Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý Chất Hải Chăn Nuôi Lợn Tại Xã Song Vân, Tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.77 MB, 75 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
--------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI
CHĂN NUÔI LỢN TẠI XÃ SONG VÂN, HUYỆN TÂN YÊN,
TỈNH BẮC GIANG

Sinh viên thực hiện

: LƯU VĂN MẠNH

Lớp

: MTD

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn : T.S TRỊNH QUANG HUY

HÀ NỘI - 2016

1




HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
-----------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI
CHĂN NUÔI LỢN TẠI XÃ SONG VÂN, HUYỆN TÂNYÊN,
TỈNH BẮC GIANG

Sinh viên thực hiện

: LƯU VĂN MẠNH

Lớp

: MTD

KHÓA

: 57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn : TS. TRỊNH QUANG HUY

Địa Điểm : Xã Song Vân, Huyện Tân Yên, Tỉnh Bắc Giang

2


HÀ NỘI - 2016
LỜİ CẢM ƠN!
Sau 4 tháng làm khóa luận tốt nghiêp em đã hoàn thành khóa luận của mình
với đề tài: “đánh giá hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại Xã Song
Vân, Huyện Tân Yên, Tỉnh Bắc Giang”
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
xin cảm ơn ban lãnh đạo nhà trường đã tạo điều kiện cho em được học tập trau
dồi kiến thức trong suốt 4 năm học tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo- TS. Trịnh Quang Huy, anh Trần
Minh Hoàng và các thầy, cô trong bộ môn Công nghệ Môi trường- Khoa Môi
Trường đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian làm khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn UBND xã Song Vân, Phòng NN & PTNN Tân Yên,
Phòng TN & MT Tân Yên, các gia trại chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Song Vân
đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận.
Em xin cam đoan những kết quả trong khóa luận tốt nghiệp này đều viết đúng
sự thật.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, người thân và
bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để em có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt
nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, tháng

năm 2016

Sinh viên


Lưu Văn Mạnh

3


MỤC LỤC
LỜİ CẢM ƠN!.....................................................................................................3
MỤC LỤC............................................................................................................4
MỤC LỤC............................................................................................................4
DANH MỤC VIẾT TẮT.....................................................................................9
DANH MỤC VIẾT TẮT.....................................................................................9
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................10
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................10
DANH MỤC HÌNH...........................................................................................11
DANH MỤC HÌNH...........................................................................................11
MỞ ĐẦU.............................................................................................................12
MỞ ĐẦU.............................................................................................................12
Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................................................12

Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................12
Mục tiêu nghiên cứu đề tài..............................................................................................................13

Mục tiêu nghiên cứu đề tài..............................................................................13
CHƯƠNG I........................................................................................................14
CHƯƠNG I........................................................................................................14
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................................14
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................................14
1.1 Vai trò và vị trí của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế quốc dân...............................................14


1.1 Vai trò và vị trí của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế quốc dân.........14
1.2. Hiện trạng chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.....................................................................15

1.2. Hiện trạng chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.................................15
1.2.1. Chăn nuôi lợn......................................................................................................................15

1.2.1. Chăn nuôi lợn...........................................................................................15

4


1.2.2. Chăn nuôi gia cầm...............................................................................................................16

1.2.2. Chăn nuôi gia cầm...................................................................................16
1.2.3. Chăn nuôi trâu, bò..............................................................................................................17

1.2.3. Chăn nuôi trâu, bò...................................................................................17
1.2.4. Các đối tượng vật nuôi khác...............................................................................................18

1.2.4. Các đối tượng vật nuôi khác...................................................................18
1.3. Công tác quản lý chất thải chăn nuôi và các công trình xử lý chất thải tại Bắc Giang.................18

1.3. Công tác quản lý chất thải chăn nuôi và các công trình xử lý chất thải
tại Bắc Giang......................................................................................................18
1.3.1. Tình hình thực hiện đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường của các cơ
sở chăn nuôi.................................................................................................................................18

1.3.1. Tình hình thực hiện đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ
môi trường của các cơ sở chăn nuôi.................................................................18
1.3.2. Tình hình thực hiện đo kiểm soát môi trường tại các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh....19


1.3.2. Tình hình thực hiện đo kiểm soát môi trường tại các cơ sở chăn nuôi
trên địa bàn tỉnh................................................................................................19
1 .3.3. Tình hình thực hiện việc xây dựng các công trình xử lý môi trường và các hoạt động quản
lý, xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang..............................................................20

1 .3.3. Tình hình thực hiện việc xây dựng các công trình xử lý môi trường
và các hoạt động quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang...................................................................................................................20
1.4. Hiện trạng chăn nuôi tại huyện Tân Yên.....................................................................................21

1.4. Hiện trạng chăn nuôi tại huyện Tân Yên.................................................21
1.5. Ảnh hưởng của ô nhiễm trong chăn nuôi đến con người và môi trường...................................23

1.5. Ảnh hưởng của ô nhiễm trong chăn nuôi đến con người và môi trường
.............................................................................................................................23
Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến năng suất chăn nuôi....................................................27
1.6.Giải pháp trong quản lý và xử lý chất thải nhằm bảo vệ môi trường trong chăn nuôi................28

1.6.Giải pháp trong quản lý và xử lý chất thải nhằm bảo vệ môi trường
trong chăn nuôi..................................................................................................28

5


1.6.1 Các hình thức quản lý chất thải chăn nuôi...........................................................................28

1.6.1 Các hình thức quản lý chất thải chăn nuôi............................................28
1.6.2.Giải pháp công nghệ trong xử lý chất thải chăn nuôi...........................................................30


1.6.2.Giải pháp công nghệ trong xử lý chất thải chăn nuôi...........................30
a. Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas (Hệ thống khí sinh học).......30
b. Xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học....................................................31
c. Chăn nuôi trên đệm lót sinh học..................................................................31
d. Xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ (Compost).........................................33
CHƯƠNG II.......................................................................................................34
CHƯƠNG II.......................................................................................................34
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................34
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................34
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................................34

