Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP MÔN HOÁ CHỦ ĐỀ POLIME

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.67 MB, 47 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG
TRƯỜNG THPT TÂN CHÂU
Địa chỉ: Phường Long Thạnh, Thị xã Tân Châu, An Giang
Điện thoại: 0673.822296
Email:

Bµi viÕt dù thi
D¹y häc theo chđ ®Ị tÝch hỵp
Tªn bµi dù thi

T×M HIĨU ¶NH H¦ëNG CđA PH¢N BãN
®èi víi m«I trêng

Giaó viên bộ môn Hóa: Mai Văn Hải
Điện thoại: 0939.300575
Email:
1. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC
T×m hiĨu ¶NH H¦ëNG cđa ph©n bãn
®èi víi m«I tr êng
2. MỤC TIÊU DẠY HỌC


Trong những năm gần đây, với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ cùng với
sự bùng nổ thông tin, lượng tri thức của nhân loại phát minh ngày càng nhiều, kiến thức giữa các lĩnh
vực có liên quan mật thiết với nhau. Đồng thời, do yêu cầu của xã hội, do nhu cầu thực tế đang đòi
hỏi con người phải giải quyết rất nhiều tình huống trong cuộc sống. Khi giải quyết các vấn đề đó,
kiến thức của một lĩnh vực chuyên môn sẽ không thể thực hiện được mà cần phải vận dụng kiến thức
liên ngành một cách sáng tạo. Từ thực tế đó đã đặt ra cho giáo dục và đào tạo một vấn đề là phải thay
đổi quan điểm về giáo đục mà dạy học tích hợp là một định hướng mang tính đột phát để đổi mới căn
bản và toàn diện về nội dung và phương pháp giáo dục.
Dạy học tích hợp (hay dạy học theo chủ đề) là cách tiếp cận giảng dạy liên ngành theo đó các


nội dung giảng dạy được trình bày theo các đề tài hoặc chủ đề. Mỗi đề tài hoặc chủ đề được trình bày
thành nhiều bài học nhỏ để người học có thể có thời gian hiểu rõ và phát triển các mối liên hệ với
những gì mà người học đã biết. Cách tiếp cận này tích hợp kiến thức từ nhiều ngành học và khuyến
khích người học tìm hiểu sâu về các chủ đề, tìm đọc tài liệu từ nhiều nguồn và tham gia vào nhiều
hoạt động khác nhau. Việc sử dụng nhiều nguồn thông tin khuyến khích người học tham gia vào việc
chuẩn bị bài học, tài liệu, và tư duy tích cực và sâu hơn so với cách học truyền thống với chỉ một
nguồn tài liệu duy nhất. Kết quả là người học sẽ hiểu rõ hơn và cảm thấy tự tin hơn trong việc học
của mình.
Dạy học tích hợp không chỉ là sự kết hợp đơn thuần giữa lý thuyết và thực hành trong một
tiết/buổi dạy. Chúng ta cần phải hiểu rằng, phía sau quan điểm đó là một triết lý giáo dục, nó phản
ánh mục tiêu của việc học. Theo quan điểm truyền thống thì mục tiêu của dạy học là cung cấp một hệ
thống các kiến thức hoặc kỹ năng riêng lẻ cho người học để sau đó người học muốn làm bất kì việc
gì với những kiến thức và kỹ năng đó. Còn theo quan điểm dạy học tích hợp thì mục tiêu của dạy học
là hướng đến việc đào tạo ra những con người với những năng lực cụ thể để giải quyết những vấn đề
trong thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo.
Và thực tế ở Việt Nam, trong hoạt động sản xuất nông nghiệp phân bón là một trong những
vật tư quan trọng và được sử dụng với một lượng khá lớn hàng năm. Phân bón đã góp phần đáng kể
làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản, đặc biệt là đối với cây lúa ở Việt Nam. Theo đánh
giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp khoảng 30-35% tổng sản
lượng cây trồng. Tuy nhiên phân bón cũng chính là những loại hoá chất nếu được sử dụng đúng theo
quy định sẽ phát huy được những ưu thế, tác dụng đem lại sự mầu mỡ cho đất đai, đem lại sản phẩm
trồng trọt nuôi sống con người, gia súc. Ngược lại nếu không được sử dụng đúng theo quy định, phân
bón lại chính là một trong những tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và
môi trường sống.
Chính vì lí do đó, thay vì đơn thuần học sinh lớp 11 sẽ được học bài “Phân bón hóa học” thì
giáo viên có thể tích hợp thêm vào đó các chủ đề liên quan đến môi trường, đòi hỏi học sinh phải tìm
kiếm thông tin có thể liên quan đến các môn khác. Đó là lí do tôi chọn bài dạy tích hợp:
“TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG”
* Về kiến thức:
- Vận dụng kiến thức môn Hóa học: giúp học sinh biết được vai của phân bón hón học đối với

cây trồng, bên cạnh đó cũng vận dụng kiến thức hóa học để tìm hiểu tác hại của phân bón hóa học
đối với môi trường thông qua các phản ứng cụ thể trong các môi trường xác định.
- Vận dụng kiến thức môn Sinh học – Công nghệ: giúp các em biết được quá trình sinh
trưởng và phát triển của từng loại cây trồng khác nhau, từ đó cũng nắm được nhu cầu dinh dưỡng của
từng loại cây trồng đó, qua đó nắm được các sử dụng phân hóa học như thế nào cho đúng
- Vận dụng kiến thức môn Vât lí giúp các em giải quyết được việc ảnh hưởng của nhiệt độ
đến quá trình phân giải các chất hóa học hay ô nhiễm phóng xạ đối với môi trường đất
Qua việc vận dụng liên ngành như thế giúp các em khắc sâu hơn kiến thức các môn liên quan,
đồng thời biết cách đúc kết, gắn kết các kiến thức lại với nhau. Từ đó nắm được các ảnh hưởng của
phân bón hóa học đối với môi trường khi sử dụng không đúng cách: gây ô nhiễm nguồn đất, gây ô
Trang 2


nhiễm nguồn nước, gây ô nhiễm không khí. Từ đó giúp học sinh tự hình thành ý thức bảo vệ môi
trường
* Về kỹ năng:
- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích kênh
hình, làm bài tập thực hành, liên hệ thực tế. Từ đó tạo cho các em kỹ năng giải quyết các tình huống
tốt hơn, tự tin hơn trong học tập
* Về thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cụ thể là bảo vệ chính môi trong lớp học, trường học, môi
trường ở địa phương nơi các em đang sinh sống
- Đồng thời qua bài học này giúp học sinh thấy rằng cần phải kết hợp kiến thức liên môn học để
giải quyết để giải quyết tình huống học tập, cụ thể hơn qua bài học này giúp các em hiểu hơn có thái
độ đúng đắn hơn đối với các môn học, không phân biệt nặng nhẹ với các môn vì các môn học sẽ giúp
các em, bổ trợ gắn kết nhau, để giúp các em giải quyết các vấn đề trong học tập cũng như trong cuộc
sống hiệu quả hơn.

3. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC
- Đối tượng học sinh: các em học sinh khối 11 của trường

+ Số lượng học sinh: 38 em
+ Số lớp thực hiện: 1 lớp
+ Khối lớp: 11
- Một số đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án:
+ Cách dạy học theo chủ đề tích hợp gây hứng thú cho học sinh trong học tập. Khi tham gia
nghiên cứu về chiều sâu, việc học tập của các em được mở rộng ra ngoài những vấn đề trước mắt.
Học sinh cũng được học kỹ năng nghiên cứu có giá trị và kỹ năng quan sát không thể có được trong
những bài giảng truyền thống.
+ Học sinh tham gia cách học dựa trên có khả năng lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng
cao hơn. Các em được dạy cách tìm và tư duy về thông tin hơn là ghi nhớ các dữ kiện.
+ Cách dạy học theo chủ đề tích hợp giúp học sinh tự giải quyết vấn đề một cách đầy đủ; dạy
cho học sinh cách cộng tác với nhau cũng như tìm cách để lắng nghe và giao tiếp. Học sinh không
học cách nghĩ gì mà thay vào đó là nghĩ như thế nào. Và ngoài ra học sinh còn được hưởng những lợi
như:
● Trao dồi, chia sẻ, nâng cao kỹ năng hiểu biết và sử dụng công nghệ thông tin.
● Sử dụng công nghệ thông tin thành thạo sẽ giúp các em giao tiếp với thế giới bên ngoài
dễ dàng, chủ động, nắm bắt kịp thời những cơ hội trong cuộc sống.
● Giúp các em phát huy sự tự tin - tư duy và sáng tạo: khi thuyết trình - báo cáo bài tham
luận, khi mạnh dạn đi tìm kiến thức cần biết, khi nghiên cứu đặt ra các câu hỏi trong vai trò phản
biện trong dự án.

4. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC
Dạy học tích hợp không chỉ là sự kết hợp đơn thuần giữa lý thuyết và thực hành trong một
tiết/buổi dạy. Chúng ta cần phải hiểu rằng, phía sau quan điểm đó là một triết lý giáo dục, nó phản
ánh mục tiêu của việc học. Theo quan điểm truyền thống thì mục tiêu của dạy học là cung cấp một hệ
thống các kiến thức hoặc kỹ năng riêng lẻ cho người học để sau đó người học muốn làm bất kì việc
gì với những kiến thức và kỹ năng đó. Còn theo quan điểm dạy học tích hợp thì mục tiêu của dạy học
là hướng đến việc đào tạo ra những con người với những năng lực cụ thể để giải quyết những vấn đề
trong thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo.
Qua thực tế dạy học tôi thấy rằng việc dạy học theo chủ đề tích hợp có sự vận dụng kiến thức

liên môn vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều
đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức
Trang 3


