Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn quận hà đông - thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 102 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGÔ VĂN SƠN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Hữu Thành

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này của tôi là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc ./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016



Tác giả luận văn

Ngô Văn Sơn

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình làm luận văn tôi đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ rất tận
tình của GS.TS Nguyễn Hữu Thành, cùng sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo
trong khoa Quản Lý Đất Đai, ban quản lý đào tạo. Nhân dịp này cho phép tôi được bày
tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới GS.TS Nguyễn Hữu Thành và các thầy cô
giáo trong khoa Quản Lý Đất Đai.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ Ủy ban nhân dân quận, phòng Kinh tế, phòng
Tài nguyên và Môi trường, phòng Thống kê và chính quyền các phường cùng nhân dân
quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và các bạn đồng nghiệp động viên, giúp đỡ
trong quá trình thực hiện luận văn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Ngô Văn Sơn


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt .............................................................................................v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục hình, sơ đồ ................................................................................................. vii
Trích yếu luận văn ..................................................................................................... viii
Phần 1.
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
Phần 2.
2.1.
2.1.1.
2.1.2.
2.1.3.
2.2.
2.2.1.
2.2.2.
2.2.3.
2.3.
2.3.1.
2.3.2.
Phần 3.
3.1.

3.2.
3.3.
3.4.
3.4.1.
3.4.2.
3.4.3.
3.4.4.

Mở đầu ............................................................................................................1
Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1
Mục đích của đề tài ..........................................................................................2
Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2
Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................3
Tổng quan tài liệu ............................................................................................4
Hiệu quả và đánh giá hiệu quả sử dụng đất ......................................................4
Những lý luận cơ bản về hiệu quả và đánh giá hiệu quả sử dụng đất ................4
Các quan điểm sử dụng đất nông nghiệp ..........................................................7
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .........................10
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ...................................................12
Những điểm cần lưu ý khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất ...............................12
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ..................................13
Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ..................15
Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .................18
Những nghiên cứu trên Thế giới ....................................................................18
Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở trong nước................................22
Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................................27
Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................27
Thời gian nghiên cứu .....................................................................................27
Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................27
Nội dung nghiên cứu......................................................................................27

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận Hà Đông, TP Hà Nội. ...............27
Tình hình sử dụng đất trên địa bàn quận Hà Đông..........................................27
Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp ..............................27
Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp của quận .............................................................................................28

iii


3.5.
3.5.1.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................28
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.............................................................28

3.5.2.
3.5.3.
3.5.4.
3.5.5.

Phương pháp chọn điểm.................................................................................28
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp .............................................................29
Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ..........................................................28
Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất ..........................................................29

Phần 4. Kết quả và thảo luận ......................................................................................32
4.1.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ..................................................................32
4.1.1.
4.1.2.

4.2.
4.2.1.
4.2.2.
4.3.
4.3.1.
4.3.2.
4.3.3.
4.3.4.
4.4.
4.4.1.
4.4.2.
4.4.3.
4.4.4.

Điều kiện tự nhiên của quận Hà Đông ............................................................32
Điều kiện kinh tế - xã hội ...............................................................................36
Tình hình sử dụng đất của quận hà đông năm 2015 ........................................45
Hiện trạng sử dụng đất ...................................................................................45
Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ..............................................................51
Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp quận Hà Đông .......53
Đánh giá hiệu quả kinh tế ..............................................................................53
Đánh giá hiệu quả xã hội ...............................................................................55
Đánh giá hiệu quả môi trường. .......................................................................58
Đánh giá tổng hợp hiệu quả của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn quận. ........67
Định hướng sử dụng đất nông nghiệp của quận Hà Đông ...............................68
Định hướng sử dụng đất nông nghiệp của quận ..............................................68
Định hướng sử dụng đất nông nghiệp từ 5 – 10 năm tới của quận. .................69
Lựa chọn các loại hình sử dụng đất nông nghiệp ............................................70
Một số giải pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
của quận. .......................................................................................................71

Phần 5 Kết luận và kiến nghị .....................................................................................76
5.1.
Kết luận .........................................................................................................76
5.2.
Kiến nghị .......................................................................................................77
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................78
Phụ lục ......................................................................................................................81

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

1

BVTV

Bảo vệ thực vật

2

ĐVT

Đơn vị tính


3

CPTG

Chi phí trung gian

4

DT

Diện tích

5

GTSX

Tổng giá trị sản xuất

6

GTGT

Giá trị gia tăng

7

HQKT

Hiệu quả kinh tế


8



Lao động

9

LUT

Loại sử dụng đất (Land Use Type)

