Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp tư nhân nam thắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.78 KB, 46 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
Để khởi sự và tiến hành hoạt động kinh doanh, bất kỳ một doanh
nghiệp nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định. Vốn là một tiền đề cần
thiết không thể thiếu cho việc hình thành và phát triển sản xuất kinh doanh
của một doanh nghiệp. Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được
tiến hành thường xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng
TSLĐ nhất định. Để hình thành nên TSLĐ, doanh nghiệp phải ứng ra một số
vốn đầu tư vào loại tài sản này, số vốn đó được gọi là vốn lưu động. VLĐ
chuyển toàn bộ giá trị của chúng vào lưu thông và từ trong lưu thông toàn bộ
giá trị của chúng được hoàn lại một lần sau một chu kỳ kinh doanh.
Hơn nữa ,vai trò của ngành xây dựng ngày càng trở lên quan trọng hơn.
Nhu cầu về xây dựng ngày càng lớn mà ngành xây dựng là ngành có tính thời
đại; mỗi năm, mỗi tháng lại có các công trình mới và nhu cầu của con người
cũng được cập nhật liên tục theo sự phát triển đó. Ngành xây dựng luôn có sự
phát triển nhanh và ổn định, thu hút rất nhiều sự quan tâm và chiến lược dài
hạn của các nhà đầu tư
Ngành xây dựng là ngành đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát
triển và nâng cao năng lực cạnh tranh đối với ngành khá. Vì vậy, các doanh
nghiệp cần phải sử dụng vốn một cách tiết kiệm, có hiệu quả để bảo toàn và
phát triển vốn nhằm giúp doanh nghiệp có vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh
tranh
Với mong muốn giúp công ty có các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh tôi đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng quản lý và sử dụng vốn
lưu động tại doanh nghiệp tư nhân Nam Thắng ”


2

CHƯƠNG 1:


THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP
TƯ NHÂN NAM THẮNG
1.1 Khái quát về doanh nghiệp tư nhân Nam Thắng
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Doanh nghiệp tư nhân Nam Thắng được thành lập năm 2005 theo quyết
định số 68/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh. Giấy chứng nhận kinh
doanh số 1400127351 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp ngày
02/7/2005. Doanh nghiệp đi vào hoạt động tháng 11 năm 2005
Từ khi thành lập đến nay doanh nghiệp tư nhân Nam Thắng có nhiều
biến động cùng với sự biến động thăng trầm của nền kinh tế. Cụ thể:
Trong giai đoạn 2006-2007, do mới thành lập kinh nghiệm quản lý
chưa vững thị trường còn nhỏ hẹp nên trong giai đoạn này công ty làm ăn
chưa có hiệu quả..
Giai đoạn 2008-2010, hòa chung với sự phát triển của nền kinh tế,
cộng thêm với những kinh nghiệm đã tích lũy được công ty có bước chuyển
mình mạnh mẽ về doanh thu và lợi nhuận…
Giai đoạn 2011 đến nay, do ảnh hưởng tử suy thoái của nền kinh tế. Mặc
dù không bị thua lỗ nhưng hoạt động của công ty chưa đem lại hiệu quả cao
Tên công ty:

Doanh nghiệp tư nhân Nam Thắng

Tên giao dịch :

Doanh nghiệp tư nhân Nam Thắng

Địa chỉ:

Thị trấn Chờ - Yên Phong - Bắc Ninh


Điện thoại :

0983543186

Fax:

0241 3694199

Mã tài khoản:

102010001657 tại NH Vietinbank Yên Phong Bắc

Ninh
2604201002537 tại NH Agribank Yên Phong Bắc
Ninh
Mã số thuế:
2300341935
Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp


3

 Mua bán sắt thép, kim loại màu
 Mua bán nguyên vật liệu xây dựng
 Thi công các công trình xây dựng cơ bản
 Vận tải phục vụ xây dựng công trình
 Kinh doanh bất động sản
Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp
 Chức năng của doanh nghiệp là kinh doanh các lĩnh vực đã đăng kí và
xây dựng các công trình

 Nhiệm vụ chính của doanh nghiệp tư nhân Nam Thắng là xây dựng
các công trình xây dựng cơ bản. Đây là nhiệm vụ được xác định ngay từ khi
mới bắt đầu thành lập công ty. Đồng thời công ty còn thanm gia vận tải phục
vụ xây dựng công trình, kinh doanh mua bán nguyên vật liệu xây dựng
 Những năm gần đây, nhằm mục tiêu đa dạng hóa ngành nghề kinh
doanh nên doanh nghiệp tư nhân Nam Thắng thêm lĩnh vực khác như kinh
doanh bất động sản
Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Nam Thắng
Doanh nghiệp tư nhân NamThắng là một doanh nghiệp không có tư
cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, sử dụng con dấu
riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật. Hoạt
động theo điêu lệ của công ty tư nhân, luật doanh nghiệp. Đặc điểm cụ thể
từng ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp:
Mua bán sắt thép, kim loại màu (sắt, thép, inox, ton..) ở đây công ty
tiến hành mua sắt thép, kim loại màu từ các nhà máy sản xuất sau đó bán lại
cho các cơ sở gia công sản xuất hoặc bán lại cho các các cơ sỏ kinh doanh
khác có nhu cầu. Ngành kinh doanh này không phải ngành kinh doanh mũi
nhọn của công ty
Mua bán vật liệu xây dựng (xi măng sắt thép của ngành xây dựng..) :
công ty tiến hành mua các loại vật liệu xây dựng rồi bán cho các đơn vị kinh
doanh khác hoặc cung cấp trực tiếp cho các công trình xây dựng thi công.
Thi công các công trình xây dựng cơ bản: công ty nhận thầu các công
trình xây dựng tiến hành thiết kế xây dựng. Đây là hoạt động tạo ra doanh thu
chính cho công ty


