Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Quản lý rủi ro gian lận thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 47 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

ĐINH THỊ ĐỊNH

QUẢN TRỊ RỦI RO GIAN LẬN THẺ
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH VĂN TOÀN


XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

TS. Đinh Văn Toàn

PGS.TS Trần Anh Tài


Hà Nội – 2016


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. i
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ ii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ iv
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 6
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO GIAN LẬN THẺ TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI .............................................................................................. 10
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu..................................................... 10
1.2. Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro thẻ tại Ngân hàng thương mại ....... 11
1.2.1. Khái niệm rủi ro và quản trị rủi ro .......................................................11
1.2.2. Khái niệm rủi ro thẻ tại Ngân hàng thương mại ..................................13
1.2.3. Các loại rủi ro trong kinh doanh dịch vụ thẻ tại Ngân hàng thương mại.....14
1.2.4 . Thành phần tham gia hoạt động thẻ và hậu quả của rủi ro gian
lận thẻ ............................................................................................................17
1.2.5. Tình hình rủi ro gian lận thẻ trên thế giới ..........................................22

1.3. Nội dung và yêu cầu của quản trị rủi ro thẻ .................................... 23
1.3.1. Nhận diện rủi ro ...................................................................................25
1.3.2 Đánh giá rủi ro .....................................................................................27
1.3.3. Kiểm soát rủi ro...................................................................................30
1.3.4. Tài trợ rủi ro.........................................................................................31

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro thẻ tại Ngân hàng
thương mại .......................................................................................... 32
1.4.1. Bộ máy quản lý, nhân sự ......................................................................32

1.4.2. Quy trình nghiệp vụ ..............................................................................32


1.4.3. Công nghệ thông tin .............................................................................33
1.4.4. Môi trường kinh doanh : ......................................................................34

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 35
2.1. Mô hình nghiên cứu ....................................................................... 35
2.2. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................... 35
2.3. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài .............. 36
2.3.1 Phương pháp thống kê ..........................................................................36
2.3.2. Phương pháp phân tích tổng hợp: .......................................................36
2.3.3. Phương pháp so sánh: ..........................................................................36
2.3.4. Phương pháp định tính: .......................................................................37
2.3.5. Phương pháp định lượng .....................................................................37
2.3.6 Phương pháp điều tra ..........................................................................37

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUÁN TRỊ RỦI RO GIAN
LẬN THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI...................... 39
3.1. Tổng quan về Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi
nhánh Tây Hà Nội ................................................................................. 39
3.1.1. Giới thiệu chung về BIDV ....................................................................39
3.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Tây Hà Nội. ........................................... Error! Bookmark not defined.

3.2 Quy trình tác nghiệp phát hành thẻ và kết quả hoạt động kinh doanh
thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây
Hà Nội.......................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1 Quy trình tác nghiệp phát hành thẻ tại BIDV chi nhánh Tây Hà Nội . Error!

Bookmark not defined.
3.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh thẻ giai đoạn 2012- 2015. ............. Error!
Bookmark not defined.


3.3 Tình hình rủi ro gian lận thẻ tại BIDV ...... Error! Bookmark not defined.
3.3.1 Tình hình rủi ro gian lận trong mảng phát hành thẻError!

Bookmark

not defined.
3.3.2 Tình hình rủi ro gian lận trong mảng thanh toán thẻError! Bookmark
not defined.

3.4 Thực trạng công tác quản trị rủi ro gian lận thẻ tại BIDV Chi nhánh
Tây Hà nội.................................................... Error! Bookmark not defined.
3.4.1 Tình hình thực hiện các nội dung quản trị rủi ro gian lận thẻ tại BIDV
Tây hà nội ........................................................ Error! Bookmark not defined.
Giai đoạn đánh giá rủi ro ................................ Error! Bookmark not defined.
Giai đoạn kiểm soát rủi ro ............................... Error! Bookmark not defined.
Giai đoạn tài trợ rủi ro .................................... Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Đánh giá công tác quản trị rủi ro gian lận thẻ tại BIDV Chi nhánh Tây
Hà Nội .............................................................. Error! Bookmark not defined.
3.4.3. Một số hạn chế trong công tác quản trị rủi ro gian lận thẻ .......... Error!
Bookmark not defined.
3.4.4.Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro gian
lận thẻ tại BIDV Chi nhánh Tây Hà Nội .......... Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI
RO GIAN LẬN THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN

ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI
............................................................................. Error! Bookmark not defined.
4.1 Mục tiêu và định hướng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư
và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà nội trong hoạt động kinh
doanh thẻ .................................................... Error! Bookmark not defined.
4.1.1 Đánh giá chung về xu hướng phát triển của thị trường thẻ Việt Nam . Error!
Bookmark not defined.


