Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế ở khu vực đông nam á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
----------

NGUYỄN HẢI SƠN

ĐỀ TÀI:

TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP. Hồ Chí Minh, Tháng Mười Hai 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
----------

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã ngành: 60.34.02.01


ĐỀ TÀI:

TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

HVTH:

Nguyễn Hải Sơn

MSHV:

020117150150

GVHD:

TS. Đặng Văn Dân

TP. Hồ Chí Minh, Tháng Mười Hai 2017


TÓM TẮT LUẬN VĂN
-

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm ước lượng tác động của phát triển tài

chính của khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 1992 – 2016 dựa trên bộ chỉ số phát
triển tài chính mới do Sahay và cộng sự (2015) xây dựng, góp phần bổ sung các bằng
chứng thực nghiệm về quan hệ giữa 2 biến số này.
-


Phương pháp: Phân tích hồi quy tuyến tính theo mô hình Fixed Effect

và Random Effect cho dữ liệu panel trong giai đoạn nghiên cứu và thực hiện các kiểm
định liên quan đến mô hình.
-

Kết quả: Kết quả phân tích cho thấy các biến số phát triển tài chính đều

tác động dương tính đến tăng trưởng, ngoài ra tác động của khu vực ngân hàng lên
tăng trưởng mạnh hơn so với khu vực thị trường tài chính. Mặt khác, phát triển tài
chính quá mức cũng có thể gây tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng
dân số cũng ảnh hưởng đến mức độ tác động của các biến số tài chính lên tăng trưởng.
-

Kết luận: Dữ liệu nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa phát triển tài

chính và tăng trưởng kinh tế ở khu vực Đông Nam Á khá vững chắc, tuy nhiên không
phải là yếu tố quan trọng nhất đối với tăng trưởng.


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây
hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn
đầy đủ trong luận văn.


LỜI CÁM ƠN

Trước hết, tôi xin gởi lời cám ơn đến TS. Đặng Văn Dân (Khoa Tài chính,
Đại học Ngân hàng TPHCM), người trực tiếp hướng dẫn thực hiện đề tài này. Xin
cám ơn thầy vì những lời khuyên hữu ích cho đề tài, hướng dẫn cách thức bố cục
cũng như tận tình sửa chữa những điểm sai sót, những chi tiết quan trọng trong đề tài.
Tôi cũng xin gởi lời cám ơn đến GS. Georgios Chortareas (Department of
Management, King’s College London) đã nhiệt tình trao đổi email về những vấn đề
liên quan đến kỹ thuật ước lượng trong nghiên cứu của ông có liên quan đến đề tài
này.
Ngoài ra cũng xin gửi lời cám ơn đến bạn Vũ Minh (cựu học sinh 12A2,
niên khoá 2008 – 2011) đã cùng tôi trao đổi các vấn đề liên quan đến các thuật toán
cũng như kỹ thuật định lượng theo trường phái thống kê Bayes, một trường phái đang
nổi lên rất mạnh trong lĩnh vực thống kê khoa học. Đồng thời cũng xin cám ơn một
số anh chị trong nhóm Thống kê và ứng dụng R đã góp ý và đưa ra những hướng dẫn
hữu ích khi sử dụng phần mềm.
Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết đối với gia đình, bố mẹ, anh chị em
đã tạo những điều kiện hết sức thuận lợi cũng như dành những lời động viên, chia sẻ
để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Nguyễn Hải Sơn
20/10/2017


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... iii
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................................1
Đặt vấn đề, tính cấp thiết và lý do chọn đề tài ..............................................1
Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................3
Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................4

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................4
Tính mới và giá trị thực tiễn của đề tài ..........................................................5
Bố cục dự kiến của đề tài...............................................................................6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN

8

Hệ thống tài chính và phát triển tài chính......................................................8
2.1.1. Hệ thống tài chính ...................................................................................8
2.1.1.1. Khái niệm hệ thống tài chính ...........................................................8
2.1.1.2. Nguyên nhân hình thành hệ thống tài chính ....................................8
2.1.1.3. Chức năng của hệ thống tài chính....................................................9
2.1.2. Phát triển tài chính ................................................................................12
2.1.2.1. Khái niệm phát triển tài chính .......................................................12
2.1.2.2. Các thước đo phát triển tài chính ...................................................14


Cơ sở lý luận về tăng trưởng .......................................................................22
2.2.1. Tăng trưởng kinh tế ..............................................................................22
2.2.2. Chỉ tiêu đo lường ..................................................................................23
Tổng quan tài liệu về mối quan hệ tài chính – tăng trưởng .........................24
2.3.1. Sự phát triển các tư tưởng chủ đạo qua thời gian .................................24
2.3.1.1. Quan điểm ủng hộ ..........................................................................25
2.3.1.2. Quan điểm hoài nghi ......................................................................29
2.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm ................................................................32
2.3.2.1. Nghiên cứu dữ liệu chéo (Cross-country/ Cross-sectional)...........34
2.3.2.2. Nghiên cứu chuỗi thời gian (Time series) .....................................38
2.3.2.3. Nghiên cứu dữ liệu bảng (Panel) ...................................................43
TỔNG KẾT CHƯƠNG 2 .......................................................................................47

