Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Quá trình thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của đảng ở tỉnh hà tây (1996 2005)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.1 KB, 33 trang )

Đại học quốc gia hà nội
Tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn
---000---

Nguyễn thị năm

Quá trình thực hiện đ-ờng lối công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của đảng
ở tỉnh hà tây (1996 - 2005)

Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử
Ng-ời h-ớng dẫn: PGS.TS Hoàng Hồng

Hà nội - 2009

1


Đại học quốc gia hà nội
Tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn
********

Nguyễn thị năm

Quá trình thực hiện đ-ờng lối công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của đảng
ở tỉnh hà tây (1996 - 2005)

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56


Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử
Ng-ời h-ớng dẫn: PGS.TS Hoàng Hồng

Hà nội - 2009

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển

kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia. Đối với Việt Nam việc đầu tư phát
triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn càng có vị trí quan trọng, có ý
nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Điều đó đã
được minh chứng bằng thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
Để nền kinh tế của đất nước có thể phát triển nhanh, ổn định và
bền vững, trước hết là phải đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp,
nông thôn, coi nông nghiệp là một ngành kinh tế chủ đạo, tạo tiền đề
cho các ngành kinh tế khác phát triển. Nhận thức rõ tầm quan trọng của
việc phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, Đảng và Nhà nước ta
đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm đổi mới chính sách phát triển nông
nghiệp theo định hướng CNH, HĐH. Nhờ đó, nông nghiệp nước ta đã
đạt được những thành tựu quan trọng, đưa đất nước ra khỏi tình trạng
khủng hoảng kinh tế - xã hội. Cho nên, việc tổng kết những thành công
và hạn chế trong việc thực hiện đường lối phát triển nông nghiệp, nông
thôn của Đảng để có một hướng đi đúng đắn là rất quan trọng.
Hà Tây thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, là một tỉnh có nền
kinh tế nông nghiệp với nhiều làng nghề truyền thống phát triển. Trong
những năm qua, Đảng bộ Hà Tây đã chỉ đạo triển khai thực hiện đường

lối lãnh đạo của Đảng vào tình hình thực tế ở địa phương để phát triển
kinh tế nông nghiệp, nông thôn làm cho Hà Tây từ một nền nông
nghiệp tự cung tự cấp, đã vững bước đi lên thành tỉnh đảm bảo an ninh
lương thực; từng bước tiếp cận thị trường với nền sản xuất hàng hoá có
giá trị kinh tế cao; bộ mặt nông thôn Hà Tây có nhiều khởi sắc, chất
lượng cuộc sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, bên
cạnh những thành tựu đạt được, trong quá trình lãnh đạo, Đảng bộ Hà
3


Tây cũng còn một số hạn chế cần khắc phục.
Đặc biệt, hiện nay Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, Hà Tây
đã sáp nhập vào thành phố Hà Nội, nông nghiệp, nông thôn Hà Tây
đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Về cơ hội: Nông
nghiệp, nông thôn Hà Tây sẽ có thêm nhiều cơ hội để phát triển; mở
rộng thị trường để xuất khẩu nông sản, thúc đẩy đổi mới công nghệ sản
xuất hàng hoá, chế biến nông sản, thu hút nhiều hơn vốn đầu tư nước
ngoài. Về thách thức: Nông nghiệp, nông thôn Hà Tây còn lạc hậu cả
về cơ sở vật chất kỹ thuật lẫn cơ chế quản lý, tỷ lệ người nghèo tập
trung chủ yếu ở nông thôn.
Trong bối cảnh mới, cần phải tổng kết, đánh giá một cách khách
quan khoa học thực trạng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của Hà
Tây trong những năm qua và những cơ hội, thách thức đối với nông
nghiệp, nông thôn Hà Tây trong tình hình mới, trên cơ sở đó chỉ ra
được hạn chế, bài học kinh nghiệm nhằm đẩy mạnh sự nghiệp CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn của Hà Tây nay thuộc Hà Nội trong
những năm tới là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng.
Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Quá trình
thực hiện đƣờng lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn của Đảng ở tỉnh Hà tây (1996 - 2005)” để viết luận văn

thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nông nghiệp, nông thôn có vị trí quan trọng trong quá trình cách
mạng XHCN cũng như trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Vì vậy,
đường lối, chủ trương của Đảng trên mặt trận nông nghiệp được các
nhà lý luận, các nhà lãnh đạo quan tâm nghiên cứu. Trên phạm vi cả
nước đã có nhiều công trình của các nhà khoa học đề cập đến vấn đề ở
4


những góc độ khác nhau. Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu:
Các cuốn sách: “Một số vấn đề kinh tế HTX nông nghiệp Việt
Nam”, tập thể tác giả Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc
gia, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1991; “Đổi mới quản lý kinh tế
nông nghiệp, thành tựu, vấn đề và triển vọng”, Nguyễn Văn Bích (chủ
biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995; “Thực trạng CNH, HĐH
nông nghiệp nông thôn Việt Nam” Lê Mạnh Hùng (chủ biên), Nxb
Thống kê, Hà Nội, 1998; “Thực trạng nông nghiệp, nông thôn và nông
dân ở nước ta” của Nguyễn Sinh Cúc, Nxb Thống Kê, Hà Nội, 1999;
“Con đường CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn”, Chu Hữu Quý,
Nguyễn Kế Tuấn (đồng chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2001; “Con đường CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”, Lê
Huy Ngọ (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002; “CNH,
HĐH nông nghiệp và nông thôn ở tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh”, Mai Thị
Xuân, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội, 2003; “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn từ 1991- 2002”, Lê Quang Phi,
Luận án tiến sĩ Lịch sử, Học viện chính trị quân sự, Hà Nội, 2006;
"Đảng bộ huyện Thanh Oai lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2005”, Phạm Thị Vượng, Khoá