4.1.2 Định hướng và mục tiêu hoạt động kinh doanh 5 năm tiếp theo của
BIDV chi nhánh Tây Hà nội ( từ 2017 -2022) . Error! Bookmark not defined.

4.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro, gian lận thẻ tại
BIDV chi nhánh Tây Hà nội ........................... Error! Bookmark not defined.
4.2.1. Nhóm giải pháp về quản trị điều hành, nhân lựcError! Bookmark not
defined.
4.2.2 Nhóm giải pháp về sản phẩm dịch vụ thẻError! Bookmark not defined.
4.2.3 Giải pháp phát triển công nghệ thông tinError!

Bookmark

not

defined.
4.2.4 Nhóm giải pháp khác............................... Error! Bookmark not defined.

4.3 Kiến nghị ................................................ Error! Bookmark not defined.
4.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước ........ Error! Bookmark not defined.
4.3.2 Kiến nghị với Hiệp hội thẻ ...................... Error! Bookmark not defined.
4.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Error!

Bookmark not defined.
4.3.4. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Tây Hà Nội ............................................ Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN ........................................................ Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 40


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

ATM

Máy rút tiền tự động

2

BIDV

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam

3


CNTT

Công nghệ thông tin

4

ĐVCNT

Đơn vị chấp nhận thẻ

5

HĐQT

Hội đồng quản trị

6

NHNN

Ngân hàng nhà nước

7

NHTM

Ngân hàng thương mại

8


POS

Thiết bị thanh toán thẻ

9

TMCP

Thương mại cổ phần

10

TGĐ

Tổng giám đốc

i


DANH MỤC BẢNG

STT

Bảng

Nội dung

1


Bảng 1.1

Ma trận đo lường rủi ro

22

2

Bảng 2.1

Tổng hợp phiếu điều tra

31

3

Bảng 3.1

Tình hình tăng trưởng thẻ ghi nợ

35

4

Bảng 3.2

Tình hình tăng trưởng thẻ tín dụng

36


ii

Trang


iii


DANH MỤC HÌNH

STT

Bảng

Nội dung

Trang

1

Hình 1.1 Phân loại rủi ro thẻ tại Ngân hàng thương mại

9

2

Hình 3.1 Mô hình tổ chức BIDV

33


Hình 3.2 Quy trình phát hành thẻ tại BIDV Tây Hà Nội

34

3

Hình 3.3

4

Hình 3.4

5

Hình 3.5

6

Hình 3.6

Tỷ lệ rủi ro gian lận/tổng doanh số mảng phát
hành thẻ năm 2013-2014
Tỷ lệ rủi ro gian lận/tổng doanh số mảng phát
hành thẻ năm 2014-2015
Tỷ lệ rủi ro gian lận/tổng doanh số mảng thanh
toán thẻ giai đoạn 2013-2014
Tỷ lệ rủi ro gian lận/tổng doanh số mảng thanh
toán thẻ giai đoạn 2014-2015

iv


37

37

39

40


v


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển với nhiều thành tựu to lớn cùng với
sự hội nhập kinh tế thế giới thì phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đang
ngày càng phổ biến. Theo số liệu thống kê của hội thẻ, tính đến cuối năm 2014 có
47/200 tổ chức tín dụng phát hành thẻ, với số lượng phát hành là 80 triệu thẻ/91
triệu dân trong đó gồm 70 triệu thẻ ghi nợ nội địa, 3.3 triệu thẻ ghi nợ quốc tế,
2.8 triệu thẻ tín dụng quốc tế và 3.9 triệu các loại thẻ khác. Doanh số sử dụng thẻ
trung bình là 1.4 triệu đồng/tháng, mạng lưới máy rút tiền tự động (ATM) trong
cả nước là 15.996 máy với doanh số rút tiền trung bình 82.154 tỷ đồng/tháng. Số
lượng thiết bị thanh toán thẻ (POS) là 175.830 máy với doanh số thanh toán trung
bình 8.877 tỷ đồng/tháng. Con số này cho thấy lĩnh vực kinh doanh thẻ đóng góp
một phần không nhỏ vào doanh thu của các Ngân hàng thương mại (NHTM) và
đang được các NHTM chú trọng phát triển. Thị trường thẻ Việt nam hiện nay còn
khá màu mỡ, vẫn còn nhiều cơ hội để các NHTM khai thác do Việt nam là nước có
dân số đông, cơ cấu dân số trẻ ,…Điều này cũng khiến cho các NHTM cạnh tranh

