Tải bản đầy đủ (.doc) (209 trang)

Vai trò của quân đội nhân dân việt nam trong giữ vững ổn định chính trị ở tây nguyên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (982.31 KB, 209 trang )

BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN ĐÌNH SƠN

VAI TRß CñA QU¢N §éI NH¢N D¢N VIÖT NAM
TRONG GI÷ V÷NG æN §ÞNH CHÝNH TRÞ ë T¢Y NGUY£N HIÖN NAY

Chuyên ngành : Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số

: 62 22 03 08

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS, TS Lê Đại Nghĩa
2. TS Nguyễn Như Trúc

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận án là trung thực, có nguồn
gốc, xuất xứ rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN


Nguyễn Đình Sơn


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA QUÂN
ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG GIỮ VỮNG ỔN
ĐỊNH CHÍNH TRỊ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY
1.1.
Quan niệm ổn định chính trị và giữ vững ổn định chính trị ở
Việt Nam
1.2.
Đặc điểm tình hình chính trị ở Tây Nguyên và quan niệm, nội
dung vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giữ vững
ổn định chính trị ở Tây Nguyên hiện nay
Chương 2 VAI TRÒ CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
TRONG GIỮ VỮNG ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ Ở TÂY
NGUYÊN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ ĐẶT RA
2.1.
Những thành tựu, hạn chế thực hiện vai trò của Quân đội
nhân dân Việt Nam trong giữ vững ổn định chính trị ở Tây
Nguyên hiện nay
2.2.
Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế thực hiện vai trò

của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giữ vững ổn định
chính trị ở Tây Nguyên hiện nay và những vấn đề đặt ra
Chương 3 DỰ BÁO NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG, YÊU CẦU VÀ GIẢI
PHÁP CƠ BẢN PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA QUÂN
ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG GIỮ VỮNG
ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY
3.1.
Dự báo một số nhân tố tác động và yêu cầu phát huy vai
trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giữ vững ổn
định chính trị ở Tây Nguyên hiện nay
3.2.
Giải pháp cơ bản phát huy vai trò của Quân đội nhân dân
Việt Nam trong giữ vững ổn định chính trị ở Tây Nguyên
hiện nay
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Trang

5
10

25
25

41


67
67

93

114
114

132
164
168
169
183


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
01
02
03
04
05
06
07

Chữ viết đầy đủ
Chính trị quốc gia
Chủ nghĩa xã hội
Dân tộc thiểu số
Front Unifie de Lutte de Races


Chữ viết tắt
CTQG
CNXH
DTTS
FULRO

Opprimess
Hệ thống chính trị
Nhà xuất bản
Xã hội chủ nghĩa

HTCT
Nxb
XHCN


5

MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát về luận án
Đề tài luận án: “Vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giữ vững ổn
định chính trị ở Tây Nguyên hiện nay” được tiếp cận dưới góc độ triết học - xã
hội. Đây là một công trình khoa học nghiên cứu độc lập của nghiên cứu sinh, dựa
trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm,
đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về chính
trị, ổn định chính trị, về phát triển kinh tế - xã hội, về dân tộc, tôn giáo và chính
sách dân tộc, chính sách tôn giáo, về chức năng, nhiệm vụ của quân đội; thực tiễn
tham gia giữ vững ổn định chính trị của các đơn vị quân đội trên địa bàn Tây
Nguyên. Đề tài luận án tập trung luận giải, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn

về vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giữ vững ổn định chính trị ở Tây
Nguyên; dự báo những nhân tố tác động, đề xuất một số yêu cầu, giải pháp cơ bản
phát huy vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giữ vững ổn định chính trị
ở Tây Nguyên hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp
những luận cứ khoa học cho lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong quân đội nói chung
và các đơn vị trên địa bàn Tây Nguyên nói riêng vận dụng để thực hiện tốt các nội
dung, hình thức, biện pháp giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn.
2. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Giữ vững ổn định chính trị là mục tiêu trọng yếu của quốc phòng, an ninh, bảo
vệ Tổ quốc, góp phần quan trọng để xây dựng và phát triển đất nước và là một trong
những nhiệm vụ quan trọng của lực lượng vũ trang và của toàn Đảng, toàn dân và của
cả hệ thống chính trị, trong đó quân đội là lực lượng nòng cốt. Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ XII của Đảng xác định: “Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn
dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng
quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ
nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi


6

ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn
định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội” [59, tr.147-148].
Tây Nguyên là địa bàn chiến lược, có nhiều lợi thế về phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng - an ninh của cả nước. Mặt khác, do những đặc thù, những khó
khăn trong quá trình phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đặc biệt là
những khó khăn về vấn đề dân tộc, tôn giáo do lịch sử để lại và nảy sinh trong
thời kỳ mới, các thế lực thù địch đã lợi dụng, kích động tạo ra những điểm
nóng, những sự kiện gây bất ổn chính trị, xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến công
cuộc đổi mới toàn diện xã hội trên địa bàn Tây Nguyên và trên cả nước. Vì thế,

giải quyết những vấn đề trên, giữ vững ổn định chính trị ở Tây Nguyên, góp
phần phát triển bền vững về mọi mặt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vừa là
nhiệm vụ cấp bách vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài.
Quân đội nhân dân Việt Nam là công cụ bạo lực sắc bén của Đảng và Nhà
nước, là quân đội của dân, do dân, vì dân, có chức năng là đội quân chiến đấu, đội
quân lao động sản xuất và đội quân công tác, trong đó, thực hiện tốt việc giữ vững
ổn định chính trị là nhiệm vụ chính trị rất quan trọng của quân đội ta. Từ thực tế
quân đội tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng cơ sở chính trị,
tham gia giải quyết các vụ bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên vào những năm 2001,
2004 và 2008,... góp phần giữ vững ổn định chính trị đã khẳng định vai trò to lớn
của Quân đội trong giữ vững ổn định chính trị ở Tây Nguyên cũng như cả nước.
Trong những năm qua, quán triệt và thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết
của Đảng, Nhà nước, của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, lực lượng
quân đội đã chủ động cùng các lực lượng khác tích cực tham gia giữ vững ổn
định chính trị trên địa bàn Tây Nguyên theo đúng chức năng, nhiệm vụ của
mình, góp phần xây dựng địa bàn vững mạnh, phát triển về mọi mặt. Tuy nhiên,
so với yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới, hoạt động của Quân đội nhân dân
Việt Nam trong giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn vẫn còn những hạn chế,
bất cập như: Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân của một số đơn vị chưa
được tiến hành thường xuyên, liên tục, hiệu quả chưa cao; một số đơn vị thực
hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng HTCT cơ sở và làm tham mưu cho cấp ủy,


