Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

đề cương khóa luận tốt nghiệp qui trình nhân nhanh chuối đỏ dacca banana

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.29 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC – MÔI TRƯỜNG
------------o O o------------

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu quy trình nhân nhanh giống chuối đỏ
(Dacca Banana) bằng phương pháp in vitro
Giảng viên hướng dẫn

: TS. Đồng Thị Kim Cúc

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Hoàng Anh

MSSV

: 513301002

Hà Nội - 2017


MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề..................................................................................................1
1.2 Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................2
1.3 Mục đích nghiên cứu.................................................................................2
1.4 Ý nghĩa của đề tài......................................................................................3
1.4.1 Ý nghĩa khoa học................................................................................3


1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn......................................................................3
Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU..............................................................4
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài.........................................................................4
2.1.1 Giới thiệu về cây chuối đỏ..................................................................4
2.1.1.1 Nguồn gốc và phân loại..............................................................4
2.1.1.2 Đặc điểm sinh học của cây chuối................................................5
2.1.1.3 Giá trị của cây chuối đỏ..............................................................6
2.1.2 Phương pháp nhân giống cây chuối đỏ............................................7
2.1.2.1 Phương pháp nhân giống truyền thống......................................7
2.1.2.2 Phương pháp nhân giống bằng công nghệ sinh học...................7
2.1.3 Những nghiên cứu nhân giống cây chuối đỏ
trên thế giới và Việt Nam..................................................................8
2.1.3.1 Trên thế giới................................................................................8
2.1.3.1 Ở Việt Nam..................................................................................9
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.........................................................................................13
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................13
3.2 Hóa chất và thiết bị sử dụng.....................................................................13


3.2.1 Hóa chất sử dụng...............................................................................13
3.2.2 Thiết bị sử dụng..................................................................................13
3.3 Địa điểm và thời gian tiến hành...............................................................14
3.4 Nội dung nghiên cứu..................................................................................14
3.5 Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi..................................14
3.5.1 Ảnh hưởng kết hợp của HgCl2 + Javen
đến khả năng vô trùng tạo vật liệu khởi đầu.......................................14
3.5.2 Ảnh hưởng kết hợp của BA + NAA đến
quá trình hình thành cụm chồi từ mảnh củ.........................................15
3.5.3 Ảnh hưởng của BA đến quá trình nhân chồi.......................................16

3.5.4 Ảnh hưởng kết hợp của BA + IAA đến
quá trình tái sinh chồi.........................................................................16
3.5.5 Ảnh hưởng kết hợp của IBA + than hoạt tính
đến quá trình tạo rễ cây hoàn chỉnh...................................................17
3.6 Phương pháp xử lý số liệu........................................................................17
Phần 4. DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.......................................................18
4.1 Ảnh hưởng kết hợp của HgCl2 + Javen
đến khả năng vô trùng tạo vật liệu khởi đầu..........................................18
4.2 Ảnh hưởng kết hợp của BA + NAA đến
quá trình hình thành cụm chồi từ mảnh củ............................................18
4.3 Ảnh hưởng của BA đến quá trình nhân chồi..........................................19
4.4 Ảnh hưởng kết hợp của BA + IAA đến
quá trình tái sinh chồi...............................................................................19
4.5 Ảnh hưởng kết hợp của IBA + than hoạt tính
đến quá trình tạo rễ cây hoàn chỉnh........................................................20
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................21
5.1 Kết luận......................................................................................................21


5.2 Kiến nghị....................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................22
I.Tài liệu Tiếng Việt..............................................................................................22
II.Tài liệu Tiếng Anh............................................................................................23


Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây chuối đỏ còn có tên khoa học là (Dacca Banana), thuộc chi Musaceae,
trên thế giới có khoảng 10 loài. chuối đỏ thích nghi với nhiều loại sinh thái khác

nhau như: ôn đới, Địa Trung Hải, cận nhiệt đới, á ôn đới. ở nước ta vùng trồng dâu
tây tập trung chủ yếu ở Lâm Đồng.
Chuối là một loại thực phẩm, đồng thời cũng là một dược liệu thiên nhiên để
hỗ trợ cho nhiều căn bệnh. Trong thời gian gần đây, các nhà khoa học đã bỏ khá
nhiều công sức vào nghiên cứu nhằm tạo ra được giống chuối có chất lượng cao,
cho năng suất và phẩm chất tốt mà giá thành chấp nhận được để triển khai vào sản
xuất ở quy mô thương mại.
Vì thế, việc cung cấp cây giống đủ về số lượng, chất lượng là vấn đề khó
khăn. Để sản phẩm chuối trở thành một mặt hàng có sức cạnh tranh th́ì việc xây
dựng những vùng trồng tập trung, quy mô lớn, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào
sản xuất là cần thiết.
Chính vì thế mà việc cung cấp cây giống đủ về số lượng và chất lượng là
vấn đề khá cần thiết, và muốn để sản phẩm chuối xuất khẩu của trở thành một mặt
hàng mạnh có sức cạnh tranh th́ì việc xây dụng những vùng trồng tập trung, những
đồn điền lớn ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất mới có thể đáp ứng được
yêu cầu của thực tế sản xuất.
Kỹ thuật nhân giống bằng nuôi cấy mô là phương pháp nhân giống mới, hiện
đại tạo ra số lượng lớn cây con đồng đều, sạch bệnh mà không có phương pháp
nào có thể thay thế được.

