Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên du – tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 107 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGÔ THỊ HIỀN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU – TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành

Quản lý đất đai

Mã số

60 85 01 03

Người hướng dẫn khoa học

GS.TS. Nguyễn Hữu Thành

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy
bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn,
các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Ngô Thị Hiền

i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới thầy giáo GS.TS Nguyễn Hữu Thành đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn
Quy hoạch đất đai, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức phòng Tài nguyên và môi
trường, phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Tiên Du và Ủy ban nhân dân các xã
đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Ngô Thị Hiền

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... viii
Thesis abstract ................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu của đề tài............................................................................................... 2

1.3.


Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.4.

Những đóng góp mới,ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................. 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu .............................................................................................. 3
2.1.

Đất và vai trò của đất trong sản xuất nông nghiệp ................................................ 3

2.1.1.

Khái niệm về đất và đất sản xuất nông nghiệp ...................................................... 3

2.1.2.

Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp .................................... 4

2.1.3.

Vấn đề suy thoái đất nông nghiệp ........................................................................ 4

2.2.

Hiệu quả sử dụng đất ........................................................................................... 6

2.2.1.


Khái quát hiệu quả sử dụng đất ............................................................................ 6

2.2.2.

Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất ................................................... 9

2.2.3.

Một số quan điểm về đánh giá hiệu quả sử dụng đất........................................... 10

2.3

Một số quan điểm sử dụng đất ........................................................................... 13

2.3.1

Quan điểm sử dụng đất bền vững ....................................................................... 13

2.3.2

Sử dụng đất theo quan điểm sinh thái ................................................................. 15

2.3.3

Sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam ........................................... 17

2.4.

Những nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới
và Việt Nam ...................................................................................................... 20


2.4.1.

Những nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên thế giới .......................... 20

2.4.2 .

Những nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong nước ............................ 21
iii


2.4.3.

Những nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh và huyện Tiên Du ......... 22

2.5

Đánh giá về tổng quan tài liệu nghiên cứu.......................................................... 26

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 27
3.1.

Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................... 27

3.2.

Thời gian nghiên cứu ......................................................................................... 27

3.3.


Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 27

3.4.

Nội dung nghiên cứu.......................................................................................... 27

3.4.1.

Điều tra, đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng tới sử
dụng đất nông nghiệp của huyện Tiên Du .......................................................... 27

3.4.2.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Tiên Du .................................... 27

3.4.3.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Tiên Du ......................... 27

3.4.4.

Đề xuất các loại sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả và hợp lý trên địa bàn
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ........................................................................... 28

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 28

3.5.1.


Phương pháp phân vùng nghiên cứu .................................................................. 28

3.5.2.

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu................................................................. 29

3.5.3.

Phương pháp xử lý số liệu, tài liệu ..................................................................... 29

3.5.4.

Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất .............................................................. 29

Phần 4. Kết quả và thảo luận ........................................................................................ 33
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .................................................................... 33

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 33

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................... 39

4.2.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Tiên Du ........................................... 43


4.2.1.

Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Tiên Du ........................... 43

4.2.2.

Hiện trạng một số cây trồng chính và các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
của huyện Tiên Du ............................................................................................. 44

4.3.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Tiên Du ......................... 51

4.3.1.

Đánh giá hiệu quả kinh tế .................................................................................. 51

4.3.2.

Đánh giá hiệu quả xã hội ................................................................................... 58

4.3.3.

Hiệu quả về mặt môi trường............................................................................... 63

4.3.4.

Đánh giá hiệu quả chung của các LUT ............................................................... 74
iv



4.4

Lựa chọn các lut có hiệu quả và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng đất. ............................................................................................................ 75

4.4.1.

Lựa chọn các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả ............................. 75

4.4.2.

Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo các tiểu vùng .......................................... 77

4.4.3.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Tiên Du ................................................................................................... 78

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ....................................................................................... 84
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 84

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................... 85

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 86


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Bộ NN& PTNT

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

BVTV

Bảo vệ thực vật

CLĐ

Công lao động

CN- TTCN

Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa


CPTG

Chi phí trung gian

GTSX

Giá trị sản xuất

GTNC

Giá trị ngày công

HQĐV

Hiệu quả đồng vốn

LUT

Loại hình sử dụng đất

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TB


Trung bình

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

TNT

Thu nhập thuần

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.2. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội (tính cho 1 ha) ....................... 31
Bảng 3.3. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường ....................................... 31
Bảng 4.1. Đặc điểm khí hậu thời tiết huyện Tiên Du ..................................................... 34
Bảng 4.2. Đặc điểm đất nông nghiệp ở Tiên Du ............................................................ 38
Bảng 4.3. GTSX và cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp .................................................. 40
Bảng 4.4. Tình hình dân số và lao động giai đoạn 2010 - 2015 ...................................... 41
Bảng 4.5. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 .................................................................. 43
Bảng 4.6. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2015 .............................................. 44
Bảng 4.7. Cây trồng, diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng của huyện Tiên Du
năm 2015 ...................................................................................................... 45
Bảng 4.8. Diện tích gieo trồng một số loại cây trồng chính trong các vụ sản xuất

của huyện Tiên Du năm 2015 ........................................................................ 46
Bảng 4.9

Hiện trạng các loại hình, kiểu sử dụng đất chính của huyện Tiên Du ............. 47