luận cử nhân lịch sử, Trường ĐHKHXH và NV, Hà Nội, 2007;
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại tỉnh Hà Tây và một số
giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hàng hoá đến năm
2010 ”, Nguyễn Thị Thu Hằng, Luận văn cử nhân kinh tế, Trường Đại
học kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2007...Ngoài ra còn có một số bài viết
trên các báo, tập san, tạp chí nông nghiệp, nông thôn có liên quan đến
đề tài.
Nhìn chung các công trình này chủ yếu nghiên cứu về thực trạng

5


tổ chức HTX, kinh nghiệm tổ chức và những giải pháp nhằm đẩy mạnh
phát triển các hình thức hợp tác của hộ nông dân. Nghiên cứu đổi mới
cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp; đầu tư cơ sở vật chất tạo điều kiện
thuận lợi cho nông nghiệp, nông thôn nước ta phát triển. Nghiên cứu
con đường của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn từ đó đề ra những
phương hướng và giải pháp đối với những vấn đề đặt ra trong quá trình
CNH, HĐH; rút ra bài học học kinh nghiệm cho sự phát triển của giai
đoạn sau.
Các công trình nghiên cứu chủ yếu đề cập đến vấn đề khoa học
kinh tế mà ít đề cập đến góc độ lịch sử. Đối với việc nghiên cứu Đảng
bộ Hà Tây lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn lại càng hạn chế.
Hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh
đạo thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong những năm
1996 - 2005.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Khôi phục chân thực quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Hà Tây
trong việc thực hiện đường lối CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của

Đảng ở tỉnh Hà Tây (1996-2005).
Làm rõ những chuyển biến kinh tế nông nghiệp, nông thôn qua
việc thực hiện đường lối CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng
ở tỉnh Hà Tây
Nêu được những thành tựu đạt được và những hạn chế cần khắc
phục và rút ra một số bài học kinh nghiệm thiết thực.
Nhiệm vụ

6


- Tập hợp và lựa chọn những tài liệu lịch sử có liên quan đến quá
trình thực hiện chủ trương CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của
Đảng ở tỉnh Hà Tây trong những năm 1996 - 2005.
- Hệ thống các chủ trương của Đảng về CNH, HĐH nông nghiêp,
nông thôn; các biện pháp của Đảng bộ tỉnh Hà Tây chỉ đạo thực hiện
chủ trương của Đảng trong những năm 1996 - 2005 và trình bày quá
trình trên theo tiến trình lịch sử.
- Khảo sát thực tiễn thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn ở tỉnh Hà Tây và bước đầu tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Các chủ trương và biện pháp của Đảng bộ tỉnh Hà Tây và những
diễn biến cụ thể trong quá trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn ở tỉnh Hà Tây.
Phạm vi nghiên cứu
Các vấn đề liên quan đến quá trình thực hiện CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn ở tỉnh Hà Tây trong những năm 1996 - 2005, trọng
tâm nghiên cứu là: Các chủ trương của Đảng về CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn; các biện pháp của Đảng bộ tỉnh Hà Tây chỉ đạo thực

hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; thực hiện cơ khí hoá,
thuỷ lợi hoá và ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp;
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; phát triển công nghiệp - dịch vụ
nông thôn; phát triển cơ cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn.
5. Nguồn tài liệu, phƣơng pháp nghiên cứu

7


Nguồn tài liệu
- Các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản
Việt Nam lần thứ VI, VII, VIII, IX, X; Các Nghị quyết, Chỉ thị của
Đảng, Đề án của Ban cán sự Đảng Chính phủ.
- Các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định của Đảng bộ tỉnh Hà Tây
khoá VII, Khoá VIII, IX. Các báo cáo tổng kết về tình hình nông
nghiệp nông thôn của các cơ quan, sở, ban ngành trong tỉnh.
- Các công trình nghiên cứu có liên quan đến nội dung đề tài.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử để mô tả trình bày quá
trình Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn những năm 1996 - 2005 và phương pháp logic để
tổng hợp khái quát và nhận xét đánh giá quá trình đó. Ngoài ra còn sử
dụng phương pháp thống kê, so sánh, để làm rõ các sự kiện lịch sử.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, cấu trúc luận
văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Các căn cứ để thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn ở tỉnh Hà Tây.
Chƣơng 2: Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo thực hiện CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn (1996 - 2005).

Chƣơng 3: Một vài nhận xét về thành tựu, hạn chế và bài học
kinh nghiệm.

