Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng Vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dệt 10-10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.65 KB, 54 trang )

Chuyên đề thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình sản xuất kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải có
vốn. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu của mọi quá trình sản xuất kinh doanh.
Nếu như vốn cố định giúp doanh nghiệp hình thành nên tài sản cố định như: máy
móc, thiết bị, nhà xưởng,… thì vốn lưu động lại giúp cho doanh nghiệp có nguồn
nguyên vật liệu, nhân lực,… để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
mình.
Trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp, vốn lưu động thường xuyên vận
động và chuyển hóa qua nhiều hình thái khác nhau, chu chuyển giá trị toàn bộ
ngay trong một lần. Vốn lưu động có thể tồn tại ở các hình thái khác nhau: Vốn
bằng tiền, các khoản phải thu, vốn vật tư dự trữ, vốn trong thanh toán,…
Qua thực tế cho thấy không ít doanh nghiệp đã gặp khó khăn trong sản
xuất kinh doanh vì không đủ vốn lưu động để đảm bảo cho sản xuất kinh doanh
liên tục hay có những doanh nghiệp đã bị giảm sút hiệu quả sản xuất kinh doanh,
sử dụng vốn lãng phí, kém hiệu quả do dư thừa Vốn lưu động do đó quản lý vốn
lưu động luôn được các doanh nghiệp hết sức quan tâm, chú trọng.
Việt Nam đã gia nhập WTO, nền kinh tế của nước ta đang trên con
đường phát triển hết sức mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực. Trong điều kiện đó đòi hỏi
các doanh nghiệp phải chủ động trong việc huy động vốn cũng như phải có
những biện pháp tốt nhất để sử dụng nguồn vốn sao cho đạt hiệu quả tối ưu.
Công ty Cổ phần Dệt 10-10 là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, tồn tại
và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác. Trong hơn 3 tháng thực tập,
tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty em thấy công tác tổ chức sử dụng vốn
lưu động của Công ty bên cạnh những mặt tích cực còn có những hạn chế nhất
định. Những hạn chế này đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của Công ty đồng
thời đẩy Công ty lâm vào tình trạng phải vay nợ ngắn hạn.
Xuất phát từ thực tế đó em đã lựa chọn chuyên đề: “ Nâng cao hiệu quả
quản lý và sử dụng Vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dệt 10-10”
Bằng phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa lý luận với thực tiễn trên cơ
sở số liệu thực tế của Công ty qua các năm, em đã đi sâu và phân tích tình hình


tổ chức và sử dụng vốn lưu động của Công ty. Qua đó đánh giá chung hiệu quả
Phạm Đình Chiểu QTKD CN&XD 48B
Chuyên đề thực tập
sử dụng vốn lưu động và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dệt 10-10.
Chuyên đề của em gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Dệt 10-10
Chương 2: Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ
phần Dệt 10-10
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn tại
Công ty Cổ phần Dệt 10-10.
Để hoàn thành bản chuyên đề này em xin trân thành cảm ơn sự hướng dẫn
của giảng viên PGS.TS Ngô Kim Thanh và các bác, các cô chú, các anh chị
trong Công ty Cổ phần Dệt 10-10 đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực
tập ở Công ty.
Phạm Đình Chiểu QTKD CN&XD 48B
Chuyên đề thực tập
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT 10 – 10.
1.1 Khái quát về công ty Cổ phần Dệt 10-10.
1.1.1 Thông tin chung.
Công ty Cổ phần Dệt 10/10 là một doanh nghiệp cổ phần hoạt động trong
lĩnh vực dệt may trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội.
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Dệt 10 – 10.
- Tên giao dịch: 10 – 10 Textile Joint Stock Company.
- Các trụ sở:
+ Số 9/253 Minh Khai – Hà Nội (trụ sở chính)
+ Số 26 Trần Quý Cáp – Hà Nội
+ Số 6 Ngô Văn Sở – Hà Nội
+ Số 38 Bàu Cát – Phường 14 – Quận Tân Bình – Hồ Chí Minh
- Tel: 9434362; 8621736; 7473208.

- Fax: 84-4-9436792; 84-4-8226287.
- Email:

- Website: www.det10-10.com.vn
- Mã số thuế: 0100100590.
1.1.2 Sơ lược sự hình thành và quá trình phát triển .
Theo quyết định số 5784/QĐ – UB của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà
Nội ngày 29/12/1999, chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Dệt 10-10 thành
Công ty Cổ phần Dệt 10-10. Giấy phép kinh doanh là giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh số 058427 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày
12/01/2000.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty có thể chia thành 3 giai đoạn:
• Giai đoạn trong thời kỳ bao cấp ( 1973 – 1986 )
Vào đầu năm 1973, Hà Nội vừa giành được thắng lợi và bắt tay vào khôi
phục kinh tế. Dựa vào dây chuyền thiết bị do Bộ Công Nghiệp nhẹ của Cộng hòa
dân chủ Đức đã cung cấp cho nước ta, Sở Công Nghiệp Hà Nội đã có chỉ thị
giao cho 14 cán bộ công nhân viên lập ban nghiên cứu dệt Koket để sản xuất thử
Phạm Đình Chiểu QTKD CN&XD 48B
Chuyên đề thực tập
vải valize và vải tuyn. Sau khi sản phẩm vải valize bằng sợi visco đầu tiên đã
được chế tạo thành công và xuất xưởng (ngày 01/09/1974), Sở Công Nghiệp Hà
Nội đã đề nghị UBND thành phố Hà Nội đầu tư thêm cơ sở vật chất, thiết bị máy
móc, lao động kèm theo là Quyết định 262/CN ngày 25/12/1973 chính thức
thành lập Xí nghiệp Dệt 10-10. Hai cơ sở đầu tiên của Xí nghiệp đặt tại số 26
Trần Quý Cáp và số 6 Ngô Văn Sở với tổng diện tích hơn 500m
2
.
Ngày 10/11/1982 Xí nghiệp được đổi thành doanh nghiệp nhà nước theo
quyết định số 2768 QĐ/UB với số vốn được giao như sau:
- Vốn kinh doanh : 4.294.760.000 đồng