10

LX-LM

Lúa xuân- Lúa mùa

11

STT

Số thứ tự

12

TNHH

Thu nhập hỗn hợp


v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các LUT.....................29
Bảng 3.2. Phân cấp các chỉ tiêu về xã hội. .................................................................30
Bảng 3.3. Phân cấp mức sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật .........................30
Bảng 4.1. Chuyển dịch kinh tế giai đoạn 2011-2015 ..................................................36
Bảng 4.2. Giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp 2010 – 2015 (Giá cố định) ................37
Bảng 4.3. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp (2010 - 2015) .....................................38
Bảng 4.4. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 2015..................................................46
Bảng 4.5. Tình hình biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2010-2015...........47
Bảng 4.6. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ..........................................................51
Bảng 4.7. Các loại hình sử dụng đất chính của quận Hà Đông ...................................52
Bảng 4.8. Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất ..................................54
Bảng 4.9. Đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất trên địa bàn quận. .......57
Bảng 4.10. So sánh mức đầu tư phân bón thực tế của quận với hướng dẫn của Sở
NN & PTNT .............................................................................................59
Bảng 4.11. So sánh mức đầu tư thức ăn thực tế của quận với hướng dẫn của Sở
NN & PTNT .............................................................................................60
Bảng 4.12. Bảng so sánh tình hình sử dụng thuốc BVTV thực tế trên địa bàn quận
với khuyến cáo của Sở NN & PTNT .........................................................62
Bảng 4.13. Tổng hợp hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất trên địa
bàn quận....................................................................................................67
Bảng 4.14. Tổng hợp hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các kiểu sử dụng
đất quận Hà Đông .....................................................................................68

vi



DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

Hình 4.1. Biểu đồ biểu thị lượng mưa và nhiệt độ trung bình của quận .....................33
Hình 4.2. Biểu đồ diện tích, cơ cấu sử dụng đất năm 2015 ........................................47
Sơ đồ 1.

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 quận Hà Đông - Thành phố
Hà Nội ......................................................................................................48

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Ngô Văn Sơn
Tên đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn quận
Hà Đông – Thành phố Hà Nội”
Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 06.85.01.03

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp nhằm góp phần giúp người
dân lựa chọn loại hình sử dụng đất hiệu quả hơn trong điều kiện cụ thể của quận.
- Định hướng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp của quận Hà Đông.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp

Thu thập số liệu, tài liệu sẵn có từ các cơ quan nhà nước như: phòng Tài
nguyên và môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng
Thống kê và các phòng ban khác có liên quan.
- Thu thập số liệu sơ cấp
Phỏng vấn nông hộ: Điều tra thu thập bằng việc phỏng vấn trực tiếp người
dân trong các phường của quận thông qua phiếu điều tra nông hộ. Bộ câu hỏi
điều tra bao gồm các thông tin về tình hình cơ bản của hộ; thông tin về quy mô,
cơ cấu đất đai; những khó khăn, kiến nghị…
Tiến hành điều tra 80 hộ thuộc 3 phường trên địa bàn quận là Yên Nghĩa,
Biên Giang và phường Đồng Mai Đây là những phường hiện còn nhiều diện tích
đất nông nghiệp và có tính đa dạng trong sử dụng đất
- Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2010
để tổng hợp các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội… hệ thống sử dụng
đất, loại sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất (LUT)
- Trên cơ sở điều tra thực tế tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả các loại
hình/kiểu sử dụng đất theo 3 phương diện kinh tế, xã hội và môi trường. Từ đó
đánh giá tổng hợp hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn quận Hà Đông.

viii


3. Kết quả nghiên cứu chính và kết luận
- Quận Hà đông có toạ độ địa lý 20o59' vĩ độ Bắc, 105o45' kinh Đông, nằm
dọc 2 bên quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hoà Bình cách trung tâm Thành phố Hà Nội 13
km về phía Tây, là điểm giao lưu kinh tế - xã hội khá thuận lợi với các khu vực
xung quanh. Điều kiện khí hậu, đất đai, cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi đang
từng bước được hoàn thiện đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội nói chung
và phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nói riêng.
Tổng diện tích tư nhiên của quận là 4.963,95 ha, trong đó đất nông nghiệp
là 1.296,02 ha, chiếm 26,11% tổng diện tích tự nhiên của quận; đất phi nông