8


CHƢƠNG 1
CÁC CĂN CỨ ĐỂ THỰC HIỆN CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP,
NÔNG THÔN Ở TỈNH HÀ TÂY
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI CỦA TỈNH HÀ TÂY

Vị trí địa lý
Hà Tây là tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong toạ độ điạ lý
từ 20 0 33' - 21 0 18' vĩ độ Bắc và 105 017 ’ - 1050 59 ’ kinh độ Đông. Phía
Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, phía Đông giáp
thủ đô Hà Nội và tỉnh Hưng Yên, phía Tây giáp Hoà Bình và Phú Thọ.
Từ Hà Nội có nhiều mạch máu giao thông chiến lược qua Hà Tây
rồi toả đi nhiều miền của đất nước: đường 32 qua Phùng, thị xã Sơn
Tây, lên Trung Hà sang Phú Thọ - cửa ngõ Việt Bắc; đường 6 qua thị
xã Hà Đông, Xuân Mai lên Hoà Bình và Tây Bắc; quan trọng nhất là
tuyến quốc lộ số 1 nối thủ đô Hà Nội với thành phố Hồ Chí Minh;
tuyến đường sắt xuyên Việt chạy qua địa bàn các huyện Thường Tín,
Phú Xuyên với chiều dài gần 30km. Ngoài ra, giao thông đường thuỷ
cũng rất phát triển với đoạn sông Hồng chảy qua địa bàn tỉnh dài
127km và sông Đà là 32km. Với vị trí này tạo điều kiện thuận lợi để Hà
Tây khai thác và phát huy các thế mạnh của mình.
Tổng diện tích tự nhiên của Hà Tây là 2.191,6 km2 , trong đó diện
tích vùng đồng bằng chiếm 66,4% còn lại 33,6% là diện tích đồi núi.
Vùng đồng bằng rộng lớn, màu mỡ thuộc châu thổ sông Hồng chính là
điều kiện quan trọng để Hà Tây phát triển kinh tế nông nghiệp, thâm

canh lúa nước cho năng xuất cao. Ngoài ra với hàng nghìn héc ta gò đồi
thuộc vùng bán sơn địa là tiềm năng lớn để gieo trồng hoa màu, cây
công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc. Rừng quốc gia Ba Vì là nơi
9


hội tụ của nhiều loại cây gỗ quý, thuốc quý và một số loài thú hiếm.
Các loại đá vôi, đá ong, đá đỏ là tài nguyên có giá trị lớn đối với
nghề xây dựng kiến trúc cũng được tìm thấy.
Địa giới hành chính
Hà Tây trong lịch sử có nhiều lần biến đổi. Hà Đông và Sơn
Tây là hai tỉnh được thành lập từ thời Pháp thuộc và được duy trì
nguyên trạng cho tới đầu năm 1965. Trước yêu cầu của tình hình mới,
ngày 21 - 4 - 1965, Ban Thường vụ Quốc hội đã phê chuẩn quyết
định số 103-NQ/TVQH về việc hợp nhất hai tỉnh Hà Đông và Sơn
Tây thành tỉnh Hà Tây.
Sau khi đất nước hoà bình, thống nhất, tiến lên xây dựng
XHCN, Hà Tây lại sáp nhập với Hoà Bình thành một tỉnh lấy tên là
Hà Sơn Bình vào năm 1976. Tiếp đó, theo kế hoạch xây dựng vào bảo
vệ thủ đô Hà Nội, năm 1979 một bộ phận của tỉnh Hà Sơn Bình bao
gồm 6 huyện, thị đã cắt chuyển về Hà Nội là: Ba Vì, Thạch Thất,
Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức và thị xã Sơn Tây.
Thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên XHCN do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đề ra, Quốc hội
khoá VII đã quyết định chia lại và điều chỉnh một số tỉnh, thành phố.
Hà Sơn Bình lại được tách thành hai đơn vị hành chính là tỉnh Hà
Tây và tỉnh Hoà Bình, đồng thời các huyện thị sáp nhập vào Hà Nội
năm 1979 lại được trả về cho Hà Tây. Như vậy từ khi tái lập tỉnh (1 10 - 1991), Hà Tây có 14 đơn vị hành chính là thị xã Hà Đông, thị xã
Sơn Tây cùng 12 huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai,
Đan Phượng, Hoài Đức, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín, Phú

Xuyên, ứng Hoà, Mỹ Đức; với 324 xã, phường, thị trấn. Tỉnh lỵ của
Hà Tây đặt tại thị xã Hà Đông, nằm trên trục đường số 6, cách trung
10


tâm thủ đô Hà Nội 11 km về phía Tây.
Địa hình
Hà Tây là vùng có địa hình khá đa dạng, vùng đồi núi phía Tây và
vùng đồng bằng phía Đông, độ cao dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông
Nam
Vùng đồi núi phía Tây bao gồm một số dãy núi lớn như núi Ba Vì,
núi đá vôi Nương Ngái, Hương Sơn, trong đó vùng núi Ba Vì là vùng
sinh thái hoàn chỉnh (bao gồm cả vườn quốc gia Ba Vì) với diện tích
7.000 ha. Núi còn có tên là núi Tản Viên, vươn cao ba ngọn, ngọn cao
nhất (1.281m) cũng là điểm cao nhất tỉnh. Vùng núi đá vôi Nương Ngái Hương Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với chiều dài trên 30
km. Vùng núi này là ranh giới giữa hai tỉnh Hoà Bình và Hà Tây, hệ sinh
thái là danh lam thắng cảnh.
Vùng đồng bằng phía Đông rộng 169.742 ha, chiếm 65% diện tích
tự nhiên toàn tỉnh. Địa hình vùng đồng bằng nghiêng từ Tây sang Đông
và từ Bắc xuống Nam. Độ cao trung bình của bề mặt đồng bằng từ 2 m
đến 10 m, đặc biệt có một số khu trũng cao 0,8 - 1 m.
Vùng đồng bằng được chia thành hai phần: vùng bãi ngoài đê và
vùng đồng bằng trong đê. Trong đó vùng bồi ngoài đê của đồng bằng
sông Hồng, sông Đáy và một phần của sông Đà có diện tích trên 20
nghìn ha, chiếm khoảng 7,9% diện tích toàn tỉnh; đây là vùng phì nhiêu,
thích hợp với trồng cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng trong
đê là vựa lúa chính của tỉnh Hà Tây với diện tích gieo trồng trên 124
nghìn ha (bằng 58% diện tích tự nhiên của tỉnh) và 3.800 ha mặt nước
dùng nuôi trồng thuỷ sản.
Khí hậu

