Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

thực trạng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện hòa an, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 101 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI THỊ HẬU

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA
HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH

Chuyên ngành

Quản lý đất đai

Mã số

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS. Nguyễn Như Hà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2016
Tác giả luận văn



Bùi Thị Hậu

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo; sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn Như Hà đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Trắc địa bản đồ, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Phòng Tài nguyên và
Môi trường, Phòng Kinh tế, Phòng Thống kê, Phòng Nông Nghiệp huyện Đông Hưng,
UBND các xã, cán bộ, nhân dân địa phương đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2016
Tác giả luận văn

Bùi Thị Hậu

ii



MỤC LỤC
Lờı cam đoan ................................................................................................................ i
Lờı cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục các chữ vıết tắt .......................................................................................... vii
Danh mục đồ thị, hình, sơ đồ ..................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesıs abstract ............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................3
2.1.


Chính sách quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam................................ 3

2.1.1.

Chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp thời kỳ 1945-1981 ................. 3

2.1.2.

Chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp thời kỳ 1981-1988 ................. 4

2.1.3.

Chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp sau đổi mới ............................ 5

2.2.

Manh mún ruộng đất và tác động của nó .......................................................... 7

2.2.1.

Khái niệm về manh mún ruộng đất và tác động của nó..................................... 7

2.2.2.

Tình hình manh mún ruộng đất ở một số nước trên thế giới ............................. 9

2.2.3.

Thực trạng, nguyên nhân của tình trạng manh mún ruộng đất ở Việt Nam ..... 10


2.3.

Tình hình dồn điền đổi thửa trong và ngoài nước ........................................... 13

2.3.1.

Khái niệm về dồn điền đổi thửa ..................................................................... 13

2.3.2.

Cơ sở thực tiễn của việc dồn điền đổi thửa ..................................................... 13

2.3.3.

Tình hình dồn điền đổi thửa ở một số nước trên thế giới ................................ 15

2.3.4.

Tình hình dồn điền đổi thửa ở Việt Nam ........................................................ 16

2.3.5.

Tình hình Dồn điền đổi thửa ở Thái Bình ....................................................... 18

iii


2.4.

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ................................................................. 21


2.4.1.

Khái niệm về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ............................................ 21

2.4.2.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp................................. 22

2.4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ......................... 25

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................29
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 29

3.2.

Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 29

3.3.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 29

3.4.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 29


3.4.1.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình ...... 29

3.4.2.

Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình ..... 29

3.4.3.

Đánh giá công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình ...... 29

3.4.4.

Đề xuất một số giải pháp cho công tác dồn điền đổi thửa ............................... 30

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 30

3.5.1.

Phương pháp chọn điểm và hộ nghiên cứu ..................................................... 30

3.5.2.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 32

3.5.3.


Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế trước và sau dồn điền đổi thửa .......... 32

3.5.4.

Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu .......................................... 33

Phần 4: Kết quả và thảo luận....................................................................................34
4.1.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện đông hưng, tỉnh Thái Bình ...... 34

4.1.1.

Đặc điểm tự nhiên của huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình ............................. 34

4.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình ................... 39

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường ............ 43

4.1.4.

Hiện trạng sử dụng đất huyện Đông Hưng ..................................................... 44

4.2.

Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Đông Hưng ......................... 48


4.2.1.

Chủ trương, kế hoạch công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện
Đông Hưng ................................................................................................... 48

4.2.2.

Kết quả công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Đông Hưng ................. 52

4.3.

Đánh giá công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Đông Hưng ............................ 53

4.3.1.

Tác động của công tác dồn điền đổi thửa tới xã hội ........................................ 53

iv


4.3.2.

Tác động của DĐĐT đến hiệu quả sản xuất của các nông hộ ở huyện
Đông Hưng, tỉnh Thái Bình ........................................................................... 67

4.3.3.

Tồn tại, hạn chế trong công tác dồn điền đổi thửa ở huyện Đông Hưng,
tỉnh Thái Bình................................................................................................ 74


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................78
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 78

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 79

Tàı lıệu tham khảo .....................................................................................................80

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Thực trạng manh mún đất đai ở một số tỉnh, vùng trên cả nước
năm 2010 .......................................................................................................... 11

Bảng 4.1.

Tổng hợp tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Đông Hưng
giai đoạn 2010-2013 ......................................................................................... 39

Bảng 4.2.

Cơ cấu nền kinh tế huyện Đông Hưng năm 2015 ............................................ 40


Bảng 4.3.

Hiện trạng sử dụng đất huyện Đông Hưng năm 2015 ...................................... 45

Bảng 4.4.

Biến động đất đai huyện Đông Hưng giai đoạn 2013-2015 ............................. 46

Bảng 4.5.

Kết quả thực hiện công tác DĐĐT đợt 1 tại huyện Đông Hưng ...................... 49

Bảng 4.6.

Kết quả thực hiện công tác DĐĐT đợt 2 giai đoạn 2009 - 2015 tại
huyện Đông Hưng ............................................................................................ 53

Bảng 4.7.

Thực trạng ruộng đất tại các xã nghiên cứu trước DĐĐT và sau
DĐĐT ............................................................................................................... 54

Bảng 4.8.

Diện tích đất công ích tại các xã nghiên cứu trước và sau DĐĐT ................... 56

Bảng 4.9.

Giá thầu đất công ích tại các xã nghiên cứu trước và sau DĐĐT .................... 56


Bảng 4.10. Tác động của dồn điền đổi thửa đến diện tích bờ thửa tại các xã nghiên
cứu..................................................................................................................... 58
Bảng 4.11. Diện tích đất giao thông, thuỷ lợi tại các xã nghiên cứu trước và
sau DĐĐT ......................................................................................................... 59
Bảng 4.12. Tình trạng tưới, tiêu đất sản xuất nông nghiệp tại các xã nghiên cứu
trước và sau DĐĐT ............................................................................................... 61
Bảng 4.13. Một số kiểu sử dụng đất chính tại các xã nghiên cứu trước và sau
DĐĐT ............................................................................................................... 62
Bảng 4.14. Tình hình sử dụng phân bón cho các cây trồng chính tại xã nghiên cứu
trước và sau dồn điền đổi thửa .......................................................................... 64
Bảng 4.15. Tỷ lệ hộ khá, trung bình và hộ nghèo tại các xã nghiên cứu trước và
sau DĐĐT ......................................................................................................... 65
Bảng 4.16. Ý kiến của người dân về DĐĐT ....................................................................... 66
Bảng 4.17. So sánh hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất 2 lúa tại các xã
nghiên cứu trước và sau DĐĐT (tính theo giá thời năm 2015) ....................... 68
Bảng 4.18. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính/ha sau dồn điền đổi thửa
(tính theo giá thời năm 2015)............................................................................ 70
Bảng 4.19. Hiệu quả kinh tế của một số kiểu sử dụng đất nông nghiệp sau
dồn điền đổi thửa (ha) ....................................................................................... 71
Bảng 4.20. So sánh hiệu quả kinh tế của các kiểu SDĐ trước và sau DĐĐT..................... 73