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................48
Mô hình và dữ liệu nghiên cứu ....................................................................48
3.1.1. Mô hình nghiên cứu ..............................................................................48
3.1.2. Dữ liệu nghiên cứu................................................................................50
Phương pháp nghiên cứu .............................................................................50
3.2.1. Phương pháp xử lý dữ liệu trống ..........................................................50
3.2.2. Quy trình phân tích tiên lượng ..............................................................52
TỔNG KẾT CHƯƠNG 3 .......................................................................................55
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................56
Thống kê mô tả ............................................................................................56
Phân tích tương quan ...................................................................................60


Phân tích hồi quy .........................................................................................62
4.3.1. Hồi quy OLS gộp ..................................................................................62
4.3.2. Hồi quy FEM/REM ..............................................................................65
4.3.2.1. Mô hình theo FD ............................................................................65
4.3.2.2. Mô hình theo FI và FM ..................................................................71
Thảo luận kết quả ........................................................................................73
TỔNG KẾT CHƯƠNG 4 .......................................................................................76
KẾT LUẬN VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ................................77
Kết luận........................................................................................................77
Hạn chế của đề tài ........................................................................................78
TỔNG KẾT CHƯƠNG 5 .......................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................81
PHỤ LỤC A: PHƯƠNG PHÁP PCA ....................................................................93
PHỤ LỤC B: DANH MỤC VIẾT TẮT DÀNH CHO PHỤ LỤC .......................96
PHỤ LỤC C: TỔNG HỢP NGHIÊN CỨU DỮ LIỆU CHÉO .........................100
PHỤ LỤC D: TỔNG HỢP NGHIÊN CỨU DỮ LIỆU CHUỖI THỜI GIAN 102
PHỤ LỤC E: TỔNG HỢP NGHIÊN CỨU DỮ LIỆU PANEL ........................107

PHỤ LỤC F: CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH .....................................................116


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt (tên đầy đủ)

Ý nghĩa

BIS (Banking International
Settlement)

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế

DN

Doanh nghiệp

DOLS (Dynamic OLS)

Mô hình OLS động

ECM (Error correction model)

Mô hình hiệu chỉnh sai số

EFA (Exploratory factors analysis)

Mô hình phân tích nhân tố khám phá

FEM (Fixed effects model)


Mô hình tác động cố định

GFDD (Global financial development
data) (hay còn gọi là Finstats)

Dữ liệu phát triển tài chính toàn cầu
(World Bank)

IFS (International Financial
Statistics)

Thống kê Tài chính Quốc tế của IMF

IMF (International Monetary Fund)

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTW

Ngân hàng trung ương

OLS (Ordinary least-square)

Phương pháp hồi quy bình phương thông
thường nhỏ nhất


PCA (Principal component analysis)

Phương pháp phân tích thành phần chính

REM (Random effects model)

Mô hình tác động ngẫu nhiên

TFP (Total factor productivity)

Năng suất các nhân tố tổng hợp

TGTC

Trung gian tài chính

TTCK

Thị trường chứng khoán

TTTC

Thị trường tài chính

VAR (Vector auto-regression)

Mô hình tự hồi quy vector

VECM (Vector equilibrium/error

correction model)

Mô hình hiệu chỉnh sai số vector

WB (World Bank)

Ngân hàng Thế giới

-i-


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các biến số cơ bản đóng góp vào bộ chỉ số phát triển tài chính ..............19
Bảng 3.1: Các biến số trong mô hình ........................................................................50
Bảng 3.2: Thống kê dữ liệu trống toàn bộ Panel ......................................................51
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến số ......................................................................56
Bảng 4.2: Hồi quy FEM theo FD ..............................................................................65
Bảng 4.3: Hệ số chặn mô hình FEM(FD) từng quốc gia ..........................................66
Bảng 4.4: Kiểm định tính gộp, tính chéo mô hình FEM(FD) ...................................67
Bảng 4.5: Mô hình FEM(FD) và REM(FD) .............................................................68
Bảng 4.6: Hausman Test mô hình với FD.................................................................68
Bảng 4.7: Các kiểm định bổ sung cho REM(FD) .....................................................69
Bảng 4.8: Kiểm định phương sai sai số thay đổi cho REM(FD) và robust ..............70
Bảng 4.9: Hồi quy FEM(FI) và FEM(FM) ...............................................................71
Bảng 4.10: Hệ số chặn mô hình FEM(FI), FEM(FM) từng quốc gia .......................72
Bảng 4.11: Các mô hình FEM, REM cho FI và FM .................................................72
Bảng PL 1: Thống kê missing data tại các nước .....................................................117
Bảng PL 2: Kết quả phân tích POLS bằng phương pháp Bayes .............................118
Bảng PL 3: Wald test, VIF test, Durbin Watson test cho POLS ............................119
Bảng PL 4: Kiểm định nhân tử Lagrange hiệu ứng chéo và thời gian ....................120

Bảng PL 5: Hồi quy FEM theo FI ...........................................................................120
Bảng PL 6: Hồi quy FEM theo FM .........................................................................121
Bảng PL 7: Kiểm định tính gộp, tính chéo mô hình FEM(FI), FEM(FM) .............121
Bảng PL 8: Các kiểm định bổ sung cho FEM(FI) và REM(FM) ...........................122
Bảng PL 9: Ước lượng vững (Robust) cho FEM(FI) và REM(FM) .......................122
- ii -