Bảng 4.11. Các loại hình sử dụng đất tại tiểu vùng 2 ....................................................... 50
Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế các cây trồng tiểu vùng 1 .................................................... 51
Bảng 4.13. Hiệu quả kinh tế các cây trồng tiểu vùng 2 .................................................... 52
Bảng 4.14. Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1 ..................... 54
Bảng 4.15. Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2 .................... 55
Bảng 4.16. Hiệu quả xã hội các loại sử dụng đất tại tiểu vùng 1 ...................................... 59
Bảng 4.17. Đánh giá hiệu quả xã hội các loại đất tiểu vùng 2 .......................................... 60
Bảng 4.18. Mức đầu tư phân bón tại tiểu vùng 1 so với định mức của Sở NN và PTNN ............. 64
Bảng 4.19. Mức đầu tư phân bón tại tiểu vùng 2 so với định mức của Sở NN và PTNN ............. 65
Bảng 4.20. Bảng so sánh tình hình sử dụng thuốc BVTV thực tế tại tiểu vùng 1 với
khuyến cáo của Sở NN và PTNN .................................................................. 68
Bảng 4.21. Bảng so sánh tình hình sử dụng thuốc BVTV thực tế tại tiểu vùng 2 với
khuyến cáo của Sở NN và PTNN .................................................................. 69
Bảng 4.22. Tổng hợp hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1 (điểm) .... 72
Bảng 4.23. Tổng hợp hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất tiểu vùng 2 (điểm) .......... 73
Bảng 4.24. Tổng hợp hiệu quả của các loại sử dụng đất huyện Tiên Du .......................... 75

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Ngô Thị Hiền
Tên Luận văn: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh”

Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60 85 01 03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện nông nghiệp Việt Nam
1. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiệu quả các loại sử dụng đất nông nghiệp trên phương diện kinh tế, xã
hội và môi trường.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của địa
phương.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Dựa vào sự khác biệt về địa hình, hệ thống cây trồng để phân chia thành 2 tiểu
vùng nghiên cứu.
- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại chi cục Thống kê huyện
Tiên Du. Số liệu cơ cấu hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Tiên Du được thu thập
tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Du.
- Điều tra trực tiếp, ngẫu nhiên thông qua phiếu điều tra in sẵn phỏng vấn nông hộ,
Số lượng phiếu điều tra là 120 phiếu. Mỗi tiểu vùng 60 phiếu.
- Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2010 để tổng
hợp các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội..hệ thống sử dụng đất, loại sử dụng
đất và các kiểu sử dụng đất (LUT).
3. Kết quả chính và kết luận
- Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn thành phố Tiên Du. Qua nghiên cứu cho thấy Tiên Du được thiên nhiên ưu đãi về tài
nguyên thiên nhiên, điều kiện khí hậu, thủy văn, vị trí địa lý, con người của thành phố thuận lợi
cho phát triển kinh tế xã hội toàn diện. Tổng diện tích đất tự nhiên là 9.560,26 ha, diện tích đất
nông nghiệp là 5.605,98 ha, chiếm 58,64% tổng diện tích tự nhiên. Trong nhóm đất nông nghiệp,
đất trồng lúa 4.538,58 ha, chiếm 47,03% tổng diện tích đất tự nhiên, đất trồng cây lâu năm 27,42
ha chiếm 0,28% tổng diện tích tự nhiên, đất lâm nghiệp 184,64 ha chiếm tổng 1,93% diện tích tự
nhiên , đất nuôi trồng thuỷ sản 343,56 ha chiếm 3,59%.


viii


- Kết quả cho thấy huyện Tiên Du có 8 loại hình sử dụng đất chính là: Chuyên
lúa; Lúa - rau, màu, chuyên cỏ, chuyên rau - màu; cây lâu năm, NTTS, hoa cây cảnh
và cây lâm nghiệp. Tuy nhiên, diện tích LUT chuyên trồng lúa vẫn là chủ yếu.
- Về hiệu quả kinh tế: Các LUT có hiệu quả kinh tế cao là LUT lúa - rau màu; LUT
chuyên rau - màu; LUT cây ăn quả; LUT NTTS; LUT hoa cây cảnh. LUT có hiệu quả kinh tế
trung bình là LUT cây lâm nghiệp. LUT có hiệu quả kinh tế thấp là LUT chuyên lúa.
- Về hiệu quả xã hội: Các LUT cho hiệu quả xã hội cao là LUT chuyên rau - màu;
LUT cây lâu năm; LUT hoa cây cảnh. Trong đó, LUT chuyên rau - màu cho hiệu quả xã
hội cao nhất. LUT cho hiệu quả xã hội trung bình là LUT chuyên cỏ, LUT cây lâm nghiệp,
LUT chuyên lúa và LUT lúa - rau màu cho hiệu quả xã hội thấp nhất.
- Về môi trường: LUT NTTS, LUT chuyên lúa và LUT cây lâm nghiệp được đánh
giá là ít gây ảnh hưởng đến môi trường nhất. Các LUT còn lại đều chưa thân thiện với môi
trường do người dân vẫn giữ thói quen sử dụng chưa đúng liều lượng các loại phân bón
hóa học, thuốc BVTV trong mùa vụ.
Cần đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm: chú trọng xây dựng cơ sở
hạ tầng kỹ thuật (hệ thống giao thông, thủy lợi...) áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để phục vụ
sản xuất theo hướng hàng hóa, nghiên cứu đưa ra các giống cây trồng, vật nuôi mới có ưu thế
vào sản xuất. Mở các lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật và kiến thức sản xuất cho người
nông dân, từ đó ứng dụng thực tế vào sản xuất nâng cao hiệu quả.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Ngo Thi Hien
Thesis title: "Evaluating the effectiveness of agricultural land use in Tien Du

