Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

BÁO cáo tổng hợp du lịch tại Trung Tâm du Lịch và Bảo Tồn Di Tích ATK Định Hóa thái Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.01 KB, 62 trang )

Mục lục

1


LỜI CẢM ƠN
Để hoán thiện chuyến đi báo cáo thực tập này trước hết em xin gửi lời cảm
ơn tới các thầy cô trường Đại Học Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh Thái
Nguyên đặc biệt là các thầy cô trong khoa Marketing, Thương mại và Du Lịch
lời cảm ơn chân thành nhất.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm đến cô Trương Thanh Hương, người đã tận
tình hướng dẫn em, giúp đỡ em hoàn thành chuyến báo cáo thực tập này lời cảm
ơn sâu sắc nhất.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo các phòng bạn tại Trung Tâm Du
Lịch và Bảo Tồn Di Tích ATK Định Hóa Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em
được tìm hiểu thực tập trong suốt quá trình thực tập tại Trung tâm.
Nhà trường đã tạo cho em cơ hội được thực tập cho em nhận ra nhiều điều
mới mẻ và bổ ích trong việc hướng dẫn để giúp ích cho công việc say này của
bản thân. Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện
chuyên đề này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những
ý kiến góp từ cô cũng như Trung tâm.

2


LỜI MỞ ĐẦU
Có thể nói, trong những năm qua cùng xu hướng kinh tế thị trường, nền
kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ, vi thế Việt Nam đã được nâng cao trên thị
trường quốc tế. Ngành du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế dịch
vụ chính thức đóng góp sự tang trưởng kinh tế của đất nước. Trong đó sự xuất
hiện của nhiều Công ty lữ hành nội địa và quốc tế đã đem lại tín hiệu tốt lành


cho ngành kinh tế non trẻ này. Đặc biệt, hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách
quốc tế đến Việt Nam tạo nên một nguồn thu ngoại tệ khổng lồ.
Trước xu thế phát triển mạnh của ngành “ Công nghiệp không khói” này
thì đã có nhiều tổ chức, nhiều nhà đầu tư đã chớp lấy thời cơ mở ra các Công ty,
trung tâm, doanh nghiệp…..kinh doanh dịch vụ du lịch. Tâm Du Lịch và Bảo
Tồn Di Tích ATK Định Hóa, chịu sự cạnh tranh của các Công tý lớn, có kinh
nghiệm hơn. Tuy nhiên Trung Tâm Du Lịch và Bảo Tồn Du Lịch ATK Định
Hóa lại tiếp thu được kinh nghiệm quý báu để từ đó có cách điều chỉnh hợp lý.
Nhờ vậy mà hiện nay Trung Tâm Du Lịch và Bảo Tồn ATK Định Hóa có được
vị thế cao trong lòng du khách và có chỗ đứng trên thị trường du lịch của Việt
Nam và khu vực.
Với sự quan tâm của nhà trường và khoa đã tổ chức cho sinh viên đi thực
tế tại đơn vị. Em đã chọn Trung Tâm Du Lịch và Bảo Tồn ATK Định Hóa là địa
điểm thực tế và đã mang lại nhiều kinh nghiệm quý giá sau quá trình thực tế tại
Trung Tâm Du Lịch và Bảo Tồn Di Tích ATK Định Hóa.

3


Chương 1: PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VẤN ĐỀ VÀ NGHIÊN CỨU
1.1.Cách thức tiếp cận đơn vị thực tập môn học
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trung Tâm Dịch Vụ và Bảo Tồn
Di Tích ATK Định Hóa.
Ban quản lý khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hoá Thái Nguyên
được thành lập theo quyết định số: 23/QĐ-UBND ngày 05/01/2010 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Thái Nguyên và trực thuộc UBND tỉnh. Trên cơ sở chuyển đổi
Ban quản lý Di tích và Danh thắng Thái Nguyên trực thuộc Sở Văn hoá, Thể
thao và Du lịch theo quyết định số: 505/QĐ-UB ngày 01/4/2005 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Thái Nguyên.Từ đó đến nay, Ban quản lý khu di tích lịch sử - sinh
thái ATK Định Hoá Thái Nguyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ bảo tồn, tôn

tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử ATK Định Hoá Thái Nguyên.
Cùng với Tuyên Quang và Bắc Cạn, Thái Nguyên vinh dự được Trung
ương Đảng, Bác Hồ và Chính phủ chọn làm nơi xây dựng căn cứ địa cách mạng,
là Thủ đô trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Ngày 20-5-1947, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã tới ở và làm việc tại đồi Khau Tý, thuộc xã Điềm Mặc,
huyện Định Hóa. Với vị trí "tiến có thể đánh, lui có thể giữ" và là "nơi có nhân
dân tốt, có cơ sở chính trị tốt", ATK Định Hóa - Thái Nguyên là nơi các cơ quan
của Trung ương và Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí Trường Chinh,
Tôn Đức Thắng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng đã ở và
làm việc trong thời gian dài nhất. Từ ATK Định Hóa, nhiều chủ trương, quyết
sách và sự kiện quan trọng quyết định đến vận mệnh dân tộc đã ra đời. Đặc biệt,
ngày 6-12-1953, tại đồi Tỉn Keo, dưới chân Đèo De, Núi Hồng thuộc xã Phú
Đình, Bác Hồ cùng Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ Trận quyết chiến lịch sử đã quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến trường kỳ
9 năm chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc Việt Nam.
Lán Tỉn Keo, thuộc Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa (Thái Nguyên), một
trong những địa danh thu hút du khách.Là người đã có nhiều năm làm việc tại
ATK Định Hóa, ông Nguyễn Văn Nương, Phó Trưởng ban quản lý Khu di tích
4


