Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Thời hiệu khởi kiện theo quy định của BLDS 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.39 KB, 30 trang )

MỤC LỤC

MỤC LỤC....................................................................................................................................... 1
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................................. 3
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................................3
2. Đối tượng, phương pháp, phạm vi nghiên cứu...................................................................................3
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN THEO BLDS 2015.............................5
Khác với thời hạn, thời hiệu do pháp luật quy định và sự tồn tại của thời hiệu không phụ thuộc vào
ý chischur quan của người có quyền, lợi ích liên quan. Bởi vậy thời hiệu mang tính chất bắt buộc
tuân thủ, các bên không được phép thỏa thuận để xác định về thời hiệu hay làm thay đổi quãng
thời gian mà pháp luật quy định cho thời hiệu. Mọi sự thỏa thuận của các bên tham gia quan hệ
dân sự nhằm thay đổi thời hiệu hoặc cách tính thời hiệu đều được xem là vô hiệu và việc áp dụng
thời hiệu cũng mang tính bắt buộc đối với tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền trong việc xem xét
giải quyết yêu cầu khởi kiện...........................................................................................................5
CHƯƠNG II. ĐIỀU KIÊN KIỆN KHỎI KIỆNVÀ THỰC TIỄN THỰC HIÊN THỜI KHỞI KIỆN........................11
2.1. Điều Kiện Khởi Kiện........................................................................................................................11
2.1.1. Chủ Thể Khởi Kiện.....................................................................................................................11
2.1.2. Điều Kiện Về Thẩm Quyền Của Tòa Án.....................................................................................12
2.1.3. Điều Kiện Về Thời Hiệu..............................................................................................................13
2.1.4. Sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án
hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật
..............................................................................................................................................................14
CHƯƠNG III. NHỮNG ĐIÊM MỚI VỀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN NĂM 2015............................................17
3.1. Đánh Giá Những Điểm Mới Về Thời Hiệu Khởi Kiện Trong BLDS 2015............................................17
3.1.1. So sánh các điểm mới trong BLDS năm 2015 với BLDS năm 2005...........................................21
3.2. Kiến Nghị.......................................................................................................................................26
3.2.1. Công Tác Tuyền Truyền, Phổ Biến Pháp Luật Và Tổ Chức Cán Bộ...........................................26
3.2.2. Sửa Đổi Pháp Luật Về Điều Kiện Về Chủ Thể Khởi Kiện..........................................................27

1



2


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thời hiệu khởi kiện là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng trong việc ổn định các
quan hệ dân sự cũng như xác định chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của các bên. Việc quy
định và xác định thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết các vụ việc dân sự có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp dân sự. Các quy
định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự một mặt nhằm bảo đảm quyền khởi kiện, đảm
bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, mặt khác bảo đảm việc giải quyết vụ án dân sự của
cơ quan Tòa án được thuận lợi. Thực tiễn cho thấy, vấn đề thời hiệu thời kiện là một
vấn đề đặc biệt phức tạp do việc xác định thời hiệu khởi kiện không chỉ liên quan đến
các quy định của pháp luật tố tụng mà còn liên quan đến các quy định của pháp luật nội
dung trong từng thời điểm xác lập giao dịch. Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015 đã có
nhiều quy định về thời hiệu khởi kiện. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã được Quốc
hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày
01/7/2016. Một trong những điểm mới của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 chính là
quy định về thời hiệu khởi kiện. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Bộ luật dân sự
năm 2015 có một số quy định về thời hiệu khởi kiện khác với quy định của Bộ luật tố
tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 và của Bộ
luật dân sự năm 2005.
2. Đối tượng, phương pháp, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng của đề tài : “ Thời hiệu khởi kiện” và các quy định mới trong bộ
luật dân sự năm 2015 so với năm bộ luật dân sự năm 2005
- Phương pháp nghiên cứu: dựa trên lí luận triết lí thực tiễn nghiên cứu phân
tích tình huống, điều lệ, các qui định trong bộ luật dân sự pháp luật Việt Nam.:
- Phạm vi nghiên cứu: Từ điều149 đến 157 mục 2 chương X trong BLDS năm

2015.
3. Mục đích nghiên cứu
3


Nhằm nghiên cứu các qui định trong thời hiệu khởi kiện và các thay đổi mới .
nổi bật vấn đề trong bài luận giúp nâng cao kiến thức, sự hiểu biết về thởi điểm khởi
kiện và cách thức khởi kiện.chứng minh tính xác thực của đề tài.
4. Bố cục bài tiểu luận
Bài tiểu luận được bài thành 3 phần chính như sau:
+ chương 1: Một số vấn đề lí luận thời hiệu khởi kiện theo BLDS 2015
+ chương 2 : Điều kiện khởi kiện và thực tiễn thực hiện khởi kiện
+chương 3: Những điểm mới của bộ luật dân sự năm 2015 với bộ luật dân
sự năm 2005

4


CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN THEO
BLDS 2015
1.1. Khái Niệm Thời Hiệu Khởi Kiện
Thời hiệu nói chung có thể được hiểu là căn cứ để xác lập hoặc xóa bỏ một
quyền, bằng cách để cho một khoảng thời gian hay nói cách khác thời hiệu là khoảng
thời gian để thực hiện quyền hoặc được miễn trừ nghĩa vụ. Về mặt pháp lý, thời hiệu là
thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối
với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. Theo Khoản 1 Điều 149 Bộ luật dân sự
năm 2015 thì thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó phát
sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điểu kiện do luật quy định. Thời hiệu được áp
dụng theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 155 Bộ Luật Dân Sự và Điều 159 Bộ Luật tố

