Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh THPT trong dạy học thơ trung đại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.46 KB, 29 trang )

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

LƢU THỊ THÚY UYÊN

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC
THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Chuyên nghành: LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MÔN NGỮ VĂN
Mã số: 60 14 01 11

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

Hà Nội 12/2016


2
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục con người không bao giờ có thể nóng vội, nó là một con đường lâu dài và
không ngừng biến đổi, góp mình vào cuộc trở mình của nền giáo dục quốc gia hiện nay lựa
chọn đề tài “Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh trung học phổ thông trong dạy
học thơ trung đại” là đang định hướng theo những thực tiễn đặt ra như sau:
1.1. Từ thực tiễn đổi mới của nền giáo dục quốc gia
Thực hiện theo Nghị quyết 29 hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản,
toàn diện Giáo dục và Đào tạo với quan điểm chỉ đạo:“Đổi mới căn bản,toàn diện giáo
dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cần thiết, từ quan điểm, tư tưởng, chỉ
đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo thực
hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị


của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản
thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”.
Những quyết định đưa ra của nghị quyết trung ương và Bộ giáo dục đã thúc đẩy
nền giáo dục quốc gia phát triển thêm một bước mới, mở ra cơ hội giao lưu, hội nhập với
các nước trên thế giới, hướng đến một nền giáo dục hiện đại, đào tạo những con người có
thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước.
1.2. Thực tiễn đổi mới phƣơng pháp dạy môn Ngữ văn
Thực tiễn dạy học Ngữ văn của chúng ta trong những năm gần đây đã quá lối
mòn, dẫn đến tình trạng chán học văn, ngại đọc văn, giáo viên quá quen với cách phân
tích, giảng văn từ năm này qua năm khác. Đối tượng trung tâm của giờ học là giáo viên,
học sinh chỉ nghe, chép và học thuộc, dẫn đến thực tế học sinh không thích học văn.
Trong khi đó Ngữ văn được xem là môn học chính, là thước đo để giáo dục con người
những phẩm chất và kĩ năng cần thiết để có thể thích nghi được với cuộc sống.
1.3. Đổi mới kiểm tra đánh giá theo năng lực
Song song với việc đổi mới phương pháp dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá đến nay


3
cũng đã thay đổi, thay vì kiểm tra nội dung chúng ta chuyển sang kiểm tra năng lực và phẩm
chất được hình thành trong quá trình học cho học sinh, điều này chi phối trực tiếp đến con
đường dạy và học Ngữ văn ngày nay.
1.4. Thách thức của thơ trung đại trong việc phát huy năng lực đọc hiểu
Luận văn hướng tới phát triển năng lực cho học sinh qua thơ trung đại cũng bởi
phần nội dung đọc hiểu văn học trung đại ở chương trình phổ thông hay nhưng khó, cái
hay thì đã được bàn tới cũng nhiều, cái khó ở đây bị chi phối bởi cả yếu tố khách quan
như thời đại, tâm lí người tiếp nhận, và chủ quan như quan điểm, cách nhìn, thi pháp, nội
dung cũng như hình thức biểu hiện...vv của văn học trung.
Đề tài sẽ tập trung triển khai và nghiên cứu với hi vọng sẽ mở ra hướng tiếp cận
mới cho dạy và học văn học trung đại theo góc nhìn mới, khắc phục những khó khăn gặp
phải khi dạy bộ phận văn học này trong nhà trường.

2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Năng lực đọc hiểu và năng lực đọc hiểu trong môn Ngữ văn theo hƣớng
phát triển năng lực
Ở nước ta, khái niệm phát triển năng lực còn rất mới mẻ, Tuy nhiên ở nước ngoài,
xu hướng nghiên cứu và giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực của người học
được đưa ra và áp dụng từ những năm 90 của thế kỉ XX. Đến nay hầu như nó đã lan tỏa
và trở thành xu hướng giáo dục chung toàn cầu.
2.1.1. Năng lực đọc hiểu
Ở nước ta, khái niệm năng lực đọc hiểu được đưa ra rất nhiều, các nhà nghiên cứu
thường đưa ra những khái niệm về đọc hiểu khác nhau
Trong“Đột phá từ đọc hiểu văn bản” của GS.TS Trần Đình Sử đã đè cập như sau
“Nội dung khái niệm đọc rất rộng, nhưng cấp độ sơ đẳng nhất người đọc phải nắm bắt
đúng thông tin trong văn bản thì mới có thể nói tới các khâu tiếp theo như cảm thụ thẩm
mỹ, tiếp nhận giáo dục, năng lực tư duy sáng tạo”.
ở bậc cao hơn có thể đánh giá nội dung thông tin của văn bản, PGS.TS Nguyễn


4
Thị Hạnh đưa ra các tiêu chí dùng cho chuẩn nội dung năng lực đọc hiểu:
Tiêu chí 1: Loại văn bản và độ khó của văn bản
Tiêu chí 2: Hiểu ngôn từ và cấu trúc của văn bản
Tiêu chí 3: Hiểu các ý chính và các chi tiết trong văn bản
Tiêu chí 4: Kết nối văn bản với kiến thức chung để suy luận và rút ra thông tin từ văn bản
Tiêu chí 5: Phản hồi và đánh giá về thông tin trong văn bản
Tiêu chí 6: Vận dụng ý tưởng trong văn bản để giải quyết vấn đề
Trong khi đó, cách hiểu chung cho năng lực đọc hiểu trên thế giới thông qua cách
định nghĩa của tổ chức giáo dục theo năng lực đọc hiểu của PISA: “Mục tiêu đọc hiểu của
PISA là hướng đến sự phát triển năng lực, đánh giá khả năng giải quyết các vấn đề mà một
học sinh 15 tuổi (độ tuổi được coi là kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc ở hầu hết các nước
thành viên OECD) cần có để đối diện với những thách thức của cuộc sống