nghiệp là 2.919,69 ha, chiếm 58,82% tổng diện tích tự nhiên của quận; đất chưa
sử dụng là 698,88 ha, chiếm 14,08% tổng diện tích tự nhiên của quận.
- Qua điều tra đã xác định trên địa bàn quận có 6 loại hình sử dụng đất chính
là: chuyên lúa, 2 lúa - 1 màu, chuyên màu, chuyên hoa, cây ăn quả và nuôi trồng
thủy sản. Tuy nhiên diện tích LUT chuyên trồng lúa trong quận vẫn là chủ yếu.
- Kết quả đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất như sau:
+ Về hiệu quả kinh tế: các LUT có hiệu quả kinh tế cao là LUT chuyên màu
(GTSX/ha trung bình 145,236 nghìn đồng, TNHH/ha trung bình 90,732 nghìn
đồng), chuyên hoa (GTSX/ha trung bình 352,15 nghìn đồng, TNHH/ha trung
bình 287,68 nghìn đồng), cây ăn quả (GTSX/ha trung bình 210,73 nghìn đồng,
TNHH/ha trung bình 145,37 nghìn đồng) và nuôi trồng thủy sản (GTSX/ha trung
bình 120,45 nghìn đồng, TNHH/ha trung bình 80,33 nghìn đồng). LUT có hiệu
quả kinh tế trung bình là LUT 2 lúa - 1 màu, hiệu quả kinh tế thấp nhất là LUT
chuyên lúa.
+ Về hiệu quả xã hội: LUT chuyên hoa thu hút được nhiều công lao động
nhất, công lao động trung bình của LUT này là 988 công/ ha, tiếp đến là LUT
chuyên màu là 887,8 công/ ha LUT lúa – màu là 820,25 công/ha. LUT cho số
công lao động thấp nhất là LUT NTTS với 385 công/ha.
+ Về hiệu quả môi trường: Các LUT đều có ảnh hưởng tới môi trường ở
mức độ nặng nhẹ khác nhau. LUT nuôi trồng thủy sản và LUT chuyên hoa được
đánh giá là ít gây ảnh hưởng đến môi trường nhất tuy nhiên trên thực tế đối với
LUT nuôi trồng thủy sản việc thải phân cá và lượng thức ăn dư thừa cùng với các

ix


loại thuốc phòng trừ dịch bệnh cũng gây ảnh hưởng đến nguồn nước là khá
nhiều. Các LUT còn lại là 2 lúa, 2 lúa – 1 màu, chuyên màu, cây ăn quả đều chưa
thân thiện với môi trường do người dân vẫn giữ thói quen sử dụng chưa đúng liều
lượng các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trong mùa vụ và đều có

hiệu quả môi trường ở mức trung bình.
Cần đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm: chú trọng xây
dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật (hệ thống giao thông, thủy lợi...) áp dụng khoa học
kỹ thuật tiên tiến để phục vụ sản xuất theo hướng hàng hóa, nghiên cứu đưa ra
các giống cây trồng, vật nuôi mới có ưu thế vào sản xuất. Mở các lớp tập huấn về
khoa học kỹ thuật và kiến thức sản xuất cho người nông dân, từ đó ứng dụng
thực tế vào sản xuất nâng cao hiệu quả.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Ngo Van Son
Thesis title: "Evaluating the effectiveness of farmland usage in the district of Ha
Dong - Ha Noi"
Specialization: Land Management
Educational

institutions:

Code: 06.85.01.03

VIETNAM

NATIONAL

UNIVERSITY

OF


AGRICULTURE
1.

Purpose of the study
- Helping people make a better decision when choosing different types of

farmland use in the specific conditions of the district through assessment of the
actual state of farmland use.
- Orientating and proposing solutions for improving the efficiency of
farmland use of Ha Dong District.
2.

Methodology of the study
- Collecting secondary data and documents.
Collecting the available data and documents from governmental organs

such as: Department of natural Resources and Environment, Department of
Agriculture and rural development, Statistical Division and other departments
concerned.
- Collecting the Primary data and documents
Household interviews: Income surveys collected by direct interviews with
famers in the Wards of the District. The survey questionnaire includes
information on the basic situation of the farmer household; information on the
size and the structures of the land; difficulties and proposals ….
Conducting a survey of 80 households in three wards in the district
(YenNghia, Bien Giang and Dong Mai), which still remain a large area of
agricultural land and the diversity of land use.
- Data collected is processed using Microsoft Office Excel 2010, which
allows to aggregate data on natural conditions and social-economic conditions,
land-use systems and types of land use.


xi


- Analyzing and evaluating the effectiveness of various types of land use
under three aspects (economy, society and environment) according to the actual
investigation. Since then assessing the integrated efficiency of farmland use in
Ha Dong district.
3. Key findings and conclusions.
- Geographical coordinates of Ha dong District are 20o59 'north latitude,
0

105 45' East longitude. Ha Dong is located along 2 sides of the Highway 6 from
Hanoi to HoaBinh, it is 13 km to the west from Hanoi city’s center. Ha Dong is
considered as social-economic exchanges which easily connect to the
surrounding area.Climatic conditions, land, infrastructure, irrigation systems are
gradually being completed to meet the needs of socio-economic development in
general and agricultural development in the district in particular.
- The total natural area of the district is 4.963.95 hectares, of which
agricultural land is 1296.02 hectares, accounting for 26.11% of the total natural
area of the district; non-agricultural land is 2919.69 hectares, accounting for
58.82% of the total natural area of the district; unused land is 698.88 hectares,
accounting for 14.08% of the total natural area of the district.
The research results showed that,there are 6main types of land utilization
types in the district: specializing in rice, 2 rice –1 vegetable-subsidiary crop,
specializing in vegetable-subsidiary crop, specializing in flowers, fruits and
aquaculture. However, most area in the district is still for LUT rice cultivation.
- The results of evaluating the effectiveness of different types of land use as
follows:
+ In terms of economic efficiency: the LUT for high economic efficiency

