Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Đánh Giá Tình Hình Thực Hiện Tiêu Chí 17 Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Xã Ngọc Mỹ, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.13 MB, 76 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
------------------------&---------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TIÊU CHÍ 17
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ NGỌC MỸ,
HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Người thực hiện

: Nguyễn Trường Giang

Lớp

: MTB

Khóa

: K57

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Phan Trung Quý

Địa điểm thực tập

: Xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, tp Hà Nội


Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này
là trung thực và chưa hề được sử dụng cho một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận tốt
nghiệp này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2016
Người cam đoan

Nguyễn Trường Giang

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi
đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy cô
giáo trong khoa Môi Trường – trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, các
bác, các cô chú, các anh chị ở nơi thực tập cùng bố mẹ và bạn bè.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Phan
Trung Quý đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quốc
Oai, UBND xã Ngọc Mỹ và các hộ gia đình trong xã Ngọc Mỹ đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã ủng hộ,
động viên và quan tâm trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.

Trong quá trình thực hiện đề tài này, do điều kiện về thời gian, tài chính
và trình độ nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên khi thực hiện đề tài khó
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng
góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để Khóa luận tốt nghiệp này được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng năm 2016

Sinh viên

Nguyễn Trường Giang

ii


MỤC LỤC
1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới...............................................................................................8
2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội...................................................................................................8
3. Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập............................................................9
4. Giảm nghèo và An sinh xã hội.........................................................................................................9
5. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn...........................10
6. Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn....................................................................................10
7. Phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ cư dân nông thôn..................................................................10
8. Xây dựng đời sống văn hoá, thông tin và truyền thông nông thôn...............................................10
9. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.........................................................................11
10. Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, Chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn........11
11. Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn................................................................................12
Hinh 3.1: Vị trí địa giới hành chính xã Ngọc Mỹ............................................................................29

Điện......................................................................................................................................................66
Trường học...........................................................................................................................................66
Cơ sở vật chất văn hoá..........................................................................................................................67
Chợ NT..................................................................................................................................................67
Bưu điện...............................................................................................................................................67
Hộ nghèo..............................................................................................................................................67
Giáo dục................................................................................................................................................68
Môi trường...........................................................................................................................................68

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Hiện trạng dân số - lao động xã Ngọc Mỹ..Error: Reference source not
found
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất xã Ngọc Mỹ năm 2013Error: Reference source
not found
Bảng 3.3: Bảng hiện trạng thực hiện 19 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. .Error:
Reference source not found
Bảng 3.4: Bảng điều tra các hộ chăn nuôi trang trại tại địa bàn xã Ngọc Mỹ
..........................................................................Error: Reference source not found

iv


DANH MỤC HÌNH
Hinh 3.1: Vị trí địa giới hành chính xã Ngọc Mỹ.......Error: Reference source not
found
Hình 3.2: Bãi rác tự phát tại bãi đất khu tái định cư mới thôn Phú Mỹ.........Error:
Reference source not found

Hình 3.3: Cửa cống của một đoạn ngòi trong xã bị lấp kín bởi rác...............Error:
Reference source not found
Hình 3.4: Bãi tập kết rác được xây dựng rộng rãi xa khu dân cư.Error: Reference
source not found
Hình 3.5: Bãi rác tập kết chất thải được các hộ sản xuất - kinh doanh “lập” ra tại
ngay đầu làng....................................................Error: Reference source not found
Hình 3.6: Nghĩa trang cải táng của xã Ngọc Mỹ chưa có tường bao quanh ngăn
cách...................................................................Error: Reference source not found

v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, KÝ TỰ VIẾT TẮT
BCĐ

:

Ban chỉ đạo

BVMT

:

Bảo vệ môi trường

BYT

:

Bộ Y tế


CNH – HĐH

:

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CSVC

:

Cơ sở vật chất

DĐĐT

:

Dồn điền đổi thửa

ĐVT

:

Đơn vị tính

GTVT

:

Giao thông vận tải


HĐND

:

Hội đồng nhân dân

LĐTBXH

:

Lao động thương binh xã hội

MTQG

:

Mục tiêu quốc gia

NTM

:

Nông thôn mới

QLĐT

:

