Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn giai đoạn 2011 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932.21 KB, 70 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ DIỆU NGUYỆT

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC SƠN,
TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hê ̣ đào ta ̣o

: Chính quy

Chuyên ngành :Điạ chính Môi trƣờng
Khoa

: Quản lý Tài Nguyên

Khóa

: 2012 - 2016

THÁI NGUYÊN – 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ DIỆU NGUYỆT


ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC SƠN,
TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hê ̣đào ta ̣o
: Chính quy
Chuyên ngành
:Điạ chính Môi trƣờng
Lớp
: K44 – ĐCMT – N02
Khoa
: Quản lý Tài nguyên
Khóa
: 2012 – 2016
Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Quý Ly

THÁI NGUYÊN – 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự
giúp đỡ và chỉ bảo nhiệt tình của các Thầy, Cô giáo trong khoa Quản lí Tài
Nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các đoàn thể đã tạo điều
kiện để em hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp này.
Trước hết em xin nói lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo
ThS. Nguyễn Quý Ly đã tận tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn em trong
suốt thời gian thực tập cũng như thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này.

Em xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ, chỉ bảo ân cần của các Thầy, các
Cô giáo trong khoa Quản lí Tài Nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên trong suốt thời gian thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn Chi nhánh văn phòng đăng kí đất đai
huyện Bắc Sơn , UBND huyện Bắc Sơn là những đơn vị trực tiếp giúp đỡ em
trong thời gian nghiên cứu làm đề tài tại địa bàn.
Tự đáy lòng mình, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Do thời gian có hạn, năng lực còn hạn chế hơn nữa đây cũng là bước
đầu em mới làm quen phương pháp đánh giá nghiên cứu nên chắc chắn báo
cáo khóa luận không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn để bản khóa luận của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin kính chúc các Thầy, các Cô giáo và các Cô, Chú luôn mạnh
khỏe và công tác tốt.
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 4 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Hoàng Thị Diệu Nguyệt


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất Nông nghiệp của huyện Bắc Sơn năm 2015 .......41
Bảng 4.2. Kết quả cấp GCNQSDĐ nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân trên địa
bàn huyện Bắc Sơn năm 2011 .................................................................45
Bảng 4.3. Kết quả cấp GCNQSDĐ Nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân trên địa
bàn huyện Bắc Sơn năm 2012 .................................................................46
Bảng 4.4. Kết quả cấp GCNQSDĐ nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân trên địa
bàn huyện Bắc Sơn năm 2013 .................................................................47

Bảng 4.5. Kết quả cấp GCNQSDĐ Nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân trên địa
bàn huyện Bắc Sơn năm 2014 .................................................................48
Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả cấp GCNQSDĐ nông nghiệp trên địa bàn huyện Bắc
Sơn giai đoạn 2011- 2015 ........................................................................49
Bảng 4.7. Kết quả cấp GCNQSD đất sản xuất nông nghiệp trên địa bànhuyện Bắc
Sơn giai đoạn 2011 - 2015 .......................................................................51
Bảng 4.8. Kết quả cấp GCNQSD đất Lâm nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Sơngiai
đoạn 2011 - 2015 .....................................................................................52


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Bản đồ hành chính huyện Bắc Sơn, Tỉnh Lạng Sơn .................................29
Hình 4.2. Biều đồ tỷ lệ cơ cấu các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Bắc Sơn năm
2015 .........................................................................................................34
Hình 4.3. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Bắc Sơn năm 2015 ....................42


iv

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BTNMT

Bộ Tài Nguyên - Môi Trường

CP

Chính phủ


CT

Chỉ thị

CV

Công Văn

ĐKĐĐ

Đăng ký đất đai

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

HGĐ

Hộ gia đình



Nghị định



Quyết định

TCĐC


Tổng Cục Địa Chính

TT

Thông tư

TTg

Thủ tướng chính phủ

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


v

MỤC LỤC
PHầN 1. MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................2

