Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

đánh giá tình hình dồn điền đổi thửa tại huyện thường tín, thành phố hà nội phục vụ cho việc xây dựng nông thôn mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1010.98 KB, 98 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÀO MẠNH CƯỜNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA
TẠI HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHỤC VỤ CHO VIỆC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Dung

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là hoàn toàn
trung thực, cũng như chưa được sử dụng để bảo vệ trong bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cám
ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc cụ thể./.

Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Đào Mạnh Cường

i


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được
sự giúp đỡ tận tình, động viên, chỉ bảo của các thày cô, bạn bè, đồng nghiệp và người
thân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thày giáo PGS.TS Nguyễn Văn Dung giảng
viên trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam - người đã hướng dẫn, giúp đỡ rất tận tình
trong thời gian tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Quản lý đất đai đã giảng dạy,
đóng góp ý kiến, tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Thường Tín, phòng Kinh tế, phòng Tài
nguyên và Môi trường, Chi cục Thống kê huyện Thường Tín; Sở Tài nguyên và Môi
trường thành phố Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND, cán bộ địa chính và các hộ gia đình thuộc các
xã Hòa Bình, Nghiêm Xuyên của huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đã giúp đỡ tôi
trong việc cung cấp tài liệu của địa phương và cá nhân của các hộ gia đình để tôi nghiên
cứu và hoàn thành luận văn này./.
Tôi xin trân trọng cám ơn!
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Đào Mạnh Cường

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ......................................................................................................................i
Lời cám ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................................vi
Dạnh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ix
Thesis Abstract .................................................................................................................xi
Phần 1. Mở đầu ................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.3.


Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................. 2

1.4.1.

Những đóng góp mới ........................................................................................... 2

1.4.2.

Ý nghĩa khoa học ................................................................................................. 3

1.4.3.

Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................................. 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu .............................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận về dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ........................................... 4

2.1.1.

Khái niệm về dồn điền đổi thửa và bản chất của vấn đề ..................................... 4

2.1.2.

Vai trò và tính tất yếu của dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trong

xây dựng nông thôn mới .................................................................................... 11

2.1.3.

Đặc điểm của tổ chức dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trong xây
dựng nông thôn mới ........................................................................................... 12

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu về tổ chức dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp
trong xây dựng nông thôn mới .......................................................................... 13

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp
trong xây dựng nông thôn mới .......................................................................... 16

2.2.

Cơ sở thực tiễn về tổ chức công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ........... 18

2.2.1.

Kinh nghiệm một số nước.................................................................................. 18

2.2.2.

Kinh nghiệm một số nơi khác ở Việt Nam ........................................................ 21

iii



2.2.3.

Những bài học kinh nghiệm rút ra cho địa phương ........................................... 27

2.3.

Tình hình thực hiện công tác dồn điền đổi thửa tại thành phố hà nội................ 28

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 30
3.1.

Địa điểm nghiên cứu.......................................................................................... 30

3.2.

Thời gian nghiên cứu ......................................................................................... 30

3.3.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 30

3.4.

Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 30

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 30


3.5.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................. 30

3.5.2.

Phương pháp thu thập số liệu............................................................................. 32

3.5.3.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 33

3.5.4.

Phương pháp phân tích số liệu........................................................................... 33

Phần 4. Kết quả và thảo luận ........................................................................................ 34
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện thường tín ............................................ 34

4.1.1.

Vị trí địa lý ......................................................................................................... 34

4.1.2.

Địa hình, địa mạo............................................................................................... 35


4.1.3.

Khí hậu .............................................................................................................. 35

4.1.4.

Thủy Văn ........................................................................................................... 36

4.1.5.

Các nguồn tài nguyên ........................................................................................ 36

4.1.6.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ................................................................ 39

4.1.7.

Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới .......................... 43

4.2.

Tình hình quản lý và sử dụng đất trên bàn huyện thường tín giai đoạn
2011 – 2015 ....................................................................................................... 43

4.2.1.

Thực trạng quản lý đất đai tại huyện Thường Tín ............................................. 43

4.2.2.


Biến động sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015 .................................................. 47

4.3.

Tình hình dồn điền đổi thửa ở huyện thường tín phục vụ cho việc
xây dựng nông thôn mới .................................................................................... 51

4.3.1.

Cơ sở pháp lý của việc dồn điền đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Thường Tín ........................................................................................................ 51

4.3.2.

Tổ chức thực hiện công tác DĐĐT đất nông nghiệp ......................................... 52

4.3.3.

Tình hình dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp trong xây dựng
nông thôn mới tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. ................................ 55

iv


4.3.4.

Đánh giá hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa phục vụ xây dựng
nông thôn mới .................................................................................................... 64


4.4.

Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác dồn điền đổi thửa
tại huyện thường tín ........................................................................................... 74

4.4.1.

Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dồn điền đổi
thửa tại huyện Thường Tín ................................................................................ 74

4.4.2.

Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy việc thực hiện dồn điền đổi thửa
trên địa bàn huyện Thường Tín ......................................................................... 75

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ....................................................................................... 81
5.1.

Kết luận.............................................................................................................. 81

5.2.