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................34
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................................34

2.1.2 Đối tượng nghiên cứu...............................................................................34
2.1.3 Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................................34

2.1.3 Phạm vi nghiên cứu..................................................................................34
2.2 Nội dung nghiên cứu...................................................................................................................35

2.2 Nội dung nghiên cứu...................................................................................35
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp...............................................................................35

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp...................................................35
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.................................................................................35

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.....................................................35
b. Phương pháp xác định chất thải rắn phát sinh..........................................36
c. Phương pháp xác định lượng nước thải......................................................36
d. Phương pháp chuyên gia..............................................................................37

e. Phương pháp lấy mẫu bảo quản...................................................................37
f. Phương pháp phân tích nước thải................................................................37
6


-Xác định coliform bằng phương pháp đếm khuẩn lạc TCVN 6187-1:1996
(ISO 9308-1:2000)..............................................................................................38
g. Phương pháp xử lý số liệu và trình bày kết quả.........................................38
CHƯƠNG III.....................................................................................................39
CHƯƠNG III.....................................................................................................39
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................39
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................39
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Song Vân....................................................39

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Song Vân...............39
3.1.1. Điều kiện tự nhiên..............................................................................................................39

3.1.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................39
- Vị trí địa lý: Song Vân là xã miền núi nằm ở phía tây của huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang,tiếp giáp
với các xã: Lam Cốt, Ngọc Châu, Ngọc Thiện, Việt Ngọc...............................................................39

- Vị trí địa lý: Song Vân là xã miền núi nằm ở phía tây của huyện Tân Yên
tỉnh Bắc Giang,tiếp giáp với các xã: Lam Cốt, Ngọc Châu, Ngọc Thiện, Việt
Ngọc....................................................................................................................39
3.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội.......................................................................................................40

3.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội..........................................................................40
(Nguồn Tài liệu kỳ họp thứ 17 HĐND xã Song Vân khóa XX).........................................................40

(Nguồn Tài liệu kỳ họp thứ 17 HĐND xã Song Vân khóa XX).....................40

3.2. Hiện trạng chăn nuôi và phát sinh chất thải...............................................................................47

3.2. Hiện trạng chăn nuôi và phát sinh chất thải............................................47
3.2.1 Hiện trạng chăn nuôi............................................................................................................47

3.2.1 Hiện trạng chăn nuôi................................................................................47
3.2.2 Hiện trạng phát sinh chất thải..............................................................................................50

3.2.2 Hiện trạng phát sinh chất thải.................................................................50
3.2.3 Hiện trạng quản lý chất thải trong chăn nuôi lợn.................................................................54

3.2.3 Hiện trạng quản lý chất thải trong chăn nuôi lợn.................................54
a. Quản lý chất thải tại các hộ gia đình.........................................................................................54

a. Quản lý chất thải tại các hộ gia đình...........................................................54
7


b. Quản lý chất thải chăn nuôi của xã.............................................................56
3.3 Chất lượng nước trong chăn nuôi...............................................................................................57

3.3 Chất lượng nước trong chăn nuôi..............................................................57
Lấy 5 mẫu trong đó bao gồm 1 mẫu không xử lý, 1 mẫu xử lý hồ sinh học, 3 mẫu xử lý Biogas. Kết
quả so sánh giữa các hình thức xử lý với nhau và với quy chuẩn Việt Nam 01-79 :2011 BNNPTNT.Kết
quả thể hiện trong bảng 3.6.............................................................................................................57

Lấy 5 mẫu trong đó bao gồm 1 mẫu không xử lý, 1 mẫu xử lý hồ sinh học, 3
mẫu xử lý Biogas. Kết quả so sánh giữa các hình thức xử lý với nhau và với
quy chuẩn Việt Nam 01-79 :2011 BNNPTNT.Kết quả thể hiện trong bảng
3.6........................................................................................................................57

3.4 Đề xuất giải pháp........................................................................................................................53

3.4 Đề xuất giải pháp.........................................................................................53
3.4.1 Giải pháp về mặt quản lý, tổ chức........................................................................................53

3.4.1 Giải pháp về mặt quản lý, tổ chức..........................................................53
3.4.2 Giải pháp về mặt kinh tế......................................................................................................53

3.4.2 Giải pháp về mặt kinh tế..........................................................................53
3.4.3. Giải pháp về mặt kỹ thuật...................................................................................................54

3.4.3. Giải pháp về mặt kỹ thuật......................................................................54
a. Giải pháp thực tế với các hộ điều tra...........................................................54
b. Giải pháp áp dụng cho các hộ gia đình khác..............................................54
3.4.4 Giải pháp tuyên truyền – Giáo dục.......................................................................................57

3.4.4 Giải pháp tuyên truyền – Giáo dục.........................................................57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................58
Kết luận.............................................................................................................................................58

Kết luận..............................................................................................................58
Kiến nghị...........................................................................................................................................59

Kiến nghị............................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................60
8



Tàı lıệu tıếng vıệt...............................................................................................60
Tàı lıệu tıếng vıệt...............................................................................................60

DANH MỤC VIẾT TẮT

BOD5
BNNPTNT

Nhu cầu ôxy sinh hóa
Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên
Hiệp Quốc

KH

Kế hoạch

KSH
COD
CTR
CKBVMT

Khí sinh học
Nhu cầu ôxy hóa học
Chất thải rắn
Cam kết bảo vệ môi trường


HTX
MT
NĐ – CP

Hợp tác xã
Môi trường
Nghị định – Chính phủ

NVH
QCVN
TCVN
TT
TSS
UBND
VAC

Nhà văn hóa
Quy chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn Việt Nam
Thông tư
Tổng chất rắn lơ lửng
Uỷ ban nhân dân
Vườn ao chuồng