1.3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................................2
1.4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ............................................2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .................................................................................2
PHầN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................3
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lí ....................................................................................3
2.1.1. Các nội dung quản lí Nhà nước về đất đai ....................................................3
2.1.2. Sơ lược về hồ sơ địa chính ............................................................................4
2.1.3. Những căn cứ pháp lí của việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Nông nghiệp. ...........................................................................................................5
2.1.4. Mục đích, yêu cầu, đối tượng, điều kiện được đăng kí đất đai và cấp
GCNQSDĐ Nông nghiệp .......................................................................................9
2.1.5. Nguyên tắc và thẩm quyền cấp GCNQSDĐ Nông nghiệp .........................10
2.1.6. Qui trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Nông nghiệp ..............12
2.2. Tổ ng quan tình hình cấp GCNQSD đất nông nghiệp trên cả nước ...................19
2.3. Tổ ng quan tình hình cấp GCNQSD đất Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng......
Sơn
24
2.4. Tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Bắc Sơn ..........................................................................................................26
PHầN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....27
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................27
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................27
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................27
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................27
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................27


vi


3.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của huyện Bắc Sơn ..........................27
3.3.2. Tình hình quản lí và sử dụng đất Nông nghiệp của huyện Bắc Sơn, tỉnh
Lạng Sơn ...............................................................................................................28
3.3.3. Đánh giá kết quả công tác đăng kí, cấp GCNQSD đất Nông nghiệp trên địa
bàn huyện Bắg Sơn giai đoạn 2011 - 2015 ...........................................................28
3.3.4. Đánh giá sự hiểu biết của người dân và cán bộ quản lí về đăng kí đất đai và
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ...............................................................28
3.3.5. Những thuận lợi, khó khăn của công tác đăng kí, cấp GCNQSD đất nông
nghiệp của địa phương ..........................................................................................28
3.3.6. Một số giải pháp khắc phục khó khăn ........................................................28
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................28
PHầN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................29
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Bắc Sơn ....................................29
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................29
4.1.2. Các nguồn tài nguyên .................................................................................31
4.1.3. Điều kiện kinh tế .........................................................................................34
4.1.4. Điều kiện xã hội ..........................................................................................36
4.1.5. Thực trạng phát triển cở sở hạ tầng ............................................................37
4.1.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của huyện Bắc Sơn.......... 38
4.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn ...........39
4.2.1. Tình hình quản lý đất đai của huyện Bắc Sơn ............................................39
4.2.2. Tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Bắc Sơn ...............................40
4.3. Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn ..................................................................................43
4.3.1. Thực trạng và tình hình thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Sơn ..............................................43
4.3.2. Kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2015 .........................................44



vii

4.3.3. Đánh giá chung về công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên
địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn .................................................................53
4.3.4. Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục những tồn đọng trong
công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn ................54
PHẦN 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................58
5.1. Kết luận ..............................................................................................................58
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là tài sản vô cùngo quý giá của mỗi quốc gia , là điều kiện tồn tại và
phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Đó là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố
dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Mỗi quốc
gia, mỗi địa phương có một quỹ đất đai nhất định được giới hạn bởi diện tích, ranh
giới, vị trí... Việc sử dụng và quản lý quỹ đất đai này được thực hiện theo quy định
của nhà nước, tuân thủ luật đất đai và những văn bản pháp lý có liên quan.
Tại điều 4 của luật đất đai 2013 quy định : “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân
do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Để đảm bảo tính thống
nhất trong công tác quản lý đất đai thì công tác đăng ký và cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất phải được thực hiện nghiêm túc