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Sơ đồ các kênh dẫn vốn ............................................................................10
Hình 2.2: Sự phát triển của thị trường vốn ...............................................................17
Hình 2.3: Tháp chỉ số phát triển tài chính .................................................................18
Hình 2.4: Hệ thống tư tưởng quan hệ tài chính - tăng trưởng ...................................33
Hình 3.1: Mức độ dữ liệu trống trong dữ liệu ...........................................................51
Hình 4.1: Tỉ lệ lạm phát Đông Nam Á (1992 - 2016) ...............................................57
Hình 4.2: Độ mở thương mại Đông Nam Á (1992 - 2016) ......................................57
Hình 4.3: GDP đầu người Đông Nam Á (1992 - 2016) ............................................58
Hình 4.4: Các chỉ số phát triển tài chính ở Đông Nam Á .........................................59
Hình 4.5: Ma trận hệ số tương quan Spearman với mô hình FD ..............................60
Hình 4.6: Ma trận hệ số tương quan Spearman với mô hình FI ...............................61
Hình 4.7: Ma trận hệ số tương quan Spearman với mô hình FI ...............................61
Hình 4.8: POLS theo phương pháp Bayes ................................................................63
Hình PL 1: Missing data của Brunei .......................................................................116
Hình PL 2: Missing data của Cambodia .................................................................116
Hình PL 3: Missing data của Vietnam và các nước còn lại ....................................117

- iii -


-1-


TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Đặt vấn đề, tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Khi cuộc khủng hoảng 1997-98 lắng xuống, trong một ấn bản quan trọng,
Nicholas Stern – Phó chủ tịch cao cấp và nhà kinh tế trưởng của WB nhận định: “Xoá
đói giảm nghèo và tăng trưởng phụ thuộc vào sự hữu hiệu của hệ thống tài chính.
[…] Khi mọi việc tốt đẹp, tài chính sẽ hoạt động âm thầm đằng sau; nhưng khi mọi
thứ xấu đi, thì thất bại của khu vực tài chính lại hiện lên một cách đau đớn” (trích
trong Caprio và Honohan (2001)). Có thể nói, hệ thống tài chính chính là huyết mạch
của nền kinh tế, và có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế (Mishkin, 2007).
Về mặt này, Schumpeter (1911) đã lập luận rằng: các dịch vụ do những tổ chức TGTC
cung cấp như: huy động tiết kiệm, thẩm định dự án, quản trị rủi ro, giám sát các nhà
quản lý và thực hiện các giao dịch tài chính – là những dịch vụ cần thiết cho tiến trình
đổi mới công nghệ và phát triển kinh tế. Về thực nghiệm, lý thuyết này đã được liên
tục kiểm định bằng các mô hình kinh tế lượng và vẫn tiếp tục gây nhiều tranh luận
cho đến ngày nay, như N. Stern nhấn mạnh: “Chỉ riêng việc tìm hiểu tài chính đóng
góp như thế nào cho tăng trưởng – và một chính sách tốt có thể giúp cho việc đảm
bảo sự đóng góp của tài chính ra sao – đã là trọng tâm của một nỗ lực nghiên cứu
lớn của WB trong những năm qua” (trích trong Caprio và Honohan (2001)). Do đó,
sự nóng bỏng của đề tài này là một trong những nguyên nhân tác giả chọn lựa để
nghiên cứu.
Mặt khác, lý do thứ hai để thực hiện đề tài này bắt nguồn từ những trở ngại
trong các nghiên cứu đi trước, và một trong những thách thức lớn nhất như Ang
(2008) chỉ ra là phương pháp đo lường mức độ phát triển tài chính. Điều này xuất
phát từ một số nguyên nhân:


-2-


-

Thứ nhất, khái niệm “phát triển tài chính” là một khái niệm đa chiều

(Svirydzenka, 2016), do đó, chỉ riêng việc định nghĩa đã có khá nhiều những tranh luận
khác nhau. Hệ quả là, các chỉ số để đo lường cũng có sự khác biệt lớn giữa các nghiên
cứu, mang tính kinh nghiệm và đôi khi chủ quan. Như Edward (1996) nói rằng, “việc
xác định các thước đo phù hợp cho mức độ phát triển tài chính là một trong những
thách thức mà các nhà nghiên cứu thực nghiệm phải đối mặt”. Mặt khác, vì các quốc
gia có sự khác biệt về cấu trúc tài chính, mức độ tập trung của các TGTC, khối lượng
giao dịch tài chính và hiệu quả của các khung pháp lý tài chính, nên không thể nào áp
dụng các thước đo trong một nghiên cứu nào cho một tình huống cụ thể mà không có
những hiệu chỉnh nhất định (Arestis và Demetriades, 1996). Vì thế, các nhà làm chính
sách thường lúng túng trong việc lựa chọn các chỉ số để theo dõi, tiên lượng và đưa ra
các chính sách phản ứng lại với thị trường.
-

