Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Nghiên cứu đặc điểm phân tử gen rpoB, katG của vi khuẩn lao kháng đa thuốc ở Việt Nam (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.09 KB, 27 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

Nguyễn Thị Thu Thái

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN TỬ GEN rpoB, katG
CỦA VI KHUẨN LAO KHÁNG ĐA THUỐC Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Vi sinh Y học
Mã số: 62.72.01.15

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2017


2

ĐẶT VẤN ĐỀ
Lao kháng đa thuốc đang là thách thức cho cuộc chiến chống lao
toàn cầu. Đây là trường hợp lao kháng với ít nhất đồng thời rifampicin
và isoniazid. Kháng rifampicin liên quan đến đột biến ở gen rpoB,
kháng isoniazid thường liên quan đến đột biến ở gen katG. Việt Nam
là một quốc gia có tỷ lệ bệnh lao và lao kháng thuốc cao. Tỷ lệ vi
khuẩn lao kháng đa thuốc ở bệnh nhân lao mới là 4%, ở bệnh nhân
điều trị lại là 23%. Chẩn đoán nhanh vi khuẩn lao kháng thuốc, đặc


biệt là kháng đa thuốc sẽ đáp ứng yêu cầu trong giám sát và kiểm soát
bệnh lao. Đặc điểm phân tử của các chủng vi khuẩn lao kháng thuốc
phân lập được từ các quốc gia có tỷ lệ bệnh lao và tỷ lệ lao kháng thuốc
cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển có hiệu quả hơn các
kỹ thuật sinh học phân tử để phát hiện nhanh chóng tính kháng thuốc
phù hợp với từng nước và từng khu vực. Đề tài nghiên cứu này nhằm
mục tiêu:
1. Xác định đặc điểm phân tử gen rpoB và katG liên quan đến
kháng đa thuốc của các chủng vi khuẩn lao phân lập được năm
2008-2009.
2. Xác định giá trị của phương pháp sinh học phân tử trong
chẩn đoán vi khuẩn lao kháng đa thuốc ở Việt Nam.
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Xác định được đặc điểm phân tử gen rpoB và katG của vi khuẩn
lao kháng đa thuốc phân lập được từ các bệnh viện đại diện cho 3
miền Bắc, Trung và Nam của Việt Nam.
- Góp phần bổ sung thông tin về các đột biến liên quan đến kháng
đa thuốc ở vi khuẩn lao và là cơ sở khoa học cho việc khuyến cáo lựa
chọn một bộ các đột biến có thể sử dụng để sàng lọc lao kháng đa
thuốc với độ nhạy và độ đặc hiệu cao.


3

- Đề xuất sử dụng 4 codon đột biến (rpoB531, rpoB526, rpoB516
và katG315) đưa vào sử dụng trong test phân tử sàng lọc lao kháng
đa thuốc ở các trường hợp nghi ngờ lao kháng đa thuốc ở Việt Nam.
BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 114 trang: Đặt vấn đề: 02 trang, Tổng quan: 31
trang, Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 18 trang, Kết quả

nghiên cứu: 25 trang, Bàn luận: 35 trang, Kết luận: 02 trang, Kiến
nghị: 01 trang. Luận án có 29 bảng, 01 biểu đồ, 16 hình minh họa,
142 tài liệu tham khảo trong đó có 12 tài liệu tiếng Việt, 130 tài liệu
tiếng Anh.
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Bệnh lao
Lao là căn bệnh truyền nhiễm xuất hiện từ lâu. Sự tương tác giữa
lao, đại dịch HIV/AIDS và sự phát triển của các chủng lao kháng
thuốc gây ra những thách thức vô cùng to lớn cho cuộc chiến chống
lao của loài người.
1.1.1. Tình hình bệnh lao trên thế giới: Hiện nay, trên thế giới có
khoảng 2,2 tỷ người nhiễm lao. Theo công bố của WHO,
năm 2012 có thêm khoảng 8,6 triệu người mắc lao mới và
1,3 triệu người tử vong do lao. Trong số các trường hợp tử
vong, có 170 000 trường hợp lao kháng đa thuốc.
1.1.2. Tình hình bệnh lao ở Việt Nam: Năm 2012, Việt Nam đứng
thứ 12/22 nước có gánh nặng bệnh lao cao trên toàn cầu.
Năm 2013, tỉ lệ mắc lao mới các thể là 144/100.000 dân; tỉ lệ
hiện mắc lao các thể là 209/100.000 dân; tỉ lệ tử vong do lao
là 19/100.000 dân.
1.2. Vi khuẩn lao
Tác nhân gây bệnh lao là một phức hợp gồm nhiều loài được gọi
chung là Mycobacterium tuberculosis complex (MTBC). Khả năng
gây bệnh của các loài là khác nhau, trong đó loài gây bệnh thường


4

xuyên trên người là Mycobacterium tuberculosis (MTB).
1.2.1. Đặc điểm hình thể, cấu trúc: Vi khuẩn lao có hình trực mảnh,

khó bắt màu các thuốc nhuộm thông thường. Thường nhuộm theo
phương pháp Ziehl - Neelsen, trực khuẩn lao bắt màu đỏ.
1.2.2. Đặc điểm nuôi cấy: Vi khuẩn lao ưa khí bắt buộc, khó nuôi
cấy và là vi khuẩn mọc chậm, phải 4-6 tuần sau mới hình
thành khuẩn lạc điển hình, dạng R.
1.2.3. Đặc điểm phân tử vi khuẩn lao: Bộ gen hoàn chỉnh của MTB
chủng H37Rv có chiều dài 4.411.532 bp, bao gồm 3974 gen,
trong đó có 3924 gen mã hóa cho protein, 50 gen mã hóa cho các
RNA chức năng.
1.3. Vi khuẩn lao kháng thuốc
1.3.1. Tình hình kháng thuốc của vi khuẩn lao hiện nay
Vi khuẩn lao kháng thuốc, đặc biệt kháng đa thuốc đang là một
thách thức lớn cho công tác phòng chống lao toàn cầu. Việt Nam là 1
trong 27 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc trên toàn cầu.
Năm 2013, tỷ lệ kháng đa thuốc ở bệnh nhân điều trị lại là 23%, ở
bệnh nhân lao mới là 4%.
1.3.2. Phân loại kháng thuốc của vi khuẩn lao
Trong các trường hợp lao kháng thuốc cần phải phân biệt: lao
kháng đơn thuốc, lao kháng đa thuốc, lao kháng đa thuốc mở rộng.
Lao kháng đa thuốc (MDR-TB) là vi khuẩn lao kháng ít nhất với cả 2
loại thuốc là isoniazid và rifampicin, và có thể kháng thêm một số tác
nhân hoá trị liệu khác.
1.3.3. Cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn lao
Tính kháng thuốc của vi khuẩn lao được cho là có sự đột biến ở
các gen liên quan.
1.3.3.1. Kháng rifampicin: Kháng rifampicin thường do đột biến ở
vùng lõi 81 bp, vùng "hot-spot mutation" (vùng quyết định kháng
rifampicin - RRDR) của gen rpoB, với khoảng 96% chủng MTB



