với CĐSH ở trường MN.
Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học” TƯ
với CĐSH ở trường MN.
2.2. Nội dung điều tra
- Điều tra thực trạng nhận thức của GVMN về sự cần thiết phải giúp trẻ
3 - 4 tuổi mới “đi học” TƯ với CĐSH ở trường MN.
- Điều tra thực trạng nhận thức và sự chuẩn bị của phụ huynh nhằm giúp
trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học” TƯ với CĐSH ở trường MN.
10
10
11
- Điều tra thực trạng các biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học” TƯ
với CĐSH ở trường MN của GVMN.
- Điều tra mức độ TƯ với CĐSH ở trường MN của trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi
học”
2.3. Đối tượng điều tra
- Phụ huynh có con 3 - 4 tuổi mới “đi học” trường MN.
- GVMN đang đứng lớp mẫu giáo bé.
- Trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học” trường MN.
2.4. Thời gian điều tra
2.5. Phạm vi điều tra
2.6. Phương pháp điều tra
2.6.1. Phương pháp quan sát
2.6.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu Anket
2.7. Tiêu chí và thang đánh giá
Đánh giá mức độ TƯ với CĐSH của trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học” ở trường
MN thông qua các tiêu chí và thang đánh giá đã trình bày ở mục 1.4.5
Chương 1.
2.8. Kết quả điều tra
2.8.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về sự cần thiết phải có biện
pháp giúp trẻ MG 3 - 4 tuổi mới “đi học” TƯ với CĐSH ở trường MN
Bảng 2.1. nhận thức của GVMN về sự cần thiết phải có biện pháp giúp
trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học” TƯ với CĐSH ở trường MN
Thâm niên công tác
Mức độ cần thiết
của GV
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết
Dưới 5 năm (28)
3/28
7/28
18/28
Từ 5 đến 10 năm (33)
17/33
15/33
1/33
Trên 10 năm (19)
16/19
3/19
0
Qua bảng 2.1 ta thấy, GV càng có thâm niên công tác càng cảm thấy
cần có biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học” TƯ cao với CĐSH ở trường
MN. Xét theo trình độ đào tạo, những GV có trình độ nghiệp vụ sư phạm
11
11
12
càng cao càng thấy rất cần thiết phải có biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi
học” TƯ cao với CĐSH ở trường MN.
2.8.2. Thực trạng biện pháp giúp trẻ MG 3 - 4 tuổi mới “đi học” TƯ
cao với CĐSH ở trường MN của trường MN
2.8.2.1. Chuẩn bị về cơ sở vật chất để đón trẻ
* Mô hình “Mái nhà xanh”
Qua khảo sát thực trạng tổ chức môi trường của trường lớp nhằm giúp
trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học” TƯ với CĐSH ở trường MN chúng tôi thấy 100%
các trường được khảo sát đều thực hiện mô hình “Mái nhà xanh” như một
không gian dành riêng để chào đón trẻ mới đến trường MN.
* Môi trường trong lớp
An toàn về thể lực sức khỏe
An toàn về tâm lí:
An toàn về tính mạng
2.8.2.2. Xây dựng kế hoạch đón trẻ
Kế hoạch đón trẻ của nhà trường
Kế hoạch đón trẻ của GVMN
2.8.3. Thực trạng nhận thức và các biện pháp của phụ huynh trong
việc giúp trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học” TƯ với CĐSH ở trường MN
a. Nhận thức của phụ huynh về sự cần thiết phải có biện pháp giúp trẻ
3 - 4 tuổi mới “đi học” TƯ với CĐSH ở trường MN
Bảng 2.2. Nhận thức của phụ huynh về sự cần thiết phải có biện pháp
giúp trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học” TƯ với CĐSH ở trường MN
Trình độ học vấn của phụ
huynh
Cao đẳng, đại học (45)
Mức độ cần thiết
Rất cần thiết
39/45
12
Cần thiết
6/45
Không cần thiết
0
12
13
Trung học chuyên nghiệp (50)
30/50
15/50
5/50
THCS, THPT (55)
17/55
19/55
19/55
Qua bảng 2.2 ta thấy, những phụ huynh có trình độ học vấn cao thường
cho rằng cần thiết phải có biện pháp giúp trẻ mới “đi học” TƯ nhanh với
CĐSH ở trường MN hơn nhiều phụ huynh có trình độ học vấn thấp.