nhau phát hành thẻ một cách ồ ạt, chạy theo số lượng mà không kiểm soát được
rủi ro.
Khoa học công nghệ hiện đại cũng có mặt trái của nó là làm gia tăng loại tội
phạm công nghệ cao , đặc biệt là tội phạm thẻ với thủ đoạn ngày càng tinh vi.
Và Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt nam (BIDV) cũng
không nằm ngoài quy luật trên. Theo số liệu thống kê trong năm 2014 BIDV đã
xảy ra các loại hình gian lận trong các mảng phát hành thẻ, thanh toán thẻ qua
6


ATM, thanh toán thẻ qua POS với các thủ đoạn như : lợi dụng thông tin bề mặt
thẻ để làm thẻ giả, cài đặt phần mềm đánh cắp thông tin thẻ trên ATM, tấn
công phá máy ATM để lấy tiền, lừa đảo đối với giao dịch không xuất trình thẻ
tại các đơn vị chấp nhận thẻ kinh doanh dịch vụ lữ hành, khách sạn, du lịch
(đây là trường hợp kẻ gian sử dụng thẻ giả để đặt vé máy bay, đặt phòng
khách sạn, tuor du lịch…sau đó có thể sử dụng để bán lại cho người khác hoặc
hủy lệnh đã đặt để lấy tiền). Các Ngân hàng thương mại để xảy ra tình trạng
trên một phần là do công tác quản trị rủi ro chưa được chú trọng. Chính vì vậy
mà các Ngân hàng thương mại Việt nam đang là miếng mồi béo bở cho bọn tội
phạm quốc tế tấn công và lĩnh vực thẻ là một trong những mảng hoạt động
của chúng. Trong quá trình kinh doanh dịch vụ thẻ các Ngân hàng thương mại
không nhận biết được hết các dấu hiệu rủi ro cũng như các thiệt hại do chúng
mang lại để đưa ra các cảnh báo thích hợp cũng như các biện pháp kiểm soát
và tài trợ rủi ro để giảm bớt thiệt hại khi chúng xảy ra. Khi những rủi ro xảy ra
làm ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu và uy tín của các Ngân hàng phát
hành thẻ cũng như quyền lợi của khách hàng.
Hơn nữa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt nam Chi nhánh Tây hà nội hiện nay công tác quản trị rủi ro gian lận thẻ chưa được
thực hiện theo đúng quy trình và chưa được quan tâm đúng mức .Câu hỏi đặt
ra là làm thế nào để vừa tăng trưởng dịch vụ tốt vừa quản trị rủi ro tốt ? Chính
vì vậy mà tác giả chọn đề tài « Quản trị rủi ro gian lận thẻ tại Ngân hàng

Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt nam - Chi nhánh Tây hà nội »
làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
7


2.1. Mục đích nghiên cứu
- Tìm ra những nguyên nhân dẫn đến rủi ro từ đó đề xuất các biện pháp hoàn
thiện công tác quản trị rủi ro gian lận thẻ tại BIDV nói chung, BIDV Tây Hà Nội
nói riêng.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở l{ luận về quản trị rủi ro nói chung, rủi ro gian lận thẻ nói riêng
- Phân tích thực trạng rủi ro gian lận thẻ tại BIDV Tây Hà Nội
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro gian lận thẻ.
- Trả lời những câu hỏi nghiên cứu đó là: Những nhóm nguyên nhân nào ảnh hưởng
tới công tác quản trị rủi ro gian lận thẻ tại BIDV chi nhánh Tây Hà nội? Làm thế nào
để hạn chế rủi ro gian lận thẻ tại BIDV chi nhánh Tây Hà nội?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động quản trị rủi ro gian lận thẻ tại BIDV Tây Hà Nội
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu : Hoạt động quản trị rủi ro gian lận thẻ tại BIDV
Tây Hà Nội
- Thời gian nghiên cứu : Từ năm 2012-2015
- Nội dung : Hoạt động quản trị rủi ro gian lận thẻ
4. Dự kiến đóng góp của luận văn
8



