Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Duy Phiên - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

DƢƠNG THỊ PHƢƠNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TẠI XÃ DUY PHIÊN, HUYỆN TAM DƢƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC
GIAI ĐOẠN 2013 - 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khoá học

: Chính quy
: Địa chính Môi trƣờng
: Quản lý Tài nguyên
: 2012 - 2016

Thái Nguyên, năm 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

DƢƠNG THỊ PHƢƠNG
Tên đề tài:


ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TẠI XÃ DUY PHIÊN, HUYỆN TAM DƢƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC
GIAI ĐOẠN 2013 - 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Địa chính Môi trƣờng
Lớp
: K44 - ĐCMT - N01
Khoa
: Quản lý Tài nguyên
Khoá học
: 2012 - 2016
Giáo viên hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng

Thái Nguyên, năm 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của
mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố
và vận dụng những kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường. Được
sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản Lí Tài
Nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Duy Phiên,

huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2015”
Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp bản báo cáo tốt
nghiệp của em đã hoàn thành.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa
Quản Lí Tài Nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy
và hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và rèn
luyện tại trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo - PGS.TS. Nguyễn Thế
Hùng người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành
khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo tại UBND xã Duy Phiên,
huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, các cán bộ, chuyên viên, các ban ngành
khác đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên,
khuyến khích em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Dương Thị Phương


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Duy Phiên năm 2015 ..................... 36
Bảng 4.2: Biến động đất đai của xã Duy Phiên giai đoạn 2013- 2015 ........... 37
Bảng 4.3. Tổng hợp các văn bản do xã ban hành liên quan đến quá trình quản
lý và sử dụng đất từ năm 2013 - 2015 ............................................. 38
Bảng 4.4. Tổng hợp các tài liệu trong bộ hồ sơ địa giới hành chính của xã Duy
Phiên, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc ..................................... 40

Bảng 4.5. Kết quả điều tra thu thập bản đồ xã Duy Phiên .............................. 41
Bảng 4.6. Diện tích đất giao theo đối tượng sử dụng ..................................... 43
Bảng 4.7. Diện tích đất giao theo đối tượng quản lý ...................................... 44
Bảng 4.8: Một số dự án được bồi thường ....................................................... 45
Bảng 4.9. Kết quả tổng hợp hồ sơ địa chính xã Duy Phiên ............................ 46
Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai
đoạn 2013 - 2015 (cấp lần đầu) ....................................................... 47
Bảng 4.11: Kết quả thống kê, kiểm kê diện tích đất đai năm 2015 ................ 49
Bảng 4.12. Kết quả thu ngân sách nhà nước về đất đai của xã Duy Phiên giai
đoạn 2013 - 2015 ............................................................................. 50
Bảng 4.13. Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất
đai xã Duy Phiên giai đoạn 2013-2015 ........................................... 53
Bảng 4.14. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo giai đoạn 2013-2015 ......... 55
Bảng 4.15. Tổng hợp kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi
phạm về đất đai giai đoạn 2013 - 2015 ........................................... 56
Bảng 4.16. Đánh giá của người dân về công tác quản lí nhà nước về đất đai tại
xã Duy Phiên ................................................................................... 57
Bảng 4.17. Đánh giá của cán bộ về công tác quản lí nhà nước về đất đai tại xã
Duy Phiên ........................................................................................ 59


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Bản đồ hành chính huyện Tam Dương ........................................... 29


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Từ, cụm từ viết tắt

Chú Giải

CP

Chính phủ

CT-

Chỉ thị Thủ tướng

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

NĐ - CP

Nghị định - Chính phủ

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

TT - BTNMT

Thông tư Bộ Tài nguyên Môi trường

QĐ - BTNMT


Quyết định Bộ Tài nguyên Môi trường

QĐ - UB

Quyết định Uỷ ban

UBND

Uỷ ban nhân dân


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 1
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 1
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ...................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 3
2.1. Các quy định có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai ....... 3

