Tải bản đầy đủ (.pdf) (218 trang)

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 218 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

VŨ ĐỨC LỄ

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, 2017

HÀ NỘI, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ BỘ NỘI
VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

VŨ ĐỨC LỄ

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM


CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG
MÃ SỐ

62 34 82 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Lƣu Kiếm Thanh
2. TS. Nguyễn Minh Sản
dẫn khoa học: 1. PGS.TS Lƣu Kiếm Than
Minh Sản

HÀ NỘI, 2017

2. TS. Nguyễn


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu
trong luận án là trung thực và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên
cứu của luận án chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào.

Tác giả luận án

Vũ Đức Lễ


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án với đề tài: “Chính sách phát triển đội ngũ giảng viên
các trường đại học đại học công lập ở Việt Nam”, trước hết tôi xin đặc biệt cảm ơn
đến hai thầy hướng dẫn: PGS.TS. Lưu Kiếm Thanh và TS. Nguyễn Minh Sản đã
quan tâm, giúp đỡ tận tình về nội dung, phương pháp nghiên cứu trong suốt quá

trình thực hiện luận án này.
Tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính
Quốc gia, Khoa Sau đại học, Khoa tổ chức NN; các cán bộ quản lý, lãnh đạo,
chuyên viên Bộ Giáo dục và Đào tạo, giảng viên các trường đại học công lập mà đề
tài đã khảo sát, phỏng vấn, đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi, tham gia góp ý kiến,
ủng hộ, giúp đỡ nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu thực tiễn
phục vụ đề tài.
Xin được bày tỏ lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã luôn hỗ trợ
động viên, tạo điều kiện thuận lợi giúp nghiên cứu sinh vượt qua nhiều khó khăn để
hoàn thành luận án này.
Do nhiều điều kiện chủ quan và khách quan chắc chắn kết quả nghiên cứu
của luận án còn những điểm thiếu sót. Tác giả luận án rất mong tiếp tục nhận được
nhiều ý kiến đóng góp để nội dung nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận án

Vũ Đức Lễ

năm 2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................... 9

1.1. Các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài ................................. 9
1.1.1. Về chính sách và chính sách công ..............................................................9

1.1.2. Về chính sách giáo dục đại học ................................................................10
1.1.3. Về chính sách thu hút, tuyển dụng ...........................................................13
1.1.4. Về chính sách đào tạo, bồi dưỡng ............................................................15
1.1.5. Về chính sách sử dụng, đánh giá giảng viên ............................................16
1.1.6. Về chính sách đãi ngộ, tôn vinh ...............................................................18
1.2. Một số nhận xét và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.........................20
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP ............................. 24

2.1. Lý luận cơ bản về phát triển đội ngũ giảng viên đại học công lập .......................24
2.1.1. Khái niệm GVĐH công lập ......................................................................24
2.1.2. Phát triển đội ngũ giảng viên đại học công lập ........................................25
2.1.2.1. ĐNGV đại học công lập ............................................................................25
2.1.2.2. Phát triển .....................................................................................................26
2.1.2.3. Phát triển ĐNGV đại học công lập ...........................................................27
2.1.2.4. Nội dung phát triển ĐNGV đại học công lập...........................................27
2.1.3. Vai trò của phát triển ĐNGV đại học công lập ........................................31
2.2. Chính sách phát triển ĐNGV các trường đại học công lập ..................................32
2.2.1. Các khái niệm cơ bản ...............................................................................32
2.2.1.1. Khái niệm về chính sách............................................................................32
2.2.1.2. Khái niệm về chính sách công ..................................................................34
2.2.1.3. Chu trình chính sách ..................................................................................35
2.2.1.4. Khái niệm chính sách phát triển ĐNGV đại học .....................................36
2.2.1.5. Tiêu chuẩn đánh giá nội dung chính sách ................................................37
2.2.2. Nội dung chính sách phát triển ĐNGV đại học công lập .........................39
2.2.2.1. Quy hoạch ĐNGV .....................................................................................39
2.2.2.2. Thu hút, tuyển dụng ĐNGV ......................................................................40
2.2.2.3. Sử dụng, đánh giá ĐNGV .........................................................................41
2.2.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV .......................................................................42



2.2.2.5. Đãi ngộ, tôn vinh ĐNGV ..........................................................................42
2.2.3. Vai trò của chính sách phát triển đội ngũ giảng viên ...............................43
2.2.3.1. Tạo môi trường thuận lợi nhằm khuyến khích ĐNGV đại học công lập
phát triển...................................................................................................................43
2.2.3.2. Huy động sự tham gia của toàn xã hội và cá nhân giảng viên trong đầu
tư các nguồn lực nhằm đảm bảo sự ổn định, phát triển bền vững ĐNGV đại học
..................................................................................................................................44
2.2.3.3. Định hướng, dẫn dắt, tạo động lực cho ĐNGV theo mục tiêu của từng
giai đoạn cụ thể ........................................................................................................45
2.2.4. Các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến chính sách phát triển ĐNGV .........46
2.2.4.1. Các điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................46
2.2.4.2. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế .............................................................47
2.2.4.3. Yếu tố khoa học và công nghệ ..................................................................49
2.2.4.4. Tham gia xây dựng, phản biện chính sách của ĐNGV và của xã hội.........50
2.2.4.5. Năng lực đội ngũ hoạch định chính sách..................................................51
2.3. Chính sách phát triển ĐNGV đại học ở một số quốc gia ......................................53
2.3.1. Về chính sách quy hoạch ..........................................................................53
2.3.2. Về chính sách thu hút, tuyển dụng ...........................................................53
2.3.2.1. Về chính sách thu hút.................................................................................53
2.3.2.2. Về chính sách tuyển dụng..........................................................................55
2.3.3. Chính sách sử dụng, đánh giá ...................................................................56
2.3.4. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng .................................................................57
2.3.5. Về chính sách đãi ngộ, tôn vinh ...............................................................58
2.3.5.1. Chính sách đãi ngộ .....................................................................................58
2.3.5.2. Về chính sách tôn vinh ..............................................................................59
2.3.6. Một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho chính sách phát triển
ĐNGV đại học công lập ở Việt Nam .................................................................60
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................................. 63
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM ................................................ 64


3.1. Khái quát quá trình phát triển và đổi mới chính sách về giáo dục đại học ..........64
3.2. Thực trạng phát triển ĐNGV đại học công lập ở Việt Nam .................................68


