Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

đánh giá hoạt động của trung tâm phát triển quỹ đất và cụm công nghiệp huyện yên dũng, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 120 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ THỊ VÂN

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM PHÁT
TRIỂN QUỸ ĐẤT VÀ CỤM CÔNG NGHIỆP
HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60 85 01 03

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hồ Thị Lam Trà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2016



Tác giả luận văn

Đỗ Thị Vân

i


LỜI CÁM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới cô giáo PGS.TS. Hồ Thị Lam Trà đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Quản lý đất đai, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung Tâm phát triển
quỹ đất và Cụm công nghiệp huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn
thành luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2016

Tác giả luận văn


Đỗ Thị Vân

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ 1
Lời cám ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục sơ đồ .........................................................................................................viii
Danh mục hình ...........................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.


Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................ 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 4
2.1.

Khái quát về tổ chức phát triển quỹ đất ............................................................ 4

2.1.1.

Một số khái niệm liên quan .............................................................................. 4

2.1.2.

Sự cần thiết thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất ............................................. 5

2.1.3.

Quy định về Tổ chức phát triển quỹ đất ........................................................... 6

2.2.

Công tác phát triển quỹ đất của một số nước trên thế giới .............................. 13

2.2.1.

Hàn Quốc ...................................................................................................... 13

2.2.2.


Trung Quốc ................................................................................................... 15

2.2.3.

Australia ........................................................................................................ 17

2.2.4.

Bài học rút ra từ các nước .............................................................................. 19

2.3.

Tổ chức phát triển quỹ đất ở Việt Nam hiện nay ............................................ 19

2.3.1.

Tình hình thành lập và loại hình hoạt động .................................................... 19

2.3.2.

Kết quả thực hiện các nhiệm vụ ..................................................................... 20

2.3.3.

Kết quả hoạt động tài chính ........................................................................... 21

iii


2.3.4.


Đánh giá về cơ cấu tổ chức và hoạt động của các Tổ chức phát triển quỹ
đất tại các địa phương .................................................................................... 22

2.3.5.

Tổ chức phát triển quỹ đất tỉnh Bắc Giang ..................................................... 27

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 30
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 30

3.2.

Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 30

3.3.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 30

3.4.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 30

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 31

3.5.1.


Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp ............................................... 31

3.5.2.

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp................................................. 31

3.5.3.

Phương pháp phân tích, thống kê và xử lý số liệu........................................... 32

3.5.4.

Phương pháp so sánh - tổng hợp .................................................................... 32

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 33
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng quản lý, sử dụng đất đai
của huyện Yên Dũng ..................................................................................... 33

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 33

4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ............................................................. 36

4.1.3.


Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ................................................................ 37

4.1.4.

Thực trạng quản lý, sử dụng đất đai của huyện Yên Dũng .............................. 39

4.1.5.

Đánh giá chung .............................................................................................. 47

4.2.

Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế tài chính của Trung
tâm phát triển quỹ đất và Cụm công nghiệp huyện Yên Dũng ........................ 49

4.2.1.

Tổ chức nhân sự của Trung tâm phát triển quỹ đất và Cụm công nghiệp
huyện Yên Dũng ............................................................................................ 49

4.2.2.

Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm phát triển quỹ
đất và Cụm công nghiệp huyện Yên Dũng ..................................................... 51

4.2.3.

Cơ chế tài chính của Trung tâm phát triển quỹ đất và Cụm công nghiệp
huyện Yên Dũng ............................................................................................ 53


4.2.4.

Đánh giá chung về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế
tài chính của Trung tâm phát triển quỹ đất và Cụm công nghiệp huyện
Yên Dũng ...................................................................................................... 54

iv


4.3.

Hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất và Cụm công nghiệp huyện
Yên Dũng giai đoạn 2011-2015 ..................................................................... 55

4.3.1.

Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất .............. 55

4.3.2.

Công tác đấu giá quyền sử dụng đất ............................................................... 71

4.3.3.

Công tác quản lý các doanh nghiệp đầu tư trong cụm công nghiệp và
phát triển cụm công nghiệp theo quy chế quản lý cụm công nghiệp................ 77

4.3.4.


Đánh giá của cán bộ có liên quan đến hoạt động của Trung tâm phát
triển quỹ đất và Cụm công nghiệp ................................................................ 804

4.4.

Đề xuất những giải pháp nâng cao hoạt động của Trung tâm phát triển
quỹ đất và Cụm công nghiệp huyện Yên Dũng............................................... 82

4.4.1.

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế tài
chính .......................................................................................................................... 826

4.4.2.

Tăng cường hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất ....................................................................................................... 83

4.4.3.

Tăng cường hiệu quả trong việc thực hiện công tác đấu giá quyền sử
dụng đất ......................................................................................................... 84

4.4.4.

Tăng cường công tác quản lý các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn................ 84

4.4.5.