1


Trong quá trình nhân giống chuối, bằng phương pháp nuôi cây mô tế bào
thực vật giai đoạn nhân nhanh và ra rễ sẽ quyết định đến sự thành công và hiệu quả
của quy trình.
1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Chuối là một loại cây có giá trị kinh tế đang được chú ý phát triển hiện nay.
Tuy nhiên trên cây chuối có khá nhiều các loại bệnh do côn trùng như: nhện đỏ,
sên, bọ trĩ… hay các bệnh do nấm như: bệnh đốm đen, đốm đỏ, mốc xám, bệnh

thối đen rễ, bệnh phấn trắng… và các bệnh do sinh lý gây nên. Các bệnh này
thường gây nên những thiệt hại như: làm giảm năng suất và chất lượng của quả
chuối.
Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là cần tạo ra giống chuối đỏ sạch bệnh có
năng xuất và chất lượng tốt. Trong những năm gần đây các nhà khoa học trên thế
giới cũng như ở Việt Nam đã tiến hành nhiều nghiên cứu về cây chuối đỏ. Dương
Tấn Nhựt và cộng sự (2004) nghiên cứu Cải tiến hệ thống nhân giống cây chuối
bằng nuôi cấy trong túi nilon. Nguyễn Trí Minh và cộng sự nghiên cứu sụ ảnh
hưởng của cường độ ánh sáng và hàm lượng CO 2 lên khả năng sinh trưởng in vitro
và ex vitro cây chuối tây.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“ Nghiên cứu quy trình nhân nhanh giống chuối đỏ (Dacca Banana) bằng
phương pháp invitro”.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu được quy trình nhân nhanh và tái sinh cây chuối đỏ (Dacca
Banana) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật

2


1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Hoàn thiện quá trình tạo cụm chồi để tạo nguồn nguyên liệu cho giai đoạn
tái sinh và tạo cây hoàn chỉnh ở cây chuối đỏ.
- Cung cấp tài liệu học tập, nghiên cứu cho sinh viên.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm đưa ra quy trình hoàn thiện nhân nhanh
giống chuối đỏ (Dacca Banana) bằng phương pháp in vitro. Phục vụ cho việc tạo
cây hoàn chỉnh góp phần cung cấp nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất.


3


Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Giới thiệu về cây chuối đỏ
2.1.1.1. Nguồn gốc và phân loại
- Nguồn gốc và phân bố
Chuối phát triển đầu tiên là ở New Ghinea (Simonds, 1966) sau đó chuy ển đến
Châu Á – Thái Bình Dương (từ 4000 năm trước công nguyên). Sự mô tả về chuối
một cách rõ ràng và sớm nhất là do người HyLap cổ xưa thực hiện năm 325 trước
công nguyên trong cuộc hành trình của Alexander đến Ấn Độ (Rcynolds 1927,
Kervegant, 1935). Sau đó khoảng 100 năm sau công nguyên, người Ả Rập đã
thống trị mảnh đất từ Ấn Độ - Tây Ban Nha (Kinder và Hilgemann, 1974). Chuối
lại được quan tâm và phát triển nh ất là chuối ăn tươi và ăn luộc đã được đưa đến
Bắc Phi và phát triển rộng ở đây, mặc dù mảnh đất này rất khô cằn (Rcynolds
(1927) đã đưa vào những hóa thạch, các bức vẽ trên các hàng động cho rằng chuối
cũng đã trồng và phát tri ển được 15 th ế k ỷ ở Châu Phi. Trong đó, Đông Phi chủ
yếu trồng 2 loại chu ối có kiểu gen AA và AAA. Vùng gần xích đạo hơn phát triển
chủ yếu chuối ăn luộc mang kiểu gen AAB. Vansina 1984, 1990, đã giải thích về
sự xuất hiện hai loài chuối có kiểu gen AAB ở Châu Phi và cả ở Ấn Độ là một
phần do sự thích nghi về khí hậu song chủ yếu là nhu cầu cấp bách về lương thực ở
những nước này. Đến thế kỷ thứ X do ảnh hưởng của nền văn minh Ả Rập, mối
quan hệ giữa các nước này được mở rộng, thời kỳ này chuối là mặt hàng được trao
đổi mạnh nhất trên thương trường cả ở những nước xa như Trung Quốc (Davidson,
1974). Người ta cho rằng, chuối được di trồng đến Châu Mỹ nhờ người Bồ Đào
Nha từ thế kỷ 14, và sau đó phát triển mạnh vào năm 1607 (Kenvegent, 1935).
Trong thời gian gần đây sự thu thập nguồn gen và phổ biến các giống chuối có chất
4