. Công tác này là mô ̣t thủ tu ̣c


hành chính xác lập mối quan hệ giữa Nhà Nước và người sử dụng đất nhằm bảo
đảm các quyền lợi và nghĩa vụ cho người sử dụng, giúp cho người sử dụng đất yên
tâm đầu tư , sản xuất, xây dựng các công trình và cùng nhau thực hiê ̣n luâ ̣t đấ t đai .
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên có giới hạn về không gian nhưng nếu sử dụng hợp
lí, cải tạo tốt thì đất sẽ ma ng la ̣i giá tri ̣lớn và lâu dài . Hiện nay vấn đề về đất đai là
vấn đề được nhiều người quan tâm, tranh chấp, khiếu nại, lấn chiếm đất đai thường
xuyên xảy ra, cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước như ngày
nay đã làm cho thị trường bất động sản trở nên sôi động , trong đó đất đai là hàng
hoá chủ yếu và việc giải quyết vấn đề này cực kỳ nan giải .
Trước tình hình đó đòi hỏi việc quản lí chặt chẽ việc sử dụng đất. Đăng ký,
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Bắc Sơn mặc dù đã được các
ngành các cấp quan tâm nhưng kết quả vẫn còn hạn chế. Việc tìm hiểu và đánh giá
tình hình thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bắc
Sơn giúp UBND huyện với tư cách đại diện nhà nước sở hữu về đất đai có những
biện pháp đẩy nhanh công tác này. Do những yêu cầu cấp thiết, cùng sự nhất trí của


2

Ban chủ nhiệm khoa Quản Lí Tài Nguyên - Trường Đại Học Nông Lâm Thái
nguyên, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy ThS. Nguyễn Quý Ly em đã tiến hành
thực hiện đề tài:“Đánh giá công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Nông nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2015”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá tình hình cấp GCNQSD đất nông nghiệp của huyện Bắc Sơn, tỉnh
Lạng Sơn giai đoạn 2011- 2015.
- Phân tích được những mặt thuận lợi, khó khăn, những hạn chế tồn tại của
huyện Bắc Sơn trong quá trình cấp GCNQSD đất nông nghiệp.
- Tìm ra những biện pháp phù hợp nhằm đẩy nhanh công tác cấp GCNQSD

đất nông nghiệp của huyện, góp phần thúc đẩy công tác cấp GCNQSD đất nông
nghiệp đạt hiệu quả cao trong thời gian tới.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Nắm vững nội dung quản lý nhà nước về đất đai và nắm chắc các văn bản
pháp luật đất đai.
- Các số liệu thu thập phải chính xác, khách quan, trung thực, đúng với những gì
đã làm được và chưa làm được của công tác cấp GCNQSD đất nông nghiệp.
- Các số liệu phải có tính khả thi, phù hợp với thực trạng của địa phương.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Học hỏi và rút ra được nhiều kiến thức thức thực tế, nhất là trong công tác
cấp GCNQSDĐ, củng cố những kiến thức đã học trong nhà trường và đây cũng
bước đầu làm quen với công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Đồng thời nắm vững những quy định của Luật đất đai năm 2013 và những
văn bản dưới luật về đất đai của trung ương và ở địa phương trong công tác cấp
GCNQSDĐ.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đưa ra những giải pháp thích hợp với thực tế địa phương để công tác cấp
GCNQSDĐ nói riêng và công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung được tốt hơn.
Các giải pháp đưa ra phải rõ ràng, có tính khả thi và đúng pháp luật.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lí
2.1.1. Các nội dung quản lí Nhà nước về đất đai
Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của đất đai đối với chiến lược phát triển
kinh tế xã hội. Nhà nước ta đã xây dựng một hệ thống chính sách đất đai chặt chẽ nhằm

tăng cường công tác sử dụng đất trên phạm vi cả nước. Nhà nước quản lí đất đai thông
qua các văn bản pháp luật. Nhà nước giao cho UBND các cấp phải thực hiện việc quản
lí Nhà nước về đất đai trên toàn bộ ranh giới hành chính đối với tất cả các loại đất theo
qui định của pháp luật, để công tác quản lí đất đai cũng như vấn đề sử dụng đất đai
mang lại hiệu quả tốt nhất.
Tại điều 4 Luật đất đai năm 2013 “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí. Nhà nước trao quyền sử dụng đất
cho người sử dụng đất”.
Tại điều 22 Luật đất đai năm 2015 qui định.
Nội dung quản lí nhà nước về đất đai bao gồm:
1. Ban hành các văn bản qui phạm pháp luật về quản lí, sử dụng đất và tổ
chức thực hiện các văn bản đó.
2. Xác định ranh giới hành chính, lập và quản lí hồ sơ địa chính, lập bản đồ
hành chính.
3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và
bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng
giá đất
4. Quản lí qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Quản lí việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
6. Quản lí việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất
7. Đăng kí đất đai, lập và quản lí hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.