Tăng cường hiệu quả trong công tác phối hợp giữa các cơ quan liên

quan............................................................................................................... 84

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 86
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 86

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 87

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 88
Phụ lục ...................................................................................................................... 91

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CCN

Cụm công nghiệp

GCN

Giấy chứng nhận


GPMB

Giải phóng mặt bằng

HĐND

Hội đồng nhân dân

QH

Quy hoạch

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

PTQĐ

Phát triển quỹ đất

PTQĐ & CCN

Phát triển quỹ đất và Cụm công nghiệp

TĐC

Tái định cư

TTBĐS


Thị trường bất động sản

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất ............................................... 45
Bảng 4.2. Biến động đất đai giai đoạn 2011 - 2015 của huyện Yên Dũng .................. 46
Bảng 4.3. Nhân sự của Trung tâm Phát triển quỹ đất và Cụm công nghiệp
huyện Yên Dũng....................................................................................... 50
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư từ năm
2011-2015 .................................................................................................. 56
Bảng 4.5. Kết quả bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư xây dựng công trình, dự
án từ 2011-2015 ........................................................................................ 57
Bảng 4.6. Kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư năm 2011 ............. 59
Bảng 4.7.

Kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư năm 2012 ............... 60

Bảng 4.8. Kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ năm 2013 ........................... 60
Bảng 4.9. Kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ năm 2014 ........................... 61
Bảng 4.10. Kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ năm 2015 ........................... 62
Bảng 4.11. Kết quả khảo sát, đánh giá của hộ gia đình, cá nhân về công tác bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư ......................................................................... 64
Bảng 4.12. Kết quả đấu giá quyền sử dụng đất từ năm 2012-2015 ............................... 72

Bảng 4.13. Đánh giá của hộ gia đình, cá nhân về công tác đấu giá quyền sử
dụng đất. ................................................................................................... 74
Bảng 4.14. Các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Yên Dũng ........................................... 78
Bảng 4.15. Đánh giá của các nhà đầu tư về công tác quản lý và phát triển cụm
công nghiệp .............................................................................................. 79
Bảng 4.16. Đánh giá của cán bộ có liên quan đến hoạt động của Trung tâm phát
triển quỹ đất và Cụm công nghiệp huyện Yên Dũng .................................. 80

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ tổ chức .............................................................................................49

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Vị trí địa lý huyện Yên Dũng .....................................................................33
Hình 4.2. Cưỡng chế dự án khu đô thị công nghiệp Nham Sơn - Yên Lư...................68
Hình 4.3. Dự án đấu giá QSDĐ tiểu khu 3, thị trấn Neo ............................................73
Hình 4.4.

Quang cảnh phòng tổ chức đấu giá QSDĐ tại tiểu khu 3, thị trấn Neo .............. 76

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đỗ Thị Vân
Tên luận văn: “Đánh giá hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất và Cụm
công nghiệp huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang”.
Ngành: Quản lý đất đai


Mã số: 65 85 01 03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất và Cụm công nghiệp
huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2015.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm giải quyết những tồn tại, khó khăn
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm
PTQĐ & CCN huyện Yên Dũng phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Bắc Giang.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp: Các số liệu điều tra thu thập tại
Trung tâm PTQĐ & CCN huyện Yên Dũng và các phòng ban có liên quan đến hoạt
động của Trung tâm.
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra, khảo sát
những đối tượng liên quan đến đề tài là các tổ chức, cán bộ, hộ gia đình, cá nhân có liên
quan đến hoạt động của Trung Tâm PTQĐ & CCN.
- Phương pháp phân tích, thống kê và xử lý số liệu: Các thông tin, số liệu, tài
liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel, Kiểm tra độ chính xác của dữ liệu nhập,
phân tích thống kê mô tả, sử dụng phần mềm để thống kê so sánh, hệ thống hoá các kết
quả thu được thành thông tin tổng thể.
- Phương pháp so sánh - tổng hợp: Sử dụng để so sánh, tổng hợp các nguồn tài
liệu, số liệu có liên quan đến Luận văn, nhằm đánh giá những khó khăn vướng mắc
trong hoạt động của Trung tâm PTQĐ & CCN huyện Yên Dũng, qua đó đề xuất một số
giải pháp nâng cao hoạt động của Trung tâm PTQĐ & CCN huyện Yên Dũng.
Kết quả chính và kết luận
1. Huyện Yên Dũng là địa bàn có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh
quốc phòng của tỉnh Bắc Giang. Nền kinh tế của huyện đang trên đà phát triển, đặc biệt
những năm gần đây quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra rất nhanh trên địa bàn
huyện dẫn đến nhu cầu về quỹ đất sạch phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế xã hội của

huyện ngày càng cao. Vì vậy sự ra đời của Trung tâm Phát triển quỹ đất và Cụm công
nghiệp huyện là yêu cầu rất cần thiết.