lượng ngày một lan rộng, hơn nữa chuối đã được đưa ra thị trường làm mặt hàng
xuất khẩu chính, điều này đã gây ra sự chú ý đầu tư c ủa các nhà khoa học về năng
suất và chất lượng của các giống chuối ngày này. Chuối đã được phát triển rộng
khắp trên thế giới, không chỉ nó quan trọng do việc xuất kh ẩu mà còn ở sự đa dạng
về hình dáng và chủng loại. Như vậy, chuối trồng đã có 1 quá trình phát triển lịch
sử lâu dài, đầu tiên là những cây hoang dại rải rác ở New Ghinea, sau đó được
thuần hóa và lan rộng, nhờ dân chúng và các nhà thám hiểm, các cuộc chinh chiến ,
Ở Châu Á chuối đã xuất hiện từ 4000 năm trước công nguyên. Chính vì vậy, có thể
nói chuối có nguồn gốc từ Châu Á, điều này không những thể hiện ở sự phát triển
mạnh của chuối ăn tươi và chuối ăn luộc do thích hợp khí hậu mà còn ở sự đa dạng
các chủng loại chuối: ở Philippin có 80 loài, Malaysia 32 loài, New Ghinea 54 loài,
Ấn Độ 57 loại …
- Phân loại chuối
Cây chuối có tên khoa học là Musa sp, họ Musaceae, thuộc bộ Scitamincae gồm
2 loài Ensete và Musa. Chuối ăn được thuộc chi Eumusa có ngu ồn g ốc t ừ 2 loài
chuối dại: Musa acuminata và Musa balbisiana Sự phân loại các giống thuộc chi
Eumusa đã được đề cập đến bởi công trình phân loại của Kurz (1865), sau đó là
học giả Chesmen (1945) và g ần đây nhất là học giả Simmonds và Slepherd
(1955). Theo các tác giả nghiên cứu về cây chuối (mà đại diện là Simmonds,
(1966), họ phân loại chủ yếu dựa vào nhiễm sắc thể, theo hệ thông phân loai nay
chi Eumusa có số ́ ̣ ̀ nhiêm săc thể cơ sở là 11, có 9 - 10 loai và có đên 131 giông.
2.1.1.2. Đặc điểm sinh học của cây chuối đỏ
Chuối đỏ còn được gọi là chuối đỏ Dacca, loại chuối vỏ đỏ này được tìm
thấy ở Úc. Chúng nhỏ hơn và có vỏ dày hơn so với các loại thông thường. Tuy
nhiên thịt chuối lại mềm và ngọt hơn. Chuối có vỏ màu đỏ đậm hoặc hơi tím. Thịt
chuối có màu trắng kem cho đến màu hồng với hương vị chuối nhẹ nhàng quyện
5



lẫn vị của quả mâm xôi đầy hấp dẫn. Nhưng nhìn chung, hương vị tổng thế quả nó
vẫn mang đặc trưng của một quả chuối thông thường. Giống có nguồn gốc từ Úc.
Nhưng chuối đỏ có khả năng thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới tốt. Sinh
trưởng tương đương với các loại chuối nội địa. Cây trưởng thành cao từ 4-6m tùy
vào điều kiện trồng. Giống chuối đỏ đặc trưng thân có màu đỏ rất dễ phân biệt.
Buồng chuối khi trổ trái sẽ có màu tím đỏ khá giống với giống chuối lửa VN
nhưng có nhiều trái và vị chuối ngon hơn. Tùy vào điều kiện trồng đất đai, khí hậu
mà trái có màu hơi tím đỏ, hoặc ngã sang đỏ nhiều hơn. Nên một số nơi còn gọi là
chuối tím. Chuối thích hợp với những nơi đất có độ ẩm cao. Nhưng không chịu
được ngập úng. Có khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện ánh sáng 70%. Khi
chuối ra khoảng 2 nãi thì nên bẻ bắp chuối đi. Thời gian bẻ vào buổi trưa để tránh
cây mất nhựa.
2.1.1.3. Giá trị của cây chuối đỏ
Chuối đỏ có hàm lượng calo thấp, một quả chỉ chứa khoảng 110 calo vì thế
nếu hàng ngày ăn chuối đỏ bạn cũng sẽ không sợ bị tăng cân.
Hơn thế, mỗi quả chuối có khoảng 4g chất xơ, đáp ứng được 16% chất xơ
hàng ngày cho bạn. Mỗi người phụ nữ cần khoảng 25g chất xơ mỗi ngày còn nam
giới khoảng 38g. Chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến cơ thể no lâu
hơn và kiểm soát được cân nặng. Ngoài ra, chuối đỏ còn có thể giảm nguy cơ mắc
bệnh tim và bệnh tiểu đường type 2.
Không những thế, chuối còn giàu Kali, vitamin B6 và Vitamin C, rất tốt cho
cơ thể. Tuy nhiên, người ta cũng lưu ý, với những người có tiền sử bệnh thận nên
hạn chế ăn chuối đỏ.