bộ môn mình giảng dạy mà còn cần phải không ngừng trau rồi kiến thức của những môn học khác để
giúp các em gải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu
quả nhất.
Và đối với bài học, cây trồng cũng như con gia súc, tôm, cá... muốn sinh trưởng tốt, khoẻ
mạnh tăng trọng nhanh và cho năng suất cao cần phải được nuôi dưỡng trong điều kiện đầy đủ thức
ăn, có đủ các chất bổ dưỡng theo thành phần và tỷ lệ phù hợp. Trẻ con tuy lúc mới sinh có cơ thể to,
nặng cân nhưng nếu sữa mẹ kém chất, nuôi nấng thiếu khoa học thì cũng có thể trở nên còi cọc. Đối
với cây trồng, nguồn dinh dưỡng đó chính là các chất khoáng có chứa trong đất, trong phân hoá học
(còn gọi là phân khoáng) và các loại phân khác. Trong các loại phân thì phân hoá học có chứa nồng
độ các chất khoáng cao hơn cả. Từ ngày có kỹ nghệ phân hoá học ra đời, năng suất cây trồng trên thế
giới cũng như ở nước ta ngày càng được tăng lên rõ rệt. Ví dụ chỉ tính từ năm 1960 đến 1997, năng
suất và sản lượng lúa trên thế giới đã thay đổi theo tỷ lệ thuận với số lượng phân hoá học đã được sử
dụng (NPK, trung, vi lượng ) bón cho lúa. Trong những thập kỷ cuối thế kỷ 20 (từ 1960-1997), diện
tích trồng lúa toàn thế giới chỉ tăng có 23,6% nhưng năng suất lúa đã tăng 108% và sản lượng lúa
tăng lên 164,4%, tương ứng với mức sử dụng phân hoá học tăng lên là 242%. Nhờ vậy đã góp phần
vào việc ổn định lương thực trên thế giới. Ở nước ta, do chiến tranh kéo dài, công nghiệp sản xuất
phân hoá học phát triển rất chậm và thiết bị còn rất lạc hậu. Chỉ đến sau ngày đất nước được hoàn
toàn giải phóng, nông dân mới có điều kiện sử dụng phân hoá học bón cho cây trồng ngày một nhiều
hơn. Ví dụ năm 1974/1976 bình quân lượng phân hoá học (NPK) bón cho 1 ha canh tác mới chỉ có
43,3 kg/ha. Năm 1993-1994 sau khi cánh cửa sản xuất nông nghiệp được mở rộng, lượng phân hoá
học do nông dân sử dụng đã tăng lên đến 279 kg/ha canh tác. Số lượng phân hoá học bón vào đã trở
thành nhân tố quyết định làm tăng năng suất và sản lượng cây trồng lên rất rõ, đặc biệt là cây lúa. Rõ
ràng năng suất cây trồng phụ thuộc rất chặt chẽ với lượng phân hoá học bón vào. Vai trò của phân
bón đối với cây trồng là rất to lớn, không thể chối cãi. Tuy nhiên không phải cứ bón nhiều phân hoá
học thì năng suất cây trồng cứ tăng lên mãi. Cây cối cũng như con người phải được nuôi đủ chất,

đúng cách và cân bằng dinh dưỡng thì cây mới tốt, năng suất mới cao và ổn định được. Vì vậy nhiệm
vụ của bài học này ngoài việc giúp học sinh tìm hiểu vai trò của phân bón hóa học đối với cây trồng,
thì qua bài học này còn giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn, rõ hơn tác hại của việc sử dụng phân bón
không đúng cách, nó sẽ ảnh hưởng đến môi trường đến cho người như thế nào. Qua đó định hướng
cho học sinh cách giải quyết và ý thức bảo vệ môi trường ngày càng XANH – SẠCH – ĐẸP hơn.

5. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
5.1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
*Về công nghệ thông tin
- Vì chủ yếu mang đến sự sáng tạo trong việc dạy và học theo dự án nên sản phẩm chỉ sử dụng
những phần mềm trợ giảng thông dụng nhất của giáo như:
+ Microsoft Power Point: dùng để soạn các bài giảng điện tử, mô tả dự án, thực hiện phần bài
tập và sản phẩm báo cáo của học sinh ..v..v..
+ Microsoft Word, Microsoft Excel: dùng cho việc soạn giáo án, làm phiếu học tập, công cụ
đánh giá, đề kiểm tra, hướng dẫn học sinh làm dự án, tạo các bản biểu, biểu đồ, bảng tính…
+ Ngoài ra còn có các công cụ như: Windows Movie Maker (cắt phim); Photoshop (xử lí ảnh)
* Những kỹ năng công nghệ thông tin:
- Giáo viên:
+ Biết sử dụng thành thạo các phần mềm kể trên.
+ Khai thác tốt thông tin từ internet
- Học sinh:
+ Biết dùng các phần mềm như: Microsoft Word, Microsoft Power Point, Movie Maker
..v..v..v. Cùng với các kỹ năng sử dụng internet và công cụ tìm kiếm (web search) như: yahoo,
google, bing.
* Các thiết bị dạy học điện tử, công cụ hỗ trợ bài giảng:
Trang 4


- Các thiết bị dạy học điện tử bao gồm: Bảng chiếu activboard; Máy Projector; máy vi tính có kết
nối internet, máy chụp hình, DVD, dàn âm thanh…tất cả được trang bị tại lớp học công nghệ thông

tin.
- Thông qua hệ thống máy tính, những ứng dụng của công nghệ thông tin đã đem lại những kết
quả tích cực cho học sinh bao gồm khả năng cộng tác với sự hỗ trợ từ máy tính giúp hoàn thành các
dự án học tập, nghiên cứu internet, tiếp cận với các chương trình giảng dạy đa phương tiện
(multimedia).
5.2. HỌC LIỆU
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BÓN THỪA VÀ THIẾU PHÂN ĐẠM, LÂN, KALI
ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
Bón cho cây trồng thiếu hoặc thừa đạm, lân và kali đều là không tốt. Ba nguyên tố này đều có
vai trò tối quan trong trong cây trồng và vì vậy sự thiếu hay thừa chúng đều gây ra những rối loạn
hay mất cân bằng trong toàn bộ quá trình đồng hóa, dị hóa của cây
- Đạm là một nguyên tố quan trọng bật nhất trong các nguyên tố cấu tạo nên sự sống. Đạm có trong
thành phần tất cả các protein đơn giản và phức tạp, mà nó là thành phần chính của màng tế bào thực
vật, tham gia vào thành phần của axit Nucleic (tức ADN và ARN), có vai
trò cực kỳ quan trọng trong trao đổi vật chất của các cơ quan thực vật.
Đạm còn có trong thành phần của diệp lục tố, mà thiếu nó cây xanh không
có khả năng quang hợp, có trong các hợp chất Alcaloid, các phecmen và
trong nhiều vật chất quan trong khác của tế bào thực vật.
Thiếu đạm cây có biểu hiện sinh trưởng còi cọc, lá toàn thân biến
vàng. Thiếu đạm có nghĩa là thiếu vật chất cơ bản để hình thành tế bào nên
khả năng sinh trưởng bị đình trệ, hàng loạt các quá trình sinh lý sinh hóa
trong cây cũng bị ngưng trệ, diệp lục ít được hình thành nên làm lá chuyển
vàng. Tuy nhiên nếu bón thừa đạm cũng không tốt. Thừa đạm sẽ làm cho
cây không chuyển hóa hết được sang dạng hữu cơ, làm tích lũy nhiều dạng
đạm vô cơ gây độc cho cây.
Thừa đạm sẽ làm cho cây sinh trưởng thái quá, gây vóng. Các hợp
chất các bon phải huy động nhiều cho việc giải độc đạm nên không hình thành được các chất “xơ”
nên làm cây yếu, các quá trình hình thành hoa quả bị đình trệ làm giảm hoặc không cho thu hoạch
v.v..
- Lân cũng quan trọng không kém so với đạm. Thiếu lân không một tế bào sống

nào có thể tồn tại. Nucleoproteid là vật chất di truyền tối quan trọng trong nhân tế
bào không thể thiếu thành phần Phospho (lân). Nucleoproteid là hợp chất của
protein và axit nucleic mà axit nucleic có chứa Phospho. Axit nucleic là một hợp
chất cao phân tử có tính chất như một chất keo. AND và ARN là 2 dạng tồn tại
của axit nucleic. Cấu trúc của 2 chất này cực kỳ phức tạp và đóng vai trò “sao
chép lại các đặc điểm sinh học” cho đời sau. Trong thành phần của axit nucleic
Phospho chiếm khoảng 20% (Quy về P2O5) và axit nucleic tồn tại trong mọi tế bào
và trong tất cả các mô và bộ phận của cây. Phospho còn có trong thành phần của
rất nhiều vật chất khác của cây như phitin, lexitin, saccarophosphat v.v.. các chất
này đều có vai trò quan trọng trong thực vật.
Biểu hiện thiếu lân (phospho) là những lá già có những mảng mầu huyết dụ (tía). Cây thiếu
lân thì quá trình tổng hợp protein bị ngưng trệ và sự tích lũy đường saccaro xảy ra đồng thời. Cây
thiếu lân lá bị nhỏ lại và bản lá bị hẹp và có xu hướng dựng đứng. Khi lá chưa biến sang mầu tía thì
mầu lá bị tối lại so với cây có đủ lân. Thiếu lân cây sinh trưởng chậm lại và quá trình chín cũng bị
kéo dài. Tuy nhiên thừa lân lại làm cho cây sử dụng lân tồi hơn, vì trong trường hợp này rất nhiều lân
Trang 5


nằm ở dạng vô cơ, nhất là ở các bộ phận sinh trưởng. Thừa lân làm cho cây chín quá sớm, không kịp
tích lũy được một vụ mùa năng suất cao.
- Kali là một nguyên tố rất linh động và tồn tại trong cây dưới dạng ion. Đặc biệt kali không có trong
thành phần các chất hữu cơ trong cây. Kali tồn tại chủ yếu ở huyết tương tế bào và không bào và
hoàn toàn không có mặt trong nhân tế bào. Hầu hết kali trong tế bào thực vật (80%) tồn tại trong dịch
tế bào, chỉ khoảng 20% là tồn tại ở dạng hấp phụ trao đổi với thể keo trong huyết tương và không
bào. Mặc dù không trực tiếp tham gia vào cấu trúc vật chất cấu tạo nên tế bào nhưng kali lại có vai
trò quan trọng trong việc ổn định các cấu trúc này và hỗ trợ cho việc hình thành các cấu trúc giàu
năng lượng như ATP trong quá trình quang hợp và phosphoril hóa. Kali ảnh hưởng trước tiên đến
việc tăng cường hydrat hóa các cấu trúc keo của huyết tương, nâng cao khả năng phân tán của chúng
mà nhờ đó giúp cây giữ nước tốt, tăng khả năng chống hạn. Kali giúp cây tăng cường tích lũy tinh
bột trong củ khoai tây và đường saccaro trong cây củ cải đường và đường đơn trong rất nhiều loại

