Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình và xây dựng gia đình văn hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.1 KB, 18 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
---------------TIỂU LUẬN MÔN HỌC:
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI:
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIA ĐÌNH
VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG GIA ĐÌNH
VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LỚP HỌC PHẦN: 211200598
NHÓM: 12
GVHD: ThS. Lê Hoài Nam
Tp Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 3 năm 2016
1


BỘ CÔNG THƯƠNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
---------------TIỂU LUẬN MÔN HỌC:
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI:
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIA ĐÌNH
VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LỚP HỌC PHẦN: 211200598
NHÓM: 12
STT
1


2
3
4
5
6
7
8
9

HỌ VÀ TÊN
Trần Thị Mỹ Duyên
Văn Nữ Uyên Nhi
Phạm Quốc Anh
Đoàn Trúc Hạ
Nguyễn Minh Kiệt
Phạm H Bảo Ngọc
Trần Minh Huân
Lê Tấn Nhơn
Nguyễn Hữu Lộc

MSSV
15058851
15065101
15086821
15068311
15059441

LỜI CÁM ƠN

2


ĐÁNH GIÁ
10/10
9/10
7/10
7/10
7/10
5/10
7/10
5/10
5/10

CHỮ KÝ


Lời đầu tiên nhóm 12 xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại
Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho học sinh chúng em
có một môi trường học tập tốt về cơ sở hạ tầng cũng như cơ sở vật chất. Chúng em
xin cảm ơn khoa Lý Luận Chính Trị đã giúp chúng em được mở mang tri thức về
tư tưởng Hồ Chí Minh, một tư tưởng hết sức quan trọng, đóng vai trò quyết định
đối với vận mệnh nước nhà. Qua đó chúng em có thể nhận thức đầy đủ và toàn diện
cuộc đời, sự nghiệp, những đóng góp và vai trò của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với
toàn thể dân tộc Việt Nam.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Hoài Nam đã hướng dẫn cho
chúng em hoàn thành bài tiểu luận này. Hy vọng thông qua những nỗ lực tìm hiểu
của nhóm em sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về sự nghiệp xây
dựng gia đình văn hóa hiện nay. Tuy có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi
thiếu sót, nhóm chúng em mong sự đóng góp của thầy và các bạn để nhóm em hoàn
thành bài tiểu luận tốt hơn.


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
3


Lời cảm ơn
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................6
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.........9
1.1. Định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh.....................................................9
1.2. Qúa trình hình thành và phát triển....................................................10
Chương 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIA ĐÌNH VỚI SỰ NGHIỆP
XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.........11
2.1. Hạt nhân của xã hội là gia đình.........................................................11
2.2. Sự nghiệp xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay...........12
2.2.1. Hiện trạng hiện nay về việc xây dựng gia đình văn hóa...................12
2.2.2.Hồ Chí Minh đã nhận thức từ sớm về việc xây dựng gia đình văn hóa14
2.3. Xây dựng gia đình Việt Nam trong bối cảnh mới và hội nhập quốc
tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh..................................................................14
KẾT LUẬN................................................................................................17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................18
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
4


Xây dựng Gia đình văn hóa có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược xây
dựng con người, xây dựng xã hội văn minh hiện đại, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
Khi mặt trái của cơ chế thị trường cùng những ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài tác
động đến con người, việc xây dựng gia đình văn hóa bền vững, hạnh phúc càng trở