b. Nhận thức của phụ huynh về vai trò của gia đình và nhà trường trong
việc giúp trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học” TƯ với CĐSH ở trường MN
Bảng 2.3. Nhận thức của phụ huynh về vai trò của gia đình và nhà trường
trong việc giúp trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học” TƯ với CĐSH ở trường MN
Trình độ học vấn của phụ
huynh
Cao đẳng, đại học (45)
Trung học chuyên nghiệp (50)
THCS, THPT (55)
Vai trò của các lực lượng giáo dục
Gia đình
Nhà trường
Cả hai
3/45
10/45
32/45
5/50
15/50
30/50
1/55
43/55
11/55
Qua kết quả nghiên cứu được thống kê ở bảng 2.3 ta thấy, những phụ
huynh có học vấn càng cao càng có nhận thức đúng đắn về vai trò của gia đình,
nhà trường và sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc giúp trẻ
3 - 4 tuổi mới “đi học” TƯ nhanh với CĐSH ở trường MN.
c. Những biện pháp của phụ huynh giúp trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học” TƯ
với CĐSH ở trường MN
- Cho con tiếp xúc với “Mái nhà xanh” của trường MN
- Tạo tâm thế sẵn sàng “đi học” cho trẻ trong cuộc sống hằng ngày ở
gia đình.
- Một số phụ huynh đưa con đến trường MN, cho con tiếp xúc, cho con
chơi cùng với các bạn;
2.8.4. Thực trạng mức độ TƯ với CĐSH ở trường MN của trẻ 3 - 4
tuổi mới “đi học”
13
13
14
a. Mức độ TƯ với CĐSH ở trường MN cho trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học”
(Xét chung các tiêu chí)
Bảng 2.4. Thực trạng mức độ TƯ với CĐSH ở trường MN của trẻ 3 - 4
tuổi mới “đi học”
Kết quả (N=50)
Ngày
thứ
TƯ cao
TƯ trung bình
TƯ thấp
Giá
trị
Trung
bình
(
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
SL
%
SL
%
SL
%
2
3
6
9
15
12
15
18
20
20
4
6
12
18
30
24
30
36
40
40
17
16
25
24
22
26
23
23
21
21
34
32
50
48
44
52
46
46
42
42
31
31
19
17
12
12
12
9
9
9
62
62
38
34
24
24
24
18
18
18
Độ
lệch
chuẩn
(S)
)
5,54
5,74
7,18
8,38
9,56
9,28
10,18
11,4
12,06
12,34
3,66
3,65
3,58
3,62
3,53
4,66
4,94
4,49
4,36
4,07
Dựa vào bảng thống kê 2.6, kết hợp với việc quan sát, theo dõi trẻ trong
suốt quá trình khảo sát, chúng tôi rút ra một số nhận xét theo từng ngày.
Mức độ TƯ với CĐSH ở trường MN của trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học”
được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.11. Mức độ TƯ với CĐSH ở trường MN của trẻ 3 - 4 tuổi
mới “đi học”
Qua biểu đồ này ta thấy tỉ lệ trẻ TƯ với CĐSH ở trường MN ở mức độ
cao tăng dần, số trẻ có mức độ TƯ thấp giảm đi đáng kể sau hai tuần đi học.