Kiến nghị............................................................................................................ 82

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 83

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
BCĐ
CĐML
CHN
CLN
CNH-HĐH
DĐĐT
DT
ĐBSH
GCN QSD

Nghĩa tiếng Việt
: Ban chỉ đạo
: Cánh đồng mẫu lớn
: Cây hàng năm
: Cây lâu năm
: Công nghiệp hoá- hiện đại hoá
: Dồn điền đổi thửa
: Diện tích
: Đồng bằng sông Hồng
: Giấy chứng nhận quyền sử dụng

GT
GTNĐ
KHCN
KHKT

: Giao thông
: Giao thông nội đồng
: Khoa học công nghệ

: Khoa học kỹ thuật

KTHX
HTX NN
KHSDĐ
PTNT
LM
NN
NMT
NTTS
QH
TCT

TL-NĐ
TM-DV
UBND
VARHS

: Kinh tế xã hội
: Hợp tác xã nông nghiệp
: Kế hoạch sử dụng đất
: Phát triển nông thôn
: Lúa mùa
: Nông nghiệp
: Nông thôn mới
: Nuôi trồng thuỷ sản
: Quy hoạch
: Tổ công tác
: Trung ương
: Thủy lợi – Nội đồng

: Thương mại – Dịch vụ
: Uỷ ban nhân dân
: Bộ số liệu điều tra tiếp cận nguồn lực
của hộ gia đình Việt Nam

vi


DẠNH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thực trạng manh mún đất đai tại Việt Nam năm 2010..................................8
Bảng 3.2. Một số thông tin về xã điều tra ....................................................................31
Bảng 3.1. Các nguồn thu thập số liệu ...........................................................................32
Bảng 4.2. Tình hình biến động đất đai huyện Thường Tín giai đoạn 2011-2015 ........49
Bảng 4.3. Nội dung tiêu chí quy hoạch trong xây dựng nông thông mới ....................57
Bảng 4.4. Kết quả Dồn điền đổi thửa tại huyện Thường Tín .......................................58
Bảng 4.5. Thực trạng ruộng đất nông nghiệp huyện Thường Tín trước
(năm 2011) và sau DĐĐT (năm 2015) ........................................................60
Bảng 4.6. Tình hình thực hiện DĐ ĐT tại hai xã nghiên cứu ......................................62
Bảng 4.7. Ý kiến của người dân về quá trình sản xuất của xã đã tiến hành DĐĐT .....64
Bảng 4.8. Số lượng cánh đầu mẫu lớn qua các năm ....................................................65
Bảng 4.9. Quá trình phát triển trang trại của huyện Thường Tín giai đoạn
2011 – 2015..................................................................................................66
Bảng 4.10. Số lượng gia súc, gia cầm huyện Thường Tín năm 2011 và 2015 ..............66
Bảng 4.11. Đánh giá của người dân về tác động của DĐĐT đến chi phí trực tiếp
cho sản xuất nông nghiệp .............................................................................69
Bảng 4.12. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2011 và 2015 của huyện
Thường Tín ..................................................................................................70
Bảng 4.13. Ý kiến của người dân về hiệu quả sản xuất sau khi DĐĐT .........................71
Bảng 4.14. Ý kiến của người dân về quy trình và mức độ minh bạch của công tác
DĐĐT ..........................................................................................................71

Bảng 4.15. Mức độ hài lòng của người dân tại xã đã tiến hành DĐĐT .........................72

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Chi phí và lợi nhuận từ trồng lúa theo quy mô ............................................... 10
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Thường Tín ....................................................................... 34
Hình 4.2. Biến động sử dụng đất huyện Thường Tín giai đoạn 2011 - 2015 ................. 51
Hình 4.3. Nhà Văn hóa thôn Nghiêm Xá, xã Nghiêm Xuyên ........................................ 60
Hình 4.4. Mô hình cánh đồng mẫu lớn 20 ha ở xã Nghiêm Xuyên ................................ 65
Hình 4.5. Mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản tại xã Nghiên Xuyên ......................... 67
Hình 4.6. Bê tông hóa đường giao thông nội đồng tại xã Nghiêm Xuyên ..................... 68

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tác giả: Đào Mạnh Cường
Tên Luận văn: Đánh giá tình hình Dồn điền đổi thửa tại huyện Thường Tín,
thành phố Hà Nội phục vụ cho việc xây dựng nông thôn mới.
Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã chuyên ngành: 60.85.01.03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá tình hình dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Thường Tín phục
vụ cho việc xây dựng nông thôn mới;
- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy việc thực hiện Dồn điền đổi thửa trong xây

dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thường Tín.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp phân tích số liệu

Kết quả chính
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng tổng diện tích tự nhiên của huyện
Thường Tín đến năm 2015 là 13.040,89 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp
chiếm 61,47 % tăng 146,45 ha, diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 38,53 % tăng
264,57 ha và đất chưa sử dụng giảm 108,77 ha so với năm 2011. Giai đoạn 2011
– 2015, cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng giảm
tỷ trọng ngành nông nghiệp, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ
tăng trưởng rõ rệt, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp hóa, hiện
đại hóa; Huyện Thường Tín đã hoàn thành dồn điền đổi thửa từ ô thửa nhỏ thành
ô thửa lớn tại xã Nghiêm Xuyên và đang tiến hành tại 24/28 xã của huyện. Hiện
nay, trên địa bàn còn 03 xã (Hòa Bình, Nguyễn Trãi và Thư Phú) chưa tiến hành
dồn điền đổi thửa. Kết quả thực hiện đến năm 2015, toàn huyện còn 82.445 thửa,
giảm 81.116 thửa (bằng 50,40 % tổng số thửa trước khi dồn đổi). Bình quân sau
dồn điền đổi thửa còn 2,1 thửa/hộ đã giảm 2,07 thửa/hộ so với trước khi dồn đổi.
ix