Quản lý đô thị


TCT

:

Tổ công tác

TCSX

:

Tổ chức sản xuất

THCS

:

Trung học cơ sở

TMDV

:

Thương mại dịch vụ

TTCN

:

Tiểu thủ công nghiệp


TW

:

Trung ương

UBND

:

Ủy ban nhân dân

UBTWMTTQVN :

Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam

VH – TT – DL

Văn hóa – Thể thao – Du lịch

:

vi


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Họ và tên sinh viên: Nguyễn Trường Giang
Tel: 0976663642Mail:
2. Chuyên ngành: Môi Trường

3. Lớp: MTB

Khoá: 57

4. Giáo viên hướng dẫn: TS. Phan Trung Quý
Tel: 0988796254

Mail:

Tên đề tài: “Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí 17 trong xây dựng
nông thôn mới tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.”
Người thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Trường Giang

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo kết quả thống kê sơ bộ năm 2015 nước ta có trên 66,9% dân số sinh
sống ở khu vực nông thôn (Tổng cục thống kê, 2015) với nghành nghề chủ yếu
là sản xuất nông – lâm- ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, là nơi sản
xuất quan trọng góp phần lớn vào cơ cấu kinh tế của đất nước. Các quá trình
công nghiệp hóa hiện đại hóa cũng có những tác động tiêu cực như diện tích đất
nông nghiệp bị thu hẹp, phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng sâu sắc,
tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng.... Chính vì vậy, để phát
triển một cách bền vững thì chúng ta cần phải có những chính sách và hành
động thực tế trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông

thôn. Xây dựng nông thôn là mối quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, tại
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng về vấn đề xây dựng
nông thôn mới, Đảng ta đã xác định:“Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu
đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất
phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”.Đây là
kế hoạch và hành động làm thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam, bước đầu tạo
nên những nhân tố có tính chất định hình cho xã hội phát triển lâu dài và tạo
điều kiện cho nước ta nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Để thực hiện nghị
quyết trên của Trung ương, ngày 04 tháng 06 năm 2010 Thủ tướng chính phủ ra
quyết định số 800/ QĐ-TTG Quyết định phê duyệt chương trình quốc gia về
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
Thực hiện Nghị quyết 01-NQ / HU của Ban chấp hành Đảng bộ huyện
khóa XXI về xây dựng nông thôn mới và chương trình 02 của thành ủy “ Về
phát triển nông nghiệp xây dựng nông thôn mới từng bước nâng cao đời sống
nông dân giai đoạn 2015 - 2015.” Kết quả chung về thực hiện 19 tiêu chí xây
dựng nông thôn mới tính đến quý IV/ 2015 có 11/19 tiêu chí đạt : Gồm các tiêu
1


chí sau đây (Quy hoạch, điện, Trạm y tế, An ninh trật tự, hệ thống chính trị, nhà
ở dân cư, văn hoá, giáo dục, hình thức tổ chức sản xuất, thu nhập, hộ nghèo); Có
2/19 tiêu chí cơ bản đạt: (Trường học, cơ cấu lao động); có 6/19 tiêu chí chưa
đạt hoặc đạt thấp: (Môi trường, giao thông, thuỷ lợi, chợ nông thôn, cơ sở vật chất
văn hoá, Bưu điện).Bên cạnh các mục tiêu về giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng… tiêu chí
17 là một tiêu chí quan trọng trong bộ tiêu chí của chương trình mà nhiều địa phương
chưa đạt được. Tiêu chí này không chỉ phản ánh được môi trường khái quát của một
địa phương mà qua đó còn đánh giáđược hiện trạng phát triển kinh tế, xã hội của địa
phương đó. Xuất phát từ thực tế, nhằm đánh giá tình hình mức độ hoàn thành tiêu chí
17 của xã Ngọc Mỹ so với quy định của bộ tiêu chí về nông thôn mới, từ đó nghiên
cứu đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện quá trình thực hiện tiêu chí 17 trong