5

kháng rifampicin phân lập được. Kháng đơn với rifampicin rất hiếm
gặp, mà hầu hết các chủng lao kháng rifampicin cũng kháng với các
thuốc khác, đặc biệt là isoniazid – kháng đa thuốc.
1.3.3.2. Kháng isoniazid: Cơ sở phân tử của tính kháng với isoniazid
phức tạp và do sự đa dạng đột biến ở 5 gen khác nhau của
MTB. Trong đó, chủ yếu là do các đột biến ở gen katG. Đề
kháng isoniazid là dạng kháng thuốc thường gặp nhất, có thể
là kháng đơn độc hoặc kết hợp với thuốc khác.
1.4. Các phương pháp chẩn đoán lao kháng thuốc
1.4.1. Phương pháp kiểu hình: dựa trên cơ sở sự sinh trưởng của vi
khuẩn lao trên môi trường chứa thuốc kháng sinh. Có nhiều phương
pháp kiểu hình, tuy nhiên phương pháp tỷ lệ trên môi trường
Loewenstein-Jensen được sử dụng rộng rãi nhất.
1.4.2. Phương pháp xác định kiểu gen: dựa trên cơ sở xác định đột biến
ở các gen có liên quan kháng thuốc tương ứng bằng kỹ thuật sinh học
phân tử. Đây là phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, rút ngắn
thời gian xác định vi khuẩn lao kháng thuốc (1-2 ngày). Trong đó, kỹ
thuật giải trình tự gen được coi là rất hữu ích và chuẩn xác trong việc
phát hiện các đột biến liên quan kháng thuốc của vi khuẩn lao.
1.5. Nghiên cứu giá trị chẩn đoán của các phương pháp sinh học
phân tử trong chẩn đoán vi khuẩn lao kháng đa thuốc
1.5.1. Trên thế giới
Nhiều nghiên cứu đã đánh giá các phương pháp sinh học phân tử
khác nhau trong chẩn đoán lao kháng thuốc và kháng đa thuốc ở các
khu vực khác nhau trên thế giới. Các tác giả trên thế giới đều đánh
giá các kỹ thuật sinh học phân tử có giá trị cao trong việc phát hiện
nhanh tính kháng thuốc, đặc biệt kháng đa thuốc của vi khuẩn lao với
độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Kỹ thuật giải trình tự ra đời đã được coi là

tiêu chuẩn vàng cho việc xác định các đột biến kháng thuốc. Vì vậy,


6

nhiều nghiên cứu trên thế giới đã lấy kỹ thuật giải trình tự làm cơ sở để
phát triển, thiết kế cũng như đánh giá các kỹ thuật phân tử xác định
nhanh tính kháng thuốc của vi khuẩn lao.
1.5.2. Tại Việt Nam
Các nghiên cứu trong nước đều có chung nhận xét rằng, việc áp
dụng xét nghiệm sinh học phân tử với độ nhạy và độ đặc hiệu cao rất
có lợi ở những nơi có tỉ lệ kháng thuốc cao như Việt Nam; đặc biệt
ưu tiên với các trường hợp nghi ngờ lao kháng đa thuốc cao, như
bệnh nhân HIV (+), các trường hợp tiếp xúc với lao kháng đa thuốc
và các trường hợp lao tái phát, lao điều trị lại cho phép phát hiện sớm
các trường hợp lao kháng đa thuốc, sẽ là công cụ hỗ trợ hữu hiệu cho
việc xây dựng chế độ điều trị phù hợp với bệnh nhân lao, đặc biệt
bệnh nhân lao kháng đa thuốc, góp phần hạn chế sự lây lan các chủng
vi khuẩn kháng thuốc, đặc biệt kháng đa thuốc trong cộng đồng.
1.6. Gen rpoB và katG liên quan đến kháng thuốc ở vi khuẩn lao
1.6.1. Gen rpoB
Gen rpoB mã hoá cho tiểu phần β của ARN polymerase (một
enzyme quan trọng trong quá trình phiên mã và biểu hiện gen ở
MTB), là đích tác động của kháng sinh rifampicin. Gen rpoB có
chiều dài 3534bp, mã hoá cho protein với 1178 acid amin.
1.6.2. Gen katG
Gen katG có kích thước 2223bp với 741 codon mã hoá, nằm trên
nhiễm sắc thể của vi khuẩn lao, chịu trách nhiệm mã hóa cho enzyme
catalase – peroxidase (enzyme duy nhất hoạt hoá isoniazid thành
dạng hoạt động).

