Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Đánh giá việc ứng dụng phong thủy trong xây dựng, bố trí cảnh quan và vận khí của công trình nhà ở nông thôn tại xã tam quang, huyện vũ thư, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

NGUYỄN THỊ HẰNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ VIệC ỨNG DỤNG PHONG THỦY TRONG XÂY DỰNG,BỐ TRÍ
CẢNH QUAN VÀ VẬN KHÍ CỦA CÔNG TRÌNH NHÀ Ở NÔNG THÔN
TẠI XÃ TAM QUANG, HUYỆN VŨ THƢ, TỈNH THÁI BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Địa chính Môi trƣờng
: K44 - ĐCMT
: Quản lí Tài nguyên
: 2012 - 2016

Thái Nguyên – 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

NGUYỄN THỊ HẰNG


Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ VIệC ỨNG DỤNG PHONG THỦY TRONG XÂY DỰNG,BỐ TRÍ
CẢNH QUAN VÀ VẬN KHÍ CỦA CÔNG TRÌNH NHÀ Ở NÔNG THÔN
TẠI XÃ TAM QUANG, HUYỆN VŨ THƢ, TỈNH THÁI BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Địa chính Môi trƣờng
: Quản lí Tài nguyên
: 2012 - 2016
: GS.TS. Nguyễn Thế Đặng

Thái Nguyên – 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tâ ̣p tố t nghiê ̣p là giai đoa ̣n cầ n t hiế t của mỗi sinh viên trong quá trình
đào ta ̣o ta ̣i các trường Đa ̣i ho ̣c .Đây là thời gian giúp mỗi sinh viên quen với công
tác nghiên cứu khoa học , củng cố những kiến thức lý thuyết và vận dụng những
kiế n thức đó vào thực tế.
Để đươ ̣c mu ̣c tiêu trên , đươ ̣c sự nhấ t trí của khoa Quản lý Tài N


guyên,

trường Đa ̣i ho ̣c Nông Lâm Thái Nguyên , em đã tiế n hành nghiên cứu đề tài :“Đánh
giá việc ứng dụng Phong thủy trong xây dựng,bố trí cảnh quan và vận khí của công
trình nhà ở nông thôn tại xã Tam Quang, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình”
Sau thời gian nghiên cứu và thực tâ ̣p tố t nghiê ̣p ta ̣i xã Tam Quang
, huyê ̣n Vũ Thư,
tỉnh Thái Bình đã hoàn thàn. hVới lòng biế t ơn sâu sắ c em xin chân thành cảm: ơn
Ban giám hiê ̣u trường Đa ̣i ho ̣c Nông Lâm Thái Nguyên

, Ban Chủ nhiê ̣m

khoa Quản lý Tài Nguyên trường Đa ̣i ho ̣c Nông Lâm Thái Nguyên cùng toàn thể
các thầy cô giáo trong khoa đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong thời gian học
tâ ̣p và rèn luyê ̣n ta ̣i trường.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắ c tới thầ y giáo GS .TS.Nguyễn Thế Đă ̣ng .
Thầ y đã trực tiế p , tâ ̣n tiǹ h hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn phòng Điạ Chính và U BND xã Tam Quang đã ta ̣o
điề u kiê ̣n giúp đỡ em trong suố t quá trình thực tâ ̣p cũng như trong viê ̣c hoàn thành
bản khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn tới gia đin
̀ h , bạn bè và người thân đã luôn cổ vũ ,
đô ̣ng viên em trong suố t quá trình học tạp và nghiên cứu.
Do trình đô ̣ bản thân còn ha ̣n chế và thời gian có ha ̣n , bước đầ u làm quen với
thực tế và phương pháp nghiên cứu nên trong khóa luâ ̣n không tránh khỏi những sai
sót. Em rấ t mong nhâ ̣n đươ ̣c sự đóng góp ý kiế n của các thầ y cô và ba ̣n bè để khóa
luâ ̣n của em đươ ̣c hoàn chin̉ h sâu sắ c hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày….. tháng….. năm 2016
Sinh viên thƣ ̣c hiêṇ


Nguyễn Thị Hằng


i

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Diện tích, cơ cấu các loại đất chính năm 2015 của xã Tam Quang .........27
Bảng 4.2: Bảng dân số và số hộ xã Tam Quang .......................................................30


ii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Ngũ hành .....................................................................................................6
Hình 4.1. Phương vị gốc của Cửu tinh trong Hậu thiên bát quái và Tam nguyên long ... 40
Hình 4.2. Ngôi nhà của bà Nguyễn Thị Nhung ........................................................46
Hình 4.3. Phòng khách được bố trí hướng Tây Nam (Phước Đức) theo cung mệnh
của Bà Nhung ..........................................................................................47
Hình 4.4. Hai vật phẩm phong thủy được bài trí ở phòng khách ..............................48
Hình 4.5. Ti vi, loa, đồng hồ, cây cảnh đặt ở phía trước bộ bàn ghế .......................48
Hình 4.6. Ban thờ luôn sạch sẽ và thường xuyên thắp nhang. ..................................49
Hình 4.7. Bếp được đặt theo hướng Tây (Sinh Khí ) ...............................................50
Hình 4.8. Bàn ăn trong phòng ăn của nhà bà Nhung ................................................50
Hình 4.9. Bức tranh gắn đá trong phòng ăn tạo không khí thoải mái, ấm cúng .......51
Hình 4.10. Phòng ngủ của bà Nhung được bố trí ở góc Đông Bắc (cung Thiên Y) .....51
Hình 4.11. Hai phòng ngủ của các con bà Nhung.....................................................52
Hình 4.12. Nhà vệ sinh đặt tại góc phía Đông (cung Ngũ Quỷ) ...............................53
Hình 4.13. Cầu thang được bố trí theo hướng Đông Nam (Phước Đức) ..................53