Diện tích bình quân mỗi thửa đất được tăng lên 264,1 m2 so với trước khi dồn
điền đổi thửa.
Những kết quả thực hiện công tác dồn điền đổi thửa nói trên tại huyện
Thường Tín rất có ý nghĩa, đem lại những hiệu quả thiết thực và tăng lợi ích cho
nông dân. Tuy nhiên vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như: quy hoạch chưa theo kịp,

việc chỉnh lý, cấp lại giấy chứng nhận còn chậm, cơ sở hạ tầng và bố trí lại sản
xuất vẫn còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, một số xã thực hiện mang tính hình
thức, chưa được sự đồng thuận cao của người dân.
Kết luận
Việc xây dựng phương án dồn điền đổi thửa cần được bàn bạc kỹ lưỡng và
thực hiện một cách công khai. Mọi bước thực hiện của tiểu ban dồn điền đổi thửa
cần phải có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
được công khai cho nhân dân địa phương nắm được.
Cần tổng kết kinh nghiệm để chỉ đạo cấp uỷ các địa phương tiếp tục thực
hiện công tác dồn điền đổi thửahiệu quả hơn; cần tập trung đầu tư nhiều hơn cho
sản xuất nông nghiệp, nông thôn và giữ ổn định đất nông nghiệp, đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia cũng như trên từng địa bàn.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Dao Manh Cuong
Thesis title: Assess situation of land consolidation in Thuong Tin District, Ha
Noi capital serve the new rural construction.
Major: Land Management

Code: 60.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
- Assessing the situation of land consolidation Thuong Tin district to serve
the new rural construction;
- Proposed measures to promote the implementation of land consolidation
in the new rural construction, Thuong Tin district.

Materials and Methods
- Approaches
- The method selected research sites
- The method of data collection
- Data processing methods
- Data analysis methods
Main findings
Research results have shown that total natural area of Thuong Tin District
2015 is 13040.89 ha of which agricultural land accounted for 61.47% increased
146.45 ha, non-agricultural land accounts for 38.53% increased 264.57 ha and
unused land 108.77 ha decrease compared to 2011. The period 2011 - 2015, the
economic structure of the district had a positive change in the direction of
reducing the proportion of the agricultural sector, the proportion of industry construction and services grew significantly, creating favorable conditions for the
development of industrialization and modernization. Thuong Tin District has
completed land consolidation Nghiem Xuyen commune and are conducted in
communes 24/28. Currently, 03 communes in the province (Hoa Binh, Nguyen
Trai and Thu Phu) not conduct land consolidation. Results of implementation in
2015, the district was 82 445 plots, down 81 116 parcels (with 50.40% of the
xi


total number of parcels before cumulative change). Average after land
consolidation parcels 2.1 plots/households by 2.07 plots/households than before
cumulative change. The average area of each parcel of land is increased
compared to the prior 264.1 m2 land consolidation.
The results of the implementation of the said land consolidation in Thuong
Tin district is very significant, bring practical results and increased benefits for
farmers. However, still reveals many limitations, such as the planning has not
kept pace, the revision, re-certification has been slow, infrastructure and redeploy
production remains inadequate, inconsistent and a implementation of communes

superficial, not the consensus of the people
Conclusions
The construction plans for land consolidation should be discussed
thoroughly and openly implemented. All the steps taken by the land
consolidation subcommittee requires the strict supervision of the competent state
authority and publicly for the local population grasp.
For a review of experience to steer local committees continue to implement
land consolidation work more efficiently; Investment should focus more on
agriculture, rural areas and stabilize agricultural land, to ensure national food
security as well as in each locality.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT) không phải là một trong những tiêu
chí xây dựng nông thôn mới (NTM), nhưng nghiên cứu tất cả các bước đi, cách
làm thì đây là các yếu tố để tác động đến việc xây dựng nông thôn mới đặc biệt là
của đồng đất Hà Nội nói chung và huyện Thường Tín nói riêng là nhỏ lẻ, manh
mún 5-7 thửa/hộ có những nơi 9-10 thửa/hộ gây khó khăn cho sự canh tác dẫn
đến kinh tế trong nông nghiệp chưa được quan tâm, trú trọng phát triển. Nguồn
tài nguyên đất đã không thực sự mang lại hiệu quả, chính vì vậy công tác dồn
điền đổi thửa ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng.
Từ thực tế cho thấy, DĐĐT có tác động đến tất cả các tiêu chí trong xây
dựng nông thôn mới. Thể hiện ở chỗ, đối với quy hoạch, chỉ khi DĐĐT mới có
thể quy hoạch lại được sản xuất, một tiêu chí trong quy hoạch nông thôn mới.
Quy hoạch sản xuất trong điều kiện ruộng đất manh mún thì không thể thực hiện
được. Và có quy hoạch sản xuất mới chuyển đổi được cơ cấu cây trồng, tăng thu