4

Ngoài ra công ty còn kinh doanh bất động sản để tạo thêm doanh thu cho
công ty

1.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Căn cứ vào số lượng nhân sự, số lượng các phòng ban, tình hình hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân Nam Thắng đã xây
dựng cho công ty một bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến. Trong đó, giám
đốc là người ra quyết định và giám sát trực tiếp các phòng ban. Ngược lạ, các
phòng ban chỉ nhận sự điều hành và chịu trách nhiệm trước giám đốc
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của doanh nghiệp tư nhân
Nam Thắng
Giám đốc

PHÓ GIÁM
ĐỐC

Phòng
TC-KT

PHÒNG
HÀNH
CHÍNHNHÂN
SỰ

Phòng
KD

Các ban
chỉ huy
công
trình

(Nguồn:phòng HCNS)

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
* Giám đốc: là người chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi mọi hoạt động
kinh doanh hàng ngày của công ty và là người đại diện công ty chịu trách
nhiệm trước pháp luật và trước hội đồng quản trị
Nhiệm vụ chính:
+ Quyết định các vấn đề lien quan đến hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp
+ Tổ chức các hoạt kinh doanh và kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh trong doanh nghiệp
*Phó giám đốc:


5

- Tham mưu cho Giám đốc về chiến lược, chính sách nhân sự và kinh
doanh của Công ty, giúp Giám đốc lập dự thảo chương trình hành động, đề ra
các biện pháp kiểm soát,cải tiến tổ chức, xây dựng các tiêu chuẩn hoạt động.
- Quản lý và giám sát các Phòng ban, cung cấp các nguồn lực cần thiết cho
các công trường. Xác định nhu cầu đào tạo và cung cấp các nguồn lực cần thiết
- Định kỳ thông báo cho Giám đốc biết về tình hình hoạt động kinh
doanh của Công ty. Chịu trách nhiệm chỉ đạo về công tác tổ chức hành chính
như công tác quản trị hành chánh, văn thư, lưu trữ bảo mật tài liệu cơ quan,
xây dựng các chính sách tuyển dụng và tổ chức quản lý lao động, thi đua khen
thưởng,nâng hạ lương
*Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ thu thập thông tin về tình hình
thu, chi và những biến động về tài sản, nguồn vốn của đơn vị. Đồng thời báo
cáo kết quả kinh doanh lên cấp trên.
-Tham mưu cho giám đốc thực hiện chức năng quản lý tài chính, tổ
chức thực hiện các chỉ tiêu về tài chính-kế toán, tổ chức phổ biến và hướng
dẫn các đơn vị trực thuộc thi hành kịp thời các qui định về tài chính-kế toán
-Quan hệ với ngân hàng cơ quan thuế và cơ quan hữu quan để thực hiện

công tác tài chính- kế toán
-Quản lý tài sản tiền vốn hàng hóa kinh phí và các quỹ tổng kết thu-chi
tài chính,báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán, kiểm tra thường xuyên hoạt
động kế toán của các bộ phận, năm bắt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
từ đố lập kế hoạch tài chính cung cấp thong tin cho các bộ phận trong và
ngoài doanh nhiệp
- Tổ chức thanh toán mua bán hàng hóa nhanh chóng và thu hồi công
nợ tăng nhanh vòng quay vốn,tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiêp
- tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, bảo mật các số liệu
- Chịu trách nhiệm chung về hiệu suất làm việc của phòng và liên đới
chịu trách nhiệm trước pháp luật về hệ thống tài chính-kế toán tai doanh
nghiệp


6

*Phòng hành chính-nhân sự:là bộ phận có chức năng đề xuất giúp
việc cho ban lãnh đạo và hướng dẫn, tổ chức thực hiện,kiểm tra các công tác
quản lý nhân sự, bảo hộ lao động an toàn vệ sinh, an ninh trật tự, quản trị
hành chính- văn phòng
-Nhiệm vụ chính:
+Xác định và xây dựng các tiêu chuẩn chức danh trong doanh nghiệp.
Xây dựng nội quy, thể chế, chế độ công tác của các bộ phận trong doanh
nghiệp
+Xây dựng các định mức lao động nghiên cứu các chế độ tiền lương
tiền thưởng, bồi dưỡng độc hại..
+Nghiên cứu nhu cầu công tác và khả năng cán bộ để có kế hoạch đào
tạo bồi dưỡng nghiệp vụ
+ Lập kế hoạch duy tu, bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa định kì

cũng như dự trù kinh phí để bảo trù bảo dưỡng kiểm tra sửa chữa và mua sắm
các loại phương tiện,thiết bị dụng cụ và tài sản cố định thuộc khối văn phòng,
quản lý và điều hành
*Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ đề ra phương án, chiến lược và lập kế
hoạch kinh doanh cho công ty
*Các ban chỉ huy công trình:thay mặt giám đốc quản lý và giám sát
trực tiếp các công trình được giao và chịu trách nhiệm trực tiếp với ban giám
đốc về mọi mặt của công trình
+Chuẩn bị kế hoạch thi công cho các công trình được giao,gồm cả việc
quyết định cơ cấu tổ chức ban chỉ huy công trường
+Quản lý, điều phối và kiểm tra các hoạt động hàng ngày tại công trường
+Theo dõi tiến triển của công trình và xác nhận khối lượng các hạng
mục thi công theo định kỳ, báo cáo cho ban lãnh đạo. Thực hiên các hoạt
động khắc phục, phòng ngừa và cải tiến khi cần thiết
+Thay mặt ban lãnh đạo trao đổi thong tin với khách hàng, kể cả xử lý
các ý kiến phàn nàn hay tranh chấp của khách hàng


7

1.1.3.Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong
những năm gần đây (2012-2014)
Để đạt được những mục đích kinh doanh, mỗi doanh nghiệp có tồn
tại và phát triển bền vững hay không đòi hỏi các nhà quản lý doanh
nghiệp phải đưa ra những chiến lược kinh doanh, phải có những phân tích
chính xác về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao. Vì
thế để có một cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp cũng như tình hình tài
chính của doanh nghiệp hay hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp thì
việc phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của công ty là một việc cần
thiết và thiết thực, từ việc phân tích đó ta có thể thấy được những ưu

khuyết điểm và những mặt chưa đạt trong quá trình hoạt động kinh doanh
tại công ty. Từ đó ta có thể nâng cao đươc hiệu quả kinh doanh của công
ty một cách có hiệu quả nhất, chỉ ra thực trạng về tình hình tài chính và
thực trạng sử dụng VLĐ của công ty qua đó nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng VLĐ của công ty.