district - Bac Ninh province "
Major:Land Management

Code: 60.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
1. Research Objectives
- Assessing the effectiveness of the types of agricultural land use in terms of
economy, society and environment.
- Proposing some solutions to improve the efficiency of agricultural land use in
study area.
2. Materials and Methods
- Based on the differences in topography, cropping systems the research area is
divided into two sub - zones.
- Collecting the data on socio- economic and natural conditions from the Branch of
statistit board and division of natural resource and environment of Tien Du district.
- Direct survey, randomly through printed questionnaires interviewing farmers,
Quantity survey of 120 votes. 60 votes were surveyed in each sulzone.
- Data collected is processed using Microsoft Office Excel 2010 software the
data on socio. Economic and natural conditions land use systems and land utilization
types were compiled.
3. Main findings and conclusions
- Assessing the impract of socio- economic and natural condition on agricultural
production in Tien Du district, Bac Ninh province. The research results showed that the
natural resonrea, climatic conditions, hydrology, geography and human bring are favorable
of overal socio- economic development. The total natural area is 9560.26 hectares of
which, agricultural land is 5605.98 hectares, accounting for 58.64% of the total natural
area. In the group of agricultural land, paddy land is 4538.58 hectares, accounting for
47.03% of total natural land area, land area for perennial crops is 27.42 ha, accounting for
0.28% of the total natural area, forest land is 184 , 64 hectares, accounting for 1.93% of the

total natural area, aquaculture land is 343.56 hectares, accounting for 3.59%.

x


- The research results showed that, Tien Dun district has 8 main land utilization
types. They are specialized rice, rice – vegetable, sulsidiary crop specialized grass,
speaialized vegetable- subsidiary, perennial crop, aqriaculyue flowwars- decorative
plantsand forest trees.
- Thanks to economic efficiening: The LUTS of rice- vegetable- subsidiary crop;
specializedvegetable- subsidiary crop; fruit trees flower- bonsai; fisheryhaving high
economic efficiency. The LUTS: forest trees has medium economic efficiency.
LUTspecialized rice hasthe rowest economic efficiency.
- Thanks to the social effects: The LUTS for high social efficiency are specialized
vegetable – subsidiary crop; LUT perennials; LUT flower - bonsai . In particular,
specialized vegetable – subsidiary crop, the color of the highest social efficiency. LUTs for
medium social efficiency are specialized grass, forest trees. Specializing in rice- vegetable,
subsidiary crop having - the lowest social efficiency.
- Thank to environment effects: LUT aquaculture and forestry are considered less
impact on the environment as possible. The LUTs rest are not environmentally friendly
because people still keep the habit of not using the rational dose of chemical fertilizers and
pesticides in agricultural producation.
Enhancing the intensive investment to increase productivity and product quality :
focus on building technical infrastructure (transport systems, irrigation ...) applying
advanced science and technology to serve commodity production. Selecting newand
ontilmal verities and species of cropsand animal for produation development. Opening
training courses on science and technology and production knowledge to farmers, which in
fact contributing to improve the efficiency production.

xi



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua bằng đường lối đổi mới đúng đắn, chuyển nền kinh tế
tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã thu hút được những thành quả to lớn trong quá trình phát triển kinh tế- xã
hội. Nền nông nghiệp nước ta từng bước chuyển từ tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng
hóa. Nông nghiệp có sự tăng trưởng khá, sức sản xuất ở nông thôn được giải phóng,
tiềm năng đất nông nghiệp dần được khai thác. Hiện nay với trên 70% dân số và lao
động xã hội đang sống ở vùng nông thôn, ngành nông nghiệp vẫn có vị trí, vai trò
quan trọng trong nhiều năm tới.
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia là điều kiện
tồn tại phát triển của con người và các sự vật khác trên trái đất. Trong hoạt động
kinh tế của mỗi quốc gia, đất đai là nguồn tài nguyên, là yếu tố đầu vào không thể
thiếu. Mặt khác diện tích đất lại có hạn vì vậy việc sử dụng đất đai một cách tiết
kiệm, hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên này vào phát triển của đất nước có ý
nghĩa rất quan trọng.
Ở nước ta hiện nay, sự gia tăng dân số, nhu cầu phát triển đô thị, sự tăng
trưởng của kinh tế - xã hội đã tạo lên áp lực lớn đối với quỹ đất đai vốn có.Việc
đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp từ đó lựa chọn các loại hình sử dụng đất
hiệu quả để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở
thành vấn đề mang tính toàn cầu đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm.
Huyện Tiên Du là huyện nằm ở phía bắc tỉnh Bắc Ninh có tổng diện tích đất
tự nhiên là 9.560,26 ha, diện tích đất nông nghiệp có 5.605,98 ha (chiếm 58.64%
diện tích đất tự nhiên của huyện). Trong những năm qua, huyện đã có nhiều biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất như tiến hành giao quyền sử dụng đất lâu
dài, ổn định cho người sử dụng đất, hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, đa dạng hoá các giống cây tốt, năng suất cao vào sản xuất, áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhờ đó mà năng suất cây trồng, hiệu quả sử dụng đất tăng

lên rõ rệt.
Những năm gần đây, việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để chuyển đổi
sang mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, công nghiệp, khu đô

1


thị đã diễn ra quá nhanh khiến diện tích đất nông nghiệp của huyện ngày càng bị thu
hẹp nhanh chóng. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ, cơ cấu chưa hợp lý.
Sử dụng đất nông nghiệp chưa xứng đáng với tiềm năng, nông sản hàng hóa chưa
có sức cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy để khai thác tốt nhất tài nguyên đất
nông nghiệp cần tìm ra những hạn chế trong sản xuất nông nghiệp hiện nay để có
những giải pháp sử dụng đất hợp lý đem lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời bảo vệ
môi trường đất và sinh thái để đáp ứng yêu cầu phát triển nền nông nghiệp bền vững
là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.
Từ tất cả những vấn đề trên, được sự phân công của khoa Quản lý đất đai,
cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo GS.TS Nguyễn Hữu Thành, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên phương diện
kinh tế, xã hội và môi trường.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của địa
phương.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu về đất nông nghiệp huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Các số
liệu được điều tra, tính toán tại thời điểm năm 2015.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI,Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung phương pháp luận trong