3.2.1. Đánh giá chung .........................................................................................68
3.2.2. Về số lượng ĐNGV đại học công lập ......................................................70
3.2.3. Về chất lượng ĐNGV đại học công lập ...................................................71
3.2.4. Về tỷ lệ, cơ cấu ĐNGV đại học công lập ................................................74
3.3. Phân tích thực trạng chính sách phát triển đội ngũ giảng viên đại học công lập ở
Việt Nam .........................................................................................................................76
3.3.1. Quy hoạch ĐNGV đại học công lập.........................................................76
3.3.2. Chính sách thu hút, tuyển dụng ................................................................77
3.3.2.1. Chính sách thu hút......................................................................................77
3.3.2.2. Chính sách tuyển dụng...............................................................................78
3.3.3. Về chính sách sử dụng, đánh giá ..............................................................80
3.3.2.1. Chính sách sử dụng ....................................................................................80
3.3.2.2. Đánh giá giảng viên ...................................................................................82
3.3.3. Về chính sách đào tạo, bồi dưỡng ............................................................84
3.3.3.1. Chính sách đào tạo .....................................................................................84
3.3.3.2. Chính sách bồi dưỡng ................................................................................85
3.3.4. Về chính sách đãi ngộ và tôn vinh giảng viên..........................................87
3.3.4.1. Về chính sách đãi ngộ ................................................................................87
3.3.4.2. Về chính sách tôn vinh ..............................................................................89
3.4. Đánh giá thực trạng chính sách phát triển ĐNGV ở Việt Nam ............................91
3.4.1. Kết quả đạt được của chính sách phát triển ĐNGV đại học công lập......91
3.4.2. Những hạn chế, bất cập ............................................................................96
3.4.2.1. Đánh giá về hoạch định chính sách...........................................................96
3.4.2.2. Đánh giá việc thực thi chính sách phát triển ĐNGV đại học công lập...98
3.4.2.3. Về công tác đánh giá chính sách phát triển ĐNGV đại học công lập ..107

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế ...........................................................109
3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan ........................................................................109
3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan ............................................................................111
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................................................................................ 113
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM .................... 114

4.1. Mục tiêu..................................................................................................................114


4.2. Quan điểm, định hướng vể chính sách phát triển đội ngũ giảng viên các trường
đại học công lập ở Việt Nam........................................................................................114
4.2.1. Quan điểm, định hướng của Đảng ..........................................................114
4.2.2. Quan điểm của luận án về chính sách phát triển đội ngũ giảng viên đại
học công lập......................................................................................................116
4.3. Nguyên tắc hoàn thiện chính sách phát triển đội ngũ giảng viên .......................118
4.3.1. Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ ............................................................118
4.3.2. Đảm bảo tính khả thi và tạo sự đồng thuận ............................................119
4.3.3. Đảm bảo tính công khai, minh bạch .......................................................120
4.3.4. Đảm bảo hài hòa lợi ích, cạnh tranh bình đẳng ......................................121
4.4. Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển đội ngũ giảng viên ..........................121
4.4.1. Giải pháp chung......................................................................................122
4.4.1.1. Hoàn thiện về thể chế, môi trường pháp lý ............................................122
4.4.1.2. Nâng cao năng lực, trình độ của các nhà hoạch định chính sách..........123
4.4.1.3. Hoàn thiện quy trình hoạch định chính sách ..........................................123
4.4.1.4. Nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị xã hội và xã hội nghề nghiệp
trong việc phản biện chính sách............................................................................124
4.4.2. Nhóm giải pháp cụ thể............................................................................125
4.4.2.1. Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV đại học công lập ......................125
4.4.2.2. Hoàn thiện chính sách thu hút, tuyển dụng ............................................126

4.4.2.3. Hoàn thiện chính sách sử dụng, đánh giá ...........................................129
4.4.2.4. Hoàn thiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng .............................................132
4.4.2.5. Hoàn thiện chính sách đãi ngộ, tôn vinh ...............................................137
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ................................................................................................ 143
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 144

1. Kết luận .....................................................................................................................144
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ..................................................... 148
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................... 148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 149
PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 155


DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Bộ GD&ĐT
CNH-HĐH
CSĐT

Viết đầy đủ
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Cơ sở đào tạo

CSVC
CSPT

Cơ sở vật chất
Chính sách phát triển


CLGV

Chất lượng giảng viên

CLĐT

Chất lượng đào tạo

ĐNNG

Đội ngũ nhà giáo

ĐNGV
ĐHCL

Đội ngũ giảng viên
Đại học công lập

ĐHNCL
ĐHTT

Đại học ngoài công lập
Đại học tư thục

GVĐH
GVCH
GDĐH
GS.TS

GVĐH

Giảng viên cơ hữu
Giáo dục đại học
Giáo sư tiến sĩ

KH&CN

Khoa học và công nghệ

KTTT
NNL
NCKH
NGƯT
NGND
NSNN

Kinh tế thị trường
Nguồn nhân lực
Nghiên cứu khoa học
Nhà giáo ưu tú
Nhà giáo nhân dân
Ngân sách nhà nước

PGS
PPGD

Phó Giáo sư
Phương pháp giáo dục

QLNN
QLGD

XHCN

Quản lý nhà nước
Quản lý giáo dục
Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIẾU ĐỒ
Bảng 3. 1. So sánh chính sách quốc gia về giáo dục và đào tạo đại học ..................66
Bảng 3. 2. Chất lượng ĐNGV đại học công lập giai đoạn 2006 – 2015 ....................72
Bảng 3. 3. Số lượng trường đại học công lập, giảng viên và sinh viên 2006-2016 ...... 74

Bảng 3. 4. Tổng hợp các văn bản liên quan đến .......................................................93
Biểu đồ 3. 1. Số lượng trường đại học, sinh viên và giảng viên ...............................70
Biểu đồ 3. 2. Trình độ ĐNGV từ 1986 - 2016 .........................................................71
Biểu đồ 3. 3. Quy mô trường, giảng viên sinh viên ĐHCL ......................................75
Biểu đồ 3. 4. Ý kiến cán bộ QLNN về tuyển dụng giảng viên ...............................102
Biểu đồ 3. 5. Ý kiến cán bộ LĐ, QL trường ĐHCL về tuyển dụng giảng viên ......102
Biểu đồ 3. 6. Ý kiến cán bộ LĐ, QL trường ĐHCL về CS sử dụng giảng viên .....103
Biểu đồ 3. 7. Ý kiến ĐNGV đại học công lập về đào tạo, bồi dưỡng.....................104
Biểu đồ 3. 8. Ý kiến ĐNGV đại học công lập về chính sách đãi ngộ .....................106
Biểu đồ 3. 9. Ý kiến ĐNGV đại học công lập về chính sách tôn vinh ...................107