- Về mặt l{ luận: Hệ thống hóa cơ sở l{ luận về quản trị rủi ro trong kinh
doanh thẻ tại NHTM
- Về mặt thực tiễn: Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro
gian lận thẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam –
Chi nhánh Tây Hà nội.
5. Kết cấu của luận văn
- Lời mở đầu
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở l{ luận về quản trị rủi
ro gian lận thẻ tại Ngân hàng thương mại.
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Thực trạng quản trị rủi ro gian lận thẻ tại Ngân hàng Thương mại
cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà nội.
- Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro gian lận thẻ tại
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà
nội.
- Kết luận

9


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI
RO GIAN LẬN THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Gần đây hoạt động quản trị rủi ro đã được các NHTM trên thế giới quan tâm
đầu tư và đã xây dựng chiến lược quản trị rủi ro trong chiến lược phát triển chung
của mình. Đặc biệt hoạt động quản trị rủi ro gian lận thẻ cũng được quan tâm chú
trọng do sự gia tăng tội phạm công nghệ cao trên toàn thế giới. Đã có nhiều bài

viết, công trình khoa học có giá trị được công bố trên các tạp chí khoa học, các hội
thảo, cũng như trong các sách chuyên đề tham khảo có liên quan. Trong phạm vi
đề tài luận văn, tác giả thấy có các vấn đề đã được nhiều cá nhân và tổ chức tập
trung nghiên cứu. Đó là:
Đối với các công trình nghiên cứu trong nước: Đề tài “ Những giải pháp hạn
chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại các Ngân hàng thương mại Việt
nam” của Tác giả Lê Hữu Nghị (2007) , Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã chỉ ra
các nguyên nhân dẫn đến rủi ro và các giải pháp để hạn chế rủi ro trong dịch vụ
thẻ, tuy nhiên các tác giả chưa chỉ ra được nội dung quá trình quản trị rủi ro thẻ
gồm những bước nào để từ đó hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thẻ một cách
toàn diện.
Còn theo tác giả Hà Thị Anh Đào trong đề tài luận văn Thạc sỹ « giải pháp hạn
chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam »
năm 2009 của Trường Đại học Kinh Tế TP HCM đã chỉ ra được quá trình quản trị
rủi ro gồm những bước nào nhưng đối với giai đoạn nhận diện rủi ro chỉ là thu
10


thập các dấu hiệu rủi ro để đưa ra cảnh báo mà chưa đặt nó trong môi trường
kinh tế, xã hội cụ thể để từ đó tìm ra nguyên nhân, xu thế vận động, phát triển
của nó. Nếu theo { kiến của tác giả Hà Thị Anh Đào thì công tác phòng ngừa rủi ro
sẽ chưa được triệt để bởi chúng ta sẽ không biết được nguồn gốc, nguyên nhân
của những rủi ro đó để đề ra những biện pháp quản trị rủi ro phù hợp, từ đó giảm
được đáng kể mức độ nghiêm trọng và hạn chế tần suất xuất hiện của chúng.
Đối với các công trình nghiên cứu nước ngoài : Tiến sĩ S. L. Srinivasulu, Chủ tịch
tập đoàn KESDEE Inc – nơi cung cấp các giải pháp tài chính trực tuyến có trụ sở tại
California, Hoa Kz đã từng có bài nghiên cứu và phát biểu được đăng trên tạp chí
thời báo Kinh tế Sài gòn năm 2013 đã chỉ ra tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong
hoạt động của các NHTM, đặc biệt ông nhấn mạnh tầm quan trọng của giai đoạn
kiểm soát và tài trợ rủi ro. Tuy nhiên ông không nói rõ giai đoạn nhận diện rủi ro và

đánh giá rủi ro các NHTM cần phải làm những công việc cụ thể nào. Đề tài « Quản trị
rủi ro gian lận thẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
nam - Chi nhánh Tây hà nội » được viết dựa trên sự kế thừa những ưu việt của các
công trình nghiên cứu nói trên và dựa trên cơ sở vận dụng kiến thức đã học tại
trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và những kinh nghiệm trong
những năm công tác tại BIDV Tây Hà Nội.
1.2. Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro thẻ tại Ngân hàng thƣơng mại
1.2.1. Khái niệm rủi ro và quản trị rủi ro

Rủi ro là một điều không may mắn, không lường trước được về khả năng
xảy ra, về thời gian và không gian xảy ra, cũng như mức độ nghiêm trọng và hậu
quả của nó.

