Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Tình mẫu tử trong tranh của một số họa sĩ việt nam tiêu biểu giai đoạn 1925 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 39 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong khoa
Nghệ thuật đã trực tiếp dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt 4
năm học ở trường Đại học sư phạm Hà Nội
Đặc biết em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên Th.s Nguyễn Thị
Hồng Thắm đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình
làm bài để em hoàn thành bài tiểu luận tốt nghiệp này.
Mặc dù đã dành nhiều thời gian, công sức và cố gắng rất nhiều , nhưng do
kiến thức chuyên môn còn hạn chế và kinh nghiệm làm nghiên cứu khoa học
chưa nhiều, nên bài Tiểu luận tốt nghiệp của em còn nhiều thiếu sót, kính
mong thầy, cô góp ý và chỉ bảo để em được tiến bộ và trưởng thành hơn về
chuyên môn cũng như làm nghiên cứu khoa học.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, tháng năm 2016

Sinh viên

Trịnh Thị Hồng


MỤC LỤC


A.

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển của các thời kì thì giai đoạn 1925-1945 là giai
đoạn phát triển mạnh mẽ với phong cách đa dạng, cách thể hiện tác phẩm theo


chủ đề, diễn tả sâu sắc nội dung tác phẩm của các họa sĩ.Tranh của họa sĩ Việt
Nam đã bắt đầu được giới thiệu với thế giới. Hội họa Việt Nam đã dần hình
thành một chân dung mới mặc dù không phải đã hoàn thiện. Những tác phẩm
mĩ thuật thành công đã khẳng định điều mà khi mở trường Cao Đẳng mĩ thuật
Đông Dương Pháp không muốn. Đó là người Việt Nam hoàn toàn có thể trở
thành nghệ sĩ tạo hình chứ không phải chỉ là những người thợ mĩ nghệ với đội
bàn tay khéo léo. Phong cách sáng tác của các họa sĩ có phẩn chuyển biến
mạnh mẽ hơn. Tranh không chỉ đơn thuần là ghi chép, diễn tả hiện thực hoặc
là nơi biểu hiện những kiến thức về nghệ thuật tạo hình. Nghệ thuật đã giúp
người nghệ sĩ gửi gắm vào tác phẩm những cảm xúc, những rung động thẩm
mĩ trước vẻ đẹp của cuộc sống, con người và thiên nhiên. Nghệ thuật tạo
hình giai đoạn này cũng tạo nên nhiều phong cách đa dạng, xuất hiện các
họa sĩ, nhà điêu khắc với những sở trường sử dụng chất liệu, tìm kiếm đề tài
để tạo nên những dấu ấn riêng trong nghệ thuật cận đại và hiện đại sau này.
Hai xu hướng sáng tác chính là lãng mạn và hiện thực đã khẳng định diện
mạo của nền hội họa cận đại Việt Nam với những đại diện xứng đáng tiêu
biểu. Điều này cho thấy rõ sự phát triển của hội họa hiện cận đại và những
thành tựu của nó, xứng đáng là loại hình nghệ thuật tiêu biểu cho mĩ thuật
Việt Nam cận đại.
Nội dung, chủ đề , đề tài sáng tác được mở rộng. các họa sĩ các nhà điêu
khắc đã tìm thấy nguồn cảm hứng sáng tạo trong hiện thực cuộc sống ở nông
thôn, ở thành thị, trong gia đình,… . Nội dung có thể nói thành công nhất
chính là vẻ đẹp của người phụ nữ trong các sinh hoạt gia đình, tình cảm mẹ
con . Đó là vẻ đẹp mềm mại , nhẹ nhàng, duyên dáng và kín đáo của người

1


phụ nữ Việt Nam đối với những đứa con của mình được thi vị họa trong các
tác phẩm của các nghệ sĩ. Tiêu biểu cho các tác phẩm này phải kể đến tranh

của các họa sĩ: Lê Phổ, Lê Thị Lựu, Mai Trung Thứ.
Là một sinh viên ngành sư phạm mỹ thuật em luôn mong muốn tìm hiểu
để mở rộng vốn hiểu biết của mình về những giá trị nghệ thuật,nghững thông
điệp mà họa sĩ gửi gắm trong tác phẩm của mình.Qua các tác phẩm của họa sĩ
em có thể hiểu biết thêm về kiến thức mỹ thuật và là nguồn tài liệu giúp em
có thể vận dụng vào trong quá trình học tập cũng như giảng dạy sau này vì
vậy em lựa chọn đề tài: “Tình mẫu tử trong tranh của một số họa sĩ Việt
Nam tiêu biểu giai đoạn 1925-1945” để nghiên cứu
.

Với thời gian và lượng kiến thức có hạn khi nghiên cứu ,nên đề tài này

không tránh được những sai sót ,rất mong nhân được những ý kiến đóng góp
của các thầy cô giáo và các bạn.
2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này mục đích nghiên cứu là làm nổi bật rõ tình mẫu tử tranh
trong sáng tác hội họa của một số họa sĩ tiêu biểu Việt Nam ở giai đoạn
1925-1945.Thấy được rõ giá trị nội dung, phong cách sáng tác trong các
tác phẩm về tình mẫu tử của một số họa sĩ Việt Nam. Nghiên cứu đề tài
này đông thời giúp tôi vận dụng vào trong quá trình học tập và giảng dạy,
sáng tác sau này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nghiên cứu khái quát về hội họa Việt Nam giai đoan 1925-1945.
Tìm hiểu tình mẫu tử trong sáng tác nghệ thuật
Nghiên cứu tình mẫu tử qua một số tác phẩm hội họa Việt Nam của một
số họa sĩ Việt Nam tiêu biểu giai đoạn 1925-1945 .
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

2



4.1 Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu tình mẫu tử trong tranh của một số họa sĩ ở giai đoạn 19251945.
4.2 Phạm vi nghiên cứu.
Mĩ thuật Việt Nam giai đoan 1925 – 1945.
Tranh của một số họa sĩ tiêu biểu như : Lê Phổ, Lê Thị Lựu, Mai Trung
Thứ.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu đề tài, tôi sử dụng kiến thức của bản thân qua
quá trình học tập tại trường, thông qua những bức tranh nổi tiếng của các họa
sĩ. Kết hợp với nghiên cứu chọn lọc trong quá trình và một số tài liệu liên
quan tới môn học.
Những phương pháp tôi sử dụng trong công trình nghiên cứu là:
Phương pháp thu thập, sưu tầm tài liệu.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp phân tích,so sánh và chứng minh.
Phương pháp tổng hợp hệ thống, đúc rút kinh nghiệm và bài học.
6. Đóng góp của đề tài.
Qua các tác phẩm vẽ về tình mẫu tử của một số họa sĩ Việt Nam đã góp
phầm gìn giữ và phát triển cho nền nghệ thuật Việt Nam.Học hỏi được những
giá trị nghệ thuật mà các họa sĩ đã gửi gắm qua các tác phẩm của mình.Hiểu
được những đặc trưng, giá trị, ý nghĩa của tình mẫu tử trong đời sống xã hội,
và trong nghệ thuật .
Bổ sung nguồn tư liệu nghiên cứu cho sinh viên các trường nghệ thuật
học tập,sáng tác và giảng dạy bộ môn mỹ thuật. . Từ đó rút ra cho mình
những phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả trong quá trình cảm thụ
tranh và sáng tác tranh cho những tác phẩm của mình sau này.