đánh giá đất, nghiên cứu sâu về các loại hình sử dụng đất.
- Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp của huyện
Tiên Du.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. ĐẤT VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Khái niệm về đất và đất sản xuất nông nghiệp
Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến khái niệm, định nghĩa về
đất. Có quan điểm cho rằng: “ Đất là một vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập lâu đời
do kết quả quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất, đó là: sinh vật,
đá mẹ, khí hậu, địa hình và thời gian”. Sau này một số học giả khác đã bổ sung các
yếu tố: nước của đất, nước ngầm và đặc biệt là vai trò của con người để hoàn chỉnh
khái niệm về đất nêu trên. Nhà nông học người Anh V.R William đã đưa ra khái
niệm: “Đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cho cây”.
Theo nguồn gốc phát sinh, tác giả Đkutraiep coi đất là một vật thể tự nhiên được
hình thành do sự tác động tổng hợp của năm yếu tố: Khí hậu, đá mẹ, địa hình, sinh vật và
thời gian. Đất xem như một thể sống, nó luôn vận động và phát triển (Nguyễn Thế Đặng
và Nguyễn Thế Hùng, 1999).
Theo C.Mac: “Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản
xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được sự tồn tại và tái sinh của hàng
loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau”.
Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận là một
nhân tố sinh thái. Với khái niệm này, đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học
và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng
sử dụng đất. Đất theo nghĩa đất đai bao gồm: khí hậu, dáng đất, địa hình địa mạo,
thổ nhưỡng, thuỷ văn, thảm thực vật tự nhiên bao gồm cả rừng, cỏ dại trên đồng

ruộng, động vật tự nhiên, những biến đổi của đất do các hoạt động của con người.
Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông
nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về
nông nghiệp.
Theo điều 10 Luật đất đai Việt Nam năm 2013 thì đất tự nhiên được chia
thành 3 nhóm lớn là: Nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất
chưa sử dụng. Trong đó, nhóm đất nông nghiệp bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp
(đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm), đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy
sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác.

3


2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp
Đất là khoảng không gian lãnh thổ cần thiết đối với mọi quá trình sản xuất
trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người. Nói về tầm quan
trọng quả đất C.Mac viết: “Đất là một phòng thí nghiệm vĩ đại, kho tàng cung cấp
các tư liệu lao động, vật chất, là vị trí để định cư, là nền tảng của tập thể” (
C.Mac,1949). Luật đất đai 1993 của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có
ghi: “ Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là đại bàn phân bố các khu dân cư,
xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế
hệ, nhân dân ta đã tốn bao nhiêu công sức, xương máu mới tạo lập,bảo vệ được vốn
đất đai như ngày nay !".
Đối với nông nghiệp: Đất đai là các yếu tô tích cực của quá trình sản xuất là
điều kiện vật chất đồng thời là đối tượng lao động (luôn chịu tác động trong quá
trình sản xuất như: cày, bừa, xới, xáo...) và công cụ lao động hay phương tiện lao
động (Sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi...). Quá trình sản xuất luôn có mối quan hệ
chặt chẽ với độ phì nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên của đất.
Thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển xã hội loài người, sự hình thành

và phát triển của mọi nền văn minh, các thành tựu khoa học công nghệ đều được
xây dựng trên nền tảng cơ bản- Sử dụng đất. Trong nông nghiệp, ngoài vai trò là cơ
sở không gian đất còn có hai chức năng đặc biệt quan trọng.
-“ Là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người trong quá trình sản xuất.
- Đất tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng nước,
muối khoáng và các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển
của cây trồng. Như vậy, đất trở thành công cụ sản xuất. Năng suất và chất lượng sản
phẩm phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất. Trong tất cả các loại tư liệu sản xuất dùng
trong nông nghiệp chỉ có đất mới có chức năng này” (Lương Văn Hinh và cs., 2003).
Chính vì vậy, có thể nói rằng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt trong
nông nghiệp.
2.1.3. Vấn đề suy thoái đất nông nghiệp
Vấn đề thoái hóa đất và hoang mạc hóa là một trong những vấn đề mà nhiều
quốc gia đang phải đối mặt và giải quyết nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp,
đảm bảo an ninh lương thực. Xói mòn là một trong những nguy cơ quan trọng
nhất dẫn đến suy thoái các vùng đất nông nghiệp của thế giới. Đất khô cằn có ở

4


mọi khu vực, chiếm hơn 40% bề mặt Trái Đất. Theo ước tính, có khoảng 10 –
20% diện tích đất khô cằn đã bị thoái hóa. Trên thế giới hiện có 2.000 triệu ha
đất đã và đang bị thoái hóa, trong đó có 1.260 triệu ha tập trung ở châu Á, Thái
Bình Dương. Hàng năm, trên toàn thế giới có khoảng 11 – 13 triệu ha rừng bị
chặt phá làm ảnh hưởng đến đất. Theo viện Nghiên cứu Thế giới (1985), diện
tích đất bị xói mòn trên các vùng đất trồng trọt của 4 nước sản xuất lương thực
chính của thế giới như Mỹ, Liên Xô (cũ), Trung Quốc, Ấn Độ chiếm 52% diện
tích đất nông nghiệp.
Ở Việt Nam hiện có 16,7 triệu ha bị xói mòn, rửa trôi mạnh, chua nhiều, 9
triệu ha có tầng đất mỏng và độ phì thấp, 3 triệu ha đất thường xuyên bị khô hạn và

