Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

NÂNG CAO ý THỨC TRÁCH NHIỆM của CÔNG dân TRONG xây DỰNG nền QUỐC PHÒNG TOÀN dân, AN NINH NHÂN dân bảo vệ VỮNG CHẮC tổ QUỐC VIỆT NAM xã hội CHỦ NGHĨA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.03 KB, 30 trang )

Nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong xây dựng nền quốc phòng toàn
dân, an ninh nhân dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
hiện nay
Hiện nay, tình hình khu vực và thế giới có những diễn biến phức tạp, tác động
đến đời sống kinh tế- xã hội của đất nước, trong đó có công tác xây dựng nền quốc
phòng, an ninh. Nhiều thế lực thù địch và các lực lượng phản động luôn tìm cách
chống phá nước ta, chúng thực hiện chiến lược diễn biến hoà bình, bạo lực lật đổ
bằng nhiều âm mưu, thủ đoạn buộc ta phải đối phó.
Công tác quốc phòng, an ninh phải thực hiện tốt để góp phần giữ vững ổn định
chính trị, xã hội, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và kiên định con đường đi
lên CNXH. Khoa học công nghệ phát triển sâu rộng có tác động lớn đến nhiều lĩnh
vực của đời sống kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh. Đất nước ta đang tiếp tục
thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN trong khi
tình hình thế giới, khu vực đang có những biến động sâu sắc, có tác động đến mọi
mặt đời sống kinh tế- xã hội nước ta. Chúng ta đang đứng trước những thời cơ và
thách thức lớn, đang xây dựng trong môi trường cạnh tranh quyết liệt. Nhiều tình
huống phức tạp, quyết liệt có thể xảy ra, buộc ta phải đối phó. Bởi vậy, trong khi ta
đang tập trung sức xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, phải chú trọng tăng cường
quốc phòng – an ninh, nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền, giữ vững ổn định an ninh
chính trị, bảo đảm thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, đối phó có hiệu quả mọi
tình huống
Đảng ta xác định mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là xây dựng
nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại, cơ cấu
kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất, đời sống vật chất tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc,
dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã và đang mở ra thời kỳ mới
trong tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện cho xây dựng tiềm lực quốc phòng vững
mạnh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp với thế trận an ninh nhân
dân. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là đặc điểm tác động đến
1




công tác quốc phòng, an ninh. Bản thân công tác quốc phòng, an ninh phải chăm lo
bảo vệ vững chắc cơ sở vật chất kỹ thuật của nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Đồng thời kết quả của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là yếu tố, là điều kiện để xây
dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc. Đường lối
phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước đã tác động tích cực đối với công tác quốc phòng. Bên cạnh những thuận
lợi cũng nảy sinh những tiêu cực, hạn chế trong việc tổ chức thực hiện công tác
quốc phòng ở Bộ, ngành, địa phương như việc quản lý, xây dựng và thực hiện kế
hoạch, huy động tiềm năng mọi mặt cho quốc phòng. Một bộ phận nhân dân, trong
đó có cả cán bộ đảng viên và đặc biệt là thanh niên, học sinh, sinh vên hiện nay
nhận thức về xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân còn nhiều bất
cập, biểu hiện ở nhận thức không đúng vị trí vai trò của nhiệm vụ quốc phòng, an
ninh hay có tư tưởng xem nhẹ công tác quốc phòng, an ninh…coi đó chỉ là nhiệm
vụ thuần túy của quân đội và công an.
I.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG NỀN QUỐC
PHÒNG TOÀN DÂN, AN NINH NHÂN DÂN TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ
TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA HIỆN NAY
1.1. Khái niệm nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân
Theo Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà
Nội,2004, tr.84 xác định: “Quốc phòng toàn dân, nền quốc phòng mang tính chất
“vì dân, do dân, của dân”, phát triển theo phương hướng toàn dân, toàn diện, độc
lập, tự chủ, tự lực, tự cường và ngày càng hiện đại, kết hợp chặt chẽ kinh tế với
quốc phòng và an ninh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà
nước,do dân làm chủ, nhằm giữ vững hoà bình, ổn định của đất nước, sẵn sàng
đánh bại mọi hành động xâm lược và bạo loạn lật đổ của các thế lực đế quốc và
phản động, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xây dựng nền
quốc phòng toàn dân là quan điểm cơ bản chỉ đạo việc xây dựng nền quốc phòng
của nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thuộc trách nhiệm của toàn dân, của

cả hệ hống chính trị, trong đó lực lượng vũ trang là nòng cốt”.

2


“Nền quốc phòng toàn dân là sức mạnh quốc phòng của đất nước được xây
dựng trên nền tảng nhân lực, vật lực, tinh thần mang tính chất toàn dân, toàn diện,
độc lập, tự chủ, tự cường”1
Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, năm
2004, tr.26 xác định “An ninh nhân dân là: 1. Quan điểm của Đảng Cộng sản
ViệtNam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo vệ an ninh
quốc gia, là sự nghiệp của toàn dân, do nhân dân tiến hành, lực lượng an ninh nhân
dânlàm nòng cốt dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Kết
hợpphong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với các biện pháp nghiệp vụ của
lực lượng chuyên trách, nhằm đập tan mọi âm mưu và hành động xâm phạm an
ninhquốc gia và trật tự an toàn xã hội, cùng với quốc phòng toàn dân bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 2.Bộ phận của lực lượng vũ trang nhân
dân Việt Nam có vai trò nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia. An
ninh nhân dân có nhiệm vụ: đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu hoạt động xâm
phạm an ninh quốc gia, bảovệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, chính quyền,
các lực lượng vũ trang và nhân dân”.
“Nền an ninh nhân dân là sức mạnh về tinh thần, vật chất, sự đoàn kết
vàtruyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp
bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc
gialàm nòng cốt”2
1.2. Vị trí, đặc trưng, nội dung nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân
dân
* Vị trí
Tại văn kiện Đại hội XI Đảng ta xác định: “thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng
– an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của

Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững
hòa bình, ổn định chính trị và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; chủ động
đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù
11. Luật

quốc phòng, Điều 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005

22Quốc hội: Luật An ninh quốc gia số 32/2004/QH11
3.Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H 2011, tr.44-45