3



Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ HỘI HỌA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1925-1945
VÀ TÌNH MẪU TỬ TRONG SÁNG TÁC NGHỆ THUẬT
1.1 Khái quát về hội họa Việt Nam giai đoạn 1925-1945.
1.1.1 Bối cảnh lịch sử.
Trong kho tàng mĩ thuật Việt Nam rất đa dạng và phong phú về các thể
loại tranh, mĩ nghệ, điêu khắc. Mĩ thuật Việt Nam cuối thế kỷ XIX đến năm
1945 nằm trong một quá trình chuyển biến và phân hoá quan trọng trong lịch
sử cận đại Việt Nam. Thế kỷ XIX với nhà Nguyễn một triều đại phong kiến
cuối cùng ở Việt Nam, đã đặt đất nước ta vào hoàn cảnh mới, sự giao tiếp
với phương Tây và ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa đã tạo lập một nền nghệ
thuật đa dạng mang nhiều yếu tố phức tạp bên ngoài. Tuy vậy, nét nghệ
thuật cổ truyền vẫn được bảo lưu qua các công trình kiến trúc, điêu khắc, mĩ
thuật dân gian.
Năm 1925 - 1937 trường do hoạ sỹ Vichtotacđiơ làm Giám đốc. Ông là
hoạ sỹ có tài, ông đã phát hiện ra cái đẹp độc đáo của nghệ thuật truyền thống
Việt Nam, và óc sáng tạo, bàn tay khéo léo của nghệ nhân Việt Nam.
Dưới sự điều hành của Vichtotacđiơ, sinh viên được đào tạo thành nghệ sỹ
với những sáng tạo vừa theo quy phạm hàn lâm, biết vượt qua những ràng
buôvj máy móc có tính công thức. Năm 1930 - 1938 trường mở các lớp dự bị
để đào tạo nguồn.
Trong 20 năm hoạt động (1925 - 1945) đội ngũ giáo viên, giáo sư có tất cả
là 31 người Việt Nam có 6 người, mà từ khoá V mới có hoạ sỹ Nam Sơn dạy
vẽ trang trí, các khoá VI, VII, X, XIII và XIV mới lần lượt thêm các giáo viên
là nhà điêu khắc Gioócgiơ, hoạ sỹ Nguyễn Phan Chánh, Tô Ngọc Vân…
Các hoạ sỹ và nhà điêu khắc Việt Nam được đào tạo theo phương pháp khoa
học phương Tây. Đào tạo cơ bản gồm những môn học cơ sở (giải phẫu người,
định luật xa gần, lịch sử mỹ thuật Việt Nam và Thế giới, đọc biểu kiến trúc
4



cổ) và môn học cơ bản như: hình hoạ nghiên cứu, bài tập điêu khắc, bài tập
trang trí.
Bước sang đầu thế kỷ 20, mĩ thuật cận đại Việt Nam phát triển với những
cuộc tiếp xúc đầu tiên với nghệ thuật phương Tây thông qua những cuộc thi
hàng thủ công mĩ nghệ với hình thức đấu xảo giữa các thuộc địa ở Châu á..
Và mùa đông năm 1925, trường Cao đẳng mĩ thuật Đông Dương được thành
lập, bắt đầu một thời kỳ mới trong lịch sử mĩ thuật cận đại Việt Nam – giai
đoạn 1930 – 1940.
Giai đoạn 1930 – 1945 gắn liền với hoàn cảnh lịch sử Việt Nam những
năm 1930. Đó là những năm cuối cùng của cuộc vận động cách mạng dân chủ
tư sản, những hoạt động tích cực của Đảng cộng sản Đông Dương, những
năm có nhiều biến động trong văn học nghệ thuật, xuất hiện nhiều trận tuyến
đấu tranh giữa hai xu hướng hiện thực và lãng mạn, nghệ thuật vị nghệ thuật
và nghệ thuật vị nhân sinh.
Nghệ thuật tạo hình 1930 – 1945 cũng tạo nên những phong cách nghệ
thuật đa dạng, xuất hiện nhiều hoạ sĩ, nhà điêu khắc với những sở trường sử
dụng chất liệu, tìm kiếm đề tài để hai xu hướng sáng tác chính là là lãng mạn
và hiện thực đã định hình diện mạo nền hội hoạ cận đại Việt Nam với những
đại diện xứng đáng, tiêu biểu.
Những người yêu thích nghệ thuật Việt Nam nói chung và ngành hội họa
nói riêng đều không ít thì nhiều biết đến trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông
Dương. Trường là nơi đào tạo một thế hệ họa sĩ cũng như điêu khắc gia đã đi
vào lịch sử nghệ thuật Việt Nam như Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Nguyễn Phan
Chánh, Mai Trung Thứ, Tô Ngọc Vân, Lê văn Đệ, Nguyễn Gia Trí, Trần văn
Cẩn, Lê Thị Lựu… Nhưng ít người biết rằng một cuộc gặp gỡ kỳ diệu giữa
hai nền văn hóa Đông-Tây, đại diện là Victor Tardieu (1870-1937) và NamSơn Nguyễn văn Thọ (1890-1973), đã liên kết với nhau để đồng sáng lập
trường Cao-đẳng Mỹ-thuật Đông-dương.
5



1.1.2Đặc điểm của hội họa Việt Nam giai đoạn 1925 – 1945.
Trường cao đẳng mĩ thuật Đông Dương thành lập ra một truyền thống
mới trong mĩ thuật, đó là một nền thẩm mỹ mới.Thời kì Đông Dương, các
họa sĩ đã đi từ chủ nghĩa cổ điển, qua lãng mạn, hiện thực ấn
tượng.Khuynh hướng hiện thực phê phán mới mỏng manh và tự phát. Thời
kì này có sự nổi trội của thể loại tranh chân dung, phong cảnh và sinh hoạt
bình dân, nông thôn.
Tranh của các hoa sĩ Việt Nam đã bắt đầu được giới thiệu với thế giới. hội
họa Viêt Nam dần hình thành một chân dung mới, mặc dù không phải đã hoàn
thiện. từ năn 1940 phong cách sáng tác đã có phần chuyển biến mạnh mẽ hơn.
Tranh không chỉ đơn thuần là ghi chép, diễn tả hiện thực hoặc là nơi biểu hiện
nhưng kiên thức vè nghệ thuật tạo hình.bên cạnh mangt tranh sinh hoạt ca
ngợi vẻ đẹp về hình và sắc của con người nhất lá người phụ nữ trong mĩ thuật
thời kì này tranh phong cảnh cũng khá thành công.
Những đánh giá trên đã cho thấy giá trị mĩ thuật thòi kì trước 1945.
Ngày cả họa sĩ bậc thầy của Việt Nam Tô Ngọc Vân cũng phải nhận định “
nếu trường mĩ thuật không có, bao nhiêu lòng nhiệt thành ham mê nghệ thuật
đã đem phung phí trong một nghệ thuật bất chính còn gì”. Một trường mĩ
thuật do người Pháp mở dạy song các thế hệ sinh viên của trường thực sự là
những tài năng nghệ thuật mang đạm dấu ấn và phong cách người Việt. mang
trong mình dòng máu lặc Hồng, họ đã tạo ra các tác phẩm mang tính nghệ
thuật mang tính khoa học hiện đại trên nền của tinh hoa truyền thống dân tộc,
bằng cảm xúc sâu đạm của những tâm hồn người Việt. Nghệ thuật Việt Nam
trước cách mạng đã cói vóc dáng mới, có một chút tiếng vang vượt xa ra
ngoài biên giới nước nhà.
Với xu hướng lãng mạn, họa sĩ Tô Ngọc Vân hiện trong lịch sử Mĩ thuật
Việt Nam như một ngôi sao sáng long lanh, bền chặt. Thành tựu của mỹ thuật
Việt Nam trong cuộc triển lãm năm 1939 ở Hà Nội có các hoạ sỹ tham gia và