8

Bảng1.1: BCKQHĐKD của doanh nghiệp trong giai đoạn(2012-2014)
ĐVT:VNĐ
Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Chênh lệch

Chênh lệch

2013-2012

2014-2013

Số tiền

Tỉ lệ


Số tiền

Tỉ lệ

1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ

18,653,074,000

19,536,585,256

20,325,145,286

883,511,256

2.31%

788.560.030

1.97%

2. Các khoản giảm trừ

559,592,220

586,097,557.7

609,754,358.6


26,505,337.68

2.31%

23656800.9

1.97%

10. Lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh

566,884,240

556,758,050

599,307,049

16389148

0.72%

66205800

2.81%

11. Thu nhập khác

-----------------

-------------------


-----------------

12. Chi phí khác

------------------

------------------

-----------------

13. Lợi nhuận khác

------------------

-------------------

-----------------

14. Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế

566,884,240

556,758,050

599,307,049

(10,126,190)


(0.90%
)

42,548,999

3.68%

15. Chi phí thuế TNDN hiện
hành

113,376,848

111,351,610

119,861,410

(2,025,238)

(0.90%
)

8,509,800

2.82%

16. Lợi nhuận sau thuế
TNDN

453,507,392


445,406,440

479,445,640

(8,100,952)

(0.90%
)

34,039,200

2.24%

(Nguồn:BKQHDDKD - phòng TC-KT)


9

Nhìn vào bảng 1.1, cho ta thấy doanh thu tăng đều trong giai đoạn
2012-2014 cụ thể là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014 so với
năm 2013 tăng 1,97%, năm 2013 so với năm 2012 tăng 2.31%. tốc độ tăng
năm sau hơn năm trước thể hiện trong giai đoạn này doanh nghiệp đã có
những chiến lược kinh doanh để tăng doanh số bán hàng qua các năm.
So với doanh thu bán hàng thì doanh thu thừ hoạt động tài chính có sự
biến động rõ rệt qua các năm. Năm 2013 có doanh thu từ hoạt động tài chính
so với năm 2012 tăng 1010160 đồng tương ứng 19.57% . Nhưng đến năm
2014 giảm 2.760.599 đồng so với năm 2013 tương ứng là giảm 80.9%. Do
trong năm 2014 việc thu lãi từ các hoạt động góp vốn, tiền lãi do bán hàng trả
chậm, thu hồi vốn bị trì trệ, tiền hỗ trợ lãi suất tiền vay của nhà nước trong
kinh doanh giảm vì tác động chung của nền kinh tế khiến cho doanh thu từ

hoạt động tài chính của doanh nghiệp bị giảm xuống nhanh trong năm này.
Phân tích về khoản chi phí ta thấy chi phí quản lý doanh nghiệp trong 3
năm đều có xu hướng tăng, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2013 tăng
2.05% so với năm 2012, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2014 tăng
13.12% so với năm 2013. Chi phí tài chính cũng tăng qua các năm. Năm
2013 chi phí tài chính tăng 205,378,121 đồng tương ứng với 22.34% so với
năm 2012. Năm 2014 chi phí tài chính tăng 72,891,398 đồng tương ứng tăng
6.07%.
Việc chi phí tăng lên do các khoản chi phí tài chính, chi phí bán hàng,
chi phí quản lý doanh nghiệp chi phí khác đều tăng lên khiến cho lợi nhuận
sau thuế năm 2013 giảm 8,100,925 đồng tương ứng với 0.9% so với năm
2013. Năm 2014 lợi nhuận sau thuế tăng lên 34,039,200 đồng tương ứng
2.24%.


10

1.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN NAM THẮNG
1.2.1 Cơ cấu VLĐ của doanh nghiệp tư nhân Nam Thắng.
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải tự hạch toán một cách
độc lập, lấy thu bù chi. Vì vậy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và
VLĐ nói riêng được Công ty quan tâm và coi đây là một trong những vấn hàng
đầu của công tác quản lý tài chính doanh nghiệp.
Co cấu vốn lưu động là tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng mức vốn lưu
động của doanh nghiệp trong một thời kỳ hay tại một thời điểm nào đó. Việc
nghiên cứu kết cấu vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý
tài chính của doanh nghiệp bởi để tiến hành sản xuất kinh doanh bất kỳ doanh
nghiệp nào cũng cần có vốn song trên thực tế mỗi doanh nghiệp khác nhau, kinh
doanh trên các lĩnh vực khác nhau lại có cơ cấu vốn riêng, khác nhau. Việc phân

bổ vốn ấy như thế nào cho hợp lý có tính chất quyết định đến hiệu quả sử dụng
vốn nói chung, vốn lưu động nói riêng. Nhiều nhà doanh nghiệp hiện nay cho
rằng việc huy động vốn là rất khó và quan trọng nhưng để quản lý và sử dụng
đồng vốn huy động được sao cho có hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao nhất còn
khó hơn.
Chính vì vậy trong quản lý vốn lưu động cần nghiên cứu kết cấu từng
phần của vốn lưu động để có thể xây dựng một cơ cấu vốn lưu động hợp lý và
có những biện pháp sử dụng có hiệu quả từng thành phần vốn đó góp phần nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Để xem xét thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
,trước hết chúng ta đi phân tích cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp tư nhân
Nam Thắng giai đoạn 2012-2014:


11

Bảng 1.2: Bảng cơ cấu vốn lưu động tại doanh nghiệp tư nhân Nam Thắng trong
Giai đoạn (2012-2014)
Đvt: VNĐ
Chỉ tiêu

