Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

de thi vong truong sinh 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.8 KB, 4 trang )

SỞ GD-ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: SINH HỌC - LỚP 10

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (1 điểm): Hãy chứng minh rằng các sinh vật ở giới khởi sinh có kiểu dinh dưỡng đa dạng nhất?
Câu 2 (1,5 điểm): Tại sao axit nuclêic và prôtêin được xem là hai vật chất cơ bản không thể thiếu của
mọi cơ thể sống?
Câu 3 (0,5 điểm): Cho các chất: Tinh bột, xenlulôzơ, phôtpholipit và prôtêin. Chất nào trong các chất kể
trên không phải là pôlime? Chất nào không tìm thấy trong lục lạp?
Câu 4 (1 điểm): a. Hãy cho biết trong tế bào nhân chuẩn: Bào quan nào có cấu trúc màng kép, bào quan
nào có cấu trúc màng đơn, bào quan nào không có màng bao bọc?
b.Trong cơ thể người, có các loại tế bào sau: hồng cầu, bạch cầu, cơ, thần kinh. Hãy cho biết loại tế bào
nào có nhiều lizoxom nhất? Tại sao?
Câu 5 (1 điểm): Các câu sau đúng hay sai. Nếu sai hãy giải thích?
a. Mỗi tế bào đều có màng, tế bào chất, các bào quan và nhân.
b. Tế bào thực vật có thành tế bào, không bào, lục lạp, ti thể, trung tử, nhân…
c. Chỉ tế bào vi khuẩn và tế bào thực vật mới có thành tế bào.
d. Bơm Na – K sử dụng năng lượng ATP để vận chuyển các ion Na + và K+.
Câu 6 (1 điểm): Người ta đánh dấu phóng xạ vào một axit amin, sau đó cho nó xâm nhập vào trong tế
bào. Một thời gian sau người ta thấy nó có trong một loại prôtêin tiết ra ngoài tế bào. H ãy cho biết sau
khi xâm nhập vào tế bào thì axit amin đó đã đi qua những thành phần nào của tế bào. Ở mỗi thành phần
tế bào nó đi qua xảy ra quá trình nào?
Câu 7 (1điểm): Hãy hoàn thành nội dung của bảng dưới đây:
Pha sáng
Pha tối


Nơi diễn ra
Nguyên liệu
Sản phẩm
Điều kiện xảy ra
Câu 8 (1điểm): Nêu sự khác nhau giữa hình thức vận chuyển O2 và ion Na+ qua màng tế bào?
Câu 9 (1điểm): a. Sơ đồ sau thể hiện một con đường chuyển hoá các chất trong tế bào:
ức chế ngược
ức chế ngược
A

B

C
E
ức chế ngược

F

H
D
G
Nếu chất G và F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất nào sẽ tăng lên bất thường? Giải thích?
b. Ở tế bào nhân thực, trong tế bào chất có các bào quan khác nhau có màng bao bọc, điều này có lợi gì
cho sự hoạt động của enzim?
Câu 10 (1điểm): Khi phân tích thành phần gen của 2 loài vi khuẩn, người ta thấy cả 2 gen đều có số liên
kết hiđro bằng nhau. Ở gen của loài vi khuẩn 1 có G=10% tổng số nucleotit của gen. Trên 1 mạch của
gen này có A= 250, T= 350. Ở loài vi khuẩn 2 thì có hiệu số giữa nucleotit loại G và A là 150. Từ những
phân tích ở trên, em hãy dự đoán loài vi khuẩn nào có thể sống được trong suối nước nóng tốt hơn?. Giải
thích?
Họ, tên thí sinh:....................................................SBD...................................................

Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG


NĂM HỌC 2016-2017. MÔN SINH HỌC - KHỐI 10
Câu

1


2
1,5đ

3
0.5

4

5


6


Đáp án
Giới khởi sinh bao gồm vi khuẩn, vi khuẩn lam có kiểu dinh dưỡng đa dạng nhất:
- Quang tự dưỡng có ở các vi sinh vật gồm: vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía,
màu lục.
- Quang dị dưỡng có ở các vi sinh vật gồm: Vi khuẩn tía, vi khuẩn lục không chứa lưu

huỳnh
- Hoá tự dưỡng có ở các vi sinh vật gồm: Vi khuẩn nitrat hoát, vi khuẩn hidro, vi khuẩn
sắt,...
- Hoá dị dưỡng có ở các vi sinh vật gồm: Vi khuẩn lên men, vi khuẩn hoại sinh, vi
khuẩn gây bệnh,..
* Axit nuclêic là chất không thể thiếu vì:
Có chức năng lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền ở các loài sinh vật
* Prôtêin không thể thiếu được ở mọi có thể sống vì:
- Đóng vai trò cốt lõi trong cấu trúc của nhân, của mọi bào quan, đặc biệt hệ màng sinh
học có tính chọn lọc cao
- Các enzim (có bản chất là prôtêin) đóng vai trò xúc tác các phản ứng sinh học
- Các kháng thể có bản chất là prôtêin có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân
gây bệnh
- Các hoocmôn phần lớn là prôtêin có chức năng điều hòa quá trình trao đổi chất
- Ngoài ra prôtêin còn tham gia chức năng vận động, dự trữ năng lượng, giá đỡ, thụ thể