7

chính quyền địa phương trong giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn chưa toàn
diện, thiếu vững chắc; việc phối hợp với các lực lượng trong HTCT để giữ vững
ổn định chính trị trên địa bàn có lúc còn thiếu nhịp nhàng, đồng bộ…
Trong những năm tới, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh “diễn biến
hòa bình”, bạo loạn lật đổ mà Tây Nguyên vẫn là một địa bàn trọng điểm

chống phá của chúng. Tình hình thế giới, khu vực, trong nước nói chung và
địa bàn Tây Nguyên nói riêng vẫn tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định
chính trị. Đồng thời, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước,
yêu cầu về giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đặt ra
cần phát huy hơn nữa vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giữ vững ổn
định chính trị ở Tây Nguyên. Vì vậy, tác giả luận án chọn và nghiên cứu đề tài:
“Vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giữ vững ổn định chính trị ở Tây
Nguyên hiện nay” vừa cơ bản, vừa cấp thiết về lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giữ vững ổn định chính trị
ở Tây Nguyên, đề tài xác định yêu cầu và đề xuất giải pháp cơ bản phát huy vai
trò của Quân đội trong giữ vững ổn định chính trị ở Tây Nguyên hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Làm rõ một số vấn đề lý luận về vai trò của Quân đội nhân dân Việt
Nam trong giữ vững ổn định chính trị ở Tây Nguyên hiện nay;
Phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam
trong giữ vững ổn định chính trị ở Tây Nguyên hiện nay, chỉ rõ nguyên nhân
và những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết;
Dự báo một số nhân tố tác động, xác định yêu cầu và đề xuất các giải
pháp cơ bản phát huy trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giữ vững ổn
định chính trị ở Tây Nguyên hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam
trong giữ vững ổn định chính trị ở Tây Nguyên hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu:


8


Về nội dung: Nghiên cứu vai trò của các đơn vị quân đội đang đóng
quân ở Tây Nguyên trong giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn.
Về không gian: Tập trung nghiên cứu, khảo sát các đơn vị: Binh đoàn
Tây Nguyên, Sư đoàn 2 - Quân khu V, Binh đoàn 15, Bộ Chỉ huy quân sự và
bộ đội Biên phòng các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum.
Về thời gian: Các số liệu nghiên cứu, điều tra chủ yếu từ năm 2001 đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án
* Cơ sở lý luận của luận án: Luận án dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản
Việt Nam về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về chính trị, ổn định chính trị, về
phát triển kinh tế - xã hội, về dân tộc, tôn giáo và chính sách dân tộc, chính
sách tôn giáo, về chức năng, nhiệm vụ của quân đội.
* Cơ sở thực tiễn của luận án: Là hoạt động thực hiện vai trò của
Quân đội nhân dân Việt Nam trong giữ vững ổn định chính trị ở Tây Nguyên
hiện nay; các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo, sơ kết, tổng kết thực hiện các mặt
công tác, nhất là công tác dân tộc, công tác tôn giáo, công tác dân vận của các
đơn vị quân đội trên địa bàn Tây Nguyên; kết quả điều tra, khảo sát các địa
phương trên địa bàn và các đơn vị quân đội trong giữ vững ổn định chính trị ở
Tây Nguyên của tác giả.
* Phương pháp nghiên cứu của luận án: Luận án sử dụng phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như:
Phân tích và tổng hợp; lôgíc và lịch sử; quy nạp và diễn dịch; so sánh; điều tra
xã hội học và phương pháp chuyên gia để làm sáng tỏ góc độ triết học chính
trị - xã hội của vấn đề nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của luận án
Đưa ra quan niệm, chỉ rõ mục tiêu, nội dung, phương thức giữ vững ổn
định chính trị ở nước ta.



9

Làm rõ thực trạng thực hiện vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam
trong giữ vững ổn định chính trị ở Tây Nguyên hiện nay và một số vấn đề đặt
ra cần giải quyết.
Đề xuất các yêu cầu và giải pháp cơ bản phát huy vai trò của Quân đội
nhân dân Việt Nam trong giữ vững ổn định chính trị ở Tây Nguyên hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung
làm rõ lý luận về ổn định chính trị, giữ vững ổn định chính trị trong tình hình
mới; đồng thời bổ sung, phát triển một số vấn đề lý luận về vai trò của Quân
đội nhân dân Việt Nam trong giữ vững ổn định chính trị ở Việt Nam nói chung
và ở Tây Nguyên hiện nay nói riêng.
* Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung
cấp cơ sở thực tiễn để cấp ủy, chỉ huy, chính ủy, chính trị viên, cơ quan chính
trị các đơn vị trên địa bàn Tây Nguyên tham khảo, vận dụng nâng cao chất
lượng công tác dân vận, giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn. Luận án có
thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy ở các học viện,
nhà trường quân đội cũng như vận dụng trong công tác của đội ngũ cán bộ
các cấp trong Quân đội.
8. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu; Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan
đến đề tài; 3 chương, 6 tiết; Kết luận và kiến nghị; Danh mục các công trình
của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài; Danh mục tài liệu tham khảo
và Phụ lục.


