Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Tìm hiểu nội dung về trách nhiệm dân sự trong BLDS 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.81 KB, 45 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................3
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................................................3
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.................................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................................................3
4. Bố cục của bài tiểu luận...................................................................................................................4
CHƯƠNG I: KHÁT QUÁT CHUNG VỀ CHẾ ĐỊNH TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ...............................5
1.1. Khái quát chung về chế định trách nhiệm dân sự.........................................................................5
1.1.1. Lịch sử hình thành chế định trách nhiệm dân sự.........................................................................5
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của chế định trách nhiệm dân sự...........................................................5
1.1.3. Cơ sở pháp lý.............................................................................................................................7
1.2. Những quy định về trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam...........................8
1.2.1. Các loại trách nhiệm dân sự.......................................................................................................8
1.2.2. Chủ thể của trách nhiệm dân sự................................................................................................11
1.2.3. Trách nhiệm pháp lý.................................................................................................................11
1.2.4. Nghĩa vụ dân sự........................................................................................................................11
1.2.5. Các căn cứ phát sinh trách nhiệm pháp lí do vi phạm nghĩa vụ dân sự.....................................12
1.2.6. Trách nhiệm buộc phải thực hiện nghĩa vụ...............................................................................14
Trách nhiệm pháp lý do vi phạm nghĩa vụ dân sự.................................................................................14
Trách nhiệm dân sự do không thực hiện một công việc phải thực hiện hoặc do không thực hiện một
công việc...............................................................................................................................................15
Trách nhiệm tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ dân sự...........................................................................16
Trách nhiệm dân sự khi hoãn thực hiện nghĩa vụ..................................................................................18
Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự....................................................................................19
Trách nhiệm dân sự do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự................................................22
1.2.7. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại..............................................................................................23
1.2.8. Các trường hợp miễn trừ nghĩa vụ dân sự.................................................................................27
1.2.9. Phạt vi phạm.............................................................................................................................27
TIỂU KẾT CHƯƠNG I.........................................................................................................................30
CHƯƠNG II: ĐIỂM MỚI TRONG NỘI DUNG TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ QUY ĐỊNH TRONG
BLDS 2015............................................................................................................................................31


2.1. So sánh điểm mới trách nhiệm dân sự giữa BLDS 2005 và BLDS 2015....................................31
2.2. Đánh giá.....................................................................................................................................39
2.3. Lí do thay đổi của Luật...............................................................................................................42

1


KẾT LUẬN...........................................................................................................................................44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................45
4.Luật Nghĩa Vụ Dân Sự Và Bảo Đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Dân Sự Việt Nam - Bản Án Và Bình Luận
Bản Án (Tập 1.......................................................................................................................................45

2


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trách nhiệm dân sự luôn được các luật gia Việt Nam hiện nay xem là một loại
trách nhiệm pháp lý – một vấn đề pháp lý quan trọng được nghiên cứu tổng quát trong
môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật. Theo viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp
luật, trách nhiệm pháp lý được cho là việc một chủ thể phải gánh chịu những hậu quả
bất lợi theo quy định của pháp luật do có hành vi vi phạm pháp luật.
Trong quy định của BLDS năm 2015 về trách nhiệm dân sự ta nhận thấy BLDS
đã có những quy định khá chi tiết và cụ thể về khái niệm, căn cứ phát sinh, mối quan
hệ …khắc phục được những tồn tại và hạn chế của BLDS năm 2005 trong cả lí luận và
thực tiễn. Để hiểu rõ hơn và nhận thực rõ những căn cứ giúp giải quyết những vụ việc
có liên quan xảy ra trong thực tế, ta sẽ đi vào tìm hiểu cụ thể hơn về chế định trách
nhiệm dân sự trong cả lí luận và thực tiễn.
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Do kiến thức và trình độ còn hạn chế nên trong đề tài này tôi sẽ tập trung nghiên

cứu từ Điều 351 đến Điều 364 tại mục 3, chương XV, phần thứ ba “Nghĩa vụ và hợp
đồng”, BLDS 2015. Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ đặt ra, đề tài sẽ tập trung vào
các vấn đề sau:
Khái quát chung về lịch sử hình thành chế định trách nhiệm dân sự. Phân tích
những điểm mới trong quy định của BLDS hiện hành về trách nhiệm dân sự, chỉ rõ
những vấn đề còn tồn đọng của trách nhiệm dân sự trong BLDS 2005. Qua đó đánh giá
những tác động của điểm mới về trách nhiệm dân sự trong BLDS 2015 trong tháo gỡ
những khó khăn, vướng mắc mà BLDS hiện hành chưa giải quyết được.
3. Mục đích nghiên cứu
Nhằm đánh giá một cách toàn diện thực trạng pháp luật về nội dung đổi mới
việc thực hiện trách nhiệm dân sự. Phân tích, làm rõ những điểm mới về nội dung trách
nhiệm dân sự trong BLDS 2015; tác động của điểm mới trong thực hiện việc hoàn
thiện pháp luật và giải quyết các vấn đề còn tồn tại và hạn chế.
3


4. Bố cục của bài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, thì bài tiểu luận của em được chia làm 2
chương:
-

Chương I: Khái quát chung về trách nhiệm dân sự
Chương II: So sánh điểm mới nội dung trách nhiệm dân sự quy định trong

BLDS 2015 và BLDS 2005

4


CHƯƠNG I: KHÁT QUÁT CHUNG VỀ CHẾ ĐỊNH TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

1.1. Khái quát chung về chế định trách nhiệm dân sự
1.1.1. Lịch sử hình thành chế định trách nhiệm dân sự
Luật Hồng Đức là một trong những bộ luật phong kiến tiến bộ nhất và đặc sắc
nhất trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Bộ luật đánh dấu thời kỳ hoàng kim nhất, rực rỡ
nhất của chế độ phong kiến Việt Nam dưới triều đại Lê sơ, đặc biệt là dưới thời vua Lê
Thánh Tông. Luật Hồng Đức được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá
rất cao về tư tưởng và trình độ lập pháp, vượt xa so với khuôn mẫu tư duy của thời đại
phong kiến và để lại những dấu ấn sâu đậm cho đến tận ngày nay, và một trong những
nội dung đó là trách nhiệm dân sự.
Chế định trách nhiệm dân sự là nét đặc sắc, độc đáo đáng quan tâm trong Luật
Hồng Đức. Mặc dù về tính chất, đây là bộ luật hình sự (Quốc triều hình luật), nhưng
Luật Hồng Đức chứa đựng trong đó những yếu tố khá tiến bộ trong việc điều chỉnh
quan hệ dân sự, quy định, dự liệu phong phú các trường hợp về tổn thất, thiệt hại trong
thực tế cả về vật chất lẫn tinh thần từ đó xác định trách nhiệm hình sự và dân sự.
Chế định trách nhiệm dân sự trong Luật Hồng Đức đưa tầm vóc của bộ luật lên
tầm cao hơn so với tư duy lập pháp phong kiến. Sự dự liệu sinh động, đầy tính thực
tiễn của nó vẫn còn dư âm mạnh mẽ cho đến ngày nay, có ý nghĩa lớn trong công tác
xây dựng và áp dụng pháp luật dân sự hiện đại.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của chế định trách nhiệm dân sự
• Khái niệm
Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp lý giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ
xác định, tại đó bên có nghĩa vụ bị pháp luật cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ. Về điểm
này, Bộ luật Dân sự Pháp qui định “hợp đồng giao kết hợp pháp có giá trị như luật đối
với các bên giao kết” (Điều 134). Khoản 1 điều 351 Bộ luật dân sự quy định: “Bên có
nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì phải chịu trách
nhiệm dân sự đối với bên có quyền.” Như vậy, người vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu
hậu quả bất lợi là trách nhiệm dân sự. Nếu các bên thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ
5