ix


2. Nhân sự của Trung tâm PTQĐ & CCN huyện Yên Dũng đã có sự phát triển
mạnh mẽ, cơ bản là cán bộ trẻ nhiệt huyết, năng nổ trong công việc, cơ bản đáp ứng
được yêu cầu công việc đặt ra. Tuy nhiên kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều, còn nhiều
lúng túng trong xử lý công việc, hiệu quả công tác chưa cao.
3. Việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
của Trung tâm PTQĐ & CCN huyện Yên Dũng về cơ bản đáp ứng được nhu cầu về tiến
độ cũng như kết quả mà chủ đầu tư đã đặt ra. Trong tổng số 70 dự án mà trung tâm triển
khai thực hiện thì bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thực hiện 67 dự án, đạt 95,7%, đến
nay còn 3 dự án chưa bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.
Công tác đấu giá quyền sử dụng đất: Trung tâm đã khá thành công trong việc tổ
chức đấu giá quyền sử dụng đất các dự án. Từ năm 2011 đến hết năm 2015, đã tổ chức
đấu giá được 557 lô đất, tổng kinh phí thu ngân sách Nhà nước đạt 261.883.589.000đ.
Công tác quản lý các doanh nghiệp đầu tư trong cụm công nghiệp và phát triển
cụm công nghiệp theo quy chế quản lý cụm công nghiệp: Hàng năm Trung tâm tiến
hành kiểm tra tình hình thực hiện các dự án đầu tư trong cụm công nghiệp trên địa bàn
huyện và đánh giá hiệu quả đầu tư các dự án. Trung tâm tham mưu UBND huyện trình
UBND tỉnh rút khỏi quy hoạch Cụm công nghiệp thị trấn Neo, huyện Yên Dũng với
diện tích 6,06 ha do một số doanh nghiệp đầu tư không hiệu quả, không đúng mục đích.
4. Từ việc đánh giá thực trạng hoạt động của Trung tâm PTQĐ & CCN huyện
Yên Dũng chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế tài chính của Trung tâm cũng như giải pháp nâng
cao hiệu quả trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
công tác đấu giá quyền sử dụng đất; công tác quản lý các doanh nghiệp đầu tư trong
cụm công nghiệp và phát triển cụm công nghiệp theo quy chế quản lý cụm công nghiệp.


x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Do Thi Van
Thesis title: “Operations evaluation of land fund development center and
industrial complex in Yen Dung Distric, Bac Giang Province”.
Major: Land mananger

Code: 60 85 01 03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Evaluating operations of land fund development center and industrial complex
Yen Dung Distric, Bac Giang Province for period 2011-2015
- Proposing a number of solutions and suggestions to address the existing
problems in the process of tasks implementation. Thereby, it improves the operational
efficiency of Yen Dung District land fund development center and industrial complex.
Materials and Methods
- Secondary data collection and investigation: the data collects at Yen Dung
District land fund development center and departments related to operation of the
center.
- Primary data collection and investigation: conducting investigations and surveys
the subjects such as organizations, staff, families and individuals related to the operations
of land fund development center and industrial complex.
- Analysis, statistics and process data: the information, data and documents are
processed by Excel software, check the accuracy of data entry, analysis, descriptive
statistics, using statistical software to compare and systematize the results of the overall
information.

- Comparison and synthesis: use for comparison, synthesis resources and data
related to the study in order to assess the difficulties and problems in the operation of
Yen Dung District land fund development center and industrial complex, which
proposed a number of solutions to improve the operation of it.
Main findings and conclusions
1.Yen Dung District is a region of great significance about economy, politics,
security and defense. The economy of the district is on the rise. Particularly, in recent
years, the process of urbanization and industrialization taking place rapidly in the
district led to the high demand for clean land fund serving social - economic

xi


development purposes. Hence, the introduction of Yen Dung District land fund
development center and industrial complex is essential requirements.
2. Human Resources of Yen Dung district land fund development center and
industrial complex had strong growth, especially enthusiastic, dynamic young staffs
meeting the job requirements. However, they have not had a lot of practical experiences,
still handled the job confusedly. As a result, the work efficiency is not high.
3. Basically, the implementation of compensation, support and resettlement of
Ye Dung District land fund development center and industrial complex met the needs of
the progress as well as the results posed by investors. In total 70 projects executed by
the Center, there are 67 projects handed over to investors that reaches 95.7% and only 3
projects which have not.
The auction of the land use rights: The Centre has been successful in organizing
the auctions of land use rights for projects. From 2011 to 2015, 557 land plots were
auctioned by the Centre, total state budget revenues reached 261.883.589.000VND.
The work to manage investment enterprises and develop industrial complex
under the management regulations: Every year, the Center examined the
implementation of investment projects in industrial complex in the district and assessed