tụng dân sự thì thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu
cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, nếu
thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong các trường hợp sau đây: Yêu cầu bảo
vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản;Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường
hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác;Tranh chấp về quyền sử dụng
đất theo quy định của Luật đất đai;Trường hợp khác do luật định.
1.2. Đặc Điểm Pháp Lý
Thời hiệu cũng là thời hạn, vẫn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đơn
vị tính, về thời điểm bắt đầu kết thúc, tuy nhiên thời hiệu là một dạng cụ thể đặc biệt
của thời hạn bởi vậy thời hiệu có những đặ điểm sau
- Thời hiệu do pháp luật quy định và mang tính bắt buộc tuân thủ.
Khác với thời hạn, thời hiệu do pháp luật quy định và sự tồn tại của thời hiệu
không phụ thuộc vào ý chischur quan của người có quyền, lợi ích liên quan. Bởi vậy
thời hiệu mang tính chất bắt buộc tuân thủ, các bên không được phép thỏa thuận để xác
định về thời hiệu hay làm thay đổi quãng thời gian mà pháp luật quy định cho thời
5


hiệu. Mọi sự thỏa thuận của các bên tham gia quan hệ dân sự nhằm thay đổi thời hiệu
hoặc cách tính thời hiệu đều được xem là vô hiệu và việc áp dụng thời hiệu cũng mang
tính bắt buộc đối với tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền trong việc xem xét giải quyết
yêu cầu khởi kiện.
Ví dụ: Bộ luật dân sự quy định về thời gian khởi kiện đối với hành vi vi phạm
đối với nghĩa vụ trong hợp đồng là 2 năm thì các bên chủ thể không thể thỏa thuận
trong hợp đồng kéo dài thời gian khởi kiện đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp
đồng lên 5 năm hay rút ngắn xuống còn một năm được. Cũng tương tự như vậy, các
bên không được phép thỏa thuận để xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu là khi có
quyền phát hiện ra quyền lợi của mình bị xâm phạm.
- Thời hiệu mang tính định lượng và định tính liên tục, trừ trường hợp do pháp

luật quy định.
Thời hiệu trước tiên là thời hạn, khi nói tới thời hạn tức là nói tới khoảng thời
gian xác định, nó có điểm bắt đầu và điểm kết thúc . Thông thường thời hiệu được tính
bằng đơn vị cụ thể như: ngày, tháng, năm và được định lượng bằng số cụ thể. Ví dụ
thời hiệu khởi thời hiệu khởi kiện là hai năm thời hiệu yêu cầu là một năm.
Thông thường thời hiệu là khoảng thời gian có tính liên tục từ khi bắt đầu cho
đến khi kết thúc, tuy nhiên trong một số trường hợp nếu có các sự kiện nhất định xẩy ra
thì khoảng thời gian xẩy ra các sự kiện không được tính vào thời hiệu hoặc thời hiệu
được tính lại từ đầu. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 thì thời hiệu hưởng quyền
dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự sẽ được tính lại từ đầu khi xẩy ra một số sự kiện làm
gián đoạn như: có sự giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với quyền,
nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hệu; hoặc quyền, nghĩa vụ dân sự đang được
áp dụng thời hiệu mà bị người có quyền nghĩa vụ liên quan tranh chấp. Còn đối với
thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự thì xẩy ra các sự kiện
như sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại yêu cầu khác quan; chưa có người đại diện
trong trường hợp người có quyền khởi kiện, yêu cầu chưa thành niên, mất năng lực
hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự ; chưa có người đại diện thay thế
thì khoảng thời gian diễn ra các sự kiện đó không đực tính vào thời hiệu. Ngoài ra,
6


trong trường hợp trong khoảng thời hạn của thời hiệu nhưng bên có nghĩa vụ đã thừa
nhận một phần nghĩa vụ của mình đối với bên khởi kiện hoặc các bên đã tự hòa giả với
nhau thì thời hiệu phải được tính lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xẩy ra sự kiện trên.
- Thời hiệu là cơ sở dể các chủ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
và là điều kiện để tòa án thụ lý vụ việc dân sự.
Một trong những quyền của chủ thể được thực hiện nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình là quyền khởi kiện, yêu cầu và việc còn thời hiệu là điều kiện
cần để chủ thể thực hiện quyền khởi kiện, yêu cầu của mình. Khi không còn thời hiệu
thì dù thực tế chủ thể có quyền lợi ích hợp pháp cần bảo vệ, chủ thể cung cấp các tài

liệu chứng minh cho yêu cầu của mình là đúng thì tòa án không có cơ sở pháp lý để
giải quyết các yêu cầu đó . Khi tiếp nhận đơn kiện, đơn yêu cầu của các chủ thể thì tòa
án phải xem xét còn thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu hay không, nếu còn thời
hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu thì đơn khởi kiện,đơn yêu cầu của chủ thể mới
được chấp nhận, nhờ đó quyền và lợi ích của chủ thể được bảo vệ.
Nội dung của chế định thời hiệu phụ thuộc vào pháp luật của mỗi nước, cụ thể
là phụ thuộc vào điều kiện kinh tế- xã hội của nước đó,
Theo quan điểm Mác-Lê nin thì kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng có mối
quan hệ mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau và những tác động đó trở thành tích cực
thì cần có sự phù hợp giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng. Pháp luật là vấn đề
thuộc kiến trúc thượng tầng còn kinh tế là vấn đề thuộc cơ sở hạ tầng, bởi vậy pháp
luật phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội.Chế định thời hiệu là một bộ phận của hệ
thống pháp luật, tuy nhiên những quy định của nó cũng phải phù hợp với trình độ phát
triển của kinh tế xã hội. Ví dụ ở Việt Nam, do điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn
và ý thức pháp luật của người dân chưa được cao, khi sự việc xẩy ra trong khoảng thời
gian dài thì việc xác minh trở nên khó khăn, bở vậy thời hiệu khởi kiện thường được
quy định ngắn.
Hậu quả pháp lý phát sinh trong thời hiệu có phạm vi hẹp hơn so với các thời
hiệu khác.