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ


Bình quân

CNH - HĐH

Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

DĐĐT

Dồn điền đổi thửa

DV

Dịch vụ

HTX

Hợp tác xã

KSDĐ

Kiểu sử dụng đất

LUT

Loại sử dụng đất

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn


NTM

Nông thôn mới

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

UBND

Uỷ ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vii


DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu kinh tế huyện Đông Hưng năm 2015 ...........................................40

Biểu đồ 4.2. Cơ cấu diện tích các loại đất năm 2015 huyện Đông Hưng ......................46
Biểu đồ 4.3. So sánh giá thầu đất công ích bình quân trước và sau DĐĐT ..................57
Biểu đồ 4.4. So sánh hiệu quả của các kiểu sử dụng đất trước và sau DĐĐT ...............73

Ảnh 3.1. Đồng đất xã Đông La ...................................................................................30
Ảnh 3.2. Đồng đất xã Đông Phương ...........................................................................31
Ảnh 3.3. Đồng đất xã Trọng Quan ..............................................................................31
Ảnh 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình..............................................34
Ảnh 4.2. Hình thức canh tác thủ công trước DĐĐT.....................................................60
Ảnh 4.3. Hệ thống GT-TL nội đồng xã Đông Phương sau DĐĐT phục vụ xây
dựng NTM ..................................................................................................60
Ảnh 4.4. Các xã trong huyện đẩy mạnh cứng hóa hệ thống kênh mương ....................62
Ảnh 4.5. Nông hộ xã Trọng Quan thu hoạch khoai tây vụ đông năm 2015 ..................72

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Bùi Thị Hậu
Tên luận văn: “Đánh giá công tác dồn điền đổi thửa huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình”
Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60.85.01.03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng, hiệu quả đạt được và những tồn tại của công tác dồn điền đổi
thửa tại huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác dồn điền đổi thửa trong thời gian
tới tại huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chọn điểm và hộ nghiên cứu; Phương pháp thu thập số liệu; Phương
pháp đánh giá hiệu quả kinh tế trước và sau dồn điền đổi thửa; Phương pháp phân tích,
tổng hợp và xử lý số liệu.
3. Kết quả nghiên cứu chính và kết luận
3.1. Kết quả nghiên cứu chính
Huyện Đông Hưng tiến hành dồn điền đổi thửa (đợt 2) từ năm 2009 đến nay đã có
38/43 xã thực hiện thành công. Kết quả của công tác dồn điền đổi thửa đã tạo điều kiện
thuận lợi cho công tác quản lý đất đai tại các địa phương: số thửa bình quân/hộ từ 3,76
giảm còn 1,89 thửa/hộ, diện tích bình quân/thửa từ 429,1m2/thửa tăng lên 806,5 m2/thửa
(trước và sau dồn điền đổi thửa); diện tích đất công ích được quan tâm chuyển gọn khu,
gọn vùng, qua đó nâng cao giá trị bỏ thầu đất công ích. Tạo điều kiện cho các xã: Quy
hoạch lại hệ thông giao thông, thủy lợi nội đồng: giảm diện tích bờ thửa (xã Đông La
giảm 2,54ha, xã Đông Phương giảm 2,40ha, xã Trọng Quan giảm 2,20ha); tăng diện tích
giao thông, thủy lợi nội đồng (xã Đông La tăng 14,24ha; xã Đông Phương tăng 20,38ha;
xã Trọng Quan tăng 15,53ha); tăng diện tích chủ động tưới, tiêu. Bên cạnh đó, dồn điền
đổi thửa còn tạo điều kiện cho hộ nông dân thực hiện cơ giới hóa, áp dụng các kiểu sử
dụng đất nhiều vụ cây trồng và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nhằm
tăng giá trị sản xuất, giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế (kiểu sử dụng đất Lúa
xuân - Lúa mùa sau dồn điền đổi thửa đã làm tăng lãi 5,42 triệu đồng/ha/năm).
Tồn tại lớn nhất trong công tác dồn điền đổi thửa (đợt 2) ở huyện Đông Hưng,
tỉnh Thái Bình hiện vẫn còn 5 xã (chiếm 11%) đang tiếp tục chỉnh trang đồng ruộng,

ix


tiến hành dồn điền đổi thửa nhưng tiến độ chậm. Tại các xã đã thực hiện xong công tác
dồn điền đổi thửa, nhưng bình quân số thửa/hộ chưa đạt yêu cầu đặt ra theo đề án Dồn
điền đổi thửa (Cá biệt vẫn còn hộ có 04 thửa, chiếm 0,86%).
3.2. Kết luận

Huyện Đông Hưng nằm ở phía bắc thành phố Thái Bình, có diện tích tự nhiên
19.930,2 ha, hiện có sản xuất nông nghiệp chiếm 33,7% nền kinh tế với điều kiện tự
nhiên kinh tế xã hội rất thuận tiện cho phát triển nông nghiệp. Để khắc phục tình trạng
ruộng đất của các nông hộ manh mún, huyện Đông Hưng đã triển khai dồn điền đổi
thửa đất nông nghiệp. Công tác dồn điền đổi thửa đã tạo điều kiện thuận lợi cho địa
phương cũng như cho các nông hộ trong quản lý và sử dụng đất. Bên cạnh những mặt
đạt được, công tác dồn điền đổi thửa cũng gặp phải những tồn tại, hạn chế, qua đó làm
cơ sở đề ra các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa ở
huyện: Làm cho người dân hiểu hết lợi ích tổng thể của việc dồn điền đổi thửa để chủ
động, tích cực thực hiện; Thực hiện dân chủ, công khai trong công tác dồn điền đổi
thửa; Hoàn thiện công tác chỉ đạo, tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác dồn
điền đổi thửa ở cơ sở; Xây dựng và quảng bá các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng
cho từng tiểu vùng trong huyện nhằm nâng cao hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Bui Thi Hau
Thesis title: "Assessment of regrouping of lands in Dong Hung District, Thai Binh Province"
Major: Land Management

Code: 60 85 01 03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
1. Research Objectives
- Assess the situation, the effect achieved and the existences of regrouping of lands
activities in Dong Hung district, Thai Binh province.
- Propose measures to complete the regrouping of lands in the near future in Dong
Hung district, Thai Binh province.