b. Mức độ TƯ với CĐSH ở trường MN cho trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học”
(Xét theo từng tiêu chí)
14
14
15
Bảng 2.5. Thực trạng sự TƯ với CĐSH ở trường MN của trẻ 3 – 4 tuổi
mới “đi học” (Xét theo từng tiêu chí)
STT
Tiêu chí
N1
N2
N3
N4
N5
N6
N7
N8
N9
N10
1
2
3
4
5
6
Cảm xúc
Ăn uống
Ngủ
Vệ sinh
Giao tiếp
Sức khỏe
63
27
30
57
42
53
65
29
30
58
45
55
65
40
46
73
57
77
74
52
59
81
57
93
83
68
75
90
65
94
91 98 105 114
62 71 86 91
68 78 88 89
94 104 110 113
65 68 79 90
83 88 102 104
121
92
89
111
96
107
Tổng
điểm
879
618
652
891
664
856
Qua bảng 2.5 ta thấy, mức độ TƯ với CĐSH ở trường MN cho trẻ 3 - 4
tuổi mới “đi học” được nâng cao dần từng ngày ở tất cả các tiêu chí.
Ta có thể thấy rõ hơn sự TƯ với CĐSH ở trường MN cho trẻ 3 - 4 tuổi
mới “đi học” qua biểu đồ sau:
2.12. Biểu đồ thực trạng sự TƯ với CĐSH ở trường MN của trẻ 3 – 4
tuổi mới “đi học” (xét theo từng tiêu chí)
Qua biểu đồ 2.12, chúng ta thấy, các tiêu chí về cảm xúc, sức khỏe và
vệ sinh của sự TƯ với CĐSH ở trường MN của trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học” tốt
hơn các tiêu chí ăn uống, ngủ và giao tiếp.
2.8.5. Nguyên nhân của thực trạng
a. Sự thay đổi môi trường và CĐSH đột ngột
Từ môi trường nề nếp sinh hoạt quen thuộc của gia đình sang một môi
trường mới - môi trường sống ở trường MN với CĐSH mang tính tập thể - xã
hội của nhà trường.
b. Nhà trường chưa có những biện pháp hữu hiệu giúp trẻ mới “đi học”
TƯ nhanh với CĐSH ở trường MN
Quan sát việc sử dụng các biện pháp mà nhà trường và GVMN đã sử
dụng. Chúng tôi thấy, mặc dù các biện pháp đó là hợp lý và hấp dẫn, nhưng
GVMN chưa khai thác nó một cách triệt để.
15
15
16
c. Các bậc phụ huynh nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của gia đình trong
việc giúp trẻ mới “đi học” TƯ với CĐSH ở trường MN, chưa có những biện pháp
cần thiết giúp trẻ làm quen với CĐSH ở trường MN trước khi cho trẻ “đi học”
Trao đổi trực tiếp với GVMN, với một số bậc phụ huynh chúng tôi thấy,
phần lớn gia đình không tìm hiểu CĐSH ở trường MN thế nào để điều chỉnh
CĐSH của trẻ ở nhà sao cho tương thích giữa CĐSH ở nhà và CĐSH ở trường
trước khi cho trẻ “đi học”, nhằm giúp trẻ TƯ nhanh với CĐSH ở trường MN.
Kết luận chương 2
Mục đích của chương 2 là: trên cơ sở đánh giá thực trạng biện pháp
giúp trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học” TƯ với CĐSH ở trường MN và thực trạng sự
TƯ với CĐSH ở trường MN của trẻ, đề xuất những biện pháp hữu hiệu giúp
trẻ TƯ nhanh với CĐSH ở trường MN.