nên cấp bách.
Từ đời này sang đời khác, ông cha ta đã tạo dựng một nền nếp gia phong như
con cháu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, vợ chồng chung thủy, anh em đoàn kết
thuận hòa... Ðó có thể xem là tinh hoa văn hóa của dân tộc. Gia phong đã trở thành
nội dung cốt lõi của việc xây dựng gia đình văn hóa, từ đó gia đình mới trở thành
một tế bào xã hội khỏe khoắn, lành mạnh, thực hiện mọi chủ trương, chính sách của
Ðảng và Nhà nước, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ở đó, gia đình nhiều thế hệ sống đầm ấm hạnh phúc, nuôi dạy con cháu
thành đạt, giúp nước, giúp dân, các tấm gương sáng, tình nghĩa thủy chung, thương
yêu đùm bọc lẫn nhau. Ở đó xuất hiện những giá trị nhân văn mới như bình đẳng
trong gia đình, trong quan hệ vợ chồng, cha mẹ với con cái, hôn nhân tiến bộ cùng
tồn tại bên trong nền nếp gia phong. Ðó là những bông hoa tươi đẹp trong bức
tranh toàn cảnh gia đình Việt Nam.
Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, với lối sống thực dụng tôn thờ đồng tiền,
các sản phẩm văn hóa độc hại bên ngoài tràn vào cùng với các tệ nạn xã hội đang
tiến công mạnh mẽ vào các gia đình. Từ đó, tình trạng ly hôn, ly thân, sống thử
không đăng ký kết hôn, quan hệ tình dục, nạo phá thai trước hôn nhân gia tăng.
Nhiều giá trị đạo đức gia đình đang xuống cấp. Các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ
bạc, rượu chè bê tha và đại dịch HIV/AIDS đang len lỏi thâm nhập vào các gia
đình... Ðặc biệt, bạo lực gia đình đang là vấn đề nổi cộm. Như vậy, việc xây dựng
Gia đình văn hóa đang đứng trước những thách thức lớn đòi hỏi không ngừng nâng
cao chất lượng hoạt động với mục tiêu, phương châm của Đảng và Nhà nước.
5


Do đó, gia đình nói chung và sự nghiệp xây dựng gia đình văn hóa nói riêng
đang là một vấn đề của thời đại, mang tính cấp bách trong thời buổi hiện nay và cần
có được sự quan tâm đúng mức để có thể giải quyết những vấn đề nhức nhối còn
đang tồn tại trong mỗi gia đình, từng mái ấm ngoài xã hội kia. Qua đó gia đình mới
có thể phát triển bền vững, là niềm hạnh phúc cho mỗi người, mỗi nhà, là nhân tố

quan trọng góp phần giữ gìn sự phát triển lành mạnh, an toàn và sự ổn định của xã
hội.
Đó cũng chính là lý do đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình với sự
nghiệp xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay” được chúng tôi chọn để
làm tiểu luận kết thúc môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vận dụng sáng tạo tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm của Đảng
về tầm quan trọng, vai trò cũng như ý nghĩa của sự nghiệp xây dựng gia đình văn
hóa trong công cuộc xây dựng xã hội bền vững, văn minh ở nước ta. Đây là một đề
tài mang tính thực tiễn, chứa đựng nhiều vấn đề thực tế mà xã hội, gia đình đang
gặp phải, vì vậy chủ đề này được nhiều người quan tâm, từ những con người nhân
dân yêu nước cho đến các nhà báo chí, chính trị và thanh niên trên khắp cả nước.
Vấn đề trí thức, chưa có nhiều sách có nội dung chính về xây dựng gia đình
nhưng đã có rất nhiều bài báo, các bài nghiên cứu khoa học đề cập về đề tài này:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Giáo dục gia đình - giải pháp quan trọng của
việc xây dựng gia đình văn hóa ở nước ta hiện nay.." (Phan Văn Bình), Đại học
Vinh, 2007.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

6


Mục đích của tiểu luận là chỉ ra được vai trò của gia đình và ý nghĩa của sự
nghiệp xây dựng gia đình văn hóa. Đó chính là điều quan trọng mà chúng ta luôn
đề cập tới, là nguồn sức mạnh của xã hội, của cộng đồng và của cả dân tộc Việt
Nam.
Nhiệm vụ là phân tích một cách chính xác, thực tế về tình hình gia đình cũng
như sự nghiệp xây dựng gia đình văn hóa đang ở những bước tiến nào để có cái
nhìn tổng quát cũng như chi tiết nhằm phát huy những điểm tốt, lợi thế và phá bỏ,
xóa dần đi những yếu tố gây khó khăn, cản trở sự nghiệp xây dựng gia đình của đất