11


Những hậu quả mà rủi ro mang lại có thể là hậu quả vật chất hoặc phi vật
chất, đó là những kết quả ngoài mong đợi mà các NHTM không đoán định trước
được về thời gian và không gian có thể xảy đến trong quá trình hoạt động kinh
doanh. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro có thể là do khách quan như rủi ro do môi
trường kinh tế, chính trị, xã hội mang lại hoặc có yếu tố chủ quan như rủi ro đạo
đức nghề nghiệp của cán bộ,…và nhiệm vụ của các nhà quản trị rủi ro là tìm ra
nguyên nhân đó để tìm cách khắc phục, giảm nhẹ hậu quả mà những rủi ro mang
lại.
Trong bài phát biểu của mình với Thời báo kinh tế Sài gòn năm 2013, tiến sĩ
S. L. Srinivasulu, Chủ tịch tập đoàn KESDEE Inc – nơi cung cấp các giải pháp tài chính
trực tuyến có trụ sở tại California, Hoa Kz đã từng nói : “ hãy nói cho tôi biết bạn
quản lý rủi ro ra sao, tôi sẽ nói cho bạn biết ngân hàng của bạn như thế nào”. Như
vậy những tổn thất mà những rủi ro mang lại có ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt
động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại và chất lượng ngân hàng đó thế nào

phụ thuộc vào trình độ quản l{ rủi ro của chính ngân hàng đó. Một ngân hàng quản
l{ rủi ro tốt nghĩa là ngân hàng đó ít bị ảnh hưởng bởi những tác động do rủi ro
không lường trước.
Cũng theo Tiến sĩ S. L. Srinivasulu: “quản trị rủi ro là một hợp đồng bảo
hiểm mà chúng ta chưa nhìn thấy ngay lợi ích của nó cho đến khi rủi ro xảy ra” và
ông khuyên các Ngân hàng thương mại “hãy nghĩ đến những điều bạn chưa bao
giờ nghĩ tới và hãy lên kịch bản chi tiết về mọi thứ” .
Như vậy rủi ro là điều không mong muốn nhưng phải chấp nhận trong hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung, của các Ngân hàng thương mại nói
riêng. Những điều không mong muốn ấy chính là những điều mà “bạn chưa bao
giờ nghĩ tới” nhưng có thể dự đoán được thông qua các dấu hiệu nhận biết riêng,
12


và việc “lên kịch bản” chính là chiến lược quản trị rủi ro hay chính là việc đưa ra
các biện pháp kiểm soát nhằm giảm bớt thiệt hại của mỗi nhóm rủi ro. Một ngân
hàng có chiến lược quản trị rủi ro tốt sẽ ít bị ảnh hưởng bởi những rủi ro không
mong muốn xảy ra.
Rủi ro trong hoạt động của các NHTM được chia thành 4 nhóm là rủi ro tín
dụng, rủi ro tác nghiệp, rủi ro thị trường, rủi ro tỷ giá
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống
nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát,
những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro.
Quản trị rủi ro là một môn khoa học phức tạp đòi hỏi các nhà quản trị phải
có kinh nghiệm và trình độ mới có thể nhìn thấy trước những bất ổn có thể xảy
đến trong tương lai và lên kế hoạch để né tránh, kiểm soát mức độ thiệt hại của
chúng.
Quá trình quản trị rủi ro bao gồm 4 bước, đó là: nhận diện rủi ro - đánh giá
rủi ro - kiểm soát rủi ro - tài trợ rủi ro. Giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với
nhau, kết quả của giai đoạn trước là tiền đề, cơ sở cho giai đoạn sau tiến hành

được chính xác.
1.2.2. Khái niệm rủi ro thẻ tại Ngân hàng thương mại

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ là các tổn hại vật chất hoặc phi vật
chất có liên quan tới hoạt động kinh doanh thẻ bao gồm : phát hành thẻ, sử dụng
thẻ, thanh toán thẻ. Rủi ro thẻ là một loại rủi ro trong hoạt động tác nghiệp của
mỗi NHTM mà đối tượng phải chịu rủi ro là Ngân hàng, chủ thẻ và đơn vị chấp
nhận thẻ.