của mình thì quan hệ pháp luật phát sinh là quan hệ nghĩa vụ, còn trong trường hợp
nghĩa vụ bị vi phạm, quan hệ phát sinh sau đó là quan hệ trách nhiệm.
Tóm lại Trách nhiệm dân sự (theo nghĩa hẹp) là các biện pháp có tính cưỡng
chế áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật gây ra thiệt hại cho người
khác, người gây ra thiệt hại phải chịu trách nhiệm khắc phục những hậu quả xấu xảy ra
bằng tài sản của mình (trong đó có bồi thường thiệt hại trong hợp đồng hoặc ngoài hợp
đồng).
• Đặc điểm
Trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý nói chung, nên giống như
các loại trách nhiệm pháp lý khác, nó cũng có những đặc điểm chung sau đây:
- Là hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm, chỉ được áp dụng khi có hành vi vi
phạm pháp luật và chỉ áp dụng đối với người có hành vi vi phạm đó.
- Là một hình thức cưỡng chế của nhà nước và do cơ quan có thẩm quyền của
nhà nước áp dụng.
- Luôn mang dến một hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi phạm.
Ngoài những đặc điểm chung của trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm dân sự còn
mang những đặc điểm riêng như sau:
- Căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự là hành vi vi phạm luật dân sự hoặc vi
phạm hợp đồng (đó là việc không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ
nghĩa vụ của người có nghĩa vụ dân sự).
- Trách nhiệm dân sự mang tính tài sản. Đây chính là đặc điểm cơ bản của trách
nhiệm dân sự. Do đó, trách nhiệm dân sự của người vi phạm bao giờ cũng là sự bù đắp
cho bên vi phạm những lợi ích vật chất nhất định.
- Chủ thể chịu trách nhiệm dân sự có thể là người vi phạm nhưng cũng có thể là
người khác, như là người đại diện theo pháp luật cho người chưa thành niên, pháp
nhân, cơ quan, tổ chức.
- Hậu quả bất lợi mà người vi phạm phải chịu là việc bắt buộc phải thực hiện
nghĩa vụ hoặc bồi thường thiệt hại nhằm bảo vệ quyền và khắc phục vật chất cho bên
vi phạm.
6



1.1.3. Cơ sở pháp lý
Văn bản ghi nhận trách nhiệm dân sự của chủ thể khi người vi phạm pháp luật
dân sự nhằm bù đắp về tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị thiệt hại tại Điều 7 Bộ
luật dân sự năm 2015 về nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự:
“Các bên phải nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình và tự chịu
trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, nếu không
tự nguyện thực hiện thì có thể bị cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật”.
Thứ nhất, trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý, khác với trách
nhiệm đạo đức, mà ở đây trách nhiệm pháp lý có mục đích xác lập các chế tài cụ thể.
Thứ hai, trách nhiệm dân sự không phải là một sự trừng phạt mà là một biện
pháp buộc người có hành vi vi phạm pháp luật vào nghĩa vụ bồi thường cho người bị
tổn hại do hành vi đó gây ra. Trách nhiệm dân sự khác với trách nhiệm hình sự ở chỗ:
trách nhiệm hình sự tập trung sự chú ý vào hành vi; còn trách nhiệm dân sự tập trung
sự chú ý vào thiệt hại hay hậu quả của hành vi. Do đó, trong trách nhiệm dân sự, dù có
hành vi vi phạm nhưng không có sự thiệt hại, thì không dẫn tới nghĩa vụ bồi thường.
Tuy nhiên, trong trách nhiệm hình sự người ta cũng quan tâm tới hậu quả ở
mức độ nhất định. Trách nhiệm hình sự thể hiện sự phản ứng của xã hội đối với kẻ
phạm tội trên cơ sở suy diễn hành vi bị trừng phạt đó chống lại sự bình ổn chung của
cộng đồng. Ngược lại, trách nhiệm dân sự không phải là sự phản ứng của xã hội đối
với người vi phạm mà là sự hỗ trợ của pháp luật đối với người bị thiệt hại do vi phạm
gây ra để khôi phục lại tình trạng tài chính như khi không có sự vi phạm. Vì vậy các
chế tài dân sự mang tính chất tư, chứ không mang tính chất công như chế tài hình sự.
Dù sao cũng có những vi phạm xảy ra làm phát sinh cả trách nhiệm hình sự, trách
nhiệm dân sự và trách nhiệm lương tâm.
Thứ ba, trách nhiệm dân sự được chia thành trách nhiệm hợp đồng và trách
nhiệm ngoài hợp đồng. Trách nhiệm hợp đồng phát sinh khi hợp đồng không được
thực hiện gây thiệt hại cho bên bị vi phạm và bên bị vi phạm đòi bồi thường. Trách


7


nhiệm ngoài hợp đồng phát sinh khi một người có lỗi gây thiệt hại cho một người khác
và người bị thiệt hại đòi hỏi sự bồi thường.
Trách nhiệm hợp đồng hay trách nhiệm ngoài hợp đồng giống nhau ở chỗ đều
phát sinh từ việc vi phạm nghĩa vụ, nhưng được phân biệt bởi nghĩa vụ bị vi phạm phát
sinh từ hợp đồng hoặc từ pháp luật. Tuy nhiên sự phân biệt có ý nghĩa trong việc chứng
minh. ở đây, cần phân biệt thêm rằng, trách nhiệm hợp đồng là một nguồn gốc phát
sinh nghĩa vụ khác với hợp đồng. Nghĩa vụ hợp đồng phát sinh trên cơ sở sự thống
nhất ý chí của các đương sự hay hành vi pháp lý. Còn nghĩa vụ bồi thường phát sinh
ngoài ý chí của đương sự, có nghĩa là do luật định.
1.2. Những quy định về trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam
1.2.1. Các loại trách nhiệm dân sự
Trên thực tế có hai loại trách nhiệm đó là: trách nhiệm ngoài hợp đồng và
trong hợp đồng.
Trước tiên, hai loại TNDS này đều mang tính chất của TNDS là:
- Căn cứ phát sinh trách nhiệm là hành vi vi phạm pháp luật dân sự và chỉ áp
dụng với người thực hiện hành vi vi phạm đó;
- Tính chất của chế tài là hậu quả pháp lý bất lợi mang tính tài sản dành cho
người thực hiện hành vi vi phạm;
- Là một biện pháp cưỡng chế mang tính chất pháp lý, do đó được đảm bảo thi
hành bởi pháp luật và bộ máy cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bên cạnh những điểm chung cơ bản đó, TNDS do vi phạm hợp đồng và TNDS
ngoài hợp đồng còn có những điểm khác nhau như sau:
a) Về nguồn gốc phát sinh:
Trong BLDS hiện hành, quy định về TNDS do vi phạm hợp đồng được xây
dựng nên bởi các quy phạm điều chỉnh chế định hợp đồng. Nói cách khác, quy định về
TNDS trong hợp đồng có thể coi là một phần của chế định hợp đồng trong pháp luật
dân sự. Theo đó, TNDS do vi phạm hợp đồng chỉ tồn tại khi một hợp đồng tồn tại,

