BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LÊ XUÂN QUANG
DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ PHỔ THÔNG
THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hà Nội - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LÊ XUÂN QUANG
DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ PHỔ THÔNG
THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM
Chuyên ngành: LL và PPDH bộ môn Kĩ thuật Công nghiệp
Mã số:
62 14 01 11
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Lê Huy Hoàng
2. TS. Vũ Đình Chuẩn
Hà Nội - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do chính tôi thực hiện. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, khách quan,
nghiêm túc và chưa từng được tác giả khác công bố trong bất cứ công
trình nào.
Tác giả luận án
Lê Xuân Quang
LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Sau đại học, các thầy
giáo, cô giáo trong khoa Sư phạm kĩ thuật, trường Đại học Sư phạm Hà Nội
đã tận tình giảng dạy, truyền thụ kiến thức, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
em học tập và nghiên cứu tại Trường.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn tới
PGS.TS. Lê Huy Hoàng và TS.Vũ Đình Chuẩn đã tận tình hướng dẫn và luôn
động viên, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu. Sự hiểu biết sâu sắc về
khoa học cũng như kinh nghiệm của các thầy là tiền đề để em đạt được kết
quả này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy giáo, các cô giáo
và các bạn đồng nghiệp làm việc tại bộ môn Phương pháp dạy học, Khoa Sư
phạm kĩ thuật, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình chỉ bảo và chia sẻ
kinh nghiệm, kiến thức giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các chuyên gia, các thầy cô giáo và
các em học sinh, sinh viên đã tham gia, hợp tác và tạo điều kiện, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cha mẹ, gia đình,
người thân, bạn bè đã luôn quan tâm, ủng hộ, động viên, khích lệ, và giúp đỡ
để tôi hoàn thành luận án này.
Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2017
Nghiên cứu sinh
Lê Xuân Quang
i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nghĩa tiếng Anh
Nghĩa tiếng Việt
CNTT
Công nghệ thông tin
CS
Cộng sự
ĐC
Đối chứng
ĐLC
Độ lệch chuẩn
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
NXB
Nhà xuất bản
PPDH
Phương pháp dạy học
STEM
Science, Technology, Engineering Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và
và Mathematics
Toán học
TB
Trung bình
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
TN
Thực nghiệm
TNSP
Thực nghiệm sư phạm
UNESCO
United
Nations
Educational Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
Scientific and Cultural Organization
Văn hóa của Liên hiệp quốc
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục từ viết tắt
Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục hình
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 3
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................... 3
5. Giả thuyết khoa học ................................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4
7. Đóng góp của đề tài ................................................................................... 5
8. Bố cục của luận án..................................................................................... 5
Chương 1 - CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC MÔN
CÔNG NGHỆ THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM........................ 6
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu giáo dục STEM ...................................... 6
1.1.1. Giáo dục STEM trên thế giới........................................................... 6
1.1.2. Giáo dục STEM ở Việt Nam ......................................................... 13
1.2. Một số khái niệm .................................................................................. 16
1.2.1. STEM ............................................................................................. 16
1.2.2. Giáo dục STEM ............................................................................. 17
1.3. Một số vấn đề cơ bản về giáo dục STEM ............................................ 19
1.3.1. Mục tiêu giáo dục STEM............................................................... 19
1.3.2. Mối liên hệ tương tác giữa các lĩnh vực trong giáo dục STEM .... 21
1.3.3. Quy trình giáo dục STEM ............................................................. 23
1.3.4. Các con đường giáo dục STEM cho học sinh ............................... 27
iii
1.3.5. Phân loại STEM............................................................................. 31
1.4. Dạy học môn Công nghệ theo định hướng giáo dục STEM ................ 33
1.4.1. Cơ sở khoa học của dạy học môn Công nghệ theo định hướng giáo
dục STEM ................................................................................................ 33
1.4.2. Bản chất của dạy học môn Công nghệ theo định hướng giáo dục
STEM ....................................................................................................... 40
1.4.3. Đặc điểm của dạy học môn Công nghệ theo định hướng giáo dục
STEM ....................................................................................................... 41
1.4.4. Quy trình dạy học môn Công nghệ theo định hướng giáo dục
STEM ....................................................................................................... 42
1.4.5. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Công nghệ theo
định hướng giáo dục STEM..................................................................... 49
1.4.6. Cơ sở vật chất trong giáo dục STEM ............................................ 54
1.5. Thực trạng dạy học môn Công nghệ phổ thông dưới góc độ định hướng
giáo dục STEM ............................................................................................ 55
1.5.1. Từ góc độ chương trình ................................................................. 55
1.5.2. Từ điều tra thực tiễn ...................................................................... 56
Kết luận chương 1 ....................................................................................... 63
Chương 2 - DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 8 THEO ĐỊNH HƯỚNG
GIÁO DỤC STEM ........................................................................................ 65
2.1. Phân tích môn Công nghệ 8 dưới góc độ giáo dục STEM [4] ............. 65