31/12/2012

Số tiền

31/12/2013
Tỷ
trọng
2.27%


Chênh lệch
2013 so với 2012

31/12/2014

Chênh lệch
2014 so với 2013

Số tiền

Tỷ
trọng

Số tiền

Tỷ
trọng

Số tiền

Tỷ
trọng

Số tiền

Tỷ trọng

384,364,878

5.35%


84,737,509

0.92%

230,726,976

42.88%

(299,627,369)

(63.8%)

1. Vốn bằng tiền

153,637,902

2. Vốn khoản
phải thu

3,245,572,560

48.15%

3,365,214,647

46.74%

4,237,022,716


46.09%

119,642,087

1.80%

871,808,069

11.46%

3. Vốn HTK

3,340,348,725

49.58%

3,424,682,565

47.91%

4,871,402,031

52.99%

84,333,840

1.24%

1,446,719,466


17.43%

100%

434,702,903

6.45%

2,018,900,166

20.1%

5. Tổng vốn LĐ

6,739,559,187

100%

7,174,262,090

100%

9,193,162,256

(Nguồn:bảng CĐKT-phòng TC-KT)


12

Qua bảng 1.2, ta thấy Cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp tư nhân

Nam Thăng bao gồm: vốn bằng tiền, vốn khoản phải thu, vốn hàng tồn kho.
Quy mô VLĐ năm 2013 so với năm 2012 tăng 434,702,903 đồng, tỷ lệ tăng
6.45% Năm 2014 tổng vốn lưu động tăng 2,018,900,166 đồng tương ứng tăng
20.1% so với năm 2013.Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản phải thu, hàng
tồn kho tăng lên
Vốn bằng tiền dùng để thanh toán với khách hàng,trả nợ vốn vay,mua
hàng hóa nguyên vật liệu xây dựng, ta thấy vốn bằng tiền của doanh nghiệp tăng
giảm qua các năm ,tuy nhiên tỷ trọng vốn bằng tiền trong vốn lưu động thì lại
không tăng,thậm chí có xu hướng giảm từ 2012 đến 2014.Năm 2012,vốn bằng
tiền của doanh nghiệp tư nhân Nam Thắng là 153,637,920 đồng chiếm 2.27%
trong vốn lưu động thì đến năm 2013 vốn bằng tiền của doanh nghiệp đồng
384,364,878,chiếm 5.53% trong vốn lưu động. Nhưng đến năm 2014 vốn bằng
tiền giảm mạnh chiếm chỉ chiếm 0.92%tổng vốn lưu động . Doanh nghiệp đang
có xu hướng giảm vốn bằng tiền xuống,điều này gián tiếp làm cho việc trả các
khoản tiền vay ,tiền nợ sẽ gặp khó khăn hơn và doanh nghiệp sẽ gặp rắc rối
trong việc kinh doanh., doanh nghiệp nên có biện pháp để nâng cao tỷ trọng vốn
bằng tiền,đảm bảo cho hoạt động kinh doanh.
Vốn khoản phải thu và vốn hàng tồn kho chiếm tỉ trọng tương đối lớn
trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp tư nhân Nam Thắng.
Vốn khoản phải thu của doanh nghiệp có sự biến động qua các năm,
thay đổi cả vể tổng số và cơ cấu các khoản phải thu có xu hướng tăng từ năm
2012 đến năm 2014. Khoản phải thu chiếm trong khoảng 46.09%-48.15%.
Nhưng tỉ trọng khoản phải thu trong kết cấu nguồn vốn lưu đông giảm nhe qua
các giai đoạn 2012-2014.Cơ cấu các khoản phải thu thay đổi theo từng năm cho
thấy những quyết định bán hàng và chính sách của công ty đã có sự điều chỉnh.
Sự thay đổi trong cơ cấu các khoản phải thu là kết quả của những biến động của
cả môi trường kinh doanh vi mô và môi trường vĩ mô


13


Vốn Hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng qua các năm, chiếm tỷ trọng
khoảng 47.91%-52,99% trong tổng vốn lưu động. Qua bảng ta thấy tỷ trọng vốn
hàng tồn kho có sự tăng giảm so với tổng nguồn. từ đó cho biết doanh nghiệp đã
cố gắng thực hiện các biện pháp để duy trì lượng vốn hàng tồn kho
1.2.2 Thực trạng quản lý và sử dụng Vốn lưu động tại doanh nghiệp tư
nhân Nam Thắng
1.2.2. 1 Tình hình quản lý và sử dụng vốn bằng tiền tại doanh nghiệp tư
nhân Nam Thắng
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động kinh doanh
cũng luôn có phát sinh các nghiệp vụ thu chi tiền. Dòng tiền lưu chuyển xảy ra
liên tục và doanh nghiệp bao giờ cũng phải dự trữ một lượng tiền nhất định để
đáp ứng nhu cầu chi tiêu cần thiết. Vốn bằng tiền là một loại tài sản thiết yếu.
Nhiệm vụ quản lý vốn bằng tiền không chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp có
đủ lượng vốn tiền mặt cần thiết để đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán mà
còn phải tối ưu hóa số vốn tiền mặt hiện có, giảm tối đa các rủi ro về lãi suất
hoặc tỷ giá hối đoán và việc đi vay ngắn hạn hoặc đầu tư kiếm lợi nhuận.