the effectiveness of these projects. The Centre suggested the District People's
Committee submitting Province People's Committee to withdraw from the industrial
complex planning of the Neo town that had area of 6.06 ha in Yen Dung district because
of ineffective investment and improper purposes of some enterprises.
4. From the state assessment of operations of Yen Dung District land fund
development center and industrial complex, we have launched a number of solutions in
order to improve the organizational structure, funtions, duties, powers and mechanisms
finance of center, solution to improve the efficiency of the compensation, support,
resettlement when the State recovers land; the land use right auction; the management
enterprises which invests in industrial complex and development under the management
regulations of industrial complex.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia vô cùng quý giá, có quan
hệ gắn bó máu thịt với mỗi con người, mỗi gia đình và mỗi quốc gia.
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 quy định tại điều 53: Đất
đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài
nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản
công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản
lý. Tại điều 21 Luật Đất đai năm 2013 cũng chỉ rõ: Chính phủ, Uỷ ban nhân dân
các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai theo quy định của Luật
Đất đai. Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được thành lập thống nhất từ
Trung ương đến cơ sở.
Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều
dự án đang được triển khai xây dựng một cách mạnh mẽ với tốc độ ngày càng
cao và trên quy mô rộng lớn như các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị

mới, khu dân cư. Do đó, nhu cầu về quỹ đất sạch, quỹ đất dự phòng để cung cấp
cho thị trường, cung cấp cho các Nhà đầu tư để xây dựng các công trình, dự án
phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao. Vì vậy, áp lực cho
việc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất và giải phóng mặt bằng, quản lý
quỹ đất sau thu hồi đất ngày càng lớn.
Đồng thời, để tạo điều kiện cho các Chủ đầu tư trong và ngoài nước không
phải tự tìm vị trí đất đầu tư, kinh doanh cũng như tự mình phải thực hiện việc bồi
thường giải phóng mặt bằng, Luật Đất đai năm 2003 đã quy định: “Nhà nước chủ
động thực hiện việc thu hồi, bồi thường và giải phóng mặt bằng sau khi quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố hoặc khi dự án đầu tư có nhu cầu sử
dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền xét duyệt”. Chính sách này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các Chủ
đầu tư có thể xúc tiến, đẩy nhanh quá trình đầu tư, thi công và đưa dự án vào hoạt
động trên cơ sở quỹ đất sạch đã có sẵn.
Tuy nhiên, để thực hiện tốt công tác thu hồi đất và quản lý quỹ đất thu hồi
theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khi chưa có dự án đầu tư cần thiết phải có
Tổ chức thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng chuyên
1


nghiệp và quản lý quỹ đất sau thu hồi do Nhà nước thành lập được gọi là Tổ chức
phát triển quỹ đất. Tổ chức phát triển quỹ đất được thành lập ở tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
(cấp huyện) có chức năng tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
tạo quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và ổn
định thị trường bất động sản; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; phát triển
các khu tái định cư; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên đất; đấu giá quyền sử
dụng đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất; quản lý quỹ đất đã thu hồi, đã nhận
chuyển nhượng, đã tạo lập, phát triển và thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực bồi
thường, giải phóng mặt bằng.

Huyện Yên Dũng nằm liền kề với khu tam giác kinh tế phía Bắc và gần
một số đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên; trên tuyến
hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng và được xác định là một trong
04 huyện, thành phố trọng điểm của tỉnh Bắc Giang trong quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020. Trong những năm qua quá trình công
nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Do vậy, nhu cầu thu hồi đất phục vụ
mục đích phát triển kinh tế, xã hội, mở rộng và phát triển các khu dân cư, khu đô
thị, khu công nghiệp và quản lý quỹ đất sạch sau khi thu hồi ngày càng trở nên
cấp bách.
Xuất phát từ yêu cầu bức thiết trên ngày 28/10/2009 UBND tỉnh Bắc Giang
đã ban hành Quyết định số 110/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm phát triển
quỹ đất huyện Yên Dũng trực thuộc UBND huyện Yên Dũng. Ngày 31/3/2011
UBND tỉnh Bắc Giang ban hành quyết định số 109/QĐ-UBND Về việc đổi tên và
bổ sung chức năng, nhiệm vụ Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Yên Dũng. Quyết
định đổi tên thành Trung tâm Phát triển Quỹ đất và cụm công nghiệp huyện Yên
Dũng. Do mới thành lập nên Trung tâm chủ yếu tập trung vào thực hiện công tác bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư và công tác đấu giá quyền sử dụng đất các dự án trên địa
bàn huyện Yên Dũng; kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác chưa nhiều, đồng
thời do sự bất cập, chồng chéo trong chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng,
chính sách pháp luật về bán đấu giá tài sản còn chưa phù hợp, đồng bộ. Do vậy,
được sự nhất trí của khoa Quản lý Đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và dưới
sự hướng dẫn của cô giáo PGS.TS Hồ Thị Lam Trà, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Đánh giá hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất và Cụm công
nghiệp huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang”.