2.1.1. Mục tiêu môn Công nghệ 8 ........................................................... 65
2.1.2. Cấu trúc nội dung môn Công nghệ 8 ............................................. 67
2.1.3. Đặc điểm môn Công nghệ 8 .......................................................... 68
2.2. Mối quan hệ giữa mục tiêu, chương trình, nội dung môn Công nghệ 8
với mục tiêu, nội dung giáo dục STEM ..................................................... 70
2.3. Các mức độ dạy học môn Công nghệ 8 theo định hướng giáo dục
STEM........................................................................................................... 72
2.4. Vận dụng quy trình giáo dục STEM trong dạy học môn Công nghệ 8 73
iv
2.4.1. Xây dựng chủ đề ............................................................................ 73
2.4.2. Xây dựng nội dung học tập môn Công nghệ theo định hướng giáo
dục STEM ................................................................................................ 79
2.4.3. Thiết kế các nhiệm vụ .................................................................... 83
2.4.4. Tổ chức thực hiện .......................................................................... 84
2.4.5. Đánh giá ......................................................................................... 86
2.5. Một số ví dụ minh hoạ.......................................................................... 97
2.5.1. Chủ đề STEM cho dạy lồng ghép bộ phận .................................... 97
2.5.2. Chủ đề STEM cho dạy lồng ghép toàn bộ................................... 101
2.5.3. Chủ đề STEM cho dạy phối hợp nhiều bài học........................... 111
Kết luận chương 2 ..................................................................................... 118
CHƯƠNG 3. KIỂM NGHIỆM ĐÁNH GIÁ ............................................. 119
3.1. Thực nghiệm sư phạm ........................................................................ 119
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm .................................................. 119
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm.................................................. 119
3.1.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm................................................... 120
3.1.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ................................................. 120
3.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ............................................ 122
3.1.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm ..................................................... 125
3.2. Phương pháp chuyên gia .................................................................... 134
3.2.1. Mục đích ...................................................................................... 134
3.2.2. Đối tượng xin ý kiến chuyên gia ................................................. 134
3.2.3. Nội dung và phương pháp tiến hành............................................ 135
3.2.4. Đánh giá kết quả .......................................................................... 137
Kết luận chương 3 ..................................................................................... 144
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 145
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ......................................... 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 148
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Xác định chủ đề STEM từ ngữ cảnh cuộc sống ............................. 46
Bảng 1.2. Kết quả mức độ quan tâm của GV tới các năng lực chung thông qua
bài giảng ......................................................................................... 57
Bảng 1.3. Mức độ GV sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.... 58
Bảng 1.4. Kết quả hướng dẫn HS vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề
thực tiễn .......................................................................................... 59
Bảng 1.5. Kết quả mức độ GV chú ý định hướng hứng thú ở HS .................. 59
Bảng 1.6. Kết quả mức độ GV tổ chức cho HS hợp tác làm ra sản phẩm trong
quá trình dạy học ............................................................................ 60
Bảng 1.7. Kết quả mức độ GV kết nối kiến thức từ các môn Khoa học tự
nhiên trong quá trình dạy học môn Công nghệ .............................. 60
Bảng 1.8. Kết quả khảo sát mức độ GV sử dụng cơ sở vật chất dạy học môn
Công nghệ....................................................................................... 61
Bảng 1.9. Kết quả khảo sát về phòng học môn Công nghệ ............................ 62
Bảng 1.10. Kết quả mức độ nhận thức của GV về STEM .............................. 62
Bảng 1.11. Mối quan tâm về STEM hiện nay của GV môn Công nghệ ........ 63
Bảng 2.1. Một số nội dung trong chương trình môn Công nghệ 8 có thể lựa
chọn để xây dựng chủ đề STEM .................................................... 74
Bảng 2.2. Ứng dụng các kiến thức trong môn Công nghệ 8 trong thực tiễn .. 76
Bảng 2.3. Nội dung cho chủ đề giáo dục STEM ............................................ 82
Bảng 2.4. Bảng Rubric đánh giá sản phẩm của HS ........................................ 89
Bảng 2.5. Cấu trúc và tiêu chí năng lực giải quyết vấn đề ............................. 90
Bảng 2.6. Các mức của năng lực giải quyết vấn đề ........................................ 91
Bảng 2.7. Bảng kiểm quan sát năng lực giải quyết vấn đề ............................. 92
Bảng 2.8. Cấu trúc và các tiêu chí của năng lực sáng tạo ............................... 92
Bảng 2.9. Bảng mô tả các tiêu chí và mức độ đánh giá năng lực sáng tạo..... 93
vi
Bảng 2.10. Bảng kiểm quan sát năng lực sáng tạo ......................................... 94
Bảng 2.11. Cấu trúc và các tiêu chí của năng lực hợp tác .............................. 94
Bảng 2.12. Các tiêu chí và mức độ đánh giá năng lực hợp tác ....................... 95
Bảng 2.13. Bảng kiểm quan sát năng lực hợp tác ........................................... 96
Bảng 3.1. Các trường và lớp trong TNSP ..................................................... 121
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng của lớp TN trước và sau tác
động sư phạm ............................................................................... 126
