A.LỜI MỞ ĐẦU.
Tình hình tội phạm là một thuật ngữ đặc thù của tội phạm học.
Trong các tài liệu tội phạm học, chúng ta thường nhìn thấy các thuật ngữ
như: tình hình tội phạm, tình hình các tội phạm về ma túy, tình hình các
tội phạm về tham nhũng,… Tình hình tội phạm là nội dung quan trọng
của tội phạm học vì việc hoạch định các chính sách phòng ngừa tội
phạm nhằm kiểm soát tội phạm trước hết phải dựa trên cơ sở nghiên cứu
toàn diện về tình hình tội phạm. Xuất phát từ yêu cầu đề tài: “ Trên cơ sở
nghiên cứu về một luận văn thạc sỹ về Tội phạm học, hãy trình bày tóm tắt kết
quả nghiên cứu của tác giả đó về tình hình tội phạm và rút nhận xét cá nhân về
kết quả nghiên cứu đó.” , em xin lựa chọn luận văn thạc sỹ luật học : “Đấu tranh
phòng, chống tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” của tác giả
Phạm Tiến Quang để nghiên cứu.
B.NỘI DUNG.
I.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG.
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm tình hình tội
phạm, nhưng cá nhân em đồng tình với khái niệm mà TS Dương Tuyết
Miên đưa ra :
“Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của (các) tội
phạm (hoặc nhóm tội phạm trong một loại tội phạm) đã xảy ra trong
một đơn vị không gian và thời gian nhất định. Tình hình tội phạm được
thể hiện thông qua thực trạn, diễn biến, cơ cấu, tính chất của tình hình tội
phạm, trên cơ sở đó giúp cho các cơ quan có thẩm quyền xây dựng được biện
pháp phòng ngừa tội phạm sát hợp với thực tiễn.”
Bởi lẽ khái niệm này đã lột tả đúng bản chất của tình hình tội phạm và giúp
ta phân biệt rõ ràng giữa tội phạm và tình hình tội phạm cũng như cách nhìn nhận
về tình hình tội phạm dưới góc độ tội phạm học.
1
Các nội dung - bộ phận hợp thành của tình hình tội phạm có quan hệ, ảnh
hưởng đến nhau ở mức độ nhất định, tạo nên bức tranh tổng thể về tội phạm - tình
hình tội phạm. Các bộ phận hợp thành của tình hình tội phạm bao gồm : thực trạng
của tình hình tội phạm, diễn biến của tình hình tội phạm, cơ cấu của tình hình tội
phạm, tình chất của tình hình tội phạm. Các bộ phận hợp thành này có hai loại :
+ Thông số về lượng của tình hình tội phạm bao gồm : thực trạng và diễn
biến của tình hình tội phạm.
+ Thông số về chất của tình hình tội phạm bao gồm : tính chất và cơ cấu
của tình hình tội phạm. Trên cơ sở cơ cấu của tình hình tội phạm sẽ cho chúng ta
rút ra những đặc điểm đặc trưng của tình hình tội phạm – tính chất của tình hình tội
phạm.
II. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ.
Trong luận văn thạc sỹ của tác giả Phạm Tiến Quang, phần tình hình tội
phạm được chia làm 3 mục :
Thứ nhất : Thực trạng và diễn biến của tình hình tội phạm về ma túy trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2001 đến năm 2005.
Thứ hai : Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm ma túy trên đại bàn tỉnh
Quảng Ninh.
Thứ ba : Đặc điểm nhân thân người phạm tội.
Sau đây xin được tóm tắt kết quả nghiên cứu theo 3 mục của tác giả :
1.Thực trạng và diễn biến của tình hình tội phạm về ma túy trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2001 đến năm 2005.
Năm 1993 số người nghiện trên địa bàn tỉnh được thống kê là 282 người,
nhưng đến năm 2005 con số này đã tăng lên 1.642 người có hồ sơ quản lý và
khoảng 2.000 người chưa được quan lý. Với tốc độ tăng nhanh, tính đến thời điểm
hiện nay số người nghiện còn cao hơn nhiều so với thực tế thống kê.