7


Kết thúc khoảng thời gian thời hiệu sẽ và chỉ làm phát sinh một hoặc các hậu
quả pháp lý trong bốn hậu quả pháp lý sau: chủ thể được hưởng quyền dân sự; chủ thể
được miễn trừ nghĩa vụ dân sự; chủ thể bị mất quyền khởi kiện vụ án dân sự; chủ thể bị
mất quyền yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự. Như vậy, hậu quả phps lý phát sinh trong
thời hiệu có phạm vi hẹp hơn so với các thời hạn khác.
1.3. Cơ Sở Của Việc Xây Dựng Quy Định Về Thời Hiệu Khởi Kiện Vụ Án
Dân Sự

1.3.1. Việc Xây Dựng Các Quy Định Về Thời Hiệu Khởi Kiện Dựa Trên Cơ Sở
Sự Hài Hòa Giữa Mục Tiêu Bảo Đảm Thực Hiện Quyền con người và ổn định Trật Tự
Của Các Quan Hệ Dân Sự
Thứ nhất, quyền khởi kiện được ghi nhận là một quyền con người trong Tuyên
ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 và các công ước quốc tế khác. Theo Điều 8
Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 và các công ước quốc tế khác. Ở Việt
Nam, quyền khởi kiện được quy định gián tiếp tại Điều 50 Hiến pháp năm 1992 và tiếp
tục được khẳng định tại khoản 1, Điều 14 Hiến pháp năm 2013
Thứ hai, để bảo đảm rằng các yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Tòa án sẽ không
bị kéo dài với thời gian không xác định ảnh hưởng không tốt đến trật tự, an toàn xã hội
nói chung và quan hệ dân sự nói riêng, pháp luật dân sự cần phải thiết lập một cách
hợp lý các quy định về thời hiệu khởi kiện..
Thứ ba, thời hiệu khởi kiện được quy định trên cơ sở bảo đảm cân bằng lợi ích
của các bên đương sự. Lợi ích của nguyên đơn được thể hiện ở việc họ có thể yêu cầu
Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong thời gian nhất định. Lợi ích của
bị đơn cũng được bảo đảm bằng quy định về việc nguyên đơn bị mất quyền khởi kiện
nếu trong thời hạn luật định mà nguyên đơn không thực hiện quyền khởi kiện của
mình.
Thứ tư, theo nguyên tắc tự do ý chí, thời hiệu khởi kiện được coi như là một sự
suy đoán có tính mặc nhiên về ý chí của nguyên đơn đối với quyền lợi của mình. Có
thể suy đoán rằng nguyên đơn từ bỏ quyền khởi kiện nếu nguyên đơn không hành động
trong thời hạn mà pháp luật cho phép họ thực hiện quyền của mình.
8


Thứ năm, việc quy định thời hiệu khởi kiện cũng phần nào giúp bảo đảm sự ổn
định trong sinh hoạt, làm việc, kinh doanh bình thường của các bên liên quan trong vụ
việc.
1.3.2. Việc xây dựng các quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự dựa
trêncơ sở bảo đảm sự điều hòa hoạt động của hệ thống tư pháp

Trong công tác xét xử, việc các chủ thể khởi kiện một cách tràn lan sẽ gây khó
khăn cho công tác giải quyết tranh chấp của Tòa án. Như vậy, sẽ tạo áp lực cho Tòa án
khi giải quyết những vụ việc đã xảy ra từ lâu, khó thu thập chứng cứ, khó xác minh nội
dung… Nếu pháp luật không có quy định hợp lý về thời hiệu khởi kiện thì số lượng
đơn khởi kiện gửi đến Tòa án sẽ rất lớn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc án tồn
đọng kéo dài nhiều năm sẽ tăng lên.
1.3.3. Việc Xây Dựng Các Quy Định Về Thời Hiệu Khởi Kiện Dựa Trên
Tính Chất Của Từng Loại Quan Hệ Tranh Chấp
Căn cứ vào tính chất của từng loại quan hệ dân sự có tranh chấp, nhà làm luật
giới hạn một thời hạn cụ thể mà chủ thể có thể khởi kiện đối với các loại quan hệ dân
sự có tranh chấp. Thời hiệu này có thể biến thiên theo từng loại quan hệ và quyền lợi
cần được bảo vệ. Trong các lại thời hạn này thì phổ biến nhất là loại thời hạn 2 năm và
3 năm. Đối với loại thời hạn 30 năm thì chỉ được quy định đối với một loại tranh chấp.
Bên cạnh các quy định về thời gian cụ thể được quyền khởi kiện thì pháp luật cũng quy
định một số ngoại lệ cho việc không giới hạn thời gian khi thực hiện quyền yêu cầu
Tòa án giải quyết một số tranh chấp cụ thể.
1.3.4. Việc Xây Dựng Các Quy Định Về Thời Hiệu Khởi Kiện Dựa Trên
Hậu Quả Pháp Lý Khi Hết Thởi Hiệu Khởi Kiện Đối Với Từng Loại Quan Hệ
Tranh Chấp
Thứ nhất, khi hết thời hiệu khởi kiện nguyên đơn mất quyền khởi kiện. Điều này
đồng nghĩa với việc nguyên đơn sẽ mất cơ hội yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp để
bảo vệ quyền, lợi ích của mình. Tuy nhiên, quyền, lợi ích hợp pháp mà dựa trên đó
nguyên đơn tiến hành khởi kiện vẫn tồn tại và được pháp luật công nhận.

