DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề đấu tranh phòng và chống ma tuý ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt.
Bởi càng ngày, tệ nạn ma tuý càng hoành hành như một đại dịch hoạ, lan rộng từ thành
thị đến các vùng nông thôn hẽo lánh; từ quốc gia này đến quốc gia khác. Hệ luỵ của nó
là vấn đề sống còn của một quốc gia, một dân tộc và xa hơn là cả một thế hệ.
Trong lịch sử, thực dân Pháp đã dùng thuốc phiện, rượu để đầu độc nhân dân ta
nhằm đạt được ý đồ chính trị. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công bố trong bản Tuyên
ngôn độc lập ngày mồng hai tháng chín năm 1945 rằng: “Chúng ràng buộc dư luận, thực
hiện chính sách ngu dân,chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy
nhược…”(Tr 555-556 Hồ Chí Minh toàn tập)
Trong quá khứ, hiện tại cũng hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xem ma tuý là
một vấn nạn, cần phải loại trừ một cách triệt để và lâu dài. Các tổ chức phòng và chống
ma tuý ngày càng nhiều, những vụ mua bán ma tuý lớn bị phanh phui và tiêu diệt.
Nhưng không thể một sớm một chiều nếu không có những giải pháp căn cơ, chính sách
xã hội hiệu quả, tinh thần quyết chiến đến cùng như một thứ giặc ngay trong mỗi một
quốc gia.
Nhận thức được vai trò hết sức quan trọng trong việc đấu tranh phòng và chống
các tội phạm về ma tuý, tôi cũng là người đang công tác trong ngành công an, do đó, đề
tài này cũng là một cơ sở lý luận trong việc nhận thức tầm quan trọng của công tác đấu
tranh phòng chống ma tuý, cùng với các lực lượng đặc trách và quần chúng nhân dân
phát huy hiệu quả tính cương quyết đối với loại tội phạm mang tính toàn cầu này. Thực
hiện đề tài này, sẽ bổ sung những kiến thức cơ bản cho bản thân để ngày càng nâng cao
hiệu quả của công tác liên quan đến lĩnh vực công tác.
Trang 1
2. Mục tiêu nghiên cứu: Tôi quan tâm nghiên cứu cơ sở lý luận về Ma tuý cũng
như các tác hại của nó lên đời sống xã hội của thế hệ trẻ hiện nay. Nhằm mục đích làm
rõ những kiến thức tổng quát về ma tuý, nguyên nhân, thực trạng và giải pháp trong việc
góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng và chống ma tuý trong giai đoạn hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục đích của khoá luận đặt ra, tác giả đã sử dụng phương pháp luận
của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử và dựa trên quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam về đấu tranh phòng chống tội phạm nói
chung và tội phạm về ma tuý nói riêng. Ngoài những phương pháp nói trên tác giả còn
sử dụng các phương pháp tổng quát, phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử, sự kiện thực
tế, điều tra …, kết hợp giữa vấn đề lý luận và thực tiễn đấu tranh phòng chống hoạt động
tội phạm. qua đó rút ra được những vấn đề nhằm giải quyết những mặt được và chưa
được để góp phần hoàn thiện các chế định của Luật hình sự về tội phạm ma tuý.
4. Phạm vi của đề tài.
Đề tài được thực hiện trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2000 đến năm
2007. Tập trung vào nội dung chủ yếu về đối tượng phạm tội, các cách thức, hành vi
cũng như thủ đoạn mua bán các chất ma tuý.
Do đó, tôi chính thức chọn đề tài ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG MA TUÝ TẠI
TP. HỒ CHÍ MINH, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP làm cơ sở kết thúc khoá học.
5. Kết cấu nội dung khoá luận, bao gồm:
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HÀNH VI MUA BÁN MA TUÝ
Chương 2. CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG MA QUÝ – CƠ SỞ
PHÁP LUẬT
Chương 3. NHẬN XÉT CƠ BẢN TRONG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG
CHỐNG MA QUÝ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
KẾT LUẬN
Trang 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HÀNH VI MUA BÁN MA TUÝ
1.1 KHÁI NIỆM VỀ MA TUÝ
1.1.1 Định nghĩa ma tuý
Ma tuý là chất mà người dùng nó một thời gian sẽ rơi vào trạng thái nghiện hay
còn gọi là trạng thái phụ thuộc vào Ma Tuý.