Do số người nghiện cao như vậy nên các vụ án về ma túy trên địa bàn tỉnh
cũng xuất hiện nhiều. Theo số liệu thống kê từ năm 2001 đến năm 2005, Tòa án
2
nhân dân tỉnh, huyện, thị xã, thành phố xét xử sơ thẩm 3.148 vụ án hình sự về ma
túy với 3.949 bị cáo. Bình quân hàng năm Tòa án đưa ra xét xử 629 vụ án về ma
túy với 789 bị cáo.Bảng số liệu dưới đây thể hiện cụ thể số vụ và số bị cáo trong
các vụ án về ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được xét xử trong từng năm.
Bảng số 1. Thống kê số vụ và số bị cáo trong các vụ án về ma túy đã
được xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Năm
Số vụ
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng
438
824
679
606
601
3.148
Tội phạm về ma túy đã được xét xử
So với năm 2001 (%)
Số bị cáo
100
188,1
155
138,3
137,2
497
977
862
821
792
3.949
So với năm
2001(%)
100
186,5
173,4
165,2
159,3
Ngoài ra, tác giả còn so sánh diễn biến tình hình phạm tội ma túy so với
tình hình tội phạm nói chung trên địa bàn Quảng Ninh và rút ra nhận xét rằng tình
hình tội phạm về ma túy và tình hình tội phạm nói chung có sự tương xứng mức độ
tăng giảm trong từng thời kì nhất định. Qua so sánh số vụ tội phạm về ma túy ở
Quảng Ninh so với số vụ tội phạm về ma túy trên cả nước, tác giả cũng rút ra nhận
xét diễn biến tội phạm về ma túy trong phạm vi toàn quốc và tội phạm ma túy trên
địa bàn Quảng Ninh về cơ bản có sự biến động tương đồng với nhau.
Để phản ánh được chính xác thực trạng tội phạm, đòi hỏi ngoài số liệu tội
phạm rõ cộng thêm số tội phạm ẩn, có nghĩa là toàn bộ số các tội phạm cụ thể thực
tế đã xảy ra và lượng người thực hiện chưa bị phát hiện và xử lý về hình sự.
Thực tế cho thấy tỉ lệ tội phạm ẩn trong tội phạm ma túy chiếm tỉ lệ rất cao,
cao hơn nhiều so với các tội phạm khác. Trong luận văn của mình, tác giả có viết :
“ Căn cứ vào số lượng ma túy bị bắt giữ qua các năm, các chuyên gia nghiên cứu
tội phạm học nước ngoài đánh giá Việt Nam mới chỉ phát hiện được từ 5-10% tội
phạm về ma túy, như vậy tội phạm ẩn về ma túy tới 90-95%”.
3
Bản thân tác giả cũng phải thừa nhận rằng : “Song ngay chính với những số
liệu thống kê này cũng có những sai số nhất định so với thực tế. Việc sai số trong
thống kê hình sự có thể do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, về kỹ thuật,
phương pháp thống kê, thời điểm thống kê,… Tuy số liệu trong luận văn này không
chính xác số tội phạm xảy ra trên thực tế nhưng đây cũng là số liệu cần và đủ để
phân tích, đánh giá được thực trạng của tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh.”
2.Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh.
a) Cơ cấu.
Trong thời gian 5 năm số vụ án ma túy được đưa ra xét xử là 3.148 vụ trên
tổng số 7.081 vụ án hình sự các loại. Mặc dù tội phạm về ma túy được quy định
trong Bộ luật hình sự chưa đến 4% tổng số các điều luật được quy định về tội
phạm (10/226) song số vụ tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chiếm
đến 44,5% tổng số vụ án đưa ra xét xử. Cũng trong thời gian này, toàn quốc xét xử
45.280 vụ án về may túy với 59.354 bị cáo, Quảng Ninh xét xử 3.148 vụ với 3.949
bị cáo. Số lượng các vụ án ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và số bị cáo đưa ra
xét xử chiếm tỉ lệ cao trong tổng số án ma túy và số bị cáo đã bị xét xử trong toàn
quốc.