6


được đánh giá: Nguyễn Đỗ Cung như một vườn hoa nghệ thuật trăm sắc, Tô
Ngọc Vân cho ta ngắm một nghệ thuật lưu bát, Nguyễn Phan Chánh vẫn dịu
dàng…
Nguyễn Văn Ty tuy chỉ có một bức tranh in gỗ cũng đủ cho ta thấy một
tấm lòng cao thượng tôn sùng những nét hay. Từ đó, họ có danh tiếng và
được vinh danh như những bậc thầy của mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Trong
số đó có Lê Thị Lựu, Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Vũ Cao Đàm ... thể hiện rất
xuất sắc đề tài tình mẫu tử của mình. Các tác phẩm của các họa sĩ quả là tác
phẩm đẹp cả về nội dung lẫn bố cục. Không riêng nội dung thay đổi mà chất
liệu mỹ thuật thời nay cũng đa dạng, phong phú hơn rất nhiều, các hoạ sỹ hầu
như không bị gò bó vào một khuôn khổ nào, họ thoả thích sáng tác, chất liệu
mỗi người một khác nhau: sơn dầu, phấn màu, mực nho, màu bột, sơn mài,
lụa.. sự đa dạng của chấ liệu, đã nâng cao phong phú cho các tác phẩm. Đã
góp phần làm cho mỹ thuật Việt Nam có sự phát triển hẳn lên, có sự tìm tòi là
dấu hiệu của việc đổi mới nghệ thuật, báo hiệu trước cho sự đổi mới của xã
hội một xã hội văn minh - giàu mạnh.
Đổi mới về chất liệu, kĩ thuật. Hội họa lại là loại hình nghệ thuật có thể
nói đã vươn lên hàng đầu cả về số lượng và chất lượng. Một số nguyên nhân
tạo sự phát triển cho loại hình nghệ thuật này là sự phát triển của chất liệu
sáng tác. Chất liệu vẽ tranh của các họa sĩ được biết đến như: Sơn Dầu, Bột
Màu, Thuốc Nước, Phấn Màu, kĩ thuật cổ truyền có Nặn, Khạm Khắc, khắc
Gỗ, Sơn Ta. Cùng với sự xuất hiện của trường Mĩ thuật Đông Dương là sự
xuất hiện các kĩ thuật của châu Âu du nhập vào. Ngoài các chất liệu kĩ thuật
kể trên còn có kĩ thuật khắc đồng, kẽm. Điêu khắc chủ yếu là tượng chân
dung và phù điêu.
Sau thời kì phong kiến kéo dài, nền mĩ thuật phát triển theo hướng phục
vụ cho tôn giáo, cho giai cấp thống trị và cói một mảng mic thuật giân gian

phgucj vụ cho người lao động. Trong đó mĩ thuật tôn giáo chiếm 1 vị trí lớn.

7


nói về giai đoạn này nhiều nhà nghiên cứu đều thống nhát nhận định đây là
giai đoạn bản lề của mĩ thuật hai thế kỉ. mĩ thuật cận đại đóng vai trò trong
quá trình phát triển của mĩ thuật Việt Nam. Nó là cầu nói giữ hai thế kỉ cổ đại
và hiện đại để tọa ra sự phát triển liền mạch của mĩ thuật Việt Nam.
1.1 Tình mẫu tử trong sáng tác nghệ thuật.
1.2

.1 Khái quát chung về tình mẫu tử.
Tình mẫu tử là tình mẹ con, nhưng thường được hiểu là tình cảm thương
yêu, đùm học, che chở… mà người mẹ dành cho con.
Tình Mẫu tử là tình thương yêu, là sự hi sinh, sự chở che và bao dung của
người mẹ đối với con của mình.Tình Mẫu tử là thiêng liêng hơn cả!
Tình mẫu tử có vị trí đặc biệt, thiêng liêng và máu thịt nhất vì: đó là thứ

tình cảm đầu tiên của mỗi người khi sinh ra và sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời,
vừa có yếu tố máu vừa mang tính cao cả (mẹ là nơi nương tựa cho mỗi đứa
con sau mỗi lần vấp ngã; là nơi mỗi người con như chúng ta có thể thể lộ mọi
điều thầm kín; là nguồn động viên; là tình yêu; là thứ tình cảm vừa tự nhiên,
vừa mang tính trách nhiệm.
Con người sẽ biết bao hạnh phúc, ấm áp nếu được sống trong tình mẫu
tử; sẽ vô cùng bất hạnh và thiệt thòi nếu không được hưởng tình cảm đó.
Tình mẫu tử sẽ là sức mạnh giúp con người vượt lên những khó khăn
của cuộc sống, có khả năng thức tỉnh những đứa con để sống cho tốt hơn, nên
người hơn .
Khẳng định tầm quan trọng của tình mẫu tử trong cuộc đời của mỗi

con người, rút ra phương hướng phấn đấu để đền đáp công ơn lớn lao của mẹ.
Nhưng đối với nghệ thuật tình mẫu tử luôn đề cao tình cảm thiêng liêng
mẹ và con qua các tác phẩm của các họa sĩ Việt Nam cũng như thế giới. thể
hiện qua bút pháp, màu sắc và hình ảnh người mẹ và con. Thể hiện được nội
tâm sau sắc của tác giả đối với mẹ của mình.
1.2.2 Tình mẫu tử trong văn học và trong âm nhạc.

8


Trong lịch sử nghệ thuật Việt Nam, giai đoạn 1925-1945 là buổi đơm
hoa kết trái đầu tiên của tiến trình văn hóa Việt Nam hội nhập văn hóa thế
giới. Nền văn hóa chỉ một nghệ thuật văn chương, thơ ca giữ địa vị độc tôn,
bản thân nghệ thuật ấy khó phát triển được phong phú và muôn màu muộn sắc
do thiếu cọ sát, tương tác, đua tài thi sức với các nghệ thuật khác. Trong bối
cảnh kém trù phú chung như thế, không thể hình thành một nền phê bình văn
nghệ, chứ chưa nói đến lý luận và triết học nghệ thuật. Hội họa cũng như thư
pháp được coi trọng và khuyến khích phát triển không kém văn chương. Hội
họa và văn chương như hai chị em ruột sinh cùng một lúc, trưởng thành trong
sự quan tâm bảo trợ của nhà nước và xã hội.
Trong văn chương: Tình mẫu tử trong đoạn trích thật đẹp đẽ, thiêng
liêng, xúc động. một thế giới tâm hồn phong phú. Thế giới ấy luôn
làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của tình
người. Trong mỗi chúng ta có lẽ tình mẫu tử vẫn là thứ tình cảm đẹp đẽ
và thiêng liêng nhất. Bởi hình ảnh người mẹ đã in sâu trong tâm trí mỗi
đứa con. Ta bắt gặp tình cảm thiêng liêng ấy trong văn chương, thơ ca.
văn chương đánh vào tâm lí nhân vật người mẹ rất hay không thể không
nhắc đến tình mẫu tử trong truyện ngắn “ Trong long mẹ” của Nguyên
Hồng. Hồng như sống trong tình mẫu tử hạnh phúc ấy. Hạnh phúc Trong
lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là