Thứ hai là, trong gần nửa thế kỷ, chúng ta không thể thiết lập các chỉ số

tổng hợp để đo lường phát triển tài chính do thiếu thốn các dữ liệu cần thiết, cũng như
khả năng đáp ứng của ngành khoa học máy tính nhằm giải các thuật toán phức tạp.
Trong khi đó, các cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế ở các nước (đặc biệt các nước
đang phát triển) đã xảy ra với một tần số đáng báo động1 và ảnh hưởng càng lúc càng
mạnh mẽ, các nhà làm chính sách đòi hỏi cần có những chỉ số tổng hợp nhiều hơn và
chính xác hơn nhằm nhanh chóng phản ứng với các thiệt hại của cuộc khủng hoảng.
Lý do thứ ba khiến tác giả quan tâm đến đề tài này, đó là vào tháng 04/2017,
do những nhu cầu cấp thiết về chỉ số tổng hợp, sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu, IMF
đã công bố bộ 9 chỉ số đo lường phát triển tài chính. Điều này đặt ra vấn đề liệu bộ
chỉ số này có phản ánh được các lý thuyết, quan điểm mà trước đó chúng ta đặt ra
hay không?


Theo tính toán của Laeven và Valencia (2008) cho thấy có tới 124 cuộc khủng hoảng từ năm 1970 đến 2007
(trích trong Stiglitz (2010)).
1


-3-

Vì những bối cảnh như trên, tác giả quyết định thực hiện đề tài “Tác động
của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế ở khu vực Đông Nam Á”, nhằm
bổ sung thêm các bằng chứng thực nghiệm về tác động của phát triển tài chính lên
tăng trưởng kinh tế với kỳ vọng rằng, những kết quả thực nghiệm này có thể góp phần
cho thấy tính hữu dụng của bộ chỉ số mới trên trong việc thiết lập các chính sách tài
chính trong tương lai đối với các nhà điều hành nền kinh tế.
Mục tiêu nghiên cứu
TTTC vận hành yếu kém thường là nguyên nhân khiến cho nhiều nước phải
tiếp tục sống trong cảnh bần hàn. Báo cáo của WB chỉ ra rằng, tại các nước đang phát
triển (như ở Đông Nam Á) và xã hội chủ nghĩa trước đây (gọi là các nước chuyển
đổi), hệ thống tài chính chậm tiến2 là một trong các nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng
trưởng kinh tế thấp (Mishkin, 2007).
Do đó, mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá tác động của phát triển tài chính
đến tăng trưởng kinh tế tại khu vực Đông Nam Á. Để đạt được mục tiêu này, tác giả
thiết lập mô hình tiên lượng đánh giá tác động của phát triển tài chính lên tăng trưởng
ở khu vực các quốc gia Đông Nam Á. Hoàn thành mục tiêu này sẽ giúp bổ sung thêm
các bằng chứng thực nghiệm về tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng, đặc
biệt trong bối cảnh một bộ chỉ số mới về phát triển vừa được ra đời.
Câu hỏi nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, tác giả đặt ra câu hỏi nghiên cứu như sau:
Dựa trên bộ chỉ số mới của IMF, tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng
kinh tế tại khu vực Đông Nam Á như thế nào? Nó có ủng hộ cho quan điểm của

Schumpeter (1911) cho rằng phát triển tài chính sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng
kinh tế hay không?

2

Mishkin (2007) gọi là “sức ép tài chính” (financial pressure).


-4-

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của phát triển tài chính đến
tăng trưởng kinh tế trong phạm vi các nước ở khu vực Đông Nam Á.
Như vậy, phạm vi không gian của đề tài cũng được thu hẹp trong các nước
thuộc khu vực này. Nguyên nhân là vì các quốc gia trong khu vực này có những nét
khá tương đồng về mặt kinh tế, văn hoá, cũng như hệ thống tài chính. Nằm trong
vùng nhiệt đới chịu ảnh hưởng của gió mùa, các quốc gia trong khu vực hầu như đều
có xuất phát điểm từ nền nông nghiệp lúa nước và sản xuất, đồng thời hệ thống tài
chính cũng khá tụt hậu và chậm hơn so với các quốc gia phát triển, ngoại trừ “con hổ
châu Á” Singapore. Với sự tương đồng như vậy, tác giả cho rằng kết quả nghiên có
thể được diễn giải một cách chính xác và rõ nét hơn.
Về phạm vi thời gian, nghiên cứu thực hiện trong phạm vi khả thi của các
dữ liệu cần thiết (từ năm 1992 đến 2016, thời điểm gần nhất của các số liệu thống kê
trên các cơ sở dữ liệu). Nguyên nhân là vì các dữ liệu thống kê của các quốc gia được
sử dụng trong nghiên cứu này hầu hết được báo cáo đầy đủ từ năm 1992 trở đi, đặc
biệt các dữ liệu thuộc bộ chỉ số phát triển tài chính của IMF3.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ chốt tác giả sử dụng là phương pháp định
lượng. Tuy nhiên, do tính mới mẻ của bộ chỉ số này, phương pháp định tính cũng cần
thiết được sử dụng trong việc chỉ ra các nhược điểm của các chỉ số phát triển tài chính

trước đây và những cải tiến của bộ chỉ số mới, được trình bày đặc biệt trong phần Cơ
sở lý luận.