nhập cho nông dân. Quy hoạch lại được sản xuất thì mới giải quyết được việc
doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, hỗ trợ cho việc cơ giới hóa sau DĐĐT. DĐĐT
cũng sẽ tác động trực tiếp đến các tiêu chí giao thông, thủy lợi nội. Đồng thời,
giải quyết được vấn đề công bằng, bởi trước đây ruộng đất do công tác đo đạc
thủ công chỉ mang tính tương đối. Đúc rút kinh nghiệm, để thực hiện tốt công tác
DĐĐT, phương châm chỉ đạo của các địa phương, trước hết phải xây dựng được
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và từng bước điều chỉnh quy hoạch một cách
phù hợp thực tế nhằm tạo cơ sở cho việc DĐĐT và ngược lại thực hiện tốt công
tác chuyển đổi chính đó là từng bước triển khai công tác quy hoạch, làm tốt công
tác giao thông, thuỷ lợi nội đồng chính là cơ sở thuận lợi cho việc DĐĐT, thực
hiện tốt việc DĐĐT ruộng đất chính là cơ hội cho việc thực hiện quy hoạch sử
dụng đất, muốn thực hiện tốt công tác giao thông, thuỷ lợi nội đồng: trước hết là
phải có lịch trình, kế hoạch và chọn thời cơ, thời vụ sản xuất để ra quân đồng loạt
phát động có tính thời điểm, thời vụ. Đồng thời, phải biết tạo ra phong trào để
huy động sức mạnh tổng hợp của các tổ chức đoàn thể như: Mặt trận, phụ nữ,

1


đoàn thanh niên, cựu chiến binh, hội nông dân… tạo thành một phong trào thi
đua trong thôn xóm, vừa vận động, thuyết phục, vừa động viên, sau đó gắn vào
tiêu chuẩn và nhiệm vụ của mỗi người bằng chỉ tiêu số lượng để tham gia thực
hiện từ đó nhân dân ý thức được đó là việc của mỗi người dân...
Mặc dù đã được quan tâm của các cấp Ủy, Đảng và chính quyền từ đầu
năm 2012 tuy nhiên đến nay công tác thực hiện dồn điền đổi thửa cho các hộ gia
đình xã viên tại huyện Thường Tín còn diễn ra hết sức chậm, không đạt hiệu quả
so với mục tiêu ban đầu đặt ra. Sau gần 3 năm triển khai mới chỉ có xã Nghiêm
Xuyên là cơ bản hoàn thành, còn lại 24 xã vẫn đang lúng túng và gặp nhiều khó
khăn trong các bước triển khai thực hiện công tác này. Cá biệt còn 03 xã là
Nguyễn Trãi, Thư Phú và Hòa Bình vẫn chưa thể tiến hành thực hiện được do

người dân yêu cầu phải xử lý những vi phạm đất đai cũ, từ những năm 1981, nên
địa phương đang tập trung giải quyết. Do đó tôi chọn đề tài : “Đánh giá tình
hình dồn điền đổi thửa tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội phục vụ cho
việc xây dựng nông thôn mới”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cúư tình hình dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Thuờng Tín,
thành phố Hà Nội phục vụ cho việc xây dựng nông thôn mới;
Đề xuất các giải pháp thúc đẩy việc thực hiện Dồn điền đổi thửa trong xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thường Tín.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi không gian: huyện Thuờng Tín, thành phố Hà Nội.
Phạm vi thời gian: thời điểm từ năm 2011 đến hết năm 2015
Đối tượng và địa điểm nghiên cứu: công tác dồn điền đổi thửa tại huyện
Thường Tín, thành phố Hà Nội phục vụ cho việc xây dựng nông thôn mới.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Những đóng góp mới
Đánh giá một cách khách quan trung thực tình hình dồn điền đổi thửa trên
địa bàn huyện Thuờng Tín phục vụ cho công tác xây dựng nông thôn mới. Góp
phần thúc đẩy việc thực hiện công tác dồn điền đổi thửa phục vụ cho việc xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

2


1.4.2. Ý nghĩa khoa học
Những kết quả thu đuợc thông qua việc thực hiện đề tài sẽ Góp phần xây
dựng cơ sở lý luận và hoàn thiện quy trình dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện
Thuờng Tín phục vụ cho công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn, ngoài việc xuất các giải pháp cho các xã

trên địa bàn huyện Thường Tín đang khó khăn trong việc thực hiện Dồn điền đổi
thửa, kết quả nghiên cứu còn làm tài liệu tham khảo cho các địa phuơng khác
đang tiến hành thực hiện công tác này.
Giúp nhân dân yên tâm tập trung sản xuất trên thửa ruộng mới của mình
và đẩy nhanh công tác xây dựng nông thôn mới tại địa phuơng, nâng cao mức
sống của nhân dân.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Khái niệm về dồn điền đổi thửa và bản chất của vấn đề
2.1.1.1. Các khái niệm
a) Dồn điền đổi thửa
Dồn điền đổi thửa là dồn ghép các ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, sắp xếp
qui hoạch lại ruộng đất, khắc phục tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất, tổ
chức thiết kế lại đồng ruộng; nâng cao hệ số sử dụng đất; đẩy nhanh chuyển dịch
sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa; phát triển kinh tế hộ và trang trại, củng
cốquan hệ sản xuất, thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.
b) Manh mún đất đai
Manh mún ruộng đất được hiểu trên hai khía cạnh: một là sự manh mún
về mặt ô thửa, trong đó một đơn vị sản xuất (thường là nông hộ) có quá nhiều
mảnh ruộng với kích thước quá nhỏ và bị phân tán ở nhiều xứ đồng. Hai là sự
manh mún thể hiện trên quy mô đất đai của các đơn vị sản xuất, số lượng ruộng
đất quá nhỏ không tương thích với số lượng lao động và các yếu tố sản xuất
khác. Cả hai kiểu manh mún trên đều dẫn đến tình trạng là hiệu quả sản xuất
thấp, khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là vấn đề
cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá trong nông nghiệp... dẫn đến tình trạng sử dụng đất kém
hiệu quả. Vì thế người ta luôn tìm cách khắc phục tình trạng này.