6


2.1.2. Phương pháp nhân giống cây chuối đỏ
2.1.2.1. Phương pháp nhân giống truyền thống

Cắt chồi từ cây mẹ
Là phương pháp cắt cành (ngó) từ củ cây mẹ để cho tạo thành những cây
mới.
Ưu điểm: ít tốn thời gian.
Nhược điểm: phương pháp này cho hệ số nhân thấp, cây dễ bị thoái hóa, rễ
cây yếu. Phương pháp này không đảm bảo cây sạch bệnh vì bệnh có thể được
truyền từ cây mẹ sang.
2.1.2.2. Phương pháp nhân giống bằng công nghệ sinh học
Nuôi cấy mô (nhân giống in vitro)
Nhân giống in vitro là hình thức sử dụng chồi đỉnh, lá, hoa, cuống lá, đoạn
thân non nuôi dưỡng trong các điều kiện đặc biệt để hình thành một cơ thể mới
hoàn chỉnh.
Ưu điểm: Hệ số nhân giống cao, đồng đều, sạch bệnh, chủ động trong việc
sản xuất cây con phục vụ cho công tác giống.
Nhược điểm: Cây con có kích thước nhỏ, xảy ra đột biến biến dị làm xuất
hiện những cây không mong muốn, cần trang thiết bị đặc biệt (Võ Quốc Việt và cs,
2010).
Ngoài ra, theo Hoàng Ngọc Thuận (2000) việc nuôi cấy in vitro sử dụng
nguồn hydrocacbon nhân tạo do đó mà khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ kém,
đồng thời cây nuôi cấy in vitro được nuôi trong bình thủy tinh có độ ẩm bão hòa,
do vậy mà khi trồng cây ra ngoài điều kiện tự nhiên cây thường bị mất nước,
không thích nghi được cây dễ bị héo và chết.

7


2.1.3. Những nghiên cứu nhân giống cây chuối đỏ trên thế giới và Việt Nam
2.1.3.1. Trên thế giới
Chuối là đối tượng cây ăn quả có hình thức sinh sản vô tính với phương thức
nhân giống truyền thống là sử dụng chồi nách làm giống trồng những thế hệ kế

tiếp. Vì vậy, sử dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào nhân giống chuối đã được nghiên
cứu, ứng dụng từ rất lâu tại nhiều nước trên thế giới như Malaysia, Australia, Pháp,
Trung Quốc… và đã góp một phần đáng kể phục vụ ngành sản xuất chuối xuất
khẩu. Theo Reuveni O (1986), kỹ thuật nuôi cấy invitro chuối có một số ưu điểm
sau (dẫn theo Hoàng Nghĩa Nhạc)
- Nhân được số lượng lớn giống từ cây ban đầu đã xác định tính trạng. Chất lượng cây giống hoàn toàn sạch bệnh, tránh được những sâu hại lây nhiễm
qua nguồn đất (tuyến trùng). Vì vậy, tiết kiệm được chi phí hóa chất cho xử lý đất.
- Cây nuôi cấy mô có thể trồng một vụ với mức độ thâm canh cao, thời gian sinh
trưởng ngắn, có thể điều khiển được thời gian thu hoạch.
- Tỷ lệ cây sống cao trên điều kiện đồng ruộng(>98%), khả năng sinh trưởng
nhanh hơn cây có nguồn gốc từ chồi nách.
- Cây giống invitro phát triển đồng đều, ra hoa đồng loạt và thời gian thu
hoạch ngắn. So với cây giống từ chồi nách, cây nuôi cấy mô có giá thành rẻ, dễ vận
chuyển, dễ nhân giống.
- Tiện lợi cho việc trao đổi nguồn gen quốc tế. Theo Viện Nghiên cứu Chuối
Quốc tế đặt tại Đài Loan thì nhân gi ống chuối bằng nuôi cấy mô gồm 4 giai đoạn
sau: giai đoạn ban đầu nuôi c ấy, giai đoạn nhân nhanh, giai đoạn ra rễ và giai đoạn
chuển cây ra nhà kính. Rodriguez-Enriquez và cộng sự(1987) cho biết từ một chồi
chuối ban đầu qua cầy chuyển liên tiếp có thể sinh sản và duy trì được 3 năm trong
ống nghiệm. Weathers và cộng sự (1988) đã đề xuất phương pháp nuôi cấy mô
chuối cải tiến trong hệ phun mù. Các mô hoặc tế bào chuối nuôi c ấy đ ược đ ặt
trên giấy lọc bằng vật liệu trơ sinh học, vô trùng và được phun dung dịch dinh
8