lịch sử - sinh thái ATK Định Hóa - Thái Nguyên, cho biết: Địa danh Tỉn Keo,
nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở, làm việc nhiều lần trong thời gian từ 1948 đến
cuối năm 1953, theo đường ngựa đi vượt Đèo De (Núi Hồng) sang Tân Trào
(Tuyên Quang) chỉ hơn một giờ đồng hồ. Hơn nữa, nơi Bác ở và làm việc thời
kỳ ấy chỉ lác đác 5-7 nóc nhà sàn ẩn hiện giữa rừng núi trùng điệp. Vì thế, khi
nói về nơi đây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng đánh giá: Địch cũng không
ngờ chỗ giáp ranh, bản làng nghèo nàn, vắng vẻ lại là nơi "chùa rách, bụt vàng".
Theo giới thiệu của lãnh đạo Ban quản lý Khu di tích ATK Định Hóa, tìm
gặp ông Nguyễn Phúc Liên (84 tuổi) ở thôn Quan Lạn, xã Phú Đình, huyện Định
Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Ngôi nhà nhỏ nơi ông Liên đang sinh sống cùng con

cháu chỉ cách đồi Tỉn Keo khoảng một cây số. Ông Liên kể: "Đồi Tỉn Keo nơi
Bác Hồ ở và làm việc là đất của gia đình ông Ma Tiến Đàm. Hồi ấy, khu vực
này heo hút lắm. Để bảo đảm bí mật, nhân dân trong vùng thực hiện "ba không":
Không nghe, không biết, không thấy. Mỗi khi Bác và các lãnh đạo Trung ương
Đảng di chuyển đi nơi khác hoạt động, nhân dân trong vùng lại thay nhau trông
nom, bảo vệ, để khi các đồng chí trở về vẫn có ngay chỗ ở và làm việc". Ông
Liên cho biết, những người thuộc thế hệ bố mẹ ông, ngoài nhiệm vụ trông nom,
bảo vệ còn tích cực tăng gia sản xuất để cung cấp thực phẩm cho các cơ quan
Trung ương.
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, bà con các dân tộc ở Định Hóa
đã đóng góp nhiều công sức, của cải, thậm chí cả tính mạng cho việc xây dựng,
bảo vệ ATK. Hiện nay, ATK Định Hóa có 128 điểm di tích lịch sử cách mạng,
là nơi ở và làm việc của Bác Hồ, nơi đóng quân của các cơ quan Trung ương để
lãnh đạo cuộc kháng chiến. Các điểm di tích này phân bố trên khắp địa bàn của
huyện và tập trung nhiều tại các xã: Điềm Mặc (24 điểm), Phú Đình (10 điểm),
Trung Lương (10 điểm), Định Biên (9 điểm)... Trong tổng số 128 điểm di tích
lịch sử, có 13 điểm được Nhà nước công nhận và xếp hạng di tích cấp quốc gia,
6 điểm công nhận và xếp hạng di tích cấp tỉnh, các điểm di tích còn lại đã được
các bộ, ngành trung ương và Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh Thái Nguyên
kiểm kê, lập hồ sơ. "Chiến tranh đã lùi xa nhiều thập kỷ, nhưng những địa danh,
5


điểm di tích lịch sử ở ATK mãi mãi là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc
huyện Định Hóa, là nơi giáo dục về truyền thống cách mạng cho các thế hệ
người Việt Nam hôm nay và mai sau" - ông Nương chia sẻ
Huyện Định Hóa gồm 8 dân tộc anh em đang sinh sống, đông nhất là dân
tộc Tày (chiếm 46% tổng dân số), còn lại là dân tộc Kinh, Sán Chay, Dao,
Mông... Với đặc điểm tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều là ATK,
huyện Định Hóa đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng

vũ trang thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; ATK Định Hóa đã được
đón nhận Bằng Xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Kế thừa, phát huy
truyền thống và lòng yêu nước của các thế hệ đi trước, trong thời bình, đồng bào
các dân tộc vùng chiến khu ATK Định Hóa tiếp tục nỗ lực lao động sản xuất,
tiếp thu và áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương từng bước ổn định đời sống và vươn lên làm giàu. Hiện nay,
ngành kinh tế chủ lực của huyện Định Hóa là nông, lâm nghiệp. Trong đó diện
tích cây lúa, cây chè chiếm phần lớn và huyện đã xây dựng được thương hiệu
gạo Bao thai Định Hóa nổi tiếng trong vùng. Ngành sản xuất công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ, thương mại đang phát triển ở bước khởi đầu.
Đặc biệt, với lợi thế được công nhận là Di tích Lịch sử quốc gia đặc biệt nên
hàng năm Định Hóa đón khoảng 30 vạn khách thập phương về nguồn thăm
chiến khu xưa. Về giao thông, tuyến đường tỉnh lộ 268, 264b chạy qua đã được
tỉnh cải tạo, nâng cấp, thuận lợi cho việc đi lại, góp phần thúc đẩy giao thương
buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Cạn, huyện Sơn
Dương - tỉnh Tuyên Quang với tỉnh Thái Nguyên ngày càng phát triển. Đời sống
nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh từng bước được cải thiện, thu nhập bình
quân đầu người đã tăng từ 2,1 triệu đồng năm 2001 lên hơn 17 triệu đồng ở thời
điểm hiện nay.

6


Nói về phương hướng trong thời gian tới, ông Ma Đình Đối, Chủ tịch
UBND huyện Định Hóa cho biết, huyện đang triển khai các chương trình xúc
tiến đầu tư dựa trên những chính sách ưu đãi của tỉnh về đất đai, thuế; tiếp tục
đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, thâm canh cây chè, chế
biến chè sạch theo tiêu chuẩn VietGap; phát triển chăn nuôi theo hướng trang
trại, gia trại. Trong xây dựng nông thôn mới, huyện sẽ đầu tư nguồn lực hoàn
thành các thiết chế về xây dựng nhà văn hóa, đường giao thông nông thôn, kênh

mương nội đồng... hoàn thành xây dựng nông thôn mới ở 2 xã điểm là Phượng
Tiến, Đồng Thịnh vào năm 2015. Bên cạnh đó, huyện cũng chú trọng phát triển
du lịch, dịch vụ theo hướng đẩy nhanh tiến độ phát triển du lịch phù hợp quy
hoạch phát triển du lịch liên hoàn ba tỉnh Bắc Kạn - Thái Nguyên – Tuyên
Quang
1.1.2.Vị trí và đặc điểm
Di tích lịch sử An toàn khu (ATK) Định Hóa thuộc địa phận các xã Phú
Đình, Điềm Mặc, Thanh Định, Định Biên, Bảo Linh, Đồng Thịnh, Quy Kỳ, Kim
Phượng, Bình Thành và thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên,
với tổng diện tích quy hoạch bảo tồn trên 5.200km2. Đây cũng là địa bàn giáp
danh giữa các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Kạn.
Trong lịch sử, di tích từng được biết đến qua nhiều tên gọi khác nhau, như
An toàn khu, Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa, Khu di tích lịch sử An toàn
khu (ATK) Trung ương, là nơi ở, làm việc và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân
Pháp (1946 - 1954).