10

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án
1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về ổn định chính trị
Tác giả V.Ia.Bônđarơ trong cuốn sách “Đảng Cộng sản Liên Xô trong hệ
thống chính trị của xã hội Xô Viết: Những vấn đề phương pháp luận nghiên
cứu” [24] đã nêu rõ vai trò Đảng Cộng sản Liên Xô là tổ chức cao nhất của
giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích và trí tuệ của giai cấp công nhân và
toàn thể nhân dân lao động; là một bộ phận của hệ thống chính trị nhưng có vai
trò lãnh đạo các tổ chức khác trong HTCT. Tác giả cũng chỉ rõ: Hệ thống chính
trị được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm sự
thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc rộng
rãi. Hệ thống chính trị được tổ chức và hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ,
hiệu lực, hiệu quả thì chính trị - xã hội ổn định, nếu xa rời sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản thì thiết chế xã hội sẽ bị rối loạn, sẽ xa rời bản chất giai cấp
công nhân, xã hội sẽ rơi vào rối loạn khủng hoảng.
Tác giả V.I.Bôndin với cuốn sách “Sự sụp đổ của thần tượng - những nét
chấm phá chân dung M.X.Goócbachốp” [23] đã phân tích nguyên nhân dẫn đến sự
sụp đổ đất nước Xô viết, trước hết do sự sai lầm về đường lối, sai lầm trong công
tác xây dựng Đảng, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ dẫn đến mất ổn định
chính trị ngay trong Đảng rồi lan tỏa ra toàn xã hội; sự thoái hóa, biến chất của cán
bộ lãnh đạo, nhất là cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước Xô viết. Bên cạnh
đó, chính sách phát triển kinh tế bất hợp lý, sự trì trệ của nền kinh tế đất nước, sự
tăng cường hoạt động chống phá CNXH của các thế lực thù địch trong nước, hoạt
động phá hoại của các cơ quan đặc vụ phương Tây… làm cho Đảng Cộng sản bị
phân hóa, uy tín giảm sút và mất vai trò lãnh đạo xã hội, dẫn đến mất ổn định cả về
chính trị và kinh tế, cuối cùng là sự sụp đổ CNXH ở Liên Xô.


11

Tập thể tác giả Giang Tây Nguyên, Hạ Lập Bình trong cuốn sách tham

khảo “Trung Quốc trỗi dậy hoà bình” [91] đã đề cập khá sâu sắc về sự ổn
định chính trị và con đường phát triển hòa bình của Trung Quốc. Tác giả đã
chỉ rõ tính tất yếu và nội dung, biện pháp giữ vững ổn định chính trị, tạo môi
trường hòa bình để phát triển đất nước toàn diện, bền vững, lâu dài, hài hoà,
cân bằng của Trung Quốc; đồng thời nêu lên những triển vọng cũng như
những khó khăn của công cuộc hiện đại hoá. Đặc biệt, tác giả đã nhấn mạnh
vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong tiến trình đổi mới và
hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của bộ máy nhà nước là nguyên nhân
dẫn đến những thành quả nổi bật của Trung Quốc trong thời gian qua.
Viện Nghiên cứu chiến lược Đại học Quốc phòng Trung Quốc với công
trình “Chiến lược an ninh quốc gia Trung Quốc đầu thế kỷ XXI” [131] đã đề cập
đến sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ trong đẩy mạnh “diễn biến hòa bình”, đề
xuất những vấn đề cơ bản về Chiến lược an ninh quốc gia của Trung Quốc trong
những năm đầu thế kỷ XXI, trong đó đặc biệt coi trọng những chủ trương, giải
pháp đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề
dân tộc, tôn giáo để chống phá CNXH. Tác giả coi đó là một trong những con
đường, biện pháp quan trọng để giữ vững ổn định chính trị ở Trung Quốc.
Tác giả V.Ia Partiacov với bài viết “Các vấn đề bảo đảm ổn định xã hội chính trị ở nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” [95] đã khẳng định Trung
Quốc coi việc duy trì và củng cố sự ổn định chính trị - xã hội là một trong
những điều kiện cơ bản để bảo đảm sự phát triển kinh tế, thực hiện nhiệm vụ
hiện đại hóa và củng cố vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Tác giả bài viết
đã đề cập đến việc hệ thống hóa các yếu tố đang tác động hoặc còn tiềm ẩn gây
mất ổn định chính trị ở Trung Quốc, tiếp cận ở cơ cấu quyền lực trong nước, vai
trò của trung ương, vai trò của lực lượng quân sự; sự phát triển kinh tế, tình hình xã
hội, chính sách đối ngoại. Từ đó, tác giả đã nêu ra một tổ hợp các yếu tố vi mô
có khả năng gây mất ổn định chính trị - xã hội.


12


1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về vai trò của quân đội trong tham gia
giữ vững ổn định chính trị
Tác giả M.V.Phrunde với cuốn sách “Xây dựng quân đội, củng cố quốc
phòng sẵn sàng chiến đấu” [96] đã đề cập đến vấn đề quân sự ở Liên Xô:
Xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng, tiền tuyến và hậu phương trong
chiến tranh tương lai để bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Tác giả cũng đã đề cập
đến vai trò của con người và kỹ thuật trong chiến tranh hiện đại; rèn luyện kỷ
luật quân sự trong bộ đội chính quy và dân binh địa phương; đào tạo, huấn
luyện cán bộ chỉ huy và cán bộ chính trị của Hồng quân; xây dựng mối quan
hệ quân dân… góp phần thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.
Tác giả Vôncôgônốp trong tài liệu “Học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh
và quân đội” [135] đã trình bày một cách khoa học những luận điểm cơ bản của
chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh và quân đội với tính cách là một hiện tượng
chính trị - xã hội và một hiện tượng lịch sử; vạch rõ nguồn gốc, bản chất giai cấp
của quân đội; những nhân tố của chiến tranh và của công cuộc xây dựng quân sự;
về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản… Công trình đã khẳng định
quân đội các nước XHCN là tổ chức quân sự của Nhà nước XHCN do Đảng
Cộng sản lãnh đạo, mang bản chất giai cấp công nhân, gắn bó mật thiết với nhân
dân, là công cụ bạo lực để bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN.
Tập thể tác giả E.PhEpxtratốp, P.I.Cácpencô, N.D.Côdơlốp với tài liệu
“Công tác Đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Xô Viết” [69]
đã đề cập một cách hệ thống những nội dung cơ bản cả về lý thuyết và thực hành
công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội và hải quân Liên Xô: nhiệm vụ,
cơ cấu, tính chất hoạt động của các cơ quan chính trị, về giáo dục lý luận Mác Lênin cho sĩ quan, học tập về Đảng, văn hoá giáo dục, thi đua XHCN. Tác giả
đề cập đến trách nhiệm của quân đội trong xây dựng mối quan hệ đoàn kết gắn
bó chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng giúp đỡ chính quyền cách mạng, tranh thủ
giúp đỡ của chính quyền và của nhân dân về mọi mặt, bảo vệ chính quyền…


