Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Các nhân tố tác động đến thu nhập hộ gia đình trường hợp hộ đồng bào dân tộc khmer trên địa bàn tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.11 KB, 45 trang )

BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

HUỲNH CÔNG THIỆU

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP HỘ GIA
ĐÌNH: TRƯỜNG HỢP HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
KHMER TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN THẠC SĨKINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh -2016


BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

HUỲNH CÔNG THIỆU

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP HỘ GIA ĐÌNH: TRƯỜNG HỢP
HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

Chuyên ngành: Tài chính –Ngân hang
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS. BÙI THỊ MAI HOÀI

Tp. Hồ Chí Minh -2016


LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu nào khác.
Ngày 09tháng 8năm 2016
Tác giả
Huỳnh Công Thiệu


MỤC LỤCTRANG
PHỤBÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤCDANH MỤC CÁC TỪVIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Chương 1. GIỚI THIỆU..........................................................................................1
1.1.SỰCẦNTHIẾTCỦAVẤNĐỀNGHIÊNCỨU................................................1
1.2.MỤCTIÊUVÀCÂUHỎINGHIÊNCỨU.........................................................2
1.3.ĐỐITƯỢNGVÀPHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU...........................................3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................3
1.3.2. Phạm vi thu thập dữliệu.......................................................................3
1.3.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................3
1.4. BỐCỤC CỦA LUẬN VĂN................................................................................4
Chương 2.CƠ SỞLÝ THUYẾT............................................................................5
2.1. CƠ SỞLÝ THUYẾT...........................................................................................5
2.1.1. Các khái niệm trong tiếp cận nghiên cứu..............................................5
2.1.2. Đặc trưng kinh tếhộdân tộc Khmer.....................................................9
2.2. CÁC NHÂN TỐẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP HỘGIA ĐÌNH...............13
2.2.1. Các nhân tốliên quan đến đặc điểm chủhộ........................................13
2.2.2.Các nhân tốliên quan đến đặc điểm của hộ.........................................14
2.3. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀTÀI.....................................16

2.3.1. Các nghiên cứu ngoài nước.................................................................16
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước.................................................................18


2.4. KINH NGHIỆM TRONG VIỆC HỖTRỢNÂNG CAO THU NHẬP CHO
HỘĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐCỦA VIỆT
NAM..........................................20
2.5. TÓM TẮT CHƯƠNG
2.....................................................................................22
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................23
3.1. MÔ HÌNH NGHIÊN
CỨU................................................................................23
3.1.1. Khung nghiên cứu...............................................................................23
3.1.2. Mô hình phân tích...............................................................................24
3.2. DỮLIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU..............................................24
3.2.1. Mô tảvà định nghĩa các biến trong mô hình.......................................24
3.2.2. Dữliệu thứcấp...................................................................................27
3.2.3. Dữliệu sơ cấp.....................................................................................28
3.2.4. Phương pháp phân tích dữliệu...........................................................29
3.3. TÓM TẮT CHƯƠNG
3.....................................................................................31
Chương 4. KẾT QUẢNGHIÊN CỨU.................................................................32
4.1. TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC KHMER
TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2011 –
2015........................................................................32
4.1.1. Đặc điểm tựnhiên và kinh tếxã hội tỉnh Cà Mau...............................32
4.1.2. Thu nhập của người dân tộc Khmer tỉnh Cà Mau................................34
4.1.3. Thực trạng chính sách, chương trình hỗtrợđối với đồng bào DTTS tại
tỉnh Cà Mau..................................................................................................34

4.1.4. Tháchthức trong công tác giảm nghèo đối với người dân tộc Khmer.38
4.2. ĐẶC ĐIỂM MẪU PHỎNG
VẤN.....................................................................39


4.2.1.Theo địa bàn phỏng vấn......................................................................39
4.2.2.Theo đối tượng phỏng vấn..................................................................39
4.2.3. Đặc điểm kinh tế-xã hội của hộKhmer phỏng vấn............................40
4.3. CÁC NHÂN TỐTÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP HỘGIA ĐÌNH KHMER
TỈNH CÀ
MAU........................................................................................................42
4.3.1. Thống kê mô tảcác biến trong mô hình hồi quy.................................42
4.3.2. Phân tích hồi quy các nhân tốtác động đến thu nhập hộKhmer..........44
4.3.3. Thảo luận kết quảhồi quy...................................................................45
4.4. TÓM TẮT CHƯƠNG
4.....................................................................................47
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ...........................................49
5.1. KẾT
LUẬN........................................................................................................49
5.2. KHUYẾN NGHỊCHÍNH SÁCH......................................................................49
5.2.1. Tăng cường nguồn vốn tín dụng chính thức đến hộdân tộc Khmer.....49
5.2.2. Phát triển các ngành kinh tếphi nông nghiệp trong hộdân tộc Khmer51
5.2.3. Mởrộng chính sách hỗtrợcủa nhà nước đến các hộdân tộc Khmer...51
5.2.4. Thực hiện tốt chính sách dân sốđối với hộdân tộc Khmer.................52
5.2.5. Đào tạo nghềkết hợp với giải quyết việc làm nhằm làm tăng sốlượng
nguồn thu nhập.............................................................................................52
5.2.6. Nâng cao trình độdân trí của hộdân tộc Khmer.................................53
5.3. HẠN CHẾCỦA ĐỀTÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO.............54
TÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤLỤC
Phụlục 1: PHIẾU PHỎNG VẤN HỘGIA ĐÌNH

Phụlục 2: KẾT QUẢPHÂN TÍCH SỐLIỆU PHỎNG VẤN 2016


Chương 1.GIỚI THIỆU
1.1.

SỰCẦNTHIẾTCỦAVẤNĐỀNGHIÊNCỨU

Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, là vùng đất trẻ, có điều kiện tự nhiên đa
dạng, được thiên nhiên ưu đãi.Cà Mau là điểm đến lập nghiệp của các dân tộc khắp
cả nước, nhất là sau ngày đất nước thống nhất. Đến nay, Cà Mau đã có 13 dân tộc,
trong đó có 12 dân tộc thiểu số với 11.994 hộ; đông nhất là đồng bào dân tộc
Khmer với 7.801 hộ, tiếp đến là đồng bào dân tộc Hoa với 1.954 hộ, còn lại 10 dân
tộc khác với quy mô 2.239 hộ. Trong những năm qua, với việc xác định tầm quan
trọng và ý nghĩa chiến lược của công tác quản lýnhà nước về dân tộc và thực hiện
chính sách dân tộc, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội; tỉnh
Cà Mau đã tập trung nguồn lực và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ đối với
đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm tạo ra những điều kiệnphát triển bình đẳng giữa
các dân tộc, từng bước nâng cao toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của người
dân. Những chương trình, chính sách hỗ trợ thời gian qua, bước đầu đã mang lại
được một số kết quả quan trọng; góp phần làm thay đổi diện mạo bộ mặtvùng đồng
bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, củng cố được niềm tin của đồng bào đối với
Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, những kết quả thu được chưa thực sự bền vững; tỷ
lệ hộ tái nghèo và phát sinh nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số hàng năm vẫn
cònkhá cao, trên 40%; đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc Khmer, hiện vẫn còn
một bộ phận khá lớn đang rất khó khăn, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa
dân tộc này với các dân tộc khác trong tỉnh vẫn chưa được thu hẹp và hộ đồng bào
dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh luôn chiếm phần lớn trong tổng số hộ nghèo và
cận nghèo, nhất là tại các huyện có điều kiện kinh tế -xã hội đặc biệt khó khăn của
tỉnh Cà Mau. Qua tìm hiểu, tác giả nhận thấy mặc dù đã có rất nhiều đề tài nghiên

cứu trong và ngoài nước phân tích, đánh giá về các nhân tố tác động đến thu nhập
hộ gia đình, nhất là hộ gia đình khu vực nông thôn. Tuy nhiên, những nghiên cứu
về nội dung trên đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số thì tương đối hạn chế; đặc
biệt là nghiên
cứu về các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ đồng bào dân tộc Khmer thì rất ít
và chưa có nghiên cứu nào xem xét cho trường hợp của tỉnh Cà Mau. Liên quan
gần nhất với đề tài tác giả đang nghiên cứu hiện có nghiên cứu của Nguyễn Quốc
Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011), thông qua số liệuđiều tra trực tiếp từ 150 hộ Khmer
ở Trà Vinh, 90 hộ Chăm ở An Giangvà áp dụng mô hình phân tích hồi quy tuyến
tính đã chỉ ra các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ dân tộc thiểu số ở Đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là: trình độ học vấn của chủ hộ, trình độ học vấn
của lao động trong hộ, số nhân khẩu trong hộ, số hoạt động tạo thu nhập của hộ, độ


