Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện châu thành, tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.09 KB, 52 trang )

BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾTP HỒCHÍ MINH

NGUYỄN THỊKIỀU THÚY

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀCHO
LAO ĐỘNG NÔNG THÔNCỦA HUYỆN CHÂU
THÀNHTỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phốHồChí Minh –2016


BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾTPHỒCHÍ MINH

NGUYỄN THỊKIỀU THÚY

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀCHO LAO ĐỘNG NÔNG
THÔNCỦA HUYỆN CHÂU THÀNHTỈNH HẬU GIANG

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hướng dẫnkhoa học: PGS.TS ĐINH PHI HỔ

Thành phốHồChí Minh –2016




iLỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành dựa trên kết quảnghiên cứu do
chính tôi thực hiện tại huyện Châu Thành –tỉnh Hậu Giang. Các sốliệu thu thập,
các kết quảnêu trong luận văn là trung thực và không trùng với bất kỳđềtài nghiên
cứu nào khác.
Hậu Giang, ngày

tháng

Học viên thực hiện
Nguyễn ThịKiều Thúy

năm 2016


iiLỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cám ơn đến PGS.TS Đinh Phi Hổ, người thầy đã
dành nhiều thời gian tận tình hướng dẫn, góp ý cho tôi trong quá trình thực hiện
đềtài này.Xin chân thành cám ơn các thầy cô đã truyền đạt những bài học, những
kinh nghiệm quý báo trong suốt thời gian học tập vừa qua.Xin chân thành cám ơn
lãnh đạo các phòng Lao động –Thương binh và Xã hội, phòng Nông nghiệp và
Phát triển nôngthôn, Hội phụnữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Trung tâm dạy
nghềhuyện và các lãnh đạo phụtrách văn hóa –xã hội thuộc các xã, thịtrấn; cảm
ơn các anh chịphụtrách công tác đào tạo nghềthuộc phòng Lao động –Thương
binh & Xã hội huyện và các xã, thịtrấn; cám ơn đội ngũ giảng viên và cán
bộquản lý đang công tác tại Trung tâm dạy nghềhuyện Châu Thành –tỉnh Hậu
Giang; cám ơn các anh chịhọc viên đã từng tham gia học nghềtại huyện đã nhiệt
tình cung cấp các thông tin liên quan đến đềtài.Xin chân thành cám ơn đến các cơ

quan như UBND huyện, phòng Lao động –Thương binh & XH, phòng Nông
nghiệp & Phát triển nông thôn, Trung tâm dạy nghề, UBND các xã, thịtrấn đã
quan tâm giúp đỡtôi trong quá trình thu thập sốliệu.Xin chân thành cám ơn tập
thểlãnhđạo, cũng toàn thểcán bộcông chức nhân viên Văn phòng HĐND&UBND
huyện đã tạo điều kiện cho tôi tham gia khóa học và giúp đởtôi khi thực hiện
nghiên cứu đềtài.Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến gia đình, người thân
và bạn bè luôn động viên, chia sẽ, giúp đỡtôi trong quá trình thực hiện đềtài. Trong
quá trình viết luận văn không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sựgóp ý của
quý thầy cô và toàn thểcác bạn.Nguyễn ThịKiều Thúy


MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tàiCùng chung quá trình công nghiệp hóa, đô thịhóa đất
nước, lại là một trong những huyện được tỉnh Hậu Giang xác định là địa bàn phát
triển công nghiệp trọng điểm của tỉnh, vì vậy từnăm 2005 đến năm 2014, huyện
Châu Thành đã sửdụng khoảng 647,8ha diện tích đất nông nghiệp đểxây dựng
các khu cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư và cơ sởhạtầng, làm cho diện
tích đất canh tác bịthu hẹp đáng kể, dẫn đến sốlượng lao động bình quân trên một
diện tích đất canh tác tăng lên, làm dư thừa một lực lượng lao động nông nghiệp và
đã tạo ra cầu vềlao động phi nông nghiệp, một bộphận lao động phải chuyển
sang các nghềkhác tại nông thôn hoặc trởthành lao động công nghiệp và dịch vụ.
Tuy nhiên, huyện Châu Thành vẫn là huyện nông nghiệp với các hoạt động sản
xuất nông nghiệp giữvai trò chủđạo đối với sựphát triển kinh tế-xã hội của
huyện, điều kiện khí hậu và thổnhưỡng của huyện Châu Thành thích hợp
trồng các loạicây ăn trái (cam, chanh, bưởi, mít...) và cây lúa, nên đểnhững mặc
hàng nông sản đặc trưng của huyện có đủđiều kiện bán cho thịtrường trong nước
và xuất khẩu sang thịtrường thếgiới, đòi hỏi huyện Châu Thành phải áp
dụng mạnh mẽtiến bộcủa Khoa học và Công nghệvào sản xuất nông nghiệp
đểtăng năng sức lao động và năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa. Điều này
đòi hỏi cao vềtrình độtay nghềcủa người lao động. Chính phủđã Ban hành Quyết
định số1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 vềviệcphê duyệt Đềán “Đào tạo

nghềcho lao động nông thôn đến năm 2020”, đây là cơ sởđểcác địa phương trên
phạm vi cảnước thúc đẩy mởrộng hoạt động đào tạo nghềcho lao động nông
thôn. Cụthểhóa chủtrương này, Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành ban hành
Quyết định số2067/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2010 vềviệc thành lập Ban
chỉđạo Đềán: “Đào tạo nghềcho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Châu
Thành đến năm 2020” và Ban hành Kếhoạch số01/KH-UBND ngày 10 tháng 01
năm 2011 vềviệc đào tạo nghềcho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Châu
Thành đến năm 2020.Sau 5 năm thực hiện triển khai đề
2án, đã nâng tỷlệlao động nông thôn qua đào tạo lên từ17% năm 2010 lên 25%
năm 2014. Tuy đạt được mục tiêu vềsốlượng lao động nông thôn qua đào tạo
nghềnhưng vấn đềchất lượng đào tạo nghềcho lao động nông thôn đang tồn tại
nhiều bất cập. Một bộphận lao động qua đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu
của thịtrường lao động, không đủkhảnăng tựtạo việc làm sau khi tốt nghiệp, không
ứng dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn. Từđó, vấn đềnâng cao chất lượng
đào tạo nói chung và nâng cao chất lượng đào tạo nghềcho lao động nói riêng càng
trởnên cấp thiết.Từnhững lý do trên, tôichọn đềtài: “Nâng cao chất lượng đào tạo
nghềcho lao động nông thôn của huyện Châu Thành –tỉnh Hậu Giang”.Nghiên cứu
này sẽđi sâu phân tích các nhân tốảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, từđó,


đềxuấtmột sốgiải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghềcho lao động
nông thôn huyện Châu Thành –tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới.2.Mục tiêu
nghiên cứu
2.1 Mục tiêutổng quátHệthống hóa cơ sởlý thuyếtliên quan đến đào tạo nghềvàchất
lượng đào tạo nghề,nghiên cứu những yếutốảnh hưởng đến chất lượng đào tạo
nghềcho lao động nông thôn của huyện; từđó đềxuấtgiải pháp góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo nghềcho lao động nông thôn của huyện Châu Thành –tỉnh
Hậu Giang trong thời gian tới.2.2 Mục tiêu cụ thể(1) Xác định các yếutốvà mức
độảnh hưởng của các yếu tốđến chất lượng đào tạo nghềcho lao động nông thôn
của huyện.(2) Đềxuất giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghềcho lao

động nông thôn của huyện trong thời gian tới.3.Câu hỏi nghiên cứuNhững
yếutốnào ảnh hưởngvà mức độảnh hưởng từng yếu tốđến chất lượng đào tạo
nghề?
3Giải pháp nào góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghềcho lao động nông thôn
của huyện trong thời gian tới?4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng
nghiên cứuChất lượng đào tạo nghềcho lao động nông thôn củahuyện Châu
Thành –tỉnh Hậu Giang.4.2 Phạm vi nghiên cứu4.2.1Về nội dung nghiên cứuĐềtài
nghiên cứu xácđịnh các yếutốvà mức độảnh hưởngcủa các yếutốđến chất lượng
đào tạo nghềcho lao động nông thôn.Đềtài chỉnghiên cứu đào tạo nghềngắn hạn
(trình độsơ cấp nghềvà dạy nghềdưới 3 tháng) cho lao động nông thôn.4.2.2Về
không gianĐềtài nghiên cứu trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang. 4.2.3
Về thời gian+ Tài liệu, sốliệu thứcấp trong 4 năm 2011 –2014+ Thông tin sốliệu sơ
cấp tìm hiểu nghiên cứu trong năm 20155.Ý nghĩa thực tiễn của đề tàiKết
quảnghiên cứu sẽlà cơ sởgiúp các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương
(huyện Châu Thành –tỉnh Hậu Giang và các xã, thịtrấn thuộc huyện Châu Thành –
tỉnh Hậu Giang) có sựnhìn nhận tổng quan vềchất lượng đào tạo thông qua
sựđánh giá từphía laođộng nông thôn đã quahọc nghềvà đồng thời giúp cho Trung
tâm dạy nghềcủa huyện trong việc xác định các yếu tốquan trọng ảnh hưởng nhiều
đến chất lượng đào tạo nghề.Các địa phương khác có thểtham khảo kết
quảnghiên cứu đểđịnh hướng xây dựng chiến lược nâng cao chất lượng đào tạo
nghề.
4Chương 1. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN1.1 Một số khái
niệm1.1.1 Khái niệm về nghềTheo Nguyễn Hùng (2008, p.11): “Những chuyên
môn có những đặc điểm chung, gần giống nhau được xếp thành một nhóm chuyên
môn và được gọi là nghề. Nghềlà tập hợp của một nhóm chuyên môn cùng loại,
gần giống nhau. Chuyên môn là một dạng lao động đặc biệt, mà qua đó con người


dùng sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần của mình đểtác động vào những
đối tượng cụthểnhằm biến đổi những đối tượng đó theo hướng phục vụmục đích,