khao khát, là mong muốn của bất kì đứa trẻ nào. Sự xúc dộng của bé
Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là
nồng thắm, là nguyên vẹn. Tình mẫu tử trong đoạn trích thật đẹp đẽ,
thiêng liêng, xúc động. Nguyên Hồng đã mở ra trước mắt chúng ta một
thế giới tâm hồn phong phú. Thế giới ấy luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì
ánh sáng nhân đạo lấp lánh của tình người. Trong lòng mẹ chính là lời
khẳng định chân thành đầy cảm động về sự bất diệt của tình mẫu tử!Hay
bài thơ “Mây và Sóng” của nhà thơ Ra – bin – đra- nát Ta Go là nhà thơ
hiện đại lớn nhất Âns Độ. Hay tình cảm mộc mặc trân thành của người
9


vợ nhặt đối với bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ Nhặt” của nhà văn Kim
Lân.
Trong âm nhạc: Hình ảnh người mẹ và rất quen thuộc với chúng ta nó
gắn liền với cuộc sống hằng ngày ,nó gần gũi đối với tất cả mọi người chính
vì thế mà đề tài tình mẫu tử luôn là nguồn cảm hứng trong nghệ thuật từ thơ
ca đến nghệ thuật tạo hình…trong âm nhạc thì hình ảnhtình mẫu tử cũng được
thể hiện rất nhiều có rất nhiều ca khúc viết về tình cảm mẹ và con.
Nói đến hình ảnh người mẹ trong âm nhạc thì chúng ta không thể nhắc
đến bài hát được cả thế giới biết đến và đượng đứng trong tốp những bài hát
hay nhất của cả thế giới không riêng gì của Việt Nam bài hát: “ Nhật kí của
mẹ” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung do ca sĩ Hiền Thục thể hiện..Mỗi lời ca
được sáng tác nhằm toát lên tính cảm của người mẹ giành cho con. Tình mẹ là
một tình yêu thiêng liêng, cao cả không gì thay thế được, chỉ có mẹ mới chịu
đựng được bao nỗi nhọc nhằn, lao tâm lao lực với con. Những tháng cưu
mang là những tháng ngày mẹ phải vất vả, ăn không ngon, ngủ không yên, đi
đứng khó khăn, nhưng mẹ vẫn cảm thấy vui vì mẹ biết rằng rồi đây mẹ sẽ có
con- một niềm vui lớn không gì đánh đổi được. Cho đến lúc con được sinh ra
và lớn lên, cũng là nỗi vất vả, khó khăn của mẹ chất chồng. Mẹ vui cùng

những bước đi chập chững của con, mẹ đau lòng mỗi khi con vấp ngã, mớm
cho con từng ngụm nước, muỗng cơm, mỗi bước đi của con đều có mẹ dắt
dìu, nâng đỡ... Thế là con lớn lên từ đôi tay ấm nồng của mẹ, từ dòng sữa ngọt
ngào, từ tình yêu thương. Cũng như bao khó khăn ngọc nhằn từ lúc mang bầu
cho đến lúc con trưởng thành. Ngoài tác phẩm đó còn có rất nhiều bài hát
sáng tác về mẹ như: “ tình mẹ” của nhạc sĩ Ngọc Sơn, hát hay bài “con yêu
mẹ nhiều lắm”… rất nhiều bài hát nói về tình mẫu tử. đặc biệt các bì hát như
vậy từ các họa sĩ cho đến người bình thương đều chọn đề tài tình mẫu tử để
hát tặng mẹ vào dịp 8.3 hay ngày phụ nữ Việt Nam.

10


Hơn hết đề tài tình mẫu tử trong văn học và âm nhạc cũng giống trong hội
họa. đều được thi sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ đón nhận một cách tinh tế đều được
chuyển biến thành các tác phẩm có giá trị. Sự khác biệt của văn học là thể
hiện tình cảm mẫu tử bằng lời văn giúp cho người đọc cảm thụ được ý nghĩa
cũng như nội dung, trong âm nhạc dung tiếng hát giúp cho người nghe hiểu
nội dung và ý nghĩa của lời bài hát. Tất cả đều thể hiện được đề tài mà họ
muốn truyền tải đén người nghe và người xem với nội dung chính.
1.1.1

Trong nghệ thuật tạo hình.
Đề tài về tình mẫu tử là một chủ đề lớn được rất nhiều họa sĩ quan tâm.

Họ thực hiện nhiều bức tranh khắc họa những người mẹ bên con của họ.
Người mẹ trong tranh của họa sĩ là những thiếu phụ trẻ, họ đã qua tuổi thanh
xuân trẻ trung phơi phới nhưng đang được ở trong những ngày tháng đẹp
nhất của cuộc đời người phụ nữ. Vẻ đẹp của người mẹ hiện lên trong tranh
các họa sĩ đầy đặn, nhân hậu, ấm áp, họ luôn mỉm cười hạnh phúc hoặc có sự

trầm ngâm, tư lự rất dịu dàng, đầy nữ tính.
Đó là khi đã được trải nghiệm hạnh phúc làm vợ, làm mẹ và lại vẫn
chưa rời xa vẻ đẹp tuổi trẻ. Ở họ, vừa có vẻ đẹp xuân sắc, vừa có vẻ đẹp của
sự tròn đầy, chín muồi, của tình mẫu tử. Vẻ đẹp của người mẹ hiện lên trong
tranh các họa sĩ đầy đặn, nhân hậu, ấm áp, họ luôn mỉm cười hạnh phúc hoặc
có sự trầm ngâm, tư lự rất dịu dàng, đầy nữ tính. Xem tranh của các họa, ta
cảm giác như đang được chiêm ngưỡng qua một lớp sương mờ thanh khiết,
cách ly người xem khỏi thế giới vừa thật vừa siêu thực trong tranh. Một
không khí dịu dàng, trầm lắng, tịch mịch khiến người xem như muốn thở thật
khẽ khi chiêm ngưỡng tranh bởi sợ sẽ làm rung động không khí quá tĩnh lặng,
yên bình của các nhân vật. Cũng chính vì thế các họa sĩ trở nên giàu có cũng
nhờ những bức tranh tuyệt đẹp khắc họa những người phụ nữ bên con của họ.
Những bức tranh này vừa hoàn tất đã có người hỏi mua. Nói đến những vị họa
sĩ nổi tiếng chuyên vẽ tranh về mẹ, người ta không thể nào bỏ qua : Lệ Thị
Lựu, Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Vũ Cao Đàm,Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn

11


Trọng Hợp, Lê Quốc Lộc,... . Tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý như vậy
luôn luôn có các tác phẩm có giá trị đối với nhân loại.đề cao tình cảm mẹ và
con qua nhiều tác phẩm có giá trị tinh thần cũng như tính nhân văn sâu sắc.
Chủ đề tình cảm mẹ và con luôn là đề tài hấp dẫn cho các họa sĩ, họ say mê
tình kiếm các tác phẩm cho riêng mình.Mỗi tác phẩm là một cách biểu đạt
tình cảm riêng, thể hiện tình yêu riêng của mình. Điểm chung của các họa sĩ
là đều có nội dung giống nhau và thể hiện tình cảm của mình trong bức tranh
đối với người mẹ của mình. Chủ đề nay sẽ luôn là chủ đề được xoay quanh
nhiều nhất luôn tạo được dấu ấn cho người xem. Và thể hiện được nội dung
mà tác giả muốn cho người xem thấy được mình đang muốn truyền đạt nội
dung và chủ đề gì trong tác phẩm của mình.