9


Thứ hai, khi hết thời hiệu khởi kiện thì nguyên đơn mất quyền khởi kiện, đồng
thời mất quyền mà dựa trên đó nguyên đơn tiến hành khởi kiện. Theo đó, khi hết thời
gian giới hạn cho việc khởi kiện nhưng nguyên đơn không yêu cầu hoặc khởi kiện thì

quyền khởi kiện của nguyên đơn và quyền, lợi ích mà dựa trên đó nguyên đơn tiến
hành khởi kiện đều bị hủy bỏ.
Tiểu kết chương 1: Như vậy thời hiệu khởi kiện được xây dựng trên các tranh
chấp của các bên dựa trên các pháp lí của các bên liên quan. Làm rõ vấn đề về khái
niệm đặc điểm khái quát về khởi kiện và quyên khỏi kiện của chủ thể.

10


CHƯƠNG II. ĐIỀU KIÊN KIỆN KHỎI KIỆNVÀ THỰC TIỄN THỰC HIÊN
THỜI KHỞI KIỆN
2.1. Điều Kiện Khởi Kiện
2.1.1. Chủ Thể Khởi Kiện
Điều 186 BLTTDS 2015 quy định:“Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự
mình hoặc thông qua người đại diện hợp phá kiện vụ án (sau đây gọi chung là người
khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình.” Chủ thể khởi kiện vụ án dân sự là các chủ thể theo quy định của pháp luật được
tham giam vào quan hệ pháp luật TTDS. Các chủ thể này bao gồm cá nhân, cơ quan
hoặc tổ chức đáp ứng được những điều kiện do pháp luật quy định. Cá nhân khi khởi
kiện vụ án dân sự phải có năng lực hành vi TTDS đồng thời phải có quyền lợi bị xâm
phạm.
Đối với những cá nhân không có năng lực hành vi tố tụng mà có quyền lợi cần
phải được bảo vệ thì họ không thể tự mình khởi kiện vụ án được mà phải do người đại
diện thay mặt để thực hiện việc khởi kiện vụ án. Pháp luật cũng đòi hỏi cá nhân khi
khởi kiện vụ án dân sự phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm (Điều
186 BLTTDS 2015). Quy định này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc tự định đoạt
trong TTDS, nó không cho phép người không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật lợi
dụng quyền khởi kiện để rồi lại xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Cá nhân khi đã có năng lực chủ thể đầy đủ thì có thể tự mình khởi kiện hoặc làm giấy
ủy quyền cho một người khác có năng lực hành vi thay mặt mình khởi kiện, trừ việc ly

hôn.
Cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình hoặc của người khác. Các cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp bị xâm phạm hoặc tranh chấp.
Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức còn khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của người khác theo quy định của pháp luật. Ngoài những trường hợp các cá
nhân, cơ quan, tổ chức khác được khởi kiện những vụ án về hôn nhân và gia đình theo
11


quy định tại các Điều 119, Điều 102 LHN&GĐ 2015, BLTTDS còn quy định các cơ
quan, tổ chức khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện
vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc
lĩnh vực mình phụ trách (Điều 187 BLTTDS 2015). Để có nhận thức thống nhất về các
loại cơ quan, tổ chức được khởi kiện vụ án dân sự cần có sự phân biệt như sau:
Các bộ phận, đơn vị, văn phòng đại diện của các cơ quan nhà nước thực hiện
nhiệm vụ của cơ quan nhà nước, phụ thuộc vào các cơ quan nhà nước không phải là
pháp nhân, không có quyền khởi kiện vụ án dân sự.
Các tổ chức quy định trong Điều 1 BLTTDS bao gồm các tổ chức có tư cách
pháp nhân và các tổ chức không có tư cách pháp nhân. Các tổ chức không có tư cách
pháp nhân được khởi kiện vụ án dân sự phải là những tổ chức được pháp luật quy định
có quyền tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2.1.2. Điều Kiện Về Thẩm Quyền Của Tòa Án
Tòa án chỉ thụ lý vụ án dân sự đối với những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải
quyết của mình. Việc xác định thẩm quyền là một điều kiện cần thiết để đảm bảo cho
hoạt động bình thường và hợp lý của bộ máy nhà nước. Đồng thời việc phân định thẩm
quyền giữa các Tòa án cũng góp phần cho các Tòa án thực hiện đúng nhiệm vụ của
mình và người dân dễ dàng thực hiện quyền khởi kiện. Thẩm quyền của Tòa án được
xác định một cách chính xác sẽ tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm
vụ của Tòa án với các cơ quan nhà nước khác, giữa các Tòa án và các bộ phận trong

một Tòa án, góp phần giải quyết đúng đắn, tạo điều kiện cho các đương sự tham gia tố
tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Để vụ án được thụ lý, đơn khởi kiện
phải gửi đến đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết, xét xử. Cụ thể là:
-

Vụ án mà chủ thể khởi kiện thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của Tòa án

quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 BLTTDS 2015.
- Vụ án được khởi kiện phải đúng với cấp tòa án có thẩm quyền quy định tại
Điều 35, 36, 37, 38 BLTTDS 2015. Vụ việc được khởi kiện đúng thẩm quyền của tòa
án theo lãnh thổ quy định tại Điều 39 BLTTDS 2015.