3


địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Tăng cường quốc phòng, an
ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân,
trong đó Quân đội nhân dân, công an nhân dân là lực lượng nòng cốt. Xây dựng thế
trận quốc toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc”3
Do vậy, nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân có vị trí cực kỳ quan
trọngtrong chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã chủ nghĩa. Xây dựng
nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh là tạo ra sức mạnh để ngăn
chặn, đẩylùi, đánh bại mọi âm mưu, hành động xâm hại đến mục tiêu trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đảng ta đã khẳng định: “Trong khi đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng
chủnghĩa xã hội, chúng ta không một chút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, luôn
luôn coi trọng quốc phòng - an ninh, coi đó là nhiệm vụ chiến lược gắn bó chặt
chẽ”
* Đặc trưng
Nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân chỉ có mục đích duy nhất là
tự vệ chính đáng
Đặc trưng này thể hiện sự khác nhau về bản chất trong xây dựng nền quốc

phòng, an ninh của những quốc gia có độc lập chủ quyền đi theo con đường xã hội
chủ nghĩa với các nước đế quốc chủ nghĩa. Chúng ta xây dựng nền quốc
phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh là để tự vệ, chống lại thù trong,giặc
ngoài, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ,bảo vệ
chế độ xã hội chủ nghĩa và cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Đó là nền quốc phòng, nền an ninh vì dân, của dân và do toàn thể nhândân
tiến hành
Đặc trưng vì dân, của dân, do dân của nền quốc phòng, an ninh nước ta thể
hiện truyền thống, kinh nghiệm của dân tộc ta trong lịch sử dựng nước và
giữ nước. Đặc trưng vì dân, của dân, do dân và mục đích tự vệ của nền quốc phòng
toàn dân, nền an ninh nhân dân cho phép ta huy động mọi người, mọi tổ chức,
mọilực lượng đều thực hiện xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân
dân và đấu tranh quốc phòng, an ninh khác. Đồng thời, đường lối của Đảng, pháp
3

4


luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh phải xuất phát từ lợi ích, nguyện vọng
và khả năng của nhân dân.
Đó là nền quốc phòng, an ninh có sức mạnh tổng hợp do nhiều
yếu tố tạo thành
Sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh
nhân dân nước ta được tạo bởi nhiều yếu tố nhưchính trị, kinh tế,
văn hoá, tư tưởng, khoa học,quân sự, an ninh, v.v... cả ở trong
nước và ngoài nước, của dân tộc và của thời đại; trong đó, những
yếu tố bên trong của dân tộc luôn giữ vai trò quyết định. Sức
mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân
dân là cơsở, tiền đề để tạo ra sức mạnh tổng hợp của chiến tranh
nhân dân nhằm đánh thắng kẻ thù xâmlược. Xây dựng, phát huy

được sức mạnh tổng hợp là biện pháp hữu hiệu nhất để chúng ta
khắc phục những khó khăn, thiếu thốn về cơsở vật chất, hạn chế
về trình độ phát triển khoa học kỹ thuật.
Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được xây dựng
toàndiện và từng bước hiện đại
Dù trong điều kiện thời bình hay thời chiến, chúng ta cũng phải
thường xuyênđấu tranh toàn diện với các thế lực thù địch trên tất
cả mọi lĩnh vực của đời sống xãhội, làm thất bại mọi âm mưu và
hành động chống phá của chúng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa. Việc tạo lập sức mạnh nền quốc phòng
toàn dân, nền an ninh nhân dân không chỉ ở sức mạnh quân sự, an
ninh mà phải huy động được sức mạnh của toàn dân về mọi mặt:
chính trị, quân sự, an ninh, kinh tế, văn hoá, khoa học…; phải kết
hợp giữa quốc phòng, an ninh với các mặt hoạt động xâydựng đất
nước, kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng, an ninh với hoạt động đối
ngoại.
Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân
toàn diện phải đi đôi với xây dựng nền quốc phòng, an ninh hiện
đại. Theo đó, phải xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân
5


dân từng bước hiện đại; kết hợp giữa xây dựng con người có giác
ngộ chính trị, có tri thức với vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại. Phát
triển công nghiệp quốc phòng, từng bước trang bị hiện đại cho các
lực lượng vũ trang nhân dân; kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế
với tăng cường quốc phòng, anninh.
Nền quốc phòng toàn dân gắn chặt với nền an ninh nhân dân
Sự gắn bó này là tất yếu khách quan. Bởi vì, nền quốc phòng
toàndân và nềnan ninh nhân dân đều được xây dựng nhằm mục

đích tự vệ chính đáng của đất nước; đều phải chống thù trong,
giặc ngoài, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa bằng sức
mạnh tổng hợp; đều có chung một tính chất là của dân, do dân, vì
dân, được xây dựng trên nền tảng nhân lực, vật lực, tinh thần của
cả nước, mang tính chất toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự
cường, ngày càng hiện đại. Giữa nền quốc phòng toàn dân và nền
an ninh nhân dân chỉ khác nhau về phương thức tổ chức lực lượng,
hoạt động cụ thể, theo mục tiêu cụ thể được phân công. Sự gắn
bó và kết hợp chặt chẽ giữa nền quốc phòng và nền an ninh phải
thường xuyên, tiến hành đồng bộ, thống nhất từ trong chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch xây dựng, hoạt động trên phạm vi cả
nước cũng nhưcủatừng vùng, miền, địa phương, ở mọi ngành,
mọi cấp, v.v...
* Nội dung nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân
Nội dung của nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân
tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu sau:
Lực lượng quốc phòng, an ninh
Lực lượng quốc phòng, an ninh là những con người, tổ chức và
những cơsở vật chất, tài chính đảm bảo cho các hoạt động đáp
ứng yêu cầu của quốc phòng, an ninh. Từ đặc trưng của nền
quốc phòng, an ninh ở nước ta thì lực lượng quốc phòng, an
ninh bao gồm lực lượng toàn dân (lực lượng chính trị) và lực lượng
vũ trang nhân dân. Lực lượng chính trị bao gồm các tổ chức trong
6


hệ thống chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội và những tổ chức
khác trong đời sống xã hội được phép thành lập và quần chúng
nhân dân. Lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm quân đội nhân
dân, dân quân tự vệ, công an nhân dân.

