Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.01 MB, 97 trang )

Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai

MỞ ĐẦU

I. LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH
Nông thôn Việt Nam luôn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội, là nền tảng của xã hội Việt Nam trong quá trình lịch sử từ xưa đến
nay với đại đa số dân cư sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp.
Từ khi thực hiện chính sách “Đổi mới”, nông thôn nói chung, nông nghiệp và
nông dân nói riêng là những vấn đề được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Đã
có nhiều chính sách được ban hành trong thời gian qua để đẩy nhanh tốc độ phát
triển kinh tế-xã hội và nâng cao mức sống người dân khu vực nông thôn. Nhiều mô
hình nông thôn mới của các nước tiên tiến trong khu vực cũng đã được giới thiệu và
áp dụng thành công ở mức độ nhất định tại một số địa phương. Tuy nhiên, đây chỉ là
các mô hình điểm, quy mô nhỏ và không phù hợp hoàn toàn với điều kiện và hoàn
cảnh của Việt Nam.
Để đẩy nhanh tốc độ phát triển của khu vực nông thôn nhằm đạt các mục tiêu
đề ra tại Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương khoá X về Nông
nghiệp, nông dân, nông thôn, Chính phủ đã có Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày
02/02/2010 phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
Theo đó, việc xây dựng, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn
mới phải được hoàn tất trong năm 2012.
Do đó, lập quy hoạch nông thôn mới xã Liệp Tuyết bao gồm quy hoạch sử dụng
đất, quy hoạch phát triển sản xuất và quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa
bàn xã là việc làm thiết thực của địa phương trong điều kiện hiện nay.
II. TÊN ĐỒ ÁN VÀ PHẠM VI, RANH GIỚI LẬP QUY HOẠCH
- Tên đồ án:
Quy hoạch nông thôn mới xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
- Phạm vi ranh giới lập quy hoạch:
Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch tổng thể là toàn bộ xã Liệp Tuyết với diện
tích 383,97 ha, thực hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/5000.


Quy hoạch chi tiết khu trung tâm chỉ thực hiện trong phạm vi khu trung tâm xã
với diện tích 20 ha, thực hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/2000.

Ủy ban nhân dân xã Liệp Tuyết

1


Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai

III. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ QUY HOẠCH
1. Mục tiêu
- Xây dựng phương án quy hoạch mang tính tổng thể, phù hợp với chiến lược
phát triển của địa phương, phù hợp với các tiêu chí về nông thôn mới.
- Bố trí sử dụng đất với các chỉ tiêu sử dụng đất phù hợp đảm bảo hài hoà giữa
các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, phục vụ trực tiếp cho xây dựng cơ sở hạ tầng và
phát triển sản xuất trên địa bàn.
- Nâng cao hiệu quả và tính bền vững về sinh thái trong sử dụng đất và các
nguồn tài nguyên khác phục vụ sản xuất và đời sống người dân.
- Xác định các chỉ tiêu phát triển sản xuất cho xã đến năm 2020 trên cơ sở phân
tích các nguồn lực và điều kiện phát triển cụ thể của xã;
- Quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã theo hướng đồng bộ, phát
triển có sự chọn lọc và kế thừa hệ thống cơ sở hạ tầng hiện tại.
- Xác định bước đi cụ thể và các giải pháp thực hiện quy hoạch.
2. Yêu cầu
- Phương án phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh và huyện, phù hợp với quy hoạch các ngành.
- Đảm bảo nâng cao mức sống vật chất, văn hoá và tinh thần của người dân.
- Đảm bảo thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất của người dân tạo động lực để
cho các ngành sản xuất, kinh tế phát triển.

- Xác định rõ nguồn vốn đầu tư.
3. Nhiệm vụ quy hoạch
- Đánh giá được các đặc điểm chung, riêng, điểm yếu, lợi thế của địa phương
làm cơ sở xây dựng phương án quy hoạch;
- Đánh giá thực trạng các điểm dân cư, khu trung tâm hành chính; thực trạng cơ
sở hạ tầng xã hội và cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Phân tích và so sánh với tiêu chí về
nông thôn mới để đánh giá các yếu tố đã đạt, các yếu tố cần nâng cấp hoặc quy
hoạch lại;
- Rà soát các dự án trên địa bàn xã và khu trung tâm xã;
- Khảo sát, đánh giá chi tiết hiện trạng sử dụng đất, công trình xây dựng và hạ
tầng kỹ thuật trong khu trung tâm xã;
- Xác định hướng phát triển sản xuất của xã trên cơ sở đánh giá các điều kiện tự
Ủy ban nhân dân xã Liệp Tuyết

2


Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai

nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, các lợi thế và hạn chế của địa phương làm cơ sở
đề xuất phương án quy hoạch;
- Xây dựng phương án quy hoạch, xác định nguồn lực và khả năng huy động
các nguồn lực cho việc thực hiện quy hoạch;
- Quy hoạch không gian khu trung tâm xã, khớp nối với hệ thống cơ sở hạ tầng
của xã và khu vực;
- Xây dựng phương án quy hoạch, xác định bước đi và giải pháp thực hiện quy
hoạch.
- Xác định rõ bước đi và các giải pháp thực hiện quy hoạch.
- Xác định rõ nguồn vốn đầu tư.
IV. CĂN CỨ PHÁP LÝ LẬP QUY HOẠCH VÀ NGUỒN SỐ LIỆU

1. Căn cứ pháp lý
- Luật Xây dựng, Luật Đất đai và các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ;
- Nghị quyết số 26/TƯ ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ
ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của
Ban Chấp hành Trung ương Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 04 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Quyết định 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê
duyệt chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê
duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 20102020;
- Thông tư 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Công văn số 2543/BNN-KTHT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn về việc hướng dẫn đánh giá và lập báo cáo xây dựng nông thôn
mới cấp xã giai đoạn 2010-2020, định hướng đến năm 2030;
- Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 8/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và
phát triển Nông thôn về việc ban hành hướng dẫn Quy hoạch phát triển sản xuất
Nông nghiệp cấp xã theo bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;
Ủy ban nhân dân xã Liệp Tuyết

3


Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành
Luật Đất đai;

- Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT, ngày 30 tháng 6 năm 2005 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy trình lập và điều chỉnh
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Quyết định số 10/2005/QĐ-BTNMT ngày 24 tháng 10 năm 2005 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật
lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Thông tư 04/2006/TT-BTNMT ngày 22 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn tính đơn giá dự toán, xây dựng dự toán kinh phí thực
hiện lập và điều chỉnh quy họach, kế hoạch sử dụng đất;
- Nghị định số 08/2005/NĐ- CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch
xây dựng;
- Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19/08/2005 hướng dẫn về việc lập các đồ
án Quy hoạch Xây dựng;
- Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2008 của Bộ Xây dựng về việc
Hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;
- Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng về việc
Ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với Nhiệm vụ và Đồ
án Quy hoạch Xây dựng;
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng về việc
ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng;
- Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/07/2005 của Bộ Xây dựng về việc
ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng;
- Thông tư số 21/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 quy định việc lập, thẩm định,
phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn và hướng
dẫn chi tiết nội dung hồ sơ quy hoạch xây dựng nông thôn theo quy định tiêu chí
nông thôn mới của chính phủ;
- Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc ban
hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
- Thông tư 09/2010/TT-BXD ngày 4 tháng 8 năm 2010 của Bộ xây dựng quy
định về việc lập đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn

mới;
- Nghị quyết số 03/2010/NQ-HDND ngày 21/04/2010 của Hội đồng nhân dân
thành phố Hà Nội về việc xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, định
Ủy ban nhân dân xã Liệp Tuyết