Qua những hình thức biểu đạt phong phú và đa dạng trên đây của nghệ
thuật tạo hình, có thể thấy nghệ thuật tạo hình chiếm một vị trí quan trọng
trong cảnh quan của bất kỳ một thể loại kiến trúc nào. Các khối điêu khắc, tạo
hình... có kích thước nhỏ hay những tượng đài, phù điêu hoành tráng có sức
khái quát lớn về nội dung, về ý nghĩa tượng trưng góp phần cùng các yếu tố
tạo cảnh khác như địa hình, mặt nước, cây xanh và kiến trúc công trình tạo
nên một môi trường không gian sống động cho cảnh quan.
Kiến trúc tượng “ mẹ con” thạnh cao. Bức tượng người bế con trên tay
được họa sĩ khắc họa rất thành công. Với chất liệu chủ yếu đất sét trắng và đất
tự chế kết hợp với đan bện bằng tre được xử lí bền vững nung ở nhiệt độ
1.200 – 1.250 độ C cùng các hình vẽ men lam,mầu nền nâu đỏ sẫm đã tạo cho
những sáng tác của họa sĩ có nét độc đáo riêng biệt mang dấu ấn cá nhân : đó
là sự đan xen hòa quyện giữa sự gần gũi mộc mạc của gốm cổ dân tộc và sự
mới mẻ chứa đựng ngôn ngữ đương đại. Các bức tượng của ông không tả thực
mà là những biểu tượng giản dị cô đọng theo ý tưởng của nghệ sĩ ,khuếch đại
phần đầu,thể hiện nét đặc trưng và tính cách con vật.Bên cạnh đó họa sĩ Vũ
Cao Đàm còn thích điêu khắc.,điều này mang lại những cảm nhận thú vị cho

12


những buổi thưởng ngoạn.Họa sĩ muốn tinh thần gốm của ông cha ta được
nuôi dưỡng và phát triển tiếp. Và đưa sáng tạo của mình kết hợp với tính
truyền thống để cho nó có một sức sống mới của gốm.
* Tiểu kết chương 1:
Thời kỳ 1925-1945 được coi là những năm hình thành nền mỹ thuật
Việt Nam hiện đại. Qua các thầy giáo người Pháp tại trường, thế hệ họa sĩ trẻ
Việt Nam lúc đó học được rất nhiều từ kỹ thuật hội họa phương Tây cũng như
cách áp dụng những kỹ thuật ấy vào mỹ thuật truyền thống Việt Nam. Trường
Mỹ thuật Đông Dương được thành lập tại Hà Nội. Mặc dù được thành lập từ

năm 1924, song đến năm 1925, sau nhiều công việc chuẩn bị, sửa soạn,
trường mới thực sự giảng dạy khóa đầu tiên, và cho mãi đến năm 1930,
trường mới cung cấp lớp sinh viên tốt nghiệp đầu tiên. Mục đích của trường là
đào tạo những người thầy về nghệ thuật hội họa. Trước hết trường Cao Đẳng
Mỹ Thuật Đông Dương nó trở thành nơi mà tài năng có thể được khám phá,
đào tạo và nung đúc, nhà trường này mang lại một cung cách mới dể diễn đạt
trong mỹ thuật, nhất là một quốc gia hội họa trước đó không phải là một
ngành nghệ thuật phát triển. Thời kì này có sự nổi trội của thể loại tranh chân
dung, phong cảnh và sinh hoạt, bình dân nông thôn. Nghệ thuật tranh sơn dầu
đạt đến trình độ mới hơn cả về quan niệm lẫn kĩ năng nếu so với tác phẩm của
các họa sĩ quốc tế ở cùng một thời sáng tác. Điêu khắc chủ yếu là chân dung
và phù điêu.
Trong lịch sử nghệ thuật Việt Nam, giai đoạn 1925-1945 là buổi đơm
hoa kết trái đầu tiên của tiến trình văn hóa Việt Nam hội nhập văn hóa thế
giới. Nền văn hóa chỉ một nghệ thuật văn chương, thơ ca giữ địa vị độc tôn,
bản thân nghệ thuật ấy khó phát triển được phong phú và muôn màu muộn sắc
do thiếu cọ sát, tương tác, đua tài thi sức với các nghệ thuật khác.
Qua những hình thức biểu đạt phong phú và đa dạng trên đây của nghệ
thuật tạo hình, có thể thấy nghệ thuật tạo hình chiếm một vị trí quan trọng
13


trong cảnh quan của bất kỳ một thể loại kiến trúc nào. Các khối điêu khắc, tạo
hình... có kích thước nhỏ hay những tượng đài, phù điêu hoành tráng có sức
khái quát lớn về nội dung, về ý nghĩa tượng trưng góp phần cùng các yếu tố
tạo cảnh khác như địa hình, mặt nước, cây xanh và kiến trúc công trình tạo
nên một môi trường không gian sống động cho cảnh quan.

14



Chương 2
TÌNH MẪU TỬ QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM HỘI HỌA
VIỆT NAM TIÊU BIỂU
2.1.Tình mẫu tử trong tranh của họa sĩ Lê Phổ:
* Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Lê Phổ
Họa sĩ Lê Phổ (1907-2001). Ông sinh ra tại thôn Cư Lộc cã Cư Chính
huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, về sau là huyện Hoàn Long, nay thuộc quận
Thanh Xuân Hà Nội. Cha họa sĩ Lê Phổ là quan đại thần Lê Hoan, người
được sử sách xem là có công lao giúp chính quyền thực dân Pháp đàn áp.
Tuổi thơ họa sĩ Lê Phổ không hạnh phúc, mồ côi mẹ lúc 3 tuổi và mô côi cha
lúc 8 tuổi. Sau đó, ông với anh trai và chị dâu luôn phải chịu trách nhiệm do
những đứa cháu gây ra.
Năm 1937, ông sang Pháp và định cư tại đó. Họa sĩ Lê Phổ cưới vợ
người Pháp là bà Paulette Vaux phóng viên báo Life & Time ở Paris vào năm
1947.Bà Vaux, vợ họa sĩ cho biết: "Ông không kể với con cái về tuổi thơ của
mình, ông trầm lặng và sống nội tâm. Ông không nhớ gì về cha mình ngoại
trừ việc biết cha mình hút thuốc phiện. Theo trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà
Nội ngay từ khóa đầu tiên với 12 sinh viên năm 1925. Tốt nghiệp năm 1930.
Ông triển lãm trung với hai họa sĩ Vũ Cao Đàm và Mai Trung Thứ tại Hà Nội
tại Hà Nội năm 1928.
Năm 1931, họa sĩ Lê Phổ sang Pháp để trang trí một số triển lãm
ở Paris. Sau đó 1 năm, ông được cấp học bổng sang học tạiTrường Mỹ thuật
Paris. Do đó, ông có điều kiện tìm hiểu nhiều nước châu Âu, tiếp xúc và làm
quen với nhiều trường phái nghệ thuật, trong đó trường phái Ấn tượng đã ảnh
hưởng đến các tác phẩm nghệ thuật sau này của họa sĩ.
Năm 1933, họa sĩ trở về Hà Nội tham gia giảng dạy ở Trường Cao đẳng
Mỹ thuật Đông Dương.