3

Ngoại trừ Đông Timor.


-5-

Về cách thức thu thập dữ liệu, dữ liệu sẽ được thu thập theo năm từ 1992 –
2016 cho 10 nước Đông Nam Á4. Nguồn dữ liệu chủ yếu lấy từ cơ sở dữ liệu của
WB, IMF, OECD và ADB nhằm bổ sung cho nhau, hạn chế các dữ liệu trống (missing
data). Dữ liệu sử dụng định lượng là dữ liệu bảng (panel data).
Về phương pháp ước lượng, căn cứ theo các nghiên cứu trước đây, tác giả sử
dụng phương pháp phổ biến cho dữ liệu panel là FEM/REM. Kiểm định Haussman
được sử dụng để lựa chọn mô hình thích hợp. Phương pháp này được lặp lại với mỗi
phương trình ước lượng theo các biến số phát triển tài chính tương ứng, với sự hỗ trợ
của phần mềm thống kê R. Các kiểm định cần thiết khác (như phần dư thay đổi, tương
quan chuỗi…) cũng sẽ được thực hiện nhằm đảm bảo sự hiệu quả của mô hình.
Về biến số phát triển tài chính, bộ chỉ số của IMF xây dựng bao gồm 3 chỉ
số cơ bản và 6 chỉ số phụ (Sahay và cộng sự, 2015). Tuy nhiên, vì bộ chỉ số này được
xây dựng bằng phương pháp PCA, do đó có thể nói 3 chỉ số cơ bản này là một phép
tổ hợp tuyến tính theo trọng số của 6 chỉ số phụ5. Vì thế, để tiết kiệm thời gian, tác
giả chỉ thực hiện ước lượng với bộ 3 chỉ số cơ bản (FD, FI, FM).
Tính mới và giá trị thực tiễn của đề tài
Về mặt học thuật, nghiên cứu tác động của phát triển tài chính đến tăng
trưởng kinh tế không phải là một chủ đề mới mẻ với giới chuyên môn, tuy nhiên cuộc
tranh luận về mối quan hệ giữa 2 biến số này vẫn chưa dứt cho đến ngày nay. Do đó,
nghiên cứu này muốn bổ sung thêm các bằng chứng thực nghiệm về tác động của

phát triển tài chính đến tăng trưởng, đặc biệt khi chúng ta đã xây dựng được một bộ
chỉ số tổng hợp.

10 nước bao gồm: Brunei, Cambodia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thailand
và Việt Nam.
5
Gồm FD, FI (tổ hợp từ FID, FIA, FIE) và FM (tổ hợp từ FMD, FMA, FME). Về chi tiết phương pháp xây
dựng bộ chỉ số này, vui lòng xem thêm từ Sahay và cộng sự (2015) và Svirydzenka (2016).
4


-6-

Về mặt thực tiễn, tác giả cho rằng, mô hình tiên lượng dựa trên chỉ số tổng
hợp có thể được xem là một phương thức phù hợp hơn cho các nhà làm chính sách:
thay vì phải theo dõi một bộ dày đặc các chỉ số khác nhau, các chỉ số tổng hợp sẽ
cung cấp các dấu hiệu và thông tin tốt hơn về hệ thống tài chính và do đó, các quyết
sách cũng có thể được xây dựng tốt hơn.
Bố cục dự kiến của đề tài
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu
1.1. Đặt vấn đề, tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.6. Tính mới và giá trị thực tiễn
1.7. Bố cục dự kiến của đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận
2.1. Hệ thống tài chính và phát triển tài chính
2.1.1. Hệ thống tài chính

2.1.1.1. Khái niệm
2.1.1.2. Nguyên nhân hình thành
2.1.1.3. Chức năng
2.1.2. Phát triển tài chính
2.1.2.1. Khái niệm
2.1.2.2. Các thước đo phát triển tài chính


-7-

2.2. Cơ sở lý luận về tăng trưởng
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước đây
2.3.1. Sự phát triển các tư tưởng chủ đạo qua thời gian
2.3.1.1. Quan điểm ủng hộ
2.3.1.2. Quan điểm hoài nghi
2.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm
2.3.2.1. Nghiên cứu dữ liệu chéo
2.3.2.2. Nghiên cứu dữ liệu thời gian
2.3.2.3. Nghiên cứu dữ liệu bảng
Chương 3: Phương pháp định lượng
3.1. Mô hình và dữ liệu nghiên cứu
3.2. Phương pháp ước lượng
Chương 4: Kết quả và thảo luận
4.1. Kết quả thực nghiệm
4.2. Thảo luận kết quả
Chương 5: Kết luận và hạn chế của đề tài
5.1. Kết luận
5.2. Hạn chế của đề tài
Tài liệu trích dẫn/tham khảo
Phụ lục (nếu có)



-8-

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN

Hệ thống tài chính và phát triển tài chính
2.1.1.