1.7. Nghiên cứu gen rpoB và katG ở các chủng vi khuẩn lao
1.7.1. Trên thế giới
1.7.1.1. Nghiên cứu trên gen rpoB với kháng rifampicin


7

Nhiều nghiên cứu ở các khu vực khác nhau trên thế giới đã xác
định được phần lớn cơ chế phân tử kháng rifampicin với khoảng 69
đột biến điểm thay đổi 1 nucleotid, 3 đột biến thêm đoạn, 16 đột biến
mất đoạn và 38 đột biến thay thế nhiều nucleotid. Trong đó, các đột
biến ở các vị trí 531, 526 và 516 là thường gặp nhất và thường gắn
liền với các chủng kháng đa thuốc. Các kiểu đột biến thường gặp
nhất là Ser531Leu, His526Tyr và Asp516Val.
1.7.1.2. Nghiên cứu trên gen rpoB với kháng isoniazid
Các nghiên cứu trên thế giới đã đã xác định được hơn 100 loại đột
biến trên gen katG. Trong đó, đột biến hay gặp nhất ở vị trí 315, chủ
yếu là kiểu đột biến Ser315Thr, chiếm tới 30-95% các chủng lao lâm
sàng kháng isoniazid. Vị trí đột biến này được coi là một dấu ấn quan
trọng của đề kháng với isoniazid.
Tuy nhiên, các nghiên cứu từ nhiều khu vực khác nhau trên thế
giới cũng cho thấy rằng, tần xuất các đột biến trên gen rpoB và katG
rất khác nhau ở các chủng phân lập từ các vùng địa lý khác nhau.
1.7.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, cũng đã có nghiên cứu xác định các đột biến xảy ra
trên gen rpoB và katG ở các chủng vi khuẩn lao kháng rifampicin và
isoniazid. Các nghiên cứu trong nước cũng đã sử dụng các kỹ thuật
phân tử khác nhau để xác định các đột biến kháng thuốc. Các nghiên
cứu phân tử trên gen rpoB và katG ở các chủng vi khuẩn lao kháng
thuốc mới chỉ tập trung tại một vùng miền nhất định mà chưa bao

phủ trên toàn quốc, các nghiên cứu cũng thường đánh giá các kỹ
thuật chẩn đoán áp dụng được và thiết kế thử nghiệm các kỹ thuật áp
dụng trên chủng lao được phân lập tại một địa điểm nào đó.
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


8

2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các chủng vi khuẩn lao được phân lập từ các mẫu bệnh phẩm
thu thập từ 3 bệnh viện: Bệnh viện Phổi Trung Ương, Bệnh viện Đa
khoa Trung ương Huế, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch - thành phố Hồ Chí
Minh trong thời gian 2008-2009.
- 143 chủng vi khuẩn lao giải trình tự phát hiện đột biến trên gen
rpoB và katG , trong đó: 30 chủng nhạy cảm với các thuốc chống lao;
54 chủng có kiểu hình kháng với rifampicin (03 chủng kháng đơn với
rifampicin và 51 chủng MDR); 59 chủng có kiểu hình kháng với
isoniazid (13 chủng kháng đơn với isoniazid và 46 chủng MDR).
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế,
Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch - TP Hồ Chí Minh, Học viện quân Y, Viện
Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Công nghệ sinh học.
2.3. Vật liệu và thiết bị nghiên cứu
2.3.1. Vật liệu: Các sinh phẩm, hóa chất dùng tách chiết DNA vi
khuẩn lao, tách dòng và giải trình tự gen...
2.3.2. Thiết bị: tách chiết DNA vi khuẩn lao, tách dòng và giải trình
tự gen...
2.3.3. Các cặp mồi dùng trong nghiên cứu
Các cặp mồi đặc hiệu được sử dụng cho phản ứng PCR có trình tự
tương ứng như sau:

Sản phẩm
Gen đích Mồi
Trình tự
PCR (bp)
rpoB-F
5’-ACC
GAC
GAC
ATC
GAC
CAC
TT-3’
rpoB_seq
528
rpoB5’- GGC GGT CAG GTA CAC GAT CT-3’
R
katG_seq katG-F 5’ GAG CCC GAT GAG GTC TAT TG 3’
684
katG-R 5’ GTC TCG GTG GAT CAG CTT GT 3’


9

2.3.4. Phần mềm: Phân tích kết quả giải trì nh tự bằng phần mềm
BioEdit.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu bằng phương pháp mô tả cắt ngang và
phương pháp thực nghiệm labo có đối chứng.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu

- Các số liệu về tính kháng thuốc được thu thập và làm kháng sinh
đồ bổ sung tại Bệnh viện Phổi Trung Ương và Bệnh viện Phạm Ngọc
Thạch -TP Hồ Chí Minh.
- Kỹ thuật tách chiết DNA của các chủng vi khuẩn lao được thực
hiện tại Học viện quân Y.
- Thực hiện kỹ thuật giải trình tự phân tích đặc điểm phân tử gen
rpoB được tiến hành tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, gen katG tại
Viện công nghệ sinh học.


10

Sơ đồ nghiên cứu

2.5. Kỹ thuật xét nghiệm
2.5.1. Kỹ thuật kháng sinh đồ phát hiện vi khuẩn lao kháng thuốc
Được thực hiện tại Bệnh viện Phổi Trung Ương và Bệnh viện
Phạm Ngọc Thạch TP Hồ Chí Minh theo quy trình thống nhất của
Chương trình chống lao Quốc gia.
2.5.2. Tách chiết DNA từ các chủng vi khuẩn nghiên cứu
2.5.3. Kỹ thuật PCR nhân đoạn DNA
* Phản ứng PCR nhân đoạn gen rpoB và katG:
Khuếch đại DNA trên gen rpoB (sản phẩm PCR có chiều dài 528
bp, chứa vùng RRDR của gen rpoB) và khuếch đại DNA trên gen
katG (sản phẩm PCR có chiều dài 684 bp, chứa vị trí codon 315 của
gen katG) với cặp mồi đặc hiệu.
2.5.4. Tách dòng gen rpoB và katG phục vụ cho giải trình tự
Sản phẩm PCR sau khi tinh sạch được đưa vào plasmid vector
tách dòng plasmid pGEM®-T hoặc pBT, sau đó được biến nạp vào tế
bào khả biến E. coli DH5α. Sản phẩm biến nạp sau đó được cấy trải

trên môi trường LB Agar có bổ sung kháng sinh chọn lọc ampicilin,
chọn những khuẩn lạc màu trắng là những khuẩn lạc của vi khuẩn