are LUT specializing in vegetable-subsidiary crop (production value / ha average
145.236 trillion dong, mix income / ha average 90.732 thousand), specializing in
flowers (production value / ha average 352.15 dongs, mix income / ha average
287.68 thousand), fruit trees (production value / ha average 210.73 trillion dong,
mix income / ha average 145.37 thousand) and aquaculture (production value / ha
average 120.45 trillion dong, mix income / ha average 80.33 thousand). LUT 2
rice- 1 vegetable-subsidiary crophas the medium economic efficiency, lowest
economic efficiency is LUT for rice.

xii


+ In terms of social efficiency: LUT of flowers givesthe highest labor
productivity, the average labor productivity of this LUT is 988 labor /ha,
followed by LUT for subsidiary crop (887.8 labor/ha), LUT for rice- vegetablesubsidiary crop (820.25 labor/ha). LUT which gives the lowest labor productivity
is LTU for aquaculture (385 labor/ha).
+ In terms of environmental efficiency: The LUT will affect the
environment in different severity. LUT of aquaculture and LUT of flowersare
considered to have less impact on the environment but in fact for the LUT of
aquaculture, fish feces and leftovers along with prevention disease drugs also
affects water resources considerably. Other LUT like 2 rice, 2 rice - 1 vegetablesubsidiary crop, vegetable-subsidiary crop, fruit trees are not environmentally
friendly because people still keep the habit of not using the right dose of
chemical fertilizers, pesticides in crop plants and environmental efficiency are
inadequate.
Intensive investment needed to increase productivity, product quality: focus
on building technical infrastructure (transport systems, irrigation ...), apply
advanced science and technology to serve commodity - oriented production, do
more researches to release crop varieties and animal breeds which are advantages
in production. Conducting training courses on science and technology and
manufacturing knowledge to farmers, which give practical applications to

improve the efficiency of production.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và quan trọng bậc nhất với mỗi
quốc gia. Là cơ sở không gian của mọi quá trình sản xuất, là tư liệu sản xuất đặc biệt
trong nông nghiệp, là thành phần quan trọng nhất của môi trường sống, là địa bàn
phân bố các khu dân cư, công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Đất
đai là nguồn tài nguyên có giới hạn về số lượng, là tư liệu sản xuất không gì có thể
thay thế được đặc biệt là trong nông nghiệp.
Với sự phát triển mạnh của các ngành kinh tế, sự tăng nhanh của dân số dẫn
đến nhu cầu đất đai cho mục đích phi nông nghiệp ngày càng tăng, đi liền với nó,
nhu cầu lương thực, thực phẩm đáp ứng cho đời sống và sản xuất của con người
không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng gây sức ép lớn cho ngành nông
nghiệp. Mặt khác, nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt, con người khai thác
nguồn lợi tự nhiên từ đất để đảm bảo nhu cầu về thức ăn và vật dụng. Vì vậy, sản
xuất nông nghiệp là một một hệ thống phức tạp trong mối quan hệ của tự nhiên với
kinh tế - xã hội.
Những năm qua, việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để chuyển đổi sang
mục đích khác diễn ra quá nhanh, khiến diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu
hẹp. Nhiều địa phương “thuần nông”, với đất đai màu mỡ, nay cũng sụt giảm đất
sản xuất nông nghiệp; diện tích tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng
giảm do áp lực tăng dân số, sự phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hạ tầng
kỹ thuật. Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người của thế giới hiện nay chỉ
còn 0,23 ha, ở nhiều quốc gia khu vực châu Á, Thái Bình Dương là dưới 0,15 ha, ở
Việt Nam chỉ còn 0,11 ha. Theo tính toán của Tổ chức Lương thực thế giới (FAO),

với trình độ sản xuất trung bình hiện nay trên thế giới, để có đủ lương thực, thực
phẩm, mỗi người cần có 0,4 ha đất canh tác.
Hiện nay, nước ta có khoảng gần 70% dân số sống ở nông thôn, nông nghiệp
đang là nguồn sinh kế chính. Vì vậy, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 2/3 hộ gia
đình làm nông nghiệp. Đồng thời, ngành nông nghiệp hàng năm cũng đóng góp
hàng tỷ đô la vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước... Với vị trí quan trọng như