Tiềm lực quốc phòng, an ninh
Tiềm lực quốc phòng, an ninh là khả năng về nhân lực, vật lực,
tài chính cóthể huy động để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an
ninh. Tiềm lực quốc phòng, an ninh được thể hiện tập trung ở bốn
tiềm lực cơbản, đólà tiềm lực chính trị, tinh thần; tiềm lực kinh tế;
tiềm lực khoa học, công nghệ; tiềm lực quân sự. Tiềm lực quốc
phòng, an ninh bao gồm tiềm lực ở trong nước, ở ngoài nước, ở
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tiềm lực chính trị, tinh thần của nền của nền quốc phòng toàn
dân, an ninh nhân dân là khả năng về chính trị, tinh thần có thể
huy động tạo nên sức mạnh để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng,
an ninh. Tiềm lực chính trị,tinh thần được biểu hiện ở năng lực
lãnh đạo của Đảng, quản lí điều hành của Nhà nước; ý chí, quyết
tâm của nhân dân, của các lực lượng vũ trang nhân dân sẵn sàng
đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ
Tổ quốc trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, tình huống. Tiềm lực
chính trị tinh thần là nhân tố cơbản tạo nên sức mạnh của quốc
phòng, an ninh, có tác động to lớn đến hiệu quả xây dựng và sử
dụng các tiềm lực khác; là cơsở, nền tảng của tiềm lực quân sự, an
ninh.
Tiềm lực kinh tế của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân
dân là khả năng về kinh tế của đất nước có thể khai thác, huy
động nhằm phục vụ cho quốc phòng, an ninh. Tiềm lực kinh tế của
nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được biểu hiện ở
nhân lực, vật lực, tài lựccủa quốc gia có thể huy động cho quốc
phòng, an ninh và tính cơđộng của nền kinh tế đất nước trong mọi
điều kiện hoàn cảnh. Tiềm lực kinh tế tạo sức mạnh vật chất cho
7



nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, là cơsở vật chất của
các tiềm lực khác.
Tiềm lực khoa học, công nghệ của nền quốc phòng toàn dân,
an ninh nhân dân
Làkhả năng về khoa học (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn) và công nghệ của quốc gia có thể khai thác, huy động
để phục vụ cho quốc phòng, an ninh. Tiềm lực khoa học,công
nghệ được biểu hiện ở số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ khoa
học kỹ thuật; cơsở vật chất kỹ thuật có thể huy động phục vụ cho
quốc phòng, an ninh và năng lực ứng dụng kết quả nghiên cứu
khoa học có thể đáp ứng yêu cầu của quốc phòng, an ninh.Khoa
học, công nghệ và giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu, là
nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là
nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, củng cố, tăng
cường quốc phòng, an ninh. Tiềm lực khoa học, công nghệ ảnh
hưởng trực tiếp đến khoa học quân sự, nghệ thuật quân sự, cơcấu
tổ chức lực lượng vũ trang, công tác chỉ huy, quản lý bộ đội.
Tiềm lực quân sự, an ninh của nền quốc phòng toàn dân, an
ninh nhân dân là khả năng về vật chất và tinh thần có thể huy
động tạo thành sức mạnh phục vụ cho nhiệm vụ quân sự, an ninh,
cho chiến tranh. Tiềm lực quân sự, an ninh được biểu hiện ở khả
năng duy trì và không ngừng phát triển trình độ sẵn sàng chiến
đấu, năng lực và sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang
nhân dân; nguồn dự trữ về sức người, sức của trên các lĩnh vực đời
sống xã hội và nhân dân có thể huy động phục vụ cho nhiệm vụ
quân sự, an ninh, cho chiến tranh. Tiềm lực quân sự, an ninh là
nhân tố cơbản, là nòng cốt của tiềm lực quốc phòng, an ninh; là
biểu hiện tập trung, trực tiếp sức mạnh quân sự, an ninh của Nhà
nước, giữ vai trò nòng cốt để bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình
huống.
Thế trận quốc phòng, an ninh

8


Thế trận quốc phòng, an ninh là sự tổ chức, bố trí lực lượng,
tiềm lực mọi mặt của đất nước và của toàn dân trên toàn bộ lãnh
thổ theo yêu cầu của quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa. Thực chất, đólà sự tổ chức, bố trí lực lượng,
tiềm lực chính trị, kinh tế, quân sự, an ninh, khoa học công nghệ,
dân cư…để hình thành thếtrận quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ
quốc trên từng địa phương, từng vùng, từng hướng chiến lược và
trên phạm vi cả nước.Tại Đại hội XI, Đảng ta xác định: “xây dựng
thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững
chắc. Phát triển đường lối, nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân
dân và lý luận khoa học an ninh nhân dân”4
Trong tình hình hiện nay, trước âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” thâm
độc của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta,
chúng ta càng phải đặc biệt chú ý xây dựng lực lượng và thế trận quốc phòng toàn
dân gắn liền với lực lượng và thế trận an ninh Nhân dân vững mạnh; xây dựng
Quân đội và Công an Nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện
đại làm nòng cốt trong đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật
đổ
Thường xuyên chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang Nhân dân (nhất là Quân đội
Nhân dân và Công an Nhân dân) vững mạnh toàn diện, có bản lĩnh chính trị vững
vàng và sức chiến đấu cao, luôn thực sự trung thành và tin cậy về chính trị làm
nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc, trong đấu
tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổcủa các thế lực thù địch.
Đây là nhân tố quan trọng bảo đảm cho đất nước luôn chủ động về chiến lược trong
mọi tình huống, buộc các thế lực thù địch phải cân nhắc khi toan tính những âm
mưu, thủ đoạn chống phá độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Tóm lại,bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay là một trong hai nhiệm

vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam, bảo đảm cho đất nước có môi trường hòa
bình, ổn định và phát triển. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
44. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H 2011, tr. 45
9


hội chủ nghĩa cần phải có sức mạnh tổng hợp. Một trong những yếu tố tạo nên sức
mạnh tổng hợp là phải có được nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững
mạnh. Điều đó chỉ có được khi mọi công dân, mọi tổ chức, mọi lực lượng, mọi cấp,
mọi ngành ý thức đầy đủ được nghĩa vụ, trách nhiệm đối với việc xây dựng nền
quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC TRÁCH NHIỆM
CÔNG DÂN TRONG VIỆC XÂY DỰNGNỀN QUỐC PHÒNGTOÀN DÂN,
AN NINH NHÂN DÂN BẢO VỆ VỮNG CHẮC TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA HIỆN NAY
2.1. Mục đích, nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn
dân, nền an ninh nhân dân vững mạnh hiện nay
2.1.1Mục đích xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an
ninh nhân dân vững mạnh hiện nay
Mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc được Đại hội XI của Đảng xác định là:
“Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc,
bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững hoà bình,
ổn định chính trị và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; chủ động đấu tranh
làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với
sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”5
Tạo sức mạnh tổng hợp của đất nước cả về chính trị, quân sự,
an ninh, kinhtế, văn hoá, xã hội, khoa học, công nghệ…để giữ
vững hoà bình, ổn định, ngănchặn, đẩy lùi nguy cơchiến tranh,
sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức và
quy mô.