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, sự thịnh vượng của mỗi quốc gia ngày càng
phụ thuộc vào tri thức và kỹ năng đổi mới, sáng tạo. Khác với nguồn tài nguyên
thiên nhiên, càng khai thác càng cạn kiệt thì tài nguyên tri thức càng sử dụng càng
tăng trưởng mạnh mẽ. Giáo dục đại học có vai trò rất quan trọng, là nền tảng để

phát triển quốc gia. Muốn hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, mỗi cơ sở giáo dục
đại học phải là trung tâm tri thức, không chỉ truyền bá mà còn kiến tạo, định hướng
các tri thức mới cho hiện tại và tương lai. Điều này phụ thuộc trước hết và trực tiếp
vào đội ngũ giảng viên. Để nâng cao chất lượng giáo dục đại học thì nhiệm vụ tiên
quyết và quan trọng nhất là phát triển đội ngũ giảng viên.
Với các cơ sở giáo dục đại học công lập, những chủ thể quan trọng nhất của hệ
thống giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, thì
việc phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên càng trở nên cấp bách, đặc
biệt trong bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam là một vùng trũng trong các trụ cột về
năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Trước sức ép ngày càng tăng của thị trường lao động về số lượng nhân lực
trình độ cao và nhu cầu học tập của xã hội, giáo dục đại học nước ta còn bất cập
cả về quy mô, chất lượng đào tạo và cơ cấu ngành nghề. Trong khi đó việc phát
triển đội ngũ giảng viên chưa tương thích với sự gia tăng qui mô, ngành nghề và
yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo. Việc quản lý, sử dụng giảng viên còn thụ
động theo tình huống, tình trạng hụt hẫng giữa các thế hệ giảng viên ngày càng
gia tăng.
Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, đặc biệt Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ rõ cần phải
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa,
xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo
dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Để góp phần
thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đại học hiện nay, một trong

1


những nhiệm vụ cấp bách hàng đầu là phải phát triển đội ngũ giảng viên đại học cả
về số lượng và chất lượng, với cơ cấu tỷ lệ hợp lý.
Đội ngũ giảng viên “lực lượng sản xuất đặc biệt” đóng vai trò quan trọng

trong hệ thống giáo dục đại học, là nhân tố quyết định chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Chất lượng đội ngũ giảng viên không chỉ thể hiện ở trình độ chuyên môn và năng lực
giảng dạy, ngoại ngữ, tin học… không chỉ đào tạo ngành, nghề mà còn ở khả năng
giáo dục nhân cách cho người học. Giảng viên phải đáp ứng những chuẩn mực cao về
xã hội và đạo đức, là tấm gương mẫu mực cho sinh viên học tập, noi theo.
Chính vì vậy, chính sách đối với đội ngũ giảng viên đại học công lập là một
trong những công cụ chủ yếu của quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo, là yếu tố
quan trọng hàng đầu và có vai trò quyết định đối với sự phát triển đội ngũ giảng
viên, góp phần phát triển các trường đại học. Một hệ thống chính sách phù hợp,
đồng bộ sẽ có tác động thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển đội ngũ giảng viên, góp
phần quyết định nâng cao chất lượng công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và
ngược lại.
Những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát
triển đội ngũ giảng viên các trường đại học, đã tạo điều kiện, môi trường pháp lý
thuận lợi cho việc tổ chức, thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục, đào tạo.
Đã góp phần không nhỏ vào việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng quy
mô, chất lượng, cơ cấu, tỷ lệ đội ngũ giảng viên đại học. Tuy nhiên, do nhiều
nguyên nhân, những chính sách này vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu phát triển
đội ngũ giảng viên đại học trong tình hình mới. Chính sách chưa đủ mạnh, để đội
ngũ giảng viên yên tâm cống hiến, chưa tạo thành động lực mạnh mẽ để thu hút
giảng viên nước ngoài, các nhà doanh nghiệp thành đạt có đủ điều kiện, tiêu chuẩn
về làm công tác giảng dạy, đồng thời chưa đủ sức “răn đe”, sàng lọc, chấm dứt hợp
đồng đối với giảng viên không đủ trình độ, năng lực và phẩm chất. Chưa có quy
hoạch tổng thể phát triển đội ngũ giảng viên đại học công lập trong quy hoạch và kế
hoạch phát triển của ngành, các địa phương và cả nước. Chưa có các trường, khoa
đào tạo giảng viên chuyên nghiệp. Hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục,
đào tạo chưa cao, còn nặng về hành chính, chưa định hướng, kiến tạo và phát huy

2



tính tự chủ, trách nhiệm xã hội, “quyền tự trị” của các trường đại học, chưa tạo môi
trường tự do học thuật để phát huy dân chủ, tự do sáng tạo, tự khẳng định về phẩm
chất, năng lực… của đội ngũ giảng viên.
Có nhiều nguyên nhân, lý do dẫn đến sự bất cập, yếu kém trên, trong đó
nguyên nhân chính là chính sách phát triển đội ngũ giảng viên đại học công lập
chưa đầy đủ, đồng bộ, còn chồng chéo và đặc biệt còn thiếu những chính sách quan
trọng, phù hợp và những cơ chế thực hiện thống nhất, năng động, linh hoạt theo
hướng gắn với nhu cầu đào tạo đại học và hội nhập quốc tế. Đây là vấn đề cần
nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn. Đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu
một cách đầy đủ, toàn diện về giải đáp nền tảng hệ thống lý luận nào làm cơ sở lý
luận cho nghiên cứu về chính sách phát triển đội ngũ giảng viên đại học công lập?
Trong thời gian tới cần hoàn thiện mục tiêu, quan điểm, giải pháp hoàn thiện chính
sách phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập ở Việt Nam như thế
nào? Vì vậy, việc lựa chọn đề tài: “Chính sách phát triển đội ngũ giảng viên các
trường đại học công lập ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sỹ quản lý công là vấn
đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết hiện nay.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về chính sách phát triển ĐNGV đại học công
lập. Phân tích, đánh giá thực trạng nội dung các chính sách, đề xuất các giải pháp hoàn
thiện nội dung chính sách phát triển ĐNGV đại học công lập ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải và hệ thống hoá những nội dung cơ sở lý luận cơ bản về chính
sách phát triển ĐNGV các trường đại học công lập.
- Nghiên cứu thực trạng chính sách phát triển ĐNGV các trường đại học
công lập ở Việt Nam hiện nay. Phân tích, đánh giá nội dung các chính sách hiện
hành về phát triển ĐNGV các trường đại học công lập, phát hiện các vấn đề đặt ra
cần giải quyết.
- Xây dựng mục tiêu, quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp hoàn

thiện nội dung chính sách phát triển ĐNGV các trường đại học công lập ở Việt Nam.