13


Tác giả Chương Tư Nghị (chủ biên) trong giáo trình Công tác chính trị
của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc dùng trong các Học viện, nhà
trường trong thời kỳ mới [88] đã bàn về công tác chính trị tư tưởng của Quân
Giải phóng nhân dân Trung Quốc; xây dựng tư tưởng và xây dựng văn hoá;
xây dựng đảng bộ (đảng ủy), xây dựng cơ quan chính trị; xây dựng đội ngũ cán
bộ; xây dựng công tác chính trị cơ sở; công tác chính trị của các quân, binh
chủng. Tác giả đã tập trung làm rõ nhiệm vụ và nội dung của công tác quân
dân cùng nhau xây dựng văn minh tinh thần XHCN, trong đó xác định: “Quân
đội phải tích cực tham gia và giúp đỡ địa phương xây dựng xã hội chủ
nghĩa..., dùng những việc làm thực tế từ xây dựng văn minh vật chất xã hội
chủ nghĩa để làm ảnh hưởng, tác động tốt tới quần chúng” [88, tr.202].
2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài luận án
2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về vấn đề giữ vững ổn định chính trị
Tác giả Phạm Hảo (chủ biên) trong cuốn sách “Một số giải pháp góp
phần ổn định và phát triển ở Tây Nguyên hiện nay” [70] đã khẳng định
HTCT là nhân tố bên trong quan trọng, trực tiếp ảnh hưởng đến sự ổn định
chính trị và phát triển ở Tây Nguyên. Từ đó, tác giả đã phân tích, kiến nghị
các vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, hoạt động của HTCT. Cuốn sách
cũng đã tập trung phân tích khá toàn diện tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội, quốc phòng, an ninh, đặc biệt là vấn đề dân tộc và vấn đề tôn giáo trên
địa bàn; phân tích sự tác động của nó đến ổn định chính trị, lý giải nguyên
nhân và đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm ổn định và phát triển bền
vững các tỉnh Tây Nguyên thời gian tới.
Tác giả Lưu Văn Sùng trong cuốn sách tham khảo “Một số điểm nóng chính
trị - xã hội điển hình tại các vùng đa dân tộc ở miền núi trong những năm gần đây hiện trạng, vấn đề, các bài học kinh nghiệm trong xử lý tình huống” [105] đã đề
cập tổng quan về nguyên nhân phát sinh và diễn biến các điểm nóng chính trị - xã
hội tại các vùng đa dân tộc ở miền núi nước ta trong những năm gần đây. Tác giả đã



14

tiến hành khảo sát, đánh giá những điểm nóng chính trị - xã hội và xử lý điểm nóng
chính trị - xã hội trên địa bàn Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ. Từ đó, tác giả
đánh giá chung về tình hình điểm nóng và xử lý điểm nóng chính trị - xã hội, đồng
thời chỉ ra nguyên nhân khách quan và chủ quan của điểm nóng tại các vùng đa dân
tộc ở nước ta trong những năm gần đây, từ đó đề xuất và luận chứng những giải
pháp hữu hiệu để ngăn chặn một cách kịp thời không để xảy ra điểm nóng.
Tác giả Phạm Minh Tuấn với đề tài khoa học cấp bộ “Giữ vững ổn định
chính trị - xã hội ở các tỉnh Tây Nam bộ trong giai đoạn hiện nay” [123] đã
luận chứng và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về ổn định chính trị - xã
hội; phân tích làm rõ mối quan hệ giữa ổn định chính trị - xã hội với sự phát
triển kinh tế - xã hội và các yếu tố tác động đến việc giữ vững ổn định chính trị
- xã hội ở các tỉnh Tây Nam bộ. Đề tài cũng đã làm rõ những thành công, hạn
chế trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở các tỉnh Tây Nam bộ trên
các nội dung: Giữ vững ổn định về tư tưởng chính trị; giải quyết các mối quan
hệ giữa các giai tầng xã hội, mối quan hệ dân tộc, tôn giáo; tăng cường quyền
làm chủ của người dân; giữ vững trật tự an toàn xã hội, giải quyết các mâu
thuẫn trong cộng đồng dân cư; phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; giải quyết
các “điểm nóng”... Từ đó, đề tài cũng đã đề ra được 8 nhóm giải pháp chủ yếu
góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội vùng Tây Nam bộ.
Tác giả Nguyễn Văn Cư với luận án “Ổn định chính trị - xã hội trong công
cuộc đổi mới ở Việt Nam” [39] đã nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống vấn
đề ổn định chính trị - xã hội ở nước ta cả về mặt lý luận và thực tiễn. Đặc biệt,
luận án đã tập trung phân tích nội dung của ổn định chính trị - xã hội của nước ta
trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng - an ninh, đối ngoại; phân
tích rõ những thành tựu về ổn định chính trị - xã hội. Đồng thời, luận án đã phân
tích những mặt hạn chế, bất cập, những vấn đề chính trị - xã hội bức xúc đang
hoặc có khả năng nảy sinh “điểm nóng”, từ đó đưa ra hai nhóm giải pháp cơ bản