Hình 4.14. Cổng nhà bà Nhung .................................................................................54
Hình 4.15. Công trình tiểu cảnh trên sân nhà bà Nhung ...........................................54
Hình 4.16. Cây xanh che đi những nét vuông cứng của ngôi nhà ............................55
Hình 4.17. Hoa cảnh được bố trí thành cặp ở hành lang tầng hai .............................55
Hình 4.18. Vườn cây ăn quả tán thấp được bố trí phía Tây Bắc nhà ........................56
Hình 4.19. Nhà phụ ở phía bên phải của nhà bà Nhung ...........................................56
Hình 4.20. Tường rào nhà bà Nhung. .......................................................................57
Hình 4.21. Tinh bàn nhà bà Nguyễn Thị Nhung .......................................................58
Hình 4.22. Ngôi nhà của ông Hoàng Xuân Hùng .....................................................60
Hình 4.23. Phòng khách được bố trí hướng Đông Nam (Sinh khí) theo cung mệnh
của ông Hùng ...........................................................................................61
Hình 4.24. Phòng ngủ của vợ chồng ông Hùng .......................................................62


iii

Hình 4.25. Bếp được đặt theo hướng Đông Nam (sinh khí) .....................................63
Hình 4.26. Cầu thang nhà ông Hùng .........................................................................64
Hình 4.27. Nhà vệ sinh nhà ông Hùng ......................................................................64
Hình 4.28. Ban thờ luôn sạch sẽ và thường xuyên thắp nhang .................................65
Hình 4.29. Cổng nhà ông Hùng ................................................................................66
Hình 4.30. Ao cá và cây ăn quả bố trí ở phía trước nhà ...........................................66
Hình 4.31. Vườn cây xanh tốt phía bên trái nhà .......................................................66
Hình 4.32. Tinh bàn nhà ông Hoàng Xuân Hùng .....................................................67
Hình 4.33. Ngôi nhà của ông Hoàng Trọng Mỳ .......................................................68
Hình 4.34. Nơi tiếp khách và ban thờ được bố trí ngay sau cửa chính .....................69
Hình 4.35. Bếp tọa Tây (Thiên Y) hướng Đông (Họa hại) .......................................70
Hình 4.36. Nhà vệ sinh bố trí ở vị trí góc Tây Nam (Phục vị)..................................71
Hình 4.37. Cổng của nhà ông Mỳ .............................................................................72
Hình 4.38. Chậu hoa, cây cảnh tạo cảnh quan phía trước sân ..................................72

Hình 4.39. Vườn rau, ao cá được bố trí cạnh nhau thuận tiện cho việc tưới tiêu .....73
Hình 4.40. Tinh bàn nhà ông Hoàng Trọng Mỳ........................................................74


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................2
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... i
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ......................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu .........................................................2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ...............................................................................2
PHẦN 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................3
2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu ........................................................................3
2.1.1. Cơ sở lí luận của nghiên cứu ......................................................................3
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của nghiên cứu ..................................................................8
2.2. Khái quát về vấn đề nghiên cứu .....................................................................14
2.2.1. Ứng dụng phong thủy trong bài trí nhà ở, công trình xây dựng, cảnh quan.... 14
2.2.2. Ứng dụng phong thủy trong xây dựng .....................................................17
PHẦN 3.ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....23
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................23
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................23
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................23

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ......................................................................23
3.3. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................23
3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................23
3.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu ....................................................................23


v

3.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa ..................................................24
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................25
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu ..........................25
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................25
4.1.2. Các nguồn tài nguyên ...............................................................................27
4.1.3. Thực trạng môi trường .............................................................................28
4.1.4. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội .......................................................29
4.2. Khoa học phong thủy trong việc chọn đất, hướng nhà ...................................33
4.2.1. Chọn chất đất và thế đất ...........................................................................33
4.2.2. Xác định hướng nhà theo trường phái Bát trạch ......................................36
4.3. Phương pháp lập tinh bàn và nhận định tốt xấu cho ngôi nhà ........................38
4.3.1. Phương pháp lập tinh bàn .........................................................................38
4.3.2. Nhận định tốt xấu cho ngôi nhà ...............................................................41
4.4. Đánh giá các công trình nhà ở của xã Tam Quang theo ứng dụng khoa học
phong thủy .............................................................................................................46
4.4.1. Công trình xây dựng nhà bà Nguyễn Thị Nhung .....................................46
4.4.2. Công trình xây dựng nhà ông Hoàng Xuân Hùng ....................................59
4.4.3. Công trình xây dựng nhà ông Hoàng Trọng Mỳ ......................................68
4.5. Đề xuất một số giải pháp để điều chỉnh nhà ở cho phù hợp theo phong thủy 75
4.5.1. Giải pháp về cải tạo kiến trúc nhà ............................................................75
4.5.2. Giải pháp về cải tạo cảnh quan.................................................................76
4.5.3. Giải pháp về lựa chọn vận khí tốt.............................................................76

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................77
5.1. Kết luận ...........................................................................................................77
5.2. Đề nghị ............................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................79


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Từ ngàn xưa, dân tộc Việt Nam đã lấy khí thiêng sông núi làm nguồn sống
của tâm tư. Khí có tốt, cảnh vật có hài hòa thì cuộc sống của con người nơi đó mới
được ấm no, hạnh phúc. Vì vậy đã có rất nhiều người nghiên cứu, tìm hiểu về thế
đất, mạch nước, hướng gió ảnh hưởng như thế nào đến đời sống, tâm tư, tình cảm
của con người. Một ngành nghiên cứu mới đã ra đời đó là Phong thủy học.
Về cơ bản Phong thủy là một bộ môn khoa học về môi trường sống, về các quy
luật bất biến của tự nhiên, là những lời diễn dịch của người Trung Quốc xưa với mục
đích giúp họ hiểu rõ hơn về thiên nhiên để xây dựng nên một hệ thống canh tác hiệu quả.
Ngoài ra còn với ý nghĩa sâu xa hơn là nghiên cứu sự ảnh hưởng qua lại giữa con người
và tự nhiên.
Phong thủy còn chứa đựng những kiến thức, hiểu biết về sự chuyển động của
các thiên thể mà người Trung Quốc đã nghiên cứu để xác định đường đi của thời
gian, tiên đoán những thay đổi có thể xảy ra ảnh hưởng tới tương lai hay vận mệnh
một quốc gia.
Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ cuả nền kinh tế thì việc ứng dụng
khoa học Phong thủy vào các công trình xây dựng ngày càng rộng rãi. Con người
tin rằng một ngôi nhà hợp phong thủy sẽ mang đến may mắn cho gia đình người
sống tại đó. Vậy công trình, nhà ở được xây cất, bài trí như thế nào thì được gọi là
hài hòa, phù hợp với quy luật phong thủy? Môi trường cảnh quan xung quanh công

trình, nhà ở có ảnh hưởng như thế nào đến vận mệnh công trình, nhà ở và những
người sống trong đó?
Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu
nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Quản lí Tài Nguyên, Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, cùng với sự giúp đỡ của Ủy ban nhân dân xã Tam Quang, đặc biệtdưới
sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo GS.TS. Nguyễn Thế Đặng, em tiến hành nghiên


2

cứu đề tài “Đánh giá việc ứng dụng Phong thủy trong xây dựng,bố trí cảnh quan và
vận khí của công trình nhà ở nông thôn tại xã Tam Quang , huyê ̣n Vũ Thư , tỉnh
Thái Bình”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được việc áp dụng Phong thủy trong xây dựng , bố trí cảnh quan và
vận khí của một số công trình nhà ở nông thôn tại xã Tam Quang

, huyê ̣n Vũ Thư ,

tỉnh Thái Bình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội và cảnh quan của xã Tam Quang.
- Nghiên cứu các tài liệu cơ bản của Phong thủy trong việc chọn hướng đất,
hướng nhà.
- Nghiên cứu phương pháp lập tinh bàn và nhận định vận khí cho ngôi nhà.
- Đánh giá việc áp dụng phong thủy trong trong xây dựng, bố trí cảnh quan
và vận khí của một số công trình nhà ở nông thôn tại xã Tam Quang, huyê ̣n Vũ Thư,
tỉnh Thái Bình.
- Đề xuất một số giải pháp để điều chỉnh nhà ở cho phù hợp theo phong thủy.