4

8. Thống kê, kiểm kê đất đai.
9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
10. Quản lí tài chính về đất đai và giá đất.
11. Quản lí, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, việc chấp hành theo quy định của
pháp luật về đất đai và xử lí vi phạm về đất đai.
13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lí
và sử dụng đất đai.
15. Quản lí hoạt động dịch vụ về đất đai [12].
2.1.2. Sơ lược về hồ sơ địa chính
- Hồ sơ địa chính là tài liệu, sổ sách, bản đồ chứa đựng những thông tin cần
thiết về mặt tự nhiên, kinh tế và pháp lí của đất đai thể hiện một cách đầy đủ, chính
xác, kịp thời.
- Hồ sơ địa chính được thành lập một bản gốc và hai bản sao từ bản gốc. Bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành quy phạm hướng dẫn việc chỉnh lí và quản lí
hồ sơ địa chính.
- Hồ sơ địa chính được quy định tại điều 96 Luật đất đai năm 2013, bao gồm:
+ Bản đồ địa chính.
+ Sổ địa chính.
+ Sổ mục kê.
+ Sổ theo dõi biến động đất đai.
- Nội dung hồ sơ địa chính bao gồm các thông tin sau:
+ Số hiệu, kích thước, hình thể, diện tích, vị trí.
+ Người sử dụng đất.
+ Giá đất, các tài sản khác gắn liền với đất, các nghĩa vụ tài chính về đất đai
đã thực hiện và chưa thực hiện.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất.


5

+ Biến động trong quá trình sử dụng đất và các thông tin khác có liên quan.

- Hồ sơ địa chính được thiết lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn
do cán bộ địa chính lập dưới sự chỉ đạo của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
và kiểm tra nghiệm thu của Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Hồ sơ địa chính chỉ được chỉnh lí biến động khi mà đầy đủ các thủ tục pháp
lí về biến động đó.
- Hồ sơ địa chính phải được thiết lập đầy đủ nội dung, rõ ràng, đúng quy cách,
nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lí nhà nước về đất đai [2].
2.1.3. Những căn cứ pháp lí của việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Nông nghiệp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lí của người sử dụng
đất; chỉ khi người sử dụng đất được cơ quan nhà nước cấp GCNQSD đất thì mới có
đầy đủ các quyền của người sử dụng đất đã được pháp luật đất đai qui định.
Luật đất đai lần đầu tiên được ban hành năm 1988 là cơ sở để công tác quản
lí đất đai lần đầu tiên đi vào nề nếp và thực hiện theo luật định. Nhưng sau 5 năm
thực hiện đã bộc lộ một số nhược điểm không còn phù hợp với thực tiễn, không
phát huy được vai trò của đất đai trong sự phát triển kinh tế- xã hội. Do đó, năm
1992 Hiến pháp ra đời thay thế cho Hiến pháp năm 1980 để phù hợp với công tác
phát triển của đất nước thì Luật đất đai năm 1993 ra đời và có hiệu lực từ ngày
15/10/1993. Trong Luật đất đai năm 1993, điều 13 nêu rõ 7 nội dung quản lí nhà
nước về đất đai. So với Luật đất đai 2003 thì Luật đất đai có 13 nội dung quản lí nhà
nước về đất đai. Luật đất đai sửa đổi năm 2013 ra đời đã thể chế hóa và đầy đủ bao
gồm 15 nội dung quản lí nhà nước về đất đai.
Luật đất đai 2013 ra đời giúp cho công tác quản lí nhà nước về đất đai được
thực hiện dễ dàng hơn, đó là quản lí theo pháp luật chi tiết đến từng thửa đất, từng
chủ sử dụng đất với việc nhà nước ban hành rất nhiều các văn bản hướng dẫn thực
hiện một cách cụ thể
 Các văn bản pháp luật:
Luật đất đai 1998, Luật đất đai 1993, Luật sửa đổi bổ sung 1998 2001, Luật
đất đâi 2003, Hiến pháp nắm 1992 đã sửa đổi năm 2001, Luật đất đai 2013.