dưỡng qua hệ thống phun mù để vừa điều chỉnh độ ẩm vừa cung cấp dinh dưỡng
cho cây. Kết quả cho thấy, chuối non mọc tốt hơn, các mô hoặc tế bào chuối tái
sinh cao hơn 4-6 tuần, số lượng chồi lớn hơn 3-20 lần, chu kỳ nhân ngắn hơn 2050% và chất lượng cây tốt hơn so với đối chứng (nghiên cứu trên môi trường agar
thường). Năm 1991, trường Đai học Quảng Tây (Trung Quốc) đã giới thiệu kỹ
thuật đưa cây chuối nuôi cấy mô ra vườn ươm như sau: khi cây trong ống nghiệm

cao 8-10cm, phơi ống nghiệm 2 ngày dưới ánh sáng tự nhiên, mỗi ngày 10 giờ, sau
đó lấy ra rửa sạch rễ đem trồng trong bầu đất có đục lỗ kích thước 12-14 x 1113cm. Thành phần hỗn hợp trong bầu là đất bùn khô đập nhỏ + cát + đất tro của cỏ
rác (tỷ lệ 3:1:1). Môi trường trồng tốt nhất là trong nhà có che Polyetylen, mỗi
ngày tưới 3-6 lần để duy trì độ ẩm đạt 80%, c ần chú ý tránh mưa to và ánh sáng
quá mạnh. Khi cây đạt 5-8 lá thì trồng ra ruộng sản xuất. Theo Kawit- Wanichkul
và cộng sự (1993) cho rằng môi trường tốt nhất để nhân giống chuối nuôi cấy mô
là môi trường MS có bổ sung 15% nước dừa, 1g/lít than hoạt tính và 10mg/lít
BAP, pH 5,6 và nồng độ agar là 0,5%. Mô phân sinh chuối sẽ phát triển thành cây
con trong 2 tháng. Và ông cũng cho rằng hỗn hợp bụi xơ dừa + cát + phân +
compost + đất (tỉ lệ 1:1:1:0,5:0,5) là môi tr ường tốt nhất cho cây chuối nuôi cấy
mô bén rễ, cứng cây, các tác giả cũng kết luận thời gian để vườn ươm tốt nhấ là 7
tuần, nếu để quá lâu khi đưa cây ra ngoài đồng ruộng cây sẽ mọc chậm. Hiện nay,
Đài Loan đã áp dụng các phương pháp nuôi cấy mô tế bào để nhân nhanh các
giống chuối với quy mô lớn và còn giúp cho việc duy trì và b ảo quản các giống
chuối rất thuận lợi. Ngoài Đài Loan, chuối nuôi cấy mô cũng được phát triển mạnh
ở Úc, Philippines, Costarica…
2.1.3.2. Ở Việt Nam
Các nghiên cứu về nhân giống chuối trước đây chỉ chú trọng các biện pháp
kỹ thuật nhân bằng củ và tách chồi. Những kỹ thuật này hiện còn đ ược áp d ụng
9


khá phổ biến ở nhiều vùng miền và nhất là quy mô sản xuất nhỏ. Kỹ thuật nhân
giống vô tính chuối bằng phương pháp invitro ở n ước ta cũng thu được một số kết
quả sau: Quy trình nhân giống chuối in vitro đầu tiên ở nước ta do tác gi ả Nguy ễn
Văn Uyển đề xuất năm 1985, bao gồm 6 công đoạn chính sau: đưa mẫu vào nuôi
cấy; tạo và nhân nhanh chồi chuối; tạo rễ cây; ươm chuối trong vườn ươm; bầu
chuối và trồng ra ruộng sản xuất.
Đoàn Thị Ái Thuyền và cộng sự (1993) đã đưa ra quy trình nhân giống
chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô bao gồm 5 công đoạn chính sau: đưa mẫu