nước.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn để làm nổi bật vai trò và ý
nghĩa của gia đình. Vận dụng mối liên hệ phổ biến giữa cái chung và cái riêng với
các phương pháp lôgic - lịch sử, phân tích tổng hợp, khái quát hóa...Ngoài ra, tiểu
luận nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của gia đình đối với sự phát triển của xã
hội cũng như công cuộc xây dựng gia đình văn hóa.
Giới hạn nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu của tiểu luận giới hạn ở sự
vận dụng tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của Đảng ta về tầm quan
trọng của gia đình, đồng thời chỉ ra phương hướng để giải quyết các vấn đề đang
mắc phải để đảm bảo cho sự phát triển, phát huy những thế mạnh của gia đình và
công cuộc xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các gia đình tại Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: Từng gia đình riêng lẻ, mở rộng ra làng xã và toàn xã
hội
7


6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Quá trình thực hiện tiểu luận và sự tập duyệt ban đầu làm quen với công tác
nghiên cứu khoa học về Hồ Chí Minh của tác giả. Tiểu luận góp phần nâng cao
kiến thức khoa học cho bản thân và những ai muốn tìm hiểu nghiên cứu vấn đề này.
Ngoài ra các nội dung được đưa vào nghiên cứu, phân tích cũng cung cấp thêm
lượng kiến thức có ích, mang tầm ảnh hưởng trở nên lớn hơn cũng như góp phần
vào công cuộc phát triển gia đình, phát triển xã hội.
Tiểu luận góp phần củng cố và nắm vững thêm lý luận trong việc giảng dạy ở
các trường: trung học, cao đẳng và đại học. Đặc biệt là trong các trường lý luận.

Chương 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1.1. Định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh được định nghĩa như sau:
8


“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và
phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hoá nhân
loại...”
Định nghĩa trên là một bước tiến mới trong nhận thức của Đảng Cộng sản
Việt Nam về tư tưởng Hồ Chí Minh, làm định hướng cho các nhà nghiên cứu tiếp
tục đi sâu tìm hiểu về tư tưởng của Hồ Chí Minh, đặc biệt là xác định nội dung giáo
dục tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành
động cho toàn Đảng Cộng sản Việt Nam, toàn dân tộc Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí
Minh là bộ phận trung tâm của chuyên ngành "Hồ Chí Minh học" thuộc ngành
Khoa học chính trị Việt Nam. Hồ Chí Minh đã xây dựng được hệ thống lý luận
toàn diện về cách mạng Việt Nam phù hợp với thực tiễn của đất nước và dòng chảy
thời đại. Hệ thống đó bao gồm một số nội dung cơ bản sau:
•Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người;
•Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại;
•Sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc;
•Quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân,
vì dân;
•Quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân;
•Phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của nhân dân;
9



•Đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;
•Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau;
•Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh
đạo, vừa là người đày tớ trung thành của nhân dân...
1.2. Qúa trình hình thành và phát triển
Tư tưởng Hồ Chí Minh không hình thành ngay một lúc mà đã trải qua một
quá trình tìm tòi, xác lập, phát triển và hoàn thiện, gắn liền với quá trình hoạt động
cách mạng phong phú của Hồ Chí Minh. Có thể chia quá trình hoạt động cách
mạng của Hồ Chí Minh thành 5 thời kỳ sau:
1.Thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước, thương nòi (trước năm 1911)
2.Thời kỳ tìm tòi con đường cứu nước, giải phóng dân tộc (1911-1920)
3.Thời kỳ hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam (1921 - 1930)
4.Thời kỳ thử thách, kiên trì giữ vững quan điểm, nêu cao tư tưởng độc lập,
tự do và quyền dân tộc cơ bản (1930-1945)
5.Thời kỳ tiếp tục phát triển mới về tư tưởng kháng chiến và kiến quốc
(1945-1969)
Chương 2
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIA ĐÌNH VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG
GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Hạt nhân của xã hội là gia đình
10


Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vai trò của gia đình. Bác
Hồ khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới
thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt
nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải
chú ý hạt nhân cho tốt”.