Trong khoảng thời gian 5 năm (2001-2005), các tội tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép và chiếm đoạt chất ma túy chiếm tỉ lệ lớn trong số các tội phạm
về ma túy đã đưa ra xét xử. Nếu như năm đầu của giai đoạn nghiên cứu tội tàng
trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt chất ma túy chiếm tỷ lệ 95,67% thì đến
năm 2005 tỷ lệ tội phạm này tăng lên là 98,52%. Trong số các tội phạm về ma túy
đã đưa ra xét xử trên địa bàn tỉnh thì tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm
đoạt chất ma túy chiếm tuyệt đại đa số với tỷ lệ trung bình là 97,77%. Số các vụ tội
phạm này đã được đưa ra xét sử phản ánh khá chính xác sự gia tăng nghiêm trọng
của thực tế mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy trên địa bàn Quảng
Ninh. Trong gia đoạn 2001-2005. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy được
đưa ra xét xử chiếm tỷ lệ trung bình 1,16%, tội mua bán dụng cụ dùng vào việc sử
dụng trái phép chất ma túy chiếm tỷ lệ 0,17%, tội chứa chấp sử dụng trái phép chất
ma túy chiếm tỷ lệ 0,36%,… Theo tác giả nhận định “ số tội phạm này đưa ra xét
4
xử chưa phản ánh chính xác cơ cấu của tình hình tội phạm trên thực tế, không
tương xứng số lượng người nghiện và tình hình sử dụng ma túy rất phức tạp trên
đại bàn Quảng Ninh trong thời gian gần đây.”
Sự đa dạng về chủng loại và sự tăng về số lượng các chất ma túy thu giữ
được trong thời gian 2001-2005 cũng cho thấy tình trạng báo động về mức độ phức
tạp của loại tội phạm này. Nếu như năm 2001 thu giữ được 1.687,45 gam hêroin thì
đến năm 2005 thu giữ được 40.358 gam hêroin (tăng 2.291%) và gấp 31 lần so với
năm 2004. Năm 2005 phát hiện được 5.248 viên ma túy tổng hợp tăng 2.152,3% so
với năm 2001, tăng 6147,6% so với năm 2004. Cơ quan chức năng đã bắt giữ
nhiều vụ mua bán, vận chuyển với số lượng lớn ma túy, đặc biệt có vụ lượng ma
túy thu giữ lên đến hơn 25kg. Điều đó thể hiện công tác phòng, chống ma túy còn
nhiều sơ hở để tội phạm ma túy chọn Quảng Ninh là địa bàn hoạt động chính.
Ngoài việc nghiên cứu số lượng các vụ án được Tòa đưa ra xét xử cũng như
số lượng các chất ma túy bị thu giữ, tác giả cũng đưa ra số liệu về hình phạt đã
tuyên với người phạm tội. Từ năm 2001 đến năm 2005, chiếm tỷ lệ cao nhất trong
số các bị cáo đã xét xử có đến 2.668 bị cáo nhận mức hình phạt từ 7 năm tù trở
xuống ( chiếm 67,6%) hình phạt này chủ yếu được áp dụng đối với người phạm tội
lần đầu, có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Hình phạt tù chung thân có 15 bị cáo (0,38%),
hình phạt tử hình có 9 bị cáo (0,23%)…
b) Tính chất.
Về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm ma túy, tác giả có viết : “
Người phạm tội về ma túy luôn hoạt động thống nhất với những phương thức, thủ
đoạn tinh vi, xảo quyệt và thường xuyên thay đổi quy luật hoạt động nhằm đối phó
với các cơ quan chức năng. Trong các vụ án lớn mang tính chất liên tỉnh, xuyên
quốc gia, đường dây được tổ chức một cách chặt chẽ thể hiện tính chuyên nghiệp
cao và còn có sự tham gia của ngời nước ngoài. Người phạm tội luôn câu kết, móc
nối với những người địa phương am hiều địa bàn, thông thuộc địa hình để thuận
lợi cho việc vận chuyển, che giấu và tiêu thụ.”