Đưa ra một cách nhìn riêng của mình trong việc nhận thấy tiềm năng, vai trò của đọc
hiểu trong dạy học qua con đường tiếp cận văn bản, PGS.TS Nguyễn Thái Hòa đã trình bày
cách đọc hiểu trong Vấn đề đọc hiểu và dạy đọc hiểu trên tạp chí Thông tin Khoa học Sư
phạm số 8 năm 2004 rằng đọc phải đúng, hiểu phải kĩ và biết giải mã thông tin.
Thực trạng của nền giáo dục chúng ta nặng về lí thuyết, coi nhẹ thực hành dẫn đến
tồn tại những thực tế, Trang mạng xã hội Văn học-học văn cũng đã nhấn mạnh đến việc giải
quyết các vấn đề trong cuộc sống còn hạn chế của học sinh Việt Năm.
2.1.2. Năng lực đọc hiểu trong môn Ngữ văn
Lựa chọn những năng lực quan trọng để tập trung đánh gía năng lực đọc hiểu vì
PISA cho rằng đó là năng lực xuyên suốt cả cuộc đời của mỗi con người nhằm xây dựng các
kiến thức và kĩ năng khác.
GS.TS Trần Đình Sử trong Đột phá từ đọc hiểu văn bản đã tìm ra vai trò của đọc
hiểu đối với việc tiếp nhận giá trị thông tin văn bản trên phương diện rộng trong cuộc sống
mà học sinh bắt gặp.“Đọc hiểu văn bản có tác dụng giúp học sinh trực tiếp tiếp nhận giá trị
văn học, thể nghiệm tư tưởng và cảm xúc được truyền đạt bằng nghệ thuật ngôn từ, hình


5
thành cách đọc riêng.Vì thế dạy văn là dạy năng lực và kĩ năng để học sinh có thể đọc hiểu
được bất cứ loại văn bản nào cùng loại”.
Tầm quan trọng của đọc hiểu còn được tác giả Nguyễn Thị Hạnh với bài nghiên cứu
Xây dựng chuẩn năng lực đọc hiểu cho môn Ngữ văn của chương trình giáo dục phổ thông
sau 2015 ở Việt Nam đề cập đến như sau: “Đọc hiểu có chức năng phát triển ở người đọc
vào giải quyết nhiệm vụ học tập và các vấn đề có trong cuộc sống nên đọc hiểu không chỉ là
một kĩ năng mà còn là một năng lực - năng lực đọc hiểu. Năng lực đọc hiểu được bắt đầu
hình thành từ môn học Ngữ văn, vì vậy nó là một năng lực chuyên biệt của môn học này”.
Nhìn nhận vấn đề ở góc độ khác, GS Trần Đình Sử xem đọc hiểu như một khâu
đột phá trong dạy học, góp phần khắc phục những phương pháp dạy học cũ.
Trong bài viết Từ giảng văn qua phân tích tác phẩm đến dạy học đọc hiểu văn bản
văn học GS Trần Đình Sử đã thẳng thắn nhận định rằng chúng ta không thể tiếp tục dạy

học văn như cũ.Qua những bài nghiên cứu các tác giả đã đưa ra những hướng đi mới và
nhấn mạnh sự cần thiết của việc đổi mới phương pháp dạy văn theo phương pháp đọc
hiểu trong nhà trường hiện nay.
Trong cuốn Kĩ năng đọc hiểu Văn, GS Nguyễn Thanh Hùng đế cập đến việc đọc
chính xác, đọc sâu, đọc phân tích và đọc trải nghiệm đọc sáng tạo trong dạy văn.
Dạy đọc văn cung cấp cho người tiếp nhận cách đọc để có quan điểm riêng, thái
độ đúng đắn và kĩ năng đọc những sáng tạo ngôn từ theo quan điểm thẩm mĩ, năng lực
làm chủ cảm xúc riêng tư khi đã nắm được dụng ý nghệ thuật và những biểu hiện ý nghĩa
sâu sắc của tác phẩm (Nguyễn Thanh Hùng, Đọc và tiếp nhận văn chương).
2.2. Văn học trung đại với phƣơng pháp dạy đọc hiểu theo định hƣớng phát
triển năng lực
Nhằm bắt kịp xu hướng của thời đại, đã có rất nhiều công trình lớn nhỏ, sáng kiến
kinh nghiệm đưa ra nhưng phương pháp đọc hiểu nội dung văn học trung đại nói chung
và thơ trung đại nói riêng.
Phạm Tuấn Vũ trong: Dạy văn học Việt Nam trung đại ở trung học theo hướng coi


6
trọng phát triển năng lực cho học sinh đã viết: “Dạy văn chương Việt Nam trung đại rất
thuận lợi để hình thành và cũng cố năng lực nhận thức sự khác biệt và thái độ ứng xử
một cách hợp lí đối với những giá trị đó”.
Trong cuốn“Vấn đề giảng dạy TPVH theo thể loại” nhóm tác giả Trần Thanh
Đạm, Huỳnh Lý, Hoàng Như Mai, Phan Sĩ Tấn, Đàm Gia Cẩn (1971), các tác giả đã xác
định: “Nhà văn sáng tác theo loại thể thì người đọc cũng cảm thụ theo loại thể và người
dạy cũng dạy theo loại thể. Nói cách khác phương thức cấu tạo hình tượng mà tác giả đã
sử dụng khi sáng tác quy định phương thức cảm thụ hình tượng đó của người đọc và từ
đó quy định phương thức giảng dạy của chúng ta”.
Giảng dạy văn học trung đại Việt nam ở bậc THCS theo phương pháp đọc hiểu
của tác giả Phạm Thị Huyên đã khẳng định đọc hiểu mang lại những thay đổi đáng kể
trong dạy và học văn học truung đại.

