MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
MỤC LỤC
1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
2
1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3
1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp
3
1.2. Tổng quan các vần đề liên quan đến giải pháp
3
1.3. Mục tiêu của giải pháp
3
1.4. Các căn cứ đề xuất giải pháp
4
1.5. Phương pháp thực hiện, đối tượng và phạm vi áp dụng
5
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP
5
2.1. Quá trình hình thành nên giải pháp
5
2.2. Những cải tiến cho phù hợp với thực tiễn
6
2.3. Nội dung của giải pháp mới
7
2.3.1 Tổ chức quán triệt trong tập thể cán bộ, giáo viên, nhân
viên về tầm quan trọng của công tác kiểm định chất lượng
7
2.3.2 Phát huy vai trò, nhiệm vụ của từng thành viên trong Hội
7
đồng tự đánh giá.
2.3.3 Tổ chức nghiên cứu, lựa chọn, thu thập các hồ sơ minh
8
chứng
2.3.4 Tập hợp sắp xếp các hồ sơ minh chứng một cách khoa học,
10
tường minh.
2.3.5 Tập huấn cách viết phiếu đánh giá các tiêu chí cho các
11
nhóm công tác
2.3.6 Tổ chức lấy ý kiến hoàn thiện báo cáo tự đánh giá
16
3. HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP
16
3.1. Thời gian áp dụng giải pháp
3.2. Hiệu quả đạt được
16
17
3.3 Khả năng triển khai, áp dụng giải pháp
17
1
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ
18
4.1. Kết luận
18
4.2. Đề xuất, khuyến nghị:
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
20
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Số
Chữ viết tắt
Nội dung
1
BGDĐT
Bộ Giáo dục- Đào tạo
2
CSGD
Cơ sở giáo dục
3
KĐCLGD
Kiểm định chất lượng giáo dục
4
KTKĐCL
Khảo thí kiểm định chất lượng
5
PGDĐT
Phòng Giáo dục- Đào tạo
6
SGDĐT
Sở Giáo dục- Đào tạo
7
UBND
Ủy ban nhân dân
thứ tự
1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp
2
- Từ những năm học gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chủ trương
thực hiện công tác Kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) cho các cơ sở
giáo dục trong cả nước; Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có các văn bản về công
tác KĐCLGD như: Chỉ thị số 46/2008/CT-BGDĐT ngày 05 tháng 8 năm 2008
về việc tăng cường công tác đánh giá và KĐCLGD, Thông tư số 07/2011/TTBGDĐT ngày 17/02/2011 về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng giáo dục trường mầm non, Thông tư số 45/2011/TT-BGDĐT ngày
11/10/2011 về việc ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ KĐCLGD trường
mầm non, Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 ban hành Quy
định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình và chu kỳ
KĐCLGD CSGD phổ thông, CSGD thường xuyên.
- Kiểm định chất lượng giáo dục là một giải pháp quản lý chất lượng nhằm
đưa ra những kết quả tin cậy thông qua những tiêu chuẩn, tiêu chí ở các lĩnh vực
cơ bản của các cơ sở giáo dục. Kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm tự đánh
giá và đánh giá ngoài; trong đó tự đánh giá là một khâu quan trọng trong hoạt
động KĐCLGD; đây là quá trình CSGD tự xem xét, đối chiếu với các tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng để tự nhìn nhận thực trạng chất lượng giáo dục, từ đó tiến
hành điều chỉnh các nguồn lực nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.
- Tự đánh giá không chỉ tạo cơ sở cho việc đánh giá ngoài, mà còn là điều
kiện để CSGD cải tiến chất lượng; từ đó nêu cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của CSGD đối với chất lượng của mình và đối với cộng đồng.
- Từ những vấn đề trên, tôi đã có sáng kiến “ Về các giải pháp thực hiện
thực hiện tốt công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục trong nhà trường tiểu
học” tại đơn vị mà tôi đang công tác.
1.2 Tổng quan các vần đề liên quan đến giải pháp:
1.3 Mục tiêu của giải pháp:
- Nhằm giúp các nhà trường tiểu học thực hiện tốt tự đánh giá chất lượng
giáo dục trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục theo chỉ đạo của các
cấp.
3
- Góp phần đưa công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục vào hoạt động
thường xuyên, là giải pháp quản lý chất lượng nhà trường về lâu về dài; góp
phần thực hiện nhiệm vụ kiểm định chất lượng giáo dục trong địa bàn thành phố
Bà Rịa.
- Qua đó, cùng các đơn vị trao đổi, học tập kinh nghiệm về công tác tự
đánh giá chất lượng giáo dục; nhằm mục đích ngày càng nâng cao hiệu quả, chất
lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa, xã hội của địa phương.