Bảng 3.3. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng của lớp TN và lớp ĐC .... 128
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp các tham số đánh giá năng lực giải quyết vấn đề 129
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp các tham số đánh giá năng lực sáng tạo............... 131
Bảng 3.6 Bảng tổng hợp các tham số đánh giá năng lực hợp tác ................. 132
Bảng 3.7. Kết quả điều tra mức độ đồng tình của HS .................................. 133
Bảng 3.8. Ý kiến chuyên gia về cơ sở khoa học của dạy học môn Công nghệ
theo định hướng giáo dục STEM ................................................. 137
Bảng 3.9. Ý kiến chuyên gia về đặc điểm của giáo dục STEM.................... 138
Bảng 3.10. Ý kiến chuyên gia về tiêu chí xây dựng chủ đề giáo dục STEM 140
Bảng 3.11. Ý kiến chuyên gia về nguyên tắc dạy học môn Công nghệ theo
định hướng giáo dục STEM ......................................................... 140
Bảng 3.12. Ý kiến chuyên gia về tính khả thi của đề xuất............................ 142
Bảng 3.13. Ý kiến chuyên gia về chủ đề đã xây dựng .................................. 143
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mối liên quan của Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học.... 22
Hình 1.2. Mô hình 5E hướng dẫn tích hợp STEM.......................................... 24
Hình 1.3. Tiến trình dạy học STEM theo phương pháp nghiên cứu khoa học26
Hình 1.4. Vòng lặp thiết kế trong giáo dục STEM [84] ................................. 27
Hình 1.5. Chủ đề STEM được dạy trong một môn học duy nhất ................... 29
Hình 1.6. Chủ đề STEM được dạy trong nhiều môn học ............................... 29
Hình 1.7. Chủ đề STEM nhiều môn phối hợp ................................................ 30
Hình 1.8. Quy trình dạy học môn Công nghệ theo định hướng giáo dục STEM 42
Hình 1.9. Quy trình xây dựng chủ đề giáo dục STEM ................................... 43
Hình 1.10. Mô hình ba chiều xem xét chủ đề giáo dục STEM....................... 45
Hình 1.11. Sơ đồ các bước thực hiện dạy học theo dự án .............................. 52
Hình 1.12. Biểu đồ mức độ sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học.......... 59
Hình 1.13. Kết quả mức độ kết nối kiến thức từ các môn Toán học, Vật lí, Hóa
học, Sinh học và Tin học trong quá trình dạy học môn Công nghệ ..61
Hình 2.1. Nội dung môn Công nghệ 8 ............................................................ 68
Hình 2.2. Các giai đoạn tổ chức thực hiện nội dung học tập .......................... 85
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra của lớp TN trước và sau tác động
sư phạm .......................................................................................... 126
Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra của lớp TN (sau tác động sư
phạm) và lớp ĐC............................................................................ 127
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Một nền kinh tế thịnh vượng trong thế kỉ 21 sẽ dựa trên nền tảng của
Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học [64]. Điều này đặt ra cho ngành
giáo dục nhiệm vụ cần chuẩn bị cho học sinh (HS) những kĩ năng và kiến thức
theo chuẩn toàn cầu để đáp ứng với nhu cầu hội nhập ngày càng cao. Giáo dục
STEM bắt nguồn từ nước Mỹ cách đây gần hai thập kỉ, đây được coi như một
cuộc cải cách giáo dục mang tính đột phá của Mỹ với mục tiêu xác lập vững
chắc vị thế của quốc gia đứng đầu thế giới về kinh tế, khoa học và công nghệ
với nguồn lao động chất lượng thuộc các lĩnh vực STEM. Bên cạnh đó tiếp tục
làm gia tăng tầm ảnh hưởng của Mỹ với thế giới thông qua những phát minh,
sáng chế. Cho đến nay đã có rất nhiều quốc gia theo đuổi chương trình giáo dục
STEM bởi họ nhận thấy đó là hướng đi đúng và mang tính tất yếu trong bối
cảnh cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới.
STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công
nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học). Giáo dục STEM là
quan điểm dạy học theo tiếp cận liên ngành nhằm trang bị cho HS những kiến
thức và kĩ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ
thuật và Toán học. Các kiến thức và kĩ năng này phải được giảng dạy tích hợp
giúp người học có thể áp dụng những kiến thức đó trong những bối cảnh cụ thể.
Theo số liệu của Cục thống kê lao động Mỹ năm 2012 cho thấy việc làm
thuộc lĩnh vực STEM được dự báo mở rộng và phát triển nhanh hơn so với việc
làm thuộc lĩnh vực phi STEM trong giai đoạn 2010 - 2020 [82]. Trong đó, số
lượng lao động của Mỹ giai đoạn 2012 - 2022 cần thêm 15,6 triệu người (tăng
10,8%), đặc biệt tỉ lệ tăng trưởng về việc làm trong lĩnh vực STEM chiếm tỉ lệ
cao nhất [74]. Tương tự tại Úc, ước tính 75% những nghề phát triển nhanh nhất
đòi hỏi kĩ năng và kiến thức về STEM. Như vậy, nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực
2
STEM cũng đang trở nên rất cần thiết đối với các quốc gia khác đặc biệt trong
bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Ở Việt Nam, định hướng phát triển đất nước sớm trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại, đặc biệt chú trọng tới phát triển kinh tế tri thức.
Trong chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2035 chú trọng đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp có kĩ năng, có năng
lực sáng tạo; ưu tiên phát triển và chuyển giao công nghệ đối với các ngành.
Trong đó, Chính phủ đã xác định 3 nhóm ngành công nghiệp lựa chọn ưu tiên
phát triển gồm: công nghiệp chế biến chế tạo, điện tử và viễn thông, năng lượng
mới và năng lượng tái tạo [29]. Để xây dựng được nguồn nhân lực đó, giáo dục
cần phải chuẩn bị một lực lượng thành thạo trong lĩnh vực Khoa học, Công
nghệ, Kĩ thuật... Vì vậy, trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, cơ hội tiếp
cận với các xu thế mới, các mô hình giáo dục mới và học hỏi kinh nghiệm của
các nước có nền giáo dục tiên tiến là cần thiết nhằm thay đổi căn bản giáo dục
phổ thông tại Việt Nam.
Giáo dục STEM xuất hiện ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây, hiện
nay mới đang ở bước truyền thông và mang tính thử nghiệm, chưa thực sự trở
thành một hoạt động giáo dục chính thức trong trường phổ thông. Tuy nhiên,
giáo dục STEM với nhiệm vụ cung cấp các kiến thức và kĩ năng cần thiết cho
HS thế kỉ 21 sẽ là mô hình giáo dục diện rộng trong tương lai gần của thế giới.
Do vậy, giáo dục STEM rất cần sự quan tâm và nhận thức của toàn xã hội.