Chương 3
ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ
3 - 4 TUỔI MỚI “ĐI HỌC” THÍCH ỨNG VỚI CHẾ ĐỘ SINH HOẠT
Ở TRƯỜNG MẦM NON
3.1. Cơ sở xây dựng biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học” thích
ứng với chế độ sinh hoạt ở trường MN
3.2. Nguyên tắc xây dựng biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học”
thích ứng với chế độ sinh hoạt ở trường MN
3.3. Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học” thích ứng với
chế độ sinh hoạt ở trường MN
Biện pháp 1. Khai thác triệt để, hợp lí mô hình “Mái nhà xanh” để
kích thích hứng thú “đến trường” mầm non của trẻ
Biện pháp 2. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường nhằm
giúp trẻ làm quen với CĐSH ở trường MN trước khi cho trẻ “đi học” ở
trường MN
16
16
17
Biện pháp 3. Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng “đi học” cho trẻ 3 - 4 tuổi
mới “đi học” trường mầm non
Biện pháp 4. Tạo ra cảm giác an toàn, thoải mái cho trẻ ngay từ những
ngày đầu đi học ở trường MN
3.4. Thực nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học”
thích ứng với chế độ sinh hoạt ở trường MN
3.4.1. Mục đích thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành TN nhằm kiểm định hiệu quả và tính khả thi của các
biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học” TƯ với CĐSH ở trường MN đã
được đề xuất.
3.4.2. Đối tượng, phạm vi và thời gian thực hiện
Thực nghiệm được tiến hành từ ngày 15/7/2013 đến ngày 15/9/2013
trên 2 lớp MG 3 - 4 tuổi tại trường Măng Non 1, Quận 10, TP.HCM. Đây là
trường MN đạt chuẩn quốc gia, có bề dày thành tích về thực hiện công tác
chăm sóc và giáo dục trẻ. Số lượng trẻ tiến hành TN là N = 50, trong đó:
+ Lớp Mầm 1: Chúng tôi chọn 25 trẻ làm nhóm TN.
+ Lớp Mầm 2: Chúng tôi chọn 25 trẻ làm nhóm ĐC.
3.4.3. Nội dung và tiến trình thực nghiệm
3.4.3.1. Nội dung thực nghiệm
Sử dụng các biện pháp đã xây dựng tác động vào nhóm trẻ TN (lớp
Mầm 1); còn trẻ nhóm ĐC (lớp Mầm 2) vẫn sử dụng các biện pháp nhà
trường và GVMN thường dùng. Đo mức độ TƯ của trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi
học” đối với CĐSH ở trường MN sau hai tuần “đi học” (10 ngày “học” ở
trường mầm non).
3.4.3.2. Tiến trình thực nghiệm
Bước 1: Trao đổi, bàn bạc với BGH, GVMN và phụ huynh có con 3 - 4
tuổi mới “đi học” trường MN về kế hoạch, mục đích, nội dung và quá trình
tiến hành thực nghiệm.
17
17
18
Bước 2: Mở buổi toạ đàm, mời một số chuyên gia về tâm, sinh lý, dinh
dưỡng và sức khoẻ trẻ em để trao đổi, trò chuyện và tư vấn trực tiếp cho
GVMN và phụ huynh về các vấn đề có liên quan đến sự TƯ với CĐSH ở
trường MN của trẻ mới “đi học” để tháo gỡ những khó khăn, những vướng
mắc ảnh hưởng đến sự TƯ của trẻ.
Bước 3: Thống nhất giữa BGH và GVMN và các bậc phụ huynh về việc
triển khai các biện pháp tác động do chúng tôi đề xuất
Bước 4: Quan sát và đánh giá mức độ TƯ với CĐSH ở trường MN cho
trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học”.