- Vốn cố định : 2.073.530.000 đồng
- Vốn lưu động : 2.044.900.000 đồng
- Vốn khác : 86.320.000 đồng
Trong đó:
- Vốn ngân sách : 2.778.540.000 đồng
- Bổ xung : 1.339.880.000 đồng
- Vốn khác : 86.320.000 đồng
Sang năm 1985, Xí nghiệp đã mạnh dạn mở rộng quan hệ bạn hàng với
các đơn vị xuất nhập khẩu như: Unimex Hải Phòng, xuất nhập khẩu thủy sản
Quảng Ninh, Thái Bình, Nghệ An, Bắc Giang,….
• Giai đoạn trước cổ phần hóa ( 1986 – 1999 )
Đây là giai đoạn Xí nghiệp tự sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường.
Xí nghiệp tự vận động tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ
trong tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt. Năm 1993, Xí nghiệp được đặt
thêm cơ sở tại số 9/253 Minh Khai để đặt thêm các phân xưởng sản xuất chính
gồm : phân xưởng sấy, phân xưởng dệt, phân xưởng cắt, phân xưởng may, kho
nguyên vật liệu, kho thành phẩm. Cùng năm đó, theo quyết định số 1580/QĐ –
UB do phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ký duyệt, Xí nghiệp đổi tên thành
“Công ty Dệt 10-10”. Công ty đã được cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp đã
giảm được chi phí ủy thác mà trước đây công ty phải bỏ ra 15.000$/năm.
Năm 1999, công ty Dệt 10-10 đã được cấp giấy chứng chỉ đảm bảo chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO.
Phạm Đình Chiểu QTKD CN&XD 48B
Chuyên đề thực tập
• Giai đoạn sau cổ phần hóa ( từ năm 2000 đến nay )
Từ giữa năm 1999, để phù hợp với yêu cầu của thời đại mới và để thực
hiện chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, công ty đã thực hiện công
tác cổ phần hóa thành công và chính thức hoạt động từ ngày 01/01/2000 với tên
“Công ty Cổ phần Dệt 10-10” theo quyết định số 5784/QĐ - UB ngày
29/12/1999 của UBND TP Hà Nội. Hình thức vốn sở hữu là: Nhà nước giữ 30%

vốn và cán bộ công nhân viên đóng góp 70% vốn với số vốn điều lệ là
8.000.000.000 đồng.
Trong giai đoạn này, Công ty đã đạt được nhiều phần thưởng cao quý của
Đảng và Nhà nước như : Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của Thành phố,
huân chương lao động, cờ đơn vị xuất sắc, Đảng bộ vững mạnh, cờ thi đua xuất
sắc,…
Công ty luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm, đào tạo đội ngũ cán bộ
công nhân viên chức nên dù gặp phải nhiều khó khăn và cạnh tranh gay gắt trên
thị trường, Công ty vẫn tiếp tục khẳng định được vị trí và uy tín của mình.
1.1.3 Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm của Công ty.
Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của Công ty: dệt và sản phẩm dệt. Cụ
thể là:
- Sản xuất kinh doanh vải tuyn, màn tuyn, vải rèm che cửa và các loại
hàng dệt may phục vụ trong nước và xuất khẩu.
- Nhập khẩu các loại máy móc thiết bị, phụ tùng, NVL sợi, hóa chất của
ngành dệt – nhuộm phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa.
- Mua bán hóa chất và chất diệt côn trùng trong lĩnh vực y tế và gia dụng.
- Môi giới thương mại và dịch vụ các loại.
- Xây dựng dân dụng, sửa chữa nhà để phục vụ kinh doanh giới thiệu sản
phẩm, cho thuê nhà.
Phạm Đình Chiểu QTKD CN&XD 48B
Chuyên đề thực tập
- Sản xuất, buôn bán hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng trong lĩnh vực y tế
và gia dụng (trừ hóa chất Nhà nước cấm và thuốc bảo vệ thực vật).
- Tham gia mua, bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán theo quy định
của Nhà nước Việt Nam.
1.1.4 Đặc điểm thị trường của Công ty Cổ phần Dệt 10-10
Trong nước, công ty gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty:
Công ty Tetimex , Viện dệt, Dệt Phước Long, Dệt Phương Đông, Dệt Châu Á,

Dệt Minh Khai và các cơ sở sản xuất tư nhân. Sản phẩm của Công ty gặp nhiều
khó khăn khi tiêu thụ trong miền Nam do những đối thủ cạnh tranh này luôn có
lợi thế về chi phí vận chuyển hàng hóa, ngoài ra, sản phẩm của Công ty còn phải
cạnh tranh với các loại màn Thái Lan, Trung Quốc trên thị trường.
Việt Nam đã gia nhập WTO nên các đối thủ cạnh tranh của Công ty tăng
về cả số lượng và chất lượng nhất là khi các mặt hàng của Công ty chủ yếu là để
xuất khẩu ra nước ngoài. Vì thế Công ty phải tiến hành nghiên cứu thị trường,
cải tiến mẫu mã nâng cao chất lượng để tạo chỗ đứng cho sản phẩm.
Sự biến động của thị trường dầu mỏ và giá vàng thế giới gây ra nhiều bất
lợi cho Công ty do giá dầu tăng cao làm cho giá sợi – NVL chủ yếu của Công ty
cũng tăng theo.
Khách hàng của Công ty gồm khách hàng công nghiệp và khách hàng tiêu
dùng. Sản phẩm của Công ty chủ yếu là xuất khẩu ra nước ngoài. Khách hàng
nước ngoài chủ yếu của Công ty là: Vesterragard Frandensen – Đan Mạch (gọi
tắt là VF). Khách hàng thường xuyên: tổ chức MSF, tổ chức UNICEF ( Quỹ nhi
đồng Liên Hợp Quốc ), tổ chức y tế thế giới (WHO). Bên cạnh đó còn có các
khách hàng không thường xuyên khác như : tổ chức MHO, công ty Institute
Pierre Ricthet, tổ chức Plan International Anchor House, công ty Miniserro de
saude, tổ chức FMH và một số khách hàng khác.
Phạm Đình Chiểu QTKD CN&XD 48B
Chuyên đề thực tập
Khách hàng nội địa của Công ty thường là các cơ quan Nhà nước, doanh
nghiệp thương mại, các tổ chức nên quy mô đặt hàng lớn. Các khách hàng
thường xuyên của Công ty là Công ty thương mại Hà Nội ( Công ty Giảng Võ,
Công ty thương mại chợ Đồng Xuân ), các công ty ở Nam Định, Hải Phòng,
Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Dương,…
Thị trường tiêu thụ của Công ty bao gồm:
+ Thị trường Châu Phi ( Togo, Senegal, Madagasacar, Kenya, Ghana,
Angola,…)
+ Thị trường Châu Á ( Indonesia, Pakistan, Ấn Độ,…)