7


1.1.3.Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý trước và sau
khi săp xếp lại bộ máy và cán bộ của Trung tâm


Chức năng nhiệm vụ của ban quản lý khu di tích lịch sử (Quyết định số 23
QĐ-UBND ngày 05/01/2012 của UBND tỉnh thành lập Ban quản lý Khu di
tích Lịch sử - Sinh thái ATK Định Hoá, Thái Nguyên)
- Chức năng:
Ban quản lý Khu di tích lịch sử sinh thái ATK Định Hoá, Thái Nguyên có


chức năng quản lý Khu Di tích Lịch sử - Sinh thái ATK Định Hoá, Thái Nguyên
- Ban có nhiệm vụ:
+ Bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị các di tích lịch sử và hệ sinh thái, rừng
cảnh quan phục vụ phát triển kinh tế và du lịch vùng ATK Định Hoá.
+ Phối hợp với các cấp, các ngành thực hiện việc tuyên truyền, quảng bá
giới thiệu lợi thế, tiềm năng phát triển và giá trị lịch sử vùng ATK Định Hoá;
thực hiện việc huy động, tiếp nhận các nguồn lực xã hội để phục vụ công tác tu
bổ, tôn tạo Khu di tích Lịch sử - Sinh thái ATK Định Hoá.
+ Phục vụ, hướng dẫn du khách về tham quan các di tích lịch sử và dâng
hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại ATK Định Hoá; tổ chức các hoạt
động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách đến thăm quan ATK Định Hoá.
+ Tổ chức thực hiện các dự án xây dựng phục hồi, tôn tạo di tích và sinh
thái trên cơ sở quy hoạch tổng thể và chi tiết được phê duyệt; phối hợp với các
Sở, Ban, Ngành có liên quan lập kế hoạch thực hiện đầu tư, xây dựng, tôn tạo
các công trình trong khu di tích lịch sử sinh thái ATK Định Hoá.
+ Nghiên cứu lập hồ sơ khoa học về di tích lịch sử ATK Định Hoá; sưu tầm
tài liệu, hiện vật lịch sử vùng ATK Định Hoá.
+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao và theo quy định
của pháp luật.
• Chức năng, nhiệm vụ của Ban sau khi sắp xếp lại bộ máy và cán bộ
* Chức năng:
- Ban thực hiện chức năng Quản lý Khu Di tích Quốc gia đặc biệt An Toàn
Khu (ATK) Định Hoá và hệ sinh thái, rừng cảnh quan tại huyện Định Hoá, tỉnh
Thái Nguyên.
* Nhiệm vụ:

8


- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm Pháp luật, kế hoạch, chính sách,

chương trình, dự án xây dựng các công trình văn hoá, phục hồi, tôn tạo di tích và
sinh thái sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Giáo dục, tuyên truyền, quảng bá, huy động các nguồn lực xã hội phục vụ
công tác tu bổ, tôn tạo di tích Quốc gia đặc biệt An Toàn Khu (ATK) Định Hoá.
Ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm di tích, phối hợp với chính quyền địa phương,
các ngành tuyên truyền, vận động quần chúng bảo vệ, phát huy giá trị di tích gắn
với du lịch, tổ chức các hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách lên tham
quan ATK Định Hoá.
- Lập hồ sơ khoa học về di tích lịch sửl sưu tầm tài liệu, hiện vật, bảo tồn di
sản văn hoá phi vật thể vùng ATK Định Hoá. Thực hiện công tác kiểm kê,
bảoquản, trưng bày, triển lãm về bảo tồn, bảo tàng, công tác thông tin, lưu trữ dữ
liệu theo chuyên môn, nghiệp vụ được giao.
- Quản lý, làm công tác nghiên cứu sưu tầm, xây dựng các sưu tập hiện vật,
phục vụ công tác trưng bày tại các điểm di tích lịch sử và Nhà trưng bày ATK
Định Hoá theo hướng xây dựng thành bảo tàng ATK Việt Bắc tỉnh Thái Nguyên.
- Quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị, Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
và các công trình văn hoá gắn với tên tuổi, sự nghiệp của Người tại ATK Định
Hoá.
- Kiểm tra việc thực hiện chính sách, chương trình, dự án và các quy định
của Pháp luật, phân công của UBND tỉnh Thái Nguyên
- Thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình
thực hiện nhiệm vụ, công tác chuyên môn, nhiệm vụ được giao.
- Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ chính sách, chế độ đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nhiệm vụ, chính sách
khác đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản
lý và theo quy định của Pháp luật.
- Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện thu, chi ngân
sách được phân bổ theo quy định và phân cấp của UBND tỉnh…
- Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp
vụ bảo tồn di sản văn hoá (vật thể, phi vật thể) dịch vụ du lịch và sinh thái.