14

Bảng 1.3: Tình hình sử dụng vốn bằng tiền của doanh nghiệp tư nhân Nam Thắng gđ 2012-2014
ĐVT:VNĐ
Chỉ tiêu

31/12/2012

Số tiền

31/12/2013


Tỷ
trọng

Số tiền

31/12/2014

Tỷ
trọng

Số tiền

Tỷ
trọng

Chênh lệch

Chênh lệch

2013 so với 2012

2014 so với 2013

Số tiền

Tỷ
trọng

Số tiền


Tỷ trọng

I. Tiền

153,637,902

100%

384,364,878

100%

84,737,509

100%

230,726,976

42.88%

(299,627,369)

(63.8%)

1. Tiền gửi ngân hàng

108,437,631

70.58%


262,329,029

68.25%

59,112,886

69.76%

153,891,398

41.51%

(203,216,143)

(29.9%)

2.Tiền mặt tại quĩ

50,200,271

29.72%

122,035,848

31.75%

25,624,622

30.24%


71,835,577

41.71%

(96,411,226)

(65.29%)

( Nguồn: BKĐKT-Phòng TC-KT)


15

Vốn bằng tiền của doanh nghiệp gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân
hàng. Vốn bằng tiền là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toán của
một doanh nghiệp, tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định đòi hỏi
thường xuyên phải có một lượng tiền tương ứng mới đảm bảo cho tình hình
tài chính của doanh nghiệp ở trạng thái bình thường.
Qua bảng 1.3, Vốn bằng tiền của doanh nghiệp tư nhân Nam Thắng có
nhiều biến động. Tổng vốn bằng tiền có xu hướng giảm. Tổng vốn bằng tiền
của doanh nghiệp bao gồm tiền mặt tại quĩ và tiền gửi ngân hàng
Tiền mặt tại quĩ chiếm tỉ trọng khoảng 29%-31% trong tổng vốn bằng
tiền.Tuy chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng khá quan trọng trong hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Năm 2013 là 122,035,848 đồng tương ứng 31,75% tổng
vốn bằng tiền, tăng 71,835,577 đồng , tương ứng là 41.715% so với năm
2012.. Nhưng việc tăng tiền mặt tai quỹ tăng sẽ gây lãng phí cho doanh
nghiệp vì khoản tiền này không có khả năng sinh lời
Đến năm 2014, tiền mặt tại quĩ giảm so với năm 2013 là 96,411,226
đồng tương ứng 65.29%. đây là tỷ lệ giảm lớn đối doanh nghiệp. Doanh

nghiệp nhập khẩu nhiều hàng hóa nên các khoản chi phí cho vận chuyển hàng
hóa, thuê kho bến bãi cũng tăng lên,… mà các khoản này chỉ có thể thanh
toán bằng tiền mặt. Hơn nữa trong năm 2014 doanh nghiệp mở rộng thêm qui
mô kinh doanh cần phải chi tiêu rất nhiều khoản như: chi tiếp khách, chi tiền
thuê mặt bằng, chi quảng cáo,chi mua thêm các trang thiết bị phục vụ kinh
doanh…
Tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn bằng tiền trong
khoảng 68.25%-70.58% . Cũng giống như tiền mặt tại quĩ, tiền gửi ngân
hàng cũng có sự biến động khiến cho cơ cấu vốn bằng tiền thay đổi. Năm
2013 tiền gửi ngân hàng tăng 153,891,398 đồng ,tương ứng 41.51% so với
năm 2012. .Năm 2013 có sự tăng nhanh tiền gửi ngân hàng do trong kỳ các
khoản tiền chưa dùng tới, hay các khoản thanh toán của khách hàng, doanh
nghiệp đều chuyển ngay vào ngân hàng. Hầu như các hoạt động thu chi của


16

doanh nghiệp đều thông qua ngân hàng nên việc tăng khoản này là tất yếu,
không chỉ tạo ra khoản tiền lãi cho doanh nghiệp mà còn làm cho các hoạt
động thanh toán của doanh nghiệp thông qua ngân hàng sẽ thuận lợi hơn,
nhanh chóng hơn. Năm 2014 tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp giảm
xuống 203,216,143 đồng tương ứng giảm 29.9%. Do tác động của các hoạt
động kinh doanh phát sinh mà doanh nghiệp không thể tính toán trước được.
Để quản lý tốt công tác quản lý vốn bằng tiền, doanh nghiệp phải
thường xuyên quan tâm đến quản lý thu chi của doanh nghiệp.
Tất cả các khoản thu chi tiền mặt đều phải có các chứng từ thu chi hợp
lý chứng từ phải có chữ kí của giám đốc công ty và kế toán trưởng. Sau khi
kiểm tra chứng từ hợp lên thủ quĩ tiến hành thu vào hoặc chi ra các khoản
tiền. Căn cứ vào các chứng từ thu chi để ghi sổ quĩ và lập báo cáo quĩ kèm
theo chứng từ thu chi để ghi sổ kế toán. Thủ quĩ phải thường xuyên kiểm kê

số tiền quĩ thực tế tiến hành đối chiếu số liệu thực tế với sổ quĩ, sổ kế toán.
Nếu có sư chênh lệch thi thủ quĩ và kế toán phải tự kiểm tra lại để xác minh
nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý.
*Quản lý tiền mặt tại quĩ:
Với công tác quản lý tiền mặt tại quĩ của công ty phải tuân thủ theo
nguyên tắc chế độ lưu thông tiền mặt. Tiền mặt tại quĩ bản than nó không sinh
lời, vì vậy trong quản lý tiền mặt thì việc tối thiểu hóa tiền mặt là một vấn đề
hết sức quan trọng. doanh nghiệp phải đảm bảo dụ trữ một lượng tiền mặt phù
hợp để đáp ứng những nhu cầu thanh toán không thể trả qua ngân hàng.
Thông thường tiền mặt tại quĩ của daonh nghiệp dùng để trả lương, thưởng
cho nhân viên trong doanh nghiệp, dùng để mua sắp tùy vào thời kì phát sinh
và kế hoạch chi tiêu mà xác định lượng tiền mặt tại quĩ như tiền chi tiếp
khách, chi mua sắm những phụ tùng thay thế phục vụ thi công các công
trình… Với những hợp đồng lớn hơn 20 triệu đồng bắt buộc phải giao dịch
thông qua chuyển khoản, chính vì vậy công ty luôn chủ động dự trữ lượng
tiền mặt cần thiết để đáp ứng nhu cầu thanh toán khi tiền gửi ngân hàng dự trữ