cây rau quả khác nhau. Kali tăng cường tính chống rét và sự chống chịu qua mùa đông của cây nhờ
nó làm tăng lực thẩm thấu của dịch tế bào. Kali cũng giúp cây tăng cường khả năng kháng các bệnh
nấm và vi khuẩn. Kali giúp cây tăng cường khả năng tổng hợp các hợp chất hydrat các bon cao phân
tử như cellulo, hemicellulo, các hợp chất peptit v.v.. nhờ đó làm cho các loại cây hòa thảo cứng cáp,
chống đổ tốt. Kali giúp cho cây tăng cường tổng hợp và tích lũy hàng loạt các vitamin, có vai trò
quan trọng trong đời sống thực vật. Thiếu kali gây ảnh hưởng xấu đến sự trao đổi chất trong cây.
Thiếu vắng kali sẽ làm suy yếu hoạt động của hàng loạt các men, làm phá hủy quá trình trao đổi các
hợp chất các bon và protein trong cây, làm tăng chi phí đường cho quá trình hô hấp, gây lép hạt, làm
giảm tỷ lệ nảy mầm và sức sống hạt giống dẫn đến ảnh hưởng xấu đến số lượng và chất lượng mùa
màng.
Biểu hiện thiếu kali có thể thấy là: Các lá già trở nên vàng sớm và bắt đầu từ bìa lá sau đó bìa
lá và đầu lá có thể trở nên đốm vàng hoặc bạc, bìa lá chết và bị hủy hoại và lá có biểu hiện như bị
rách. Thiếu kali làm chậm lại hàng loạt các quá trình hóa sinh, làm xấu đi hầu như tất cả các mặt của
quá trình trao đổi chất. Thiếu kali sẽ làm chậm quá trình trình phân bào, sự tăng trưởng và sự dài ra
của tế bào. Thiếu kali còn làm giảm năng suất quang hợp và trực tiếp dẫn đến giảm sản lượng mùa
màng. Ngược lại, sự dư thừa kali cũng không tốt cho cây. Dư thừa ở mức thấp gây đối kháng ion,
làm cây không hút được đầy đủ các chất dinh dưỡng khác như magie, natri v.v.., ở mức cao có thể
làm tăng áp suất thẩm thấu của môi trường đất, ngăn cản sự hút nước và dinh dưỡng nói chung, ảnh
hưởng xấu đến năng suất mùa màng.
NGUYÊN TẮC BÓN PHÂN
"Bón phân cân đối được hiểu là cung cấp cho cây trồng đúng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều
lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho từng đối tượng cây trồng, đất, mùa vụ cụ thể, đảm
bảo năng suất" (Cục khuyến nông và khuyến lâm. Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng. Nhà
xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1999).
Mười nguyên tắc đảm bảo cho sử dụng phân bón hợp lý
Một là:
Bón phân hợp lý cho cây là tìm mọi cách để phối hợp tốt với thiên nhiên để tạo ra sản phẩm có ích
cho con người, chứ không phải là chinh phục, là áp đặt ý muốn của con người lên thiên nhiên.
Nông sản là sản phẩm của quá trình chu chuyển vật chất trong thiên nhiên, cho nên con người muốn
thu hút được nhiều nông sản thì cần nắm bắt được các quy luật chuyển hoá vật chất và tác động làm

cho quá trình chu chuyển vật chất diễn ra với quy mô lớn, cường độ mạnh, tốc độ nhanh.
Bón phân là để tác động lên quá trình chu chuyển vật chất trong tự nhiên. Việc cung cấp chất dinh
dưỡng cho cây trồng không hoàn toàn là để cây trực tiếp tạo ra nông sản mà là để phối hợp tốt với
thiên nhiên tạo ra sản phẩm trong quá trình chu chuyển vật chất.
Hai là:
Đối với thiên nhiên mọi tác động chỉ cần vừa đủ, mọi thứ thừa hay thiếu đều gây hại cho mọi hoạt
động bình thường của nó.
Trang 6


Theo cảm tính, nhiều người cho rằng cái gì đã tốt thì càng nhiều càng tốt, cái gì đã xấu thì càng nhiều
càng xấu.
Bón phân quá nhiều hoặc với liều lượng cao đều gây tai hại cho cây, thậm chí làm cho cây chết.
Nguyên tố đồng (Cu) là phân vi lượng đối với cây, nhưng phun với nồng độ cao (trên 1%) làm cho lá
cây bị cháy. Trong việc bón phân cho cây, điều quan trọng là không những không để cây bị thiếu đói,
mà phải không bón thừa bất cứ chất dinh dưỡng nào cho cây.
Cần lưu ý là sức chịu đựng cũng như mức độ tiếp thu
các tác động từ bên ngoài của các bộ phận trên cây
rất khác nhau. Đối với một loại phân bón, có thể đối
với bộ phận này là thừa nhưng đối với bộ phận khác
lại là chưa đủ. Chính vì thế mà có những loại hoá
chất chỉ có thể bón cho cây vào đất mà không thể
phun lên lá được.
Điều đáng chú ý là cho đến nay, trồng trọt, do tâm lý
sợ thiếu cho nên người nông dân đã làm nhiều việc
quá thừa, trong khi đó nhiều việc cần làm lại không
biết làm.
Nếu có những hiểu biết đầy đủ hơn về cây trồng,
hiểu được những nhu cầu của cây và con đường mà
thiên nhiên thường đáp ứng nhu cầu cho nó, hiểu

được các mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong hệ sinh thái, con người có thể tiết kiệm được bao
nhiêu việc làm thừa đồng thời chỉ cần tiến hành những việc làm thật hợp lý để đạt được những khối
lượng nông sản lớn.
Ba là:
Thiên nhiên còn nhiều điều mà con người chưa biết hết, vì vậy không được chủ quan khi sử dụng
phân bón.
Khoa học ngày càng phát triển nhanh, thành tựu khoa học ngày càng nhiều nhưng con đường khám
phá thiên nhiên đang còn dài và còn nhiều quanh co khúc khuỷu. Thái độ chủ quan, cho rằng chúng
ta đã có những hiểu biết quá đủ là không phù hợp, là có thể dẫn đến những sai lầm.
Điều đáng lo ngại là con người coi thường những gì chưa biết trong thiên nhiên và cho rằng những gì
khoa học đã biết đủ cho con người hoạt động theo ý muốn của mình. Nhiều thất bại trong sản xuất có
nguồn gốc từ sự ngộ nhận này.
Để có thể bón phân hợp lý, cần thường xuyên quan sát và đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn sản xuất.
Kinh nghiệm tích lũy được qua nhiều năm kết hợp với những hiểu biết khoa học, những kết quả của
nghiên cứu khảo nghiệm giúp chúng ta ngày càng nâng cao mức độ hợp lý của việc bón phân.
Bốn là:
Trong thiên nhiên sống, các loài sinh vật tồn tại và phát triển trong các mối liên hệ chặt chẽ với nhau
và với thế giới không phải sinh vật.
Các kết quả nghiên cứu khoa học được tiến hành trong các phòng thí nghiệm, trong các chậu vại,
trong các ô thí nghiệm thường rất xa so với điều
kiện môi trường sống của cây trên đồng ruộng.
Nhiều trường hợp, muốn có được kết quả như đã
thu được trong phòng thí nghiệm người ta phải
đầu tư rất tốn kém để tạo được môi trường và điều
kiện tương tự như trong phòng thí nghiệm. Khi
không có được những điều kiện này, các kết quả
khoa học thường phát huy tác dụng rất kém, thậm
chí còn làm nảy sinh nhiều vấn đề và người nông
dân lại phải lao theo để giải quyết. Như thế, phải
làm thừa ra bao nhiêu việc mà đáng lẽ không phải

làm.
Thực tế cho thấy: những phương pháp bón phân
nào mà không chú ý đến các loài sinh vật khác
trên đồng ruộng, không chú ý đến các loài sinh vật khác trên đồng ruộng, không chú ý đến các mối
Trang 7


quan hệ chằng chịt giữa chúng với nhau, thì đó chỉ là những việc làm vô nghĩa và có khi có hại.
Năm là:
Khoa học phân bón giúp ta bón phân hợp lý, tuy vậy nếu quá chuyên biệt trong lĩnh vực này sẽ làm
cho kiến thức hiểu biết của ta về thiên nhiên trở nên manh mún và có nguy cơ dẫn đến thất bại.
Các ngành khoa học ngày càng chuyên hoá để đi sâu tìm hiểu kỹ đối tượng nghiên cứu. Người ta đã
chú ý đến tình trạng này và thấy được nguy cơ của siêu hình. Vì vậy, đã có nhiều cố gắng để liên kết
các ngành khoa học, nói đến những khoa học liên ngành.
Tuy nhiên, việc bón phân hợp lý để tạo ra năng suất cây trồng cao, bảo vệ tốt môi trường không chỉ
đơn thuần là sự liên kết, sự giao thoa, sự liên ngành của một số lĩnh vực khoa học khác nhau, mà là
sự tìm tòi nghiên cứu trong một lĩnh vực khoa học mà đối tượng của nó là sự sống, là quá trình tạo
thành năng suất kinh tế. Đây là một loại đối tượng tổng hợp mà càng chia nhỏ ra càng chuyên biệt
hoá, càng đi xa khỏi bản chất của đối tượng nghiên cứu.
Sáu là:
Trong các hệ sinh thái, mỗi tác động từ bên ngoài đưa vào hệ, thường tạo ra những phản ứng dây
chuyền, lan rộng ra trong không gian theo các mạng lưới dinh dưỡng, năng lượng, thông tin, v.v... và
kéo dài theo thời gian, cho đến khi toàn bộ hệ sinh thái thiết lập được trạng thái cân bằng mới.
Mỗi hiện tượng xảy ra trong hệ sinh thái đều là kết quả của nhiều nguyên nhân, mặt khác một nguyên
nhân có thể dẫn tới những kết quả khác nhau.
Từ một hiện tượng là năng suất cây trồng có thể có một chuỗi các nguyên nhân và kết quả với 7 bậc
nhân - quả khác nhau. Trong thực tế, một hiện tượng xảy ra có thể có nhiều nguyên nhân. Những
nguyên nhân này lại có những nguyên nhân khác đi trước trong một mạng lưới các sự kiện và yếu tố
đan chéo nhau toả ra đến vô tận.
Bón phân cũng như những biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhau, thường không chỉ gây ra một tác