1


vậy, nông nghiệp là chìa khóa của sự ổn định và phát triển đối với nguời dân. Trong
bối cảnh hội nhập, nông nghiệp nước ta có thể có thêm nhiều cơ hội phát triển, cũng
không ít những tác động ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ổn định của nông
nghiệp, ảnh hưởng đến an ninh lương thực của người nông dân, đặc biệt là người
nông dân nghèo.
Hà Đông là một quận thuộc thủ đô Hà Nội, nằm bên bờ sông Nhuệ và sông
Đáy, phía Bắc giáp huyện Từ Liêm và huyện Hoài Đức, phía Nam giáp huyện
Thanh Oai và huyện Chương Mỹ, phía Đông giáp huyện Thanh Trì và quận Thanh
Xuân, phía Tây giáp huyện Hoài Đức và huyện Quốc Oai. Trung tâm quận cách
thành phố Hà Nội 10km về phía Tây Nam, nằm giữa giao điểm của quốc lộ 6 từ Hà
Nội đi Hòa Bình và tỉnh lộ 70, là điểm giao lưu kinh tế - xã hội khá thuận lợi với
thành phố Phủ Lý (tỉnh Hà Nam), huyện Nho Quan, Gia Viễn (tỉnh Ninh Bình)…
Với tổng diện tích tự nhiên 4.963,95 ha, diện tích đất nông nghiệp của quận
ngày càng giảm do phát triển các khu công nghiệp, đô thị hóa, giao thông… gây nên
áp lực lớn trong việc sử dụng quỹ đất để sản xuất nông nghiệp.
Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất có ý nghĩa vô cùng quan trọng
trong phát triển nông nghiệp và quy hoạch phát triển nền kinh tế của địa phương,
giúp lựa chọn các loại hình sử dụng đất phù hợp với cây trồng, vật nuôi để đưa ra
hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong từng giai đoạn và là cơ sở để
xây dựng kịch bản phát triển kinh tế của quận.

Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: ‘Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn Quận Hà
Đông - Thành phố Hà Nội’’.
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định, lựa chọn được các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả
cao trên địa bàn quận Hà Đông.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của quận.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội.

2


1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định được hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên phương
diện kinh tế, xã hội, môi trường.
- Kết quả nghiên cứu của Luận văn làm cơ sở cho các nhà quản lý, chỉ đạo,
điều hành sản xuất nông nghiệp trên địa bàn quận Hà Đông.
- Các kết quả nghiên cứu có thể giúp địa phương lựa chọn các Loại hình sử
dụng đất/kiểu sử dụng đất có hiệu quả cao, góp phần tăng thu nhập cho người sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn quận Hà Đông.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. HIỆU QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
2.1.1. Những lý luận cơ bản về hiệu quả và đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Sử dụng các nguồn tài nguyên có hiệu quả cao trong sản xuất để đảm bảo phát
triển một nền nông nghiệp bền vững là xu thế tất yếu đối với các nước trên thế giới.
Kết quả, mà là kết quả hữu ích, là một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích
của con người, được biểu hiện bằng những chỉ tiêu do tính chất mâu thuẫn giữa
nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên của con người mà ta phải xem xét
kết quả đó được tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra là bao nhiêu? Có đem lại kết quả
hữu ích hay không? Chính vì thế, khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất không chỉ
dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng công tác hoạt
động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó (Nguyễn Đình Hợi, 1993).
Đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung đánh giá của
hiệu quả. Trên phạm vi toàn xã hội, các chi phí bỏ ra để thu được kết quả phải là chi
phí lao động xã hội. Vì thế, bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả lao động xã hội
và được xác định bằng tương quan so sánh giữa kết quả hữu ích thu được với lượng
hao phí lao động xã hội. Tiêu chuẩn của hiệu quả là sự tối đa hoá kết quả và tối thiểu
hoá chi phí trong điều kiện tài nguyên thiên nhiên hữu hạn (Bùi Văn Ten, 2000).
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây
trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước
trên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà
hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là sự mong muốn
của nông dân, những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp
(Nguyễn Thị Vòng và cs., 2001).
Sử dụng đất đai có hiệu quả là hệ thống các biện pháp nhằm điều hoà mối
quan hệ người - đất trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên khác và môi trường. Căn
cứ vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hoá cây trồng vật nuôi trên cơ sở
lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên cứu áp dụng công
nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đó là một trong những
điều kiện tiên quyết để phát triển được nền nông nghiệp hướng về xuất khẩu có tính
ổn định và bền vững đồng thời phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu
quả kinh tế, xã hội, môi trường cao nhất (Nguyễn Đình Hợi, 1993).