tuổi của lao động trong hộ và các yếu tố tiếp cận với các chính sách hỗ trợ. Trong
đó, yếu tố số nhân khẩu và độ tuổi của lao động trong hộ tỷ lệ nghịch với thunhập
bình quân/người của hộ dân tộc, yếu tố số hoạt động tạo ra thu nhập của hộ có tác
động mạnh nhất đến thu nhập bình quân/người của dân tộc thiểu số ở ĐBSCL.
Mặc dù vậy, nghiên cứu này không xem xét riêng đối với hộ đồng bào dân tộc
thiểu số là người Khmer mà xem xét đồng thời đối với cả người Chăm và người
Khmer. Nghiên cứu chủ yếu tập trung đánh giá sâu về các nguồn lực sẵn có của
đồng bào dân tộc thiểu số, vẫn còn hạn chế trong việc xem xét tác động của các
nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập.Để có cơ sở khoa học, đưa ra các khuyến nghị hữu
ích giúp các cơ quan, ban ngành của tỉnh Cà Mau trong công tác quản lý nhà nước
về dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn; nhất là các bằng chứng
thực nghiệm làm cơ sở gợi ý một số chính sách nhằm nâng cao thu nhập hộ đồng
bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong thời gian tới, tác giả đã chọn đề
tài “Các nhân tố tác động đến thu nhập hộ gia đình: Trường hợp hộ đồng bào dân
tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau” để nghiên cứu.
1.2. MỤCTIÊUVÀCÂUHỎINGHIÊNCỨUĐề tài được thực hiện nhằm đạt được

các mục tiêu sau:Mục tiêu 1: Đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến thu
nhập hộ dân tộc Khmer của tỉnh Cà Mau;
Mục tiêu 2: Gợi ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập hộ dân tộc Khmer trên địa
bàn tỉnh Cà Mau.Các mục tiêu ở trên sẽ trả lời cho 2 câu hỏi nghiên cứu:Những
yếu tố nào tác động đến thu nhập của hộ dân tộc Khmer và mức độ ảnh hưởng
mạnh yếu của từng yếu tố đến thu nhập của hộ dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà
Mau?Cần có những giải pháp gì để nâng cao thu nhập cho hộ dân tộc Khmer trên
địa bàn tỉnh Cà Mau?
1.3. ĐỐITƯỢNGVÀPHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứuHộ đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn 11 xã đặc
biệt khó khăn của tỉnh Cà Mau được phê duyệt tại Quyết định số 2405/QĐ-TTg
ngày 10/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
1.3.2. Phạm vi thu thập dữliệuTỉnh Cà Mau có 11 xã đặc biệt khó khăn có số đông
đồng bào dân tộc Khmer sinh sống thuộc các huyện:Đầm Dơi, Trần Văn ThờivàU
Minh. Đề tài chọn ngẫu nhiên các ấp của 11 xã này để thu thập dữ liệu sơ cấp.Các
dữ liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được giới hạn trong khoảng thời gian từnăm
2011 đến năm 2015. Số liệu sơ cấp được thu thập trong thời gian từ tháng 02/2016
đến tháng 03/2016.


1.3.3. Phương pháp nghiên cứuLuận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định
lượng thông qua việc lập mô hình hồi quy đa biến bình phương bé nhất (OLS) để
xem xét, đo lường các nhân tố tác động đến thu nhập. Mô hình hồi quy bao gồm:
biến phụ thuộc là thu nhập của hộ đồng bào dân tộc Khmer và các biến độc lập
được xác định trên cơ sở chọn lựa các biến có ý nghĩa (kinh tế và thống kê) được
phát hiện từ cơ sở lý thuyết và từ các nghiên cứu liên quan trước đây.
1.4. BỐCỤC CỦA LUẬN VĂNLuận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách


Chương 2.CƠ SỞLÝ THUYẾT2.1. CƠ SỞLÝ THUYẾT2.1.1. Các khái niệm
trong tiếp cận nghiên cứu2.1.1.1. HộĐã có rất nhiều quan niệm của các nhà
khoa học về hộ. Theo Hoàng Phê (1992) thì “Hộ là tất cảnhững người sống
cùng chung trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm những người cùng chung
huyết tộc và những người làm công”. Theo Liên hợp quốc (1993) “Hộ là những
người cùng sống chung một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân
quỹ”.Tại Hội thảo quốc tế lần thứ 2 về quản lý nông trại tại Hà Lan (năm 1980) các
đại biểu đã nhất trí cho rằng: “Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội, có liên quan đến sản
xuất, tiêu dùng, xem như là một đơn vị kinh tế”. Hay có thể hiểu đơn giản hơn hộ
gia đình là một hoặc một nhóm người ăn chung, ở chung từ 6 tháng trở lên trong
12 tháng qua và có chung quỹ thu chi (Võ Thành Nhân, 2011).Ở Việt Nam, hộ là
một khái niệm đã tồn tại ngay từ thời phong kiến. Nó cũng được coi là một đơn vị
tế bào của xã hội, nhưng không phải bao giờ cũng trùng khớp với gia đình. Hiện
nay, trong các văn bản pháp luật, hộ được xem như là chủ thể trong các quan hệ
dân sự do pháp luật quy định và được định nghĩa như là một đơn vị mà các thành
viên có hộ khẩu chung, tài sản chung và hoạt động kinh tế chung.Từ các quan niệm
trên, ta có thể khái quát: Hộ là một tập hợp chủ yếu và phổ biến của những thành
viên có chung huyết thống, tuy vậy cũngcó trường hợp đặc biệt không cùng chung
huyết thống như con nuôi, người làm công. Hộ nhất thiết phải là một đơn vị kinh
tế, có nguồn lao động chung, có vốn và chương trình, kế hoạch sản xuất, kinh
doanh chung, có ngân quỹ chung,...Phân loại hộ gia đình dựa vào tình trạng việc
làm của các thành viên trong hộ:Hộ không làm việc: là hộ không có thành viên
trong gia đình làm công ăn lương và không có bất kỳ hoạt động sản xuất kinh
doanh nào.
6Hộ làm công: là hộ có các thành viên trong gia đình làm công ăn lương và hộ
không có bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào.Hộ thuần nông: là hộ có các

thành viên trong gia đình đều làm việc trong khu vực nông nghiệp.Hộ sản xuất
kinh doanh: là những hộ gia đình mà việc làm của những thành viên trong hộ đều
thuộc khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ.Hộ nông nghiệp –làm công: là
những hộ gia đình mà việc làm của các thành viên trong hộ vừa thuộc khu vực
nông nghiệp, vừa làm công ăn lương.Hộ nông nghiệp –sản xuất kinh doanh: là
những hộ có các thành viên trong gia đình làm việc trong khu vực nông nghiệp,
hoặc công nghiệp, hoặc dịch vụ, hoặc cả 3 khu vực.Hộ sản xuất kinh doanh –làm
công: là những hộ gia đình mà việc làm của các thành viên trong hộ vừa thuộc khu
vực công nghiệp, dịch vụ; vừa làm công ăn lương.Hộ nông nghiệp –sản xuất kinh
doanh –làm công: là hộ mà việc làm của các thành viên trong hộ thuộc khu vực
nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và kể cả làm công ăn lương.Hộ có những đặc


điểm thay đổi theo thời gian. Khi xã hội còn ở một trình độ phát triển thấp, với
kinh tế tự cấp tự túc là nhân tố cơ bản cấu thành nên hộ. Song, khi xã hội phát triển
cao hơn, thì các thành viên của hộ có thể không còn làm chung và ăn chung nữa.
Họ có thể cùng sống chung, nhưng làm việc ở những nơi khác nhau, và có thể chỉ
đóng góp một phần thu nhập vào một số hoạt động chung của hộ.2.1.1.2. Kinh
tếnông hộKinh tế nông hộ là một hình thức cơ bản và tự chủ trong nông nghiệp.
Nó được hình thành và phát triển một cách khách quan, lâu dài dựa trên sự tư hữu
các yếu tố sản xuất. Đây là loại hình sản xuất có hiệu quả về kinh tế -xã hội, phù
hợp với sảnxuất nông nghiệp, thích ứng, tồn tại và phát triển trong mọi chế độ kinh
tế xã hội. Kinh tế nông hộ phát triển tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất
lượng,
7giá trị ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân, cải
thiện đời sống mọi mặt ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuất
khẩu, đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ.Đặc trưng
bao trùm của kinh tế nông hộ là các thành viên trong hộ làm việc một cách tự chủ,
tự nguyện vì lợi ích kinh tế của bản thân gia đình mình. Mặt khác, kinh tế nông hộ
là nền sản xuất nhỏ mang tính tự cung, tự túc hoặc có sản xuất hàng hóa với năng