Hệ thống tài chính

2.1.1.1. Khái niệm hệ thống tài chính
Hệ thống tài chính là một hệ thống trong đó các chủ thể kinh tế (hộ gia đình,
DN, chính phủ) và các thị trường tương tác lẫn nhau, nhằm mục đích huy động các
nguồn tiền tệ cho việc đầu tư, cung cấp các phương tiện thanh toán và tài trợ các hoạt
động thương mại (IMF, 2006).
Hệ thống tài chính bao gồm các ngân hàng, các TTTC, các TGTC khác
(như quỹ hưu trí và công ty bảo hiểm), và các cơ quan điều tiết như NHTW. Khu vực
tài chính này có nhiệm vụ tối ưu hóa các nguồn lực, nhằm tạo điều kiện cho việc hình
thành vốn, thông qua việc cung cấp một loạt các công cụ tài chính đa dạng nhằm đáp
ứng các yêu cầu cụ thể của người vay và cho vay.
2.1.1.2. Nguyên nhân hình thành hệ thống tài chính
Chi phí giao dịch và chi phí thông tin là nguyên nhân chính khiến cho hệ
thống tài chính ra đời và phát triển (Mishkin, 2007). Trong một nền kinh tế, có nhiều
chủ thể thừa vốn, trong khi cũng có các chủ thể khác thiếu vốn. Nếu không có một hệ
thống tài chính hiệu quả, để huy động được lượng vốn cần thiết, các chủ thể thiếu vốn
phải tiếp cận với từng chủ thể thừa vốn để đi vay. Nhưng vì các chủ thể thừa vốn có
rất ít thông tin về dự án đầu tư, trong khi chủ thể thiếu vốn cũng không có đủ thông
tin về những người thừa vốn mà mức vốn mà họ sẵn sàng cho vay, nên quá trình này

sẽ rất tốn thời gian và chi phí.


-9-

Hơn nữa, khi người cho vay và đi vay không chia sẻ các thông tin với nhau,
các hợp đồng tài chính thường phải bao gồm các chi phí đại diện nhằm bù đắp cho
việc giám sát dự án (Williamson, 1986; Bernanke và Gertler, 1989, 1990). Trong khi
người đi vay nắm giữ các thông tin nội bộ về dự án đầu tư, nhưng họ lại có rất ít động
cơ chia sẻ chúng với người cho vay. Do đó, để thu thập được các thông tin này, người
cho vay phải bỏ ra một khoản chi phí khá tốn kém. Mặt khác, vì các cá nhân cho vay
thường không đủ khả năng phân biệt được người đi vay tiềm năng và người đi vay
xấu, do đó họ thường đặt mức bù lãi suất cao và có thể làm nhụt chí người đi vay tiềm
năng. Vì không có đầy đủ các thông tin cần thiết, nguồn tín dụng sẽ bị phân bổ một
cách hạn chế (Jaffee và Russell, 1976). Do đó, không có thông tin hợp lý, thị trường
tín dụng sẽ hoạt động kém hiệu quả, vì các khoản vốn có thể bị phân bổ tới những
người đi vay xấu trong khi những người đi vay tốt lại không vay được.
Hệ thống tài chính (gồm thị trường và các TGTC) đóng một vai trò quan
trọng trong việc huy động và trung chuyển nguồn tiết kiệm, đảm bảo các nguồn vốn
này được phân bổ một cách hiệu quả đến những khu vực có năng suất cao. Thông qua
lợi ích kinh tế quy mô, thị trường và TGTC có thể cải thiện các vấn đề về thông tin
không cân xứng cũng như chi phí giao dịch cao (Mishkin, 2007). Khả năng của thị
trường và TGTC nhằm làm giảm các rào cản thị trường này có thể dẫn tới một sự phân
bổ nguồn lực nguồn lực hiệu quả hơn và do đó thúc đẩy tăng trưởng dài hạn (Diamond,
1984; Boyd và Presscott, 1986; Williamson, 1986; King và Levine, 1993b).
2.1.1.3. Chức năng của hệ thống tài chính
Levine (1997) đề ra 5 chức năng chính của hệ thống tài chính như sau6:
 Trung gian phân bổ nguồn lực: Chức năng chính của hệ thống tài chính
là chuyển nguồn vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn thông qua con
đường tài chính hoặc gián tiếp (Hình 2.1). Một hệ thống tài chính hoạt động


Cách thức phân loại này không phải là cách tiếp cận duy nhất, tuy nhiên được xem là cách phù hợp với phần
lớn các nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính (Cihak và cộng sự, 2012).
6


- 10 -

hiệu quả dẫn đến sự phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn. Levine (2005) còn
mô tả chức năng này là “cung cấp và xử lý các thông tin đầu tư và phân bổ
nguồn vốn”.
Hình 2.1: Sơ đồ các kênh dẫn vốn

Nguồn: Mishkin (2007)
Tobin và Brainard (1963) lập luận rằng, với khả năng đánh giá dự án đầu tư,
các TGTC giúp các DN mở rộng hoạt động bằng cách cho vay với lãi suất thấp và điều
kiện vay dễ dàng. Các TGTC đánh giá các cơ hội đầu tư khác nhau dựa trên các rủi ro
liên quan, nhằm tài trợ vốn vào các dự án hiệu quả cao nhất. Điều này làm cho chất
lượng của các khoản đầu tư được cải thiện và dẫn đến hiệu ứng mở rộng nền kinh tế.
Bên cạnh đó, TTTC cũng có thể có lợi thế so sánh hơn so với TGTC trong việc tài trợ
các dự án đầu tư đổi mới, bởi vì những người tham gia thị trường có thể thu được các
thông tin liên quan đến DN một cách nhanh chóng, dẫn đến phân bổ nguồn lực hiệu
quả hơn.


