Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

hoạt động xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.98 KB, 31 trang )

TỔNG CỤC THỐNG KÊ
CỤC THỐNG KÊ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUYÊN ĐỀ CHIẾN SỸ THI ĐUA

Tên chuyên đề: Ho¹t ®éng xuÊt khÈu hàng hãa cña c¸c doanh nghiÖp
trªn ®Þa bµn Hµ Néi

Người thực hiện: Đỗ Thị Thu Hà
Đơn vị công tác: Phòng TK Công nghiệp – Xây dựng
Cục Thống kê TP Hà Nội
1


M U

Trong quỏ trỡnh m ca v hi nhp vo nn kinh t khu vc v th gii,
hot ng xut khu l mt mi nhn quan trng ca hot ng kinh t i
ngoi ca Vit Nam v thc s tr thnh mi quan tõm hng u ca cỏc ngnh,
cỏc cp t Trung ng n a phng. y mnh hot ng xut khu c
coi l vn cú ý ngha chin lc tng trng v phỏt trin kinh t v ang
tr thnh vn cp bỏch ca cỏc doanh nghip Vit Nam núi chung v H Ni
núi riờng a nn kinh t nc ta ngy cng hi nhp sõu hn vo nn kinh t
khu vc v th gii.
Hà Nội là trung tâm về chính trị, văn hoá, khoa học giáo dục, trung tâm về
kinh tế và là đầu mối giao th-ơng quốc tế của cả n-ớc. Những năm qua hoạt
động xuất khẩu của Hà Nội đã và đang có những chuyển biến tích cực nhằm
thúc đẩy kinh tế, xã hội của Thủ đô phát triển. Là một trong những địa ph-ơng
đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả n-ớc, chiếm tỷ trọng
bình quân từ 10-12% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả n-ớc, với nhiều mặt hàng
xuất khẩu chủ lực nh- linh kiện điện tử, máy tính và linh kiện, hàng dệt may,


máy móc thiết bị
Năm 2015 là năm cuối cùng phấn đấu để đạt đ-ợc mục tiêu Nghị quyết
đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ 15 là tc tng kim ngch xut khu bỡnh
quõn 14-15%/nm trong giai on 2010 - 2015. Tuy nhiờn, tỡnh hỡnh th trng

hng húa ton cu cú nhiu bin ng mnh cựng vi s bt n ca th trng
ti chớnh ó gõy nhng cn tr khụng nh cho hot ng xut khu ca c
nc núi chung v H Ni núi riờng.
Với mục tiêu tr-ớc mắt, cũng nh- xa hơn để đẩy mạnh tốc độ tăng tr-ởng
xuất khẩu giai đoạn 2016 - 2020, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu
của Hà Nội hiện nay là cần làm gì và làm thế nào để có thể tăng c-ờng năng lực
xuất khẩu và nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu, nhằm góp phần phát
triển kinh tế thủ đô nói riêng, của cả n-ớc nói chung.
Bài viết này tập trung phân tích v dự báo hoạt động xuất khẩu hng hóa
của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, những thuận lợi cũng nh- những khó
khăn, tồn tại hạn chế khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp, qua đó đề xuất
2


những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Thủ đô trong thời
gian tới.
Nội dung của bài viết này gồm 3 phần:
Phần 1: Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu
Phần 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hng hóa của Hà Nội giai đoạn
2008- 2014.
Phần 3 : Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội và
một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới.

3



PHẦN I - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

Do có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực,
các nguồn tài nguyên thiên nhiên… mà mỗi quốc gia có một thế mạnh về một
hay một số lĩnh vực này nhưng lại không có thế mạnh về lĩnh vực khác. Để khắc
phục các khó khăn do sự khác nhau đó, tận dụng các lợi thế, các quốc gia phải
tiến hành trao đổi hàng hóa và dịch vụ cho nhau. Mặt khác, xuất phát từ các học
thuyết kinh tế như “lý thuyết về lợi thế tuyệt đối” của Adam Smith, “lý thuyết
về lợi thế tương đối” của David Ricardo, các lý thuyết hiện đại về chu kỳ sống
quốc tế của sản phẩm, về hiệu suất theo quy mô, về làn sóng công nghệ … càng
cho thấy rằng mọi quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều có lợi khi tham gia vào phân
công lao động quốc tế, tham gia vào việc sản xuất và trao đổi hàng hóa với
nhau. Do đó xuất khẩu trở thành một trong những hoạt động tất yếu của mỗi
quốc gia trong quá trình phát triển của mình.
1- Khái niệm chung về hoạt động xuất khẩu
Khái niệm về xuất khẩu thường không được đưa ra thành khái niệm riêng
nhưng có thể hiểu thông qua khái niệm chung về xuất nhập khẩu.
* Theo giáo trình kinh tế ngoại thương của Trường Đại học Ngoại
thương: Xuất nhập khẩu là hoạt động chính của ngoại thương nên có thể hiểu
khái niệm xuất nhập khẩu thông qua khái niệm về ngoại thương:
Ngoại thương là sự trao đổi hàng hóa giữa các nước thông qua mua
bán.
* Theo giáo trình Thương mại quốc tế của Trường Đại học Kinh tế quốc
dân: Khái niệm xuất nhập khẩu được hiểu thông qua khái niệm về thương mại
quốc tế:
Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu
hình và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia thông qua mua bán, lấy tiền tệ
làm môi giới, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá.
* Theo luật thương mại về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa là hoạt động mua, bán hàng hóa của
thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán
hàng hóa, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu hàng hóa.
* Trong ngành Thống kê Việt Nam, hiện nay tồn tại 2 khái niệm về xuất
nhập khẩu.

4


Theo hệ thống tài khoản quốc gia (System of National Accounts, viết tắt
là SNA) – một chuẩn mực của Liên Hợp Quốc nhằm thống nhất phạm vi,
phương pháp và nội dung tính toán các chỉ tiêu thống kê kinh tế trong các nước
thành viên - được Việt Nam áp dụng từ năm 1993, thì:
Xuất nhập khẩu là quan hệ trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa
các đơn vị thường trú với các đơn vị không thường trú.
Trong đó: Đơn vị thường trú của một quốc gia là các đơn vị kinh tế có
trung tâm lợi ích kinh tế gắn trên lãnh thổ đó, đã thực tế hoạt động trên lãnh thổ
lãnh thổ đó với thời gian 1 năm trở lên, chịu sự quản lý về pháp luật trên lãnh
thổ nước đó. Ngoại lệ một số trường hợp như các tổ chức quân sự, các tổ chức
ngoại giao… thì luôn thuộc về nước gốc.
Như vậy, xuất nhập khẩu trong Hệ thống Tài khoản quốc gia bao gồm cả
xuất nhập khẩu tại chỗ và xuất nhập khẩu qua biên giới. Thời điểm tính xuất
nhập khẩu là khi quyền sở hữu về hàng hóa và dịch vụ được chuyển từ đơn vị
thường trú sang đơn vị không thường trú.
Tuy nhiên việc tính toán chỉ tiêu xuất nhập khẩu theo hệ thống tài khoản
quốc gia khá khó khăn vì xuất nhập khẩu tại chỗ khó thống kê được. Vì vậy, căn
cứ vào tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay, tham khảo về thống kê
ngoại thương quốc tế, Tổng cục Thống kê đã đưa ra một khái niệm khác về xuất
nhập khẩu.
Xuất nhập khẩu là hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ

của một nước với nước ngoài.
Hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm những hàng hóa làm tăng (nhập
khẩu) hoặc giảm (xuất khẩu) nguồn vật chất của Việt Nam do hoạt động đưa
vào hoặc đưa ra khỏi Việt Nam.
Từ những quy định về nội dung, phạm vi hoạt động xuất nhập khẩu trên
đây có thể hiểu: Xuất khẩu là hoạt động bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ với
nước ngoài, làm giảm nguồn vật chất trong nước.
Hàng xuất khẩu gồm:
- Hàng hóa nước ta bán ra nước ngoài theo các hợp đồng ngoại thương,
bao gồm hàng sản xuất trong nước, hàng tái xuất và hàng chuyển khẩu.
- Hàng gửi đi triển làm sau đó bán cho các nước đó.
- Hàng bán cho khách nước ngoài, cho việt kiều thu bằng ngoại tệ.
- Các dịch vụ sửa chữa, bảo hiểm tàu biển, máy bay cho nước ngoài thanh
toán bằng ngoại tệ.