4


Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai

hướng đến năm 2030;
- Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày
13/4/2011 về việc Hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐTTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
- Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28
tháng 10 năm 2011 của liên bộ: Xây dựng, Nông nghiệp và phát triển nông thôn,
Tài nguyên và môi trường về việc Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy
hoạch xây dựng xã nông thôn mới;
- Quyết định số 2333/QĐ-UBND ngày 25/05/2010 của ủy ban nhân dân thành
phố Hà Nội về việc phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020,
định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 8032/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2011 của ủy ban nhân
dân huyện Quốc Oai về việc phê duyệt Nhiệm vụ, Dự toán đồ án xây dựng nông
thôn mới xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai;
2. Các nguồn tài liệu, số liệu
- Các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên xã Liệp Tuyết.
- Các số liệu kinh tế - xã hội và tình hình sử dụng đất đai, tình hình phát triển
sản xuất xã Liệp Tuyết.
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn do các cơ quan chức năng ban hành.
- Hồ sơ, tài liệu kiểm kê đất đai năm 2010, thống kê đất đai năm 2011 xã Liệp

Tuyết.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Liệp Tuyết năm 2010, tỷ lệ 1/5000 (kiểm kê
đất đai).
V. SẢN PHẨM QUY HOẠCH
1- Các báo cáo:
+ Báo cáo tổng hợp quy hoạch nông thôn mới xã Liệp Tuyết
+ Báo cáo tóm tắt quy hoạch nông thôn mới xã Liệp Tuyết
2- Hệ thống bản đồ, sơ đồ:
a/ Phần quy hoạch tổng thể toàn xã
+ Sơ đồ vị trí xã và mối liên hệ vùng
+ Bản vẽ hiện trạng tổng hợp, tỷ lệ 1/5.000
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, xã Liệp Tuyết, tỷ lệ 1/5.000.
Ủy ban nhân dân xã Liệp Tuyết

5


Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai

+ Bản vẽ định hướng quy hoạch phát triển không gian xã Liệp Tuyết, tỷ lệ
1/5.000
+ Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, xã Liệp Tuyết, tỷ lệ 1/5.000.
+ Bản đồ quy hoạch sản xuất và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất xã Liệp Tuyết,
tỷ lệ 1/5.000
+ Sơ đồ định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư và hạ tầng kỹ thuật trên
địa bàn xã Liệp Tuyết, tỷ lệ 1/5.000
b/ Phần quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã
+ Sơ đồ vị trí khu trung tâm
+ Bản đồ hiện trạng tổng hợp xây dựng, sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật khu
trung tâm xã, tỷ lệ 1/2000

+ Bản đồ quy hoạch tổng thể không gian kiến trúc khu trung tâm xã, tỷ lệ
1/2000
+ Bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu trung tâm xã tỷ lệ 1/2000.
+ Bản vẽ hướng dẫn mẫu nhà và công trình.
3- Hồ sơ khảo sát địa hình khu trung tâm xã
4- Đĩa CD ghi các dữ liệu trên
Mỗi loại sản phẩm sau khi hoàn thiện đuợc xây dựng thành 5 bộ

Ủy ban nhân dân xã Liệp Tuyết

6


Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai

Phần thứ nhất

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ LIỆP TUYẾT
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Xã Liệp Tuyết thuộc vùng đồng bằng phía Tây huyện Quốc Oai, cách trung
tâm huyện khoảng 4 km, ranh giới như sau:
+ Phía Bắc giáp xã Ngọc Liệp
+ Phía Đông giáp xã Ngọc Mỹ, Nghĩa Hương
+ Phía Tây và phía Nam giáp xã Tuyết Nghĩa
1.2. Địa hình
Liệp Tuyết có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc địa hình nhỏ hơn 10 0.
Trên địa bàn hầu hết là diện tích đất ruộng trồng lúa trên chân vàn và vàn thấp.

Địa hình bằng phẳng thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng
cơ sở hạ tầng.
1.3. Khí hậu thời tiết
Liệp Tuyết nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hình thành 2 mùa khá rõ rệt:
mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 10) nóng ẩm và mưa nhiều, mùa đông (từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau) khô, lạnh, ít mưa.
Nhiệt độ không khí: bình quân năm là gần 24 0C, trong năm nhiệt độ thấp nhất trung
bình 16,50C (vào tháng 1). Nhiệt độ cao nhất trung bình 28,50C.
Số giờ nắng trong năm trung bình là gần 1.500 giờ.
Lượng mưa bình quân năm khoảng 1.700 mm, phân bố không đều trong năm, mưa
tập trung từ tháng 4 đến tháng 10. Những tháng mưa ít nhất trong năm là từ tháng 12 đến
tháng 2 năm sau.
2. Các nguồn tài nguyên
2.1. Tài nguyên nước
+ Nước mặt: Nguồn nước mặt được cung cấp chủ yếu bởi sông Tích Giang và
hệ thống ao hồ trong xã với 19,93 ha mặt nước. Đây là nguồn nước cung cấp cho
trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản.
+ Nước ngầm: Liệp Tuyết thuộc vùng đồng bằng nên nguồn nước ngầm khá dồi
dào. Toàn xã có 432 giếng đào và 816 giếng khoan. Nước ngầm trong xã đạt tiêu
Ủy ban nhân dân xã Liệp Tuyết

7


Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai

chuẩn vệ sinh nhưng mức độ đạt tiêu chuẩn nước sạch vẫn chưa được đánh giá.
Cũng như các địa phương khác, nhìn chung tài nguyên nước ở Liệp Tuyết đã có
dấu hiệu suy kiệt, nước trong hồ ao có khả năng bị ô nhiễm, nước ngầm khan hiếm
và bị khai thác không có kế hoạch. Do đó cần quản lý chặt chẽ việc khai thác

nguồn nước ngầm, đồng thời cần đầu tư thích đáng cho công tác thủy lợi.
2.2. Tài nguyên đất
Từ kết quả điều tra trước đây, kết hợp với chỉnh lý bổ sung ngoài thực địa đã
xác định được 3 loại đất chính của xã Liệp Tuyết.
(1) Đất phù sa Gley: Loại đất này có thành phần cơ giới nặng (tỷ lệ cấp hạt sét <
0,002mm là rất cao và tăng theo chiều sâu của phẫu diện. Đất có phản ứng chua (pHkcl=
4,3-4,7), hàm lượng mùn cao 2,5%, đạm tổng số 0,225%, ka li tổng số 1,96%, lân tổng
số thấp 0,073%, lân dễ tiêu nghèo, ka li dễ tiêu trung bình. Loại đất này chuyên trồng lúa
(2 vụ), ở chân vàn cao dễ thoát nước có thể trồng 3 vụ (2 vụ lúa, 1 vụ màu). Phần lớn
loại đất này được thâm canh khá cao, có vị trí quan trọng trong sản xuất lương thực.
(2) Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Đất có thành phần cơ giới nặng, phản ứng chua
(pHKCl= 4,5-4,6), hàm lượng mùn nghèo, đạm tổng số nghèo 0,073%, ka li tổng
số cao 0,23%, lân tổng số khá 0,13%. Loại đất này có thể trồng chè và trồng màu.
(3) Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước: Đây là loại đất hình thành do canh
tác lúa lâu đời đã làm biến đổi tính chất đất, là nhóm đất tương đối tốt, được sử
dụng trồng lúa và hoa màu lương thực.
2.3. Tài nguyên nhân văn
Cũng như các địa phương khác vùng đồng bằng sông Hồng, Liệp Tuyết cũng có
các lễ hội thường niên, phản ánh được sự đa dạng trong đời sống tinh thần, tạo
động lực cho người dân vươn lên mạnh mẽ trong cuộc sống.
2.4. Cảnh quan và môi trường
Liệp Tuyết nằm xa các tuyến đường giao thông chính và các cụm điểm công
nghiệp nên ảnh hưởng của khói bụi đến môi trường là không đáng kể.
Tuy nhiên diện tích hồ ao trong khu dân cư không nhiều, một số đã bị san lấp,
ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước. Bởi vậy vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu
dân cư đang xuất hiện và có nguy cơ trầm trọng thêm.
Trong sản xuất trồng trọt, người nông dân còn sử dụng nhiều thuốc trừ sâu,
bệnh và các chế phẩm hoá học cũng gây tác động bất lợi đến môi trường.
Do đó Liệp Tuyết cũng cần phải có những giải pháp hợp lý để hạn chế ô nhiễm
môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của địa phương.