15



Năm 1935, các cung điện đền đài Bắc Kinh là nơi họa sĩ tới thăm để
nghiên cứu về nền nghệ thuật cổ điển Trung Hoa. Đến cuối năm, ông được
mời vào Huế để vẽ chân dung ông hoàng Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương.
Ngoài ra, ông còn vẽ tranh cỡ lớn trang trí ở cung đình Huế.
Năm 1937, họa sĩ lại sang Paris, trung tâm nghệ thuật của châu Âu để
phụ trách gian hàng Đông Dương tại triển lãm quốc tế. Tại Pháp, ông thực sự
bị cuốn hút với vẻ đẹp hoa lệ và các trường phái nghệ thuật đa dạng, do đó
họa sĩ đã xin định cư tại đất nước hình lục lăng.
Năm 1938, lần đầu tiên họa sĩ Lê Phổ tổ chức triển lãm phòng tranh
của riêng cá nhân mình với các tác phẩm như tranh vẽ các người đẹp Việt
Nam hoặc đang say sưa bên rực rỡ các sắc hoa, hoặc đang mơ màng bên trang
sách; hoặc tranh thiếu nữ đọc thư tình trong vườn, những cô gái đang phơi
áo... được công chúng phương Tây đón nhận nồng nhiệt.
Năm 1941, ông cùng người bạn học rất thân là họa sĩ Mai Trung Thứ tổ
chức cuộc triển lãnh tranh tại Alger rất thành công với nhiều tác phẩm được bán.
Năm 1963, ông hợp tác cùng phòng tranh Wally Finday, Mỹ tổ chức
vài buổi triển lãm tranh. Phòng tranh cũng chính là nơi ông giới thiệu và công
bố các tác phẩm của mình ra khắp thế giới.Trong số các họa sĩ Việt Nam,
hiếm có họa sĩ nào như Lê Phổ để lại một gia tài nhiều tác phẩm có giá trị về
mặt nghệ thuật cũng như giá trị kinh tế. Một số tác phẩm tiêu biểu được định
giá cao như:
2.1.1 Đè tài Tình mẫu tử trong sáng tác hội họa của họa sĩ Lê Phổ
Bức tranh : Mẹ và con” Giao thoa giữa Ấn Tượng và Linh Cảm, chìm
đắm trong không gian lãng mạn, mà hình hài chỉ là hình thức cụ thể hóa
không gian và ánh sáng bằng màu sắc. Người phụ nữ trong tranh nhập nhòe,
thấp thoáng "sương in mặt, tuyết pha thân" mang dáng dấp kiêu sa đoan trang
và đài các, nhưng không còn thể hiện như những bức chân dung đẹp, giống,


16


rõ và sắc nét như tranh cổ điển mà họ đã trở thành biểu tượng của cái đẹp:
một bóng hình dễ vỡ, dễ phai, dễ tan loãng trong không gian và chính cái
không gian ấy cũng lại phù du mộng ảo. Ánh sáng trong tranh giai đoạn 2
được sử dụng một cách triệt để và sử dụng linh hoạt, tập chung, chính xác .
Hình ảnh người phụ nữ và trẻ con xuất hiện xuyên suốt trong nhiều tác phẩm
của họa sĩ Lê Phổ. Người phụ nữ thường mỏng manh, e ấp, khuôn mặt trái
xoan, có ánh sáng tạo hiệu ứng cho hồn tranh. Họ đều toát nên sự trang nhã,
nhẹ nhàng, duyên dáng, lịch thiệp. Với tranh lụa, màu sắc nguyên chất và đậm
sắc thái tạo nên khung cảnh lãng mạn, nhưng có thêm những cảm giác về tự
do qua cử chỉ và màu sắc. Tranh lụa, người vẽ mất nhiều thời gian, cần sự
tinh tế và tỉ mỉ, trong khi tranh sơn dầu, người nghệ sĩ được phép sáng tạo
hơn với nhiều cử động và mức độ của màu sắc. Ảnh hưởng bởi trường phái
ấn tượng, các tác phẩm thời gian này thể hiện sự tự do, tính hoa mỹ, hân hoan
trong ánh sang, nhịp nhàng trong nét cọ.
2.1.2 Giá trị nghệ thuật của một số tác phẩm về tình mẫu tử.
Phong cách hội họa: Họa sĩ Lê Phổ cho rằng các chất liệu tranh lụa có
một số nhược điểm không chỉ về khuôn khổ mà về chất liệu màu sắc chưa bộc
lộ những lời tác giả muốn thể hiện. Đó là lý do ông đã chuyển sang vẽ tranh
sơn dầu. Ngoài việc thay đổi chất liệu vẽ, nội dung được ông nhắc tới cũng
mở rộng, phóng khoáng và thoải mái hơn. Ví dụ rõ nét đó là người phụ
nữ trong tranh của họa sĩ dần vượt ra ngoài lễ giáo ngàn năm để mang một sắc
màu "thế tục".
Họa sĩ Lê Phổ được coi là họa sĩ bậc thầy Việt Nam và trên thế giới
theo trường phái hậu ấn tượng với nhiều tác phẩm đắt giá. Ông còn được
nhiều người gọi là "Danh họa Việt Nam trên đất Pháp". Nhiều người khác còn
coi ông là "cây đại thụ" trong làng nghệ thuật vẽ tranh Việt Nam. Những tác
phẩm của ông thường có giá cao nhất trên thị trường nghệ thuật thế giới đối

với một họa sĩ Người Việt.Nhưng dù có sử dụng chất liệu gì, chịu ảnh hưởng

17


trào lưu hội họa phương Tây hay quốc họa Trung Hoa, vẫn có thể thấy khá
xuyên suốt trong nghệ thuật khổng lồ của Lê Phổ cái hồn vía Việt Nam, cho
dù ông gần như suốt đời sáng tác ở xa quê.
- Tác phẩm “ Mẹ và con”.1930 chất liệu lụa, khổ 104,1 x 83,8 cm (Hình
ảnh 1- phụ lục)
Tác phẩm làmột trong những tác phẩm tiêu biểu vẽ về đề tài mẫu tử
của họa sĩ Lê Phổ được vẽ vào năm 1930 trong khuôn khổ hình chữ nhật nằm
dọc .Hình ảnh chính trong tranh gồm 2 nhân vật chính chúng ta nhìn ra cũng
có thể nhận ra được người mẹ đang bồng bế con trên tay. Đứa con nhỏ dựa
đầu vào vai mẹ. ánh mắt và nụ cười của người mẹ đã thể hiện được tình yêu
thương của mình dành cho đứa con nhỏ của mình. Màu sắc hài hòa êm dịu
ăn nhập với nền không bị tách biệt quá. Điểm nhấn trong tranh chính là màu
trắng trên khăn đội đầu và gợi chút tráng trên nên quần em bé tạo cho bức
tranh sáng hơn. Tác phẩm gần gũi, đầm ấm mộc mạc và ao ước sống mãi với
nó , màu vàng nhẹ nó làm nên màu sắc tươi sang màu sắc trong tranh,
hương vi tranh. Tranh của ông màu không tươi rói, rực rỡ, lại có phần đục
nhưng hòa sắc thâm trầm, khúc triết, hài hòa trog từng mảng miếng đột ngột,
bất ngờ. Đường nét đơn giản, khỏe khoắn. Về bố cục chặt chẽ hơn, đa dạng
hơn, đỉnh cao của nghệ thuật. Hình khối chắc chắn, rõ ràng,mạch lạc, tả khối
chi tiết của từng bộ phận, từng nếp vải, đạt chuẩn cho tất cả các hình thức
thể hiện. Tỉ lệ, giải phẫu nhân vật hoàn chỉnh,chính xác, cân đối về tỉ lệ.
Không gian trong tranh rõ ràng cụ thể, có sự tách bạch giữa nhân vật và
khung cảnh xung quanh chỉ là nền màu nhưng nhìn vào tranh vẫn thấy cảnh
sau thật rộng mở.
- Tác phẩm “ Đức mẹ và hài đồng” Chất liệu Lụa .khổ 55,1 x 46cm (hình