1.4 Các căn cứ đề xuất giải pháp:
- Chỉ thị số 46/2008/CT-BGDĐT ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác đánh giá và KĐCLGD;
- Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 ban hành Quy định về
tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình và chu kỳ KĐCLGD
CSGD phổ thông, CSGD thường xuyên;
- Công văn số 8987/BGDĐT- KTKĐCLGD ngày 28/12/2012 về việc
hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài CSGD phổ thông, CSGD thường
xuyên;
- Công văn số 46/KTKĐCLGD- KĐPT ngày 15/01/2013 về việc xác định
yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục
trường tiểu học và trường trung học;
- Công văn số 2210/BGDĐT- KTKĐCLGD ngày 12/5/2015 về việc thực
hiện kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông
và trung tâm giáo dục thường xuyên;
- Công văn số 1727/SGDĐT- KTKĐCL ngày 30/9/2015 của Sở Giáo dục
và Đao tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ khảo thí- KĐCL năm học
2015-2016.
- Công văn số 347/PGDĐ- KTKĐCL ngày 30/9/2015 của Phòng Giáo dục
và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ khảo thí- KĐCL năm học
1.5 Phương pháp thực hiện, đối tượng và phạm vi áp dụng:
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát
4
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thu thập, phân loại
- Đối tượng: chất lượng giáo dục nhà trường
- Phạm vi áp dụng: trường tiểu học (công lập).
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP
2.1. Quá trình hình thành nên giải pháp:
2.1.1 Thực trạng nhà trường:
Trường Tiểu học ......................... thuộc địa bàn .............................. Trường
thành lập vào tháng 8 năm 1990, được tách ra từ Trường Phổ thông cơ
sở .................................. Đến năm 1992 nhà trường được đổi tên Trường Phổ
thông ................................ theo Quyết định số 58/QĐ - UBH ngày 7/1/1992 của
UBND huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai (nay là UBND thành phố Bà Rịa, tỉnh
Bà Rịa -Vũng Tàu); sau đó trường mang tên Trường Tiểu học Trường Sơn cho
đến nay.
Cơ sở vật chất nhà trường được xây dựng mới từ năm học và đưa vào sử
dụng từ năm học 2002-2003 đến nay; tổng diện tích nhà trường 7474 m 2. Khu
phòng học có: 30 phòng, phòng chức năng dạy bộ môn: 03 (Anh văn, Tin học,
Mỹ thuật). Khu hành chính có 11 phòng, gồm: phòng Hiệu trưởng, phòng Phó
hiệu trưởng, Văn phòng, phòng Đội, phòng thường trực, Thư viện, Phòng Thiết
bị, Phòng Y tế, Phòng giáo viên, Phòng Hội trường, phòng họp. Khu bán trú có
01 nhà bếp, 03 phòng ăn, 08 phòng ngủ.
Năm học 2016-2017 trường có 1.034 học sinh chia thành 30 lớp, trong đó:
khối 1 có 6 lớp / 174 hs, khối 2 có 7 lớp / 243 hs, khối 3 có 6 lớp / 218 hs, khối 4
có 6 lớp / 203 hs, khối 5 có 5 lớp / 196 hs.
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường có 74 người, bao gồm:
Ban giám hiệu: 03, Giáo viên: 45, Tổng phụ trách Đội: 01, Nhân viên: 26.
Chi bộ nhà trường có 32 đảng viên, Công đoàn cơ sở có 74 công đoàn viên,
Chi đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có 16 đoàn viên.
2.1.2 Những thuận lợi:
5
- Công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường đã thực hiện từ một
số năm trước đây, có được một số kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực
hiện.
- Năm học 2014-2015 trường tiếp tục được công nhận lại Trường tiểu học
đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2, đây cũng là điều kiện cơ bản để thực hiện công
tác tự đánh giá chất lượng giáo dục.
- Đội ngũ Ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên nhà trường có trình độ đạt
chuẩn và trên chuẩn khá cao, có năng lực trong công tác quản lý và đánh giá;
nhân viên văn phòng có kinh nghiệm công tác khá tốt.
2.1.3 Những khó khăn:
- Các văn bản về công tác kiểm định chất lượng thay đổi qua nhiều năm,
dẫn đến công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục phải điều chỉnh nhiều lần, hồ
sơ minh chứng cũng phải điều chỉnh.
- Trong 5 năm qua, nhân sự trong Ban giám hiệu có sự thay đổi (3 hiệu phó
phụ trách chuyên môn, 02 hiệu phó phụ trách bán trú); việc tập hợp hồ sơ có
phần khó khăn.