3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài đưa ra những định hướng đọc hiểu văn bản nói chung và đọc hiểu thơ trung
đại Việt Nam nói riêng cho học sinh THPT nhằm phát triển năng lực cho HS.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định vai trò của việc phát triển năng lực đọc hiểu trong việc giảng dạy môn
Ngữ văn.
- Đưa ra những hạn chế trong thực tế giảng dạy mảng thơ Trung đại trong nhà
trường phổ thông.
- Đề xuất những ưu điểm khi đưa năng lực đọc hiểu vào mảng thơ trung đại.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tƣợng
Phát triển năng lực đọc hiểu trong dạy học thơ trung đại.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn sẽ nghiên cứu những vấn đề liên quan đến phương pháp dạy học về đọc
hiểu, về phát triển năng lực cho học sinh và mảng kiến thức liên quan đến thơ trung đại


7
trong sách Ngữ văn 10 và 11 ban cơ bản, tài liệu đọc hiểu, tài liệu về năng lực.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp dạy học tích cực: Thuyết trình, gợi mở, nhóm, giải quyết vấn đề ...vv
- Các kĩ thuật dạy học: Khăn trải bàn, động não không công khai, Lược đồ tư duy …vv
6.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp khảo sát thực tiễn
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần kết luận, cấu trúc luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc phát triển năng lực đọc hiểu
cho học sinh trong dạy học thơ trung đại ở nhà trƣờng phổ thông

Chương 2: Một số định hƣớng phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh trong
dạy học thơ trung đại Việt Nam
Chương 3.Thực nghiệm sƣ phạm


8
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC THƠ TRUNG ĐẠI
Ở NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm về năng lực
Tâm lí học, khái niệm năng lực được định nghĩa:“Năng lực là một thuộc tính tâm
lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự
sẵn sàng hành dộng và trách nhiệm đạo đức”.
Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên thì năng lực có thể được hiểu theo hai
nét nghĩa 1/”Chỉ một khả năng, điều kiện tự nhiên có sẵn để thực hiện một hoạt động nào
đó .2/Là một phẩm chất tâm sinh lí tạo cho con người có khả năng để hoàn thành một
hoạt động nào đó có chất lương cao”.
Trong tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, dánh giá theo định hướng phát triển
năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2014 ghi rõ” Năng lực
được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức kĩ năng với thái
độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,..nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp
của hoạt động trong bối cảnh nhất định”.
1.1.2. Cấu trúc của năng lực
Năng lực chuyên môn (Professional competency)
Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết
quả chuyên môn một cách độc lâp có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn.
Năng lực phương pháp (Methodical competency)
Là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong

việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề.
Năng lực xã hội (Social competency)
Là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống giao tiếp ứng xử xã hội.


9
Năng lực cá thể (Induvidua competency)
Là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới
hạn của cá nhân.
1.1.3. Năng lực chuyên biệt trong môn Ngữ văn
Bản dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể quốc gia cũng viết”Năng
lực chung là năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kỳ một người nào cũng cần có để sống,
học tập và làm việc”
“Năng lực đặc thù môn học (của môn học nào) là năng lực mà môn học (đó) có
ưu thế hình thành và phát triển (do đặc điểm của môn học đó). Một năng lực có thể là
năng lực đặc thù của nhiều môn học khác”.
Như vậy, dựa trên những quan điểm đưa ra của bản dự thảo, chúng ta có căn cứ để
xây dựng năng lực chuyên biệt cho môn Ngữ văn.
Năng lực giao tiếp
Hướng đến kĩ năng học sinh lĩnh hội và tiếp nhận những văn bản khác nhau, hiểu
được nội dung, đối tượng, mục đích của văn bản mà mình tiếp cận đồng thời có thể tạo
lập văn bản bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc cá nhân.
Năng lực tƣ duy sáng tạo
Khi tổ chức cho học sinh đọc hiểu, cảm thụ, đó chính là con đường đồng sáng tạo.
Qua đó học sinh có cơ hội bày tỏ suy tư về những vấn đề bên ngoài tác phẩm, hình thành
sự liên tưởng, tưởng tượng.
Năng lực thẩm mỹ
Văn học phản ánh cái đẹp trong nghệ thuật, từ đó mang đến cho học sinh tiếp cận
những cái đẹp mang tính nghệ thuật, nâng tầm nhận thức cuộc sống lên trên những giái
trị tốt đẹp, hướng cuộc sống đến những trải nghiệm, nỗ lực để đạt đến những vẻ đẹp

chuẩn mực, đạt đến trình độ nghệ thuật.
Năng lực giải quyết vấn đề
Dạy học giải quyết vấn đề là con đường quan trọng để phát huy tính tích cực, chủ


10
động sáng tạo của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục là xây dựng những con người biết
đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
Năng lực hợp tác
Nhu cầu xã hội ngày càng đòi hỏi cao ở con người, để thích nghi được với xu thế
hội nhập toàn cầu, con người không chỉ được trang bị kiến thức, kĩ năng mà còn cần có
năng lực hợp tác trong môi trường làm việc xuyên quốc gia.
1.1.4. Khái niệm về đọc hiểu
Chú ý đến kĩ năng hành động trong quá trình đọc hiểu PGS.TS Phạm Thị Thu
Hương đưa ra khái niệm “Đoc hiểu văn bản thực chất là quá trình người đọc kiến tạo
nghĩa của văn bản đó thông qua hệ thống các hoạt động, hành động, thao tác”.
Nhấn mạnh đến kết thu nhân được PGS.TS Nguyễn Thị Hạnh lại có cách hiểu“Đọc
hiểu là một hoạt động giao tiếp ở đó người đọc lĩnh hội lời nói đã được viết thành văn bản
nhằm làm thay đổi những hiểu biết, tình cảm hoặc hành vi của chính mình”.
PISA cũng có cách hiểu riêng về vấn đề này“Đọc hiểu là sự hiểu biết, sử dụng,
phản hồi và chiếm lĩnh các văn bản viết nhằm đạt được những mục đích, phát triển tri
thức và tiềm năng cũng như tham gia vào đời sống xã hội của mỗi cá nhân”.
Tác giả Nguyễn Thanh Hùng trong“Kĩ năng đọc hiểu Văn” đọc hiểu là một phạm
trù khoa học có khái niệm và lí thuyết của nó. Đọc hiểu sinh thành từ hoạt động đọc
nhưng không vì thế mà xem nó như một phương pháp như phương pháp đọc diễn cảm,
cũng không nên quan niệm đọc hiểu là một giai đoạn đọc”.
Phạm trù của khái niệm đọc hiểu rất rộng và khó đưa ra một khái niệm chung cụ
thể, nhưng có thể hiểu rằng, đọc hiểu là một hoạt động đọc tiếp cận văn bản và có những
thu nhận, phản hồi từ những thông tin văn bản, từ đó hình thành những kĩ năng, năng lực
và phẩm chất khác nhau cho người đọc. Điều này cũng chứng tỏ rằng đọc hiểu là một