2.1.1. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.................................. 5
2.1.1.1. Một số quy định chung về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ......... 5
2.1.1.2. Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .................... 7
2.1.2. Công tác thu hồi đất .............................................................................. 10
2.1.2.1. Các trường hợp thu hồi đất................................................................. 10
2.1.2.2. Thu hồi và quản lý quỹ đất thu hồi .................................................... 11
2.1.2.3. Bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi .......................... 12
2.1.3. Công tác giải quyết tranh chấp đất đai .................................................. 13
2.1.3.1. Hòa giải tranh chấp đất đai ................................................................ 13
2.1.3.2. Thẩm quyền giải quyết ....................................................................... 14


vi

2.1.4. Nội dung quản lý nhà nước đối với đất đai ........................................... 15
2.1.4.1. Luật Đất đai 1987 ............................................................................... 15
2.1.4.2. Luật Đất đai 1993 ............................................................................... 16
2.1.4.3. Luật Đất đai 2003 ............................................................................... 17
2.1.4.4. Luật Đất đai 2013 ............................................................................... 18
2.2. Công tác quản lý đất đai trên thế giới và Việt Nam................................. 19
2.2.1. Công tác quản lý đất đai trên thế giới ................................................... 19
2.2.1.1. Quản lý đất đai tai Thụy Điển ............................................................ 19
2.2.1.2. Quản lý đất đai của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) .. 20
2.2.2. Thực trạng việc quản lý và sử dụng đất đai tại Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay ........................................................................................................... 21
2.2.3. Công tác quản lý nhà nước về đất đai tại Tỉnh Vĩnh Phúc ................... 23
2.3. Các văn bản pháp lý có liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về
đất đai ................................................................................................................ 3
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 25

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 25
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 25
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25
- Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.......................................... 25
- Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn xã Duy Phiên ....................................... 25
- Đánh giá công tác quản lý đất đai tại xã Duy Phiên ..................................... 25
- Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ và người dân về công tác quản lí nhà nước
trên địa bàn xã ................................................................................................. 26
- Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản
lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Duy Phiên, huyện Tam Dương, tỉnh
Vĩnh Phúc ........................................................................................................ 26


vii

3.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 26
3.5.1. Điều tra, thu thập số liệu thứ cấp .......................................................... 26
3.5.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp ..................................................... 27
3.5.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ................................................ 27
3.5.4. Phương pháp thống kê........................................................................... 27
3.5.5. Phương pháp so sánh............................................................................. 28
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 29
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Duy Phiên ..................................... 29
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 29
4.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội ........................................................................ 31
4.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Duy Phiên, huyện Tam Dương,
tỉnh Vĩnh Phúc................................................................................................. 35
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Duy Phiên ....................................... 35
4.2.2. Tình hình biến động đất đai tại xã Duy Phiên ...................................... 37
4.3. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Duy Phiên, huyện

Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2015 ....................................... 38
4.3.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện văn bản đó............................................................................... 38
4.3.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính ..................................................................................... 39
4.3.3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và
bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây
dựng giá đất ..................................................................................................... 40
4.3.3.1. Thực trạng công tác đo đạc lập bản đồ địa chính .............................. 40
4.3.3.2. Hạn chế trong công tác đo đạc lập bản đồ địa chính ......................... 42
4.3.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ............................................ 42
4.3.4.1. Thực trạng công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ......... 42


viii

4.3.3.2. Hạn chế trong công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .... 43
4.3.5. Đánh giá công tác giao đất, thu hồi đất ................................................. 43
4.3.5.1. Thực trạng công tác giao đất, thu hồi đất........................................... 43
4.3.5.2. Hạn chế trong công tác giao đất, thu hồi đất...................................... 44
4.3.6. Công tác quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất .. 44
4.3.7. Đánh giá công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ................................................................ 45
4.3.7.1. Công tác đăng ký đất đai .................................................................... 45
4.3.7.2. Công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính ............................................ 46
4.3.7.3. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất............................. 46
4.3.8. Thống kê, kiểm kê đất đai ..................................................................... 48
4.3.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai ..................................................... 50
4.3.10. Đánh giá công tác quản lý tài chính về đất đai và giá đất................... 50
4.3.10.1. Thực trạng công tác quản lý giá đất ................................................. 50