5


- Hàng viện trợ cho nước ngoài thông qua các hiệp định thư, nghị định
thư do Nhà nước kí kết với nước ngoài.
Trong thống kê xuất khẩu, thời điểm thống kê là thời điểm hoàng hóa
hoàn thành thủ tục hải quan. Trị giá hàng xuất khẩu được tính theo giá FOB
(Free On Board) là giá giao hàng tại biên giới, cảng, sân bay trạm cửa khẩu…
của Việt Nam.
2 - Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong phát triển kinh tế và hội
nhập quốc tế.
2.1 - Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu để phát triển kinh tế.
Bất kỳ một quốc gia nào dù giàu hay nghèo để phát triển kinh tế đều cần
có vốn. Cùng với việc triệt để khai thác nguồn vốn từ bên ngoài, mỗi quốc gia
đều phải phát huy cao độ nội lực, coi nguồn vốn có được từ việc phát huy nội

lực là động lực chủ yếu để phát triển kinh tế. Vì vậy nguồn vốn thu từ hoạt động
xuất khẩu trở thành nguồn vốn rất quan trọng để phát triển kinh tế của mỗi quốc
gia.
Ở Việt Nam, năm 2000, kim ngạch xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 34% giá
trị tổng sản phẩm trong nước, nhưng đến năm 2010 đã tăng lên 63%. Điều đó
khẳng định hoạt động xuất khẩu góp phần quan trọng vào việc tạo nguồn vốn để
tăng trưởng và phát triển kinh tế. Hiện nay và trong tương lai, các nguồn vốn
bên ngoài sẽ ngày càng tăng, nhưng mọi cơ hội đầu tư và vay nợ của nước ngoài
và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các chủ đầu tư và người cho vay thấy
được khả năng xuất khẩu, một hoạt động đóng vai trò quan trọng tạo ra nguồn
vốn để trả nợ, trở thành hiện thực.
2.2 - Xuất khẩu góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Hiện còn tồn tại 2 quan điểm khác nhau về tác động của xuất khẩu đối với
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một quốc gia.
Quan điểm thứ nhất: Coi xuất khẩu chỉ là hoạt động tiêu thụ sản phẩm
thừa so sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa.
Đối với Việt Nam, do nền kinh tế còn chậm phát triển, sản xuất về cơ bản
còn chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ sự “thừa ra” của sản xuất thì xuất
khẩu sẽ vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm. Khi đó, tác động của xuất khẩu đến
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hầu như không có.
- Quan điểm thứ hai: Coi thị trường và đặc biệt thị trường thế giới là
hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Quan điểm này xuất phát từ nhu cầu của
thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và hình thành những ngành kinh tế hướng
6


về xuất khẩu của các quốc gia. Những ngành kinh tế đó phải có kĩ thuật và công
nghệ tiên tiến để hàng hóa khi tham gia vào thị trường thế giới có đủ sức cạnh
tranh và mang lại lợi ích cho quốc gia.

Theo quan điểm thứ hai, xuất khẩu chính là giải pháp quan trọng trong
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách mạnh mẽ, thúc đẩy sản xuất phát
triển. Sự tác động này thể hiện ở một số điểm sau:
+ Xuất khẩu sản phẩm của một ngành nào đó sẽ tạo điều kiện cho các
ngành khác có điều kiện phát triển thuận lợi. Chẳng hạn khi phát triển ngành dệt
để xuất khẩu sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho việc phát triển các ngành sản xuất
nguyên liệu (bông hay thuốc nhuộm…) sự phát triển của ngành công nghiệp chế
biến thực phẩm xuất khẩu có thể kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp
chế tạo thiết bị phục vụ cho ngành đó.
+ Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp
phần cho sản xuất ổn định và phát triển.
Khi xuất khẩu phát triển cũng đồng nghĩa với việc sản phẩm được sản
xuất ra từ một quốc gia không chỉ tiêu thụ ở thị trường trong nước mà còn tiêu
thụ ở thị trường thế giới rộng lớn. Hiện nay Việt Nam đã có quan hệ buôn bán
với trên 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó hai châu lục có nhiều
bạn hàng nhất là Châu Á (chiếm 37,9%) và châu Phi (25,6%). Kim ngạch xuất
nhập khẩu bình quân thời kỳ 2001 - 2010, đạt 86.3 tỷ USD/năm, bằng 5,4 lần so
với 15.3 tỷ USD/năm của giai đoạn 1991 -2000.
+ Xuất khẩu còn tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho
sản xuất, tạo ra những tiền đề kinh tế - kĩ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng
lực sản xuất trong nước. Điều đó có nghĩa là xuất khẩu đóng vai trò là phương
tiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt
Nam nhằm hiện đại hóa nền kinh tế đất nước, tạo ra một năng lực sản xuất mới.
+ Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của mỗi quốc gia sẽ tham gia cạnh
tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Do đó đòi hỏi các quốc gia
xuất khẩu phải tổ chức lại sản xuất, hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý thích
nghi với thị trường.
+ Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn
thiện công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, thích ứng với quy mô sản xuất và
kinh doanh của thị trường thế giới.

2.3- Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết việc làm, cải
thiện đời sống nhân dân và ổn định xã hội.

7


Sản xuất hàng xuất khẩu tạo điều kiện cho người lao động có việc làm
không chỉ trong những ngành trực tiếp sản xuất sản phẩm xuất khẩu mà trong cả
những ngành có liên quan. Việc làm mang lại thu nhập, cải thiện và ổn định đời
sống cho người lao động. Ngoài ra, thông qua việc giải quyết việc làm, xuất
khẩu đã góp phần tích cực làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, từ đó giảm bớt những tiêu
cực do thất nghiệp gây ra, góp phần không nhỏ vào ổn định xã hội.
2.4 - Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối
ngoại.
Nội dung của các quan hệ kinh tế đối ngoại rất rộng và đa dạng với nhiều
hoạt động khác nhau như thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế về
kinh tế và khoa học công nghệ, du lịch quốc tế, vận tải quốc tế, thông tin liên lạc
quốc tế, bảo hiểm quốc tế…. Xuất khẩu là một trong những hoạt động kinh tế
đối ngoại. Có thể hoạt động xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động kinh tế đối
ngoại khác và nó tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn
xuất khẩu và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng,
đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế… Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại
đó lại tạo tiền đề cho mở rộng hoạt động sản xuất.
Hiện nay, nhờ những thay đổi lớn trong quan hệ quốc tế thông qua việc
tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực như Hiệp hội các nước Đông Nam Á
(ASEAN – 1995), khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA – 1996), diễn đàn
hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC -1998), Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO- 2007)… mà thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã được
mở rộng, sức cạnh tranh của sản phẩm cũng được nâng cao, góp phần đưa kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 17.4%/năm