9


- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND tỉnh, Bộ Văn hoá, Thể thao và
Du lịch giao theo quy định của Pháp luật.
Ban có chức năng Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá vật thể và phi vật
thể, sinh thái, phát triển du lịch - Di tích Quốc gia đặc biệt An Toàn Khu (ATK)
Định Hoá liên thông với Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào (tỉnh Tuyên Quang),
Khu di tích ATK Chợ Đồn (tỉnh Bắc Cạn) và Di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó
(tỉnh Cao Bằng) góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên liên
thông các tỉnh vùng Việt Bắc và Đông Bắc Việt Nam.
• Hiện trạng tổ chức, bộ máy và cán bộ
a, Tổ chức bộ máy
b, 1 lãnh đạo Ban: 04 người (01 Trưởng Ban, 03 Phó trưởng Ban)
* Trưởng Ban là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và
trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban, tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất,
trang thiết bị, chỉ đạo chung hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ
được qui định, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn được
giao.
* Phó trưởng Ban: Là người giúp Trưởng Ban chịu trách nhiệm trước
Trưởng Ban và trước Pháp luật về các nhiệm vụ được phân công, khi Trưởng
ban vắng mặt, một Phó trưởng Ban được Trưởng Ban uỷ nhiệm điều hành các
hoạt động của Ban. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng Ban phân
công, có trách nhiệm báo cáo Trưởng Ban những việc đã giải quyết khi Trưởng
Ban yêu cầu
- 01 Phó trưởng Ban tham mưu, giúp việc chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ
chuyên môn, bảo tồn, phát huy, giá trị Di tích ATK.
- 01 Phó trưởng Ban tham mưu, giúp việc chỉ đạo, điều hành khai thác du
lịch, dịch vụ, phục hồi, tôn tạo, bảo tồn di tích và các tài nguyên, sinh thái ATK

Định Hoá.
10


- 01 Phó trưởng Ban tham mưu, giúp việc chỉ đạo, điều hành công tác hành
chính, tổ chức, bảo vệ di tích các công trình văn hoá ATK Định Hoá, vệ sinh môi
trường, cảnh quan và công tác quần chúng.
c, Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và đơn vụ trực thuộc
* Phòng Hành chính - Tổng hợp
* Phòng Kế hoạch – Tài chính
* Phòng Bảo tồn Di tích và Di sản văn hoá phi vật thể.
* Phòng tư liệu, Thông tin, tuyên truyền.
* Phòng bảo vệ.
* Phòng Quản lý Nhà trưng bày ATK Định Hoá
* Phòng thuyết minh.
Các đơn vị trực thuộc,
- Trung tâm Dịch vụ du lịch và Bảo tồn di tích ATK
- Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
d, Về đội ngũ cán bộ:
- Phòng Hành chính - Tổng hợp (05 biên chế, 05 hợp

đồng NĐ

68/2000/CP)
- Tham mưu, giúp việc cho Trưởng Ban, xây dựng kế hoạch dài hạn và
hàng năm, tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt tham mưu, tư vấn cho
Trưởng Ban về tổ chức Bộ máy, biên chế, quản lý cán bộ, viên chức, lao động
theo phân cấp của UBND tỉnh, thực hiện chế độ chính sách, đào tạom bồi dưỡng
cán bộ, viên chức, công tác văn thư, lưu trữ, công tác đảm bảo hậu cần cho lãnh
đạo. Thực hiện công tác bảo vệ và vệ sinh môi trường khu văn phòng Ban. Bảo

vệ, đảm bảo kỷ luật, kỷ cương theo nội qui quản lý, điều hành các loại máy móc
trang bị ôtô, đảm bảo an toàn đưa đón lãnh đạo, cán bộ của Ban đi công tác.

11


- 01 Trưởng phòng phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban và
về toàn bộ công việc của phòng chịu sự chỉ đạo, kiểm tra và báo cáo công việc
trước Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban phụ trách. Xây dựng chương trình kế
hoạch công tác của Trưởng phòng phê duyệt, chỉ đạo xây dựng kế hoạch công
tác các viên chức, lao động. Thực hiện việc tham mưu, tư vấn công tác tổ chức,
cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ, thi đua khen thưởng, đào tạo .
- 01 phó trưởng phòng giúp Trưởng phòng công tác tổng hợp, báo cáo, quản
trị, đón tiếp khạc, tiếp xúc công chúng, công tác phục vụ lãnh đạo, văn thư, lưu
trữ, bảo vệ, thực hiện nôi quy và vệ sinh môi trường văn phòng Ban.
- 01 văn thư kiêm thủ quỹ làm công tác văn thư, lưu trữ kiêm thủ quỹ theo
quy định của Pháp luật.
- 01 Bảo tàng viên giúp Trưởng phòng đón tiếp, dẫn các đoàn tham quan,
tuyen truyền, vận động, thu hút các nguồn lực xã hội hoá tôn tạo di tích.
- 01 viên chức giúp Trưởng phòng làm công tác phổ biến, tuyên truyền
pháp luật, bảo vệ di tích, thanh tra, kiểm tra, việc thực hiện luật di sản văn hoá,
ngăn chặn vi phạm di tích, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến bảo tồn, đôn
đốc công tác bảo vệ di tích, trật tự trị an cho khách tham quan, vệ sinh môi
trường, cảnh quan di tích.
- 01 thợ điện làm công tác đảm bảo đường điện, phục vụ hệ thống điện các
công trình văn hoá và di tích, đèn đường phục vụ Trung tâm đèi De do TP Thái
Nguyên tặng (2012)…
- 01 nhân viên phục vụ, làm phục vụ các phòng lãnh đạo, phòng họp, Hội
trường, vệ sinh khuôn viên, cảnh quan khu văn phòng Ban.
- 01 lái xe phục vụ lãnh đạo theo kế hoạch.

- 02 nhân viên bảo vệ thay nhau trực ngày, đêm tại cơ quan, các cuộc triển
lãm, kiêm công tác an ninh, trật tự trong dịp tết, lễ hội Lồng tồng ATK tại đèo
De, phòng chống cháy nổ.
12


1.1.4. Thực trạng hoạt động của Trung Tâm Du Lịch và Bảo Tồn Di Tích
ATK Định Hóa
A, Số Đoàn, lượt khách thăm Khu di tích (2010 - 2015).
- Năm 2010: Đón trên 2.400 đoàn và khách tự do 580.000 lượt khách
- Năm 2011: Đón 2.870 đoàn và khách tự do, 581.000 lượt khách
- Năm 2012: Đón trên 2.980 đoàn và khách tự do, 624.000 lượt khách
- Năm 2013: Đón trên 2.757 đoàn và khách tự do, 564.989 lượt khách
- Năm 2014: Đón trên 3.000 đoàn và khách tự do, 672.000 lượt khách.