1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Đề tài có ý nghĩa rất quan trọng trong học tập và nghiên cứu khoa học, giúp
cho người học tập nghiên cứu củng cố lại những kiến thức đã học, biết cách thực
hiện một đề tài khoa học và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đối với thực tiễn, đề tài góp phần đề xuất các cách giúp chúng ta có được
một ngôi nhà như ý, vừa đảm bảo về mặt thẩm mỹ vừa đảm bảo hài hòa giữa thiên
nhiên và con người, đồng thời đón lành, tránh dữ . Thấy được mức độ ảnh hưởng khi
ứng dụng Phong thủy đến đời sống con người.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu
2.1.1.Cơ sở lí luận của nghiên cứu
2.1.1.1. Khái niệm về Phong thủy
Theo từ điển Hán Việt thì Phong là gió, thuỷ là nước.Có thể hiểu rằng: Phong thủy
là học thuyết chuyên nghiệp nghiên cứu sự ảnh hưởng của địa lý đến đời sống họa
phúc của con người. Là sự ảnh hưởng của hướng gió, khí, mạch nước đến mỗi cá
nhân. Phong thủy có vai trò rất to lớn, tuy nhiên nó chỉ hỗ trợ, có tác dụng cải biến
chứ không làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh.
Trên thực tế, Phong thủy học chính là môn khoa học tự nhiên tổng hợp nhiều
ngành như địa lý, địa chất, khí tượng học, cảnh quan học, kiến trúc học, sinh thái
học và nhân thể học. Tôn chỉ của nó là khảo sát, tìm hiểu kĩ càng về môi trường tự
nhiên, thuận theo tự nhiên, sử dụng và cải tạo tự nhiên hợp lý, tạo ra môi trường
sinh sống tốt, được thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
2.1.1.2. Nguồn gốc ra đời của phong thủy

Nguồn gốc phong thủy bí ẩn như chính tên gọi của nó. Thực ra cũng khó có
thể xác định chắc chắn rằng phong thủy xuất hiện từ bao giờ. Có lẽ là ngay từ khi
con người xuất hiện trên trái đất thì họ đã có tư duy về Phong thủy. Tất nhiên vào
những thời kỳ còn nguyên thủy thì khái niệm phong thủy còn rất manh nha nhưng
chắc chắn con người đã tìm mọi cách để có thể thích ứng với thiên nhiên và mục
đích hòa hợp với tự nhiên vẫn là một trong những nội dung chính của phong thủy
cho đến ngày nay.
Đã có thời gian Phong thủy được đánh đồng với tôn giáo. Thậm chí bị coi là
nhảm nhí, là mê tín dị đoan cũng do cách giải thích thiếu hiểu biết của chính các thầy
Phong thủy, muốn thần thánh hóa, làm thần bí phức tạp thêm trong con mắt của gia chủ
nhằm trục lợi cho bản thân. Ngày nay, Phong thủy đã được coi là một đối tượng nghiên
cứu khoa học. Nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã có những cơ quan nghiên cứu về
Phong thủy. Tuy nhiên, vẫn chưa có tài liệu chính xác nào nghiên cứu về nguồn gốc ra


4

đời của khoa học phong thủy mà chỉ là những phỏng đoán theo tiến trình lịch sử của
Trung Quốc là nơi đã phát sinh ra khoa học Phong thủy. Một trong những giả thuyết cho
rằng khoa học Phong thủy ra đời cùng với thời gian mà người Trung Hoa khám phá ra
đặc tính của nam châm và sử dụng để làm la bàn để tìm phương hướng, đó là thời gian
mà người ta ước đoán là khoảng năm 2600 trước Công Nguyên.
Trong lịch sử phát triển, thuật Phong Thuỷ hình thành nên nhiều trường phái
khác nhau, mỗi trường phái có phương pháp lý luận và ứng dụng riêng. Có một số
trường phái lớn được biết đến như sau:
+ Phái Bát Trạch: Do Thái Kim Oanh phát triển và hoàn thiện trong tác
phẩm Bát Trạch Minh Cảnh. Phái này căn cứ chủ yếu vào sự kết hợp giữa mệnh
cung của chủ nhà với các hướng để luận tốt xấu và thiết kế nhà ở.
+ Phái Huyền Không: căn cứ vào môn Cổ Dịch Huyền Không, dùng Phi
Tinh tức là sự vận động các luồng khí khởi nguồn từ Bát Quái để luận đoán tốt xấu.

Phái này cũng đặc biệt chú trọng tới vận khí, tức là sự tốt xấu của căn nhà theo thời
gian, còn được gọi là Trạch Vận. Qua đó dự đoán được tốt xấu cho căn nhà theo
từng thời điểm để có phương án bài trí và sửa chữa hợp lý.
+ Phái cảm xạ Phong Thuỷ: Nghiên cứu về khí trường Phong Thuỷ và các
nguồn năng lượng sinh học.
Ngoài các trường phái lớn trên còn hình thành nên một số trường phái khác
với những đặc trưng về học thuật và công phu nghiên cứu khác nữa. Ví dụ như:
+ Phái Dương Trạch Tam Yếu: Do Triệu Cửu Phong khởi xướng, sau là Lộc Dã
Phu phát triển trong hai tác phẩm Dương Trạch Tam Yếu và Dương Cơ Chứng Giải.
+ Phái Huyền Thuật Phong Thuỷ: Là môn Phong Thuỷ bí truyền trong dân
gian, được truyền theo lối tâm truyền, không mấy phổ biến. Phái này chuyên nghiên
cứu việc phát hiện và trấn yểm các Long Mạch, chủ yếu áp dụng cho mộ phần.
Ngày nay dù ở Phương Tây hay ở Phương Đông khi xây dựng nhà ở đều
phải chọn những vị trí hợp với môi trường địa lí xung quanh địa bàn, dù theo một
lối kiến trúc nào thì cũng phải căn cứ vào địa thế xung quanh để tạo dựng một kiến