Hiện nay ở Việt Nam, STEM và giáo dục STEM nói riêng vẫn chưa
được nghiên cứu sâu. Các bài viết, tài liệu về giáo dục STEM ở Việt Nam hiện
nay mới chỉ mang tính chất thông tin và bình luận. Hiện chưa có công trình nào
bàn về cơ sở lí luận của giáo dục STEM và vận dụng nó vào dạy học bộ môn.
Bên cạnh đó, môn Công nghệ có nhiều điểm tương đồng với giáo dục STEM
bởi đây là môn khoa học ứng dụng các kiến thức nền tảng của các môn khoa
3
học cơ bản như Toán học, Vật lí, Hóa học… Bản thân môn Công nghệ cũng là
một thành tố trong STEM. Nội hàm môn Công nghệ đã có yếu tố tích hợp, do
đó việc nghiên cứu về giáo dục STEM nói chung và dạy học môn Công nghệ
theo định hướng giáo dục STEM nói riêng là hoàn toàn có cơ sở và phù hợp với
định hướng đổi mới căn bản giáo dục Việt Nam sau 2015 theo hướng phát triển
năng lực ở người học nhằm đáp ứng những đòi hỏi của xã hội hiện đại.
Với các lí do trên tác giả chọn đề tài:“Dạy học môn Công nghệ phổ
thông theo định hướng giáo dục STEM”
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lí luận về giáo dục STEM và cơ sở lí luận, cơ sở thực
tiễn về dạy học môn Công nghệ theo định hướng giáo dục STEM. Thiết kế quy
trình dạy học môn Công nghệ theo định hướng giáo dục STEM và vận dụng
vào dạy học môn Công nghệ phổ thông Việt Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
(1) Xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn về dạy học môn Công nghệ phổ
thông theo định hướng giáo dục STEM.
(2) Xây dựng quy trình dạy học môn Công nghệ phổ thông theo định
hướng giáo dục STEM. Đề xuất phương pháp luận xây dựng chủ đề giáo dục
STEM trong dạy học môn Công nghệ. Trên cơ sở đó thực nghiệm (TN) với
môn Công nghệ 8.
(3) Thực nghiệm sư phạm (TNSP) nhằm kiểm nghiệm đánh giá giả
thuyết nêu ra.
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Giáo dục STEM, Môn Công nghệ phổ thông.
- Đối tượng nghiên cứu: Dạy học môn Công nghệ phổ thông theo định
hướng giáo dục STEM.
4
- Phạm vi nghiên cứu: Quá trình dạy và học môn Công nghệ lớp 8 Trung
học cơ sở (THCS) ở Việt Nam. Phạm vi khảo sát tại trường THCS Tân Phú Quốc Oai - Hà Nội và trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành - Hà Nội.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được quy trình dạy học môn Công nghệ theo định hướng
giáo dục STEM và vận dụng vào xây dựng các chủ đề, nội dung, cách thức tổ
chức hoạt động dạy và học, kiểm tra đánh giá môn Công nghệ sẽ tác động tích
cực đến kết quả học tập, hứng thú và góp phần hình thành, phát triển năng lực
cốt lõi (năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác…) cho
HS trong dạy học môn Công nghệ theo định hướng đổi mới toàn diện giáo dục
Việt Nam.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận (phương pháp phân tích, tổng
hợp, khái quát hóa). Được sử dụng để tập hợp, phân tích các tài liệu nghiên cứu
trên thế giới và ở Việt Nam về các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài,
nhằm mục đích lựa chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở lí luận
của đề tài. Nghiên cứu những chủ chương chính sách của Nhà nước, của ngành
Giáo dục có liên quan tới nội dung nghiên cứu. Từ đó đề xuất khung lí luận cho
dạy học môn Công nghệ theo định hướng giáo dục STEM.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn (phương pháp điều tra,
phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp TNSP, phương pháp Delphi).
Được sử dụng để điều tra về thực trạng dạy học môn Công nghệ dưới góc độ
giáo dục STEM, những hiểu biết của giáo viên (GV) về giáo dục STEM. Xây
dựng và sử dụng các bảng kiểm quan sát năng lực của HS trong quá trình trải
nghiệm học tập môn Công nghệ theo định hướng giáo dục STEM. Xác định
nhiệm vụ và xây dựng nội dung, tiến hành các hoạt động TNSP. Tư tưởng của
phương pháp Delphi được sử dụng trong quá trình xin ý kiến chuyên gia để xác
định sự đồng thuận của các chuyên gia với các nội dung nghiên cứu và giúp tạo
ra những ý tưởng mới cho nghiên cứu.
5
- Nhóm phương pháp hỗ trợ (phương pháp thống kê Toán học…).
Luận án sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lí, phân tích các số liệu thu được
trong các mẫu điều tra và TN.
7. Đóng góp của đề tài
7.1. Về lí luận
Hoàn thiện cơ sở lí luận về giáo dục STEM trên các phương diện sau:
- Đề xuất khái niệm, quy trình dạy học môn Công nghệ theo định hướng
giáo dục STEM.
- Đề xuất phương pháp luận xây dựng chủ đề giáo dục STEM trong dạy
học môn Công nghệ.
- Xây dựng các tiêu chí về một chủ đề giáo dục STEM, cấu trúc của
nhiệm vụ STEM.
7.2. Về thực tiễn
- Đánh giá thực trạng dạy học môn Công nghệ phổ thông dưới góc độ
giáo dục STEM.
- Xây dựng 03 chủ đề minh họa dạy học môn Công nghệ 8 theo định
hướng giáo dục STEM.