sa mạc hóa, 1,9 triệu ha đất bị phèn hóa, mặn hóa mạnh.
Cả nước có khoảng 9,35 triệu ha đất nông nghiệp bị thoái hóa. Các tỉnh
thuộc khu vực Nam Trung Bộ có hàng trăm ngàn ha đất khô hạn vĩnh viễn hoặc khô
hạn theo mùa và gần như trở thành hoang hóa. Tại các tỉnh ven biển miền Trung có
gần 500 nghìn ha cát tạo thành các đồi cát di động theo sức gió trong các mùa mưa
bão và gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sản xuất nông lâm nghiệp.
Đất đai vùng ven sông lớn, ven biển, tại nhiều nơi ở miền núi có những
trường hợp đã không kịp thời có chính sách giải quyết sớm, gây nên tình trạng “vô
chủ” và “lắm chủ” hoặc tranh chấp gây bất lợi cho sản xuất, ảnh hưởng đến đòan
kết nông thôn. Việc sử dụng quỹ đất công ở nhiều nơi chưa có sự quản lý tốt, vừa
tạm bợ, vừa máy móc, kết quả sinh lợi kém, không thống nhất quy mô đất cũng
đang gây ra nhiều tiêu cực trong quản lý và sử dụng.
Trong quá trình sử dụng đất, do chưa tìm được các loại hình sử dụng đất hợp
lý hoặc kiểu sử dụng đất hợp lý cũng gây ra hiện tượng thoái hóa đất như vùng đất
dốc mà trồng cây lương thực, đất có hàm lượng dinh dưỡng thấp lại không luân
canh với cây họ đậu. Mặt khác, việc sử dụng đất còn lãng phí, chỉ tính riêng ở 68
nông trường quốc doanh và 33 vùng kinh tế mới và chuyên canh trước đây đã có
trên 30.000 ha sau khi khai hoang lại bị bỏ hóa trở lại, không đưa vào sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp.
Vấn đề suy thoái tài nguyên đất đang là một vấn đề rất cấp bách có ảnh
hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người và các sinh vật.Vì vậy, việc sử dụng
đất hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả là một trong những điều kiện quan trọng nhất để
phát triển nền kinh tế quốc dân một cách nhanh chóng và bền vững.

5


2.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
2.2.1. Khái quát hiệu quả sử dụng đất
Sử dụng các nguồn tài nguyên có hiệu quả cao trong sản xuất để đảm bảo phát

triển một nền nông nghiệp bền vững là xu thế tất yếu đối với các nuớc trên thế giới.
Để làm rõ bản chất của hiệu quả cần phân định rõ sự khác nhau và mối liên
hệ giữa kết quả và hiệu quả. Kết quả, mà là kết quả hữu ích, là một đại lượng vật chất
tạo ra do mục đích của con người, được biểu hiện bằng những chỉ tiêu do tính chất mâu
thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên của con người mà ta phải xem
xét kết quả đó đuợc tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra là bao nhiêu? Có đưa lại kết quả
hữu ích hay không? Chính vì thế, khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất không chỉ
dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng công tác hoạt động sản
xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó (Nguyễn Đình Hợi, 1993).
Đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung đánh giá của
hiệu quả. Trên phạm vi toàn xã hội, các chi phí bỏ ra để thu được kết quả phải là chi
phí lao động xã hội. Vì thế, bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả lao động xã hội
và được xác định bằng tương quan so sánh giữa kết quả hữu ích thu được với lượng
hao phí lao động xã hội. Tiêu chuẩn của hiệu quả là sự tối đa hoá kết quả và tối
thiểu hoá chi phí trong điều kiện tài nguyên thiên nhiên hữu hạn (Thomas
Petermann, 1996).
Bản chất của hiệu quả là tiết kiệm thời gian, Các Mác cho rằng quy luật tiết
kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều phương thức
sản xuất, mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật đó, nó quyết định động
lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh xã hội và nâng
cao đời sống con người qua mọi thời đại. Ta có thể thấy bản chất của hiệu quả xuất
phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là đáp ứng ngày càng cao
về nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Cho nên
mỗi cá nhân và tổ chức đều phải có bổn phận nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cây trồng, vật
nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước trên thế giới
(Nguyễn Thị Vòng và các cộng sự, 2001). Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của
các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp
mà còn là sự mong muốn của nông dân - những người trực tiếp tham gia vào quá
trình sản xuất nông nghiệp.


6


Khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất người ta thường đánh giá trên ba khía
cạnh: hiệu quả về mặt kinh tế sử dụng đất, hiệu quả về mặt xã hội và hiệu quả về
mặt môi trường (Đặng Hữu, 2000).
* Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các
hoạt động kinh tế. Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế, xã hội là đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, khi nguồn lực sản
xuất của xã hội ngày càng trở nên khan hiếm, việc nâng cao hiệu quả là một đòi hỏi
khách quan của mọi nền sản xuất xã hội (Nguyễn Đình Hợi, 1993).
Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy
luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động theo các
ngành sản xuất khác nhau. Trên cơ sở thực hiện vấn đề “tiết kiệm và phân phối một
cách hợp lý thời gian lao động (vật hoá và lao động sống) giữa các ngành”. Nhà khoa
học kinh tế Samuel - Nordhuas cho rằng: “Hiệu quả có nghĩa là không lãng phí.
Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội, “Hiệu quả sản xuất diễn
ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hoá này mà không cắt giảm
sản lượng một loại hàng hoá khác. Mọi nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới
hạn khả năng năng suất của nó” (Doãn Khánh, 2000).
Thông thường, hiệu quả được hiểu như một hiệu số giữa kết quả và chi phí,
tuy nhiên trong thực tế đã có trường hợp không thực hiện được phép trừ hoặc phép
trừ không có ý nghĩa. Do vậy, nói một cách linh hoạt hơn nên hiểu hiệu quả là một
kết quả tốt phù hợp mong muốn và hiệu quả có nghĩa là không lãng phí (Dẫn theo
Phan Sĩ Mẫn và Nguyễn Việt Anh, 2001).
Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng đều thống nhất
nhau ở bản chất của nó. Người sản xuất muốn thu được kết quả phải bỏ ra những
chi phí nhất định, những chi phí đó là nhân lực, vật lực, vốn. So sánh kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó sẽ có hiệu quả kinh tế. Tiêu chuẩn của