5

trúc đẹp về thẩm mỹ, lợi về sinh hoạt. Phong thủy dù có vẻ huyền bí nhưng rất thực
tế và gần gũi với đời sống con người.
2.1.1.3. Cơ sở khoa học trong phong thủy
a. Khí
Khí là một khái niệm rất trừu tượng. Thuyết duy vật cho rằng khí là nguyên
tố cấu thành thế giới bản nguyên. Thuyết duy tâm cho rằng khí là vật phái sinh của
tinh thần. Các nhà hiền triết thì cho rằng khí tồn tại ở mọi nơi, khí tạo nên vạn vật,
khí luôn vận động biến hóa.
Trong thuật Phong thủy, khí là một khái niệm phổ biến và quan trọng. Khí có
sinh khí, tử khí, âm khí, dương khí, thổ khí, địa khí, thừa khí, tụ khí, nạp khí, khí
mạch, khí mẫu…Khí là nguồn gốc của vạn vật, khí biến hóa vô cùng, khí quyết định

họa phúc con người.
b. Âm dương
Âm và dương theo khái niệm cổ xưa không phải là vật chất cụ thể, không
gian cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ cũng
như trong từng tế bào, từng chi tiết. Âm và dương là hai mặt đối lập, mâu thuẫn
thống nhất, trong dương có mầm mống của âm và ngược lại.
Phàm cái gì có tính chất hoạt động, hưng phấn, tỏ rõ, ở ngoài, hướng lên, vô
hình, nóng rực, sáng chói…đều thuộc dương. Tất cả những cái gì trầm tĩnh, ức chế,
mờ tối, ở trong, hướng xuống, lùi lại, hữu hình, lạnh lẽo, đen tối…đều thuộc âm.
Một quy luật trọng yếu của âm dương đó là “vật cùng tắc biến, vật cực tắc
phản” có nghĩa là khí dương đến cực đỉnh thì sẽ biến thành âm, âm đến cực điểm sẽ
biến thành dương. Thí dụ như luồng địa khí nếu thong thả tiến vào khu vực kiến
trúc thì tốt (sinh khí); nếu ngược lại nguồn địa khí ồ ạt tiến vào khu vực kiến trúc thì
chẳng khác gì giặc cướp xông thẳng vào nhà, chỉ khác nhau cường độ mà tốt đã
thành xấu, dương đã biến thành âm (tử khí).
Như vậy trong âm có dương, trong dương có âm, giữa chúng có thể là ức chế
nhau, giúp đỡ, ảnh hưởng lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau và thúc đẩy lẫn nhau. Biết
được điều đó chúng ta có thể điều hòa âm dương cho phù hợp.


6

c. Ngũ hành
Học thuyết âm dương được triển khai rộng ra thành lý luận ngũ hành. Thực
ra ngũ hành cũng chính là âm dương nhưng được nhìn ở góc độ tương tác của vật
chất. Tương tác được chia làm hai loại: Sinh và Khắc. Sinh là loại tương tác phù
hợp, giúp cho đối tượng được thuận lợi phát triển. Khắc là loại tương tác kìm hãm
ngăn trở sự phát triển của đối tượng.
Học thuyết ngũ hành sớm nhất thấy ở sách “Thượng thư – Hồng phạm” nói:
“Ngũ hành: một là Thủy, hai là Hỏa, ba là Mộc, bốn là Kim, năm là Thổ. Thủy

trắng ướt chảy xuống, hỏa nóng bốc lên, mộc cong thẳng, kim theo sự biến hóa, thổ
ưa đồng áng”. Giữa ngũ hành với nhau có tương sinh tương khắc: mộc sinh hỏa,
hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc; kim khắc mộc, mộc khắc
thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim.

Hình 2.1. Ngũ hành
d. Bát quái
Bát quái sinh ra từ âm dương theo nguyên lý của dịch học là: Thái Cực sinh
Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái. Bát quái đại diện
cho các hiện tượng tự nhiên và được biểu thị bởi 8 quẻ và được chia làm 8 hướng
đều nhau:


7

Càn (Trời) phương Tây Bắc,
Khôn (Đất) phương Tây Nam,
Chấn (Sấm) phương Đông,
Tốn (Gió) phương Đông Nam,
Khảm (Nước) phương Bắc,
Ly (Lửa) phương Nam,
Cấn (Núi) phương Đông Bắc,
Đoài (Ao, Hồ) phương Tây.
Bát quái đồ là biểu thị của việc phân định bát quái theo các phương các
hướng khác nhau. Từ bát quái đồ 8 phương chia thành 24 hướng (sơn), được sắp
xếp trên la bàn từ trái sang phải theo chiều kim đồng hồ hết 360 o. Mỗi sơn được xác
định với số độ chính giữa như: sơn Tý 360o hay 0o, Nhâm tại 345o, Quý 15o, Sửu
30o, Cấn 45o, Dần 60o, Giáp 75o, Mão 90o, Ất 105o, Thìn 120o, Tốn 135o, Tỵ 150o,
Bính 165o, Ngọ 180o, Đinh 195o, Mùi 210o, Khôn 225o, Thân 240o, Canh 255o, Dậu
270o, Tân 285o, Tuất 300o, Càn 315o, Hợi 330o.

e. Phương vị phong thủy
Trong phong thủy chia ra 24 phương vị, tổng cộng giác độ của 24 phương vị
là 3600, chia đều ra thành 24 phần, mỗi phương vị là 150 . 24 phương vị trong phong
thủy còn gọi là “Nhị thập tứ sơn phương vị”, lấy tám thiên can “Canh, tân, nhâm,
quý, giáp, ất, bính, đinh”cộng với 12 địa chi “Tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi,
thân, dậu, tuất, hợi”và 4 quẻ “Kiền, Khôn, Cấn, Tốn”mà thành, dựa theo chiều kim
đồng hồ để sắp xếp.
2.1.1.4. Bản chất khoa học của phong thủy
Bản chất của môn phong thủy là một ngành khoa học thực sự, là tổng hợp nhiều
ngành nghiên cứu khác nhau như: lịch sử học, tâm lý học, địa lý học, kiến trúc học,
xã hội học…mặc dù nội dung của nó còn những bí ẩn cần khám phá.
Phong thủy học là một bộ môn khoa học cổ, đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc
trong lịch sử phát triển của các dân tộc ở phương Đông, nay lan truyền sang cả
phương Tây.