+ Thị trường nội địa ( Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, Nghệ
An, Thanh Hóa,…).
1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Dệt 10-10
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức
năng ( sơ đồ 1), thống nhất chỉ đạo từ trên xuống với 3 cấp quản lý:
- Cấp 1: Hội đồng quản trị ( do Đại hội đồng cổ đông bầu ra dưới sự kiểm
soát của Ban kiểm soát.
- Cấp 2: Ban giám đốc điều hành và các phòng ban chức năng.
- Cấp 3: Các phân xưởng sản xuất.
Phạm Đình Chiểu QTKD CN&XD 48B
Chuyên đề thực tập
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần Dệt 10 – 10
Phạm Đình Chiểu QTKD CN&XD 48B
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
Ban kiểm soát
PTGĐ
Sản xuất
PTGĐ
Kỹ thuật
PTGĐ
Kinh tế
PTGĐ
Gia công
Phòng
TTSP
Phòng
CƯVT
Phòng

KTCN
Phòng
KTCĐ
Phòng
ĐBCL
Phòng
ĐBCL
Phòng
KHSX
Phòng
TCBV
Phòng
tài vụ
Phòng
h.chính
Phòng
XDCB
Phòng
G.công
Phòng
bảo vệ
VPĐD
TpHCM
Các phân xưởng
PX
Dệt 1
PX
Dệt 2
PX Văng
sấy 1

PX Văng
sấy 2
PX Văng
sấy 3
PX
Cắt 1
PX
Cắt 2
PX
May 1
PX
May 2
PX Đóng
kiện
Chuyên đề thực tập
1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt 10-10
1.3.1 Đặc điểm cơ sở vật chất, trình độ kỹ thuật.
- Máy móc thiết bị: Từ năm 2007 về trước dây chuyền sản xuất của xí
nghiệp là một dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh từ mắc sợi đến vải thành phẩm,
đóng thành kiện hoặc may thành màn đóng gói để xuất cho các đơn đặt hàng.
Thiết bị được trang bị hiện đại, đồng bộ, trình độ cơ giới hoá cao chiếm 90%,
còn lại 10% do mặt bằng xí nghiệp chật hẹp, không lắp đặt được và một số hư
hỏng chờ sửa chữa hoặc thanh lý.Số thiết bị của xí nghiệp được chia làm hai
loại:
+ Máy móc thiết bị công tác bao gồm 48 máy dệt Koket ,30 máy mắc
FAVORIT,230 máy khâu chuyên dụng.
+ Máy móc thiết bị phục vụ bao gồm các thiết bị phục vụ vận chuyển, các
thiết bị vận hành hệ thống thông thoáng, hệ thống máy phun màu.Do đặc điểm
của xí nghiệp, số máy móc thiết bị đều phải nhập ngoại (trừ máy may).Do đó
nhiều khi không chủ động được khâu sửa chữa vì thiếu phụ tùng thay thế (nhiều

chi tiết quan trọng chưa có khả năng sản xuất trong nước).
Từ năm 2006 trở về trước công ty đã có đội ngũ lao động lành nghề, nhiều
kinh nghiệm. Máy móc thiết bị của Công ty được đầu tư hiện đại để đáp ứng
nhu cầu kỹ thuật về sản phẩm đang sản xuất và xuất khẩu đó là vải tuyn và màn
tuyn.
Sang năm 2007, với việc thực hiện dự án tại Cổ Bi – Gia Lâm, Công ty đã
đầu tư thêm 40 máy dệt tốc độ cao và 10 máy mắc.
Với thiết bị, máy móc và công nghệ chủ yếu nhập ngoại nên việc bỏ vốn
đầu tư là rất lớn, chính điều đó ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý và sử dụng
vốn lưu động. Phần vốn đầu tư vào máy móc, thiết bị và công nghệ làm cho
Công ty mất đi một khoản vốn lưu động rất lớn.
Phạm Đình Chiểu QTKD CN&XD 48B
Chuyên đề thực tập
1.3.2 Đặc điểm nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu của sản phẩm của Công ty:
Công ty đã sử dụng cả nguyên vật liệu trong nước và nhập khẩu từ nước
ngoài. Sau đây là một số NVL chính của Công ty:
Bảng 1: Danh mục NVL của Công ty
STT Tên nguyên vật liệu Nơi cung cấp
1 Sợi DTY75D + 100D/36F Công ty TNHH SX&TM Thế Kỷ
(Củ Chi –TP.Hồ Chí Minh)
2 Sợi Polyfin 100D/36 +
75D/36F
PT Polyfin.canggin (No.18
Banddung 10171.Indonesia)
3 Sợi Petex 100D/36F +
75D/36F
Công ty Hualon( Nhơn Trạch –
Phước Tân – Đồng Nai )
4 Vải tuyn xuất khẩu Công ty Dệt Đà Nẵng

5 Vải màn tuyn xuất khẩu Cơ sở may Tiến Đạt
6 Chỉ may Công ty dịch vụ và thương mại số
1 ( Hà Nội )
7 Vải màn tuyn xuất khẩu Công ty TM&DV Tiến Quang
Q12-TP.Hồ Chí Minh)
8 Hóa chất và thuốc nhuộm Hãng Huntsman ( Hà Nội ) (nhập
khẩu )
9 Deltamethrine Công ty TNHH An Nông (nhập
khẩu )
( Nguồn: Phòng vật tư )
Như vậy, nguyên vật liệu chính của Công ty phần lớn là nhập khẩu từ
nước ngoài và các nơi rất xa với cơ sở sản xuất của Công ty. Vì vậy việc mua
nguyên vật liệu đầu vào làm ứ đọng một nguồn vốn lưu động khá lớn. Sự ảnh
hưởng của nguyên vật liệu đến hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động được
phân tích cụ thể ở chương sau.
1.3.3 Quy trình công nghệ của sản phẩm của Công ty Cổ phần Dệt 10-10
Phạm Đình Chiểu QTKD CN&XD 48B
Chuyên đề thực tập
Công ty Cổ phần Dệt 10-10 từ khi thành lập chuyên sản xuất các loại màn
tuyn, vải tuyn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Do 80% sản phẩm của
Công ty được xuất khẩu nên giữa quy trình sản xuất ra sản phẩm phục vụ trong
nước và sản phẩm xuất khẩu cũng có sự khác nhau.
Quy trình công nghệ của các sản phẩm phải trải qua các giai đoạn (theo sơ đồ 2).
Sản phẩm của công ty chủ yếu được sản xuất thông qua các đơn đặt hàng.
Khi công ty nhận được đơn đặt hàng hoặc ký được hợp đồng thì phòng kế hoạch
sản xuất sẽ xây dựng kế hoạch, triển khai sản xuất. Quá trình sản xuất được bắt
đầu.
Các búp sợi được đánh vào cacbobin tùy theo máy to hoặc máy nhỏ mà
sẽ có tám hoặc bốn cacbobin để dệt ra vải tuyn mộc khổ 1,6 m. Máy to sẽ dệt
được 2 khổ vải tuyn mộc, còn máy nhỏ dệt được 1 khổ vải tuyn mộc.