2


1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đánh giá hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất và Cụm công

nghiệp (PTQĐ & CCN) huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm giải quyết những tồn tại, khó
khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
Trung tâm PTQĐ & CCN huyện Yên Dũng phù hợp với điều kiện thực tế của
tỉnh Bắc Giang.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu hoạt động của Trung tâm PTQĐ & CCN huyện Yên
Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Phạm vi thời gian: Từ năm 2011 đến ngày 31/12/2015.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Những đóng góp mới: Luận văn đã chỉ ra được hoạt động của Trung tâm
PTQĐ & CCN huyện Yên Dũng từ năm 2011-2015 theo đúng chức năng, nhiệm
vụ được giao.
- Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học về
thực trạng hoạt động của Trung tâm PTQĐ & CCN huyện Yên Dũng.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài
liệu tham khảo cho học viên cao học và sinh viên cũng như nhà quản lý đất đai.
Luận văn cũng có thể phục vụ cho công tác và hoạt động thực tiễn của Trung tâm
PTQĐ & CCN huyện.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
- Trung tâm phát triển quỹ đất là một dạng của Tổ chức phát triển quỹ đất.
- Tổ chức phát triển quỹ đất theo Điều 35 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP: Là
đơn vị sự nghiệp có thu, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập ở cấp
tỉnh, cấp huyện. Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện các nhiệm vụ: Tạo quỹ đất để

đấu giá quyền sử dụng đất; tạo quỹ đất để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; tạo
quỹ đất để phục vụ sự nghiệp giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục
thể thao, môi trường và các nhu cầu khác của địa phương, ổn định thị trường bất
động sản... (Chính phủ, 2009).
- Tổ chức phát triển quỹ đất, theo Điều 5 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP:
Là đơn vị sự nghiệp công được thành lập theo quy định của pháp luật về thành
lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; có tư cách pháp nhân, có trụ
sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp
luật; có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Đối với địa
phương đã có Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện thì tổ chức lại Tổ
chức phát triển quỹ đất trên cơ sở hợp nhất Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và
cấp huyện hiện có.
Tổ chức phát triển quỹ đất có chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai
thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ
chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các dịch vụ khác
(Chính phủ, 2014).
- Quỹ phát triển đất theo Điều 34 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP: Quỹ phát
triển đất là tổ chức tài chính nhà nước hoạt động theo nguyên tắc bảo toàn vốn,
bù đắp chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động và không vì mục đích lợi
nhuận; Quỹ phát triển đất có tư cách pháp nhân, hoạt động hạch toán độc lập, có
con dấu riêng, có bảng cân đối kế toán riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà
nước và các tổ chức tín dụng để hoạt động theo quy định của pháp luật. Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh được trích từ 30% đến 50% nguồn thu hàng năm từ tiền sử

4


dụng đất, tiền thuê đất, tiền đấu giá quyền sử dụng đất để lập Quỹ phát triển đất.
Quỹ phát triển đất được sử dụng vào các mục đích sau: Ứng vốn cho Tổ chức

phát triển quỹ đất để phát triển đất; Ứng vốn để đầu tư tạo quỹ đất, quỹ nhà tái
định cư theo quy hoạch; Ứng vốn để thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải
phóng mặt bằng theo quy hoạch tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế, xã hội,
giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường và các
nhu cầu khác của địa phương; Hỗ trợ thực hiện các đề án đào tạo nghề, chuyển
đổi nghề nghiệp; Hỗ trợ xây dựng khu tái định cư; hỗ trợ xây dựng các công trình
hạ tầng tại địa phương có đất bị thu hồi; Hỗ trợ khoản chênh lệch cho hộ gia
đình, cá nhân vào khu tái định cư ... (Chính phủ, 2009).
- Quỹ phát triển đất theo Điều 6 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP:
+ Là tổ chức tài chính nhà nước, trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản
tại Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng để hoạt động theo quy định của
pháp luật.
+ Quỹ phát triển đất được sử dụng để ứng vốn cho Tổ chức phát triển quỹ đất
và các tổ chức khác để thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và tạo quỹ đất
theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
+ Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế mẫu về quản
lý, sử dụng Quỹ phát triển đất; quy định việc cấp phát, hạch toán, thanh quyết toán
kinh phí, huy động, sử dụng các nguồn vốn của Quỹ phát triển đất và cơ chế ủy
thác cho Quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài chính khác của địa phương đối với trường
hợp không thành lập Quỹ phát triển đất theo quy định về quản lý ngân sách và quỹ
tài chính của Nhà nước (Chính phủ, 2014).
2.1.2. Sự cần thiết thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất
Kinh tế càng phát triển, nhu cầu về quỹ đất sạch để xây dựng cơ sở hạ tầng
kỹ thuật - xã hội ngày càng tăng. Nhà nước cần phải có quỹ đất dự phòng để cung
ứng và tham gia vào thị trường, bình ổn thị trường bất động sản, vừa hạn chế
những cơn sốt đột biến về đất đai, vừa chống đầu cơ đất đai một cách hiệu quả. Vì
vậy, chỉ có Tổ chức phát triển quỹ đất mới giúp Nhà nước điều tiết hợp lý chênh
lệch giá này.
Nhu cầu về đất để đấu giá, xây dựng các công trình hạ tầng, phúc lợi công