VC

Vườn chuồng

9



DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Tỉ lệ phần trăm các trang trại có thực hiện và không thực hiện các thủ tục pháp lý
về môi trường.......................................................................................................................19
Bảng 1.2: Tỷ lệ phần trăm các cơ sở chăn nuôi thực hiện xây dựng các công trình xử lý môi
trường...................................................................................................................................20
Bảng 1.3: Tỷ lệ phần trăm các hình thức thu gom nước thải................................................21
Bảng 1.4: Khối lượng phân và nước tiểu của gia súc thải ra..................................................25
trong 1 ngày đêm..................................................................................................................25
Bảng 1.5: Một số thành phần vi sinh vật trong chất thải rắn................................................26
chăn nuôi lợn.......................................................................................................................26
Bảng 3.1 Tổng số đàn lợn tại hộ điều tra...............................................................................48
Bảng 3.2 Lượng thức ăn sử dụng tại hộ điều tra...................................................................49
Bảng 3.3 Lượng nước thải lợn phát sinh tại các hộ điều tra..................................................51
Bảng 3.4 Lượng chất thải rắn lợn phát sinh tại các hộ điều tra.............................................52
Bảng 3.5 Ước lượng hệ số phát sinh CTR..............................................................................53
Bảng 3.6 : Kết quả phân tích nước thải tại các mẫu..............................................................49

10


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Xây bể KSHcomposite và túi khí dự trữ...............................................................30
Hình 1.2 Hầm KSH trùm bằng nhựa HDPE.........................................................................31
Hình 1.3 Nuôi lợn trên đệm lót sinh học...........................................................................32
Hình 1.4 Ủ phân compost.................................................................................................34
Hình 3.1: Sơ đồ vị trí xã Song Vân.....................................................................................39
Hình 3.2 Khoảng cách các gia trại tới khu dân cư..............................................................49

Hình 3.3 Diện tích chuồng nuôi/con..................................................................................50
Hình 3.4 Tỷ lệ sử dụng phân cho các mục đích..................................................................54
Hình 3.5 Các loại hình xử lý đang áp dụng........................................................................55
Hình 3.6 Tỷ lệ các công trình tiêu thoát.............................................................................56
Hình 3.7 Tỷ lệ hộ cam kết bảo vệ môi trường...................................................................56
Hình 3.8 Nồng độ pH các mẫu so với QCVN......................................................................51
Hình 3.9 Nồng độ BOD5 các mẫu so với QCVN.................................................................51
Hình 3.10 Nồng độ COD các mẫu so với QCVN.................................................................51
Hình 3.11 Nồng độ coliform các mẫu so với QCVN...........................................................51
Hình 3.12 Hàm lượng TSS các mẫu so với QCVN...............................................................52
Hình 3.13 Hàm lượng photphat các mẫu..........................................................................52
Hình 3.14 Hàm lượng N tổng số các mẫu so với QCVN.....................................................52
Hình 3.15 Hàm lượng P tổng số các mẫu so với QCVN......................................................52
Hình 3.16 Hàm lượng Amoni các mẫu..............................................................................52
Hình 3.17 Hàm lượng Nitrat các mẫu................................................................................52

11


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi lợn là ngành cung cấp thịt chủ yếu của Việt Nam. Chiếm tới
trên 70% tổng sản lượng thịt mỗi năm. Trong 6 tháng đầu năm 2015tổng đàn
lợn của cả nước đạt gần 27,34 triệu con, tăng khoảng 2,99% so với cùng kỳ
năm 2014; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng trong năm 2015 ước đạt 2,51
triệu tấn, tăng gần 3,66% so với cùng kỳ năm 2014.
Tuy nhiên số lượng đàn lợn tăng lên tạo ra các áp lực lớn về môi
trường, các trang trại tập trung với quy mô lớn chưa có hệ thống xử lý triệt để,
các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chưa nhận thức được ảnh hưởng tới môi trường từ
quá trình chăn nuôi. Tình trạng ô nhiễm khộng khí do mùi đang là vấn đề

nóng trong chăn nuôi lợn; kèm theo đó là chất thải,nước thải ngày càng nhiều
đang là vấn đề cấp bách trong xử lý môi trường.
Xã Song Vân, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang là một xã nông nghiệp có
tới 2014 hộ chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp chiếm 80% số hộ trong xã.
Các hoạt động chăn nuôi chủ yếu là nuôi bò, nuôi lợn, gia cầm. Tuy nhiên
nuôi bò đòi hỏi vốn lớn, vòng quay vốn lâu do để xuất 1 lứa bò cần thời gian
ít nhất là 1 năm lại tốn công chăn dắt, chỉ có hộ nào có vườn rộng mới nuôi
bò. Nuôi gà đang là xu hướng mới của xã tuy nhiên có rủi do lớn, dịch cúm
gia cầm diễn biến phức tạp cùng với đó là giá gà khá rẻ chỉ từ 60-70 nghìn
đồng/kg. Vì vậy mà nuôi lợn là ngành có tiềm năng phát triển lớn nhất của xã.
Hiện nay hoạt động chăn nuôi lợn ở xã chủ yếu theo hình thức gia trại.
Chất thải chăn nuôi phần lớn không được xử lý mà được sử dụng để bón cho
cây trồng hoặc thải trực tiếp ra môi trường hoặc.Việc vệ sinh chuồng trại chưa
được thực hiện đúng kỹ thuật, nước thải từ vệ sinh chuồng trại đa phần thải
12


trực tiếp ra ngoài. Nhìn chung các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn xã chưa có
biện pháp thu gom xử lý hiệu quả chất thải chăn nuôi lợn.
Hiện tại trên địa bàn xã chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về quản lý
xử lý chất thải chăn nuôi cũng như tác động tới môi trường của hoạt động
nuôi lợn. Việc tìm ra giải pháp phù hợp để xử lý chất thải sau nuôi lợn trước
khi xả thải vào môi trường là hết sức cần thiết nhằm phòng chống dịch bệnh
và ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.
Xuất phát từ vấn đề trên tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng
quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại Xã Song Vân, Huyện Tân Yên, Tỉnh
Bắc Giang”nhằm có được những nghiên cứu cụ thể đề xuất biện pháp xử lý
hiệu quả đồng thời cũng là cơ sở cho nhưng nghiên cứu sau này.
Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Hiện trạng quản lý chất thải trong chăn nuôi lợn tại xã Song Vân