nông thôn mới tại xã Ngọc Mỹ, dưới sự giúp đỡ của thầy Phan Trung Quý, em tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí 17 trong xây dựng
nông thôn mới tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội”
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Tìm hiểu tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong quá trình xây
dựng nông thôn mới tại xã Ngọc Mỹ.
- Xác định những tồn tại/ khó khăn trong quá trình thực hiện tiêu chí 17
trong xây dựng nông thôn mới.
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện quá trình thực
hiện tiêu chí 17 trong xây dựng nông thôn mới tại xã Ngọc Mỹ.
3. Yêu cầu nghiên cứu
Các số liệu thu thập cần có nguồn cụ thể, tránh tình trạng mập mờ.
Sinh viên phải có trách nhiệm với đề tài.
Nghiên cứu đúng hạn đúng quy định trình bày của khoa.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nông thôn Việt Nam
1.1.1. Các khái niệm
Nông thôn: Hiện nay nước ta vẫn chưa có khái niệm chính thức về nông
thôn và có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng nông thôn là nơi
có mật độ dân số thấp hơn so với thành thị. Vùng nông thôn là vùng có dân cư
làm nông nghiệp là chủ yếu, nguồn sinh kế chính của dân cư trong vùng là nông
nghiệp. Một số quan điểm khác cho rằng nông thôn được coi là khu vực địa lý
nơi đó cộng đồng gắn bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệ
môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Quan
điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường, phát

triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn vì cho rằng vùng nông thôn có trình
độ sản xuất hàng hóa và tiếp cận thị trường thấp hơn so với thành thị. Hay dựa
vào chỉ tiêu trình độ phát triển cơ sở hạ tầng, nghĩa là cơ sở hạ tầng của vùng
nông thôn không phát triển bằng đô thị.
Như vậy khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối, nó thay đổi theo thời
gian và tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới. Trong
điều kiện hiện nay ở Việt Nam chúng ta có thể hiểu: “ Nông thôn là vùng sinh
sống của tập hợp dân, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia
các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị
nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác” .
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên
liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều
chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao
gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.
3


Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản
xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các
ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời
kì lịch sử, người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất.
1.1.2 Hiện trạng nông thôn Việt Nam
Theo báo cáo đánh giá tổng quan về thực trạng nông thôn, nông nghiệp từ
kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011, tính đến
01/7/2011, cả nước có 9.071 xã, hầu như không có sự thay đổi về số lượng đơn
vị hành chính cấp xã trong 5 năm qua. Cả nước có 80.904 thôn, ấp, bản, tăng
0.35% so với số 80.620 thôn của năm 2006. Nông thôn nước ta có 15,3 triệu hộ
với xấp xỉ 32 triệu người trong độ tuổi lao động, tăng 11,4% về số hộ và 4,5%

về lao động so với kỳ tổng điều tra năm 2006.
Việt Nam là nước có nền kinh tế đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang
công nghiệp hóa, nông dân là lực lượng lao động xã hội chính chiếm hơn 70%
dân số và trên 50% lực lượng lao động xã hội. Do đó nông nghiệp được coi là
yếu tố quan trọng trong việc xóa đói nghèo, tăng thu nhập cho nông dân và mở
đường cho các chính sách đổi mới phát triển nông nghiệp nông thôn. Thực hiện
công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, bằng tinh thần lao động cần cù,
sáng tạo, giai cấp nông dân cùng với nhân dân cả nước tạo nên những thành tựu
khá toàn diện và to lớn trên mặt trận sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông
thôn mới, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, xoá
đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân, làm thay đổi bộ mặt của nông
thôn ngày nay.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nông thôn hiện nay còn một số tồn
tại khi một số chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn chưa thực sự có
hiệu quả và chưa mang lại lợi ích cho nông dân như mong muốn. Đó là vấn đề
khoảng cách giàu - nghèo và bất bình đẳng xã hội; tình trạng thiếu việc làm, di
dân tự phát; xung đột xã hội gia tăng; dân trí và quan trí thấp; dịch vụ y tế,
4