3.4.4. Kết quả thực nghiệm
Mức độ thích ứng
STN
TN
Ngà
y thứ
ĐC
TƯ cao
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
SĐC
TN
(25)
3
5
9
10
12
11
13
15
16
16
TƯ TB
ĐC TN
(25) (25)
1
14
2
13
5
11
7
10
8
9
7
9
9
8
9
7
11
7
12
7
ĐC
(25)
10
12
13
12
11
11
10
11
9
9
TƯ thấp
TN
(25)
8
7
5
5
4
5
4
3
2
2
ĐC
(25)
14
11
7
6
6
7
6
5
5
4
6,5
7,5
7,5
9,0
10,0
10,0
11,0
12,0
14,0
14,0
4,11
3,98
3,91
3,73
3,55
4,01
4,02
3,77
3,55
3,49
5,6
5,6
7,2
8,0
8,5
8,6
9,5
10,5
11,7
12,2
4,15
4,11
3,90
3,95
3,72
3,98
4,95
4,45
4,37
4,29
Bảng 3.1 Mức độ TƯ với CĐSH của trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học”
Qua bảng 3.1 chúng tôi có một số nhận xét về mức độ TƯ với CĐSH ở
trường MN của trẻ nhóm TN và nhóm ĐC theo từng ngày.
•
Nhận xét chung
18
18
19
Mức độ TƯ với CĐSH ở trường MN của trẻ 3 - 4 tuổi mới đi học ở cả
nhóm TN và nhóm ĐC đều tăng dần qua mỗi ngày “đi học”. Trong đó, mức
TƯ với CĐSH ở trường MN của trẻ nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. Nếu ngày
đầu đi học, mức TƯ với CĐSH ở trường MN của nhóm TN và nhóm ĐC
chênh lệch nhau không nhiều (
TN = 6,5 - mức trung bình cận dưới;
ĐC
= 5,6 - mức thấp) thì đến ngày thứ 10, mức TƯ với CĐSH ở trường MN của
nhóm TN cao hơn nhiều so với nhóm ĐC. Cụ thể là, sang đến ngày thứ 10,
mức TƯ với CĐSH ở trường MN của trẻ nhóm TN đã ở mức cao (
TN =
14), trong khi đó mức TƯ với CĐSH ở trường MN của trẻ nhóm ĐC vẫn ở
mức TB (
ĐC = 11,7). Ta có thể thấy rõ hơn sự khác biệt này qua biểu đồ
sau:
Biểu đồ 3.11 Sự TƯ với CĐSH ở trường MN của trẻ 3 - 4 tuổi
sau 10 ngày “đi học”
• Sự TƯ với CĐSH ở trường MN của trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học” (xét theo từng
tiêu chí)
Bảng 3.2 Sự TƯ với CĐSH ở trường MN của trẻ 3 - 4 tuổi sau
10 ngày “đi học” (xét theo từng tiêu chí)
TT
1
2
3
4
5
6
Các tiêu chí
Cảm xúc
Ăn uống
Ngủ
Vệ sinh
Giao tiếp
Sức khoẻ
Nhóm TN
472
365
396
462
365
496
19
Nhóm ĐC
440
310
325
445
338
430
19
20
Qua bảng 3.2 ta thấy, sau 10 ngày (2 tuần) “đi học”, điểm số các mặt
biểu hiện về sự TƯ với CĐSH của trẻ ở nhóm TN và nhóm ĐC đều khá cao,
song điểm số của trẻ nhóm TN cao hơn nhóm ĐC ở tất cả các mặt biểu hiện.
Sự TƯ với CĐSH ở trường MN của trẻ 3 - 4 tuổi sau 10 ngày “đi học”
(xét theo từng mặt) được thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.12 Sự TƯ với CĐSH ở trường MN của trẻ 3 - 4 tuổi sau
10 ngày “đi học” (xét theo từng mặt biểu hiện)
Kết luận chương 3
Khi đã trải qua những bỡ ngỡ ban đầu, trường Mầm non sẽ trở thành
ngôi nhà yêu thương thứ hai của trẻ, nơi lưu giữ những kỉ niệm đẹp của
những ngày đầu tiên đi học. Để giúp trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học” TƯ với CĐSH
ở trường MN, chúng tôi đã đề xuất và tổ chức TN các biện pháp tác động sư
phạm sau đây: Biện pháp 1. Khai thác triệt để, hợp lí mô hình “Mái nhà xanh”
để kích thích hứng thú “đến trường” MN của trẻ; Biện pháp 2. Phối hợp chặt
chẽ giữa gia đình và nhà trường nhằm giúp trẻ làm quen với CĐSH ở trường
MN trước khi cho trẻ “đi học” ở trường MN; Biện pháp 3. Chuẩn bị tâm thế
sẵn sàng “đi học” cho trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học”; Biện pháp 4. Tạo ra cảm
giác an toàn, thoải mái cho trẻ ngay từ những ngày đầu đi học ở trường MN.