- Cơ sở vật chất nhà trường xây dựng đã lâu năm, phòng hành chánh còn
hạn hẹp, nơi chứa đựng các hồ sơ minh chứng còn thiếu thốn.
2.2. Những cải tiến cho phù hợp với thực tiễn.
- Các giải pháp căn cứ vào tình hình thực tiễn hoạt động nhà trường trong
các năm qua (từ năm học 2011-2012 đến 2015-2016).
-Trong các năm học qua, nhà trường đã tiến hành thường xuyên công tác tự
đánh giá chất lượng giáo dục nhưng chưa đề nghị cấp trên đánh giá ngoài và
công nhận chất lượng giáo dục.
- Trong quá trình thực hiện đã nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn, thực hiện
việc tự đánh giá theo quy định; tuy nhiên việc tự đánh giá vẫn chưa hoàn chỉnh
về một số mặt như: hồ sơ minh chứng chưa đầy đủ, xác định những điểm mạnh,
điểm yếu chưa cụ thể, kế hoạch cải tiến chất lượng chưa đảm bảo các yêu cầu,…
- Từ đó, bản thân đã đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tự đánh
giá chất lượng giáo dục theo yêu cầu của các tiêu chuẩn, tiêu chí quy định
6
2.3. Nội dung của giải pháp mới:
2.3.1 Tổ chức quán triệt trong tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên về tầm
quan trọng của công tác kiểm định chất lượng.
- Công tác kiểm định chất lượng tuy cũng đã thực hiện được một số năm
học, nhưng cũng rất cần thiết triển khai quán triệt trong đội ngũ cán bộ, giáo
viên, nhân viên trong nhà trường về tầm quan trọng, ý nghĩa và mục đích của
việc tự đánh giá chất lượng giáo dục trong từng giai đoạn.
- Về tinh thần chung, tập thể nhà trường phải thấy được rằng: công tác tự
đánh giá chất lượng giáo dục là trách nhiệm của từng thành viên trong đơn vị,
mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đều góp
phần công sức của mình trong công tác kiểm định chất lượng nhà trường.
- Việc này vừa nêu cao tinh thần trách nhiệm cho từng thành viên của nhà
trường, cũng như niềm tự hào của mỗi người, dù chỉ có những đóng góp nhỏ
trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Đây là điều kiện rất
quan trọng, cần thiết đầu tiên trong việc thực hiện công tác tự đánh giá chất
lượng giáo dục.
2.3.2 Phát huy vai trò, nhiệm vụ của từng thành viên trong Hội đồng tự
đánh giá.
- Theo Điều 24 của Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và
quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở
giáo dục thường xuyên Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT
ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; để tiến
hành công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục, nhà trường phải thành lập Hội
đồng tự đánh giá gồm các thành phần như sau: Chủ tịch hội đồng là hiệu trưởng;
Phó chủ tịch hội đồng là phó hiệu trưởng; Thư ký hội đồng là thư ký hội đồng
trường hoặc tổ trưởng tổ văn phòng, tổ chuyên môn; các thành viên khác: đại
diện hội đồng trường; tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng, trưởng
các bộ phận khác (nếu có); đại diện cấp ủy Đảng và các tổ chức đoàn thể.
- Năm học 2015-2016 nhà trường đã thành lập Hội đồng tự đánh giá chất
lượng giáo dục gồm có 14 thành viên với cơ cấu quy định như trên. Sau khi Hội
7
đồng được thành lập, việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên rất
quan trọng; cần lưu ý tránh tình trạng chỉ có “Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng tự
làm ”.
- Có thể phân công nhiệm vụ như sau:
+ Chủ tịch hội đồng: chịu trách nhiệm chỉ đạo chung, thực hiện công tác
kiểm tra tiến độ, phê duyệt các phiếu đánh giá tiêu chí do các nhóm thực hiện,
lên kế hoạch điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
+ Phó chủ tịch hội đồng: chịu trách nhiệm về công tác chuyên môn, nghiên
cứu kỹ các thông tin minh chứng, triển khai đến các tổ phụ trách thực hiện.
+ Thư ký hội đồng: là trưởng nhóm thư ký, chịu trách nhiệm chuẩn bị các
biểu mẫu, thu nhận các hồ sơ, biểu bảng, phiếu đánh giá, tổng hợp trình chủ tịch
hội đồng phê duyệt.
+ Các thành viên: được phân công phụ trách đánh giá các tiêu chuẩn, mỗi
tiêu chuẩn phân công 2 thành viên phụ trách; trong đó có một thành viên là
nhóm trưởng của nhóm công tác.