Điểm
0.25
0.25
0.25
0.25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

- Chất không phải là đa phân (pôlime) là phốtpholipit vì nó không được cấu tạo từ các 0.25
đơn phân (mônôme)

0.25
- Chất không tìm thấy trong lục lạp là xenlulôzơ
a.- Không màng: riboxom, trung thể
- 1 màng: lưới nội chất , bộ máy Gongi, peroxisome, lyzosome, không bào
- 2 màng: nhân, ti thể, lạp thể
b. - TB bạch cầu có nhiều lizoxom nhất
- Giải thích: do TB bạch cầu có chức năng tiêu diệt các TB vi khuẩn cũng như các TB
già, TB bệnh lí nên nó phải có nhiều lizoxom nhất.
a. Sai. Một tế bào nhân chuẩn điển hình mới có đủ các thành phần trên chứ không phải
mọi tế bào.
Ví dụ: Tế bào vi khuẩn không có các bào quan như bộ máy gôngi, lưới nội chất,… Tế
bào hồng cầu không có nhân.
b. Sai. Tế bào thực vật bậc cao không có trung tử. Tế bào lông hút không có lục lạp.
c. Sai. Nấm cũng có thành tế bào bằng kitin. Không phải tất cả vi khuẩn đều có thành
tế bào như Mycoplasma.
d. Đúng.
- Ở ribôxôm: aa được gắn với t-ARN trong quá trình dịch mã……….
- Ở các túi tiết: chứa đựng chuỗi polipeptit trước khi chuyển vào bộ máy
Gôngi……………………………………………………………
- Ở bộ máy Gôngi: hoàn chỉnh cấu trúc, tạo thành prôtêin hoàn chỉnh.
- Màng sinh chất: thực hiện cơ chế xuất bào………………………….

0. 5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25


0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ


7


8


9


10


Nơi diễn ra
Nguyên liệu
Sản phẩm
Điều kiện xảy ra

Pha sáng
Màng tilacoit
Nước, ADP, Pi, NADP+
O2, ATP, NADPH
Có ánh sáng

Pha tối

Chất nền lục lạp
CO2, ATP, NADPH
Chất hữu cơ, ADP, Pi, NADP+
Không cần ánh sáng

Sự khác nhau giữa hình thức vận chuyển O2 và ion Na+ qua màng tế bào:
Vận chuyển O2 qua màng tế bào
Vận chuyển ion Na+ qua màng tế bào
-Hình thức vận chuyển thụ động (khuếch -Vận chuyển chủ động.
tán)
- O2 khuếch tán từ nơi có phân áp khí O 2 - Na+ vận chuyển từ nơi có nồng độ
cao đến nơi có phân áp khí O2 thấp.
thấp đến nơi có nồng độ cao.
- Không tiêu tốn năng lượng ATP.
- Khếch tán trực tiếp qua lớp kép - Tiêu tốn năng lượng ATP.
phôtpholipit.
- Vận chuyển qua bơm. Ví dụ bơm
Na+-K+.

0.25
0.25
0.25
0.25

0.25
0.25
0.25
0.25

a. Nếu chất G và F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất H sẽ tăng lên bất thường.

0.25
- Do cơ chế ức chế ngược của enzim. G và F tăng cao ức chế ngược trở lại làm giảm
phản ứng chuyển C thành D và E -> nồng độ chất C tăng lên -> ức chế ngược trở lại
làm giảm phản ứng chuyển hóa A thành B. Vậy A chuyển hóa thành H nhiều hơn -> 0.25
nồng độ chất H tăng lên bất thường.
b. Các bào quan khác nhau chứa các enzim thực hiện các chức năng khác nhau
0.25
Mỗi loại enzim cần những điều kiện khác nhau để hoạt động
0.25
- Ở loài vi khuẩn 1
- Xác định tỉ lệ từng loại Nu của gen:
+ A = T = 250 + 350 = 600 (Nu) tương ứng với 50% - 10% = 40% tổng số Nu của gen
+ => G= X= 10% = 600/4 = 150 (Nu)
- Sô liên kết H: = 2A + 3G = 2 x 600 + 3 x 150 = 1650 ( liên kết)

0.25
0.25

- Ở loài vi khuẩn 2:
G – A = 150

G = X = 390 ( nu)

2A + 3G = 1650

A = T = 240 (nu)

0.25

- Loài vi khuẩn 2 có thể sống được trong suối nước nóng tốt hơn Vì có số cặp G = X

0.25

nhiều hơn

----------------------Hết----------------------


MA TRẬN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG
NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: SINH HỌC - LỚP 10
Chương- Phần
Giới thiệu chung
về thế giới sống
Thành phần hóa
học của tế bào
Cấu trúc của tế
bào
Chuyển hóa vật
chất và năng lượng
trong tế bào
Tổng

Mức độ
Thông hiểu
0.5 đ

Vận dụng
0










1.5 đ

1.5 đ



















10 đ


Nhận biết
0.5 đ

Tổng



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×