Kết quả TN cho thấy: Mức độ TƯ với CĐSH ở trường MN của nhóm
TN và nhóm ĐC đều tăng song có sự chênh lệch đáng kể giữa nhóm TN và
nhóm ĐC. Nếu những ngày đầu “đi học” trẻ nhóm TN và trẻ nhóm ĐC đều
có mức TƯ thấp thì sau 10 ngày, trẻ nhóm TN đã đạt mức TƯ cao (
20
TN =
20
21
14), trong khi đó trẻ nhóm ĐC sự TƯ vẫn ở mức trung bình (
ĐC = 11,7).
Sự chênh lệch này được thể hiện ở tất cả các tiêu chí đánh giá.
Đến đây chúng tôi có thể khẳng định rằng, các biện pháp tác động sư
phạm của chúng tôi là có hiệu quả và mang tính khả thi.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN CHUNG
Qua quá trình giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi
đưa ra một số kết luận như sau:
1.1. TƯ của trẻ nói chung và giúp trẻ TƯ cao với CĐSH ở trường MN
cho trẻ 3- 4 tuổi mới “đi học” nói riêng là nhiệm vụ quan trọng của ngành
GDMN. TƯ là một đặc điểm tâm lý mang bản chất xã hội của con người,
được hình thành trong quá trình sống, HĐ của cá nhân. Nhờ HĐ, cá nhân lĩnh
hội những phương thức hành vi, ứng xử mới để đáp ứng những đòi hỏi của
cuộc sống mới. CĐSH là trình tự diễn ra các HĐ trong ngày nhằm thoả mãn
những nhu cầu của trẻ. Sự TƯ với CĐSH của trẻ 3-4 tuổi mới “đi học” ở
trường mầm non là quá trình trẻ làm quen, hòa nhập, điều chỉnh bản thân để
phù hợp với các mối quan hệ mới và các nề nếp sinh hoạt mới ở trường mầm
non nhằm thỏa mãn những nhu cầu của trẻ, giúp trẻ nâng cao hiệu quả HĐ.
1.2. Qua quá trình điều tra thực trạng mức độ TƯ với CĐSH ở trường MN
của trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học” cho thấy, mức độ TƯ với CĐSH ở trường MN của
trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học” chưa cao. “Đi học” là một bước ngoặt quan trọng để
trẻ bước sang một môi trường mới với nhiều hứa hẹn thú vị hơn cho những
học hỏi mới, những phát triển mới. Nhưng đó cũng là bước ngoặt mà trẻ phải
đối mặt với những thay đổi lớn trong tâm lý. Vì thế, nếu không được chuẩn bị
đầy đủ về mặt tinh thần bé sẽ rất khó khăn để TƯ với môi trường mới, từ đó
dễ xuất hiện triệu chứng sợ “đi học”. Thực tế còn cho thấy, những trẻ mới “đi
học” còn khóc rất nhiều, có những biểu hiện tiêu cực ảnh hưởng không tốt đến
sức khoẻ của trẻ.
Trường MN, GVMN đã sử dụng một số biện pháp cần thiết để giúp trẻ
21
21
22
mới “đi học” TƯ với CĐSH ở trường MN, nhưng chưa có hiệu quả. Chẳng hạn,
nhiều trường xây dựng “Mái nhà xanh” như một biện pháp chủ đạo ở các
trường MN nhưng vẫn chưa khai thác và phát huy hết tiềm năng của nó và việc
sử dụng mô hình này ở trường MN hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Ngoài ra,
nhận thức của phụ huynh và hoàn cảnh gia đình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến
quá trình TƯ của trẻ.