4.3.11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người
sử dụng đất ...................................................................................................... 52
Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền chung của người sử dụng đất. ............... 52
4.3.12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy
định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai .............. 53
4.3.13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai .............................................. 54
4.3.14. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu
nại tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai ........................ 55
4.3.14.1. Thực trạng công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết
khiếu nại tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai .............. 55
4.3.14.2. Hạn chế trong công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết
khiếu nại tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai .............. 56
4.3.15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai ................................................. 57


ix

4.4. Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ và người dân về công tác quản lí nhà
nước tại địa bàn xã .......................................................................................... 57
4.5. Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác
quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Duy Phiên, huyện Tam Dương,
tỉnh Vĩnh Phúc................................................................................................. 60
4.5.1. Đánh giá chung về công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã
Duy Phiên ........................................................................................................ 60
4.5.2. Đề xuất một số giải pháp về công tác quản lý Nhà nước về đất đai của
xã Duy Phiên, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc ........................................ 62
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 63
5.1. Kết luận .................................................................................................... 63
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TIẾNG VIỆT
II. TÀI LIỆU TRÊN MẠNG
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
“Tấc đất tấc vàng” là câu nói do cha ông ta qua bao nhiêu đời đúc rút
kinh nghiệm để lại cho con cháu. Hiện nay, trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, câu nói này càng nói lên được vai trò quan trọng của
đất đai. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân
cư, xây dựng các công trình kinh tế, an ninh, quốc phòng. Đồng thời đất đai là
nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố định trong không gian.
Trong thời kì phát triển kinh tế - xã hội và dân số tăng nhanh đã và
đang gây sức ép lên nguồn tài nguyên đất của quốc gia. Vì vậy, đất đai cần
được sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả, tiết kiệm và bền vững. Từ đó thấy
được vai trò của công tác quản lý nhà nước về đất đai rất quan trọng.
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Duy
Phiên, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh phúc giúp chúng ta có cái nhìn chi tiết về
tình hình quản lý, sử dụng đất cơ cấu đất đai của từng loại đất từ đó đề xuất
những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, sử dụng
tốt nguồn đất hiện có, phát triển nền kinh tế một cách hiệu quả và bền vững.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự nhất trí của Ban Chủ nhiệm
Khoa Tài nguyên và Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thế Hùng, em tiến hành
thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Duy
Phiên, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2015”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Duy Phiên-


2

huyện Tam Dương- tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013- 2015 và đưa ra các giải
pháp quản lý có hiệu quả.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã
Duy Phiên.
- Tìm ra các nguyên nhân cản trở và khó khăn trong công tác quản lý
đất đai.
- Đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả cho công
tác quản lý nhà nước về đất đai của xã ngày càng tốt hơn.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Củng cố kiến thức được học trong nhà trường
- Củng cố kiến thức thực tế cho sinh viên
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập, xử lý thông tin
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài thành công sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai tại
địa phương có hiệu quả hơn.
- Giảm tối thiểu việc tranh chấp đất đai của các tổ chức, cá nhân tại địa
phương
- Đưa ra các giải pháp có hiệu quả về công tác quản lý đất đai tại khu
vực nghiên cứu.



3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Các văn bản pháp lý có liên quan đến công tác quản lý Nhà nƣớc về
đất đai
- Luật Đất đai năm 1987;
- Hiến pháp năm 1992;
- Luật Đất đai năm 1993;
- Luật Đất đai năm 2003;
- Luật Đất đai năm 2013
- Bộ luật Dân sự năm 2005;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính
phủ về hướng dẫn thi hành luật đất đai năm 2003;
- Thông tư số 01/2005/TT- BTNMT ngày 13 tháng 04 năm 2005 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về hướng dẫn
thi hành luật đất đai năm 2003;
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính
phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ
Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng
12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất;
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính
phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;