Tạo thế chủ động cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
chủ động hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng hơn,
trên cơsở giữ vững độc lập, tự chủ.

5Văn kiện Đại biểu toàn quốc lần thứ XI - Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.45

10


Nhằm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội
chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an
ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hoá, xã hội…;
giữ vững ổn định chính trị, môi trường hoà bình, phát triển đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.1.2. Nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền
an ninh nhân dân vững mạnh hiện nay
* Xây dựng lực lượng quốc phòng, an ninh đáp ứng yêu cầu
bảovệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Lực lượng quốc phòng, an ninh là những con người, tổ chức và những cơ sở v
ật chất tài chính đảm bảo cho các lực lượng hoạt động đáp ứng yêu cầu của quốc ph
òng, an ninh.
Từ đặc trưng của nền quốc phòng, an ninh ở nước ta thì lực lượng quốcphòng,
an ninh của nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân bao gồm lực lượng toàn
dân (lực lượng chính trị) và lực lượng vũ trang nhân dân.
Lực lượng chính trị bao gồm: các tổ chức trong hệ thống chính trị, các tổ chức
chính trị- xã hội và những tổ chức khác trong đời sống xã hội đã được phép thành l
ậpvà quần chúng nhân dân. Lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm quân đội nhân
dân, dân quân tự vệ, công an nhân dân.

Xây d ng l c l ng qu c phòng, an ninh là xây d ng l c l ng chính tr và l
c l ng v trang nhân dân á p n g yêu c u c a qu c phòng an ninh, b o v T
qu c Viêt nam xã h i ch ngh a.
Trong tình hình hi n nay, i v i l c l ng v trang nhân dân n g ta xác
nh: “xây d ng Quân i nhân dân và Công an nhân dân cách m ng, chính quy,
tinh nhu , t ng b c hi n i , tuy t i trung thành v i T qu c, v i n g, Nhà
n c và nhân dân, có s l ng h p lý, có s c chi n u cao, l c l ng d b
n g viên hùng h u, dân quân t v r ng kh p”. 6
6Văn kiện Đại biểu toàn quốc lần thứ XI - Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.45
11


* Xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh ngày càng vững
mạnh
Xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh bao gồm xây dựng
bốn tiềm lực cơbản: xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần; tiềm lực
kinh tế; tiềm lực khoa học, công nghệ và tiềm lực quân sự, an
ninh.
Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần
Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần của nền quốc phòng
toàn dân, an ninh nhân dân là tạo nên khả năng về chính trị, tinh
thần có thể huy động thành sức mạnh để thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh
thần của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, cần tập
trung: xây dựng tình yêu quê hương đất nước, niềm tin đối với sự
lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước, đối với chế độ xã hội
chủ nghĩa. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh,
phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Xây dựng khối đại đoàn
kết toàn dân; nâng cao cảnh giác cách mạng; giữ vững ổnđịnh
chính trị, trật tự an toàn xã hội. Thực hiện thắng lợi chiến lược

phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện tốt giáo dục quốc phòng, an
ninh.
Xây dựng tiềm lực kinh tế
Xây dựng tiềm lực kinh tế của nền quốc phòng toàn dân, an
ninh nhân dân là tạonên khả năng về kinh tế của đất nước có thể
khai thác, huy động phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo
vệ Tổ quốc. Xây dựng tiềm lực kinh tế của nềnquốc phòng toàn
dân, an ninh nhân dân, cần tập trung vào:đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc
phòng, an ninh; phát triển công nghiệp quốc phòng, trang bị kỹ
thuật hiện đại cho quân đội và công an. Kết hợp xây dựng cơsở hạ
tầng kinh tế với cơsở hạ tầng quốc phòng; không ngừng cải thiện
12


đời sống vật chất, tinh thần của các lực lượng vũ trang nhân dân.
Có kế hoạch chuyển sản xuất từ thời bình sang thời chiến và duy
trì sự phát triển của nền kinh tế.
Xây dựng tiềm lực khoa học, công nghệ
Xây dựng tiềm lực khoa học, công nghệ của nền quốc phòng
toàn dân, an ninhnhân dân là tạo nên khả năng về khoa học, công
nghệ của quốc gia có thể khai thác, huy động phục vụ cho quốc
phòng, an ninh. Do đó, phải huy động tổng lực các ngành khoa
học, công nghệ quốc gia, trong đókhoa học quân sự, an ninh làm
nòngcốt để nghiên cứu các vấn đề về quân sự, an ninh; về sửa
chữa, cải tiến, sản xuất các
loại vũ khí trang bị. Đồng thời, phải thực hiện tốt công tác đào tạo,
bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cánbộ khoa học, kỹ
thuật.Tại Đại hội XI, Đảng ta xác định: “Đẩy mạnh công tác nghiên

cứu khoa học, nghệ thuật quân sự, an ninh, đánh thắng chiến
tranh bằng vũ khí công nghệ cao của các lực lượng thù địch” 7
Xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh
Tiềm lực quân sự, an ninh được xây dựng trên nền tảng của
các tiềm lựcchính trị tinh thần, kinh tế, khoa học công nghệ. Xây
dựng tiềm lực quân sự, an ninh của nền quốc phòng toàn dân, an
ninh nhân dân là tạo nên khả năng về vật chất và tinh thần có thể
huy động, tạo thành sức mạnh phục vụ nhiệm vụ quân sự, an
ninh, phục vụ cho chiến tranh.
Xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh, cần tập trung vào xây
dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh toàn diện. Gắn quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với quá trình tăng
cường vũ khí trang bị cho các lực lượng vũ trang nhân dân. Đảng
ta chỉ rõ: “Tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, bảo đảm cho các
lực lượng vũ trang được trang bị hiện đại, trước hết là cho lực
77.Văn kiện Đại biểu toàn quốc lần thứ XI - Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.235
13


