Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 111 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

CUNG THỊ THU HẰNG

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA
ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Quang Học

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc./.

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2016


Tác giả luận văn

Cung Thị Thu Hằng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Quang Học đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn quy hoạch, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức... (cơ quan
nơi thực hiện đề tài) đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2016
Tác giả luận văn

Cung Thị Thu Hằng

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ..................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục hình ........................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ..................................................................................................... viii
Thesis Abstract ............................................................................................................ xi
Phần 1. Mở đầu .......................................................................................................100
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................100

1.2.

Giả thuyết khoa học ....................................................................................101

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................101

1.4.

Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................101

1.5.


Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...................................102

Phần 2. Tổng quan tài liệu ......................................................................................103
2.1.

Đô thị hóa và các vấn đề liên quan ..............................................................103

2.1.1.

Một số khái niệm về đô thị và đô thị hoá .....................................................103

2.1.2.

Những biểu hiện cơ bản của đô thị hoá ........................................................106

2.1.3.

Đặc điểm của đô thị hoá ..............................................................................108

2.1.4.

Tác động của quá trình đô thị hoá đối với kinh tế - xã hội ...........................108

2.1.5.

Quá trình đô thị hóa diễn ra ở trên thế giới và những bài học kinh
nghiệm được rút ra ......................................................................................112

2.1.6.


Quá trình đô thị hóa diễn ra ở Việt Nam ......................................................118

2.2.

Những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sử dụng đất đai ở việt nam ......... 124

2.2.1.

Đất đai và vai trò của đất đai với đô thị hóa .................................................124

2.2.2.

Sự biến động đất đai dưới tác động của quá trình đô thị hóa ........................126

2.3.

Những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến phát triển nông nghiệp,
nông thôn, nông dân ở việt nam ..................................................................127

2.3.1.

Ảnh hưởng của đô thị hóa với phát triển nông thôn .....................................127

2.3.2.

Ảnh hưởng của đô thị hoá với phát triển nông nghiệp..................................129

iii



Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ......................................................132
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................132

3.2.

Thời gian nghiên cứu ..................................................................................132

3.3.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................132

3.4.

Nội dung nghiên cứu ...................................................................................132

3.4.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện .................................132

3.4.2.

Thực trạng của quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị: ..............................132

3.4.3.

Đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp ................133

3.4.4.


Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp dưới tác động của đô thị hóa và phát triển đô thị ..............................133

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................133

3.5.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................................133

3.5.2.

Phương pháp điều tra thu thập số liệu tài liệu ..............................................134

3.5.3.

Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu ...........................................134

3.5.4.

Phương pháp so sánh...................................................................................135

Phần 4. Kết quả và thảo luận ..................................................................................136
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện thanh trì .................................136

4.1.1.


Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường ............................136

4.1.2

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đô thị hóa ........................139

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ................................146

4.2.

Thực trạng của quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị ...............................147

4.3.

Đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp ................152

4.3.1.

Ảnh hướng của đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp:...... 152

4.3.2.

Ảnh hưởng của đô thị hóa đến chuyển dổi cơ cấu cây trồng ........................154

4.3.3.

Ảnh hưởng của đô thị hóa đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ................160


4.4.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp dưới tác động của đô thị hóa và phát triển đô thị ..............................177

4.4.1.

Định hướng sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ..................177

4.4.2.

Một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả trong quá trình đô
thị hóa .........................................................................................................178

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................184
5.1.

Kết luận ......................................................................................................184

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................185

Tài liệu tham khảo .....................................................................................................185

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ Viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

GTSX

Giá trị sản xuất

GTGT

Giá trị gia tăng

LUT

Loại hình sử dụng đất

CNH

Công nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa

THCS

Tung học cơ sở




Lao động

CPTG

Giá phí trung gian

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Biến động đất nông nghiệp của cả nước ................................................ 130

Bảng 4.1.

Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển kinh tế năm 2005 – 2015 ..................... 140

Bảng 4.2.

Biến động dân số và lao động đoạn 2005 – 2015 ................................... 142

Bảng 4.3.

Cơ cấu sử dụng đất huyện Thanh Trì giai đoạn 2000 - 2015 .................. 149

Bảng 4.4.

Biến động đất nông nghiệp huyện Thanh Trì giai đoạn 2000-2015.................. 153


Bảng 4.5.

Thực trạng phát triển nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2015 ...................... 155

Bảng 4.6.

Thống kê một số cây trồng, vật nuôi chính của huyện
Thanh Trì .............................................................................................. 157

Bảng 4.7.

Một số loại hình sử dụng đất chính ở huyện Thanh Trì .......................... 159

Bảng 4.8.

So sánh hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất vùng 1 năm
2005 và năm 2015 ................................................................................. 161

Bảng 4.9.