- Hiện trạng xả thải trong chăn nuôi lợn tại địa bàn xã Song Vân
- Đề xuất biện pháp xử lý phù hợp với điều kiện các hộ gia đình tại xã
Song Vân

13


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Vai trò và vị trí của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế quốc dân
Chăn nuôi là một mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền vững,
tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Chăn nuôi tận dụng phụ
phẩm của trồng trọt, thủy sản tạo nên hệ sinh thái nông nghiệp V.A.C (Vườn – Ao
– Chuồng), V.A.C.B (Vườn- Ao- Chuồng- Biogas) hoặc V.A.C.R ( Vườn – Ao –
Chuồng – Rừng) có hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ được môi trường sống, tận dụng
nguồn lao động ở các vùng nông thôn, tạo thêm sản phẩm cho xã hội, tăng nguồn
thu nhập và mức sống cho mỗi gia đình. Vì vậy các đối tượng vật nuôi được xem là
đối tượng được quan tâm phát triển.
Chăn nuôi đóng vai trò chủ yếu sau:
- Nguồn cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cao cho đời sống con người
- Nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp
Các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp tiêu dùng đều sử dụng nguyên
liệu từ chăn nuôi. Da, lông là nguyên liệu cho quá trình chế biến, sản xuất da, chăn,
đệm, sản phẩm thời trang. Các loại mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh, vacxin phòng nhiều
loại bệnh đều có nguồn gốc từ sữa, trứng. Ngoài ra, chăn nuôi còn cung cấp nguyên
liệu cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc.
- Chăn nuôi là nguồn cung cấp sức kéo.
Chăn nuôi cung cấp sức kéo cho công tác khai thác lâm sản, đi lại, vận chuyển
hàng hóa trên các vùng núi cao hiểm trở, nhiều dốc. Ngày nay tuy nhu cầu sức kéo
có giảm đi, nhưng việc cung cấp sức kéo cho lĩnh vực khai thác lâm sản vẫn tăng

lên, nhờ vào sức kéo của trâu, bò, ngựa...
- Chăn nuôi cung cấp phân bón cho trồng trọt, thức ăn cho nuôi trồng thủy sản
Trong sản xuất nông nghiệp hướng tới canh tác bền vững không thể không kể đến

14


vai trò của phân bón hữu cơ nhận được từ chăn nuôi. Phân chuồng có tỷ lệ N:P:K
cao và cân đối, biết chế biến và sử dụng hợp lý có ý nghĩa lớn trong cải tạo đất
trồng trọt, nâng cao năng suất cây trồng.
1.2. Hiện trạng chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
1.2.1. Chăn nuôi lợn
Lợn là đối tượng vật nuôi truyền thống, cho giá trị kinh tế cao trong
ngành chăn nuôi. Theo số liệu thống kê thời điểm 01/10/2015, đàn lợn tỉnh
Bắc Giang đạt 1,244 triệu con tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2014 (thống kê
kinh tế xã hội 2015,kết quả tổng điều tra đàn lợn). Chăn nuôi chuyển dịch
theo hướng giảm hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, tăng hình thức chăn nuôi gia
trại, trang trại tập trung. Qua rà soát, thống kê tính đến tháng 4/2016 trên địa
bàn tỉnh có tổng số 755 trang trại, trong đó có 664 trang trại chăn nuôi, 70
trang trại tổng hợp, 10 trang trại trồng trọt, 6 trang trại thủy sản và 5 trang trại
lâm nghiệp. Trong tổng số 755 trang trại có 617 trang trại được cấp giấy
chứng nhận kinh tế trang trại theo thông tư 27 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
(tăng 79 trang trại so với năm 2015) trong đó có 542 trang trại trồng trọt, 62
trang trại tổng hợp, 7 trang trại trồng trọt và 6 trang trại nuôi trồng thủy sản.
Trong khi đó ngày 25/1/2014 Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định
số 120/QĐ-UBND về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh
Bắc Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu tổng quát là
phát triển chăn nuôi theo hướng chăn nuôi nông hộ an toàn, trang trại sản xuất
hàng hóa, ứng dụng khoa học công nghệ gắn với đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm, bảo vệ môi trường; tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá

trị sản xuất ngành nông nghiệp; từng bước chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi
nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đảm bảo quản lý tốt công tác
giết mổ gia súc, gia cầm và công tác phòng chống dịch bệnh; phấn đấu đến
năm 2020 tỉnh Bắc Giang là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về tổng
đàn lợn và đàn gia cầm, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh, tạo
15


tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế nông thôn.
Theo quy hoạch, giai đoạn từ nay đến năm 2015, đưa tỷ trọng giá trị sản
xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp từ
51,97% (năm 2012) lên 53,60% năm 2015; giá trị chăn nuôi gia súc (trâu, bò,
lợn) chiếm khoảng 55%, giá trị chăn nuôi gia cầm đạt 40%, giá trị sản phẩm
chăn nuôi khác đạt khoảng 5%; tổng đàn trâu của toàn tỉnh đạt 65.000 con,
tổng đàn lợn là 1,25 triệu con, tổng đàn gia cầm là 17 triệu con; nâng số trang
trại chăn nuôi từ 346 trang trại lên 479 trang trại, đưa tỷ trọng chăn nuôi gia
cầm theo quy mô trang trại đạt 12,66% tổng đàn gia cầm; xây dựng các khu
chăn nuôi tập trung, phát triển trang trại chăn nuôi đảm bảo yêu cầu, điều kiện
về vệ sinh môi trường theo quy định.
Giai đoạn 2016 đến 2020, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong
tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp duy trì mức 55,0%; tăng tổng đàn lợn
tăng lên khoảng 1,4 triệu con, đàn gia cầm là 18 triệu con, đàn bò 120.000
con; tỷ trọng chăn nuôi gia cầm hộ truyền thống đạt 37,38%, tỷ trọng chăn
nuôi lợn truyền thống đạt 38,40%; đến năm 2020, có 744 trang trại chăn nuôi,
tỷ trọng chăn nuôi gia cầm theo mô hình trang trại đạt 27% tổng đàn gia cầm,
tỷ trọng chăn nuôi lợn theo mô hình trang trại đạt 21% tổng đàn lợn; đến năm
2020 hình thành 91 khu chăn nuôi tập trung xa dân cư theo đúng tiêu chí của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư
đến năm 2020 vẫn còn nhưng được kiểm soát về vệ sinh an toàn thực phẩm
và môi trường.

1.2.2. Chăn nuôi gia cầm
Đây là đối tượng vật nuôi đang được chú trọng và nâng dần tỷ trọng
trong cơ cấu phát triển chăn nuôi của tỉnh. Theo số liệu thống kê tháng
10/2012 toàn tỉnh có 15,639 triệu con gia cầm, trong đó đàn gà là 13,736 triệu
con, chủ yếu là gà thả vườn, thả đồi; tập trung nhiều ở các huyện: Yên Thế,
Tân Yên, Lục Nam, Lạng Giang, Hiệp Hòa.

16


Trong năm có khoảng 35 triệu gia cầm thương phẩm được xuất bán với
sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 39.123 tấn, tăng 9% so với cùng kỳ; sản
lượng trứng gia cầm đạt 149.007.000 quả, tăng 8,5% so với cùng kỳ.
Toàn tỉnh hiện có 219 trang trại chăn nuôi gia cầm đạt tiêu chí theo
thông tư 27/TT-BNN (với quy mô: gia cầm đẻ trứng 2.000 con/hộ trở lên, gà
thịt lông màu 1.000con/lứa trở lên, gà lông trắng và vịt thịt 1.000 con/lứa trở
lên). Chăn nuôi trang trại ngày càng đi vào chiều sâu, các trang trại đang dần
chuyển dịch cơ cấu từ chăn nuôi số lượng lớn theo mùa vụ sang hướng chăn
nuôi với số lượng ổn định, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Trong chăn nuôi gà thì có tới 95-97% số hộ nuôi theo phương thức thả
vườn, thả đồi, chỉ có 3 - 5% số hộ nuôi gà thịt và gà đẻ trứng công nghiệp.Với
phương thức chăn nuôi như trên, chất lượng gà đạt độ săn chắc cao, được
người tiêu dùng ưa chuộng. Đặc biệt với sản phẩm "Gà đồi Yên Thế" bước
đầu đã có sự gắn kết giữa sản xuất, giết mổ và tiêu thụ, được thị trường ngày
càng ưa chuộng.
Về nguồn cung cấp con giống: toàn tỉnh có 248 cơ sở ấp nở với công
suất 12 - 15 triệu gia cầm giống/năm, đáp ứng khoảng 40% nhu cầu con giống
trong tỉnh. Số còn lại do người dân tự nhân giống và mua từ các cơ sở sản
xuất con giống bên ngoài tỉnh.
1.2.3. Chăn nuôi trâu, bò

Chăn nuôi trâu bò có ưu thế là không cạnh tranh lương thực với con
người và vật nuôi khác, giá bán con giống và con thương phẩm luôn ổn định ở
mức cao.
Theo số liệu thống kê tới 1/10/2015 toàn tỉnh có 104,208 triệu con tăng
2,7% so với cùng kỳ năm 2014.
Chất lượng đàn bò của tỉnh ngày một tăng lên do công tác thụ tinh nhân
tạo và hỗ trợ đàn bò đực giống lai zebu được thực hiện tốt theo chương trình
cải tạo đàn bò của trung ương và chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi thú y
của tỉnh.
17


1.2.4. Các đối tượng vật nuôi khác
Ngoài những giống vật nuôi truyền thống trên địa bàn còn có những vật
nuôi khác góp phần tạo ra sự đa dạng sản phẩm chăn nuôi của tỉnh như: dê cỏ
(13.276 con), bồ câu (107.000 con), thỏ (22.377 con), ong (38.985 tổ, sản
lượng mật 533 tấn) và một số con đặc sản: lợn rừng, nhím, dế,… 9 tháng đầu
năm toàn tỉnh đã sản xuất được 1.003 triệu con cá bột, 405 triệu con cá giống,
sản lượng thủy sản ước đạt 20.890 tấn.
1.3. Công tác quản lý chất thải chăn nuôi và các công trình xử lý chất
thải tại Bắc Giang
1.3.1. Tình hình thực hiện đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ
môi trường của các cơ sở chăn nuôi
Theo số liệu điều tra,(báo cáo tổng hợp chuyên đề tình hình chăn nuôi
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 2013) việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi
trường của các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang được thực hiện rất
ít. Trong số 329 cơ sở thực hiện điều tra, có tới 279/329 cơ sở chưa tiến hành
các thủ tục pháp luật về bảo vệ môi trường (đánh giá tác động môi trường,
cam kết bảo vệ môi trường), chiếm 84,8%. Chủ yếu nằm ở các huyện Lạng
Giang, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Sơn Động, Lục Nam và Thành phố Bắc Giang.