trong giai đoạn 2001 - 2010, mở ra những tiềm năng xuất khẩu mới trong tương
lai.
Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để
phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Trong những năm qua,
xuất khẩu luôn là một quan tâm hàng đầu của các ngành, các cấp từ Trung ước
đến địa phương, của mọi thành phần kinh tế. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn
chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là tiền đề để công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, là mũi nhọn có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện
nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Trong “Chiến lược phát triển xuất
nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2010 -2020” của Thủ tướng Chính phủ
ngày 28/12/2011 đã chỉ rõ tập trung : “ Phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng
trưởng bền vững và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô
xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu. Chuyển dịch cơ
8


cấu hàng hóa xuất khẩu một cách hợp lý theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, tập trung nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng
cao, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm
thân thiện với môi trường trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu”.
3 - Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
3.1 - Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu mà người xuất khẩu trực tiếp
đi tìm kiếm thị trường, đối tác và ký kết hợp đồng xuất khẩu.
Hình thức này có một số ưu điểm là: lợi nhuận mà người xuất khẩu thu
được từ hoạt động xuất khẩu thường cao hơn so với các hình thức xuất khẩu
khác do không phải chia sẻ lợi nhuận qua khâu trung gian. Đồng thời với vai trò
là người bán, đơn vị xuất khẩu có thể nâng cao uy tín của mình thông qua quy
cách, phẩm chất hàng hóa. Tuy nhiên, hình thức xuất khẩu này đòi hỏi đơn vị
xuất khẩu phải ứng trước một lượng vốn khá lớn để sản xuất hoặc thu mua sản
phẩm do vậy dễ gặp rủi ro trong kinh doanh.

3.2 - Xuất khẩu gián tiếp
Đây là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị XNK đóng vai trò là người
trung gian thay cho đơn vị sản xuất tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu, tiến
hành làm các thủ tục cần thiết để xuất khẩu và qua đó được hưởng một số tiền
nhất định gọi là phí uỷ thác.
Ưu điểm của hình thức này là những người trung gian (hay người nhận uỷ
thác) thường hiểu rõ tình hình thị trường, pháp luật và tập quán địa phương, do
đó họ có khả năng đẩy mạnh việc buôn bán và thanh toán tránh bớt rủi ro cho
người uỷ thác.
Tuy nhiên, việc sử dụng trung gian bên cạnh mặt tích cực như đã nói ở
trên còn có những han chế đáng kể như :
- Công ty sản xuất hàng xuất khẩu mất đi sự liên kết trực tiếp với thị
trường thường phải đáp ứng những yêu sách của người trung gian.
- Lợi nhuận bị chia sẻ
3.3 - Buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu là một trong những phương thức giao dịch xuất khẩu
trong xuất khẩu kết hợp chặc chẽ với nhập khẩu, người bán hàng đồng thời là
người mua, lượng trao đổi với nhau có giá trị tương đương. Trong hình thức
xuất khẩu này mục tiêu là thu về một lượng hàng hoá có giá trị tương đương. Vì
đặc điểm này mà phương thức này còn có tên gọi khác như xuất nhập khẩu liên
kết, hay hàng đổi hàng.
9


Hình thức này có một số nhược điểm như khó đánh giá hàng hóa một
cách chính xác do không tính toán bằng tiền, khó tìm đối tác vì người có hàng
mình cần đổi thì lại không cần hàng mình có… mặc dù vậy, hình thức này vẫn
còn được sử dụng trong thương mại quốc tế ngày nay vì bên cạnh những nước
phát triển vẫn còn những nước nghèo vẫn muốn sử dụng phương thức hàng đổi
hàng với một số mặt hàng nhất định. Ngoài ra, một số nước có mặt hàng mà ta

có nhu cầu thường ép chúng ta sử dụng hình thức này để có được hàng hóa họ
cần …
3.4 - Xuất khẩu hàng hoá theo nghị định thư
Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá (thường là để gán nợ) được ký kết
theo nghị định thư giữa hai chính Phủ.
Đây là một trong những hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp tiết kiệm
được các khoản chi phí trong việc nghiên cứu thị trường: tìm kiến bạn hàng, mặt
khách không có sự rủi ro trong thanh toán.
Trên thực tế hình thức xuất khẩu này chiếm tỷ trong rất nhỏ. Thông
thường trong các nước XHCN trước đây và trong một số các quốc gia có quan
hệ mật thiết và chỉ trong một số doanh nghiệp nhà nước.
3.5 - Xuất khẩu tại chỗ
Đây là hình thức kinh doanh mới nhưng đang phát triển rộng rãi, do
những ưu việt của nó đem lại.
Đặc điểm của loại hình xuất khẩu này là hàng hoá không cần vượt qua
biên giới quốc gia mà khách hàng vẫn mua được. Do vậy nhà xuất khẩu không
cần phải thâm nhập thị trường nước ngoài mà khách hàng tự tìm đến nhà xuất
khẩu.
Mặt khác doanh nghiệp cũng không cần phải tiến hành các thủ tục như
thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hoá …do đó giảm được chi phí khá lớn.
Trong điều kiện nền kinh tế như hiện nay xu hướng di cư tạm thời ngày
càng trở nên phổ biến mà tiêu biểu là số dân đi du lịch nước ngoài tăng nên
nhanh chóng. Các doanh nghiệp có nhận thức đây là một cơ hội tốt để bắt tay
với các tổ chức du lịch để tiến hành các hoạt động cung cấp dịch vụ hàng hoá để
thu ngoại tệ. Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể tận dụng cơ hội này để khuếch
trương sản phẩm của mình thông qua những du khách.
Mặt khác với sự ra đời của hàng loạt khu chế xuất ở các nước thì đây
cũng là một hình thức xuất khẩu có hiệu quả được các nước chú trọng hơn nữa.
Việc thanh toán này cũng nhanh chóng và thuận tiện.
3.6 - Gia công quốc tế

10


Đây là một phương thức kinh doanh trong đó một bên gọi là bên nhận gia
công nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia
công) để chế biến ra thành phẩm giao cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi
là phí gia công).
Đây là một trong những hình thức xuất khẩu đang có bước phát triển
mạnh mẽ và được nhiều quốc gia chú trọng. Bởi những lợi ích của nó như:
- Đối với bên đặt gia công: Phương thức này giúp họ lợi dụng về giá rẻ,
nguyên phụ và nhân công của nước nhận gia công.
- Đối với bên nhận gia công: Phương thức này giúp họ giải quyết công ăn
việc làm cho nhân công lao động trong nước hoặc nhập được thiết bị hay công
nghệ mới về nước mình.
Mối quan hệ giữa bên nhận gia công và bên đặt gia công được xác định
bằng hợp đồng gia công. Hợp đồng gia công thường được quy định một số điều
khoản như thành phẩm, nguyên liệu, giá cả, thanh toán, giao nhận…
3.7 - Tạm nhập tái xuất
Đây là một hình thức xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hoá trước
đây đã nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất.qua hợp đồng tái xuất bao
gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về số ngoại tệ lớn hơn số ngoại tệ
đã bỏ ra ban đầu.
Hợp đồng này luôn thu hút ba nước xuất khẩu, nước tái xuất, và nước
nhập khẩu. Vì vậy người ta gọi giao dịch tái xuất là giao dịch ba bên hay giao
dịch tam giác.
Ưu điểm của hình thức xuất khẩu này là doanh nghiệp có thể thu được lợi
nhuận cao mà không phải tổ chức sản xuất, đầu tư vào nhà xưởng máy móc,
thiết bị, khả năng thu hồi vốn cũng nhanh hơn.
Kinh doanh tái xuất đòi hỏi sự nhạy bén tình hình thị trường và giá cả, sự
chính xác và chặt chẽ trong các hoạt động mua bán. Do vậy khi doanh nghiệp

tiến hành xuất khẩu theo phương thức này thì cần phải có đội ngũ cán bộ có
chuyện môn cao.
4 - Một số nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu
4.1 - Công cụ, chính sách vĩ mô của Nhà Nước
Công cụ, chính sách vĩ mô của nhà nước là nhân tố quan trọng ảnh hưởng
đến hoạt động xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu tiến hành giữa các chủ thể giữa
các quốc gia khác nhau. Bởi vậy nó chịu sự tác động của các chính sách chế độ
luật pháp ở quốc gia mình và đồng thời cũng phải tuân theo những quy định của
luật pháp quốc tế chung.
11