c) Nguyên nhân của tình trạng manh mún đất đai
Tình trạng manh mún ruộng đất do các nguyên nhân sau
+ Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng manh mún ruộng đất là sự
phức tạp của địa hình, nhất là các vùng đồi núi, trung du. Do địa hình bị chia cắt
nên đất đai ở đa số các địa phương hầu như đều có 3 loại đất: đất cao, đất vàn,
đất thấp, trũng.
+ Chế độ thừa kế chia đều ruộng đất cho tất cả con cái. Ở Việt Nam ruộng
đất của cha mẹ thường được chia đều cho tất cả các con sau khi ra ở riêng. Vì thế
tình trạng phân tán ruộng đất gắn liền với chu kỳ phát triển của nông hộ.

4


+ Do tâm lý tiểu nông của các hộ sản xuất nhỏ. Do quy mô sản xuất nhỏ
lẻ, các hộ nông dân ngại thay đổi, nhất là những thay đổi liên quan đến ruộng đất.
+ Phương pháp chia ruộng bình quân theo nguyên tắc có tốt, có xấu, có
xa, có gần khi thực hiện Nghị định 64/CP năm 1994. Việc chia nhỏ các thửa
ruộng để có sự công bằng giữa các hộ đó góp phần không nhỏ làm tăng tình trạng
manh mún ruộng đất. Quan điểm muốn bảo vệ sự công bằng cho những người
dân được chia ruộng và nhiều lý do sau đây khiến đa số các địa phương chia nhỏ
ruộng cho nông dân, đó là:
- Tất cả các hộ đều phải có ruộng gần, xa, tốt, xấu, cao, thấp. Có như vậy
mới thể hiện tính công bằng.
- Độ phì tự nhiên của đất ở các khu khác nhau phải chia đều cho các hộ.
- Do hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất khác nhau nên phải
chia đều đất cho các hộ.
- Các chân đất thường không an toàn do các vấn đề như úng, hạn, chua...
do đó việc chia đều rủi ro cho các hộ cũng là chỉ tiêu quan trọng trong khi chia
ruộng.
- Ngoài ra, giá đất luôn biến động, tăng cao đặc biệt là các khu đất gần các

trục đường chính hoặc trong tương lai sẽ nằm trong quy hoạch khu đô thị, khu
công nghiệp... vì thế đất ở đó phải được chia đều cho các hộ để mọi người đều có
thể hưởng “thành quả” đền bù đất hay cùng chịu “rủi ro” nếu đất đai bị chuyển
mục đích sử dụng (Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003).
2.1.1.2. Bản chất của dồn điền đổi thửa
Bản chất của quá trình này là dồn ghép các ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn để
thuận tiện cho việc thâm canh tăng năng suất, giảm công lao động, thuận lợi cho
việc áp dụng máy móc, tiến bộ khoa học kỹ thuật. Quá trình này có thể giúp ta
quy hoạch lại đồng ruộng, hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng, khắc phục
những diện tích bấp bênh. Mặt khác, để quy hoạch lại đồng ruộng, thứ nhất
chúng ta cần khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính,
thống kê kiểm kê đất đai, xây dựng hồ sơ địa chính. Để đánh giá đúng được số
lượng, chất lượng đất đai, Nhà nước phải tiến hành điều tra, khảo sát, đo đạc và
phân hạng đất. Điều tra, đo đạc, khảo sát là các biện pháp kỹ thuật nhằm xác định

5


về số lượng đất như hiện nay tổng diện tích là bao nhiêu? Từng vùng là bao
nhiêu? Từng loại đất là bao nhiêu? Tất cả những câu hỏi này cần được cơ quan
quản lý đất đai phối hợp với các cơ quan liên quan trả lời một cách chính xác đầy
đủ. Đồng thời phải nắm chắc về chất lượng của đất như độ màu mỡ, lý tính, hóa
tính đất… Do đó, thông qua việc điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá đất mới có
thể phân chia toàn bộ quỹ đất đai trong toàn quốc thành các loại, các hạng thích
hợp, và điều đó hết sức có ý nghĩa trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói
chung. Các cơ quan quản lý đất đai còn có nhiệm vụ thống kê, kiểm kê đất đai,
cung cấp số liệu về thực trạng sử dụng đất đai tại một thời điểm nhất định trong
năm, qua đó cho biết cơ cấu đất đai về loại đất cũng như đối tượng sử dụng đất.
Đây là nguồn số liệu giúp cho công tác đánh giá tình hình quản lý sử dụng, mức
độ thực hiện quy hoạch để từ đó có biện pháp bổ sung chấn chỉnh kịp thời những