phương pháp dạy học mới, tích cực và có nhiều ưu điểm nên mới thu hút được sự quan
tâm nghiên cứu của các tác giả như vậy.
1.1.5. Đọc hiểu trong chƣơng trình Ngữ văn


11
Đỗ Ngọc Thống, trong Chương trình Ngữ văn trong nhà tường phổ thông Việt
nam và hướng phát triển sau 2015) cho rằng:Tư tưởng quan trọng của CT Ngữ văn sau
2000 là chuyển từ phương pháp giảng văn sang phương pháp đọc hiểu văn bản Đó là
một bước tiến trong phương pháp dạy học văn ở nhà trường phổ thông.
Dạy đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn trung học cơ sở tác giả Nguyễn Trọng Hoàn
đã đăng trên tạp chí giáo dục“Đọc hiểu văn bản đối với học sinh không chỉ là hoạt động
chiếm lĩnh kiến thức phân môn văn học mà còn là đầu mối cho việc vận dụng và liên
thông kiến thức đối với các phân môn Tiếng việt và làm văn”.
Một số ý kiến về đọc hiểu văn bản Ngữ văn ở trường phổ thông tác giả nhìn thấy
hiệu quả của phương pháp dạy đọc hiểu cho học sinh trong việc hình thành năng lực tạo
lập văn bản và tác động trở lại hoạt động lĩnh hội văn bản như sau“Thông qua việc hiểu
văn học, người đọc hình thành những cách thể hiện văn bản viết (bài tập làm văn). Chính
trong quá trình này sẽ được cũng cố thêm sự hiểu biết về văn bản đã học” Nguyễn Trọng
Hoàn tạp chí giáo dục số 143-kì 1-8/2006.
Khi nói đến năng lực và kĩ năng đọc hiểu tác phẩm văn chương theo loại thể GS
Nguyễn Thanh Hùng cũng khẳng định “Năng lực của con người có được là nhờ sự lao
động thường xuyên, lâu dài, cần mẫn đầy hứng thú, nói đến năng lực đọc hiểu là nói đến
năng lực ngôn ngữ của con người”.
Theo tác giả Nguyễn Thị Hạnh Xây dựng chuẩn năng lực đọc hiểu cho môn Ngữ
văn gồm 2 bước thiết kế chuẩn nội dung và thiết kế chuẩn thể hiện.
Năng lực đọc hiểu đƣợc hình thành từ những yếu tố cơ bản sau;
Tri thức về lĩnh vực hoạt động
Kĩ năng tiến hành hoạt động
Những điều kiện tâm lí

Giáo sư Nguyễn Khắc Phi “Đọc hiểu văn bản là một hoạt động quan trọng và trực
tiếp nhằm giúp học sinh đạt kết quả học văn trong mục tiêu Ngữ văn- tích hợp nói chung
khi học một văn bản tác phẩm”.


12
1.1.6. Đặc điểm của thơ trung đại
1.1.6.1. Thời gian
Đến thế kỉ thứ X nươc ta mới chính thức có một quốc gia độc lập và một giai đoạn
văn học được hình thành đó là văn học Lí-Trần. Qua thời gian theo các triều đại trị vì,
VHTĐ Việt Nam kéo dài đến đầu thế kỉ XIX.
1.1.6.2. Nghệ thuật
Trong 10 thế kỉ tồn tại VHTĐ có những thay đổi về hình thức nhưng không đáng kể,
Về thể loại: Tiến trình vận động của hệ thống thể loại vô cùng đa dạng dẫn đến
khó khăn khi phân chia thể loạị.
-GS.Trần Đình Sử đề nghị phân loại hệ thống thể loại VHTĐ thành thơ, phú, văn,
truyện, tuồng và chèo.
-Còn PGS.TS Nguyễn Đăng Na phân chia chức năng văn học làm hai loại: 1/
Chức năng hành chính, 2/ Chức năng lễ nghi
-Nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân lại đưa ra hai tiêu chí phân loại khác nhau. Nhóm
thể loại ngoại nhập, Nhóm thứ hai là thể loại nội sinh.
Về hình thức nghệ thuật: VHTĐ phát triển theo những đặc trưng riêng, Thứ nhất
là tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm. Đặc trưng thứ hai là khuynh hướng trang
nhã và xu hướng bình dị. Việc tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài.
1.1.6.3. Nội dung
Chủ nghĩa yêu nước là một trong những nội dung lớn giữ vai trò quan trọng và
xuyên suốt thời kì VHTĐ.
Chủ nghĩa nhân đạo cũng là một nội dung quan trọng bên cạnh chủ nghĩa yêu
nước, thể hiện sâu sắc cả trong văn học chữ Hán và Văn học chữ Nôm.
Cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XIX một loạt sáng tác mang tư tưởng cảm hứng thế sự

ra đời.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Nhu cầu đổi mới dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực


13
Ngữ văn là môn học cốt lõi thuộc lĩnh vực giáo dục, việc chuyển đổi dạy học định
hướng kết quả đầu ra nhằm phát triển năng lực cho người học. Chúng ta đang cần những
con người với những phẩm chất và năng lực có thể thích nghi được với cuộc sống khi rời
khỏi nhà trường phổ thông.
Chương trình dạy học phát triển năng lực không quy định những nội dung dạy học
chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáo dục. Bởi vậy,
chú trọng phát triển năng lực là xu hướng chung mà giáo dục nước ta đang hướng tới.
1.2.2. Khảo sát thực tiễn việc dạy và học hiện nay
1.2.2.1. Giáo viên
Trên thực tế chỉ một số trường điểm, lớp chọn là manh dạn, đầu tư công sức vào
đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn. Còn lại đa số các trường vẫn áp dụng phương
pháp dạy truyền thống,
1.2.2.2. Học sinh
Do tâm lí xã hôi xem nhẹ các môn xã hội nên số lượng học sinh trong những năm
gần đây theo ngành xã hội càng ít, thời đại công nghệ đã làm lu mờ dần văn hóa đọc, nên
văn chương càng trở nên xa vời với các em, những bài thơ, câu chuyện đã trở nên khô
khan nhạt nhòa so với những bộ phim, những trò games.. Các em chỉ học văn để thi, để
đối phó.
1.2.3. Thực trạng của việc dạy và học thơ trung đại trong nhà trƣờng phổ thông
1.2.3.1. Chương trình thơ trung đại trong nhà trường phỏ thông
 Phân phối chương trình
 Văn học trung đại trong nhà trường phổ thông chiếm số lượng khá lớn, sách
giáo khoa lớp10 và 11 được phân bố dạy văn học trung đại ở cấp THPT.
 Vị trí mảng thơ trung đại trong nhà trường

Không thể phủ nhận được rằng thơ trung đại đóng góp một phần to lớn làm nên hệ
thống trọn vẹn của văn học trung đại cả về nội dung và hình thức.
1.2.3.2. Những thuận lợi và khó khăn khi dạy và học thơ trung đại


14
 Thuận lợi
- Thơ trung đại đã kết tinh, minh chứng cho sự phong phú, giàu có của tiếng Việt
từ ngàn năm nay.
- Hàng năm, thông qua những đợt tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và lí luận văn
học, cùng với nguồn tài liệu có hướng dẫn cụ thể giúp giáo viên có những định hướng rõ
ràng khi dạy học.
- Công nghệ thông tin nhanh và phủ rộng giúp cho người học và người dạy
tìm kiếm thông tin một cách dễ dàng hơn rất nhiều, rút ngắn khoảng cách của văn học
trung đại và giới trẻ hiện nay.
 Khó khăn
- Văn học trung đại có một hệ thống thi pháp rất phức tạp
- Văn học trung đại có đặc trưng Văn-Sử-Triết bất phân trong sáng tác nên yêu cầu
người tiếp nhận phải có sự am hiểu nhiều lĩnh vực liên quan.
- Quan niệm cuộc sống xưa và nay khác nhau nên việc hiểu và truyền thụ cũng có
phần lệch lạc, thậm chí hiểu sai cả vấn đề.
- Do điều kiện chiến tranh, thiên tai và những yếu tố xã hội khác cho nên tác phẩm
trung đại Việt nam đến nay vừa thiếu, tồn tại tản mát,” tam sao thất bản.
-Học sinh ngày nay không hứng thú với những văn bản cổ vì những triết lí nó vượt
quá xa so với tầm nhận thức của học sinh.
1.2.4. Những yêu cầu của việc dạy và học thơ Trung đại ngày nay
-Vận động theo xu hướng đổi mới phương pháp dạy học nói chung của Bộ giáo
dục, việc dạy và học thơ trung đại cần định hướng theo dạy học phát triển năng lực, trong
đó chú trọng theo năng lực đọc hiểu.
-Thứ nhất là đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trung

học phổ thông,
-Thứ hai là tích cực đổi mới phương pháp dạy học văn học trung đại nói chung và
mảng thơ trung đại nói riêng theo định hướng phát triển năng lực.


15
-Thứ ba là vận dụng kết hợp phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại, sử
dụng công nghệ thông tin.
1.2.4.1. Dạy học văn học trung đại theo định hướng phát triển năng lực
Phát triển năng lực là tiêu chí đầu ra cho nền giáo dục hiện nay, vì vậy dạy gì,
học gì đều phải bám theo tiêu chí đó. Dạy văn học trung đại chắc chắn phải thay đổi,
chuyển mình để phù hợp, nắm được điều đó các tác giả đã đưa ra những nhận định sau:
“Dạy học các văn bản văn học Việt nam thời trung đại có cơ hội để hình thành và cũng
cố cho học sinh năng lực nhận biết và đánh giá tư duy đặc thù của thời trung đại. Một
trong những biểu hiện của tư duy này là thái độ và sự đánh giá những giá trị cổ xưa”.
1.2.4.2. Tiếp cận mảng thơ trung đại theo góc nhìn đọc hiểu
Dạy đọc hiểu có thể phát huy được tính tích cực cho học sinh, tránh những lối mòn
của các phương pháp dạy truyền thống dạy học không chỉ cung cấp kiến thức mà còn
hình thành cho học sinh những năng lực và kĩ năng cần thiết để có thể giải quyết những
vấn đề gặp phải trong cuộc sống.
Như T.S Nguyễn Trọng Hoàn đã viết “Hiểu vừa là nguyên nhân vừa là mục đích
của đọc. Nếu đọc mà không hiểu thì không phải là quá trình đọc. Đọc không thể tách rời
với hiểu”. Trên thực tế từ trước tới nay, đa số học sinh đọc thơ trung đai nhưng hiểu thì
rất ít.
Thơ trung đại nổi bật lên đặc trưng của nó là phân chia theo loại thể, GS.TS
Nguyễn Thanh Hùng đã nghiên cứu và đưa ra mô hình dạy học đọc hiểu tác phẩm văn
chương theo loai thể bởi theo GS “Khi dạy học đọc hiểu TPVC cần sử dụng phương pháp
đối chiếu, so sánh về mặt loại hình để thấy giá trị nghệ thuật và những đóng góp riêng
của văn học Việt Nam vào kho tàng lí luận loại thể văn học thế giới”.
Như vậy, đưa phương pháp đọc hiểu vào giảng dạy phần thơ trung đại vừa phù