6

 Các văn bản dƣới luật: (Các văn bản pháp qui)
- Nghị định 64/1993/NĐ-CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ qui định về
việc giao đất cho hộ gia đình, các nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản
xuất nông nghiệp.
- Nghị định 02/1994/NĐ-CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ qui định về
việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử ổn định, lâu dài vào
mục đích lâm nghiệp.
- Nghị định 60/1994/NĐ-CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ qui đinh về
quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị.
- Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 10/07/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc
đẩy mạnh việc thi hành cấp GCNQSD đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở nông
thôn vào năm 2000.
- Chỉ thị số 18/1999/CT-TTg ngày 07/01/1999 của Thủ tướng Chính phủ về
một số biện pháp đẩy mạnh, hoàn thành cấp GCNQSD đất nông nghiệp và đất ở
nông thôn.
- Nghị định 04/2000/NĐ-CP ngày 11/02/2000 của Chính phủ về thi hành,
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai.
- Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về
việc triển khai thi hành Luật đất đai 2003.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn
thực hiện Luật đất đai 2003.
- Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc xử
phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai.
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 06/12/2004 của Chính phủ về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai.

- Nghị định 187/2007/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.


7

- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ qui định bổ
sung về việc cấp Giấy chứng nhận, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình
tự, thủ tục bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết
khiếu nại về đất đai.
- Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/07/2007 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về
phương pháp xác định giá và khung giá các loại đất.
- Nghị định số 88/2011/NĐ-CP của Chính phủ qui định về việc cấp
GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Nghị định số 105/2011/NĐ-CP ngày 11/11/2011 của Chính phủ về việc xử
phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai.
- Nghị định số 69/2011/NĐ-CP ngày 13/08/2011 của Chính phủ về việc qui định
bổ sung về qui hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật
đất đai 2013 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2014)
- Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất.
- Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về việc thu tiền sử dụng đất.
 Các văn bản dƣới luật của Bộ: (Các Quyết định, Thông tƣ của các Bộ,
các Thông tƣ liên Bộ)
- Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15/07/2003 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND về quản lí Tài nguyên và Môi
trường ở địa phương.
- Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT-BTNMT-BNV ngày 31/12/2004 của

Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và tổ chức của văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất và tổ chức phát
triển quĩ đất.
- Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lí, quản lí hồ sơ địa chính.


8

- Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/07/2006 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành về cấp Giấy chứng nhận.
- Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/06/2006 của
Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực
hợp đồng, văn bản thực hiện quyền sử dụng đất.
- Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kệ, kiểm kê đất đai và xây dựng bản
đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tư số 19/2011/TT-BTNMT ngày 02/11/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường vè việc qui định chi tiêt việc lập, điều chỉnh và thẩm định qui hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
- Thông tư số 14/2011/TT-BTNMT ngày 01/10/2011 của Bộ tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 69/2011/NĐ-CP ngày 13/08/2011
của Chính phủ.
- Thông tư số 17/2011/TT-BTNMT ngày 21/10/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường qui định về cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất.
- Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc qui định bổ sung về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Công văn số 310/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 29/01/2010 về việc giải quyết

vướng mắc khi thực hiện Nghị định số 69/2011/NĐ-CP.
- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư 22/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính.
- Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về bản đồ địa chính.
- Thông tư 29/2014/TT-BTNMT về quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh,
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.