Nhiều thập kỷ qua, cơ cấu xã hội có sự biến đổi, nhưng tổ chức của gia đình
không biến đổi nhiều. “Gia đình là tế bào của xã hội…”, “… là cái nôi nuôi
dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách con
người, góp phần vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Do đó, văn hóa gia đình đóng
vai trò rất quan trọng trong vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền
thống dân tộc.
Ở bất kỳ giai đoạn nào, gia đình đều giữ vai trò là tế bào của xã hội, là một
trong những nhân tố quyết định sự hưng thịnh của quốc gia. Nước ta đang trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mục tiêu của gia đình là: No ấm,
bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, để mỗi gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là
tế bào lành mạnh của xã hội.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của gia đình, nhiều thập kỷ qua Đảng và Nhà
nước ta đã ban hành nhiều văn bản thể hiện rõ quan điểm về vị trí, vai trò đối với
vấn đề gia đình, công tác quản lý Nhà nước về gia đình, như: Trong các văn kiện
Đại hội Đảng, từ Đại hội VI đến Đại hội XI đều thể hiện rõ quan điểm về công tác
gia đình là: Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, phát triển bền
vững. Đặc biệt, ngày 21/2/2005, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) đã ban
hành Chỉ thị chuyên đề số 49-CT/TW về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Và ngày 4/5/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban
hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg về việc lấy ngày 28/6 hàng năm làm Ngày
Gia đình Việt Nam. Đây là dịp mà mỗi chúng ta cần ý thức rằng, xây dựng gia đình
11


hạnh phúc không chỉ là việc riêng của mỗi nhà mà còn là trách nhiệm của cả xã
hội; gia đình có no ấm, hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ thì sẽ góp phần tạo nên sức
mạnh của đất nước.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình đã được thể hiện trong các nghị quyết của
Đảng và pháp luật của Nhà nước ta. Từ đó, các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ
chức xã hội ra sức chăm lo gia đình và là cơ hội để gia đình góp phần to lớn vào sự

thành công chung của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội
nhập quốc tế vì mục tiêu cao cả “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”.
2.2. Sự nghiệp xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay
2.2.1. Hiện trạng hiện nay về việc xây dựng gia đình văn hóa
Phong trào xây dựng Gia đình văn hóa đã có từ những năm 60 của thế kỷ 20,
đến nay đã lan rộng khắp cả nước. Từ thực tế phong trào cho thấy, chỉ có phát huy
tốt những giá trị của gia đình truyền thống, phong trào mới đi vào chiều sâu có chất
lượng, thật sự lôi cuốn nhiều gia đình tham gia. Từ đời này sang đời khác, ông cha
ta đã tạo dựng một nền nếp gia phong như con cháu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ,
vợ chồng chung thủy, anh em đoàn kết thuận hòa... Ðó có thể xem là tinh hoa văn
hóa của dân tộc. Gia phong đã trở thành nội dung cốt lõi của việc xây dựng gia
đình văn hóa, từ đó gia đình mới trở thành một tế bào xã hội khỏe khoắn, lành
mạnh, thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước, đóng góp cho
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ở các tỉnh, thành phố, số lượng Gia đình
văn hóa đạt tỷ lệ khá cao, thường là 50%, mặc dù đâu đó vẫn còn hiện tượng hình
thức chủ nghĩa, chưa đúng thực chất. Các cuộc liên hoan, gặp mặt những Gia đình
văn hóa toàn quốc và các địa phương thường xuyên được tổ chức đã thật sự nêu
tấm gương sáng cho các gia đình và cho cộng đồng. Ở đó, gia đình nhiều thế hệ
12