- Góp phần đổi mới giáo dục Công nghệ phổ thông theo định hướng phát
triển năng lực phù hợp với tư tưởng tích hợp ở bậc THCS sau năm 2015 và
định hướng giáo dục Công nghệ sau năm 2015.
8. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học môn Công nghệ theo
định hướng giáo dục STEM
Chương 2. Dạy học môn Công nghệ 8 theo định hướng giáo dục STEM
Chương 3. Kiểm nghiệm và đánh giá
6
Chương 1 - CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC
MÔN CÔNG NGHỆ THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu giáo dục STEM
1.1.1. Giáo dục STEM trên thế giới
1.1.1.1. Nghiên cứu về giáo dục STEM trên thế giới
Trong một thập kỷ trở lại đây nghiên cứu về giáo dục STEM đã, đang
được rất nhiều nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu và xu hướng nghiên cứu về
lĩnh vực này sẽ còn tiếp tục được phát triển. Theo thống kê của Josh Brown –
Trường đại học Illinois giai đoạn 2007 - 2010 tại Mỹ có 60 bài báo khoa học
liên quan trực tiếp đến giáo dục STEM được xuất bản từ 8 tạp chí nổi tiếng
trong lĩnh vực giáo dục của Mỹ, điều này cho thấy cơ sở khoa học cho việc
nghiên cứu về giáo dục STEM [43]. Với mục đích nghiên cứu về xu hướng
giáo dục STEM, Yuan-Chung Yu và cộng sự (cs) đã tập hợp và phân tích các
tài liệu về giáo dục STEM trong cơ sở dữ liệu ISI giai đoạn từ 1992 - 2013 cho
thấy từ năm 2008 cho tới nay xu hướng nghiên cứu về giáo dục STEM phát
triển rất mạnh, cụ thể năm 2008 có khoảng 15 bài báo thì đến năm 2013 số
lượng đã tăng lên gần 100 bài báo. Cũng trong giai đoạn này Mỹ là quốc gia có
nhiều nghiên cứu về giáo dục STEM nhất với 200 công trình (52%), tiếp theo
đó là Anh với 36 công trình (9,35%); Hà Lan, Úc mỗi quốc gia có 16 nghiên
cứu (4,16%); các quốc gia Tây Ban Nha, Ixaren, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Đức,
Đài Loan tổng cộng có 67 công trình; các quốc gia còn lại trên thế giới có 50
công trình. Nghiên cứu cũng chỉ ra 5 lĩnh vực liên quan đến giáo dục STEM
bao gồm: Giáo dục học, Tâm lí học, Kĩ thuật, Dịch vụ khoa học chăm sóc sức
khỏe và Khoa học máy tính [86]. Bên cạnh đó, hiện nay trên thế giới có một số
khuynh hướng nghiên cứu về giáo dục STEM như: lịch sử, quá trình phát triển,
tầm quan trọng của giáo dục STEM tiêu biểu là các tác giả Morrison, Amanda
Roberts, David W. White, William E. Dugger, Ryan Brown… Những nghiên
7
cứu theo hướng này tập trung tìm hiểu về bản chất của STEM, vai trò của
STEM trong lịch sử phát triển khoa học công nghệ của loài người, những nhận
thức về giáo dục STEM [44], [62], [67], [75].
Chương trình giáo dục thế kỷ XX chủ yếu tập trung vào Khoa học và
Toán học mà ít quan tâm tới Kĩ thuật và Công nghệ. Thực tế hiện nay cho thấy
trong giáo dục không có Công nghệ và Kĩ thuật thì HS chỉ được trang bị những
kĩ năng về lí thuyết, khái niệm, nguyên lí, công thức, định luật mà không được
trang bị kiến thức để áp dụng vào thực tiễn. Vì vậy, vai trò và việc kết hợp
Công nghệ và Kĩ thuật trong STEM hiện nay như thế nào cũng là một hướng
nghiên cứu được nhiều tác giả quan tâm tiêu biểu là Ronald Rockland,
DiFrancesca [54], [76]. Đặc biệt trong luận án nghiên cứu của James Allen Boe
bằng phương pháp tổng quan tài liệu và thực nghiệm Delphi đã xác định được
những vấn đề cơ bản của giáo dục STEM. Nghiên cứu đưa ra những khuyến
nghị để giải quyết có hiệu quả về Công nghệ và Kĩ thuật trong STEM. Những
chiến lược có thể được khuyến kích để đáp ứng các nhu cầu của GV môn Công
nghệ trong tương lai. Làm thế nào để giáo dục công nghệ thể hiện được vai trò
mang tính “dẫn dắt” trong giáo dục STEM [42].
Tích hợp giáo dục STEM là một hướng nghiên cứu khá cơ bản về giáo
dục STEM được rất nhiều nhà khoa học, tổ chức giáo dục quan tâm. Tiêu biểu
là công trình của Honey và cs [60]. Đây là kết quả nghiên cứu trong một thời
gian dài của nhóm các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực của Ủy ban tích hợp
giáo dục STEM (Mỹ) dưới sự ủng hộ của Viện Kĩ thuật Quốc gia và Ban khoa
học giáo dục của Hội đồng nghiên cứu quốc gia Mỹ. Nghiên cứu này là một
kinh nghiệm quý báu về tích hợp giáo dục STEM trong chương trình giáo dục
phổ thông hệ 12 năm của Mỹ. Cụ thể: nghiên cứu đã mô tả về khung lí thuyết
tích hợp giáo dục STEM, tổng quan nghiên cứu những kinh nghiệm tích hợp
giáo dục STEM, những nghiên cứu liên quan đến việc thiết kế tích hợp những
trải nghiệm STEM, ngữ cảnh cho việc triển khai tích hợp STEM.