- 11 -

 Huy động tiết kiệm: Hệ thống tài chính đóng một vai trò quan trọng trong
việc điều phối tương ứng các quyết định tiết kiệm và đầu tư của hộ gia đình
và DN (Wicksell, 1935).

Khoản tiết kiệm từ một hộ gia đình cụ thể có thể không đủ để tài trợ cho
một dự án. Hệ thống tài chính sẽ huy động vốn cho dự án bằng cách gộp các khoản
tiết kiệm khác nhau của các hộ gia đình và dùng toàn bộ nguồn vốn này để cho vay.
Vì vậy, khi hệ thống tài chính mở rộng, lượng tiết kiệm tăng lên, và lượng đầu tư có
thể tăng lên tương ứng. Điều này thúc đẩy các hoạt động TGTC, và do đó làm tăng
thêm độ sâu của hệ thống tài chính (financial depth) (Rousseau và Wachtel, 2011;
Sahay và cộng sự, 2015).
 Chia sẻ và quản lý rủi ro: Hệ thống tài chính hiệu quả cho phép nhà đầu
tư đa dạng hóa danh mục và phòng ngừa rủi ro.
Do kinh tế quy mô, TGTC có thể cung cấp thanh khoản một cách hiệu quả
bằng cách kết hợp hợp lý thời gian đáo hạn của các khoản đi vay và cho vay khác
nhau (Diamond và Dybvig, 1983). Sự phát triển của TGTC cũng làm giảm thiểu mạnh
mẽ các rủi ro thanh khoản mà nhà đầu tư có thể gặp phải, giúp nhà đầu tư có thể tránh
được rủi ro vỡ nợ hoặc phá sản, và do đó thúc đẩy các hoạt động đầu tư (Bencivenga
và Smith, 1991) thông qua quá trình chuyển đổi tài sản rủi ro thành tài sản an toàn
hơn (Mishkin, 2007).
TTTC cũng có thể thay thế TGTC cung cấp nguồn thanh khoản dồi dào. Ví
dụ như, khi người gửi tiền không sẵn lòng ký gửi dài hạn trong ngân hàng trong khi
các dự án đầu tư tiềm năng đòi hỏi nguồn vốn dài hạn, TTTC (cụ thể là TTCK) sẽ
cho phép nhà đầu tư đầu tư vào các dự án này nhưng vẫn có thể dễ dàng chuyển đổi
thành tiền mặt nhanh chóng. Do vậy, TTCK cũng là một con đường hấp dẫn với nhiều
nhà đầu tư.


- 12 -

 Thúc đẩy hoạt động giao dịch, thương mại: Các giao dịch kinh doanh
được đẩy nhanh nhờ được cung cấp tín dụng hoặc bảo lãnh thanh toán.
Gurley và Shaw (1960) cho rằng, chức năng chính của các TGTC là chuyển
đổi các chứng khoán sơ cấp thành các chứng khoán thứ cấp. Các TGTC có thể thu được

lợi nhuận trong quá trình chuyển đổi này bằng cách khai thác lợi thế kinh tế quy mô,
cắt giảm chi phí giao dịch. Mặt khác, mức chi phí giao dịch thấp hàm ý các TGTC có
thể cung cấp cho khách hàng các dịch vụ thanh toán, bảo lãnh tín dụng (Mishkin, 2007).
 Thực hiện giám sát DN: Các chi phí liên quan đến việc giám sát DN có
thể được giảm thiểu nhờ sự mở rộng các dịch vụ TGTC.
Ở góc độ cá nhân, nếu như các chi phí kiểm tra thông tin quá cao, nhà đầu
tư sẽ mong muốn mức bù rủi ro cao hơn khiến lãi suất tăng lên, các DN sẽ hạn chế
vay, và như vậy, DN càng có nhiều khoản vay sẽ hàm ý rủi ro vỡ nợ càng cao. Nói
cách khác, các chi phí thẩm tra này có thể ngăn trở các khoản đầu tư hiệu quả
(Bernanke và Gertler, 1989). Nhờ có các TGTC, các chi phí giám sát có thể được
giảm thiểu thông qua các hợp đồng tài chính thích hợp (Diamond, 1984).
Mặt khác, từ quan điểm của TTTC, việc định giá tài sản DN dựa trên giá cả
chứng khoán có thể là một tiêu chuẩn so sánh để đánh giá hiệu quả hoạt động của các
nhà quản lý DN. Điều này dẫn đến hiệu quả giám sát DN được cải thiện, và có thể
tạo ra ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
2.1.2.

Phát triển tài chính

2.1.2.1. Khái niệm phát triển tài chính
Một số nhà kinh tế định nghĩa phát triển tài chính là mức độ hệ thống tài
chính giúp cải thiện sự thiếu hoàn hảo của thị trường. Tuy nhiên, theo Cihak và cộng
sự (2012), định nghĩa này quá hẹp và không cung cấp nhiều thông tin về các chức
năng thực sự mà hệ thống tài chính thực hiện cho nền kinh tế.