Đối với nước ta chính sách ngoại giao thường có nhiệm vụ tạo điều kiện
thuận lợi cho các tổ chức kinh doanh tham gia sâu vào sự phân công lao động
quốc tế, mở mang hoạt động xuất khẩu và bảo vệ thị trường nội địa nhằm đạt
được những mục tiêu và yêu cầu về kinh tế, chính trị xã hội hoạt động kinh tế
đối ngoại.
Một số công cụ, chính sách vĩ vô ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu như:
- Thuế quan xuất khẩu là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá
xuất khẩu. Thuế quan là một công cụ lâu đời nhất của chính sách thương mại
quốc tế và là một phương tiện truyền thống để tăng nguồn thu cho ngân sách
Nhà Nước (NSNN).
Thuế quan xuất khẩu làm cho giá cả hàng hoá quốc tế cao hơn giá cả
trong nước. Tuy nhiên tác động của xuất khẩu nhiều khi lại đưa đến bất lợi cho
khả năng xuất khẩu, do quy mô xuất khẩu của một nước thường là nhỏ so với
dung lượng của thị trường thế giới cho nên thuế quan xuất khẩu sẽ làm hạ thấp
giá cả trong nước của hàng hoá có thể xuất khẩu xuống so với mức giá quốc tế,
điều đó sẽ làm cho dung lượng hàng xuất khẩu giảm đi và sản xuất trong nước
sẽ thay đổi bất lợi cho mặt hàng này. Trong một số trường hợp việc đánh thuế
xuất khẩu không làm cho khối lượng hàng xuất khẩu giảm đi nhiều và vẫn có lợi

cho nước xuất khẩu, nếu như họ có thể tác động đáng kể đến mức giá quốc tế.
Một mức thuế suất cao và duy trì quá lâu có thể làm lợi cho các địch thủ cạnh
tranh.
Các công cụ phi thuế quan như:
- Công cụ quota ( Hạn ngạch xuất khẩu): Hình thức này áp dụng như
một công cụ chủ yếu trong hàng rào phi thuế quan và ngày càng có vai trò quan
trọng trong xuất khẩu hàng hoá, hạn ngạch xuất khẩu hàng hoá được quyết định
theo mặt hàng, theo từng quốc gia, theo từng thời gian nhất định.
- Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật : Nó bao gồm quy định vệ sinh,
đo lường, an toàn lao động, bao bì đóng gói, đăc biệt là quy định về vệ sinh an
toàn thực phẩm, vệ sinh phòng dịch đối với thực vật tươi sống, tiêu chuẩn và
bảo vệ môi trường sinh thái và các máy móc, dây truyền thiết bị cộng nghệ.
- Trợ cấp xuất khẩu : Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp tự cấp trực
tiếp hoặc cho vay với lãi xuất thấp đối với các nhà xuất khẩu trong nước, bên
cạnh đó chính phủ còn có thể thực hiện một khoản cho vay ưu đãi với các bạn
hàng nước ngoài để có thể có các điều kiện mua các sản phẩm do nước mình sản
xuất ra và để xuất khẩu ra bên ngoài.

12


Với mục đích thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng hợp tác kinh doanh với nước
ngoài, chính phủ đã có những chính sách như “ Nhà nước khuyến khích và có
chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp phát triển và mở rộng thị trường
mới, xuất khẩu các mặt hàng mà nhà nước khuyến khích xuất khẩu”
- Tỷ giá hối đoái, thông qua việc phản ánh tương quan giá trị của đồng
tiền các nước khác nhau mà tỷ giá hối đoái có được vai trò nhất định đối với quá
trình ngang giá và cùng một loạt các nhân tố khác nó tác động tới tương quan
giá cả xuất khẩu với nhập khẩu, tới khả năng nhập khẩu của các công ty.
Trong trường hợp tỷ giá hối đoái giảm xuống, có nghĩa là đồng bản tệ có

giá trị thấp hơn so với đồng ngoại tệ, nếu như không có các yếu tố khác ảnh
hưởng thì nó sẽ tác động tới xuất khẩu.
Trong trường hợp tỷ giá hối đoái tăng lên có nghĩa là đồng bản tệ có giá
trị tăng lên so với đồng ngoại tệ, nếu như không có các nhân tố ảnh hưởng thì sẽ
khuyến khích nhập khẩu vì hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn so với giá cả chung
trong nước. Nhưng đồng thời tỷ giá tăng lên sẽ gây nhiều bất lợi cho xuất khẩu
vì hàng xuất khẩu trở nên đắt, khó bán ra nước ngoài.
4.2 - Ảnh hưởng của hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc
Việc thực hiện xuất khẩu gắn liền với công việc vận chuyển hệ thống
thông tin liên lạc, nhờ có thông tin liên lạc mà các thoả thuận có thể tiến hành
nhanh chóng, kịp thời. Thực tế cho thấy rằng ảnh hưởng của hệ thông thông tin
cho Fax, telex đã đơn giản hoá công việc của hoạt động xuất khẩu rất nhiều,
giảm đi hàng loạt các chi phí, nâng cao kịp thời nhanh gọn và việc hiện đại hoá
các phương tiện vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản góp phần đem quá trình thực
hiện xuất khẩu được nhanh chóng và an toàn.
Nước ta có vị trí thuận lợi về giao thông là trung tâm vận hành đường
biển trong khu vực Đông Nam á, rất thuận tiện cho hoạt động ngoại thương, tuy
nhiên phương tiện đường xá, cơ sở vật chất còn rất lạc hậu. Khắc phục, đổi mới
hệ thống giao thông vận tải đang là vấn đề cấp bách được đặt ra.
4.3 - Ảnh hưởng của hệ thống tài chính ngân hàng
Hệ thống tài chính ngân hàng giúp cho việc quản lý, cung cấp vốn, đảm
trách việc thanh toán một cách thuận tiện, nhanh chóng, chính xác và an toàn
cho doanh nghiệp điều này rất quan trọng đối với doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực xuất khẩu. Hiện nay, hệ thống tài chính ngân hàng đã phát triển hết sức
lớn mạnh, can thiệp đến tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế, làm cho hoạt
động xuất khẩu hết sức thuận lợi.