Đặc tính của Ma túy: ma tuý làm cho người sử dụng nó luôn có ham muốn phải sử
dụng Ma Tuý bằng bất cứ giá nào.
Ma Tuý làm cho người sử dụng có xu hướng ngày càng tăng liều cao hơn mới cảm
thấy thoả mãn.
Trang 3
Ma Tuý làm cho người sử dụng phải lệ thuộc nó cả về thể xác lẩn tinh thần nếu
ngưng sử dụng, người nghiện Ma Tuý sẽ bị đau đớn, vật vã, không kiểm soát được hành
vi của mình …
1.1.2 Các loại Ma Tuý phổ biến.
Moorphin:
Moorphin là chất Ancaloit có trong thuốc phiện. Trên thị trường ma tuý bất hợp
pháp ta thường gặp Moorphin ỡ dạng viên hoặc dạng lỏng chứa trong ống để chích. Nó
có màu nâu, trắng hoặc hơi xám tuỳ vào độ tinh khiết.
Cũng giống như thuốc phiện, moorphin có tác dụng gây ngủ, làm giảm đau nhanh.
Sức gây nghiện của moorphin mạnh hơn thuốc phiện từ 10 đến 15 lần. Sử dụng liều cao
sẽ làm hạ huyết áp gây buồn ngũ kéo dài dẫn đến mê man. Người nghiện moorphin sẽ bị
rối loạn tâm trí, lười biếng, ít chú ý vệ sinh thân thể, dể ngạt thở, mạch đập nhanh và
mạnh, thường bị ra mồ hôi, dễ bị chết vì bệnh truyền nhiễm và bị truỵ tim.
Thuốc Phiện:
Thuốc phiện là sản phẩn thu được từ nhựa của cây thuốc phiện hay còn gọi là cây
anh túc. Thuốc phiện có màu nâu hoặc màu nâu đen,có mùi thơm rất đặc trưng, có vị
đắng.Con nghiện thường đưa thuốc phiện vào cơ thể bằng cách chích, uống hoặc hút.
Thuốc phiện được đóng dưới dạng bánh vuông, tròn hoặc chữ nhật. Có thể được cô đặc
ỡ dạng dẻo…
Tác dụng của thuốc phiện là khi dùng sẽ làm giảm đau, gây buồn ngủ, chống co
thắt và chữa ho. Nhưng khi lạm dụng sẽ để lại những hậu quả khôn lường.
Heroin: (Bạch phiến)
Heroin là chế phẩm từ thuốc phiện hoặc moorphin , tuỳ theo mức độ tinh khiết mà
có màu trắng, hơi vàng hoặc xám dưới dạng bột kết tinh hoặc bột tơi.Được đóng thành
bánh hoặc gói trong giấy kính, giấy nhôm.
Heroin có tác dụng giảm đau mạnh hơn moorphin nhưng cũng độc hơn và nguy
hiểm hơn. Khi sử dụng heroin, người sử dụng cảm thấy tự tin hơn, dũng cảm hơn và
hoạt động tích cực hơn, heroin có khả năng gây nghiện nhanh, chỉ một lần sử dụng có
Trang 4
thể làm người dùng bị nghiện. Heroin được đưa vào cơ thể dưới dạng nuốt, tiêm, phổ
biến nhất là chích.
Trong các loại ma tuý, heroin là loại độc nhất.Nó tàn phá cơ thể con người khủng
khiếp và tác hại lớn gấp 10 lần thuốc phiện. Nếu xử dụng liều cao dẫn tới bị ép tim, bị
ngộ độc và tử vong. Người sử dụng heroin dễ bị mắc các bệnh nan y nguy hiểm. Thường
mắc các chứng Parkinson, tâm thần …
Cần Sa:
Đây là loại cây được trồng hơặc tự mọc lên ỡ hầu hết các châu lục. Có thành phần
chính là Tetrahidrocanabind (THC).Cần Sa có khả năng gây nghiện cao, thường dùng
dưới dạng thuốc hút hoặt trộn với cocain để hút, cũng có thể pha với rượu để uống.