So sánh hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất vùng 2 giữa
năm 2005 và 2015 ................................................................................. 163

Bảng 4.10. Tổng hợp hiệu quả kinh tế theo các loại hình sử dụng đất 2 năm
2005 và năm 2015 ................................................................................. 165
Bảng 4.11. So sánh hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất vùng 1 năm
2005 và năm 2015 ................................................................................. 168
Bảng 4.12. So sánh hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất vùng 2 năm
2005 và năm 2015 ................................................................................. 170
Bảng 4.13.Tổng hợp hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất

năm 2005 và năm 2015 ................................................................. ........ 172
Bảng 4.14. Mức sử dụng phân bón của một số cây trồng năm 2005 và
năm 2015 .............................................................................................. 174

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Sự biến động đất ở đô thị huyện Thanh Trì giai đoạn 2000- 2015 ............... 147
Hình 4.2. Cơ cấu sử dụng đất huyện Thanh Trì giai đoạn 2000 - 2015 ....................... 150
Hình 4.3. Cơ cấu đất nông nghiệp huyện Thanh Trì giai đoạn 2005-2015 .................. 153

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội”
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã chuyên ngành: 60.85.01.03
Họ và tên học viên: Cung Thị Thu Hằng
Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Quang Học
1. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá thực trạng của quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì.
- Đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa tớí sử dụng đất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Thanh Trì.
- Đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy phát triển hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp huyện Thanh Trì phù hợp với tiến trình đô thị hóa theo
hướng tích cực nhằm định hướng sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả trên địa bàn
huyện Thanh Trì.

2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
+ Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho các vùng trong huyện. Trên cơ cơ
diễn biến của quá trình đô thị hóa, sự biến động sử dụng đất để lựa chọn vùng
phù hợp và làm rõ được những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sử dụng
đất nông nghiệp và người nông dân. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của vùng chúng
tôi chọn xã Tứ Hiệp, xã Tam Hiệp cho tiểu vùng I, xã Vạn Phúc cho tiểu vùng II.
+ Chọn các hộ điều tra đại diện cho các vùng theo phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên. Tổng số hộ điều tra là 100 hộ.
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu tài liệu
+ Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan
nhà nước, phòng Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý dự án, Ban bồi thường
GPMB, phòng Kinh tế, phòng Thống kê, phòng Tài chính - Kế hoạch,...
+ Thu thập các số liệu về hiện trạng và biến động sử dụng đất, danh mục
các dự án liên quan đến phát triển đô thị trên địa bàn huyện tại phòng Tài nguyên
và Môi trường của huyện.
+ Thu thập các số liệu liên quan đến phát triển sản xuất nông nghiệp tại
phòng Kinh tế huyện.
+ Thu thập các số liệu liên quan đến phát triển kinh tế xã hội của huyện tại
phòng Thống kê của huyện.

viii


+ Nguồn số liệu sơ cấp: Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập nhằm đánh
giá sử dụng đất nông nghiệp của nông hộ.
Thu thập bằng phương pháp điều tra nông hộ thông qua bộ câu hỏi có
sẵn. Phương pháp này cung cấp số liệu tình sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp, mức thu nhập cũng như đặc điểm cơ bản của nông hộ.
- Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu

+ Trên cơ sở số liệu tài liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành tổng hợp,
phân tổ thành nhiều loại khác nhau: loại cây trồng, các khoản chi phí, tình hình
tiêu thụ... Và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất, bao gồm:
+ Hiệu quả kinh tế: tính toán GTSX/ha, GTGT/ha, CPTG/ha. Từ đó, tiến
hành phân tích so sánh, đánh giá và rút ra kết luận.
+ Hiệu quả xã hội: tính toán GTSX/lao động, GTGT/lao động, số lượng
công lao động đầu tư cho 1 ha đất. Từ đó, tiến hành phân tích so sánh, đánh giá
và rút ra kết luận.
+ Hiệu quả môi trường: trên cơ sở phiếu điều tra, tính mức sử dụng phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó đưa ra các khuyến cáo cho người nông dân.
+ Các số liệu được thống kê được xử lý bằng phần mềm EXCEL, bản đồ
được quét và số hóa trên phần mềm Microstation. Kết quả được trình bày bằng
các bảng biểu số liệu, bản đồ và biểu đồ.
- Phương pháp so sánh
+ Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá tình hình biến động đất đai
trong giai đoạn 2005 – 2015. Từ đó thấy được xu hướng chuyển dịch cơ cấu sử
dụng đất.
+ So sánh sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp giữa các loại hình sử dụng đất và giữa các vùng để làm rõ được ảnh
hưởng của quá trình đô thị hoá đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
3. Kết quả nghiên cứu
Quá trình đô thị hoá làm hình thành các khu đô thị mới và hạ tầng kinh tế
kỹ thuật làm thay đổi lớn đến cơ cấu sử dụng đất ở đô thị nói riêng và cơ cấu sử
dụng đất phi nông nghiệp nói chung. Cơ cấu sử dụng đất của huyện có sự thay
đổi theo hướng giảm diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng, tăng diện
tích đất phi nông nghiệp. Năm 2000, đất phi nông nghiệp chiếm 41,71% tổng
diện tích tự nhiên, đến năm 2015 tỷ lệ này tăng lên 48,06% tổng diện tích tự
nhiên. Ngược lại, đất nông nghiệp giảm từ 56,53% vào năm 2000 xuống còn