2. Materials and Methods
Location and household selection methods; Methods of collecting data; Methods of
evaluating the effectiveness economic before and after regrouping of lands; Methods of
analysis, synthesis and processing data.
3. Main findings and conclusions
3.1. Main findings
Dong Hung district carry out regrouping of lands (phase 2) from 2009 to now has
38/43 commune to executed successful. The results of regrouping of lands has made
more favourable conditions to process lands management on the local. The average
number of lot/household from 3,76 lot/household fell to 1,89 lot/household, the average
area/lot from 429,1m2/lot increased up to 806,5 m2/lot (before and after regrouping of
lands). The area public benefit lands interested moving throw together zone and region,
pass to raise to value of bid public benefit lands. This activity has made good conditions
for: Planning of land transport, irrigation infield: Reduce field border area (Dong La
decreased 2,54ha; Dong Phuong decreased 2,40ha; Trong Quan decreased 2,20ha);
Expanding of land transport, irrigation infield (Dong La increased 14,24ha; Dong
Phuong increased 20,38ha; Trong Quan increased 15,53ha); increasing the area of
initiative irrigation and drainage. Regrouping of lands also facilitate mechanization,
application many types of land use and crop, application of advanced science and
technology in production in order to increase the production value, reduce production
costs, increase economic efficiency (Using land type of spring-summer rice season after
regrouping lands has increased the rate more 5,42 million/ha/year).

xi


The biggest problem in regrouping of lands (phase 2) in Dong Hung district, Thai
Binh province is 5 communes (make up about 11%) are continuing to arrange their
field, conducting behindhand regrouping land progress. In the communes which have
done regrouping lands, the average number of lot/household is still unsatisfactory

according to regrouping lands project (Particularly, there are some households which
have 04 lots, make up about 0,86%).
3.2. Conclusions
Dong Hung district, which located in the north of Thai Binh city, has total area of
19.930,2 hectares, this district has an agricultural production accounts for 33,7% of the
economy with suitable natural and social conditions for developing agricultural. In
order to improve the land’s fragmentation, Dong Hung district has implemented
regrouping of agricultural lands. Regrouping of lands has made more favourable
conditions for the local and household to manage and use lands. Beside all of thing
achieve, this process has seem some trouble, problem, pass to suggest solution for
improve and raise to effect of regrouping of lands on district: Making people understand
the overall benefits of regrouping lands to implement actively and positively; Doing
democratic and public regrouping lands activities; Completing the direction,
organization and creating favorable conditions for the work of regrouping lands at the
foundations; Developing and promoting the plant restructuring models for each subregion in the district in order to improve the efficiency of regrouping lands activities.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng và có giá trị nhất trong sản xuất nông
nghiệp. Trong lịch sử phát triển nông nghiệp, cải cách ruộng đất luôn là khâu bứt
phá quyết định mọi quan hệ sản xuất và ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình phát triển
kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.
Trong công cuộc cải cách kinh tế nông nghiệp nông thôn những năm trước
đây, Đảng và Nhà nước ta đã có hàng loạt những chính sách mới về đất đai
nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, giải quyết vấn đề lương thực của cả nước,
trong đó điển hình là Luật đất đai năm 1993. Theo đó ruộng đất được chia đến
tận tay người nông dân đã làm thay đổi hoàn toàn quan hệ sản xuất ở nông thôn,

người nông dân đã thực sự trở thành người chủ mảnh đất của riêng mình tạo
động lực cho sự phát triển vượt bậc của nền nông nghiệp nước ta sau giải phóng
miền Nam.Từ đó đã đưa Việt Nam từ một nước hàng năm phải nhập khẩu một
lượng lớn lương thực, vươn lên thành một nước xuất khẩu đứng thứ 2 trên thế
giới. Các mặt hàng nông sản như: cà phê, chè, tiêu, thuỷ sản…xuất khẩu ngày
càng nhiều, khiến cho thu nhập của người nông dân ổn định và đời sống của họ
không ngừng được cải thiện…
Nhưng khi chia ruộng đất cho nông dân theo tinh thần của Nghị định 64/CP
ngày 27 tháng 9 năm 1993 của Chính Phủ, để công bằng xã hội: ruộng tốt cũng
như ruộng xấu, ruộng xa cũng như ruộng gần được chia đều tính trên một nhân
khẩu cho các gia đình, dẫn đến tình trạng ruộng đất bị phân tán manh mún không
đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền nông nghịêp trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Vì sự manh mún ruộng đất đã dẫn đến tình trạng chung làm
hạn chế khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất. Ngoài ra, tình trạng manh mún ruộng đất còn gây nên những khó khăn
trong quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất.
Để khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, việc dồn đổi ruộng đất từ
nhiều ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, liền khu, liền khoảnh là việc làm hết sức cần
thiết, nhằm đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, tạo điều kiện cho các hộ nông
dân yên tâm sử dụng và khai thác đất nông nghiệp lâu dài và hiệu quả, đồng thời