13



PHẦN II – THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG
HÓA HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2008 - 2014

1 - Phân tích chung về tình hình xuất khẩu của Hà Nội giai đoạn 2008
- 2014
Sau khi tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007,
hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã có những
thuận lợi đáng kể. Các doanh nghiệp nói chung đã có cơ hội mở rộng thị trường
tiêu thụ sản phẩm do tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn, bao gồm tất cả các
nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm, được hưởng chế độ
ưu đãi thuế quan phổ cập. Nhanh chóng nắm bắt những quy chế ưu đãi khi gia
nhập WTO, các doanh nghiệp Hà Nội đã đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của
mình.
Bảng 1: Biến động kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội
giai đoạn 2008 - 2014
Biến động so với năm trước
Năm

2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014

Kim ngạch
xuất khẩu
Lượng tăng
hàng hóa

tuyệt đối
(Triệu USD) (Triệu USD)
6904.0
6328.8
8109.2
9782.2
9812.8
9913.1
11069.1

Tốc độ
phát triển
(%)

-575.2
1780.4
1673.0
30.6
100.3
1155.9

Tốc độ
tăng (%)

Giá trị tuyệt đối
của 1% tăng
(Triệu USD)

91.7
-8.3

69.0
128.1
28.1
63.3
120.6
20.6
81.1
100.3
0.3
97.8
101.0
1.0
98.1
111.7
11.7
99.1
Nguồn: Cục Thống kê TP Hà Nội
Các chỉ tiêu bình quân của kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội giai
đoạn 2008 - 2014
- Kim ngạch xuất khẩu bình quân : 8845.6 Triệu USD
- Lượng tăng tuyệt đối bình quân : 694.48 Triệu USD/năm
- Tốc độ phát triển bình quân: 108.2 %/năm
- Tốc độ tăng bình quân: 8.2 %/năm
14


Qua số liệu tính toán cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội
giai đoạn 2008 - 2014 đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 8.2%/năm. Mỗi năm
bình quân các doanh nghiệp đã xuất khẩu ra thị trường nước ngoài gần 700 triệu
USD giá trị hàng hóa. Đặc biệt, trong hai năm 2010-2011, kim ngạch xuất khẩu

hàng hóa của Hà Nội đã có bước nhảy vọt đáng kể, đạt tốc độ tăng 28.1% và
20.6% so năm trước, về giá trị mỗi năm đã xuất khẩu thêm được trên 1.5 tỷ đô
la Mỹ (năm 2010 tăng so với năm trước 1.78 tỷ USD và năm 2011 là 1.67 tỷ
USD), gấp trên 2 lần mức tăng bình quân chung của cả giai đoạn.
Đóng góp vào thành tích chung xuất khẩu của Hà Nội, phải kể đến vai trò
của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tính riêng năm 2014, khu
vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 48.4%, tương đương với
5357.3 triệu USD vào tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội. Khu vực
doanh nghiệp Nhà nước chiếm 31.4%, tương đương 3472.3 triệu USD. Doanh
nghiệp ngoài nhà nước chiếm 20.2%, tương đương 2239.4 triệu USD. Hội nhập,
tham gia sân chơi quốc tế, đặc biệt khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức cho các
doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng.
Về thị trường xuất khẩu, hiện các doanh nghiệp xuất khẩu của Hà Nội có
quan hệ thương mại với gần 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Châu Á
vẫn đứng đầu về thị phần buôn bán với trị giá kim ngạch chiếm 60.9% và có
quan hệ thương mại với trên 40 nước. Châu Mỹ chiếm 18.3%, với trên 30 nước,
Châu Âu chiếm 16.8%, với gần 50 nước, Châu Phi chiếm 2.81% với gần 40
nước và châu Đại dương chiếm 1.16% với 7 nước.
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng chủ yếu
giai đoạn 2008 - 2014
Đơn vị tính: triệu USD
Mặt hàng chủ yếu

2008

2009

2010


2011

2012

2013

2014

1131. 4

973. 7

1677. 9

1804. 0

2127. 3

2029. 4

2030. 4

Hàng Dệt may

505. 3

467. 0

745. 8


912. 8

919. 9

1000. 5

1267. 0

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

320. 5

247. 9

526. 4

609. 5

806. 0

935. 5

1078. 9

Hàng nông sản

639. 6

447. 2


651. 4

708. 2

707. 4

597. 3

831. 0

35. 7

46. 7

156. 9

155. 9

455. 6

1388. 4

647. 4

196. 5

204. 4

298. 1


287. 6

340. 5

276. 2

335. 9

Gỗ và sản phẩm gỗ

33. 3

35. 5

127. 4

168. 0

172. 9

249. 2

309. 5

Điện thoại các loại và linh kiện

58. 6

65. 1


135. 8

239. 8

317. 8

200. 6

240. 5

Linh kiện điện tử, máy tính và linh kiện

Phương tiện vận tải và phụ tùng
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

Nguồn: Cục Thống kê TP Hà Nội
15


Về mặt hàng xuất khẩu, đã hình thành những nhóm hàng xuất khẩu chủ
lực. Trong đó đáng phải kể đến như linh kiện điện tử, máy vi tính và linh kiện,
hàng dệt may, máy móc thiết bị và phụ tùng, hàng nông sản…cụ thể tình hình
xuất khẩu năm 2014 của một số mặt hàng như sau:
- Linh kiện điện tử, máy vi tính và linh kiện vươn lên vị trí đứng đầu về
kim ngạch chiếm 18.3% với 2030.4 triệu USD, tăng 0.1% (1.04 triệu USD) so
với năm 2013. Xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường Trung Quốc 540.1 triệu
USD, chiếm 26.6%, EU 362 triệu USD, chiếm 17.8%, Hoa Kỳ, 304.7 triệu
USD, chiếm 15%, HongKong 259.6 chiếm 12.8%, ASEAN 219 triệu USD,
chiếm 10.8%...Hàng điện tử, máy vi tính và linh kiện chủ yếu được gia công lắp
ráp bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Hàng dệt may đứng ở vị trí thứ hai chiếm 11.5% với 1253 triệu USD,
tăng 26.6% (266.6 triệu USD) so với năm 2013. Xuất khẩu chủ yếu sang các thị
trường Hoa Kỳ 521.6 triệu USD, chiếm 41.6%, EU 344.4 triệu USD, chiếm
27.5%, Hàn Quốc 145.6 triệu USD, chiếm 11.6%, Nhật Bản 136.9 chiếm
10.9%, Trung Quốc 53.1 triệu USD, chiếm 4.2%...
- Máy móc thiết bị và phụ tùng vươn lên đứng ở vị trí thứ ba, chiếm 9.8%
với 1078 triệu USD, tăng 15.3 % (143.4 triệu USD) so với năm 2013. Xuất khẩu
máy móc thiết bị và phụ tùng chủ yếu sang các thị trường Nhật Bản 376 triệu
USD, chiếm 34.8%, Hoa Kỳ 212.7 triệu USD chiếm 19.7%, ASEAN 128.1 triệu
USD, chiếm 11.9%, EU 126.1 triệu USD, chiếm 11.7%, Trung Quốc 107.6 triệu
USD, chiếm 10%.
- Hàng nông sản xuất khẩu chiếm 7.5% với 830.9 triệu USD, tăng 39.1%
(233.7 triệu USD) so với năm 2013. Hàng nông sản chủ yếu xuất sang thị
trường Trung Quốc với 208 triệu USD, chiếm 25%, ASEAN 157.5 triệu USD,
chiếm 18.3%, EU 133.8 triệu USD, chiếm 16.15, Hoa Kỳ 89.6 triệu USD,
chiếm 10.8%, Nga 41.2 triệu USD, chiếm 5%.
- Một số mặt hàng như phương tiện vận tải và phụ tùng, thủy tinh và các
sản phẩm bằng thủy tinh, gỗ và các sản phẩm bằng gỗ, điện thoại và linh kiện
trong một vài năm gần đây cũng đã dần tìm được thị trường đầu ra và đang trở
thành những nhóm mặt hàng xuất khẩu tiềm năng, hứa hẹn có tốc độ tăng nhanh
trong những năm tới.
Trong toàn cảnh bức tranh xuất khẩu Hà Nội giai đoạn 2008-2014 có thể
thấy, năm 2009 là một điểm tối trong hoạt động xuất khẩu của cả nước nói
chung và Hà Nội nói riêng. Sau nhiều năm liên tục tăng trưởng kể từ khi nền
kinh tế mở cửa và hội nhập, đây là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của cả
16