4


* Các nội dung và nhiệm vụ sử dụng đất:
- Sử dụng hợp lý về không gian để hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử
dụng đất.
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất được sử dụng, hình thành
cơ cấu kinh tế sử dụng đất.
- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp hình thành quy mô kinh
tế sử dụng đất.
- Giữ mật độ sử dụng đất thích hợp hình thành việc sử dụng đất một cách
kinh tế, tập trung thâm canh.
Việc sử dụng đất phụ thuộc rất nhiều các yếu tố liên quan. Vì vậy, việc xác
định bản chất và khái niệm hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết
học của Mác và những nhận thức lý luận của lý thuyết hệ thống (Đào Châu Thu và
Nguyễn Khang, 1998).
- Phải xem xét đến lợi ích trước mắt và lâu dài.
- Phải xem xét cả lợi ích riêng của người sử dụng đất và lợi ích của cả cộng đồng.
- Phải xem xét giữa hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác.
- Đảm bảo sự phát triển thống nhất giữa các ngành.
Khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất người ta thường đánh giá trên ba khía
cạnh: hiệu quả về mặt kinh tế sử dụng đất, hiệu quả về mặt xã hội và hiệu quả về
mặt môi trường.
* Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù chung nhất phản ánh chất lượng của các hoạt
động kinh tế, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng hóa và với tất cả các phạm
trù và các quy luật kinh tế khác. Vì thế hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề
(Vũ Thị Phương Thụy, 2000).
- Một là, mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật “tiết kiệm thời
gian”.

- Hai là, hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý luận hệ
thống.

5


- Ba là, hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của hoạt
động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích
của con người.
Hiệu quả kinh tế phải được tính bằng tổng giá trị trong một giai đoạn, phải
trên mức bình quân của vùng, hiệu quả vốn đầu tư phải lớn hơn lãi xuất tiền cho vay
vốn ngân hàng. Chất lượng sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ trong, ngoài nước,
hệ thống phải giảm mức thấp nhất thiệt hại (rủi ro) do thiên tai, sâu bệnh...
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt
được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được
là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của
các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xem xét cả về phần so sánh tuyệt
đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giứa 2 đại lượng đó.
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: bản chất của phạm trù kinh tế sử
dụng đất là: với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải
vật chất nhiều nhất với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động tiết kiệm
nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội (Vũ Thị Phương
Thụy, 2000).
* Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và thể
hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người, việc lượng hoá các chỉ tiêu biểu
hiện hiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu
mang tính định tính như tạo công ăn việc làm cho lao động, xoá đói giảm nghèo,
định canh, định cư, công bằng xã hội, nâng cao mức sống của toàn dân.
Trong sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả về mặt xã hội chủ yếu được xác

định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp. Hiện nay, việc
đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp là vấn đề đang
được nhiều nhà khoa học quan tâm.
* Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: loại hình sử dụng đất phải bảo vệ
được độ mầu mỡ của đất đai, ngăn chặn sự thoái hóa đất, bảo vệ môi trường sinh
thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%). Đa dạng sinh
học biểu hiện qua thành phần loài (Nguyễn Văn Bộ và Bùi Huy Hiền, 2001).

6


Trong thực tế tác động của môi trường diễn ra rất phức tạp và theo chiều
hướng khác nhau. Cây trồng được phát triển phù hợp với đặc tính, tính chất của đất.
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới tác động của các hoạt động sản xuất, quản
lý của con người hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến
môi trường.
Hiệu quả môi trường được phân theo nguyên nhân gây nên gồm: hiệu quả
hóa học môi trường, hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh học môi trường
(Đỗ Nguyên Hải, 1999).
Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả hóa học môi trường được đánh giá
thông qua mức độ hóa học hóa trong nông nghiệp. Đó là việc sử dụng phân bón và
thuốc bảo vệ thực vật trong qua trình sản xuất cho cây trồng sinh trưởng tốt, cho
năng suất cao mà không gây ô nhiễm môi trường đất.
Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt nhất tài
nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử dụng đất để đạt
sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào.
2.1.2. Các quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
2.1.2.1. Khái quát về đất nông nghiệp
Theo báo cáo của World Bank (1995) hàng năm mức sản xuất so với yêu cầu

sử dụng lương thực vẫn thiếu hụt từ 150 đến 200 triệu tấn, trong khi đó vẫn có từ 6 7 triệu ha đất nông nghiệp bị loại bỏ do xói mòn. Trong 1.200 triệu ha đất bị thoái hoá
có tới 544 triệu ha đất canh tác bị mất khả năng sản xuất do sử dụng không hợp lý.
Trên thế giới có khoảng 3,3 tỷ ha đất nông nghiệp, trong đó đã khai thác 1,5
tỷ ha, còn lại là phần đất xấu gặp nhiều khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp.
Phân bố đất nông nghiệp trên các Châu lục như sau: Châu Mĩ 35%, Châu Á 26%,
Châu Âu 13%, Châu Phi 20%, Châu Đại Dương 6%. Bình quân diện tích đất nông
nghiệp trên đầu người toàn thế giới là 12.000 m2/người (Mỹ 2.000m2/người,
Bungari 7.000m2/người, Nhật 650m2/người…). Theo báo cáo của UNDP năm 1995,
khu vực Đông Nam Á, bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người của các
nước như sau: Indonesia 0,12 ha/người, Malaysia 0,27 ha/người, Philippin 0,13
ha/người, Thailand 0,42 ha/người, Việt Nam 0,1 ha/người.
Theo Vũ Thị Phương Thụy (2000), dân số thế giới tăng trong vòng 25 năm
(1965 - 1990) là 68,5% (từ 3.027 triệu người đến 5.100 triệu người) trong khi đó