chăm sóc sức khỏe yếu kém; đời sống văn hóa có nhiều biểu hiện tiêu cực,
xuống cấp; năng lực quản lý xã hội, kết cấu hạ tầng thấp kém; môi trường bị ô
nhiễm và suy thoái ở mức báo động.
1.2. Giới thiệu chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới
1.2.1 Khái niệm nông thôn mới
o Khái niệm nông thôn mới
Trước tiên nông thôn mới phải là nông thôn, chứ không phải thị xã, thị
trấn hay thành phố, nông thôn mới khác với nông thôn truyền thống. Mô hình
nông thôn mới là tổng thể, những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức
nông thôn theo tiêu chí mới đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra trong nông thôn

hiện nay. Nhìn chung mô hình nông thôn mới là mô hình cấp xã, thôn được phát
triển toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa dân chủ và văn minh.
Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu cầu phát
triển, có sự đổi mới về tổ chức cách vận hành và cảnh quan môi trường; đạt hiệu
quả cao nhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. Tiến bộ hơn so
với mô hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung có thể phổ biến và nhân rộng
trên toàn lãnh thổ.
o Xây dựng nông thôn mới
Xây dựng mô hình nông thôn mới là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng
lực của con người, tạo động lực cho mọi người phát triển kinh tế, xã hội góp
phần thực hiện chính sách vì nông nghiệp nông dân nông thôn. Thay đổi cơ sở
vật chất, diện mạo đời sống, văn hóa qua đó thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn
và thành thị. Đây là quá trình lâu dài và liên tục, là một nội dung quan trọng cần
tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong đường lối, chủ trương phát triển đất nước và
các địa phương. Nghị quyết 26 TQ – TW của ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa X đã đề ra chủ trương xây dựng nông thôn mới phát triển kinh tế xã hội
nâng cao đời sống của nhân dân, phát triển nông nghiệp và nông thôn nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của cư dân ở nông thôn. Nghị quyết đã xác định rõ
5


mục tiêu: “ Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại,
cơ cấu kinh tế và các tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định
giàu bản sắc dân tộc. Dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ,
hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường” .
1.2.2. Đặc trưng của nông thôn mới
Đặc trưng của Nông thôn mới thời kỳ CNH –HĐH, giai đoạn 2010-2020
bao gồm:
- Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông

thôn được nâng cao;
- Phát triển nông thôn theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội
hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ;
- Trình độ dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển;
- An ninh đảm bảo, quản lý dân chủ, văn minh;
- Chất lương hệ thống chính trị được nâng cao,...
1.2.3 Mục tiêu, nhiệm vụ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới
a.Mục tiêu
1. Mục tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Xây dụng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước
hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông
nghiệp với phát tiển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với
đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa
dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời
sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.

6


2. Mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Quốc Oai
( năm 2015 và những năm tiếp theo)
1. Tiếp tục huy động toàn dân tiếp tục chung sức xây dựng nông thôn
mới. Chỉ đạo các xã, các đơn vị tập trung nguồn lực, triển khai thực hiện hoàn
thành các chỉ tiêu theo Đề án xây dựng nông thôn mới của Huyện, của xã đảm
bảo tiến độ của Đề án.
2. Tập trung chỉ đạo 7 xã: Thạch Thán, Sài Sơn, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu,
Ngọc Liệp, Tân Phú, Tân Hòa đạt chuẩn xã nông thôn mới năm 2015.
- Năm 2016 chỉ đạo 05 xã Liệp Tuyết, Yên Sơn, Hòa Thạch, Đồng

Quang, Đông Yên đạt chuẩn xã nông thôn mới.
- Năm 2017 chỉ đạo 03 xã Tuyết Nghĩa, Phú Mãn, Đông Xuân đạt chuẩn
xã nông thôn mới.
- Năm 2018 chỉ đạo 2 xã Đạt Thành, Cộng Hòa đạt chuẩn xã nông thôn mới.
Phấn đấu đến hết năm 2018 huyện Quốc Oai có 20/20 xã đạt 100% xã đạt
chuẩn xã nông thôn mới.
3. Tiếp tục hoàn thiện và duy trì các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của
3 xã đã đạt chuẩn xã nông thôn mới: Nghĩa Hương, Phượng Cách, Phú Cát.
b. Nhiệm vụ
 Đến năm 2015: 20% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới ( theo Bộ tiêu
chí quốc gia về nông thôn mới).
 Đến năm 2020: 50% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới ( theo Bộ tiêu
chí quốc gia về nông thôn mới).
1.2.4 Thời gian và phạm vi thực hiện
- Thời gian thực hiện: từ năm 2010 đến năm 2020.
- Phạm vi: thực hiện trên địa bàn nông thôn của toàn quốc.
1.2.5 Nội dung của chương trình
Nội dung xây dựng NTM được thể hiện trong chương trình MTQG xây dựng
NTM (Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010), gồm 11 nội dung sau:

7


1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
a. Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 1 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM. Đến
năm 2015, cơ bản phủ kín quy hoạch xây dựng nông thôn trên địa bàn cả nước
làm cơ sở đầu tư xây dựng NTM, thực hiện các nội dung của Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020;
b. Nội dung:
- Nội dung 1: Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản

xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ;
- Nội dung 2: Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; phát
triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.
2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội.
a. Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 trong Bộ tiêu chí
quốc gia nông thôn mới;
b. Nội dung:
- Nội dung 1: Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở UBND xã và hệ
thống giao thông trên địa bàn xã. Đến 2015 có 35% số xã đạt chuẩn (các trục
đường xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá) và đến 2020 có 70% số xã đạt
chuẩn (các trục đường thôn, xóm cơ bản cứng hoá);
- Nội dung 2: Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện
phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã. Đến 2015 có 85% số xã đạt tiêu
chí NTM và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn;
- Nội dung 3: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt
động văn hoá thể thao trên địa bàn xã. Đến 2015 có 30% số xã có nhà văn hoá
xã, thôn đạt chuẩn, đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn;
- Nội dung 4: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hoá
về y tế trên địa bàn xã. Đến 2015 có 50% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75%
số xã đạt chuẩn;

8


- Nội dung 5: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hoá về
giáo dục trên địa bàn xã. Đến 2015 có 45% số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có 75%
số xã đạt chuẩn;
- Nội dung 6: Hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ. Đến 2015 có
65% số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có 85% số xã đạt chuẩn;
- Nội dung 7: Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã. Đến 2015

có 45% số xã đạt chuẩn (có 50% kênh cấp 3 trở lên được kiên cố hoá). Đến
2020 có 77% số xã đạt chuẩn (cơ bản cứng hoá hệ thống kênh mương nội
đồng theo quy hoạch).
3. Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
a. Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 10; 12 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông
thôn mới. Đến năm 2015 có 20% số xã đạt, đến 2020 có 50% số xã đạt;
b. Nội dung:
- Nội dung 1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo
hướng phát triển sản xuất hàng hoá, có hiệu quả kinh tế cao;
- Nội dung 2: Tăng cường công tác khuyến nông; Đẩy nhanh nghiên cứu ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp;
- Nội dung 3: Cơ giới hoá nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp;
- Nội dung 4: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm
"mỗi làng một sản phẩm", phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương;
- Nội dung 5: Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa
công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao
động nông thôn.
4. Giảm nghèo và An sinh xã hội.
a. Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 11 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM;
b. Nội dung:
- Nội dung 1: Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh và
9


bền vững cho 62 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (Nghị quyết 30 a của Chính phủ)
theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Nội dung 2: Tiếp tục triển khai Chương trình MTQG về giảm nghèo;
- Nội dung 3: Thực hiện các chương trình an sinh xã hội.
5. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở

nông thôn
a. Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 13 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn
mới. Đến 2015 có 65% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn.
b. Nội dung:
- Nội dung 1: Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã;
- Nội dung 2: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn;
- Nội dung 3: Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa
các loại hình kinh tế ở nông thôn;
6. Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn
a. Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 14 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn
mới. Đến 2015 có 45% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 80% số xã đạt chuẩn;
b. Nội dung: Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục
và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
7. Phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ cư dân nông thôn
a. Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 15 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn
mới. Đến 2015 có 50% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn;
b. Nội dung: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia trong lĩnh
vực Y tế, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
8. Xây dựng đời sống văn hoá, thông tin và truyền thông nông thôn
a. Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 6 và 16 của Bộ tiêu chí quốc gia nông
thôn mới. Đến 2015 có 30% số xã có nhà văn hoá xã, thôn và 45% số xã có bưu
điện và điểm internet đạt chuẩn. Đến 2020 có 75% số xã có nhà văn hoá xã, thôn
và 70% có điểm bưu điện và điểm internet đạt chuẩn.
10