suất lao động thấp nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất nông
nghiệp ở các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng. Tính tự chủ
trong kinh tế nông hộ được thể hiện ở những đặc điểm sau: (1) Làm chủ quá trình
sản xuất và tái sản xuất trong nông nghiệp; (2) Sắp xếp, điều hành, phân công lao
động trong quá trình sản xuất; (3) Quyết định phân phối sản phẩm làm ra sau khi
đóng thuế cho Nhà nước, được chọn quyền sử dụng phần còn lại. Nếu có sản phẩm
dư thừa, hộ nông dân có thể đưa ra thị trường tiêu thụ.2.1.1.3. Dân tộc thiểu sốDân
tộc thiểu số là thuật ngữ có nhiều định nghĩa khác nhau, tùy theo khái niệm của
từng bộ môn nghiên cứu hay quan điểm của mỗi quốc gia.Đứng trên phương diện
nhân chủng học, các nhà nghiên cứu cho rằng dân tộc thiểu số chia làm 2 thành
phần: (1) Dân tộc thiểu số có nguồn gốc lịch sử là tập thể tộc người đã có mặt trên
vùng lãnh thổ từ lâu đời mà người ta thường gọi là dân tộc bản địa; (2) Dân tộc
thiểu số di cư là những người nước ngoài sang định cư tại một quốc gia có chủ
quyền.Hội đồng Liên Hiệp quốc (1992) đưa ra khái niệm“Dân tộc thiểu số là thuật
ngữ ám chỉ cho một nhóm người từ một quốc gia khác đến cư trú trên lãnh thổ của
một quốc gia có chủ quyền mà họ là công dân của quốc gia này”.Theo Nghị định
số 05/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc, là văn bản có
giá trị pháp lý cao nhất về dân tộc tính đếnthời điểm hiện tại, đã đưa ra khái niệm
về dân tộc thiểu số và các khái niệm khác có liên quan như sau:“Dân tộc thiểu số”


là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. “Dân tộc thiểu số rất ít
8người” là dân tộc có số dân dưới 10.000 người.“Dân tộc đa số” là dân tộc có số
dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia. “Vùng
dân tộc thiểu số” là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định
thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.“Công
tác dân tộc” là những hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc nhằm tác
động và tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số cùng phát triển, đảm bảo sự
tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.2.1.1.4. Thu nhậpcủa

hộnông dânTheo Samuelson và Nordhause (1997), thu nhập là số tiền thu được hay
tiền mặt mà mộ người hay hộ gia đình kiếm được trong một khoảng thời gian nhất
định (thường là một năm). Theo Singh và Strauss (1986) cho rằng thu nhập của hộ
gia đình gồm thu nhập chính từ nông nghiệp và thu nhập từ phi nông nghiệp.Theo
Tổng cục Thống kê (2010) định nghĩa: Thu nhập của hộ gia đình là toàn bộ số tiền
và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ chi phí sản xuất mà hộ gia đình và
các thành viên trong hộ nhận được trong một thời gian nhất định, thường là một
năm. Thu nhập bao gồm: (1) thu nhập từ tiền công, tiền lương; (2) thu nhập từ sản
xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (sau khi đã trừ chiphí và thuế sản xuất); (3) thu
nhập từ ngành nghề phi nông, lâm, thủy sản (sau khi đã trừ chi phí sản xuất và thuế
sản xuất); (4) thu khác được tính vào thu nhập như cho biếu, mừng, lãi tiết
kiệm,...Cần lưu ý giữa các khoảnthu tính vào thu nhập và các khoản thu không tính
vào thu nhập. Các khoản không tính vào thu nhập gồm rút tiền tiết kiệm, thu nợ,
bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên
doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh,...Như vậy, thu nhập của hộ nông dân
còn được chia theo 3 loại sau: (1) Thu nhập nông nghiệp, là thu nhập từ các hoạt
động sản xuất trong nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản:
(2) Thu nhập phi nông nghiệp, là thu nhập được tạo ra từ các hoạt động ngành nghề
công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp,
9bao gồm các ngành nghề chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, gia công
cơ khí....Ngoài ra, thu nhập phi nông nghiệp còn được tạo ra từ các hoạt động
thương mại dịch vụ như buôn bán, thu gom; (3) Thu nhập khác, là các nguồn thu từ
các hoạt động làm thêm, làm thuê, làm công ăn lương; từ các nguồn trợ cấp xã hội
hoặc các nguồn thu bất thường khác.2.1.2. Đặc trưng kinh tếhộdân tộc KhmerDo
phong tục tập quán, kinh tế hộ dân tộc Khmer ở Cà Mau nói riêng và hộ dân tộc
Khmer các tỉnh ĐBSCL nói chung và có những đặc trưng cơ bản sau:2.1.2.1.
Vềtrình độsản xuấtNgười Khmer vốn có lịch sử hình thành, kỹ thuật sản xuất,


phong tục tập quán, bản sắc văn hoá riêng. Hầu hết họ đều sử dụng tiếng Việt như

là ngôn ngữ thứ hai. Đa phần chủ hộ cũng như các thành viên lớn tuổi thường
không biết tiếng Việt, họ giao tiếp với nhau bằng tiếng dân tộc. Đây cũng là khó
khăn của họ khi hoà nhập vào cuộc sống cũng như phát triển kinh tế gia đình.Mỗi
hộ trung bình có từ 4 đến 5 thành viên, trong đó có từ 2 đến 3 lao động. Người
Khmer vốn rất cần cù, chịu đựng tốt gian khó, nhưng trình độ mọi mặt còn thấp.
Đặc điểm của đồng bào Khmer ở ĐBSCL là trên 90% dân số sống ở nông thôn, cư
trú thành những cụm dân cư gọi là phum, sóc tương đối biệt lập với cộng đồng các
dân tộc khác, cũng có một bộ phận đồng bào sống xen kẽ với người Kinh, còn một
số hộ sinh sống rải rác ở vùng sâu, vùng xa và ở ven các kênh rạch(Tổng cục thống
kê, 2010).Do ảnh hưởng sâu sắc bởi Phật giáo Tiểu thừa, nên trong triết lý sống
của người Khmer thường thiên về các giá trị tinh thần hơn vật chất. Đa phần người
dân Khmer thích một cuộc sống an lành, không đua chen để làm giàu. Họ thích
thảnh thơi, an nhàn hơn so với các dân tộc khác. Công việc làm ăn đều trông chờ ở
số phận. Họ tin rằng có phận, có phước mới làm giàu được, vì thế họ ít chịu tìm
hiểu làm thế nào để nâng cao năng suất, thu hoạch có kết quả nhiều như người
Kinh, người Hoa. Hầu hết họ thiên về đời sống tinh thần hơn vật chất, họ tinở kiếp
sau,
10kiếp này chỉ là sống tạm(Liêu Ngọc Ân, 2013).Người Khmer sẵn sàng đóng góp
tiền của, công sức để xây dựng những ngôi chùa khang trang, lộng lẫy, trong khi họ
chấp nhận cuộc sống nghèo túng trong những căn nhà lụp xụp. Họ cũng sẵn sàng
vay nợđể tổ chức các lễ hội truyền thống, ma chay, tiệc cưới long trọng, hoặc đóng
tiền để con em họ được vào chùa tu v.v.. Chính triết lý sống như vậy đã ảnh hưởng
không nhỏ đến sản xuất và đời sống của người Khmer(Trang Thiếu Hùng,
2014).2.1.2.2. Kinh tếhộKhmer mang nặng tính tựcung, tựcấpHộ Khmer tồn tại lâu
đời với phương thức canh tác truyền thống trên những vùng đất bị chia cắt, ruộng
đất manh mún. Phần lớn sản xuất của họ phụ thuộc vào thiên nhiên. Những năm
mưa thuận, gió hoà thì được mùa, những năm thời tiết không thuận lợi thì đời sống
bà con gặp nhiều khó khăn.Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của
Đảng,Nhà nước;kinh tế hộ dân tộc Khmer có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều hộ
đã chủ động học tập, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trồng

trọt, chăn nuôi và phát triển các ngành nghề truyền thống như chăn nuôi, đan lát,
gốm...do đó, kinh tế hộ phát triển đáng kể. Tuy nhiên, do điều kiện sản xuất kinh
doanh gặp khó khăn, tập quán canh tác lạc hậu, trình độ hạn chế, cộng với “sức ỳ”
của tư tưởng trông chờ, ỷ lại, nên hoạt động sản xuất kinh doanh của một bộ phận
người dân tộc Khmer còn mang tính tự phát. Họ sản xuất ra trước hết là để thỏa
mãn nhu cầu bản thân, còn lại mới đem bán để mua về các sản phẩm khác. Mặc dù