4


- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính
phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ
tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 08/2007/TT- BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai
và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường qui định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định
quy hoạch kế hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Có hiệu lực từ
05/07/2014);
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều
của luật đất đai (Có hiệu lực từ 01/07/2014);
- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất (Có
hiệu lực từ 01/07/2014);
- Nghị định số 46/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt
nước (Có hiệu lực từ 01/07/2014);
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi nhà nước thu hồi đất (Có hiệu lực từ 01/07/2014);
- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất (Có hiệu lực từ
01/07/2014).
Như vậy thông qua hiến pháp, pháp luật và hệ thống các văn bản dưới
luật, nhà nước ta đã thiết lập một cơ chế quản lý đất đai từ Trung ương đến



5

địa phương để đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và
bền vững.
2.1.2. Các quy định có liên quan đến công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai
2.1.2.1. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
-. Một số quy định chung về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai là chứng thư pháp lý xác nhận
mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước với người sử dụng đất và xác định
quyền sử dụng đất đai hợp pháp của người sử dụng. Đây là một trong những
quyền quan trọng được người sử dụng đất đặc biệt quan tâm. Thông qua giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất Nhà nước xác lập mối quan hệ pháp lý giữa
Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu đất đai với các tổ chức, hộ gia đình và cá
nhân được Nhà nước giao đất cho sử dụng.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường
phát hành theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất.
Trường hợp có tài sản gắn liền với đất thì tài sản đó được ghi nhận trên giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất; chủ sở hữu tài sản phải đăng ký quyền sở hữu
tài sản theo quy định của pháp luật về đăng ký quyền sở hữu tài sản theo quy
định của pháp luật về đăng ký bất động sản (Điều 97 Luật Đất đai, 2013) [6].
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo từng thửa đất.
Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng thì giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.
Trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cùng sử dụng thì
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho từng cá nhân, từng hộ gia
đình, từng tổ chức đồng quyền sử dụng. Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài
sản chung của vợ và chồng thì phải ghi đầy đủ họ tên vợ và họ tên chồng trên
giấy chứng nhận. Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cộng



6

đồng dân cư thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho cộng đồng
dân cư và trao cho người đại diện hợp pháp của cộng đồng dân cư đó. Trường
hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cơ sở tôn giáo thì giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất được cấp cho cơ sở tôn giáo và trao cho người có
trách nhiệm cao nhất của cơ sở tôn giáo đó. Chính phủ quy định cụ thể việc
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với nhà chung cư, nhà tập thể
(Điều 98 Luật Đất đai 2013) [6].
* Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:
- Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy
định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;
- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có
hiệu lực thi hành;
- Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận
tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người
nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất
để thu hồi nợ.
- Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh
chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi
hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu
nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
- Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
- Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
- Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;



7

- Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở;
người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
- Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc
các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp
nhất quyền sử dụng đất hiện có;
- Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị
mất.(Điều 99 Luật Đất đai 2013) [6].
- Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định tại Nghị
định 43/2014/NĐ-CP và thông tư số 24/2014/TT-BTNMT như sau:
- Cơ quan tiếp nhận và trả giấy chứng nhận: Văn phòng đăng ký quyền
sử dụng đất cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân xã.
* Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu);
b) Bản photocopy sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân. Đối với
người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có bản sao giấy tờ chứng minh
thuộc đối tượng và đủ điều kiện được sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở tại Việt
Nam theo quy định tại Điều 66, 67 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP;
c) Bản sao chứng thực giấy tờ về quyền sử dụng đất (nếu có);
d) Bản sao chứng thực giấy tờ về tài sản gắn liền với đất theo quy định
tại Quy định này (nếu có tài sản và có yêu cầu chứng nhận quyền sở hữu);
đ) Sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ quy
định tại điểm d khoản này đã có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng);
e) Văn bản ủy quyền nộp hồ sơ hoặc nhận Giấy chứng nhận (nếu có);
f) Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính
về đất đai theo quy định của pháp luật (nếu có);

g) Tờ khai nộp lệ phí trước bạ nhà, đất (theo mẫu);