11


Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, cũng như các tỉnh khác
trong vùng, Hà Tây có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, trong năm có 2
mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Tuy vậy, do đặc điểm địa hình, Hà
Tây hình thành 3 vùng khí hậu khác nhau:
Vùng đồng bằng: độ cao trung bình 5 - 7 m, có khí hậu của đồng
bằng sông Hồng. Vùng này chịu ảnh hưởng của gió biển, khí hậu nóng
ẩm hơn, nhiệt độ trung bình trong năm là 23,8 độ C; lượng mưa trung
bình 1700 - 1800 mm.
Vùng đồi: độ cao trung bình 15 - 20 m; có khí hậu “lục địa”, chịu
ảnh hưởng của gió Lào, nhiệt độ trung bình trong năm 23,5 độ C; lượng
mưa 2300 - 2400 mm/năm.
Vùng núi Ba Vì: Từ độ cao 700 m đến đỉnh núi Ba Vì là 1282 m,
có khí hậu mát, nhiệt độ trung bình cả năm là 18 độ C.
Đất đai
Hà Tây có tiềm năng quỹ đất và khả năng phát triển các loại cây
22

trồng, vật nuôi. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là: 2191,6 km 2
(219.160 ha). Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất như sau:
- Đất nông nghiệp 136.786,47 ha chiếm 62,3%
- Đất phi nông nghiệp 75.674,99 ha chiếm 34,4%
- Đất chưa sử dụng 7.168,24 ha chiếm 3,3%.
Đất nông nghiệp chủ yếu thuộc vùng đồng bằng phía Nam tỉnh có
độ phì cao gồm 68 ngàn ha thuận lợi cho phát triển cây lương thực, rau
mầu và cây công nghiệp ngắn ngày. Đất vùng đồi núi 31,4 ngàn ha chủ
yếu đất nâu vàng thuận lợi cho phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp
dài ngày. Đất lâm nghiệp tuy ít nhưng có rừng đặc dụng, rừng phòng hộ

12


chiếm 58%, có hệ thực vật phong phú đa dạng. Đất chuyên dùng chủ
yếu là đất thủy lợi, mặt nước chuyên dùng chiếm 38%, đất giao thông
26,8% và đất quốc phòng 15,8%.
Nhìn chung, đất đai của Hà Tây có độ PH cao, với nhiều loại địa
hình có thể trồng được nhiều loại cây ngắn ngày, cây dài ngày, cây
lương thực, cây công nghiệp, đồng cỏ chăn nuôi. Vùng gò đồi còn
nhiều đất giành cho xây dựng các cơ sở CN hoặc khu CN tập trung và
các cơ sở du lịch.
Nguồn nƣớc
Tài nguyên nước của Hà Tây có đủ về dung lượng lượng và chất
lượng, nếu sử dụng hợp lý sẽ đảm bảo bền vững cho phát triển kinh tế xã hội (cả nước mặt và nước ngầm). Hệ thống sông suối khá dày và
phân bố trải đều với những sông lớn như sông Hồng, sông Đà bao bọc ở
phía Đông, phía Bắc (sông Đà, sông Hồng chảy qua tỉnh 159 km, sông
Đáy chảy qua tỉnh 103 km), sông Tích, sông Bùi và mạng lưới sông
ngòi nội tỉnh phong phú và hàng chục hồ, đầm lớn với trên 3500 ha.
Khối lượng nước mặt khá lớn khoảng 180 - 250 tỷ m3 /năm. Nước ngầm
khá dồi dào và nông (độ sâu trên 10 m).
Hệ thống sông gồm 6 sông chính: Sông Hồng, sông Đà và 5 sông
nội tỉnh. Sông Hồng có chiều dài đi qua địa bàn tỉnh Hà Tây là 127 km,
sông Đà dài 32 km; các sông khác như sông Đáy dài 114 km, sông Tích
dài 110 km, sông Bùi dài 32 km, sông Nhuệ hơn 10 km. Toàn tỉnh có
27 hồ chứa lớn nhỏ với tổng dung tích là 189,44 triệu m3 trong đó: Hồ
Đồng Mô - Ngải Sơn khoảng 86 triệu m3 ; Hồ Suối Hai khoảng 48 triệu
m3 ; Hồ Đồng Xương khoảng 14 triệu m3 ; Hồ Quan Sơn khoảng 12,5
triệu m3 ; Hồ Văn Sơn khoảng 7,5 triệu m3 ; Hồ Xuân Khanh khoảng 6,2
triệu m3 ; Hồ Tân Xã: Khoảng 4,0 triệu m3 . Còn lại là các hồ nhỏ có
13