trách nhiệm này chỉ phát sinh khi xuất hiện sự vi phạm một hay nhiều nghĩa vụ được
quy định trong hợp đồng. Trong khi đó, TNDS ngoài hợp đồng là các loại TNDS phát
8


sinh bên ngoài, không phụ thuộc vào hợp đồng, mà chỉ cần tồn tại một hành vi vi phạm
pháp luật dân sự, cố ý hay vô ý, gây thiệt hại cho người khác và hành vi này cũng
không liên quan đến bất cứ một hợp đồng nào có thể có giữa người gây thiệt hại và
người bị thiệt hại.
b) Về căn cứ xác định trách nhiệm:
Thiệt hại, bao gồm thiệt hại về vật chất và tinh thần, không chỉ là nền tảng cơ
bản mà còn là điều kiện bắt buộc của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
trong khi đó thiệt hại không phải là điều kiện bắt buộc trong việc xác định TNDS trong
hợp đồng, bởi chỉ cần có hành vi vi phạm nghĩa vụ đã có thể phát sinh TNDS và khi
xét đến vấn đề thiệt hại trong hợp đồng, chỉ xét đến những tổn thất về mặt vật chất. Nói
rõ hơn, bên vi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm dù đã có hay chưa có thiệt hại xảy ra
khi bên kia bị vi phạm hợp đồng. Bên cạnh đó, khi xem xét đến hành vi vi phạm, thì
đối với TNDS trong hợp đồng, hành vi này là hành vi vi phạm những cam kết cụ thể,
những nghĩa vụ mà hai bên tự ràng buộc nhau trong hợp đồng, tức là hành vi này chưa
chắc đã vi phạm các quy định pháp luật chung mà chỉ vi phạm “pháp luật” thiết lập
giữa những người tham gia giao kết hợp đồng; còn đối với TNDS ngoài hợp đồng,
hành vi này là hành vi vi phạm những quy định của pháp luật nói chung, những quy
định do Nhà nước ban hành dẫn đến thiệt hại, vì vậy đó có thể là hành vi vi phạm
những quy định của pháp luật chuyên ngành khác như hình sự, hành chính, kinh tế…
Đối với TNDS trong hợp đồng, khi hợp đồng được giao kết, các bên có nghĩa vụ
thực hiện đúng những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu một bên không thực
hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ là vi phạm hợp đồng. Hai bên có thể dự liệu
và thỏa thuận trước về những trường hợp thiệt hại do vi phạm hợp đồng và cách thức
chịu trách nhiệm như bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm. Trong khi đó, đối với
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, căn cứ xác định trách nhiệm là hành

vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại và lỗi
c) Về phương thức thực hiện trách nhiệm:
Đối với TNDS do vi phạm hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận mức bồi thường
hay phạt vi phạm kể từ khi giao kết hợp đồng (thể hiện bản chất thỏa thuận của hợp
9


đồng). Đối với TNDS ngoài hợp đồng thì bên gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ và
kịp thời, cả thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp, điều quan trọng là các bên trong
quan hệ TNDS không biết nhau và không biết trước việc sẽ xảy ra để làm phát sinh
quan hệ TNDS, do đó không thể thỏa thuận trước bất cứ một việc gì. Việc thực hiện
nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thường sẽ làm chấm dứt nghĩa vụ. Các
bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện
vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.
d) Yếu tố lỗi:
TNDS trong hợp đồng phát sinh do lỗi cố ý hoặc vô ý của người không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác; còn trong TNDS ngoài hợp đồng, việc phân biệt lỗi cố ý và
vô ý cũng có ý nghĩa nhưng bên cạnh đó thì người có hành vi vi phạm có thể chịu trách
nhiệm ngay cả khi không có lỗi trong trường hợp pháp luật có quy định, như Khoản 2
Điều 584 BLDS năm 2015: “Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại
phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó”.
e) Về thời điểm xác định trách nhiệm:
Một trong những nội dung quan trọng để có thể xác định được đúng mức bồi
thường thiệt hại của bên vi phạm là xác định thời điểm chịu TNDS, TNDS sẽ phát sinh
tại thời điểm xảy ra thiệt hại hay tại thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên bị
vi phạm, điều này tùy thuộc vào tính chất của TNDS. Đối với TNDS trong hợp đồng,
thời điểm TNDS phát sinh kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực và có bên vi phạm
nghĩa vụ hợp đồng; còn với TNDS ngoài hợp đồng, TNDS phát sinh kể từ thời điểm

xảy ra hành vi gây thiệt hại.
f) Về tính liên đới trong chịu TNDS:
Với TNDS do vi phạm hợp đồng, trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì
họ liên đới chịu trách nhiệm nếu khi giao kết hợp đồng họ có thỏa thuận trước về vấn
đề chịu trách nhiệm liên đới. Còn với TNDS ngoài hợp đồng, trong trường hợp nhiều

10


người cùng gây thiệt hại thì họ đều phải chịu trách nhiệm liên đới theo các quy định cụ
thể của pháp luật dân sự.
1.2.2. Chủ thể của trách nhiệm dân sự
Chủ thể chịu trách nhiệm dân sự có thể là người vi phạm nhưng cũng có thể là
người khác, như là người đại diện theo pháp luật cho người chưa thành niên, pháp
nhân, cơ quan, tổ chức.
1.2.3. Trách nhiệm pháp lý
Trách nhiệm pháp lí là một khái niệm chung được sử dụng tại nhiều ngành luật
khác nhau. Về mặt khái niệm trách nhiệm pháp lý được hiểu là hậu quả pháp lý (sự
trừng phạt) đối với chủ thể vi phạm pháp luật, thể hiện ở mối quan hệ đặc biệt giữa nhà
nước với các chủ thể vi phạm pháp luật, được các quy phạm pháp luật xác lập và điều
chỉnh, trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải chụ những hậu quả bất lợi, những biện
pháp cưỡng chế được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật.
Trách nhiệm pháp lý có những đặc điểm sau:
- Thành phần đang chú ý nhất của trách nhiệm pháp lý là "hậu quả pháp lý" hay
nói cách khác là chế tài, thái độ của nhà nước đối với các hành vi vi phạm pháp luật
được thể hiện qua việc áp dụng các chế tài và được thực hiện bởi bộ máy cưỡng chế
nhà nước.
- Tính đền bù, mục đích của trách nhiệm pháp lý không chỉ là trừng trị hành vi
vi phạm pháp luật mà bên cạnh đó còn có sự khôi phục tình trạng tương ứng đối với
phần hậu quả mà người vi phạm đã gây ra do không thực hiện nghĩa vụ của mình.