b. Nội dung:
- Nội dung 1: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia NTM về
văn hoá, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung 2: Thực hiện thông tin và truyền thông nông thôn, đáp ứng yêu

cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
9. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
a. Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn
mới; đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân cư, trường
học, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng; thực hiện các yêu cầu về bảo
vệ và cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn xã. Đến 2015 có 35% số xã đạt
chuẩn và đến 2020 có 80% số xã đạt chuẩn.
b. Nội dung:
- Nội dung 1: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn;
- Nội dung 2: Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa
bàn xã, thôn theo quy hoạch, gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát
nước trong thôn, xóm; Xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; Chỉnh
trang, cải tạo nghĩa trang; Cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư,
phát triển cây xanh ở các công trình công cộng…
10. Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, Chính quyền, đoàn thể chính trị
- xã hội trên địa bàn
a. Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 18 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn
mới. Đến 2015 có 85% số xã đạt chuẩn và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn;
b. Nội dung:
- Nội dung 1: Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ,
đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới;
- Nội dung 2: Ban hành chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã được
đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ở các xã, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng
11


đặc biệt khó khăn để nhanh chóng chuẩn hoá đội ngũ cán bộ ở các vùng này;
- Nội dung 3: Bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ
chức trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới;

11. Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn
a. Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 19 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
Đến 2015 có 85% số xã đạt chuẩn và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn;
b. Nội dung:
- Nội dung 1: Ban hành nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh; phòng
chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu;
- Nội dung 2: Điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ và chính sách tạo điều
kiện cho lượng lực lượng an ninh xã, thôn, xóm hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh,
trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
1.2.6 Nguyên tắc và nguồn lực xây dựng nông thôn
 Nguyên tắc
- Nội dung xây dựng NTM hướng tới thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia được qui
định tại Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
- Xây dựng NTM theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng
dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu
chí, quy chuẩn xã đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn. Các hoạt động
cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ
chức thực hiện.
- Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình MTQG,
chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai ở
nông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có cơ chế, chính
sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; huy động đóng góp
của các tầng lớp dân cư.
- Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có quy hoạch
12


và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch (trên cơ sở các tiêu chuẩn kinh tế,
kỹ thuật do các Bộ chuyên ngành ban hành).

- Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp uỷ Đảng, chính quyền
đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực
hiện; Hình thành cuộc vận động “toàn dân xây dựng nông thôn mới“ do Mặt trận Tổ quốc
chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò
chủ thể trong việc xây dựng nông thôn mới.
 Nguồn lực
Trong 3 năm 2015-2013, Chương trình đã huy động được 485 nghìn tỷ
đồng, trong đó:
a) Ngân sách nhà nước các cấp bố trí 161.938 tỷ đồng chiếm 33,4%, trong đó:
- Vốn hỗ trợ trực tiếp cho chương trình là 50.048 tỷ đồng (10,3%), gồm ngân
sách Trung ương 5.469,16 tỷ đồng (1,1%) và ngân sách địa phương các cấp
44.579,15 tỷ đồng (9,2%);
- Vốn lồng ghép 111.889,7 tỷ đồng (23,1%).
b) Vốn tín dụng 231.378,1 tỷ đồng, chiếm 47,7%.
c) Các doanh nghiệp hỗ trợ 29.900,91 tỷ đồng, chiếm 6,0%.
d) Dân đóng góp 62.841,07 tỷ đồng, chiếm 13,0%.
Ngày 25/01/2015, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 195/QĐ-TTg phân
bổ nguồn vốn trái phiếu cho năm 2015 - 2016 là 15.000 tỷ đồng, trong đó bố trí cho
năm 2015 với 4.765 tỷ đồng. Hiện nay, các địa phương đang tích cực hoàn chỉnh
phương án phân bổ để sớm triển khai thực hiện ngay từ Quí I/2015.
1.2.7 Tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020
Căn cứ quyết định số 491/QĐ – TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
 Các tiêu chí gồm 5 nhóm:
- Nhóm 1: Quy hoạch (1 tiêu chí)
- Nhóm 2: Hạ tần kinh tế - xã hội (8 tiêu chí)
- Nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất (4 tiêu chí)
13