1.3. Dựa trên những cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, chúng tôi
đề xuất một số biện pháp nhằm giúp trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học” TƯ cao với CĐSH
ở trường MN: Biện pháp 1. Khai thác triệt để, hợp lí mô hình “Mái nhà xanh” để
kích thích hứng thú “đến trường” MN của trẻ; Biện pháp 2. Phối hợp chặt chẽ
giữa gia đình và nhà trường nhằm giúp trẻ làm quen với CĐSH ở trường MN
trước khi cho trẻ “đi học” ở trường MN; Biện pháp 3. Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng
“đi học” cho trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học”; Biện pháp 4. Tạo ra cảm giác an toàn,
thoải mái cho trẻ ngay từ những ngày đầu đi học ở trường MN.
1.4. Kết quả TN các biện pháp nhằm giúp trẻ 3 - 4 tuổi mới “đi học” TƯ
cao với CĐSH ở trường mầm non cho thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa nhóm
TN và nhóm ĐC sau 10 ngày trẻ “đi học”. Điều đó chứng tỏ những biện pháp tác
động sư phạm mà chúng tôi đề xuất là hiệu quả và mang tính khả thi.
2. KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM
Để việc sử dụng có hiệu quả các biện pháp nhằm giúp trẻ 3-4 tuổi
mới đi học TƯ cao với CĐSH ở trường mầm non, chúng tôi có một số kiến
nghị như sau:
2.1. Đối với Ban Giám hiệu các trường MN
Cần phải xác định được tầm quan trọng của việc giúp trẻ mới “ đi
học” TƯ nhanh với CĐSH ở trường MN. Bởi lẽ, trẻ TƯ được với CĐSH ở
trường MN sẽ tạo được niềm vui đến trường cho trẻ, trẻ hoà nhập nhanh và
dễ vào nề nếp của lớp. Đồng thời các bậc phụ huynh cũng yên tâm hơn khi
gửi con vào trường.
Trên cơ sở xác định được tầm quan trọng của việc giúp trẻ mới “đi
học” TƯ với CĐSH ở trường MN, BGH cần đầu tư kinh phí xây dựng môi
trường giáo dục sao cho hấp dẫn để thu hút trẻ.
2.2. Đối với GVMN
22
22
23
- GVMN cần phải có tâm thế sẵn sàng đón trẻ một cách ân cần chu đáo,
tạo cảm giác an toàn, thoải mái cho trẻ ngay từ những ngày đầu “đi học”.
- GVMN cần phối hợp chặt chẽ với gia đình, đặt ra những yêu cầu đối
với gia đình trong việc thực hiện những CĐSH của trẻ ngay ở nhà.
- Tổ chức cho trẻ nhiều trò chơi, hoạt động hấp dẫn để duy trì niềm vui,
hứng thú được “đi học” ở trẻ.
- Không nóng vội ép trẻ vào nề nếp của lớp bằng những biện pháp cứng
rắn, mà cần nhẹ nhàng, từng bước đưa trẻ vào nề nếp.
2.3. Đối với các bậc phụ huynh
- Phải xác định được vai trò của gia đình trong việc giúp trẻ TƯ với
CĐSH ở trường MN, không phó mặc việc chăm sóc, giáo dục trẻ cho GVMN
ngay từ những ngày đầu trẻ “đi học”.
- Phải tìm hiểu CĐSH của trẻ ở trường MN, trên cơ sở đó tập cho trẻ
làm quen dần với nó trước khi cho trẻ “đi học” ở trường MN.
- Phải phối hợp chặt chẽ với GVMN trong việc chăm sóc giáo dục trẻ,
nhất là những ngày đầu trẻ mới “đi học”.
23
23