9

2.1.4. Mục đích, yêu cầu, đối tượng, điều kiện được đăng kí đất đai và cấp
GCNQSDĐ Nông nghiệp
 Mục đích cấp GCNQSD đất nông nghiệp
Việc cấp GCNQSD đất là xác lập mối quan hệ giữa người sử dụng đất đối
với quyền sở hữu nhà nước về đất đai. Công tác này rất quan trọng, vì nó làm tăng
cường vai trò sử hữu nhà nước về đất đai đồng thời đề cao trách nhiệm của người sử
dụng đất và việc xét duyệt, cấp GCNQSD đất góp phần ổn định xã hội.
Cấp GCNQSD đất cho người sử dụng đất còn với mục đích để Nhà nước thực
hiện chức năng của mình tốt hơn và thông qua việc cấp GCNQSD đất để quản lí:
- Nhà nước nắm rõ được tình hình sử dụng đất đai.
- Kiểm soát được tình hình biến động đất đai.
- Khắc phục được tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai.
- Là cơ sở giải quyết các vụ tranh chấp đất đai.
- Đưa ra biện pháp nhằm quản lí và sử dụng đất đai phù hợp.
 Yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp
Chấp hành đầy đủ chính sách dất đai của Nhà nước, theo qui trình qui phạm
hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thực hiện mọi thủ tục pháp lí cần thiết trong quá trình đăng kí cấp GCNQSD đất
và đảm bảo sự đầy đủ chính xác đúng theo hiện trạng được giao.

 Đối tượng cấp GCNQSD đất nông nghiệp
Theo nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ, thì mọi
tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, chính trị - xã hội, hộ gia đình, cá nhân (kể
cả trong nước và ngoài nước). Được Nhà nước giao đất ổn định, lâu dài hoặc thuê
đất của Nhà nước đều được đăng kí và cấp GCNQSD đất. Tất cả đều đăng kí đất đai
tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo tên tổ chức khi người đại
diện tổ chức đó kê khai đăng kí đất đai được Nhà nước thẩm quyền cho phép. Còn
đối với gia đình, cá nhân thì cấp cho chủ sử dụng đất.


10

 Điều kiện đăng kí và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp
Theo điều 49; 50; 51 của Luật đất đai 2013 qui định:
“Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được UBND xã, phường, thị
trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì
được cấp GCNQSD đất và phải nộp tiền sử dụng đất”.
- Những giấy tờ về quyền sử dụng đất đai trước ngày 15/10/1993 do cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà
nước Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- GCNQSD đất tạm thời được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp và có
tên trong sổ đăng kí ruộng đất, sổ địa chính.
- Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn
liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất.
- Giấy tờ thanh lí, phá giá nhà ở gắn liền với đất theo qui định của pháp luật.
- Giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người
sử dụng đất [12].
2.1.5. Nguyên tắc và thẩm quyền cấp GCNQSDĐ Nông nghiệp
2.1.5.1. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp

Điều 98 Luật đất đai 2013 qui định:
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử
dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì
được cấp một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó.
2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu
chung nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những
người chung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 giấy chứng nhận; Trường hợp các
chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung giấy chứng nhận và trao cho
người đại diện


11

3. Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được
nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất thuộc đối tượng không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được
ghi nợ nghĩa vụ nghĩa vụ tài chính và thuê đất trả tiền thuê đất hang năm thì được
nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp
4. Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất là tài sản chung của vợ hoặc chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên
chồng vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.
5. Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số

liệu đo đạc ghi trên giấy tờ quy định tại điều 100 luật này hoặc giấy chứng nhận đã
cấp mà ranh giới thửa đất không có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm
có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất
liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc
thực tế. Người sử dụng đất khôg phải nộp tiền đối với phần diện tích chênh lẹch
nhiều hơn nế có
Trường hợp mà đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có diện tích thay đổi so với
ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo
đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện
tích chênh lệch nhiều hơn được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại điều 99 của
Luật này [12].
2.1.5.2. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp
Điều 105 Luật đất đai 2013 qui định:
1. UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư
ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ
chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.


12

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi
trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất.
2. UBND huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở
Việt Nam.

3. Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận công trình xây dựng mà thực hiện các
quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp
lại Giấy chứng nhận quyền, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận
công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy
định của chính phủ [12].
2.1.6. Qui trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Nông nghiệp
2.1.6.1. Trình tự, thủ tục hành chính cấp GCNQSD đất nông nghiệp cho hộ gia
đình, cá nhân đang sử dụng đất tại xã
 Hồ sơ và trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp thửa
đất không có tài sản gắn liền với đất hoặc có tài sản nhưng không có nhu cầu chứng
nhận quyền sở hữu hoặc có tài sản nhưng thuộc quyền sở hữu của chủ khác.
1. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp một (01) bộ hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
b) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất qui định tại các khoản 1, 2
và 5 Điều 50 Luật đất đai 2013 (nếu có);
c) Bản sao các giấy tờ liên quan đén việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất
đai theo qui định của pháp luật (nếu có);
2. Trường hợp người đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp hồ sơ tại UBND xã,
thị trấn thì UBND xã, thị trấn có trách nhiệm thực hiện công tác sau đây:
a) Kiểm tra, xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận về tình trạng
tranh chấp quyền sử dụng đất; trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất


13

qui định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai 2013 thì kiểm tra, xác nhận về
nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp
với qui hoạch sử dụng đất, qui hoạch xây dựng đã được xét duyệt.
Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc

tại điểm này, UBND xã, thị trấn phải thông báo cho Vãn phòng đăng kí quyền sử
dụng đất cấp huyện thực hiện trích đo địa chính thửa đất.
b) Công bố công khai kết quả kiểm tra tại trụ sở UBND xã, thị trấn trong thời
hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai.
c) Gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất cấp huyện nơi có đất để
thực hiện các công việc qui định tại các điểm b, c và d khoản 3 Điều này.
3. Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất cấp huyện có trách nhiệm thực hiện
các nội dung công việc sau:
a) Gửi hồ sơ đến UBND cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả
theo yêu cầu qui định tại các điểm a và b khoản 2 Điều này đối với trường hợp nộp
hồ sơ tại Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất cấp huyện.
b) Kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ
điều kiện hay không đủ điều kiện được chứng nhận về quyền sử dụng đất vào đơn
đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
c) Chuẩn bị hồ sơ kèm theo trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính
thửa đất (đối với nơi chưa có bản đồ địa chính) để Phòng Tài nguyên và Môi trường
trình UBND cùng cấp kí Giấy chứng nhận và kí hợp đồng thuê đất đối với trường
hợp được Nhà nước cho thuê đất.
d) Trao Giấy chứng nhận cho người được cấp giấy, trường hợp nộp hồ sơ tại
xã, thị trấn thì gửi Giấy chứng nhận cho UBND xã, thị trấn để trao cho người được
cấp giấy.
 Hồ sơ và trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp tài sản
gắn liền với đất mà chủ sở hữu không đồng thời là người sử dụng đất.
1. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận.


14

b) Trường hợp chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì nộp giấy tờ về quyền sở

hữu nhà ở theo qui định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 8 của Nghị định 43/2014/NĐ CP; trường hợp chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì nộp giấy tờ về
quyền sở hữu công trình xây dựng theo qui định tại các khoản 1 và 3 Điều 9 của
Nghị định này; trường hợp chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng thì
nộp một trong các giấy tờ về quyền sở hữu rừng cây qui định tại các khoản 1, 2, 3, 4
và giấy tờ tại khoản 7 Điều 10 của Nghị định này.
c) Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo
qui định quả pháp luật (nếu có).
d) Sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ qui
định tại điểm b khoản này đã có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng).
2. Trường hợp người đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp hồ sơ tại UBND xã, thị
trấn thì UBND xã, thị trấn có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
a) Kiểm tra, xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận về tình trạng
tranh chấp quyền sở hữu tài sản.
b) Kiểm tra, xác nhận vào sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng (trừ trường
hợp sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng đã có xác nhận của tổ chức có tư cách
pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ).
c) Công bố công khai kết quả kiểm tra hồ sơ tại trụ sở UBND xã, thị trấn trong
thời hạn 15 ngày, xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai.
d) Gửi đến Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất cấp huyện để thực hiện các
công việc qui định tại các điểm b, c và d khoản 3 Điều này.
3. Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất cấp huyện có trách nhiệm thực hiện
các nội dung công việc sau:
a) Gửi hồ sơ đến UBND cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả
theo yêu cầu qui định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này đối với trường hợp
nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất cấp huyện.