8
Ngoài ra hiện nay cũng có nhiều nghiên cứu về mô hình và cải tiến mô
hình giáo dục STEM, nghề nghiệp liên quan đến giáo dục STEM, các chương
trình trải nghiệm STEM, phát triển đội ngũ GV, phương pháp giảng dạy STEM
[48], [49], [58], [71], [72], [73], [85]… Gần đây, đã có một số nghiên cứu đề
cập đến yếu tố Nghệ thuật (Art) trong giáo dục STEM và đề xuất về dạy học
liên ngành STEAM [52], [63], [78]. Từ đó mở ra hướng nghiên cứu về những
biến thể của giáo dục STEM.
Bên cạnh những nghiên cứu về giáo dục STEM, hiện nay nhiều trường
Đại học ở Mỹ đã có những chương trình đào tạo thạc sĩ về dạy học tích hợp
giáo dục STEM. Các chương trình này hướng tới việc đào tạo ra thế hệ những
nhà lãnh đạo, những nhà giáo dục STEM thế kỷ 21 với những hiểu biết sâu
rộng về tính chất liên ngành của STEM và những cách tiếp cận mới cho việc
giảng dạy và học tập các nội dung STEM. Các khóa học được thiết kế để truyền
cảm hứng cho các GV niềm đam mê về lĩnh vực STEM và những khả năng để
có thể giảng dạy nội dung STEM một cách hấp dẫn.
1.1.1.2. Kinh nghiệm triển khai giáo dục STEM trên thế giới
Nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Mỹ và Liên minh châu Âu đang
chuyển đổi hệ thống giáo dục để có thể cạnh tranh trong thời kỳ đổi mới [56].
Giáo dục STEM là vấn đề cốt lõi của cả hai chiến lược đổi mới dựa trên nghiên
cứu của Mỹ và Liên minh Châu Âu. Chiến lược đổi mới cung cấp một tầm nhìn
cho những hoạch định chính sách và là động lực cho các sáng kiến STEM
mang tính cộng đồng và cá nhân để nâng cao sự hấp dẫn đối với STEM và
giảng dạy STEM. Mục tiêu trực tiếp của sáng kiến STEM là tăng số lượng và
chất lượng GV dạy STEM để có thể đào tạo các kĩ năng và khả năng sáng tạo ở
sinh viên, HS nhằm đảm bảo sự thành công trong thế kỉ 21. Ở nhiều quốc gia,
cải cách giáo dục tập trung vào việc tăng khả năng, hứng thú, đam mê khoa học
của HS đối với STEM và giảng dạy STEM.
9
a. Tại Mỹ
Giáo dục STEM không phải là vấn đề quá mới ở Mỹ, nhưng gần đây nó
dành được sự quan tâm lớn của quốc gia thông qua luật liên bang. Mối quan
tâm này đến từ những nghiên cứu cho thấy sự giảm sút về năng lực giữa HS
Mỹ và các HS quốc gia khác trong môn Toán học và Khoa học [61]. Ngay từ
năm 1990, chính phủ Mỹ đã xây dựng 6 mục tiêu giáo dục và một trong số đó
là cần thiết phát triển HS thông thạo về Toán học và Khoa học. Phát triển năng
lực cạnh tranh toàn cầu là kết quả của sáng kiến cạnh tranh nước Mỹ được đề
xuất bởi tổng thống George.W.Bush trong năm 2006 [53]. Sáng kiến này mong
đợi một chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển những thành tựu đạt được của
HS thuộc các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học [41]. Hiệp
hội Thống đốc quốc gia Mỹ đã xuất bản tác phẩm “Những vấn đề xây dựng
Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học” với những khuyến cáo cho hệ
thống giáo dục 12 năm bảo đảm cho tất cả HS tốt nghiệp có những năng lực
STEM ở mức cao. Có ba khuyến cáo quan trọng cho những nhà hoạch định
chính sách phát triển các công cụ nhằm xây dựng những vấn đề liên quan đến
STEM một cách toàn diện gồm: yêu cầu xây dựng một cách nghiêm túc chương
trình giáo dục STEM trong hệ đào tạo 12 năm; cải thiện việc dạy và học STEM
trên phạm vi toàn quốc; hỗ trợ các mô hình mới tập trung vào sự phù hợp để
chắc chắn rằng tất cả các HS đều có những kĩ năng STEM sau khi tốt nghiệp.
Báo cáo cũng đưa ra những gợi ý về một sự cải cách cần thiết với các trường
công lập hướng đến sự cạnh tranh toàn cầu một cách hiệu quả bởi hệ thống
chương trình hiện tại rời rạc không liên quan tới các phương pháp truyền thống.
HS không còn quan tâm tới các chủ đề mà không liên quan với đời sống hiện
tại [80]. Dưới thời tổng thống Barack Obama, Chính phủ Mỹ khuyến khích các
trường phổ thông xây dựng các lớp học về STEM, hợp tác với các trường Đại
học, các doanh nghiệp giúp phát triển giáo dục STEM trong nhà trường. Tại
10
trường trung học Hàng không ở thành phố Long Island, New York, các HS đã
có được trải nghiệm thú vị tập trung vào giáo dục Khoa học, Công nghệ, Kĩ
thuật và Toán học về các lĩnh vực thuộc ngành Khoa học hàng không và Công
nghiệp vũ trụ. Trong các lớp học truyền thống, nhà trường có các vật thể bay để
HS thực hành sửa chữa. Đây là một ví dụ điển hình cho triết lí giáo dục được
Bộ Giáo dục Mỹ đề xuất về sự thay đổi trong các trường trung học giúp việc
học trở nên cần thiết và hứng thú hơn với HS [55]. Ở Hawaii đã thành lập Học
viện STEM thông qua chương trình thí điểm của trường Cao đẳng cộng đồng
Kauai. Trường đại học Hawaii giúp đào tạo các GV THCS những kĩ năng và
kiến thức về chương trình giáo dục STEM [75]. Trường Jackson ở Georgia đã
hợp tác với trường đại học Georgia khuyết khích GV Toán học và Khoa học
tích hợp các chủ đề cho các HS từ lớp 6 đến lớp 12. Thông qua kế hoạch gặp gỡ
và hội thảo thường xuyên, GV làm việc như một người hỗ trợ HS trong việc tạo
ra những kiến thức một cách liên hoàn từ “chiều ngang” giữa các môn học và
“chiều dọc” giữa các bậc học. Các báo cáo dự án là một cải tiến quan trọng của
Bang trong việc chuẩn hóa kiểm tra ở bậc học trung học, từ đó HS các trường
trung học đã cho thấy những sự cải thiện ở môn Số học và Hình học [57].