- Về hình thức của trách nhiệm pháp lý chỉ tồn tại khi được quy định trong các
văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
1.2.4. Nghĩa vụ dân sự
Nghĩa vụ dân sự luôn là một vấn đề pháp lý đáng quan tâm của các Bộ luật dân
sự đã từng tồn tại ở Việt Nam từ trước đến nay. Về mặt khái niệm, hiện nay theo quy
định tại điều 274 Bộ luật dân sự năm 2015: "Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một
hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật,
11


chuyển giao quyền, trả tiền, hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không
thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của môt hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi
là bên có quyền).
Nghĩa vụ dân sự được phân thành nhiều loại khác nhau, đó là nghĩa vụ dân sự
riêng rẽ, nghĩa vụ dân sự liên đới, nghĩa vụ dân sự được phân chia theo phần, nghĩa vụ
hoàn lại và nghiã vụ bổ sung. Nghĩa vụ dân sự có những đặc điểm riêng đó là: Nghĩa
vụ dân sự là một quan hệ pháp luật dân sự; Các bên chủ thể trong nghĩa vụ dân sự luôn
được xác định cụ thể; quyền và nghĩa vụ dân sự của hai bên chủ thể đối lập nhau;
Quyền dân sự của các bên chủ thể là một quyền đối nhân.
1.2.5. Các căn cứ phát sinh trách nhiệm pháp lí do vi phạm nghĩa vụ dân sự


Hành vi vi phạm nghĩa vụ.

-

Hành vi không thực hiện nghĩa vụ được hiểu là người có nghĩa vụ phải thực

hiện nghĩa vụ trước người có quyền theo mối quan hệ nghĩa vụ được xác lập nhưng
người có nghĩa vụ đã không thực hiện, hành vi không thực hiện nghĩa vụ có thể được

biểu hiện qua các trường hợp sau đây:
- Người có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ chuyển giao tài sản nếu đối
tượng của nghĩa vụ được các bên thỏa thuận là tài sản và theo đó các bên có nghĩa vụ
phải chuyển giao tài sản cho bên có quyền.
- Người có nghĩa vụ không thực hiện công việc theo thỏa thuận với bên có
quyền hoặc theo quy định của pháp luật, hành vi thực hiện không đúng nghĩa vụ được
hiểu là người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ theo nội dung được xác định cụ thể
(thực hiện đúng đối tượng, đúng thời hạn...) nhưng người có nghĩa vụ đã không thực
hiên đúng nội dung của nghĩa vụ theo thỏa thuận với người có quyền, hoặc dù đã thực
hiện nhưng chỉ mới thực hiện môt phần, chưa đầy đủ (không giao đủ tiền, không giao
đủ số lượng hàng hóa...).
Sự vi phạm hay không thi hành nghĩa vụ có thể được thể hiện thông qua một lời
tuyên bố của người có nghĩa vụ là sẽ không thi hành, sự kiện này có thể có nhiều lý do:
Người có nghĩa vụ không muốn thi hành vì giả dối; Do sự nhầm lẫn, người có nghĩa vụ
tưởng rằng nghĩa vụ đã chấm dứt trong khi trên thực tế họ vẫn đang bị ràng buộc với
12


nghĩa vụ đó (ví dụ: Tưởng đã thanh toán hết số tiền mua hàng, nhưng trên thực tế còn
thiếu còn thiếu khoản tiền cước phí vận chuyển).
Ngoài ra, có thể trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên giao kết có thể
không đồng ý với nhau về nội dung nghĩa vụ, vì thế một bên từ chối thực hiện nghĩa vụ
viện cớ rằng theo họ nghĩ thì họ không phải thi hành nghĩa vụ mà bên kia đòi hỏi (ví
dụ: Hai bên giao kết hợp đồng biểu diễn ca nhạc, bên thuê không trả hết tiền vì cho
rằng, tiền thuê nhạc cụ và âm thanh bên biểu diễn phải tự chịu hoặc đã bao gồm trong
phí thuê biểu diễn). Nếu người có nghĩa vụ tuyên bố công khai về việc không thực hiện
thì ý định của họ đã rõ ràng, nhưng nhiều khi giữ thái độ im lặng, không thông báo gì.
Đối với trường hợp này cần phải xem xét việc họ chưa thực hiện nghĩa vụ là do họ
không thể thực hiện hay từ chối thực hiện, để làm được điều này thì người có quyền
cần gửi cho người có nghĩa vụ một giấy thông báo yêu cầu thực hiện nghĩa vụ như thỏa

thuận, nếu người có nghĩa vụ không trả lời hoặc đưa ra lý do không chính đáng và
không hợp pháp, thì đây có thể là căn cứ hợp pháp để người có quyền khởi kiện ra tòa.
• Lỗi
Tại điều 364 Bộ luật dân sự có quy định như sau:
- Lỗi là yếu tố chủ quan thể hiện thái độ tâm lý của con người đối với hành vi
của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra. Để xác định người có nghĩa vụ khi vi phạm
nghĩa vụ đó có phải chịu trách nhiệm dân sự hay không, trước hết phải xem xét người
đó có lỗi hay không và trường hợp đó thuộc lỗi cố ý hay vô ý.
- Lỗi cố ý được hiểu là một người khi thực hiện một hành bi nhất định, nhận
thức được hành vi của mình sẽ gây ra thiệt hại cho người khác, mặc dù mục đích của
hành vi đó không nhất thiết là phải gây thiệt hại.
- Lỗi vô ý gây thiệt hại là một người khi thực hiện một hành vi không thấy
trước được hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác, mặc dù phải biết hoặc có
thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra, hoặc biết trước hành vi của mình sẽ gây thiệt hại
nhưng cho rằng thiệt hại không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
- Bộ luật dân sự 2015 quy định người có nghĩa vụ mà không thực hiện nghĩa
vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi.