hợp với thực tiễn đổi mới vừa đáp ứng những đặc trưng cơ bản của việc dạy một tác
phẩm văn chương theo hướng tiên tiến nhất, nhằm đảm bảo chất lượng cho việc dạy và
học của nhà trường phổ thông hiện nay dựa trên những ưu thế của nó thông qua nghiên


16
cứu, ứng dụng của các nhà nghiên cứu và các nhà sư phạm.
Tiểu kết Chƣơng 1
Những cơ sở lí luận và thực tiễn trong vấn đề dạy học phát triển năng lực đọc hiểu là
nền tảng vững chắc để đề tài đưa ra nhưng phương pháp dạy học thơ trung đai hiệu quả nhất.


17
CHƢƠNG 2
MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC
SINH TRONG DẠY HỌC THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
2.1. Môi trƣờng tiếp nhận thơ
2.1.1. Dùng chữ viết nguyên gốc để cắt nghĩa văn bản
Việc cho học sinh tiếp cận văn bản gốc nhằm làm tăng thêm tính thi vị khi giáo
viên có thể trình diễn lên bảng vài từ ngữ mang tính chất nhãn tự của bài thơ bằng chữ
Nôm hoặc Hán, kích thích tính tò mò của học sinh đối với loại chữ cổ.
Vận dungj1: Dạy bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão
Vận dụng 2: Dạy đoạn trích Trao duyên (Trích trong Truyện Kiều- Nguyễn Du)
2.1.2. Tái hiện bối cảnh thời đạ ra đời của văn bản
Đối với mỗi giờ dạy thơ trung đại, giới thiệu hoàn cảnh ra đời của những văn bản
thơ bằng cách kể lại những câu chuyện, điển tích liên quan đến văn bản và hoàn cảnh lịch
sử làm nên bối cảnh ra đời cho bài thơ là hết sức quan trọng, góp phần hình thành nên
tâm thế tiếp nhận ban đầu cho học sinh.
Vận dụng: dạy bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, giáo viên và học sinh có thể
dựng lại câu chuyện về cuộc gặp gỡ thú vị giữa ông và Trần Hưng Đạo.

2.1.3. Trang bị tri thức đọc hiểu liên quan đến văn bản
Những tri thức được trang bị này bao gồm tri thức về đặc trưng thể loại, tri thức xã
hội, tri thức mĩ học, tri thức đời sống, tri thức lịch sử vv , bao trọn cả tri thức bên trong và
tri thức bên ngoài tác phẩm.
Vận dụng: dạy học bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du.
2.2. Kĩ năng đọc thơ trung đại
2.2.1. Hỗ trợ video, hình ảnh trong quá trình đọc
Khi diễn ra song song với quá trình đọc bài trên lớp, việc sử dụng âm thanh, hình
ảnh phối hợp minh họa, thậm chí sử dụng âm nhạc cũng là cách kích thich hứng thú đọc,
làm sinh động bài học bằng hình ảnh.


18
Ví dụ: Đọc bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
2.2.2. Đọc chính xác nhịp điệu thơ
Mỗi bài thơ đều có quy luật ngắt nhịp riêng phân biệt với văn xuôi, với các thể loại
thơ khác, khi sáng tác một bài thơ, cấu trúc nhịp điệu luôn được chú trọng và tạo thành
một hệ thống trong thơ.
Ví dụ: Đọc bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
2.2.3. Đọc chuẩn từ phiên âm và các chú thích
Thống kê các văn bản thơ cổ có thể thấy, dù đã được dịch sang phần phiên âm
nhưng các từ Hán Việt vẫn rất khó đọc, khó hiểu, đọc chính xác ở đây còn là đọc chính
xác câu từ của văn bản, sau đó đến đọc chính xác nhịp điệu câu thơ, bài thơ.
Đọc chính xác câu từ của văn bản, sau đó đến đọc chính xác nhịp điệu câu thơ, bài
thơ. Đặc biệt, việc hướng dẫn cho học sinh đọc các chú thích diễn giải những từ khó, từ
cổ có ý nghĩa vô cùng quan trọng,
2.2.4. Đa dạng hóa hình thức đọc để gây hứng thú
Giáo viên lòng ghép âm nhạc vào để hướng dẫn đọc thơ trung đại và một cách làm
mới, hấp dân, sinh động hơn cho giờ học, tránh được tình trạng ồn ào, hoặc mất tập trung,
không chú ý của học sinh trong thời gian đọc bài.

2.3. Một số định hƣớng phát triển kĩ năng đọc hiểu thơ Trung đại cho học
sinh THPT.
2.3.1. Vận dụng và nâng cao các biện pháp dạy học truyền thống
2.3.1.1. Phương pháp thuyết trình kết hợp gợi mở vấn đáp
Chúng ta đi tìm những phương pháp dạy học hiện đại nhưng không thể bỏ qua
những cách truyền đạt kiến thức truyền thống bởi ít nhiều, bản thân những phương pháp
dạy học ấy đã mang trong mình những ưu điểm nhất định.
Phương pháp thuyết trình, đòi hỏi rất cao ở khả năng truyền đạt của giáo viên, vấn
đề được đặt ra có sức hút không chỉ ở nội dung mà còn là ngôn từ của người nói có đi vào
trái tim người nghe. Khi đã thu hút học sinh bằng màn thuyết trình gây chú ý của mình,