1


nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Nắm bắt được
tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra chủ trương “Dồn điền đổi thửa” để
việc sử dụng đất có hiệu quả hơn.
Huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình là quê hương của nhiều phong trào sản
xuất nông nghiệp ngày nào, giờ đây lại đi đầu trong công tác dồn điền đổi thửa
phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa hiệu quả. Trên thực tế, việc dồn điền đổi

thửa cũng đã thành công ở nhiều nơi, nhưng cũng có những địa phương không
thành công.
Xuất phát từ những lý do trên đây, tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Đánh
giá công tác dồn điền đổi thửa huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá hiện trạng công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Đông Hưng, tỉnh
Thái Bình.
- Đánh giá hiệu quả đạt được và những tồn tại của công tác dồn điền đổi
thửa tại huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác dồn điền đổi thửa trong
thời gian tới tại huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Công tác dồn điền đổi thửa của huyện Đông Hưng,tỉnh Thái Bình từ năm
2009 đến năm 2015, trong đó lựa chọn 3 xã đại diện để đánh giá hiệu quả của
công tác.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Những đóng góp mới của đề tài: Góp phần đánh giá thực trạng và lợi ích
của việc dồn điền đổi thửa, đề xuất được giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Dồn
điền đổi thửa tại địa bàn nghiên cứu.
- Ý nghĩa khoa học của đề tài: Góp phần bổ sung lý luận về công tác dồn
điền đổi thửa cũng như các bài học kinh nghiệm về dồn điền đổi thửa trên địa bàn
đồng bằng sông Hồng.
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Góp phần đề xuất một số giải pháp hoàn
thiện công tác dồn điền đổi thửa tại địa phương trong thời gian tới.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở

VIỆT NAM
2.1.1. Chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp thời kỳ 1945-1981
Lịch sử cách mạng giải phóng dân tộc và lịch sử phát triển kinh tế của Việt
Nam có mối quan hệ chặt chẽ với các vấn đề về sử dụng đất đai. Những mâu
thuẫn trong chính sách đất đai (vấn đề tiếp cận đất đai, sở hữu và sử dụng đất đai)
đã diễn ra trong suốt thời kỳ thuộc địa của thực dân Pháp; trong thời kỳ chiến
tranh chống Mỹ và các chính sách của Chính phủ từ sau ngày thống nhất đất
nước năm 1975.
Trước ngày khai sinh nước Việt Nam độc lập (năm 1945), đất nông nghiệp
được phân chia thành 2 loại chính: đất sở hữu cộng đồng và đất tư hữu. Khu vực
nông thôn được phân chia làm 2 tầng lớp dựa trên tính chất sở hữu của đất đai:
địa chủ và tá điền. Tầng lớp địa chủ chiếm khoảng 2% tổng dân số nhưng chiếm
hữu trên 50% tổng diện tích đất, trong khi đó 59% hộ nông dân là tá điền không
có đất và đi làm thuê cho tầng lớp địa chủ.
Sau năm 1945, Chính phủ đã thực hiện phân chia lại ruộng đất và giảm bớt
thuế cho nông dân nghèo và tá điền. Sau khi kết thúc chiến tranh với thực dân
Pháp (năm 1954), miền Bắc thực hiện chương trình cải cách ruộng đất cơ bản.
Mục đích là để công hữu hoá ruộng đất của địa chủ người Việt và người Pháp,
tiến hành phân chia lại cho hộ nông dân ít đất hoặc không có đất với khẩu hiệu
“Người cày có ruộng”.
Giai đoạn tiếp theo của chính sách cải cách ruộng đất đó là miền Bắc bước
sang giai đoạn sở hữu tập thể đất nông nghiệp dưới hình thức hợp tác xã từng
khâu (bậc thấp) và hợp tác xã toàn phần (bậc cao). Đến năm 1960, khoảng 86%
hộ nông dân và 68% tổng diện tích đất nông nghiệp đã vào hợp tác xã bậc thấp.
Trong hợp tác xã này người nông dân vẫn sở hữu đất đai và tư liệu sản xuất. ở
hình thức hợp tác xã bậc cao, nông dân góp chung đất đai và các tư liệu sản xuất
khác (trâu, bò, gia súc và các công cụ khác) vào hợp tác xã dưới sự quản lý
chung. Từ năm 1961 đến năm 1975 có khoảng 20.000 hợp tác xã bậc cao ra đời
với sự tham gia của khoảng 80% hộ nông dân.


3


Ở miền Nam, Chính phủ của chính quyền Sài Gòn cũ thực hiện Chương
trình cải cách điền địa dưới một hình thức khác, thông qua việc quản lý thuê đất;
quy định về mức hạn điền (năm 1956) và Chương trình phân chia lại đất đai
(năm 1970). Kết quả là khoảng 1,3 triệu hecta đất nông nghiệp được phân chia lại
cho hơn 1 triệu hộ nông dân vào năm 1970, và quá trình này được biết đến với
khẩu hiệu “ruộng đất về tay người cày” và hoàn thành vào cuối năm 1974.
Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, Chính phủ Việt Nam tiếp tục phát
triển xa hơn nữa theo hướng tập thể hoá. Ở miền Bắc các hợp tác xã (HTX) nông
nghiệp mở rộng quy mô từ HTX toàn thôn đến HTX toàn xã. Ở miền Nam, nông
dân vẫn được phép hoạt động dưới hình thức thị trường tự do đến tận năm 19771978 sau đó cũng từng bước đi theo hướng tập thể hoá. Kết quả thực hiện mô
hình kinh tế tập thể khác nhau ở các vùng, cụ thể ở vùng đồng bằng sông Cửu
Long, chỉ có không đến 6% số hộ nông dân tham gia HTX nông nghiệp (Pingali
và Xuân 1992). Khác với miền Bắc, ở miền Nam hộ nông dân vẫn là đơn vị sản
xuất cơ bản mặc dù họ tham gia HTX nông nghiệp. Họ sử dụng chung lao động
và các nguồn lực sản xuất nhưng họ tự quyết định trong vấn đề sử dụng các đầu
vào sản xuất và áp dụng công nghệ.
Sau năm 1975, nền kinh tế Việt Nam nói chung và nông nghiệp nói riêng phải
gánh chịu những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh để lại và những hậu quả từ
những chính sách trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung và thời kỳ kinh tế tập
thể trong nông nghiệp. Trong thời kỳ sở hữu tập thể trong nông nghiệp, sản xuất
giảm do người nông dân thiếu động cơ làm việc, sản lượng nông nghiệp tăng hàng
năm ở mức rất thấp 2%. Cùng thời điểm này dân số tăng rất nhanh (2,2-2,35%/
năm) đã dẫn đến việc phải nhập khẩu bình quân hơn một triệu tấn lương thực mỗi
năm trong suốt thời kỳ sau chiến tranh. Điều đó đã dẫn đến một bộ phận lớn dân số
sống trong tình trạng nghèo và đói (Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, 2003).
2.1.2. Chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp thời kỳ 1981-1988
Sự thay đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất trong lĩnh vực nông nghiệp bắt