lệch lạc so với định hướng sử dụng đất ở tầm vĩ mô và dài hạn. Xây dựng hồ sơ
địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai. Đây là việc thiết lập ban đầu và cập nhật biến
động hệ thống hồ sơ ở dạng văn bản và dữ liệu về toàn bộ nguồn lực đất đai, tình
hình phân bổ sử dụng, tình trạng pháp lý trong quản lý và sử dụng đất, thông tin
vền gười sử dụng đất…, nhằm mục đích phục vụ công tác tra cứu, quản lý, hoạch
định chính sách.
Thứ hai là công tác quy hoạch sử dụng đất, Theo Khoản 2, điều 3, Luật
đất đai (2013): “Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai
theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng,
an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất
đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã
hội và đơn vị hành chính trong khoảng thời gian xác định. Quy hoạch sử dụng
đất thường được xây dựng cho thời gian 10 – 20 năm hoặc 30 năm (định kỳ quy
hoạch), tùy thuộc tính chất của quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch sửdụng đất
chi tiết hay tổng thể, quy hoạch vùng hay quy hoạch cho một đơn vị hành chính.
Công tác lập quy hoạch phải đảm bảo tính thống nhất, tính đồng bộ, tính khoa
học, tính dự báo, khả thi và phù hợp với chiến lược”. Bằng cách khác, Viện điều
tra Quy hoạch Đất đai (2005): “Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện
pháp quản lý, kỹ thuật và pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ,
hợp lý, có hiệu quả cao thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả
nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất
6


khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo
vệ đất và bảo vệ môi trường”. Trong công tác thực thi cần tuân thủ các nội dung
đã quy hoạch, hạn chế tối đa việc điều chỉnh, bổ sung.
Thứ ba là công tác kiểm kê đất đai, theo điều 3, Luật đất đai (2013):
“Kiểm kê đất đai là việc nhà nước tổ chức điều tra, tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ
địa chính và trên thực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình

hình biến động đất đai giữa hai lần kiểm kê”.
Cuối cùng là đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý xác nhận quan hệ hợp
pháp giữa Nhà nước với người sử dụng đất. Được cấp GCN là quyền đầu tiên của
người sử dụng đất, là cơ sở để thực hiện các quyền khác của người sử dụng đất,
là căn cứ để giải quyết các tranh chấp về QSDĐ. Giấy chứng nhận QSDĐ cũng là
điều kiện để giao dịch trên thị trường (Thông tư 23/2014/TT, BộTN&MT).
2.1.1.3. Sự cần thiết phải Dồn điền đổi thửa
Đất đai là yếu tố sản xuất không thể thiếu trong quá trình sản xuất nói
chung, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Xuất phát điểm là một quốc gia
thuần nông, Việt Nam có những thế mạnh về đất đai và đã tạo ra được những
thành tựu nhất định trong ngành sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, năng suất lao
động của nông nghiệp Việt Nam hiện nay còn thấp so với các quốc gia khác
trong khu vực và trên thế giới. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đó
là do vấn đề manh mún đất đai trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Hiện
nay, theo tiêu chuẩn của thế giới, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức
độ manh mún đất đai cao nhất so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Theo Nguyễn Trung Kiên (2012) diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân
đầu người trên thế giới là 0,52 ha, trong khu vực là 0,36 ha thì ở Việt Nam là
0,25 ha.
Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi
mới cơ chế kinh tế nông nghiệp nông thôn, thừa nhận hộ nông dân là đơn vị kinh
tế tự chủ trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên trước nhu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước, nền nông nghiệp và đặc
biệt là vấn đề ruộng đất trong nông nghiệp đã bộc lộ những tồn tại, nảy sinh mới

7


cần phải được quan tâm giải quyết, đó chính là tình trạng ruộng đất quá manh

mún về diện tích và ô thửa.
Bảng 2.1. Thực trạng manh mún đất đai tại Việt Nam năm 2010
Diện tích

Diện tích

đất canh tác
(ha)

đất canh
tác (ha)

Trung bình

Trung vị

Lào Cai

1,06

Phú Thọ

Tổng
Số mảnh
đất

khoảng cách
đến các
mảnh (m)