12


Trong trường hợp người khởi kiện có quyền lựa chọn Tòa án theo Điều 40
BLTTDS thì yêu cầu đương sự cam kết không khởi kiện tại các tòa án khác. Nếu do
thỏa thuận lựa chọn Tòa án giải quyết thì phải kiểm tra tính hợp pháp của thỏa thuận.
Đối với những việc pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác gaiải quyết
trước thì chủ thể khởi kiện chỉ được khởi kiện vụ án khi các cơ quan hữu quan đã giải
quyết mà họ không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan đó.
Khi xác định thẩm quyền, Tòa án cũng phải xác định đó là loại tranh chấp dân
sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại hay lao động để vào sổ thụ lý loại án
đúng với quy định. Việc xác định này có ý nghĩa rất lớn khi xác định các quy phạm
pháp luật nội dung để áp dụng. Chẳng hạn nếu đó là tranh chấp về hôn nhân và gia
đinh sẽ áp dụng các quy định trong LHNHĐ, BLDS... Nếu là tranh chấp lao động sẽ áp
dụng BLLĐ...
2.1.3. Điều Kiện Về Thời Hiệu
- Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà các chủ thể có quyền khởi kiện được quyền
yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,

thương mại, lao động để bảo vệ quyền lợi ích bị xâm phạm. Hết thời hạn đó thì chủ thể
khởi kiện mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Theo quy
định tại Điều 185 BLDS năm 2015, riêng đối với yêu cầu hoàn trả tài sản thuộc sở hữu
nhà nước; yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Quy
định thời hiệu khởi kiện góp phần quan trọng vào việc ổn định các quan hệ kinh tế – xã
hội, hạn chế việc lạm dụng quyền khởi kiện. Tùy thuộc vào tính chất của mỗi loại tranh
chấp pháp luật quy định thời hiệu.
- Trên thực tế có nhiều nguyên nhân khách quan mà việc khởi kiện không được
thực hiện trong thời hạn quy định. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ, pháp
luật quy định không tính vào thời hiệu khởi kiện khoảng thời gian xảy ra sự kiện bất
khả kháng; trở ngại khách quan; người có quyền khởi kiện chưa thành niên, bị mất
năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà chưa có người đại
diện; người đại diện của họ bị chết mà chưa có người thay thế hoặc vì lý do chính đáng
khác mà không thể tiếp tục đại diện (Điều 186 BLTTDS 2015)
13


- Thời hiệu khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia
đình, kinh doanh, thương mại, lao động được quy định cụ thể trong BLDS năm 2015,
Luật Thương mại năm 2005, BLLĐ năm 2012.
2.1.4. Sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định có hiệu lực
pháp luật của tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường
hợp có quy định khác của pháp luật
Nếu sự việc đã được tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt
Nam giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự
+ Bản án, quyết định của tòa án bác đơn xin ly hôn;
+ Yêu cầu xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường
không được khởi kiện lại đối với vụ án đó nữa, trừ các trường hợp sau đây:
+ Yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay
đổi người giám hộ thiệt hại;

+ Vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử
dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà tòa án chưa chấp nhận yêu cầu.
+ Các trường hợp khác pháp luật quy định.
Ngoài ra, khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không
có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện
vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật
có tranh chấp, trừtrường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217
của Bộ luật này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật (Khoản 1 Điều
193 BLTTDS 2013) thì đương sự có quyền khởi kiện lại.
- Tòa án chỉ được thụ lý giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án hoặc
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật. Điều kiện
này nhằm đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định, sự ổn định của các quan hệ xã hội,
một việc đã được giải quyết thì không giải quyết lại nữa để tránh tình trạng chồng chéo
cũng một sự việc mà nhiều cơ quan giải quyết và tránh việc cố tình kéo dài việc khiếu
kiện của đương sự.
2.2. Thực Tiễn Thực Hiện Thời Hiệu Khởi Kiện
14


Quyền khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án là quyền công dân, quyền con người
được Hiến pháp quy định và Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ
quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên trong thực tế đời
sống xã hội, không phải người dân nào cũng biết quyền khởi kiện hợp pháp của mình.
Khởi kiện hợp pháp là người khởi kiện có quyền khởi kiện, có đủ năng lực pháp luật
dân sự, năng lực hành vi dân sự, thực hiện việc khởi kiện trong thời hiệu khởi kiện do
pháp luật quy định và vụ việc khởi kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhận
được đơn khởi kiện.
Tìm hiểu thực tiễn tại một số Tòa án thì Tòa án thường trả lại đơn khởi kiện cho
người gửi đơn khởi kiện trong các trường hợp như: (i) Chủ thể khởi kiện không biết

quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện nên sau khi gửi đơn khởi kiện đến Tòa án
thì Tòa án đã trả lại đơn kiện đã hết.
Một là, cần tăng cường và thường xuyên tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp
luật về thời hiệu khởi kiện cho mọi đối tượng. Hiện nay, số lượng vụ án dân sự mà Tòa
án các cấp trong cả nước phải giải quyết là rất nhiều, tuy nhiên trong số đó lại có thời
hiệu khởi kiện khác nhau: Có loại thời hiệu khởi kiện là hai năm (tranh chấp hợp đồng
trong Bộ luật Hàng hải Việt Nam), có loại khởi kiện là ba năm (tranh chấp hợp đồng
bồi thường thiệt hại quy định trong Bộ luật Dân sự), có thời hiệu khởi kiện là mười
năm và thời hiệu khởi kiện là ba mươi năm (về thừa kế), có loại khởi kiện là một năm
(về giải quyết mất mát, hư hỏng hàng hóa quy định trong Bộ luật Hàng hải…).
Hai là, Tòa án nhân dân tối cao cần có văn bản hướng dẫn việc tuyên truyền,
phổ biến pháp luật về thời hiệu khởi kiện đối với người dân bằng hình thức có Bản
tổng hợp các thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự để tại nơi tiếp khởi kiện với lý do là
“Thời hiệu khởi kiện đã hết”; (ii) Bộ phận tiếp nhận đơn khởi kiện của Tòa án không
nắm vững quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện, nên đã thụ lý đơn khởi kiện
sau ngày kết thúc thời hiệu khởi kiện.