+ Chọn trong các thành viên một người phụ trách cơ sở vật chất, trang thiết
bị, điều kiện thực hiện (thống nhất trang bị các tủ đựng hồ sơ, các hộp, các bìa
đựng minh chứng,…)
- Tổ chức phân công nhiệm vụ cụ thể sẽ giúp công tác tự đánh giá chất
lượng giáo dục được tiến hành đồng bộ, phát huy được vai trò, trách nhiệm của
từng thành viên trong hội đồng.
2.3.3 Tổ chức nghiên cứu, lựa chọn, thu thập các hồ sơ minh chứng
- Trong công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục, việc nghiên cứu, lựa
chọn, thu thập các hồ sơ minh chứng cho các tiêu chuẩn, tiêu chí chiếm thời
gian, khối lượng rất lớn. Theo quy định của công tác kiểm định chất lượng, các
hồ sơ minh chứng cho các tiêu chuẩn, tiêu chí phải thu thập trong 5 năm học.
- Các minh chứng cần được hiểu như sau:
+ Trong kiểm định chất lượng giáo dục, minh chứng là những văn bản, hồ
sơ, sổ sách, băng, đĩa hình, hiện vật đã và đang có của cơ sở giáo dục phù hợp
với yêu cầu của các chỉ số trong từng tiêu chí. Minh chứng được sử dụng để
8
chứng minh cho các phân tích, giải thích từ đó đưa ra các nhận định, kết luận
trong báo cáo tự đánh giá.
+ Minh chứng được thu thập từ các nguồn: Hồ sơ lưu trữ của cơ sở giáo dục,
các cơ quan có liên quan, khảo sát, điều tra, phỏng vấn và quan sát các hoạt động
giáo dục của cơ sở giáo dục,... Minh chứng phải có nguồn gốc rõ ràng và bảo đảm
tính chính xác.
+ Minh chứng đã thu thập cần được xử lý, phân tích trước khi dùng làm căn
cứ hoặc minh họa cho các nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá. Cần lựa
chọn và sắp xếp minh chứng phù hợp với yêu cầu của từng chỉ số. Minh chứng
phù hợp được sử dụng trong mục mô tả hiện trạng của báo cáo tự đánh giá.
-Trong văn bản xác định tìm minh chứng tuy đã có những hướng dẫn khá
cụ thể, tuy nhiên trong thực tế có nhiều tiêu chí đối chiếu với hồ sơ của đơn vị
chưa phù hợp hoặc chưa minh họa đầy đủ yêu cầu của tiêu chí. Do đó, trong văn
bản hướng dẫn tìm minh chứng có nội dung “Minh chứng khác”, đây là điều ở
một số đơn vị chưa lưu ý để thu thập bổ sung cho hoàn chỉnh các minh chứng
cho các tiêu chí.
- Ví dụ như: hồ sơ Bồi dưỡng thường xuyên, có thể là minh chứng cho
công tác bồi dưỡng chuyên mộn nghiệp vụ trong tiêu chí “Cơ cấu tổ chức và
việc thực hiện nhiệm vụ của các tổ chuyên môn, tổ văn phòng theo quy định tại
Điều lệ trường tiểu học”. Các bài viết thu hoạch, bài cảm nhận của học sinh sau
các hoạt động về nguồn, tham quan, dã ngoại, đi thực tế,...là các minh chứng
cho tiêu chí “Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương,
huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa
dân tộc cho học sinh và thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục” hoặc tiêu chí
“Các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường”.
2.3.4 Tập hợp sắp xếp các hồ sơ minh chứng một cách khoa học, tường
minh.
- Cách sắp xếp các hồ sơ minh chứng được quy định như sau:
+ Mỗi minh chứng chỉ được mã hóa một lần. Minh chứng dùng cho nhiều
tiêu chuẩn, tiêu chí thì mang ký hiệu của tiêu chuẩn, tiêu chí được sử dụng lần
9
thứ nhất. Mã minh chứng (viết tắt là MC) được ký hiệu bằng chuỗi gồm 1 chữ
cái (H), ba dấu gạch (-) và 6 chữ số theo công thức: [Hn-a-bc-de]. Trong đó:
+ H: Hộp (cặp) đựng MC;…..
+ Cần tập hợp, sắp xếp minh chứng trong các hộp (cặp) theo thứ tự mã
hóa. Những minh chứng đang sử dụng cho công tác quản lý, công tác dạy và
học thì lưu trữ, bảo quản tại nơi đang sử dụng nhưng phải có bảng ghi chú cụ
thể để tiện lợi trong việc tra cứu, tìm kiếm;….
-Để các tập hồ sơ minh chứng được tập hợp, sắp xếp một cách khoa học,
tường minh, trong mỗi tập hồ sơ cần theo thứ tự như sau:
+ Các văn bản về Luật
+ Các văn bản cấp Trung ương: Nghị định, Thông tư.
