HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN KIM TÚ
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ
KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT THỰC HIỆN DỰ ÁN:
XÂY DỰNG, CẢI TẠO, NÂNG CẤP ĐƯỜNG TL 295B
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành:
Quản lý đất đai
Mã số:
60 85 01 03
Người hướng dẫn khoa học :
TS. Phạm Phương Nam
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Kim Tú
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng
góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản Luận
văn này.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS.Phạm Phương Nam - Giảng
viên Bộ môn Quản lý Đất đai, Khoa Quản lý Đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện Đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo Khoa
Quản lý Đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam để tôi hoàn thiện Luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh,
Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Bắc Ninh, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
Tiên Du, Ban Quản lý dự án - Sở Giao thông vận tải Bắc Ninh, Hội đồng bồi thường,
GPMB huyện Tiên Du, UBND thị trấn Lim, UBND xã Nội Duệ cùng các trưởng thôn
và những người dân tham gia trả lời phỏng vấn đã giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên
cứu thực hiện luận văn tại địa phương.
Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân và bạn bè đã tạo điều kiện về mọi
mặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Kim Tú
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục hình, sơ đồ ................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis extract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1
1.2.
Giả thiết khoa học ............................................................................................2
1.3.
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2
1.4.
Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3
1.5.
Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................3
Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................4
2.1.
Cơ sở lý luận về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư................................................4
2.1.1.
Khái niệm bồi thường, hỗ trợ, tái định cư .........................................................4
2.1.2.
Vai trò của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ..........................................4
2.1.3.
Đặc điểm của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ......................................6
2.1.4.
Các nhân tố ảnh hưởng đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư...............................7
2.2.
Quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của một số nước và tổ chức trên
thế giới ............................................................................................................9
2.2.1.
Quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của một số nước trên thế giới ............9
2.2.2.
Quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Ngân hàng Thế giới và
Ngân hàng phát triển Châu Á .........................................................................12
2.2.3.
Bài học kinh nghiệm cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại Việt Nam .....12
2.3.
Quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của việt nam và công tác bồi
thường, hỗ trợ, tài định cư tại một số địa phương ...........................................13
2.3.1.
Quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Việt Nam ..................................13
2.3.2.
Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại một số địa phương ......................19
iii
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................28
3.1.
Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................28
3.2.
Thời gian nghiên cứu .....................................................................................28
3.3.
Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................28
3.4.
Nội dung nghiên cứu......................................................................................29
3.4.1.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội huyện Tiên Du.......................................29
3.4..2.
Thực trạng quản lý, sử dụng đất và công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư tại huyện Tiên Du. ....................................................................................29
3.4.3.
Kết quả thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại Dự án nghiên cứu. .........29
3.4.4.
Đánh giá chung việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại
Dự án nghiên cứu...........................................................................................29
3.4.5.
Giải pháp góp phần hoàn thiện hơn công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. .......29
3.5.
Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................29
3.5.1.
Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp..............................................................29
3.5.2.
Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp ...............................................................29
3.5.3.
Phương pháp xử lý, tổng hợp số liệu ..............................................................30
3.5.4.
Phương pháp phân tích so sánh số liệu ...........................................................30
3.5.5.
Phương pháp đánh giá số liệu ........................................................................30
Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................31
4.1.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tiên Du ........................................31
4.1.1.
Điều kiện tự nhiên .........................................................................................31
4.1.2.
Điều kiện kinh tế - xã hội ..............................................................................33
4.1.3.
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tiên Du ...........38
4.2.
Thực trạng quản lý, sử dụng đất và công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư tại huyện Tiên Du .....................................................................................38
4.2.1.
Thực trạng quản lý đất đai của huyện Tiên Du ...............................................38
4.2.2.
Hiện trạng sử dụng đất huyện Tiên Du năm 2015...........................................42
4.2.3.
Biến động đất đai giai đoạn 2011 - 2015 ........................................................46
4.2.4.
Đánh giá chung ..............................................................................................48
4.2.5.
Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Tiên Du tính
đến năm 2015 ................................................................................................50
iv
4.3.
Kết quả thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại dự án xây dựng, cải
tạo, nâng cấp đường tl295b trên địa bàn huyện Tiên Du .................................52
4.3.1.
Khái quát về dự án .........................................................................................52
4.3.2.
Căn cứ thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.............................................53
4.3.3.