Ủy ban nhân dân xã Liệp Tuyết

8


Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai

II. HIỆN TRẠNG KINH TẾ-XÃ HỘI
1. Dân số, lao động
* Dân cư của xã Liệp Tuyết được bố trí tại 5 thôn với tổng số 1.546 hộ và 5.558
nhân khẩu; Số lao động trong độ tuổi là 3.369 người, chiếm 60,62% dân số, trong
đó lao động nam chiếm 49,84%, lao động nữ chiếm 50,16%. Lao động trong xã
chủ yếu là lao động nông nghiệp với 2.202 người, chiếm 65,36% tổng số lao động,
lao động phi nông nghiệp có 1.167 người, chiếm 34,64% tổng số lao động.
Bảng 1: Hiện trạng dân số-lao động xã Liệp Tuyết
Trong đó

Trong đó
Số
lao
Nông
Phi
động nghiệp NN

Số hộ
nghèo

Số
nhân
khẩu


1546

225

5558

2671

2857

3369

187

33

735

326

379

434

2 Thôn Đại Phu
Thôn Vĩnh
3 Phúc

378


63

1303

643

660

800

469

74

1701

820

881

1097

4 Thôn Bái Ngoại

205

21

691


338

353

397

5 Thôn Bái Nội

307

34

1128

544

584

641

Số
TT

Tên thôn

Tổng số
Thôn Thông
1 Đạt


Tổng
số hộ

Nam

Nữ

2202

1167

* Đánh giá chất lượng lao động:
- Xã Liệp Tuyết có nguồn lao động dồi dào, người lao động nhìn chung có sức
khoẻ tốt, cần cù, sáng tạo, trình độ văn hóa khá, nhưng tỷ lệ được đào tạo về
chuyên môn kỹ thuật còn thấp (25%).
- Trong những năm tới địa phương cần có kế hoạch nâng cao trình độ của người
dân để phục vụ phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới.
2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Hiện nay kinh tế của xã Liệp Tuyết phát triển ở mức khá, có thể đáp ứng được
yêu cầu phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của người dân trong tình hình
mới.
Giá trị sản xuất tăng nhanh từ năm 2005 đến năm 2011: Năm 2005 là 16,23 tỷ
đồng, năm 2006 là 20,31 tỷ đồng, năm 2007 là 24,05 tỷ đồng, năm 2008 là 41,87
tỷ đồng, năm 2009 là 47,92 tỷ đồng và năm 2010 là 66,17 tỷ đồng, năm 2011 là
85,18 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 31,83%/năm.
Cơ cấu kinh tế chuyển hướng tương đối tích cực nhưng chiều hướng không rõ
Ủy ban nhân dân xã Liệp Tuyết

9



Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai

ràng: Tỷ trọng nông nghiệp năm 2005 là 59,94%, năm 2006 là 57,66%, năm 2007
là 60,39%, năm 2008 là 74,82%, năm 2009 là 55,18%, năm 2010 là 45,82%, năm
2011 là 54,19%; Tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2005 là 32,04%,
năm 2006 là 33,68%, năm 2007 là 34,81%, năm 2008 là 21,54%, năm 2009 là
41,94%, năm 2010 là 50,01%, năm 2011 là 37,68%; Tỷ trọng thương mại dịch vụ
tăng không đáng kể (năm 2005 là 8,01%, năm 2006 là 8,66%, năm 2007 là 4,81%,
năm 2008 là 3,64%, năm 2009 là 2,87%, năm 2010 là 4,17%, năm 2011 là 8,13%).
Thu nhập bình quân đầu người tăng lên khá nhanh: Năm 2005 đạt 3,18 triệu
đồng, năm 2011 đạt 15,1 triệu đồng.
Công tác xóa đói giảm nghèo tuy đã đạt được kết quả đáng kể, nhưng đến nay
tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo mới) vẫn còn khá cao. Số hộ nghèo năm 2011 là
225 hộ, chiếm 15,47% tổng số hộ, đòi hỏi sự nỗ lực cao độ của người dân và chính
quyền địa phương trong công tác giảm nghèo.
a/ Sản xuất nông nghiệp
* Trồng trọt
Do tích cực sử dụng giống mới và áp dụng kỹ thuật thâm canh, nên năng suất
cây trồng không ngừng tăng lên. Thống kê diện tích, năng suất, sản lượng các loại
cây trồng chính năm 2011 như sau:
- Cây lúa: diện tích gieo trồng 469,4 ha, năng suất 56 tạ/ha, sản lượng 2.630,8
tấn (năm 2005 là 2.408,7 tấn).
- Cây màu: Tổng diện tích 33,9 ha, giảm nhiều so với năm 2005 (60,54 ha).
Tổng thu từ trồng trọt ước đạt 23,10 tỷ đồng (năm 2005 là 8,18 tỷ đồng).
* Chăn nuôi-thủy sản
Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển khá nhưng không ổn định. Đàn gia súc,
gia cầm năm 2011, cụ thể như sau:
+ Đàn trâu bò 320 con (năm 2005 là 314 con).

+ Đàn lợn 4.800 con (năm 2005 là 3.927 con).
+ Đàn gia cầm 2.650.000 con (năm 2005 là 7.028.000 con).
+ Công tác tiêm phòng: Thực hiện pháp lệnh thú y, xã Liệp Tuyết đã tiêm
phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, không để dịch bệnh lây lan thành
dịch lớn.
Ngoài chăn nuôi gia súc, gia cầm, Liệp Tuyết còn có một số diện tích nuôi
trồng thủy sản khoảng 5 ha, sản lượng ước đạt khoảng 15 tấn/năm.
Ủy ban nhân dân xã Liệp Tuyết

10


Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai

Tổng thu từ chăn nuôi ước đạt 23,062 tỷ đồng (năm 2005 là 1,543 tỷ đồng).
Tổng thu từ sản xuất nông nghiệp năm 2011của xã là 46,162 tỷ đồng.
b/ Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã đang từng bước phát triển,
tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, tăng thêm thu nhập và ổn định cuộc sống
cho nhân dân. Tuy nhiên chỉ tập trung vào các nghề mây giang đan xuất khẩu (vừa
qua phải thu hẹp sản xuất do nguồn tiêu thụ giảm sút), nghề mộc dân dụng, nghề
thợ nề.
Tổng giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từ năm 2005 đến năm 2011 ước
đạt khoảng 114,708 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 35,44%/năm, năm
2011 đạt 32,092 tỷ đồng
Công tác xây dựng cơ bản những năm qua đã đạt được kết quả khả quan. Đến
nay, hệ thống cơ sở hạ tầng trong xã được xây dựng tương đối hoàn chính: Cơ sở
vật chất của các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đã đáp ứng tốt công tác
dạy và học; Trụ sở làm việc của Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể được
xây dựng khang trang; 5/5 thôn trong xã đã có nhà văn hóa, 3/5 thôn đã có sân thể