yếu cầu và lợi ích của con người”.Giáo trình kinh tếlao động của Trường Đại
học kinh tếQuốc dân thì khái niệm nghề: Là một dạng của hoạt động trong
hệthống phân công lao động của xã hội, mà người lao động cần phải có kiến
thứcvà kỹnăng đểlàm đượccác hoạt động xã hội nhất định trong một lĩnh vực hoạt
động lao động nhất định. (ĐỗThanh Bình, 2015).Lê ThịMai Hoa (2012), nghềlà
một lĩnh vực hoạt động lao động mà con người nhờđược đào tạo nêncó được tri
thức và kỹnăng đểlàm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, nhằm
đáp ứng được những nhu cầu của xã hội. 1.1.2 Khái niệm vềđào tạo nghềĐào tạo
nghềcó vịtrí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển vốn con người, nguồn
nhân lực, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động,
giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, góp phần phát triển KT-XH bền vững.
Đào tạo nghềlà một trong những giải phápđột phá của phát triển kinh tếxã hội
nhằm phát triển nhanh đội ngũ nhân lực kỹthuật trực tiếp, phục vụcông nghiệp hóa
–hiện đại hóa; góp phần đảm bảo an ninh xã hội và phát triển dạy nghềđược coi là
quốc sách hàng đầu.Nguyễn Mai Hương (2011), tại các nước công nghiệp hóa
mới (NICs) châu Á cho rằng lực lượng lao động có tay nghềcao là cầu nối giữa
những nhà khoa học và sản xuất. Vì thế, những nước này kết hợp phát
triển giáo dục nghềban đầu ởcảcấp trung học lẫn sau trung học, trường công lẫn
trường tư,
5hệchính quy lẫn phi chính quy, đểkhuyến khích học sinh tham gia vào hoạt động
đào tạo nghề.Max Forter (1979), dạy nghềlà đáp ứng các điều kiện sau: Gợi ra
những giải pháp cho người học, phát triển tri thức, kỹnăng và thái độ, tạo ra sựthai
đổi trong hành vi, đạt được những mục tiêu chuyên biệt.Võ Xuân Tiến (2010,
p.264) cho rằng “Đào tạo là hoạt động làm cho con người trởthành người có
năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định. Là quá trình học tập đểlàm cho người
lao động có thểthực hiện chức năng, nhiệm vụcó hiệu quảhơn trong công tác
của họ”.Hiện nay, lực lượng lao động nông thôn đang trong giai đoạn thừa lao
động giản đơn nhưng lại thiếu lao động chuyên nghiệp. Vì vậy, công tác đào tạo
nghềcho lao động nông thôn tronggiai đoạn hiện nay là rất cần thiết, đểđáp ứng yêu
cầu của xã hội đòi hỏi lao động phải có trình độ, tay nghềnhất định; góp phần

chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông thôn từhoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp chuyển lao động lĩnh vực phi nông nghiệp.Phạm Bảo Dương (2011,
p.674):” Đào tạo nghềcho lao động nông thôn, đặc biệtcho người nghèo, đồng bào
dân tộc thiểu sốđược xem là chìa khóa đểđa dạng hóa sinh kế, giúp họthoát
được ‘bẫy đói nghèo –poverty trap’ đểgiảm nghèo bền vững. Kinh nghiệm phát


triển nông thôn ởcác nước trên thếgiới cũng đã chỉrõ đào tạo nghềcũng là
phương thức hữu hiệu đểngười lao động có thểchuyển đổi nghềnghiệp sang
những ngành nghềđem lại cho họthu nhập cao hơn, tránh được ‘bẫy thu nhập trung
bình”.Theo điều 5, luật dạy nghề(2006), thì đào tạo nghề(dạy nghề) là: Hoạt động
dạy nghềvà học nhằm trang bịkiến thức, kỹnăng và thái độnghềnghiệp cần thiết
cho người học nghềđểcó thểtìm được việc làm hoặc tựtạo việc làm sau khi hoàn
thành khóa học.1.2 Chất lượng và chất lượng đào tạo nghề1.2.1 Chất lượngTheo
từđiển tiếng Việt, NXB Văn hóa –Thông tin (1999), chất lượng là phạm trù
triết học biểu thịnhững thuộc tính bản chất của sựvật, chỉrõ nó là cái gì,
6tính ổn định tương đối của sựvật phân biệt nó với sựvật khác, chất lượng là
đặc tính khách quan của sựvật. Chất lượng biểu thịra bên ngoài qua các thuộc tính.
Nó là cái liên kết các thuộc tính của sựvật lại làm một, gắn bó với sựvật như một
tổng thểbao quát toàn bộsựvật và không tách rời khỏi sựvật. Sựvật khi vẫn còn là
bản thân nó thì không thểmất đi chất lượng của nó. Sựthay đổi chất lượng kéo theo
sựthay đổi của sựvật. Vềcăn bản, chất lượng của sựvật bao giờcũng gắn với
tính quy định vềsốlượng của nó và không thểtồn tại ngoài tính quy định ấy. Mỗi
sựvật bao giờcũng là sựthống nhất giữa sốlượng và chất lượng”.Theo Iso 9000
(2000), chất lượng là mức độmà một tập hợp các đặc trưng vốn có đáp ứng
được các yêu cầu của khách hàng và những người khác có quan tâm.Chất
lượng sẽđược đánh giá bằng cách khách hàng xếp hạng tầm quan trọng của
các đặc trưng phẩm chấtđối nghịch với tính nhất quán và giá trịbằng tiền. Đào tạo
nghềsẽđảm bảo nâng cao chất lượng nếu thực hiện tốt các nhân tốnhư: Đáp
ứng yêu cầu của khách hàng, tập trung vào con người và mọi đóng góp xây dựng

tổchức của mình, có tầm nhìn dài hạn, quảnlý sựthay đổi một cách có hiệu quả, có
đổi mới, hữu hiệu, tổchức tiếp thịtốt với thịtrường.1.2.2 Chất lượng đào tạo
nghềChất lượng đào tạo và đào tạo nghềlà một khái niệm khó xác định, khó đo
lường và mỗi người có cách hiểu khác nhau. Vì vậy, kháiniệm chất lượng
trong giáo dục được đưa ra từnhiều góc độkhác nhau.Theo quan niệm truyền
thống, nếu xét chất lượng vềmột khóa học nghềcụthểthì chất lượng sẽđược xem xét
trên góc độlà khối lượng, kiến thức, kỹnăng mà khóa học đã cung cấp, mức độnắm,
sửdụng các kiến thức và kỹnăng của học sinh sau khóa học...Luật dạy nghề(2006):
Theo định nghĩa vềmục tiêu dạy nghề, chất lượng đào tạo ởcấp độnghềlà sựđáp
ứng các mục tiêu đềra của nhà trường. Đó là đào tạo nhân lực kỹthuật trực tiếp
trong sản xuất, dịch vụcó năng lực thực hành nghềtương xứng với trình độđào
tạo, có đạo đức, lương tâm nghềnghiệp, ý thức kỷluật, tác phong công nghiệp, có
sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học nghềsau khi


tốt nghiệp có khảnăng tìm việc làm, tựtạo việc làm hoặc học lên trình độcao hơn,
đáp ứng yêu cầu của sựnghiệp CNH -HĐH đất nước.Nguyễn ThịTính (2007,
p.24), cho rằng: “Chất lượng giáo dục -đào tạo được đánh giá qua mức độđạt
được mục tiêu đã đềra đối với một chương trình giáo dục –đào tạo;...Chất lượng
là kết quảcủa quá trình giáo dục –đào tạo được phản ánh ởcác đặc trưng vềphẩm
chất, giá trịnhân cách và giá trịsức lao động hay năng lực hành nghềcủa người tốt
nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình giáo dục –đào tạo theo các
ngànhnghềcụthể”.Nguyễn Văn Nhiên (2011), Chất lượng đào tạo nghềlà kết quảtác
động tích cực của tất cảcác yếu tốcấu thành hệthống đào tạo nghềvà quá trình đào
tạo vận hành trong môi trường nhất định.1.2.3Các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng đào tạo nghềTheo các tiêu chí đánh giá của Tổchức Lao động Quốc tế, gọi
tắt là tiêu chuẩn ILO 500 (2007) cho rằng, hiệu quảĐTN phụthuộc vào nhiều yếu
tố, nhiều điều kiện. Trong đó những yếu tốquan trọng nhất đó là chính sách,
chương trình đào tạo, đội ngũ GV,nhà xưởng và trang thiết bịdạy và học. Đểđảm
bảo hiệu quả, chất lượng ĐTN, cần phải giải quyết tốt các yếu tốtrên.Ngô

ThịThuận và Đồng ThịVân Hồng (2014), các yếu tốảnh hưởng đến chất lượng
đào tạo nghềlà: Độingũ cán bộgiảng dạy, chương trình đào tạo, cơ sởvật
chất.Cụthểlà nâng cao trình độđội ngũ giáo viên và cán bộquản lý;phát triển
chương trình, giáo trình đào tạo;tăng cường đầu tư trang thiết bịdạy nghề.Nguyễn
Văn Hùng (2015), các yếu tốtác động đến đảm bảo chất lượng đào tạo nghềbao
gồm các yếu tốkhách quan như: luật pháp, chính sách giáo dục và chính sách
giáo dục đào tạo nghề; cơ chếquản lý giáo dục; khoa học công nghệ; nhu cầu
của nền kinh tếhay nhu cầu của thịtrường lao độngvà các yếu tốchủquan bên trong
nhà trường nhưmục tiêu đào tạo của nhà trường; chương trình đào tạo; cơ sởvật
chất; đội ngũ giáo viên và cán bộquản lý.Thông tư số19/2010/TT-BLĐTBXHngày
7 tháng 7 năm 2010 của BộLao động –Thương binh & Xã hội tại chương I điều 4,
có Quy định hệthống tiêu chí,
8tiêu chuẩn kiểm định chất lượng Trung tâm dạy nghề, các tiêu chí đánh giá
bao gồm: Mục tiêu và nhiệm vụ; tổchức và quản lý; hoạt động dạy và học; giáo
viên và cán bộquản lý; chương trình và giáo trình; thư viện; cơ sởvật chất, thiết
bịvà đồdùng dạy học; quản lý tài chính; các dịch vụcho người học nghề.Mô hình
các nhân tốảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghềcủa Đặng Quốc Bảo (2004):
Theo Đặng Quốc Bảo, chất lượng đào tạo là kết quảcuối cùng đạt được bởi sựtác
động tích cực của các yếu tốcấu thành quá trình đào tạo. Có thểkhái quát quan
niệm trên qua mô hình sau:Hình 1.1.Các nhân tốảnh hưởng đến chất lượng đào
tạoTrong đó:Q: Là chất lượng đào tạo, chịu ảnh hưởng của các nhân tố: Môi
trường đào tạo; Đội ngũ giáo viên; Nội dung đào tạo; Cơ sởvật chất, tài chính;