11

mang plasmid tái tổ hợp. DNA plasmid tái tổ hợp được tách chiết và
kiểm tra sự có mặt của đoạn gen chèn vào plasmid (đoạn gen rpoB có
kích thước 528bp và đoạn gen katG có kích thước 684 bp).
2.5.5. Phương pháp đọc trình tự DNA theo Sanger trên máy đọc
trình tự tự động phân tích kết quả bằng các phần mềm
chuyên dụng
Sử dụng nguyên liệu là lượng gen rpoB và gen KatG, tiếp tục giải
trình tự bằng máy phân tích trình tự DNA ABI 3130XL-Avant. Xử lý,
phân tích các trình tự đoạn gen rpoB và katG của các chủng vi khuẩn lao
bằng phần mềm BioEdit từ đó phân tích rút ra các đặc điểm phân tử của
các chủng vi khuẩn lao kháng đa thuốc ở Việt Nam.
2.6. Xác định giá trị của phương pháp sinh học phân tử trong
chẩn đoán vi khuẩn lao kháng thuốc.
Coi kết quả kháng sinh đồ là tiêu chuẩn vàng; tính độ nhạy, độ đặc
hiệu, giá trị dự báo âm tính, giá trị dự báo dương tính và độ phù hợp
(chỉ số Kappa) giữa phương pháp sinh học phân tử và kháng sinh đồ
trong phát hiện lao kháng thuốc theo bảng dưới đây:
Giải trình tự gen
Kháng sinh đồ (chuẩn vàng)
rpoB (katG)
Kháng R (H) Không kháng R (H)
Đột biến
a
b

a+b
Không đột biến
c
d
c+d
Cộng theo PP kháng
a+c
b+d
n=a+b+c+d
sinh đồ
2.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Các số liệu được quản lý và phân tích bằng chương trình SPSS 13.0
- Test χ2được sử dụng để đánh giá sự khác biệt giữa hai tỷ lệ.
- Giá trị p<0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê.
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


12

3.1. Đặc điểm phân tử gen rpoB và gen katG của các chủng vi
khuẩn lao kháng thuốc
3.1.1. Kết quả thu thập và lựa chọn chủng nghiên cứu
Đề tài thu thập được 700 chủng vi khuẩn lao; trong đó, số chủng
nhạy cảm với các thuốc chống lao dòng 1 là 255 chủng, số chủng
kháng đơn thuốc là 116 chủng (trong đó có 3 chủng kháng đơn với
rifampicin, 22 chủng kháng đơn với isoniazid và 91 chủng kháng đơn
với streptomycin), và số chủng kháng đa thuốc là 318 chủng. 143
chủng vi khuẩn lao được giải trình tự phát hiện đột biến trên gen
rpoB và katG; trong đó: 30 chủng nhạy cảm với các thuốc chống lao,
54 chủng có kiểu hình kháng với rifampicin (03 chủng kháng đơn với

rifampicin và 51 chủng kháng đa thuốc), 59 chủng có kiểu hình
kháng với isoniazid (13 chủng kháng đơn với isoniazid và 46 chủng
kháng đa thuốc).
3.1.2. Đặc điểm phân tử gen rpoB
Bảng 3.3. Kết quả giải trình tự đoạn 528bp trên gen rpoB
Chủng vi khuẩn lao
Xác định đột biến
Đặc tính kháng thuốc của
Số lượng
Đột biến
Không đột
chủng vi khuẩn lao
chủng
biến
Nhạy cảm
20
0
20
Kháng đơn với R
3
3
0
Kháng đa thuốc
51
49 (96,1%)
2 (3,9%)
Kháng
với R
Tổng số chủng
54

52 (96,3%)
2 (3,7%)
96,3% số chủng lao kháng rifampicin xuất hiện ít nhất 1 đột biến
trên gen rpoB. Trong đó, 96,1% chủng kháng đa thuốc có xuất hiện đột
biến. Các chủng nhạy cảm thuốc không có đột biến trên gen rpoB.
- Tỷ lệ đột biến trong vùng RRDR ở các chủng vi khuẩn lao kháng
rifampicin: 94,4% số chủng kháng rifampicin có đột biến trong vùng


13

RRDR trên gen rpoB. Đột biến trong vùng RRDR ở các chủng kháng
đa thuốc là 94,1%.
- Các vị trí đột biến liên quan kháng rifampicin trên gen rpoB
(n=54): Các vị trí đột biến thường gặp nhất lần lượt là 531 (50%),
526 (29,63%), 516 (9,26%). Các vị trí đột biến mới phát hiện: 530 và
mất đoạn từ codon 511-515.

Mất đoạn 511-515
TGAGCCAATTCA
1

GTC
Val
5

TTG
Leu
1


CTC
Leu
2

ATG TTG
Met Leu
1
23

TAC
Tyr
4
GAC
Asp
3

TGG
Trp
1
TTC
Phe
2

CGC

CAG

Arg
5


Gln
1

CCG
Pro
1

AGC
Ser
1
ACC
Thr
1

Hình 3.2. Số lượng và kiểu đột biến trong vùng RRDR
Có 15 kiểu đột biến ở 7 vị trí riêng biệt. Tại codon 531, kiểu đột
biến TCG → TTG (Ser → Leu) chiếm ưu thế; codon 526 có sự đa


14

dạng về kiểu đột biến nhất (6 kiểu); chỉ gặp 1 kiểu đột biến GAC →
GTC (Asp → Val) ở codon 516.
- Các kiểu kết hợp vị trí đột biến xảy ra trên đoạn gen rpoB (n=54): Trong
số 54 chủng vi khuẩn lao kháng rifampicin; tỷ lệ chủng mang 1, 2, 3
vị trí đột biến lần lượt là 72,2%; 16,7%; 5,6%; 1 chủng mất đoạn ở
codon 511-515. Các đột biến đơn thường chỉ xuất hiện trong vùng
RRDR của gen rpoB, với các chủng có sự kết hợp nhiều vị trí đột
biến thì đều xuất hiện đột biến trong vùng RRDR của gen rpoB.
3.1.3. Đặc điểm phân tử gen katG

Bảng 3.11. Kết quả giải trình tự đoạn 684bp trên gen katG
Chủng vi khuẩn lao
Xác định đột biến
Đặc tính
Số lượng
Đột biến
Không đột
chủng
biến
Nhạy thuốc
10
0
10
Kháng H
59
48 (81,4%)
11 (18,6%)
Tổng số
69
48
21
Trong 59 chủng kháng isoniazid; 48 81,4% chủng đột biến trên
gen katG; 18,6% chủng có kiểu hình kháng isoniazid nhưng không
phát hiện được đột biến trên đoạn 684bp của gen katG.
Bảng 3.12. Tỷ lệ đột biến trong các chủng kháng đơn với isoniazid

Đột biến
Không đột biến
Tổng số


và kháng đa thuốc
Kháng đơn H
Kháng đa thuốc
N
tỷ lệ %
n
tỷ lệ %
6
46,2
42
91,3
7
53,8
4
8,7
13
100
46
100

Tổng số
48
11
59

Tần suất xuất hiện đột biến trên gen katG ở các chủng kháng đa
thuốc cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các chủng kháng đơn với
isoniazid (p<0,01).