3


3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nội dung các chính sách ban hành của
trung ương đối với ĐNGV các trường đại học công lập ở Việt Nam (không bao gồm
các chính sách của địa phương, của các đại học, các trường đại học và chính sách
đặc thù đối với giảng viên các trường thuộc lực lượng vũ trang, văn hóa nghệ thuật
thể dục thể thao và chính trị).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Phạm vi cả nước
- Về thời gian: Nội dung các chính sách đã ban hành của trung ương có liên
quan đến ĐNGV các trường đại học công lập ở Việt Nam, giới hạn thời gian từ năm
1986 đến năm 2015. Định hướng nghiên cứu đến 2020 và tầm nhìn 2030.
- Nội dung: Nghiên cứu nội dung chính sách phát triển ĐNGV các trường
đại học công lập ở Việt Nam có phạm vi rộng. Luận án tiếp cận các nội dung
chính của chính sách phát triển ĐNGV về: quy hoạch; thu hút và tuyển dụng giảng
viên; đánh giá và sử dụng giảng viên; chính sách đào tạo và bồi dưỡng giảng viên;
chính sách đãi ngộ và tôn vinh giảng viên.
4. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu
Tiếp cận dựa trên cơ sở những nguyên lý và phương pháp luận duy vật biện
chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối chủ
trương của Đảng, được thể chế bằng chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo
dục đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng, đặc biệt về ĐNGV đại học
công lập…để nhìn nhận đánh giá khách quan và định hướng về những nội dung
nghiên cứu.

Kết hợp lý thuyết về chính sách công và quản lý hành chính công theo mô
hình cải cách và phát triển với nghiên cứu thực tế về khả năng cung ứng dịch vụ công
của Nhà nước và các nguồn lực xã hội. Lựa chọn cách tiếp cận thực tiễn dựa trên kết
quả điều tra, khảo sát, phỏng vấn chuyên gia, nghiên cứu đại diện để phân tích, đánh
giá các nội dung của luận án.

4


4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa các
tài liệu, sách, báo, tạp chí, các thông tin khoa học về kết quả nghiên cứu cụ thể có
liên quan đến đề tài đã được công bố trên các ấn phẩm và báo cáo khoa học; các văn
bản chủ yếu về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước về phát triển ĐNGV đại học công lập, làm cơ sở nghiên cứu, luận giải những
vấn đề của luận án.
4.2.2. Nhóm phương pháp điều tra, khảo sát
- Phương pháp điều tra xã hội học: Xây dựng các phiếu điều tra khảo sát thực
tế; điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu.
- Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, thảo luận, xin ý kiến các nhà khoa học,
quản lý, chuyên gia về giáo dục đại học.
Thu về 277/300 phiếu điều tra, xin ý kiến đối với: cán bộ lãnh đạo, quản lý
nhà nước về giáo dục và đào tạo; Ban Giám hiệu, trưởng phó phòng khoa và tương
đương; ĐNGV đại học công lập (10 trường đại học công lập trực thuộc bộ, tỉnh tại
3 miền Bắc , Trung, Nam). Cụ thể:
* Về khảo sát đối với cán bộ QLNN về đào tạo (Văn phòng Chính phủ, Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ…). Tổng số tham gia khảo sát là 20 người. Kết quả
thu về 17 phiếu .
* Về khảo sát đối với cán bộ quản lý, lãnh đạo trường đại học công lập. Tổng

số tham gia khảo sát là 60 người. Kết quả thu về 55 phiếu trong đó:
- Ban Giám hiệu 12 người, chiếm 21,8 %
- Trưởng khoa và tương đương14 người, chiếm 25,5 %
- Trưởng phòng 29 người, chiếm 52,7 %
Trình độ: Tiến sĩ 26 người, chiếm 47,3 % (trong đó Phó Giáo sư 13 người)
- Thạc sĩ 29 người, chiếm 53,7 %
Chức danh: Giảng viên cao cấp 10 người, chiếm 18,2 %
- Giảng viên chính 16 người chiếm 29,1 %
- Giảng viên 29 người chiếm 52,7 %
Thâm niên giảng dạy: Trên 16 năm là 13 người, chiếm 23,6 %

5


- Từ 11-15 năm là 17 người, chiếm 13,9 %
- Từ 6-10 năm là 25 người, chiếm 45,5 %
Thâm niên quản lý, lãnh đạo: Trên 16 năm là 1 người, chiếm 1,8 %
- Từ 11-15 năm 14 người, chiếm 25,5 %
- Từ 6-10 năm là 21 người, chiếm 38,2 %
- Từ 1-5 năm là 19 người, chiếm 34,5 %
* Về khảo sát xin ý kiến đối với ĐNGV các trường đại học công lập. Tổng
số giảng viên tham gia khảo sát là 220 người. Kết quả thu về 205 phiếu trong đó:
- Giảng viên cơ hữu 189 người, chiếm 92,2 %
- Giảng viên thỉnh giảng 16 người, chiếm 7,8 %
Trình độ: Tiến sĩ 37 người, chiếm 18,0 % (trong đó Giáo sư 9 người , Phó Giáo sư
24 người)
- Thạc sĩ 134 người, chiếm 65,4 %
- Đại học 34 người, chiếm 16,6 %
Chức danh: Giảng viên cao cấp 33 người, chiếm 18,2 %
- Giảng viên chính 35 người, chiếm 29,1 %