Số còn lại là các huyện đã tiến hành lập các thủ tục pháp luật về bảo vệ môi
trường, tuy nhiên, mức độ thực hiện chỉ đạt trung khoảng từ 43% tới 68 %.
Qua điều tra thực tế cho thấy, lý do các trạng trại chưa thực hiện các thủ tục
về môi trường đến từ:
- Bản thân các chủ trang trại chưa nhận thức về trách nhiệm phải thực hiện
- Các chủ trang trại gặp nhiều khó khăn trong việc nắm bắt quy trình
pháp lý trong việc thực hiện;
- Công tác quản lý từ các phòng Tài nguyên và Môi trường huyện và
thành phố còn hạn chế về thông tin tới các cơ sở do nhân lực mỏng và trách
nhiệm công việc được giao ở nhiều mảng;
- Sự mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế tại địa phương và nhận thức về
trách nhiệm bảo vệ môi trường ở các cấp quản lý và chủ trang trại.
18


Bảng 1.1 Tỉ lệ phần trăm các trang trại có thực hiện và không thực hiện
các thủ tục pháp lý về môi trường
Huyện
Bắc Giang
Hiệp Hoà
Lạng Giang
Lục Nam
Lục Ngạn
Sơn Động
Việt Yên
Yên Dũng
Yên Thế
Trung bình toàn tỉnh

Thủ tục môi trường

Có thực hiện (%)
Không thực hiện (%)
0,00
100,00
10,00
90,00
10,38
89,62
6,25
93,75
45,45
54,55
23,08
76,92
68,75
31,25
43,59
56,41
0,00
100,00
23,06
76,94

Nguồn: Báo cáo chăn nuôi Tỉnh Bắc Giang (2013)
1.3.2. Tình hình thực hiện đo kiểm soát môi trường tại các cơ sở chăn nuôi
trên địa bàn tỉnh
Về công tác đo kiểm soát môi trường tại các cơ sở chăn nuôi, tính đến
tháng 10/2013, theo kết quả điều tra tại 39 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm
tập trung thì chỉ có 12 cơ sở thực hiện việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi
trường (ĐTM và cam kết BVMT), chiếm tỷ lệ 30,76%. Tuy nhiên, trong số

các cơ sở có thực hiện ĐTM và Cam kết BVMT thì chỉ có 3/12 cơ sở có tiến
hành công tác đo kiểm soát môi trường định kỳ (bao gồm: Cơ sở của ông
Trần Ngọc Lâu ở thôn Hà Nội, xã Đại Thành, huyện Hiệp Hòa; Cơ sở của bà
Trần Thị Nga tại thôn T, xã Tân Thanh, huyện Lạng Giang và Cơ sở của ông
Nguyễn Đức Hiển tại thôn Việt Yên, xã Việt Tiến, huyện Việt Yên), chiếm
25% trong tổng số 12 cơ sở thực hiện cấp phép bảo vệ môi trường (Đánh giá
tác động môi trường và Cam kết bảo vệ môi trường).
Về phía cơ quan quản lý, việc thực hiện quan trắc tại các điểm dân cư
nông thôn, đặc biệt là các khu vực phát triển mạnh về chăn nuôi thì vẫn chưa
được thực hiện thường xuyên vì nguồn kinh phí còn hạn hẹp.

19


1 .3.3. Tình hình thực hiện việc xây dựng các công trình xử lý môi trường và các
hoạt động quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
a. Hiện trạng xây dựng các công trình xử lý môi trường
Kết quả điều tra từ báo cáo tổng hợp cho thấy: mặc dù tỉ lệ về thực hiện
các thủ tục pháp luật về môi trường không cao, nhưng có tới 62,8% các trang
trại được điều tra trên toàn tỉnh đã thực hiện xác nhận đã xây dựng công trình
xử lý môi trường (XLMT). Huyện có 100% các cơ sở đã tiến hành xây dựng
là Lạng Giang, Việt Yên và Yên Dũng. Các huyện có số trang trại chưa thực
hiện hoặc thực hiện ít bao gồm: Sơn Động (92,31%), Lục Ngạn (90%) và
Hiệp Hòa (54,6%). Kết quả điều tra cho thấy, các hình thức xử lý cơ bản là hệ
thống phân hủy chất thải bằng hầm Biogas và hồ sinh học.
Bảng 1.2: Tỷ lệ phần trăm các cơ sở chăn nuôi thực hiện xây dựng các
công trình xử lý môi trường
Tên Huyện
Bắc Giang
Hiệp Hoà

Lạng Giang
Lục Nam
Lục Ngạn
Sơn Động
Tân Yên
Việt Yên
Yên Dũng
Yên Thế
Trung bình toàn tỉnh

Đã xây dựng công trình XLMT
Có thực hiện (%)
Không thực hiện (%)
94,68
5,32
45,4
54,6
100
0
26
74
10
90
7,69
92,31
80
20
100
0
100

0
64,3
35,7
62,8
37,2

Nguồn: Báo cáo chăn nuôi Tỉnh Bắc Giang (2013)
b. Hiện trạng hệ thống thu gom chất thải chăn nuôi
Loại hình của hệ thống thu gom chất thải lỏng(nước rửa chuồng và
nước tiểu của lợn) từ khu vực chuồng trại đến khu vực xử lý hay thải trực tiếp
vào môi trường sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường. Kết quả điều tra