Về địa bàn hoạt động, tội phạm ma túy tập trung chủ yếu tại khu vực thành
thị, thương mại như thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái và
các tuyến giao thông quan trọng. Với đặc điểm Quảng Ninh là tỉnh có đường biên
giới dài trên đất liền và trên biển, phía Bắc là đường biên giới quốc gia trên đất liền
5
giáp Trung Quốc có chiều dài 132,8 km, phía Tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc
Giang, phía Nam giáp Hải Phòng, phía Đông giáp hải phận quốc gia Trung Quốc,
thành địa hình rất thuận lợi cho hoạt động của tội phạm ma túy cả trên đất liền và
trên biển. Người phạm tội còn lợi dụng những đường mòn, đường rừng, bờ sông,
địa hình hiểm trở cũng như trốn tránh, vận chuyển ma túy qua hai bên “cánh gà”
cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc.Tác giả lấy ví dụ : “ Vào khoảng 4 giờ 30 sáng
ngày 24/11/2005, Bộ đội biên phòng cửa khẩu Móng Cái bắt gặp Trần Thị Lâm
đang đi xuống bờ song Bắc Luân để trốn sang Trung Quốc. Khi kiểm tra hành thu
được của Lâm một túi ni-lon màu hồng, bên trong có chứa 4 bao cao su, trong mỗi
bao cao su có chứa các cục chất bột màu trắng. Kết quả giám định, các chất bột
màu trắng đó là hêroin có trọng lượng 129,27 gam.”
Động cơ và mục đích của người phạm tội chủ yếu xuất phát từ lợi nhuận,
chính vì lợi nhuận siêu ngạch mà người phạm tội bất chấp pháp luật lao vào con
đường phạm tội. Người phạm tội thấy trước được hậu quả nghiêm trọng do hành vi
phạm tội gây ra và cũng đã thấy trước được hình phạt nghiêm khắc dành cho họ,
nhưng vì lợi nhuận, họ bất chấp pháp luật, sử dụng những thủ đoạn tinh vi, xảo
quyệt nhất để đối phó cơ quan chức năng. Cũng vì lợi nhuận mà nhiều đối tượng
đã lôi kéo cả người trong gia đình, họ hàng thân thích vào con đường phạm tội dù
biết hình phạt hết sức nghiêm khắc, ngay cả hình phạt tử hình cũng chỉ phần nào
hạn chế tình hình phạm tội. Chỉ tính riêng 5 năm (2001-2005) có 9 án tử hình và 15
án chung thân nhưng nhiều người không lấy đó là bài học mà vẫn lao vào con
đường phạm tội. Vì vậy có thể khẳng định lợi nhuận thúc đẩy hoạt động của tội
phạm ma túy mãnh liệt hơn nhiều loại tội phạm khác.
Hậu quả của tội phạm ma túy : Tội phạm ma túy gây những tác hại vô cùng
nghiêm trọng trên các lĩnh vực kinh tế, tài chính, trật tự an toàn xã hội. Tội phạm
ma túy liên quan trực tiếp đến các tội phạm khác như tội rửa tiền, tham nhũng, bạo
lực… làm cạn kiệt tài chính, nguồn nhân lực, là nguyên nhân trực tiếp hủy hoại sức
khỏe con người, vắt kiệt sức lao động. Những người nghiện ma túy không những
hủy hoại sức khỏe bản thân mà còn làm kinh tế gia đình kiệt quệ, hạnh phúc gia
đình tan vỡ, làm mất trật tự an toàn xã hội. Hơn nữa, những người nghiện ma túy
còn dễ mắc phải các bệnh như gan, thận, và đặc biệt là có nguy cơ lây nhiễm
HIV/AIDS rất cao. Tác giả viết : “Hiện nay Quảng Ninh có số lượng người nhiễm
HIV/AIDS sau thành phố Hồ Chí Minh nhưng đứng đầu toàn quốc về tỉ lện nhiễm
6
HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư. Theo kết quả của Sở Lao động, Thương binh
và Xã hội thì đến 90% những người nhiễm HIV/AIDS là những người nghiện ma
túy.”
c) Đặc điểm nhân thân người phạm tội.