Một trong các chiến lược chung nhất ở Mỹ hướng tới STEM là nâng cao
yêu cầu về Toán học và Khoa học đối với HS tốt nghiệp. Cách tiếp cận này là
cơ sở giúp nhà trường có thể tác động tới tất cả HS. Từ năm học 2007 - 2008,
các bang ở Mỹ đã tăng đáng kể số điểm tín chỉ tốt nghiệp ở các trường phổ
thông từ 2,2 đối với môn Toán học và 2,0 đối với môn Khoa học lên 3,0 và 2,7
[51]. Bên cạnh đó, các GV cũng thường xuyên được tham gia các khoá bồi
dưỡng nghiệp vụ về giảng dạy STEM từ cơ bản đến chuyên sâu. Truyền thông
về giáo dục STEM tới các bậc phụ huynh luôn được chính phủ Mỹ quan tâm
bởi họ chính là những người đóng thuế để chính phủ thực hiện các hoạt động
phát triển giáo dục.
11
b. Tại Pháp
Tại Pháp giáo dục STEM được bao phủ ở mọi cấp học. Trong giai đoạn
chính của bậc Tiểu học, HS được học về Toán học, Khoa học TN và Công
nghệ. HS đã được tham gia các hoạt động trải nghiệm nghiên cứu nhằm thúc
đẩy sự quan tâm của các em về Khoa học và Công nghệ, bên cạnh đó phát triển
tư duy phê phán của HS. Mục tiêu là nâng cao sự hiểu biết của HS về thế giới
từ cả hai yếu tố tự nhiên và nhân tạo. Từ cấp tiểu học đến THCS, HS được
tham gia 78 giờ TN khoa học mỗi năm [68].
Ở bậc THCS, HS được học về Toán học, Khoa học (Vật lí, Hóa học,
Khoa học Sự sống và Trái đất), Công nghệ. HS được tập trung học tập theo
định hướng giải quyết vấn đề và nghiên cứu nhằm khuyến khích các em có hiểu
biết và những suy nghĩ nghiêm túc về thế giới của mình. Hiểu về các nguyên lí
của Toán học và giải quyết các vấn đề Toán học. Đặc biệt hiện nay, Pháp đang
triển khai một chương trình học tập về tích hợp Khoa học và Công nghệ. Cung
cấp một chương trình bao gồm các nội dung về Vật lí, Hóa học, Khoa học sự
sống và trái đất, Công nghệ. Tuy nhiên, các nội dung này được dạy tích hợp
chứ không phải là một môn học riêng biệt [68].
Ở trong chương trình Trung học phổ thông (THPT) của Pháp, giáo dục
STEM được dành thời lượng đáng kể. Trong năm đầu tiên, mỗi tuần HS học
Toán học 4 giờ; học Vật lí, Hóa học, Thực hành thể thao, Vũ trụ 3 giờ. Tuy
nhiên chỉ có ½ giờ mỗi tuần cho nghiên cứu về Khoa học đời sống và trái
đất. Môn học này được dạy thông qua ba chủ đề: cơ thể con người và sức
khỏe; trái đất và các hành tinh; hành trình tiến hóa của sự sống. Cũng trong
năm học đầu tiên HS được tham gia vào chủ đề khám phá có liên quan đến
STEM như: Công nghệ sinh học; Y tế và xã hội; Phát minh và đổi mới công
nghệ, kĩ thuật…[68], [69].
12
c. Tại Anh
Giáo dục STEM đã được phát triển thành một chương trình quốc gia ở
Anh với mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học chất lượng cao.