15

b) Kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác định đủ

điều kiện hay không đủ điều kiện chứng nhận quyền sở hữu tài sản và xác nhận vào
đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
Trường hợp cần xác minh thêm thông tin về điều kiện chứng nhận quyền sở
hữu tài sản gắn liền với đất thì Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đát gửi phiếu lấy
ý kiến cơ quan quản lí về nhà ở, công trình xây dựng, cơ quan quản lí nông nghiệp
cấp huyện. Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được
phiếu lấy ý kiến, cơ quan quản lí về nhà ở, công trình xây dựng, cơ quan quản lí
nông nghiệp có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng kí quyền sử
dụng đất.
c) Chuẩn bị hồ sơ kèm theo trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính
thửa đất (đối với nơi chưa có bản đồ địa chính) để Phòng Tài nguyên và Môi trường
trình UBND cùng cấp kí Giấy chứng nhận.
d) Trao Giấy chứng nhận cho người được cấp giấy, trường hợp nộp hồ sơ tại
xã, thị trấn thì gửi Giấy chứng nhận cho UBND xã, thị trấn để trao cho người được
cấp giấy.
 Hồ sơ và trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp người
sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu nhà ở, công trình xây dựng (theo Nghị định
88/2011/NĐ-CP).
1. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
b) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất qui định tại các khoản 1, 2
và 5 Điều 50 Luật đất đai 2003 (nếu có).
c) Giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở theo qui định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
8 của Nghị định này đối với trường hợp tài sản là nhà ở.
d) Giấy tớ về quyền sở hữu công trình xây dựng theo qui định tại khoản 1
Điều 9 của Nghị định này đối với trường hợp tài sản là công trình xây dựng.
e) Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo
qui định của pháp luật (nếu có).



16

f) Sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ qui định
tại các điểm b, c và d khoản này đã có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng).
2. Trường hợp người đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp hồ sơ tại UBND xã,
thị trấn thì UBND xã, thị trấn có trách nhiệm thực hiện các công việc theo qui định
tại khoản 2 Điều 14 và khoản 2 Điều 15 của Nghị định này.
3. Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất cấp huyện có trách nhiệm thực hiện
các nội dung công việc theo qui định tại khoản 3 Điều 14 và khoản 3 Điều 15 của
Nghị định này [3].
2.1.6.2. Trình tự, thủ tục hành chính cấp GCNQSD đất nông nghiệp cho tổ chức
đang sử dụng đất
 Hồ sơ và trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp không
có tài sản gắn liền với đất hoặc có tài sản nhưng không có nhu cầu chứng nhận
quyền sở hữu hoặc có tài sản nhưng thuộc quyền sở hữu của người khác.
1. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
b) Báo cáo tự rà soát hiện trạng sử dụng đất theo qui định tại các Điều 49, 51,
53 và 55 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính
phủ về thi hành Luật đất đai (sau đây gọi là Nghị đính số 181/2004/NĐ-CP); Điều
36 của Nghị định số 69/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ qui
định bổ sung về qui hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư (sau đây gọi là Nghị định số 69/2011/NĐ-CP).
c) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo qui định của pháp
luật về đất đai (nếu có).
d) Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo
qui định của pháp luật (nếu có).
2. Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện
các nội dung công việc sau:
a) Kiểm tra hồ sơ, xác định đủ điều kiện hay không đủ điều kiện chứng nhận về

quyền sử dụng đất và xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận.


×