Phương pháp và phương tiện đào tạo; Sinh viên.QMôi trườngSinh viênGiáo
viênNội dung đào tạoCơ sởvật chất, tài chínhĐào tạoPhương pháp và phương tiện
đào tạoĐào tạo
91.2.4Phân loại và các hình thức đào tạo nghềĐào tạonghềcó nhiều hình thức
phong phú và đa dạng, bao gồm: Đào tạo nghềdài hạn;đào tạo nghềngắn hạn;đào
tạo nghềtheo module; đào tạo nghềkèm cặp; đào tạo nghềlưu động. (Bùi Đức Tùng,

2007). Trong đềtài này chỉđềcặp đến loại hình ĐTN ngắn hạn: Là loại hình đào tạo
có thời hạn dưới một năm, chủyếu là đào tạo trình độsơ cấp nghềvà dưới 3 tháng.
Ưu điểm của hình thức đào tạo này là có thểtập hợp đượclực lượng lao động ởmọi
lứa tuổi, những người không có điều kiện học tập tập trung, đối tượng thuộc diện
hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộnghèo, người dân tộc
thiểu số, người tàn tật, người bịthu hồi đất canh tác, hộcận nghèo, đối tượng
khác...với sựhỗtrợcủa các cấp ủy đảng, chính quyềnđịa phương. (Tổng Cục DN,
2011).1.2.5Nông thônLà những vùng dân cư sinh sống bằng nghềnông nghiệp, dựa
vào tiềm năng của môi trường tựnhiên đểsinh sống và tạo ra của cải mới trong
môi trường tựnhiênđó. Haynông thôn là nơi nền sản xuất chủyếu dựa vào nông
nghiệp. Đây là vùng sản xuất cung ứng nguồn nguyên liệu cho chếbiến và tiêu
dùng của người dân (Wattpad, 2008).1.3 Các công trình nghiên cứu thực
nghiệm1.3.1 Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới1.3.1.1Ở Anh Người
dânởvùng nông thôn ít được đào tạo nên chỉlàm các công việc có tiền công
thấp, thấp hơn mức lương trung bình của cảnước. Trong khi đó khuynh hướng
vềthay đổi thành phần lao động của các ngành cùng với thay đổi kỹthuật đã dẫn
đến yêu cầu kỹnăng lao động cao (Anne and Irene, 2006). Ởthếhệtrước, lao động
chân tay không có kỹnăng cần có thểlực, khỏe mạnh và dẻo dai. Các đặc tính này
không phải là kỹnăng mà kỹnăng của lao độngngày nay cần có là khảnănggiao
tiếp, làm việc nhóm, v.v. (Borghans và ctv,2007).
10Những thách thứcđối với lao động và việc làm nông thôn: (1)là nhu cầu của nhà
tuyển dụng vềkỹnăng lao động; (2) doanh nghiệp nhỏvì sựchia sẻviệc làm của lao
động tại doanh nghiệp nông thôn lớn hơn thành thị, tuy nhiên, việc làm
thường xuyên và tiền lương có liên quan đến sựnâng cao kỹnăng lao động ởdoanh
nghiệp nhỏ. Sựhọc tập không chính thức và học từkinh nghiệm thường được chọn
bởi doanh nghiệp nhỏvà (3) Sựcân bằng giữa giáo dục và dạy nghề. (Anne
and Irene, 2006). 1.3.1.2Ở Trung QuốcViệc đào tạo nghềvà nâng cao kỹnăng
nghềnghiệp cần có sựphối hợp giữa các tổchức liên quan như thương mại, các
nhóm ngành nghề, tổchức phi chính phủ, hiệp hội công nghiệp và thương mại,
hội phụnữ, đoàn thanh niên và nguồn lực đào tạo của cộng đồng. Đào tạo nghềbao



gồm kiến thức cơ bản của nghềvà sựcạnh tranh cần thiết. Việc đào tạo nghềvà nâng
cao tay nghềphảitheo nhu cầu thịtrường lao động và đào tạo kỹnăng dướinhiều
hình thức như tổchức tập huấn tại nhà kết hợp với tập huấn tại trường, vừa làm vừa
học tại công ty kết hợp với 100% thời gian học, tựhọc nhóm với nhau có
sựhỗtrợcủa công ty và xã hội (ILO, 2006). 1.3.1.3Ở ĐứcTheo Wilhelm Wehren
(2010) cho rằng,ởĐức có khá nhiều lao độngtrẻhọc nghềnông. Gia đình của học
viên nào có xí nghiệp, trang trại, họkhông học nghềtại xí nghiệp của gia đình
mà họcởxí nghiệp khác. HV học lý thuyết rất ít, chủyếulà thực hành. Giáo dục Đức
gọi đó là hệthống đào tạo "kép". HVphải làm bài thi và có nhiều bối cảnh được đưa
ra đểHV phải tìm hướng giải quyết. Sau tốt nghiệp, học viênmới được xem là
"nhà nông". Saumột năm làm việc thực tế, HV tốt nghiệp hệtrung cấp mới
được học tiếp lên hệcao đẳng.Theo TS Horst Sommer (2013) một trong những
nguyên nhân tạo nên tính hấp dẫn trong đào tạo nghềtheo mô hình nước Đức là
sựtương hợp cao giữa yêu cầu thịtrường lao động và bức tranh dạy nghề; sựkết
hợp tương đối chặt chẽgiữa lý thuyết, đào tạo trong trường và đào tạo thực hành
tại xí nghiệp. Và theo TS Horst Sommer (2013) cũng nhấn mạnh “ỞĐức, tiêu
chuẩn nghềnghiệp do các khối đại diện doanh nghiệp, nghề
11nghiệp quy định. Thời gian qua chúng ta đã mất nhiều thời gian đểchỉnghỉrằng
cần chỉtăng cường cơ sởvật chất, nâng cao trang thiết bịdạy nghềthì sẽcải thiện
được bức tranh của các trường nghềmà quên rằng còn cần nhiều yếu tốkhác, như
thay chất đội ngũ giáo viên, tăng cường thời gian thực hành cho người học tại các
doanh nghiệp, thực hành ởcác vịtrí sẽlàm việc trong tương lai...”Tóm lại, Quá
trình ĐTN cho LĐNT cần có sựliên kết chặt chẽgiữa cơ sởDN và doanh nghiệp
tuyển dụng lao động, cơ sởDN và doanh nghiệp cần xây dựng chương trình DN
cụthể. Ngoài việc dạy lý thuyết ởtrường còn kết hợp cho HV thựchành tại
xưởng, từđó giúp HV làm quen với môi trường việc làm sau khi kết thúc khóa
học.1.3.2 Công trình nghiên cứu trong nướcĐến thời điểm 31/12/2014, dân
sốcảnước là 90,7 triệu người. Sốngười từ15 tuổi trởlên 70,06 triệu (chiếm

78% tổng dân số),trong đó có 54,4 triệu người thuộc lực lượng lao động. Lao
động từ15 tuổi trởlên đang làm việc trong các ngành kinh tế53,4 triệu người,
tăng 1,56% so với năm 2013, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm 46,6%; khu vực công nghiệp và xây dựng 21,4%; khu vực dịch vụ32%.
Mặc dù tiến trình đô thịhóa ởViệt Nam đã và đang diễn ra nhưng lao động thôn vẫn
cònđông đảo, chiếm gần 70% lực lượng lao động. Đặc biệt, vẫn còn khác biệt
vềmức độtham gia hoạt động kinh tếgiữa khu vực thành thịvà nông thôn,
khoảng 11,2 điểm phần trăm (70,5% và 81,7%). Bên cạnh đó, tỷlệtham gia lực
lượng lao động nữlà 73,6%, thấp hơn 9 điểm phần trăm so với tỷlệtham gia lực


lượng lao động nam (82,6%).(BộLĐ-TB & XH, 2014).Trình độvăn hóa và chuyên
môn kỹthuật (CMKT) của lao động nông thôn luôn thấp hơn so với mức chung của
cảnước. Có đến trên 83% lao động nông thôn chưa qua trường lớp đào tạo
CMKTnào và khoảng 18,9% lao động nông thôn chưa tốt nghiệp tiểu học đang làm
việc, nênkhảnăng chuyển đổi nghềnghiệp, tìm việchoặc tựtạo việc làm tốt hơn là
rất khó.Đồng thời với thói quen làm nghềnông nghiệp truyền thống và tình
trạng ruộng đất manh mún như hiện nay đã làm cho
12người nông dânbịhạn chếvềtính chủđộng, sáng tạotrong sản xuất, kinh
doanh, cũng như khảnăng tiếp cận thịtrường.Có nhiều bất cập trong đào tạo
nghềcho lao động nông thôn: Đào tạo nghềchưa đáp ứng so với nhu cầu tuyển
dụng của doanh nghiệp, nên nhiều học viên sau khi học xongkhông tìm được việc
làm, trong khi doanh nghiệp thì luôn có nhu cầu tuyển dụng lao động (Loan
Phương, 2008).Do chất lượng đào tạo thấp, ngành nghềđào tạo ítnên khôngphù
hợp với yêu cầu sản xuất và chưa đáp ứng cho nhu cầu phát triển. Thực
tếởcác trung tâm dạy nghềđội ngũ giáo viên đều thiếu và yếu vềchấtlượngcũng
nhưkỹnăng truyền đạt kiến thức cho người học; cơ sởvật chất, trang thiết
bịmáy móc phục vụhoạt động dạy nghềthiếu và lạc hậu (Song Nhi, 2007).
Lao động nông thôn có trình độvăn hóa thấp, nên việc tiếp thunhững kỹthuật
tiên tiến và sửdụng máy móc, thiết bịhiện đạigặp khó khăn. Các giáo trình còn