thao; Trạm y tế được xây mới một số công trình, đảm bảo phục vụ tốt công tác
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; Phần lớn đường giao thông trong khu dân cư đã
được bê tông hóa (đường trục xã 100%, đường trục thôn 92,74%, đường trục xóm
84,35%, đường ngõ xóm 84,44%).
c/ Thương mại dịch vụ
Thương mại dịch vụ tuy phát triển so với trước đây nhưng còn thấp (cả giá trị
và tỷ trọng) so với các địa phương lân cận, kinh doanh dịch vụ vẫn lấy phục vụ
nông nghiệp là chính.
Năm 2011, giá trị thương mại dịch vụ đạt 6,926 tỷ đồng, chiếm 8,13% tổng giá
trị sản xuất của xã (năm 2005 đạt 1,3 tỷ đồng, chiếm 8,01% tổng giá trị sản xuất),
tốc độ tăng bình quân trong 6 năm từ 2005 đến 2011 là khoảng 32,16%/năm.
2.2. Giáo dục - đào tạo
a. Số lượng
- Giáo dục mẫu giáo: Có 12 lớp, 25 giáo viên (96% đạt chuẩn), thu hút 350 cháu.
- Giáo dục phổ thông:
+ Hệ tiểu học: Có 16 lớp, 21 giáo viên (100% đạt chuẩn) và 414 học sinh.
+ Hệ trung học cơ sở: Có 16 lớp, 19 giáo viên (100% đạt chuẩn) và 240 học
sinh.
Ủy ban nhân dân xã Liệp Tuyết

11


Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai

b. Chất lượng giáo dục
Trong những năm qua, chất lượng giáo dục toàn diện ở các bậc học được nâng
lên rõ rệt. Tỷ lệ lên lớp và tốt nghiệp ở bậc tiểu học và trung học cơ sở đạt trên
97%.
- Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt 95-100%.

- Chất lượng giáo viên được nâng lên (mầm non đạt chuẩn 96%, tiểu học và
trung học cơ sở đạt chuẩn là 100%).
- Số học sinh chuyển cấp hàng năm đạt khoảng 99%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp
THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) đạt 70%.
- Số học sinh giỏi, giáo viên dạy giỏi và có đề tài sáng kiến thường xuyên tăng
lên.
- Xã Liệp Tuyết đã đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
2.3. Y tế, chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng
Công tác khám chữa bệnh ở tuyến cơ sở thường xuyên được quan tâm, trong
năm 2011 trạm đã khám và điều trị cho 4.335 lượt người bệnh. Chất lượng khám
chữa bệnh ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế là 50,1%.
Công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình được chú trọng thông qua tuyên truyền
và tổ chức chăm sóc sức khỏe sinh sản thường kỳ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là
1%, tỷ lệ sinh con thứ ba chiếm 14,2%.
2.4. Sự nghiệp văn hoá - thông tin- thể thao
- Toàn xã đã có 4/5 thôn đạt danh hiệu làng văn hóa, với 1.247/1.469 hộ gia
đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa.
- Các phong trào thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ được quan tâm lãnh đạo,
chỉ đạo thường xuyên của Đảng ủy và UBND xã.
- Hoạt động văn hóa - thông tin - thể thao đã được sự hưởng ứng nhiệt tình của
các ban ngành, cơ quan, đoàn thể và đông đảo nhân dân trong xã.
2.5. Công tác quốc phòng an ninh
- Trong những năm qua, công tác an ninh chính trị được củng cố và tăng cường,
trật tự an ninh, an toàn xã hội được đảm bảo.
- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền luôn chú trọng củng cố và xây dựng nền quốc
phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh. Hàng năm đảng ủy có nghị quyết
chuyên đề và lãnh đạo công tác quân sự địa phương đạt kết quả tốt.
Ủy ban nhân dân xã Liệp Tuyết

12



Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai

3. Mức sống dân cư
Từ năm 2005 đến nay, với những kết quả đạt được về tốc độ tăng trưởng kinh
tế, phát triển của từng ngành kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Liệp Tuyết
như trình bày ở phần trên, đã làm cho thu nhập và mức sống của người dân trên địa
bàn xã ngày càng được cải thiện.
- Thu nhập bình quân trên đầu người năm 2011 của xã đạt 15,1 triệu
đồng/người.
- Tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao, năm 2011 toàn xã có 225 hộ nghèo, chiếm
15,47% số hộ của xã.
- Bình quân lương thực có hạt năm 2011 đạt 473 kg/người, đảm bảo nhu cầu
lương thực trên địa bàn xã.
- 100% số hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn và được sử dụng nước hợp vệ sinh.
- Xã Liệp Tuyết không có nhà tạm, nhà dột nát, nhưng tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu
chuẩn của Bộ Xây dựng chỉ đạt 46%.
4. Tình hình quản lý và sử dụng đất
4.1. Công tác quản lý đất đai
4.1.1. Công tác tuyên truyền pháp luật, chính sách đất đai
Đến năm 2010, hệ thống tổ chức quản lý trong xã về Tài nguyên và Môi trường
cơ bản ổn định, đã đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ về quản lý đất đai, tài nguyên
và môi trường phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội.
Luật Đất đai và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý
sử dụng đất đai được phổ biến sâu rộng trong nhân dân nên các vụ việc tranh chấp
và các vi phạm về đất đai trong những năm gần đây ít xảy ra.
4.1.2. Công tác kiểm kê, thống kê đất đai
Chấp hành chỉ đạo chung của huyện, UBND xã đã chỉ đạo các thôn và ban
ngành chuyên môn nghiêm túc thực hiện việc kiểm kê đất đai định kỳ. Công tác

kiểm kê đất năm 2010 (theo kế hoạch số 140/KH-UBND ngày 18/09/2009 của
UBND huyện Quốc Oai) đã hoàn thành. Công tác đăng ký thống kê đất đai cũng
được xã thực hiện thường xuyên, nghiêm túc.
4.1.3. Công tác đo đạc, lập bản đồ
Thực hiện chỉ thị 364 của chính phủ, xã đã cùng tỉnh, huyện đo đạc bản đồ địa
giới hành chính xác định ranh giới hành chính với các xã giáp ranh trong huyện.
Hiện nay xã Liệp Tuyết đã lập được bản đồ địa chính đất phi nông nghiệp tỷ lệ
Ủy ban nhân dân xã Liệp Tuyết

13


Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai

1/1000 (diện tích 133,82 ha) và đất nông nghiệp tỷ lệ 1/2000 (diện tích 250,15 ha).
Tuy nhiên bản đồ và các hồ sơ chưa được kiểm tra và nghiệm thu chính thức.
4.1.4. Tình hình giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đến nay xã Liệp Tuyết đã tiến hành giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho nhân dân trong xã với số liệu cụ thể như sau.
- Đất nông nghiệp: 1.134 hộ với diện tích là 107,86 ha (chiếm 43,12%).
- Đất ở: 871 hộ với diện tích là 24,45 ha (chiếm 71,88%).
4.1.5. Kết quả thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Xã Liệp Tuyết chưa lập được quy hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên công tác quản
lý đất đai theo kế hoạch đã được thực hiện và dần đi vào nề nếp, chất lượng chuyên
môn được nâng lên rõ rệt và thực sự đi vào cuộc sống.
Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của xã được xây dựng theo đúng yêu cầu của
phòng Tài nguyên và Môi trường về nội dung và tiến độ.
Nhận xét chung:
- Xã đã thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị định của Chính phủ, các văn bản
của ngành Bộ Tài nguyên và Môi trường, của tỉnh và của huyện về quản lý và sử

dụng đất đai.
- Xã có một cán bộ địa chính chuyên trách cùng với bộ phận địa chính, giúp
UBND xã về mặt quản lý đất đai, theo dõi thống kê quỹ đất của xã.
- Về thu chi tài chính từ quỹ đất: nhìn chung việc xây dựng và thực hiện kế
hoạch thu chi tiền từ chuyển mục đích sử dụng đất đã thực hiện theo đúng các quy
định hiện hành.
- Thuế sử dụng đất đã thực hiện theo đúng quy định của Luật đất đai và quy
định của UBND tỉnh, huyện.
Trong những năm qua, cán bộ địa chính cơ sở được sự giúp đỡ của phòng Tài
nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND xã giải quyết đơn thư khiếu nại về
tranh chấp đất đai, thống kê quỹ đất đai của xã, bước đầu đã đi vào quản lý sử
dụng đất một cách hợp lý, giao cấp đất và làm các thủ tục cấp giấp chứng nhận
quyền sử dụng đất.
Các tồn tại chính: Một số tranh chấp đất đai chưa được giải quyết tốt.
4.2. Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 383,97 ha, bao gồm:
- Đất nông nghiệp:

250,15 ha, chiếm 65,15 % tổng diện tích tự nhiên
Ủy ban nhân dân xã Liệp Tuyết

14


Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai

- Đất phi nông nghiệp: 133,82 ha, chiếm 34,85 % tổng diện tích tự nhiên
Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất xã Liệp Tuyết năm 2011
Số
TT

1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
1.8
1.9
1.10
2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10
2.11
2.13
2.14
2.15
3
4
5
6


Loại đất
TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN
Đất nông nghiệp
Đất lúa nước
Đất trồng lúa nương
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Trong đó: Khu bảo tồn thiên nhiên
Đất rừng sản xuất
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự
nghiệp
Đất quốc phòng
Đất an ninh
Đất khu công nghiệp
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh
Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ
Đất cho hoạt động khoáng sản
Đất di tích danh thắng
Đất xử lý, chôn lấp chất thải
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng
Đất phát triển hạ tầng

Đất phi nông nghiệp khác
Đất chưa sử dụng
Đất đô thị
Đất khu du lịch
Đất khu dân cư nông thôn
Trong đó: Đất ở tại nông thôn



Diện tích
(ha)

Cơ cấu
(%)

383,97

100,00

NNP
DLN
LUN
HNK
CLN
RPH
RDD
DBT
RSX
NTS
LMU

NKH
PNN

250,15

65,15

234,48

61,07

10,26

2,67

0,41

0,11

5,00

1,30

133,82

34,85

CTS

1,18


0,31

0,26

0,07

0,20

0,05

0,20

0,05

1,68

0,44

1,18

0,31

14,93

3,89

80,58

20,99


50,04

13,03

34,01

8,86

CQP
CAN
SKK
SKC
SKX
SKS
DDT
DRA
TTN
NTD
SMN
DHT
PNK
DCS
DTD
DDL
DNT
ONT

Ủy ban nhân dân xã Liệp Tuyết


15


Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai

III. HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
1.1. Giao thông
a. Đường liên xã
Liệp Tuyết có 4 tuyến đường liên xã, tổng chiều dài 5,648 km, nền đường rộng
trung bình 5-6 m, đã được bê tông hóa 100%, chất lượng tôt.
- Đường đê tả Tích: Từ đại lộ Thăng Long qua xã Ngọc Liệp, Liệp Tuyết, Tuyết
Nghĩa và nối với tuyến đường huyện 01. Đoạn qua xã Liệp Tuyết dài 1,600 km,
mặt đường bê tông, nền đường rộng 5 m.
- Đường đê Tích đi Gò Trắt: Từ đê tả Tích qua thôn Đại Phu, thôn Bái Ngoại,
qua xã Nghĩa Hương và nối với tuyến đường huyện 01. Đoạn qua xã Liệp Tuyết
dài 1,978 km, mặt đường bê tông, nền đường rộng 6,0 m.
- Đường đê Tích đi Đồng Bún: Từ đê tả Tích qua thôn Đại Phu, thôn Vĩnh
Phúc, qua xã Nghĩa Hương và nối với tuyến đường huyện 07 (quy hoạch mới).
Đoạn qua xã Liệp Tuyết dài 1,390 km, mặt đường bê tông, nền đường rộng 5,5 m.
- Đường Bái Ngoại đi Đồng Bụt: Từ trạm bơm Gốc Gạo thôn Bái Ngoại đi
Đồng Bụt xã Ngọc Liệp và nối với đại lộ Thăng Long. Đoạn qua xã Liệp Tuyết dài
0,680 km, mặt đường bê tông, nền đường rộng 5,5 m.
b. Đường liên thôn
Liệp Tuyết có 6 tuyến đường liên thôn, tổng chiều dài 4,032 km, nền đường
rộng trung bình 4,5-5,4m (có 1 tuyến rộng 3 m), đã được bê tông hóa 100%, chất
lượng đường khá tôt.
- Đường Bái Nội đi đê tả Tích dài 0,918 km, mặt đường bê tông, nền đường
rộng 5,4m, chất lượng đường khá tôt.
- Đường Bờ Đài đi Đồng Phu dài 0,487 km, mặt đường bê tông, nền đường

rộng 4,5 m, chất lượng đường khá tôt.
- Đường Giếng Cống đi Cầu Tre dài 0,823 km, mặt đường bê tông, nền đường
rộng 5 m, chất lượng đường khá tôt.
- Đường Giếng Ngoại - Ông Rinh ( Bái Nôi) dài 0,397 km, mặt đường bê tông,
nền đường rộng 5,3m, chất lượng đường khá tôt.
- Đường Đình Nội - Mầm non Bái Ngoại dài 0,202 km, mặt đường bê tông, nền
đường rộng 3 m, chất lượng đường khá tôt.
- Đường Bờ đài - Đồng Mai dài 1,205 km, mặt đường bê tông, nền đường rộng
Ủy ban nhân dân xã Liệp Tuyết

16


Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai

5m, chất lượng đường khá tôt.
c. Đường nội thôn
Các tuyến đường nội thôn bao gồm đường trục thôn - xóm, đường ngõ xóm. Có
195 tuyến đường được thống kê với tổng chiều dài là 14,946 km, trong đó có
13,074 km có kết cấu mặt đường là bê tông xi măng và còn 1,873 km là đường đất.
Nền đường rộng 3-5m (trục thôn-xóm), 2-3m (đường ngõ xóm).
Thôn Thông Đạt có 25 tuyến đường được thống kê với tổng chiều dài 2,748
km, trong đó có 6 tuyến trục thôn-xóm dài 1,793 km (bê tông xi măng 1,772 km,
đường đất 0,021 km), 19 tuyến ngõ xóm dài 0,955 km (bê tông xi măng 0,707 km,
đường đất 0,248 km).
Thôn Đại Phu có 52 tuyến đường được thống kê với tổng chiều dài 3,762 km,
trong đó có 4 tuyến trục thôn-xóm dài 1,621 km (bê tông xi măng 1,487 km, đường
đất 0,135 km), 48 tuyến ngõ xóm dài 2,140 km (bê tông xi măng 2,030 km, đường
đất 0,111 km).
Thôn Vĩnh Phúc có 66 tuyến đường được thống kê với tổng chiều dài 4,262 km,

trong đó có 4 tuyến trục thôn-xóm dài 0,986 km (bê tông xi măng), 62 tuyến ngõ
xóm dài 3,276 km (bê tông xi măng 2,703 km, đường đất 0,573 km).
Thôn Bái Ngoại có 18 tuyến đường được thống kê với tổng chiều dài 1,314 km,
trong đó 1 tuyến trục thôn-xóm dài 0,272 km (bê tông xi măng), 17 tuyến ngõ xóm
dài 1,042 km (bê tông xi măng 0,987 km, đường đất 0,055 km).
Thôn Bái Nội có 34 tuyến đường được thống kê với tổng chiều dài 2,861 km,
trong đó 4 tuyến trục thôn-xóm dài 1,440 km (bê tông xi măng 1,175 km, đường
đất 0,265 km), 30 tuyến ngõ xóm dài 1,421 km (bê tông xi măng 0,935 km, đường
đất 0,486 km).
Trên các tuyến đường liên xã, đường liên thôn và nội thôn có tổng số 163 cống qua
đường, nhìn chung còn sử dụng được.
d. Đường nội đồng
Tổng cộng có 60 tuyến đường nội đồng thống kê với tổng chiều dài 18,340 km,
hầu hết là đường đất (có 1 tuyến bê tông dài 0,301 km). Có 20 tuyến đường trục
chính nôi đồng với tổng chiều 10,892 km và 40 tuyến đường nhánh nội đồng với
tổng chiều 7,448 km. Chiều rộng các tuyến khoảng 2-3m, có tuyến rộng tới 5m.
Trên các tuyến đường nội đồng có 139 cống qua đường, trong đó hầu hết số
cống cần sửa chữa.
Bảng 3: Tổng hợp đường giao thông trên địa bàn xã Liệp Tuyết
Ủy ban nhân dân xã Liệp Tuyết