13


Bảng: Giá phòng nghỉ và hội trường năm 2014 – 2015
STT

Loại phòng

1

VIP I

2

VIP II


3

Hội trường

Diễn giải

Năm 2014
(VNĐ/đêm)

1 gường đôi, 1
gường đơn có 750.000
điều hòa
1 gường đôi, 1
450.000
gường đơn
Hội trường lớn 850.000

Năm 2015
(VNĐ/đêm)
750.000
500.000
850.000

Bảng: Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung Tâm Du Lịch và Bảo Tồn
ATK Định Hóa năm 2014 – 2015

Loại
hình
dịch vụ

Kinh
doanh
ăn
uống
Kinh
doanh
phòng
nghỉ
Cho
thuê
hội
trường

phòng
họp
Kinh
doanh
khác
Tổng

Tổng doanh thu
Năm 2014
Năm 2015


Giá trị
Giá trị
cấu
cấu
(VNĐ)

(%)
(VNĐ)
(%)

So sánh 2013/2012
+/%

3.223.558.230

44,56

3.132.235.250

39,86

91.322.980

2,83

2.607.245.040

36,04

3.021.060.160

38,45

413.815.12
0


15,87

1.354.412.142

17,72

1.652.572.142

21,03

298.160.00
0

22,01

48.708.608

0.67

50.742.574

0.65

2.033.966

4.18

7.233.924.020

100


7.856.610.126

100

622.686.10
6

8,61

14


Bảng: Kết quả hoạt động kinh doanh ba năm 2013 – 2015
Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

18.994.317.196

19.391.886.678

20.422.534.335

2. Giá vốn hàng bán


10.372.103.517

10.654.673.557

11.245.675.444

3. Lợi nhuận gộp

822.813.679

937.213.121

1.983.488.569

20.497.815

20.824.421

21.103.290.311

38.065.360

38.356.450

39.440.375

614.983.570

660.384.340


690.520.398

177.427.825

294.676.825

320.450.299

1.407.234.739

1.503.619.927

1.935.250.255

9. Thu nhập khác

206.795.600

245.783.292

260.390.425

10. Lợi nhuận khác

206.795.600

245.783.292

260.390.425


1.314.030.339

1.549.403.219

1.935.250.455

328.507.585

387.350.804,75

438.812.613,75

985.522.754

1.162.052.414

1.496.437.841

1. Doanh thu bán hàng
thuần

4. Doanh thu hoạt động
tài chính
5. Chi phí hoạt động tài
chính
6. Chi phí quản lý
doanh nghiệp
7. Chi phí bán hàng
8. Lợi nhuận thuần từ
HĐKD


11. Tổng lợi nhuận
trước thuế
12. Thuế thu nhập
doanh nghiệp (25%)
13. Lợi nhuận sau thuế

*Nhận xét: kết quả kinh doanh của Trung Tâm Du Lịch và Bảo Tồn Di tích
ATK Định Hóa trong hai năm qua:

15


Qua những năm vừa qua số lượng khách đến với Trung Tâm và Bảo Tồn
Di Tích ATK Định Hóa ngày càng tăng đánh dấu mức độ của Trung tâm ngày
càng được biết tới nhiều hơn và hy vọng của những năm tới mức độ đấy sẽ tăng
nhiều hơn so với mọi năm để Trung Tâm Du Lịch và Bảo Tồn ATK Định Hóa
ngày càng được quan tâm để Trung tâm ngày càng được phát triển hơn thu hút
được nhiều khách du lịch tới với Định Hóa Thái Nguyên.
Doanh thu năm 2015 so với năm 2014 tăng lên cả về tiền và tỷ lệ. Tương
ứng với số tiền 622.686.106đ. Tuy thị trường khách du lịch có nhiều biến động
trong 2 năm qua những việc kinh doanh của Trung Tâm vẫn đạt được kết quả
tốt. Điều này chứng tỏ Trung Tâm đã có những bước đi đúng đắn khắc phục tình
hình thời vụ trong hoạt động kinh doanh.
Có thể thấy tình hình kinh doanh của Trung Tâm đạt kết quả tốt, bên cạnh
đó vẫn còn tại những khó khăn cần khắc phục, cần thực hiện tốt hơn các chức
ăng nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của mỗi thành viên góp phần nâng cao hiệu
quả kinh doanh của Trung Tâm Du Lịch và Bảo Tồn Di Tích ATK Định Hóa.
Cần phaie xây dựng và tạo mối quan hệ tốt đẹp hơn nữa với tất cả các tuyến
điểm, điểm du lịch đồng thời khai thác các giá trị văn hóa đặc sắc mà Trung

Tâm đã xây dựng các tour du lịch tới đó. Đặc biệt phải giữ uy tín với khách hàng
và đồng thời gữi quan hệ với khách hàng cũ. Tạo thị trường khách du lịch trong
nước và ngoài nước vào Việt nam.
1.1.5. Thuận lợi, khó khăn
Thuận lợi, khó khăn khi sinh viên tiếp xúc với Trung tâm du lịch và bảo tồn
ATk
Được biết đến với ATK là nơi làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng
Đảng Cộng sản Việt Nam trong những năm kháng chiến của dân tộc, tại đây còn
lưu lại những dấu ấn lịch sử cũng như những di tích đáng quý gắn liền với một
chặng đường lịch sử của người dân Việt Nam. Vì thế em lựa chọn ATK để thực
tế với mong muốn tìm hiểu những di tích nơi đây cũng như tìm hiểu cách thức
16


phát triển du lịch ở ATK. Dưới đây là những khó khăn và thuận lợi khi tiếp cận
đơn vị:
* Khó khăn:
- Tuyến xe bus cũng như xe khách hoạt động tại tuyến đường đi lên ATK
chưa nhiều.
* Thuận lợi:
- Ban quản lí ở đây nhiệt tình giúp đỡ sinh viên chúng em khi lên thực tế tại
đây,cung cấp tài liệu để chúng em hoàn thành tốt kì thực tế
- Được tham gia vào các hoạt động của trung tâm như: công tác buồng, bếp
hay đốt lửa trại cùng đoàn khách
- Do mạng internet bây giờ trở nên phổ biến nên tìm kiếm những thông tin
về trung tâm trở nên dễ dàng hơn.
1.1.6.Chiến lược kinh doanh của Trung Tâm Du Lịch và Bảo Tồn Di Tích
ATK
Được sự quan tâm ủng hộ của Đảng Chính phủ, các ban , bộ ngành Trung
ương, đặc biệt là các cơ quan, Đoàn thể từng ở, làm việc ở ATK Định Hóa trong