2+3).
Bắt đầu từ năm 1940 đã có một phong trào sáng tác tranh công giáo
theo cung cách dân tộc Việt. . Không các danh họa chọn cuộc sống đời
18


thương có tình mẫu tử mà đối với trong Kinh Thánh họa sĩ cũng thể hiện được
tình cảm mẹ con. Qua các bức tranh về Đức mẹ, ông lột tả hết tình mẫu tử với
tất cả nét thanh khiết, dịu hiền theo phong cách Việt Nam. Hình ảnh Đức mẹ
bồng bế 3 chú hài đồng toát lên vẻ thánh thiện cân cần của Đức mẹ đối với
người con của mình. Màu sắc trong tranh lụa của Lê Phổ quả thực nhẹ nhàng,
tạo cảm giác ấm cúng. Bố cụng chặt chẽ, hình ảnh nhân vật ấm cúm, giữa
Đức mẹ và Hài Đồng. Nhiều bức tranh khác vẽ về mẹ, con trần thế nhưng
xem ra cũng dễ dàng hóa thân thành Mẹ Maria.Việc này lẽ ra chính các nghệ
sĩ công giáo Việt Nam phải thực hiện… . Lê phổ , con người đến từ phương
Đông, hẳn phải ngạc nhiên, chấn động trước sự phong phú, mỹ miều và mới
lạ khi tiếp cận với các danh sự thời Quatrocento. Đó là thời kì ông vẽ nhiều
tranh tôn giáo tình mẫu tử. nét tài hoa của người họa sĩ phương Đông. Một
người Việt Nam đứng bên cạnh một người ngoại quốc, không thấy gì kém yếu
mà còn bày ra nét đặc thù phong phú.
- Tác phẩm “ cô gái trong vườn, mẹ và con” hình ảnh 3- phụ lục
Bức tranh “Cô gái trong vườn” của Lê Phổ thì lại có sự lan tỏa của
ánh sáng, ánh sáng chiếu qua chiếc dù mỏng làm cho sáng rức lên, sau đó
tràn xuống bờ vài người mẹ và cả người con được ôm trong long, sang cả
nhưng cành cây là cây xung quanh. Theo dọc tranh và lan tỏa vào các vòm
hoa, bui cây ở phía sau. Như lúc đầu ta thường thấy trong tranh ko còn màu
sắc trầm như các bức tranh khác của họa sĩ. ở đây ánh sáng khá ăn nhập với
nhân vật chính là 2 mẹ con. Hình ảnh người mẹ cân cần âu yếm yêu thương
con. Từ ánh mắt cho đến cử chỉ nâng vác con của mình. Bố cục chặt chẽ, thể
hiện rõ được cảnh vật đằng sau nhưng ko làm mất đi độ nổi trội của 2 nhận

vật trong tranh.
Với họa Lê Phổ ta xem tranh thì thấy màu sắc tươi sang, trong trẻo,
biểu đạt cảm xúc mạnh mẽ. những nét vẽ khỏe khoắn va chắc chắn. với gam
màu tươi sáng đều có chiều sâu tình cảm. những đối tượng bình thường và

19


quen thuộc trong cuộc sống, họa sĩ đã rung cảm thực sự, đưa nghệ thuật vào
và truyền cho người xem . tác giả đã tạo cho người xem được chất thơ, chất
trữ tình và rất bình dị mộc mạc của những gì đang tồn tại xung quanh mình.
Xem tranh của ông giầu cảm xúc thơ tinh tế, sâu lắng bình dị mà khêu gợi
thầm kín. Lê Phổ đã dung những mảng màu khỏe khoắn để vẽ nên một bức
trạnh màu sắc hòa quyện với nhau làm cho bức tranh thêm sinh động.
2.2. Tình mẫu tử trong tranh của họa sĩ Lệ Thị Lựu
*Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Lê Thị Lựu.
Họa sĩ Lê Thị Lựu sinh ngày 19-1-1911 tại làng Thổ Khôi, tỉnh Bắc
Ninh, mất ngày 6-6-1988 tại Antibes - Pháp. Tốt nghiệp khóa thứ ba trường
Cao Ðẳng Mỹ Thuật Hà Nội năm 1932. Ra trường, bà được bổ dạy liên tiếp
các trường: Trường Bưởi, trường Hàng Bài (tiền thân của trường Trưng
Vương), trường Làm Ren (École Dentellière), trường Hồng Bàng Hà Nội,
trường Áo Tím (sau thành trường Gia Long) và trường Mỹ Thuật Gia
Ðịnh. Ngoài ra bà còn cộng tác với những tạp chí Ngày Nay, Phụ Nữ Tân
Văn (của ông bà Nguyễn Ðức Nhuận), Ðàn Bà Mới (của nữ sĩ Thụy An), dưới
bút hiệu Văn Ðỏ. Làm thơ (rất ít) ký bút hiệu Thạch Ẩn do một nhà sư đặt
cho.Năm 1940 sang Pháp, định cư ở vùng Paris. Tranh của Lê Thị Lựu thẫm
đẫm những đặc tính của phụ nữ Á Đông nói chung và phụ nữ Việt Nam nói
riêng. Đó là nét thanh tú, dịu dàng, hiền lành, tràn đầy tình yêu thương với trẻ
nhỏ ... được thể hiện quấn quýt, nhuẫn nhuyễn trên nét vẽ, đặc biệt được thể
hiện trên chất liệu lụa. Hai bức tranh "Mẹ và Con" được thể hiện trên hai chất

liệu khác nhau là phấn màu và lụa, được coi là những tác phẩm tiêu biểu cho
phong cách nghệ thuật của bà.
Tranh Lê Thị Lựu màu vui nét sáng mà vẫn thoảng buồn, như một vết
thương yêu đời: em bé hái hoa đồng biếu mẹ, thiếu phụ bồng con, ánh mắt
hiền hòa âu yếm... có gì hòa bình, an lạc, êm như trong cõi mộng buồn. Ta cứ
việc đi vào, chìm đắm trong bầu trời, trong ánh sáng, trong thanh sắc, trong
20