đầu bằng Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng hay còn gọi là Khoán
100. Dưới chính sách Khoán 100, các HTX giao đất nông nghiệp đến nhóm và
người lao động. Những người này có trách nhiệm trong ba khâu của quá trình sản
xuất. Sản xuất vẫn dưới sự quản lý của HTX, cuối vụ hộ nông dân được trả thu
nhập bằng thóc dựa trên sản lượng sản xuất ra và ngày công đóng góp trong 3
khâu của quá trình sản xuất. Đất đai vẫn thuộc sở hữu của Nhà nước và dưới sự
4


quản lý của HTX. Mặc dù còn đơn giản nhưng Khoán 100 đã trở thành bước đột
phá trong quá trình hướng tới nền kinh tế thị trường. Sự ra đời của Khoán 100 đã
có những ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với sản xuất
lúa gạo, tăng 6,3%/năm trong suốt giai đoạn 1981-1985. Tuy nhiên, sau năm
1985, tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp bắt đầu giảm, cụ thể tốc độ tăng
trưởng của tổng sản lượng nông nghiệp trong giai đoạn 1986-1988 chỉ là
2,2%/năm. Đầu năm 1988, sản xuất lương thực không đáp ứng được nhu cầu dẫn
đến sự thiếu ăn ở 21 tỉnh, thành trên miền Bắc. ở miền Nam một loạt các mâu
thuẫn cũng gia tăng trong khu vực nông thôn, đặc biệt là mối quan hệ đất đai bởi
sự “cào bằng” về phân chia và điều chỉnh đất đai. Điều này hiển nhiên đặt ra yêu
cầu một cuộc cải cách mới trong chính sách đất đai.
Để giải quyết các vấn đề trên, chính sách đổi mới trong nông nghiệp đã
được thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị vào tháng 4 năm
1988. Với sự ra đời của Nghị quyết 10 thường được biết đến với tên Khoán 10,
người nông dân được giao đất nông nghiệp sử dụng từ 10-15 năm và lần đầu tiên
hộ nông dân được thừa nhận như một đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp.
Bắt đầu từ thời kỳ này, các tư liệu sản xuất (máy móc, trâu, bò, gia súc và công
cụ khác) được sở hữu dưới hình thức cá thể. Một khía cạnh khác của chính sách
này đó là người nông dân ở miền Nam được giao lại đất họ đã sở hữu trước năm
1975 (Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, 2003).
Tuy nhiên, cùng với Khoán 10 chưa có luật tương ứng dẫn đến một số

quyền sử dụng đất như cho tặng hoặc thừa kế chưa được luật pháp hóa và thừa
nhận. Một loạt các vấn đề khác nảy sinh liên quan đến sản xuất chẳng hạn như
trạm điện, hệ thống giao thông nông thôn, thị trường,… mà trước đây thuộc trách
nhiệm quản lý của các HTX nông nghiệp. Để giải quyết các vấn đề này Luật Đất
đai năm 1993 đã ra đời.
2.1.3. Chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp sau đổi mới
Trong suốt thời kỳ đổi mới, một loạt các chính sách và văn bản luật trong
lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt liên quan đến sử dụng đất đai đã ra
đời. Những chính sách quan trọng nhất là Luật Đất đai năm 1993, sau đó là Luật
Đất đai sửa, đổi bổ sung năm 1998 và 2001; Luật Đất đai năm 2003; Nghị định
64/CP năm 1993 và Nghị định 02/CP năm 1994 về quy định trong phân bố đất
rừng và đất nông nghiệp. Bên cạnh đó cũng có một loạt các chính sách liên quan
trực tiếp hoặc hỗ trợ gián tiếp đến vấn đề về đất đai.
5


Theo Luật Đất đai 1993, hộ nông dân được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu
dài với 5 quyền - quyền chuyển nhượng, quyển chuyển đổi, quyền cho thuê, quyền
thừa kế và quyền thế chấp. Người có nhu cầu sử dụng được giao đất trong thời hạn
20 năm đối với cây hàng năm và ngư nghiệp, 50 năm đối với cây lâu năm. Việc giao
đất sẽ được tiến hành lại tại thời điểm cuối chu kỳ giao đất nếu như người sử dụng
đất vẫn có nhu cầu sử dụng. Luật Đất đai cũng quy định mức hạn điền đối với hộ
nông dân, cụ thể đối với cây hàng năm là 2 hecta ở miền Bắc và các tỉnh miền
Trung; 3 hecta đối với các tỉnh phía Nam; đối với cây lâu năm quy định tối đa là 10
hecta đối với các xã vùng đồng bằng và 30 hecta đối với vùng trung du và miền núi
(Quốc hội, 1993). Cùng với việc giao đất cho các hộ nông dân thì giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cũng được các cơ quan chức năng xem xét và cấp cho các nông
hộ. Đến năm 1998, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (LUCs) đã được cấp cho
71% hộ nông dân, cuối năm 2000 con số này là trên 90% (Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 1998). Đối với đất rừng ở khu vực trung du và miền núi nơi có rất nhiều