0,74

5,1

6,499

0,51

0,26

6,2

4,084

Lai Châu

0,95

0,78

5,3

9,655

Điện Biên

1,19

0,89


6,1

12,196

Nghệ An

0,68

0,31

4,8

3,871

Quảng Nam

0,36

0,26

4,5

3,180

Khánh Hòa

1,00

0,41


3,5

4,242

Đắc Lắk

1,47

1,10

3,9

5,754

Đắc Nông

2,61

2,00

3,1

7,188

Lâm Đồng

1,37

1,08


2,9

5,036

Long An

1,52

0,70

3,0

2,298

Vùng đồng bằng phía bắc

0,41

0,22

5,5

4,034

Miền núi phía bắc

1,06

0,83


5,5

9,602

Tây Nguyên

1,83

1,25

3,4

6,066

Đồng bằng phía nam

0,94

0,36

3,7

2,828

0,85

0,36

4,7


4,766

Tỉnh

Vùng

TỔNG

Nguồn: Số liệu của dự án DANIDA (2010)
8


Trong giai đoạn 10 năm (2001 - 2010), diện tích đất nông nghiệp có xu
hướng giảm. Theo số liệu của Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên Môi
trường, bình quân mỗi năm đất nông nghiệp giảm gần 100 nghìn hécta, đặc biệt
năm 2007 giảm 120.000 ha. Cùng với đó là sự gia tăng dân số ở Việt Nam trong
những năm vừa qua nhất là dân số ở vùng nông thôn làm cho bình quân đất sản
xuất trên đầu người ngày càng giảm mạnh. Năm 2000 trung bình diện tích đất
nông nghiệp tính trên đầu người là 680 m2, năm 2005: 630 m2, năm 2011: 437
m2. Cùng với sự sụt giảm trong diện tích bình quân đầu người là sự thu hẹp về
quy mô sản xuất; theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp và
nông thôn, 70,36% hộ nông dân có diện tích canh tác khoảng 0,5 ha; chỉ có
3,46% số hộ có diện tích canh tác lớn hơn 3 ha. Đến năm 2010, tỷ lệ hộ có diện
tích đất canh tác nhỏ hơn 0,5 ha có giảm nhưng không đáng kể: cả nước tỷ lệ này
vẫn là 67,38%. Trong đó, Đồng bằng sông Hồng đạt tỷ lệ cao nhất với 94,46%,
Miền núi phía Bắc: 63,9%, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: 79,54%,
Tây Nguyên: 24,08%, Đông Nam Bộ: 35,48%, Đồng bằng sông Cửu Long:
47,96% (Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, 2011). Theo Điều tra
nông thôn của dự án DANIDA (2010) với bộ số liệu điều tra tiếp cận nguồn lực
của hộ gia đình Việt Nam (VARHS) được tiến hành điều tra trên địa bàn 12 tỉnh

của Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 7/2008 đến tháng 8/2010 tại 12
tỉnh cho thấy diện tích đất canh tác trung bình của một hộ nông dân là 0,85 ha,
trung bình mỗi hộ có 4,7 mảnh đất khác nhau, tổng khoảng cách từ nơi ở đến
ruộng của các hộ nông dân khoảng 4,7 km.
Theo số liệu điều tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2011
Việt Nam vẫn còn 69 % số hộ sử dụng đất sản xuất có quy mô dưới 0,5 ha;
34,7% số hộ có quy mô dưới 0,2 ha. Như vậy, có thể thấy đất sản xuất nông
nghiệp ở Việt Nam đang bị phân tán lớn, quy mô sản xuất nhỏ, số thửa canh tác
nhiều (Lê Thị Anh, 2014).
Sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ sẽ có nhiều khó khăn cho quá trình sản
xuất và phát triển cơ giới hoá trong nông nghiệp, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật,
thực hành thâm canh và chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Việc đưa máy móc vào
trong sản xuất nông nghiệp sẽ khó có thể thực hiện hiệu quả khi diện tích quá
nhỏ. Phần lớn hiện nay ở Việt Nam diện tích đất canh tác nhỏ hơn 0,5 ha/thửa,
đặc biệt là đồng bằng sông Hồng. Do đó hình thành rất nhiều đường bờ để ngăn
9


cách các thửa ruộng với nhau. Sự tồn tại của những đường bờ ngăn cách đó gây
khó khăn cho sự vận hành của máy móc hiện đại. Ngoài ra, những đường bờ
ngăn đó cũng sẽ lấy đi một phần diện tích đất sản xuất không nhỏ.
Đồng thời manh mún ruộng đất gây cản trở cho việc quy hoạch giao
thông, thuỷ lợi và các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất; gây nên sự phức tạp, tốn
kém trong công tác quản lý ruộng đất, xây dựng hồ sơ địa chính từ đó mà dễ phát
sinh tiêu cực trong quản lý đất đai. Tiền của của Nhà nước cũng bị lãng phí trong
quá trình lập hồ sơ ruộng đất (chi tăng 35-50% nếu như ruộng đất vẫn còn manh
mún). Chi phí sản xuất sẽ gia tăng vì các hộ phải tốn nhiều thời gian để di chuyển
giữa các thửa ruộng. Theo bảng số liệu trên, trung bình khoảng cách giữa các
thửa ruộng gần 5 km; với con số trung bình là 5 thửa ruộng thì hộ nông dân cần
phải đi một đoạn đường gần 25 km trên lượt di chuyển đến tất cả các thửa ruộng.

Chi phí đi lại về thời gian và tiền bạc tốn kém hơn rất nhiều. Ngoài ra việc phải
canh tác trên nhiều thửa ruộng với quy mô nhỏ sẽ gia tăng chi phí đầu vào đối
với sản xuất (Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, 2011).