17

thiếu. Hàng tháng công ty xác định mức tồn quỹ tiền mặt cần thiết. Mức tồn
quỹ cũng thay đổi qua các năm tuỳ thuộc vào hoạt động kinh doanh của công
ty.
*Quản lý tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân Nam Thắng:
Hầu hết các hoạt động thanh toán của doanh nghiệp tư nhân Nam
Thắng thường được thông qua hình thức chuyển khoản để đảm bảo tính nhanh
, hiệu quả và an toàn.
Hiện nay doanh nghiệp đang giao dịch cùng lúc với các ngân hàng khác
nhau đó là các ngân hàng : ngân hàng Vietcombank, ngân hàng Agribank,
ngân hàng Á Châu…Việc cùng lúc có quan hệ với nhiều ngân hàng giúp công

ty thực hiện tốt quản lý vốn bằng tiền. tránh bị lệ thuộc vào một ngân hàng
duy nhất nào đó. Lợi ích quan hệ làm ăn với nhiều ngân hàng, doanh nghiệp
có thể đánh giá dịch vụ của các ngân hàng khác nhau và mỗi nghiệp vụ phát
sinh doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình một ngân hàng với dịch vụ phù
hợp. Trong trường hợp một ngân hàng gặp khó khăn dịch vụ vẫn có thể tiếp
tục bởi các ngân hàng khác.
Khi phát sinh các nghiệp vụ chuyển tiền qua tài khoản của doanh
nghiệp tại ngân hàng, ngân hàng sẽ gửi “ sổ kế toán chi tiết” cho doanh
nghiệp. kế toán viên tiến hành phân loại và kiểm tra đối chiếu số liệu phát
sinh trên các chứng từ gốc trước đây với các số liệu trên trang sổ kế toán chi
tiết của ngân hàng để kịp thời phát hiện sai sót có thể có từ đó nhanh chóng
phản ánh với ngân hàng để tìm ra biện pháp giải quyết. Sauk hi kiểm tra đối
chiếu căn cứ vào số liệu kế toán chi tiết của ngân hàng và chứng từ gốc đi
kèm, kế toán tiến hành vào chứng từ ghi sổ.
 Qua việc phân tích quản lý vốn bằng tiền của doanh nghiệp, ta thấy
vốn bằng tiền trong tổng VLĐ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng doanh nghiệp cần
xem xét lại quản lý lượng vốn này đảm bảo có một khối lượng tiền đủ khả
năng thanh toán khoản nợ đến hạn.


18

1.2.2.2 Tình hình Quản lý và sử dụng khoản phải thu tại doanh nghiệp
tư nhân Nam Thắng
Khoản phải thu là khoản nợ phát sinh khi các cá nhân,tổ chức bên
ngoài doanh nghiệp mua sản phẩm ,hàng hóa,dịch vu do doanh nghiệp cung
cấp nhưng chưa thanh toán tiền cho doanh nghiệp. Khoản phải thu của doanh
nghiệp tư nhân Nam Thắng bao gồm khoản phải thu khách hàng, trả tước cho
người bán, các khoản phải thu khác.
Các khoản phải thu của doanh nghiệp có sự biến động qua các năm,

thay đổi cả vể tổng số và cơ cấu các khoản phải thu có xu hướng tăng từ năm
2012 đến năm 2014. Cơ cấu các khoản phải thu thay đổi theo từng năm cho
thấy những quyết định bán hàng và chính sách của doanh nghiệp đã có sự
điều chỉnh. Sự thay đổi trong cơ cấu các khoản phải thu là kết quả của những
biến động của cả môi trường kinh doanh vi mô và môi trường vĩ mô


19

Bảng 1.4: Tình hình sử dụng các khoản phải thu của doanh nghiệp tư nhân Nam Thắng trong gđ 2012-2014
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu

31/12/2012
Số tiền

31/12/2013
%

Số tiền

%

Số tiền

%

2013/2012

2014/2013


-

-

3.245.572.560

1Phải thu khách hàng

2.272.356.616

70

2.959.536.672

87,9

3.412.494.720

80,5

17.9

(7.4)

633.027.077

19,5

237.563.474


7,06

596.234.126

14,1

(12.44)

7.04

340.188.867

10,5

168.114501

5,04

228.293.870

5.4

(5.46)

0.36

2 Trả trước cho người bán
3 Các khoản phải thu khác


100

4.237.022.716

Chênh lệch(%)

Các khoản phải thu

100

3.365.214.647

31/12/2014

(Nguồn: trích bảng cân đối kế toán 2012-2014)

100


20

Dựa vào bảng 1.6 ta có thể thấy được xu hướng biến động của các khoản
phỉ thu trong 3 năm 2012-2014:
*Khoản phải thu khách hàng
Trong cơ cấu các khoản phải thu, khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ
trọng lớn. Chính đặc thù này đưa doanh nghiệp phải có chính sách tín dụng,
chính sách bán hàng hợp lý để quản lý tốt khoản phải thu khách hàng. Phải thu
khách hàng là khoản mục rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tiêu
thụ, doanh thu cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp
Qua bàng 1.6, ta có thể thấy được xu hướng biến động của các khoản phải

thu khách hàng trong những năm gần đây của doanh nghiệp tư nhân Nam Thắng
• Khoản phải thu khách hàng
Trong cơ cấu các khoản phải thu, khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ
trọng lớn. Chính đặc thù này đưa doanh nghiệp phải có chính sách tín dụng,
chính sách bán hàng hợp lý để quản lý tốt khoản phải thu khách hàng. Phải thu
khách hàng là khoản mục rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tiêu
thụ, doanh thu cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp
Dựa vào bàng 1.6, ta có thể thấy được xu hướng biến động của các khoản
phải thu khách hàng trong những năm gần đây của doanh nghiệp tư nhân Nam
Thắng
Năm 2013 khoản phải thu khách hàng của doanh nghiệp là 2.272.356.616
VNĐ, chiếm tỷ trọng 87,9% trong tổng giá trị các khoản phải thu, tăng tương
ứng 17,9% so với năm 2012. Điều này cho thấy so với năm 2012, công tác quản
lý khoản phải thu khách hàng của doanh nghiệp trong năm 2013 chưa được quan
tâm quản lý chặt chẽ , tình trạng khách hàng hàng mua chịu hàng hóa, hay thanh
toán chậm đang có xu hướng tăng cao. Có được kết quả đó là do trong năm
2013, giá vốn hàng bán tăng cao, tình hình kinh tế trì trệ chậm phát triển, tác
động đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra đoanh nghiệp cũng chưa trú trọng
đến công tác quản lý khoản thu, cần có chính sách thanh toán qua ngân hàng
giúp tiết kiệm thời gian và chi phí thanh toán cho khách hàng, góp phần cải thiện
tình hình khoản phải thu tại doanh nghiệp