nước và Hà Nội đều giảm mạnh. So với năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa của Hà Nội giảm 575.2 triệu USD, giảm 8.3% (cả nước giảm 8.9%). Kim

ngạch xuất khẩu giảm hầu hết ở các thị trường và các nhóm mặt hàng xuất khẩu
chủ yếu. Cụ thể, linh kiện điện tử, máy vi tính và linh kiện giảm 13.9% so với
năm trước, hàng dệt may giảm 7.6%, máy móc thiết bị và phụ tùng giảm 22.7%,
hàng nông sản giảm 30.1%... Đây là năm chúng ta chịu ảnh hưởng rất lớn từ
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt nguồn từ Hoa Kỳ, làm cho nhu cầu nhập
khẩu hàng hóa của Việt Nam và giá cả quốc tế giảm sút mạnh. Đồng thời, các
nước gia tăng các biện pháp bảo hộ mới, đặt ra nhiều hơn các rào cản phi thuế.
Do đó, hoạt động xuất khẩu chịu tác động tiêu cực trên cả ba phương diện: đơn
đặt hàng ít đi do bạn hàng gặp khó khăn về tài chính, nhu cầu của người tiêu
dùng nước nhập khẩu suy giảm; giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam như dầu thô, than đá, lúa gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, thủy sản... bị
sụt giảm mạnh so với năm 2008; các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu
gặp khó khăn về vốn và đầu ra, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài.
2 - Phân tích tình hình xuất khẩu của Hà Nội vào một số thị trường
chính
2.1 - Thị trường Hoa Kỳ
Hoa Kỳ - nền kinh tế lớn nhất toàn cầu, được ghi nhận là đối tác thương
mại lớn thứ hai của Việt Nam trên toàn thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc và là
đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong khu vực châu Mỹ trong năm
2014.
14 năm kể từ khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực
thi hành vào ngày 10/12/2001 đến nay, Hoa Kỳ đã nhanh chóng trở thành thị
trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trao
đổi kim ngạch xuất khẩu hàng hóa khoảng từ 10 - 15%/năm. Theo số liệu thống
kê của Tổng cục Thống kê, tính đến năm 2014, tổng kim ngạch trao đổi thương
mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt 29,1 tỷ USD, tăng 18,8% so với năm 2013 và
gấp 4,3 lần so với năm 2005.
Hoa kỳ hiện cũng đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của các doanh
nghiệp xuất khẩu Hà Nội (không kể các thị trường chung như ASEAN hay EU),

với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2014 đạt 1439.9 triệu USD, tăng 9.9%
so với năm 2013. Giai đoạn 2008-2014, tốc độ tăng trưởng bình quân
11.8%/năm. Hàng năm, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường
Hoa Kỳ 1056.4 triệu USD giá trị hàng hóa. Thời điểm này, nhu cầu nhập khẩu
17


của Mỹ có giảm sút hơn trước do ảnh hưởng những khó khăn của nền kinh tế.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá
cao vào thị trường khó tính này là do đã có sự điều chỉnh theo hướng đa dạng
hóa hàng hóa xuất khẩu, cho thấy năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam
đã được nâng cao rõ rệt.
Bảng 3 : Biến động kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội sang Hoa Kỳ
giai đoạn 2008 - 2014
Biến động so với năm trước
Kim ngạch
xuất khẩu
Lượng tăng
Tốc độ
Giá trị tuyệt đối
Năm
Tốc độ
hàng hóa
tuyệt đối
phát triển
của 1% tăng
tăng (%)
(Triệu USD) (Triệu USD)
(%)
(Triệu USD)

2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014

738.8
706.8
933.1
1016.1
1250.6
1309.7
1439.9

-

-32.0
226.3
82.9
234.5
59.0
130.2

-

-

95.7

-4.3
7.4
132.0
32.0
7.1
108.9
8.9
9.3
123.1
23.1
10.2
104.7
4.7
12.5
109.9
9.9
13.1
Nguồn: Cục Thống kê TP Hà Nội
Các chỉ tiêu bình quân của kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội
sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2008 - 2014
- Kim ngạch xuất khẩu bình quân : 1056.4 Triệu USD
- Lượng tăng tuyệt đối bình quân : 116.8 Triệu USD/năm
- Tốc độ phát triển bình quân: 111.8 %/năm
- Tốc độ tăng bình quân: 11.8 %/năm
Cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Mỹ đã được cải thiện rõ
rệt, với hàng chế tác đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, trong khi tỷ trọng
hàng sơ chế và tài nguyên ngày càng giảm.
- Hàng dệt may là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Hà Nội sang thị trường
Hoa Kỳ, với 521.6 triệu USD năm 2014, tăng 24.6% so với năm trước và chiếm
36.2% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội sang thị trường này.

Đây là mặt hàng Việt nam nói chung và Hà Nội nói riêng có thế mạnh xuất khẩu
và cũng là mặt hàng chúng ta được hưởng nhiều ưu đãi khi xuất sang thị trường
Hoa Kỳ.
18


- Linh kiện điện tử, máy vi tính và linh kiện đứng ở vị trí thứ hai với kim
ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 304.7 triệu USD, giảm 16.5% so với năm 2013,
chiếm 21.2%.
- Các nhóm hàng như: máy móc thiết bị và phụ tùng đạt kim ngạch 212.7
triệu USD năm 2014, tăng 8.9% so năm trước, chiếm 14.8%. Nông sản đạt 89.6
triệu USD, tăng 7.8%, chiếm 6.2%, phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 62.8
triệu USD, tăng 23.6%, chiếm 4.4%.
Theo các chuyên gia đánh giá, hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào thị
trường Mỹ trong thời gian tới sẽ thuận lợi hơn nhờ tác động của Hiệp định
Thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện đang trong quá trình đàm
phán. Với TPP, nhiều mặt hàng xuất khẩu vào Mỹ được giảm thuế, từ đó sẽ
nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam tại thị trường này.
2.2 - Thị trường Nhật Bản
Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - là một thị trường lớn với dân
số khoảng 128 triệu và có sức mua lớn. Người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng sự
đa dạng của sản phẩm. Sản phẩm có vòng đời ngắn nhưng chất lượng tốt, kiểu
dáng đẹp, hoàn hảo, tiện dụng là phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng Nhật
Bản.
Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp Hà Nội
sang thị trường Nhật Bản ngày càng tăng: năm 2008 đạt 724.4 triệu USD, năm
2010 đạt 958.7 triệu USD và năm 2012 đạt 1233.3 triệu USD, năm 2014 đạt
1398.6 triệu USD (tăng 13.1% so với năm 2013) và chiếm tỷ trọng 12.64%
trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình
quân giai đoạn 2008-2014 đạt 11.6%/ năm cao hơn so với mức tăng trưởng

chung của thị trường xuất khẩu của Hà Nội (8.2%).
Hàng xuất khẩu của Hà Nội ngày càng được chấp nhận tại thị trường
Nhật Bản. Trong đó, máy móc, thiết bị và phụ tùng là nhóm hàng chiếm tỷ
trọng cao nhất (chiếm 26.9%) trong các mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản, với
trị giá 376 triệu USD năm 2014, tăng 12.8% so với năm trước. Phương tiện vận
tải và phụ tùng chiếm 13.5% với trị giá 189 triệu USD, tăng 14.1% so năm
trước. Hàng dệt may đứng thứ ba với trị giá xuất khẩu 136.9 triệu USD, chiếm
9.8%, linh kiện điện tử , máy tính và linh kiện chiếm 8.9% với kim ngạch
124.1%. Gỗ và các sản phẩm từ gỗ chiếm 9% với trị giá 125.6 triệu USD. Chỉ
tính riêng 5 nhóm hàng xuất khẩu trên đã chiếm tới 68% thị phần xuất khẩu
sang Nhật Bản của các doanh nghiệp Hà Nội.