Tác giã thống kê : “ Trong số 3.949 bị cáo sơ thẩm về các tội phạm ma túy
từ năm 2001-2005, tỷ lệ nam giới phạm tội chiếm đa số với 3.513 (chiếm 88,96%)
và 436 bị cáo là nữ giới (chiếm 11,04%). Các vụ án mang tính chất nhỏ lẻ đa phần
do nam giới thực hiện nhưng nữ giới tham gia nhiều trong các vụ án có số lượng
ma túy lớn.”
Nghiên cứu về độ tuổi người phạm tội, tác giả nhận thấy phần lớn các bị
cáo phạm tội từ 18 đến 30 tuổi chiếm tỷ lệ 76,04% ( 3.003/3.949 bị cáo), còn số bị
cáo có độ tuổi trên 30 tuổi chiếm 883/3.949 bị cáo ( chiếm tỷ lệ 22,37%), người
chưa thành niên phạm tội có 63 bi cáo, chiếm tỷ lệ 1,59%. Số người nước ngoài
phạm tội ma túy đang có chiều hướng gia tăng, trong 5 năm TAND tỉnh Quảng
Ninh đã xét xử 8 bị cáo là người nước ngoài, chiếm tỷ lệ 0,2% trong tổng số các bị
cáo được đưa ra xét xử về tội phạm ma túy.
Trình độ học vấn của cá nhân có ảnh hưởng sâu sắc và góp phần hình thành
nhân cách cũng như hình thành những quy tắc ứng xử phù hợp đòi hỏi xã hội. Nếu
học vấn của cá nhân thấp, nhận thức thấp, từ đó sẽ tạo ra những ứng xử không phù
hợp với xã hội. Qua kết quả thống kê ngẫu nhiên hơn 200 bản án xét xử sơ thẩm
các tội phạm ma túy trên địa bàn Quảng Ninh với 227 bị cáo, tác giả nhận thấy :
“Người phạm tội có trình độ phổ thông trung học chiếm tỷ lệ 28,6%, người có
trình độ trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất 51,2%, người có trình độ tiểu học là
18,5% và người mù chữ chiếm tỷ lệ 1,7%. Người phạm tội về ma túy có trình độ
học vấn thấp hơn so với trình độ học vấn chung của người dân, chủ yếu dừng lại ở
trình độ tiểu học và trung học cơ sở. Do trình độ văn hóa thấp đã ảnh hưởng tới
nhân cách và nhận thức của người phạm tội, vì vậy nâng cao trình độ văn hóa cho
người dân là một nội dung rất quan trọng trong phòng ngừa loại tội phạm này.”
Bên cạnh đó, hoàn cảnh gia đình và sự thay đổi của nó tác động nhất định
đến nhân cách con người, ảnh hưởng đến khuynh hướng phạm tội. Những người
phạm tội nhìn chung thường xuất phát từ những gia đình không bình thường như :
không hòa thuận, không có trách nhiệm với nhau, có trình độ văn hóa thấp, có
7
quan điểm và xử sự trái đạo đức, pháp luật hoặc những gia đình có cha hoặc mẹ
chết, cha mẹ ly hôn hay gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
4.Kết luận của tác giả.
Qua nghiên cứu, đánh giá toàn bộ thực trạng, diễn biến, cơ cấu và tính chất
của tình hình tội phạm cũng như đặc điểm nhân thân người phạm tội về ma túy trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2001-2005 cho thấy : Tình hình tội phạm về ma
túy có diễn biến phức tạp,có chiều hướng gia tăng về quy mô, tính chất của từng vụ
việc. Đặc biệt đã hình thành các đường dây liên tỉnh, xuyên quốc gia có sự tham
gia, câu kết với người nước ngoài tham gia vận chuyển, mua bán ma túy với số
lượng rất lớn, sử dụng nhiều phương pháp, thủ đoạn khác nhau đối phó với cơ
quan chức năng.