sống đầm ấm hạnh phúc, nuôi dạy con cháu thành đạt, giúp nước, giúp dân, các tấm
gương hiếu đễ, tình nghĩa thủy chung, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Ở đó xuất
hiện những giá trị nhân văn mới như bình đẳng trong gia đình, trong quan hệ vợ
chồng, cha mẹ với con cái, hôn nhân tiến bộ cùng tồn tại bên trong nền nếp gia
phong. Ðó là những bông hoa tươi đẹp trong bức tranh toàn cảnh gia đình Việt
Nam.
Tuy nhiên công tác gia đình đang tồn tại những hạn chế, yếu kém nhất định.
Mặt trái của nền kinh tế thị trường và lối sống thực dụng ích kỷ, đề cao tự do phát

triển cá nhân làm phá vỡ những giá trị truyền thống và lối sống tốt đẹp trong một số
gia đình. Nhiều giá trị đạo đức của gia đình, của dân tộc đang có biểu hiện xuống
cấp. Tệ nạn xã hội đang xâm nhập vào các gia đình. Tình trạng trẻ em bị xâm hại,
trẻ em vi phạm pháp luật, tình trạng bạo lực trong gia đình có chiều hướng gia tăng.
Công tác xóa đói giảm nghèo tuy có kết quả, nhưng chưa vững chắc, nguy cơ tái
nghèo còn cao. Vấn đề gia tăng dân số vẫn còn là nỗi lo, nhất là ở nông thôn, vùng
sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người. Mạng lưới y tế, giáo dục thực sự chưa
có đủ khả năng đáp ứng cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.
Quá trình hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới
đang diễn ra đã một phần phá vỡ và làm biến đổi về cấu trúc của một số bộ phận
gia đình Việt Nam. Thách thức lớn nhất đối với gia đình Việt Nam hiện nay là cùng
với việc tiếp thu có chọn lọc những giá trị nhân văn trong quá trình hội nhập quốc
tế, đồng thời phải giữ được bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc để góp
phần vào sự ổn định chung và phát triển bền vững của đất nước.
2.2.2.Hồ Chí Minh đã nhận thức từ sớm về việc xây dựng gia đình văn hóa.
Những xu hướng lệch lạc trên cũng đã được Hồ Chí Minh lưu ý từ rất sớm,
khi mà chúng ta vừa giành được chính quyền và xây dựng cuộc sống mới. Trong
13


tác phẩm Đời sống mới, Người đã có cái nhìn biện chứng, sâu sắc trong việc xây
dựng nếp sống mới, chỉ nên bỏ những cái cũ đã lỗi thời, lạc hậu, còn cái cũ mà tốt
thì phải phát triển thêm. Người cho rằng, việc xây dựng đời sống văn hóa mới phải
kiên trì vận động quần chúng, phải có người làm gương, gia đình làm gương để
mọi người làm theo, phải nghiên cứu thật sâu để thực hiện nếp sống mới có hiệu
quả thiết thực để mỗi người là một bông hoa đẹp, mỗi gia đình là một bó hoa tươi
thắm, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp.
2.3. Xây dựng gia đình Việt Nam trong bối cảnh mới và hội nhập quốc tế theo
tư tưởng Hồ Chí Minh
Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng gia đình, tại Đại hội Đảng toàn

quốc lần thứ X, Đảng ta khẳng định chủ trương phát huy những giá trị truyền thống
tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những đòi hỏi của quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc,
thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan
trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy
văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Nhận thức rõ tính cấp bách của việc xây dựng gia đình trong bối
cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế, Đảng, Nhà nước, toàn xã hội và mỗi cá nhân cần
tập trung hành động cụ thể, thiết thực:
Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền qua các phương tiện truyền
thông và hoạt động giáo dục để nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân về vị trí, vai
trò của gia đình đối với sự tồn tại, phát triển của xã hội và sự thành công của sự
nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước,
chính quyền các cấp đối với công tác gia đình; nâng cao nhận thức của các cấp, các
14