8

Phong thủy đã và đang trở thành phong tục, tập quán sinh hoạt, phương thức
tư duy, lòng tin, ý thức trầm tích ở trong mỗi người dân, mỗi quần thể tộc người ở
phương Đông. Phong thủy giúp nâng cao hiểu biết của mọi người về môi trường
sống tự nhiên và từ đó hình thành ý thức bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng
cuộc sống.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của nghiên cứu
2.1.2.1. Thuật phong thủy trên thế giới
Phong thủy cổ Hy Lạp: Từ rất sớm nơi đây đã nuôi dưỡng nên tri thức địa lý
học khiến con người mở rộng tầm nhìn mới mẻ, trong đó có cả luận thuật về
phương diện phong thủy.
Tiêu biểu có nhà y học bậc thầy cổ Hy Lạp và y học phương Tây người đảo
Cô Sơ là Hippôcơrat (khoảng 460 - 377 Trước Công Nguyên) đã thu thập một trước

tác của một thầy thuốc vô danh viết “Bàn về phong thủy và hoàn cảnh”. Tác giả ở
đây đưa hoàn cảnh lên thành một thể hệ quan hệ lẫn nhau để chế ước sự tồn tại của
xã hội, trong đó có quan hệ giữa con người và hoàn cảnh. Tác giả cho rằng các loại
bệnh tật của cư dân thành thị thường xảy ra theo vị trí ăn ở của cư dân, có liên quan
tới sự thịnh hành của gió Đông, Nam, Tây, Bắc. Các thành thị chịu sự ảnh hưởng
của gió Đông thì cư dân ít bệnh tật còn các thành thị chịu gió Tây thì sức khỏe của
cư dân là kém nhất. Tác giả còn phân tích cả thủy, cho rằng chất nước quyết định sự
khỏe mạnh. Tác giả còn cho hoàn cảnh có ảnh hưởng tới phương thức sinh hoạt của
con người. Dân sống nơi khí tù, ở đồng bằng thấp, khí hậu ít thay đổi lớn, không khí
ẩm thấp, người dân ở đó không thích tiêu phí thể lực. Cư dân sống trên cao nguyên
lộng gió thì thân thể cao lớn. Sống ở nơi nghèo nàn, khí hậu bất thường thì cư dân
thân thể gầy yếu, tính cách ngoan cố.
Bước vào trung thế kỷ, địa lý học cổ Hy Lạp bị rời rạc, thậm chí còn đứt giữa
chừng. Khi lịch sử phát triển cho tới cận đại, địa lý học cổ Hy Lạp đã cung cấp tiền
đề khoa học cho thời Phục Hưng của phương Tây.
Phong thủy cổ Ai Cập: Người Ai Cập cổ đại khi xây dựng Kim tự tháp cũng có
bài bản, đặc biệt về thuật tướng đất. Mỗi tòa Kim tự tháp đều theo hướng chính Nam,


9

chính Bắc, chạy đúng tuyến với đường từ lực của trái đất. Bên trong Kim tự tháp là đá
hoa cương xây nên có tính năng tích điện như một ắc quy, có thể hấp thu các loại sóng
vũ trụ để tồn trữ lại. Mặt ngoài được làm bằng đá tảng và vữa đá xây nên, đá xây đá có
thể phòng ngừa sóng vũ trụ ở trong khỏi khuếch tán đi. Do vậy nên có thể bảo tồn lâu
dài các tranh ghép bên trong Kim tự tháp. Ngoài ra kim tự tháp còn có đường thông gió
tiện cho khí lưu thông, và các Pharaon có thể để linh hồn tự do ra vào.
Nước Mỹ: Người Mỹ rất quan tâm tới phong thủy, rất nhiều công trình xây
dựng, vật trang trí có áp dụng phong thủy khi bố trí. Điển hình có tòa nhà Quốc hội
(Nhà Trắng) xây dựng theo nguyên tắc “tọa sơn hướng thủy”, bố cục có đầy đủ

Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ, Chu Tước. Cách đây không lâu, khách sạn
MGM nổi tiếng tại Las Vegas theo thuật phong thủy đã cho xây dựng hai con sư tử
bằng đá khổng lồ để tránh kinh doanh thua lỗ.
Phong thủy ở Châu Á:Phong thủy Trung Quốc ảnh hưởng sâu sắc tới các
nước Châu Á, đặc biệt là các nước lân cận như: Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản,
Myanmar…
Nhật Bản: Nhật Bản rất thịnh hành Phong thủy, họ cũng lấy Thanh Long,
Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ làm thần của bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc, rồi
cũng xem thủy thổ, cây cối ở trước và sau nhà để suy đoán cát hung. Người Nhật
trước khi xây dựng nhà mới cũng mời người về xem phong thủy, làm lễ “Địa trấn”
trước khi động thổ, sau đó rước thần chủ trừ tà, đọc văn tế rồi chôn xuống bốn góc
hình nhân sắt, dao, kiếm…để yểm trừ hung. Khi nhà mới sắp sửa xong phải làm lễ
“dựng xà”, dựng quạt trên xà nhà để mời thần giáng xuống, lại dựng cả cung tên để
bắn ác quỷ.
Myanmar: Người dân tộc San không chấp nhận dùng cây đổ trôi trong sông để
lợp nhà ở, cũng không lấy những gì ở phòng có người chết lợp lên nhà. Khi chọn đất làm
nhà, lấy thóc đổ thành một đống, ngày hôm sau đếm lại, số chẵn là tốt, số lẻ là không tốt.


10

2.1.2.2. Thuật phong thủy ở Trung Quốc
Thuật Phong thủy ở Trung quốc bắt đầu rất sớm từ thời Tiên Tần (tức trước khi
hoàng đế Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, tức là chỉ thời Xuân Thu Chiến
Quốc: từ năm 221 Trước Công Nguyên trở về trước) kéo dài cho tới ngày nay.
Đối với nơi ở, người Trung Quốc xưa đã yêu cầu: về địa thế phải chọn bờ
dốc bậc thang, địa hình phải chọn ở ven sông, chất đất phải khô ráo, nền đất phải
rắn chắc, nguồn nước dồi dào, chất nước phải trong sạch, giao thông phải thuận
tiện, bốn bề phải có cây rừng, phong cảnh u nhã.
Thời Thương, Chu các môn địa hình và thủy văn đã được phân biệt chính

xác, đất liền thì được chia thành núi, đồi, gò, đống, mô, bãi…; về lòng sông thì có
bờ, bãi bồi, đảo, mép nước, bến…; về vùng nước thì có các loại hình khe, suối, sông
nhỏ, ao, đầm, sông lớn…
Thời Tần có các công trình “thổ mộc” khổng lồ được xây dựng. Có dương
trạch là cung A Phòng chiếm đất gần 300 dặm, ly cung biệt quán rải khắp thung
lũng núi, lấy Nam Sơn làm cửa cung, lấy Phàn Xuyên làm ao nước, điện trước cung
A Phòng có thể ngồi gần một vạn người. Lại có âm trạch là lăng mộ Thủy Hoàng,
huy động hơn 70 vạn dân phu đào rỗng cả núi Ly Sơn, đào xuyên cả đến ba tầng đất
Tức Nhưỡng.
Qua bao nhiêu năm chìm nổi, đến nay thuật phong thủy lại thịnh hành trở lại
ở Trung Quốc. Ở Bắc Kinh, cổng nhà hầu hết đều xây tại góc trái mặt chính ở trước
sân gọi là “cửa Thanh Long”, vì theo phong thủy kết cấu “Khảm trạch, Tốn môn” là
may mắn nhất. Nhà cửa nông thôn đa số chầu về Nam, Đông hoặc Đông Nam.
Không chỉ có người dân tin vào phong thủy mà nhiều cơ quan chính quyền tin vào
phong thủy. Ở Quảng Đông, tại Cục thuế vụ huyện Yết Dương có mời thầy phong
thủy về xem địa lý, sau đó tiến hành lấp ao phun nước, bít cổng lớn nhà xe, làm lại
lầu cơ quan làm việc để hợp phong thủy.