Người sử dụng cần sa thường bị các triệu chứng như ù tai, chóang váng, bị nôn
mữa và đi tiểu thường xuyên. Không hình dung chính xác về không gian và thời gian
nên rất dễ bị tai nạn. Người nghiện luôn có cảm giác mình là người vĩ đại, thích làm
những việc liều lĩnh mà không cảm thấy sợ hãi.
Cần sa gây tác hại lên cơ quan hô hấp, gây viêm khí quản mãn tính, làm hẹp đường
hô hấp, làm máu chứa hàm lượng khí độc oxytcacbon cao. Làm rối loạn hệ thần kinh
khiến người sử dụng có những hành vi như khóc, cười nói lung tung, mệt mỏi và buồn
ngũ. Cần sa gây tác hại khôn lường về việc duy trì nòi giống. Nam sữ dụng sẽ làm giảm
khả năng sinh lý. Nữ sử dụng sẽ làm rối loạn kinh nguyệ. Nếu phụ nữ mang thai mà sử
dụng cần sa thì sinh con dễ bị các dị tật, mắc các bệnh tâm thần … Người hút cần sa tim
đập nhanh gấp 2 lần người bình thường.
Cocain:
Cocain là chế phẩm từ cây cô ca có nguồn gốc ở Nam Mỹ. Cô ca trên thị trường
thường gặp ở dạng bột trắng hơi ngà hoặc màu xám tuỳ thuộc vào độ tinh khiết, tơi xốp
và có vị hơi đắng.
Khi đưa cocain vào cơ thể người nghiện cảm thấy đỡ mệt mỏi, thoải mái, hăng hái
kích thích hoạt động cơ thể, thần kinh bị kích động hưng phấn. Người nghiện đưa cocain
vào cơ thể dưới dạng hít, tiêm tĩnh mạch … để có cảm giác phê nhanh chóng chỉ sau 10
đến 15 giây.
Trang 5
Tác hại của cocain là gây rối loạn các đoạn cuối của dây thần kinh cảm giác, làm
sai lệch chức năng hô hấp, tiêu hoá, tim mạch.Dùng liều cao sẽ gây ảo giác, chóng mặt
dẫn đến khả năng tử vong do tê liệt hô hấp.
Các chất kích thích hệ thần kinh khác:
Bao gồm nhiều chất khác nhau như: Amphetamin và các chất dẫn xuất của nó,
Ecstasyhay còn gọi là “thuốc lắc” có chứa khoản 13% đến 35% ma túy…
1.2. PHÂN LOẠI MA TUÝ
1.2.1. Ma túy tự nhiên
Ví dụ thuốc phiện, cần sa... Đây là các chất ma túy có sẵn trong tự nhiên, là những
ancaloit của một số lòai thực vật như: thuốc phiện, cần sa, coca...
Nguồn gốc:
Từ nhựa cây thuốc phiện ( cây anh túc, anh tử túc, a phiến ...), có trồng ở 12 tỉnh
miền núi phía Bắc Việt Nam
Từ lá, hoa, quả cây cần sa (còn gọi là bồ đà, cây gai dầu) được trồng ở một số tỉnh
giáp ranh biên giới Việt Nam – Campuchia và ở Tây Nguyên
Từ lá cây coca, chế ra chất cathinon, có nhiều ở Nam Mỹ
1.2.2. Ma túy bán tổng hợp
Ví dụ như heroine
Ma túy tổng hợp
Ví dụ như ectasy
Nguồn gốc:
Các loại ma tuý tổng hợp từ hóa chất độc hại thuốc nhóm amphetamin,
methamphetamin...
Các chất ma tuý hướng thần độc hai hơn thuốc phiện 500 lần.
1.2.3. Dựa theo tác động lâm sàng tới tâm sinh lý người sử dụng, ma túy gồm
có 3 nhóm:
Các chất an thần
Các chất kích thích
Các chất gây ảo giác
Trang 6
1.3. TÁC HẠI CỦA MA TUÝ
1.3.1 Tệ nạn ma túy.
Khái niệm.