19
giáo viên kết lại bài bằng hệ thống câu hỏi gợi mở, kích thích học trò tư duy, tổng kết vấn
đề. Muốn thành công trong khi dạy học bằng phương pháp thuyết trình, giáo viên phải
nắm vững hệ thống kiến thức bài học cùng một số tri thức liên quan, xây dựng bài học có
hệ thống logic, phải đảm bảo học sinh nắm bắt được những vấn đề đã lắng nghe bằng
cách kết hợp gợi mở bàng những hệ thống câu hỏi mỗi khi kết thức một vấn đề.
Vận dụng: trong giảng dạy đoạn trích Trao duyên (Trích trong Truyện KiềuNguyễn Du)

2.3.1.2. Phương pháp nêu và giải quyết ván đề
Dạy học giải quyết vấn đề là một quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư
duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Học sinh được đặt trong một tình
huống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề đó, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kĩ
năng và phương pháp nhận thức.
Cấu trúc
Nhận biết vấn đề
Tìm các phương án giải quyết
Quyết định phương án giải quyết
Vận dụng: dạy “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” trích trong “Chinh phụ

ngâm” của Đặng Trần Côn, bản dich Đoàn Thị Điểm.
2.3.1.3. Phương pháp giải thích nghĩa từ ngữ và các điển cố
Văn học trung đại sử dụng hệ thống dày đặc các điển tích điển cố, nếu không chú
trọng phần giải thích nghĩa của các từ này thì rất khó để hiểu trọn văn bản, việc này được
thực hiện thông qua các bước như:
+ Cho đọc phần chú thích
+ Trong quá trình đọc chú thích, học sinh kết hợp tìm hiểu kiến thức
+ Hỗ trợ học sinh tìm hiểu nội dung bài học bằng những câu hỏi mở, kích thích tư
duy của học sinh.


20
Vận dụng: Dạy bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
2.3.1.4. Phương pháp thảo luận nhóm
Đó là một phương pháp dạy học phù hợp với những kiểu bài có dung lượng dài,
nhiều vấn đề cần mổ sẻ, hơn nữa nếu chỉ đạo giờ học nghiêm túc, đúng quy trình sẽ mang
lại hứng thú, niềm say mê trong học tập của học sinh, đồng thời giúp các em phát huy
năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, sự tự tin, quyết đoán…vv và hơn hết đây là cơ hội
để các em có tiếng nói, được thể hiện bản thân trước bạn bè và thầy cô.
Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó học sinh của một lớp
học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực
hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm
việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.
Cách thực hiện:
Bước 1: Phân chia thành lập nhóm và giao nhiệm vụ
+ Giới thiệu bài học
+ Thành lập nhóm
+ Giao nhiệm vụ
Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ
+ Bầu nhóm trưởng và phân chia nhiệm vụ

+ Kế hoạch làm việc
+ Thực hiện nhiệm vụ
+ Tổng kết nội bộ
Bước 3: Thuyết trình kết quả
+ Thuyết trình
+ Đánh giá tổng kết
Vận dụng: dạy học bài Thương vợ
2.3.1.5. Dạy học theo đặc trưng thi pháp học


21
Văn học trung đại có hệ thống thi pháp riêng, khi sáng tác, hầu như các nhà thơ
cũng bị chi phối bới các đặc trưng này, bởi vậy, tìm hiểu khám phá quan điểm thi pháp
học văn học trung đại cũng là một con đường đọc hiểu kiến thức.
Đặc trưng thi pháp văn học trung đại
a. Ước lệ tượng trưng
b. Quan niệm thiên nhiên
c. Quan niệm con người
d. Quan niệm không gian và thời gian nghệ thuật
Vận dụng: dạy bài Cảnh ngày hè
2.3.2. Vận dụng các kĩ thuật dạy học hiện đại
2.3.2.1. Kĩ thuật “Khăn trải bàn”
Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân
và hoạt động nhớm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc
lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh và phát triển mô hình có sự tương tác giữa giáo
viên và học sinh.
2.3.2.2. Tranh luận ủng hộ- phản đối
Kĩ thuật dạy học này sử dụng đối với những bài học chứa đựng nhiều vấn đề gây
tranh cãi, hoặc những thông tin nhiều chiều dành cho văn bản. Kĩ thuật dạy học này có
những góc cạnh phù hợp với những bài thơ trung đại. Mục tiêu của nó là tranh luận để xem

xét vấn đề dưới nhiều phương diện khác nhau.
2.3.2.3.. Kĩ thuật đặt câu hỏi
Đối với một giờ dạy thơ trung đại, giáo viên cần có kĩ năng đặt câu hỏi, đơn giản
hóa câu hỏi để học sinh dễ dàng nắm bắt được từ chìa khóa thông tin, không đặt những
câu hỏi quá dễ gay nhàm chán, cũng không sử dụng câu hỏi mang tính hàn lâm thách đố,
một câu hỏi hay là phải nghe qua thì dễ nhưng để trả lời trọn ý không phải đơn giản.
2.3.2.4. Kĩ thuật động não không công khai


22
Động não không công khai là một hình thức của động não viết. Mỗi thành viên có
thể viết những ý nghĩ của mình về cách giải quyết vấn đề, nhưng không công khai, sau đó
nhóm mới thảo luận chung về các ý kiến hoặc tiếp tục phát triển.
2.3.2.5. Kĩ thuật “Lược đồ tư duy”
Khái niệm: Là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang
tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề. Lược đồ tư duy
có thể được viết trên giấy, trên bản trong, trên bảng hay thực nghiệm trên máy tính.
2.3.3. Hỗ trợ công nghệ thông tin trong dạy học
2.3.3. Phần mềm prezi
Đây là một phần mềm mới, xuất hiện trên thế giới khoảng 3 năm trở lại đây.Với
Prezi, tất cả bài thuyết trình đều hiện lên trên một trang duy nhất, ta gọi đó là trang
tổng.Trong trang tổng có nhiều ô giống như slides của Powerpoint do chúng ta tự tạo ra.
2.3.3.2. Phần mềm Powerpoint
Powerpoint là phần mềm đã được ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam và trên thế giới
nhiều năm nay. Đây là hình thức làm việc trên các tệp trình diễn. Mỗi tệp trình diễn bao
gồm các bài trình diễn (Slider), chúng được sắp xếp theo một thứ tự. Các bài trình diễn
này chứa nội dung thông tin bạn muốn trình bày.