ix



51,66% vào năm 2015. Đất chưa sử dụng năm 2000 chỉ chiếm 1,76% đến năm
2015 còn 0,28% tổng diện tích tự nhiên.
Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của đô thị hóa đến sử dụng đất nông
nghiệp cho thấy dưới tác động của quá trình đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp
ngày càng thu hẹp để đáp ứng cho các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Giai
đoạn 2000 – 2015, diện tích đất nông nghiệp toàn huyện giảm 296,6 ha, trong đó
chuyển sang mục đích phát triển đô thị. Diện tích đất nông nghiệp giảm chủ yếu
tập trung vào đất sản xuất nông nghiệp.
Qua việc nghiên cứu từ số liệu của Phòng Tài nguyên & môi trường huyện
Thanh Trì; điều tra từ 100 hộ dân 3 xã điểm (xã Tứ Hiệp, xã Tam Hiệp, xã Vạn
Phúc) cho thấy về đánh hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị
hóa cho thấy, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có xu hướng tăng lên. Tính toán
chi tiết năm 2015, bình quân GTSX/ha đất nông nghiệp tương đối cao 143,06
triệu đồng, GTGT/ha đất nông nghiệp là 76,77 triệu đồng; GTGT/công lao động
là 90,13 nghìn đồng; Xét hiệu quả tính trên một đơn vị diện tích và hiệu quả tính
trên công lao động thì vùng 1 cho hiệu quả cao nhất. Bình quân GTSX/ha là
149,44 triệu đồng, gấp 1,07 lần vùng 2; Một số LUT điển hình cho hiệu quả kinh
tế cao thu hút nhiều lao động với giá trị ngày công cao như: LUT chuyên rau
màu, LUT lúa – rau màu.
4. Kết luận
Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa
cần phát triển để có được nền nông nghiệp “bền vững”, làm nền tảng cho nền
kinh tế phát triển, cần hơn nữa sự chung sức, cuộc của các cấp, các ngành có liên
quan nhằm giải quyết tốt và nhanh chóng những vấn đề phát sinh gây ảnh hưởng
không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. Chúng ta cần quy hoạch một quỹ đất thích
hợp để phát triển nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất tập trung theo
hướng hang hoá. Quan trọng hơn, chúng ta phải đầu tư một cách đồng bộ chính
sách và các biện pháp kích thích sản xuất nông nghiệp; lấy lợi thế nông nghiệp

của địa phương phục vụ trực tiếp cho quá trình đô thị hóa là một cách làm hay
cần được nghiên cứu và nhân rộng.

x


THESIS ABSTRACT
Assessing the impact of urbanization on agricultural land use Thanh Tri
district, Hanoi
Specialization: Land Management
Specialized code: 60.85.01.03
Full name of student: Cung Thi Thu Hang
Supervisors: Assoc Nguyen Quang Hoc
1. Objectives of the project
- Assessment of the status of the process of urbanization in the district of
Thanh Tri.
- Assess the impact of urbanization on land use agricultural Thanh Tri
district.
- Propose some practical solutions to promote the development of efficient
use of agricultural land suitable for Thanh Tri urbanization process in a positive
direction to orient agricultural land use efficiency in the district Wall.
2. Research Methodology
- Research selection method
+ Choose the study represents the area in the district. On the mechanical
movements of the process of urbanization, land use volatility to choose the
appropriate and clarify the effects of urbanization on agricultural land use and
farmers. Based on the specific conditions of the region we chose Tu Hiep
Commune, Tam Hiep commune for the first subregion, the subregion Van Phuc
Commune II.
+ Choose the surveyed households representing regions by random

sampling method. Total households surveyed 100 households.
- Methods of data collection survey documents
+ Secondary Data source: Data collection, data available from the state
agency, Department of Natural Resources and Environment, the project manager,
site clearance compensation committee, Economic Division, Statistics Division,
Room Finance - Planning, ...
+ To collect data on the current status and land use changes, the list of
projects related to urban development in the district at the Department of Natural
Resources and Environment of the district.

xi


+ To collect data related to agricultural production development in District
Economic room.
+ To collect data related to socio-economic development of the district at
the district's Statistical Division.
+ Primary Data sources: primary data sources were collected to evaluate the
use of agricultural land by farmers.
Collected by means of household surveys through questionnaires available.
This method provides the user data of agricultural land, effective use of
agricultural land, income and basic characteristics of the household.
Synthesis method and document processing, data
+ On the basis of data collected documents, we conducted synthesis, broken
down into several different categories: plants, expenditures, consumption
situation ... And the construction of indicators land use efficiency, including:
+ Economic efficiency: calculation of production value / ha, VAT / ha,
CPTG / ha. From there, conducting comparative analysis, evaluation and drawing
conclusions.
+ Social effect: calculation of production value / labor, VAT / labor, labor

quantity for 1 ha of land investment. From there, conducting comparative
analysis, evaluation and drawing conclusions.
+ Environmental Efficiency: Based on the survey, account for usage of fertilizers
and plant protection products. Since then made recommendations to farmers.
+ The data were statistically processed using EXCEL software and maps are
scanned and digitized on Microstation software. Results are presented in the
tables of data, maps and charts.
- Comparative method
+ Using the method of comparison to evaluate the land change over the
period 2005 - 2015. Since then see the trend of restructuring of land use.
+ Compare the restructuring of agricultural production, efficient use of
agricultural land between land use types and between regions in order to clarify
the effects of urbanization on agricultural land use districts.
3. The results of the study
Urbanization process as the formation of new urban areas and economic and
technical infrastructure make major changes to the structure of land use in urban
areas in particular, and the structure of non-agricultural land use in general. The