Tệ nạn ma túy là một dạng của tệ nạn xã hội thể hiện ở một số hành vi và quan
điểm cụ thể liên quan đến việc sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán và sử dụng trái
phép chất ma túy. Những hành vi này mang tính phổ biến. Chúng gây ảnh hưởng xấu tới
đạo đức xã hội, đời sống văn hóa, kinh tế, chính trị…
Các quan điểm xã hội.
- Có một số người cho rằng sử dụng ma túy là mốt thời thượng, là biểu hiện của lối
sống hiện đại, là liều thuốc để cho chúng ta biến những khó khăn thành chuyện nhỏ.
- Có không ít người cho rằng ma túy có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả dẫn đến
việc sử dụng thiếu hiểu biết vô tội vạ…làm cho cơ thể bị kháng thuốc và dần dẫn đến
việc nghiện ma túy.
- Một số người vì lợi ích từ việc mua bán ma túy là quá cao đã không ngần ngại
thực hiện hàng loạt các hoạt động liên quan đến ma túy, họ bất chấp cả những quy định
và hình phạt khắc khe của pháp luật…
1.3.2 Tác hại của ma túy.
Ma túy tìm tàng một sức mạnh phá hoại rất to lớn, nó ăn sâu vào cơ thể con người,
len lỏi vào trong tổ ấm của mỗi gia đình để phá hoại hạnh phúc của con người, Ma túy
phá hoại thể xác và tinh thần của con nghiện, làm sai lệch đạo đức của giới trẻ, phá hoại
trật tự kỷ cương của xã hội, làm giảm sút nền kinh tế…
Về mặt kinh tế.
Ma túy gắn liền với việc lãng phí tài chính rất lớn, đồng nghĩa với việc tán gia bại
sản. Các khoảng chi phí cho việc dùng ma túy là rất lớn và ngày càng tăng dần do mức
độ tăng nặng của người nghiện.
Theo tính toán của trung tâm phát triển hợp tác quốc tế thanh niên (CYPECO) thì
mỗi ngày người nghiện tiêu thụ bình quân là 120.000 đồng thì một tháng phải tốn hơn 4
triệu đồng. Vậy hàng năm phải tốn hơn 876 tỷ đồng cho việc hút chích này và chưa kể
Trang 7
hàng trăm tỷ đồng cho việc chửa trị và cai nghiện Ma túy. Tuy nhiên, hiện tại một người
nghiện bình quân mỗi ngày chi phí khoản 100.000 đồng, quả là một con số quá lớn.
Xuất phát từ những món hời do mua bán ma túy đem lại, là chất dẫn xuất cho các
hoạt động rửa tiền phát huy nhanh chóng. Bên cạnh đó, chi phí cho việc đấu tranh phòng
chóng các tội phạm về ma túy là một con số không nhỏ.
Về mặt sức khỏe.
Người dùng ma túy lâu ngày, cơ thể bị tàn phá dữ dội, ban đầu là sự chấn động
nhẹ các cơ quan trong cơ thể người sử dụng, làm rối loạn cảm xúc, dẫn đến trạng thái u
sầu, lo lắng. Sau đó là sự suy sụp nặng nề về thể chất, kém ăn, mất ngủ, tính khí thì hung
hăng, khi thiếu nước thì người nghiện sẽ lên cơn vất vả , đau đớn vô cùng. Thông
thường sau 1,5 ngày không có thuốc người nghiện sẽ bị suy nhược, vã mồ hôi, chảy
nước mắt, nước mũi, thiếp đi vật vã trong vài giờ, da tái xanh, đồng tử mở lớn, ói mữa,
đau bụng, đói khi bị kinh phong…để thoát khỏi cảnh này người nghiện có thể làm bất cứ
điều gì có thể để thỏa mãn cơn nghiện.
Việc sử dụng ma túy sẽ làm cho cơ thể người nghiện chết dần, có khi bị tử vong do
dùng quá liều. Triệu chứng ngộ độc thường là ngủ mê man, thân thể lạnh, não bộ liệt,
đồng tử nở lớn và cái chết dần đến.
Ma túy là nguyên nhân dẫn đến sự phát sinh của hàng loạt các căn bệnh hiểm
nghèo khác như: lao phổi, viêm gan, nhiễm trùng, suy nhược hệ thống miễn dịch, và đặt
biệt nguy hiểm là căn bệnh AIDS.