yêu thương, trong hy vọng... Người nghệ sĩ ấy đã sống trong khoảng trời Việt
Nam đầu thế kỷ và đã khuất ly đất nước vào những năm 40. Tranh Lê Thị
Lựu dấy lên trên nền năm tháng cũ một bóng hoàng hôn mơ hồ ôm trùm lên
sự vật; khiến cho ai đó, mỗi lần tìm đến tác phẩm Lê Thị Lựu, lại thấy vang
lên những bâng khuâng gió nhớ về qua lá đầy.
2.2.1 Tình mẫu tử trongsáng tác hội họa của họa sĩ Lê Thị Lựu.
Tranh của bà được thấm nhuần với nhân vật của phụ nữ Việt Nam và
châu Á . Cô yêu các chủ đề liên quan đến gia đình và bày tỏ tình yêu của
mình bằng cách miêu tả phụ nữ và trẻ em. Phong cách nghệ thuật của cô là cổ
điển , nhưng cô có thể thể hiện cảm xúc với màu sắc nhẹ nhàng và đường trơn
. Đó là lý do tại sao cô ấy đã làm tốt bức tranh lụa , mặc dù kỹ thuật sơn dầu
của mình cũng khá mạnh mẽ. Trong bức tranh lụa , lúc đầu cô theo phong
cách Trung Quốc , thậm chí sử dụng các bản vá lỗi của màu sắc với phác thảo
và một số tương phản giữa sáng và bóng . Sau đó cô bị ảnh hưởng một thời
gian ngắn bởi Modigliani trước khi cô ấy đã có thể phát triển phong cách
riêng của mình tương tự như hậu trường phái ấn tượng
Tranh Lê Thị Lựu êm dịu ánh sáng, nhẹ nhàng màu sắc, mềm mại nét
bút. Tranh của bà thẫm đẫm những đặc tính của phụ nữ Á Đông nói chung và
phụ nữ Việt Nam nói riêng. Đó là nét thanh tú, dịu dàng, hiền lành, tràn đầy
tình yêu thương với trẻ nhỏ ... được thể hiện quấn quýt, nhuẫn nhuyễn trên nét
vẽ, đặc biệt được thể hiện trên chất liệu lụa. Hai bức tranh "Mẹ và Con" được

thể hiện trên hai chất liệu khác nhau là phấn màu và lụa, được coi là những
tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của bà.( hình ảnh 4)Tranh “ Mẹ
và con” chất liệu bằng lụa (hình ảnh 5)
Một số tranh khác của bà “ Noel mời xem vài bức lụa trong series
tranh mẫu tử của bà”.(hình 4,5,6,7,8,9,10,11)

21


2.2.2 Giá trị nghệ thuật của một số tác phẩm về tình mãu tử trong tranh
họa sĩ Lê Thị Lựu.
- Tác phẩm “Mẹ và con” chất liệu phấn màu và lụa khổ ( hình ảnh 4, 5- phụ
lục)
Tác phẩm mẹ và con là 1 trong những tác phẩm gần gũi, đầm ấm mộc
mạc và ao ước sống mãi với nó , để nó làm nên màu sắc tươi sang màu sắc
trong tranh, hương vi tranh. Tranh của bà màu không tươi rói, rực rỡ, lại có
phần đục nhưng hòa sắc thâm trầm, khúc triết, hài hòa trog từng mảng miếng
đột ngột, bất ngờ. Đường nét đơn giản, khỏe khoắn. Về bố cục chặt chẽ hơn,
nhiều kiểu bố cục mới, đa dạng hơn, đỉnh cao của nghệ thuật. Hình khối chắc
chắn, rõ ràng,mạch lạc, tả khối chi tiết của từng bộ phận, từng nếp vải, đạt
chuẩn cho tất cả các hình thức thể hiện. Tỉ lệ, giải phẫu nhân vật hoàn
chỉnh,chính xác, cân đối về tỉ lệ. Không gian trong tranh rõ ràng cụ thể, rộng,
có sự kết hợp con người với thiên nhiên, có sự tách bạch giữa nhân vật và
khung cảnh xung quanh, giữa các nhân vật chính phụ với nhau..Xa gần trong
tranh được áp dụng một cách triệt để, trong tranh thể hiện rõ được đường tầm
mắt, điểm tụ…xa gần cả về đậm nhạt, cả về hình. Đạtchuẩn về luật
xa gần.Màu sắc tương đối hài hoà, chắc chắn, Êm cóng, tình cảm, tương phản
nhẹ, thể hiện được gam màu chủ đạo. bắt đầu khám phá không gian vào trong
tranh, có ánh sáng trong tranh có xa gần mặc dù chưa cụ thể, mới chỉ là sơ
khai, chưa tách bạch, chiều sâu chưa lớn, chưa rõ ràng... Tranh đã sinh động

thoải mái về hình,tranh mang nhiều nét thực, các nhân vật có xa gần, được đặt
trong mét không gian thực với các yếu tố phong cảnh làm nền,… . Phấn bột
và lụa đều làm cho họa sĩ càng thành công hơn.
- Tác phẩm :”Tình mẫu tử”1938 chất liệu lụa (hình 5- phụ lục)
Họa sĩ rất tỉ mỉ khi thể hiện các trạng thái khôn mặt từng nhận vật.
nhìn vào tranh ta có thể cảm nhận được khuôn mặt của người mẹ rất phúc

22


hâu, cách ăn ,mặc đúng người phụ nữ Á Đông dịu dàng và đằm thắm hơn.
Hướng dẫn con gái đan khăn, cử chỉ âu yếm yêu thương con các con đu
Hình khối đối với cảm thụ của thị giác thì hình khối chính là do đường
nét và đậm nhạt tạo thành dưới tác động của ánh sang. Bởi vây, các họa sĩ
thường dung đường nét, mảng đậm nhạt. được họa sĩ gửi gắm suy nghĩ , tư
tưởng tình cảm của mình. Vì vậy mỗi tác giả có một cách tạo hình riêng.
Trong lịch sử phát triển của hội họa, ta bắt gặp nhiều khái niệm khác nhau về
cách diễn tả thế giới vật chất qua hình khối. tùy vào nội dung chủ đề , các yếu
tố ngôn ngữ hội họa được họa sĩ bố trí, sắp đặt sao cho phù hợp để tạo ra tác
phẩm đó chính là bố cục. trong nghệ thuật đã tạo nên những tác phẩm biểu đạt
cảm xúc cuộc sống thực tế đa dạng và phong phú. Mang lại cho người xem
nhiều cảm xúc khác nhau
2.3. Tình mẫu tử trong tranh của họa sĩ Mai Trung Thứ
*Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác.
Họa sĩ Mai Trung Thứ(1906-1980 là một hoạ sĩ nổi tiếng của nền mỹ
thuật hiện đại Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20. Ông là một trong những
họa sĩ tốt nghiệp khóa đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông
Dương (1925-1930). Phần lớn cuộc đời ông sống và hoạt động nghệ thuật tại
nước Pháp. Tên tuổi ông trong hội họa gắn liền với những tác phẩm tranh lụa
về đề tài phụ nữ, trẻ em, cuộc sống thường ngày dưới cái nhìn mang đầy màu

sắc văn hóa Á Đông.
Họa sĩ Mai Trung Thứ là thế hệ họa sĩ Việt Nam đầu tiên bộc lộ tình
cảm của mình trên những tác phẩm mang khuynh hướng lãng mạn với bút
pháp hiện đại. Đề tài quen thuộc của họ là thiếu nữ, phong cảnh, sinh hoạt gia
đình, được thể hiện bằng đường nét, bảng màu ấn tượng, tinh tế, gợi cảm và
quyến rũ. Nổi tiếng là người nghịch ngợm, nhanh nhẹn, đôi chút chải chuốt
trong trang phục, cử chỉ, Mai Trung Thứ nhanh chóng hòa nhập với tầng lớp
trí thức Hà Nội trước phong trào Âu hóa những năm 30.
23


×