- Giảng viên 111 người, chiếm 54,1 %
- Trợ giảng 26 người, chiếm 12,7 %
Thâm niên giảng dạy: Trên 16 năm là 13 người, chiếm 23,6 %
- Trên 10 năm là 14 người, chiếm 6,8 %
- Từ 5-10 năm là 163 người, chiếm 79,5 %
- Dưới 5 năm là 28 người, chiếm 13,7 %
4.2.3. Xử lý thông tin, số liệu
- Phương pháp thống kê toán học.
- Xử lý thông tin, số liệu bằng phần mềm SPSS và EXCEL.
- Các phương pháp phân tích, đánh giá: phân tích thống kê, đánh giá hệ
thống chính sách, phân tích tình huống…
- Mô hình hóa, sơ đồ hóa, đồ thị hóa các kết quả nghiên cứu.
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu dựa trên những giả thuyết là hiện nay các chính sách phát triển
ĐNGV (về quy hoạch; thu hút và tuyển dụng; chính sách sử dụng, đánh giá; chính

6


sách đào tạo và bồi dưỡng; chính sách đãi ngộ và tôn vinh) còn thiếu, nội dung
chồng chéo, chưa đồng bộ, chưa đủ sức hấp dẫn, chưa tạo động lực cho ĐNGV đại
học công lập, chưa theo kịp với sự phát triển của xã hội.
Nếu các chính sách đối với ĐNGV đại học công lập được xây dựng đầy đủ,
đồng bộ, sát thực, hiệu quả, thì ĐNGV đại học sẽ phát triển với số lượng, chất
lượng và cơ cấu, tỷ lệ hợp lý trong thời gian tới, góp phần quan trọng đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao, đồng thời tăng cường năng lực NCKH, hoạt động dịch
vụ… đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.
6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
6.1. Về lý luận
Luận án tập trung nghiên cứu khái quát và hệ thống những vấn đề lý luận cơ

bản đối chứng thực tiễn và cách tiếp cận khoa học về chính sách phát triển ĐNGV
đại học công lập, bổ sung về mặt học thuật các khái niệm, nội hàm về giảng viên,
ĐNGV, phát triển ĐNGV, chính sách, chính sách công, tiêu chí đánh giá chính
sách, chính sách phát triển ĐNGV đại học công lập, nội dung chính sách phát triển
ĐNGV đại học công lập về: quy hoạch; thu hút, tuyển dụng; đánh giá, sử dụng; đào
tạo, bồi dưỡng và đãi ngộ, tôn vinh; vai trò, các yếu tố ảnh hưởng của chính sách
phát triển ĐNGV.
Dựa trên kết quả nghiên cứu thực tiễn, phân tích, đánh giá thực trạng ĐNGV
và chính sách phát triển ĐNGV đại học công lập để làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận
của chính sách. Quan điểm về phát triển ĐNGV của Đảng, luận án xây dựng quan
điểm, nguyên tắc và hoàn thiện nội dung chính sách phát triển ĐNGV đại học công
lập phù hợp với thực tiễn hiện nay; cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định
chính sách phát triển ĐNGV phù hợp với chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục đại học của Đảng và xu thế phát triển của giáo dục đại học trên thế giới.
6.2. Về thực tiễn
Cung cấp thông tin về thực trạng phát triển ĐNGV các trường đại học công
lập ở Việt Nam từ năm 1986 đến 2016 trên các khía cạnh: số lượng, chất lượng và
cơ cấu ĐNGV, trên cơ sở tổng hợp các ưu, nhược điểm…cần quan tâm, chú trọng
trong việc hoàn thiện chính sách phát triển ĐNGV các trường đại học công lập.

7


Phân tích, đánh giá nội dung chính sách phát triển ĐNGV trên cơ sở khách
quan, toàn diện, hiệu lực, đồng bộ, phù hợp: xác định các bất hợp lý và “lỗ hổng,
khoảng trống” của chính sách. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, các vấn đề đặt ra cần
giải quyết của chính sách phát triển ĐNGV đại học công lập hiện hành.
Tổng hợp, làm rõ mục tiêu, quan điểm, định hướng của Đảng về chính sách
phát triển ĐNGV đại học công lập ở Việt Nam, chọn lọc kinh nghiệm từ một số
nước trên thế giới. Đề xuất các nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung các chính sách:

quy hoạch; thu hút và tuyển dụng; đánh giá, sử dụng; đào tạo và bồi dưỡng; đãi ngộ,
tôn vinh, nhằm phát triển ĐNGV đại học công lập ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ đào tạo đại học trong giai đoạn hiện nay và tầm nhìn đến năm 2030.
7. Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN
- Luận án làm rõ và sâu sắc hơn lý luận và thực tiễn chính sách phát triển
ĐNGV đại học công lập ở Việt Nam; trên cơ sở tổng hợp và hệ thống hóa các chính
sách đối với ĐNGV và các số liệu thực tiễn về ĐNGV đại học công lập, luận án
phân tích, đánh giá thực trạng của chính sách, chỉ ra những nguyên nhân chủ quan
và khách quan, đề xuất mục tiêu, phương hướng và các giải pháp hoàn thiện chính
sách phát triển ĐNGV đại học công lập trong thời gian tới, hợp lý hơn, sát thực hơn,
để phát triển ĐNGV đại học công lập ở Việt Nam.
- Kết quả quá trình nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho
các nhà hoạch định chính sách khi xây dựng nội dung chính sách đối với ĐNGV đại
học công lập ở Việt Nam. Hệ thống lý luận và thực tiễn của luận án cũng có ý nghĩa
thiết thực trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy chuyên đề QLNN về phát triển
ĐNGV đại học công lập của Học viện Hành chính Quốc gia.
8. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án chia thành 4 chương.
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về chính sách phát triển đội ngũ giảng viên các
trường đại học công lập
Chương 3: Thực trạng chính sách phát triển đội ngũ giảng viên các trường
đại học công lập ở Việt Nam
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển đội ngũ giảng viên các
trường đại học công lập ở Việt Nam