19


Một trong những khó khăn mà các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung khi
xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đó là những yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật
và chất lượng sản phẩm. Hàng công nghiệp chế tạo của Việt Nam xuất khẩu
sang Nhật Bản ngoài việc phải đảm bảo những yêu cầu chung của hệ thống tiêu
chuẩn quốc tế còn phải đảm bảo một số các tiêu chuẩn công nghiệp của Nhật
(JIS) có nhiều điểm riêng biệt khác với tiêu chuẩn quốc tế.
Tuy là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Hà Nội , nhưng
kết quả xuất khẩu của hàng nông sản sang thị trường Nhật Bản trong những
năm qua cũng còn rất khiêm tốn chỉ với trị giá 18.2% năm 2014, chiếm 1.3%
trong tổng số. Sở dĩ, như vậy là do các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản rất khó
vượt qua được các rào cản kỹ thuật đối với hàng nông sản, thủy sản. Vệ sinh an
toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng nhất trong xuất khẩu hàng nông sản, thủy
sản vào thị trường Nhật Bản.
Bảng 4: Biến động kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội sang Nhật Bản
giai đoạn 2008 - 2014

Biến động so với năm trước
Kim ngạch
Giá trị tuyệt
xuất khẩu
Lượng tăng
Tốc độ
Năm
Tốc độ
đối của 1%
hàng hóa
tuyệt đối
phát triển
tăng (%)
tăng (Triệu
(Triệu USD) (Triệu USD)
(%)
USD)
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014

724.4
748.9
958.7
1095.6
1223.3

1236.7
1398.6

-

24.5
103.4
3.4
7.2
209.7
128.0
28.0
7.5
137.0
114.3
14.3
9.6
127.7
111.7
11.7
11.0
13.4
101.1
1.1
12.2
161.9
113.1
13.1
12.4
Nguồn: Cục Thống kê TP Hà Nội

Các chỉ tiêu bình quân của kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội
sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2008 - 2014
- Kim ngạch xuất khẩu bình quân : 1055.2 Triệu USD
- Lượng tăng tuyệt đối bình quân : 112.4 Triệu USD/năm
- Tốc độ phát triển bình quân: 111.6 %/năm
- Tốc độ tăng bình quân: 11.6 %/năm
Việt Nam và Nhật Bản đã bắt đầu đàm phán chính thức Hiệp định Đối tác
kinh tế (EPA) Việt Nam - Nhật Bản từ tháng 1/2007 và đến nay đã trải qua 7
20


phiên đàm phán chính thức. Hiệp định này thể hiện mối quan hệ hợp tác toàn
diện trên nhiều lĩnh vực gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thủ tục
hải quan, di chuyển thể nhân, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, cải thiện môi
trường kinh doanh, hợp tác kiểm dịch động thực vật (SPS) và các nội dung hợp
tác kinh tế khác. Khi Hiệp định này được ký kết, thì đây sẽ là điều kiện thuận lợi
để các nhà xuất khẩu Việt Nam tiếp cận và mở rộng thị trường Nhật Bản.
2.3 - Thị trường ASEAN
ASEAN là một trong các đối tác thương mại quan trọng hàng đầu và là
động lực quan trọng giúp nền kinh tế Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng và
xuất khẩu trong nhiều năm qua. Với lợi thế là một khu vực phát triển năng động,
gần gũi về địa lý, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và ASEAN có mức tăng
trưởng cao.
So với năm 2003, thương mại hai chiều ASEAN và Việt Nam đã tăng gần
4 lần, đạt 35,3 tỷ USD vào năm 2013, ASEAN chiếm khoảng 18% tổng kim
ngạch thương mại của Việt Nam. Cũng trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu trung bình của Việt Nam sang ASEAN khoảng 23% và nhập khẩu là
19%. Trong nhiều năm, ASEAN là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam,
vượt trên cả EU, Nhật Bản, hay Hoa Kỳ. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
sang ASEAN tăng từ 2,9 tỷ USD năm 2003 lên tới 14,1 tỷ USD năm 2013. Việt

Nam và các nước ASEAN khác cùng gia nhập các câu lạc bộ các nước xuất
khẩu lớn nhất trên thế giới về gạo, cao su, cà phê, hạt điều, hàng dệt may.
Bảng 5 : Biến động kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội sang ASEAN
giai đoạn 2008 - 2014
Biến động so với năm trước
Kim ngạch
Giá trị tuyệt
xuất khẩu
Lượng tăng
Tốc độ
Năm
Tốc độ
đối của 1%
hàng hóa
tuyệt đối
phát triển
tăng (%)
tăng (Triệu
(Triệu USD) (Triệu USD)
(%)
USD)
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014

1371.2

1157.6
1547.0
1936.7
2186.5
2061.1
2236.8

-213.6
389.4
389.7
249.8
-125.4
175.6

-

84.4
-15.6
13.7
133.6
33.6
11.6
125.2
25.2
15.5
112.9
12.9
19.4
94.3
-5.7

21.9
108.5
8.5
20.6
Nguồn: Cục Thống kê TP Hà Nội
21


Các chỉ tiêu bình quân của kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội
sang thị trường ASEAN giai đoạn 2008 - 2014
- Kim ngạch xuất khẩu bình quân : 1785.3 Triệu USD
- Lượng tăng tuyệt đối bình quân : 144.3 Triệu USD/năm
- Tốc độ phát triển bình quân: 108.5 %/năm
- Tốc độ tăng bình quân: 8.5 %/năm
Là một thị trường mở, năng động, thời gian qua xuất khẩu của Hà Nội
sang thị trường ASEAN cũng đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định và khá cao
với kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 2236.8 triệu USD tăng 8.6% so với năm
trước, chiếm 20.2% thị phần xuất khẩu của Hà Nội và cũng là đối tác thương
mại quan trọng nhất của các doanh nghiệp Hà Nội. Với tốc độ tăng trưởng bình
quân đạt 8.5%/ năm, các doanh nghiệp xuất khẩu của Hà Nội đã có quan hệ
thương mại với tất cả các nước thành viên trong khối. Trong đó, Campuchia
chiếm 28.1% với trị giá 627.9 triệu USD, Singapore chiếm 19.3% với 431.6
triệu USD, Thái Lan 15.1%, với 339 triệu USD, Philippin chiếm 13.4% với
300.3 triệu USD, Malaysia chiếm 7.9% với 176.5%, Lào 7.3% với 162.5%...
Cơ cấu hàng xuất khẩu của Hà Nội sang ASEAN cũng đang chuyển biến
theo chiều hướng tích cực, được nâng cao cả về chất lượng và giá trị. Từ những
mặt hàng nông sản sơ chế và nguyên nhiên liệu như gạo, cà phê, cao su … có
hàm lượng chế tác thấp, các doanh nghiệp cũng đã xuất khẩu nhiều mặt hàng
tiêu dùng, hàng công nghiệp như linh kiện máy tính, dệt may, nông sản chế
biến, mỹ phẩm với giá trị cao và ổn định. Trong đó, phương tiện vận tải và phụ

tùng chiếm 14% với trị giá 313.9 triệu USD, linh kiện điện tử, máy tính và linh
kiện chiếm 9.8% với 219 triệu USD, hàng nông sản 152.3 triệu USD chiếm
6.8%, máy móc, thiết bị và phụ tùng 128.1 triệu USD, chiếm 5.7%.
2.4 - Thị trường EU
EU là một thị trường rộng, có 28 quốc gia thành viên, với đòi hỏi yêu cầu
cao về chất lượng và thương hiệu của sản phẩm. Thị trường EU đang là thị
trường xuất khẩu lớn thứ hai của các doanh nghiệp Hà Nội. Với tổng trị giá xuất
khẩu năm 2014 đạt 1592.1 triệu USD, chiếm 14.5% trong tổng số xuất khẩu của
Hà Nội. Các doanh nghiệp xuất khẩu của Hà Nội cũng đã có quan hệ buôn bán
với tất cả các nước thành viên khối EU, trong đó Hà Lan là thị trường lớn nhất,
với kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 457.5 triệu USD, chiếm 28.73%, Đức
đạt 362.1%, chiếm 22.74%, Tây Ban Nha 164.6 triệu USD, chiếm 10.34%,
Italia 146.8 triệu USD, chiếm 9.22%, Bỉ 113.8 triệu USD, chiếm 7.15%. Anh
103.5 triệu USD, chiếm 6.5%...
22