III.NHẬN XÉT CÁ NHÂN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CỦA LUẬN VĂN.
1.Những ưu điểm.
*Về hình thức trình bày:
Cách trình bày các mục và tiểu mục trong Chương I của tác giả cũng như
toàn luận văn được sắp xếp một cách hợp lý, khoa học. Tác giả sử dụng cấu trúc
đánh số hỗn hợp cho một bài luận văn không phải quá dài là tương đối phù hợp,
cách trình bày này giúp người đọc tiếp cận một cách dễ dàng và hình dung được
kết cấu, những nội dung chính mà tác giả đề cập về tình hình của tội phạm trong
luận văn.
*Về nội dung trình bày :
Thứ nhất, về thực trạng và diễn biến của tình hình tội phạm.
Tác giả đã căn cứ vào các số liệu trên thực tế, từ đó đưa ra các bảng mô tả
thực trạng, diễn biến của tình hình tội phạm khá cụ thể và chi tiết về số người
phạm tội, số người được đưa ra xét xử, số vụ phạm tội ma túy so với số vụ phạm
8
các tội khác,… rất dễ hiều và có tính thuyết phục cao. Đồng thời tác giả cũng đã
thừa nhận những số liệu thống kê mà tác giả thu thập được chưa phải là chính xác
100% vì trên thực tế vẫn còn nhiều tội phạm ẩn chưa được phát hiện, hoặc do sai
số trong quá trình thống kê, thời điểm thống kê…Đây là điểm trung thực đáng
khen của tác giả trong quá trình nghiên cứu khoa học.
Thứ hai, về cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm.
Có thể nói đây là phần mà tác giả đầu tư nhiều tâm huyết nhất trong khi
nghiên cứu về tình hình tội phạm. Tác giả dùng nhiều bảng thống kê, biểu đồ, tính
toán tỷ lệ phần trăm (%) cụ thể các vấn đề số vụ phạm tội, số người phạm tội, số
loại tội phạm về ma túy đã đưa ra xét xử, số lượng các loại chất ma túy thu giữ
được qua từng năm,.. đồng thời so sánh số liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với số
liệu trên toàn quốc để bạn đọc có cái nhìn khái quát, toàn diện hơn.
Ngoài ra, tác giả còn phân tích cả phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi,
xảo quyệt, địa bàn hoạt động, động cơ và mục đích cũng như hậu quả của tội phạm
một cách rất cụ thể, chi tiết.
Thứ ba, về nhân thân người phạm tội.
Trong phần nhân thân người phạm tội, ta thấy được hầu hết các yếu tố có
liên quan như giới tình, độ tuổi, trình độc học vấn, hoàn cảnh gia đình của tội
phạm. Đây đều là những yếu tố then chốt để làm xuất hiện tội phạm về ma túy.
Điều này cho thấy tác giả luận văn đã nghiên cứu kĩ về mặt lý thuyết nhân thân
người phạm tội trước khi tiến hành khảo sát và phân tích thực tế.
2.Những hạn chế.
9
Về mặt hình thức trình bày cũng như kết cấu phần tình hình tội phạm của tác
giả có lẽ không phải bàn thêm gì, song về mặt nội dung vẫn còn một vài điểm cần
lưu ý sau :
Thứ nhất, tác giả chưa đưa ra các vấn đề lý luận chung về Tội phạm học
cũng như tình hình tội phạm trong luận văn, dù đây không phải nội dung chính
trong luận văn nhưng dù sao khi nghiên cứu, chắc chắn tác giả cũng phải tìm hiều
kĩ thì mới có thể hoàn thành tốt được bài viết của mình.