+ Các văn bản địa phương: cấp Tỉnh, cấp thành phố.
+ Các văn bản thực hiện của đơn vị.
Ví dụ như: tập hợp hồ sơ minh chứng về công tác Phòng cháy chữa cháy,
cần tập hợp các hồ sơ minh chứng như sau:
1. Luật Phòng cháy chữa cháy
2. Các Nghị định, Thông tư của cấp Trung ương quy định về công tác
Phòng cháy chữa cháy.
3. Các văn bản của UBND tỉnh BR-VT, của các ban ngành cấp tỉnh, các
văn bản của UBND thành phố, của các ban ngành cấp thành phố.
4. Các văn bản thực hiện của đơn vị như: Quyết định thành lập đội Phòng
cháy chữa cháy, phương án Phòng cháy chữa cháy, thống kê trang thiết bị, hồ sơ
diễn tập,…
2.3.5 Tập huấn cách viết phiếu đánh giá các tiêu chí cho các nhóm công tác
- Phiếu đánh giá tiêu chí được thực hiện như sau:
+ Phiếu đánh giá tiêu chí do nhóm hoặc cá nhân viết. Mỗi tiêu chí có một
phiếu đánh giá tiêu chí;
- Nội dung đánh giá các tiêu chí gồm các mục sau đây:
1. Mô tả hiện trạng: Trong mục mô tả hiện trạng, cần mô tả, phân tích,
đánh giá hiện trạng của cơ sở giáo dục theo yêu cầu của từng chỉ số trong tiêu
10
chí. Việc mô tả, phân tích, nhận định, kết luận phải đi kèm với các minh chứng
(đã được mã hoá).
2. Điểm mạnh: Nêu những điểm mạnh nổi bật của cơ sở giáo dục trong
việc đáp ứng các yêu cầu của từng chỉ số trong mỗi tiêu chí. Những điểm mạnh
đó phải được khái quát trên cơ sở nội dung của phần mô tả hiện trạng.
3. Điểm yếu: Nêu những điểm yếu nổi bật của cơ sở giáo dục trong việc
đáp ứng các yêu cầu của từng chỉ số trong mỗi tiêu chí, đồng thời giải thích rõ
nguyên nhân của những điểm yếu đó. Những điểm yếu này phải được khái quát
trên cơ sở nội dung của phần mô tả hiện trạng.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:Kế hoạch cải tiến chất lượng phải thể hiện
rõ việc phát huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Kế hoạch phải cụ thể
và có tính khả thi, tránh chung chung (cần có các giải pháp cụ thể, thời gian
hoàn thành và các biện pháp giám sát). Kế hoạch phải thể hiện quyết tâm cải
tiến, nâng cao chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục.
5. Tự đánh giá: Đánh giá tiêu chí đạt hoặc không đạt.
- Với những yêu cầu nêu trên, việc viết các Phiếu đánh giá tiêu chí thật sự
không đơn giản, nhất là phải thật sự thể hiện, gắn với thực tế, hiện trạng tại đơn
vị của mình. Do đó, cần tổ chức tập huấn cho các nhóm công tác trong việc viết
các Phiếu đánh giá tiêu chí; cụ thể như sau:
+ Trong mục Mô tả hiện trạng: cần nghiên cứu kỹ yêu cầu của từng chỉ số
trong tiêu chí; qua đó mô tả, phân tích, đánh giá hiện trạng của nhà trường; đặc
biệt chú ý không kể lể thành tích hoặc nêu trình bày dông dài những thuận lợi,
khó khăn, vướng mắc. Các nhận định, kết luận về các yêu cầu của chỉ số phải có
các minh chứng thể hiện cụ thể.
+ Trong mục đánh giá điểm mạnh: cần chắt lọc những điểm mạnh cơ bản
nhất trong phần mô tả hiện trạng (cũng không phải nêu thành tích).
+ Trong mục đánh giá điểm yếu: cần mạnh dạn nêu ra điểm còn hạn chế
thật sự của nhà trường; có điểm yếu do khách quan, có điểm yếu do chủ quan để
từ đó có kế hoạch cải tiến chất lượng.
+ Trong mục kế hoạch cải tiến chất lượng: cần lưu ý trình bày các phương
11
hướng tiếp tục phát huy các điểm mạnh (hoặc trong trường hợp không có điểm
yếu); sau đó mới nêu các biện pháp khắc phục các điểm yếu; chú ý cần nêu rõ
thời gian hoàn thành và biện pháp giám sát, kiểm tra.