7


diện tích đất canh tác chỉ tăng 9,7% (từ 1.380 triệu ha đến 1.520 triệu ha). Như vậy,
bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người giảm 45,6% (từ 5.560 m2/người đến
2.960 m2/người). Dự kiến tính đến năm 2025 dân số thế giới tăng lên 8.300 triệu
người, đất canh tác tăng lên không đáng kể (1.650 triệu ha), do đó diện tích đất canh
tác bình quân trên đầu người sẽ tiếp tục giảm còn 1.990 m2/người.
Việt Nam có 8 vùng đất nông nghiệp gồm: Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc
bộ, Tây Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam
bộ và ĐBSCL. Mỗi vùng đều có đặc trưng cây trồng rất đa dạng. Trong đó, ĐBSCL
chủ yếu là lúa; Tây Nguyên là cà phê, rau, hoa, trà; miền Đông Nam bộ là cao su,
mía, bắp, điều…
Theo thống kê năm 2013, tổng diện tích đất nông nghiệp là 262.805 km2
(chiếm tới 79,4%) bao gồm đất sản xuất nông nghiệp là 101.511 km2, đất lâm
nghiệp là 153.731 km2, đất nuôi trồng thuỷ sản là 7.120 km2.

Theo luật đất đai (2013), đất đai được chia thành 3 nhóm theo mục đích sử
dụng: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Đất nông nghiệp
là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như đất trồng
cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc
dụng, đất rừng trồng, nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối hoặc nghiên cứu thí nghiệm
về nông nghiệp. Đất nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đất nông nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất và
làm ra sản phẩm cần thiết nuôi sống xã hội.
Đất đai là sản phẩm của thiên nhiên, đất đai có những tính chất đặc trưng
riêng khiến nó không giống bất kỳ một tư liệu sản xuất nào khác, đó là: đất có độ
phì, giới hạn về diện tích, có vị trí cố định trong không gian và vĩnh cửu với thời
gian nếu biết sử dụng đúng.
Nhận thức đúng được các vấn đề trên sẽ giúp người sử dụng đất có các định
hướng sử dụng tốt hơn đối với đất nông nghiệp, khai thác có hiệu quả các tiềm năng
tự nhiên của đất đồng thời không ngừng bảo vệ đất và môi trường sinh thái.
Xét cho cùng, đất chỉ có giá trị thông qua quá trình sử dụng của con người,
giá trị đó tuỳ thuộc vào sự đầu tư trí tuệ và các yếu tố đầu vào khác trong sản xuất.
Hiệu quả của việc đầu tư này sẽ phụ thuộc rất lớn vào những lợi thế của quỹ đất đai
hiện có và các điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể.

8


2.1.2.2. Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
* Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn trong khi đó nhu cầu của con người lấy từ
đất ngày càng tăng, mặt khác đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do bị trưng
dụng sang các mục đích khác. Vì vậy, sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta với mục
tiêu nâng cao hiệu quả KT-XH trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm,
tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và hướng tới xuất khẩu. Sử dụng đất nông

nghiệp trong sản xuất nông nghiệp trên cơ sở cân nhắc những mục tiêu phát triển
KT-XH, tận dụng được tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm
ảnh hướng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo
cho khai thác sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất. Do đó, đất nông nghiệp cần
được sử dụng theo nguyên tắc “đầy đủ và hợp lý”, phải có các quan điểm đúng đắn
theo xu hướng tiến bộ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, làm cơ sở thực hiện
việc sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao.
Thực hiện sử dụng đất nông nghiệp “đầy đủ và hợp lý” là cần thiết vì:
- Sử dụng đất nông nghiệp hợp lý sẽ làm tăng nhanh khối lượng nông sản
trên 1 đơn vị diện tích, xây dựng cơ cấu cây trồng, chế độ bón phân hợp lý góp phần
bảo vệ độ phì đất.
- Sử dụng đất nông nghiệp đầy đủ và hợp lý là tiền đề để sử dụng có hiệu quả
cao các nguồn tài nguyên khác, từ đó nâng cao đời sống của nông dân.
- Sử dụng đầy đủ và hợp lý đất nông nghiệp trong cơ chế kinh tế thị trường
cần phải xét đến tính quy luật của nó, gắn với các chính sách vĩ mô nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển nền nông nghiệp bền vững (Ngô
Thế Dân, 2001).
* Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Tận dụng triệt để các nguồn lực thuận lợi, khai thác lợi thế so sánh về khoa
học- kỹ thuật, đất đai, lao động qua liên kết trao đổi để phát triển cây trồng, vật nuôi
có tỉ suất hàng hoá cao, tăng sức cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu.
- Trên quan điểm phát triển hệ thống nông nghiệp, thực hiện sử dụng đất nông
nghiệp theo hướng tập trung chuyên môn hoá, sản xuất hàng hoá theo hướng ngành
hàng, nhóm sản phẩm, thực hiện thâm canh toàn diện và liên tục. Thâm canh cây
trồng vật nuôi vừa để đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp
vừa đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp ổn định (Vũ Năng Dũng, 1997).