mang nặng tính hình thức, tính khoa học. Vấn đềkỷluật lao động, tác phong
lao động công nghiệp chưa được quan tâm trong dạy nghề. Vấn đềđào tạo nghềcho
lao động nông thôn cần phải được xã hội hoá và có sựtham gia đầy đủcủa các cấp
chính quyền, doanh nghiệp, có sựhỗtrợcủa các tổchức quốc tế(Song Nhi, 2007).
Chất lượng nguồn nhân lực ởĐBSCL thấp, thấphơn mức trungbình cảnước và các
vùng trong nước. Nguồn nhân lực phục vụcho các doanh nghiệp hiện nay ởĐBSCL
chủyếu là nguồn lao động phổthông, so với nhu cầu thịtrường lao động thì còn
thiếu và yếu; đểđáp ứng nhu cầu lao động ngày càng cao vềchất lượng của các
doanh nghiệpthìcần có chiến lược phát triển nguồn lực trong đó ưu tiên phát
triển trình độchuyên môn,kỹnăngnghềvà cơ cấu lao động hợp lý (Võ Hùng Dũng,
2003). Yếu tốquan trọng đểnâng cao khảnăng cạnh tranh của các doanh
nghiệp vừa và nhỏởĐBSCLlà chất lượng lao động, tuyển dụng và sửdụng lao động
hợp lý.NguyễnVăn Hùng (2005), sựmất cân đối vềtỉlệlao động một phần là do
nhận thức của đa sốngười dânluôn muốn học làm thầymà ít ai chịu họclàm thợ.
Trong khi đó tỷlệcửnhân, kỹsư ra trường thất nghiệp ngày càng nhiều. Bên cạnh,
một bộphận lao động chưa xác định được vai tròcủa việc đào tạonghềnênhọchấp


13nhận những công việc giản đơn với mức lương thấp. Chất lượng đào tạo tại các
cơ sởđào tạo còn thấp, khoảng cách giữa đào tạo với việc làm sau còn khá xa,
những kiến thức được học ởtrường hầu như chỉphục vụrất ít trong quá trình
làm việc hoặcphải được đào tạo lại từđầu. Máy móc, thiết bịphục vụcho đào tạotại
các cơ sởdạy nghềhầu hết là cũ kỹ, lạc hậu.Mối liên kếtgiữa cơ sởđào tạo với
doanh nghiệp chưa được quan tâm nên dẫn đến thừa lao động trong lĩnh vực này
nhưng lại thiếu lao động ởlĩnh vực khác, hoặc lao động thiếu kỹnăng làm một công
việc nhất định theo yêu cầu của người sửdụng lao động.Theo con sốthống kê của
Tổng cục Dạy nghề(BộLao động –Thương binh và Xã hội), năm 2015nước ta có
170 trường cao đẳng nghề, 342 trường trung cấp nghềvà 870 trung tâm dạy nghề.
Hệthống trường nghềphát triển sâu rộng trong cảnước, tuy nhiên chất lượng đào
tạo chưa tương xứng.Ông Phạm Vũ Quốc Bình, Cục trưởng Cục Kiểm định chất

lượng dạy nghề(Tổng cục Dạy nghề) thừa nhận: Điểm nghẽn của hệthống
trường nghềcủa nước ta hiện nay là chất lượng đào tạo của các trường. Hiện mới
có 30 trường áp dụng hệthống quản lý chất lượng ISO 9001:2008, nhiều
trường đã xây dựng xong nhưng không áp dụng. Vì vậy,chất lượng đào tạo thấp,
học sinh ra trường không tìm được việc làm do không đáp ứng được yêu cầu của
thịtrường lao động. Phan Minh Hiền và Nguyễn Quang Việt (2011), đào tạo
nghềđáp ứng nhu cầu doanh nghiệp còn hạn chếởmột sốnội dung sau: Chưa đáp
ứng được lao động trình độkỹthuật cao (trình độtrung cấp nghềvà cao đẳng nghề);
lao động qua đào tạo làm việc tại doanh nghiệp phần lớn được xếp ởmức trung
bình, khi tham gia thếgiới việc làm người lao động có trình độtrung cấp nghềcần
có thời gian đểthích ứng với thực tếsản xuất; các điều kiện đảm bảo chất lượng
còn nhiều bất cậpnhư tỷlệgiáo viên có trình độtrên đại học chiếm tỷlệrất ít, nhiều
giáo viên chưa có khảnăng dạy tích hợp, kinh phí nhà nước đầu tư cho đào tạo
nghềcó tăng nhưng chậm, máy móc thiết bịdạy học lạc hậu so với yêu cầu sản
xuất hiện nay trong khi công nghệsản xuất thay đổi liên tục; kiểm định chất lượng
dạy nghềcòn một sốbất cập như ít trường thuộc vùng kinh tếkhó khăn, vùng sâu,
vùng xa được kiểm định
nhiều trườngđược kiểm định chưa đáp ứng yêu cầu của nhiều tiêu chí, tiêu chuẩn;
hệthống thông tin gắn kết giữa đào tạo và thịtrường lao động từtrung ương đến địa
phương chưa được xây dựng, cơ sởdữliệu và chất lượng thông tin dựbáo vềcung –
cầu lao động còn hạnchế, các trung tâm giới thiệu việc làm chưa thực hiện tốt các
hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, thu thập, cung cấp thông tin thịtrường
lao động; mối quan hệgiữa cơ sởdạy nghềvà doanh nghiệp chưa cao, các
doanh nghiệp chưa quan tâm đầy đủđến hoạtđộng hợp tác với cơ sởdạy nghề, chưa
có hệthống chính sách đồng bộvềtăng cường quan hệhợp tác giữa cơ sởdạy


nghềvà doanh nghiệp. Đểđáp ứng nhu cầu doanh nghiệp của đào tạo nghề, tác
giảkiến nghịmột sốgiải pháp sau: Phát triển hệthống thông tinvềđào tạo và
thịtrường lao động; quy hoạch mạng lưới cơ sởdạy nghềđáp ứng nhu cầu

doanh nghiệp vềcơ cấu ngành nghềvà cơ cấu trình độlao động; tăng cường năng
lực đội ngũ giáo viên dạy nghề; đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo
theo nhu cầu của doanh nghiệp; tăng cường cơ sởvật chất, trang thiết bịdạy học;
xây dựng tiêu chuẩn kỹnăng nghềphù hợp với yêu cầu sản xuất; hoàn thiện cơ
chế, chính sách liên kết giữa đào tạo với sửdụng.Trịnh Thành (2011), xác định chất
lượng đào tạo chịu ảnhhưởng bởi 3 yếu tốđó là: Cơ sởvật chất, đội ngũ giáo viên,
tổchức và quản lý đào tạo với mức độtác động khác nhau. Kết quảnghiên cứu đã
xác định yếu tốđội ngũ giáo viên có tác động mạnh nhất, tiếp theo là yếu tốtổchức
và quản lý đào tạo và sau cùng là yếu tốcơ sởvật chất.Nguyễn ThịKim Thu (2012),
công tác đào tạo nghềtại các trường dạy nghềtrên thành phốHà Nội còn nhiều tồn
tại và bất cập như: Nội dung, chương trình đào tạo chưa đổi mới kịp thời, nội
dung còn nặng vềlý thuyết chưa chú trọngđến kỹnăng thực hành; phương pháp
đào tạo còn lạc hậu, chưa phát huy tính chủđộng, sáng tạo của người học; đội ngũ
giáo viên dạy nghềmột sốchưa đạt chuẩn, chưa có nghiệp vụsư phạm còn cao; cơ
sởvật chất và trang thiết bịthực hành còn thiếu, máy móchỏng, lạc hậu.
15Như vậy, chất lượng đào tạo nghềbịảnh hưởng bởi các nhân tố: Đội ngũ giáo
viên, chương trình đào tạo, cơ sởvật chất, dịch vụhỗtrợ, người học nghề, môi
trường học tập.Chương trình đào tạo nghề:CTĐTvừa là chuẩn mực đào tạo, vừa là
chuẩn mực đểđánh giá chất lượng đào tạo. Chất lượng đào tạo được đánh giá qua
khảnăng của học viênsau khi tốt nghiệp có đáp ứng được yêu cầu thịtrường lao
động hay không, do đó chương trình đào tạo phải đạt được mục tiêu ĐTN như
trong điều 33 Luật Giáo dục năm 2005 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục
nghềnghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹnăng nghềnghiệp ởcác trình
độkhác nhau, có đạo đức, lương tâm nghềnghiệp, ý thức kỷluật, tác phong CN, có
sức khỏe, nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khảnăng tìm kiếm việc làm,
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế–xã hội, củng cốquốc phòng, an ninh”,
chương trình dạy nghềđược đào tạo theo các trình độ: dưới 3 tháng, sơ cấp nghề,
trung cấp nghềvà cao đẳng nghề.Theo Wentling: “CTĐT là một bản thiết kếtổng
thểcho một hoạt động đào tạo (đó có thểlà một khóa học kéo dài vài giờ, một ngày,
một tuần hoặc một vài năm) bản thiết kếtổng thểđó cho biết toàn bộnội dung

cần đào tạo, chỉrõ ra những gì có thểtrông đợi ởngười học; nó phát họa ra quy
trình cần thiết đểthực hiện nội dung đào tạo; phương pháp đào tạo và cách thức
kiểm tra đánh giá kết quảhọc tập...tất cảchúng được sắp xếp theo một thời gian
biểu chặt chẽ”. (Được trích bởi ĐỗTrọng Tuấn và Lương Minh Anh, 2012).Nội