+ Ví dụ: Một số phiếu đánh giá tiêu chí như sau:
Cơ quan chủ quản: Phòng
Trường tiểu học
PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
Tiêu chí 6: Quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên,
nhân viên, học sinh và quản lý tài chính, đất đai, cơ sở vật chất theo quy
định.
a) Thực hiện nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục và quản lý học sinh
theo quy định của Điều lệ trường tiểu học;
b) Thực hiện tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, quản lý cán bộ, giáo viên và nhân
viên theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Điều lệ
trường tiểu học và các quy định khác của pháp luật;
c) Quản lý, sử dụng hiệu quả tài chính, đất đai, cơ sở vật chất để phục vụ các
hoạt động giáo dục.
1. Mô tả hiện trạng:
a) Xây dựng đầy đủ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, kế hoạch công
tác chuyên môn, kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp; có lịch công tác năm
học cụ thể, có kế hoạch kiểm tra nội bộ, thực hiện thường xuyên; đánh giá,
nhận xét, rút kinh nghiệm qua các lần sơ kết học kỳ, cuối năm học [H1-1-0601].
b) Thực hiện công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ quản lý theo đúng quy trình,
quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức; bổ nhiệm các chức
danh tổ chuyên môn, tổ văn phòng theo đúng Điều lệ trường tiểu học. Quản
lý cán bộ, giáo viên, nhân viên theo đúng quy định [H1-1-06-02].
12
c) Nhà trường thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định 43/NĐ-CP của
Chính phủ, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, lập dự toán kinh phí, quyết
toán kinh phí hàng năm theo đúng quy định, sử dụng tiết kiệm kinh phí hợp
lý, tạo nguồn tăng thu nhập cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Sử dụng hiệu
quả cơ sở vật chất hiện có, tổ chức cho tất cả các lớp học 2 buổi/ngày, khai
thác tốt các phòng chức năng, phòng học bộ môn, khu bán trú phục vụ cho
các hoạt động giáo dục [H1-1-05-09].
2. Điểm mạnh:
- Có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ quản lý đầy đủ, toàn diện, phân công,
phân nhiệm cụ thể. Thực hiện đúng quy trình đề bạt, bổ nhiệm cán bộ quản
lý. Đảm bảo công tác quản lý tài chính theo quy định.
3. Điểm yếu:
- Cơ sở vật chất đã sử dụng nhiều năm (từ năm 2002 đến nay), một số
trang thiết bị thường xuyên phát sinh hư hỏng (bàn ghế, đèn quạt, máy vi
tính, máy photocoppy, nhà vệ sinh,...) ; gây khó khăn trong công tác quản lý.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Vận động cha mẹ học sinh ủng hộ thay thế đèn quạt của lớp. Có kế
hoạch bổ sung, thay thế dần các trang thiết bị hư hỏng, tham mưu cấp trên
đầu tư trang thiết bị mới, tu sửa chống xuống cấp.
5. Tự đánh giá:
5.1. Xác định trường đạt hay không đạt từng chỉ số của tiêu chí:
Chỉ số a: Đạt
Chỉ số b: Đạt
Chỉ số c: Đạt
5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt .
Xác nhận của nhóm trưởng
Phước Nguyên, ngày 15 tháng 10 năm 2015
Người viết
13
Cơ quan chủ quản: Phòng GDĐT TP Bà Rịa
Trường tiểu học Trường Sơn
PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
Tiêu chí 3: Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên và việc đảm bảo các quyền
của giáo viên.
a) Xếp loại chung cuối năm học của giáo viên đạt 100% từ loại trung bình
trở lên, trong đó có ít nhất 50% xếp loại khá trở lên theo Quy định về Chuẩn
nghề nghiệp giáo viên tiểu học;
b) Số lượng giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện (quận, thị
xã, thành phố trực thuộc tỉnh) trở lên đạt ít nhất 5%;
c) Giáo viên được đảm bảo các quyền theo quy định của Điều lệ trường tiểu
học và của pháp luật.
1. Mô tả hiện trạng:
a) Cuối năm học 2011-2012 xếp loại Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
100% đạt từ loại khá trở lên, trong đó có 87,8 % đạt loại Xuất sắc [H2-2-0301]; [H2-2-03-02].
b) Từ năm học 2008-2009 đến năm học 2011-2012 có 14 giáo viên đạt danh
hiệu giáo viên dạy giỏi thành phố, đạt tỉ lệ 31,1 %, có trên 70 % giáo viên
đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường [H2-2-03-03].
c) Giáo viên được đảm bảo các quyền theo quy định của Điều lệ trường tiểu
học và của pháp luật; được tạo điều kiện để giảng dạy và giáo dục học sinh;
được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn; được hưởng mọi quyền lợi về
vật chất, tinh thần, chính sách, chế độ đối với nhà giáo [H2-2-03-04].