13


1.2.3. Các loại rủi ro trong kinh doanh dịch vụ thẻ tại Ngân hàng thương mại
Rủi ro trong kinh doanh thẻ
tại NHTM

Rủi ro

Rủi ro trong

Rủi ro trong

trong phát

sử dụng thẻ

thanh toán

hành thẻ


-Giả mạo
thông tin
phát hành
thẻ
-Rủi ro về
đạo đức của
nhân viên
Ngân hàng

thẻ

- Thẻ bị thất
lạc

-Rủi ro của
những giao
dịch qua
mạng
internet

-Không thu
hồi được nợ
đối với thẻ
tín dụng

-Rủi ro đạo
đức của
nhân viên
ĐVCNT


-Thẻ bị đánh
cắp thông tin

14


Hình 1.1 :Phân loại rủi ro thẻ tại Ngân hàng thƣơng mại
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

1.2.3.1. Rủi ro trong phát hành thẻ

Giả mạo thông tin phát hành thẻ :
Là trường hợp khách hàng cung cấp thông tin giả mạo về bản thân, về thu
nhập, về khả năng tài chính cho Ngân hàng để phát hành thẻ, nếu Ngân hàng
không thẩm định thông tin đầy đủ chính xác sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng cho Ngân
hàng khi chủ thẻ không có khả năng thanh toán hoặc chủ thẻ lợi dụng để lấy tiền
của Ngân hàng.
Hoặc trường hợp một người lấy thông tin cá nhân của người khác đến Ngân
hàng đề nghị phát hành thẻ, sau đó lấy thẻ chi tiêu trên tài khoản của người khác.
Trường hợp này xảy ra khi nhân viên Ngân hàng không kiểm soát chặt chẽ hồ sơ
của khách hàng, không đối chiếu thông tin trên hồ sơ với thông tin của người đề
nghị phát hành thẻ. Những trường hợp thường gặp là phát hành thẻ hàng loạt để
trả lương cho nhân viên khi một người đại diện của tổ chức đến ngân hàng đề
nghị làm thẻ và họ tự k{ sau đó nhận thẻ mà không đưa cho chủ thẻ thực sự.
Rủi ro về đạo đức của nhân viên ngân hàng :
Trường hợp này cũng thường xuyên xảy ra khi nhân viên Ngân hàng đã có
thông tin của một số khách hàng và tự { phát hành thêm thẻ để chi tiêu từ tài
khoản của khách hàng mà khách hàng không biết.

15



1.2.3.2. Rủi ro trong sử dụng thẻ

Thẻ bị đánh cắp thông tin : Hiện nay việc mua hàng trên mạng trở nên phổ
biến, khi mua hàng khách hàng phải nhập số thẻ, thông tin cá nhân và bọn tội
phạm mạng đã đánh cắp thông tin này để làm một thẻ giả khác rút tiền hoặc
chúng gắn các thiết bị ăn cắp trên máy ATM để đánh cắp thông tin khi khách hàng
rút tiền, sau đó chúng lấy các thông tin này làm giả một thẻ khác để lấy tiền.
Thẻ bị thất lạc không đến tay chủ thẻ thực sự :Trường hợp này xảy ra khi
thẻ đã phát hành xong mà chủ thẻ thực sự không nhận được thẻ do bị thất lạc
trong quá trình giao nhận giữa Ngân hàng và khách hàng. Nguyên nhân là do
khách hàng đổi địa chỉ khác so với địa chỉ đã đăng k{ ban đầu, hoặc do Ngân hàng
giao nhầm cho khách hàng khác ( do trùng tên…) hoặc cố { không giao cho khách
hàng để chiếm đoạt tiền.
Không thu hồi được nợ đối với thẻ tín dụng : Thẻ tín dụng là hình thức Ngân
hàng cấp cho khách hàng một khoản tín dụng để chi tiêu. Khi khách hàng chi tiêu
mà không trả được nợ hoặc không đúng thời hạn thì Ngân hàng đứng trước nguy
cơ không thu hồi được nợ, lúc này Ngân hàng sẽ xử l{ bằng quỹ dự phòng rủi ro.
1.2.3.3. Rủi ro trong thanh toán thẻ