dung của đào tạo nghềmà trang bịcho người học những kiến thức, kỹnăng,
thái độnghềnghiệp cần thiết,như trong điều 34 Luật giáo dục năm 2005 đã xác
định: “Nội dung giáo dục nghềnghiệp phải tập trung đào tạo năng lực thực
hành nghềnghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khỏe, rèn luyện
kỹnăng theo yêu cầu đào tạo của từng nghề, nâng cao trình độhọc vấn theo yêu
cầu đào tạo”Phương pháp đào tạo nghềlà cách thức hoạt động giữa thầy và trò
đểtối ưu mục đích hoạt động dạy và học, trong điều 34 Luật giáo dục năm
2005:” Phương pháp giáo dục phải kết hợp rèn luyện kỹnăng thực hành với giảng
dạy lý thuyết để
16giúp người học có khảnăng hành nghềvà phát triển nghềnghiệp theo yêu cầu của
từng công việc”.Đội ngũ giáo viên: ĐNGV đóng vai trò quyết định trong việc đảm
bảo chất lượng đào tạo. Vì vậy, giáo viênphải là người biết khuyến khích sựđam
mê học hỏi của học trò và có sựhỗtrợtích cực cho học trò trong suốt quá trình học.
Với vai tròlà: trang bịkiến thức, hướng dẫn kỹnăng; tạo lập nhân cách cho người
học. Người GV DN, trước hết phải yêu nghề; phải có trình độchuyên môn và tay
nghềgiỏi, có tài năng sư phạm, biết ngoại ngữvà sửdụng thành thạo các phương
tiện hỗtrợdạy học.Cơ sởvật chất –trang thiết bịDN:Cơ sởvật chất và TTB dạy và
học có vai trò tích cực trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Đểđảm bảo
sau khi tốt nghiệp, người học có thểứng dụng nghềđã học vào thực tiễn, hoặc đáp
ứng được yêu cầu của người sửdụng lao động, đó là nhanh chóng tiếp cận và làm
chủđược công nghệthì cơ sởĐTN phải trang bịCSVC, TTB thực hành đầy đủ,
đồng bộ, hiện đại, phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, đểphục vụcho công
tác dạy và học của giáo viên và học viên.Nguyễn Văn Hùng (2015), Hoạt động dạy
nghềchú trọng đến việc rèn luyện kỹnăng và tay nghềcho người học. Chính vì vậy,

người học cần được tạo điều kiện tốt nhất vềcơ sởvật chất cho học tập và thực
hành.Dịch vụhỗtrợ:Chất lượng dịch vụhỗtrợtrong hoạt động đào tạo nghềlà dựa
vào thái độphục vụcủa đội ngũ nhân viên trong trường, cán bộquản lý công tác đào
tạo nghề, sựquan tâm của lãnh đạo địa phương, của nhà trường trong việc định
hướng nghềnghiệp, dịch vụsinh hoạt. Sựthân thiện phục vụtận tình sẽgóp
phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề.Người học nghề:Là mục tiêu trọng tâm của
quá trình đào tạo nghề. Cho dù cơ sởvật chất đầy đủ, hiện đại; đội ngũ giáo viên
có trình độchuyên môn và kỹnăng nghềcao đến đâu mà thái độ, ý thức, khảnăng
của người học không cao cũng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề.
17Môi trường học tập:Cũng là một trong những nhân tốảnh hưởng không
nhỏđến chất lượng dạy và học. Khi môi trường học tập tốt, thân thiện, cơ sởđào tạo
thểhiện đúng trách nhiệm của mình thì chất lượng đào tạo nghềsẽđạt hiệu quả.1.4


Hạn chế của đào tạo nghề nông thônCả nước hiện có(năm 2015) 170 trường cao
đẳng nghề, 342 trường trung cấp nghề và 870 trung tâm dạy nghề. Nhiều trường
thuộc ngành Lao động-Thương binh và Xã hội được xây dựng bềthế. Thế nhưng
việc dạy nghề trong nhiều trường công lập chưa đạt yêu cầu, do chưa gắn với nhu
cầu của sản xuất, kinh doanh, của thị trường lao động nhiều người học xong không
tìm được việc làm hoặc tìm được việc nhưng nơi tuyển dụnghọ phải tốn thêm thời
gian và kinh phí để đào tạo lại. Cũng có nguyên nhân do các trường này thiếu trang
thiết bị cần thiết cho việc dạy và học,thiếu giáo viêngiỏi, địa điểm tổ chức lớp đôi
khi không thuận tiện cho việc đi lại của học viên .Sau5 năm triển khai Đề án 1956,
tỉnh Hậu Giang đạt được những kết quả tích cực nhưngcũng còn nhiều hạn chế, bất
cập như: Công tác dạy nghề vẫn chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn. Việc triển khai công tác dạy nghề còn chậm, thiếu
đồng bộ, chưa phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương. Một số nơi dạy
nghề còn chạy theo số lượng, chất lượng thấp, chưa phù hợp với nhu cầu của người
học và người sử dụng lao động. Trên thực tế, một số nghề như: Sửa chữa, cài đặt
máy vi tính; sửa xe gắn máy; sửa chữa điện thoại di động... được chính người học

đánh giá không cao, bởi thời gian học chỉ có 3 tháng thì người lao động khó mà
thành thạo đượcnghề. Theo đánh giá của nhiều địa phương, bài toán phát triển bền
vững cho công tác dạy nghề -việc làm đối với lao động nông thôn hiện nay còn rất
nan giải, bởi lao động địa phương chưa thực sự mặn mà với việc học nghề. Người
học nghề chưa xác định đúng mục tiêu học tập dẫn đến việc học xong không đi làm
hoặc không tìm được việc làm phù hợp. (Như Nguyệt, 2015)Qua 03 năm thực hiện
đề án 1956 của Chính phủvẫn còn tồn tại một số hạn chế trong ĐTN cho LĐNT
như sau: (1) chất lượng ĐTN, mặc dù đã có chuyển biến
18nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động về tay nghề và
các kỹ năng mềm như tác phong CN; (2) cơ cấu đào tạo theo cấp trình độ và nghề
đào tạo chưa hợp lý, chưa gắn bó hữu cơ với nhu cầu nhân lực của từng ngành,
từng địa phương; chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực kỹ thuật chất lượng cao cho
SX và thị trường lao động; (3) các điều kiện bảo đảm chất lượng DN còn bất cập;
GV DN còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng; (4) cơ chế, chính sách quản
lý và phát triển DN chưa đồng bộ; (5) việc chuyển ĐTN từ năng lực sẵn có của cơ
sở DN sang đáp ứng nhu cầu xã hội và thị trường lao động còn chậm; (6) chưa
thiết lập được mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở DN. Sự tham
gia của doanh nghiệp vào hoạt động DN còn thụ động, chưa có văn bản xác định
doanh nghiệp là một trong những chủ thể của hoạt động DN; (7) chưa có chính
sách tạo động lực đủ mạnh để thu hút người học nghề và người DN; chính sách
tuyển dụng, sử dụng lao động chưađủ hấp dẫn. Nguồn lực tài chính từ ngân sách


nhà nước dành cho DN còn thấp (khoảng 0,5% GDP, trong khi tỷ lệ này ở các nước
thuộc EU là 1,1%). (Theo Bộ LĐ -TBXH, 2011).Những năm qua, mặc dù đã có
nhiều cố gắng, song phải nhìn nhận một thực tế là công tácđào tạo nghề, tạo việc
làm trên địa bàn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn hạn chế. Đó là đầu
vào các cơ sở dạy nghề còn thấp, quy mô nhỏ hẹp; cơ sở vật chất và đội ngũ giáo
viên phục vụ dạy nghề thiếu. Bên cạnh đó là những khó khăn xuất phát từ chính
bản thân những người cần đào tạo nghề. Từ trước tới nay, lao động nông thônđã

quen với cách sản xuất truyền thống, nên dù được đào tạo tận tình, nhưng sau khi
họcxong, rất nhiều lao động nông thônlại quay về với cách làm cũ hoặc vẫn duy trì
thói quenỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Lao động nông thôn tham gia học nghề
hầu hết tuổi cao, trình độ học vấn thấp, điều kiện giao thông đi lại khó khăn; cùng
với tâm lý lo ngại sau khi đi học không tìm được việc làm, không có vốn... đã làm
hạn chế đáng kể sựtham gia tự giác, nhiệt tình của người có nhu cầu học nghề. Đây
cũng là khó khăn chung của nhiều địa phương trên cả nước trong quá trình triển
khai Chương trình Đào tạonghề cho lao động nông thôn (Tạp chí Cộng Sản, 2012).
19Theo Nguyễn Ngọc Phi (2012) chorằng: Một trong những nguyên nhân chủ yếu
khiến LĐNT không quan tâm tới học nghề là do chương trình học chưa phù hợp
dẫn tới học nghề không đem lại hiệu quả. Có những chương trình học quá chi tiết
về kỹ thuật nghề khiến người dân khó áp dụng vào thực tế. Mặt khác, lại có những
chương trình học thời gian chỉ cần khoảng một tháng lại kéo dài tới ba tháng gây
lãng phí thời gian, tiền bạc.Việc dạy nghề chưa gắn với giải quyết việc làm còn
xuất phát từ nguyên nhân xét chọn các đối tượng chưa thực sự chính xác,dẫn đến
thái độ học tập của học viên không đảm bảo theo thời gian quy định, còn ỷ lại vào
các chính sách hỗ trợ của nhà nước. Bên cạnh đó, công tác khảo sát nhu cầu học
nghề và đề xuất đào tạo của địa phương chưa phù hợp với hoàn cảnh của người
học và nhucầu, định hướng phát triển của địa phương (Trần Lưu, 2011).Đề án đào
tạo nghề cho lao động nông thôn tại nhiều địa phương còn thiên về chạy theo số
lượng người học để giải ngânnguồn vốn, thiếu sự tính toán trên cơ sởkhoahọc và
kinh tế để xác định nghềcần đào tạo cho người dân; chưa thấy được việc giải
quyết lao động dư thừa trong nông thôn với xác định ngành nghề để
chuyển đổi cơ cấu lao động nhằm phát triển kinh tế là bài toán khó, lâu dài mà
Đảng, Nhà nước đang tậptrung giải quyết (Tạpchí Cộng sản, 2012).1.5Mô hình lý
thuyết nghiên cứuTừcơ sởlý thuyết, mô hình nghiên cứu, các tiêu chí đánh giá chất
lượng đào tạo nghềcủa BộLao động –Thương binh & Xã hội, kếthừa các nghiên
cứu trước và trước thực tiễn của địa phương, tác giảchọn ra một sốnhân tốchính
ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghềcho lao động nông thôn thông qua
sựđánh giá của người học đểthực hiện khảo sát cho nghiên cứu của mình.