Thứ hai, trong quá trình phân tích số liệu và vẽ các biều đồ, tác giả mới chỉ
lấy số liệu từ Phòng Tổng hợp TAND tỉnh Quảng Ninh, Văn phòng TAND tối cao
mà chưa quan tâm đến số liệu từ các cơ quan pháp luật khác như Viện kiểm sát
nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Công an tỉnh Quảng Ninh, đây chính là nguyên nhân
dẫn đến một phần sai sót, chưa đầy đủ trong số liệu thống kê mà tác giả phân tích.
Thứ ba, tác giả cũng không đề cập đến vấn đề người phạm tội tự ra đầu thú
để hưởng lượng khoan hồng của pháp luật, đây là một điểm khá quan trọng để các
cơ quan chức năng dễ dàng tìm ra đường dây buôn bán ma túy lớn, cũng như có
các biện pháp khuyến khích người phạm tội ra đầu thú.
Thứ tư, một thiếu sót nữa là trong luận văn không thấy nhắc đến số lượng
các chiến sĩ công an, quần chúng nhân dân tham gia phòng chống tội phạm ma túy
bị thương, bị thiệt mạng; số lượng nạn nhân của tội phạm… Điều này rất quan
trọng đối với cơ quan hoạch định chính sách phòng ngừa, nhằm giúp các cơ quan
này đưa ra giải pháp phù hợp thực tế, tăng cường kĩ năng nghiệp vụ cho công an,
cũng như biện pháp cảnh báo người dân để họ chủ động phòng tránh không là nạn
nhân của tội phạm.
10
Thứ năm, trong phần nhân thân người phạm tội, tác giả không đề cập đến
vấn đề những người phạm tội ma túy nhiều khi cũng là những người đã từng cai
nghiện thành công nhưng sau đó tái nghiện, điều này cho thấy công tác quản lý
người sau cai nghiện còn chưa tốt, thiếu sự quan tâm, để mắt chặt chẽ từ gia đình
và chính quyền địa phương. Có thể sự kì thị, xa lánh của những người xung quanh
đối với đối tượng vừa cai nghiện về chính là nguyên nhân khiến cho họ tái nghiện
và lại thực hiện tội phạm ma túy mới.
3. Đề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện luận văn.
- Đưa các nội dung liên quan đến khái niệm Tội phạm học, tình hình tội
phạm.
- Lấy thêm số liệu từ các cơ quan bảo vệ pháp luật khác.
- Đề cập đến vấn đề người phạm tội ra đầu thú.
- Đề cập đến số lượng các chiến sĩ công an, người dân bị thương tích trong
khi tham gia phòng chống tội phạm.
- Đề cập đến vấn đề người phạm tội tái nghiện.
C. KẾT LUẬN.
Qua một thời gian tìm hiều về tình hình tội phạm trong Luận văn thạc sỹ luật
học của tác giả Phạm Tiến Quang với đề tài : “ Đấu tranh phòng, chống tội phạm
về ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, với góc độ là sinh viên nghiên cứu, em
thấy đây là một luận văn có tính khoa học, thuyết phục cao, thể hiện được trình độ,
khả năng của người làm nghiên cứu hoa học, tuy vẫn còn một vài thiếu sót song
không đáng kể so với toàn bộ nội dung luận văn. Cần có nhiều hơn nữa những bài
11
viết có chất lượng cao như thế này để công tác nghiên cứu ngành khoa học Tội
phạm học ngày càng phát triển hơn.
Tài liệu tham khảo
2.
Phạm Tiến Quang, Đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ luật học, năm 2006.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tội phạm học, Nxb. CAND, Hà
3.
Nội, 2011.
Dương Tuyết Miên (chủ biên), Giáo trình tội phạm học, Nxb. Giáo dục, Hà
1.
Nội, 2010.
4.
Dương Tuyết Miên, “Bàn về tình hình tội phạm”, Tạp chí toà án nhân
dân, số 24, tháng 12/2007.
5.
Nguyễn Ngọc Hoà, “Các khái niệm tội phạm và tình hình tội phạm trong
tội phạm học”, Tạp chí luật học, số 7/2009, tr. 47 - 53.
6.
Dương Tuyết Miên, Tội phạm học nhập môn, Nxb. CAND, Hà Nội,
2010.
12