động trực tiếp dẫn đến một kết quả nào đó mà thường có nhiều tác động lên các thành tố trong hệ
sinh thái và có thể dẫn đến những kết quả khác nhau, trong đó có thể có những kết quả mà con người
không ngờ tới.
Do đặc điểm của quá trình phản ứng dây chuyền và quá trình tiếp nhận các tác động từ bên ngoài vào
các hệ sinh thái mà có thể có những tác động rất mạnh nhưng không gây ra hiệu quả gì đáng kể,
trong khi đó, có những tác động nhẹ nhàng, nhưng được nhân lên trong phản ứng dây chuyền và tạo
nên những hiệu quả rất lớn.
Bón phân hợp lý có thể không cần sử dụng những lượng phân bón mà có thể đạt được hiệu quả rất
cao.
Bảy là:
Đối với thiên nhiên không có cái gì là tốt, cũng không có cái gì là xấu.
Con người phân biệt ra trong thiên nhiên có cái tốt, cái xấu. Tốt xấu ở đây được đánh giá trên cơ sở
lợi ích của con người. Từ việc phân chia các sự vật và hiện tượng thành 2 nhóm tốt và xấu, con người
thường cố công để loại trừ, tiêu diệt những cái xấu và nhân lên, tăng thêm những cái tốt, với hy vọng
là thu được lợi ích lớn. Đối với thiên nhiên, mọi thứ đều có vị trí của nó và cần thiết cho sự hài hoà
và phát triển. Bằng các tác động đưa thêm các cái "tốt" và loại bỏ các cái "xấu" con người đã phá vỡ
cân bằng trong các hệ sinh thái. Và như vậy, các tác động của con người đã thúc đẩy hoạt động của
cơ chế điều tiết của hệ sinh thái để thiết lập trạng thái cân bằng. Với hoạt động của cơ chế này,
những tác động của con người bị trung hoà và bị triệt tiêu. Hy vọng thu được lợi ích lớn không
những không đạt được, mà những đảo lộn trong hệ sinh thái có thể dẫn đến nhiều hiệu quả tiêu cực.
Bón phân, con người nghĩ rằng đó là đưa điều tốt đến cho cây, vì vậy càng nhiều càng tốt. Thế nhưng
hiệu quả của việc bón phân chỉ có thể thu được khi bón hợp lý, có nghĩa là phù hợp với hoạt động
bình thường của hệ sinh thái nông nghiệp. Bón phân không hợp lý sẽ gặp phải phản ứng chống lại
của hệ sinh thái đồng ruộng và chỉ có thể dẫn đến những hậu quả xấu.
Tám là:
Trong nông nghiệp, không thể cải thiện thể hữu cơ thống nhất. chỉ bằng cách thay thế từng bộ phận
của thể đó.
Cây trồng, hệ sinh thái nông nghiệp là những hệ thống thống nhất và hoàn chỉnh. Trong hệ thống đó
mỗi bộ phận đều có vị trí và chức năng của mình. Mỗi bộ phận trong hệ thống được quy định không
những chỉ phụ thuộc vào các yếu tố bên trong bộ phận đó, mà còn phụ thuộc vào các bộ phận kế cận,

Trang 8


các bộ phận xung quanh và vào toàn bộ hệ thống.
Bón phân cho cây trồng chúng ta muốn tăng chất dinh dưỡng cho cây để tạo ra nhiều sản phẩm cho
con người. Tuy nhiên cây trồng là một bộ phận của hệ sinh thái đồng ruộng. Chúng ta không thể cải
thiện một bộ phận của hệ sinh thái là cây trồng mà không tính gì đến các bộ phận khác của hệ sinh
thái đó. Nhiều trường hợp bón phân không mang lại kết quả là do chúng ta gặp phải những phản ứng
điều tiết của hệ sinh thái.
Bón phân hợp lý là có tính toán đầy đủ đến các yếu tố trong hệ sinh thái, tạo sự hài hoà trong toàn bộ
hệ sinh thái đồng ruộng đồng thời thúc đẩy các hoạt động của toàn bộ hệ sinh thái hướng tới việc tạo
ra năng suất cao.
Chín là:
Nền nông nghiệp tiến bộ phải là nền nông nghiệp nuôi dưỡng được con người cả thể xác lẫn tinh
thần.
Bón phân là để làm tăng năng suất cây trồng. Năng suất đó phải đáp ứng được nhu cầu của con
người. Vì vậy, nếu phân bón còn để lại dư lượng trong nông sản, nếu trong nông sản có nhiều NO3,
nhiều kim loại nặng thì nông sản không đáp ứng được nhu cầu của con người.
Phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nông sản. Đối với các sản phẩm cây công nghiệp, cây
dược liệu, cây hương liệu, cây tinh dầu v.v... bón phân không hợp lý có thể làm giảm phẩm chất nông
sản rất đáng kể.
Phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cất giữ, bảo quản và chuyên chở nông sản. Sản phẩm
rau quả chứa nhiều đạm, nhiều nước rất chóng bị hỏng.
Ngoài việc đáp ứng nhu cầu của con người về vật chất, nông nghiệp còn đáp ứng nhu cầu của con
người được lao động, được tiếp xúc với thiên nhiên, được khám phá những điều bí ẩn của tự nhiên.
Bón phân không hợp lý thường để lại trong môi trường đất, nước, không khí những dư lượng phân
bón có ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ, đến tâm trạng con người. Càng ngày việc thoả mãn nhu
cầu đời sống tinh thần của con người càng tăng lên. Vai trò của nông nghiệp trong việc đảm bảo ổn
định cuộc sống, ổn định xã hội cũng ngày một được nâng cao.
Bón phân hợp lý không những phát huy đến mức cao hiệu quả của phân bón mà còn đảm bảo cho

môi trường trong lành và thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng tiến bộ.
Mười là:
Cần có cách nhìn toàn diện, đừng để bị hoàn cảnh lung lạc.
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, khi tiếp xúc với bất kỳ loại cây trồng nào cũng không thể
tách rời chúng ra khỏi điều kiện sống của nó mà phải có cách nhìn toàn diện và đặt đúng vị trí của nó
trong hệ sinh thái đồng ruộng. Thông thường người làm nông nghiệp chỉ biết có cây trồng mà quên
mất cây trồng tồn tại và phát triển trong hệ sinh thái.
Kết quả của sản xuất nông nghiệp thường chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện cụ thể từng địa
phương cũng như điều kiện khí hậu thời tiết của từng năm. Người nông dân thường lấy kinh nghiệm
sản xuất của năm nay để áp dụng cho năm sắp tới.
Như vậy, việc tiến hành sản xuất nông nghiệp của nông dân thường chịu ảnh hưởng của cái nhìn hẹp
và ngắn.
Muốn đạt được kết quả tốt, người nông dân cần có cái nhìn toàn diện đồng thời cần biết cách thoát ra
khỏi hoàn cảnh cụ thể của một năm sản xuất, không để cho hoàn cảnh lung lạc mình và phải có cách
nhìn vượt lên trên không gian và thời gian, cố gắng đi vào bản chất của các hiện tượng. Cách nhìn
này không phải là không dựa trên cơ sở thực tế mà là
cách nhìn xuyên sâu vào bản chất của thực tế, làm
cho thực tế hiện rõ lên, không bị những nhiễu loạn
nhất thời làm che mất bản chất.
Bón phân hợp lý là tìm ra những kết luận từ việc phân
tích toàn diện hệ sinh thái nông nghiệp, phân tích
thực chất các hiện tượng đã diễn ra, dự báo những
hiện tượng và trạng thái có thể xuất hiện trong vụ tới
để đề ra giải pháp bón phân mang lại hiệu quả cao
nhất về kinh tế, xã hội cũng như môi trường.

Trang 9


MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

TỚI MÔI TRƯỜNG VÀ SINH VẬT
Sử dụng phân bón hoá học và hợp chất bảo vệ thực vật là chìa khoá thành công của cuộc cách
mạng xanh, trong nền nông nghiệp, công nghiệp hoá (nông nghiệp đầu tư cao) để đảm bảo nhu cầu
về lương thực, thực phẩm. Tuy nhiên, những năm gần đây có nhiều dấu hiệu đáng lo ngại do sự ảnh
hưởng của phân bón hoá học, hoá chất bảo vệ thực vật đến môi trường và sức khoẻ con người. Vấn
đề này không chỉ xảy ra ở các nước phát triển mà nó đang ngày trở lên nghiêm trọng ở các nước đang
phát triển. Khi người nông dân áp dụng những công nghệ hiện đại (như giống mới, phân hoá học,
hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV), máy móc, thiết bị tưới tiêu....) Đã nảy sinh rất nhiều vấn đề
môi trường:
- Gây độc hại cho nguồn nước, cho đất bởi thuốc trừ sâu, NO 3-, do đó tác động xấu đến sức
khoẻ con người, động vật hoang dại và suy thoái các hệ sinh thái.
- Gây nhiễm độc lương thực, thực phẩm thức ăn cho gia súc bởi dư lượng thuốc trừ sâu, NO 3và chất kích thích sinh trưởng.
- Gây xói mòn đất, giảm độ phì của đất do xu hướng sử dụng nhiều phân bón hoá học thay
cho phân hữu cơ.
- Gây mặn hoá thứ sinh do tưới tiêu không hợp lý.
- Gây ô nhiễm không khí do sự khuyếch tán của HCBVTV.
- Chặt phá rừng, mở rộng diện tích canh tác gây suy thoái nguồn nước ngầm, làm mất dần và
có nguy cơ tuyệt chủng nhiều loài động vật hoang dã.
- Xu thế tiêu chuẩn hoá, chuyên canh hoá tập trung vào một số giống cây, con mới đồng nhất
về di truyền trong nông nghiệp dẫn đến sự thay thế dần và biến mất những giống loài truyền thống –
cơ sở di truyền để cải tạo giống là nguồn gen dự trữ quan trọng trong tương lai.
1. Ô nhiễm môi trường từ phân bón hoá học:
Nitrat (NO3-) là yếu cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của nhiều loài cây trồng, đồng
thời nó cũng được xem là mối đe doạ cho sức khoẻ con người và tính trong sạch của các nguồn nước
tự nhiên. Tính trung bình, khi bón phân đạm vào đất thực vật chỉ hấp thụ được khoảng 50 - 60%, số
còn lại đi vào các nguồn khác.
Mặc dù thực vật rất cần nitơ nhưng ion NO 3- gần như không bị đất hấp thụ và luôn tồn tại ở
dạng linh động dễ bị rửa trôi vào các nguồn nước. Một nghiên cứu vào năm 1972 ở Anh cho thấy có
hiện tượng phú dưỡng ở cả 18 con sông nghiên cứu. Nhiều kết quả nghiên cứu bằng phương pháp
nguyên tử đánh dấu đã khẳng định NH 4+ trong nước có nguồn gốc từ nitơ bón vào đất. Như vậy