11

2.1.2.3. Thuật phong thủy tại Việt Nam
Theo các nhà nghiên cứu, thuật Phong thủy đã được truyền vào nước ta và phát
triển vào thế kỷ thứ 17. Khoa địa lý Việt do danh sư Tả Ao và Hòa Chính truyền đạt
qua nhiều đời.
Tả Ao là người thứ nhất học được khoa địa lý chính tông và là nhà địa lý giỏi
nhất Việt Nam xưa kia. Ông tên là Nguyễn Đức Huyên, người làng Tả Ao, huyện
Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nhà nghèo, sinh vào thời Lê-Trịnh, mồ côi cha từ nhỏ,
mẹ lòa, anh ruột cũng nghèo. Ông là người có hiếu đã học làm thuốc chữa cho mẹ
khỏi lòa và chữa cho một thầy địa lý khỏi đau mắt gần mù, rồi được thầy truyền cho

khoa địa lý chính tông. Tương truyền, ông không truyền nghề địa lý này cho ai
nhưng ông có làm hai văn bản dạy địa lý được các đời sau in thành sách. Một là tập
Địa đạo diễn ca có 120 câu văn vần, hai là tập Dã đàm Tả Ao bằng văn xuôi. Các
thầy địa lý ở nước ta cho đây là hai tập sách rất tốt. Nó xuất phát từ môn địa lý
chính tông, đi từ căn bản chú trọng tìm cho thấy Long Châu huyệt đích, sau đến
phần chi tiết nói thêm những điều phụ vào phần văn bản. Người nước ta thời xưa rất
thích hai tập sách này vì một lẽ, dễ đọc, dễ hiểu, dễ tiếp thu và dễ thực hành hơn là
những sách du nhập từ Trung Hoa sang, rất rắc rối, mông lung, khó hiểu.
Hòa Chính là một thầy địa lý được Trịnh Sâm cho sang Trung Quốc học,
thành tài. Lúc về, ông có viết sách, chưa được in nên nay chỉ có những bản thảo sao
chép lại, không chắc có đúng nguyên văn của ông không. Sau khi Trịnh Sâm muốn
cướp ngôi nhà Lê sai ông đặt hướng và xây lại thành Cổ Loa để thành một đế đô,
ông không làm, bị chúa Trịnh đổ chì nóng, mù cả hai mắt và bị chết.
* Phong thủy trong kiến trúc kinh thành Huế
Theo lẽ tự nhiên, kiến trúc kinh thành phải là một mẫu mực theo thuật phong
thủy bởi lẽ việc lựa chọn địa điểm và xây dựng thành ấp của vua chúa là hết sức
quan trọng, sao cho đó phải là nơi hội tụ của long mạch. Chính vì vậy tổng thể kinh
thành Huế được đặt trong khung cảnh bao la đất rộng và núi cao đẹp, minh đường
lớn, và sông uốn khúc rộng. Cụ thể tiền án của kinh thành là núi Ngự Bình cao hơn
100m, đỉnh bằng phẳng, dáng đẹp, cân phân nằm giữa vùng đồng bằng. Hai bên là


12

cồn Hến và cồn Dã Viên làm tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ trong thế rồng chầu hổ
phục tỏ ý tôn trọng vương quyền. Minh đường thủy tụ là khúc sông Hương rộng
nằm dài giữa hai cồn cong như một cánh cung mang lại sinh khí cho đô thành. Do
quan niệm “Thánh nhân Nam diện nhi thính thiên hạ” (Kinh Dịch - Thiên tử phải
quay mặt về hướng nam để cai trị thiên hạ) nhưng đồng thời phải tận dụng được thế
đất đẹp nên kinh thành và các công trình trong nó được bố trí đối xứng qua trục

Dũng đạo quay mặt hơi chếch về hướng Ðông - Nam một góc nhỏ nhưng vẫn giữ
được tư tưởng chính của thuyết phong thủy. Ðây là cách sáng tạo và linh hoạt của
người quy hoạch trong việc vận dụng thuyết phong thủy.
Mặt khác, phong thủy không chỉ xem hướng công trình mà nó cần ảnh hưởng
sâu vào bố trí nội thất, vào các bộ phận và kết cấu trong công trình như chiều dài,
rộng, cao, các cột, cửa… ví dụ như các bộ phận của Ngọ Môn đều có những con số
theo nguyên tắc của dịch học các con số 5, số 9, số 100. Năm lối đi vào Ngọ Môn
tượng trưng cho Ngũ Hành, trong đó lối vua đi thuộc hành thổ, màu vàng. Chính bộ
mái của lầu Ngũ Phụng biểu hiện con số 5 và 9 trong hào Cửu Ngũ ở Kinh Dịch,
ứng với mạng thiên tử. Một trăm cột là tổng của các con số Hà Ðồ (55) và lạc thư
(45)… Các con số này ta lại gặp ở tại sân Ðại Triều Nghi với 9 bậc cấp ở phần sân
dưới và 5 bậc cấp ở phần sân trên. Trên mỗi mái của điện Thái Hòa đều được đắp
nổi 9 con rồng trong các tư thế khác nhau, và trong nội thất cũng tương tự. Ðó là
chưa kể đến các con số liên quan đến chiều cao các cửa mà khó có thể liệt kê hết ra
ở đây.
Về vị trí và phong thủy của kinh thành Huế, các sử quan Triều Nguyễn đã
nhận xét, mà có thể nói, như một bản “Luận chứng kinh tế kỹ thuật”: “Kinh sư là
nơi miền núi miền biển đều hợp về, đứng giữa miền nam miền bắc, đất đai cao ráo,
non sông phẳng lặng; đường thủy thì có cửa Thuận An, cửa Tư Hiền sâu hiểm,
đường bộ thì có Hoành Sơn, ải Hải Vân ngăn chặn; sông lớn giữ phía trước, núi cao
giữ phía sau, Rồng cuốn Hổ ngồi, hình thể vững chãi, ấy là do trời đất xếp đặt, thật
là thượng đô của nhà vua”.