15

để giữ vững ổn định chính trị - xã hội nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN.
Tác giả Mai Đức Ngọc với luận án “Vai trò của cán bộ lãnh đạo chủ
chốt cấp xã trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn nước
ta hiện nay (Qua thực tế vùng đồng bằng sông Hồng)” [90] đã đưa ra quan
niệm về ổn định chính trị - xã hội; đề cập thực trạng ổn định chính trị - xã hội
và vai trò của cán bộ chủ chốt lãnh đạo cấp xã trong thực hiện giữ vững ổn
định chính trị - xã hội nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng; đề xuất 4
phương hướng, 6 giải pháp nâng cao vai trò cán bộ lãnh đạo cấp xã trong việc
giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn hiện nay.
Tác giả Lê Quốc Lý với bài viết “Những nhân tố cơ bản bảo đảm ổn
định và phát triển hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay” [75] đã khẳng định:
Ổn định chính trị là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, có tính quyết
định để sự nghiệp đổi mới đất nước đạt được những thành tựu to lớn và toàn
diện, có ý nghĩa lịch sử. Tác giả cũng chỉ rõ để tiếp tục giữ vững ổn định, phát
triển bền vững cần bảo đảm các nội dung: Bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam; bảo đảm sự dân chủ tham gia của các tổ chức thành viên
hệ thống chính trị và của người dân trong xây dựng và thực thi chính sách;
bảo đảm sự phối hợp nhịp nhàng trong công tác giữa các tổ chức trong hệ
thống chính trị; đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực trí tuệ, trong sạch
vững mạnh; giữ vững đoàn kết, thống nhất, độc lập tự chủ.
Ngoài ra, có các bài viết trên các tạp chí liên quan đến ổn định chính trị
như: Hoàng Chí Bảo, “Hệ thống chính trị và sự ổn định chính trị trong những
năm đổi mới - thành quả và kinh nghiệm” [8]; Nhật Tân, “Giữ vững ổn định
chính trị - xã hội để phát triển đất nước trong thời kỳ mới” [106]; Phạm Minh
Tuấn, “Ổn định chính trị - xã hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [122]; Lê Văn Toàn, “Quyền lực chính trị



16

trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay” [117] … Trong các
bài viết đó, các tác giả đã khẳng định: Ổn định chính trị là một trong những yếu
tố cơ bản, có ý nghĩa quyết định để sự nghiệp đổi mới đất nước đạt được những
thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; đã tập trung làm rõ những vấn đề về bản
chất của ổn định chính trị, các nhân tố tác động đến ổn định chính trị, một số giải
pháp để giữ vững ổn định chính trị và phát triển bền vững đất nước.
2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển kinh tế - xã hội,
giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo, xây dựng nền quốc phòng, an ninh góp
phần giữ vững ổn định và phát triển bền vững Tây Nguyên
Tác giả Trương Minh Dục trong công trình nghiên cứu “Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên” [40] và cuốn
sách chuyên khảo “Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây
Nguyên” [41] đã trình bày quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc, đoàn kết
dân tộc; nhận định xu hướng phát triển quan hệ dân tộc, sự tác động ảnh hưởng
của các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hoá, tín ngưỡng - tôn giáo đến đời sống và
quan hệ giữa các dân tộc ở Tây Nguyên. Tác giả đánh giá quá trình xây dựng
khối đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới, từ đó đề xuất
một số phương hướng giải quyết vấn đề dân tộc, đoàn kết các dân tộc góp phần
giữ vững ổn định chính trị Tây Nguyên.
Tác giả Trần Xuân Dung với cuốn sách “Một số vấn đề về tôn giáo và
đấu tranh chống hoạt động lợi dụng tôn giáo ở Tây Nguyên” [42] đã trình bày
một cách hệ thống những vấn đề cơ bản về tôn giáo, quan điểm của C.Mác,
Ph.Ăngghen, VI.Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và giải quyết vấn
đề tôn giáo, các quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta;
làm rõ hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo ở Tây Nguyên; đề

xuất quan điểm và giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động của các thế
lực thù địch lợi dụng tôn giáo ở Tây Nguyên góp phần giữ vững ổn định
chính trị trên địa bàn.


17

Tác giả Bùi Minh Đạo với cuốn sách “Tổ chức và hoạt động buôn làng
trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên” [64] đã giới thiệu tổng quan
điều kiện tự nhiên, các dân tộc thiểu số sống lâu đời ở Tây Nguyên; tổ chức
và hoạt động buôn làng Tây Nguyên từ truyền thống đến trước năm 1975 và
thực trạng biến đổi từ sau năm 1975 đến nay; những tác động của biến đổi tổ
chức hoạt động buôn làng đến phát triển kinh tế - xã hội và một số vấn đề xây
dựng buôn làng Tây Nguyên trong phát triển bền vững hiện nay.
Các tác giả Lê Văn Đính - Vũ Anh Tuấn (Đồng chủ biên) trong cuốn sách
“Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ở địa bàn các tỉnh
Tây Nguyên hiện nay” [65] đã tập trung làm rõ đường lối, quan điểm của Đảng
và Nhà nước ta về xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân
trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta nói chung và khu vực
Tây Nguyên nói riêng. Tác giả đã phân tích thực trạng công tác xây dựng thế
trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân ở Tây Nguyên, từ đó đưa ra
những dự báo và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng
thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ở Tây Nguyên trong giai đoạn
hiện nay. Tác giả khẳng định: Tây Nguyên là địa bàn chiến lược, có vị trí đặc
biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa, đồng thời chỉ rõ đây là địa bàn trọng điểm mà các thế lực thù địch
tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng nước ta bằng chiến
lược “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ” với nhiều hoạt động chống phá,
âm mưu, thủ đoạn hết sức tinh vi hòng gây mất ổn định chính trị, xã hội.
2.3. Nhóm công trình nghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ Quân đội nhân

dân Việt Nam và vai trò của quân đội trong thực hiện các nhiệm vụ cụ thể
Tác giả Dương Văn Lượng (chủ biên) với cuốn sách “Chức năng, nhiệm vụ
của Quân đội nhân dân Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” [74] đã
trình bày khá sâu sắc, toàn diện về chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân
Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí


18

Minh qua các thời kỳ Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cũng như trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam XHCN. Cuốn sách đã trình bày bốn bài học kinh nghiệm về xác
định và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của QĐND Việt Nam; đưa ra dự báo về
sự phát triển chức năng, nhiệm vụ của QĐND Việt Nam trong thời kỳ mới.
Tác giả Nguyễn Trọng Xuân với cuốn sách “Quân đội nhân dân Việt
Nam thực hiện nhiệm vụ giúp dân xóa đói, giảm nghèo” [136] đã tập trung
phân tích những vấn đề cơ bản về quân đội giúp dân xoá đói, giảm nghèo;
tình hình thực hiện nhiệm vụ giúp dân xoá đói, giảm nghèo của quân đội hiện
nay; những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả
tham gia xoá đói, giảm nghèo của quân đội trong thời gian tới.
Tác giả Nguyễn Minh Y và Đặng Văn Hường trong cuốn sách “Đổi mới
công tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình mới” [137] đã
tập trung đi sâu phân tích một số vấn đề lý luận về công tác dân vận của quân đội
ta trong tình hình mới, nhấn mạnh: Công tác dân vận của quân đội ta là một bộ
phận công tác vận động cách mạng của Đảng, là nguyên tắc xây dựng quân đội
kiểu mới, một vấn đề thuộc bản chất, chức năng và truyền thống tốt đẹp của
QĐND Việt Nam. Đề tài cũng khẳng định việc tham gia xây dựng HTCT cơ sở là
một nội dung quan trọng trong công tác dân vận của quân đội ta, đánh giá khái
quát thực trạng công tác dân vận của quân đội ta trong những năm qua, chỉ rõ
nguyên nhân và đề xuất 4 yêu cầu, 5 giải pháp và đưa ra những kiến nghị quan

trọng góp phần thực hiện có hiệu quả công tác dân vận trong thời kỳ mới.
Tác giả Lê Sỹ Thái trong đề tài khoa học cấp ngành “Quân đội tham gia
phòng chống bạo loạn ly khai trong thời kỳ mới” [107] đã khẳng định Quân
đội ta tham gia tích cực và có hiệu quả vào công cuộc phòng, chống bạo loạn
ly khai, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
là nhiệm vụ vừa cơ bản, thường xuyên, vừa cấp bách hiện nay. Đề tài xác
định quân đội là một trong những lực lượng nòng cốt, chủ yếu bảo đảm quốc


19

phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Đề tài đã đánh giá những kết quả và nguyên
nhân Quân đội tham gia phòng chống bạo loạn ly khai; rút ra bốn bài học kinh
nghiệm quý báu; đề xuất 5 giải pháp để quân đội tham gia phòng, chống bạo
loạn ly khai có ý nghĩa thiết thực.
Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự với đề tài khoa học cấp Bộ Quốc
phòng: “Nghiên cứu nâng cao hiệu qủa quân đội tham gia xây dựng cơ sở

chính trị - xã hội ở các khu Kinh tế - Quốc phòng [130] đã đề cập những vấn
đề lý luận cơ bản về hiệu qủa quân đội tham gia xây dựng cơ sở chính trị - xã
hội ở khu Kinh tế - Quốc phòng; đánh giá hiệu quả quân đội tham gia xây
dựng cơ sở chính trị - xã hội ở khu Kinh tế - Quốc phòng; đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả quân đội tham gia xây dựng cơ sở chính trị - xã
hội ở khu Kinh tế - Quốc phòng.
Tác giả Phạm Văn Tuấn (2009) trong luận án tiến sĩ triết học “Quân đội
nhân dân Việt Nam trong thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc của
Đảng, Nhà nước hiện nay” [124] đã xác định tầm quan trọng, chiến lược đại
đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước hiện nay và vai trò của Quân đội trong
thực hiện chiến lược đó, đánh giá thực trạng Quân đội nhân dân Việt Nam
trong thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, Nhà nước hiện

nay, đề xuất yêu cầu và giải pháp để Quân đội thực hiện tốt chiến lược đại
đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay.
2.4. Nhóm công trình nghiên cứu về Quân đội nhân dân Việt Nam
trong thực hiện các nhiệm vụ trên địa bàn Tây Nguyên
Tác giả Lê Ngọc Sanh với đề tài khoa học cấp bộ “Quân đội tham gia xây
dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc, tôn giáo trên địa bàn Tây Nguyên
trong điều kiện mới” [102] đã đưa ra quan niệm, phân tích đặc điểm và thực
trạng hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc, tôn giáo ở Tây Nguyên; đề cập đến
vai trò của quân đội trong xây dựng HTCT cơ sở vùng dân tộc, tôn giáo trên địa
bàn. Các tác giả đã khái quát, làm rõ những đặc điểm cơ bản tác động đến quân


20

đội tham gia xây dựng HTCT cơ sở ở Tây Nguyên hiện nay; đã tổng kết thực
tiễn, rút ra những kinh nghiệm quý báu và nêu lên năm giải pháp cơ bản nâng
cao chất lượng quân đội tham gia xây dựng HTCT cơ sở trên địa bàn Tây
Nguyên hiện nay.
Tác giả Nguyễn Như Trúc trong luận án tiến sĩ triết học “Vai trò của quân
đội trong công tác vận động đồng bào có tôn giáo ở Tây Nguyên hiện nay”
[121] đã chỉ ra những đặc điểm, xác định vai trò của Quân đội trong công tác
vận động đồng bào có tôn giáo; làm rõ tình hình tôn giáo ở Tây Nguyên và đặc
điểm của đồng bào có tôn giáo trong các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên; vai
trò của Quân đội trong công tác vận động đồng bào có tôn giáo ở Tây Nguyên
hiện nay, phát hiện mâu thuẫn, luận giải định hướng và đề xuất 5 giải pháp cơ
bản phát huy vai trò của Quân đội ta trong công tác vận động đồng bào có tôn
giáo ở Tây Nguyên hiện nay.
Tác giả Nguyễn Trường Sơn với luận án tiến sĩ triết học “Phát huy vai trò
bộ đội địa phương trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở làm thất bại chiến
lược “diễn biến hoà bình” của địch trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay” [103] đã

nêu rõ đặc điểm, làm rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn chống phá Tây Nguyên của
các thế lực thù địch, từ đó khẳng định tính tất yếu và tầm quan trọng của hoạt
động xây dựng HTCT mà bộ đội địa phương các tỉnh Tây Nguyên đang thực
hiện với tính cách là hoạt động chính trị nhằm làm thất bại chiến lược diễn biến
hòa bình của địch. Tác giả cũng chỉ ra thực trạng và trình bày một hệ thống giải
pháp cơ bản, đồng bộ, phù hợp với đặc thù hoạt động của bộ đội địa phương các
tỉnh Tây Nguyên trong tham gia xây dựng HTCT ở địa bàn làm thất bại chiến
lược “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch hiện nay.
Tác giả Nguyễn Tiến Dũng với luận án “Hoạt động tham gia xây dựng cơ
sở địa phương vững mạnh của các đơn vị quân đội trên địa bàn Tây Nguyên
giai đoạn hiện nay” [45] đã chỉ rõ mục đích, tính chất, nội dung, hình thức hoạt