hiệu quả là sự tối đa hoá kết quả với một lượng chi phí định trước hoặc tối thiểu hoá
chi phí để đạt được một kết quả nhất định.
Như vậy, hiệu quả kinh tế là một phạm trù chung nhất, là khâu trung tâm của
các loại hiệu quả, nó liên quan trực tiếp đến nền sản xuất hàng hóa và tới tất cả các
phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Hiệu quả kinh tế có vai trò quyết định các

7


hiệu quả còn lại bởi vì trong mọi hoạt động sản xuất con người đều có mục tiêu chủ
yếu là khi có được hiệu quả kinh tế thì mới có điều kiện vật chất để đảm bảo cho
các hiệu quả về xã hội và môi trường.
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt
được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được
là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của
các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối và
tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó (Dẫn theo
Đỗ Thị Tám, 2001).
Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh sức sản
xuất của đất trên cơ sở đất nông nghiệp hiện trạng dưới tác động của con người,
những điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế, xã hội khác. Vì vậy, bản chất của
phạm trù kinh tế sử dụng đất là: “với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra
một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng đầu tư chi phí về vật
chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của
xã hội” ( Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung, 1997).
* Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và thể
hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người, việc lượng hoá các chỉ tiêu biểu hiện
hiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu
mang tính chất định tính như tạo công ăn việc làm cho lao động, xoá đói giảm

nghèo,định canh, định cư, công bằng xã hội, nâng cao mức sống của toàn dân.
Theo Nguyễn Duy Tính (1995), trong sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả về
mặt xã hội chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất
nông nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay, việc đánh giá hiệu quả xã hội của các loại
hình sử dụng đất nông nghiệp là vấn đề đang được nhiều nhà khoa học quan tâm.
* Hiệu quả môi trường
Môi trường là một vấn đề mang tính toàn cầu, hiệu quả môi trường được các
nhà môi trường học rất quan tâm trong điều kiện hiện nay. Một hoạt động sản xuất
được coi là có hiệu quả khi hoạt động đó không gây tổn hại hay có những tác động
xấu đến môi trường như đất, nước, không khí và hệ sinh học, là hiệu quả đạt được
khi quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra không làm cho môi trường xấu đi mà
ngược lại, quá trình sản xuất đó làm cho môi trường tốt hơn, mang lại một môi
trường xanh, sạch, đẹp hơn trước (Đỗ Nguyên Hải, 1999).

8


Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trường là hiệu quả mang tính lâu
dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hưởng xấu đến tương lai, nó
gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và môi trường
sinh thái (Lê Trọng Yên, 2004).
Sử dụng đất hợp lý, hiệu quả cao và bền vững phải quan tâm tới cả ba hiệu
quả trên, trong đó hiệu quả kinh tế là trọng tâm, không có hiệu quả kinh tế thì không
có điều kiện nguồn lực để thực thi hiệu quả xã hội và môi trường, ngược lại, không
có hiệu quả xã hội và môi trường thì hiệu quả kinh tế sẽ không bền vững (Nguyễn
Đình Hà, 1993).
2.2.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông nghiệp. Tiềm
năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3-5 tỷ ha. Nhân loại đang làm hư hại đất
nông nghiệp khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiện nay có khoảng 6-7 triệu ha đất nông

nghiệp bị bỏ hoang do xói mòn và thoái hóa. “ Để giải quyết nhu cầu về sản phẩm
nông nghiệp, con người phải thâm canh, tăng vụ tăng năng suất cây trồng và mở
rộng diện tích đất nông nghiệp”( FAO, 1976). Để nắm vững số lượng và chất lượng
đất đai cần phải điều tra, thành lập bản đồ đất, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp để sử dụng đất nông nghiệp hợp lý khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng
bị thu hẹp.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, tính đến 01/01/2013 tổng diện
tích đất tự nhiên của Việt Nam là 33.097,2 nghìn ha, trong đó đất nông nghiệp là
26.280,5 nghìn ha, nhưng đất sản xuất chỉ có 10.210,8 nghìn ha chiếm 30,67%. Dân
số tăng nhanh khiến diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp song nhu cầu sử
dụng lương thực, thực phẩm của con người ngày càng tăng. Sự biến đổi khí hậu
toàn cầu trong những năm qua cũng gây khó khăn lớn cho việc sản xuất nông
nghiệp. Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, hạn hán nghiêm trọng nên trồng trọt là
lĩnh vực có tốc độ tăng thấp nhất trong toàn ngành nông nghiệp đầu năm 2015, chỉ
tăng 1,08% trong khi con số này là 2,8% trong 6 tháng cùng kỳ năm trước. Đây là
ngành có tỷ trọng cao nhất trong ngành nông nghiệp, hơn 50,7%, nên đã kéo tốc độ
tăng của ngành xuống thấp.
Trồng trọt bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình hình thời tiết cực đoan,
bất thường như mùa đông ấm ở miền Bắc, hạn hán gay gắt xảy ra trên diện rộng
ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và khả năng còn lan rộng ra nhiều khu vực