2. Điểm mạnh:
14
- Xếp loại Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học 100% đạt từ loại khá trở
lên, trong đó tỉ lệ loại Xuất sắc đạt cao, đạt tỉ lệ giáo viên dạy giỏi cấp thành
phố; đảm bảo các quyền theo quy định của Điều lệ trường tiểu học và của
pháp luật.
3. Điểm yếu:
- Số giáo viên dạy giỏi cấp thành phố chưa ổn định, số giáo viên dạy giỏi cấp
tỉnh còn thấp.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
- Có kế hoạch đầu tư, bồi dưỡng cho giáo viên về năng lực chuyên môn, chú
ý lực lượng giáo viên trẻ, tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố; cấp
tỉnh, phấn đấu năm 2015-2016 có 02 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
5. Tự đánh giá:
5.1. Xác định trường đạt hay không đạt từng chỉ số của tiêu chí:
Chỉ số a: Đạt
Chỉ số b: Đạt
Chỉ số c: Đạt
5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt .
Xác nhận của nhóm trưởng
Phước Nguyên, ngày 15 tháng 10 năm
2015
Người viết
Trần Thị Ánh Hoa
Huỳnh Thị Ngọc Mai
2.3.6 Tổ chức lấy ý kiến hoàn thiện báo cáo tự đánh giá
- Sau khi các nhóm công tác hoàn thành các phiếu đánh giá các tiêu chí,
hội đồng tự đánh giá cần tổ chức đóng góp ý kiến để hoàn thiện báo cáo tự đánh
giá. Việc này được thực hiện như sau:
15
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc chuyển giao các Phiếu đánh
giá cho các thành viên thông qua hộp thư điện tử (do số lượng phiếu đánh giá
khá nhiều, cung cấp cho các thành viên sẽ tốn kém và lãng phí); phần này do
nhóm thư ký hội đồng chịu trách nhiệm.
+ Các thành viên sẽ có ý kiến đóng góp và phản hồi lại cho nhóm thư ký;
các ý kiến đóng góp được phân loại, chuyển lại cho các nhóm công tác để có ý
kiến phản hồi (nhất trí hoặc không nhất trí, nêu rõ lý do).
+ Toàn bộ các ý kiến đóng góp, cũng như ý kiến phản hồi được chuyển
cho Chủ tịch hội đồng, các Phó chủ tịch hội đồng nghiên cứu, xem xét.
+ Tổ chức cuộc họp toàn thể các nhóm công tác để thông qua các ý kiến
đóng góp, lấy thêm ý kiến bổ sung (nếu có); Chủ tịch hội đồng kết luận, qua đó
nhóm thư ký dự thảo sơ bộ Báo cáo tự đánh giá, trình Chủ tịch hội đồng phê
duyệt.
+ Công bố dự thảo Báo cáo tự đánh giá trong toàn thể Cán bộ, giáo viên,
nhân viên nhà trường, tiếp tục lấy ý kiến đóng góp. Hoàn thiện lần cuối Báo cáo
tự đánh giá và công bố chính thức trong tập thể Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà
trường.
- Quy trình nêu trên cần thực hiện đủ các bước, với ý nghĩa công tác tự
đánh giá chất lượng giáo dục là trách nhiệm của toàn thể Cán bộ, giáo viên, nhân
viên. Qua công tác tự đánh giá, từng thành viên trong nhà trường được biết; từ
đó cùng tham gia nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
3. HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP
3.1. Thời gian áp dụng giải pháp:
Giải pháp đã được thực hiện vào hai năm học 2014-2015 và 2015-2016
tại Trường tiểu học Trường Sơn, phường Phước Nguyên, thành phố Bà Rịa.
3.2. Hiệu quả đạt được:
- Qua thực hiện các giải pháp, kết quả đạt được như sau:
+ Nhận thức của tập thể nhà trường về công tác tự đánh giá chất lượng
giáo dục được nâng lên, các thành viên có hiểu biết đúng đắn hơn về công tác
này.
16
+ Việc tự đánh giá chất lượng giáo dục được toàn thể các thành viên nhà
trường cùng tham gia, từ đó với cương vị công tác của mình có trách nhiệm
trong việc ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị.
+ Công tác kiểm định chất lượng của nhà trường ngày càng đi vào nền
nếp, thường xuyên cập nhật lưu trữ hồ sơ; góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực
công tác quản lý.
+ Nhà trường được Sở Giáo dục- Đào tạo công nhận “Đạt tiêu chuẩn
chất lượng giáo dục tiểu học Cấp độ 3- Giai đoạn: 2015-2020”
3.3 Khả năng triển khai, áp dụng giải pháp:
- Giải pháp có thể triển khai tại các trường tiểu học (công lập)
- Áp dụng cho cán bộ quản lý trong chỉ đạo thực hiện công tác tự đánh giá
chất lượng giáo dục tại đơn vị.