vào nuôi cấy→tạo và nhân nhanh chồi chuối→tạo rễ cây→ươm chuối trong vườn
ươm→bầu chuối và trồng ra sản xuất. Và cũng cho biết cây chuối nuôi cấy mô ở
vườn ươm 60-70 ngày (luống ươm 30-40 ngày và bầu đất 30 ngày) thì được xuất
vườn, khi đó cây cao 40-40cm. Đỗ Năng Vịnh và cộng sự (1994) cho biết, tỷ lệ tái
sinh phụ thuộc vào giống chuối, các chất bổ sung vào môi trường nuôi cấy và dao
động từ 68,42 - 92,31%. Hệ số của chuối tiêu cao nhất khi bổ sung BAP từ 7 – 9
mg/lít. Nước dừa không biểu hiện ảnh hưởng đến chuối tiêu nhưng có ảnh hưởng
tốt tới hệ số nhân của chuối rừng ở lượng 10% khi có mặt BAP với lượng 7 mg/lít.
Tác giả Đỗ Năng Vịnh (1996) còn cho biết môi trường MS chứa thiamin
HCL 2 mg/lít, nước dừa 10% và BAP 5 mg/lít là thích hợp nhất. Thời gian cấy
chuyển chồi tối ưu là 4 tuần, mật độ 5 cụm chồi/bình (mỗi cụm 2 - 3 chồi) sẽ cho
hệ số nhân từ 2,5 - 3,0 lần/tháng.
Theo Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Nhẫn và Hoàng Thị Nga (1995)
cho biết hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp invitro để nhân nhanh cây chuối,
vật liệu nuôi cấy tốt nhất cho mục đích nhân nhanh là các mô chồi đỉnh và chuối có
thể sử dụng kỹ thuật bóc bẹ không cần khử trùng, môi trường thích hợp cho quá
trình khởi động phát sinh chồi ban đầu là môi trường MS + (5-7)ppm BA, môi
trường nhân nhanh tương tự như môi trường khởi động nhưng sau nhiều lần cấy
chuyển cần giảm hàm lượng BA thậm trí tới 0 ppm và có th ể b ổ sung n ước dừa
10


là 10%. Còn môi trường ra rễ tốt nhất là MS + 0,2 g/lít than ho ạt tính và cũng
nhận xét rằng việc đưa cây chuối invitro ra vườn ươm vụ hè thu là hoàn toàn thuận
lợi, tỷ lệ sống đạt 100% trên cả 3 giá thể nghiên cứu là: cát, đất thịt nhẹ,đất + cát +
phân chuồng [2]. Theo kết quả của Viện Nghiên cứu Chuối Quốc tế (The
International Network for Improment of Banana and Plantain), việc chuyển cây
chuối non trong ống nghiệm ra vườn ươm là giai đoạn làm cho cây chuối thích
nghi với môi trường khí hậu khắc nghiệt. Quá trình này kéo dài khoảng 2 tuần, bắt
đầu từ lúc cây ở trong ống nghiệm, bằng cách mở dần nắp ống nghiệm và để ống

nghiệm ra vùng có ánh sáng, nhiệt độ tự nhiên; sau đó rửa sạch thạch ở rễ và nhúng
vào dung dịch thuốc trừ nấm trước khi cấy ra nền đất. Người ta có thể sử dụng
màng polyetylen trùm lên nóc luống ươm cây con để giữ ẩm, nhưng phải chú ý làm
mát về mùa hè. Giai đoạn đầu, luống ươm phải được che 50% ánh sáng. Những
cây chuối non sẽ được nhúng trong dithane M - 45 0,3% (80% WP), rồi trồng trong
túi plastic 9 x 10 cm. Môi trường trồng là: 60 % khoáng bón cây vermiculite, 30%
cát và 10% hữu cơ (tính theo thể tích). Sau khi trồng, bón cho mỗi túi 3g phân tổng
hợp (14N - 14P - 14K). Thời gian để ở vườn ươm trước khi đem ra đồng ruộng
trồng là 2 - 3 tháng [30].
Theo Đỗ Văn Vịnh và cộng sự (1996), cây chuối nuôi cấy mô cần đưa ra
luống giâm gồm 3 lớp: lớp dưới là đất dày 5cm, lớp giữa là phân chu ồng ải tr ộn
với đất cát pha tỷ lệ 1:1 dày 7cm, lớp trên cùng là cát vàng 5-7cm; mật độ giâm là
300-400 cây/m2 ; thời gian ở luống giâm là 30 ngày. Sau đó, chuối được đưa ra bầu
đất có kích thước 7-10 x 10-15cm, thời gian ở bầu đất từ 45-60 ngày, mùa đông rét
có thể để lâu hơn. Như vậy, tổng thời gian ở vườn ươm là 2,5-3 tháng hoặc lâu hơn
nữa. Cũng có thể đưa thẳng cây non ra bầu đất không cần qua luống giâm. Đất
đóng bầu có thành phần: phân hữu cơ vi sinh + cát + đất phù sa hoặc đất pha cát
( tỷ lệ 1:1:1) là tốt nhất. Theo Phạm Kim Thu và Đặng Thị Vân (1997), từ nghiên
cứu hoàn thiện quy trình sản xuất cây giống chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô,
11


tác giả kết luận môi trường nuôi cấy là MS(1962) có bổ sung 1 ppm Thiamin HCl
đã làm tăng khả năng tái sinh chồi chuối, nền giá thể ra cây cho tỷ lệ sống cao nhất
là 1/3 đất + 1/3 phân hữu cơ + 1/3 cát đen và thời vụ ra cây thích hợp t ừ tháng 4
đến tháng 10. Ứng dụng kết quả này đã sản xuất được hàng triệu cây giống cung
cấp cho các tỉnh phía Bắc (Nam Định, Thái Bình …).