sản xuất hàng hóavùng đồng bào dân tộcKhmer đã có bước phát triển, nhưng vẫn
còn một bộ phận bà con chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất khép kín tự cung, tự
cấp (Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau, 2015).2.1.2.3. Cơ cấu kinh tếhộvới nông nghiệp là
nền tảngSản xuất nông nghiệp chiếm mộtđịa vị quan trọng trong đời sống kinh tế
và có ảnh hưởng to lớn trong các mặt sinh hoạt văn hoá, xã hội, tôn giáo...của
người Khmer. Nghề nghiệp chính của hộ dân tộc Khmer là trồng lúa khoảng 54%,
trồng
11trọt hoa màu chiếm 9%, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản khoảng 18%,
buôn bán 3% và một bộ phận đồng bào đi làm thuê, làm mướn, chiếm khoảng 16%
dân số dân tộc Khmer (Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau, 2015).Trong sản xuất nông
nghiệp, người Khmer có truyền thống sản xuất và kỹ thuật canh tác khá phong phú.
Đóchính là kết quả của người nông dân Khmer trong quá trình chinh phục thiên
nhiên vùng ĐBSCL và sự giao lưu văn hoá với các dân tộc anh em cùng định cư
trong vùng. Tuy nhiên, sản xuất còn mang tính độc canh cây lúa, chưa sử dụng hết
tiềm năng đất đai và nguồn lao động dồi dào ở vùng nông thôn.Ngoài sản xuất
nông nghiệp, người Khmer còn có một số hoạt động kinh tế khác. Tuỳ từng vùng,
từng thời điểm nhất định mà các hoạt động như tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ được
người nông dân Khmer tranh thủ làm thêm, vừa tận dụng thời gian nhàn rỗi, vừa
tăng thu nhập.Sản xuất tiểu thủ công nghiệp của người Khmer chủ yếu là cung cấp
những vật dụng trong sinh hoạt gia đình. Nghề thủ công được người Khmer thực
hiện trong những lúc rảnh rỗi công việc đồng áng và gắn với những sinh hoạt gia
đình. Một số sản phẩm thủ công cổ truyền được tiêu thụ trên thị trường như chiếu,

đan mây tre.Trong lĩnh vực thương nghiệp, số lượng người Khmer sống bằng nghề
buôn bán rất ít. Trong lĩnh vực này, người Khmer chủ yếu là buôn bán nhỏ với các
cửa hiệu tạp hoá, dịch vụ ăn uống, v.v.. vừa ít vốn lại ít hàng. Một số vừa bán hàng
vừa sản xuất nông nghiệp hoặc làm dịch vụ nhỏ như sửa xe, làm nhân công các
xưởng sửa chữa, nhân công xí nghiệp, nhà máy.Như vậy, đặc trưng nổi bật nhất của
kinh tế hộKhmer là kinh tế nông nghiệp đóng vai trò nền tảng, chi phối. Các hoạt
động khác tuy có bước phát triển, nhưng còn mang tính chất nhỏ lẻ, chưa phổ biến
và hiệu quả chưa cao.2.1.2.4. Quy mô sản xuất nhỏDiện tích đất sản xuất vùng
đồng bào Khmer bình quân là 0,3ha/người. Trong đó, số hộ không đất và thiếu đất
sản xuất ngày càng gia tăng. Ngoài ra, hộ Khmer có tập quán truyền thống là đất
nông nghiệp mang tính sở hữu chung của nhiều hộ
12trong cùng dòng họ, không có sự phân chia rõ ràng; cùng 1 mảnh đất nhưng
nhiều hộ canh tác, mỗi hộ được giao cho làm 1 vụ hoặc 1 năm, sau đó chuyển sang
hộ khác; nhưng mỗi hộ đều tự nhận toàn bộ mảnh đất đó là do mình làm chủ. Do


tập quán này mà việc canh tác của mỗi hộ không liên tục, đất đai không được quan
tâm cải tạo, dễ phát sinhtranh chấp do không xác định được hộ làm chủ thậtsự (Ban
Dân tộctỉnh Cà Mau, 2015).Bên cạnh diện tích đất bình quân thấp, khả năng tích tụ
và tập trung vốn của hộ dân tộc Khmer còn nhiều hạn chế. Do vậy, hộ dân
tộcKhmerthường xuyên hoạt động trong tình trạng thiếu vốn. Mặc dù hệ thống
ngân hàng có cố gắng, nhưng mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu vốn của bà con,
còn lại họ phải đi vay của tư nhân với lãi suất cao. Hệ quả là nhiều hộ lâm vào
cảnh nợ nần chồng chất, phải cầm cố tài sản, sang bán đất đai để trả nợ.Do quy mô
sản xuất nhỏ nên khả năng đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị hạn chế. Việc đầu tư
thâm canh, tăng vụ, phát triển ngành nghề cũng gặp khó khăn. Vì vậy, năng suất,
chất lượng và hiệu quả sản xuất thấp, tích luỹ không cao, hạn chế khả năng tái sản
xuất mở rộng của hộ.2.1.2.5. Thu nhập và mức sống thấpLà những cư dân nông
nghiệp, nên thu nhập chính của người Khmer chủ yếu do hoạt động trồng trọt, chăn
nuôi mang lại. Các hộ có thu nhập từ hoạt động tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ hoặc

làm thuê chiếm tỷ trọng thấp.Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước, thu nhập của đại bộ phận bà con dân tộc đã được nâng lên đáng kể. Tuy
nhiên, so với các dân tộc khác, thu nhập của người Khmer cơ bản vẫn còn
thấp. Tỷ lệ nghèo của người Khmer luôn cao hơn so với các dân tộc khác. Hiện
tại, số hộ Khmer nghèo ở tỉnh Cà Mau còn chiếm khoảng 35,1%, trong đó nhiều hộ
có hoàn cảnh rất khó khăn.Thu nhập thấp, ý thức tiết kiệm chưa cao, do vậy đa
phần thu nhập của bà con thường chỉ để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt gia đình, ít
chú trọng đầu tư mở rộng sản xuấtkinh doanhhay cho con em ăn học. Đó cũng
chính là lý do giải thích tại sao kinh tế -xã hộivùng đồng bào dân tộccòn kém phát
triển, đời sống vật chất và
15nông nghiệp thường theo mùa vụ và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên.
Việc đa dạng hóa nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất giúp hộ gia đình nông thôn
có thể giảm thiểu rủi ro và cải thiện thu nhập. Micevska và Rahut (2007) cho rằng
các vùng nông thônngày nay đã từng bước tham gia vào các hoạt động sản xuất
kinh tế phi nông nghiệp, các hoạt động này góp phần vào tăng thu nhập của hộ.Các
Nghiên cứu thực nghiệm của Đinh Phi Hổ và Hoàng Thị Thu Huyền (2010)
ở Phú Thọ, Trương Châu (2013) ở Tây Ninh chỉ ra tác động tích cực của số hoạt
động tạo thu nhập đến thu nhập của hộ.2.2.2.3. Diện tích đất canh tácĐất sản xuất
là tư liệu chính và mang tính quyết định của hộ gia đình làm nông ở nông thôn để
tạo ra thu nhập cho hộ gia đình. Do đó, thiếu đất sản xuất hoặc không có đất sản
xuất thường thì thu nhập thấp. Nghiên cứu thực nghiệm của Nguyễn Sinh Công