dung tích dưới 3,0 triệu m3 . Nước tự chảy tưới cho khoảng 12.000 ha;
nước bơm tưới cho khoảng 60.000 ha.
Nhìn chung khí hậu và hệ thống sông suối của Hà Tây tạo điều
kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp sản xuất lương thực, chăn
nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Song cần có biện pháp chủ động nguồn
nước trong sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô, đồng thời chú trọng
công tác dự báo, phòng trừ dịch bệnh cho nhân dân và sản xuất.
Tài nguyên rừng
Hà Tây có 2 khu rừng tự nhiên: rừng Quốc gia Ba Vì có diện tích
7.400 ha với chủng loại thực vật phong phú và qúi hiếm, 872 loài thực
vật bậc cao thuộc 427 chi, trong 60 họ đã được xác định. Khu rừng
chùa Hương (huyện Mỹ Đức) cũng có nhiều loại thực vật quý hiếm
được nhà nước công nhận là khu văn hoá lịch sử, được phân loại là
rừng đặc dụng.
Tài nguyên khoáng sản
Theo sơ đồ địa chất và khoáng sản năm 1982, Hà Tây có các
khoáng sản chính là: đá vôi, đá granit, đất sét, cao lanh, vàng sa
khoáng, sắt, đồng, pyrit, than bùn, nước khoáng..v.v...với trữ lượng khá
lớn, có thể khai thác và chế biến ở qui mô vừa và lớn.
Khoáng sản kim loại: Quặng sắt trữ lượng khoảng 16.149 tấn,
đồng, vàng gốc và vàng sa khoáng ...
Nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng: Phong phú và đa dạng về
chủng loại bao gồm: Cuội sỏi, sét gạch, bột màu, puzlan, đá bazan, đá
vôi xi măng, đá vôi xây dựng, đá ốp lát, đá ong.
Khoáng sản làm nguyên liệu phân bón, hoá chất: Pyrit trữ lượng
14



16.744.000 tấn quặng Pyrit trong đó có 1.640 tấn lưu huỳnh, còn ở
Minh Quang 10.710 tấn trong đó trữ lượng lưu huỳnh chiếm 750,45 tấn.
Than bùn trữ lượng trên 1 triệu tấn như Can Mục Thạch Thất và
Bằng Tạ (Ba Vì); các điểm khác có trữ lượng từ vài chục đến vài trăm
tấn. Nhìn chung than bùn ở Hà Tây có chất lượng tốt, có thể làm
nguyên liệu sản xuất phân bón...
Kaolin trữ lượng mỗi mỏ và điểm khoáng từ vài trăm tấn đến
hơn chục triệu tấn. Các loại khoáng sản phân bố nhiều nơi trong tỉnh.
Trong đó chú ý nhất là khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất vật liệu
xây dựng như Đá bazan. Đây là các loại đá có độ khoáng nén, khoáng
kéo cao, mức độ kết tinh tốt, có thể sử dụng làm vật liệu xây dựng, bê
tông, rải đường và làm phụ gia xi măng. Do vậy trong thời gian tới cần
có các biện pháp quản lý, giữ gìn tài nguyên đá bazan như một tài sản
quí giá.
Về cảnh quan, di tích lịch sử
Hà Tây là mảnh đất với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, làm
mê đắm lòng người. Đó là núi Tản Viên thờ thần Sơn Tinh, người đứng
đầu trong “tứ bất tử”, làng Việt cổ Đường Lâm với đất 2 Vua (Phùng
Hưng, Ngô Quyền), danh lam thắng cảnh chùa Hương với “Nam thiên
đệ nhất động”; quần thể núi Thầy (Quốc Oai) với “Nhị Thập Bát Tú
Sơn”, được ví như vịnh Hạ Long cạn. Lao động và tài năng của người
dân Hà Tây đã sáng tạo ra nhiều công trình có giá trị văn hoá và nghệ
thuật đặc sắc như chùa Bối Khê (Thanh Oai), đình Tây Đằng (Ba Vì),
chùa Mía (Sơn Tây), chùa Trăm Gian (Chương Mỹ), chùa Tây Phương
(Thạch Thất). Hà Tây có 2.388 di tích lịch sử - văn hoá, đến năm 2006
đã có 1086 di tích được Nhà nước xếp hạng. Nhiều giá trị văn hoá phi
vật thể như hò cửa đình, hát dô, chèo tàu, rối nước...; nhiều cảnh quan
15



kỳ thú thuộc vùng đồi núi Ba Vì, Sơn Tây, Thạch Thất, Mỹ Đức (Ao
Vua, Khoang Xanh, Suối Tiên, Đồng Mô, Đầm Long, hồ Quan Sơn...)
Tài nguyên cảnh quan, di tích lịch sử cùng với vị trí địa lý thuận lợi tạo
ra tiềm năng, lợi thế du lịch rất lớn của tỉnh.
Điều kiện dân cƣ - xã hội
Năm 2005 dân số Hà Tây có 2.543.496 người, mật độ dân cư
trung bình tương ứng các năm 1996 là 1.062 người/km2, năm 2000 là
1.105 người/km2, năm2001 là: 20051.158 người/km2 ; gấp trên 4 lần
mật độ trung bình của cả nước. Mật độ dân số cao nhất khu vực nông
thôn là huyện Hoài Đức 2091 người/km2 , thấp nhất là huyện Ba Vì 606
người/km2 . Cộng đồng dân cư tỉnh Hà Tây gồm 4 dân tộc: Kinh, Tày,
Mường, Dao trong đó đông nhất là người Kinh chiếm 99%.
Số người trong độ tuổi 15 trở lên có 1.869.469 người, trong đó số
người làm việc trong các ngành kinh tế có 1.299.371, trong đó lao động
trực tiếp trong lĩnh vực Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản có 699.038
người, chiếm 53% số lao động làm việc tại các ngành kinh tế. Lao động
có tay nghề kỹ thuật ở 1/3 số xã trong toàn tỉnh có làng nghề tiểu thủ
công nghiệp. Về trình độ văn hoá trong lao động nông nghiệp: 21% có
trình độ Trung học phổ thông; 62% trình độ Trung học cơ sở, 14% có
trình độ Tiểu học. Qua kết quả khảo sát của Cục Thống kê Hà Tây năm
2005, lực lượng lao động đang tham gia hoạt động kinh tế của toàn tỉnh
chiếm 51% dân số (tương đương cả nước 51%), Trong đó lao động nữ
chiếm 53,3% và được chia ra như sau:
Trong tổng số lực lượng lao động đang tham gia hoạt động kinh
tế: Lao động có trình độ Tiến sĩ là 155 người; lao động có trình độ Thạc
sĩ là 1088 người; lao động có trình độ đại học là 36.167 người; lao
động có trình độ cao đẳng là 21.392 người; lao động có trình độ trung
16