21

động của các đơn vị quân đội tham gia xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh
trên địa bàn Tây Nguyên; đánh giá đúng thực trạng, trình bày rõ 4 vấn đề có
tính nguyên tắc và 3 nhân tố tác động đối với hoạt động tham gia xây dựng cơ sở
địa phương của các đơn vị quân đội trên địa bàn Tây Nguyên trong giai đoạn
hiện nay, qua đó đề xuất 5 giải pháp cơ bản nhằm tăng cường hoạt động của các
đơn vị quân đội tham gia xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh trên địa bàn
Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.
Tác giả Ngô Hữu Thanh trong luận án “Bộ đội biên phòng tỉnh phối hợp
với lực lượng vũ trang địa phương phòng, chống bạo loạn lật đổ ở tỉnh biên
giới Tây Nguyên” [108] đã nghiên cứu lịch sử, tổng quan lý luận và khảo cứu
kinh nghiệm thực tiễn hoạt động của bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với lực
lượng vũ trang địa phương phòng chống bạo loạn lật đổ. Tác giả đã phân tích
các yếu tố tác động đến hoạt động của bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với lực
lượng vũ trang địa phương phòng, chống bạo loạn lật đổ ở các tỉnh biên giới
Tây Nguyên; đề xuất công tác phối hợp của Bộ đội biên phòng tỉnh với lực

lượng vũ trang địa phương.
3. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố
và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
3.1. Khái quát kết quả nghiên cứu chủ yếu của các công trình khoa học
đã công bố có liên quan đến đề tài luận án
Thứ nhất, các công trình khoa học nêu trên, đã có nhiều phương pháp tiếp cận
nghiên cứu khác nhau trong phân tích, luận giải khái niệm, bản chất, vai trò của ổn
định chính trị - xã hội, các nhân tố tác động đến ổn định chính trị, làm rõ những
thành quả và kinh nghiệm hoạt động hệ thống chính trị và sự ổn định chính trị
trong những năm đổi mới của đất nước; âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa
bình” của các thế lực thù địch lợi dụng dân tộc, tôn giáo để chống phá sự
nghiệp cách mạng nhằm gây mất ổn định chính trị ở nước ta; chỉ ra những xu


22

hướng vận động chủ yếu và đề xuất những giải pháp cơ bản góp phần giữ
vững ổn định chính trị ở nước ta và một số địa bàn cụ thể. Đây là những
vấn đề quan trọng, có ý nghĩa thiết thực làm cơ sở cho tác giả nghiên cứu,
tiếp thu một cách có hệ thống, phục vụ triển khai luận án.
Thứ hai, những công trình đề cập đến chức năng, nhiệm vụ và vai trò của
Quân đội nhân dân Việt Nam trong thực hiện các nhiệm vụ đã khái quát các
chức năng, nhiệm vụ của Quân đội và việc tổ chức thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ này qua các giai đoạn cách mạng; trình bày vai trò của quân đội
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa; làm rõ đặc điểm tình hình tác động đến việc xác định và thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của quân đội ta; đề cập vai trò và đặc điểm của quân đội trong
thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, đánh giá thực trạng, đề xuất hệ thống các yêu
cầu và giải pháp để quân đội thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình trên từng
mặt công tác cụ thể. Những vấn đề đó có ý nghĩa thiết thực đối với các tiếp

cận nghiên cứu luận án của tác giả.
Thứ ba, những công trình, nhóm công trình bàn đến vai trò của Quân đội
nhân dân Việt Nam trong thực hiện các nhiệm vụ cụ thể ở Tây Nguyên đã bước
đầu khái quát tình hình, nhiệm vụ của các đơn vị quân đội trên địa bàn; làm rõ
phạm vi chức năng, nhiệm vụ của quân đội, đánh giá thực trạng, rút ra những bài
học kinh nghiệm và đề xuất hệ thống các giải pháp để phát huy vai trò của quân
đội trong thực hiện các nhiệm vụ... Những vấn đề trên đã cung cấp cho tác giả
nhiều luận cứ, tư liệu, số liệu quý báu có ý nghĩa cả về lý luận, lẫn thực tiễn để
kế thừa, chọn lọc, phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài luận án.
Thứ tư, các đề tài bàn về Tây Nguyên đã khái quát về điều kiện tự nhiên, đặc
điểm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, vấn đề dân tộc, vấn đề tôn giáo; làm rõ địa
bàn Tây Nguyên có vị trí, ý nghĩa chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng - an ninh của cả nước; đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định và
phát triển bền vững ở Tây Nguyên; đề cập đến quan hệ dân tộc, quan hệ tôn giáo,


23

vấn đề vượt biên trái phép, di cư tự do, vấn đề đấu tranh chống diễn biến hòa bình
của các thế lực thù địch… từ đó đề xuất các giải pháp góp phần xây dựng địa bàn
ổn định về chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Đây thực sự là các tài liệu
quan trọng để tác giả tham khảo trong quá trình nghiên cứu luận án.
3.2. Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
Một là, nghiên cứu, làm rõ thêm quan niệm ổn định chính trị và giữ vững
ổn định chính trị ở nước ta. Vấn đề giữ vững ổn định chính trị luôn nhận được sự
quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, trong đó có Quân đội nhưng
việc nhận thức và triển khai đang đặt ra những vấn đề lý luận và thực tiễn cần
tiếp tục bổ sung và làm sáng tỏ. Các công trình khoa học mà tác giả có điều
kiện tiếp cận đã nghiên cứu lý giải ở các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, đó
chỉ là nghiên cứu với các đối tượng, phạm vi nghiên cứu cụ thể. Vì vậy, luận