(2004), Mwanza (2011) và Trương Châu (2013) đã cho thấy thu nhập của hộ tỷ lệ
thuận với diện tích đất sản xuất, tức là diện tích đất sản xuất càng nhiều thì thu
nhập của hộ càng cao.2.2.2.4. Tiếp cận chính sáchViệc nhận được hỗ trợ từ nhà
nước và chính quyền địa phương sẽ làm tăng thu nhập của hộ dân tộc. Vì thế, vấn
đề tiếp cận chính sách hỗ trợ của nhà nước và chính quyền địa phương đối với
người dân tộc là rất quan trọng. Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2010) nghiên cứu
về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân tộc thiểu số ở Đồng bằng

sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng yếu tố tiếp cận chính sách có
ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của hộ.2.2.2.5. Vay vốnVốn là điều kiện thiết yếu
ban đầu của các nông hộ kết hợp với trình độ sản xuất kinh doanh, tiếp thu khoa
học kỹ thuật và nhanh nhạy nắm bắt thị trường đã giúp nhiều hộ mạnh dạn áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, tăng sản lượng, tăng tỷ trọnghàng
hóa và hạ giá thành sản phẩm. Vốn tín dụng của ngân hàng, sẽ giúp những hộ
không có kinh nghiệm, sản xuất không có hiệu quả, có
16ruộng đất quá ít hoặc thiếu vốn cho quá trình sản xuất có khả năng giải quyết
được khó khăn trong sản xuất và góp phần tăng thu nhập của hộ. Do vậy, để đảm
bảo nguồn vốn cho sản xuất, người nông dân phải vay thêm vốn từ các định chế
chính thức và không chính thức hay từ các dự án hỗ trợ tín dụng cho người nghèo
của chính phủ. Tuy nhiên không phải hộ dân nào cũng có khả năng tiếp cận các
nguồn vốn tín dụng dẫn đến thiếu vốn đầu tư, họ không thể mua nguyên liệu phục
vụ sản xuất như giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, đầu tư máy móc, thiết bị nên
khó có thể áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.Một vài nghiên cứu
thựcnghiệm cũng cho thấy mối quan hệ tích cực giữa tiếp cận tín dụng và thu nhập.
Nghiên cứu thực nghiệm của Huỳnh Thị Đan Xuân và Mai Văn Nam (2010) ở
Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy thu nhập của các hộ có vay vốn cao hơn so
với các hộ không vay vốn.Ngoài các đặc điểm chủ hộ, đặc điểm hộ, các đặc điểm
địa lý cũng có ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình. Ở nước ta mỗi vùng có
một đặc điểm riêng, mứcsống và mức chi tiêu ở mỗi vùng khác nhau nên thu nhập
của nông hộtại cácđịa phương cũng khác nhau.2.3. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀTÀI2.3.1. Các nghiên cứu ngoài nướcTheo Scoones (1998) cho
rằng các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình bao gồm: đất, nước, không
khí, tài nguyên thiên nhiên,... là cơ sở cho các hoạt động kinh tế của con người.
Vốn con người mô tả các yếu tố như: giáo dục, lực lượng lao động, giới tính.
Nguồn vốn này được khai thác sử dụng trong quá trình người lao động tham gia
vào sản xuất và được phản ánh qua năng suất lao động và hiệu quả lao động của
họ. Vốn tài chính bao gồm: các khoản tiết kiệm và tín dụng, cho biết khả năng của
hộ gia đình trong việc tiết kiệm và tiếp cận vốn cho đầu tư và các hoạt động tạo ra



thu nhập. Vốn xã hội bao gồm phần lớn xây dựng giữa những con người với nhau:
đó là sự tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau và chia sẻ những giá trị đạo đức, phong cách
kết nối thành viên trong các cộng đồng lại với nhau: Sự hiểu
17biết lẫn nhau và sự chia sẻ những giá trị đạo đức, phong cách kết nối thành viên
trong các tập đoàn, các cộng đồng lại với nhau (trích bởi Đinh Phi Hổ,
2014).Karttunen (2009) cho rằng nguồn lực vốn con người của hộ gia đình và các
yếu tố nhân khẩu xã hội như giới tính, trình độ học vấn của chủ hộ cùng với tỷ lệ
phụ thuộc ảnh hưởng đến thu nhập của Hộ.Với mục đích đưa ra các chiến lược
hiệu quả hơn để tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế nông thôn ở Mozambique, Walker
và cộng sự (2004) đã thực hiện nghiên cứu tìm hiểu về “Nguồn gốc và các yếu tố
ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở nông thôn”. Nghiên cứu được thực hiện
dựa trên số liệu của cuộc khảo sát của BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn
Mozambique (2002), gọi tắt là TIA. Kết quả của bài nghiên cứu đã cho thấy các
yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở Mozambique là: giới tính, tuổi, trình
độ học vấn của hộ, tài sản của hộ, cơ sở hạ tầng, tiềm năngsản xuất (đa dạng cây
trồng và sinh thái),...Shrestha và Eiumnoh (2000) nghiên cứu về “Các yếu tố quyết
định đến thu nhập nông hộ ở lưu vực sông Sakae Krang của Thái Lan”. Với cỡ
mẫu là 192 hộ gia đình là nông thôn, kết quả hồi quy đa biến cho thấy những nhân
tố ảnh hưởng đến thu nhập của những hộ ở vùng đồng bằng và đồi núi chủ yếu bao
gồm: Nguồn thu từ nông nghiệp, phi nông nghiệp, giáo dục, nhận thức của người
dân về môi trường, hiện trạng sở hữu đất đai, số thành viên trong độ tuổi lao
động.Nghiên cứu của Yang (2004) về “Giáo dục và phân bổ hiệu quả: sự phát triển
thu nhập hộ gia đình trong thời gian cải cách nông thôn ở Trung Quốc”
trong nghiên cứu đã phân tích sự đóng góp của giáo dục và sự phân bổ nguồn lực
của hộ trong việc tăng trưởng thu nhập của hộ gia đình ở nông thôn Trung Quốc.
Dữ liệu phân tích thực nghiệm của nghiên cứu này được thu thập từ kết quả khảo
sát thu nhập hộ gia đình của tỉnh Tứ Xuyên từ năm 1986 đến năm 1995. Trong đó,
các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: trình độ học vấn, kinh nghiệm của chủ hộ và các

thành viên trong hộ, vị trí nơi ở của chủ hộ, nguồn vốn của hộ.Nghiên cứu đã
chứng minh trình độ học vấn là một yếu tố quan trọng để ngành công nghiệp ở
nông thôn phát triển nhanh chóng và cũng tạo nên nguồn thu nhập ổn
18định, bền vững hơn cho người nông dân. Các hộ gia đình có thành viên có trình
độ học vấn cao hơn sẽ phân bổ nguồn lực của hộ cho các hoạt động phi nông
nghiệp và mang lại thu nhập cao hơn. Nghiên cứu cũng cho rằng kinh nghiệm cũng
đóng vai trò quan trọng đối với thu nhập hộ gia đình. Schwarze (2004), với nghiên
cứu “Các yếu tố tác động đến quyết định hoạt động tạo thu nhập của hộ gia đình


nông thôn trong vùng lân cận vườn quốc gia Lore-Lindu ở Sulawesi, Indonesia”.
Số liệu thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát 301 hộ gia đình nông thôn tại 12
ngôi làng xung quanh vườn quốc gia Lore-Lindu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên. Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy tuyến tính cho thấy diện tích
đất thuộc quyền sở hữu, giá trị các loại tài sản khác và số lượng gia súc sởhữu có
ảnh hưởng tích cực đến tổng thu nhập của hộ gia đình; tỷ lệ phụ thuộc có ảnh
hưởng tiêu cực đến tổng thu nhập của hộ.Nghiên cứu của Naschold (2009) về “Các
yếu tố kinh tế vi mô của sự bất bình đẳng thu nhập ở nông thôn Pakistan”. Nghiên
cứu này đãchứng minh được yếu tố tạo ra sự khác biệt thu nhập giữa các hộ gia
đình bao gồm: việc sở hữu đất đai, số nhân khẩu, trình độ giáo dục của các thành
viên trong hộ. Những hộ có số thành viên trong tuổi lao động nhiều và có trình độ
cao hơn thì có thu nhập vượt trội hơn so với các hộ có ít lao động và trình độ
thấp.Aikaeli (2010) nghiên cứu về “Các yếu tố quyết định đến thu nhập nông thôn
ở Tanzania”. Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến với
cở mẫu hợp lệ là 1.610 hộ gia đình nông thôn cho thấy trình độ học vấn của chủ
hộ, quy mô hộ gia đình, diện tích đất sản xuất là yếu tố ảnh hưởng tích cực đến thu
nhập của các hộ gia đình nông thôn. Ngoài ra, nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng
các hộ có chủ hộ là nữ thì có thu nhập thấp hơn so với thu nhập của các hộ có chủ
hộ là nam giới.2.3.2. Các nghiên cứu trong nướcTheo Nguyễn Xuân Thành (2009),
cho rằng thu nhập của mỗi lao động bị ảnh hưởng bởi yếu tố số năm đi học và kinh

nghiệm làm việc.Nghiên cứu của Trần Xuân Long (2009) “Một số nhân tố chính
ảnh hưởng đến
19thu nhập nông hộ huyện Tri Tôn, tỉnh Cà Mau”. Dữ liệu nghiên cứu được thu
thập điều tra từ 135 hộ nông dân tại 5 xã trên địa bàn huyện Tri Tôn, tỉnh An
Giang. Nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi quy theo phương pháp ước lượng bình
phương bé nhất (OLS) để xác định nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của nông
hộ. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích
ruộng đất, giá lúa, số nguồn thu nhập từ nông nghiệp có ảnh hưởng đến tổng thu
nhập của nông hộ. Các biến như tuổi của chủ hộ, số lao động, số lần tham dự
khuyến nông, số nguồn thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp không có ý nghĩa
thống kê.Nghiên cứu của Trần Trọng Tín (2010) với đề tài “Các yếu tố tác động
đến thu nhập hộ nghèo tỉnh Vĩnh Long” dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập được từ
200 hộ nghèo của tỉnh Vĩnh Long. Nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi quy theo
phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS) để phân tích các yếu tố tác
động đến thu nhập hộ nghèo. Kết quả phân tích số liệu đã chứng minh rằng diện
tíchđất canh tác, tuổi của chủ hộ, vấn đề vay vốn đều tác động đến thu nhập của hộ
nghèo.Huỳnh Thanh Phương (2011) nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu


nhập của các hộ gia đình làm nghề phi nông nghiệp tại huyện Đức Hòa, Long An”.
Qua phân tích nghiêncứu 250 mẫu quan sát và vận dụng phương pháp hồi quy để
nghiên cứu. Kết quả cho thấy học vấn trung bình của chủ hộ, số người làm việc
trong hộ, quy mô hộ gia đình, được vay vốn tính dụng, số năm đi học của chủ hộ
có ảnh hưởng đến thu nhập của người dân làm nghề phi nông nghiệp.Nghiên cứu
của Huỳnh Văn Thông (2012) đề tài “Một số nhân tố chính ảnh hưởng đến thu
nhập nông hộ huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp”. Với số mẫu điều tra là 300 mẫu ở
06 xã. Thông qua các biến của phương trình hồi quy đa biến, kết quả nghiên cứu đã
chứng minh trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất, giá lúa,... có ảnh đến thu
nhập của nông hộ.Nghiên cứu của Bùi Văn Trịnh, Nguyễn Quốc Nghi và Trần Quế
Anh (2011) về “Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực

nông thôn của huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long”, số liệu nghiên cứu từ việc phỏng
vấn trực tiếp 182 hộ gia đình. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả và
phương pháp hồi quy
20để phân tích. Kết quả nghiên cứu, cả 5 biến độc lập trong mô hình đều ảnh
hưởng đến thu nhậpcủa hộ gia đình ở nông thôn huyện Trà Ôn, trong đó nguồn thu
nhập chính của phần lớn hộ gia đình phụ thuộc vào nghề nông, bên cạnh đó nghiên
cứu còn xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người của hộ
gia đình là nhân khẩu, kinh nghiệm làm việc của chủ hộ, độ tuổi lao động, trình độ
học vấn và số lao động tạo ra thu nhập. Nghiên cứu của Mai Thị Thu Hương
(2007) về “Thực trạng nghèo ở tỉnh Đồng Nai: Những yếu tố tác động và giải pháp
giảm nghèo”. Tác giả đã dựa vào kết quả điều tra, tổnghợp những số liệu, thông tin
thu thập được để lượng hóa mối quan hệ tương quan những yếu tố tác động đến chi
tiêu, tác giả dùng mô hình kinh tế lượng sử dụng hàm Cobb-Douglas. Với biến phụ
thuộc là chi tiêu bình quân đầu người hàng năm và 9 biến độc lập. Kết quả nghiên
cứu kiểm định t cho thấy các biến giới tính của chủ hộ, nghề nghiệp của chủ hộ,
Ln(tuổi của chủ hộ), Ln(diện tích đất) không ảnh hưởng đến bình quân chi tiêu của
hộ và 5 biến phù hợp nhất vừa có ý nghĩa kinh tế vừa có ý nghĩa thống kê là: khu
vực (thành thị, nông thôn), thành phần dân tộc (kinh, thiểu số), Ln(nhân khẩu),
Ln(năm đi học), Ln(tỷ lệ phụ thuộc). Tóm lại, qua lược khảo các nghiên cứu có
liên quan, kết hợp với các đặc trưng kinh tế của hộ dân tộc Khmer, tác giả tổng hợp
các nhân tốchính tác động đến thu nhập hộ Khmer bao gồm:Nhóm nhân tố liên
quan đến đặc điểm của chủ hộ gồm có: (1) Nghề nghiệp chính của chủ hộ; Kinh
nghiệm của chủ hộ; Trình độ học vấn của chủ hộ.Nhóm nhân tố liên quan đến đặc
điểm của hộ gồm có: (1) Số nhân khẩutrong hộ; (2) Tỷ lệ phụ thuộc; (3) Diện tích
đất sản xuất; (4) Số hoạt động tạo ra thu nhập; (5) Tiếp cận chính sách; (6) Khả
năng tiếp cận tín dụng chính thức.2.4. KINH NGHIỆM TRONG VIỆC


HỖTRỢNÂNG CAO THU NHẬP CHO HỘĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU
SỐCỦA VIỆT NAMNhững năm qua, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về

công tác dân tộc, trong nổ lực cải thiện toàn diện điều kiện sống cho đồng bào dân
tộc thiểu số được
21Chính phủ, Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành Trung ương quan tâm và thực hiện
kỳ quyết; đã có rất nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ được ban hành và triển
khai thực hiện rộng khắp trong cả nước, nhất là tại các vùng có đông đồng bào dân
tộc thiểu số sinh sống. Trong đó, trọng tâm là các chương trình, chính sách tập
trung vào việc hỗ trợ nâng cao thu nhập cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số; cụ thể
các chương trình, chính sách trong giai đoạn 2011 –2015 (1)bao gồm:Về phát triển
sản xuất: có 29 văn bản chỉ đạo chung và chính sách hỗ trợ được áp dụng tại vùng
dân tộc thiểu số và miền núi; thông qua đó, hộ đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ
trợ giống, thức ăn chăn nuôi, công cụ lao động, máy móc, thiết bị chế biến sản
phẩm nông nghiệp, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hỗ trợ tập huấn, tham
quan và chuyển giao kỹ thuật... tạo điều kiện thuận lợi, giúp các xã đặc biệt khó
khăn của cả nước thực hiện 2.682 mô hình phát triển sản xuất, tổ chức 814 lớp tập
huấn về khuyến nông, khuyến lâm và chuyển giao kỹ thuật cho trên 1,3 triệu hộ
dân tộc thiểu số. Về chính sách tín dụng: có 12 văn bản chỉ đạo chung và chính
sách được ban hành và triển khai thực hiện. Theo số liệu của Ngân hàng Chính
sách xã hội, tính đến 31/5/2015 tổng số dư nợ các chương trình tín dụng ưu đãi
thực hiện tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi đạt 135.686 tỷ đồng với hơn 8,4
triệu khách hàng còn dư nợ. Các chính sách tín dụng đã góp phần quan trọng hỗ trợ
về vốn, tạo điều kiện giúp hộ dân tộc thiểu số phát triển sản xuất kinh doanh và
phát triển kinh tế hộ.Chính sách giảm nghèo: Chương trình giảm nghèo vùng dân
tộc thiểu số và miền nuói thực hiện theo Nghị quyết số 80/NQ-CP của Chính
phủ, Quyết định 1489/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các chương
trình, chính sách giảm nghèo khác do các Bộ, ngành theo dõi, quản lý. Qua 5
năm thực hiện, các chương trình, chính sách giảm nghèo tiếp tục hoàn thành mục
tiêu về giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước đã giảm được 8,23% so với
năm 2010. Thông qua thực hiện chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng,
phát triển sản xuất cho các xã
(1)Trích:BáocáoTổngkếtcôngtácdântộcnhiệmkỳ20112015vàphươnghướng,nhiệmvụcôngtácdântộcgiaiđoạn2016-2020;(trang4-12)

22đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản; đã tạo điều kiện
giúp cho 80 xã đặc biệt khó khăn của 23 tỉnh và 372 thôn đặc biệt khó khăn của 30
tỉnh hoàn thành mục tiêu năm 2015; các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, định


canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số đã giúp ổn định cuộc sống cho gần 20
nghìn hộ dân tộc thiểu số còn du canh du cư; hỗ trợ đất ở cho trên 22,4 nghìn hộ
và đất sản xuất cho trên 28,7 nghìn hộ.Chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc
làm: Thực hiện thông qua 09 văn bản chỉ đạo chung và chính sách, giai đoạn này
các tỉnh thành trong cả nước đã triển khai hỗ trợ dạy nghề, truyền nghề cho
437.316 lao động là người dân tộc thiểu số; tạo điều kiện hỗ trợ cho 1.080 lao động
đi làm việc tại nước ngoài.Chính sách giáo dục và đào tạo: Thực hiện thông
qua 21 văn bản chỉ đạochung và chính sách; giáo dục đào tạo, dân trí và nguồn
nhân lực vùng dân tộc thiểu số và miền nuói được nâng lên, số lượng cán bộ người
dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị cơ sở được tăng cường; chất lượng giáo
dục của các trường phổ thông dân tộc nội trú và phổ thông dân tộc bán trú có
chuyển biến tích cực; tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số trong độ tuổi đến lớp
học tăng, tỷ lệ bỏ học giảm.2.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 2Chương 2 trình bày những
khái niệm tiếp cận nghiên cứu. Trên cơ sở lược khảo một số nghiên cứu có liên
quan, đề tài đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình người dân
tộc Khmer, từ đó làm cơ sở xây dựng mô hình định lượng nghiên cứu ở chương 3.
Chương 3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU3.1.1.
Khung nghiên cứuTrên cơ sở lược khảo lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm
có liên quan, kết hợp tình hình thực tế của địa phương, tác giả sử dụng phương
pháp hồi quy tuyến tính đa biến để nghiên cứu tác động của các nhân tố ảnh hưởng
đến thu nhập hộ đồng bào dân tộc Khmer trên các địa bàn đặc biệt khó khăn của
tỉnh Cà Mau. Đồng thời đề xuất khung nghiên cứu với 01 yếu phụ thuộc là thu
nhập hộ gia đình và 09 yếu tố ảnh hưởng (hình 3-1) gồm: (1) Nghề nghiệp chính
của chủ hộ; (2) Kinh nghiệm của chủ hộ; (3) Trình độ học vấn của chủ hộ; (4)
Sốnhân khẩu trong hộ; (5) Tỷ lệ phụ thuộc; (6) Diện tích đất sản xuất; (7) Số hoạt

động tạo ra thu nhập; (8) tiếp cận chính sách; (9) Vay vốn từ các định chế chính
thức.Hình 3-1: Khung nghiên cứu của đềtàiNguồn: Lược khảo các nghiên cứu có
liên quanKinh nghiệm của chủ hộTrình độ học vấn của chủhộTỷ lệ phụ thuộcSố
nhân khẩu trong hộThu nhập của hộ đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh Cà
MauNghề nghiệp chính của chủ hộ Vay vốn chính thức Tiếp cận chính sáchSố hoạt
động tạo ra thu nhậpDiện tích đất sản xuất
243.1.2. Mô hình phân tíchMô hình kinh tế lượng: Y = b0+ biXi+ εTrong đó:Y : là
thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình (biến phụ thuộc), đơn vị tính là ngàn
đồng/người/năm; b0: là hằng số hồi quy; bi: là các hệ số hồi quy; Xi: là các biến
độc lậpvà ε: là sai số.3.2. DỮLIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.2.1. Mô
tảvà định nghĩa các biến trong mô hình3.2.1.1. Biến phụthuộcTheo Tổng cục thống


kê (2011), thu nhập là tổng số tiền mà một người hay một gia đình kiếm được
trong 1 ngày, 1 tuần hay 1 tháng, hay nói cụ thể hơn là tất cả những gì mà người ta
thu được khi bỏ sức lao động một cách chính đáng được gọi là thu nhập. Thu nhập
bình quân đầu người 1 tháng được tính bằng cách chia tổng thu nhập trong năm
của hộ dân cư chosố nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng.Thu nhập của hộ là
toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừchi phí sản xuất mà
hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định.Thu nhập của
hộ bao gồm: (1) Thu nhập từ tiền công, tiền lương; (2)Thu nhập từ sản xuất nông,
lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ chi phí và thuế sản xuất);(3)Thu nhập từ sản
xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ chi phí và thuế sản
xuất); (4) Thu khác được tính vàothu nhập như cho biếu, mừng, lãi tiết kiệm... Các
khoản thu không tính vào thu nhập gồm rút tiền tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản, vay
nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết
trong sản xuất kinh doanh ...Biến phụ thuộc (Y): Biểu thị thu nhập bình quân đầu
người của hộ đồng bào dân tộc Khmer/năm (1.000 đồng), được tính bằng cách lấy
tổng thu nhập của hộ
25chia cho số nhân khẩu trong hộ. Trong đó, thu nhập của hộ được tính bằng tổng

thu của hộ trừ đi các khoảng chi phí (chi phíđầu vào mà hộ gia đình phải mua hay
thuê trong quá trình sản xuất).3.2.1.2. Biến độc lậpNghề nghiệp chính của chủ hộ
(X1): Là biến giả, nhận giá trị là 0nếu chủ hộ làm nghề nông hoặc không có việc
làm; nhận giá trị là 1nếu chủ hộ làm nghề khác. Người lao động làm việc trong lĩnh
vực nông nghiệp thường chịu nhiều thiên tai, rủi ro,... và có thu nhập thấp hơn các
lĩnh vực còn lại. Giả thuyết rằng biến này có mối quan hệ cùng chiều với biến phụ
thuộc (Y).Kinh nghiệm của chủ hộ (X2): Là biến thể hiện số năm kinh nghiệm làm
việc của chủ hộ (năm). Các hộ đồng bào dân tộc Khmer đa phần đều tham gia sản
xuất nông nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản nên vấn đề kinh nghiệm là một trong
những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất, cũng như chất lượng sản phẩm.
Người càngcó nhiều kinh nghiệm thì thường thu nhập sẽ cao hơn so với người ít
kinh nghiệm. Giả định biến này có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc
(Y).Trình độ học vấn của chủ hộ (X3): Là biến thể hiện số năm đi học của chủ hộ
(năm).Người có trình độ học vấn thấp thường hạn chế về trình độ hiểu biết và khả
năng tiếp thu kiến thức chuyên môn kém hơn so với người có trình độ cao
và thường có thu nhập thấp hơn so với người có trình độ cao. Giả định biến này có
quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc (Y).Số nhân khẩu trong hộ (X4): Là
biến thể hiện số người trong hộ (người);không tính người làm thuê, ở nhờ. Các
hộ gia đình nông thôn, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc Khmer phần lớn lao động
sản xuất lĩnh vực nông nghiệp, do vậy cần nhiều lao động để tham gia sản xuất;tuy


nhiên,diện tích đất sản xuất của chủ hộ thường hạn chế, do vậy số lượng nhân khẩu
nhiều thường ảnh hưởng đến thu nhập của hộ theo chiều hướng giảm. Giả định
biến này có mối quan hệ nghịch biến với biến phụ thuộc (Y).Tỷ lệ phụ thuộc (X5):
Biến này đolường tỷ lệ phần trăm tổng số người không nằm trong độ tuổi lao động
(dưới 15 tuổi và trên 55 tuổi đối với nữ hoặc trên 60 tuổi
26đối với nam) so với tổng số người của hộ. Khi trong hộ có tỷ lệ phụ thuộc cao,
điều đó cũng có nghĩa là hộ gia đình đó có ít người tạo ra thu nhập và có nhiều
người không tạo ra thu nhập, dẫn đến thu nhập bình quân của hộ sẽ giảm. Giả định

biến này có mối quan hệ nghịch biến với biến phụ thuộc (Y). Diện tích đất sản xuất
(X6): Là biến thể hiện diện tích đất sản xuất của chủ hộ (1.000m2). Đối với hộ gia
đình ở nông thôn, đất sản xuất là tư liệu chính và có tính chất quyết định đến thu
nhập của hộ. Do đó thiếu đất hoặc không có đất sản xuất thì hộ gia đình thường có
thu nhập thấp. Giả định biến này có quan hệ cùng chiều với biến phụthuộc (Y).Số
hoạt động tạo ra thu nhập (X7): Là biến thể hiện số hoạt động tạo ra thu nhập của
hộ. Ở nông thôn các hoạt động nông nghiệp là chủ yếu và thường sản xuất theo
mùa vụ nênphụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Do vậy, việc tạo ra thêm thu
nhập bằng cách đa dạng hoá từ nhiều nguồn giúp gia đình giảm thiểu được rủi ro
và tăng thu nhập. Giả định biến này có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc
(Y).Bảng 3.1: Biến độc lập trong mô hình nghiên cứuTên biếnDiễn giảiCăn cứ
chọn biếnKỳ vọng dấuNghề nghiệp chính của chủ hộ (X1)Là biến giả, nhận giá trị
là 0 nếu chủ hộ làm nghề nông; 1 nếu nghề khácShrestha và Eiumnoh (2000),
Nguyễn Sinh Công (2004), Nguyễn Thị Yến Mai (2011)(+)Kinh nghiệm củachủ hộ
(X2)Nhận giá trị tương ứng với số năm làm việc của chủ hộ (năm)Nguyễn Xuân
Thành (2006), Nguyễn Quốc Nghi (2011)(+)Trình độ học vấn của chủ hộ
(X3)Nhận giá trị tương ứng với số năm đi học của chủ hộ (năm)Shrestha và
Eiumnoh (2000), Nguyễn Xuân Thành (2006), Bùi Quang Bình (2008), (+)Số nhân
khẩu trong hộ (X4)Thể hiện số người trong hộ gia đình (người)Okurut và cộng sự
(2002),Đinh Phi Hổ (2006)(-)Tỷ lệ phụ thuộc (X5)Tỷ lệ phần trăm tổng số người
không nằm trong độ tuổi lao động trong tổng số người trong hộ(%)Schwarze
(2004), Karttunen (2009) Nguyễn Trọng Hoài (2010)(-)Diện tích đất sản xuất
(X6)Diện tích đất canh tác thực tế của hộ (1.000m2)Shrestha và Eiumnoh (2000),
Lê Thanh Sơn (2008), (+)
27Mwanza (2011)Số hoạt động tạo rathu nhập (X7)Số lượng hoạt động tạo ra thu
nhập của hộ(hoạt động)Đinh Phi Hổ (2010), Nguyễn Quốc Nghi (2011)(+)Tiếp cận
chính sách (X8)Biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ nhận được hỗ trợ của Nhà nước,
ngược lại nhận giá trị 0Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011)(+)Vay vốn