12



Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng được sử dụng trong nghiên cứu là cây chuối
đỏ được cung cấp bởi Trung Tâm Thực Nghiệm Sinh Học Nông Nghiệp Công
Nghệ Cao - Viện Di Truyền Nông Nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu: Đối tượng được nghiên cứu trong phạm vi phòng thí
nghiệm.
3.2. Hóa chất và thiết bị sử dụng
3.2.1. Hóa chất sử dụng
- Hóa chất sử dụng là các muối khoáng đa lượng, vi lượng, vitamin là thành
phần của môi trường MS.
- Các chất kích thích sinh trưởng: 2,4-D (Bio science), kinetin (Wako), BA
(Duchefa), NAA (Trung quốc), IBA (Duchefa); các chất bổ xung như: inositol (Bio
science).
3.2.2. Thiết bị sử dụng
- Các thiết bị dùng cho nghiên cứu: Cân điện tử (Olhous- Vietlabcu) (Mỹ),
nồi hấp khử trùng ALP (Nhật bản), tủ sấy (Memmenrt) (Đức), tủ cấy vô trùng cấp
II (Airtech) (Hàn Quốc), máy chuẩn pH (Hanna HI2210) (Đức), Lò vi sóng Sanyo
(Nhật bản)…
- Ngoài ra còn có các trang thiết bị khác của phòng thí nghiệm Khoa Công
nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên.
3.3. Địa điểm và thời gian tiến hành
13


- Địa điểm: thí nghiệm được tiến hành tại phòng thí nghiệm nuôi cấy mô tế bào
thực vật, Trung Tâm Thực Nghiệm Sinh Học Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Viện Di Truyền Nông Nghiệp

Thời gian tiến hành: thí nghiệm được tiến hành từ tháng 12/2016 đến tháng
5/2017.
3.4. Nội dung nghiên cứu
3.4.1. Nội dung 1: Ảnh hưởng kết hợp của HgCl 2 & Javen đến khả năng vô trùng
tạo vật liệu khởi đầu.
3.4.2. Nội dung 2: Ảnh hưởng kết hợp của BA + NAA đến quá trình hình thành
cụm chồi từ mảnh củ.
3.4.3. Nội dung 3: Ảnh hưởng của BA đến quá trình nhân chồi.
3.4.4. Nội dung 4: Ảnh hưởng kết hợp của BA + IAA đến quá trình tái sinh chồi.
3.4.5 Nội dung 5: Ảnh hưởng của IBA đến quá trình tạo rễ tạo cây hoàn chỉnh.
3.5. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
3.5.1. Ảnh hưởng kết hợp của HgCl2 & Javen đến khả năng vô trùng tạo vật liệu
khởi đầu

14


Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng kết hợp của HgCl2 + Javen đến khả năng vô trùng tạo vật
liệu khởi đầu
Công Thức
Thí Nghiệm
CT1
CT2
CT3
CT4

JAVEN(%)
5
5
5

5

Thời Gian
(phút)
3
5
7
9

HgCL2(%)

Thời Gian
(phút)

0.1
0.1
0.1
0.1

5
7
9
12

Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ mẫu sống, mẫu nhiễm hoặc mẫu chết.
3.5.2. Ảnh hưởng kết hợp của BA+ NAA đến quá trình hình thành cụm chồi từ
mảnh củ.
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng kết hợp của BA+ NAA đến quá trình hình thành cụm
chồi từ mảnh củ.
Công thức 1: Môi trường MS + BA 2mg/l + NAA 0,1mg/l

Công thức 2: Môi trường MS + BA 3mg/l + NAA 0,2mg/l
Công thức 3: Môi trường MS + BA 5mg/l + NAA 0,3mg/l
Công thức 4: Môi trường MS + BA 7mg/l + NAA 0,5 mg/l
Công thức 5: Môi trường MS + BA 9mg/l + NAA 1,0mg/l
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn, có
5 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, cấy 30 mẫu cho mỗi công thức.
Chỉ tiêu theo dõi: số cụm chồi tạo thành, chất lượng chồi.
Tổng số chồi tạo thành
Số chồi tạo thành (%) =

Tổng số mẫu vào

15

× 100%


3.5.3. Ảnh hưởng của BA đến quá trình nhân chồi
Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của BA đến quá trình nhân chồi.
Công thức 1: Môi trường MS + BA 0,5mg/l
Công thức 2: Môi trường MS + BA 1mg/l
Công thức 3: Môi trường MS + BA 1,5mg/l
Công thức 4: Môi trường MS + BA 3mg/l
Công thức 5: Môi trường MS + BA 5mg/l
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn, có
5 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, cấy 30 mẫu cho mỗi công thức.
Chỉ tiêu theo dõi: Số chồi được tạo thành, chất lượng chồi.
Số chồi được tạo thành (%) =

Tổng số chồi tạo thành

Tổng số mẫu ban đầu

× 100%

3.5.4. Ảnh hưởng kết hợp của BA + IAA đến quá trình tái sinh chồi
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng kết hợp của BA + IAA đến quá trình tái sinh chồi
Công thức 1: Môi trường MS + BA 1mg/l