kháng chiến chống thực dân Pháp và sự ủng hộ của Tỉnh ủy, HDND, UBND
tỉnh, các sở, ban, ngành và huyện Định Hoá huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh
việc xây dựng thực hiện Kế hoạch, Quy hoạch, Chương trình để đầu tư, bảo tồn,
phát triển Khu di tích trên nền tảng bảo tồn, phát huy di tích và sinh thái Di tích
Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa (2015- 2020), tầm nhìn 2030.
Tập trung tu bổ, hoàn thiện hạ tầng du lịch các di tích, danh thắng điểm
nhấn để tạo thành các sản phẩm du lịch đích thực gắn với khai thác di sản văn hóa phi
vật thể: Hát then, đan tính, múa Rối, ẩm thực và các loại thuốc Nam chữa bệnh …
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động của khu di tích và
đón tiếp phục vụ khách theo quy định của Chính phủ.

17


Phối hợp với Sở văn hóa thể thao và du lịch, UBND huyện Định Hóa
vận động dân tham gia làm du lịch nông thôn miền núi và dân tộc: Thu hút
khách trải nghiệm ăn, ngủ, làm nương, cày ruộng, gặt lúa, đồ xôi …
Chú trọng đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch,
hướng dẫn viên , khai thác du lịch và dịch vụ, ẩm thực, văn nghệ dân gian …
Tăng cường đầu tư hệ thống nhà nghỉ, ăn uống từ nguồn xã hội hóa, đáp
ứng nhu cầu của khách lưu trú qua đêm.
Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh…
Trung Tâm và Bảo Tồn Di Tích ATK Định Hóa rất mong tiếp tục nhận
được quan tâm, ủng hộ của Đảng, Chính phủ, Tỉnh ủy, HDND, UBND, các sở,
ban, ngành, các Doanh nghiệp, các đồng nghiệp và Đảng bộ, chính quyền, nhân
dân huyện Định Hóa đưa sự nghiệp bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị Di tích
Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa phát triển bền vững.
1.1.7.kế hoạch thực tập môn học tại đơn vị thực tập
Ngày thực tế

Công việc

25/4/2016

26/4/2016

27/4/2016
28/4/2016

Gặp gỡ, xin phép đại diện Trung tâm Dịch
vụ du lịch và bảo tồn di tích ATK Định
Hóa về kế hoạch thực tế của nhóm. Tham
quan các điểm di tích nằm trong khu di
tích.
Tham gia đón đoàn khách du lịch. Theo
dõi quan sát và học hỏi hướng dẫn viên
của Trung tâm Dịch vụ du lịch và bảo tồn
di tích ATK Định Hóa
Tham gia đón đoàn khách du lịch. Theo
dõi quan sát và học hỏi hướng dẫn viên
của Trung tâm Dịch vụ du lịch và bảo tồn
di tích ATK Định Hóa.
Mỗi các nhân trực tiếp hướng dẫn một
điểm di tích nhỏ nằm trong chyến hành
18

Ghi chú


29/4/2016

30/4/2016

1/5/2016

2/5/2016

trình tham quan Khu di tích ATK Định
Hóa dưới sự hướng dẫn, giám sát của
hướng dẫn viên của Trung tâm Dịch vụ du
lịch và bảo tồn di tích ATK Định Hóa
Tham gia nghiệp vụ buồng dưới sự hướng
dẫn của nhân viên buồng
Tham gia đón đoàn khách du lịch. Tham
gia phục vụ bàn tại nhà hàng Đèo De
Tham gia phục vụ bàn tại nhà hàng Đèo
De. Hỗ trợ, hướng dẫn và phục vụ đoàn
khách cắm trại qua đêm tại Trung tâm
Dịch vụ du lịch và bảo tồn di tích ATK
Định Hóa
Tham gia nghiệp vụ buồng dưới sự hướng
dẫn của nhân viên buồng. Xin xác nhận
thực tế của Trung tâm Dịch vụ du lịch và
bảo tồn di tích ATK Định Hóa và chia tay
đơn vị.

1.2 Phương pháp thu thập thông tin
1.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
* Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp có đặc điểm là chỉ cung cấp các thông tin mô tả tình hình,
chỉ rõ qui mô của hiện tượng chứ chưa thể hiện được bản chất hoặc các mối liên

hệ bên trong của hiện tượng nghiên cứu. Vì dữ liệu thứ cấp, dù thu thập từ bên
trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp, nó cũng là những thông tin đã được công bố
nên thiếu tính cập nhật, đôi khi thiếu chính xác và không đầy đủ. Tuy nhiên, dữ
liệu thứ cấp cũng đóng một vai trò quan trọng trong nghiên cứu marketing do
các lý do: Các dữ liệu thứ cấp có thể giúp người quyết định đưa ra giải pháp để
giải quyết vấn đề trong những trường hợp thực hiện những nghiên cứu mà các
dữ liệu thứ cấp là phù hợp mà không cần thiết phải có các dữ liệu sơ cấp. Ví dụ
như các nghiên cứu thăm dò hoặc nghiên cứu mô tả. Ngay cả khi dữ liệu thứ cấp
19