(X9)Biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ có vay vốn từ định chế chính thức, ngược lại
nhận giá trị 0Đinh Phi Hổ (2008), Nguyễn Bích Đào (2008), Mwanza (2011)
(+)Nguồn: Tổng hợp các nghiên cứu có liên quanTiếp cận chính sách (X8): Là biến
giả, nhận giá trị là 1 nếu chủ hộ nhận được ít nhất một trong các chính sách hỗ trợ
của Nhà nước và chính quyền địa phương trong việc cải thiện thu nhập bao gồm:
(1) chính sách hỗ trợ đất sản xuất, (2) hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi ngành
nghề,giải quyết việc làm, (3) hỗ trợ phát triển sản xuất, (4) hỗ trợ giáo dục; ngược
lại thì nhận giá trị là 0. Vấn đề tiếp cận chính sách hỗ trợ của nhà nước và chính
quyền địa phương đối với hộ đồng bào dân tộc Khmer là rất quan trọng, góp phần
gia tăng các nguồn lực trong phát triển sản xuất, qua đó làm tăng thu nhập của hộ.
Giả định biến này có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc (Y).Vay vốn (X9): Là
biến giả, nhận giá trị là 1 nếu có vay vốn từ các định chế chính thức (ngân hàng,
các quỹ của nhà nước), ngược lại nhận giá trị 0. Việc vay vốn có ảnh hưởng đến
vấn đề mở rộng đầu tư sản xuất, góp phần tăng thu nhập hộ gia đình. Giả định biến
này có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc (Y).3.2.2. Dữliệu thứcấpDữ liệu thứ
cấp bao gồm kết quả các nghiên cứu liên quan đến đề tài; số liệu thống kê vềđồng
bào dân tộc Khmer của tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 2011–2015; tình hình phát
triển kinh tế -xã hội tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011–2015và định hướng chính sách
đối với đồng bào dân tộc giai đoạn 2016 -2020.Dữ liệu thứ cấp được thu thập qua
qua sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước; Các báo cáo
về dân tộc thiểu số từ Cụcthống kê, Ban Dân tộc vàcác cơ quan, ban ngành tỉnh Cà
Mau.
283.2.3. Dữliệu sơ cấp3.2.3.1. Phương pháp chọn mẫuTheo Green (1991, trích
dẫn theo Nguyễn Đình Thọ, 2011) giới thiệu một công thức kinh nghiệm
thường dùng để xác định kích thước mẫu cho hồi quy tuyến tính đa biến (hồi quy
bội) như sau: n = 50 + 8p; trong đó, n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và p là
số lượng biến độc lập trong mô hình. Trong nghiên cứu này có09 biến độc lập, do
đó kích thước mẫu tối thiểu của mô hình nghiên cứu là n = 50 + 8 x 9 = 122 quan
sát. Để dự phòng tác giả chọn thêm 98 quan sát nữa, cỡ mẫu điều tra là 122 + 98 =
220 quan sát.Đề tài chọn 11 xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Cà Mau để nghiên cứu.

Tại mỗi xã, chọn ngẫu nhiên 2 ấp để tiến hành khảo sát; mỗi ấp phỏng vấn 10 hộ.
Lựa chọn ngẫu nhiên hộ đồng bào dân tộc Khmer từ danh sách do chính quyền cấp
xã cung cấp danh sách trên địa bàn các ấp. Số lượng phiếu khảo sát phân bổ cho
từng xã được trình bày tại bảng 3.2.Bảng 3.2: Phân bổ số lượng phiếu khảo
sátSttTên xãHuyệnSố lượng phiếukhảo sát1Thanh TùngĐầm Dơi202Ngọc
ChánhĐầm Dơi203Tân DuyệtĐầm Dơi204Quách Phẩm BắcĐầm Dơi205Trần
PhánĐầm Dơi206Khánh HòaU Minh207Khánh LâmU Minh208Khánh ThuậnU


Minh209Nguyễn PhíchU Minh2010Khánh Bình Tây BắcTrần Văn
Thời2011Khánh HưngTrần Văn Thời20Tổng số220Nguồn: Tính toán của tác giả
(2016)
293.2.3.2. Thiết kếbảng hỏi định lượngDữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua
phỏng vấn trực tiếp hộ dân tộc Khmer bằng bảng câu hỏi in sẵn. Điều tra viên đến
nhà và phỏng vấn trực tiếp chủ hộ hoặc người đại diện của hộ gia đình. Trong
những trường hợp hộ dân từ chối tham gia vào các cuộc phỏng vấn, hộ đó sẽ được
thay thế bằng hộ gia đình khác.Bảng phỏng vấn gồm 3 phần chủ yếu: Phần đầu
giới thiệu mục đích của cuộc phỏng vấn, yêu cầu phỏng vấn và cam kết với người
cung cấp thông tin. Phần tiếp theo là các mục hỏi được sắp xếp phù hợp theo từng
yếu tố, hình thức câu hỏi đóng. Phần cuối là những câu hỏi mở và thông tin cá
nhân của người được phỏng vấn.Bảng câu hỏi gồm có những thông tin chính như
sau: Thông tin về hộ gia đình: thông tin nhân khẩu, thu nhập, tuổi của chủ hộ, học
vấn; thông tin về nghề nghiệp; tiếp cận chính sách, vay vốn chính thức.Nội dung
chi tiết của bảng câu hỏi khảo sát đượctrình bày ở phần phụ lục. 3.2.3.3. Quy trình
xửlý dữliệu sơ cấpTheo 04 bước chủ yếu sau:Bước 1: Sàng lọc thủ công, loại bỏ
những phiếu khảo sát không hợp lệ như: thiếu thông tin, điền sai thông tin hoặc
thông tin không chính xác.Bước 2: Mã hoá và nhập liệu trên phần mềm Stata12,
trong quá trình nhập tiếp tục loại bỏ những phiếu khảo sát không phù hợp.Bước 3:
Xử lý sơ bộ, kiểm tra mức độ chính xác của quá trình nhập dữ liệu.Bước 4: Tiến
hành xử lý số liệu bằng phần mềm Stataphiên bản 12.03.2.4. Phương pháp phân

tích dữliệu3.2.4.1. Phân tích thống kê mô tảdữliệu nghiên cứuThống kê mô tả là
tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu, được ứng dụng vào
lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và
thông tin thu thậpđược.Dựa trên thống kê học để phân tổ dữ liệu, tính toán, phân
tích các thông số, nhằm phản ánh hiện tượng tập trung hay phân tán của
hiện tượng, đánh giá xu
30hướng vận động, mức độ tăng (giảm) tương đối, tuyệt đối, bình quân...Đề tài này
tác giả sử dụng các kỹ thuật thống kê mô tả như: tần suất, trung bình cộng, giá trị
lớn nhất, giá trị nhỏ nhất. Các thông tin này cung cấp dữ liệu một các tổng quan về
các biến nghiên cứu trong đề tài. Cụ thể, tác giả sử dụng phương pháp này để đánh
giá thực trạng về thu nhập hộ đồng bào dân tộc Khmer trên các địa bàn đặc biệt
khó khăn của tỉnh Cà Mau dựa trên kết quả khảo sát và đánh giá mức độ tác động
chi tiết của từng nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập.3.2.4.2. Phân tích hồi quyChạy
mô hình hồi quy và đưa ra kết quảlàm căn cứđểthực hiện các kiểm định và
nhận xét, đánh giá. Theo Đinh Phi Hổ(2014)đểmô hình hồi quy đảm bảo khảnăng


×