23


CHƢƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích, yêu cầu thực nghiệm
3.1.1. Mục đích
- Thứ nhất: Thưc nghiệm để đánh giá được mức độ hình thành năng lực cho học
sinh khi áp dụng các phương pháp dạy học mới.
- Thứ hai: Thực nghiệm nhằm đánh giá tính thực thi của các biện pháp dạy học mà
đề tài đã xây dựng nhằm phát triển năng lực cho người học.
- Thứ ba: Dựa trên kết quả thực tế để điều chỉnh, bổ sung những mặt hạn chế của lí
thuyết đề tài.
3.1.2. Yêu cầu
- Một kết quả thực nghiệm khách quan bao giờ cũng phải dựa trên đối chứng.
- Qua trình thực nghiệm phải linh hoạt chủ động phối hợp giáo án với điều chỉnh
thực tế dạy học để đạt kết quả tốt nhất.
- Giáo viên thực nghiệm có trình độ chuyên môn, nắm chác các phương pháp dạy
học, tổ chức dạy học hiệu quả để thấy được tính khả thi của đề tài.
3.2. Đối tƣợng, địa bàn và thời gian thực nghiệm
3.2.1. Đối tƣợng, địa bàn
- Trường THPTDL Tây Đô - Phúc Lí - Minh Khai - B.Từ Liêm - Hà Nội
- Trường THPT Tây Hồ - Đường Phú Thượng - Tây Hồ - Hà Nội
3.2.2. Thời gian
Năm học 2015-2016


24
3.3. Nội dung và quy trình thực nghiệm
3.3.1. Nội dung thực nghiệm
Trong rất nhiều văn bản thơ trung đại, đề tài lựa chon thực nghiệm trên văn bản:
Độc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du trong SGK Ngữ văn 10 tập 1.

3.3. 2.Thiết kế giáo án dạy thực nghiệm
3.3.3. Tổ chức bài kiểm tra thực nghiệm
Thông qua bài kiểm tra (Phụ lục 5)
* Kết quả thực nghiệm
3.1. Bảng kết quả bài kiểm tra lớp 10a1 và 10a2 trường THPTDL Tây Đô
3.2. Bảng kết quả bài kiểm tra lơp 10a1, lớp 10a2 trường THPT Tây Hồ
3.3. Bảng phân loại kết quả học tập của học sinh trường THPTDL Tây Đô.
3.1. Biểu đồ phân bố kết quả học tập trường THPTDL Tây Đô
3.4. Bảng phân loại kết quả học tập của học sinh trường THPT Tây Hồ.
3.2. Biểu đồ phân bố kết quả học tập trường THPT Tây Hồ
Phân tích kết quả thực nghiệm
 Đối với lớp TN: Khối công lập, tỉ lệ học sinh khá giỏi chiếm rất cao, % học sinh
yếu, trung bình giảm mạnh do các em cũng có ý thức học tập, phối hợp với giáo viên trên
lớp. Khối trường dân lập, do ý thức về học tập chưa hoàn toàn tập trung nhưng phương
pháp dạy học mới cũng đã thu hút và thay đổi chất lượng học tập đáng kể.% học sinh
trung bình tăng cao.
 Đối với lớp ĐC. Kết quả học tập ở khối công lập phản ánh chất lượng học tập
rất thấp so với năng lực sẵn có của các em, chứng tỏ các em chưa được kích thích học tập
bởi những phương pháp học mới. Đặc biệt khối ngoài công lập ở trường Tây Đô,% HS
yếu kém, trung bình quá nhiều, không có học sinh giỏi, phản ánh tình trạng giáo dục
đang trì trệ về cả phía PP, GV và HS.
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.4.1. Tính khả thi của đề tài


25
Sau khi dề tài được thực nghiệm trên lớp học với những đối tượng khác nhau,
chúng tôi đã thu được những kết quả khả quan.
3.4.2.Ý kiến khách quan của giáo viên tham gia thực nghiệm..
Sau khi tổ chức thực nghiệm, chúng tôi đã ghi nhận những ý kiến nhận xét,

đánh giá, đống góp cho đề tài từ phía người dự giờ và dạy thực nghiệm.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đổi mới là con đường tất yếu mà nền giáo dục nói chung đang hướng đến.
1. Đề tài được thực hiện dựa trên nền tảng vững chắc của hệ thống lí luận và thực
tiễn về phương pháp dạy học, các kĩ thuật dạy học và lí thuyết về đọc hiểu.
2. Để thực hiện đổi mới theo hướng phát triển năng lực, luận văn xây dựng hệ
thống các phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, kết hợp áp dụng phần mềm công nghệ
tiên tiến như prezi vào dạy thơ trung đại.
3.Thực nghiệm sư phạm theo định hướng phát triển năng lực đã bước đầu thể hiện
tính khả thi mà giả thuyết khoa học của luận văn đã đề xuất.
2. Khuyến nghị
Cần thay đổi tư duy của cả giáo viên và học sinh về bộ phận văn học này để thấy
không rào cản nào ngăn thầy trò đến với con đường khám phá tri thức.
Tập huấn các phương pháp dạy học, trang bị kiến thức lí luận sâu, đầu tư trang
thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại.
Cần phải điều chỉnh hệ thống bài dạy trong sách giáo khoa cho phù hợp với tâm
thế nhận thức của học sinh.


×