Ma túy cũng là tác nhân chính làm phát sinh hàng loạt các loại tội phạm nguy hiểm
khác như: cướp giật, giết người, trộm cắp, mại dâm, hiếp dâm…
Về mặt xã hội.
Khi đã nghiện ma túy thì người nghiện trở nên lười biếng, tính khí hung hăng thất
thường . Khi cơn nghiện tới, người nghiện có thể làm bất cứ điều gì nhằm mục đích thỏa
mãn cơn nghiện, họ hành động không cần nghĩ tới luân thường đạo lí…Con nghiện
thường gây bất hòa, mâu thuẫn trong gia đình, trong xã hội, phá vỡ những mối quan hệ
tốt đẹp với người thân, bạn bè…100% người nghiện ít nhiều điều co hành vi phạm tội
như: trộm cắp, cướp giật, vận chuyển, mua bán, tàng trữ, sản xuất trái phép chất ma túy.
Trang 8
Ma túy là nguyên nhân chính dẫn tới sự phát sinh của các tệ nạn xã hội khác như:
mại dâm, cờ bạc, đâm chém…
Nói chung tác hại của ma túy là vô cùng to lớn và không thể lường trước được. Vì
vậy cần phải thực hiện nhanh chóng, quán triệt sâu sắc và có hiệu quả các chủ trương,
đường lối chính sách của đảng và nhà nước ta đã đưa ra nhất là đối với hoạt động vận
chuyển, tàng trữ, sản xuất, mua bán trái phép chất ma túy.
1.4. HÀNH VI MUA BÁN MA TUÝ
Hành vi mua bán trái phép chất ma túy được quy định thành tội phạm hình sự,
được quy định trong điều 194 Bộ Luật Hình Sự có hiệu lực 01/07/2000.
1.4.1. Định nghĩa hành vi mua bán ma tuý.
Xuất phát từ tính chất cũng như mức độ nguy hiểm của các hành vi vận chuyển,
tàng trữ, chiếm đoạt, mua bán trái phép chất ma túy, từ thực tiển của hoạt động áp dụng
pháp luật, trong bộ luật sữa đổi này nhà làm luật đã gộp chung tất cả các hành vi trên để
quy định thành một điều luật đó là điều 194. Ơ đây chúng ta cần phải hiểu rằng nếu tách
rời mõi hành vi: mua bán; tàng trữ; vận chuyển; chiếm đoạt các chất ma túy thì mõi hành
vi nêu trên tự thân nó đã đủ các yếu tố cấu thành của một tội phạm. Trong thực tế có
người có thể thực hiện đầy đủ 4 hành vi nêu trên, nhưng cũng có người chỉ thực hiện 2
hoặc chỉ 1 hành vi… thì cũng áp dụng điều 194 để xử lý. Ơ khuôn khổ của đề tài này
chúng ta chỉ đề cập đến tội phạm và hình phạt của “hành vi mua bán trái phép chất ma
túy” mà thôi.
1.4.2. Đặc điểm của hành vi mua bán các chất ma tuý.
Bất kỳ một tội phạm nào được quy định trong Bộ Luật Hình Sự điều có chung một
đặc điểm đó là đều có bốn yếu tố cấu thành tội phạm. Những yếu tố này tồn tại không
thể tách rời nhau. Đó là: khách thể; chủ thể; mặt khách quan; mặt chủ quan.
Tội mua bán trái phép chất ma túy cũng chứa đựng đầy đủ các yếu tố cấu thành đó.
Chủ thể của tội mua bán trái phép chất ma túy.
Chủ thể của tội mua bán trái phép chất ma túy là bất kì ai có năng lực trách nhiệm
hình sự và đạt độ tuổi luật định.
Trang 9
Một chủ thể được xem là có năng lực trách nhiệm Hình sự là người có năng lực
pháp lý và năng lực hành vi. Năng lực pháp lý là khả năng mà pháp luật qui định người
đó phải chịu trách nhiệm hình sự khi họ thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi mà
pháp luật qui định là tội phạm. Năng lực hành vi là khả năng mà tự mỗi chủ thể tự mình
điều khiển lấy hành vi của chính mình.