Năm

2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014

Bảng 6 : Biến động kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội sang EU
giai đoạn 2008 - 2014
Biến động so với năm trước

Kim ngạch
Giá trị tuyệt
xuất khẩu
Lượng tăng
Tốc độ
Tốc độ
đối của 1%
hàng hóa
tuyệt đối
phát triển
tăng (%)
tăng (Triệu
(Triệu USD) (Triệu USD)
(%)
USD)
1018.2
969.5
1049.4
1168.3
1325.4
1394.2
1592.1

-

-48.7
80.0
118.8
157.1
68.8

197.9

-

-

95.2
-4.8
10.2
108.3
8.3
9.7
111.3
11.3
10.5
113.4
13.4
11.7
105.2
5.2
13.3
114.2
14.2
13.9
Nguồn: Cục Thống kê TP Hà Nội
Các chỉ tiêu bình quân của kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội
sang thị trường EU giai đoạn 2008 - 2014
- Kim ngạch xuất khẩu bình quân : 1216.7 Triệu USD
- Lượng tăng tuyệt đối bình quân : 96.7 Triệu USD/năm
- Tốc độ phát triển bình quân: 107.7 %/năm

- Tốc độ tăng bình quân: 7.7 %/năm
Các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu sang thị trường EU của doanh
nghiệp Hà Nội là: linh kiện điện tử, máy tính và linh kiện với trị giá năm 2014
đạt 362 triệu USD, chiếm 22.6%, Hàng dệt may 344.4 triệu USD, chiếm 21.5%,
hàng nông sản 133.8 triệu USD, chiếm 8.4%, hàng giày dép và đồ da 134.4 triệu
USD, chiếm 8.4%, nhóm hàng máy móc và thiết bị 126.1 triệu USD, chiếm
7.9%. Chỉ tính riêng 5 nhóm hàng này đã chiếm gần 70% tổng trị giá xuất sang
EU, với 1100.6 triệu USD.
Đến nay, Việt Nam và EU đang tiến gần đến việc ký kết Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam và EU (EVFTA). Hiệp định này sẽ mang lại lợi ích
cũng như thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Hà
Nội nói riêng.
3- Dự đoán qui mô xuất khẩu của Hà Nội trong thời gian tới
Trên cơ sở phân tích tình hình xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội trong 7
năm từ 2008 - 2014, phần này vận dụng phương pháp dãy số thời gian để dự
23


đoán quy mô xuất khẩu của Hà Nội, cụ thể là dự đoán kim ngạch xuất khẩu của
Hà Nội.
Qua phân tích ở phần trên cho thấy lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn
và tốc độ phát triển liên hoàn của kim ngạch xuất khẩu Hà Nội qua các năm
không xấp xỉ bằng nhau, do đó ta không thể dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm)
tuyệt đối bình quân hoặc tốc độ phát triển bình quân. Phương pháp dự báo sử
dụng để dự báo kim ngạch xuất khẩu sẽ là dự báo dựa vào ngoại suy hàm xu
thế.
Để nghiên cứu xu hướng phát triển cơ bản của kim ngạch xuất khẩu của
Hà Nội có thể lựa chọn một trong các hàm xu thế sau: dạng tuyến tính ( yt=a0 +
a1t), dạng hàm parabol ( yt=a0 + a1t + a2t2), hoặc dạng hàm mũ (yt=a0.a1t).
Vận dụng vào số liệu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội thời kỳ

2008-2014, xây dựng các mô hình miêu tả xu thế phát triển bằng các dạng hàm
với kết quả tính toán như sau:
Hàm tuyến tính
Hàm parabol
Hàm mũ
Phương
yt= 5793.1+763.125t yt=5360.343+1051.6 yt=6074.004*1.094t
trình hồi quy
3t - 36.06t2
Tỷ số tương
0.879
0.885
0.852
quan
Sai số mô
668.8
729.2
718.2
hình
Trong 3 dạng hàm trên, hàm tuyến tính có thể được sử dụng để mô tả xu
hướng biến động của kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội thời kỳ 2008 - 2014 vì có
tỷ số tương quan khá cao, sai số mô hình không lớn. Còn hàm parabol và hàm
mũ tuy có tỷ số tương quan tương đối cao nhưng sai số mô hình lớn, do vậy các
hàm này không thích hợp để biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội.
Sử dụng hàm tuyến tính có sai số mô hình nhỏ nhất để dự đoán giá trị kim
ngạch xuất khẩu của Hà Nội như sau:
yt= 5793.1+763.125t
Tỷ số tương quan : 0.879
Sai số mô hình : 668.8

Vì dãy số tiền sử gồm 7 năm nên chỉ có thể dự đoán tối đa cho 2 năm tiếp
theo.
24


Mô hình dự đoán : yt = 5793.1+763.125t
Dựa vào mô hình trên, tiến hành dự đoán kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
của Hà Nội theo 2 hình thức: dự đoán điểm và dự đoán khoảng.
Dựa đoán điểm là dự đoán mà kết dự đoán được biểu hiện dưới dạng
những con số xác định. Còn trong dự đoán khoảng, kết quả thu được là các
khoảng dự đoán hay còn gọi là khoảng tin cậy của dự đoán, tức là trị số dự đoán
về đối tượng nghiên cứu có thể nằm trong khoảng này với một xác suất tin cậy
nhất định.
- Dự đoán điểm kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội
y 2015 = 5793.1+763.125*8 = 11898.1 (Triệu USD)
y 2016 = 5793.1+763.125*9 = 12661.2 (Triệu USD)
- Dự đoán khoảng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội
Để dự đoán khoảng, trước hết cần tính sai số dự đoán. Đối với hàm xu thế
dạng tuyến tính, sai số dự đoán được xác định như sau:
Sp = Se √ 1+ 1 + 3(n+2L – 1)2
n n (n2 -1)
Trong đó: Sp: Sai số dự đoán
Se: Sai số mô hình
n: Số các mức độ trong dãy số thời kỳ tiền sử
L: Tầm xa dự đoán
Khoảng dự đoán xác định bằng công thức: y n+L ± tαSp
Trong đó: tα là giá trị theo bảng t - Student với n-p bậc tự do và xác suất tin cậy
1–α
Với xác suất tin cậy là 0.9 và bậc tự do là 8, tra bảng t - Student ta có:
t 80.1 = 1.397


Kết quả dự đoán như sau:
Năm

Sai số dự đoán (Sp)

2015
2016

875.664
954.233

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa dự
đoán (Triệu USD)
11022.4 - 12773.8
11707.0 - 13615.5

25


×