15


Để khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện thời hiệu khởi kiện. Tác giả
bài viết đề nghị một số giải pháp quyết nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc Tòa án
trả lại đơn khởi kiện, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Cụ thể:
Theo báo cáo tổng kết công tác hàng năm của Tòa án nhân dân tối cao số vụ án
dân sự mà các cấp Tòa án trong cả nước giải quyết theo thủ tục sơ thẩm là: Năm 2013
giải quyết theo thủ tục sơ thẩm là 259.636 vụ. Năm 2014 giải quyết theo thủ tục sơ
thẩm là 279.300 vụ. Năm 2015 giải quyết theo thủ tục sơ thẩm là 294.555 vụ. Tuy
nhiên, công tác tuyên truyền pháp luật về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự gần như
không có, mà chỉ tập trung giới thiệu, tuyên truyền những quy định của pháp luật, bởi
vậy, cần tuyên truyền về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự để mọi tầng lớp nhân dân

cũng như bản thân cán bộ Tòa án được biết. Có như vậy mới hạn chế đến mức thấp
nhất việc Tòa án trả lại đơn khởi kiện, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự với lý do thời
hiệu khởi nhận đơn của các Tòa án trong cả nước để nhân dân biết, để công chức Tòa
án biết. Bản tổng hợp thời hiệu khởi kiện bao gồm các nội dung như:
(i) Thời hiệu khởi kiện một năm…; loại vụ việc yêu cầu Tòa án giải quyết…;
tên văn bản luật đã quy định về thời hiệu…;
(ii) Thời hiệu khởi kiện hai năm…; loại vụ việc yêu cầu Tòa án giải quyết…; tên
văn bản luật đã quy định về thời hiệu…;
(iii) Thời hiệu khởi kiện ba năm…; loại vụ việc yêu cầu Tòa án giải quyết…;
tên văn bản luật đã quy định về thời hiệu…;
(iv) Thời hiệu khởi kiện mười năm…; loại vụ việc yêu cầu Tòa án giải quyết…;
tên văn bản luật đã quy định về thời hiệu…;
(v) Thời hiệu khởi kiện ba mươi năm…; loại vụ việc yêu cầu Tòa án giải
quyết…; tên văn bản luật đã quy định về thời hiệu...

16


CHƯƠNG III. NHỮNG ĐIÊM MỚI VỀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN NĂM 2015
3.1. Đánh Giá Những Điểm Mới Về Thời Hiệu Khởi Kiện Trong BLDS 2015
Ngày 24 tháng 11 năm 2015, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua Bộ luật Dân sự( BLDS) năm 2015. Bộ luật
này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. So với Bộ luật Dân sự năm
2005, Bộ luật này có những quy định mới về thời hiệu khởi kiện nhằm xác lập quyền
sở hữu đối với di sản thừa kế. Cụ thể:
Khi đề cập đến thời hiệu khởi kiện về thừa kế, Điều 645 BLDS năm 2005 quy
định “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản,…là mười năm, kể từ
thời điểm mở thừa kế”. Như vậy, việc chia thừa kế ở Việt Nam phải tuân theo thời hiệu
do pháp luật quy định-10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di
sản chết) đối với mọi tài sản. Hết thời hạn này, người thừa kế không còn quyền khởi

kiện yêu cầu chia di sản để xác nhận quyền thừa kế của mình. Điều này cũng có nghĩa
là: Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện của công dân trong trường hợp nội dung đơn kiện là
khởi kiện về thừa kế khi đã hết thời hiệu 10 năm theo quy định. Thực tiễn thi hành quy
định trên cho thấy: Một mặt, thời hiệu khởi kiện về thừa kế 10 năm là quá ngắn để thực
hiện quyền khởi kiện. Trong thực tế, có đương sự thực hiện quyền khởi kiện khi đã hết
thời hiệu pháp luật quy định. Khi đó, quyền lợi của người thừa kế tài sản không được
pháp luật bảo vệ. Để được hưởng di sản thừa kế, không ít đương sự đã có những hành
xử trái pháp luật, gây mất trật tự xã hội. Mặt khác, Bộ luật Dân sự năm 2005 không
quy định cụ thể phương án xử lý những di sản thừa kế khi hết thời hiệu 10 năm nên cơ
quan nhà nước có thẩm quyền rất lúng túng trong việc quyết định số phận pháp lý cũng
như số phận thực tế của những di sản này. Để giải quyết những vướng mắc nói trên,
BLDS năm 2015 đã đưa ra quy định mới về thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia thừa kế.
Cụ thể, theo khoản 1 Điều 623: “thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30
năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế”. Như
vậy, theo Bộ luật Dân sự năm 2015, việc chia thừa kế vẫn phải theo thời hiệu do pháp
luật quy định. Tuy nhên, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã phân ra hai trường hợp cụ thể:
17


đối với bất động sản là 30 năm, đối với động sản là 10 năm. Điều đó có nghĩa là: đối
với tài sản là bất động sản, thời hiệu này được kéo dài hơn so với BLDS năm 2005,
điều này phù hợp với thực tế hơn, các quyền dân sự của công dân được bảo vệ triệt để
hơn, các mâu thuẫn trong tranh chấp dân sự về di sản có điều kiện được giải quyết phù
hợp và thỏa đáng hơn. Đặc biệt, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định rất rõ ràng
phương án giải quyết hậu quả đối với những di sản thừa kế đã hết thời hiệu khởi kiện
30 năm hoặc 10 năm. Đó là: “Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang
quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản
được giải quyết như sau:
“Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều
236 của Bộ luật này; Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy

định tại điểm a khoản này”.
Căn cứ vào quy định trên có thể thấy, số phận của những di sản hết thời hiệu
khởi kiện đã được định đoạt:
Thứ nhất, nếu người đang quản lý di sản là người thừa kế thì di sản thuộc quyền
sở hữu của họ.
Thứ hai, nếu người đang quản lý di sản không phải là người thừa kế thì phân
thành hai trường hợp: Nếu người đang quản lý di sản là người đang chiếm hữu, người
được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai và
phù hợp pháp luật thì di sản thuộc quyền sở hữu của người người này;Nếu không có
người chiếm hữu, người được lợi về tài sản thì di sản thuộc về Nhà nước.Quy định trên
vừa tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong giải quyết các tranh
chấp về di sản thừa kế, vừa nhằm khai thác triệt để công dụng của tài sản.
Quyền khởi kiện, trong đó có khởi kiện về thừa kế là quyền của người dân, được nhà
nước và pháp luật bảo hộ. Những quy định mới về quyền khởi kiện trong BLDS năm
2015 là công cụ pháp lý để bảo vệ các quyền dân sự nói chung, quyền tài sản nói riêng
của người dân một cách triệt để.
Về thời hiệu

18


Để tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân được Hiến pháp và pháp
luật công nhận đều được tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm kịp thời, nâng cao trách nhiệm của
Tòa án, các cơ quan có thẩm quyền khác trong tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của cá
nhân, pháp nhân, sự ổn định của các quan hệ dân sự và để phù hợp hơn với bản chất
pháp lý của thời hiệu, Bộ luật quy định về thời hiệu theo nguyên tắc: cá nhân, pháp
nhân phải yêu cầu tòa án, trọng tài giải quyết vụ, việc dân sự trong thời hạn luật định,
hết thời hạn đó mà cá nhân, pháp nhân mới có yêu cầu thì thay vì từ chối giải quyết yêu
cầu của cá nhân, pháp nhân như quy định hiện hành, tòa án hoặc trọng tài vẫn thụ lý,
giải quyết và tuyên bố chủ thể được hưởng quyền dân sự hoặc được miễn trừ nghĩa vụ

dân sự.
Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu
của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa sơ
thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc.
Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng
thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.
(Khoản 2 Điều 149)
Chuyển các quy định về thời hiệu của Bộ luật TTDS để quy định trong Bộ
luật Dân sự, cụ thể như sau:
+ Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu
cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu
thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện (Điều 150 BLDS). Thời hiệu khởi kiện vụ
án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích
hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong các trường hợp sau đây:
1. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản;
2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có
liên quan quy định khác;
3. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai;
4. Trường hợp khác do luật định.
19


+ Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được
quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; nếu thời hạn đó kết
thúc thì mất quyền yêu cầu.
Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền
yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết

việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
+ Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền
khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu;
+ Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người
có quyền yêu cầu chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
+ Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa
có người đại diện khác thay thế.
Đồng thời,để khắc phục những bất cập về thời hiệu khởi kiện thừa kế trong
Bộ luật Dân sự hiện hành, phù hợp với quyền của người thừa kế, người khác có liên
quan đến di sản và những đặc thù về văn hóa, tính chất của di sản, Điều 623 BLDS
2015 quy định thời hiệu thừa kế như sau:
- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động
sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản
thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó;
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc
bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được
giải quyết như sau:
+ Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại
Điều 236 của Bộ luật này;
20


+ Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại tại
Điều 236 Bộ luật này.
- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc
bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người

chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3.1.1. So sánh các điểm mới trong BLDS năm 2015 với BLDS năm 2005
Bảng so sánh BLDS năm 2015 với BLDS năm 2005
Tiêu chí
Khái niệm

BLDS năm 2015
Điều 149. Thời hiệu

BLDS năm 2005
Điều 154. Thời hiệu

1. Thời hiệu là thời hạn do luật Thời hiệu là thời hạn do
quy định mà khi kết thúc thời pháp luật quy định mà khi
hạn đó thì phát sinh hậu quả kết thúc thời hạn đó thì chủ
pháp lý đối với chủ thể theo thể được hưởng quyền dân
điều kiện do luật quy định.

sự, được miễn trừ nghĩa vụ

Thời hiệu được áp dụng theo dân sự hoặc mất quyền khởi
quy định của Bộ luật này, luật kiện vụ án dân sự, quyền
khác có liên quan.

yêu cầu giải quyết việc dân

2. Tòa án chỉ áp dụng quy định sự.
về thời hiệu theo yêu cầu áp
dụng thời hiệu của một bên
hoặc các bên với điều kiện yêu

cầu này phải được đưa ra trước
khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản
án, quyết định giải quyết vụ,
việc.
Người được hưởng lợi từ việc
áp dụng thời hiệu có quyền từ
21


chối áp dụng thời hiệu, trừ
trường hợp việc từ chối đó
nhằm mục đích trốn tránh thực
hiện nghĩa vụ.

Được bổ sung thêm
Điều 152. Hiệu lực của thời Điều 157. Hiệu lực của
hiệu hưởng quyền dân sự, thời hiệu hưởng quyền
miễn trừ nghĩa vụ dân sự

dân sự, miễn trừ nghĩa vụ

Trường hợp pháp luật quy định dân sự
cho các chủ thể được hưởng 1. Trong trường hợp pháp
quyền dân sự hoặc được miễn luật quy định cho các chủ
trừ nghĩa vụ dân sự theo thời thể được hưởng quyền dân
hiệu thì chỉ sau khi thời hiệu sự hoặc được miễn trừ
đó kết thúc, việc hưởng quyền nghĩa vụ dân sự theo thời
dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ hiệu thì chỉ sau khi thời hiệu
dân sự mới có hiệu lực.