15

- Các vị trí và kiểu đột biến trên gen katG (n=59): Có 27 kiểu đột
biến tại 25 vị trí riêng biệt trên đoạn gen katG được giải trình tự. Đột
biến ở codon 315 chiếm tỷ lệ cao nhất (69,5%), tiếp theo là các
codon 309 (5,1%), 327 (5,1%). Các vị trí đột biến khác gặp với tỷ lệ
rất thấp, 1,7% - 3,4% cho mỗi codon.
Bảng 3.15. Tỷ lệ đột biến tại codon 315 trên gen katG
ở các chủng vi khuẩn lao kháng isoniazid (n=59)
Chủng vi khuẩn lao
Đột biến tại codon 315
Đặc tính
Số lượng chủng
Đột biến
Không đột biến
Kháng đơn với H
13
6 (46,2%)
7
Kháng đa thuốc
46
35 (76,1%)
11
Tổng số
59
41
18
Tỷ lệ đột biến ở codon 315 ở các chủng kháng đa thuốc cao hơn ở
các chủng kháng đơn thuốc, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Số lượng vị trí đột biến trên đoạn gen katG được giải trình tự ở các

chủng lao kháng isoniazid (n=48): tỷ lệ số chủng mang 1, 2, 3, 4 đột
biến lần lượt là 50%; 31,2%; 6,2%; 4,2%; có 02 chủng có nhiều vị trí
đột biến liên tiếp nhưng không có đột biến ở codon 315.

Biểu đồ 3.1. Phân bố số lượng vị trí đột biến theo đặc tính kháng thuốc
Số lượng vị trí đột biến trên các chủng lao kháng thuốc gia tăng
theo số lượng thuốc kháng lao bị kháng. Sự khác biệt về số lượng vị
trí đột biến giữa nhóm kháng đơn với isoniazid và kháng đa thuốc có
ý nghĩa thống kê (p <0,001).
3.2. Giá trị của phương pháp sinh học phân tử trong chẩn đoán
vi khuẩn lao kháng đa thuốc


16

3.2.1. Đặc tính kháng thuốc của các chủng vi khuẩn lao
- Các kiểu kết hợp kháng thuốc ở các chủng vi khuẩn lao (n=445):
26,1% số chủng vi khuẩn lao kháng đơn thuốc với các thuốc chống
lao dòng 1 (trong đó, chỉ có 3 chủng lao kháng đơn với rifampicin).
Kiểu hình kháng với cả 4 thuốc chống lao chiếm tỷ lệ cao nhất
(53,2%). Số chủng lao kháng đa thuốc chiếm 71,5%.
Bảng 3.20. Kiểu hình đề kháng với rifampicin (n=321)
Kiểu hình đề kháng

N

%

3


0,9

Kháng R với thuốc khác (MDR)

318

99,1

Tổng cộng

321

100

Kháng R đơn thuần

p
<0,001

Hầu hết các trường hợp kháng rifampicin là kháng đa thuốc
(99,1%) cao hơn các trường hợp kháng đơn với rifampicin (p<0,001).
3.2.2. Giá trị của phương pháp sinh học phân tử trong chẩn đoán
vi khuẩn lao kháng thuốc
Bảng 3.21. Giá trị của phương pháp sinh học phân tử trong chẩn
đoán vi khuẩn lao kháng rifampicin
Đột biến gen
Kháng sinh đồ
rpoB
Kháng R
Không kháng R

Đột biến
52
0
Không đột biến
2
20
Tổng
54
20

52
22
74

Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo âm tính, giá trị dự báo dương
tính và độ phù hợp chẩn đoán của phương pháp giải trình tự phát hiện
đột biến gen rpoB và kháng sinh đồ lần lượt là 96,3%; 100%; 90,9%;
100% và 0,934.
Bảng 3.22. Giá trị của phương pháp sinh học phân tử trong chẩn
đoán vi khuẩn lao kháng isoniazid


17

Đột biến gen
katG

Kháng sinh đồ

Tổng


Đột biến

Kháng H
48

Không kháng H
0

48

Không đột biến

11

10

21

Tổng

59

10

69

Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo âm tính, giá trị dự báo dương
tính và độ phù hợp chẩn đoán của phương pháp giải trình tự phát hiện
đột biến gen katG và kháng sinh đồ lần lượt là: 81,4%; 100%; 47,6%;

100% và 0,559.
Bảng 3.23. Độ nhạy riêng và độ nhạy tích lũy của các vị trí đột biến
so với kiểu hình kháng rifampicin (51 chủng)
và isoniazid (46 chủng) ở các chủng MDR-TB
Vị trí đột biến
Độ nhạy riêng
Độ nhạy
Tần suất Độ nhạy tích lũy
Đột biến liên quan
với kháng R
rpoB531
25/51
49,0%
rpoB526
15/51
29,4%
78,4%
rpoB516
5/51
9,8%
88,2%
Đột biến liên quan
với kháng H
katG315
35/46
76,1%
katG225
1/46
2,2%
78,3%

katG304
1/46
2,2%
80,5%
katG356
1/46
2,2%
82,7%

Độ đặc
hiệu

100%
100%
100%

100%
100%
100%
100%

Với 3 codon đột biến thường gặp trên gen rpoB phát hiện được
88,2% số chủng lao kháng đa thuốc với độ đặc hiệu 100%. Sử dụng
codon đột biến Ser315Thr trên gen katG phát hiện được 76,1% số


18

chủng lao kháng đa thuốc với độ đặc hiệu 100%, nếu thêm các codon
225, 304, 356 thì tỷ lệ phát hiện tăng lên 82,7%.