phong tục tập quán thì việc giao đất phức tạp hơn, quá trình cấp giấy chứng nhận
diễn ra chậm hơn và quá trình này vẫn đang được tiếp tục thực hiện. Vào năm 1998,
người nông dân được giao thêm 2 quyền sử dụng nữa đó là quyền cho thuê lại và
quyền được góp vốn đầu tư kinh doanh bằng đất đai (Quốc hội, 1998).
Năm 2001, những sửa đổi bổ sung Luật Đất đai năm 1993 cho phép người
sử dụng được tặng đất đai cho họ hàng, bạn bè của họ và được đền bù nếu bị thu
hồi. Sự bổ sung này cũng đưa ra một loạt các thay đổi liên quan đến đất đai và
thay đổi trong thủ tục đăng ký đất đai. Luật Đất đai ra đời thay thế cho Luật Đất
đai năm 1993 và các sửa đổi bổ sung của Luật đất đai được ban hành vào tháng
12 năm 2003 và có hiệu lực từ tháng 7 năm 2004. Đối với đất nông nghiệp không
có sự thay đổi về thời hạn sử dụng và diện tích hạn điền so với Luật Đất đai năm
1993. Tuy nhiên, lần đầu tiên đất đai được chính thức xem như là “hàng hoá đặc
biệt” có giá trị và chính vì thế có thế chuyển nhượng (thương mại). Luật Đất đai
vẫn khẳng định “đất đai là tài sản của Nhà nước” và cũng cho rằng cần có sự
khuyến khích đối với thị trường bất động sản bao gồm thị trường các quyền sử
dụng đất đối với khu vực thành thị. Cá nhân (người nông dân) và các tổ chức
kinh tế được quyền tham gia vào thị trường này (Ban kinh tế, 2004).
Ngày 29/11/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai năm 2013, Luật này
có hiệu lực kể từ 01/7/2014. Luật đã quy định hoàn chỉnh hơn chính sách đất đai
đối với khu vực nông nghiệp nhằm tạo điều kiện đẩy mạnh tiến trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, đáp ứng mục tiêu an ninh lương

6


thực quốc gia; cụ thể: nâng thời hạn giao đất đất nông nghiệp trong hạn mức cho
hộ gia đình, cá nhân từ 20 năm lên 50 năm thống nhất cho các loại đất nông
nghiệp (đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm, đất lâm nghiệp); cho phép hộ gia
đình, cá nhân tích tụ đất đai với diện tích lớn hơn không vượt quá 10 lần hạn mức
giao đất nông nghiệp (Quốc hội, 2013); Chế độ sử dụng đất trồng lúa được quy

định theo hướng làm rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ đất trồng
lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp…
Những thay đổi trong chính sách đất đai của Việt Nam từ năm 1981 đến nay
đã góp phần đáng kể trong việc tăng nhanh sản lượng nông nghiệp và phát triển
khu vực nông thôn. Tổng sản lượng nông nghiệp tăng 6,7%/năm trong suốt giai
đoạn 1994-1999 và khoảng 4,6% trong giai đoạn 2000-2003. An toàn lương thực
quốc gia không còn là vấn đề nghiêm trọng nữa và nghèo đói đang từng bước được
đẩy lùi (Ban kinh tế, 2004). Tuy nhiên, rất nhiều thách thức đặt ra đối với nông
nghiệp Việt Nam như giá cả sản phẩm nông nghiệp giảm, cạnh tranh tăng cao khi
Việt Nam hội nhập kinh tế toàn cầu thông qua Hiệp định tự do thương mại các
nước ASEAN (AFTA) và gia nhập WTO, và tốc độ tăng trưởng của sản xuất nông
nghiệp đang có xu hướng chậm dần. Hơn nữa, nông dân Việt Nam vẫn còn tương
đối nghèo và một tỷ lệ cao dân số vẫn sống dựa vào nông nghiệp là chủ yếu và họ
đang sống ở khu vực nông thôn. Điều này sẽ gây ra sức ép lớn đối với khu vực
nông thôn và nhu cầu về tiếp tục cải cách các chính sách là tất yếu.
2.2. MANH MÚN RUỘNG ĐẤT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ
2.2.1. Khái niệm về manh mún ruộng đất và tác động của nó
2.2.1.1. Khái niệm về manh mún ruộng đất
Khái niệm manh mún ruộng đất được hiểu trên hai khía cạnh: một là sự
manh mún về mặt ô thửa, trong đó một đơn vị sản xuất (thường là nông hộ) có
quá nhiều mảnh ruộng với kích thước quá nhỏ và bị phân tán ở nhiều xứ đồng.
Hai là sự manh mún thể hiện trên quy mô đất đai của các đơn vị sản xuất, số
lượng ruộng đất quá nhỏ không tương thích với số lượng lao động và các yếu tố
sản xuất khác (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1998).
Cả hai kiểu manh mún trên đều dẫn đến tình trạng là hiệu quả sản xuất thấp,
khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là vấn đề cơ
giới hoá, thuỷ lợi hoá trong nông nghiệp,...dẫn đến tình trạng sử dụng đất kém
hiệu quả.

7



Manh mún đất đai xảy ra ở nhiều nơi, nhiều nước khác nhau trên thế giới và
ở nhiều thời kỳ của lịch sử phát triển. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này
rất đa dạng: có thể là do đặc điểm bề mặt phân bố địa lý, do sức ép dân số,...
nhưng cũng có thể là do ý thức của con người như tính chất tiểu nông của nền
sản xuất còn kém phát triển, đặc điểm tâm lý của cộng đồng dân cư nông thôn, hệ
quả của một hay nhiều chính sách ruộng đất, kinh tế xã hội hay sự quản lý lỏng
lẻo kém hiệu quả của công tác địa chính...
Ở Việt Nam, manh mún đất đai rất phổ biến, đặc biệt là ở miền Bắc. Theo
con số ước tính năm 2003, toàn quốc có khoảng 75 triệu thửa đất canh tác đã
giao cho 9.259 hộ gia đình, cá nhân sử dụng, trung bình một hộ nông dân có
khoảng 7-8 mảnh.
2.2.1.2. Tác động của tình trạng manh mún ruộng đất
a) Tác động tích cực
Manh mún đất đai trong sản xuất nông nghiệp có tác động tích cực và cũng có
tác động tiêu cực đối với ngành sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Khi một hộ
nông dân có nhiều thửa ruộng với diện tích đất canh tác quy mô nhỏ sẽ làm giảm rủi
ro trong sản xuất. Những rủi ro có thể được hạn chế khi sản xuất quy mô nhỏ như:
rủi ro về sâu bệnh, về thiên tai,... Rõ ràng đây là ưu điểm so với tình trạng sản xuất
với quy mô lớn. Khi diện tích đất sản xuất tập trung ở một địa điểm, nếu xảy ra thiên
tai, hay sâu bệnh thì năng suất sẽ giảm rất nhiều (thậm chí là mất trắng).
Tạo điều kiện cho các hộ sản xuất linh hoạt hơn trong vấn đề luân canh cây
trồng. Việc canh tác trên nhiều thửa ruộng giúp nông dân đa dạng hóa cây trồng
với nhiều loại giống, nhiều loại cây trồng hơn. Vì trong sản xuất nông nghiệp đòi
hỏi có tính đồng bộ trên cùng một điều kiện tự nhiên. Thường thường, trên một
cánh đồng sẽ chỉ có một loại cây trồng (và thậm chí là chỉ một loại giống) được
canh tác để hạn chế sự phá hoại của sâu bệnh, chuột,….
Phân tán đất đai tạo điều kiện cho việc bố trí lao động theo mùa vụ dễ dàng
hơn. Khi canh tác trên nhiều thửa ruộng sẽ tạo ra sự giãn cách về mặt thời gian