không giúp ích cho việc ra quyết định thì nó vẫn rất quan trọng vì nó giúp xác
định và hình thành các giả thiết về các giải pháp cho vấn đề. Nó là cơ sở để
hoạch định việc thu thập các dữ liệu sơ cấp; cũng như được sử dụng để xác định
tổng thể chọn mẫu và thực hiện chọn mẫu để thu thập dữ liệu sơ cấp. 33 Dữ liệu
thứ cấp bên trong Khi tìm kiếm dữ liệu thứ cấp nên bắt đầu từ các nguồn bên
trong tổ chức. Hầu hết các tổ chức đều có những nguồn thông tin rất phong phú,
vì vậy có những dữ liệu có thể sử dụng ngay lập tức. Chẳng hạn như dữ liệu về
doanh thu bán hàng và chi phí bán hàng hay các chi phí khác sẽ được cung cấp
đầy đủ thông qua các bảng báo cáo thu nhập của doanh nghiệp. Những thông tin
khác có thể tìm kiếm lâu hơn nhưng thật sự không khó khăn khi thu thập loại dữ
liệu này. Có hai thuận lợi chính khi sử dụng dữ liệu thứ cấp bên trong doanh
nghiệp là thu thập được một cách dễ dàng và có thể không tốn kém chi phí.
1.2.1.1 Cách thức thu thập
Tài liệu
Phòng ban cung cấp
Báo cáo hoạt động kinh doanh năm Phòng Kế hoạch – Tài chính
2013,2014,2015
Phòng Thông tin - Tư liệu ATK Định
Tài liệu tham khảo bao gồm: tập chí về Hoá

ATK, sách viết về ATK…
Các bài viết liên quan đến ATK

20


1.2.1.2 Danh mục các thông tin thu thập được
Tài liệu
Phòng ban cung cấp
Báo cáo hoạt động kinh doanh năm Phòng Kế hoạch – Tài chính
2013
Báo cáo hoạt động kinh doanh năm Phòng Kế hoạch – Tài chính
2014
Báo cáo hoạt động kinh doanh năm Phòng Kế hoạch – Tài chính
2015
Báo cáo tổng hợp hoạt động của trung
tâm 3 năm từ 2013-2015
Tài liệu về các điểm di tích xếp hạng Phòng Thông tin - Tư liệu ATK
cấp quốc gia
Định Hoá
Tài liệu về các điểm di tích xếp hạng Phòng Thông tin - Tư liệu ATK
cấp tỉnh
Định Hoá
Báo cáo doanh thu trong 3 năm từ Phòng Kế hoạch – Tài chính
2013-2015
Tạp chí, tập san, sách nói về ATK
Phòng Thông tin - Tư liệu ATK
Định Hoá
Các tài liệu về nghiệp vụ buồng
Phòng Hành chính - Tổng hợp


21


1.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
* Dữ liệu thứ cấp
Vì vậy trách nhiệm của người nghiên cứu là phải đảm bảo tính chính xác
của dữ liệu, phải kiểm tra xem các kết quả nghiên cứu của người khác là dựa
vào dữ liệu thứ cấp hay sơ cấp. Vì vậy điều quan trọng là phải kiểm tra dữ liệu
gốc.
Khi dữ liệu thứ cấp không có sẵn hoặc không thể giúp trả lời các câu hỏi
nghiên cứu của chúng ta, chúng ta phải tự mình thu thập dữ liệu cho phù hợp với
vấn đề nghiên cứu đặt ra. Các dữ liệu tự thu thập này được gọi là dữ liệu sơ cấp.
Hay nói cách khác, dữ liệu sơ cấp là dữ liệu do chính người nghiên cứu thu thập.
1.2.2.1 Công cụ thu thập thông tin
Sử dụng phiếu đánh giá chất lượng dịch vụ để đánh giá chất lượng dịch vụ
hướng dẫn viên tại trung tâm. Nội dung chủ yếu để đánh giá mức độ hài lòng,sự
cần thiết của hướng dẫn viên khi khách hàng tiếp xúc tại trung tâm.
Việc phân tích kết quả điều tra chất lượng dịch vụ buồng được theo năm
mức chất lượng:









Rất không hài long

Không hài lòng
Trung lập
Hài lòng
Rất hài lòng
1.2.2.2 Cách thức tổ chức thu thập thông tin
Phiếu đánh giá hướng đến mọi đối tượng khách hàng
Phát phiếu đánh giá sau chuyến đi hướng dẫn
Thuận lợi và khó khăn khi thu thập thông tin:
+ Thuận lợi: do thực tế vào đợt nghỉ lễ 30/4-1/5 nên số lượng khách hành
hương về nguồn khá đông thuận lợi cho việc phát phiếu điều tra cũng như da
dạng về khách
22


+Khó khăn: dù khách đông nhưng chủ yếu là đối tượng cựu chiến binh và
các em học sinh vì thế nên việc phát phiếu đôi khi không được khách tham quan
hợp tác.
1.2.2.3 Phương pháp xử lý thông tin
Tổng hợp các phiếu điều tra thu được sau đó sử dụng excel để tính mức độ
hài lòng của khách hàng.
Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HƯỚNG DẪN DU
LỊCH
2.1 Khái quát về dịch vụ hướng dẫn du lịch
2.1.1 Quá trình ra đời và phát triển dịch vụ hướng dẫn du lịch
Dịch vụ hướng dẫn du lịch là một bộ phận của dịch vụ du lịch, do sự ra đời của
hoạt động du lịch mang tính giải trí sinh ra.
Theo lịch sử xã hội loài người, từ xã hội nguyên thủy tiến đến xã hội nô lệ, do sự
phát triển của sản xuất đã đem lại sự dư thừa về vật chất cho tầng lớp chủ nô, họ
không chỉ hài lòng cuộc sống chiếm dụn, mà còn bắt đầu lấy việc đi thị sát các
nơi và dạo chơi để du lịch hưởng lạc. Đến xã hội phong kiến, sự cải thiện của