Tại các phân xưởng dệt, vải tuyn dệt ra sẽ được tổ kiểm mộc thuộc tổ kỹ
thuật kiểm tra chất lượng sản phẩm tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng vải
và phân loại vải thành vải loại I, II, III. Trong giai đoạn này tiêu hao chủ yếu là
kim dệt (kim cảnh, kim ép, kim đóng) và nếu dệt tuyn hoa hoặc dệt rèm thì sẽ
tốn nhiều kim hơn.
Vải tuyn sau khi đã qua kiểm mộc sẽ được đưa đến phân xưởng văng sấy,
nhuộm để định hình vải từ khổ 1,6 m sang khổ 1,8 m. Sau đó tiến hành tẩy trắng
bằng hóa chất tẩy.ở đây, hóa chất chủ yếu công ty sử dụng là LơIvitec, ngoài ra
còn sử dụng các hóa chất nhuộm khác để nhuộm thành vải tuyn xanh hoặc cỏ úa.
Vải tuyn sau khi đã định hình, nhuộm được chuyển sang phân xưởng cắt.
Tại đây tuyn có thể được đóng kiện (150m/kiện) hoặc được cắt thành màn các
loại (MD01, MD06, MT02, màn cá nhân…). ở công đoạn này tiêu hao chủ yếu
là phấn vạch, phiếu cắt, phiếu đóng gói, kéo, mực dấu.
Sau khi cắt vải được chuyển sang phân xưởng may. Tại phân xưởng may
sẽ thực hiện công đoạn cuối cùng và hoàn chỉnh ra thành phẩm. Trong giai đoạn
này tiêu hao chủ yếu là chỉ các loại, viên chì, kim khâu, len…
Thành phẩm sau khi hoàn chỉnh được chuyển qua bộ phận kiểm tra chất
lượng sản phẩm (KCS). Sau đó thành phẩm được đóng gói và nhập kho thành
phẩm.
Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Phạm Đình Chiểu QTKD CN&XD 48B
Chuyên đề thực tập
Phạm Đình Chiểu QTKD CN&XD 48B
Dệt I Dệt II
Kiểm mộc
Văng
sấy I
Văng
sấy III
Văng

sấy II
Kho vật tư
Mắc
Cắt
May I
KCS
Bao gói
May II
Kho thành phẩm
Chuyên đề thực tập
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT 10-10
2.1 Phân tích nguồn hình thành vốn lưu động của Công ty Cổ phần Dệt 10-10
2.1.1 Nguồn vốn kinh doanh của Công ty
Vốn kinh doanh được chia thành hai loại: Vốn cố định và vốn lưu động.
Tổng vốn kinh doanh cuối năm 2009 là 992.908.643 nghìn đồng tăng
312.945.432 nghìn đồng (46,02%) so với đầu năm. Trong nguồn vốn kinh doanh
của Công ty ta thấy vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn. Cuối năm 2009, vốn lưu
động của Công ty là 794.954.034 nghìn đồng (chiếm 80,06% tổng nguồn vốn
kinh doanh) tăng 285.003.155 nghìn đồng so với đầu năm. Như vậy trong năm
2009 vốn lưu động đã tăng 55,89% đây là một mức tăng rất cao, điều đó cho
thấy khả năng thanh toán của Công ty ở mức cao.
Vốn cố định của Công ty ở cuối năm 2009 là 197.954.609 nghìn đồng,
tăng 27.942.277 nghìn đồng (16,44%) so với đầu năm. Điều đó cho thấy trong
năm 2009, Công ty đã mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, chú trọng đầu tư
đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và
chất lượng sản phẩm.
Cùng với việc tìm hiểu nguồn vốn của Công ty, ta cần xem xét nguồn hình
thành vốn của Công ty để thấy được tình hình bố trí và sử dụng vốn kinh doanh
của Công ty. Nguồn vốn của Công ty được hình thành từ 2 nguồn là: Vốn chủ sỏ

hữu và nợ phải trả.
Nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm 2009 là 69.212.983 nghìn đồng, chiếm
tỷ trọng nhỏ (6,97% tổng nguồn vốn). Trong khi đó nợ phải trả là 923.695.660
nghìn đồng chiếm tỷ trọng rất cao ( 93,03% tổng nguồn vốn). So với đầu năm
2009 thì vốn chủ sở hữu tăng 6,51% (4.233.222 nghìn đồng) nhưng về tỷ trọng
nguồn vốn thì lại giảm. Nguyên nhân là do vốn chủ sử hữu mặc dù có tăng về số
lượng nhưng mức tăng của nợ phải trả là lớn hơn. Nợ phải trả đầu năm 2009 là
614.983.450 nghìn đồng (chiếm 90,44% tổng nguồn vốn) và cuối năm là
Phạm Đình Chiểu QTKD CN&XD 48B
Chuyên đề thực tập
923.695.660 nghìn đồng ( chiếm 93,03%). Như vậy trong năm 2009, nợ phải trả
của Công ty tăng 308.712.210 nghìn đồng (tăng 50,20%). Với cơ cấu nguồn vốn
như vậy ta có thể nhận xét rằng sự phụ thuộc về vốn của Công ty là quá lớn, điều
này sẽ đe dọa hoạt động kinh doanh của Công ty nếu như Công ty sử dụng hiệu
quả nguồn vốn này. Trong nợ phải trả chủ yếu là nợ ngắn hạn. Cuối năm 2009,
nợ ngắn hạn chiếm 81,02% (804.493.647 nghìn đồng) tăng 61,26% (305.631.543
nghìn đồng) so với đầu năm. Nợ dài hạn so với đầu năm cũng tăng 2,65%
(3.080.667 nghìn đồng).
Như vậy, nguồn vốn kinh doanh của Công ty chủ yếu được hình thành từ
nợ phải trả (khoảng 93,03% tổng nguồn vốn), mà nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn
(khoảng 81,02% tổng nguồn vốn) và có xu hướng tăng. Ngược lại, nguồn vốn
chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn của Công ty (khoảng 6,97%
tổng nguồn vốn). Hệ số nợ của Công ty ở mức cao, đó là biểu hiện của cơ cấu
nguồn vốn không hợp lý. Đầu năm 2009, hệ số nợ là 0,9044, cuối năm là 0,9303.
Với hệ số nợ cao như vậy cho thấy Công ty vẫn đang trong tình trạng thiếu vốn
sản xuất kinh doanh. Đây là một khó khăn rất lớn cho Công ty trong quá trình
phát triển, song cũng là động lực không nhỏ thúc đẩy Công ty phải tổ chức hoạt
động sản xuất kinh doanh sao có hiệu quả.
Phạm Đình Chiểu QTKD CN&XD 48B
Chuyên đề thực tập