Các nhân tốđó là: Chương trình đào tạo nghề, cơ sởvật chất, đội ngũ giáo viên
dạy nghề,môi trường học tập, chất lượng dịch vụ, người học nghề.Tác giảxin
đềxuất mô hình các nhân tốảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghềnhư sau:
21Tóm tắt chương 1Mục đích của chương này là đưa ra mô hình nghiên cứu, nhằm
xác định nội dung chính và hướng đi của đềtài. Tác giảđã dựa vào cơ sởlý thuyết
từcác quan điểm, bài học kinh nghiệm, tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo của
BộLao động –Thương binh & Xã hội cùng với những nghiên cứu của một
sốtác giảtrong và ngoài nước trước đây khi đềcập đến chất lượng đào tạo nghềphù
hợp với đối tượng đánh giá là người học.Ngoài ra, tác giảcũng dựa trên môhình
chất lượng đào tạo của Đặng Quốc Bảo với kết luận: Chất lượng đào tạo là kết
quảcuối cùng đạt được bởi sựtác động tích cực của các yếu tốcấu thành trong quá
trình đào tạo đó là mục tiêu đào tạo, cơ sởvật chất, đội ngũ giáo viên, nội dung đào
tạo, người học, phương pháp, phương tiện phục vụđào tạo. Từđó, đềtài sẽtập
trung nghiên cứu vào các nhân tốảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghềnhư:
Chương trình đào tạo, cơ sởvật chất, đội ngũ giáo viên, môi trường học tập, dịch
vụhỗtrợ, người học nghề.Toàn bộcơ sởlý thuyết là căn cứcho định hướng cũng như
đưa ra phương pháp nghiên cứu.
22Chương2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên
cứuChâu Thành là một trong bảy huyện, thịthuộc tỉnh Hậu Giang, huyện Châu
Thành có vịtrí địa lý kinh tếvới nhiều thuậnlợi phát triển, phía Bắc giáp thành
phốCần Thơ, chính vịtrí tiếp giáp với thành phốlớn, có bềdày phát triển công
nghiệp, đô thị, dịch vụcủa cảvùng đồng bằng sông Cửu Long đó là điều kiện thừa
hưởng sựlan tỏa kếthừa thành tựu đi trước của TP.Cần Thơ làm nền tảng thúc đẩy
công nghiệp phát triển. Phía Nam giáp thịxã Ngã Bảy và tỉnh Sóc Trăng. Phía
Đông giáp tỉnh Vĩnh Long. Phía Tây giáp huyện Châu Thành A. Đây cũng là điều
kiện kinh tếthuận lợi giúp cho huyện có động lực tăng tốc, thay đổi cơ cấu kinh
tế, chuyển đổi nông nghiệp, công nghiệp và tiếp cận công nghệcao.Hình 2.1.Sơ
đồliên hệvùng huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang

23Huyện Châu Thành gồm 9 đơn vịhành chính: Thịtrấn Ngã Sáu, Thịtrấn Mái
Dầm, xã Đông phước, xã Phú An, xã Đông Thạnh, xã Phú Hữu, xã Đông Phước A
và xã Phú Tân.Huyện Châu Thành có vịtrí khá quan trọng vềan ninh quốc
phòng và kếhoạch phát triển sản xuất công nghiệp, sản xuất nông sản hàng hóa và
thương mại dịch vụ. Thếmạnh của huyện là sản xuất lúa, trái cây và nuôi
trồng thủy sản, là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho các cơ sởcông


nghiệp chếbiến tại huyện và trong tỉnh.Hiện tại huyện Châu Thành còn rất nhiều
khó khăn trong việc phát triển giao thông đường bộ, cơ sởhạtầng kỹthuật còn
thiếu và chưa đồng bộ, điều kiện đểgiao lưu kinh tếcòn hạn chếvà các yếu
tốbất lợi khác, cũng như việc tiếp nhận những ưu đãi đầu tư và chuyển giao các
tiến bộkhoa học, kỹthuật, công nghệ, đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực so với
nhiều địa phương khác còn nhiều khó khăndo hầu hết các xã đều thuộc các vùng
sâu, vùng xa, đơn thuần sản xuất nông nghiệp; qui mô và sốlượng sản xuất công
nghiệp –tiểu thủcông nghiệp, kinh doanh thương mại –dịch vụcòn hạn chế; mức
độtiếp nhận thông tin, khoa học, kỹthuật chưa nhiều, đô thịphát triển chưa
cao.Tuy nhiên, huyện Châu Thành với lợi thếnằm tiếp giáp với Thành phốCần Thơ
(là Trung tâm động lực phát triển kinh tế-xã hội và khoa học, công nghệcủa vùng
Đồng bằng Sông Cửu Long), có tuyến Quốc lộ1A, quốc lộNam Sông Hậu,
khu công nghiệp Sông Hậu và nhiều tuyến đường tỉnh chạy qua nên huyện có: điều
kiện thuận lợi đểthu hút đầu tư cho phát triển công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt là
các ngành công nghiệp nặng, chếbiến thủy sản và đã được xác định là địa bàn phát
triển công nghiệp trọng điểm của tỉnh, có triển vọng và cơ hội thuận lợi trong việc
thu hút đầu tư phát triển các độthịmới, chuyển đổi cơ cấu kinh tếtheo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa làm thay đổi bộmặt của huyện. Bên cạnh đó, phần
lớn diện tích đất sản xuất nông nghiệp nằm trong vùng quy hoạch sản xuất
lúa chất lượng cao và cây ăn trái tập trung của tỉnh, có mối quan hệkinh tế-xã hội
khăng khích với thịxã Ngã Bảy, huyện Phụng Hiệp, Châu Thành A, thành
phốCần Thơ

24và huyện KếSách (tỉnh Sóc Trăng). Do đó, nếu được đầu tư đúng mức huyện
Châu Thành sẽcó điều kiện phát triển kinh tếxã hội theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ởmức cao, là trung tâm phát triển công nghiệp của tỉnh trong
tương lai. 2.2 Thực trạng công tác đào tạo nghềcho lao động nông thôn của
huyện2.2.1 Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền đối với công tác đào
tạo nghề cho lao động nông thônCăn cứNghịquyết số24/2008/NQ-CP ngày
28/10/2008 của Chính phủban hành chương trình hành động của Chính phủthực
hiện Nghịquyết Hội nghịlần thứ7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X
vềnông nghiệp, nông thôn, nông dân; Quyết định số1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng
11 năm 2009 của Thủtướng Chính phủphê duyệt Đềán “Đào tạo nghềcho lao động
nông thôn đến năm 2020”. Ủy ban nhân dân huyện ChâuThành ban hành
Quyết định số2067/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2010 vềviệc thành lập Ban
chỉđạo Đềán: “Đào tạo nghềcho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Châu
Thành đến năm 2020” và Ban hành Kếhoạch số01/KH-UBND ngày 10 tháng 01
năm 2011 vềviệc đào tạo nghềcho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Châu


Thành đến năm 2020. Trong kếhoạch có sựphân công cụthểnhiệm vụcủa các
phòng, ban ngành đoàn thể, các xã, thịtrấn, trong đó phòng Lao động –Thương
binh &Xã hội là cơ quan thường trực; có xâydựng mục tiêu dạy nghềcụthểcho từng
giai đoạn và cũng có dựtrù kinh phí đểthực hiện kếhoạch.2.2.2 Chính sách về
đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Châu Thành, tỉnh Hậu GiangLao
động nông thôn học nghềthuộc đối tượng hưởng chính sách ưu đãingười có
công với cách mạng, hộnghèo, người dân tộc, người tàn tật, người bịthu hồi đất
canh tác đượchỗtrợchi phí học nghềngắn hạn (trình độsơ cấp nghềvà dạy nghềdưới
3 tháng) với mức tối đa 3.000.000 đồng/người/khóa học, hỗtrợtiền ăn 15.000
đồng/người/ngày thực học; ngoài ra hỗtrợtiền đi lại nếu khoảng cách đilại từnhà
đến nơi học trên 15km.
25Đối tượng học nghềthuộc diện cận nghèo mức hỗtrợchi phí học nghềngắn hạn
tối đa 3.000.000 đồng/người/khóa học; hỗtrợtiền ăn 10.000 đồng/người/ngày thực

học.Lao động nông thôn học nghềthuộc diện đối tượng khácđược hỗtrợchi phí học
nghềngắn hạn tối đa 2.000.000 đồng/người/khóa học; hỗtrợtiền ăn 10.000
đồng/người/ngày thực học.Người học nghềđược vay vốn học nghềvà đểtựtạo việc
làm với lãi suất ưu đãi; nếu lao động nông thôn sau khi học xong nghềvềlàm ổn
định ởnông thôn còn được hỗtrợ100% lãi suất vốn vay học nghề.Người dạy
nghề(cán bộkỹthuật, kỹsư, người lao động có tay nghềcao tại các doanh nghiệp
và trung tâm khuyến nông –lâm –ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy
nghềcho lao động nông thôn được trảtiền công giảng dạy với mức tối thiểu 25.000
đồng/giờ; người dạy nghềlà các tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp
được trảtiền công giảng dạy với mức tối thiểu 300.000
đồng/người/buổi.2.2.3 Số lượng lao động nông thôn được đào tạo nghề trên địa
bàn huyện giai đoạn 2010 -2014Công tác đào tạo nghềcho lao động nông thôn
trên địa bàn huyện Châu Thành thời gian qua được sựquan tâm hướng dẫn của
cấp tỉnh, lãnhchỉđạo của UBND huyện, sựphối hợp giữa các ban ngành huyện,
các xã, thịtrấn, cùng với sựchủđộng của cơ quan chuyên môn (phòng Lao động –
Thương binh & Xã hội, Trung tâm dạy nghề, phòng Nông nghiệp) trong việc
đầu tư cơ sởvật chất, trang thiết bị, mởrộng các ngành nghềđào tạo phù hợp
với nhu cầu học nghềcủa lao động nông thôn và nhu cầu tuyển dụng của
thịtrường lao động, công tác tuyên truyền và tư vấn học nghềđã làm cho người
lao động nông thôn có sựchuyển biến tích cực vềnghềnghiệp nên sốlượng nhu cầu
học nghềcủa lao động nông thôn và chất lượng đào tạo nghềcủa huyện Châu Thành
tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, sốlượng lao động nông thôn được đào tạo qua
các năm không đạt so với nhu cầu học nghề, do hàng năm tỉnh giao chỉtiêu
mởlớp vềcho huyện thấp hơn nhu cầu