9


khác. Hiện tại, các hồ chứa ở Ninh Thuận cơ bản hết nước, dung tích đều dưới
10%; ở Khánh Hòa dung tích các hồ chứa còn khoảng 17%. Vụ Hè Thu, dự
kiến Ninh Thuận dừng sản xuất khoảng 10.229 ha, chiếm 34%, còn Khánh Hòa
dự kiến dừng sản xuất 10.400 ha, chiếm 24%. Trong thời điểm hạn hán cao
nhất thì có khoảng 122.000 ha ở các vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Nam
Trung bộ, trong đó nhiều nhất là Đắk Lắk 61.000 ha, Đăk Nông 17.000 ha… bị

ảnh hưởng. Theo ước tính, diện tích gieo cấy lúa Đông Xuân cả nước đạt 3,112
triệu ha, giảm 4.300 ha so với năm 2014, sản lượng ước đạt 20,7 triệu tấn, giảm
153.000 tấn (tương đương giảm 0,7%). Trước sự biến đổi của khí hậu, sản xuất
nông nghiệp của Việt Nam ngày càng gặp nhiều khó khăn, trồng trọt bị ảnh
hưởng nghiêm trọng bởi thời tiết cực đoan nên việc đánh giá hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp là cần thiết để đảm bảo bền vững về mặt kinh tế, môi trường
và xã hội.
Trong nền kinh tế hiện nay, khi sản xuất nông nghiệp cần phải đáp ứng
nhu cầu của thị trường và mục tiêu phát triển của xã hội, đồng thời phải đảm bảo sự
bền vững trong sản xuất và sử dụng tài nguyên, việc đánh giá đất đai một cách tổng
hợp có tính đến các yếu tố kinh tế - xã hội là hết sức cần thiết để định hướng phát
triển, là cơ sở chủ yếu cho các phương án quy hoạch và quản lý sử dụng đất.
Việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất mang lại nhiều ý nghĩa:
- Nâng cao hiệu quả kinh tế: Cây trồng cho năng suất tốt hơn, chất lượng cao
hơn, được thị trường chấp nhận.
- Đảm bảo sự bền vững về môi trường: Thông qua đánh giá hiệu quả sử dụng
đất xác định được loại hình sử dụng đất và biện pháp canh tác phù hợp với điều kiện
tự nhiên của từng vùng. Từ đó, bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn thoái
hoá đất và bảo vệ môi trường sinh thái đất.
- Đảm bảo sự bền vững về mặt xã hội: Thu hút được lao động, đảm bảo được
đời sống xã hội (Đỗ Quang Quý, 2007).
2.2.3. Một số quan điểm về đánh giá hiệu quả sử dụng đất
2.2.3.1. Quan điểm đánh giá hiệu quả sử dụng đất của Liên Xô
Phương pháp đánh giá đất của Liên Xô được thực hiện từ năm 1950 và sau
đó hoàn thiện vào năm 1986.Công tác đánh giá đất đai được tiến hành trên toàn
Liên bang và do Bộ nông nghiệp chủ trì nhằm tạo cơ sở cho việc xác định hiệu quả
kinh tế sử dụng đất đai, đánh giá và so sánh hoạt động kinh doanh của các xí

10



nghiệp, dự kiến số lượng và giá thành sản phẩm và làm cơ sở trong thu mua và giao
nộp nông sản phẩm.
Việc đánh giá đất đai được thực hiện theo hai hướng: đánh giá chung và
đánh giá riêng (theo hiệu quả từng loại cây trồng) theo năng suất - giá thành sản
phẩm, mức hoàn vốn và địa tô cấp sai (phần lãi thuần tuý).
Cây trồng lấy làm gốc để đánh giá là cây ngũ cốc và cây họ đậu. Đơn vị đánh
giá là các chủng đất đối với các loại sử dụng đất có tưới, đất được tiêu úng, đất
trồng cây lâu năm, đất đồng cỏ cắt và đồng cỏ chăn thả.
2.2.3.2. Quan điểm đánh giá hiệu quả sử dụng đất của Hoa Kỳ
Theo Davis K.P (Land use, 1976), dựa trên mục tiêu hoặc tính chất sử dụng
đất được phân thành các nhóm dạng sử dụng: nhóm không thể chuyển hoá và nhóm
có thể chuyển hoá; nhóm đô thị và nhóm phi đô thị.
Đất nông nghiệp và lâm nghiệp thuộc nhóm phi đô thị và cũng thuộc nhóm
có thể chuyển hoá. Việc phân hạng trong nhóm này sẽ áp dụng một trong ba cách
phân hạng:
- Phân hạng chỉ dựa trên các yếu tố tự nhiên của đất (địa chất - đá mẹ, dạng
đất - địa mạo, thời tiết - khí hậu và thổ những);
- Phân hạng dựa trên kiểu sinh thái thảm thực vật;
- Phân hạng theo mục tiêu sử dụng đất (Classification based on land use) gồm đất
nông nghiệp, đất xây dựng các công trình (engineering) đất rừng (dựa vào kiểu rừng
hoặc năng suất lập địa), đồng cỏ, khu bảo tồn động vật hoang dã, khu giải trí…
Với đất nông nghiệp, phân hạng đất đai được ứng dụng rộng rãi theo hai
phương pháp sau:
- Phương pháp tổng hợp: Lấy năng suất cây trồng trong nhiều năm là tiêu chuẩn
- Phương pháp yếu tố: Bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên và kinh tế để so
sánh, lấy lợi nhuận tối đa là 100 hoặc 100% để làm mốc so sánh với các đất khác.
2.2.3.3. Quan điểm đánh giá hiệu quả sử dụng đất theo FAO
Theo FAO, đánh giá đất là kết quả của việc cân nhắc đánh giá các tiềm năng
đất đai cho một hay nhiều loại hình sử dụng đất (LUT). Mỗi LUT phải được đánh

giá, lựa chọn trong mối quan hệ của 3 điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên cơ sở
thích hợp, hiệu quả và bền vững. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất toàn diện trên cả 3
mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Chính vì vậy, đánh