8


Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài
1.1.1. Về chính sách và chính sách công
Trong những năm qua, các nghiên cứu liên quan đến giáo dục đại học nói
chung và chính sách phát triển ĐNGV nói riêng đã được nhiều tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước nghiên cứu và được công bố dưới nhiều hình thức khác nhau.
Chính sách là đường lối cụ thể của một chủ thể quyền lực về một lĩnh vực nhất định
cùng các biện pháp, kế hoạch thực hiện đường lối ấy. Cấu trúc của chính sách:
đường lối cụ thể (nhằm thực hiện đường lối chung), biện pháp, kế hoạch thực hiện.
Chủ thể ban hành chính sách: Cơ quan quản lý nhà nước các cấp…
Chính sách và chính sách công đã được nhiều học giả trên thế giới nghiên
cứu và được tiếp cận ở các giác độ khác nhau. Các tác giả William Jenkins trong
“Policy Analysis: A Political and Organise Perspective” (1978); Thomas R.Dye
trong “Understanding Public Policy” (1972); Jame. E. Anderson trong “Public
Policy Making” (1984) đã đưa ra các quan điểm khác nhau về chính sách và chính
sách công nhằm tìm kiếm một mô hình quản trị quốc gia hiệu quả. Theo James
Anderson: "Chính sách là một quá trình hành động có mục đích theo đuổi bởi một
hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm".
Theo Từ điển tiếng Việt: “chính sách là sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm
đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế
mà đề ra”. Ở Việt Nam, nghiên cứu về chính sách công mới được tiến hành từ
những năm đầu thập kỉ 90. Trong tác phẩm “Giáo trình phân tích và hoạch định
chính sách công” các tác giả của Học viện Hành chính Quốc gia đã nghiên cứu lý
luận về chính sách công và quy trình hoạch định và thực thi chính sách công. Theo
PGS.TS. Vũ Cao Đàm trong cuốn “Kỹ năng phân tích và hoạch định chính sách”
thì chính sách là một thiết chế xã hội, bao gồm tập hợp nhiều thiết chế ngầm định
[12]; “chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà một chủ thể quyền
lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã
hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên
nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội”. Khái niệm “hệ thống


9


xã hội” được hiểu theo một ý nghĩa khái quát: có thể là một quốc gia, một khu vực
hành chính, một doanh nghiệp, trường học; cũng có một định nghĩa khác “chính
sách là chuỗi những hoạt động mà chính quyền chọn làm hay không làm với tính
toán và chủ đích rõ ràng, có tác động đến người dân”.
Trong nghiên cứu của tác giả Võ Kim Sơn trong cuốn “Phân tích chính sách
trong quy trình chính sách và vai trò của nó trong quá trình soạn thảo luật” [41] và
tác giả Lê Chi Mai trong “Những vấn đề cơ bản về chính sách công và chu trình
chính sách” đã nghiên cứu với các cách tiếp cận khác nhau về chính sách công và
chu trình chính sách [35]. Trong cuốn sách chuyên khảo “Tìm hiểu hành chính công
Hoa Kỳ lý thuyết và thực tiễn” PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải chủ biên có dành chương
XI nghiên cứu về chính sách công đã phân tích khá sâu sắc về: hoạch định, phân
tích chính sách công, chủ nghĩa tự do và chính sách công, sáng kiến và nghịch lý
trong chính sách công [19].
Theo các tác giả nghiên cứu về chính sách công ở Việt Nam thì chính sách
khu vực nhà nước là chính sách quốc gia và phần lớn được hiểu đồng nghĩa với chính
sách công và thường luận giải dưới góc độ chính trị, thể hiện tính đan xen, phức hợp
của hệ thống chính sách, tương ứng với đặc điểm thể chế chính trị quốc gia.
1.1.2. Về chính sách giáo dục đại học
Đỗ Minh Cương - Nguyễn Thị Doan “Phát triển nguồn nhân lực giáo dục
đại học Việt Nam” [11]. Theo hai tác giả: Giảng viên là nhân tố quan trọng có ý
nghĩa quyết định đến chất lượng đào tạo NNL ở nước ta. Phân tích, đánh giá sâu sắc
vai trò, vị trí của trí thức giáo dục, đưa ra các giải pháp xây dựng, phát triển ĐNGV
trước yêu cầu hội nhập quốc tế; Nhà nước cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi để
phát triển ĐNGV các trường đại học;
Lê Thị Kim Dung (2012), Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt
Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật đã xây dựng cơ sở lý luận về pháp luật giáo dục
đại học và hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học; đề xuất các tiêu chí hoàn thiện

pháp luật về giáo dục đại học. Phân tích, đánh giá các ưu điểm và hạn chế của pháp
luật về giáo dục đại học trong thời gian qua. Trên cơ sở lý luận được xây dựng,
những đặc điểm và hạn chế của chính sách giáo dục đại học, kết hợp tham khảo
pháp luật giáo dục đại học của một số nước trên thế giới, tác giả đề xuất những

10


phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học, nhấn mạnh
tầm quan trọng của việc phát triển ĐNGV hiện nay;
Nguyễn Bá Cần (2009), Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục
đại học Việt Nam hiện nay [8], Luận án Tiến sĩ Kinh tế, luận án tiếp cận đặc
điểm của GDĐH trong điều kiện kinh tế thị trường, tác giả đã cho rằng là một
loại sản phẩm dịch vụ, GDĐH có đầy đủ tính chất kinh tế giống như các loại sản
phẩm hàng hoá và dịch vụ khác, nhưng nó không thích hợp với việc mua - bán
hàng hóa. Khi so sánh với các loại dịch vụ khác thì “sản phẩm dịch vụ GDĐH
còn có tính đặc thù - đó là những người công dân có ích với chính mình, có trách
nhiệm với gia đình, xã hội và quốc gia. Những sản phẩm như vậy được gọi là
loại hàng hoá có ngoại biên thuận”;
Đỗ Thị Hòa (2011), Chính sách phát triển ĐNGV các trường đại học ngoài
công lập, Đề tài khoa học cấp bộ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Đề tài đã xây
dựng cơ sở lý luận về chính sách phát triển ĐNGV các trường ĐHNCL ở nước ta.
Nghiên cứu thực trạng chính sách đối với ĐNGV cho thấy: Trên thực tế tồn tại một
hệ thống khá nhiều văn bản QPPL đã được ban hành. Tuy nhiên, hệ thống chính
sách này chưa đầy đủ, còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ và đặc biệt, còn thiếu những
chính sách quan trọng, phù hợp và những cơ chế thực hiện thống nhất đối với cả 2
khối trường ĐHCL và ĐHNCL như: Thiếu chính sách qui hoạch ĐNGV toàn hệ
thống GDĐH; Chưa có chính sách thu hút những người có đủ tiêu chuẩn, trình độ
cao về làm giảng viên; Còn thiếu văn bản qui định về hệ thống tiêu chí đánh giá đầy
đủ, toàn diện cả về phẩm chất, nhân cách, năng lực chuyên môn của giảng viên;