xii


structure of the district land use change towards reducing agricultural land and
unused land, increasing the area of non-agricultural land. In 2000, nonagricultural land accounted for 41.71% of the total natural area, in 2015 this
percentage increased to 48.06% of the total natural area. In contrast, agricultural
land decreased from 56.53% to 51.66% in 2000 to 2015. Unused land accounts
for only 1.76% in 2000 to 2015 was 0.28% of the total natural area.
The research results on the impact of urbanization on agricultural land use
shows the effect of the process of urbanization, agricultural land is increasingly
shrinking in response to demand economic development foul. The period 2000 2015, agricultural land decreased 296.6 hectares district, which transferred to
urban development purposes. Farmland area decreased mainly focused on

agriculture land.
By studying data from Natural Resources & Environment Department
Thanh Tri district; survey of 100 households in three communes (Tu Hiep
Commune, Tam Hiep Commune, Van Phuc commune) indicates the rated
efficiency of agricultural land in the process of urbanization shows, efficient use
of agricultural land upward trend. Detailed calculations in 2015, the average
production value / ha of agricultural land is relatively high 143.06 million, VAT /
ha of agricultural land is 76.77 million; VAT / labor is 90.13 thousand; In terms
of efficiency per unit area and efficiency of labor based on the region 1 for the
highest efficiency. Average production value / ha was 149.44 million, 1.07 times
more than the second; Some typical LUT for high economic efficiency attracts
many day laborers with high public value, such as specialized vegetable LUT,
LUT rice - vegetable.
4. Conclusion
To improve the efficiency of use of agricultural land in the urbanization
process should be developed to get agriculture "sustainable", as the basis for
economic development, need more teamwork, life of levels and sectors related to
well and quickly resolve issues arising impact negatively on agricultural
production. We need to plan a suitable land for agricultural development, formed
the production areas of focus in the direction of the cave. More importantly, we
have to invest in a uniform policies and measures to stimulate agricultural
production; taking advantage of local agricultural direct service to the
urbanization process is a good practice should be studied and replicated.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đô thị hóa là quá trình tất yếu diễn ra ở tất cả các nước trên thế giới, nhất

là các nước đang phát triển. Nền kinh tế càng phát triển thì quá trình đô thị hóa
diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Đất nước ta đang phát triển trên đường công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp hóa và đô thị hóa là hai quá trình phát
triển tất yếu và diễn ra song song trong quá trình phát triển. Đô thị hóa là hệ quả
của sức mạnh công nghiệp và trở thành mục tiêu của mọi nền văn minh trên thế
giới, nó góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội của khu vực, nâng cao đời
sống nhân dân.
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và toàn dân ta đã và đang thực
hiện sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước làm cho bộ mặt đất nước
có nhiều thay đổi. Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nhất là khu vực ngoại
ô và gần các thành phố lớn. Có thể nói, đô thị hóa là quá trình tất yếu trong phát
triển kinh tế - xã hội và là xu thế tích cực tạo nên động lực mới cho nền kinh tế
đất nước. Tuy nhiên, gắn với đô thị hóa và mở rộng đô thị là diện tích đất nông
nghiệp ngày càng thu hẹp. Hệ quả kéo theo là các hộ nông dân bị mất đất sản
xuất, dẫn đến mất việc làm, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân, nhất
là các hộ thuần nông.
Hà Nội là trung tâm lớn về văn hóa, kinh tế, khoa học, giáo dục và giao
dịch quốc tế của cả nước, có vị trí địa lý, chính trị xã hội hết sức quan trọng trong
chiến lược phát triển của Việt Nam. Mặt khác, Hà Nội còn đóng vai trò rất to lớn
trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của cả nước. Hà Nội có 17 huyện
ngoại thành, với vị trí địa lý, những tiềm năng về tài nguyên như đất đai, khí hậu,
lao động, trí tuệ và vị thế của Thủ đô cho phép phát triển một nền kinh tế có tốc
độ tăng trưởng nhanh trong thời gian tới.
Thanh Trì là huyện ngoại thành nằm ở phía Nam của thành phố Hà Nội.
Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của huyện có những bước phát triển, làm
thay đổi bộ mặt và đời sống của người dân. Cùng với quá trình phát triển đó, quá
trình đô thị hoá ở Thanh Trì diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Có thể nói, đô
thị hoá là quá trình tất yếu trong phát triển kinh tế xã hội và đó là xu thế tích cực
tạo nên động lực mới cho phát triển kinh tế cho huyện. Tuy nhiên, quá trình đô
thị hoá cũng gây nên một số tác động tiêu cực, đặc biệt là đối với nông nghiệp và


100


của huyện Thanh Trì đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết như diện tích
đất nông nghiệp bị thu hẹp, các vấn đề về việc làm cho nông dân bị mất đất,
phương thức giãn dân… đang phát sinh ngày càng phức tạp. Nếu không có một
chiến lược cụ thể, chúng ta sẽ gặp nhiều vướng mắc và sẽ lúng túng trong quá
trình giải quyết.
Để góp phần làm rõ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội”.
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
- Góp phần bổ sung lý luận về nghiên cứu quá trình đô thị hóa và các tác
động của nó đến sử dụng đất nông nghiệp.
- Góp phần đánh giá hướng sử dụng đất nông nghiệp của các hộ nông dân
dưới tác động của quá trình đô thị hóa.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Đánh giá thực trạng của quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì.
- Đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa tớí sử dụng đất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Thanh Trì.
- Đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy phát triển hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp huyện Thanh Trì phù hợp với tiến trình đô thị hóa theo
hướng tích cực nhằm định hướng sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả trên địa bàn
huyện Thanh Trì.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành trên địa bàn huyện Thanh Trì,
thành phố Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: Các số liệu trong luận văn được thu thập từ năm 2005

đến 2015.
- Phạm vi nội dung:
+ Đánh giá thực trạng đô thị hoá đang diễn ra trên địa bàn huyện Thanh Trì
+ Đồng thời đánh giá những ảnh hưởng của đô thị hoá đến sử dụng đất
nông nghiệp: Hiện trạng và sự biến động diện tích đất nông nghiệp, thực trạng
phát triển sản xuất nông nghiệp 2005 – 2015 (giá trị tăng trưởng, cơ cấu cây
trồng, vật nuôi, những mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện), hiệu
quả của sử dụng đất nông nghiệp.