Bảng 2: Bảng cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Dệt 10-10 năm 2009
Chỉ tiêu
Đầu năm Cuối năm Chênh lệch
Số tiền (nghìn
đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền (nghìn
đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền (nghìn
đồng)
Tỷ trọng
(%)
Tổng Tài sản 679.963.211 100 992.908.643 100 312.945.432 46,02
1.Tài sản ngắn hạn 509.950.879 75,00 794.954.034 80,06 285.003.155 55,89
2.Tài sản dài hạn 170.012.332 25,00 197.954.609 19,94 27.942.277 16,44
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2009)
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt 10-10
Chỉ tiêu
Đầu năm Cuối năm Chênh lệch
Số tiền (nghìn
đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền (nghìn
đồng)
Tỷ trọng
(%)

Số tiền (nghìn
đồng0
Tỷ trọng
(%)
Tổng vốn kinh doanh 679.963.211 100 992.908.643 100 312.945.432 46,02
1. Nợ phải trả
a. Nợ ngắn hạn
b. Nợ dài hạn
614.983.450
498.862.104
116.121.346
90,44
73,37
17,07
923.695.660
804.493.647
119.202.013
93,03
81,02
12,01
308.712.210
305.631.543
3.080.667
50,20
61,26
2,65
2. Vốn chủ sở hữu 64.979.761 9,56 69.212.983 6,97 4.233.222 6,51
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2009)
Phạm Đình Chiểu QTKD CN&XD 48B
Chuyên đề thực tập

2.1.2 Công tác tổ chức nguồn vốn lưu động của Công ty Cổ phần Dệt 10-10
năm 2009
- Đặc điểm của vốn lưu động là trong cùng một lúc nó phân bố ở tất cả
các giai đoạn của quá trình sản xuất và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau.
Vì vậy, để đảm bảo quá trình sản xuất được tiến hành liên tục phải có đủ nguồn
tài trợ đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của Công ty. Do đó, việc phân tích đánh
giá cơ cấu nguồn vốn lưu động của Công ty là rất cần thiết. Tại Công ty Cổ phần
Dệt 10-10 ta có thể thấy được nguồn tài trợ vốn lưu động vào đầu năm là từ vay
và nợ ngắn hạn nhưng tới cuối năm là từ khoản phải trả cho người bán.
- Trong 2 năm vừa qua, có thể thấy vốn lưu động mà Công ty huy động
được phần lớn từ nguồn nợ phải trả ngắn hạn. Trong cả 2 năm, Công ty đều đảm
bảo vốn lưu động chủ yếu từ việc đi vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng và
các khoản phải trả cho người bán.
Bảng 4: Nguồn tài trợ vốn lưu động của Công ty Cổ phần Dệt 10-10
năm 2008, 2009
Đơn vị tính: 1000đồng
Chỉ tiêu Cuối năm 2008 Cuối năm 2009 Chênh lệch
1.Vay và nợ ngắn hạn 80.871.402 117.846.659 36.975.257
2. Phải trả người bán 387.433.941 500.360.664 112.926.723
3. Người mua trả tiền
trước
21.583.172 175.435.610 153.852.438
4. Thuế và các khoản
phải nộp
38.473 704.345 665.872
5. Phải trả người lao
động
5.916.177 6.699.520 783.343
6. Các khoản phải trả,
phải nộp ngắn hạn khác

3.018.939 3.446.850 447.911
(Nguồn: Bảng cấn đối kế toán 2008, 2009)
Năm 2008, Công ty vay và nợ ngắn hạn 80.871.402 nghìn đồng, năm
2009 vay và nợ ngắn là 117.846.659 nghìn đồng. Điều này cho thấy Công ty đã
đi vay ngân hàng nhiều hơn nhưng so với mức tăng của vốn lưu động thì đó là
Phạm Đình Chiểu QTKD CN&XD 48B
Chuyên đề thực tập
một mức tăng cần thiết. Trong khi đó, phải trả người bán cuối năm 2008 là
387.433.941 nghìn đồng, cuối năm 2009 là 500.360.664 nghìn đồng. Như vậy
trong năm 2009 phải trả người bán của Công ty đã tăng 112.926.723 nghìn đồng,
đây là một mức tăng rất lớn. Điều đó cho thấy Công ty có uy tín tín dụng cao và
có mối quan hệ làm ăn tốt với nhà cung cấp nguyên vật liệu. Đây là nguồn vốn
mà Công ty nên chủ động khai thác có hiệu quả nhiều hơn nữa, đồng thời cũng
nên có biện pháp đảm bảo việc khai thác nguồn vốn này một cách lâu dài, không
nên khai thác quá mức bởi chiếm dụng được nguồn vốn này Công ty sẽ không
phải trả lãi hoặc lãi suất thấp, giảm được chi phí sử dụng vốn.
Trong 2 năm gần đây, Công ty còn khai thác nguồn vốn từ khoản người
mua trả tiền trước. Đây là khoản có mức tăng nhiều nhất trong năm 2009. Cuối
năm 2009 là 175.435.610 nghìn đồng, trong khi đó số đầu năm là 21.583.172
nghìn đồng, như vậy khoản này đã tăng 153.852.438 nghìn đồng trong năm
2009. Điều đó cho thấy sản phẩm của Công ty ngày càng uy tín trên thị trường,
khách hàng ngày càng tin tưởng về chất lượng sản phẩm và đặt cọc tiền trước.
Và Công ty có thể tận dụng khoản vốn này để đáp ứng nhu vốn cho sản xuất
kinh doanh mà không phải trả lãi suất. Tuy nhiên để duy trì mức tăng của nguồn
vốn này thì đòi hỏi Công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản
phẩm để ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng hơn. Bên cạnh đó, Công
ty cũng đã tăng cường khai thác nguồn vốn từ các khoản phải trả, phải nộp khác.
Năm 2008, Công ty đã huy động được 3.018.939 nghìn đồng, đến năm 2009,
Công ty huy động được 3.446.850 nghìn đồng. Trong năm 2009, thuế và các
khoản phải nộp ngân sách Nhà nước tăng 665.872 nghìn đồng, điều đó phản ánh

