Tải bản đầy đủ (.ppt) (44 trang)

Chương 4 NGUOI THAM GIA TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.75 KB, 44 trang )

Chương 4.
NGƯỜI THAM GIA
TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
I.
II.
III.

Khái niệm
Quyền và nghĩa vụ của đương sự
Quyền và nghĩa vụ của những người
tham gia tố tụng khác.


I. Khái niệm
Người tham gia TTHC là những cá nhân hay tổ chức
tham gia vào việc giải quyết vụ án hành chính với tư
cách là cá nhân hay tổ chức độc lập, có những quyền
và nghĩa vụ nhất định, thực hiện các hành vi tố tụng
trong quá trình TAND xem xét, giải quyết vụ án
hành chính theo quy định pháp luật TTHC
Người tham gia TTHC gồm 2 nhóm:
- Nhóm đương sự
- Nhóm người tham gia tố tụng khác.


II. Nhóm đương sự




Người khởi kiện


Người bị kiện
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.


1) Người khởi kiện




Khái niệm người khởi kiện
Năng lực tố tụng hành chính của người khởi kiện
Quyền và nghĩa vụ của người khởi kiện.


a) Khái niệm về người khởi
kiện


Người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi
kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành
chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc
thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết
định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách
cử tri.


b) Năng lực tố tụng hành chính của
người khởi kiện (1)



NLPLTTHC: khả năng có các quyền và nghĩa vụ trong
tố tụng hành chính do pháp luật quy định



NLHVTTHC: khả năng tự mình thực hiện quyền và
nghĩa vụ tố tụng hành chính hoặc uỷ quyền cho người
đại diện tham gia tố tụng hành chính.


Năng lực tố tụng hành chính của
người khởi kiện (2)






Nếu đương sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy
đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính, trừ người
mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy
định khác
Nếu đương sự là người chưa thành niên, người
mất năng lực hành vi dân sự thực hiện quyền,
nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng hành chính
thông qua người đại diện theo pháp luật
Trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức thực
hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính thông qua
người đại diện theo pháp luật.



c) Quyền và nghĩa vụ của người khởi kiện







Người khởi kiện VAHC có thể đồng thời yêu cầu đòi
bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính, hành
vi hành chính gây ra
Có quyền bình đẳng với các đương sự khác về quyền
và nghĩa vụ
Có quyền yêu cầu xét xử kín khi có lý do chính đáng
Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Đ49, 50 Luật
TTHC.


2) Người bị kiện




Khái niệm người bị kiện
Năng lực tố tụng hành chính của người bị kiện
Quyền và nghĩa vụ của người bị kiện.


a) Khái niệm người bị kiện



Người bị kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức có
quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết
định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết
khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh,
lập danh sách cử tri bị khởi kiện.


b) Năng lực tố tụng hành chính
của người bị kiện






Trường hợp người bị kiện là người có thẩm quyền
trong cơ quan NN thì đó phải là những cá nhân có chức
vụ, chức danh cụ thể, có thẩm quyền ra quyết định
hành chính hoặc có hành vi hành chính
Trường hợp người bị kiện là cơ quan NN, tổ chức thì
đó là những cơ quan, tổ chức đã ban hành quyết định
hành chính, thực hiện hành vi hành chính bị khiếu kiện
Người bị kiện là tổ chức, cơ quan NN thực hiện quyền
và nghĩa vụ tố tụng thông qua người đại diện theo pháp
luật hoặc thông qua người khác theo uỷ quyền.


c) Quyền và nghĩa vụ của

người bị kiện





Được Toà án thông báo về việc bị kiện
Sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định hành chính, quyết định
kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại
về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri
bị khởi kiện; dừng, khắc phục hành vi hành chính bị
khởi kiện
Các quyền và nghĩa vụ quy định khác quy định tại Đ49
Luật TTHC.


3) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan





Khái niệm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Năng lực tố tụng hành chính của người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan
Quyền và nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan.


a) Khái niệm người có quyền

lợi, nghĩa vụ liên quan







Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ
quan, tổ chức tuy không khởi kiện, không bị kiện,
nhưng việc giải quyết vụ án hành chính có liên quan
đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ tự mình hoặc
đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận hoặc
được Toà án đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Gồm:
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc
lập;
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu
cầu độc lập.


Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
có yêu cầu độc lập


Là những người tham gia tố tụng sau khi vụ
án đã phát sinh; quyền và lợi ích của họ độc
lập với cả quyền và lợi ích của người khởi
kiện và người bị kiện do đó họ có thể đưa ra

yêu cầu chống lại cả người khởi kiện lẫn
người bị kiện.


Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
không có yêu cầu độc lập


Là những người tham gia tố tụng sau khi vụ
án đã phát sinh; quyền và lợi ích của họ gắn
liền và phụ thuộc vào một phía người khởi
kiện hoặc người bị kiện; họ không có quyền
đưa ra yêu cầu độc lập trong vụ án.


b) Năng lực chủ thể của người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan


Tương tự năng lực chủ thể của người
khởi kiện và người bị kiện.


c) Quyền và nghĩa vụ của người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan







Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc
lập thì có các quyền, nghĩa vụ của người khởi kiện theo
quy định tại Đ50 Luật TTHC;
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố
tụng với bên khởi kiện hoặc chỉ có quyền lợi thì có các
quyền và nghĩa vụ quy định tại Đ49 Luật TTHC;
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố
tụng với bên bị kiện hoặc chỉ có nghĩa vụ thì có các
quyền và nghĩa vụ quy định tại K1,2 Đ51 Luật TTHC;


III. Nhóm người tham gia tố tụng khác






Người đại diện hợp pháp của đương sự
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Người làm chứng
Người giám định
Người phiên dịch.


1. Người đại diện hợp pháp của đương sự





Đại diện đương nhiên
Đại diện do đương sự uỷ quyền
Đại diện do được cơ quan có thẩm quyền cử.


a) Đại diện đương nhiên
(đại diện theo pháp luật)










Các trường hợp đại diện theo pháp luật:
Cha, mẹ đối với con chưa thành niên
Người giám hộ đối với người được giám hộ
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức do được bầu hoặc bổ
nhiệm
Chủ HGĐ đối với hộ gia đình
Tổ trưởng Tổ hợp tác đối với Tổ hợp tác
Những người khác theo quy định pháp luật
Người đại diện theo pháp luật có đầy đủ các quyền và
nghĩa vụ của người được họ đại diện.



b) Đại diện do đương sự uỷ quyền




Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng hành chính
phải là người ≥ 18 tuổi trở lên, không bị mất NLHVDS,
được đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của
đương sự ủy quyền bằng văn bản;
Người đại diện theo ủy quyền trong TTHC thực hiện
toàn bộ các quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính của
người ủy quyền. Người được ủy quyền không được ủy
quyền lại cho người thứ ba.


c) Đại diện do cơ quan có thẩm quyền cử


Người được UBND cấp xã cử làm đại diện cho
người chưa thành niên, người mất năng lực
hành vi dân sự có đầy đủ các quyền và nghĩa
vụ tố tụng của người được họ đại diện.


Những người sau đây không được làm
người đại diện







Nếu họ là đương sự trong cùng một VA với người được
đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với
quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện;
Nếu họ đang là người đại diện trong TTHC cho một
đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người
được đại diện trong cùng một vụ án;
Cán bộ, công chức trong các ngành TA, KS, Thanh tra,
THA, công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công
an không được làm người đại diện trong TTHC, trừ
trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại
diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại
diện theo pháp luật.


2. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự




Khái niệm
Phân loại
Quyền và nghĩa vụ.


×