Đạt độ tuổi luật định là một người mà pháp luật qui định khi đạt từ 14 tuổi trở lên
sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự (đ58 Bộ Luật Hình Sự ). Do điều luật qui định về tội
“mua bán trái phép chất ma túy” có mức hình phạt cao nhất của khung thấp nhất là 10
năm tù mà theo qui định của pháp luật vè tuổi chịu trách nhiệm hình sự là 14 tuổi trở lên
sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội nghiêm trọng do cố ý. Trong đó tội mua bán trái
phép chất ma túy là tội nghiêm trọng và lỗi là cố ý nên độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
của tội này là 14 tuổi trở lên.
Chủ thể của tội mua bán trái phép chất ma túy phải là người thực hiện hành vi mua
bán, trao đổi chất Ma Túy và các chất gây nghiện khác. Đây là chủ thể thường, nghĩa là
bất kỳ ai thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy nếu hội đủ các điều kiện của
một chủ thể thì điều có thể trở thành chủ thể của tội này.
Khách thể của tội mua bán trái phép chất ma túy.
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại, bất kỳ một hành vi
phạm tội nào cũng đều gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho một hoặc một số quan
hệ xã hội nhất định được luật hình sự bảo vệ.
Cụ thể như trong tội mua bán trái phép chất ma túy thì khách thể của nó chính là
độc quyền quản lý nhà nước đối với các chất ma túy, các chất gây nghiện khác.
Đối tượng tác động của loại tội phạm này là các chất ma túy và các chất gây
nghiện khác. Như vậy, việc xác định trách nhiệm hình sự đối với hành vi mua bán trái
phép chất ma túy chỉ thực hiện được khi xác định có sự xâm hại tới độc quyền quản lý
của Nhà nước đối với các chất ma túy.
Mặt chủ quan của tội mua bán trái phép chất ma túy.
Mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện tâm lý bên trong của người phạm
tội bao gồm: lỗi, động cơ, mục đích phạm tội.
Trang 10
Bất kỳ một hành vi phạm tội nào cũng điều mang yếu tố lỗi có thể là cố ý hoặc vô
ý.
Đối với hành vi mua bán trái phép chất ma túy thì lỗi là ở đây là lỗi cố ý nghĩa là
người phạm tội thấy rõ được hành vi mua bán trái phép chất ma túy của mình là trái
phép và nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện. Người phạm tội luôn
luôn ý thức được hành vi mua bán của mình là có tội nhưng chính những món lợi to lớn
thu được đã thúc đẩy họ thực hiện hành vi của mình bằng nhiều cách, họ sẵng sàng dùng
bất kỳ thủ đoạn nào để thực hiện cho bằng được hành vi của mình. Đối với hành vi này
không thể có trường hợp do vô ý, lỗi bao giờ cũng là cố ý.
Về động cơ để thực hiện hành vi này có thể là: món lợi quá lớn, buồn chán, bất
mãn, do nghiện, bị xúi giục hay có ý định phá hoại...
Về mục đích: rõ ràng mục đích chính của hành vi mua bán trái phép chất ma túy là
vì lợi nhuận.
Mặt khách quan của tội mua bán trái phép chất ma túy.
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm bao
gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm với
hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng như những điều kiện bên ngoài khác như: công cụ,
thời gian, địa điểm phạm tội .
Hành vi khách quan của tội này là hành vi mua bán trái phép chất ma túy dưới bất
kì hình thức nào, cụ thể :
a. Bán trái phép chất ma túy cho người khác.
b. Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.
c. Vận chuyển chất ma túy để bán trái phép cho người khác.
d. Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.
đ. Dùng chất ma túy để trao đổi, thanh toán … trái phép.
e. Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép chất ma túy.
f. Dùng tài sản ( không phải là tiền ) để trao đổi, thanh toán … lấy chất ma túy để
bán lại trái phép cho người khác.
Trang 11
Trong số những hành vi nói trên thì người nào thực hiện một trong các hành vi
được hướng dẫn tại các điểm a và e điều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán
trái phép chất ma túy không phụ thuộc vào nguồn gốc ma túy do đâu mà có. Còn đối với
các hành vi hướng dẫn tại điểm b, c, d, đ, f để có căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự
người thực hiện một trong các hành vi đó về tội mua bán trái phép chất ma túy thì cần
phải chứng minh được mục đích thực hiện một trong các hành vi này của họ là để bán
trái phép chất ma túy đó. Trong trường hợp không chứng minh được mục đích bán trái
phép chất ma túy của họ thì tùy vào từng trường hợp mà có thể xử lý hành chính hoặc
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy.