Rủi ro về đạo đức của nhân viên đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ :Đây là
trường hợp nhân viên của đơn vị chấp nhận thẻ liên kết với tội phạm làm thẻ
giả để lấy tiền của Ngân hàng mà không hề có giao dịch mua bán hàng hóa
nào, hoặc trường hợp nhân viên của đơn vị chấp nhận thẻ lợi dụng sơ hở của
khách hàng để quẹt thẻ nhiều lần cho một hóa đơn thanh toán.
Rủi ro trong giao dịch qua mạng : Đồng thời với xu hướng thanh toán
không dùng tiền mặt và giao dịch qua mạng hiện nay thì loại tội phạm công nghệ
16



cao cũng ngày càng gia tăng. Bọn tội phạm công nghệ cao thường lấy cắp thông
tin cá nhân và thông tin số tài khoản mà chủ thẻ cung cấp trên những trang mua
sắm online để làm một thẻ giả sau đó lấy tiền của khách hàng. Vì vậy các NHTM
phải thường xuyên khuyến cáo khách hàng của mình không nên đăng nhập vào
những đường link lạ ở đó thường có virus đánh cắp thông tin, hoặc không nên
cung cấp thông tin cá nhân trên những trang web không đáng tin cậy.
1.2.4 . Thành phần tham gia hoạt động thẻ và hậu quả của rủi ro gian lận thẻ

1.2.4.1 Thành phần tham gia hoạt động thẻ
Hoạt động phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng trong nước có
sự tham gia chặt chẽ của 4 thành phần cơ bản là: ngân hàng phát hành thẻ, ngân
hàng thanh toán thẻ, chủ thẻ và các ĐVCNT. Đối với thẻ quốc tế còn thêm một
thành phần nữa là các Tổ chức thẻ quốc tế. Mỗi chủ thể đóng vai trò quan trọng
khác nhau trong việc phát huy tối đa tính năng phương tiện thanh toán hiên đại
không dùng tiền mặt của thẻ ngân hàng
Tổ chức thẻ quốc tế: là Hiệp hội các Tổ chức tài chính, tín dụng tham gia phát
hành và thanh toán thẻ quốc tế, là đơn vị đứng đầu quản l{ mọi hoạt động và thanh
toán thẻ trong mạng lưới của mình. Đây là hiệp hội các tổ chức tài chính, tín dụng lớn
có mạng lưới hoạt động rông khắp và đạt được sự nổi tiếng với thương hiệu và sản
phẩm đa dạng như: thẻ MasterCard, thẻ Visa, thẻ American Express, JCB, thẻ Diners
Club, công ty Mondex…. Tổ chức thẻ quốc tế đưa ra những quy định cơ bản về hoạt
động phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ, đóng vai trò trung gian giữa các tổ chức
và các công ty thành viên trong việc điều chỉnh và cân đối các lượng tiền thanh toán
giữa các công ty thành viên. Hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới có hai tổ chức thẻ
17


được biết đến rộng rãi nhất là hai tổ chức thẻ quốc tế là Visa và Mastercard. Tại Việt
Nam hiện phần lớn các ngân hàng là tổ chức thành viên phát hành hai loại thẻ này