- Nhóm 4: Văn hóa – Xã hội – Môi trường (4 tiêu chí)
- Nhóm 5: Hệ thống chính trị (2 tiêu chí)
 Cụ thể 19 tiêu chí về nông thôn mới giai đoạn 2010-2020
- Tiêu chí thứ 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho sự sản xuất nông nghiệp
hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Đạt.
Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trường theo tiêu
chuẩn mới. Đạt.
Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới theo hướng văn minh và bảo tồn
bản sắc dân tộc. Đạt.
- Tiêu chí thứ 2: Giao thông nông thôn
Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được bê tông hóa hoặc nhựa hóa đạt
chuẩn theo cấp kỹ thuật cuả Bộ GTVT. Đạt 100%.
Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa chuẩn theo cấp kỹ thuật
cuả Bộ GTVT. Đạt 100%.
Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xa cơ giới đi lại
thuận tiện. Đạt 100%.
- Tiêu chí thứ 3: Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi đáp ứng cơ bản yêu cầu sản xuất, sinh hoạt. Đạt.
Tỷ lệ kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa. Đạt 85% trở lên.
- Tiêu chí thứ 4: Điện nông thôn
Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Đạt.
Tỷ lệ hộ sử dụng điện, an toàn nguồn điện. Đạt 99% trở lên.
- Tiêu chí thứu 5: Trường học
Tỷ lệ trường học các cấp mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, có cơ sở
vật chất đạt tiêu chuẩn quốc gia. Đạt 100%.
- Tiêu chí thứ 6: Cơ sở vật chất văn hóa
Nhà văn hóa xã và khu thể thao đạt chuẩn của Bộ Văn hóa – Thể thao –
Du lịch. Đạt.
- Tiêu chí thứ 7: Chợ nông thôn

Chợ đạt chuẩn của Bộ xây dựng. Đạt.
- Tiêu chí thứ 8: Bưu điện
Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông. Đạt.
Có internet đến thôn. Đạt.
- Tiêu chí thứ 9: Nhà ở dân cư
Không còn nhà tạm, dột nát, đảm bảo 90% nhà ở đạt chuẩn của Bộ xây dựng
14


- Tiêu chí thứ 10: Thu nhập
Thu nhập bình quân người/năm so với mức bình quân chung của tỉnh.
Gấp 1.5 lần
- Tiêu chí thứ 11: Tỷ lệ hộ nghèo
Đạt mức dưới 3%
- Tiêu chí thứ 12: Cơ cấu lao động
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động làm việc trong các ngành nghề
nông, lâm, ngư nghiệp dưới 25%
- Tiêu chí thứ 13: Hình thức lại tổ chưc sản xuất
Xã xây dựng tổ hợp tác hoặc hợp tác cùng xã hội hoạt động có hiệu quả.
- Tiêu chí thứ 14: Giáo dục
Phổ cập giáo dục trung học. Đạt.
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục đạt 90%.
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt trên 40%.
- Tiêu chí thứ 15: Y tế
Y tế xã đạt tiêu chuẩn quốc gia.
Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 40% trở lên.
- Tiêu chí thứ 16: Văn hóa
Xã có 70% làng, thôn đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định của Bộ Văn
hóa – Thể thao – Du lịch.
- Tiêu chí thứ 17: Môi trường

Tỷ lệ hộ xử dụng nước hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn quốc gia. Đạt 90%
trở lên. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường.
Hạn chế tối đa các hoạt động suy giảm môi trường, tích cực phát triển
môi trường xanh, sạch đẹp.
Nghĩa trang được xây dựng đúng quy định.
Nước thải, chất thải rắn được thu gom và xử lý theo quy định.
- Tiêu chí thứ 18: Hệ thống tổ chức chính trị
Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”. Các tổ
chức đoàn thể trong xã đạt danh hiệu tiên tiến trở lên. Hệ thống chính trị xã đầy
đủ các tổ chức. Cán bộ xã đạt tiêu chuẩn.
- Tiêu chí thứ 19: An ninh trật tự xã hội
An ninh địa phương phải được đảm bảo giữ vững.
1.2.8 Tiêu chí 17 và mục tiêu thực hiện tiêu chí 17
1.2.8.1 Giới thiệu về tiêu chí 17