việc Công ty thanh toán các khoản nợ đối với Nhà nước chưa kịp thời nhưng lại
làm tăng vốn chiếm dụng được.
Tóm lại, có thể nói rằng trong 2 năm qua việc huy động vốn lưu động của
Công ty phụ thuộc chủ yếu từ các nguồn bên ngoài. Điều đó sẽ làm nảy sinh
những ảnh hưởng không mong muốn, ngoài tầm kiểm soát của Công ty tới hoạt
động sản xuất kinh doanh.
2.2 Tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dệt 10-10
Phạm Đình Chiểu QTKD CN&XD 48B
Chuyên đề thực tập
Như ta thấy ở phân trước vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong vốn kinh
doanh của Công ty cho nên hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ có ảnh hưởng đến
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung. Tìm hiểu thực trạng công tác quản
lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty trong những năm qua sẽ có ỹ nghĩa to
lớn trong việc tìm ra giải pháp đẩy mạnh việc tổ chức và nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dệt 10-10.
2.2.1 Cơ cấu vốn lưu động của Công ty
Để xem xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động trước hết ta cần đi phân tích
cơ cấu vốn lưu động của Công ty, thông qua việc phân tích xem xét cơ cấu này
có hợp lý hay không sẽ giúp cho nhà quản lý thấy được tình hình phân bổ vốn
lưu động và tỷ trọng mỗi khoản trong các giai đoạn luân chuyển, từ đó tìm ra
những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Bảng 5: Cơ cấu vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dệt 10-10
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Cuối năm 2008 Cuối năm 2009 Chênh lệch
Lượng Tỷ trọng
(%)
Lượng Tỷ
trọng
(%)

Lượng Tỷ lệ
(%)
1.Tiền 11.787.842 2,31 78.460.228 9,87 +66.672.386 +84,98
2. Đầu tư tài
chính ngắn hạn
17.213.331 3,38 - - -17.213.331 -
2. Các khoản
phải thu
185.844.264 36,44 115.123.686 14,48 -70.720.578 - 38,05
3. Hàng tồn kho 275.248.144 53,98 562.261.909 70,73 +287.013.765 +104,27
4. Tài sản lưu
động khác
19.857.299 3,89 39.108.212 4,92 +19.250.913 +96,95
Tổng 509.950.879 100% 794.954.034 100% +285.003.155 +55,89
(Nguồn: Bảng cấn đối kế toán năm 2009)
Qua bảng số liệu ta thấy rằng:
- Tổng số vốn lưu động của Công ty cuối năm 2009 tăng 285.003.155
nghìn đồng tương ứng tỷ lệ 55,89% so với đầu năm. Khoản tăng thêm này chủ
Phạm Đình Chiểu QTKD CN&XD 48B
Chuyên đề thực tập
yếu là do sự tăng thêm của hàng tồn kho và lượng tiền mặt. Tiền mặt tăng lên sẽ
giúp cho Công ty tăng khả năng thanh toán, đó là điều tốt nhưng việc hàng tồn
kho tăng có thể là do Công ty không bán được sản phẩm, đó là điều mà Công ty
không mong muốn. Việc tăng lượng hàng tồn kho cũng có thể là do Công ty tăng
quy mô sản xuất, đó là việc rất tốt. Bên cạnh đó thì các khoản phải thu của Công
ty giảm đáng kể, đầu năm các khoản phải thu là 185.844.264 nghìn đồng nhưng
lượng cuối năm là 115.123.686 nghìn đồng. Điều đó chứng tỏ rằng có thể trong
năm 2009 Công ty đã thu được tiền từ các khách hàng, làm giảm số vốn bị chiếm
dụng. Có thể nói, việc tăng quy mô sản xuất kinh doanh thì vốn lưu động cũng
tăng khá nhanh, để đánh giá xem sự gia tăng về vốn lưu động có hợp lý hay

không ta cần phân tích các khoản mục chi tiết.
- Trong tổng vốn lưu động của Công ty năm 2009 thì hàng tồn kho chiếm
tỷ trọng lớn nhất, sau đó đến các khoản phải thu, tiền và cuối cùng là tài sản lưu
động khác. Cụ thể như sau:
+ Hàng tồn kho: chiếm 70,73% tổng vốn lưu động, đầu năm là
275.248.144 nghìn đồng, cuối năm là 562.261.909 nghìn đồng, tăng 287.013.765
nghìn đồng (ứng với +104,27%). Dự trữ hàng tồn kho nhằm tạo điều kiện cho
hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra thuận tiện, tuy nhiên nếu dự trữ ở
mức vượt qua nhu cầu cần thiết thì Công ty lại bị ứ đọng vốn và sẽ gây ra lãng
phí trong quản lý vốn. Trong năm 2009, Công ty đã tăng mức dự trữ mà nguyên
nhân là do Công ty đã tăng năng suất, mở rộng sản xuất kinh doanh và do Công
ty có những đơn hàng lớn vào đầu năm 2010.
+ Các khoản phải thu: luôn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong vốn lưu
động, đầu năm 2009 là 36,44% (ứng với 185.844.264 nghìn đồng), cuối năm là
14,48 % (ứng với 115.123.686 nghìn đồng). Như vậy trong năm 2009, các khoản
phải thu đã giảm về cả lượng (giảm 70.720.578 nghìn đồng) và cả về tỷ lệ.
Nguyên nhân các khoản phải thu giảm là do khách hàng đã thanh toán những
khoản nợ cho Công ty, điều đó làm giảm lượng vốn bị khách hàng chiếm dụng
của Công ty, và Công ty có thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.
+ Vốn bằng tiền: lượng vốn bằng tiền của Công ty cuối năm 2009 là
78.460.228 nghìn đồng (chiếm 9,87% vốn lưu động) tăng 66.672.386 nghìn đồng
so với đầu năm (ứng với tỷ lệ 84,98%). Lượng vốn bằng tiền tăng lên cho thấy
Phạm Đình Chiểu QTKD CN&XD 48B
Chuyên đề thực tập
khả năng thanh toán của Công ty tăng, đáp ứng được nhu cầu chi tiêu thường
xuyên và trả một số khoản nợ phải trả đến hạn.
+ Tài sản lưu động khác của Công ty là khoản chiếm tỷ trọng nhỏ nhất
trong vốn lưu động. Cuối năm 2009, nó chiếm tỷ trọng 4,92% trong vốn lưu
động (với 39.108.212 nghìn đồng) tăng 96,95 % (ứng với 19.250.913 nghìn
đồng) so với đầu năm.