26học nghềcủa lao động nông thôn và chỉtiêu của huyện giao, sốlượng lao
động được đào tạo dài hạn chưa có; chất lượng đào tạo nghềcho lao động nông
thôn vẫn chưa đáp ứng được cho nhu cầu của thịtrường lao động. Đây là một vấn
đềbất cập cần được sớm xem xét và giải quyết.Bảng 2.1.Lao động nông thôn được

đào tạo nghềgiai đoạn 2010 -2014NĂMĐĂNG KÝ HỌC NGHỀ(HỌC VIÊN)KẾT
QUẢĐÀO TẠO (HỌC
VIÊN)TỶLỆ(100%)201063063010020117256609120121.05075071,4320131.370
6965120141.51055836,9TỔNG5.2853.294Nguồn: Phòng Lao động –Thương binh
& Xã hộiTừBảng 2.1, cho thấy từnăm 2010 đến năm 2014 tổng sốhọc viên đăng
ký học nghềlà 5.285 học viên. Cụthể, năm 2010 có 630 học viên đăng ký học
nghề, năm 2011 có 725 học viên đăng ký học nghề, năm 2012 có 1.050 học viên
đăng ký học nghề, năm 2013 có 1.370 học viên đăng ký học nghề, năm 2014 có
1.510 học viên đăng ký học nghề.Kết quảđào tạo nghềgiai đoạn 2010 -2014: Toàn
huyện đã đào tạo nghềcho lao động nông thôn là 3.294 lao động. Cụthể: Năm
2010, sốhọc viên được đào tạo là 630 học viên, đạt 100% sốhọc viên đăng ký
học nghề, đạt 51,23% kếhoạch huyện giao (1.230 lao động); năm 2011 sốhọc
viên được đào tạo là 660 học viên, đạt 91% sốhọc viên đăng ký học nghề, đạt
70,97% kếhoạch huyện giao; năm 2012 sốhọc viên được đào tạo là 750 học viên,
đạt 71,43 sốhọc viên đăng ký học nghề, đạt 86,21% kếhoạch huyện giao; năm
2013 sốhọc viên được đào tạo là 696 học viên, đạt 51% sốhọc viên đăng ký học
nghề, đạt 79,1%kếhoạch huyện giao; năm
272014 sốhọc viên được đào tạo là 558 học viên, đạt 36,9% sốhọc viên đăng ký
học nghề, đạt 80,10% kếhoạch huyện giao.2.2.4 Những ngành nghề đào tạo cho lao
động nông thônBảng 2.2.Bảng hệthống các ngành nghềđào tạo của
huyệnSTTNgành nghềđào tạo1Kỹthuật chếbiến món ăn2Cài đặt sửa chữa máy vi
tính3Sửa xe gắn máy4May công nghiệp5Sửa điện thoại6Chếbiến thủy sản7Trồng
cây có múi8Trồng nấm rơm9Nề10Hàn11Xây dựng12Xâu hạt kết cườm13Đan lục
bình14Chăn nuôi gia súc, gia cầm15Nuôi thủy sản16Cắt, uốn tóc17Chăm sóc cây
cảnh18 Sửa chữa điện dân dụng19Sửa chữa điện tử20 Tin học21Lái xe ô tôNguồn:
Phòng Lao động –Thương binh &XH huyện
28Hàng năm qua nhu cầu học nghềcủa lao động nông thôn, bên cạnhđiều kiện
nguồn lực sẵn có của Trung tâm dạy nghềhuyện, thì Trung tâm phảihợp đồng với
các Trung tâm dạy nghềcủa các huyện khác trong tỉnh và các Trường dạy
nghềngoài tỉnh đểmởcác lớp đào tạo nghềđáp ứng nhu cầu học nghềcủa lao động

nông thôn. Tuy nhiên, cũng có nhiều ngành nghềlao động nông thôn có nhu
cầu học nhưng không mởlớp được do sốhọc viên đăng ký học không đảm bảo


sốlượng theo quy định đểmởlớp.2.2.5Đội ngũ giáoviên, cán bộ quản lý dạy nghề
của huyệnHiện tại, Trung tâm dạy nghềhuyện Châu Thành có tổng sốgiáo
viên, cán bộquản lý là 42 người(36 giáoviên và6 cán bộquản lý), ký hợp đồng
thỉnh giảng với giảng viên, giáo viên của các trường Trung cấp nghề, Cao đẳng
nghềvà các trungtâm dạy nghề, cán bộkhoa học của các trung tâm khuyến nông,
khuyến ngư, phòng Nông nghiệp trong và ngoài huyện...cùng tham gia dạy nghề.
Biên chế1 cán bộchuyên trách vềdạy nghềthuộc phòng Lao động –Thương Binh &
XH. Hầu hết giảng viên và cán bộquản lý đều có trình độchuyên môn và tay
nghề.2.2.6 Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề của huyệnHiện Huyện Châu
Thành có một trung tâm dạy nghềvới tổng diện tích 3000m2, trong đó: Có
một trụsởlàm việc, một phòng học nghềhàn điện công nghiệp, 4 phòng học
thực hành và đượctrang bịmáy móc cơ sởvật chất một sốngành nghềphục vụcho
công tác giảng dạy như nghềcơ khí, nghềsửa chữa cài đặt máy vi tính, nghềmay
công nghiệp, nghềđiện dân dụng –công nghiệp, nghềkỹthuật xây dựng,
nghềsửa chữa điện thoại di động, nghềlàmtóc. Tuy nhiên, trang thiết bịdạy
nghềcòn thiếu không đáp ứng đủcác ngành nghềcần mởlớp hàng năm. 2.2.7
Chương trình, giáo trình dạy nghềĐến nay, Trung tâm dạy nghềđã ban hành
chương trình, giáo trình 14 nghềtrình độsơ cấp nghềvà dạy nghềthường xuyên
đểtriển khai đào tạo nghềcho lao động nông thôn. Tuy nhiên, sốlượng giáo trình,
tài liệu còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu cho người học nghềcảvềsốlượng
và nội dung
30Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1 Quy trình nghiên cứuHình 3.1.
Quy trình nghiên cứu3.2Phương pháp nghiên cứuBước điều tra đểxây dựng bảng
câu hỏi:Đặt vấn đềnghiên cứuCơ sởlý thuyếtĐiều tra khảo sátXửlý sốliệu thu
thậpđượcKiểm định thang đoPhân tích nhân tốkhám phá EFAĐiều chỉnh mô
hìnhPhân tích hồi quyKết quảnghiên cứuKết luận, kiến nghịXây dựng thang

đo(Nháp)Nghiên cứu sơ bộ:-Phỏng vấn thử-Khảo sát sơ bộThang đo chính thức
31+ Nghiên cứu tổng hợp lý thuyết từcác nghiên cứu trước đây nhằm xây dựng mô
hình nghiên cứu lý thuyết.+ Đểđiều chỉnh, bổsung các thang đo, các biến đo lường
các thang đoảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghềvà các biến đo lường thành
phần chất lượng đào tạo nghề: Tác giảthực hiện thảo luận nhóm với 15 đối tượng
bao gồm cán bộquản lý và giáo viên công tác tại Trung tâm dạy nghềhuyện. Đồng
thời cũng tham vấn ý kiến của lãnh đạo các ban ngành huyện (Phòng Lao động –
Thương binh & Xã Hội, Phòng Nông nghiệp & PTNT, Hội PhụNữ, Đoàn Thanh
niên, Hội nông dân), ý kiến của cán bộquản lý chuyên trách dạy nghềthuộc phòng