13


Trong một số trường hợp nhất định, thì điều kiện xác định trách nhiệm dân sự phải là
lỗi cố ý.
- Người vi phạm nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình
dù lỗi cố ý hay vô ý, nhưng cần lưu ý, việc phân biệt lỗi cố ý hoặc vô ý trong trách
nhiệm dân sự có ý nghĩa trong việc giảm mức bồi thường thiệt hại cho người vi phạm
hoặc xác định trách nhiệm của người có quyền nếu họ có lỗi đối với hành vi vi phạm
nghĩa vụ của người có nghĩa vụ.
- Trong một số trường hợp yếu tố lỗi cố ý hay vô ý được nhận thức dễ dàng từ
tính chất của vụ việc. Mặc dù vậy, không phải lúc nào cũng có thể xác định được việc

không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ là do lỗi cố ý hay lỗi vô ý của
người có nghĩa vụ. Do đó, trước đây điều 364 Bộ luật dân sự năm 1995 quy định trách
nhiệm chứng minh lỗi cố ý hoặc vô ý thuộc về người vi phạm nghĩa vụ. Tuy nhiên, đây
là quy định thuộc về pháp luật tố tụng, việc đưa ra các chứng cứ chứng minh mình có
lỗi trong việc thực hiện nghĩa vụ dân sự hay không đã được bộ luật tố tụng dân sự 2004
quy định đầy đủ và cụ thể, vì thế bộ luật dân sự 2005 không điều chỉnh quy định này.
1.2.6. Trách nhiệm buộc phải thực hiện nghĩa vụ.
 Trách nhiệm pháp lý do vi phạm nghĩa vụ dân sự
Trách nhiệm pháp lí được cho là một chủ thể phải gánh chịu những hậu quả
pháp lí bất lợi theo quy định của pháp luật do có hành vi vi phạm pháp luật. Nghĩa vụ
dân sự là một quan hệ pháp luật giữa người có nghĩa vụ và người có quyền xác định tại
đó người có nghĩa vụ bị pháp luật cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ nên việc vi phạm
nghĩa vụ được xem như vi phạm pháp luật. Trách nhiệm dân sự ràng buộc các cá nhân,
tổ chức khi tham gia vào các giao dịch dân sự phải thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam
kết. Nếu họ không thực hiện hoặc thưc hiện không đúng các nghĩa vụ đó thì phải chịu
trách nhiệm dân sự bằng việc bồi thường thiệt hại. Vì vậy người vi phạm nghĩa vụ phải
gánh chịu hậu quả bất lợi là trách nhiệm dân sự - một loại trách nhiệm pháp lí.
Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán tài sản là một
hình thức chế tài do nhà nước quy định để áp dụng đối với các hành vi vi phạm các
quyền và nghĩa vụ mà các bên đã cam kết, thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, trách
nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán tài sản lại bao hàm nội
14


dung riêng không giống như trách nhiệm dân sự khác. Đặc thù riêng này là trách nhiệm
dân sự do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán tài sản và là một loại chế tài dân
sự có liên quan mật thiết đến hợp đồng mua bán tài sản. Nghĩa vụ dân sự được phát
sinh từ hợp đồng và được đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của Nhà nước. Các
nghĩa vụ này mang tính chất tài sản và xác định giá trị bằng tiền.
Căn cứ để xác định là việc vi phạm nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Biểu hiện

của hành vi vi phạm là việc chủ thể đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng,
không đầy đủ. Nghĩa vụ bị vi phạm có thể là nghĩa vụ chính (nghĩa vụ đặc thù) tương
ứng với chủ thể của hợp đồng, hoặc là một nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Hợp đồng
là công cụ chủ yếu để xác lập quan hệ giữa các cá nhân và pháp nhân với nhau liên
quan đến tài sản trong một xã hội có tổ chức. Thông qua hợp đồng mua bán tài sản, các
bên đã thỏa thuận các quyền và nghĩa vụ phải thực hiện. Trách nhiệm dân sự do vi
phạm nghĩa vụ trong hợp đồng chính là việc một hoặc hai bên tham gia vào hoạt động
đã không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ mà hai bên đã cam kết
trong hợp đồng. Bên vi phạm phải buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng và buộc phải bồi
thường thiệt hại bằng tài sản cho các chủ thể bị vi phạm.
 Trách nhiệm dân sự do không thực hiện một công việc phải thực hiện hoặc
do không thực hiện một công việc
Đây là trường hợp TNDS trong hợp đồng phát sinh khi đối tượng của hợp đồng
là công việc phải thực hiện hoặc không thực hiện. Nếu các bên thỏa thuận bên có nghĩa
vụ phải làm một là công việc hay không được làm một việc, thì bên có nghĩa vụ phải
thực hiện theo đúng thỏa thuận đó. Đối tượng là công việc phải thực hiện hoặc không
thực hiện thường xuất hiện trong các hợp đồng gia công hoặc dịch vụ. Công việc được
làm phải được coi là đối tượng của nghĩa vụ hợp đồng, công việc phải làm có thể được
hoàn thành với một kết quả nhất định, nhưng cũng có thể không gắn liền với một kết
quả nào, có thể được biểu hiện dưới dạng vật chất cụ thể, cũng có thể không thể hiện
dưới dạng vật chất. Công việc không được làm là đối tượng của nghĩa vụ hợp đồng
trong những trường hợp, các bên thỏa thuận mà theo đó, người có nghĩa vụ không được
thực hiện một công việc theo nội dung mà các bên đã xác định.
15


Khi các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng về việc phải thực hiện hay không
thực hiện, mà bên có nghĩa vụ vi phạm cam kết đó thì bên có nghĩa vụ phải chịu
TNDS. Khoản 1 Điều 358 BLDS quy định: “ Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không
thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu càu bên

có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao cho người khác thực
hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý và bồi thường
thiệt hại”. trong hợp đồng dịch vụ, trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm
nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên thuê dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện
hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại (khoản 2 Điều 521 BLDS). Tương tự như
nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ, trong trường hợp bên thuê dịch vụ không thực hiện
nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện không đúng theo thỏa thuận thì bên cũng ứng dịch
vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại
(khoản 2 Điều 525 BLDS).
Khoản 2 Điều 358 BLDS quy định: “ Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện một
công việc mà lại thực hiện công việc đó thì bên có quyền được quyền yêu cầu bên có
nghĩa vụ chấm dứt việc thực hiện, khôi phục tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt
hại”. Trách nhiệm BTTH trong việc vi phạm này thường đi kèm với biện pháp tiếp tục
thực hiện hoặc chấm dứt việc thực hiện nghĩa vụ. Đối với việc áp dụng biện pháp tiếp
tục thực hiện một công việc phải làm hay chấm dứt một công việc không được làm mới
chỉ là biện pháp nhằm ngăn chặn hậu quả xấu đã hoặc có thể xảy ra cho bên bị vi phạm
hợp đồng. Biện pháp chế tài bồi thường thiệt hại đi kèm nhằm đền bù, khắc phục
những thiệt hại về mặt vật chất cho bên bị vi phạm…
 Trách nhiệm tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ dân sự
Điều 352. Trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ
Khi bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền
được yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ.
Trách nhiệm dân sự (TNDS) là biện pháp có tính cưỡng chế được áp dụng đối
với người có hành vi vi phạm pháp luật gây ra thiệt hại cho người khác, người gây ra
thiệt hại phải chịu trách nhiệm khắc phục những hậu quả xấu xảy ra bằng tài sản của
16


mình (trong đó có bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng).

Khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ hợp đồng không có nghĩa là hợp đồng đã
chấm dứt. Bởi nó còn phụ thuộc vào ý chí của các bên tham gia quan hệ hợp đồng hay
quy định của pháp luật. Hủy bỏ hay đơn phương chấm dứt hợp đồng đôi khi không
phải là biện pháp tối ưu.
Do việc thực hiện hợp đồng vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các bên khi tham
gia kí kết hợp đồng, đảm bảo cho các bên đạt được lợi ích mà họ mong muốn từ việc
thực hiện hợp đồng. Tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ là một trong những biện pháp cơ
bản mà BLDS áp dụng đối với các chủ thể đã được xác định phải chịu TNDS do vi
phạm hợp đồng, dựa trên sự tự do thỏa thuận và quyền tự do quyết định của các bên
tham gia hợp đồng dân sự. Qua định nghĩa nếu trên, ta có thể nhận thấy một số đặc
điểm của TNDS như: TNDS mang đầy đủ các đặc điểm của trách nhiệm pháp lý nói
chung; căn cứ để áp dụng TNDS là phải có hành vi vi phạm pháp luật; mang lại hậu
quả bất lợi đối với bên vi phạm.
Nếu xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu trực
tiếp bên vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan xét xử là Tòa án buộc bên vi phạm phải tiếp tục
thực hiện hợp đồng. Hoặc bên vi phạm cũng có thể chỉ yêu cầu bên vi phạm BTTH mà
không phải tiếp tục thực hiện hợp đồng nữa; hoặc bên vi phạm không còn khả năng để
tiếp tục thực hiện hợp đồng nữa mà chỉ có thể BTTH cho bên bị vi phạm.
 Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền
Căn cứ điều 357
1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số
tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên
nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ
luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của
Bộ luật này.

17



 Trách nhiệm dân sự khi hoãn thực hiện nghĩa vụ
Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì trách nhiệm dân sự khi
hoãn thực hiện nghĩa vụ được quy định như sau:
- Khi không thể thực hiện được nghĩa vụ đúng thời hạn thì bên có nghĩa vụ phải
thông báo ngay cho bên có quyền biết và đề nghị được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ.
- Trường hợp không thông báo cho bên có quyền thì bên có nghĩa vụ phải bồi
thường thiệt hại phát sinh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc do nguyên nhân
khách quan không thể thông báo.
- Bên có nghĩa vụ được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ, nếu được bên có quyền
đồng ý. Việc thực hiện nghĩa vụ khi được hoãn vẫn được coi là thực hiện đúng thời
hạn.
Trách nhiệm dân sự khi hoãn thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Điều 354 bộ
luật dân sự 2015 .
 Trách nhiệm dân sự do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự
"Bên có quyền chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự làm phát sinh
thiệt hại cho bên có nghĩa vụ thì phải bồi thường thiệt hại cho người đó và phải chịu
mọi rủi ro xảy ra kể từ thời điểm chậm tiếp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác
hoặc pháp luật có quy định khác."
1. Về nguyên tắc, rủi ro đối với tài sản do chủ sở hữu gánh chịu. Quy định về
việc người chậm tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ phải chịu rủi ro là ngoại lệ của nguyên
tắc đó.
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc tiếp nhận nghĩa vụ là nghĩa vụ của
người có quyền. Trong quan hệ đối xứng giữa quyền - nghĩa vụ của các bên trong giao
dịch dân sự, việc "yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ" là quyền của bên có
quyền, và ngược lại, việc "tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự" là nghĩa vụ của
chính người đó. Bên có quyền phải tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ đúng thời gian,
địa điểm, v.v.., mà các bên đã cam kết. Thông thường, nếu các bên không có thỏa
thuận hoặc pháp luật không quy định, cơ sở để phân định bên nào chịu rủi ro đối với
nghĩa vụ dân sự được xác định như sau:
18



- Bên có nghĩa vụ phải chịu rủi ro từ thời điểm bắt đầu giao kết hợp đồng cho
đến thời điểm chuyển giao nghĩa vụ cho bên có quyền;
- Bên có nghĩa vụ phải chịu rủi ro từ thời điểm tiếp nhận nghĩa vụ.
2. Theo quy định tại Điều 359 Bộ luật Dân sự năm 2015, nếu đến hạn thực hiện
nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ dân sự theo thỏa thuận, nhưng bên
có quyền không tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ, thì bị coi là "chậm tiếp nhận thực
hiện nghĩa vụ" (thực chất là vi phạm nghĩa vụ đã cam kết). Khi bên có quyền "chậm
tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ", bên có nghĩa vụ thường phải chịu những chi phí
phát sinh như phải thực hiện các biện pháp bảo quản, chi phí trong giữ tài sản... Do
vậy, bên có nghĩa vụ có quyền yêu cầu người có quyền phải bồi thường thiệt hại cho
mình và phải chịu mọi rủi ro xảy ra kể từ thời điểm chậm tiếp nhận nghĩa vụ, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, vì đến thời
điểm tiếp nhận nghĩa vụ bên có quyền phải chịu rủi ro đối với nghĩa vụ dân sự đó.


Khi nghĩa vụ dân sự chậm được thực hiện thì bên có quyền có thể gia hạn để

bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ; nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa được
hoàn thành thì theo yêu cầu của bên có quyền, bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện
nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại; nếu việc thực hiện nghĩa vụ không còn cần thiết đối
với bên có quyền thì bên này có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ và yêu
cầu bồi thường thiệt hại.
Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số
tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời
gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp
luật có quy định khác.
Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu bên bán hàng bồi thường thiệt hại vì
việc đã không giao hàng đúng thời hạn đã thỏa thuận.

 Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự
-

Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì việc chậm tiếp nhận

việc thực hiện nghĩa vụ được quy định như sau:

19


-

Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ là khi đến thời hạn thực hiện nghĩa

vụ mà bên có nghĩa vụ đã thực hiện nhưng bên có quyền không tiếp nhận việc thực
hiện nghĩa vụ đó.
-

Trường hợp chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ là tài sản thì bên có

nghĩa vụ có thể gửi tài sản tại nơi nhận gửi giữ tài sản hoặc áp dụng biện pháp cần thiết
khác để bảo quản tài sản và có quyền yêu cầu thanh toán chi phí hợp lý. Trường hợp tài
sản được gửi giữ thì bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền.
-

Đối với tài sản có nguy cơ bị hư hỏng thì bên có nghĩa vụ có quyền bán tài

sản đó và phải thông báo ngay cho bên có quyền, trả cho bên có quyền khoản tiền thu
được từ việc bán tài sản sau khi trừ chi phí hợp lý để bảo quản và bán tài sản đó.
-


Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự quy định tại Điều 355 Bộ

luật dân sự 2015 .
 Trách nhiệm dân sự do không thực hiện hoặc không đúng nghĩa vụ giao vật.
Là việc triển khai tất cả các nội dung mà các bên đã cam kết trong hợp đồng,
các bên phải hoàn thành nghĩa vụ của mình để đảm bảo quyền lợi cho phía bên kia.
Nghĩa vụ chuyển giao tài sản là nghĩa vụ phổ biến trong hợp đồng thông thường, tồn
tại ở đa số các hợp đồng như hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng vận chuyển, hợp
đồng thuê khoán...Bên có nghĩa vụ chuyển giao tài sản phải thực hiện nghĩa vụ của
mình và việc không thực hiện nghĩa vụ chuyển giao tài sản là một trong những nguyên
nhân làm phát sinh trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ.
Theo quy định tại điều 16 bộ luật dân sự 2015, tài sản mà bên có nghĩa vụ
chuyển giao có thể vật, giấy tờ có giá và quyền tài sản, khi thực hiện nghĩa vụ chuyển
giao vật, bên có nghĩa vụ cần phải chú ý đối tượng của hợp đồng là vật đặc định và vật
cùng loại.
Theo khoản 3 điều 356 quy định: "Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa
vụ giao vật đặc định thì người có quyền được quyền yêu cầu bên có ngĩa vụ phải giao
đúng vật đó; Nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật".
Trong trường hợp này nhà làm luật không quy định bên bị vi phạm có quyền yêu cầu
Tòa án cưỡng chế bên vi phạm nghĩa vụ trên thực tế, vì lí do trong thực tiễn nghĩa vụ
đó đã trở nên không thực hiện được khi mà đã bị mất hoặc hư hỏng.
20


Đáng chú ý đối với các nghĩa vụ gắn với nhân thân và liên quan đến các vấn đề
thanh danh cá nhân, thì khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật,
thì bên có quyền cũng không thể yêu cầu Tòa án cưỡng chế thi hành nghĩa vụ dân sự
được (ví dụ: Hợp đồng thuê nhac sĩ sáng tác ca khúc, nếu họ không có cảm hứng hoàn
thành tác phẩm thì cũng không thể cưỡng chế bắt họ làm ra tác phẩm nghệ thuật của

mình). Trong trường hợp đó, bên có quyền chỉ có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh
toán giá trị tài sản phải chuyển giao và bồi thường thiệt hại vì hành vi vi phạm hợp
đồng.
Do có những tính chất chung đặc điểm, nếu đó là vật cùng loại, bên vi phạm
nghĩa vụ có thể khắc phục bằng việc thay thế vật đã bị hư hỏng bằng vật khác. Vì vậy,
bên có nghĩa vụ có thể xin gia hạn thực hiện nghĩa vụ đó và bồi thường thiệt hại xảy ra
nếu đến thời hạn mà bên có nghĩa vụ chuyển giao vật chưa thực hiện được nghĩa vụ
giao vật cùng loại.
Thực hiện nghĩa vụ dân sự là một trong các nguyên tắc mà các bên thực hiện
hợp đồng thực hiện không đúng nghĩa vụ chuyển giao tài sản là việc chuyển giao tài
sản không đúng số lượng, không đúng phương thức, không đúng địa điểm, do không
giao vật đồng bộ, không đúng chủng loại...việc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ cũng
được coi là thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Đối với nghĩa vụ giao vật đồng bộ cũng như vậy, nếu như bên có nghĩa vụ
không giao đúng vật đồng bộ dẫn đến mục đích sử dụng vật không đạt được thì bên
chuyển giao vật cũng có trách nhiệm về hành vi vi phạm nghĩa vụ chuyển giao vật theo
khoản 1 điều 436 Bộ luật dân sự 2015.
Việc thực hiện không đúng nghĩa vụ chuyển giao tài sản còn thể hiện ở việc
chuyển giao không đúng vật chủng loại, bên có nghĩa vụ không được lấy vật khác thay
thế cho vật đã thỏa thuận, quy định tại điều 437 Bộ luật dân sự 2015: "Trong trường
hợp vật dược giao không đúng chủng loại thì bên mua có một trong các quyền sau:
1. Nhận và thanh toán theo giá mà các bên thỏa thuận;
2. Yêu cầu giao đúng chủng loại và bồi thường thiệt hại;
3. Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại;"
Đối với trường hợp thực hiện nghĩa vụ không đúng thời gian thỏa thuận, như
thực hiện trước thời hạn hoặc thực hiện muộn nghĩa vụ chuyển giao tài sản, thì việc
21


chậm nghĩa vụ lại là một căn cứ khác làm phát sinh trách nhiệm của bên vi phạm nghĩa

vụ. Nhưng đối với việc thực hiện sớm nghĩa vụ thì cẩn giải quyết thế nào và có được
coi là một trong các trường hợp phát sinh trách nhiệm do thực hiện không đúng nghĩa
vu không? Có thể thấy trong việc thực hiện sớm nghĩa vụ, bên có quyền có tiếp nhận
hoặc không tiếp nhận nghĩa vụ đó, việc thực hiện trước, trường hợp nếu rủi ro mà xảy
ra là lỗi hoàn toàn thuộc về bên có nghĩa vụ, những rủi ro đó do bên có nghĩa vụ phải
gánh chịu. Bên có quyền cũng không được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải bồi
thường thiệt hại và cũng không có quyền chấm dứt hợp đồng. Vì thế, bên có nghĩa vụ
thực hiện trước thời hạn thì có lẽ không nên đặt ra vấn đề trách nhiệm dân sự đối với
bên có nghĩa vụ.
 Trách nhiệm dân sự do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự
Điều 359. Trách nhiệm dân sự do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự
"Bên có quyền chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự làm phát sinh
thiệt hại cho bên có nghĩa vụ thì phải bồi thường thiệt hại cho người đó và phải chịu
mọi rủi ro xảy ra kể từ thời điểm chậm tiếp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác
hoặc pháp luật có quy định khác."
1. Về nguyên tắc, rủi ro đối với tài sản do chủ sở hữu gánh chịu. Quy định về
việc người chậm tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ phải chịu rủi ro là ngoại lệ của nguyên
tắc đó.
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc tiếp nhận nghĩa vụ là nghĩa vụ của
người có quyền. Trong quan hệ đối xứng giữa quyền - nghĩa vụ của các bên trong giao
dịch dân sự, việc "yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ" là quyền của bên có
quyền, và ngược lại, việc "tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự" là nghĩa vụ của
chính người đó. Bên có quyền phải tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ đúng thời
gian, địa điểm, v.v.., mà các bên đã cam kết. Thông thường, nếu các bên không có thỏa
thuận hoặc pháp luật không quy định, cơ sở để phân định bên nào chịu rủi ro đối với
nghĩa vụ dân sự được xác định như sau:
- Bên có nghĩa vụ phải chịu rủi ro từ thời điểm bắt đầu giao kết hợp đồng cho
đến thời điểm chuyển giao nghĩa vụ cho bên có quyền;
22