cấp 41.786 người; lao động có trình độ từ đào tạo dạy nghề dài hạn là
39.240 người; số lượng lao động chưa qua đào tạo dài hạn hoặc chỉ mới
được truyền nghề, dạy nghề ngắn hạn là 1.157.670 người.
Tóm lại: Hà Tây có các điều kiện về vị trí địa lý, tài nguyên thiên
nhiên, dân cư, truyền thống ... là cơ sở thuận lợi để phát triển kinh tế
toàn diện. Diện tích đất nông nghiệp lớn là điều kiện để phát triển nông
nghiệp đa dạng vùng ven đô. Có thị trường tiêu thụ hàng nông sản thực
phẩm rộng lớn và gần gũi là thủ đô Hà Nội. Hà Tây có điều kiện phát
triển gắn với phát triển vùng thủ đô Hà Nội về công nghiệp, xây dựng,
phát triển thành phố, chuỗi đô thị...; có lợi thế lớn về phát triển các
ngành dịch vụ thương mại, dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục, y tế.
Đặc biệt là có thể phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch đa dạng: Du
lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lễ hội, du lịch thắng cảnh, du lịch làng
nghề, du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch thể thao vui chơi giải trí.
1.2. TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN CỦA TỈNH HÀ TÂY
TRƢỚC NĂM 1996 ( KỂ TỪ KHI TÁI LẬP TỈNH THÁNG 10 NĂM 1991)

Trồng trọt
Đảng bộ tỉnh Hà Tây được tái lập khi Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VII vừa thành công rực rỡ; Đại hội đã tổng kết những thành tựu
trong 5 năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới, thông qua cương lĩnh
xây dựng đất nước ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và định hướng
kinh tế - xã hội đến năm 2000 là tiếp tục phát triển nông nghiệp “phát
triển nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và xây
dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình
hình kinh tế - xã hội, bước đầu đưa nền kinh tế vượt khỏi tình trạng
nông nghiệp lạc hậu”[14,tr.11]. Được sự chỉ đạo của Trung ương, ba
tháng cuối năm 1991, Tỉnh uỷ tăng cường lãnh đạo đổi mới, kiên định
con đường chủ nghĩa xã hội, khắc phục tư tưởng bi quan, dao động
17



trước sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu, cảnh giác
với mọi âm mưu phá hoại của mọi thế lực chống phá chủ nghĩa xã hội.
Mặt khác, Tỉnh uỷ đã lãnh đạo các ngành, các địa phương hoàn thành
giao nộp thuế nông nghiệp, kế hoạch sản xuất vụ đông, chuẩn bị gieo
cấy lúa xuân năm 1992, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp và các ngành kinh tế khác.
Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội VII của Đảng, tháng 31992, Đại hội đại biểu lần thứ VII tỉnh Hà Tây được triệu tập, Đại hội
đã phân tích những thắng lợi đạt được, đồng thời cũng chỉ ra những
khuyết điểm trong việc chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ, đánh giá thực
trạng tình hình kinh tế trong tỉnh và đề ra mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu
trong 4 năm 1992 - 1995. Đặc biệt giải quyết tốt hơn vấn đề lương thực,
có thêm nhiều nông sản hàng hoá chế biến và hàng tiêu dùng, tăng
nhanh hàng xuất khẩu và đánh giá những năm thực hiện Nghị quyết Đại
hội VI của Đảng (1986 - 1991), Đại hội nhận thấy, tình hình địa
phương có những chuyển biến đáng kể trên các mặt: lương thực, thực
phẩm, hàng tiêu dùng tăng về số lượng và đa dạng về sản phẩm hơn
trước; cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp và nông thôn được tăng
cường. Thực hiện đổi mới quản lý kinh tế, phát triển kinh tế nhiều
thành phần và đạt được một số kết quả bước đầu, đời sống nhân dân
trong tỉnh được cải thiện một bước.
Ngoài ra, Đại hội đã đi sâu đánh giá từng mặt công tác, nhất là
thực hiện chương trình lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng do Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra, đồng thời chỉ rõ những mặt yếu
kém như sản xuất phát triển chưa toàn diện, kết quả ba chương trình
kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng. Vận dụng cơ chế quản lý mới
đối với các thành phần kinh tế còn lúng túng và còn nhiều khuyết điểm.
Đến năm 1993, Tỉnh uỷ đã đề ra một số nhiệm vụ chủ yếu trong 2
18