Trình tự các bước thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ............................54
4.3.4.
Đối tượng và điều kiện được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư...........................60
4.3.5.
Bồi thường về đất, tài sản, vật kiến trúc và cây cối hoa màu ...........................64
4.3.6.
Thực hiện hỗ trợ ............................................................................................70
4.3.7.
Thực hiện tái định cư .....................................................................................70
4.3.8.
Ý kiến hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi tại Dự án nghiên cứu ................71
4.4.
Đánh giá chung việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại dự án
nghiên cứu .....................................................................................................82
4.4.1.
Ưu điểm ........................................................................................................82
4.4.2.
Tồn tại và nguyên nhân ..................................................................................83
4.5.
Giải pháp góp phần hoàn thiện hơn công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh bắc ninh...........84
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................86
5.1.
Kết luận .........................................................................................................86
5.2.
Kiến nghị .......................................................................................................87
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................88
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
BT, HT, TĐC
Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
BTNMT
Bộ tài nguyên và Môi trường
CN-TTCN
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
CP
Chính phủ
ĐBSH
Đồng bằng Sông Hồng
GDP
Tổng sản phẩm
GPMB
Giải phóng mặt bằng
NĐ
Nghị định
NN&PTNT
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
QĐ
Quyết định
QL
Quốc lộ
QSDĐ
Quyền sử dụng đất
SDĐ
Sử dụng đất
TĐC
Tái định cư
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
TL
Tỉnh lộ
TTg
Thủ tướng
UBND
Ủy ban nhân dân
WB
Ngân hàng thế giới
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Tiên Du ....................................... 33
Bảng 4.2. Dân số, lao động huyện Tiên Du giai đoạn 2010-2015 ............................... 35
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Tiên Du năm 2015 ................................ 43
Bảng 4.4. Tổng hợp loại đất, diện tích thu hồi tại Dự án nghiên cứu .......................... 52
Bảng 4.5. Tổng hợp kết quả bồi thường tại dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp
đường TL295B trên địa bàn huyện Tiên Du............................................... 66
Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả bồi thường tại dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp
đường TL295B trên địa bàn huyện Tiên Du của Thị trấn Lim.................... 67
Bảng 4.7. Tổng hợp kết quả bồi thường tại dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp
đường TL295B trên địa bàn huyện Tiên Du của xã Nội Duệ...................... 68
Bảng 4.8. Bảng tổng hợp các tiêu chí phỏng vấn đối tượng bị thu hồi đất .................. 72
vii
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 3.1.
Vị trí dự án nghiên cứu (tỉnh lộ 295B) ..................................................... 28
Hình 4.1.
Vị trí địa lý huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh .............................................. 31
Biểu đồ 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Tiên Du năm 2015 .............................. 44
Biểu đồ 4.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Tiên Du năm 2015 ................ 44
Biểu đồ 4.3. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Tiên Du năm 2015 .......... 45
Biểu đồ 4.4. Biến động diện tích các loại đất chính giai đoạn 2011 – 2015 .................. 46
Biểu đồ 4.5. Biểu đồ biến động diện tích đất phi nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2015 ........ 47
Hình 4.2.
Sơ đồ trình tự các bước thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ............. 55
viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Kim Tú
Tên luận văn: “Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất thực hiện Dự án: Xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường TL 295B trên địa
bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”.
Ngành: Quản lý Đất đai.
Mã số: 60 85 01 03
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất tại Dự án nghiên cứu;
- Xác định những vấn đề vướng mắc và nguyên nhân trong quá trình thực hiện
công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp khắc phục nhằm
thực hiện tốt hơn công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Tiên Du,
tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
- Đề tài đã phân tích các đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng đến bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và cơ sở pháp lý của bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất; là tài liệu tham khảo cho sinh viên, cán bộ đơn vị quan tâm
đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Phương pháp nghiên cứu
* Nội dung nghiên cứu chính của luận văn tập chung ở 5 vấn đề: Nghiên cứu điều
kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội; thực trạng quản lý, sử dụng đất, kết quả thực hiện bồi
thường, hỗ trợ, tái định và đánh giá chung việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư tại dự án để đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện hơn công tác bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
* Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn: Phương pháp điều
tra số liệu thứ cấp; Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp; Phương pháp xử lý, tổng hợp số
liệu; Phương pháp phân tích so sánh số liệu; Phương pháp đánh giá số liệu.