20


tại địa bàn đối với 50 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang cho thấy, hầu hết các cơ sở chăn nuôi đã có hệ thống mương
thu gom nước thải, chiếm 59% số lượng các cơ sở, trong đó loại hình mương
bằng đất chiếm 23,1%và loại mương bằng bê tông chiếm gần 36%. Mặc dù
vậy, hiện trạng của các mương dẫn bằng bê tông hiện đang bị xuống cấp dẫn
đến việc nước thải bị ngấm vào đất trong quá trình thu hồi. Đối với các hộ
không có hệ thống thu gom nước thải (chiếm 41% số cơ sở tiến hành khảo
sát), nước thải được dẫn đến khu vực tiếp nhận không qua hệ thống mương
thu gom nên nước thải ảnh hưởng đến môi trường trên diện rộng, làm mất
cảnh quan và gây mùi khó chịu.
Bảng 1.3: Tỷ lệ phần trăm các hình thức thu gom nước thải
Tên huyện
Bắc Giang
Hiệp Hoà
Lạng Giang

Lục Nam
Lục Ngạn
Tân Yên
Việt Yên
Yên Dũng
Yên Thế
Trung bình
trên toàn tỉnh

Tỷ lệ phần trăm các hình thức thu gom nước thải
Mương đất
Không (%)
Cống bê tông (%)
(%)
100,0
0,0
0,0
58,3
33,3
8,3
25,0
25,0
50,0
50,0
0,0
50,0
20,0
0,0
80,0
0,0

50,0
50,0
0,0
0,0
100,0
66,7
33,3
0,0
50,0
50,0
0,0
41,0

23,1

35,9

Nguồn: Báo cáo chăn nuôi Tỉnh Bắc Giang (2013)

1.4. Hiện trạng chăn nuôi tại huyện Tân Yên
Theo bà Nguyễn Thị Nguyệt, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT
huyện, năm 2015 toàn huyện có 230 nghìn con lợn và bò; gần 2,2 triệu gia
cầm. Diện tích thủy sản mở rộng lên hơn 1 nghìn ha, chủ yếu là nuôi thâm
canh, năng suất đạt hàng chục tấn/ha/năm.

21


Theo số liệu tổng hợp, hiện nay toàn huyện có trên 400 trang trại đã
được công nhận, trong đó có 319 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp

với nuôi trồng thủy sản chiếm 90%; còn lại là trang trại tổng hợp và trồng
trọt. Tổng diện tích đất trang trại sử dụng khoảng 500 ha, bình quân mỗi trang
trại sử dụng 1,44 ha đất. Đó là chưa kể đến một lượng không nhỏ số gia trại.
Nhìn chung, các trang trại trên địa bàn đều sử dụng diện tích đất có hiệu quả,
khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về đất đai, cho năng suất, sản lượng trên mỗi
đơn vị diện tích cao hơn nhiều lần so với đất nông hộ đơn thuần. Nhiều trang
trại đã mạnh dạn đầu tư đưa vào sản xuất các sản phẩm mới, nuôi con đặc sản
như: nuôi chim trĩ, vịt trời, lợn rừng, ba ba…cho hiệu quả kinh tế cao, thị
trường tiêu thụ ổn định.
Ngày 30/3, hội chăn nuôi lợn sạch Tân Yên đón nhận giấy chứng nhận
công nhận nhãn hiệu hội chăn nuôi lợn sạch Tân Yên.
Xác định rõ vai trò của kinh tế trang trại, trong những năm qua các cấp
các ngành từ huyện đến xã thị trấn đã và đang quan tâm tập trung chỉ đạo có
những chủ trương giải pháp tích cực trong phát triển sản xuất nông nghiệp
hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, gắn với phát triển kinh tế
trang trại. Để khuyến khích các hộ dân phát triển mở rộng kinh tế trang trại,
Tân Yên đã ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ, như: Thưởng cho các chủ
trang trại gia trại tiêu biểu, thưởng cho các tổ chức cá nhân thu mua nhiều sản
phẩm cho trang trại, gia trại. Hỗ trợ lãi suất tiền vay cho phát triển chăn nuôi
trong các trang trại, gia trại trên địa bàn huyện. Một trong những trang trại
tiêu biểu đem lại hiệu quả kinh tế cao được nhiều người trong và ngoài vùng
đến thăm quan học tập đó là trang trại chăn nuôi lợn của ông Đào Tiến Sang
thôn Lộc Ninh, xã Ngọc Châu với quy mô nuôi 1.500 lợn nái ngoại, 3.000 lợn
thịt ngoại/lứa, mỗi năm cho doanh thu đạt trên 100 tỷ đồng. Qua khảo sát
đánh giá cho thấy năm 2013, 2014 trang trại chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia
cầm, kết hợp với nuôi cá cho thu nhập khá cao, thị trường tiêu thụ sản phẩm
22


ổn định, thu nhập bình quân/trang trại chỉ đạt 200-500 triệu đồng/trang trại.

Năm 2015 đối với trang trại chăn nuôi lợn, đặc biệt những trang trại nuôi
khép kín chủ động được con giống chất lượng đưa vào nuôi thương phẩm,
dịch bệnh an toàn, giá thị trường cao, ổn định, chủ trang trại thu được lợi
nhuận cao bình quân đạt 400 - 2,5 tỷ đồng/trang trại. Qua đó, đã góp phần đưa
tổng giá trị sản phẩm hàng hóa của trang trại trên địa bàn toàn huyện đạt
khoảng hơn 800 tỷ đồng, doanh thu bình quân của 1 trang trại đạt 2,3 tỷ
đồng/năm.
1.5. Ảnh hưởng của ô nhiễm trong chăn nuôi đến con người và môi trường
Những năm gần đây, ngành chăn nuôi lợn phát triển với tốc độ rất
nhanh nhưng chủ yếu là tự phát và chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật
về chuồng trại và kỹ thuật chăn nuôi. Do đó năng suất chăn nuôi thấp và gây
ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng. Ô nhiễm môi trường không những
ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi, năng suất chăn nuôi mà còn ảnh hưởng rất
lớn đến sức khỏe con người và môi trường sống xung quanh. Mỗi năm ngành
chăn nuôi gia súc gia cầm thải ra khoảng 75-85 triệu tấn phân, với phương
thức sử dụng phân chuồng không qua xử lý ổn định và nước thải không qua
xử lý đảm bảo quy chuẩn, xả trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm môi trường.
Chất thải chăn nuôi tác động đến môi trường và sức khỏe con người trên
nhiều khía cạnh: Gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường khí,
môi trường đất và các sản phẩm nông nghiệp. Đây chính là nguyên nhân gây
ra nhiều căn bệnh về hô hấp, tiêu hoá, do trong chất thải chứa nhiều vi sinh
vật gây bệnh, trứng giun.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo, nếu không có biện pháp thu
gom và xử lý chất thải chăn nuôi một cách thỏa đáng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
sức khỏe con người, vật nuôi và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc
biệt là các virus biến thể từ các dịch bệnh như lở mồm long móng, dịch bệnh
tai xanh ở lợn có thể lây lan nhanh chóng và có thể cướp đi sinh mạng của