- Các đột biến có thể sử dụng phát hiện kháng đa thuốc ở vi khuẩn
lao: Với 3 codon đột biến thường gặp trên gen rpoB (531, 526, 516)
phát hiện được 88,9% chủng lao kháng rifampicin, với codon 315
trên gen katG phát hiện được 69,5% chủng kháng isoniazid.
Với kết quả 74 chủng vi khuẩn lao được giải trình tự đoạn 528bp
trên gen rpoB và 69 chủng thực hiện giải trình tự đoạn 684bp trên
gen katG, tất cả có 22 chủng lao kháng đa thuốc được giải trình tự
đồng thời đoạn 528bp trên gen rpoB và đoạn 684bp trên gen katG.
Với codon đột biến thường gặp trên gen rpoB (531, 526, 516) phát
hiện được 86,4% chủng lao kháng đa thuốc; với codon 315 trên gen
katG phát hiện được 77,3% chủng kháng đa thuốc; nếu sử dụng đồng
thời cả 4 codon thường gặp (rpoB531, rpoB526, rpoB516, katG315)
trên hai gen thì phát hiện được 95,5% chủng lao kháng đa thuốc.
Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm phân tử vi khuẩn lao kháng thuốc trên gen rpoB
và katG
4.1.1. Kết quả thu thập và lựa chọn chủng nghiên cứu
Đề tài đã tiến hành thu thập 700 chủng vi khuẩn lao ở 3 bệnh viện
tuyến cuối về vi khuẩn lao đại diện cho 3 miền Bắc, Trung, Nam; các
chủng vi khuẩn sau khi thu thập được làm kháng sinh đồ xác định
tính kháng thuốc để tiếp tục lựa chọn nghiên cứu phân tích đặc điểm
phân tử ở các gen liên quan trên các chủng đại diện. Kết quả giải
trình tự phát hiện đột biến trên gen rpoB và katG là 143 chủng; trong
đó: 30 chủng nhạy cảm với các thuốc chống lao, 54 chủng có kiểu
hình kháng với rifampicin (03 chủng kháng đơn và 51 chủng kháng


19

đa thuốc), 59 chủng có kiểu hình kháng với isoniazid (13 chủng

kháng đơn và 46 chủng kháng đa thuốc).
4.1.2. Đặc điểm phân tử vi khuẩn lao kháng thuốc trên gen rpoB
4.1.2.1. Số lượng và tỷ lệ đột biến trên gen rpoB ở các chủng vi
khuẩn lao kháng rifampicin
Trong 74 chủng giải trình tự đoạn 528bp trên gen rpoB chứa vùng
RRDR, đột biến trên gen rpoB chỉ xảy ra ở các chủng kháng thuốc.
Với 54 chủng kháng rifampicin, đột biến xuất hiện ở 96,3% số
chủng; phù hợp với nhiều nghiên cứu tại Kazakhtan, Ai Cập. Điều
này cho thấy đột biến chỉ xảy ra ở các chủng vi khuẩn kháng thuốc,
đây chính là cơ sở cho việc áp dụng kỹ thuật sinh học phân tử chẩn
đoán lao kháng thuốc.
Kháng đơn với isoniazid thường gặp còn kháng rifampicin đơn
thuần rất hiếm gặp, thường trên 90% số chủng lao kháng với
rifampicin kết hợp với kháng isoniazid, nghĩa là kháng đa thuốc. Sự
đề kháng với rifampicin là một dấu hiệu chỉ điểm có giá trị cho
kháng đa thuốc và là kết quả của đột biến trên gen rpoB, gen mã hoá
cho tiểu đơn vị β của RNA polymerase. Kết quả của chúng tôi cũng
khẳng định điều đó, rằng các chủng xuất hiện đột biến trên gen rpoB
chỉ xảy ra ở các chủng kháng với rifampicin và tuyệt đại đa số là các
chủng kháng đa thuốc (94,4%). Chúng tôi chỉ gặp 3/54 chủng kháng
đơn với rifampicin. Như vậy đột biến trên gen rpoB là đặc trưng của
kháng đa thuốc.
4.1.2.2. Các vị trí đột biến trên gen rpoB ở các chủng vi khuẩn lao
kháng rifampicin
Tỷ lệ đột biến cao nhất gặp ở các codon 531, 526 và 516 (50%,
29,63% và 9,26%); tương tự như kết quả của các nghiên cứu trên thế
giới. Điều này cho thấy rằng các đột biến tại vị trí 531/526/516 là


20


thường gặp nhất trên gen rpoB mặc dù những sự thay đổi liên quan
đến tần suất đột biến trên những codon này được mô tả đối với chủng
vi khuẩn lao từ những vị trí địa lý khác nhau. Đột biến tại vị trí các
codon 516/526/531 trong vùng RRDR thường gặp nhất ở các chủng
vi khuẩn lao kháng đa thuốc. Phần lớn các đột biến ở ngoài vùng
RRDR thường đi kèm với các đột biến trong vùng RRDR ở codon
531, 526 và 516.
4.1.2.3. Tỷ lệ và kiểu đột biến trong vùng RRDR trên gen rpoB
51 chủng vi khuẩn lao kháng rifampicin (94,4%) có đột biến
trong vùng RRDR của gen rpoB, cũng nằm trong kết quả chung trên
thế giới; trong đó, số chủng lao kháng đa thuốc chiếm 94,1%. Như
vậy đa số các chủng có đột biến trong vùng này là chủng kháng đa
thuốc. Điều này càng khẳng định rằng đột biến trong vùng RRDR
trên gen rpoB của các chủng vi khuẩn lao có liên quan mật thiết với
tính kháng đa thuốc. Trong vùng RRDR của gen rpoB, có 15 kiểu đột
biến khác nhau, trong đó codon 526 có 6 kiểu đột biến, codon 531 có
4 kiểu đột biến; tương tự như nghiên cứu của Cavusoglu (Thổ Nhĩ
Kỳ). Tại codon 531, đột biến dẫn đến sự thay thế axit amin Serine →
Leucine (TCG → TTG) chiếm ưu thế (42,59%). Đây cũng là kiểu đột
biến được phát hiện nhiều nhất trong các nghiên cứu và có liên quan
đến đề kháng với rifampicin ở mức độ cao trên thế giới.
4.1.2.4. Các vị trí và kiểu đột biến mới trên gen rpoB ở các chủng vi
khuẩn lao kháng rifampicin
Đó là vị trí đột biến 530, và 1 đột biến mất đoạn gồm 12 nucleotit
từ codon 511 đến codon 515, đều gặp ở các chủng kháng đa thuốc, kiểu
đột biến chủng này cần tiếp tục nghiên cứu thêm. Đây là 2 kiểu đột
biến chưa thấy tác giả nào trong nước cũng như trên thế giới công bố.
Có thể đây là những đặc điểm riêng biệt của các chủng vi khuẩn lao