Đối với những người tàng trữ hay vận chuyển trái phép chất ma túy cho người
khác mà biết mục đích mua bán trái phép chất ma túy của người đó thì đồng phạm về tội
mua bán trái phép chất ma túy.
Điều 194 bộ luật hình sự “tội mua bán trái phép chất ma túy".
- Các tình tiết tăng nặng định khung thuộc mặt khách quan của tội mua bán trái
phép chất ma túy :
+ Mua bán Ma Túy với số lượng lớn:
Đối với hành vi mua bán trái phép chất ma túy thì luật không quy định số lượng
tối thiểu chất ma túy . Vì vậy dù mua bán trái phép chất ma túy với bất kỳ số lượng nào
cũng điều bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 194 BLHS.
Tuy nhiên, luật cũng quy định mức hình phạt tăng dần theo số lượng ma túy.
Nghĩa là nếu người phạm tội mua bán ma túy với số lượng bao nhiêu thì cũng sẽ có mức
hình phạt tương xứng với nó.
+ Mua bán trái phép chất ma túy qua biên giới:
Hành vi vận chuyển, mua bán ma túy từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc ngược lại
từ nước ngoài vào Việt Nam được xem là tình tiết tăng nặng khi xét xử.
+ Mua bán trái phép chất ma túy nhằm thu lợi bất chính cũng được xem là tình
tiết tăng nặng khi xác định trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi nêu trên.
Trang 12
+ Mua bán trái phép chất ma túy có tổ chức cũng được xem là tình tiết tăng nặng
khi xác định trách nhiệm hình sự.
Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm, có sự cấu kết chặc chẽ của những
người cùng thực hiện tội phạm. Đây là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy
định tại điểm a khoản 1điều 48 BLHS.
+ Hành vi xúi giục, sử dụng người chưa thành niên tham gia hoạt động mua bán
trái phép chất ma túy cũng được xem là tình tiết tăng nặng.
- Những tình tiết tăng nặng định khung thuộc mặt chủ quan của tội mua bán trái
phép chất ma túy:
+ Lợi dụng chức vụ quyền hạn để thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma
túy. Chủ thể của hành vi nói trên phải nà người nắm giữ một chức vụ nào đó trong bộ
máy Nhà Nước.
+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.
+ Mua bán trái phép chất ma túy nhiều lần.
+ Tái phạm, tái phạm nguy hiểm…
1.5. QUAN ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG CHỐNG MA TUÝ
Ngay từ khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời, ngày 3/9/1945, một ngày
sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, trong bài về "Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Chế độ thực dân đã đầu
độc dân ta với rượu và thuốc phiện. Nó đã dùng mọi thủ đoạn nhằm hủ hóa dân tộc
chúng ta bằng những thói xấu, lười biếng gian giảo, tham ô và những thói xấu khác.
Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta... Cuối cùng tôi đề
nghị tuyệt đối cấm thuốc phiện".
Thực hiện chỉ thị của Người, ngày 5/3/1952, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 150/TTg quy định việc xử lý đối với những hành vi vi phạm thể lệ quản lý
thuốc phiện.
Tiếp theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 225/TTg ngày
22/12/1952 quy định những người có hành vi vi phạm thể lệ quản lý thuốc phiện bị xử lý
Trang 13
như: tịch thu thuốc phiện tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép; phạt tiền từ một đến năm
lần trị giá số thuốc phiện lậu. Người vi phạm có thể bị truy tố trước Toà án Nhân dân.
Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Sau khi hoà bình lập lại và
trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước Việt Nam
tiếp tục quan tâm đến việc xây dựng hệ thống pháp luật mới, trong đó có công tác đấu
tranh chống buôn lậu thuốc phiện và các chất ma tuý khác. Ngoài nghị định số 580/TTg
ngày 15-9-1955 của Thủ tướng Chính phủ quy định những trường hợp cụ thể có thể đưa
ra Toà án để xét xử, Bộ Tư pháp còn ban hành Thông tư số 635/VVH -HS ngày
29/3/1945 và Thông tư số 33/VHH-HS ngày 5/7/1958 hưỡng dẫn đường lối truy tố và
xét xử những vụ án về buôn lậu thuốc phiện.