2.2.2 Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dệt 10-10
2.2.2.1 Tình hình quản lý vốn bằng tiền
Nhiệm vụ quản lý vốn bằng tiền không chỉ đảm bảo cho Công ty có đủ
lượng vốn tiền mặt cần thiết để đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu thanh toán mà
quan trọng hơn là tối đa hóa ngân quỹ hiện có, giảm tối đa rủi ro về mặt lãi suất,
tỷ giá hối đoái và tối đa hóa việc đi vay ngắn hạn và đầu tư kiếm lời. Mặt khác, vốn
tiền mặt còn là khoản dự phòng nhằm ứng phó với các sự kiện bất thường chưa dự
đoán được, tạo điều kiện cho Công ty cơ hội thu được chiết khấu trên hàng mua trả
đúng kỳ hạn, làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty.
Vốn bằng tiền của Công ty bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng,
không có tiền đang chuyển. Ta có bảng số liệu sau:
Bảng 6: Cơ cấu nguồn vốn bằng tiền của Công ty Cổ phần Dệt 10-10
năm 2008
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
Lượng
(nghìn
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Lượng
(nghìn
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Lượng
(nghìn đồng)

Tỷ lệ
(%)
1.Tiền mặt 10.559.996 7,2 1.178.784 10 -9.381.212 -88,84
2. Tiền gửi ngân
hàng
136.106.616 92,8 10.609.058 90 -125.497.558 -92,21
Tổng 146.666.612 100 11.787.842 100 -134.878.770 -91,96
(Nguồn: Bảng cấn đối kế toán 2008)
Bảng 7: Cơ cấu nguồn vốn bằng tiền của Công ty Cổ phần Dệt 10-10
năm 2009
Phạm Đình Chiểu QTKD CN&XD 48B
Chuyên đề thực tập
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch
Lượng
(nghìn
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Lượng
(nghìn
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Lượng
(nghìn
đồng)

Tỷ lệ
(%)
1.Tiền mặt 1.178.784 10 19.615.057 2,50 18.436.273 1564,01
2. Tiền gửi ngân
hàng
10.609.058 90 58.845.171 97,50 48.236.113 454,67
Tổng 11.787.842 100 78.460.228 100 66.672.386 565,60
(Nguồn: Bảng cấn đối kế toán 2009)
Vốn bằng tiền của Công ty đầu năm 2009 là 11.787.842 nghìn đồng, đến
cuối năm là 78.460.228 nghìn đồng, tăng 565,60% tương ứng với lượng
66.672.386 nghìn đồng. Trong vốn bằng tiền của Công ty có tiền mặt chiếm
2,50% với lượng tiền là 19.615.057 nghìn đồng, tiền gửi ngân hàng chiếm
97,50% với lượng tiền là 58.845.171 nghìn đồng. Như vậy lượng tiền chủ yếu
của Công ty là tiền gửi ngân hàng. Duy trì lượng tiền gửi ngân hàng rất thuận lợi
vì nó đảm bảo an toàn, đem lại cho Công ty khoản thu nhập từ lãi suất tiền gửi
nhất là trong tình hình hiện nay lãi suất của các ngân hàng đang tăng rất cao.
Không chỉ vậy, khoản tiền gửi ngân hàng này còn đáp ứng nhu cầu chi trả qua
ngân hàng của Công ty.
2.2.2.2 Tình hình quản lý các khoản phải thu
Để đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm các doanh nghiệp thường cung
cấp cho nhau hình thức tín dụng thương mại (hình thức mua, bán chịu) nên trong
doanh nghiệp luôn tồn tại các khoản phải thu.
Quản lý nợ phải thu là công tác khá phức tạp và khó khăn trong việc quản
lý và sử dụng vốn lưu động. Việc quản lý nợ phải thu không chỉ tác động đến
hiệu quả sử dụng vốn lưu động, kết cấu vốn lao động mà còn tác động đến hiệu
quả sử dụng vốn lao động, kết cấu vốn lao động mà còn tác động đến doanh thu
tiêu thụ sản phẩm, khả năng chiếm lĩnh thị trường của Công ty. Do vậy, tùy
thuộc vào chính sách của Công ty trong từng thời kỳ, trình độ khả năng của đội
Phạm Đình Chiểu QTKD CN&XD 48B
Chuyên đề thực tập

ngũ cán bộ quản lý mà đánh giá tình hình nợ phải thu của Công ty. Để hiểu hơn
về các khoản phải thu của Công ty Cổ phần Dệt 10-10 ta nghiên cứu bảng sau:
Bảng 8: Cơ cấu các khoản phải thu của Công ty Cổ phần Dệt 10-10 năm
2009
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Đầu năm Cuối năm Chênh lệch
Lượng Tỷ
trọng
(%)
Lượng Tỷ
trọng
(%)
Lượng Tỷ lệ
(%)
1.Phải thu khách
hàng
181.370.601 97,59 108.029.192 93,84 -73.341.409 -40,44
2.Trả tiền trước
cho người bán
3.933.915 2,12 5.439.403 4,72 1.505.488 38,27
3.Phải thu nội bộ - - - - - -
4.Các khoản phải
thu khác
539.747 0,29 1.655.091 1,44 1.115.344 206,64
Cộng 185.844.264 100 115.123.686 100 -70.720.578 -38,05
(Nguồn: Bảng cấn đối kế toán năm 2009)
Tại thời điểm đầu năm 2009, tổng số các khoản phải thu của Công ty là
185.844.264 nghìn đồng, đến cuối năm các khoản phải thu đã giảm 70.720.578
nghìn đồng xuống còn 115.123.686 nghìn đồng. Như vậy trong năm 2009, các