thu hoạch, vì vậy sẽ giảm áp lực về lao động. Đặc biệt trong điều kiện sản xuất
nông nghiệp vẫn chủ yếu dựa vào công cụ thủ công là chính như Việt Nam hiện
nay thì vấn đề này rất cần thiết.
b) Tác động tiêu cực
Manh mún đất đai được coi là một trong những rào cản của phát triển sản
xuất nông nghiệp nhất là sản xuất trồng trọt, làm cản trở quá trình dịch chuyển từ
8


nền nông nghiệp tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Về mặt kinh tế manh
mún đất đai làm cho lao động và các nguồn lực khác phải chi phí nhiều hơn.
Sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ sẽ có nhiều khó khăn trong ứng dụng
công nghệ mới và tiến hành cơ giới hóa sản xuất. Việc đưa máy móc vào trong
sản xuất nông nghiệp sẽ khó có thể thực hiện hiệu quả khi diện tích quá nhỏ.
Hiện nay ở Việt Nam diện tích đất canh tác thường nhỏ hơn 0,5ha/thửa, đặc biệt
là đồng bằng sông Hồng. Do đó hình thành rất nhiều đường bờ để ngăn cách các
thửa ruộng với nhau. Sự tồn tại của những đường bờ ngăn cách đó gây khó khăn
cho sự vận hành của máy móc hiện đại. Ngoài ra, những đường bờ ngăn đó cũng
sẽ lấy đi một phần diện tích đất sản xuất không nhỏ.
Chi phí sản xuất sẽ gia tăng vì các hộ phải tốn nhiều thời gian để di chuyển
giữa các thửa ruộng. Theo bảng số liệu trên (Bảng 2.1), trung bình khoảng cách giữa
các thửa ruộng gần 5km; với con số trung bình là 5 thửa ruộng thì hộ nông dân cần
phải đi một đoạn đường gần 25km trên lượt di chuyển đến tất cả các thửa ruộng. Chi
phí đi lại về thời gian và tiền bạc tốn kém hơn rất nhiều. Ngoài ra việc phải canh tác
trên nhiều thửa ruộng với quy mô nhỏ sẽ gia tăng chi phí đầu vào đối với sản xuất.
Vấn đề thủy lợi trong sản xuất quy mô nhỏ sẽ có nhiều khó khăn. Với một
hệ thống thủy lợi chung cho một cánh đồng có thể không đạt hiệu quả vì còn tồn
tại quá nhiều đường bờ ngăn ruộng. Ngoài ra việc sản xuất quy mô nhỏ còn làm
gia tăng mâu thuẫn giữa các hộ nông dân, gây ra những tác động xấu về mặt xã
hội trong đời sống nông thôn.

2.2.2. Tình hình manh mún ruộng đất ở một số nước trên thế giới
Tình trạng manh mún ruộng đất xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới.
Ở Đài Loan sau năm 1949 dân số tăng đột ngột do sự di dân từ lục địa ra.
Lúc đầu chính quyền Tưởng Giới Thạch thực hiện cải cách ruộng đất theo
nguyên tắc phân phối đồng đều ruộng đất cho nông dân. Ruộng đất đã được
trưng thu, tịch thu, mua lại của các địa chủ rồi bán chịu, bán trả dần cho nông
dân, tạo điều kiện ra đời các trang trại gia đình quy mô nhỏ. Năm 1953, hòn đảo
này đã có đến 679.000 trang trại với quy mô bình quân là 1,29ha/trang trại. Đến
năm 1991 số trang trại đã lên đến 823.256 với quy mô bình quân chỉ còn
1,08ha/trang trại. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn
sau này đòi hỏi phải mở rộng quy mô của các trang trại gia đình nhằm ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm,… nhưng
do người Đài Loan coi ruộng đất là tiêu chí đánh giá vị trí của họ trong xã hội
9


nên mặc dù có thị trường nhưng ruộng đất vẫn không được tích tụ (có nhiều
người tuy là chủ đất nhưng đã chuyển sang làm những nghề phi nông nghiệp). Để
giải quyết tình trạng này, năm 1983 Đài Loan công bố Luật Phát triển nông
nghiệp trong đó công nhận phương thức sản xuất uỷ thác của các hộ nông dân, có
nghĩa là nhà nước công nhận việc chuyển quyền sở hữu đất đai. ước tính đã có
trên 75% số trang trại áp dụng phương thức này để mở rộng quy mô ruộng đất
sản xuất. Ngoài ra để mở rộng quy mô, các trang trại trong cùng thôn xóm còn
tiến hành các hoạt động hợp tác như làm đất, mua bán chung một số vật tư, sản
phẩm nông nghiệp, nhưng không chấp nhận phương thức tập trung ruộng đất, lao
động để sản xuất (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003).
Ở Indonesia, ruộng đất cũng bị manh mún. Năm 1963, số trang trại có diện
tích đất nhỏ hơn 0,5 ha chiếm trên 52% trong tổng số 7,9 triệu nông hộ; trang trại
có từ 0,5 đến 1,0 ha chiếm 27%, chỉ có 0,4% loại trang trại có 4 đến 5 ha. Các
trang trại quy mô lớn đến hàng chục ha chỉ là cá biệt, mặc dù số nông dân không