101


1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Trên cơ sở đánh giá thực trạng của quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện
Thanh Trì; đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa tớí sử dụng đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Thanh Trì.
Đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy phát triển hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp huyện Thanh Trì phù hợp với tiến trình đô thị hóa theo
hướng tích cực nhằm định hướng sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả trên địa bàn
huyện Thanh Trì.
Đề tài đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì trong quá trình đô thị hóa.

102


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐÔ THỊ HÓA VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
2.1.1. Một số khái niệm về đô thị và đô thị hoá

2.1.1.1. Khái niệm về đô thị
Đô thị là khái niệm được xuất hiện từ khá lâu và được quan tâm nghiên
cứu trong vài chục năm trở lại đây.
Thuật ngữ “đô thị” bắt nguồn từ tiếng La Tinh: Urbanus - thuộc về đô thị,
Urban – thành thị, đô thị, châu thị,... “Đô thị là một khái niệm cơ bản và được sử
dụng khá thống nhất ở các quốc gia, nhằm chỉ những nơi có dân cư đông đúc,
sinh sống bằng các nghề phi nông nghiệp”.
Theo G.S Harold Chestnut trường đại học kỹ thuật Preden (Liên bang
Mỹ): “Đô thị là các điểm dân cư ở đó biểu hiện quá trình kinh tế - xã hội - kỹ
thuật gắn bó mật thiết với nhau. Các hoạt động của đô thị được phản ánh thông
qua các hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh sống, đi lại, vui chơi, giải trí, ... của
dân cư, chúng tồn tại và phát triển theo quy luật của xã hội”.
Theo G.S Đàm Trung Phường: Đô thị là một đơn vị kinh tế - xã hội phản
ánh sự vận động của bản thân lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, từ đó làm
cho cấu trúc của đô thị thường xuyên có sự chuyển hóa; sự chuyển hoá này vừa
mang tính sinh học vừa mang tính cơ học. Đô thị là một cơ thể sống luôn vận
động, phát triển trên cơ sở đan kết tổng hoà cân bằng động của nhiều ngành trong
một đơn vị lãnh thổ và sự tác động tương hỗ của các hệ thống nội lực, ngoại lực
theo nhiều chiều khác nhau (Phạm Văn Nhật, 2003).
Theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về
phân loại đô thị quy định rằng: Đô thị bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập(Vũ Đình Thắng, Hoàng Văn
Định, 2002).
Đô thị nước ta là một điểm dân cư tập trung với các tiêu chí cụ thể như sau:
+ Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc gia, cấp
vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh;
có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng
lãnh thổ nhất định.

103



+ Quy mô dân số toàn đô thị tối thiểu phải đạt 4 nghìn người trở lên.
+ Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại
đô thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị, khu phố xây dựng tập trung
của thị trấn.
+ Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp được tính trong phạm vi ranh giới nội
thành, nội thị, khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% tổng số lao động.
+ Hệ thống công trình hạ tầng đô thị gồm hệ thống công trình hạ tầng xã
hội và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật.
+ Kiến trúc, cảnh quan đô thị: Việc xây dựng phát triển đô thị phải theo
quy chế quản lý kiến trúc đô thị được duyệt, có các khu đô thị kiểu mẫu, các
tuyến phố văn minh đô thị, có các không gian công cộng phục vụ đời sống tinh
thần của dân cư đô thị; có tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu và
phù hợp với môi trường, cảnh quan thiên nhiên.
Khái niệm đô thị của các quốc gia có sự khác nhau và thay đổi theo thời
gian, tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội và dân cư của các khu vực.
Phân loại đô thị: Đô thị được phân thành 6 loại như sau: loại đặc biệt, loại
I, loại II, loại III, loại IV và loại V, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết
định công nhận. Các đô thị phân loại dựa trên sự khác biệt về chức năng kinh tế,
qui mô dân số, mật độ dân số, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, hệ thống công
trình hạ tầng đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị. Trong đó các chỉ tiêu về dân số
là cơ sở chủ yếu để phân loại đô thị.
+ Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội
thành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc. Đô thị loại đặc biệt đa chức
năng, với quy mô dân số từ 5 triệu người trở lên, mật độ dân số khu vực nội
thành từ 15.000 người/km2 và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trên 90% tổng số
lao động.
+ Đô thị loại I là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành,
huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc với quy mô dân số từ 1 triệu

người trở lên, mật độ dân số tối thiểu là 12.000 người/km2. Đô thị loại I là thành
phố thuộc tỉnh có các phường nội thành, các xã ngoại thành có quy mô dân số từ
500.000 người trở lên, mật độ dân số từ 10.000 người/km2 trở lên. Tỷ lệ lao động
phi nông nghiệp tại đô thị loại I phải trên 85%.