- 13 -

Levine (2005) đã đưa một định nghĩa rộng hơn, phát triển tài chính xảy ra
khi các công cụ tài chính, thị trường và các TGTC làm cải thiện (nhưng không nhất

thiết xóa bỏ) các tác động bất lợi của vấn đề thông tin không hoàn hảo, khả năng thực
hiện hợp đồng hạn chế và chi phí giao dịch cao, và từ đó có thể thực hiện 5 chức năng
tài chính tốt hơn. Vì thế, phát triển tài chính liên quan đến việc cải thiện các chức
năng của hệ thống tài chính.
Adnan (2009) lại cho rằng, phát triển tài chính có thể được định nghĩa là
các chính sách, nhân tố và các thể chế nhằm hướng tới các TGTC và TTTC hiệu quả.
Một hệ thống tài chính mạnh giúp đa dạng hóa rủi ro và phân bổ vốn hiệu quả. Phát
triển tài chính càng sâu rộng, khả năng huy động và phân bổ nguồn tiết kiệm vào các
dự án tiềm năng càng tăng lên.
Hussain và Chakraborty (2012) cho rằng phát triển tài chính, theo nghĩa
rộng, là sự tăng lên về số lượng các dịch vụ tài chính của các ngân hàng và tổ chức
tài chính trung gian khác cũng như các giao dịch tài chính của thị trường vốn. Tuy
nhiên, Calderón và Liu (2003), phát triển tài chính không những là cải thiện về số
lượng mà còn là chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ này.
Tóm lại, có thể nói rằng, phát triển tài chính là một khái niệm trừu tượng và
đa chiều. Phát triển tài chính nói chung là việc cải thiện các chức năng của hệ thống tài
chính, mở rộng về số lượng lẫn chất lượng dịch vụ tài chính. Dưới góc độ đo lường,
phát triển tài chính là một sự tổ hợp về chiều sâu (quy mô và tính thanh khoản của thị
trường), khả năng tiếp cận (khả năng các DN và cá nhân có thể tiếp cận các dịch vụ tài
chính) và tính hiệu quả (khả năng TGTC cung cấp các dịch vụ tài chính với chi phí
thấp và lợi nhuận cao, và mức độ hoạt động của thị trường vốn) của hệ thống tài chính
(Sahay và cộng sự, 2015).


- 14 -

2.1.2.2. Các thước đo phát triển tài chính
 Các thước đo trước đây
Trong các nghiên cứu thực nghiệm từ trước đến nay về chủ đề này, phần
lớn các chỉ số đo lường mức độ phát triển tài chính được sử dụng dựa trên nghiên cứu

của King và Levine (1993a), trong đó bao gồm 4 chỉ số: (i) độ sâu tài chính đo bằng
tỉ lệ tổng các khoản nợ đến hạn trên GDP (LLY); (ii) tổng tín dụng nội địa (BANK)7
nhằm đo lường vai trò tương đối giữa NHTM và NHTW trong việc phân bổ tín dụng;
(iii) khả năng phân bổ tài sản của hệ thống tài chính gồm: (a) tổng tín dụng cho DN
tư nhân phi tài chính trên tổng tín dụng (không xét tín dụng cho ngân hàng khác)
(PRIVATE) và (b) tín dụng cho DN tư nhân phi tài chính trên GDP (FD1).
Một số các nghiên cứu khác cũng sử dụng các khối tiền tệ để đo lường mức
độ phát triển tài chính, tuy nhiên việc chọn lựa chỉ số nào cũng là vấn đề gây tranh
cãi. Ví dụ nghiên cứu của Hassan và cộng sự (2011b) ở các nước thu nhập thấp, các
tác giả sử dụng M3/GDP vì cho rằng đối với các nước có hệ thống tài chính kém phát
triển, các khối tiền tệ khác (M1 và M2) liên quan nhiều đến khả năng cung cấp các
dịch vụ thanh toán, hơn là khả năng chu chuyển vốn giữa các chủ thể trong nền kinh
tế của hệ thống tài chính. Tuy vậy, trong nghiên cứu khác của Kar và Pentecost (2000)
ở Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy, M1 thể hiện chính xác hơn tác động của phát triển tài chính
lên tăng trưởng ở quốc gia này, do trong một giai đoạn dài, tỉ lệ M1 chiếm ưu thế hơn
so với các khối tiền khác (mặc dù M1 sau đó cũng suy giảm mạnh).
Các nghiên cứu tác động của TTCK cũng sử dụng một số thước đo như
tổng vốn hóa (MC), tổng giá trị giao dịch (SETGDP), thanh khoản (SML), mức độ
dao động (SMV) hoặc tỉ lệ hoàn vốn (TURN) trên TTCK (Arestis và cộng sự, 2002;
Huang, 2005; Chakraborty, 2008).

Theo cách tính của King và Levine (1993a), LLY bao gồm các khoản tiền nằm bên ngoài hệ thống ngân hàng
cộng với các khoản nợ tiền gửi của ngân hàng và TGTC phi ngân; BANK được tính bằng tỉ lệ tổng tài sản nội
địa của ngân hàng nhận tiền gửi trên tổng tài sản nội địa của ngân hàng nhận tiền gửi và NHTW.
7


×