Nguồn: Nguyễn Trung Kiên (2012)
Hình 2.1. Chi phí và lợi nhuận từ trồng lúa theo quy mô
Vấn đề thủy lợi trong sản xuất quy mô nhỏ sẽ có nhiều khó khăn. Với một
hệ thống thủy lợi chung cho một cánh đồng có thể không đạt hiệu quả vì còn tồn
tại quá nhiều đường bờ ngăn ruộng. Ngoài ra việc sản xuất quy mô nhỏ còn làm
10


gia tăng mâu thuẫn giữa các hộ nông dân, gây ra những tác động xấu về mặt xã
hội trong đời sống nông thôn. Tình trạng manh mún hạn chế chính đến các quyền
của hộ nông dân sử dụng đất như quyền được thế chấp, thừa kế.
Như vậy, đất đai trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam hiện nay đang
rất manh mún. Tình trạng này sẽ có tác động trực tiếp xấu đến tính hiệu quả sản
xuất trong nông nghiệp. Những tác động gián tiếp đến việc làm, thu nhập của
nông dân và tác động đến tăng trưởng chung của cả nền kinh tế là khó tránh khỏi.
Vì vậy, Việt Nam cần phải có những chính sách thích hợp để hạn chế mức độ
manh mún đất sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới. Chuyển đổi ruộng đất
chống manh mún, phân tán tạo ra ô thửa lớn là việc làm cần thiết, tạo tiền đề cho
việc thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn (Sally P. Marsh, T.
Gordon MacAulay và Phạm Văn Hùng (2007).
2.1.2. Vai trò và tính tất yếu của dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trong
xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực của
người dân, tạo động lực giúp họ chủ động phát triển kinh tế - xã hội, góp phần
thực hiện chính sách vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thay đổi cơ sở vật
chất và diện mạo đời sống, văn hoá, qua đó thu hẹp khoảng cách sống giữa nông

thôn và thành thị. Đây là quá trình lâu dài và liên tục, là một trong những nội
dung trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong đường lối, chủ trương phát
triển đất nước và của các địa phương trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài.
Mục tiêu xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện
đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với
phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn
ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; nâng
cao sức mạnh của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng ở nông thôn; xây
dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nông và đội ngũ trí thức, tạo nền
tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc, đảm bảo thực hiện thành công công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Dồn điền đổi thửa là một phương thức để thực hiện xây dựng nông thôn
mới trong thời đại hiện nay. Dồn điền đổi thửa khắc phục tình trạng manh mún
ruộng đất, tạo ra các ô thửa có diện tích lớn, các vùng sản xuất chuyên canh theo
hướng sản xuất hàng hoá, bền vững; đảm bảo theo quy hoạch phát triển sản xuất
11


nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới được phê duyệt. Phấn đấu sau thực hiện
dồn điền đổi thửa mỗi hộ còn từ 1 đến 2 thửa. Hình thành các mô hình cánh đồng
mẫu lớn tạo điều kiện sản xuất hàng hóa cho người dân, từ đó thu nhập của người
dân cao hơn góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
Sau khi dồn điền đổi thửa, nhiều hộ đã đầu tư sản xuất theo hướng đa
canh, sản xuất lớn. Việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất đã thuận lợi hơn, năng suất
và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp từng bước được nâng cao… Thông qua
dồn điền đổi thửa để dồn đổi lại quỹ đất công và phân định cụ thể đất công ích,
đất dự trữ theo quy hoạch; đặc biệt đất quy hoạch xây dựng cơ sở tầng kỹ thuật,
hạ tầng xã hội; làm cơ sở để việc quản lý, sử dụng đất đai đảm bảo theo quy
hoạch, kế hoạch và pháp luật. Thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính đảm bảo đồng
bộ để quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp của các xã, thị trấn được hiệu quả và

chặt chẽ hơn.
Một trong những nội dung trong việc thực hiện dồn điền đổi thửa là quy
hoạch mạng lưới đường giao thông nông thôn và thủy lợi nội đồng. Giao thông
và thủy lợi là huyết mạch của sản xuất nông nghiệp; muốn thực hiện sản xuất
hàng hóa, quy mô lớn trong nông nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn,
nâng cao hiệu quả sản xuất và đời sống của người nông dân thì không thể bỏ qua
khâu giao thông và thủy lợi. Nhưng muốn có hệ thống giao thông, thủy lợi hiện
đại phục vụ cơ giới hóa, phục vụ sản xuất chuyên canh và nâng cao chất lượng,
giá trị nông sản cần có quỹ đất để xây dựng. Trong khi đó, nhiều nơi nguồn quỹ
đất này lại hạn hẹp nên cần tạo nguồn bằng cách dồn các thửa ruộng nhỏ lẻ để tạo
ra mặt bằng cho quỹ đất xây dựng giao thông và thủy lợi nội đồng (Viện Nghiên
cứu Quản lý kinh tế Trung ương, 2011).
2.1.3. Đặc điểm của tổ chức dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trong xây
dựng nông thôn mới
Trước DĐĐT, tư tưởng cần phải chia ruộng tốt - xấu, xa - gần, cao - thấp
để đảm bảo công bằng của thời kỳ đầu nhận đất nông nghiệp khoán đến hộ nông
dân nay không còn phù hợp. Sự manh mún, nhỏ hẹp đó đã trở thành lạc hậu, sản
xuất trở nên hạn chế, nhất là các thửa ruộng quá nhỏ dẫn đến năng suất hiệu quả
không cao. Mặt khác trong sự vận động của nền kinh tế thị trường, có hướng tới
sản xuất hàng hóa thì có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống, có
điều kiện để thu hẹp khoảng cách giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn.

12


×