khoản phải thu đã giảm 38,05%, đó là một con số rất lớn và là một điều rất thuận
lợi cho Công ty. Điều đó chứng tỏ Công ty đã giảm được số vốn bị chiếm dụng.
Trong các khoản phải thu thì phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp
sau đó là trả tiền trước cho người bán, các khoản phải thu khác và không có
khoản phải thu nội bộ.
- Phải thu khách hàng: luôn là khoản có tỷ trọng cao nhất trong các khoản
phải thu, cuối năm 2009 là 93,84% với lượng tiền tương ứng là 108.029.192
nghìn đồng giảm 73.341.409 nghìn đồng so với đầu năm (giảm 40,44%).
Nguyên nhân chính là do khách hàng đã thanh toán những khoản nợ với Công ty
và trả tiền ngay trong năm sau khi nhận hàng.
Phạm Đình Chiểu QTKD CN&XD 48B
Chuyên đề thực tập
- Trả trước cho người bán: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng nhỏ trong
các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty. Đầu năm 2009, trả trước cho người
bán là 3.933.915 nghìn đồng, chiếm 2,12%, cuối năm 2009 là 5.439.403 nghìn
đồng, chiếm 4,72%. Như vậy trong năm 2009 khoản này đã tăng 1.505.488
nghìn đồng, ứng với tỷ lệ tăng 38,27%. Điều đó chứng tỏ rằng trong năm Công
ty đã nhập khối lượng nguyên vật liệu lớn do mở rộng quy mô sản xuất và Công
ty đã ứng trước cho người bán lượng tiền nhiều hơn so với năm trước, mặt khác
là do một số nhà cung cấp yêu cầu Công ty đặt cọc một khoản tiền để đảm bảo
nguồn hàng và cũng là để hạn chế sự biến động về giá của sản phẩm trên thị
trường nhất là trong tình hình khi lạm phát gia tăng, giá cả nguyên vật liệu đầu
vào đang leo thang.
- Các khoản phải thu khác: đầu năm 2009, các khoản phải thu khác của
Công ty là 539.747 nghìn đồng, chiếm 0,29% khoản phải thu ngắn hạn, cuối năm
là 1.655.091 nghìn đồng, chiếm 1,44%. Như vậy trong năm 2009, các khoản
phải thu khác đã tăng 206,64% ứng với số tiền là 1.115.344 nghìn đồng. Đây là
khoản có tỷ lệ gia tăng lớn nhất trong các khoản phải thu. Điều này chứng tỏ
trong năm qua Công ty đã có sự tăng lên của giá trị tài sản được đánh giá lại theo
mức lạm phát năm vừa qua, thêm vào đó là sự tăng lên của các khoản phải thu

bồi thường vi phạm hợp đồng của các khách hàng. Vì vậy, Công ty cần có biện
pháp tích cực hơn để giám sát, điều chỉnh tốc độ tăng của bộ phận này tránh ứ
đọng vốn.
Trong những năm qua vốn Công ty chiếm dụng và bị chiếm dụng là khá
lớn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này ta xem xét bảng sau:
Bảng 9: Tình hình về số vốn chiếm dụng và bị chiếm dụng của Công
ty Cổ phần Dệt 10-10 năm 2009
Đơn vị tính: 1000 đồng
Phạm Đình Chiểu QTKD CN&XD 48B
Chuyên đề thực tập
Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch
Lượng Tỷ
trọng
(%)
Lượng Tỷ
trọng
(%)
Lượng Tỷ lệ
(%)
I. Vốn bị chiếm dụng 185.844.264 100 115.123.686 100 -70.720.578 -38,05
1. Phải thu của khách
hàng
181.370.601 97,59 108.029.192 93,84 -73.341.409 -40,44
2. Trả trước cho người
bán
3.933.915 2,12 5.439.403 4,72 1.505.488 38,27
3. Các khoản phải thu
khác
539.747 0,29 1.655.091 1,44 1.115.344 206,6
4

II. Vốn chiếm dụng 417.990.702 100 686.646.989 100 268.656.287 64,27
1. Phải trả cho người
bán
387.433.941 92,69 500.360.664 72,87 112.926.723 29,15
2. Người mua trả tiền
trước
21.583.172 5,16 175.435.610 25,55 153.852.438 712,8
4
3. Thuế và các khoản
nộp Nhà nước
38.473 0,01 704.345 0,10 665.872 1730,
75
4. Phải trả người lao
động
5.916.177 1,42 6.699.520 0,98 783.343 13,24
5. Các khoản phải trả,
phải nộp khác
3.018.939 0,72 3.446.850 0,50 472.911 14,17
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2009)
Qua bảng số liệu ta thấy tại thời điểm cuối năm 2009 khoản vốn chiếm dụng lớn
hơn khoản vốn bị chiếm dụng, khoản vốn chiếm dụng là 686.646.989 nghìn
đồng, vốn bị chiếm dụng là 115.123.686 nghìn đồng, chênh lệch là 671.523.303
nghìn đồng. Ta thấy trong năm 2009, vốn bị chiếm dụng của Công ty giảm
38,05% trong khi vốn Công ty chiếm dụng lại tăng 64,27%, đó là một điều rất
thuận lợi cho Công ty vì sử dụng được nhiều vốn cho sản xuất kinh doanh. Ta so
sánh nợ phải thu và nợ phải trả thông qua chỉ tiêu nợ phải thu trên nợ phải trả:
= x 100%
Phạm Đình Chiểu QTKD CN&XD 48B
Chuyên đề thực tập
Đầu năm: = x 100% = 44,46%

Cuối năm: = x 100% = 16,77%
Như vậy: vào thời điểm đầu năm, Công ty cứ chiếm dụng được 100 đồng
thì chỉ bị chiếm dụng 44,46 đồng, còn cuối năm thì cứ chiếm dụng 100 đồng,
Công ty chỉ bị chiếm dụng 16,77 đồng. Điều đó cho thấy, vốn Công ty chiếm
dụng được không những bù đắp đủ cho số vốn bị chiếm dụng mà còn có thể tài
trợ cho các tài sản khác của Công ty, giúp cho Công ty có thể mở rộng sản xuất
kinh doanh, tăng khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hẹn tốt hơn. Tuy
nhiên nguồn vốn chiếm dụng làm tăng hệ số nợ, giảm an toàn về mặt tài chính
do đó Công ty cần chú ý hơn tới công tác sử dụng nguồn vốn chiếm dụng được
và công tác thanh toán các khoản nợ phải trả vừa để duy trì nguồn vốn vừa để
tránh ảnh hưởng đến uy tín của Công ty.
2.2.2.3 Tình hình quản lý hàng tồn kho
Việc dự trữ hàng tồn kho là nhu cầu thông thường đối với mỗi doanh
nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xem xét
để cân đối mức dự trữ. Việc quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp là rất quan
trọng không phải chỉ vì trong doanh nghiệp tồn kho, dự trữ chiêm tỷ trọng cao
trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp mà quan trọng hơn là nhờ có dự trữ
tôn kho đúng mức, hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp không bị gián đoạn trong
sản xuất, sử dụng tiết kiệm hợp lý vốn lưu động. Vì thế để nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn lao động thì rất cần thiết phải nghiên cứu cách thức quản lý hàng tồn
kho của Công ty.
Hàng tồn kho của Công ty gồm: nguyên vật liệu tồn kho, công cụ dụng cụ
trong kho, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm tồn kho. Để thấy rõ
hơn về tình hình quản lý hàng tồn kho của Công ty ta xem xét bảng số liệu.
Bảng 10: Cơ cấu hàng tồn kho của Công ty Dệt 10-10 năm 2009
Phạm Đình Chiểu QTKD CN&XD 48B

×