cộng là rất cần thiết, nhưng quỹ đất chuẩn bị cho mục đích này hiện không còn,

5


hầu hết trường hợp Nhà nước phải bồi thường lại với giá cao cho những khu đất
trước kia đã giao, cấp cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng. Trong quá trình
sản xuất kinh doanh, giá đất luôn biến động theo chiều hướng tăng nhanh, làm
gia tăng chi phí đầu tư hoặc đầu vào của sản phẩm và làm giảm sức cạnh tranh
cho những sản phẩm trong nước. Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị
hoá ngày càng nhanh, quỹ đất dự trữ cho các mục đích sẽ bị cạn kiệt đòi hỏi Nhà
nước phải thực sự nâng cao chất lượng quản lý nguồn tài nguyên của đất nước
một cách có hiệu quả, tránh lãng phí.
Do vậy, chênh lệch giá đất ở các thời điểm này hiện nay chủ yếu được điều
tiết cho Chủ đầu tư, trong khi đó Nhà nước vừa phải đầu tư thực hiện quy hoạch
mới vừa phải chi trả tiền bồi thường cho người bị thu hồi đất. Vì vậy, chỉ có Tổ
chức phát triển quỹ đất mới giúp Nhà nước điều tiết hợp lý chênh lệch giá này.
2.1.3. Quy định về Tổ chức phát triển quỹ đất
2.1.3.1. Các văn bản pháp luật quy định về Tổ chức phát triển quỹ đất
- Luật Đất đai năm 2003, 2013;
- Nghị định số 112/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ quy định
cơ chế quản lý biên chế đối với đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành
Luật Đất đai năm 2003;
- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên
chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
- Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và TĐC;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ

quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013;

- Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 ngày 14/02/2015 Quy
định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Thông tư số 38/2004/TTLT-BTNMT-BNV ngày 31/12/2004 của Liên
Bộ Tài nguyên & Môi trường và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Tổ
chức phát triển quỹ đất;

6


- Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT-BTC-BNV ngày
08/01/2010 của liên Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ
hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế tài
chính của Tổ chức phát triển quỹ đất;
- Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy
định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
- Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007 của Bộ Tài chính hướng
dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006;
- Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04 tháng
04 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính Về
việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt
động của Trung tâm phát triển quỹ đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

2.1.3.2. Tổ chức phát triển quỹ đất trước khi Luật Đất đai năm 2013 có
hiệu lực
* Trước Luật Đất đai năm 2003: Ở nước ta chưa có khái niệm về Tổ chức

phát triển quỹ đất (PTQĐ), cũng như chưa có chủ trương tạo quỹ đất sạch để
cung cấp mặt bằng cho các dự án đầu tư, việc tổ chức thu hồi đất, bồi thường giải
phóng mặt bằng (GPMB) để thực hiện các dự án đầu tư thuộc trách nhiệm của
Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp, người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Cơ chế bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện như sau:
- Về trách nhiệm thực hiện việc đền bù cho người có đất bị thu hồi:
Tại Điều 2 Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ
quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục
đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng:
“Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước
giao đất, cho thuê đất (gọi chung là người sử dụng đất) để sử dụng vào mục đích
quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng có trách nhiệm đền bù
thiệt hại về đất và tài sản hiện có gắn liền với đất theo quy định”.
- Về trách nhiệm tổ chức việc thu hồi đất, bồi thường thiệt hại cho người có đất
bị thu hồi sau khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:

7


Tại khoản 1, Điều 32 Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của
Chính phủ quy định: “UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo
thành lập Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng ở cấp quận, huyện, thị
xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng có trách nhiệm giúp UBND
cùng cấp thẩm định phương án đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng trình Hội
đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định sau đó trình Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương phê duyệt, tổ chức thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng
theo phương án đã được phê duyệt”.
Như vậy, trước Luật Đất đai năm 2003, việc tổ chức thu hồi đất, giải
phóng mặt bằng do Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng chịu trách