Chưa có chính sách hỗ trợ ban đầu về đào tạo giảng viên cho các trường mới thành
lập; Chưa có chính sách thống nhất về bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên
cả trường công lập và ngoài công lập; Ngoài ra, chính sách đãi ngộ, tôn vinh giảng
viên hiện nay chưa phù hợp, chưa thỏa đáng;
Ngô Thị Minh (2013), Hoàn thiện chính sách đối với trường đại học thuộc
tỉnh ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, Luận án Tiến sĩ nghiên cứu, phân tích,
đánh giá tác động của việc ban hành, triển khai một số chính sách hiện hành để phát
triển trường đại học địa phương ở Việt Nam. Sự cần thiết phải hoàn thiện chính
sách đối với trường đại học đa cấp, đa ngành tại các địa phương. Đồng thời, đề xuất

11


việc hoàn thiện một số chính sách: Xác lập vị trí pháp lý; quy hoạch mạng lưới; xác
lập mô hình tổ chức, quản lý và phương thức đào tạo; chính sách đầu tư tạo nguồn
lực; chính sách phát triển các quan hệ, liên kết nhằm giúp các trường thực hiện
thành công sứ mệnh của mình;
Đặng Thị Minh (2015), Chính sách phát triển trường đại học tư thục ở Việt
Nam, Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công đã bổ sung về mặt học thuật các khái
niệm, vai trò, các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển trường đại học tư thục
trong đó có nghiên cứu nội dung chính sách phát triển ĐNGV. Đề xuất nhóm giải
pháp hoàn thiện các chính sách phát triển ĐNGV như: Xây dựng quy hoạch tổng thể,
dài hạn cho sự phát triển ĐNGV trong toàn hệ thống giáo dục đại học; Bổ sung, sửa
đổi các chính sách nhằm nâng cao chất lượng hệ thống các trường đại học sư phạm
đảm bảo chuẩn đào tạo giảng viên; Nhà nước xây dựng và triển khai thực hiện
nghiêm túc các quy định về tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp của GVĐH trong toàn
hệ thống; Đảm bảo sự bình đẳng giảng viên ĐHCL và tư thục; Thống nhất chế độ
làm việc của giảng viên cho đại học công lập và tư thục [37];
Vught F. V. (1993), Patterns of governance in HE: Concepts and Trends,
Cemter for HE Policy Studies [70]. Đã đúc kết hai mô hình điều khiển hệ thống giáo

dục đại học của nhà nước mang tính bao quát là kiểm soát và giám sát; nhấn mạnh sự
hội tụ và ưu thế của phương thức giám sát, nguyên lý tự quản và quản trị tốt;
Fielden J.(2008), Global trends in university governance, WB, Washington
D.C [71]. Đã hệ thống và khái quát xu hướng toàn cầu hoá trong quản trị đại học về
thể chế hóa địa vị pháp lý các trường đại học công như các thực thể độc lập, tự chủ,
giảm bớt sự kiểm soát nhà nước, trao quyền tự chủ tài chính cho các trường, tăng
cường các biện pháp đảm bảo trách nhiệm xã hội, tăng cường hiệu quả quản lý cấp
trường thông qua xây dựng Hội đồng trường …;
Salmi (2009), The growing accountability agenda in tertiary education:
Progress or mixed blessing, WB Education Working Paper Series, No.16,
Washington, D.C. Đã phân tích trách nhiệm xã hội của trường đại học trước yêu cầu
cạnh tranh của các bên liên quan và cách thức bảo đảm trách nhiệm này, đồng thời
khuyến cáo việc tự chịu trách nhiệm xã hội có thể trở thành gánh nặng cho các trường;

12


Human Development Department East Asia and Pacific Region The World
Bank (2008), Vietnam Higher Education and Skills for Growth. Báo cáo đã đánh
giá hệ thống GDĐH của Việt Nam chưa có các công cụ cần thiết để thích ứng với
sự phát triển và thay đổi nhu cầu của nền kinh tế ngày càng năng động. Để hướng
tới đẳng cấp khu vực và quốc tế thì hệ thống GDĐH đòi hỏi phải cải cách để tạo ra
sự linh hoạt và đa dạng, mở rộng sự tham gia của khu vực tư nhân, đầu tư phát triển
một số cơ sở GDĐH trọng điểm có tầm cỡ khu vực và thế giới. Việt Nam cần phải
quản trị hỗ trợ và các khuôn khổ tài chính, với những sửa đổi, xác định vai trò của
khu vực công và tư nhân, được thực hiện theo ba giai đoạn: (1) tăng cường khuôn
khổ cho một hệ thống GDĐH cạnh tranh, (2) giúp các trường đại học tiếp cận với
các nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và (3) đầu tư hơn nữa trong việc xây dựng một
hệ thống GDĐH đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế;
UNESCO (1998), “Higher Education in the Twenty - First Century - Vision

and Action”, World Conference on Higher Education, UNESCO, Paris, 5 - 9
October 1998. Hội nghị đã thông qua tuyên ngôn về GDĐH với việc xác định sứ
mạng cốt lõi của hệ thống GDĐH và chức năng, nhiệm vụ của ĐNGV trong thế kỷ
XXI. Tuyên ngôn xác định, chất lượng trong GDĐH là một khái niệm đa chiều, bao
trùm mọi chức năng và hoạt động của nó: Giảng dạy, chương trình đào tạo, ĐNGV
và sinh viên, cấu trúc hạ tầng và môi trường học thuật, trong đó, nhân tố người dạy
giữ vai trò quyết định nhất. Tuyên ngôn cũng chỉ rõ cần có một chính sách mạnh mẽ
về phát triển ĐNGV nâng cao kỹ năng, khuyến khích năng lực sáng tạo, phát huy
tính tích cực, chủ động trong nghiên cứu và giảng dạy.
1.1.3. Về chính sách thu hút, tuyển dụng
Tháng 12 năm 2009 Trường ĐH Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ
chức Hội thảo quốc tế về: “Chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục trong tiến trình đổi mới giáo dục”, rất nhiều tác giả trong và ngoài nước đã
chia sẻ kinh nghiệm về vai trò quản lý của Nhà nước đối với GDĐH, kinh nghiệm
trong hoạch định chính sách đối với nhà giáo. Trong bài tham luận về “Một số
biện pháp phát triển ĐNGV trẻ” của tác giả Nguyễn Thế Mạnh: Để phát huy tiềm
năng, sức sáng tạo của ĐNGV trẻ rất cần có các chính sách về tuyển dụng và sử dụng
nhằm khuyến khích họ yên tâm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, chú trọng tạo môi