Lao động –Thương binh & Xã hội và 9 xã, thịtrấn (Phó chủtịch phụtrách Văn hóa –
Xã hội). Sau đó, tác giảdùng kỹthuật phỏng vấn sâu với 10 lao động nông thôn đã
qua học nghềnhằm tìm hiểu xem người được hỏi có hiểu đúng các biến
trongthang đo, các thành phầnthang đo có phù hợp và có phát sinh thêm thành
phầnthang đo và biến quan sátnào khác. Sau khi nghiên cứu sơ bộ, tác giảxây
dựng bảng khảo sátvà sửdụng bảng khảo sát này khảo sát thử10 lao động nông
thôn đã tham gia các lớp dạy nghềdo huyện tổchức đểtiếp tục hiệu chỉnh thang đo.
+ Kết quảsau khi tiến hành thảo luận, tham vấn, lấy ý kiến thì hầu hết mọi người
đồng ý với việc xác định các thang đovà các biến đo lường các thang đoảnh hưởng
đến chất lượng đào tạo nghềởmô hình nghiên cứu sẽđược đềcập trong chương
3; đồng thời cũng đồng tình với các biến quan sát đểđo lường chất lượng đào tạo
nghề. Từđó,bảng câu hỏi đã chuẩn bịcho nghiên cứu định lượng.Nghiên cứu định
lượng: Được thực hiện bằng cách thu thập sốliệu nghiên cứu thông qua điều
tra, khảo sát bằng bảng câu hỏi kèm theo thang đo vàđược tiến hành qua các bước:
(1) Thực hiện việc điều tra khảo sát: Sửdụng phiếu khảo sát (Phụlục2)(2) Nhận xét
kết quảkhảo sát.3.3Mô hình nghiên cứuchính thứcTổng hợpcác kết quảcũng như
những hạn chếcủa những bài báo, bài nghiên cứu khoa học của nhiều tác giảđược
trích dẫn trong bài. Bên cạnh đó, đểphù hợp
32với điều kiện thực tiễn của huyện Châu Thành –tỉnh Hậu Giang, tác

giảcòn tiến hành thảo luận nhóm và tham khảo ý kiến của cán bộlãnh đạo
huyện, xã, cán bộquản lý và đội ngũ giáo viên dạy nghềthuộc Trung tâm dạy
nghềhuyện và học viên có tham gia học nghềởhuyện. Các thang đo và các biến
quan sát được mô tảchi tiết trong Bảng 2.3 nhằm xác định những yếu tốchính
ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề.Nhưng đểxác định được trong những
nhân tốnêu trên, nhân tốnào ảnh hưởng chính thức và mức độảnh hưởng của
từng nhân tốtới chất lượng đào tạo nghềcủa huyện thì tác giảlập mô hình nghiên
cứu chính thức Hình2.2và tiến hành phân tích định lượng đểcó được sựđánh giá sát
đáng.Bảng 3.1.Thang đo các yếu tốảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghềThang
đoKý hiệuChương trình đào tạo CTDTThông tin vềCTDTđược thongbáo đầu
đủcho người họcCTDT1Các môn học được phân bổhợp lýCTDT2Các môn học
bổsung kiến thức lẫn nhauCTDT3Thời gian phân bổcho dạy lý thuyết và thực hành
được đảm bảoCTDT4Nội dung lý thuyết được đảm bảo là cơ sởcho việc vận dụng
vào thực hànhCTDT5Các tài liệu học tập của khóa học thích hợp và được cập nhật
kiến thức mớiCTDT6Cơ sởvật chấtCSVCPhòng học, thực hành đảm bảo âm thanh,
ánh sáng và độthông thoángCSVC1Thư viện cung cấp tài liệu học tập phong phú
và dễmượnCSVC2Thiết bịcông nghệthông tin phục vụtốt cho việc học
tậpCSVC3TTB, phương tiện, học liệu phục vụdạy và học đầy đủ, hiện


đạiCSVC4Nguyên Vật liệu thực hànhCSVC5Trang thiết bịthực hànhCSVC6Cơ
sởdạy nghềCSVC7
33Địa điểm họcCSVC8Đội ngũ giáo viên DNGVGiáo viên có sựchuẩn bịbài
tốt.DNGV1Giáo viên có kiến thức chuyên môn và kỹnăng nghềvững chắc
với nghềđược phân công giảng dạyDNGV2Giáo viên quan tâm đến việc học và
tiếp thu bài của người họcDNGV3Giáo viên biết khuyến khích người học học tập
tích cựcDNGV4Giáo viên có phương pháp, kỹnăng giảng dạy tốtDNGV5Giáo viên
luôn sẵn sàng giúp đởngười học trong học tậpDNGV6Môi trường học
tậpMTHTThểhiện sựthân thiện với người họcMTHT1Cơ sởđào tạo luôn có trách
nhiệm với người họcMTHT2Thường xuyên tìm hiểu đáp ứng yêu cầu nguyện vọng

của người họcMTHT3Tạo điều kiện cho người học phát huy tính
chủđộngMTHT4Dịch vụhỗtrợDVHTHoạt động tư vấn học nghềđáp ứng tốt cho
người học vềnhu cầu tìm hiểu và lựa chọn nghềđểhọcDVHT1Cán bộquản lý có
thái độphục vụtốtDVHT2Hoạt động tư vấn học tập tốtDVHT3Người học
nghềNHNKiến thức trước khi tham gia học nghềđảm bảo đáp ứng yêu cầu trong
đào tạo nghềNHN1Có sựnhận thức đúng đắn vềnghềnghiệpNHN2Có thái độtích
cực trong học nghềNHN3Có ý thức tựhọc caoNHN4Tổchức kỷluật NHN5Trình
độhọc vấnNHN6Kỷnăng của HVNHN7
34Chất lượng đào tạo nghềCLDTỨng dụng nghềvào thực tiễn và làm tăng thu
nhậpCLDT1Kết quảhọc tập đạt được thểhiện sựcông bằng trong học
tậpCLDT2Kết quảhọc tập đạt được phản ánh đúng năng lực học tập của người
họcCLDT3Bảng 3.1,cho thấy có 6 thang đo đại diện cho ảnh hưởng đến chất lượng
đào tạo nghề(có 34 biến quan sát) và một thang đo đại diện cho chất lượng đào tạo
nghề(với 3 biến quan sát).Hình3.2. Mô hình các yếu tốảnh hưởng đến chất lượng
đào tạo nghềCác giảthuyết nghiên cứu: Tương ứng với mỗi nhân tốlà một
giảthuyết nghiên cứu.H1: Chương trình đào tạo sẽcó ảnh hưởng tích cực đến chất
lượng đào tạo nghề(kỳvọng: +).H2: Cơ sởvật chấtsẽcó ảnh hưởng tích cực đến chất
lượng đào tạo nghề(kỳvọng: +).H3: Đội ngũ giáo viên sẽcó ảnh hưởng tích cực đến
chất lượng đào tạo nghề(kỳvọng: +).Chương trình đào tạo(CTDT)Cơ sởvật
chất(CSVC)Đội ngũ giáo viên(DNGV)Môi trường học tập(MTHT)Dịch
vụhỗtrợ(DVHT)Người học nghề(NHN)Chất lượng đào tạo nghề(CLDT)
35H4: Môi trường học tập sẽcó ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo
nghề(kỳvọng: +).H5: Dịch vụhỗtrợsẽcó ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo
nghề(kỳvọng: +).H6: Người học nghềsẽcó ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào
tạo nghề(kỳvọng: +).3.4Phương pháp thu thập số liệu3.4.1 Thu thập thông tin thứ
cấpDanh sách học viên đã quahọc nghềđược thu thập từphòng Lao động –


Thương binh & Xã hội, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đểđưa
vào điều tra khảo sát. Ngoài ra nguồn thông tin này còn được lấy từ:Báo cáo của

Trung tâm dạy nghềhuyện.Kếhoạch của Ban chỉđạo KH 1956 (2011) “Đào tạo
nghềcho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Châu Thành đến năm 2020”.Điều
chỉnh, bổsung Quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế-xã hội huyện Châu
Thành –tỉnh Hậu Giang đến năm 2020.Kếhoạch phát triển kinh tế-xã hội và
dựtoán ngân sách qua các năm của UBND huyện.Báo cáo tình hình kinh tế-xã
hội, quốc phòng -an ninh năm 2014 và phương hướng nhiệm vụkinh tếxã hội,
quốc phòng –an ninh năm 2015.Báo cáo tình hình công tác đào tạo nghềqua các
năm 2011, 2012, 2013 và năm 2014 của phòng Lao động –Thương binh và Xã
hội.3.4.2 Thu thập thông tin sơ cấpĐược thu thậpthông qua bảng câu hỏi đã được
soạn sẵnđểtiến hành điều tra khảo sát.3.5Phạm vi lấy mẫuLao động nông thôn đã
quahọc nghề(trình độsơ cấp nghềvà dạy nghềthường xuyên dưới 3 tháng).
363.6Phương pháp lấy mẫuPhương pháp lấy mẫu trong nghiên cứu này là
phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất). Tổng sốmẫu lấy trong nghiên cứu
này 210 mẫu.3.7Phương pháp phân tích số liệuTrong quá trình nghiên cứu, các
sốliệu thu thập sẽsửdụng phần mềm SPSS 18.0 và phần mềm Excel đểquản lý và
phân tích sốliệu. Một sốphương pháp phân tích sau:Phương pháp thốngkê mô
tả(Descriptive Statistics)Phương pháp thốngkê mô tảđược sửdụng trong nghiên cứu
nhằm mô tảđặc điểmmẫu nghiên cứu; thực trạng vềĐTN và hiệu quảĐTN cho
LĐNT tại địa bàn nghiên cứu, gồm các phương pháp đo lường, mô tảvà trình bày
sốliệu thô và lập bảng phân phối tần số, hình.Phương phápphân tích nhân
tố(Exploratory Factor Analysis)Phương pháp xửlý sốliệu cần tiến hành theo 3
bước:Bước 1: Thang đo các nhân tốảnh hưởng đến chất lượng đào tạo được tác
giảxây dựng trên cơ sởlý thuyết nghiên cứu, qua thảo luận nhóm và tham khảo ý
kiến của các giảng viên giảng dạy, cán bộquản lý. Bước đầu tiên tác giảtiến hành
kiểm định chất lượng thang đo bằng hệsốCronbach Alpha đểloại một sốbiến rác.
Thang đo được đánh giá chất lượng tốt khi: (1) HệsốCronbach’s Alpha của tổng
thểlớn 0.6 và (2) hệsốtương quan biến –tổng của các biến quan sát lớn hơn
0.3.Bước 2: Phân tích nhân tốkhám phá (Exploratory Factor Analysis, EFA) đểmô
hình EFA đảm bảo độtin cậy ta cần thực hiện các kiểm định (test) chính sau:(1)
Kiểm định tính thích hợp của EFA: Sửdụng thước đo Kaiser –Meyer –Olkin

(KMO) đểđánh giá sựthích hợp của mô hình EFA đối với ứng dụng vào thực
tếnghiên cứu. Khi trịsốKMO thỏa mãn điều kiện (0.5tốkhám phá là thích hợp cho dữliệu thực tế.(2) Kiểm định tương quan của các biến
quan sát trong thang đo đại diện: Sửdụngkiểm định Bartlett nếu Sig. của
Bartlett<0.05 thì các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tốđại diện.


×