nguồn gốc NO3- trong nước là do phân bón vô cơ và hữu cơ đậc biệt khi người nông dân bón không
đúng lúc, bón thúc vào thời kỳ cây không cần và bón không đều.
Ô nhiễm nỉtat không phải là vấn đề mới, cách đây hàng trăm năm người ta đã ghi nhận nồng
độ coa của nó trong các giếng nước ăn nhưng phát hiện mới nhất là NO3- liên quan tới sức khoẻ
cộng đồng thể hiện qua 2 loại bệnh:
- Methaemoglobinaemia: Trè xanh ở trẻ sơ sinh.
- Ung thư dạ dày ở người lớn.
Thực ra NO 3- không độc, nhưng khi nó bị khử thành nitrit (NO 2-) trong cơ thể nó trở nên rất
độc. NO3- trong dạ dày bị các vi khuẩn khử thành NO 2- và sâm nhập vào máu, nó phản ứng với
haemoblobin chứa Fe2+ (đây là phân tử có chức năng vận chuyển O 2 đi khắp cơ thể) tạo ra
methaemoglobinaemia chứa Fe3+ có rất ít năng lực vận chuyển O 2 và trẻ sơ sinh rất mẫn cảm với
bệnh này do trong dạ dày của chungs không đủ axit để ngăn cản các vi khuẩn biến đổi NO 3- thành
NO2-.
Ung thư dạ dày cũng là bệnh liên quan tới hàm lượng NO 3- trong nước và do quá trình biến
đổi từ NO3- thành NO2 phản ứng với một loại amin thứ sinh xuất hiện khi phân huỷ mỡ hoặc prôtêin
ở bên trong dạ dày tạo ra hợp chất N – nitroso ( chất gây ung thư). Vì tính chất nguy hiểm của NO 3đối với sức khoẻ cộng đồng nên châu Âu qui định mức chuẩn cho nước uống là 50g NO 3- /m3, giá trị
tối ưu không quá 25g NO3- /m3.
Trang 10


2. Ô nhiễm môi trường do HCBVTV:
Việc sử dụng HCBVTV trong nông nghiệp đã làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trường. Định
hướng của thuốc trừ sâu là diệt sâu hại, nhưng diễn biến thực tế của lại ảnh hưởng độc tới đất, nước,
không khí, đại dương và các sản phẩm nông nghiệp, động vật sức khoẻ con người đặc biệt những dư
lượng của những chất do tính độc cao như chlordane, DDT, picloram, zimazine...
Một đặc tính quan trọng của HCBVTV trong hệ sinh thái là tính khuyếch đại sinh học. Từ
nồng độ sử dụng nhỏ, sau khi vào hệ sinh thái thông qua chuỗi lưới thức ăn chất độc được tích luỹ
với nồng độ cao dần qua các bậc dinh dưỡng. Hầu hết các loại HCBVTV đều độc đối với người và
động vật máu nóng, tuy nhiên mức độ gây độc của mỗi loại thuốc có khác nhau, có loại thuốc gây
độc cấp tính, có loại thuố có tính tích luỹ lâu trong cơ thể sống, bền vững trong môi trường. Các kết

quả nghiên cứu cho thấy có đến 90% HCBVTV không đạt mục đích mà gây nhiễm độc đất, nước,
nông sản. Việc sử dụng lặp lại nhiều lần cùng một loại thuốc ở nhiều nước đang phát triển do được
bao cấp, trợ giá dẫn đến hiện tượng quen thuốc buộc phải sử dụng các chủng loại HCBVTV khác có
độc tính cao hơn và càng xúc tiến rủi ro về môi trường cũng như nghề nghiệp.
Theo kết quả báo cáo của viện bảo vệ thực vật năm 1999, hiện nay trên thị trường Việt Nam
có 270 loại thuốc diệt côn trùng, 216 loại thuốc diệt nấm, 160 loại thuốc diệt cỏ, 12 loại thuốc diệt
gậm nhấm và 26 loại thuốc kích thích sinh trưởng. Điều đáng là 60% tổng số hoá chất trên được sử
dụng phun cho rau quả mà phần lớn nông dân lại không hiểu đầy đủ về tác dụng, tính năng của mỗi
loại thuốc cho nên họ thường phun sai chủng loại, liều lượng cũng như thời gian cho phép.
Ví dụ trung bình từ 1 đến 3 ngày họ lại phun thuốc kích thích tăng trưởng và thuốc trừ sâu
cho dưa chuột và đậu. Năm 1990 lượng HCBVTV được sử dụng là 10.300 tấn đến năm 1998 đã tăng
lên 33.000 tấn. Rất nhiều vụ ngộ độc do HCBVTV gây ra ở các quy mô và mức độ khác nhau. Để
khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do HCBVTV nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt
Nam đã chú ý đến việc quản lý sâu hại tổng hợp( IPM ) để kìm dữ sâu bệnh ở mức chấp nhận được.
IPM bao gồm việc sử dụng thuốc trừ sâu một cách có chọn lọc và dựa trên việc áp dụng các biện
pháp sinh học, tính đề kháng di truyền và thực tiễn quản lý thích hợp./.
3. Ô nhiễm đất
Đất được hình thành từ đá qua quá trình phong hoá. Khi sự sống trên trái đất chưa xuất hiện,
thì vòng đại tuần hoàn địa chất là quá trình phong hoá đá đã dần dần hình thành phần không sống của
hệ sinh thái đất (các chất khoáng, các dạng nước, các chất khí) gọi là mẫu chất tạo tiền đề cho sinh
vật phát triển. Kể từ khi có những sinh vật đơn bào đầu tiên xuất hiện trên mẫu chất là lúc xuất hiện
một vòng tuần hoàn mới – vòng tiểu tuần hoàn sinh học.
Như vậy tự bản thân môi trường đất đã có cấu trúc, chức năng như là một hệ sinh thái, một
mẫu hình của hệ thống mở. Tuy nhiên sự tự điều chỉnh của hệ sinh thái đất có một giới hạn nhất
định. Nếu sự thay đổi vượt quá giới hạn này, hệ sinh thái đất sẽ mất khả năng tự điều chỉnh và hậu
quả là đất bị ô nhiễm và thoái hoá. Sự ô nhiễm môi trường đất là hậu quả của các hoạt động của con
người, làm thay đổi các nhân tố sinh thái quá ngưỡng của các quần xã sống trong đất. Muốn kiểm
soát được ô nhiễm môi trường đất cần phải biết giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất đối
với từng nhân tố sinh thái. Xử lý ô nhiễm tức là điều chỉnh và đưa các nhân tố sinh thái trở về giới
hạn sinh thái của quần xã sinh vật đất. Đây là nguyên lý sinh thái cơ bản được vận dụng vào việc sử

dụng hợp lý tài nguyên đất và bảo vệ môi trường. Bản chất của sự xác lập cân bằng là quá trình tự
điều chỉnh năng lượng và vật chất giữa 3 loại sinh vật: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật
phân huỷ. Thông thường tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất cao hơn so với hệ sinh thái nước,
không khí nên khả năng tự lập lại cân bằng của nó cũng cao hơn.
Khái niệm:
Sự ô nhiễm môi trường đất là do hậu quả các hoạt động cuả con người làm thay đổi các nhân
tố sinh thái quá ngưỡng sinh thái của những quần xã sinh vật sống trong đất.
Nguyên nhân:
Bình thường hệ sinh thái đất luôn tồn tại ở trạng thái cân bằng. Khi có mặt một số chất mà hàm
lượng của chúng vượt quá ngưỡng cho phép thì hệ sinh thái đất sẽ mất cân bằng, môi trường đất bị ô
nhiễm và thoái hoá. Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm đất trong đó có một số nguyên nhân chính
gây ô nhiễm đất ở Việt Nam là:
Trang 11


1. áp lực tăng dân số đòi hỏi nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng và phải đẩy mạnh khai
thác độ phì nhiêu của đất bằng cách:
- Tăng cường sử dụng hoá chất như phân vô cơ, thuốc trừ sâu diệt cỏ…vv.
- Sử dụng chất kích thích sinh trưởng làm giảm thất thoát và tạo thuận lợi cho thu hoạch.
- Mở rộng các hệ thống tưới tiêu.
2. Việc đẩy mạnh công nghiệp hoá và đô thị hoá không có kế hoạch quản lý môi trường đã làm ô
nhiễm nặng nề các vùng ven đô thị và khu công nghiệp. Các tác nhân chính gây ô nhiễm đất ở đây là
không khí ô nhiễm, nước thải, chất thải rắn của các cơ sở trên.
3. Do hậu quả chiến tranh (thuốc diệt cỏ do Mỹ sử dụng ở miền Nam Việt Nam) đã gây ảnh hưởng
lâu dài đến con người, tự nhiên trên những vùng đất rộng lớn.
Như vậy nguyên nhân chính gây ô nhiễm đất ở Việt Nam là sử dụng không hợp lý phân bón,
hoá chất bảo vệ thực vật, chất kích sinh trưởng, chất thải không qua xử lý của các khu dân cư, đô thị
và các khu công nghiệp, chất độc trong chiến tranh…vv, gây ô nhiễm khá nghiêm trọng ở một số nơi.
Tuy nhiên về quy mô vùng bị ô nhiễm không lớn, chỉ xẩy ra ở ven một số thành phố lớn, khu công
nghiệp làng nghề truyền thống không có công nghệ xử lý chất thải độc hại và những vùng chuyên

canh, thâm canh sử dụng phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật không hơp lý, không có sự quản lý chặt
chẽ.
Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất:
- Tác nhân hoá học:
Loại ô nhiễm này được gây ra do một số nguồn: Chất thải công nghiệp, giao thông, chất thải
sinh hoạt, đặc biệt là việc sử dụng phân hoá học, hoá chất bảo vệ thực vật, các chất kích thích sinh
trưởng…làm cho đất bị ô nhiễm kim loại nặng, Nitrat…ở Việt Nam ô nhiễm đất bởi kim koại nặng
nhìn chung không phổ biến tuy nhiên nhiều trường hợp cục bộ gần khu công nghiệp, đặc biệt ở các
làng nghề tình trạng ô nhiễm kim loại nặng đang diễn ra khá trầm trọng.
Bảng 1: Hàm lượng Pb trong bùn và trong đất
stt

mẫu nghiên cứu

hàm kượng chì (ppm)