đó kết thúc, việc hưởng

Được rút ngắn gọn quyền dân sự hoặc miễn trừ

xúc tích hơn

nghĩa vụ dân sự mới có hiệu
lực.
2. Thời hiệu hưởng quyền
dân sự không áp dụng trong
các trường hợp sau đây:
a) Chiếm hữu tài sản thuộc
hình thức sở hữu nhà nước
không có căn cứ pháp luật;
b) Việc hưởng quyền nhân
thân không gắn với tài sản.
3. Thời hiệu miễn trừ nghĩa
vụ dân sự không áp dụng
22


trong việc thực hiện nghĩa
vụ dân sự đối với Nhà nước,
trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác.
Điều 154. Bắt đầu thời hiệu Điều 159. Bắt đầu thời
khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu khởi kiện vụ án dân
hiệu yêu cầu giải quyết việc sự, thời hiệu yêu cầu giải
dân sự

Bắt

đầu

quyết việc dân sự

thời 1. Thời hiệu khởi kiện vụ án 1. Thời hiệu khởi kiện vụ án

hiệu khởi kiện dân sự được tính từ ngày người dân sự được tính từ ngày
vụ án dân sự, có quyền yêu cầu biết hoặc quyền, lợi ích hợp pháp bị
thời hiệu

yêu phải biết quyền, lợi ích hợp xâm phạm, trừ trường hợp

cầu giải quyết pháp của mình bị xâm phạm, pháp luật có quy định khác.
việc dân sự

trừ trường hợp pháp luật có 2. Thời hiệu yêu cầu giải
quy định khác.

quyết việc dân sự được tính

2. Thời hiệu yêu cầu giải quyết từ ngày phát sinh quyền yêu
việc dân sự được tính từ ngày cầu, trừ trường hợp pháp
phát sinh quyền yêu cầu, trừ luật có quy định khác.
trường hợp pháp luật có quy
định khác.


Có thay đổi nội


dung trong 2 khoản trên
Điều 155. Không áp dụng Điều 160. Không áp dụng
thời hiệu khởi kiện

thời hiệu khởi kiện vụ án

Thời hiệu khởi kiện không áp dân sự
dụng trong trường hợp sau Thời hiệu khởi kiện vụ án
đây:

dân sự không áp dụng trong

Không áp dụng 1. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân những trường hợp sau đây:
23


thời hiệu khởi thân không gắn với tài sản.
kiện

1. Yêu cầu hoàn trả tài sản

2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở thuộc hình thức sở hữu nhà
hữu, trừ trường hợp Bộ luật nước;
này, luật khác có liên quan quy 2. Yêu cầu bảo vệ quyền
định khác.

nhân thân bị xâm phạm, trừ

3. Tranh chấp về quyền sử trường hợp pháp luật có quy

dụng đất theo quy định của định khác;
Luật đất đai.

3. Các trường hợp khác do

4. Trường hợp khác do luật pháp luật quy định.
quy định.


Có thêm khoản 4

so với năm 2005
Điều 156. Thời gian không Điều 161. Thời gian không
tính vào thời hiệu khởi kiện tính vào thời hiệu khởi
vụ án dân sự, thời hiệu yêu kiện vụ án dân sự, thời
cầu giải quyết việc dân sự

hiệu yêu cầu giải quyết

gian Thời gian không tính vào thời việc dân sự

Thời

không tính vào hiệu khởi kiện vụ án dân sự, Thời gian không tính vào
thời hiệu khởi thời hiệu yêu cầu giải quyết thời hiệu khởi kiện vụ án
kiện vụ án dân việc dân sự là khoảng thời gian dân sự, thời hiệu yêu cầu
sự,

thời


yêu

cầu

hiệu xảy ra một trong các sự kiện giải quyết việc dân sự là
giải sau đây:

khoảng thời gian xảy ra một

quyết việc dân 1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trong các sự kiện sau đây:
sự

trở ngại khách quan làm cho 1. Sự kiện bất khả kháng
chủ thể có quyền khởi kiện, hoặc trở ngại khách quan
quyền yêu cầu không thể khởi làm cho chủ thể có quyền
kiện, yêu cầu trong phạm vi khởi kiện, quyền yêu cầu
thời hiệu.

không thể khởi kiện, yêu

Sự kiện bất khả kháng là sự cầu trong phạm vi thời hiệu.
24


kiện xảy ra một cách khách Sự kiện bất khả kháng là sự
quan không thể lường trước kiện xảy ra một cách khách
được và không thể khắc phục quan không thể lường trước
được mặc dù đã áp dụng mọi được và không thể khắc
biện pháp cần thiết và khả phục được mặc dù đã áp
năng cho phép.


dụng mọi biện pháp cần

Trở ngại khách quan là những thiết và khả năng cho phép.
trở ngại do hoàn cảnh khách Trở ngại khách quan là
quan tác động làm cho người những trở ngại do hoàn
có quyền, nghĩa vụ dân sự cảnh khách quan tác động
không thể biết về việc quyền, làm cho người có quyền,
lợi ích hợp pháp của mình bị nghĩa vụ dân sự không thể
xâm phạm hoặc không thể thực biết về việc quyền, lợi ích
hiện được quyền, nghĩa vụ dân hợp pháp của mình bị xâm
sự của mình;

phạm hoặc không thể thực

2. Chưa có người đại diện hiện được quyền hoặc nghĩa
trong trường hợp người có vụ dân sự của mình;
quyền khởi kiện, người có 2. Chưa có người đại diện
quyền yêu cầu là người chưa trong trường hợp người có
thành niên, mất năng lực hành quyền khởi kiện, người có
vi dân sự, có khó khăn trong quyền yêu cầu chưa thành
nhận thức, làm chủ hành vi niên, mất năng lực hành vi
hoặc bị hạn chế năng lực hành dân sự hoặc bị hạn chế năng
vi dân sự;

lực hành vi dân sự;

3. Người chưa thành niên, 3. Chưa có người đại diện
người mất năng lực hành vi khác thay thế hoặc vì lý do
dân sự, người có khó khăn chính đáng khác mà không

trong nhận thức, làm chủ hành thể tiếp tục đại diện được
vi, người bị hạn chế năng lực trong trường hợp người đại
25


×