ngành, cộng đồng và các thành viên gia đình trong việc thực hiện chủ trương,
đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, sống có ích cho gia
đình và xã hội.
Thứ ba, nâng cao trình độ dân trí của người dân, góp phần thực hiện quyền
bình đẳng, thắt chặt tình yêu thương và tinh thần trách nhiệm trong gia đình; tạo cơ
sở cho việc xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc, đặc biệt trong bối cảnh
đổi mới và hội nhập.
Thứ tư, quán triệt quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng gia đình; không
ngừng kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của gia đình truyền thống;
tiếp thu những tinh hoa của gia đình hiện đại; góp phần ngăn chặn một cách có hiệu
quả sự tấn công của tệ nạn xã hội và những nguy cơ dẫn đến sự suy thoái về đạo
đức, lối sống của các thành viên trong gia đình.

Thứ năm, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách để củng cố, ổn định và
phát triển gia đình; tích cực thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo của Nhà
nước, pháp lệnh về dân số; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, xây dựng nông
thôn mới, tạo việc làm, ưu tiên các chính sách cho các gia đình nghèo, tăng cường
khuyến khích kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình; qua đó làm giảm bớt sự phân
hóa giàu nghèo nông thôn và thành thị, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
các thành viên trong gia đình; tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi đối với gia đình
liệt sĩ, gia đình thương binh, gia đình có người có công; thực hiện chính sách ưu
tiên đối với các gia đình dân tộc thiểu số, gia đình ở vùng sâu vùng xa, các gia đình
gặp rủi ro, thiên tai, gia đình neo đơn, gia đình người tàn tật, gia đình có hoàn cảnh
khó khăn đặc biệt; góp phần xây dựng mỗi gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh
phúc, tạo cơ sở để gia đình thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình đối với sự
phát triển của các thành viên trong gia đình và xã hội.
15


KẾT LUẬN
Tư tưởng với những nguyên lý về xây dựng gia đình văn hóa của Hồ Chí
Minh để lại cho chúng ta đến nay vẫn còn nguyên giá trị, vẫn sáng mãi tính khoa
học và cách mạng, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Đó là những bài học vô
cùng quý giá để chúng ta học tập, và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt làm tốt hơn nữa công
16


tác đào tạo, sự nghiệp phát triển văn hóa, góp phần vào công cuộc xây dựng đất
nước giàu đẹp, phồn vinh. Hiện nay gia đình nói chung và sự nghiệp xây dựng gia
đình văn hóa nói riêng đang là một vấn đề của thời đại, mang tính cấp bách trong
thời buổi hiện nay và cần có được sự quan tâm đúng mức để có thể giải quyết
những vấn đề nhức nhối còn đang tồn tại trong mỗi gia đình, từng mái ấm ngoài xã
hội kia. Qua đó gia đình mới có thể phát triển bền vững, là niềm hạnh phúc cho mỗi

người, mỗi nhà, là nhân tố quan trọng góp phần giữ gìn sự phát triển lành mạnh, an
toàn và sự ổn định của xã hội. Tóm lại, sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân
ta 77 năm qua đã khẳng định rằng, tư tưởng vĩ đại của Người cùng với chủ nghĩa
Mác- Lênin mãi mãi là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam, là tài sản vô giá của Đảng
và dân tộc ta. Tư tưởng đó dẫn dắt chúng ta trên mỗi chặng đường xây dựng và
phát triển đất nước, là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam, là sức mạnh hợp
và đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng của chúng ta hôm nay và mai
sau. Đối với thế hệ trẻ hôm nay nói chung và đối với sinh viên trong các trường đại
học nói riêng, cần đặc biệt coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cách
mạng, đặc biêt là giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2001, trang 83.

17


2. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Tái bản lần
thứ hai, 2006, trang 16-2.
3. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Tái bản lần
thứ hai, 2006, trang 22.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 9, trang 314.
5. Bài nói chuyện của Bác Hồ tại Hội nghị cán bộ thảo luận Dự thảo Luật hôn nhân
và Gia đình, tháng 10-1959.

18




×