13

* Phong thủy trong kiến trúc Dinh Độc Lập
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng rất sùng bái khoa học Phong thủy. Ông
đã từng thuê thầy địa lý đặt lại mộ cha Phan Rang để táng vào nơi được đại “cát”
nhất. Ông Thiệu muốn chức vị của mình trường tồn nên đã cho xây lại và yểm bùa

dinh “Tổng thống” tức là “Dinh Độc Lập”.
Nguyên nơi này trước kia gọi là dinh Nô-rô-đôm. Nó vốn là phủ toàn quyền
do thực dân Pháp xây dựng từ cuối thế kỷ XIX. Khi Pháp trao trả độc lập “giả hiệu”
cho Bảo Đại thì dinh mới bắt đầu đổi tên thành Dinh Độc Lập.
Thời kỳ ông Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống thì ngày 27/02/1962, hai phi
công thuộc phái chống đối tới ném bom làm sập cánh trái của dinh, rồi ngày
01/11/1963, chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, cho tới khi các ông Thiệu, ông Kỳ lên
nắm chính quyền, dinh vẫn chưa được sửa xong. Ông Thiệu đã đề ra chương trình
xây dựng lại Dinh Độc Lập, các kiến trúc sư phải thiết kế sao cho dinh mới vững
chãi để chống lại các cuộc tấn công của phe đảo chính.
Theo sách vở cũ thì bộ phận chính của dinh mới được cấu trúc thành ba tầng
lầu kéo ngang thành ba vệt dài và hệ thống cửa lớn ở chính giữa kéo thành một nét
thẳng dọc từ trên xuống dưới, như một nét sổ kết hợp lại với nhau thành chữ vương
(vua), chiếc kỳ đài trên nóc lầu lại tạo thành dấu chấm trên chữ vương và nó tạo
thành chữ chủ nghĩa là chúa.
Trên nóc mái bằng của dinh còn có một cái lầu nhỏ gọi là tứ phương vô sự
lầu. Cái lầu này là nơi yểm bùa làm cho dinh được bình yên vô sự, chống được
mọi hiểm họa từ bốn phương ập tới. Lầu nhỏ này xây theo hình vuông kiểu chữ
khẩu, trước lầu có một cột đâm thẳng thành một nét dọc tạo thành chữ trung, ngụ
ý dinh là trung tâm quyền lực, đồng thời có nghĩa là chính giữa.
Ngày 31/10/1966, đúng giờ đại cát, ông Nguyễn Văn Thiệu tới cắt băng
khánh thành Dinh Độc Lập được tái tạo theo kiểu mới đó.
Từ trên cao nhìn xuống, toàn bộ mặt bằng của Dinh Độc Lập được xây dựng
trên khu vực có hình chữ cát (có nghĩa là tốt lành), nhưng rồi có người mách con
đường thảo cầm viên đâm thẳng vào dinh như một mũi tên. Ông Thiệu đến nhờ một


14

pháp sư yểm cho lá bùa chôn ngay giữa cổng chính. Đồng thời phía trước dinh, ông

Thiệu còn bố trí những rào sắt chắn đặt thường xuyên trên con lộ, tạo thành một vật
cản chặt đứt ngang mũi tên.
Tuy nhiên, xét về tổng thể mà nói, từ trên cao nhìn xuống, tòa nhà Dinh Độc
Lập được thiết kế mang hình tượng cái triện và con dấu, mang ý nghĩa về quyền
lực, cho nên tòa nhà này một thời đã có những vị thế quyền lực nhất định trong xã
hội. Nhưng khi quan sát từ bên ngoài thì tòa nhà này lại mang một hình tượng khá
xấu xét theo quan điểm phong thủy, đó là hình tượng “lộ cốt”. Có lẽ vì thế mà chủ
nhân hoặc người sử dụng công trình này đều không thịnh vượng lâu dài.
Bên cạnh đó từ xa xưa cha ông đãdạy “ Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng
Nam”. Vì vậy nhà ở dân gian nước ta đa số chầu về hướng Nam, Đông Nam, Đông
để đảm bảo Đông ấm, Hè mát. Hệ thống cây xanh được bố trí xung quanh nhà. Tổ
chức không gian nhà ở thân thiện với môi trường tự nhiên.
Người dân nước ta cũng rất coi trọng ngày lành, tháng tốt. Những việc đại sự
như cưới hỏi, động thổ xây nhà…cần phải xem xét kỹ lưỡng để chọn được ngày giờ
hoàng đạo mới đảm bảo mọi việc tốt lành. Trên những quyển lịch của nước ta
thường cho in thêm giờ hoàng đạo của các ngày.
Ngày nay, Phong thủy đã trở thành một ngành khoa học được nghiên cứu
chuyên sâu để làm rõ bản chất và đã được ứng dụng rộng rãi ở nước ta. Người dân
làm nhà không chỉ đơn thuần xem tuổi, chọn ngày tháng tốt để khởi công. Mà còn
chọn thế đất đẹp, hướng nhà, hướng cửa bố trí hợp với cung mệnh chủ nhà, thậm
chí cả cách bố trí nội thất, bài trí vật phẩm hợp phong thủy.
2.2. Khái quát về vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Ứng dụng phong thủy trong bài trí nhà ở, công trình xây dựng, cảnh quan
2.2.1.1 Ứng dụng Phong thủy trong bài trí nhà ở
Một ngôi nhà mang lại may mắn, thịnh vượng cho gia chủ cần có sự hài hòa về
Phong thủy. Yếu tố Phong thủy luôn được coi là yếu tố quan trọng trong việc thiết kế và
xây dựng nhà cửa. Cần lưu ý một số yếu tố dưới đây để có một mái ấm bình an và tài lộc.
a. Môi trường xung quanh