điều kiện giao thông và sự phát triển kinh tế tạo điều kiện cho hoạt động đi lại
phát triển. Ngoài những chuyến “vi hành” của các Quốc vương, Thừa tướng còn
có sự du ngoạn của các nhân sỹ, học giả. Đặc biệt, thời kỳ giữa và cuối xã hội
phong kiến đã phát triển việc đi du lịch dạy học làm mục đích của việc học tập,
đi du lịch an dưỡng làm mục đích của việc bảo vệ sức khỏe, đi du lịch biển làm
mục đích của việc thám hiểm, đi du lịch nước ngoài, buôn bán... Trong số các
hoạt động du lịch này luôn luôn có người thông thuộc đường làm hướng dẫn. Đó
chính là những biểu hiện ban đầu của hoạt động hướng dẫn du lịch. Họ không
chỉ dẫn đường mà còn có thể giới thiệu những địa danh nổi tiếng dọc đường,
phong tục, tập quán ở vùng đó. Sự phục vụ cung cấp ở một vài điểm giống với
sự phục vụ của hướng dẫn viên du lịch ngày nay...
2.1.2 Vị trí của dịch vụ hướng dẫn trong chu kỳ kinh doanh du lịch lữ hành.
Công ty du lịch lữ hành, khách sạn và giao thông là ba trụ cột của ngành
du lịch hiện đại, trong đó hạt nhân là công ty du lịch. Công việc của công ty du
lịch chủ yếu gồm các hạng mục: Khai thác sản phẩm du lịch, tiêu thụ và bán các
23


sản phẩm du lịch, tiếp đón du khách và đặt mua các dịch vụ du lịch và được gọi
chung là kinh doanh lữ hành.
2.1.3.Các loại hình phục vụ hướng dẫn du lịch trong chu kỳ kinh doanh du lịch
lữ hành
Phương thức phục vụ du lịch hiện đại có thể phân làm hai loại: Phương
thức hướng dẫn du lịch qua tranh ảnh, âm thanh, văn viết và phương thức hướng
dẫn du lịch bằng khẩu ngữ địa phương.
-

Phương thức hưỡng dẫn du lịch qua tranh ảnh, âm thanh, lời văn hay
có thể gọi chung là phương thức hướng dẫn vật hóa bao gồm:
+ Bản đồ du lịch, bản đồ giao thông, chỉ nam du lịch, sách giới thiệu,

tranh vẽ, mục lục sản phẩm du lịch...
+ Sản phẩm lưu niệm du lịch và bưu ảnh, pa nô quảng cáo, sản phẩm
tuyên truyền đặc thù của hoạt động du lịch và các sản phẩm có liên
quan đến hoạt động du lịch.
+ Phim ảnh, băng video, băng đài... giới thiệu về cảnh đẹp, về phong
tục cuộc sống của các địa điểm du lịch và những vấn đề có liên quan...

2.1.4. Phạm vi của dịch vụ hướng dẫn.
Phạm vi của dịch vụ hướng dẫn du lịch rất rộng, bao gồm nhiều mặt, nhưng quy
nạp lại chủ yếu là dịch vụ hướng dẫn viên du lịch: chỉ dẫn, giảng giải, phục vụ
đời sống du lịch
-

-

Chỉ dẫn, giảng giải: Hướng dẫn, thuyết minh, giảng giải dọc đường
trong thời gian du khách đi du lịch; hướng dẫn, thuyết minh tại nơi
tham quan và nói chuyện, hỏi thăm, dịch khẩu ngữ về một địa điểm
tham quan hay một vấn đề nào đó.
Phục vụ đời sống du lịch: Đời sống du lịch bao gồm việc tiếp đón, tiễn
đưa khách nhập, xuất cảnh, phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi, giải
trí, chụp ảnh, mua sắm, chăm sóc sức khỏe, liên lạc...

2.1.5 Hướng dẫn du lịch và những hoạt động chủ yếu
2.1.5.1 Khái niệm
Từ việc phân tích chu trình kinh doanh lữ hành và vị trí của hướng dẫn du lịch trong chu trình
kinh doanh cũng như phạm vi của hoạt động hướng dẫn du lịch, có thể nhận thấy đây là hoạt động
phức tạp bao gồm các mặt như đón tiếp, phục vụ khách về các dịch vụ, giới thiệu đối tượng tham quan
du lịch, tư vấn thông tin, tiếp thị du lịch... của tổ chức kinh doanh du lịch với sự tham gia của các bộ
phận chức năng, nghiệp vụ, các nhà cung ứng và làm thỏa mãn mọi nhu cầu của khách du lịch.


24


Có thể hiểu : “Hướng dẫn du lịch là hoạt động của các tổ chức kinh doanh du lịch, thông qua
các hướng dẫn viên và những người có liên quan để đón tiếp, phục vụ, hướng dẫn khách dl thực hiện
các dịch vụ theo các chương trình được thỏa thuận và giúp đỡ khách giải quyết những vấn đề phát sinh
trong qúa trình thực hiện chuyến du lịch, nhằm thực hiện những mong muốn và nguyện vọng của
khách du lịch trên cơ sở những thỏa thuận trong chương trình được ký kết”
Khái niệm trên đây đã chỉ rõ các hoạt động cần thiết khi thực hiện hướng dẫn du lịch với vai
trò quan trọng nhất là người hướng dẫn và cũng cho thấy sự đòi hỏi về mặt kỹ năng nghiệp vụ khi thực
hiện các hoạt động này. Trong đó hoạt động tổ chức, cung cấp thông tin, kiểm tra giám sát trong quá
trình thực hiện là những hoạt động cơ bản nhất.
2.1.5.2 Những hoạt động cụ thể của công tác hƣớng dẫn du lịch
- Hoạt động tổ chức
- Hoạt động thông tin
- Hoạt động kiểm tra và giám sát
- Hoạt động chăm sóc khách hàng
- Hoạt động tuyên truyền quảng cáo
* Hoạt động tổ chức bao gồm các hoạt động:
+ Tổ chức đón đoàn
+ Tổ chức vận chuyển
+ Tổ chức lưu trú
+ Tổ chức ăn uống
+ Tổ chức tham quan
+ Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí
+ Tổ chức tiễn khách
*Hoạt động thông tin
+ Với công ty
+ Với nhà cung cấp

+ Với khách du lịch
+ Với hướng dẫn viên của công ty gửi khách
*Hoạt động kiểm tra và giám sát
+ Việc cung ứng dịch vụ của các nhà cung cấp theo yêu cầu của chương trình.
+ Các hoạt động của du khách
*Hoạt động chăm sóc khách hàng : Không chỉ thực hiện đúng chương trình, hướng dẫn viên
còn phải giúp khách thỏa mãn tốt các nhu cầu bổ sung, phát sinh cả trước, trong và sau chuyến đi.
25


×