1
2
3
4

Mẫu bùn trong ao chứa nước thải phá ắc quy
Mẫu đất lúa gần nơi nấu chì
Mẫu đất giữa cánh đồng
Mẫu đất gần làng

2166.0
387.6
125.4
2911.4


Hàm lượng chì lớn hơn 100 ppm được đánh giá là đất bị ô nhiễm.
- Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý:
a. Ô nhiễm nhiệt:
Khi nhiệt độ trong đất tăng sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn đến khu hệ vi sinh vật đất phân
giải chất hữu cơ và nhiều trường hợp làm đất chai cứng, mất dinh dưỡng. Nhiệt độ trong đất tăng,
dẫn đến hàm lượng mất O 2 giảm gây mất cân bằng và quá trình phân huỷ các chất hữu cơ sẽ diễn ra
theo kiểu hô hấp kỵ khí, tạo ra nhiều sản phẩm trung gian có mùi khó chịu và độc cho cây trồng,
động vật như: NH3, H2S, CH4 và anđehit.... Nguồn gây ô nhiễm nhiệt là do sự thải bỏ nước làm mát
các thiết bị của các nhà máy. Nước này có thể làm nhiệt độ của đất tăng từ 5- 15 0C gây ảnh hưởng
xấu đến môi trường đất. Ngoài ra nguồn ô nhiễm nhiệt còn do những đám cháy rừng, phát nương đốt
rẫy trong du canh làm nhiệt độ đất tăng đột ngột từ 15- 30 0C huỷ diệt nhiều sinh vật có ích trong đất,
đất trở nên chai cứng.
b. Ô nhiễm do các chất phóng xạ:
Do phế thải của những trung tâm khai thác các chất phóng xạ, trung tâm nghiên cứu nguyên tử,
nhà máy điện nguyên tử, các bệnh viện và những vụ thử vũ khí hạt nhân. Các chất phóng xạ thâm
nhập vào đất, theo chu trình dinh dưỡng tới cây trồng, động vật và con người. Sau mỗi vụ thử vũ khí
Trang 12


hạt nhân chất phóng xạ trong đất tăng lên10 lần và khi đi vào sinh vật nó cũng có hiện tượng
khuyếch đại sinh học. Các chất phóng xạ (Sn 90,I131Cs137) xâm nhập vào cơ thể con người làm thay đổi
cấu trúc tế bào, gây ra các bệnh di truyền, bệnh về máu, ung thư…
- Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học:
Do các phương pháp đổ bỏ chất thải mất vệ sinh, sử dụng phân bắc tươi, bùn ao tươi, bùn kênh
dẫn chất thải sinh hoạt bón trực tiếp vào đất. Hiện nay các vùng nông thôn miền Bắc Việt Nam tập
quán sử dụng phân bắc và phân chuồng tươi trong canh tác vẫn còn phổ biến. Chỉ tính riêng trong
nội thành Hà Nội, hàng năm lượng phân bắc thải ra khoảng 550.000 tấn và chỉ khoảng 1/3 số đó
được xử lý. ở các vùng nông thôn phía Nam đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long, phân tươi
được coi là nguồn thức ăn cho cá. Tập quán sử dụng phân tươi, nước thải bón, tưới trực tiếp cho đất

đã gây ô nhiễm sinh học nghiêm trọng cho môi trường đất, không khí, nước, ảnh hưởng đến sức khoẻ
con người.
Bảng 2: Số lượng các loại vi trùng và trứng giun
đối tượng nghiên cứu

1
2
3
4
5
6
7
8

Phân bắc tươi trộn tro bếp
Phân bắc đã ủ 2 tháng
Đất vừa tưới phân bắc
Đất tưới phân bắc sau 20 ngày
Đất vừa tưới phân tươi
Đất chỉ dùng phân hoá học
Nước mương khu trồng rau
tưới phân bắc
Nước giếng khu trồng rau tưới
phân bắc

vi trùng E-Coli
trong 100 gam
đất

107

105
105
105
105
102
450
20

số trứng giun trong 50g phân hoặc
trong 1000ml nước
giun đũa

giun tóc

31
12
22
13
5
3
3
7

16
7
10
5
1

Biện pháp kiểm soát ô nhiễm đất.

• Làm sạch cơ bản:
Mục đích chính là phòng ngừa sự nhiễm trùng đất có nguồn gốc từ phân, nước thải sinh hoạt, nước
thải bệnh viện.... Các ngồn này phải được sử lý trước khi thải ra môi trường để tránh làm nhiễm bẩn
nước ngầm hoặc nước bề mặt.
*Khử chất thải rắn: rác gia đình, phế liệu xây dựng, phế liệu công nghiệp, nông nghiệp, thương
nghiệp... đây là môi trường thuận lợi cho ruồi, muỗi, các loài gặm nhấm phát triển. Ngoài ra chúng
còn góp phần làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí... làm tổn hại đến chất lượng môi trường
xung quanh. Các thiết bị xử lý thường dùng một hay nhiều những kỹ thuật như: lựa chọn, đốt cháy,
trộn phân, phun, nghiền, làm đặc.... ở các nước công nghiệp phát triển, nhiều khu vực đất đai bị ô
nhiễm nặng, người ta sử dụng các hệ thống cơ hoá lý nhằm ngăn ngừa sự chuyển động của các chất
gây ô nhiễm do rửa trôi, hoạt động mao quản và di chuyển khí.
Các hệ thống nhằm ngăn chặn sự chuyển động của các chất gây ô nhiễm do rửa trôi, hoạt
động mao quản và di chuyển khí
Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
Lĩnh vực kinh tế:
+ Giảm đều mức tiêu phí năng lượng và những tài nguyên khác thông qua các công nghệ mới và qua
thay đổi lối sống.
+ Thay đổi các hình thức tiêu thụ ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của các nước khác.
+ Giảm hàng rào nhập khẩu hay chính sách bảo hộ mậu dịch làm hạn chế thị trường cho các
sản phẩm của những nước nghèo.
Trang 13


+ Sử dụng tài nguyên nhân văn, kỹ thuật và tài chính để phát triển công nghệ sạch và sử dụng
ít tài nguyên thiên nhiên.
+ Làm cho mọi người tiếp cận tài nguyên một cách bình đẳng.
+ Giảm chênh lệch về thu nhập và tiếp cận y tế.
+ Chuyển tiền từ chi phí quân sự và an ninh cho những yêu cầu phát triển.
+ Dùng tài nguyên cho việc cải thiện mức sống thường xuyên.
+ Loại bỏ nghèo nàn tuyệt đối.

+ Cải thiện việc tiếp cận ruộng đất, giáo dục và các dịch vụ xã hội.
+ Thiết lập một ngành công nghiệp có hiệu suất cao để tạo công ăn việc làm và sản xuất hàng
hoá cho thương mại và tiêu thụ.
Lĩnh vực nhân văn:
+ Ổn định dân số.
+ Giảm di cư đến các thành phố qua chương trình phát triển nông thôn,
+ Xây dựng những biện pháp mang tính chất chính sách và kĩ thuật để giảm nhẹ hậu quả môi
trường cuả đô thị hoá.
+ Nâng cao tỷ lệ biết chữ.
+ Người dân tiếp cận dễ dàng hơn với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
+ Cải thiện phúc lợi xã hội, bảo vệ tính đa dạng văn hoá và đầu tư vào vốn con người.
+ Đầu tư vào sức khoẻ và giáo dục của phụ nữ.
+ Khuyến khích sự tham gia vào những quá trình làm quyết định.
Lĩnh vực môi trường:
+ Sử dụng có hiệu quả hơn đất canh tác và cung cấp nước.
+ Cải thiện canh tác nông nghiệp và kĩ thuật để nâng cao sản lượng.
+ Tránh sử dụng quá mức phân hoá học và thuốc trừ sâu.
+ Bảo vệ nguồn nước bằng cách chấm dứt việc sử dụng nước lãng phí và nâng cao hiệu suất của các
hệ thống nước.
+ Cải thiện chất lượng nước và hạn chế rút nước bề mặt.
+ Bảo vệ đa dạng sinh học bằng cách làm chậm lại đáng kể và nếu có thể thì chặn đứng sự tuyệt diệt
của các loài, sự huỷ hoại nơi ở cũng như các hệ sinh thái.
+ Hạn chế tình trạng không ổn định của khí hậu, sự huỷ hoại tầng ozon do hoạt động của con
người.
+ Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho hoạt động sản xuất lương thực và chất đốt trong
khi phải mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của tăng dân số.
+ Sử dụng nước tưới một cách thận trọng.
+ Tránh mở đất nông nghiệp trên đất dốc hoặc đất bạc màu.
+ Làm chậm hoặc chặn đứng sự huỷ hoại rừng nhiệt đới, hệ sinh thái san hô, rừng ngập mặn
ven biển, những vùng đất ngập nước và các nơi ở độc đáo khác để bảo vệ tính đa dạng sinh học.

Lĩnh vực kĩ thuật:
+ Chuyển dịch sang nền kĩ thuật sạch và có hiệu suất hơn, giảm tiêu thụ năng lượng và những tài
nguyên thiên nhiên khác để không làm ô nhiễm không khí, đất và nước.
+ Giảm phát thải CO2, giảm tỷ lệ khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu nhằm hạn chế hiệu ứng
nhà kính.
+ Cùng với thời gian phải giảm đáng kể sử dụng nhiên liệu hoá thạch và tìm ra những nguồn
năng lượng mới.
+ Loại bỏ sử dụng CFCs để tránh làm thương tổn đến tầng ozon bảo vệ trái đất.
+ Bảo tồn những kĩ thuật truyền thống với ít chất thải và chất ô nhiễm, những kĩ thuật tái chế
chất thải phù hợp với hoặc hỗ trợ các hệ tự nhiên.
Trang 14


+ Nhanh chóng ứng dụng những kĩ thuật đã được cải tiến cũng như những quy chế của chính
phủ đã được cải thiện và thực hiện những quy chế đó.
Phát triển bền vững được xem là một quá trình đòi hỏi đồng thời cả 4 lĩnh vực: kinh tế, nhân
văn, môi trường và kĩ thuật. Tuy nhiên thực hiện phát triển bền vững không giống nhau ở mỗi nước,
tuỳ thuộc vào lịch sử, chính quyền, thể chế chính trị, tài nguyên thiên nhiên.... Ví dụ ở vùng phụ cận
Sahara, Châu Phi phát triển bền vững có thể là cải thiện điều kiện nhân văn bằng cách nâng cao sức
khoẻ và giáo dục cho người dân trong khi Châu Âu lại có thể là hạn chế phát thải huỷ hoại tầng ozon,
các khí nhà kính và gây ra mưa axit.... Trước khi bắt đầu xác lập mục tiêu cho phát triển bền vững
mỗi vùng, mỗi quốc gia, mỗi khu vực phải xác định được hiện mình đang ở đâu.

6. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
6.1. Mục tiêu bài học
 Về kiến thức: Biết được:
- Khái niệm phân bón hóa học và phân loại
- Tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali, phân phức hợp, phân hỗn hợp và vi lượng.
- Biết liên hệ kiến thức các môn để giải quyết các tình huống của bài học
 Về kĩ năng:

Quan sát mẫu vật, làm thí nghiệm nhận biết một số phân bón hóa học.
- Sử dụng an toàn, hiệu quả một số phân bón hoá học.
- Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố dinh dưỡng
 Về thái độ:
Giúp cho học sinh hăng say nghiên cứu và học tập , thấy được tầm quan trọng của phân bón
hóa học đối với sản xuất nông nghiệp để có ý thức bảo vệ và sử dụng hợp lí .
 Chuẩn bị của học sinh: giáo viên chia học sinh của 1 lớp thành 2 nhóm
Nhóm 1: Tìm hiểu về phân đạm, phân kali và tác hại của phân bón đối với môi trường
nước
Nhóm 2: Tìm hiểu về phân lân, phân phức hợp, phân hỗn hợp và tác hại của phân bón
đối với môi trường đất
+ Địa điểm thực hiện: Học sinh tìm kiếm thông tin trên mạng, đồng thời đi thực tế đến
các cửa hàng bán phân bón và vào đồng ruộng ở địa phương để tìm ra dẫn chứng hình ảnh cụ thể cho
bài báo cáo
+ Cách thực hiện: các HS trong nhóm tiến hành tìm kiếm thông tin, hình ảnh, video
liên quan đến nội dung báo cáo, thông qua các công cụ tìm kiếm như: Google, Bing, Yahoo,
Youtube…Mỗi nhóm phải trang bị các mẫu phân bón tương ứng, phải nắm được quá trình sinh
trưởng và phát triển của một số loại cây quen thuộc đặc biệt là cây lúa
+ Kết quả cần đạt được: Qua việc tự tìm hiểu trên mạng và tìm hiểu thực tế học sinh
phải nắm được vai trò của phân bón hóa học đối với cây trồng cũng như tác hại của nó khi sử dụng
không đúng cách

6.2. Nội dung tổ chức bài học
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN

+ Phân bón hoá học là những hoá chất có chứa các nguyên
tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng
suất mùa màng…
+ Phân loại:
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH


Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về phân bón hóa học và phân loại

Trang 15


Tích hợp giới thiệu vai trò của phân bón đối
với năng suất cây trồng
Qua điều tra, tổng kết về vai trò của phân bón
với cây trồng ở trên thế giới cũng như ở Việt
Nam cho thấy: Trong số các biện pháp kỹ thuật
trồng trọt liên hoàn (làm đất, giống, mật độ
gieo trồng, BVTV...), bón phân luôn là biện
pháp kỹ thuật có ảnh hưởng lớn nhất, quyết
định nhất đối với năng suất và sản lượng cây
trồng. Giống mới cũng chỉ phát huy được tiềm
năng của mình, cho năng suất cao khi được
bón
đủ
phân

bón
hợp
lý.
Từ thực tiễn sản xuất ở các nước này cũng
cho thấy: Không có phân hoá học thì không có
năng suất cao. Ở các nước có hệ thống nông
nghiệp phát triển trong hơn 100 năm trở lại đây
(từ khi bắt đầu sử dụng phân bón hoá học),
việc sử dụng phân khoáng làm tăng hơn 60%

năng
suất
cây
trồng.
Cách mạng xanh ở Ấn Độ: Năm 1950, khi
nông dân Ấn Độ chưa biết dùng phân bón chỉ
sản xuất được 50 triệu tấn lương thực/năm, bị
thiếu đói trầm trọng. Năm 1984 nhờ sử dụng
7,8 triệu tấn phân bón/năm đã đưa sản lượng
lương thực lên 140 triệu tấn, khắc phục nạn đói
triền
miên
cho
Ấn
Độ.
Kết quả điều tra của FAO trong thập niên 70
– 80 của thế kỷ 20 trên phạm vi toàn thế giới
cho thấy: tính trung bình phân bón quyết định
50% tổng sản lượng nông sản tăng lên hàng
năm và bón 1 tấn chất dinh dưỡng nguyên chất
thì thu được 10 tấn hạt ngũ cốc.
Ở các nước châu Á, Thái bình dương (1979 –
1989) phân bón làm tăng 75% năng suất lúa.
Tổng kết về vai trò của các yếu tố kỹ thuật
trong nông nghiệp hiện đại ở Mỹ: Năng suất
quyết định bởi 41% do phân khoáng, 15-20%
do thuốc bảo vệ thực vật, 15% do hoàn thiện
các biện pháp kỹ thuật, 8% do chọn giống và
tưới nước, 11-18% do các yếu tố khác.
Năm 1997, kết quả điều tra ở Việt Nam tính

trung bình phân bón làm tăng 38-40% tổng sản
lượng, dự báo sẽ lớn hơn có thể tới 75% năng
suất lúa và bón 1 tấn dinh dưỡng nguyên chất
thu được 13 tấn ngũ cốc.

Hoạt động 2: Nhóm 1 báo cáo về phân đạm, phân kali và tác hại của phân đối với môi trường nước
I- PHÂN ĐẠM
Phân đạm cung cấp nitơ cho cây trồng
Kích thích quá trình sinh trưởng của cây, làm tăng tỉ lệ của
protein thực vật , cây trồng sẽ phát triển nhanh, cho nhiều
hạt, củ, hoặc quả.
Trang 16


* Bằng hàm lượng %N trong phân .
1- Phân đạm amoni : NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3
Tích hợp liên môn Sinh – Công nghệ
NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CÂY LÚA
VÀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN
Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa hay nói
cách khác là các chất dinh dưỡng cần thiết,
không thể thiếu được đối với sự sinh trưởng và
phát triển của cây lúa bao gồm: đạm (N), lân
(P), kali (K), vôi, sắt, kẽm, đồng, magiê,
mangan, mô-líp-đen, bo, silic, lưu huỳnh và
các-bon, ô-xy, hyđrô. Tất cả các chất trên đây
(trừ các-bon, ô-xy, hyđrô) phân bón đều có thể
cung cấp được. Có nhiều chất dinh dưỡng
khoáng mà cây lúa cần, nhưng 3 yếu tố dinh
dưỡng mà cây lúa cần với lượng lớn là: đạm,

lân và kali là những chất cần thiết cho những
quá trình sống diễn ra trong cây lúa. Các
nguyên tố khoáng còn lại, cây lúa cần với
lượng rất ít và hầu như đã có sẵn ở trong đất,
nếu thiếu thì tuỳ theo điều kiện cụ thể mà bón
bổ sung.
Phân bón có vai trò tối quan trọng trong quá
trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa, nó cần
thiết cho suốt quá trình phát triển, từ giai đoạn
mạ cho đến lúc thu hoạch. Cùng với các yếu tố
năng lượng khác, phân bón cung cấp cho cây là
nguồn nguyên liệu để tái tạo ra các chất dinh
dưỡng như: tinh bột, chất đường, chất béo,
prôtêin… Ngoài ra chúng còn giữ vai trò duy
trì sự sống của toàn bộ cây lúa, không có
nguồn dinh dưỡng thì cây lúa sẽ chết, không
thể tồn tại.
Các yếu tố dinh dưỡng trong phân bón cung
cấp cho cây lúa có vai trò khác nhau, với hàm
lượng cung cấp khác nhau trong quá trình sinh
trưởng, phát triển của cây lúa. Vì vậy việc bón
phân, bổ sung dinh dưỡng cho lúa người ta đã
nghiên cứu và đưa ra những công thức bón
phân hợp lý cho từng giống lúa, cho từng gia
đoạn sinh trưởng, phát triển, theo từng điều
kiện đất đai, khí hậu... cụ thể.
Theo nghiên cứu, để có năng suất 5 tấn
hạt/ha/vụ thì lượng các chất dinh dưỡng chủ
yếu cây lúa hút từ đất và phân bón là: 110kg N,
34kg P2O5, 156kg K2O, 23kg MgO, 20kg CaO,

5kg S, 3,2kg Fe, 2 kg Mn, 200g Zn, 150g B,
250g Si và 25gCl. Tuy nhiên không phải cứ
bón bao nhiêu phân bón trong đất là cây lúa
hút hết được, trong thực tế, cây lúa chỉ hút
được khoảng 2/3 - 3/4 lượng phân bón, còn lại
bị trông theo nước, bốc hơi và tồn dư trong đất.