21

Đến năm 2014, khoản phải thu khách hàng có xu hướng giảm 7.4% so với
năm 2013. Xét về tỷ trọng khoản phải thu khách hàng chiếm 80.5 % so với tổng
giá trị các khoản phải thu. Điều này cho thấy công tác quản lý khoản phải thu
khách hàng của doanh nghiệp tư nhân Nam Thắng đã có nhiều cải thiện, tình
trạng khách hàng mua chịu hàng hóa hay thanh toán chậm đã giảm đáng kể.

• Khoản phải trả trước cho người bán:
Căn cứ vào bảng 1.6, ta thấy khoản trả trước cho người bán chiếm tỷ
trọng ko lớn trong cơ cấu các khoản phải thu của doanh nghiệp tư nhân Nam
Thắng, chiếm khoảng 7-19.5% so với tổng giá trị các khoản phải thu và đang có
xu hướng biến động tăng giảm theo từng thời điểm. Các khoản trả trước cho
người bán này chiếm tỉ trọng ko cao nhưng ảnh hưởng việc quản lý khoản trả
trước cho người bán cũng khá quan trọng đối với doanh nghiệp
Từ năm 2012 đến năm 2014 xu hướng biến động của các khoản phải trả
trước cho người bán như sau:
Năm 2013 khoản phải trả trước cho người bán là 237.563.474 chiếm tỉ
trọng 7,06% trên tổng giá trị các khoản phải thu, giảm đáng kể so với năm 2012
là 12,44%
Năm 2014 khoản phải trả trước cho người bán là 596.234.126 ,có xu
hướng tăng 7.04% so với năm 2013. Tỷ trọng các khoản trả trước tăng với tốc
độ nhanh cho thấy doanh nghiệp chưa quan tâm đến công tác quản lý khoản trả
trước cho người bán, dẫn đến ảnh hưởng đến nguồn vốn bị chiếm dụng
* Các khoản phải thu khác
Các khoản phải thu khác bao gồm các khoản ký cược, kí quỹ, các khoản
khác như tiền phạt, tiền bồi thường của người vi phạm. khoản chi hộ tiền nhà,
tiền điện nước cho nhân viên, thu nhập từ hoạt động tài chính chưa nhận được,
các khoản thu doanh nghiệp cho vay, mượn vật tư hay tiền vốn tạm thời…. Đây
là các khoản phải thu thường xuyên.
Căn cứ vào bảng 1.6 ta thấy các khoản phải thu khác trong cơ cấu các
khoản phải của doanh nghiệp có xu hướng biến động, cụ thể là:


22

Năm 2013, các khoản phải thu khác là 168.114.501 VNĐ chiếm tỷ trọng
5.04 % trên tổng giá trị các khoản phải thu, tương ứng giảm 5.46 % so với năm

2012
Năm 2014, các khoản phải thu khác là 228.293.870 VNĐ chiếm 5.4%
trên tổng giá trị các khoản phải thu tương ứng tăng nhẹ 0.36% so với năm 2013
Nhận thấy trong 3 năm từ 2012 đến năm 2014, tỷ trọng các khoản phải
thu khác trên tổng các khoản phải thu của doanh nghiệp tư nhân Nam Thắng có
xu hướng giảm. Kết quả cho thấy công tác quản lý khoản phải thu khác của
doanh nghiệp trong nhưng năm vừa qua có dấu hiệu khả quan hơn.
Điều này cho thấy doanh nghiệp đã nỗ lực trong việc quản lý các khoản
phải thu khác, đấy cũng là một trong những nguyên nhân giúp cho tỷ trọng các
khoản phải thu của doanh nghiệp trong 3 năm có xu hướng hạn chế sự gia tăng
quá nhanh các khoản phải thu khác. Bởi vậy, doanh nghiệp cần tích cực phát
huy điểm mạnh này của mình, hơn nữa, đồng thơi áp dụng những ưu điểm trong
công tác quản lý khoản phải thu khác vào việc quản lý khách hàng, khoản trả
trước người bán, nhằm quản lý tốt hơn các khoản này nói riêng và các khoản
phải thu nói chung
*Công tác quản lý khoản phải thu của doanh nghiệp tư nhân Nam Thắng:
Để thực hiện việc quản lý khoản thu một cách hiệu quả thì vấn đề quan
trọng là phải phân tích khả năng tín dụng của khách hàng. Doanh nghiệp thiết
lập tiêu chuẩn bán chịu của mình chính thức hoặc không chính thức. Công việc
này phải bắt đầu bằng việc doanh nghiệp xây dựng một tiêu chuẩn tín dụng hợp
lý, sau đó xác minh phẩm chất tín dụng của khách hàng tiềm năng. Nếu khả
năng tín dụng của khách hàng phù hợp với những tiêu chuẩn tối thiểu mà doanh
nghiệp đưa ra thì có thể chấp nhận. Việc thiết lập tiêu chuẩn tín dụng của khách
hàng cần phải đạt tới sự cân bằng phù hợp. Nếu tiêu chuẩn tín dụng quá cao thì
sẽ loại bỏ mất nhiều khách hàng tiềm năng, do đó làm giảm lợi nhuận. Nhưng
nếu một chính sách tín dụng quá thấp có thể làm tăng doanh thu nhưng sẽ tạo ra
những khoản tín dụng có rủi ro cao và chi phí thu tiền cũng cao. Khi thực hiện