năm 1994 - 1995 là:
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông - lâm nghiệp toàn diện, bảo
đảm vững chắc nhu cầu lương thực, tăng nhanh nông sản hàng hoá.
- Xây dựng nền kinh tế theo hướng đổi mới cơ cấu kinh tế gắn bó
giữa nông nghiệp với lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất với chế
biến và công nghiệp, dịch vụ nông thôn. Việc giải quyết lương thực
trong mấy năm qua đã có cơ sở để chúng ta chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm.
- Phát triển kinh tế hộ gia đình, đổi mới hoạt động của bộ máy
quản lý HTX và phát triển đa dạng các hình thức kinh tế hợp tác, đổi
mới các hình thức kinh tế quốc doanh nông nghiệp.
- Để phát triển nông - lâm nghiệp cần tập trung đầu tư vào những
mục tiêu chương trình, theo các dự án đã được xác định, chú trọng đầu
tư giải quyết tiêu úng cho vùng trọng điểm lúa, tưới vùng bãi, đổi gò.
Chuyển mạnh cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hoá, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi và chế biến nông - lâm sản.
Làm tốt công tác khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở đưa tiến bộ khoa học
kỹ thuật đến hộ nông dân, hết sức coi trọng giống cây, giống con có
năng suất, chất lượng và hiệu quả phù hợp với điều kiện sinh thái từng
vùng. Tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân vay vốn sản xuất; chỉ đạo
chặt chẽ việc giao đất đến hộ nông dân theo luật đất đai làm xong năm
1994 và gắn với việc thực hiện xây dựng bản đồ địa giới hành chính
theo Chỉ thị 364 của Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII và Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ VII, nhân dân ra sức thi đua sản
xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp và thủ công nghiệp. Trong

19



lĩnh vực nông nghiêp, với Chỉ thị 100 của Trung ương (Khoá 5), nghị
doanh nghiệp nước ngoài, kết hợp ứng dụng nhanh các thành tựu
khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực trong tỉnh. Giải quyết
vấn đề nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị,
phải huy động sức mạnh của cả tỉnh, đồng thời phát huy sự nỗ lực to
lớn của nhân dân trong tỉnh, xây dựng nền kinh tế nông nghiệp, nông
thôn hiện đại, ổn định và bền vứng, dân chủ, có đời sống văn hoá phong
phú làm động lực cho quá trình phát triển toàn diện nền kinh tế - xã hội
trong tỉnh.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyễn Văn Bích (1995), Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp,
thành tựu, vấn đề và triển vọng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), Con đường CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.

3.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), Báo cáo tổng kết

chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn 20 năm đổi
mới, Kho Lưu trữ Trung ương.

4.

Các Mác (1997), Tư bản, quyển I, Nxb Tiến bộ Matxcơva.

5.

Cục thống kê Hà Tây (1992), Khái quát về nông nghiệp, nông thôn
Hà Tây, Thư viện tỉnh Hà Tây.

6.

Cục thống kê Hà Tây(1998), Niên giám thống kê năm 1995-1998,
Trung tâm Lưu trữ Hà Tây.

7.

Cục thống kê Hà Tây (1999), Niên giám thống kê năm 1995-1999,
Trung tâm Lưu trữ Hà Tây.

8.

Cục thống kê Hà Tây (2001), Niên giám thống kê năm 2000-2001,
Trung tâm Lưu trữ Hà Tây.

9.

Cục thống kê Hà Tây (2007), Niên giám thống kê năm 2001-2007,

Trung tâm Lưu trữ Hà Tây.

10. Nguyễn Sinh Cúc, Thực trạng nông nghiệp, nông thôn và nông

dân ở nước ta, Nxb Thống Kê, Hà Nội, 1999.
11. Đảng cộng sản Việt Nam (1960), Văn kiện Đại hội Đảng III, Kho

Lưu trữ Trung ương Đảng.
12.

Đảng cộng sản Việt Nam (1974), Nghị quyết Hội nghị Trung ương
lần 22 khoá III về nhiệm vụ, phương hướng khôi phục, phát triển
21


kinh tế miền Bắc trong 2 năm 1974-1975, Kho Lưu trữ Văn phòng
Trung ương Đảng.
13. Đảng cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và phát triển

kinh tế - xã hội đến năm 2000, Nxb Sự thật, Hà Nội.
15. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ

VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
16. Đảng cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm

Ban Chấp hành TW khoá VII, Kho Lưu trữ Trung ương Đảng.
17. Đảng cộng sản Việt Nam (1993), Nghị quyết số 05-NQ/HNTW,


10/6/1993 về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế-xã hội nông
thôn, Kho Lưu trữ Trung ương Đảng.
18. Đảng cộng sản Việt Nam (1993), Chỉ thị 24-CT/TW, 20/6/1993 về

việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khoá VII), Kho Lưu trữ Trung ương Đảng.
19. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ VIII của Đảng, Kho Lưu trữ Trung ương Đảng.
20.

Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Trung ương 4 khoá
VIII về tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực,
nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, cần kiệm để CNH, HĐH, phấn
đấu hoàn thành các mục tiêu kinh tế-xã hội đến năm 2000, Kho
Lưu trữ Trung ương Đảng.

21. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Chỉ thị 21-CT/TW, 10/10/1997 về

một số công việc cấp bách ở nông thôn hiện nay, Kho Lưu trữ
Trung ương Đảng.
22. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết 06-NQ/TW, 10 tháng

11 năm 1998 của Bộ Chính trị khoá VIII về một số vấn đề về phát
22


triển nông nghiệp và nông thôn, Kho Lưu trữ Trung ương Đảng.
23. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết 04-NQ/TW,


17/10/1998 về vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, Kho Lưu
trữ Trung ương Đảng.
24. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết 10-NQ/TW, 5/4/1998

về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, Kho Lưu trữ Trung ương
Đảng.
25.

Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Chỉ thị 36-CT/TW, 13/4/1998 về
triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về “Đổi mới
quản lý kinh tế nông nghiệp”, Kho Lưu trữ Trung ương Đảng.

26.

Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện ĐH lần thứ IX của
Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

27.

Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Chỉ thị 63-CT/TW, 28/02/2001
về đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục
vụ CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, Kho Lưu trữ Trung
ương Đảng.

28.

Đảng cộng sản Việt nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban
Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.


29.

Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết 15-NQ/TW,
18/03/2002 về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời
kỳ 2001-1010, Kho Lưu trữ Trung ương Đảng.

30.

Đảng cộng sản Việt Nam (2003), Nghị quyết 26-NQ/TW,
12/03/2003 về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, Kho Lưu trữ Trung ương
Đảng.

31.

Đảng cộng sản Việt Nam (2003), Nghị quyết 28-NQ/TW,
16/6/2003 về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm
trường quốc doanh, Kho Lưu trữ Trung ương Đảng.
23


32.

Lê Mạnh Hùng (1998), Thực trạng CNH, HĐH nông nghiệp nông
thôn Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.

33.

Nguyễn Thị Thu Hằng (2006), Tiếp tục thực hiện dồn điền, đổi
thửa gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, Tạp chí

Nông nghiệp và Nông thôn Hà Tây số 04-2006, Trung tâm
Khuyến nông Hà Tây.

34.

Nguyễn Thị Thu Hằng (2007), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp tại tỉnh Hà Tây và một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng hàng hoá đến năm 2010, Khóa luận cử nhân
kinh tế, Trường Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

35.

Lê Nin (1963), Những qui luật phát sinh và phát triển của chủ
nghĩa cộng sản, Nxb Sự thật Hà Nội.

36.

Nguyễn Ngọc Long (2003), Đẩy nhanh cơ khí hoá nông nghiệp nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiêp CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn, Tạp chí Nông nghiệp Hà Tây số 01-2003, Trung tâm
Khuyến nông Hà Tây.

37.

Lê Huy Ngọ (2002), Con đường CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

38.

Lê Quang Phi (2006), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự
nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn từ 1991- 2002, Luận

án tiến sĩ Lịch sử, Học viện chính trị quân sự, Hà Nội.

39.

Lê Quang Phi (2007), Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn trong thời kỳ mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

40.

Nguyễn Ngọc Phiên (2000), Chế biến nông sản thực phẩm, một
đòi hỏi bức xúc để thúc đẩy phát triển nông nghiệp Hà Tây, Tạp
chí Nông nghiệp Hà Tây số 02-2000, Trung tâm Khuyến nông Hà
Tây.

41.

Nguyễn Ngọc Phiên (2002), Hà Tây đẩy mạnh CNH, HĐH nông
24


nghiệp, nông thôn 2001-2010, Tạp chí Nông nghiệp Hà Tây số
03-2002, Trung tâm Khuyến nông Hà Tây.
42.

Nguyễn Trần Quế (2004), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam
trong những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

43.

Chu Hữu Quý, Nguyễn Kế Tuấn (2001), Con đường CNH, HĐH

nông nghiệp và nông thôn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.

44.

Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tây (1998) Kết quả sản xuất nông
nghiệp tỉnh Hà Tây năm 1997, Tạp chí Nông nghiệp Hà Tây số
01-1998, Trung tâm Khuyến nông Hà Tây.

45.

Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tây (1999), Kết quả gieo trồng vụ
ngô Đông, Tạp chí Nông nghiệp Hà Tây số 01-1999, Trung tâm
Khuyến nông Hà Tây.

46.

Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Tây (2003), Báo cáo 467-BC/NNTH, 28/5/2003 về tình hình triển khai sản xuất vụ mùa 2003 và
công tác phòng chống lụt bão úng vụ mùa 2003, Trung tâm Lưu
trữ Hà Tây.

47.

Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Tây (2006), Báo cáo 656-BC/SNN,
20/6/2006 về kết quả 10 năm phát triển nông nghiệp, nông thôn
Hà Tây (1996-2006), Trung tâm Lưu trữ Hà Tây.

48.

Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Tây (2006), Báo cáo 562-BC/NN,
25/5/2006 về kết quả công tác dồn điền, đổi thửa từ năm 1997 2005, Trung tâm Lưu trữ Hà Tây.


49.

Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Tây (2006), Báo cáo tổng hợp quy
hoạch phát triển NTTS tỉnh Hà Tây đến năm 2010 và định hướng
phát triển đến năm 2020, Trung tâm Lưu trữ Hà Tây.

50.

Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Tây (2007), Báo cáo 314-BC/TTKN,
12/12/2007 về kết quả 15 năm công tác khuyến nông (1992-2007)
phương hướng nhiệm vụ trong giai đoạn tới, Trung tâm Lưu trữ
25


×