21

kháng rifampicin phân lập từ Việt Nam, để khẳng định thì cần có các
nghiên cứu thêm trên số lượng chủng nhiều hơn. Như vậy, ngoài các
codon đột biến thường gặp trên gen rpoB, tùy thuộc vào từng vùng,
từng khu vực lại xuất hiện thêm một số vị trí đột biến mới.
4.1.2.6. Các kiểu kết hợp vị trí đột biến
72,2% chủng lao kháng rifampicin có xuất hiện đột biến đơn tại 1
codon, các codon này hầu hết đều nằm trong vùng RRDR và tập
trung vào 3 codon thường gặp 531, 526 và 516. Số chủng mang nhiều
vị trí đột biến riêng biệt đều là các chủng kháng đa thuốc và bao giờ
cũng đi kèm đột biến tại codon nằm trong vùng RRDR của gen rpoB.
Điều này càng khẳng định rằng đột biến trong vùng RRDR trên gen
rpoB có vai trò quan trọng quyết định tính kháng rifampicin đặc biệt
là kháng đa thuốc ở các chủng vi khuẩn lao phân lập tại Việt Nam.
Tóm lại, những đột biến trên gen rpoB phát hiện trong nghiên cứu
của chúng tôi được so sánh với các nghiên cứu từ những khu vực
khác nhau trên thế giới, đặc biệt là những đột biến thường gặp, phản
ánh bức tranh toàn cảnh của thế giới về vi khuẩn lao kháng thuốc,
đặc biệt là kháng đa thuốc. Đó là đột biến thay thế amino axit tại
phần Ser531, His526 và Asp516 chiếm ưu thế ở Việt nam và các
nước khác.
4.1.3. Đặc điểm phân tử vi khuẩn lao kháng thuốc trên gen katG
4.1.3.1. Số lượng và tỷ lệ đột biến trên gen katG ở các chủng vi
khuẩn lao kháng Isoniazid
Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy, 81,4% chủng lao kháng với
isoniazid có xuất hiện đột biến trên đoạn gen katG được giải trình tự,
tương tự như nghiên cứu trên thế giới và trong nước. Như vậy đột
biến trên gen katG có liên quan đến tính kháng isoniazid ở các chủng

vi khuẩn lao. Tuy nhiên, có 18,6% chủng không phát hiện thấy đột


22

biến trên vùng gen katG được giải trình tự, nhưng đều có kiểu hình
kháng isoniazid. Có thể các đột biến dẫn đến kháng isoniazid còn xảy
ra bên ngoài vùng gen katG được giải trình tự hoặc xảy ra trên các gen
có liên quan kháng isoniazid khác mà chưa được thực hiện trong
nghiên cứu này như gen inhA, kasA, ....
4.1.3.2. Đột biến ở codon 315 trên gen katG (315katG)
Vị trí đột biến trên đoạn gen katG thường gặp nhất là codon 315
(69,5%), trong đó đa số các chủng là kháng đa thuốc. Kết quả của
chúng tôi cũng nằm trong tỷ lệ phân bố chung của đột biến 315katG
ở các vùng có tỷ lệ lưu hành bệnh lao cao trên thế giới. Như vậy,
codon đột biến này là một dấu ấn quan trọng của sự đề kháng với
isoniazid. Ở codon đột biến này, chúng tôi chỉ gặp duy nhất 1 kiểu
đột biến thay thế Ser315Thr (AGC →ACC). Đây cũng là kiểu thay
thế axit amin duy nhất tìm thấy trong nghiên cứu của Abdelaal (Ai
Cập), Kozhamkulov (Kazakhstan). Những kết quả của chúng tôi có
thể đóng góp vào việc thiết kế các xét nghiệm phân tử để phát hiện
kháng isoniazid và kháng đa thuốc ở vi khuẩn lao. Đột biến katG
Ser315Thr có thể được sử dụng như một marker cho sàng lọc nhanh
các chủng lao kháng isoniazid và kháng đa thuốc.
4.1.3.4. Tỷ lệ đột biến ở các chủng kháng đơn với isoniazid và
kháng đa thuốc
Tần suất xuất hiện đột biến trên gen katG (đặc biệt là đột biến
katG315) ở các chủng kháng đa thuốc cao hơn so với các chủng
kháng đơn với isoniazid (p<0,01). Các nghiên cứu khác trên thế giới
trước đây với khoảng 78-94% số chủng vi khuẩn lao kháng đa thuốc

có mang đột biến này. Điều này càng khẳng định rằng, đột biến
katG315 xảy ra thường xuyên hơn ở các chủng kháng đa thuốc. Và