có ruộng đất vẫn tăng lên. Như vậy ruộng đất vẫn không tập trung được vào một
số trang trại lớn mà chỉ được trao đổi giữa các chủ nhỏ. Thậm chí, quy mô ruộng
đi thuê ở tất cả các nhóm hộ đều giảm xuống (Chu Mạnh Tuấn, 2007).
2.2.3. Thực trạng, nguyên nhân của tình trạng manh mún ruộng đất ở Việt Nam
2.2.3.1.Thực trạng manh mún ruộng đất ở Việt Nam
Trong giai đoạn 10 năm (2001 - 2010), diện tích đất nông nghiệp có xu hướng
giảm. Theo số liệu của Tổng cục Quản lý đất, Bộ Tài nguyên Môi trường, bình quân
mỗi năm đất nông nghiệp giảm gần 100 nghìn hécta, đặc biệt năm 2007 giảm 120
nghìn hécta. Cùng với đó là sự gia tăng dân số ở Việt Nam trong những năm vừa
qua nhất là dân số ở vùng nông thôn làm cho bình quân đất sản xuất trên đầu người
ngày càng giảm mạnh. Năm 2000 trung bình diện tích đất nông nghiệp tính trên đầu
người là 680m2, năm 2005: 630m2, năm 2011: 437m2. Cùng với sự sụt giảm trong
diện tích bình quân đầu người là sự thu hẹp về quy mô sản xuất; theo Viện Chính
sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn (1999), 70,36% hộ nông
dân có diện tích canh tác khoảng 0,5ha; chỉ có 3,46% số hộ có diện tích canh tác lớn
hơn 3ha. Đến năm 2010, tỷ lệ hộ có diện tích đất canh tác nhỏ hơn 0,5ha có giảm
nhưng không đáng kể: cả nước tỷ lệ này vẫn là 67,38%. Trong đó, Đồng bằng sông
Hồng đạt tỷ lệ cao nhất với 94,46%, Miền núi phía Bắc: 63,9%, Bắc Trung Bộ và
Duyên hải miền Trung: 79,54%, Tây Nguyên: 24,08%. Đông Nam Bộ: 35,48%,
Đồng bằng sông Cửu Long: 47,96% (Lê Thị Anh, 2014).
10


Theo Điều tra nông thôn của dự án DANIDA với bộ số liệu Điều tra tiếp
cận nguồn lực của hộ gia đình Việt Nam (VARHS) được tiến hành điều tra trên
địa bàn 11 tỉnh của Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 7 - 9/2008 đến tháng
6-8/2010 tại 12 tỉnh cho thấy diện tích đất canh tác trung bình của một hộ nông
dân là 0,85ha, trung bình mỗi hộ có 4,7 mảnh đất khác nhau, tổng khoảng cách từ
nơi ở đến ruộng của các hộ nông dân khoảng 4,7km (Lê Thị Anh, 2014).
- Mức độ manh mún các vùng miền có sự khác nhau, số liệu minh hoạ được

thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.1. Thực trạng manh mún đất đai ở một số tỉnh,
vùng trên cả nước năm 2010

Tỉnh /vùng

STT

Diện tích đất canh
tác (ha)/hộ
(trung bình)

Số mảnh
đất

Tổng khoảng cách
đến các mảnh (m)

A

Tỉnh

1

Lào Cai

1,06

5,1


6,499

2

Phú Thọ

0,51

6,2

4,084

3

Lai Châu

0,95

5,3

9,655

4

Điện Biên

1,19

6,1


12,196

5

Nghệ An

0,68

4,8

3,871

6

Quảng Nam

0,36

4,5

3,180

7

Khánh Hòa

1,00

3,5


4,242

8

Đắk Lắk

1,47

3,9

5,754

9

Đắk Nông

2,61

3,1

7,188

10

Lâm Đồng

1,37

2,9


5,036

11

Long An

1,52

3,0

2,298

B

Vùng

1

Đồng bằng phía Bắc

0,41

5,5

4,034

2

Miền núi phía Bắc


1,06

5,5

9,602

3

Tây Nguyên

1,83

3,4

6,066

4

Đồng bằng phía Nam

0,94

3,7

2,828

Nguồn: Lê Thị Anh (2014)

11



2.2.3.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng manh mún ruộng đất ở Việt Nam
Tình trạng manh mún ruộng đất do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Nguyên nhân đầu tiên và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng manh
mún ruộng đất là sự phức tạp của địa hình, nhất là các vùng đồi núi, trung du. Do
địa hình bị chia cắt nên đất đai ở đa số các địa phương hầu như đều có 3 loại đất:
đất cao, đất vàn và đất thấp, trũng.
- Nguyên nhân thứ hai là chế độ thừa kế chia đều ruộng đất cho tất cả con
cái. ở Việt Nam ruộng đất của cha mẹ thường được chia đều cho tất cả các con
sau khi ra ở riêng. Vì thế tình trạng phân tán ruộng đất gắn liền với chu kỳ phát
triển của nông hộ.
- Nguyên nhân thứ ba là tâm lý tiểu nông của các hộ sản xuất nhỏ. Do quy
mô sản xuất nhỏ lẻ, các hộ nông dân ngại thay đổi, nhất là những thay đổi liên
quan đến ruộng đất.
- Nguyên nhân thứ tư liên quan đến phương pháp chia ruộng bình quân theo
nguyên tắc có tốt, có xấu, có xa, có gần khi thực hiện Nghị định 64/CP năm
1994. Việc chia nhỏ các thửa ruộng để có sự công bằng giữa các hộ đã góp phần
không nhỏ làm tăng tình trạng manh mún ruộng đất. Quan điểm muốn bảo vệ sự
công bằng cho những người dân được chia ruộng và nhiều lý do sau đây khiến đa
số các địa phương chia nhỏ ruộng cho nông dân, đó là:
+ Tất cả các hộ đều phải có ruộng gần, xa, tốt, xấu, cao, thấp. Có như vậy
mới thể hiện tính công bằng.
+ Độ phì tự nhiên của đất ở các khu khác nhau phải chia đều cho các hộ.
+ Do hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất khác nhau nên phải chia đều
đất cho các hộ.
+ Các chân đất thường không an toàn do các vấn đề như úng, hạn, chua...
do đó việc chia đều rủi ro cho các hộ cũng là chỉ tiêu quan trọng trong khi
chia ruộng.
+ Ngoài ra, giá đất luôn biến động, tăng cao đặc biệt là các khu đất gần các
trục đường chính hoặc trong tương lai sẽ nằm trong quy hoạch khu đô thị, khu

công nghiệp... vì thế đất ở đó phải được chia đều cho các hộ để mọi người đều có
thể hưởng "thành quả" đền bù đất hay cùng chịu "rủi ro" nếu đất đai bị chuyển
mục đích sử dụng (Lê Thị Anh, 2014).

12


×