Chương trình hành động của Anh nhằm thúc đẩy giáo dục STEM bao gồm 4
nội dung chính [26]. Một là, tuyển dụng GV giảng dạy STEM. Theo đó, dạy
tích hợp không phải là một GV dạy nhiều môn học một lúc mà các GV các môn
học khác nhau phải hợp tác, cùng xây dựng bài giảng để HS có thể vận dung
kiến thức và kĩ năng của nhiều môn để giải quyết một vấn đề. Hai là, bồi dưỡng
nâng cao trình độ của GV. Ba là, cải tiến và làm phong phú chương trình học cả
trong và ngoài lớp học. Bốn là, phát triển cơ sở vật chất hỗ trợ cho việc dạy và
học. Điều này không chỉ cần sự đầu tư từ ngân sách nhà nước mà còn từ phía
khu vực tư nhân. Kinh nghiệm giáo dục STEM ở Anh là không tách biệt giáo
dục STEM với chương trình chính khóa mà lồng ghép những trải nghiệm
STEM vào chương trình giảng dạy và sách giáo khoa. Quan niệm về giáo dục
STEM ở Anh là một cách tiếp cận, một định hướng chứ không phải một môn
học. Một số cách đưa giáo dục STEM vào chương trình học tại Anh là [25]: (1)
Dự án STEM được dạy trong một môn học duy nhất, ở đó GV tổ chức cho HS
thiết lập vấn đề, thiết kế phương pháp giải quyết vấn đề, thu thập các thông tin,
bằng chứng và cuối cùng là rút ra những kết luận. (2) Dự án STEM được dạy
trong nhiều môn học. Theo cách này, các GV khác nhau sẽ dạy cùng một chủ
đề STEM nhưng tiếp cận theo góc độ chuyên môn của mình. (3) Dự án STEM
phối hợp nhiều môn học, các môn học vẫn tiếp cận chủ đề theo góc độ kiến
thức chuyên môn riêng. Những nội dung được giải quyết trong môn học trước
sẽ là tiền đề nối tiếp để dạy ở môn học sau. (4) Dự án STEM được thực hiện
song song với chương trình học. HS sẽ học các môn học một cách bình thường,
tuy nhiên song song với đó HS sẽ tham gia vào một dự án STEM, HS sẽ vận
dụng các kiến thức được học để giải quyết các vấn đề mà dự án đặt ra.
13
d. Tại Malaysia
Kế hoạch giáo dục của Malaysia giai đoạn 2013 - 2015 gồm 11 lĩnh vực
then chốt trong số đó là cung cấp quyền bình đẳng tiếp cận nền giáo dục đạt
chất lượng quốc tế. Biến nghề dạy học thành sự lựa chọn nghề nghiệp và dựa
vào công nghệ thông tin (CNTT) để mở rộng quy mô chất lượng học tập trên
toàn Malaysia. Dự báo của kế hoạch giáo dục trong tương lai, các trường học
của Malaysia đang chuyển dịch theo hướng kĩ thuật số toàn diện hơn. Bộ
Giáo dục Malaysia khuyến khích trường học kết hợp với các đối tác để thực
hiện những chuyển đổi giáo dục với nhiều chương trình đã được bổ sung vào
nhà trường như: Robotics, E-learning, truyền thông đa phương tiện trong
giảng dạy… Xu hướng trong giáo dục Malaysia cho thấy STEM đang trở nên
phổ biến và quan trọng hơn. STEM có ở khắp mọi nơi và định hình cuộc
sống hàng ngày. HS được tiếp xúc với giáo dục STEM có cơ hội nhận được
việc làm và tiếp cận việc làm có thu nhập tốt hơn. Vì vậy, các trường học có
chất lượng tốt ở Malaysia đang tiếp nhận các môn liên quan đến STEM ngày
càng nhiều hơn [15]. Hiện nay, Malaysia đã xây dựng chương trình giảng
dạy mang tính tìm hiểu dựa trên các bối cảnh, các câu hỏi và vấn đề (sẽ thực
hiện vào năm 2017), bên cạnh đó Malaysia cũng xây dựng các nguồn lực dạy
và học về STEM một cách toàn diện.
1.1.2. Giáo dục STEM ở Việt Nam
Mô hình giáo dục tích hợp STEM được đưa vào Việt Nam từ năm 2010
thông qua Liên doanh DTT – EDUSPEC phối hợp với Trường Icarnegie – Hoa
Kỳ trên nền tảng là 2 môn học CNTT và Robotics cho khối phổ thông từ lớp 1
đến lớp 12. Mô hình đã được mở rộng triển khai thí điểm tại các trường phổ
thông thuộc 3 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Các nội
dung chương trình STEM được triển khai theo chuẩn quốc tế và phù hợp với
mục tiêu của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Hiện nay một số tổ chức giáo dục cũng
14
triển khai các hoạt động giáo dục STEM như công ty Endeavor Learning
Institute và Học viện sáng tạo S3. Tuy nhiên, các hoạt động giáo dục STEM
này chưa phải là hoạt động chính thức trong các trường phổ thông mà chỉ là các
hoạt động độc lập của các công ty giáo dục như là một mảng kinh doanh và
hoạt động truyền thông cộng đồng.
Thực hiện chủ trương đổi mới đồng bộ hình thức dạy học, phương pháp
dạy học (PPDH) và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục; để tăng cường việc gắn
liền dạy học trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống và góp phần hình thành
năng lực giải quyết vấn đề của HS trung học. Từ năm 2012, Bộ Giáo dục và
Đào tạo hàng năm đã tổ chức cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải
quyết các tình huống thực tiễn dành cho HS trung học” và cuộc thi “Dạy học
theo chủ đề tích hợp dành cho GV trung học”. Cuộc thi là cơ hội khuyến khích
HS vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống
thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên
cứu của HS; thúc đẩy việc gắn kiến thức lí thuyết và thực hành trong nhà
trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương trâm
"học đi đôi với hành"; góp phần đổi mới hình thức, PPDH và đổi mới kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào
công tác giáo dục. Đối với GV, đây cũng là cơ hội khuyến khích GV sáng tạo,
thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn
học và gắn liền với thực tiễn; tăng cường hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học; tạo
cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các GV trung học trên toàn quốc và
thế giới. Đặc biệt, cuộc thi “Sáng tạo Khoa học Kĩ thuật” do Bộ Giáo dục và
Đào tạo tổ chức dành cho HS phổ thông đã trở thành điểm sáng tích cực trong
giáo dục định hướng năng lực. Cuộc thi thu hút được sự quan tâm rất lớn, tích
cực cả về nhận thức và hành động từ các cấp lãnh đạo quản lí, các GV, HS và
cả các phụ huynh. Các đề tài được triển khai thực hiện thuộc các lĩnh vực cơ