9



- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở thực hiện “đa dạng
hoá” hình thức sở hữu, tổ chức sử dụng đất nông nghiệp, đa dạng hoá cây trồng vật
nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với sinh thái và bảo vệ môi trường (Lê Văn Bá, 2001).
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp gắn liền với chuyển dịch cơ
cấu sử dụng đất và quá trình tập trung ruộng đất nhằm giải phóng bớt lao động sang
các hoạt động phi nông nghiệp khác (Lê Văn Bá, 2001; Phạm Duy Đoán, 2004).
- Các quan điểm sử dụng đất nông nghiệp cụ thể là:
+ Quan điểm phải khai thác triệt để, hợp lý có hiệu quả quỹ đất nông nghiệp
+ Quan điểm chuyển mục đích sử dụng phù hợp.
+ Quan điểm duy trì và bảo vệ đất nông nghiệp.
+ Quan điểm tiết kiệm, làm giàu đất nông nghiệp.
+ Quan điểm bảo vệ môi trường đất để sử dụng lâu dài (Đỗ Thị Tám, 2001).
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
2.1.3.1. Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết, địa hình, thổ nhưỡng...) có
ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, các yếu tố này là tài nguyên để sinh
vật tạo nên sinh khối. Vì vậy, khi xác định vùng nông nghiệp hoá cần đánh giá đúng
điều kiện tự nhiên, trên cơ sở đó xác định cây trồng vật nuôi chủ lực phù hợp, định
hướng đầu tư thâm canh đúng.
Theo C.Mác, điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành địa tô chênh lệch I. Theo
N.Borlang người được giải Nobel về giải quyết lương thực cho các nước phát triển cho
rằng: yếu tố duy nhất, quan trọng nhất, hạn chế năng suất cây trồng ở tầm cỡ thế giới
trong các nước đang phát triển, đặc biệt đối với nông dân thiếu vốn là độ phì đất.
2.1.3.2. Nhóm các yếu tố kinh tế, kỹ thuật
Biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động của con người vào đất đai, cây
trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của các quá trình sản xuất
để hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế. Đây là những tác động thể hiện
sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường và
thể hiện những dự báo thông minh và sắc sảo. Lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa
chọn chủng loại và cách sử dụng các đầu vào nhằm đạt các mục tiêu sử dụng đất đề

ra. Theo Frank Ellis và Douglass C.North, ở các nước phát triển, khi có tác động

10


tích cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tưới tiêu hiệu quả thì cũng đặt
ra yêu cầu mới đối với tổ chức sử dụng đất. Có nghĩa là ứng dụng công nghiệp sản
xuất tiến bộ là một đảm bảo vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh.
Cho đến giữa thế kỷ 21, quy trình kỹ thuật có thể góp phần đến 30% của năng suất
kinh tế, trong nền nông nghiệp nước ta. Như vậy, nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc
biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất đai theo chiều sâu và nâng
cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
2.1.3.3. Nhóm các yếu tố tổ chức
Nhóm yếu tố này bao gồm:
- Công tác quy hoạch và bố trí sản xuất
Thực hiện phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên (khí
hậu, độ cao tuyệt đối của địa hình, tính chất đất, khả năng thích hợp của cây trồng
đối với đất, nguồn nước và thực vật) làm cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng vật
nuôi hợp lý, nhằm khai thác đất một cách đầy đủ, hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi để
đầu tư thâm canh và tiến hành tập trung hóa, chuyên môn hoá, hiện đại hoá nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
- Hình thức tổ chức sản xuất
Cần phát huy thế mạnh của các loại hình tổ chức sử dụng đất trong từng cơ
sở sản xuất, thực hiện đa dạng hoá các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, xác lập
một hệ thống tổ chức sản xuất phù hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa các hình
thức đó (Nguyễn Đình Hợi, 1993).
2.1.3.4. Nhóm các yếu tố xã hội
Nhóm yếu tố này bao gồm :
- Hệ thống thị trường và sự hình thành thị trường đất nông nghiệp, thị trường
nông sản phẩm. Ba yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất là: năng

suất cây trồng, hệ số quay vòng đất và thị trường cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản
phẩm đầu ra (Nguyễn Duy Tính, 1995).
- Hệ thống chính sách.
- Sự ổn định chính trị- xã hội và các chính sách khuyến khích đầu tư phát
triển sản xuất nông nghiệp của Nhà nước.
- Những kinh nghiệm, tập quán sản xuất nông nghiệp, trình độ năng lực của
các chủ thể kinh doanh, trình độ đầu tư.

11


×