104


+ Đô thị loại II có tỷ lệ lao động phi nông nghiệp phải từ 80% trở lên. Nếu
là đô thị trực thuộc Trung ương thì quy mô dân số từ 800.000 người trở lên, mật
độ dân số trên 10.000 người/km2. Đô thị loại 2 thuộc tỉnh có quy mô dân số trên
300.000 người với mật độ dân số từ 8.000 người/km2
+ Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội
thành, các xã ngoại thành, ngoại thị. Quy mô dân số trên 150.000 người, mật độ
dân số 6.000 người/km2 trở lên và tỷ lệ dân số phi nông nghiệp từ 75% trở lên.
+ Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại
thị. Quy mô dân số từ 50.000 người trở lên với mật độ dân số trên 4.000
người/km2 và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu là 70%.
+ Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây
dựng tập trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn. Quy mô dân số từ 4.000
người trở lên, mật độ dân số trên 2.000 người/km2 và tỷ lệ lao động phi nông
nghiệp từ 65% trở lên.
Dựa trên sự phân loại này, thành phố Hà Nội được xếp vào loại đô thị đặc
biệt với quy mô dân số năm 2012 trên 7,1 triệu người, tỷ lệ lao động phi nông
nghiệp trên 90% và mật độ dân số nội thành đạt trên 30.000 người/km2.
2.1.1.2. Khái niệm về đô thị hoá
Có nhiều cách định nghĩa hay xây dựng khái niệm khác nhau về đô thị hoá
do cách tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu về đô thị hoá.
Đô thị hoá là quá trình tập trung dân cư đô thị. Đồng thời đó là quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp giảm, sản xuất phi

nông tăng. Bộ mặt đô thị ngày càng hiện đại, không gian đô thị mở rộng. Trong
đó dân cư đô thị là một điểm dân cư tập trung phần lớn những người lao động phi
nông nghiệp, sống và làm việc theo kiểu thành thị.
Đô thị hoá là quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng
nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung của dân cư
trong thành phố, nhất là các thành phố lớn, là sự phổ biến rộng rãi lối sống nơi
thành thị.
Đô thị hoá là một quá trình định cư của dân số nông nghiệp sang phi nông
nghiệp, với những chỉ số biểu trưng như: tỷ số dân số đô thị tăng lên trong khi tỷ
lệ dân số nông thôn giảm đi kèm theo sự mở rộng diện tích và không gian của
của các đô thị đã có và sự xuất hiện các đô thị mới.

105


Đô thị hoá là sự biến đổi toàn diện kinh tế - xã hội nhiều mặt, trên cái
nhìn hẹp hơn đó là hiện tượng dịch cư nghề nghiệp từ lĩnh vực nông nghiệp sang
phi nông nghiệp với tất cả các hệ quả của nó. Và đô thị hoá là quá trình kinh tế xã hội tất yếu sẽ xảy ra mà không ngoại trừ bất kỳ quốc gia nào.
Có thể tổng quát rằng đô thị hoá là một quá trình:
- Làm gia tăng dân số đô thị cả về tương đối (% so với tổng số dân-tỉ lệ
đô thị hoá và tăng tuyệt đối số dân đô thị) do chuyển dịch dân cư nông thôn vào
các đô thị và qua đó làm tăng quy mô dân số của các đô thị.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế-xã hội, hoàn thiện và nâng cao điều kiện
sống, phong cách sống đô thị theo hướng hiện đại, văn minh.
- Làm chuyển hoá diện mạo và tính chất của các điểm dân cư nông thôn
thành các đô thị hay theo kiểu đô thị.
Như vậy quá trình đô thị hoá không chỉ tác động ảnh hưởng đến các đô thị
mà còn đến sự phát triển của các điểm dân cư nông thôn theo hướng đô thị (đô
thị hoá nông thôn).
Và như vậy đô thị hoá được hiểu là một quá trình phát triển mang tính

kinh tế - xã hội - lịch sử của các hình thái cư trú (định cư) và của các điều kiện
sống đô thị hay theo kiểu đô thị. Đô thị hoá không chỉ là sự gia tăng tương đối
hay tuyệt đối của dân cư đô thị, sự phát triển của các đô thị hay quần cư đô thị
(siêu đô thị), sự phát triển của hình thức cư trú kiểu đô thị mà còn gắn liền với
những thay đổi kinh tế - xã hội ở đô thị và nông thôn, gắn kết với sự thay đổi về
cơ cấu xã hội, nghề nghiệp, nhân khẩu học, dân số học, phong cách sống, trình
độ văn hoá của dân cư cũng như sự phân bố của dân cư và lực lượng sản xuất xã
hội trên phạm vi quốc gia và vùng lãnh thổ (Phạm Kim Giao, 2011).
2.1.2. Những biểu hiện cơ bản của đô thị hoá
2.1.2.1. Tỷ lệ dân số thành thị cao và tăng nhanh
Đô thị thế giới đang tăng nhanh chóng cả về số lượng đô thị, số dân đô thị
và tỷ lệ thị dân. Dân đô thị tại các nước phát triển đạt tỷ lệ cao như Anh 90%,
Australia 91%; Nhật Bản, Hoa Kỳ: 79%,... Ngược lại các nước đang phát triển, tỷ
lệ dân số đô thị thấp (Trung Quốc 44%, Thái Lan 33%, Ấn Độ 28%,...). Một số
nước NICs có tỷ lệ dân số đô thị rất cao như Singapore đạt 100%, Đài Loan 78%,
Hàn Quốc 82%,...