án cần tiếp tục luận giải, phân tích thế nào là ổn định chính trị ở Việt Nam,
những đặc trưng của nó là gì; thế nào là giữ vững ổn định chính trị, nội dung cơ
bản, cũng như mối quan hệ giữa các nội dung ấy…
Hai là, các đề tài mà tác giả có điều kiện tiếp cận, đã bàn đến vai trò của
Quân đội trong thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, trên các địa bàn cụ thể, trong
đó có Tây Nguyên, nhưng chưa có đề tài nào tiếp cận dưới góc độ triết học,
chính trị - xã hội một cách có hệ thống lý luận về vai trò của Quân đội nhân
dân Việt Nam trong giữ vững ổn định chính trị nước ta nói chung và ở Tây
Nguyên nói riêng. Vì vậy, dưới góc độ triết học, chính trị - xã hội luận án sẽ
đi sâu phân tích làm rõ quan niệm giữ vững ổn định chính trị ở nước ta; phân
tích đặc điểm tình hình chính trị ở Tây Nguyên hiện nay, chỉ ra những yếu tố
tiềm ẩn gây mất ổn định chính trị ở Tây Nguyên và những điều kiện thuận lợi,
khó khăn trong giữ vững ổn định chính trị ở Tây Nguyên hiện nay; phân tích
nội dung vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giữ vững ổn định
chính trị ở Tây Nguyên hiện nay. Đây là những vấn đề cốt lõi, là xương sống
lý luận mà luận án cần phải giải quyết.


24

Ba là, để phát huy vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giữ
vững ổn định chính trị ở Tây Nguyên hiện nay có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu
tình hình mới, tác giả luận án không chỉ dừng lại ở việc phân tích, làm rõ
những vấn đề về lý luận mà còn đi sâu nghiên cứu có hệ thống các tài liệu,
báo cáo của các cơ quan chức năng về các mặt công tác của các đơn vị quân
đội đóng quân trên địa bàn, kết hợp với điều tra, khảo sát thực tế của tác giả
để đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan về thực trạng thực hiện vai
trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giữ vững ổn định chính trị ở Tây
Nguyên hiện nay, chỉ ra nguyên nhân thành tựu, hạn chế, cũng như những vấn
đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết. Đây là cơ sở thực tiễn để nghiên cứu, đề xuất

những yêu cầu và giải pháp cơ bản phát huy vai trò của Quân đội nhân dân
Việt Nam trong giữ vững ổn định chính trị ở Tây Nguyên hiện nay.
Bốn là, phát huy vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giữ vững
ổn định chính trị ở Tây Nguyên hiện nay chịu sự tác động của nhiều nhân tố.
Vấn đề đặt ra cần có hệ thống giải pháp hoàn chỉnh, đồng bộ, trực tiếp nâng cao
hiệu quả hoạt động của các đơn vị quân đội trong giữ vững ổn định chính trị ở
Tây Nguyên hiện nay; đồng thời xác định rõ hơn về vị trí, vai trò, chức năng,
nhiệm vụ và các mối quan hệ, cơ chế phối hợp của Quân đội với các lực lượng
tham gia giữ vững ổn định chính trị ở Tây Nguyên. Do vậy, luận án sẽ nghiên
cứu, đề xuất một số yêu cầu và giải pháp cơ bản phát huy vai trò Quân đội nhân
dân Việt Nam trong giữ vững ổn định chính trị ở Tây Nguyên hiện nay, đáp
ứng với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa trong tình hình mới.
Tóm lại, cho đến nay chưa có một công trình, đề tài khoa học nào nghiên
cứu một cách cơ bản, toàn diện và trực tiếp dưới góc độ chính trị - xã hội Vai trò
của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giữ vững ổn định chính trị ở Tây
Nguyên hiện nay. Vì vậy, đề tài luận án mà tác giả lựa chọn nghiên cứu là đề tài
độc lập, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố.


25

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA QUÂN ĐỘI
NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG GIỮ VỮNG ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ
Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY
1.1. Quan niệm ổn định chính trị và giữ vững ổn định chính trị ở Việt Nam
1.1.1. Quan niệm ổn định chính trị và ổn định chính trị ở Việt Nam
* Quan niệm ổn định chính trị
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, ổn định là một trạng thái

trong quá trình vận động, phát triển của sự vật - trạng thái đứng im tương đối,
là mặt “nhất thời” của trạng thái vận động. Không có sự ổn định - đứng im
tương đối thì không có sự vật nào tồn tại được. Sự ổn định mang tính biện
chứng, ổn định trong sự biến đổi, phát triển, chứ không phải là sự ổn định một
cách trì trệ không có sự vận động để sự vật phát triển. Ổn định và phát triển vừa
là điều kiện, vừa là tiền đề cho nhau, là nhân quả của nhau. C.Mác nhấn mạnh:
“Trong quan niệm tích cực về cái hiện đang tồn tại, phép biện chứng đồng thời
cũng bao hàm cả quan niệm về sự phủ định cái hiện đang tồn tại đó, về sự diệt
vong tất yếu của nó; vì mỗi hình thái đã hình thành đều được phép biện chứng
xét ở trong sự vận động, tức là xét cả mặt nhất thời của hình thái đó” [78, tr.35].
Ổn định là một phạm trù chỉ trạng thái đứng im tương đối của sự vật,
hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy. Trong quá trình vận động phát triển
của sự vật, ổn định mang tính tương đối, vì chính nó là sự vận động trong
những mâu thuẫn, trong sự thống nhất giữa các mặt đối lập và cũng là sự
thống nhất tương đối. Ổn định là trạng thái tất yếu khách quan của mọi sự vật,
có ổn định thì sự vật mới tồn tại.
Chính trị là một hiện tượng xã hội đặc biệt, xuất hiện khi xã hội xuất hiện
giai cấp và nhà nước. Mỗi giai cấp khác nhau sẽ có những quan điểm khác
nhau về chính trị. Chủ nghĩa Mác - Lênin, bằng thế giới quan khoa học, cách
mạng, đã nhìn nhận chính trị trong quan hệ với kinh tế, giai cấp và nhà nước,


×