8

h) Đơn đề nghị được ghi nợ tiền sử dụng đất, ghi nợ lệ phí trước bạ (đối
với trường hợp chưa có khả năng tài chính để nộp tiền sử dụng đất, lệ phí
trước bạ).
Thời hạn nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Không quá năm
mươi (50) ngày làm việc.
* Trường hợp người đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp hồ sơ tại Ủy
ban nhân dân xã, thị trấn thì Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm
thực hiện các công việc sau đây:
a) Kiểm tra, xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận về tình trạng
tranh chấp quyền sử dụng đất; trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng
đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì kiểm tra, xác
nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất,
sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được xét duyệt.
Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công
việc tại điểm này, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn phải thông báo cho Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện trích đo địa chính thửa đất;
b) Công bố công khai kết quả kiểm tra tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã,
thị trấn trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội
dung công khai;
c) Gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nơi
có đất để thực hiện các công việc quy định tại các điểm b, c và d khoản 3
Điều này.
* Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện có trách nhiệm thực
hiện các nội dung công việc sau:
a) Gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công

khai kết quả theo yêu cầu quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều này đối với
trường hợp nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện;


9

b) Kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác
nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được chứng nhận về quyền sử dụng
đất vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
c) Chuẩn bị hồ sơ kèm theo trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa
chính thửa đất (đối với nơi chưa có bản đồ địa chính) để Phòng Tài nguyên và
Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp ký Giấy chứng nhận và ký hợp
đồng thuê đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất;
d) Trao Giấy chứng nhận cho người được cấp giấy, trường hợp nộp hồ
sơ tại xã, thị trấn thì gửi Giấy chứng nhận cho Ủy ban nhân dân xã, thị trấn để
trao cho người được cấp giấy.
* Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn
giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại
giao. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi
trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở
gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
3. Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình

xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản
gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì


10

do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ.
(Điều 105 Luật Đất đai 2013) [6].
2.1.2.2. Công tác thu hồi đất
Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền
sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật Đất đai 2013.
- Các trường hợp thu hồi đất
Theo Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp
sau đây:
- Nhà nước sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc
gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế;
- Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được
Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc
từ ngân sách nhà nước hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm bị giải
thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;
- Sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất không có hiệu quả;
- Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
- Đất được giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
- Đất bị lấn, chiếm trong các trường hợp sau đây:
+ Đất chưa sử dụng bị lấn, chiếm;
+ Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật
này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
- Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;

- Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;
- Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước;
- Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn
khi hết thời hạn;


11

- Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn mười hai
tháng liền; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn mười
tám tháng liền; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn hai mươi
bốn tháng liền;
- Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà
không được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền hoặc tiến độ sử dụng
đất chậm hơn hai mươi bốn tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ
khi nhận bàn giao đất trên thực địa mà không được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định giao đất, cho thuê đất đó cho phép.
- Thu hồi và quản lý quỹ đất thu hồi
Việc quản lý quỹ đất đã thu hồi là vấn đề quan trọng, đặc biệt với các
trường hợp Nhà nước thu hồi mà chưa giao nga cho người sử dụng.
- Nhà nước quyết định thu hồi và giao đất cho tổ chức phát triển quỹ
đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập để
thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng và trực tiếp quản
lý quỹ đất đã thu hồi đối với trường hợp sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất được công bố mà chưa co dự án đầu tư.
- Nhà nước thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng và giao đất
cho nhà đầu tư để thực hiện dự án đối với các trường hợp đã có dự án đầu tư
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
- Cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất thực hiện các việc thu hồi đất đối
với các trường hợp quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều

38 Luật Đất đai 2013 thì đất đã thu hồi thuộc khu vực nông thôn được giao
cho Ủy ban nhân dân xã quản lý, thuộc khu đô thị và khu vực đã được quy
hoạch để phát triển đô thị được giao cho tổ chức phát triển quỹ đất quản lý
(Điều 66, Luật Đất đai 2013) [6].