lượng hải quân, phòng hông, không quân, lực lượng an ninh, tình
báo, cảnh sát cơ động”8.
Xây dựng đội ngũ cán bộ trong lực lượng vũ trang nhân dân
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Bố
trí lực lượng luôn đáp ứng yêu cầu chuẩn bị đất nước về mọi mặt,
sẵn sàng động viên thời chiến. Tăng cường nghiên cứu khoa học
quân sự, nghệ thuật quân sự trong chiến tranh nhân dân bảo vệ
Tổ quốc hiện nay và nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng.
* Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân
vững chắc
Th tr n qu c phòng, an ninh là t ch c b trí l c l ng, ti m l c m i m

t c a t n c và c a toàn dân trên toàn b lãnh th theo yêu c u c a qu c phòn
g, an ninh, b o v T qu c Vi t Nam xã h i ch ngh a.
Nội dung chính về xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân,
nền an ninh nhân dân là: phân vùng chiến lược về quốc phòng,
an ninh kết hợp với phân vùng kinh tế trên cơsở quy hoạch các
vùng dân cưtheo nguyên tắc bảo vệ đi đôi với xây dựng đất nước.
Xây dựng hậu phương, tạo chỗ dựa vững chắc cho thế trận quốc
phòng, an ninh. Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) tạo
nền tảng của thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
Triển khai các lực lượng chiến đấu trong thế trận. Tổ chức phòng
thủ dân sự. Kết hợp xây dựng hạ tầng, cải tạo địa hình với xây
dựng các công trình quốc phòng, an ninh.
Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, phải thường xuyên xây dựng
củng cố thế trận lòng dân đây là cơ sở, nền tảng cho xây dựng thế trận quốc phòng,
an ninh, nhân tố quyết định sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh
Nhân dân. Văn kiện Đại hội XI của Đảng xác định: “Tăng cường quốc phòng, giữ
vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên
của Đảng, Nhà nước và toàn dân, trong đó Quân Đội Nhân dân và Công An Nhân

8

14


dân là lực lượng nòng cốt”9. Xây dựng, củng cố thế trận lòng dân cần thực hiện
thắng lợi các mục tiêu, kế koạch phát triển kinh tế xã hội; phát triển kinh tế bền
vững; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chính sách dân tộc, tôn giáo, nâng
cao đời sống cho Nhân dân, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu, nghèo giữa các
tầng lớp Nhân dân, giữa các vùng miền.
2.2. Một số biện pháp chính nâng cao ý thức trách nhiệm

công dân trong sự nghiệpxây dựng nền quốc phòng toàn
dân, nền anninh nhân dân hiện nay
Yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đòi hỏi chúng ta phải:
Giữ vững hoà bình, ổn định để xây dựng và phát triển bền vững đất nước theo
hướng “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là mục tiêu cao nhất,
nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất. Tập trung đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu,
thủ đoạn “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổcủa các thế lực thù địch, bảo vệ vững
chắc Tổ quốc XHCN. Tuy nhiên, hiện naythực trạng công tác quốc phòng, an ninh
nổi lên một số vấn đề cần lưu ý đó là:nhận thức về quốc phòng toàn dân và an ninh
Nhân dân của một số cán bộ, đảng viên trong các ngành, các cấp chưa đầy đủ, sâu
sắc, thiếu cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch và
“tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ. Công tác bảo vệ an ninh trong một số
lĩnh vực còn có những thiếu sót; xử lý tình hình phức tạp nảy sinh ở cơ sở có lúc,
có nơi còn bị động, tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội, an ninh chính trị, trật tự, an
toàn xã hội ở một số địa bàn còn diễn biến phức tạp. Việc gắn kết giữa phát triển
kinh tế với củng cố, tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh, đặc biệt là tại các
vùng chiến lược, biển, đảo còn chưa chặt chẽ. Công nghiệp quốc phòng, an ninh
chưa đáp ứng yêu cầu trang bị cho các lực lượng vũ trang.
Do vậy, để nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong sự
nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân
vững mạnh để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ

98,9 . Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2011, tr. 235, 82.

15


nghĩa hiện nay chúng ta cần tập trung vào một số giải pháp cơ
bản như sau:

2.2.1. Luôn thực hiện tốt giáo dục quốc phòng, an ninh
Giáo dục quốc phòng, an ninh là nội dung quan trọng trong
xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Triển khai giáo dục quốc
phòng, an ninh theo tinh thần Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03/5/2007
của Bộ Chính trị và Nghị định 116/2007/NĐ-CP của Thủ tướng
Chính phủ.
Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an
ninh cho toàn dân và hệ thống chính trị, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong mọi tầng
lớp Nhân dân và hệ thống chính trị; chuẩn hóa chương trình, nội dung giáo dục
quốc phòng, an ninh cho từng đối tượng. Trên cơ sở đó phân cấp tổ chức giáo dục
quốc phòng, an ninh cho từng cấp theo hệ thống các trường từ Trung ương tới cơ
sở. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chương trình cho các cấp học, bậc học về quốc
phòng, an ninh. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, chuẩn hóa đội ngũ
giáo viên. Chú trọng đầu tư ngân sách, bảo đảm tài liệu cơ sở vật chất cho dạy và
học môn giáo dục quốc phòng, an ninh ở các trường, các cấp, các địa phương.Có kế
hoạch và kiên quyết thực hiện theo đúng kế hoạch việc cử cán bộ các cấp đi học
các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh.
Nội dung giáo dục quốc phòng, an ninh phải toàn diện, vừa
góp phần xây dựng con người mới, vừa đáp ứng được yêu cầu
của nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Coi trọng
giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, chế độ xã hội chủ nghĩa;
nghĩa vụ công dân đối với xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa; âm mưu, thủ đoạn của địch; đường lối, quan
điểm của Đảng, phápluật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh.
Hiện nay, yêu cầu của giáo dục là phải làm cho mọi đối tượng nhận thức
rõ và đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng, vị trí, vai trò, nội dung của công tác bảo vệ
an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng. Vì đây là những vấn đề cốt lõi của
phóng chống chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá
16