106


Mức độ đô thị hoá ở Việt Nam thấp hơn nhiểu so với thế giới: Năm 2009,
tỷ lệ dân số đô thị ở Việt Nam chỉ đạt 29%, trong khi tỷ lệ dân số đô thị thế giới
là 49%. Các vùng kinh tế trong nước cũng có mức đô thị hoá khác nhau: cao nhất
là Đông Nam Bộ với tỷ lệ dân số đô thị là 58%; thấp nhất là Trung du và miền
núi phía Bắc với tỷ lệ là 15,5%.
2.1.2.2. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn
Dân số đô thị thế giới tăng nhanh, đặc biệt tại các thành phố lớn. Số thành
phố lớn và cực lớn từ đó cũng gia tăng mạnh mẽ.
Số lượng các đô thị lớn tăng nhanh, đặc biệt là tại các nước đang phát
triển. Theo số liệu báo cáo năm 2007, thế giới có 10 siêu đô thị lớn với trên 15

triệu dân, trong đó có 8 đô thị thuộc nhóm nước đang phát triển (Mumbai – Ấn
Độ; Mexico City – Mexico; Sao Paulo – Brazil; New Delhi – Ấn Độ; Thượng
Hải – Trung Quốc, Concata – Ấn Độ; Jakarta – Indonesia; Dhaka – Bangladesh).
Trong những năm gần đây, dân số đô thị tại các nước đang phát triển tăng
nhanh hơn các nước phát triển, làm cho sự cách biệt dân số đô thị giữa hai nhóm
nước có sự thay đổi rõ rệt: dân số đô thị tại các nước đang và kém phát triển chiếm
hơn 75% dân số đô thị toàn thế giới (năm 2009) (Trần Thị Bích Huyền, 2011).
2.1.2.3. Lãnh thổ đô thị mở rộng
Quá trình đô thị hóa ngày càng phát triển. Các đô thị chiếm một diện tích
không nhỏ của Trái Đất. Diện tích các đô thị hiện nay chiếm khoảng 3 triệu
km2 (hơn 2% diện tích các lục địa và 13% diện tích đất có giá trị sử dụng cao –
đất canh tác nông nghiệp). Hiện nay, đô thị ngày càng phát triển các tuyến
đường giao thông, các khu công nghiệp, khu dân cư, khu thương mại, khu giải
trí...nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ngày càng cao của người dân.
Nhu cầu mở rộng diện tích đất ở, đất khu công nghiệp, đất công trình công cộng
tăng cao. Do đó, diện tích đất đô thị không ngừng mở rộng. Đô thị phát triển
phình to ra ngoài ranh giới hiện có để đáp ứng sự gia tăng dân số và sản xuất
của đô thị (Trần Thị Bích Huyền, 2011).
2.1.2.4. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị
Lối sống bao gồm những điều kiện và hình thức hoạt động sống của con
người, đặc trưng của xã hội, giai cấp, tầng lớp nhất định. Đô thị hóa là quá trình
có sự chuyển đổi lối sống nông thôn sang lối sống đô thị.

107


Lối sống đô thị là lối sống hợp cư, dễ biến động và ít có sự liên kết về
huyết thống, tập quán, truyền thống... Người dân đô thị hiểu và có ý thức tôn
trọng những chuẩn mực mang tính pháp lí cao.
Đô thị hóa không chỉ gắn với sự phát triển công nghiệp mà còn gắn với sự

phát triển các ngành dịch vụ khác như giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài
chính – ngân hàng, khoa học giáo dục… Nhờ quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh
chóng, những khu vực ven đô dễ dàng tiếp cận các nhóm ngành dịch vụ. Từ đó,
lối sống của người dân có sự thay đổi và chất lượng cuộc sống người dân được
nâng cao (Trần Thị Bích Huyền, 2011).
2.1.3. Đặc điểm của đô thị hoá
- Đô thị hoá mang tính xã hội và lịch sử và là sự phát triển về quy mô, số
lượng, nâng cao vai trò của đô thị trong khu vực và hình thành các chùm đô thị.
- Đô thị hoá gắn liền với sự biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội của đô thị
và nông thôn trên cơ sở phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng,
dịch vụ,... Do đó, đô thị hoá không thể tách rời với chế độ kinh tế - xã hội.
- Đô thị hoá nông thôn: Là xu thế bền vững có tính quy luật, là quá trình
phát triển nông thôn và phổ biến lối sống thành phố cho nông thôn. Thực chất
đây là tăng trưởng đô thị theo hướng bền vững.
- Đô thị hoá ngoại vi: Là quá trình phát triển mạnh vùng ngoại vi của
thành phố do kết quả phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng,... tạo ra các cụm đô
thị... góp phần đẩy nhanh đô thị hoá nông thôn.
- Đô thị hoá giả tạo: Là sự phát triển thành phố do tăng quá mức dân cư đô
thị và do dân cư từ các vùng khác đến, đặc biệt là từ nông thôn... dẫn đến tình
trạng thất nghiệp, thiếu nhà ở, ô nhiễm môi trường, giảm chất lượng cuộc sống...
2.1.4. Tác động của quá trình đô thị hoá đối với kinh tế - xã hội
2.1.4.1. Tác động tích cực
Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế
Đô thị hóa gắn liền với sự phát triển khoa học kĩ thuật, tập trung lao động,
đặc biệt lao động có chất lượng cao, cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển hoàn
chỉnh. Những yếu tố này giúp cho chi phí vận tải, chi phí sản xuất giảm đáng kể.
Từ đó, hiệu quả kinh tế tăng, giúp tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.