17


Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai
Kết cấu mặt đường
Chiều


Số

Số
Rộng
Cấp
Tên đường
dài
tông
tông
Đất
TT
tuyến
(m)
phối
(km)
tốt
xấu
(km)
(km)
(km)
(km)
4
5,648
5,648
A Đường liên xã
5÷6
6
4,032 3÷5,4
4,032
B Đường liên thôn
C Đường nội thôn và nội đồng
43

5,963
2,383
0,117
3,306
I Thôn Thông Đạt
1
3
4
II

Đường trục thôn-xóm
Đường ngõ xóm
Đường nội đồng
Trục chính
Đường nhánh
Thôn Đại Phu

1
3
4
III

Đường trục thôn-xóm
Đường ngõ xóm
Đường nội đồng
Trục chính
Đường nhánh
Thôn Vĩnh Phúc

1

3
4
IV

Đường trục thôn-xóm
Đường ngõ xóm
Đường nội đồng
Trục chính
Đường nhánh
Thôn Bái Ngoại

1
3
4
V

Đường trục thôn-xóm
Đường ngõ xóm
Đường nội đồng
Trục chính
Đường nhánh
Thôn Bái Nội

1
3
4
-

Đường trục thôn-xóm
Đường ngõ xóm

Đường nội đồng
Trục chính
Đường nhánh
Cộng

10

2,233 3,6÷4,5

2,038

0,039

15

0,515

0,346

0,077

18

3,215

5

1,545

2÷3


1,545

13
61

1,670
7,528

2÷3

1,670
4,219

12

2,312

3÷5

2,155

40

1,176

2÷3

1,012


9

4,040

4

2,302

2÷3

2,302

5
78

1,738
7,909

2÷3

1,738
4,019

12

1,653

3÷4

1,453


54

2,610

2÷3

2,007

12

3,646

8

3,183

2÷3

4
25

0,463
4,159

2÷3

5

0,699


4

0,699

13

0,615

2÷3

0,322

7

2,846
2,342

2÷3

2,846
2,342

0,504

2÷3

0,504

5


2÷3

0,092
3,215

3,167

0,144

0,158
0,144

0,021
4,040

3,459

1,021

0,230

0,301

0,230

0,373
0,301

3,646


0,301

3,183

0,238

0,463
2,901

0,238

0,055

2
49

7,454

9

1,986

25

0,875

15
2


4,593
0,571

2÷3

4,593
0,571

13

4,022

2÷3

4,022

266

42,692

1,809

0,301

5,344

3÷4

1,585


0,011

0,391

2÷3

0,224

0,291

0,360

21,518

1,029

0,301

19,789

1.2. Thủy lợi
a.Hệ thống trạm bơm
Trên địa bàn xã có 7 trạm bơm: Có 2 trạm bơm tiêu do huyện quản lý, với tổng
công suất 31.000 m3/h. Xã quản lý 5 trạm bơm còn lại, với tổng công suất 3.430
Ủy ban nhân dân xã Liệp Tuyết

18


Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai

3

m /h, các trạm bơm này được xây dựng cách đây trên 20 năm. Nhìn chung các trạm
bơm đã xuống cấp, cần phải được nâng cấp, sửa chữa để đảm bảo năng lực tưới tiêu.
Bảng 4: Tổng hợp các trạm bơm thủy lợi trên địa bàn xã
Số
TT

Tên trạm bơm

1
2
3
4
5
6
7

Trạm bơm Thông Đạt
Trạm bơm Vĩnh Phúc
Trạm bơm đầu cầu Thông đạt
Trạm bơm Đầm sưa - Gò lạc
Trạm bơm Gốc Gạo
Trạm bơm gò trắt
Trạm bơm đồng bún

Loại trạm
bơm
(tưới, tiêu)
Tiêu

Tưới-tiêu
Tưới
Tiêu
Tưới-tiêu
Tưới
Tưới-tiêu

Công
suất
(m3/h)
24000
7000
540
540
540
270
1540

Tình
trạng kỹ
thuật
Kém
Kém
Kém
Kém
Kém
Kém
Kém

Đơn vị

quản lý
Huyện
Huyện






b. Hệ thống kênh mương
- Hệ thống kênh mương của xã có 102 tuyến với tổng chiều dài 42,540 km, bao
gồm: kênh cấp 1 là 6,410 km, kênh cấp 2 là 18,040 km và kênh cấp 3 là 18,090
km. Có 5,854 km đã được cứng hóa, còn 36,686 km chưa được cứng hóa.
- Riêng kênh cấp 3 do xã quản lý có 18,090 km, trong đó đã cứng hóa 3,070
km, đạt 16,97%.

Bảng 5: Tổng hợp hệ thống kênh mương
Số
Tuyến kênh mương
TT
I
II
III
IV
V

Thôn Thông Đạt
Thôn Đại Phu
Thôn Vĩnh Phúc
Thôn Bái Ngoại

Thôn Bái Nội
Tổng cộng

Số
tuyến

Chiều
dài Kênh
(km) cấp 1

Trong đó

14 3,920
35 11,900

0,800
3,600

2,310
1,070

0,810
7,230

Đã
cứng
hoá
0,894
2,090


29 12,660

0,650

8,640

3,370

1,530

11,130

11
24

6,510
7,550

0,920
0,440

0,850
0,490

5,660
7,060

102 42,540

6,410


3,010 2,580
3,010 4,100
18,04
18,090
0

5,854

36,686

Kênh
cấp 2

Kênh
cấp 3

Chưa
cứng
hoá
3,026
9,810

Những năm qua, huyện và xã đã chú trọng đầu tư cứng hóa, nạo vét kênh
mương, xây dựng mới và cải tạo các công trình thủy lợi. Nhưng đến nay nhìn
chung hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Các trạm bơm
được xây dựng từ lâu, đã xuống cấp, hệ thống kênh mương chủ yếu là mương đất
dễ bị vỡ, làm thất thoát nước, ảnh hưởng đến sản xuất.