15


Tiêu chí thứ 17 là tiêu chí về môi trường trong bộ tiêu chí để một địa
phương được công nhận là xã nông thôn mới. Theo Quyết định 800/QĐ-TTg
ngày 4/6/2010 về “Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2010 – 2020”. Bao gồm 5 nội dung:
1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia
Nước sạch theo quy chuẩn quốc gia là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy
định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt:
QCVN02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009.
Nước hợp vệ sinh là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau khi lọc thỏa mãn các
yêu cầu chất lượng: không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần
có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, có thể dùng để ăn uống sau khi
đun sôi.

Theo kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội, tỷ lệ dân số được sử dụng
nước hợp vệ sinh theo chuẩn nông thôn mới là 95%, trong đó 60% dân số được
sử dụng nước sạch.
2. Các cơ sở sản xuất – kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường
Cơ sở sản xuất kinh doanh đạt đủ các tiêu chuẩn qui định về môi trường
được hiểu: Các cơ sở sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, tiểu
thủ công nghiệp), các cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản của hộ cá thể, tổ hợp
tác, hợp tác xã hoặc các doanh nghiệp đóng trên địa bàn phải có một trong các
điều kiện như: Cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh gía tác động môi
trường,… được cơ quan chức năng chấp thuận (cấp phép hoặc chứng nhận…).
3. Không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển
môi trường xanh, sạch, đẹp
Phát động và thực hiện các hoạt động cải thiện môi trường xanh, sạch, đẹp.
Trong mỗi thôn (bản, buôn, ấp) đều có tổ dọn vệ sinh.
Định kì tổ chức tổng vệ sinh dưới sự lãnh đạo của các hội, đoàn thể tiến
hành tổng vệ với sự tham gia của người dân.
16


Tổ chức trồng cây xanh ở nơi công cộng, đường giao thông và các trục
giao thông chính nội đồng, cải tạo các hồ nước tạo cảnh quan sạch đẹp và diều
hòa sinh thái.
Không có cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường có thể hiểu
là không có cơ sở sản xuất, kinh doanh nào bị các cơ quan chức năng như: Cảnh sát
môi trường, cán bộ phòng tài nguyên môi trường,….lập biên bản vi phạm, cảnh cáo,
phạt đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở kinh doanh.
4. Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch
Nghĩa trang nhân dân được xây dựng phục vụ cho việc chôn cất của nhân
dân trong xã hoặc cụm xã. Phải được quy hoạch phù hợp với khả năng khai thác quỹ
đất; phù hợp với tổ chức phân bố dân cư và kết nối công trình hạ tầng kỹ thuật; đáp

ứng nhu cầu an táng trước mắt và lâu dài được UBND huyện, xã phê duyệt.
Mỗi xã chỉ nên xây dựng một nghĩa trang với các hình thức mai táng khác
nhau. Đối với các xã có nhu cầu khác nhau theo từng dân tộc, tôn giáo thì nên bố
trí thành các khu táng riêng biệt. Đối với các điểm dân cư tập chung có 2- 3 xã
gần nhau (trong bán kính 3 km) thì quy hoạch một nghĩa trang nhân dân chung
cho các xã đó.
Khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường tối thiểu từ nghĩa trang đến
đường bao khu dân cư, trường học, bệnh viện, công sở, được qui định như sau:
Bảng 1.1 : Khoảng cách ly vệ sinh của nghĩa trang đến các công trình khác
Khoảng cách tới nghĩa trang
Đối tượng cần
Nghĩa trang
Nghĩa trang
Nghĩa trang
cách ly
hung táng
chôn một lần
cát táng
Từ hàng rào của hộ
≥ 1.500 m
≥ 500 m
≥ 100 m
dân gần nhất
Công trình khai
≥ 5.000 m
≥ 5.000 m
≥ 3.000 m
thác nước sinh
hoạt tập trung
(Thông tư 31/2009/TT-BXD, Ban hành Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn)


17


×