Ngân hàng phát hành thẻ: là ngân hàng tự mình phát hành thẻ mang thương
hiệu riêng hoặc được tổ chức thẻ quốc tế, công ty thẻ trao quyền phát hành thẻ
mang thương hiệu của những tổ chức và công ty này. Ngân hàng phát hành là ngân
hàng có tên in trên thẻ do ngân hàng đó ph át hành thể hiện đó là sản phẩm của
mình. Ví dụ như Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phát hành
thẻ ghi nợ nội địa Hamorny, thẻ Etrans, thẻ Moving, thẻ ghi nợ quốc tế Mastercard
Ready, Mastercard Debit BIDV-MU, và các loại thẻ tín dung quốc tế như BIDV Plexi,
BIDV Precious BIDV Mastercard Platinum, BIDV Manchester United.
Ngân hàng phát hành quy định các điều khoản, điều kiện sử dụng thẻ đối với
khách hàng. Ngân hàng có quyền k{ kết hợp đồng đại l{ với bên thứ ba là một ngân
hàng hoặc một tổ chức tài chính tín dụng khác trong việc thanh toán và phát hành
thẻ. Trong trường hợp này, ngân hàng phát hành tận dụng được ưu thế của bên thứ
ba về kinh nghiệm, khả năng thâm nhập thị trường và những ưu thế về vị trí địa l{.
Tuy nhiên cũng phải chịu chấp nhận rủi ro về tài chính bởi ngân hàng đứng ra bảo
lãnh cho bên thứ ba làm ngân hàng đại l{ của mình trong việc phát hành thẻ. Bên
thứ ba khi k{ kết hợp đồng đại l{ với ngân hàng phát hành được gọi là ngân hàng đại
l{ phát hành. Nếu tên của ngân hàng đại l{ xuất hiện trên tấm thẻ của khách hàng thì
nhất thiết ngân hàng đại l{ đó phải là thành viên chính thức của tổ chức thẻ hoặc
công ty thẻ quốc tế.
Ngân hàng thanh toán: là ngân hàng chấp nhận các loại thẻ như một phương
tiện thanh toán thông qua việc k{ kết hợp đồng chấp nhận thẻ với các điểm cung
ứng hàng hoá dịch vụ trên địa bàn. Ngân hàng thanh toán sẽ cung cấp cho các
18


ĐVCNT thiết bị phục vụ cho việc thanh toán thẻ, hướng dẫn đơn vị cách thức vận
hành, chấp nhận thanh toán thẻ cũng như quản l{ và xử l{ những giao dịch thẻ tại
các đơn vị này. Thông thường ngân hàng thanh toán sẽ thu từ các ĐVCNT một mức
phí chiết khấu cho việc chấp nhận thanh toán thẻ của đơn vị, nó có thể tính phần
trăm trên giá trị mỗi giao dịch hoặc tính theo tổng giá trị giao dịch thẻ. Mức chiết

khấu cao hay thấp phụ thuộc vào từng ngân hàng và vào mối quan hệ chiến lược của
ngân hàng với ĐVCNT.
Trên thực tế rất nhiều ngân hàng vừa là ngân hàng phát hành vừa là ngân hàng
thanh toán thẻ. Với tư cách là ngân hàng phát hành, khách hàng của họ là chủ thẻ
còn với tư cách là ngân hàng thanh toán, khách hàng là các đơn vị cung ứng hàng
hoá dịch vụ có k{ kết hợp đồng chấp nhận thẻ.
Chủ thẻ: là những cá nhân hoặc người được uỷ quyền( nếu là thẻ do công ty uỷ
quyền sử dụng ) được ngân hàng phát hành thẻ, có tên in nổi trên thẻ và sử dụng thẻ
theo những điều khoản, điều kiện ngân hàng quy định. Theo thông lệ, mỗi chủ thẻ
chính có thể phát hành thêm thẻ phụ, cả thẻ chính và thẻ phụ cùng chi tiêu chung
một tài khoản. Chủ thẻ phụ cũng có trách nhiệm thanh toán các khoản phát sinh
trong kz nhưng chủ thẻ chính là người có trách nhiệm thanh toán cuối cùng đối với
ngân hàng. Chủ thẻ sử dụng thẻ của mình để thanh toán hàng hoá, dịch vụ tại các
đơn vị cung ứng hàng hoá, dịch vụ có trang bị thiết bị thanh toán thẻ (POS), các điểm
ứng tiền mặt thuộc hệ thống ngân hàng hoặc sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch
tại máy rút tiền tự động. Đối với thẻ tín dụng, sau một khoảng thời gian nhất định
tuz theo quy định của từng ngân hàng phát hành, chủ thẻ sẽ nhận được sao kê
(statement). Sao kê là bảng thông báo chi tiết các giao dịch chi tiêu sử dụng thẻ của
chủ thẻ trong kz sao kê, số dư nợ cuối kz, ngày đến hạn thanh toán cũng như số tiền
19


×