3.4 Kinh nghiệm thực tiễn khi áp dụng giải pháp.
- Việc thực hiện các giải pháp trong công tác tự đánh giá chất lượng giáo
dục cần mang tính đồng bộ, cần quán triệt trong tập thể nhà trường; tránh tình
trạng chỉ có lãnh đạo nhà trường tự làm.
- Phân công cụ thể trách nhiệm từng thành viên trong Hội đồng tự đánh
giá, nhất là đối với Chủ tịch, Phó chủ tịch và các nhóm trưởng nhóm công tác; từ
đó mỗi thành viên biết được nhiệm vụ của mình để chủ động thực hiện.
- Tổ chức nghiên cứu kỹ các tài liệu hướng dẫn về công tác kiểm định
chất lượng, nhất là việc tự đánh giá trong các tiêu chí; các hồ sơ minh chứng phù
hợp với thực tế hoạt động.
- Chú trọng việc tập huấn viết Phiếu đánh giá tiêu chí cho các nhóm công
tác, cần thông qua tình hình thực tiễn nhà trường để có nhận định, đánh giá;
trong đó đặc biệt chú ý tìm ra những điểm yếu và đề ra biện pháp cải tiến chất
lượng.
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ
4.1. Kết luận:
17
- Kiểm định chất lượng giáo dục là một nhiệm vụ của nhà trường tiểu học
cũng là nhiệm vụ của người hiệu trưởng; bên cạnh đó kiểm định chất lượng giáo
dục là một giải pháp quản lý chất lượng theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
- Các giải pháp nêu trên, tập trung vào việc thực hiện tốt công tác tự đánh
giá chất lượng giáo dục của nhà trường; tập trung vào những vấn đề cơ bản, thực
tiễn tại đơn vị như: nâng cao nhận thức của tập thể nhà trường, phân công nhiệm
vụ cụ thể cho từng thành viên, tổ chức tập huấn công tác tự đánh giá, phương
pháp thu thập minh chứng, tổ chức lấy ý kiến đóng góp cá nhân, tập thể.
- Thông qua các giải pháp, công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục của
nhà trường đã đạt được hiệu quả tốt; là điều kiện để cải tiến chất lượng; để phát
triển nhà trường; nêu cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đáp ứng yêu phát
triển kinh tế-văn hóa- xã hội của địa phương.
- Thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục phải là nhiệm vụ
thường xuyên, sau khi đã được thẩm định công nhận phải tiếp tục thực hiện các
kế hoạch cải tiến chất lượng, nhằm ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục của
nhà trường; hàng năm cập nhật về hồ sơ minh chứng theo các tiêu chí đã được
mã hóa.
4.2. Đề xuất, khuyến nghị:
- Cán bộ quản lý cần nhận thức đúng đắn về công tác tự đánh giá chất
lượng giáo dục, có trách nhiệm và quyết tâm thực hiện; kết quả kiểm định chất
lượng giáo dục cao hay thấp không quan trọng, vần đề cốt lõi là sự nhìn nhận về
toàn diện chất lượng giáo dục của đơn vị; từ đó để có chiến lược phát triển.
- Công tác kiểm định chất lượng giáo dục cần phải có sự đồng thuận từ
trong lãnh đạo, từ trong tập thể nhà trường, các tổ chức đoàn thể; kể cả các cấp
ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể tại địa phương.
- Cần tổ chức chuyên đề về công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục,
giúp các đơn vị có điều kiện trao đổi kinh nghiệm, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ
kiểm định chất lượng giáo dục nhà trường.
Xác nhận của nhà trường
, ngày
Người viết
18
tháng năm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Chỉ thị số 46/2008/CT-BGDĐT ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác đánh giá và KĐCLGD;
- Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 ban hành Quy định về
tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình và chu kỳ KĐCLGD
CSGD phổ thông, CSGD thường xuyên;
- Công văn số 8987/BGDĐT- KTKĐCLGD ngày 28/12/2012 về việc
hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài CSGD phổ thông, CSGD thường
xuyên;
- Công văn số 46/KTKĐCLGD- KĐPT ngày 15/01/2013 về việc xác định
yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục
trường tiểu học và trường trung học;
- Công văn số 2210/BGDĐT- KTKĐCLGD ngày 12/5/2015 về việc thực
hiện kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông
và trung tâm giáo dục thường xuyên;
- Công văn số 1727/SGDĐ- KTKĐCL ngày 30/9/2015 của Sở Giáo dục và
Đao tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ khảo thí- KĐCL năm học 20152016.
----------------
19