chúng ta. Nâng cao chất lượng giáo dục về công tác bảo vệ an ninh chính trị, kinh
tế, văn hóa, tư tưởng trước hết là phải nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng,
người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo,
xây dựng kế hoạch, chương trình và triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo
dục.
Phải thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục cho
phù hợp với từng đối tượng.
Xây dựng lực lượng chuyên trách về giáo dục quốc phòng và an ninh có phẩm
chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực trình độ nghiên cứu, tuyên truyền giáo dục về
công tác bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng.
Phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả hoạt động tuyên truyền giáo dục về bảo
vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng của các cơ quan tuyên truyền của
Đảng, chính quyền, của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương, các cấp, các
ngành, các lực lượng.
Định kỳ sơ kết, tổng kết về công tác giáo dục bảo vệ an ninh chính trị, kinh
tế, văn hóa, tư tưởng.
Trên cơ sở đó, mọi người, mọi tổ chức phải biết tự bảo vệ
trước sự chống phá của các thế lực thù địch. Đồng thời với thực
hiện giáo dục quốc phòng, an ninh theo tổ chức lớp học tập trung,
phải vận dụng linh hoạt nhiều hình thức, phương pháp giáo dục
tuyên truyền phù hợp, để nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục
giáo dục quốc phòng, an ninh.
2.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của
Nhà nước, việc triển khai thực hiện của các cơquan, tổ chức
và nhân dân đối với xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an
ninh nhân dân

17



Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với
Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân và đối với sự nghiệp quốc phòng, an ninh.
Nguyên tắc trên đây chỉ rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh
đạo sự nghiệp quốc phòng, an ninh, không chia quyền, không nhường quyền lãnh
đạo sự nghiệp quốc phòng, an ninh cho bất cứ một đảng phái, một tổ chức, cá nhân
nào; không thông qua một tổ chức trung gian nào; Đảng lãnh đạo mọi mặt chính trị,
tư tưởng và tổ chức, mọi hoạt động, mọi nhiệm vụ của sự nghiệp quốc phòng, an
ninh trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào, bất kỳ ở đâu.
Quản lý Nhà nước về quốc phòng, an ninh là quá trình nắm và điều hành bằng
pháp luật, chính sách, kế hoạch và các công cụ khác của Nhà nước trong mọi lĩnh
vực, mọi hoạt động xã hội có quan hệ đến việc giữ gìn, bảo vệ độc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia, do hệ thống các cơ quan của bộ máy Nhà
nước (bao gồm cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp) từ Trung ương đến cơ sở
tiến hành theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quyền hạn được pháp luật quy định.
Nội dung quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh là rất rộng, trong đó, quản lý nhà
nước về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là một
nội dung rất cơ bản mang tính chiến lược.
Để thực hiện tốt giải pháp này, phải cụ thể hoá các nội dung
lãnh đạo về quốc phòng - an ninh và bổ sung cơchế hoạt động của
từng cấp, từng ngành, từng địa phương, đặc biệt chú trọng khi xử
trí các tình huống phức tạp. Điều chỉnh cơcấu quản lý nhà nước về
quốc phòng, an ninh của bộ máy nhà nước các cấp từ Trung ương
đến cơsở.
Tổ chức phân công cán bộ chuyên trách để phát huy vai trò
làm tham mưu trong tổ chức, thực hiện công tác quốc phòng, an
ninh.
Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý chuyên trách của Nhà nước về quốc
phòng, an ninh. Tổ chức bộ máy quản lý chuyên trách của Nhà nước về quốc

phòng, an ninh có quan hệ mật thiết với công tác quản lý của Nhà nước về quốc
phòng, an ninh. Vì vậy, tiếp tục kiện toàn hệ thống cơ quan, cán bộ chuyên trách,
kiêm nhiệm công tác quốc phòng, an ninh ở các bộ, ngành và địa phương. Việc lựa
18


chọn bố trí cán bộ cho cơ quan chuyên trách về quốc phòng, an ninh cần được tiến
hành chặt chẽ theo tiêu chuẩn chức danh cụ thể và được bồi dưỡng chuyên sâu, có
quy hoạch, kế hoạch quản lý, bố trí sử dụng một cách phù hợp, bảo đảm phục vụ
lâu dài, tích lũy được kinh nghiệm và không để bị hẫng hụt.Đối với các cơ quan
làm tham mưu về công tác quốc phòng, an ninh ở các cấp như cơ quan quân sự
tỉnh, công an tỉnh, cơ quan quân sự huyện, công an huyện, xã đội, công an xã là cơ
quan tham mưu giúp cấp ủy và chính quyền địa phương thực hiện quản lý Nhà
nước về quốc phòng, an ninh phải thường xuyên được củng cố, kiện toàn về tổ
chức, biên chế, làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác quốc phòng,
an ninh ở địa phương.
Chấp hành nghiêm Quy chế 107/2003/ QĐ - TTg của Thủ
tướng Chính phủ về phối hợp quân đội với công an và Nghị quyết
51 - NQ/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục hoàn thiện cơchế lãnh
đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với chế độ
chính uỷ, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Không ngừng bổ sung, hoàn thiện và tổ chức thực hiện nghiêm túc cơ chế lãnh
đạo của Đảng đối với Quân đội, Công an. Tổ chức rút kinh nghiệm và thực hiện
nghiêm túc Nghị quyết số 51NQ/TƯ ngày 20/7/2005 của BCT khoá IX, phát huy
vai trò trọng trách “chủ trì về chính trị”, “trực tiếp chỉ đạo và tổ chức tiến hành
CTĐ, CTCT trong quân đội” của đội ngũ chính uỷ, chính trị viên, cơ quan chính trị
các cấp và Quy định số 92QĐ/TW ngày 15/05/202 của Bộ Chính trị về tổ chức
Đảng trong Công an Nhân dân Việt Nam...Nâng cao chất lượng và hiệu quả CTĐ,
CTCT trong lực lượng vũ trang Nhân dân nhằm giữ vững và tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang. Xây dựng lực lượng vũ trang Nhân dân

nhằm, vững mạnh toàn diện, lấy vững mạnh về chính trị làm cơ sở để nâng cao chất
lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu toàn diện. Thực hiện thống nhất và nghiêm
túc chế độ hoạt động CTĐ, CTCT trong tất cả các đơn vị quân đội.
2.2.3. K t h p phát tri n kinh t - xã h i v i t n g c n g s c m nh
qu c phòng và an ninh trên c s phát huy m i ti m n n g c a t n
c