13


trường làm việc thuận lợi, đổi mới chính sách sử dụng giảng viên theo hướng coi
trọng phẩm chất và năng lực thực tế, đa dạng hóa nguồn tuyển dụng và tăng cường
công tác bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ cho giảng viên [27, tr.310-312];
Trong nghiên cứu về: “Giải pháp đột phá của đổi mới căn bản và toàn diện
giáo dục Việt Nam” tác giả GS.TSKH. Vũ Ngọc Hải đã chỉ rõ cần phải chuẩn hóa
ĐNNG, cán bộ quản lý giáo dục – là giải pháp then chốt để nâng cao chất lượng
giáo dục; cần có chính sách đặc biệt nhằm thu hút các nhà khoa học có uy tín, kinh
nghiệm trong và ngoài nước tích cực tham gia quản lý, giảng dạy tại các trường đại

học, có chính sách đặc biệt thu hút học sinh giỏi vào các ngành sư phạm;
GS.TSKH. Lâm Quang Thiệp trong Dự án Phát triển Giáo dục đại học định
hướng Nghề nghiệp - Ứng dụng (POHE) Giai đoạn 2 do Bộ GD&ĐT chủ trì thực
hiện cùng với đối tác Trường Đại học Saxion và tài trợ của Chính phủ Hà Lan, tổng
quan về chính sách giáo dục đại học Việt Nam, đã nhận định: Trong những năm gần
đây, Việt Nam đã chứng kiến nhiều hoạt động xây dựng chính sách liên quan đến
GDĐH: Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ ban
hành theo Quyết định số 711/QĐ-TTg, ngày 13/6/2012; Luật GDĐH số
08/2012/QH13 được thông qua tại kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa VIII ngày
18/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013. Cùng với Nghị quyết số
14/2005/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 02/11/2005 về: “Đổi mới cơ bản và
toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020”, các văn bản trên đã hình thành
một số định hướng lớn về phát triển GDĐH Việt Nam trong thập niên tới. Ngoài ra,
một số hoạt động về xây dựng chính sách cho GDĐH cũng được hoàn thành, đặc
biệt là các nghiên cứu của Dự án GDĐH 2 về xây dựng Quy hoạch tổng thể [Martin
Heyden, 2012], về cơ chế tài chính và đảm bảo chất lượng cho GDĐH. Báo cáo đã
mô tả và phân tích khái quát các chính sách quan trọng về GDĐH của Việt Nam
trong khoảng từ 2005 đến nay, nhằm phục vụ cho việc xác định tầm nhìn sứ mạng
của các trường cũng như xây dựng khung chính sách. Báo cáo nhấn mạnh: “Có chế
độ thu hút, sử dụng và đãi ngộ thích hợp để xây dựng và nâng cao chất lượng
ĐNGV, đặc biệt giảng viên trình độ cao”;
Nguyễn Kiều Oanh (2010), “Phát triển nguồn nhân lực giảng dạy và NCKH
trong cơ sở giáo dục đại học - Kinh nghiệm từ Đại học Quốc gia Hà Nội”, Tạp chí

14


khoa học ĐHQGHN, Khoa học xã hội và nhân văn số 26, tr 107-111. Bài viết đã
nghiên cứu sự cần thiết để phát triển nguồn nhân lực giảng dạy và NCKH của Đại
học Quốc gia Hà Nội, phải tiến hành đồng bộ các khâu: Tuyển dụng, quản lý và sử

dụng, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc thu hút
tuyển dụng giảng viên đủ tiêu chuẩn [38].
1.1.4. Về chính sách đào tạo, bồi dưỡng
Đinh Thị Minh Tuyết (2010), “Xây dựng và phát triển ĐNGV đại học”,
Tạp chí Giáo dục, số 250. Để nâng cao chất lượng ĐNGV cần tập trung đổi mới
công tác đào tạo, bồi dưỡng theo hướng chuẩn hoá và hiện đại hoá; việc bố trí, sử
dụng giảng viên phải hợp lý, coi trọng năng lực sáng tạo thực sự về chuyên môn
nghiệp vụ, phải tạo lập hệ thống động lực cho ĐNGV [46];
Trần Khánh Đức: “Chính sách Quốc gia về phát triển ĐNGV đại học Việt
Nam” đóng vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới và phát triển giáo dục đại học
ở Việt Nam, thống kê mạng lưới cơ sở GDĐH, QLNN về GDĐH, so sánh các chính
sách quốc gia về giáo dục trước và sau thời kỳ đổi mới, đề xuất mô hình tổng thể
của GVĐH (giáo dục, quản lý và hoạt động văn hoá xã hội). Chính sách đối với nhà
giáo và xây dựng chiến lược phát triển ĐNGV đại học ở nước ta gồm 3 nhóm giải
pháp chính: Phát triển đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, chuẩn chất lượng và đổi mới
hiện đại hoá phương pháp dạy và học; đổi mới chương trình đào tạo và bồi dưỡng
giảng viên; đào tạo bổ sung nâng cao trình độ giảng viên; lựa chọn sinh viên giỏi,
phát triển năng lực giảng viên bằng cách cử đi đào tạo bồi dưỡng trong và ngoài
nước, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ khoa học, công nghệ có trình độ và kinh
nghiệm thực tiễn trong và ngoài nước tham gia giảng dạy;
Nguyễn Thị Thu Hương (2012), “Xây dựng ĐNGV trong trường đại học Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học [28,
tr.110-116]. Bài viết đã nhận định: Số và chất lượng ĐNGV đại học nước ta hiện nay
còn yếu, cơ cấu thành phần giảng viên, số lượng tiến sĩ, hay ở tỉ lệ TS/GV các trường
đại học nước ta chỉ mới đạt con số 12,43 %, trong khi đó trung bình ở các trường đại
học phương Tây khoảng 70%, đồng thời bài viết cũng đề xuất những giải pháp nhằm
xây dựng ĐNGV hiện nay: “Luật hóa” các quan điểm, chủ trương, đường lối chỉ đạo
của Đảng về xây dựng và phát triển ĐNGV; hoàn thiện chế định quyền và nghĩa vụ

15



×