Ủy ban nhân dân xã Liệp Tuyết


19


Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai

1.3. Hệ thống cấp điện
a/ Trạm biến áp
Lưới điện hạ áp trên địa bàn xã đã chuyển giao về ngành điện quản lý. Toàn xã
có 4 trạm biến áp.
- Trạm Thông đạt xã Liệp Tuyết có công suất 320KVA, đặt tại đầu cầu Thông
Đạt, cấp điện cho thôn Thông Đạt.
- Trạm Số 2 xã Liệp Tuyết có công suất 180KVA, đặt tại khu Năm Tấn, cấp
điện cho thôn Đại Phu.
- Trạm Số 1 xã Liệp Tuyết có công suất 320KVA, đặt tại khu Năm Tấn, cấp
điện cho thôn Bái Ngoại và Bái Nội.
- Trạm Vĩnh phúc - Liệp Tuyết có công suất 320KVA, đặt tại khu Gò Đồng
Mai, cấp điện cho thôn Vĩnh Phúc.
Ngoài ra trong 2 trạm bơm do huyện quản lý còn có 4 máy biến áp (trạm Thông
Đạt 3 máy, trạm Vĩnh Phúc 1 máy) với tổng công suất 1.330 KVA.
Tổng công suất các trạm biến áp trên địa bàn xã là 2.470 KVA.
Hệ thống trạm biến áp nói trên cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện tại
địa phương, tuy nhiên đến giai đoạn 2016-2020 cần phải bổ sung thêm công suất
tại khu vực thôn Bái Nội (hiện tại thôn Bái Ngoại và Bái Nội sử dụng chung trạm
biến áp số 1 công suất 320 KVA).
b/ Đường dây hạ thế
- Hệ thống đường dây cao thế và hạ thế trên địa bàn xã đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật của ngành điện.
- Lưới điện hạ áp sau khi chuyển về ngành điện quản lý được duy tu, bảo trì để
đảm bảo hoạt động tốt. Số hộ được sử dụng điện lưới thường xuyên, an toàn hiện nay

đạt 100%.
1.4. Bưu chính - Viễn thông
- Xã có 1 điểm bưu điện văn hóa tại thôn Đại Phu, diện tích 182 m 2 với các dịch
vụ thư tín, chuyển phát bưu phẩm...
- Ngoài điểm bưu điện văn hóa, hầu hết các hộ gia đình đều có điện thoại (98%
số hộ có điện thoại).
- Xã đã có kết nối Internet đến trụ sở UBND xã và các điểm truy cập Internet
tại 5/5 thôn.
Ủy ban nhân dân xã Liệp Tuyết

20


Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai

2. Hiện trạng công trình công cộng và hạ tầng xã hội
2.1. Trụ sở làm việc của Đảng ủy, HĐND và UBND xã
Trụ sở ủy ban nhân dân xã đặt vị trí tại thôn Đại Phu, thuận tiện giao thông,
giao dịch trong xã và giao lưu với các địa phương lân cận.
Diện tích trụ sở là 1.030 m2. Nhà xây kiên cố gồm 2 dãy nhà 2 tầng với 22
phòng làm việc đạt tiêu chuẩn và đủ trang thiết bị phục vụ công việc chuyên môn.
Diện tích sân là 1.247 m2, trong sân có cây xanh, có tường bao và cổng kiên cố.
Trong khuôn viên có đủ công trình vệ sinh, nhà để xe.
2.2. Cơ sở vật chất trường học
a. Trường mầm non:
Toàn xã có 1 trường chính và 3 điểm trường tại các thôn.
+ khu trung tâm diện tích đất 635 m 2 (số học sinh 150 cháu, bình quân 4,23
m2/1cháu), có 12 phòng học (đã kiên cố hóa được 8 phòng), 4 phòng chức năng (đã kiên
cố hóa), nhà vệ sinh 40m2, có tường bao, cổng trường.
+ Điểm trường mầm non thôn Thông Đạt diện tích đất là 395 m 2 (số học sinh 45

cháu, bình quân 8,8 m2/1cháu), có 2 phòng học kiên cố, nhà vệ sinh 30m 2, sân chơi
201m2.
+ Điểm trường mầm non thôn Đại Phu diện tích đất là 986m 2 (số học sinh 100
cháu, bình quân 9,86 m2/1cháu), có 4 phòng học đã kiên cố.
+ Điểm trường mầm non thôn Vĩnh Phúc diện tích đất 490m 2 (số học sinh 55
cháu, bình quân 8,91 m2/1cháu), có 4 phòng học đã kiên cố, nhà vệ sinh 23m 2, diện
tích sân chơi 300m 2.
* Tổng hợp trường Mầm non như sau:
- Tổng diện tích 2.506 m2. Bình quân diện tích đạt 7,16m 2/cháu.
- Tổng số 350 cháu.
- Tổng số 22 phòng học, trong đó 14 phòng kiên cố hoá.
- Tổng số giáo viên 25, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 24/25 đạt 96%
- Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường: Mẫu giáo đạt 95%, nhà trẻ đạt 52%.
Trường mầm non xã Liệp Tuyết chưa đạt chuẩn Quốc Gia
b. Trường tiểu học
- Xã Liệp Tuyết có 01 điểm trường.
- Tổng diện tích 5.498 m2 Bình quân 13,2 m2 / học sinh.
- Diện tích sân chơi 1.950 m2, diện tích bãi tập 1.900 m2.
- Phòng học 16 phòng học đã được kiên cố hoá.
- Tường bao 495m. nhà vệ sinh 48 m2, nhà để xe 45 m2.
Ủy ban nhân dân xã Liệp Tuyết

21


Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai

- Tổng số 414 học sinh.
- Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 100%.
- Tổng số 21 giáo viên, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 21/21đạt 100%

- Hiện nay trường chưa có các phòng chức năng.
- Trường chưa đạt chuẩn quốc gia
c. Trường trung học cơ sở
- Trường trung học cơ sở có 01 điểm trường.
- Tổng diện tích 5.198 m², bình quân 21,6m2/1hs.
- Diện tích sân chơi 1.000m2.
- Diện tích vườn hoa 300m2.
- Diện tích bãi tập 1000m2
- Phòng học: có 8 phòng đạt chuẩn.
- Phòng chức năng: có tổng số 16 phòng chức năng (sử dụng tạm phòng học).
- Tổng số 240 học sinh
- Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường 94,7%
- Tổng số giáo viên 19, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 19/19 đạt 100%.
- Trường chưa đạt chuẩn quốc gia
2.3. Cơ sở vật chất văn hóa thể thao
a. Văn hóa, thể thao
- Xã Liệp Tuyết hiện chưa có nhà văn hóa và khu thể thao trung tâm xã.
- Hiện tại 5/5 thôn đã có nhà văn hoá và 3/5 thôn đã có sân thể thao, nhưng
chưa đạt yêu cầu về diện tích đất và cơ sở vật chất.
+ Thôn Thông Đạt :
Diện tích 200 m2, hội trường 100 chỗ ngồi, sân khấu trong hội trường 16,2 m2,
chưa có sân thể thao. Trang thiết bị và các công trình phụ trợ so với tiêu chí còn
thiếu.
+ Thôn Đại Phu :
Diện tích nhà văn hoá 1.100 m2 ( bao gồm cả khuôn viên trường mầm non cũ),
diện tích sân thể thao 2.800 m2, hội trường 72 chỗ ngồi, sân khấu trong hội trường
16,2 m2, khu tập thể thao đơn giản 200m2. Trang thiết bị và các công trình phụ trợ
còn thiếu so với tiêu chí.
+ Thôn Vĩnh Phúc :
Diện tích nhà văn hoá 466 m2, diện tích sân thể thao 1.115 m2, hội trường 100

Ủy ban nhân dân xã Liệp Tuyết

22


Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai

chỗ ngồi, sân khấu trong hội trường 16,2 m2. Trang thiết bị và các công trình phụ
trợ còn thiếu so với tiêu chí.
+ Thôn Bái Ngoại :
Diện tích đất nhà văn hoá 945 m2, diện tích khu thể thao 5.400 m2, hội trường
100 chỗ ngồi, sân khấu trong hội trường 16,2 m2, khu tập thể thao đơn giản
1.400m2. Trang thiết bị và các công trình phụ trợ còn thiếu so với tiêu chí.
+ Thôn Bái Nội :
Diện tích nhà văn hoá 1.900 m2, chưa có sân thể thao, hội trường 100 chỗ ngồi,
sân khấu trong hội trường 16 m2. Trang thiết bị và các công trình phụ trợ còn thiếu
so với tiêu chí.
Tổng diện tích đât sử dụng cho nhà văn hóa là 4.611 m2, cho sân thể thao là 9.315 m2.
b. Các di tích đình, chùa, quán
Xã Liệp Tuyết có 15 công trình đình, chùa, quán cụ thể hiện trạng như sau:

Bảng 6: Các công trình đình, chùa trên địa bàn xã Liệp Tuyết
TT

Tên di tích

1
2
3


Đình làng Bái Nội
Chùa Bái Nội
Quán Sở Đại Phu
nhà Bia Liệt sỹ
thôn Đại Phu
Đình làng Đại Phu
Chùa Đại Phu
Đình Vĩnh Phúc
Chùa Vĩnh Phúc
Văn chỉ cụ Kiều
Phú
Đình Làng Bái
Ngoại
Chùa Ngoại
Đình Làng Thông
Đạt
Chùa Thông Đạt
Tượng Đài chiến
thắng Thông Đạt

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14

Diện tích
khuôn viên
(m2)
635
1759
257

Diện tích
xây dựng
(m2)
500
500
60

Vẫn sử dụng ổn định Chưa xếp hạng
Vẫn sử dụng ổn định Chưa xếp hạng
Vẫn sử dụng ổn định Chưa xếp hạng

30

30

Vẫn sử dụng ổn định Chưa xếp hạng

1950
600
750
1120


300
300
200
400

Vẫn sử dụng ổn định
Vẫn sử dụng ổn định
Vẫn sử dụng ổn định
Vẫn sử dụng ổn định

72

50

Vẫn sử dụng ổn định Chưa xếp hạng

441

200

Vẫn sử dụng ổn định Chưa xếp hạng

2000

500

Vẫn sử dụng ổn định Chưa xếp hạng
Xuống cấp nghiêm (UBND thành
trọng;

phố Hà Nội xếp
hạng 2012) Cần
xây mới, Tượng
đài chiến thắng,

4.192
752

150
200
250

Hiện trạng 2011

Ủy ban nhân dân xã Liệp Tuyết

Ghi chú

Chưa xếp hạng
Chưa xếp hạng
Chưa xếp hạng
Chưa xếp hạng

23


Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai

15


Đền Khánh Xuân

2100

1500

Đang thi công.

Đình, Chùa
(UBND tỉnh Hà
Tây Xếp hạng
2003) Cần xây
mới gác chuông,
gác trống

c. Hệ thống truyền thanh
- Hệ thống truyền thanh không dây của xã sử dụng tần số vô tuyến điện hiện tại
chưa có giấy phép sử dụng. Có 01 trạm phát thanh và 05 điểm tiếp sóng đặt tại 5
thôn hiện vẫn đang sử dụng tốt, cơ bản đáp ứng được nhu cầu thông tin tuyên
truyền của địa phương.
2.4. Cơ sở y tế
- Trạm y tế nằm trong khu vực trung tâm xã, tại thôn Đại Phu.
+ Diện tích khuôn viên: 1.246 m2.
+ Dãy nhà chính là nhà cấp 4, có diện tích 191 m 2, bố trí các phòng: phòng trực,
phòng bán thuốc, phòng khám và tiêm, phòng hộ sinh, phòng trưởng trạm, phòng kho.
+ Khu điều trị là nhà cấp 4, có diện tích 191 m 2 có 3 phòng bệnh (1 phòng hiện
đã xuống cấp), tổng số có 16 giường bệnh.
+ Trạm có vườn cây thuôc nam diện tích 50 m2 và 80 m2 sân phơi.
+ Nguồn nước sử dụng là nước giếng khoan, nước mưa.
+ Trang thiết bị: có 1 bộ máy xét nghiệm đơn giản, 1 kinh hiển vi, 1 máy siêu âm.

- Về cán bộ nhân viên: Trạm y tế hiện có 7 cán bộ (1 bác sỹ, 3 y sỹ, 2 y tá, kỹ thuật
viên, 1 Cán bộ y học cổ truyền chuyên trách), ngoài ra còn có 5 nhân viên y tế thôn
được đào tạo chuyên môn.
Trạm đã được đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật đủ điều kiện khám chữa bệnh cho
nhân dân ở tuyến cơ sở.
- Xã Liệp Tuyết đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế.
2.5. Chợ nông thôn
- Xã chưa có chợ trung tâm xã đạt tiêu chuẩn của bộ xây dựng.
- Có 05 điểm họp chợ ở 5 thôn, các điểm nhỏ lẻ không theo quy hoạch không
có ban quản lý, chưa có nhà vệ sinh, khu để xe, bãi thu gom rác thải, ảnh hưởng
đến giao thông ở các khu dân cư.
2.6. Nhà ở dân cư
Tổng số nóc nhà toàn xã là 1.274 ngôi nhà, trong đó nhà kiên cố là 219 ngôi
Ủy ban nhân dân xã Liệp Tuyết

24


Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai

(chiếm 17,19% tổng số), nhà cấp 4 có 1.055 ngôi (chiếm 82,81% tổng số), không
có nhà tạm và nhà dột nát. Số nhà đạt chuẩn của Bộ Xây dựng là 582 nhà (chiếm
46% tổng số nhà)
3. Hiện trạng môi trường
3.1. Hệ thống cấp nước sinh hoạt:
Xã chưa có công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Các hộ dân chủ yếu dùng
nước giếng đào và giếng khoan để sử dụng. Toàn xã có 432 giếng đào và 816
giếng khoan. Nhìn chung nguồn nước sinh hoạt tương đối hợp vệ sinh nhưng mức
độ đạt tiêu chuẩn nước sạch chưa đánh giá được chính xác.
3.2. Hệ thống thoát nước thải:

Nước thải sản xuất trên địa bàn chưa nhiều vì còn ít cơ sở sản xuất công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp. Nước thải sinh hoạt ở các hộ được xử lý cục bộ để tưới vườn,
nhưng phần lớn thải ra hệ thống rãnh thoát nước, mương, hồ. Trên địa bàn xã chưa
có công trình xử lý nước thải tập trung. Tại các cơ sở chăn nuôi tập trung nước thải
cũng chỉ được xử lý đơn giản trước khi chảy ra ao hồ, kênh mương.
3.3. Bãi tập kết rác thải:
Xã đã đã có 4/5 thôn có bãi tập kết rác: Thôn Đại Phu tại khu vực Nhà Vường
diện tích 3.000 m2, thôn Vĩnh Phúc tại khu vực Hồ Đá Dú diện tích 1.500m2 (đang
đầu tư xây dựng với tổng kinh phí 500 triệu đồng), thôn Bái Ngoại tại khu vực Gò
Trắt diện tích 600m2, thôn Bái Nội tại khu vực chùa Lụi diện tích 1.000m 2 (sẽ di
chuyển sang vị trí khác).
3.4. Nghĩa trang:
Hiện tại toàn xã có 1 nghĩa trang liệt sĩ, 5 khu nghĩa trang nhân dân tại 5 thôn.
Tổng diện tích đất nghĩa trang hiện có là 1,18 ha. Các nghĩa trang đã được quản lý,
có người quản trang, việc chôn cất được tổ chức theo quy củ.
Bảng 7: Hiện trạng nghĩa trang xã Liệp Tuyết
Thôn

Địa điểm

Thôn Thông Đạt
Khu Ông Voi
Khu Ma Vương
Thôn Đại Phu
Khu Ma Đống
Khu Nhà Vường
Thôn Vĩnh Phúc
Khu Trũng Trai
Gò Trại Vắt
Ủy ban nhân dân xã Liệp Tuyết


Diện tích (ha)
0,21
0,10
0,11
0,21
0,10
0,11
0,20
0,10
0,10
25


×