23

cho thấy rằng đột biến trên gen katG là đặc trưng cho lao kháng đa
thuốc.
4.1.3.5. Số lượng vị trí đột biến trên đoạn gen katG được giải trình tự
Biểu đồ 3.1. cho thấy số chủng có nhiều vị trí đột biến chiếm tỷ lệ
cao hơn ở các chủng lao kháng đa thuốc so với các chủng kháng đơn
với isoniazid (p<0,001). Các chủng xuất hiện nhiều vị trí đột biến
thường là đột biến ở codon 315 đi kèm với đột biến ở các codon khác.
Điều này càng khẳng định rằng khi xuất hiện đột biến trên gen katG,
các chủng vi khuẩn lao có sức đề kháng cao hơn có thể tồn tại được
trong môi trường có thuốc kháng sinh, tiếp tục lan truyền và trở nên
kháng đa thuốc. Đồng thời dưới áp lực chọn lọc của thuốc, các chủng
lao này lại tiếp tục tích luỹ các đột biến thêm vào dẫn tới xuất hiện
thêm nhiều codon đột biến khác nhau trên cùng 1 chủng.
4.2. Giá trị của phương pháp sinh học phân tử trong chẩn đoán
vi khuẩn lao kháng đa thuốc
4.2.1. Đặc tính kháng thuốc của các chủng vi khuẩn lao thu thập được
Trong 445 chủng vi khuẩn lao kháng thuốc, 318 chủng (71,5%)
kháng đa thuốc. Có sự kết hợp giữa kháng rifampicin với các thuốc
khác - kháng đa thuốc, cao hơn so với kháng rifampicin đơn thuần
(p<0,001). Điều này càng cho thấy rằng kháng rifampicin là một dấu
hiệu có giá trị thay thế cho kháng đa thuốc và chỉ ra rằng thuốc chống
lao dòng II cần được sử dụng khẩn cấp trong trường hợp này.
4.2.2. Giá trị của phương pháp sinh học phân tử trong chẩn đoán
vi khuẩn lao kháng đa thuốc

Độ nhạy trong phát hiện kháng rifampicin của chúng tôi là 96,3%;
kháng isoniazid là 81,4%; tương tự như các nghiên cứu khác trên thế
giới và Việt Nam. Do cơ chế phân tử của tính kháng rifampicin tập
trung vào gen rpoB, đặc biệt là vùng RRDR nên khả năng phát hiện


24

tính kháng rifampicin của phương pháp giải trình tự gen rpoB cao.
Do đột biến dẫn đến kháng isoniazid xảy ra ở một loạt các gen khác
nhau, vì vậy khả năng phát hiên kháng thuốc dựa trên đột biến trên
gen katG còn nhiều hạn chế. Chúng tôi đề nghị trong nghiên cứu tiếp
theo cần xác định thêm đột biến trên gen inhA liên quan kháng
isoniazid. Độ đặc hiệu của phương pháp trong xác định lao kháng
rifampicin và isoniazid của chúng tôi đều đạt 100%. Kết quả của
chúng tôi là hoàn toàn phù hợp bởi phương pháp giải trình tự gen
hiện nay vẫn được coi là phương pháp tiêu chuẩn cho phép phát hiện
tất cả các đột biến có liên quan đến kháng thuốc ở vi khuẩn lao.
Với giá trị của trị số kappa là 0,934 (gần sát 1,0) cho thấy mức độ
phù hợp giữa hai phương pháp xác định kháng thuốc rifampicin của các
chủng vi khuẩn lao trong nghiên cứu này rất cao khi cùng thực hiện
đánh giá tình trạng kháng rifampicin. Mức độ phù hợp giữa hai phương
pháp xác định kháng thuốc isoniazid của các chủng vi khuẩn lao trong
nghiên cứu này là ở mức độ vừa (trị số kappa đạt 0,559).
4.2.3. Đề xuất các phương pháp sinh học phân tử trong chẩn đoán
lao kháng thuốc
Phương pháp sinh học phân tử tập trung vào việc phát hiện các
đột biến ở các vị trí 531, 526, 516 trên gen rpoB có thể cho phép phát
hiện được 88,9% chủng kháng rifampicin và vị trí Ser315Thr trên
gen katG có thể cho phép phát hiện được 69,5% chủng kháng

isoniazid; đây cũng là các vị trí đột biến thường gặp và đang được sử
dụng trong chẩn đoán lao kháng thuốc và kháng đa thuốc trên thế
giới. Nếu sử dụng 3 codon đột biến (rpoB531, rpoB526, và rpoB516)
chỉ phát hiện 86,4% số chủng kháng đa thuốc. Nếu sử dụng thêm 1
codon đột biến katG315 nữa sẽ phát hiện được 95,5% các trường hợp
lao kháng đa thuốc, với độ đặc hiệu 100%. Chúng tôi đề xuất 4 codon


25

đột biến (rpoB531, rpoB526, rpoB516 và katG315) nên đưa vào sử
dụng trong test phân tử sàng lọc MDR-TB ở Việt Nam ở các trường
hợp nghi ngờ lao kháng đa thuốc.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu giải trình tự đoạn 528bp trên gen rpoB chứa vùng
RRDR và đoạn 684bp trên gen katG chứa codon đột biến thường gặp
315 ở 143 chủng vi khuẩn lao chúng tôi rút ra kết luận sau:
1. Đặc điểm phân tử gen rpoB và katG ở vi khuẩn lao kháng thuốc
1.1. Đặc điểm phân tử gen rpoB ở vi khuẩn lao kháng thuốc
- Tỷ lệ đột biến của các chủng vi khuẩn lao kháng rifampicin là
96,3%.
- Đột biến trong vùng RRDR của các chủng vi khuẩn lao kháng
rifampicin là 94,4%. Tỷ lệ đột biến cao nhất gặp ở codon 531, 526 và
516 lần lượt là 50%; 29,63%; 9,26%.
- Đột biến ngoài vùng RRDR gặp ở 25,9% chủng vi khuẩn lao
kháng rifampicin. Các đột biến ở ngoài vùng RRDR thường đi kèm
với các đột biến trong vùng RRDR ở codon 531, 526 và 516.
96,1% chủng kháng đa thuốc xuất hiện đột biến ở gen rpoB.
Vị trí đột biến mới phát hiện: 530 và mất đoạn 511-515
TGAGCCAATTCA đều gặp ở các chủng kháng đa thuốc.

- Độ nhạy tích luỹ khi phát hiện đột biến tại các codon 531, 526 và
516 là 88,2% ở các chủng lao kháng đa thuốc với độ đặc hiệu 100%.
1.2. Đặc điểm phân tử gen katG ở vi khuẩn lao kháng thuốc
- Tỷ lệ đột biến của các chủng vi khuẩn lao kháng isoniazid là
81,4%; 18,6% chủng không phát hiện thấy đột biến trong đoạn 684bp
trên gen katG


×