15

Khi chọn mua đất làm nhà cần chú ý đến điều kiện môi trường xung quang.
Vị trí lý tưởng của ngôi nhà đó là: Tây cao, Đông hạ, hướng Bắc trường; bên trái là
Thanh Long, bên phải là Bạch Hổ, phía trước là Chu Tước, còn phía sau là Huyền
Vũ. Bên cạnh đó, khi chọn đất làm nhà nên tìm hiểu xem nhà có bị ảnh hưởng bởi
xung quanh không? Ví dụ như nếu xung quanh quá nhiều nhà cao tầng sẽ gây cảm
giác ngột ngạt, bức bối, nơi có quá nhiều tiếng ồn hay tạp âm sẽ khiến ảnh hưởng
đến việc nghỉ ngơi của mọi người.
b. Chú ý đến diện tích nhà
Khi xây nhà, bạn nên tính xem sẽ có bao nhiêu người ở đó để thiết kế nhà có
diện tích phù hợp. Một ngôi nhà có diện tích quá lớn hoặc quá nhỏ đều không tốt,
nếu căn nhà có diện tích quá rộng so với số người ở sẽ gây cảm giác bất an, trống
trải, nếu căn nhà có diện tích quá nhỏ mà số người ở nhiều sẽ gây ngột ngạt, bức bối
cho những người sống trong gia đình. Ngoài ra, khi lựa chọn đồ đạc, vật dụng bài trí
cũng cần lưu ý đến kích cỡ phù hợp với diện tích trong phòng để tạo nên sự hài hòa,
cân bằng lẫn nhau.
c. Hình dạng của phòng
Theo phong thủy, hình dạng của các căn phòng có ảnh hưởng rất lớn đến tâm
lý và sức khỏe của những thành viên trong gia đình. Nếu phòng trong nhà có hình
dạng vuông vắn như hình chữ nhật hay hình vuông, bốn mặt đều đặn và đối xứng
nhau sẽ mang lại cho người sống trong nhà cảm giác bình an, khỏe mạnh và ổn
định. Nên tránh thiết kế phòng chỉ có ba góc hay có quá nhiều góc sẽ khiến mọi
người cảm thấy bất an, dễ cáu gắt.
d. Chú ý đến ánh sáng
Khi thiết kế nhà, nên lưu ý đến việc cân bằng ánh sáng trong phòng, không nên
để tình trạng âm thịnh dương suy hoặc ngược lại. Bóng tối thuộc tính âm còn ánh sáng
thuộc tính dương, khi âm dương cân bằng thì cuộc sống gia đình mới được an lành.
Nếu nhà có quá nhiều cửa sổ khiến ánh sáng tràn ngập sẽ làm cho dương khí
quá vượng, ảnh hưởng không tốt cho vận tài lộc của gia đình. Nếu nhà có ít cửa,

phải sử dụng nhiều ánh sáng của đèn điện cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe


16

của con người. Do vậy, ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tài lộc
và cân bằng âm dương, đảm bảo sức khỏe cho mọi người trong nhà.
e. Chú ý đến màu sắc
Màu sắc là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sắc thái tình cảm, tính cách
của mỗi người. Đương nhiên tuỳ thuộc vào chức năng của mỗi loại phòng, cung
mệnh, độ tuổi, giới tính người ở lại có những màu phù hợp riêng. Tuy vậy, nếu chọn
màu quá nổi sẽ gây kích thích ảnh hưởng đến tâm lý. Những màu đỏ hay xanh lá
cây thẫm thuộc về tính âm theo phong thủy thì đều không tốt cho sức khỏe.
f. Chú ý đến ban công và cửa
Cửa và ban công luôn là nơi hút tài lộc vào nhà. Vì vậy, khi thiết kế nhà nên
tìm một vị trí thích hợp cho cửa và ban công để tránh các luồng khí xung đột lẫn
nhau. Nên tránh cửa ra vào đối diện với ban công, cửa ra vào phía trước đối diện
với cửa sau, các cửa sổ cũng nên bố trí, xếp đặt lệch nhau, tránh tất cả các cửa và
ban công đối diện nhau dẫn đến việc hao hụt tài chính và vượng khí trong nhà.
2.2.1.2. Ứng dụng phong thủy trong bố trí công trình xây dựng
a. Cầu thang
Cầu thang là nơi khí lực tụ lại và vận động. Vì vậy, tránh đè lên trên cửa
giường ngủ, hay bên dưới là bếp. Điều đại kỵ là để cầu thang ở giữa nhà vì như vậy
sẽ gây nhiều tai họa cho chủ nhà. Người ta thường đặt cầu thang ở góc riêng.
Vị trí cầu thang hài hòa khi tạo được nét cân xứng với không gian ngôi nhà.
Để khí lực đầy đủ, cầu thang phải có chiều ngang rộng, kích cỡ trung bình là 90 cm.
Số lượng bậc thang được tăng giảm tùy theo không gian của từng nhà, tuy
nhiên, vẫn phải đảm bảo số bậc theo quan niệm cổ truyền: sinh, lão, bệnh, tử. Như
vậy, số bậc thang phải chia hết cho 4 và cộng thêm 1 hoặc 2. (Ví dụ: Cầu thang
thường gồm 17, 18 bậc hoặc 21, 22 bậc).

b.Tường bao
Quan niệm phong thủy cho rằng nhà ở tốt nhất là theo hình vuông vức, tường
vây tốt nhất là gấp khúc hoặc hình tròn. Xét thấy đây là theo thuyết “trời tròn đất
vuông” để theo ý nghĩa trời đất cùng hòa hợp.


17

Tường bao không nên có khe nứt nẻ, không nên để dây leo chằng chịt.
Tường bao trước rộng sau chật không tốt, trước chật sau rộng gọi là “thoái điền bút”
không tiến về tài. Tường bao không được quá cao hay quá thấp, cũng không nên quá
sát liền nhà ở. Tường bao ở phía Đông Bắc không được để lở, khuyết.
Tường ở hai bên cổng chính của nhà phải bằng nhau, cao thấp rộng hẹp phải
như nhau.
c. Cổng
Phong thủy cho rằng cổng lớn ngôi nhà mà quá nhỏ là không tốt, không
thích hợp cho không khí lưu thông, không hợp với chuyện ra vào mà cũng không
đẹp mắt. Cổng phù hợp với nhà và tường bao là tốt nhất. Cổng phải xây cao hơn
tường bao, nếu bằng hoặc thấp hơn tường bao là rất xấu.
Cổng và cửa chính không nên đối diện nhau vì theo phong thủy thì sát khí đi
đường thẳng còn sinh khí đi theo đường vòng.
2.2.1.3. Ứng dụng phong thủy trong bố trí cảnh quan
Theo quan niệm phong thủy đối với cây xanh không chỉ yêu cầu tạo cảnh
quan mà còn phải phù hợp với ngôi nhà, phù hợp với gia chủ.
Đối với nhà có phố không nên trồng cây tán rộng, thấp hoặc những cây thân
gỗ lớn trước cửa chính. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới đường đi của sinh khí, đồng
thời khả năng tận dụng ánh sáng tự nhiên cũng bị giảm.
Hướng Đông, Đông Nam và Nam nên trồng những cây tán thấp hoặc cây
thân cao như cau để đón được gió mát.Phía Tây bắc nhà ở tốt nhất có cây lớn, có thể
che chở cho chủ nhà.

2.2.2. Ứng dụng phong thủy trong xây dựng
2.2.2.1. Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhà ở với sơn thủy
a. Nhà dựa vào núi
Thế núi là bộ xương giá đỡ cho dương trạch (nhà ở), là cái kho của thiên
nhiên chứa tư liệu sinh hoạt cho con người. Thôn trang của người xưa chủ yếu xây
dựng dựa vào núi.
Sau nhà có núi để dựa vào giống như sự nghiệp của bạn có một chỗ dựa
vững chắc,tài khí dồi dào, gia đình bình an. Chính vì vậy, những ngôi nhà được xây


×