19


Kết hợpphát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh
là hoạt động tích cực, chủ động của Nhà nước và Nhân dân (dưới sự lãnh đạo của
Đảng) trong việc gắn kết chặt chẽ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng,
an ninh trong một chỉnh thể thống nhất trên phạm vi cả nước cũng như ở từng địa
phương, thúc đẩy nhau cùng phát triển, góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp của
quốc gia, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng thành công CNXH
và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường sức mạnh quốc phòngvà ann
inh nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân
tộc,
thực hiệnthắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Muốn vậy
, phảiđẩy mạnh xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố), tiếp tục phát tri
ển
cáckhu kinh tế - quốc phòng. Thực hiện mỗi bước tăng trưởng kinh tế gắn chặt với
củng cố quốc phòng và an ninh.
Yêu cầu kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an
ninh:
Kết hợp phát triển kinh tế - xã hộivới tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh
phải góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh
quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu

và hành động chống phá của các thế lực thù địch; bảo đảm cho nền kinh tế nước ta
phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững; đáp ứng yêu
cầu làm cho quốc phòng, an ninh được tăng cường vững chắc, thế trận, lực lượng
và tiềm lực quốc phòng, an ninh không ngừng được tăng cường; phải giữ vững sự
ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội là nền tảng vững
chắc của quốc phòng,anninh.
Phương hướng kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng,
an ninh:
Phương hướng chung: Kết hợp phát triển kinh tế - xã với tăng cường quốc
phòng, an ninh trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng của đất nước với phương châm:
phát triển kinh tế - xã hộilà nền tảng để bảo vệ Tổ quốc; ổn định chính trị, củng cố
quốc phòng, an ninh vững mạnh là điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện
20


đường lối đối ngoại, tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ mọi cơ hội củng cố hoà
bình, ổn định đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội và giữ vững chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ. Sự kết hợp phải được thực hiện ngay trên từng địa bàn lãnh thổ, từ công tác
quy hoạch, xây dựng kế hoạch và hình thành các dự án đầu tư phát triển; xây dựng
tỉnh, thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc.
Phương hướng cụ thể:Một là, xây dựng phát triển kinh tế - xã hội gắn với
xây dựng cơ sở chính trị, tinh thần, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh
toàn diện.
Hai là, kết hợp bố trí cơ cấu kinh tế - xã hội, dân cư gắn với bố trí thế trận
quốc phòng, an ninh trên cả nước và từng địa phương.
Ba là, kết hợp phát triển các ngành kinh tế, kỹ thuật gắn với củng cố, tăng
cường tiềm lực quốc phòng, an ninh.
Bi n pháp k t h p phát tri n kinh t - xã h i v i t ng c ng s c m nh
qu c phòng, an ninh:
Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước

Các cấp ủy Đảng phải thường xuyên nắm vững chủ trương đường lối của Đảng và
kịp thời đề ra những quyết định lãnh đạo ngành, địa phương mình thực hiện phát
triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh một cách đúng đắn,
thường xuyên. Gắn chủ trương lãnh đạo với tăng cường kiểm tra việc thực hiện của
chính quyền, đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội thực hiện chủ trương đường lối
về phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh.
Nhà nước cần thống nhất quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng
cường quốc phòng, an ninh trên phạm vi cả nước và đặt nó trong tổng thể chung
của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020. Phát triển kinh tế - xã hội gắn
với tăng cường quốc phòng, an ninh phải được thực hiện một cách toàn diện, nhưng
cần tập trung có trọng điểm theo từng ngành, lĩnh vực và vùng lãnh thổ, gắn với
mục tiêu, yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện hội nhập quốc tế
sâu, rộng. Cần tập trung chỉ đạo ngay trong xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh
(thành phố); các dự án trọng điểm quốc gia; các dự án, chương trình phát triển kinh
tế - xã hội vùng biên giới, biển, đảo; xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng; xây
dựng các căn cứ chiến lược, hậu phương chiến lược, các công trình quốc phòng;
21


đầu tư phát triển khoa học và công nghệ ở trình độ cao; xây dựng và phát triển công
nghiệp quốc phòng.
Tăng cường công tác giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ
đảng viên và toàn dân về kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường, củng cố quốc
phòng, an ninh trong tình hình mới
Đối tượng được giáo dục quốc phòng, an ninh là toàn dân, trong đó trọng
điểm là cán bộ chủ trì các cấp, các bộ, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa
phương và thanh niên (học sinh, sinh viên). Nội dung giáo dục quốc phòng, an ninh
căn cứ vào đối tượng, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra để chọn lựa nội dung, chương trình
bồi dưỡng cho phù hợp và thiết thực nhằm nâng cao cả về nhận thức, kiến thức quốc
phòng, an ninhvà kinh tế cũng như năng lực tổ chức thực hiện kết hợp phát triển kinh

tế với tăng cường quốc phòng, an ninhsát với cương vị đảm nhiệm và môi trường
công tác của từng loại đối tượng. Thông qua sinh hoạt chính trị, qua các cuộc diễn
tập thực nghiệm, thực tế ở các bộ, ngành, địa phương cơ sở để nâng cao hoàn thiện
sự hiểu biết và năng lực tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ và của toàn dân, toàn
quân về kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninhtrong
tình hình mới.
Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về kết hợp
phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an
ninh trong tình hình mới
Mọi chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta có liên quan
đến kết hợp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, kết hợp phát triển kinh tế với
tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh đều phải được thể chế hoá thành luật
pháp, pháp lệnh, nghị định, văn bản dưới luật một cách đồng bộ, thống nhất để
quản lý và tổ chức thực hiện nghiêm túc có hiệu lực và hiệu quả trong cả nước.
Trên cơ sở những văn bản, quy phạm pháp luật về kết hợp phát triển kinh tế - xã
hội với tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh và kết hợp quốc phòng, an ninh
với kinh tế đã có, Nhà nước cần ban hành mới các văn bản cần thiết bảo đảm thể
chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về kết hợp giữa phát triển kinh
tế với tăng cường quốc phòng, an ninh; an ninh, quốc phòngvới kinh tế để từng địa
phương quản lý và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả.
22