+ IAA 0,1 mg/l

Công thức 2: Môi trường MS + BA 4mg/l

+ IAA 0,1 mg/l

Công thức 3: Môi trường MS + BA 6mg/l

+ IAA 0,1mg/l

Công thức 4: Môi trường MS + BA 8mg/l

+ IAA 0,1 mg/l

Công thức 5: Môi trường MS + BA 10mg/l

+ IAA 0,1 mg/l

Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn, có
5 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, cấy 30 mẫu cho mỗi công thức.
Chỉ tiêu theo dõi: số chồi được tạo thành, chất lượng chồi.
Tổng số chồi tạo thành

Số chồi được tạo thành (%) = Tổng số mẫu ban đầu
× 100%
3.5.5. Ảnh hưởng kết hợp của IBA + than hoạt tính đến quá trình tạo rễ tạo cây
hoàn chỉnh
16


Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng kết hợp của IBA + than hoạt tính đến quá trình tạo
rễ tạo cây hoàn chỉnh.
Công thức 1: Môi trường MS + IBA 0,1mg/l + 2g/l than hoạt tính
Công thức 2: Môi trường MS + IBA 0,3mg/l + 2g/l than hoạt tính
Công thức 3: Môi trường MS + IBA 0,5mg/l + 2g/l than hoạt tính
Công thức 4: Môi trường MS + IBA 1mg/l + 2g/l than hoạt tính
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn,
có 4 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, cấy 30 mẫu cho mỗi công thức.
Chỉ tiêu theo dõi: Số chồi ra rễ, số rễ, độ dài rễ.
Số chồi ra rễ (%) =

Tổng số chồi ra rễ
Tổng số chồi nuôi cấy

× 100%

3.6. Phương pháp xử lí số liệu
Các số liệu thu thập được thống kê và xử lý theo phương pháp thống kê toán
học bằng phần mềm Excel và phần mềm IRRISTART 4.0.

17



Phần 4
DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
4.1. Ảnh hưởng kết hợp của HgCl2 & Javen đến khả năng vô trùng tạo vật liệu
khởi đầu.
HgCl2(%)

Thời Gian

Javen(%)

0.1
0.1
0.1
0.1

5-3
7-5
9-7
12-9

5
5
5
5

Tỷ lệ mẫu

Tỷ lệ mẫu

sống


chết

4.2. Kết quả nghiên cứu sự ảnh hưởng kết hợp của BA+ NAA đến quá trình
hình thành cụm chồi từ mảnh củ
Bảng 4.2.1: Kết quả nghiên cứu sự ảnh hưởng kết hợp của BA+ NAA đến quá
trình hình thành cụm chồi từ mảnh củ
Hóa chất
(mg/l)
BA
NAA
2
0,1
3
0,2
5
0,3
7
0,5
9
1,0
CV%
LSD05

Số lượng
mẫu

Tỷ lệ tạo chồi
(%)


Số cụm
chồi

Chất
lượng
chồi

4.3. Kết quả nghiên cứu sự ảnh hưởng của BA đến quá trình nhân chồi
18


Bảng 4.3.1. Kết quả nghiên cứu sự ảnh hưởng của BA đến quá trình nhân chồi
Nồng độ
BA

Số chồi

(mg/l)

Tỷ lệ mẫu tạo

Số chồi hình

Chất lượng

chồi (%)

thành

chồi


0,5
1,0
1,5
3,0
5,0
CV%
LSD05
4.4. Kết quả nghiên cứu sự ảnh hưởng kết hợp của BA + IAA đến quá trình
tái sinh chồi tách từ cụm chồi
Bảng 4.4.1. Kết quả nghiên cứu sự ảnh hưởng kết hợp của BA + IAA đến quá
trình tái sinh chồi tách từ cụm chồi
Hóa chất
(mg/l)

Số lượng
mẫu

Tỷ lệ tạo chồi
(%)

Số cụm chồi

Chất lượng
chồi

BA
IAA
1
0,1

4
0,1
6
0,1
8
0,1
10
0,1
CV%
LSD05
4.5. Kết quả nghiên cứu sự ảnh hưởng kết hợp của IBA+than hoạt tính đến
quá trình tạo rễ tạo cây hoàn chỉnh.
19


Bảng 4.5.1. Kết quả nghiên cứu sự ảnh hưởng kết hợp của IBA +than hoạt tính
đến quá trình tạo rễ tạo cây hoàn chỉnh
Hóa Chất
(mg/l)
Than
IBA
Hoạt Tính
0,1

2

0.3

2


0.5

2

1

2

Số lượng
mẫu

Tỷ lệ tạo rễ
(%)

CV%
LSD05

20

Số rễ thu
được

Chiều dài
rễ


Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
5.2 Kiến nghị


21


×