108



Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Đô thị hóa thường diễn ra song song với quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Quá trình này biến dân cư nông thôn trở thành dân đô thị, với sự chuyển
dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp chuyển sang lao động công nghiệp và dịch
vụ; biến quần cư nông thôn thành quần cư thành thị. Tác động này làm ngành
nông nghiệp giảm dần tỉ trọng, tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.
Thay đổi đặc điểm dân số
+ Gia tăng dân số và tỉ lệ thị dân
Quá trình đô thị hóa tạo nên sức hút rất mạnh mẽ dân cư từ các vùng
chuyển vào đô thị. Vì thế, qui mô dân số và tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh chóng.
Dân số tăng tạo nguồn cung cấp lao động dồi dào cho sự phát triển kinh tế.
Đồng thời nguồn lao động tập trung vào các đô thị phần lớn là lao động có chất
lượng cao, tạo thuận lợi cho sự phát triển các ngành sản xuất hiện đại, mang giá
trị cao như tài chính, tín dụng, công nghiệp chế biến, các hoạt động khoa học
công nghệ. Nguồn lao động này cũng chính là nguồn tiêu thụ sản phẩm rộng lớn,
tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh chóng, hiệu quả.
+ Thay đổi kết cấu dân số
Quá trình đô thị hóa làm thay đổi kết cấu theo độ tuổi: Do chất lượng cuộc
sống người dân đô thị được nâng cao, tỉ lệ sinh tại các đô thị giảm xuống. Thêm
vào đó, số dân nhập cư vào các thành phố lớn chủ yếu trong độ tuổi lao động nên
tỉ lệ dân số phụ thuộc giảm mạnh, tỉ lệ dân số trong và trên tuổi lao động tăng
lên. Đây là lực lượng lao động dồi dào và là nguồn tiêu thụ rộng lớn, tạo điều
kiện để phát triển kinh tế nhanh chóng.
Bên cạnh đó đô thị hóa cũng làm thay đổi kết cấu lao động. Cơ cấu lao
động có sự chuyển dịch rõ nét: giảm tỉ lệ dân số hoạt động nông nghiệp và tăng tỉ
lệ dân hoạt động phi nông nghiệp.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động giúp nguồn lao động trong các
ngành công nghiệp – dịch vụ tăng lên, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Đây là những ngành mang lại giá trị kinh tế cao nên sự chuyển dịch cơ cấu lao

động sẽ giúp kinh tế đô thị phát triển nhanh và hiệu quả hơn.

109


Tăng cường hiệu quả sử dụng đất
Đất đô thị có giá trị rất lớn do chức năng và tính chất sử dụng cao độ của
nó. Vì thế, quá trình đô thị hóa luôn gắn liền với quá trình chuyển đổi mục đích
sử dụng đất: giảm diện tích đất nông nghiệp, tăng diện tích đất đô thị, làm giá đất
có sự biến động mạnh mẽ.
Khi đất nông nghiệp được chuyển sang đất công nghiệp hay dịch vụ, giá trị
sản xuất tăng lên, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Nâng cao chất lượng cuộc sống
+ Tăng thu nhập bình quân đầu người
Quá trình đô thị hóa có tác động rất mạnh mẽ đến sự tăng trưởng kinh tế,
giúp tăng thu nhập bình quân đầu người, mà thu nhập bình quân đầu người lại là
cơ sở nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
+ Tăng chất lượng giáo dục
Do chất lượng cuộc sống và nhu cầu về lực lượng lao động có trình độ
chuyên môn ngày càng cao, giáo dục tại đô thị được quan tâm phát triển.
Chính sách xã hội hóa giáo dục tại các khu vực đô thị hóa được hưởng ứng
tích cực từ các thành phần kinh tế. Nhiều trường tư thục, dân lập các cấp hình
thành và phát triển, tạo điều kiện đáp ứng số lượng học sinh và nhu cầu xã hội
ngày càng tăng.
+ Tuổi thọ dân cư cao
Do chất lượng cuộc sống tăng lên nhờ sự phát triển kinh tế – xã hội, điều
kiện sống của người dân ngày càng nâng cao. Các hoạt động vui chơi, giải trí,
các câu lạc bộ rèn luyện thể lực và các cơ sở y tế nâng cao chất lượng, giúp cho
người dân có tuổi thọ ngày càng cao hơn.
Tác động đến môi trường tự nhiên

Do ý thức cải tạo và bảo vệ môi trường của người dân được nâng cao, hệ
thống cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống người dân cải thiện, hoạt động của Sở vệ
sinh – môi trường ngày càng hiệu quả… giúp môi trường sống của người dân đô
thị được cải thiện đáng kể, đặc biệt tại các khu dân cư mới. Bên cạnh đó, quá
trình qui hoạch đô thị cũng khiến cảnh quan tự nhiên thay đổi: hệ thống cây
xanh, ao hồ… được điều chỉnh hợp lí, làm tăng vẻ mĩ quan đô thị.

110


×