11


giá đất yêu cầu thu thập thông tin từ nhiều phương diện bao gồm thổ nhưỡng, địa
hình, địa mạo, các điều kiện địa chất, khí hậu, thuỷ văn, lớp phủ thực vật và cả các
điều kiện kinh tế xã hội có liên quan đến sử dụng đất.
Đất đai (Land): Đất đai được xem xét bao gồm nhiều yếu tố của môi trường tự
nhiên ở một khu vực địa lý có ảnh hưởng đến việc sử dụng đất như lớp phủ thổ
nhưỡng, địa mạo, thuỷ văn nước mặt, khí hậu,.... Đất đai được mô tả theo chất lượng
hiện tại của nó, bao gồm những tính chất có thể quan sát hay đo lường được. Đất đai
thường được mô tả dưới khái niệm “Đơn vị bản đồ đất đai” (Land Mapping UnitLMU), đây là một vùng đất đai với các tính chất riêng được khoanh định trên bản đồ.
Đánh giá đất đai: Theo FAO “Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối
chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất đai
mà loại sử dụng đất yêu cầu phải có”. Như vậy, đánh giá đất đai (Land Evaluation LE) là quá trình thu thập thông tin, xem xét toàn diện trên phạm vi rất rộng, bao
gồm cả không gian, thời gian, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường.
Loại sử dụng đất (Land Use Type - LUT): LUT là bức tranh mô tả thực trạng
sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các
điều kiện kinh tế - xã hội và kỹ thuật được xác định. Những loại hình của sử dụng
đất này có thể hiểu nghĩa rộng là các loại sử dụng đất chính, hoặc có thể được mô tả
chi tiết hơn với khái niệm là các loại hình sử dụng đất.
Loại sử dụng đất là sự phân chia chi tiết của loại hình sử dụng đất chính và
được mô tả theo các thuộc tính nhất định. Các thuộc tính đó bao gồm: quy trình sản
xuất, các đặc tính về quản lý đất đai như sức kéo trong làm đất, đầu tư vật tư kỹ
thuật… và các đặc tính về kinh tế kỹ thuật như định hướng thị trường, vốn thâm
canh, lao động, vấn đề sở hữu đất đai.
Yêu cầu sử dụng đất (Land Use Requirement) là những điều kiện tự nhiên có

ảnh hưởng đến năng suất và sự ổn định của loại hình sử dụng đất, hay đến tình trạng
quản lý và thực hiện loại hình sử dụng đất đó. Những yêu cầu sử dụng đất thường
được xem xét từ chất lượng đất đai của vùng nghiên cứu. Yêu cầu sử dụng đất được
coi như là những điều kiện tự nhiên cần thiết để thực hiện thành công và bền vững
một loại hình sử dụng đất (Đoàn Công Quỳ, 2006).
* Nguyên tắc đánh giá đánh đai theo FAO
FAO đề ra 6 nguyên tắc cơ bản trong việc đánh giá đất đai là:
- Các LUT được lựa chọn phải phù hợp với mục tiêu phát triển của vùng hay

12


quốc gia cũng như phải phù hợp với bối cảnh và đặc điểm về tự nhiên/ kinh tế của
khu vực nghiên cứu.
- Các LUT cần được mô tả và định rõ các thuộc tính về kỹ thuật và kinh tế xã hội.
- Việc đánh giá đất đai bao gồm sự so sánh của hai hay nhiều LUT.
- Khả năng thích nghi đất đai cần đặt trên cơ sở sử dụng đất bền vững.
- Đánh giá khả năng thích nghi đất đai bao gồm cả sự so sánh về năng suất
(lợi ích) thu được và đầu tư (chi phí) cần thiết của các LUT.
- Đánh giá đất đai đòi hỏi một phương pháp tổng hợp đa ngành.
Nguyên tắc đánh giá đất theo FAO là đánh giá đất phải gắn với LUT xác
định, có sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và đầu tư cần thiết. Đánh giá đất liên
quan chặt chẽ với các yếu tố môi trường tự nhiên của đất với các điều kiện kinh tế xã hội (Đoàn Công Quỳ, 2006).
Như vậy, phương pháp đánh giá đất thích hợp của FAO đã đề cập đến các
chỉ tiêu các chỉ tiêu kinh tế, xã hội và môi trường có liên quan đến khả năng sử
dụng đất và khả năng sinh lợi nhuận của chúng (Đoàn Công Quỳ, 2006). Đây là
những thông tin rất có ý nghĩa đối với việc xác định và lập kế hoạch sử dụng đất.
Trong khuôn khổ của đề tài, phương pháp đánh giá đất theo FAO được
vận dụng nhằm nghiên cứu khả năng sử dụng tài nguyên đất ở huyện Tiên Du.
2.3 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM SỬ DỤNG ĐẤT

2.3.1 Quan điểm sử dụng đất bền vững
Theo FAO, sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp là sử dụng,
quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên cho nông nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc
sống của con người, đồng thời gìn giữ, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Năm 1991 tại Nairobi, FAO đã tổ chức hội thảo về quản lý sử dụng đất bền vững đã
nêu ra 5 nguyên tắc cơ bản trong sử dụng đất bền vững đó là:
- Duy trì và nâng cao sản xuất và các dịch vụ;
- Giảm thiểu rủi ro cho sản xuất;
- Bảo vệ tiềm năng của các nguồn lợi tự nhiên và ngăn chặn sự thoái hoá chất
lượng đất và chất lượng nước;
- Có khả năng thực thi được về mặt kinh tế;
- Có thể chấp nhận được về mặt xã hội.

13


×