nhiệm thực hiện, kinh phí chi cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng chủ
yếu do người được Nhà nước giao đất, thuê đất thực hiện.
* Từ Luật Đất đai năm 2003 đến Luật Đất đai năm 2013
So với Luật Đất đai năm 1993 thì cơ chế thu hồi đất quy định trong Luật
Đất đai năm 2003 có nhiều điểm khác biệt, chính sự khác biệt này là cơ sở để hình
thành một mô hình tổ chức mới đó là Tổ chức phát triển quỹ đất.
Từ khi có Luật Đất đai năm 2003 thì Nhà nước chủ động thực hiện việc
thu hồi đất, bồi thường và giải phóng mặt bằng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất được công bố hoặc khi dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phù hợp với
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét
duyệt (Khoản 1, Điều 39, Luật Đất đai năm, 2003).
- Kinh phí cho thu hồi đất, bồi thường và giải phóng mặt bằng trước Luật
Đất đai 2003 do chủ đầu tư thực hiện dự án hoặc do người được Nhà nước giao
đất, cho thuê đất chịu trách nhiệm chi trả. Từ khi có Luật Đất đai năm 2003 thì
khoản kinh phí cho thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng do Nhà nước
chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ. Trong trường hợp đất thu hồi để thực hiện dự án
đầu tư thì Chủ dự án đầu tư tạm ứng trước tiền bồi thường GPMB và số tiền tạm
ứng trước này được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Để thực hiện cơ chế Nhà nước chủ động thu hồi đất và quản lý quỹ đất thu
hồi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khi chưa có dự án đầu tư cần thiết phải
có tổ chức thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, GPMB chuyên nghiệp do Nhà
nước thành lập, được gọi là Tổ chức phát triển quỹ đất.

8


“Tổ chức phát triển quỹ đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương thành lập để thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng
mặt bằng và trực tiếp quản lý quỹ đất đã thu hồi đối với trường hợp sau khi quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố mà chưa có dự án đầu tư” (khoản 1

và khoản 3 Điều 41 Luật Đất đai năm, 2003).
Như vậy, xuất phát từ việc đổi mới cơ chế Nhà nước thu hồi đất theo hướng
chủ động tạo quỹ “đất sạch” dẫn đến việc hình thành Tổ chức phát triển quỹ đất để
đạt được hai mục đích:
- Thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng;
- Quản lý quỹ đất đã thu hồi đối với trường hợp sau khi quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất được công bố mà chưa có dự án đầu tư.
Do vốn huy động cho việc bồi thường GPMB theo cơ chế thu hồi đất quy
định tại Luật Đất đai năm 2003 là rất lớn, nếu không có cơ chế huy động vốn
hiệu quả thì việc thành lập Tổ chức PTQĐ cũng chỉ là hình thức. Vì vậy, bên
cạnh việc thể chế hóa chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế tài chính của Tổ
chức PTQĐ, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ còn
quy định việc thành lập “Quỹ phát triển đất”; nguyên tắc quản lý và sử dụng Quỹ
phát triển đất nhằm kiện toàn cơ chế hoạt động của Tổ chức PTQĐ.
2.1.3.3. Tổ chức phát triển quỹ đất từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực
Tổ chức phát triển quỹ đất hoạt động trên cơ sở văn phòng một cấp, trực
thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành
phố trực thuộc tỉnh. Đối với địa phương đã có tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và
cấp huyện thì tổ chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất trên cơ sở hợp nhất tổ chức phát
triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện hiện có.
2.1.3.4. Tổ chức phát triển quỹ đất cấp Tỉnh
a. Khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực
* Trước khi có Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ:
Căn cứ Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày
29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Liên Bộ Tài nguyên & Môi
trường, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT-BTNMTBNVngày 31/12/2004 hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu

9



tổ chức của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Tổ chức phát triển quỹ đất
(cấp tỉnh), trong đó quy định về Tổ chức phát triển quỹ đất (cấp tỉnh) như sau:
Tổ chức phát triển quỹ đất cấp Tỉnh có chức năng tổ chức thực hiện việc
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất sau khi
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt và quản lý quỹ đất thuộc khu
vực đô thị và khu vực đã có quy hoạch phát triển đô thị mà Nhà nước đã thu hồi
nhưng chưa giao, chưa cho thuê.
Tổ chức phát triển quỹ đất cấp Tỉnh do Uỷ ban nhân dân cấp Tỉnh quyết định
thành lập theo quy định của pháp luật. Tổ chức phát triển quỹ đất cấp Tỉnh là đơn vị
sự nghiệp có thu, có con dấu riêng, được mở tài khoản theo quy định hiện hành.
* Từ khi có Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ
đến nay:
Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư.Ngày 08/01/2010 Liên Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Tài chính và
Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT-BTC-BNV
quy định hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ
chế tài chính của Tổ chức PTQĐ (cấp tỉnh và cấp huyện), trong đó quy định cụ
thể về Tổ chức PTQĐ cấp Tỉnh cụ thể như sau:
- Tổ chức phát triển quỹ đất cấp Tỉnh được thành lập ở tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương có chức năng tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư; tạo quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất, phục vụ phát triển kinh tế xã hội và ổn định thị trường bất động sản; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng
đất; phát triển các khu tái định cư; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên đất; đấu
giá quyền sử dụng đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất; quản lý quỹ đất đã thu hồi,
đã nhận chuyển nhượng, đã tạo lập, phát triển và thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực
bồi thường, giải phóng mặt bằng.
- Tổ chức phát triển quỹ đất cấp Tỉnh là đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên
và Môi trường, do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của Giám
đốc Sở Tài nguyên & Môi trường và Giám đốc Sở Nội vụ.
- Tổ chức phát triển quỹ đất cấp Tỉnh là đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo

đảm một phần hoặc toàn bộ chi phí hoạt động, có tư cách pháp nhân, có trụ sở và
con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và các tổ chức tín dụng
để hoạt động theo quy định của pháp luật.

10


b. Khi có Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực
Về cơ chế hoạt động và chức năng, nhiệm vụ được quy định chi tiết tại
điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ – CP ngày 15/5/2014, cơ bản vẫn giống như trước
khi có Luật Đất đai 2013. Khác với trước khi có Luật Đất đai 2013 là Tổ chức
phát triển quỹ đất hoạt động trên cơ sở văn phòng một cấp, trực thuộc Sở Tài
nguyên và Môi trường, có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố trực
thuộc tỉnh. Đối với địa phương đã có tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp
huyện thì tổ chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất trên cơ sở hợp nhất tổ chức phát
triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện hiện có. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ
cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất theo thông tư liên
tịch số 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04/4/2015, theo đó ngoài những
chức năng như thông tư số 01/2010/TTLT-BTNMT-BTC-BNV Trung tâm phát
triển quỹ đất có thêm nhiệm vụ là:
- “Lập kế hoạch tổ chức thực hiện việc thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng
đất hàng năm của quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh để bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư.”
- “ Được ký hợp đồng thuê các tổ chức, cá nhân làm tư vấn hoặc thực hiện
các nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.”
- “ Được thực hiện thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật”
- “Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Trung tâm
phát triển quỹ đất theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo theo quy
định hiện hành về lĩnh vực công tác được giao.”
2.1.3.5. Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện

a. Khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực
Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện được quy định cụ thể tại Thông tư
liên tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT-BTC-BNV ngày 08/01/2010 của Liên Bộ
Tài nguyên & Môi trường, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ quy định hướng dẫn về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính của Tổ chức
phát triển quỹ đất (cấp tỉnh và cấp huyện). Trong đó, quy định Tổ chức phát triển
quỹ đất cấp huyện có nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế tài chính tương tự như Tổ
chức phát triển quỹ đất cấp Tỉnh chỉ khác nhau về vị trí, cơ quan quản lý trực
tiếp, cơ cấu tổ chức và biên chế, cụ thể như sau:

11


* Vị trí và chức năng của Tổ chức PTQĐ cấp huyện được quy định tại
Điều 1, Chương I, Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT-BTC-BNV của
Liên Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ, cụ thể như sau:
- Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện được thành lập ở huyện, quận, thị
xã, thành phố trực thuộc tỉnh có chức năng tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư; tạo quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất, phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội và ổn định thị trường bất động sản; nhận chuyển nhượng quyền
sử dụng đất; phát triển các khu tái định cư; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên
đất; đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất; quản lý quỹ đất đã
thu hồi, đã nhận chuyển nhượng, đã tạo lập, phát triển và thực hiện dịch vụ trong
lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng.
- Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện là đơn vị trực thuộc UBND cấp
huyện, do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của Chủ tịch UBND
cấp huyện và Giám đốc Sở Nội vụ.
- Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện là đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo
đảm một phần hoặc toàn bộ chi phí hoạt động, có tư cách pháp nhân, có trụ sở và
con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và các tổ chức tín dụng

để hoạt động theo quy định của pháp luật.
* Tổ chức và biên chế của Tổ chức PTQĐ cấp huyện được quy định
tạiĐiều 3, điều 4, Chương I, Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT-BTCBNV của Liên Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ, cụ thể:
- Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện có Giám đốc và không quá 02 Phó
Giám đốc; việc bổ nhiệm và miễn nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc thực hiện theo
phân cấp quản lý cán bộ của UBND cấp tỉnh, phù hợp với tiêu chuẩn, chức danh
theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện được thành lập tối đa không quá 03
phòng chuyên môn, nghiệp vụ, số lượng phòng chuyên môn, nghiệp vụ thành lập
căn cứ vào đặc điểm của từng địa phương và theo nhiệm vụ của Tổ chức phát
triển quỹ đất.
- Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quy định cụ
thể nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổ chức PTQĐ cấp huyện theo đề
nghị của Giám đốc Tổ chức PTQĐ và Trưởng phòng Nội vụ cấp huyện.

12


×