23



con người. Theo Báo cáo tổng kết của Viện Chăn nuôi, nồng độ khí H2S và NH3
trong chất thải chăn nuôi cao hơn mức cho phép khoảng 30 - 40 lần.
Hiện nay, còn nhiều trang trại chăn nuôi lợn hàng ngày thải ra một lượng
lớn chất thải không được xử lý và đổ trực tiếp vào hệ thống thoát nước, kênh
mương làm nhiều hộ dân không có nước sinh hoạt (nước giếng trong vùng có
váng, mùi hôi tanh), tỷ lệ người dân bị mắc bệnh tiêu chảy, mẫn ngứa và ghẻ
lở cao. Ô nhiễm do chất thải chăn nuôi không chỉ ảnh hưởng nặng tới môi
trường sống dân cư mà còn gây ô nhiễm nguồn nước, tài nguyên đất và ảnh
hưởng lớn đến kết quả sản xuất chăn nuôi. Ô nhiễm môi trường còn làm phát
sinh dịch bệnh, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Môi trường bị ô nhiễm
sẽ tác động trực tiếp vào sức khoẻ con người và vật nuôi, phát sinh dịch bệnh
nguy hiểm, gây khó khăn trong công tác quản lý dịch bệnh, giảm năng suất và
chất lượng của ngành chăn nuôi, ảnh hưởng tới đời sống của con người.
Việc sử dụng các loại thức ăn hỗn hợp đã trở nên phổ biến tại các trang
trại, tuy nhiên hàm lượng một số kim loại nặng có trong thức ăn nếu vượt quá
ngưỡng trên, các chủ trang trại khi sử dụng cho vật nuôi sẽ dẫn tới việc tích
trữ trong cơ thể, làm ảnh hưởng tới chất lượng và sản phẩm vật nuôi, sau cùng
có thể tích trữ trong cơ thể con người thông qua chuỗi và lưới thức ăn.
Một phần các kim loại nặng này có thể được đào thải ra khỏi cơ thể vật
nuôi qua phân hoặc nước tiểu, nó có thể tích trữ trong mọt khoảng thời gian
dài, gây ô nhiễm môi trường.
Chất thải chăn nuôi chia ra thành 3 nhóm:
+ Chất thải rắn: Phân, chất độn, lông, chất hữu cơ tại các lò mổ...
+ Chất thải lỏng: nước tiểu, nước rửa chuồng, tắm rửa gia súc, vệ sinh lò
mổ, các dụng cụ…
+ Chất thải khí: CO2, NH3, CH4…
Chất thải rắn và nước thải. Chất thải rắn chủ yếu là phân, rác, thức ăn
thừa của vật nuôi.... Chất thải rắn chăn nuôi lợn có độ ẩm từ 56 - 83%, tỷ lệ
24



N, P, K cao, chứa nhiều hợp chất hữa cơ, vô cơ và một lượng lớn các vi sinh
vật, trứng các ký sinh trùng có thể gây bệnh cho người và vật nuôi.
Tùy theo đặc điểm chuồng nuôi và hình thức thu gom chất thải, chất thải
chăn nuôi lợn bao gồm: chất thải rắn, nước tiểu, nước thải chăn nuôi (hỗn hợp
phân, nước tiểu, nước rửa chuồng…)
* Chất thải rắn - Phân
- Những dưỡng chất không tiêu hóa được của quá trình tiêu hóa vi sinh.
- Các chất cặn bã của dịch tiêu hóa (trypsin, pepsin …), các mô tróc ra từ
các niêm mạc của ống tiêu hóa và chất nhờn theo phân ra ngoài.
- Các loại vi sinh vật trong thức ăn, ruột bị thải ra ngoài theo phân.
+ Lượng phân:
Lượng phân thải ra trong một ngày đêm tùy thuộc vào giống, loài, tuổi
và khẩu phần ăn. Lượng phân lợn thải ra mỗi ngày có thể ước tính 6-8% trọng
lượng của vật nuôi . Lượng phân thải trung bình của lợn trong 24 giờ được thể
hiện dưới bảng sau:
Bảng 1.4: Khối lượng phân và nước tiểu của gia súc thải ra
trong 1 ngày đêm
Loại gia súc
Trâu bò lớn
Lợn (<10kg)
Lợn (15-45kg)
Lợn (45-100kg)

Lượng phân (kg/ngày)
20-25
0,5-1
1-3
3-5


Nước tiểu (kg/ngày)
10-15
0,3-0,7
0,7-2,0
2-4

Nguồn: Bùi Xuân An (2014)
+ Thành phần trong phân lợn:
Thành phần các chất trong phân lợn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Thành phần dưỡng chất của thức ăn và nước uống;
- Độ tuổi của lợn (mỗi độ tuổi sẽ có khả năng tiêu hóa khác nhau);
- Tình trạng sức khỏe vật nuôi và nhu cầu cá thể: nếu nhu cầu cá thể cao
thì sử dụng dưỡng chất nhiều thì lượng phân thải sẽ ít và ngược lại.

25


×