Sau khi giải phóng miền Nam, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số
76/CP ngày 25/3/19977 về chống buôn lậu thuốc phiện. Trên cơ sở Nghị định này, Tòa
án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Bộ Nội Vụ đã ra Thông tư liên
ngành hướng dẫn áp dụng pháp luật trong cả nước.
Trước tình hình tội phạm ma tuý ngày càng có xu hướng diễn biến phức tạp, Đảng
và Nhà nước Việt Nam đã có thái độ kiên quyết hơn trong đấu tranh phòng, chống ma
tuý, trước hết thể hiện trong Bộ Luật Hình sự năm 1985. Đây là Bộ luật hình sự đầu tiên
có quy định các tội liên quan đến ma tuý.
Đặc biệt, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 đã quy định: "...
Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và
các chất ma tuý khác. Nhà nước quy định chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa các bệnh
xã hội nguy hiểm...".
Thể chế hóa các quy định của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992, Bộ
luật Hình sự năm 1985 sửa đổi năm 1997 và sau đó trong Bộ luật Hình sự năm 1999, đã
quy định 1 chương riêng về "các tội phạm về ma tuý" theo hướng cụ thể hóa, hình sự
hoá một số hành vi và tăng nặng hình phạt đối với các tội phạm về ma túy.
So với quy định về tội phạm về ma tuý của Bộ luật Hình sự nhiều nước, thì các
quy định về tội phạm ma tuý trong Bộ luật Hình sự năm 1999 của Việt Nam đầy đủ và
chi tiết hơn rất nhiều.
Trang 14
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa X (ngày 9/12/2000) đã thông qua Luật
Phòng, chống ma tuý gồm 8 chương, 56 điều quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, đấu
tranh chống tệ nạn ma túy; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý; quy
định trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống ma tuý.
Luật này là nền tảng pháp lý vững chắc cho công tác đấu tranh phòng, chống ma tuý
hiện nay và trong thời gian tới.
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước Việt nam đã có nhiều văn bản để
chỉ đạo công tác phòng chống ma tuý như: ngày 30/11/1996, Bộ Chính trị Ban Chấp
hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam ra chỉ thị số 06/CT-TW về tăng cường lãnh đạo, chỉ
đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý; Nghị quyết 06/CP do Chính phủ ban
hành ngày 29-1-1993 về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý;
các Nghị định 53/CP, 87/CP; Quyết định của Chính phủ phê duyệt Chương trình hành
động phòng chống ma tuý giai đoạn 2001-2005, thành lập Uỷ ban quốc gia phòng chống
ma tuý (nay là Uỷ ban quốc gia phòng, chống ma tuý AIDS và phòng, chống tệ nạn ma
tuý, mại dâm), thành lập lực lượng chuyên trách phòng chống ma tuý. Ngày 1-9-1997,
Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định số 798/QĐ-CTN
tham gia 3 Công ước Quốc tế của Liên hợp quốc về kiểm soát ma tuý.
Để tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống ma tuý trong tình hình mới, ngày 28-
12-2000, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống ma
tuý giai đoạn 2001-2005 với phương châm hành động là: phát động toàn Đảng, toàn
quân, toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống ma tuý; coi công tác phòng ngừa là cơ
bản, lấy gia đình làm điểm tựa, xã, phường, thôn, làng, ấp, bản, trường học, cơ quan, xí
nghiệp, công ty, đơn vị làm trận địa đấu tranh,lực lượng công an làm nòng cốt trong
phòng, chống ma tuý.
Trong hợp tác đa phương, các cơ quan phòng chống ma tuý của Việt Nam đã có
quan hệ hợp tác ngày càng chặt chẽ với các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi Chính phủ
như:
Trong hợp tác đa phương, các cơ quan phòng chống ma tuý của Việt Nam đã có
quan hệ hợp tác ngày càng chặt chẽ với các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi Chính phủ
Trang 15