12

- Bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi
Gắn liền với công tác thu hồi đất là việc bồi thường, tái định cư cho
người có đất bị thu hồi. Bên cạnh việc bồi thường, còn nhiều hình thức hỗ trợ
của Nhà nước đối với người bị thu hồi đất.
* Điều kiện được bồi thường: Theo Luật Đất đai 2003 Nhà nước thu hồi
đất của người sử dụng mà người bị thu hồi đất có giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo
quy định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013 thì người bị thu hồi đất được bồi thường,
trừ các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều
38 và các điểm b, c, d, đ và g khoản 1 Điều 66 Luật Đất đai 2013.
* Nguyên tắc bồi thường, tái định cư:
- Người bị thu hồi đất loại nào thì được bồi thường bằng việc giao đất
mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi
thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập và thực
hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất
ở cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở. Khu tái định cư được
quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cũng một địa bàn và phải có điều kiện
phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
Trường hợp không có khu tái định cư thì người bị thu hồi đất được bồi
thường bằng tiền và được ưu tiên mua hoặc thuê nhà ở thuộc sở hữu của Nhà
nước đối với khu vực đô thị, bồi thường bằng đất ở đối với khu vực nông

thôn, trường hợp giá trị quyền sử dụng đất ở bị thu hồi lớn hơn đất ở được bồi
thường thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền đối với phần chênh
lệch đó.
- Trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất mà
không có đất để bồi thường cho việc tiếp tục sản xuất thì ngoài việc được bồi


13

thường bằng tiền, người bị thu hồi đất còn được Nhà nước hồ trợ để ổn định
đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề, bố trí việc làm mới.
- Trường hợp người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường khi thu hồi
đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp
luật thì phải trừ đi giá nghĩa vụ tài chính trong giá được bồi thường, hỗ trợ.
- Chính phủ quy định việc bồi thường, tái định cư cho người có đất bị
thu hồi và việc hỗ trợ để thực hiện thu hồi đất.
2.1.2.3. Công tác giải quyết tranh chấp đất đai
Theo Khoản 24, Điều 3, Luật Đất đai 2013 thì “tranh chấp đất đai là
tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên
trong quan hệ đất đai”.
Giải quyết tranh chấp đất đai cần đảm bảo các nguyên tắc đất đai thuộc
sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý,
kiên quyết bảo vệ những thành quả cách mạng về ruộng đất, đồng thời sửa lại
theo đúng pháp luật những trường hợp xử lý không đúng.
- Hòa giải tranh chấp đất đai
- Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc
giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
- Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi
đơn đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trân, các tổ chức xã
hội khác để hòa giải tranh chấp đất đai.
Thời hạn hòa giải là ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày Ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn nhận được đơn.
Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lạp thành biên bản có chữ
ký của các bên tranh chấp và xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị


14

trấn nơi có đất. Trường hợp kết quả hòa giải khác với hiện trạng sử dụng đất
thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hòa giải đến cơ quan
nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai.
- Thẩm quyền giải quyết
Theo quy định tại khoản 1 điều 203 Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp
đất đai mà đương sự có giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ
quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với
đất thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Theo quy định tại khoản 2
Điều 203: Tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc
không có một trong các loại giấy tờ quy định tài Điều 100 của Luật Đất đai
2013 thì đương sự chỉ được chọn yêu cầu UBND cấp có thẩm quyền hoặc
khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
So với quy định tại Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 (về thẩm quyền
giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án), thì thẩm quyền giải quyết tranh
chấp đất đai của Tòa án được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 203 Luật
Đất đai 2013 được mở rộng hơn nhiều. Đối với các tranh chấp mà đương sự
không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định
tài Điều 100 của Luật Đất đai 2013, ngoài cơ quan quản lý hành chính, người
dân còn có quyền lựa chọn Tòa án là cơ quan giải quyết tranh chấp. Quy định
nào sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong giải quyết tranh chấp, giảm

áp lực cho cơ quan hành chính nhà nước và góp phần hạn chế tình trạng khiếu
nại, tố cáo kéo dài trong lĩnh vực quản lý đất đai.
Cụ thể, Khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định: Trường hợp
đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền thì
việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
- Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với


×