23


việc phân tích khả năng tín dụng của khách hàng, doanh nghiệp đã tiến hành
phương pháp:
+Xem xét phẩm cách và tư cách tín dụng khách hàng. Tiêu chuẩn này
nói lên tinh thần trách nhiệm của khách hàng trong việc trả nợ. Điều này phản
đoán dựa trên cơ sở việc thanh toán các khoản nợ trước đây đối với doanh
nghiệp hoặc với các doanh nghiệp khác
+Năng lực trả nợ: dựa vào 2 tiêu chí về khả năng thanh toán nhanh và
bảng dự trữ ngân quĩ của doanh nghiệp
+Vốn của khách hàng. Đây là chỉ tiêu đánh giá tiềm năng tài chính dài
han
+ Thế chấp, là xem xét khác hàng dưới góc độ các tài sản riêng mà họ có
thể sử dụng để đảm bảo cho các khoản nợ
+Điều kiện kinh tế, tức là đề cập đến khả năng phát triển của khách hàng,
xu thế phát triển về ngành nghề kinh doanh của họ
*Xác định thời gian nợ:
- Khách hàng dự án:
+Đối với các dự án phải trải qua giai đoạn đấu thầu: doanh nghiệp sẽ kiểm
soát nợ phải thu theo qui định của hồ sơ thầu
+Đối với các dự án chào giá cạnh tranh và khách hàng là thường xuyên:
doanh nghiệp sẽ áp dụng chính scsh thu hồi nợ phải thu là 20% trong vòng 7
ngày từ ngày kí biên hoàn tất phần móng của công trình, phần còn lại sẽ thanh
toán trong vòng 30 ngày kể từ ngày hoàn thành,nghiệm thu và bàn giao công
trình đối với khác loại A. Đối với khách hàng loại B,doanh nghiệp sẽ gửi công
văn nhắc khách hàng nếu không cải thiện tốt tình hình thanh toán, doanh nghiệp
buộc phải áp dụng chính sách nợ như đối với khách hàng khác, không còn ưu
đãi nữa
-Khách hàng khác: doanh nghiệp sẽ áp dụng chính sách nợ thống nhất đặt
cọc 30%, 20% ngay sau khi hoàn tất phần móng của công trình,30% ngay sau
khi xây dựng xong khung xương của công trình, 20% ngay sau khi nghiệm thu

bàn giao công trình.
Tổ kiểm soát nợ thường xuyên đánh giá phân loại khách hàng theo các
tiêu chí trên, đề nghị thời gian nợ tối đa cho từng khách hàng để giám đốc kí,


24

báo cáo tình trạng thu hồi nợ nửa tháng 1 lần cho ban kiểm soát nợ, cập nhật
chính sách kiểm soát nợ 6 tháng 1 lần để đảm bảo chính sách luôn phù hợp với
tình hình thực tế. Đối chiếu nợ với khách hàng 6 tháng 1 lần kế toán thanh toán
chị trách nhiệm in các bản chiếu nợ cho từng khách hàng, hồ sơ nợ sau đó để
nhân viên dự án đi đối chiếu. Thời gian hoàn trả lại hồ sơ cho phòng kế toán là 1
tháng kể từ ngày hồ sơ đc chuyển giao. Hàng ngày căn cứ vào hợp đồng,hóa đơn
bán hàng, biên bản nghiêm thu và bàn giao công trình, tổ kiểm soát nợ chịu
trách nhiệm đôn đốc thu hồi nợ.
1.2.2.3 Tình hình Quản lý và sử dụng hàng tồn kho của doanh nghiệp
nhân Nam Thắng
Quản lý hàng tồn kho cũng là một yếu tố quyết định đến hiệu quả sử dụng
vốn lưu động. Nếu xác định và duy trì được một mức tồn kho hợp lý sẽ tối thiểu
hoá được chi phí dự trữ hàng tồn kho chi phí do vốn bị ứ đọng mà vẫn đảm bảo
cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường. Nhưng nếu xác định
không đúng làm mức tồn kho quá lớn sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn, chi phí
bảo quản, chi phí bảo hiểm, các rủi ro do giảm chất lượng nguyên vật liệu, sản
phẩm, hàng hoá.
Vốn tồn kho dự trữ thường chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng số
VLĐ của Công ty. Bởi vậy Công ty cần có biện pháp quản lý và sử dụng khoản
này để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty.


25


Bảng 1.5: Bảng cơ cấu hàng tồn kho của doanh nghiệp tư nhân Nam Thắng gđ 2012-2014
ĐVT:VNĐ
Chỉ tiêu

31/12/2012

Số tiền

31/12/2013

31/12/2014

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

100%

3,424,682,565

100%

2,575,074,832

77.09%

2,583,922,995


75.45%

2.CCDC tồn kho

162,006,913

4.85%

194,179,501

3. CPSXKDDD

126,265,181

3.78%

9,352,976

467,648,821

A. Tổng HTK
1. NVL tồn kho

4. Thành phẩm tồn kho

5. Hàng bán trả lại

3,340,348,725


Số tiền
4,871,402,03

Chênh lệch

Tỷ trọng

2013 so với 2012
Số tiền
Tỷ trọng

Chênh lệch
2014 so với 2013
Số tiền
Tỷ trọng

100%

84,333,840

1.40%

1,446,719,466

17.43%

1
3,778,259,415

77.56%


8,848,163

0.32%

1,194,336,420

18.77%

5,67%

227,007,334

4.66%

32,172,588

16.56%

32,827,833

7.79%

173,288,937

5,06%

221,161,652

4.54%


47,023,756

25.74%

47,872,715

12.13%

0.28%

16,438,476

0.48%

17,049,907

0.35%

7,085,500

1.46%

611,431

1.82%

14%

456,852,654


13.34%

627,923,721

12.89%

(10,796,167)

(2.36%)

171,071,067

15.7%

(Nguồn: bảng CĐKT-phòng tài chính-kế toán )


×