* Loại đất ít chua, vì muối bị thủy phân tao ra môi trường
axit
2- Phân đạm nitrat : NaNO3, Ca(NO3)2
* Tan nhiều trong nước, nên cây hấp thụ nhanh, nhưng
cũng dễ bị nước cuốn trôi.
3 Urê : (NH2)2CO
* Màu trắng, tan nhiều trong nước , 46%N
* CO2 + 2NH3 → (NH2)2CO + H2O
*dưới tác dụng của vi sinh vật urê bị phânhuỷ cho ra NH 3
hoặc chuyển dần thành muối amoni cacbonat khi tác dụng
với nước:
(NH2)2CO + 2H2O → (NH4)2CO3
III- PHÂN KALI
Phân kali cung cấp K+ giúp cây hấp thụ nhiều đạm hơn
Độ dinh dưỡng tính bằng %K2O ứng với lượng K trong
thành phần của phân bón
KCl và K2SO4
Trong tro có K2CO3 cũng cung cấp K cho cây trồng

Tích hợp ảnh hưởng đến môi trường
- Dư thừa ở mức thấp gây đối kháng ion, làm
cây không hút được đầy đủ các chất dinh
Trang 17



dưỡng khác như magie, natri v.v.., ở mức cao
có thể làm tăng áp suất thẩm thấu của môi
trường đất, ngăn cản sự hút nước và dinh
dưỡng nói chung, ảnh hưởng xấu đến năng suất
mùa màng.
- Phân bón vô cơ có thể chứa một số chất gây
độc hại cho cây trồng và cho con người như
các kim loại nặng, các chất kích thích sinh
trưởng khi vượt quá mức quy định như Cu, Zn
…rất cần thiết cho cây trồng sinh trưởng và
phát triển và có khả năng nâng cao khả năng
chống chịu cho cây trồng. Tuy nhiên khi lạm
dụng các yếu tố trên lại trở thành những loại
kim loại nặng khi vượt quá mức sử dụng cho
phép và gây độc hại cho con người và gia súc.
Tích hợp ảnh hưởng đến môi trường
Nitrat (N03-) là yếu cần thiết cho sinh
trưởng và phát triển của nhiều loài cây trồng,
đồng thời nó cũng được xem là mối đe doạ cho
sức khoẻ con người và tính trong sạch của các
nguồn nước tự nhiên. Tính trung bình, khi bón
phân đạm vào đất thực vật chỉ hấp thụ được
khoảng 50 - 60%, số còn lại đi vào các nguồn
khác.
Mặc dù thực vật rất cần nitơ nhưng ion
NO3- gần như không bị đất hấp thụ và luôn tồn
tại ở dạng linh động dễ bị rửa trôi vào các
nguồn nước. Một nghiên cứu vào năm 1972 ở

Anh cho thấy có hiện tượng phú dưỡng ở cả 18
con sông nghiên cứu. Nhiều kết quả nghiên
cứu bằng phương pháp nguyên tử đánh dấu đã
khẳng định N-NH4 tronh nước có nguồn gốc từ
nitơ bón vào đất. Như vậy nguồn gốc N03trong nước là do phân bón vô cơ và hữu cơ đậc
biệt khi người nông dân bón không đúng lúc,
bón thúc vào thời kỳ cây không cần và bón
không đều.
Ô nhiễm nỉtat không phải là vấn đề
mới, cách đây hàng trăm năm người ta đã ghi
nhận nồng độ coa của nó trong các giếng nước
ăn nhưng phát hiện mới nhất là NO3- liên quan
tới sức khoẻ cộng đồng thể hiện qua 2 loại
bệnh:
- Methaemoglobinaemia: Trè xanh ở trẻ
sơ sinh.
- Ung thư dạ dày ở người lớn.
Thực ra NO 3- không độc, nhưng khi nó
bị khử thành nỉtit(NO2-) trong cơ thể nó trở nên
rất độc. NO3- trong dạ dày bị các vi khuẩn khử
thành NO2- và sâm nhập vào máu, nó phản ứng
với haemoblobin chứa Fe2+
(đây là phân tử
có chức năng vận chuyển O 2 đi khắp cơ thể)
tạo ra methaemoglobinaemia chứa Fe3+ có rất
ít năng lực vận chuyển O 2 và trẻ sơ sinh rất
mẫn cảm với bệnh này do trong dạ dày của
Trang 18



chungs không đủ axit để ngăn cản các vi khuẩn
biến đổi NO3- thành NO2-.
Ung thư dạ dày cũng là bệnh liên quan
tới hàm lượng NO3- trong nước và do quá trình
biến đổi từ NO3- thành NO2 phản ứng với một
loại amin thứ sinh xuất hiện khi phân huỷ mỡ
hoặc prôtêin ở bên trong dạ dày tạo ra hợp chất
N – nitroso (chất gây ung thư). Vì tính chất
nguy hiểm của NO3- đối với sức khoẻ cộng
đồng nên châu Âu qui định mức chuẩn cho
nước uống là 50g NO3-/m3, giá trị tối ưu không
quá 25g NO3-/m3.
Hoạt động 2: Nhóm 2 báo cáo về phân lân, các loại phân khác và tác hại của phân đối với môi trường
nước
II – PHÂN LÂN :
Phân lân cung cấp photpho cho cây dưới dạng ion PO 43Phân lân cần cho cây ở thời kỳ sinh trưởng
1- Phân lân nung chảy
Thành phần chính là hỗn hợp photphat và silicat của canxi
và magie
Không tan trong nước nên chỉ thích hợp với đất chua
2- Supephotphat
a) Supephotphat đơn
Chứa 14-20% P2O5
Sản xuất bằng cách cho bột quặng photphoric tác dụng với
H2SO4
Ca3(PO4)2 + 2 H2SO4 → Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4

Tích hợp liên môn Sinh – Công nghệ
CÁC THỜI KỲ VÀ GIAI ĐOẠN PHÁT
TRIỂN CỦA CÂY LÚA

Sơ đồ Phát triển: Ngâm ủ hạt giống  Gieo
mạ  Cấy lúa  Đẻ nhánh  Phân hóa đòng (
làm đòng)  Trổ bôngChín.
* Nếu tính theo thời kỳ sinh trưởng thì
cây lúa có 3 thời kỳ sinh trưởng chính:
1. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng: tính từ
lúc hạt thóc nảy mầm đến khi bắt đầu vào giai
đoạn phân hoá hoa lúa (trên thực tế người ta
tính từ khi gieo mạ, cấy lúa, cây lúa đẻ nhánh
tới số nhánh tối đa)
2. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: tính từ
lúc bắt đầu phân hoá hoa lúa đến khi lúa trỗ
bông và thụ tinh (bao gồm từ: làm đòng – phân
hoá đòng, đến trỗ bông – bông lúa thoát khỏi lá
đòng, nở hoa, tung phấn, thụ tinh.
3. Thời kỳ chín: sau khi thụ tinh, bông lúa
bước vào kỳ chín, kết thúc thời kỳ này là bông
lúa chín hoàn toàn, sau đó tiến hành thu hoạch

b) Supephotphat kép
Chứa 40 - 50% P2O5
Sản xuất bằng cách cho bột quặng photphoric tác dụng với
H2SO4 qua hai giai đoạn
Ca3(PO4)2 + 3 H2SO4 → 2 H3PO4 + 3CaSO4
Ca3(PO4)2 + 4 H3PO4 → 3 Ca(H2PO4)2
IV- MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN KHÁC
1- Phân hỗn hợp và phân phức hợp
Phân hỗn hợp và phân phức hợp chứa đồng thời hai hoặc
ba nguyên tố dinh dưỡng
Phân hỗn hợp NPK

Phân hỗn hợp amophot
2- Phân vi lượng
Cung cấp lượng nhỏ các nguyên tố như B, Zn, Mn, Cu, Mo
Dùng quá liều có hại cho cây trồng

Trang 19


hạt thóc.
* Nếu tính theo giai đoạn sinh trưởng thì
cây lúa có 10 giai đoạn sinh trưởng:
1. Giai đoạn trương hạt.
2 .Giai đoạn hạt nảy mầm.
3. Giai đoạn đẻ nhánh.
4. Giai đoạn phát triển lóng thân.
5. Giai đoạn phân hoá hoa.
6. Giai đoạn trỗ bông.
7. Giai đoạn nở hoa thụ phấn, thụ tinh
8. Giai đoạn hạt chín sữa.
9. Giai đoạn hạt chín sáp.
10. Giai đoạn hạt chín hoàn toàn.
Tích hợp ảnh hưởng đến môi trường
- Trong nguyên liệu sản xuất phân lân có chứa
3% Flo. Khoảng 50-60% lượng Flo này nằm
lại trong đất và sẽ làm ô nhiễm đất khi hàm
lượng của nó đạt tới 10mg/kg đất.
- Flo gây độc hại cho người và gia súc, kìm
hãm hoạt động của một số enzim, ngăn cản quá
trình quang hợp và tổng hợp protein ở thực vật.
- Các loại phân hóa học thuộc nhóm chua sinh

lý (urea, (NH4)2SO4, K2SO4, KCl, super
photphat) còn tồn dư acid đã làm chua đất,
nghèo kiệt các ion bazơ và xuất hiện nhiều độc
tố đối với cây trồng như : Al3+ , Mn2+ , Fe3+
làm giảm hoạt tính sinh học của đất.
- Bón nhiều phân đạm vào thời ký muôn cho
rau quả, đã làm tăng đáng kể hàm lượng NO3trong sản phẩm.

Hoạt động 3: Hướng dẫn học tập
Về nhà
- Nghiên cứu lại nội dung bài học.
- Đặt hàng (dự án trong 01 tuần): Đề xuất
phương án mới hơn giúp người nông dân sử
dụng phân bón hóa học an toàn – tiết kiệm –
hiệu quả.

7. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Sử dụng phiếu trả lời trắc nghiệm khách quan (thời gian 5 phút)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng
A. Đạm Ure có công thức là: (NH2)2CO.
Trang 20


B. Phân hóa học chứa Nitơ, photpho, kali được gọi là phân lân
C. Phân đạm chỉ cung cấp N dưới dạng ion nitrat.
D. Amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và KNO3.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Thành phần chính của supephotphat kép gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4
B. Urê có công thức là (NH2)2CO
C. Supephotphat chỉ có Ca(H2PO4)2

D. Phân lân cung cấp nitơ cho cây trồng
Câu 3: để khử chua cho đất người ta thường sử dụng chất nào sau đây:
A. Muối ăn
B. thạch cao
C. phèn chua
D. vôi sống
Câu 4: Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của
A. (NH4)2HPO4 ,KNO3
B. (NH4)2HPO4,NaNO3
C. (NH4)3PO4 , KNO3
D. NH4H2PO4 ,KNO3
Câu 5: độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng hàm lượng:
A. %N
B. %P2O5
C. %P
D. %K2O

8. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH
- Tích cực tham gia các hoạt động thu thập dữ liệu để phục vụ cho bài báo cáo
- Tích cực tham gia thảo luận nhóm, tranh luận tìm hiểu liên môn để phục vụ cho bài báo cáo
- Kết quả được thể hiện cụ thể qua các bài báo cáo của các nhóm

Trang 21


Trang 22


Trang 23



Trang 24


Trang 25


×