- Bên có nghĩa vụ phải chịu rủi ro từ thời điểm tiếp nhận nghĩa vụ.
2. Theo quy định tại Điều 288 Bộ luật Dân sự năm 2005, nếu đến hạn thực hiện
nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ dân sự theo thỏa thuận, nhưng bên
có quyền không tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ, thì bị coi là "chậm tiếp nhận thực
hiện nghĩa vụ" (thực chất là vi phạm nghĩa vụ đã cam kết). Khi bên có quyền "chậm
tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ", bên có nghĩa vụ thường phải chịu những chi phí
phát sinh như phải thực hiện các biện pháp bảo quản, chi phí trong giữ tài sản... Do
vậy, bên có nghĩa vụ có quyền yêu cầu người có quyền phải bồi thường thiệt hại cho
mình và phải chịu mọi rủi ro xảy ra kể từ thời điểm chậm tiếp nhận nghĩa vụ, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, vì đến
thời điểm tiếp nhận nghĩa vụ bên có quyền phải chịu rủi ro đối với nghĩa vụ dân sự đó.
1.2.7. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Điều 360 BLDS 2015 có quy định. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm
nghĩa vụ
Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi
thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
 Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Hành vi vi phạm: Là một loại trách nhiệm pháp lí nên trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ chỉ phát sinh khi có sự vi phạm và áp dụng đối
với chủ thể có hành vi vi phạm, hành vi vi phạm nghĩa vụ là hành vi không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng, đầy đủ các quy định của hợp đồng.
2. Lỗi: Đây là một trong những căn cứ quan trọng trong việc xác định trách
nhiệm dân sự, về nguyền tắc, người nào gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại và
chỉ bồi thường khi có lỗi, nếu bên có nghĩa vụ không có lỗi thì không phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại khi có hành vi vi phạm.
3. Có thiệt hại thực tế xảy ra: Nội dung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là
việc người có nghĩa vụ phải bù đắp cho bên bị thiệt hại những tổn thất mà mình đã gây
ra do việc mình đã vi phạm nghĩa vụ dân sự, bởi vậy thiệt hại được coi là yếu tố bắt
buộc và tiền đề để giải quyết có phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay không.

23


Thiệt hại trong vi phạm nghĩa vụ theo nghĩa đơn thuần là thiệt hại về vật chất,
theo giáo trình Luật dân sự trường đại học luật hà nội thì: "Thiệt hại là sự biến đổi theo
chiều hướng xấu đi trong tài sản của một người thể hiện ở những vật chất tính được
bằng tiền mà người đó phải gánh chịu". Thiệt hại về vật chất bao gồm: tài sản bị mất,
bị hủy hoại, bị hư hỏng, chi phí bỏ ra để khắc phục, ngăn chặn thiệt hại cũng như hoa
lợi, lợi tức không thu được mà đáng ra thu được.
Việc xác định thiệt hại có xảy ra hay không, thiệt hại đến mức nào là việc làm
hết sức quan trọng và cần thiết khi áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại, vì ý nghĩa
của việc gánh chịu trách nhiệm là việc khắc phục hậu quả và bù đắp tổn thất về tài sản
do việc vi phạm nghĩa vụ gây ra. Phạm vi trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ tương
đương với mức độ thiệt hại xảy ra trên thực tế, có thể phân loại các thiệt hại thành 2
loại sau:
+ Những thiệt hại trực tiếp: Là những thiệt hại đã xảy ra một cách khách quan
trong thực tế mà mức thiệt hại dễ dàng xác định được như: chi phí thực tế và hợp lý; tài
sản bị mất mát, hư hỏng, hủy hoại.
+ Những thiệt hại gián tiếp: Là những thiệt hại phải dựa trên sự tính toán khoa
học mới xác định được thiệt hại, thiệt hại này còn gọi là thu nhập thực tế bị mất mát
hoặc giảm sút.
4. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra.
Trong khoa học pháp lý, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt
hại xảy ra được hiểu là giữa chúng có mối quan hệ nhân quả, nội tại và tất yếu. Trong
đó hành vi vi phạm là nguyên nhân, thiệt hại xảy ra là kết quả, chỉ khi nào thiệt hại xảy
ra là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm thì người vi phạm mới phải bồi thường thiệt
hại.
Nguyên nhân và kết quả có mối quan hệ nối tiếp nhau, nguyên nhân bao giờ
cũng là các đi trước, là cái sinh ra kết quả. Vì vậy, hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra
tất yếu phải là hau giai đoạn gắn bó với nhau của một quá trình vận động. Trong lĩnh

vực hợp đồng cũng vậy, chỉ khi nào hành vi vi phạm nghĩa vụ của một bên là nguyên
nhân dẫn tới những thiệt hại, tổn thất cho bên kia thì bên vi phạm mới phải chịu trách

24


nhiệm, trong trường hợp thiệt hại xảy ra do không phải lỗi của bên có nghĩa vụ mà do
một nguyên nhân khác thì sẽ không đặt ra vấn đề bồi thường thiệt hại.
Bên cạnh đó một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và một nguyên
nhân sinh ra cũng có thể làm phát sinh nhiều hậu. Vì vậy nếu có nhiều nguyên nhân
khác nhau dẫn đến thiệt hại thì khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về
ai, cần phải xem xét hành vi vi phạm của họ có quan hệ như thế nào đối với thiệt hại
xảy ra, nếu không xác đinh chính xác mối quan hệ này có thể dẫn đến nhiều sai lầm khi
áp dụng trách nhiệm dân sự.
 Xác định thiệt hại.
Khoản 2 điều 360 : “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm
bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm
tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập
thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
Như vậy, tài sản có thể là tài sản hiện hữu và cũng có thể là tài sản hình thành
trong tương lai, vì tài sản trong tương lai cũng được coi là đối tượng của hợp đồng,
nhưng với tài sản hình thành trong tương lai phải được xác định là chắc chắn sẽ có.
Khi có vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm cũng phải áp dụng hết các biện pháp
hợp lí để ngăn chặn, hạn chế những tổn thất trên thực tế. Do đó, ngoài những thiệt hại
xảy ra do vi phạm nghĩa vụ gồm những tài sản bị mất mát, bị hủy hoại hoàn toàn, giảm
sút giá trị về tài sản, thiệt hại còn tính đến cả những chi phí mà người bị vi phạm phải
bỏ ra ngăn chặn, hạn chế, khắc phục hậu quả, những tổn thất do thu nhập thực tế bị
giảm sút hay mất đi. Có những loại thiệt hại có thể tính toán một cách chính xác, cụ
thể, nhưng có những thiệt hại chỉ có thể xác định một cách ước lượng, xấp xỉ chứ
không thể đưa ra một con số thiệt hại chính xác, có thể xác định thiệt hại dựa trên

những tổn thất sau:
+ Tổn thất về tài sản: Tài sản được xác định theo quy định của bộ luật dân sự
bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bị tổn thất là những tài sản
bị mất mát, hư hỏng, bị giảm sút về giá trị hoặc bị hủy hoại hoàn toàn. Tài sản bị mất
mát, hư hỏng trên thực tế do không được bảo quản tốt trong quá trình vận chuyển, vật
bị giao thiếu, giao không đồng bộ so với thỏa thuận…Một điều cần lưu ý là đối với các
25


×