Củng cố, kiện toàn và phát huy đầy đủ năng lực trách nhiệm làm tham mưu
của cơ quan chuyên trách quốc phòng, an ninh các cấp
Căn cứ vào Nghị định của Chính phủ cần nghiên cứu bổ sung mở rộng thêm
chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên trách Quản lý Nhà nước về quốc
phòng, an ninh nói chung, phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an
ninh nói riêng trong thời kỳ mới. Chấn chỉnh, kiện toàn các cơ quan và cán bộ
chuyên trách, kiêm nhiệm ở các bộ, ngành Trung ương. Bộ nào cần tổ chức vụ

chuyên trách, Bộ nào chỉ biên chế Ban quân sự, cán bộ chuyên trách, Bộ nào thì bố
trí cán bộ kiêm nhiệm cần phải được quy định thống nhất và phải được chấn chỉnh
lại cho đủ theo đúng quy định. Gắn kết chặt chẽ việc kiện toàn tổ chức với chăm lo
bồi dưỡng nâng cao năng lực và trách nhiệm của các cơ quan và cán bộ chuyên
trách làm tham mưu cho Đảng và Nhà nước về thực hiện phát triển kinh tế - xã hội
với tăng cường quốc phòng, an ninh ngang tầm với nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

2.2.4. Xây d n g kh i i o àn k t toàn dân, làm n n t n g cho xây
d n g n nqu c phòng toàn dân g n v i n n an ninh nhân dân, làm t
h t b i m i âm m uphá ho i c a các th l c thù c h .
“Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam;
là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm
thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”10
Về bản chất, nền quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa là nền quốc phòng, an ninh kiểu mới với quan điểm chủ đạo “lấy dân làm
gốc”, thực sự của dân, do dân và vì dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt và nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý và điều hành
tập trung thống nhất.
Xuất phát từ quan điểm của Đảng ta về sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là: “Phát
huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị”.
Vì v y, trong s nghi p b o v T qu c hi n nay ph i c bi t chú tr ng
ti
v êc
xây d ng th tr n lòng dân, làm n n t ng cho xây d ng n n qu c
phòngtoàn dân g n v i an ninh nhân dân. T o s g n bó m t thi t gi a n g, Nh
10Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H 2011, tr. 48

23



à n c và nhân dân, coi ó là n n t ng v ng ch c nh t
phát huy s c m nh t n
g h p b o v T qu c Vi t Nam trong th i k m i.
Để đất nước luôn ổn định và phát triển bền vững, phải thường xuyên chăm lo
giải quyết tốt các vấn đề xã hội, hướng vào nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của Nhân dân, tạo được sự đồng thuận cao, quy tụ và phát huy được sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc, nòng cốt là liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo. Trước hết, cần đẩy mạnh việc điều
tra xã hội học, nghiên cứu dự báo được những biến động về cơ cấu xã hội, sự phân
hóa xã hội, những khó khăn, bức xúc và bất bình của Nhân dân... để chủ động điều
tiết và giải quyết.
Bảo đảm lợi ích cơ bản của công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức, của
đồng bào các dân tộc, kiểm soát và điều tiết thu nhập một cách hợp lý không để cho
sự phân hóa giàu - nghèo phát triển tự phát dẫn tới bất bình đẳng và xung đột xã
hội. Cùng với khuyến khích làm giàu chính đáng, cần tích cực đào tạo, bồi dưỡng
và giải quyết việc làm cho người lao động, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, bảo đảm
an sinh xã hội, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của các tầng lớp Nhân
dân, nhất là ở nông thôn, miền núi, hải đảo và đồng bào các dân tộc còn nhiều khó
khăn gian khổ, thực hiện tốt việc “đền ơn đáp nghĩa” đối với những người có công
và gia đình chính sách. Điều này thể hiện sâu sắc tính ưu việt của chế độ xã hội chủ
nghĩa, truyền thống và đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Các cơ quan và cán bộ, công chức trong bộ máy chính quyền các cấp phải
thường xuyên được củng cố, xây dựng theo tinh thần nhà nước của dân, do dân và vì
dân, gắn bó mật thiết với Nhân dân, được Nhân dân tin yêu và tín nhiệm, phát huy
được vai trò và quyền làm chủ của Nhân dân trong quản lý xã hội, đồng thời tăng
cường được sự quản lý, điều hành tập trung thống nhất của Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa. Các cơ quan và cán bộ của Đảng và Nhà nước cần đặc biệt quan tâm
lắng nghe ý kiến của Nhân dân, kịp thời phát hiện và tích cực giải quyết những khó
khăn và vướng mắc của Nhân dân, không để tích tụ thành những bức xúc xã hội và
bất bình đẳng của Nhân dân có thể dẫn tới xáo động gây mất ổn định chính trị - xã

hội, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch lợi dụng kích động quần chúng chống lại
chính quyền và chế độ xã hội chủ nghĩa nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hòa
24


bình”, bạo loạn lật đổ của chúng. Đồng thời phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác
cách mạnggiải quyết tốt vấn đề dân tộc, tôn giáo; tích cực đấu tranh chốngđịch lợi
dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá cách mạng.
Thực hiện được những vấn đề cốt lõi trên chúng ta sẽ tạo nên sự đồng thuận
trong xã hội, khơi dậy và phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2.2.5. Thường xuyên nâng cao ý thức, trách nhiệm công
dân trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh
nhân dân cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, học sinh,
sinh viên
Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là
trách nhiệm của toàn dân. Mọi công dân, mọi tổ chức, lực lượng
đều phải tham gia theo phạm vi và khả năng của mình.
Chúng ta tự hào là một dân tộc nhỏ bé nhưng anh hùng, trải qua hơn 4000
năm lịch sử, chúng ta đã chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Có được
chiến thắng ấy là chúng ta đã có tinh thần đoàn kết, có sức mạnh của tổng hợp của
cả dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã giành thắng lợi vẻvang trong
cuộc trường chinh cứu nước, thoát khỏi ách nô lệ, xiềng gông, xây dựng đời sống
ấm no, tự do, hạnh phúc. Vì lẽ đó, bảo vệ thành quả cách mạng, sự toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng
của mỗi chúng ta.
Đất nước ta đang hòa bình, ổn định và phát triển, toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân đang phấn đấu vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công
bằng, văn minh”.Mỗi cán bộ,đảng viên chúng ta, mỗi công dân đất Việt cần nhận
thức sâu sắc rằng mình cần phải đem sức lực nhỏ bé của mình cùng với toàn Đảng,

toàn dân, toàn quân chăm lo xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân
vững mạnh để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trên cương vị chức trách, nhiệm vụ của mình, trước hết mỗi chúng ta cần
tích cực, tự giác trong học tập,quán triệt tốt Nghị quyết của Đảng về chiến lược bảo
vệ Tổ quốc, về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh
trong tình hình mới, Nghị quyết của các cấp ủy đảng về công tác quốc phòng, an
25


×