Kết quả chính và kết luận
Về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại dự án: Xây dựng, cải tạo, nâng cấp
đường TL 295B trên địa bàn huyện Tiên Du với tổng diện tích thu hồi 164.588,9 m2. Tổng
kinh phí bồi thường, hỗ trợ là: 44.088.194.409 đồng và có 688 hộ gia đình, cá nhân bị thu
hồi đất, bố trí tái định cư cho 07 hộ gia đình.
ix
Đánh giá chung việc thực hiện công tác BT, HT, TĐC các hộ gia đình có đất bị
thu hồi về cơ bản đồng tình, ủng hộ với chủ trương thu hồi đất của dự án. Bên cạnh các
kết quả đạt được, luận văn còn chỉ ra các tồn tại, hạn chế và các giải pháp góp phần
hoàn thiện hơn công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Tiên Du, cụ
thể như sau:
- Với tỷ lệ 92,22 % hộ gia đình, cá nhân cho rằng việc thực hiện bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư của Nhà nước là minh bạch. Để người dân đồng tình 100%, chúng ta cần
thường xuyên tuyên truyền, phổ biến chính sách Pháp luật nói chung, chính sách Pháp
luật Đất đai nói riêng tới người có đất bị thu hồi để họ nắm bắt, hiểu rõ được mức bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư tại địa phương theo các quy định hiện hành.
- Đối với 22,22% hộ gia đình, cá nhân cho rằng đơn giá bồi thường đất, tài sản
gắn liền với đất là chưa phù hợp nguyên nhân chủ yếu là do việc xác định giá đất thực tế
trong điều kiện bình thường chưa được quy định cụ thể, khó thực hiện trong thực tế,
chính vì vậy các cơ quan quản lý cần nghiên cứu, ban hành các văn bản hướng dẫn cụ
thể cách xác định giá đất phù hợp giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị
trường trong điều kiện bình thường nhằm hạn chế khiếu nại, khiếu kiện không cần thiết.
- Một số ý kiến của người có đất bị thu hồi phản ánh cuộc sống của họ gặp khó
khăn hơn khi bị thu hồi đất do thiếu đất sản xuất vì vậy chính quyền địa phương và đơn
vị chủ đầu tư dự án cần tiến hành điều tra, khảo sát tình hình lao động qua đó có chính
sách chuyển đổi nghề nghiệp hợp lý và phù hợp với tình hình thực tế nhằm giải quyết việc
làm cho người lao động..
Để góp phần hoàn thiện hơn công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ cho cán bộ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bên cạnh việc
tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật Đất đai đến người có đất bị thu hồi; hoàn thiện
quy định xác định giá đất, giá tài sản để tính bồi thường, hỗ trợ; hoàn thiện chính sách tạo
việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp.
x
THESIS EXTRACT
Author name: Nguyen Kim Tu
Thesis Title: “Assessment of compensation, support and resettlement upon
acquisition of land by the State to perform the project: Construction, rehabilitation
and upgrading of 295B TL road within Tien Du District, Bac Ninh province”.
Major: Land Management.
Code: 60 85 01 03
School: Vietnam National University of Agriculture.
Research purpose
- To assess the results of carrying out compensation, support and resettlement
upon acquisition of land by the State at the researched project;
- To determine problems and causes during execution of compensation, support
and resettlement, based on which solutions are proposed to exercise compensation,
support, resettlement within Tien Du district, Bac Ninh province better in the near
future.
- The topic has analyzed the characteristics and factors affecting compensation,
support and resettlement upon acquisition of land by the State and legal basis of
compensation, support and resettlement upon acquisition of land by the State; it is a
reference for students, staff being interested in compensation, support and resettlement.
Research method
* The main research content of the thesis focuses on five issues: Research of
natural, economic - social conditions; actual status of management, land use, results of
compensation, support, resettlement and overall assessment of the implementation of
compensation, support and resettlement in the project to provide solutions to contribute
to perfecting compensation, support and resettlement upon acquisition of land by the
State in Tien Du district, Bac Ninh province.
* Research methods are used in this thesis: secondary data survey method;
primary data survey method; data processing and summary method; data analysis and
comparison method; data evaluation method.
Main result and conclusion
For the compensation, support and resettlement of the project: Construction,
rehabilitation and upgrading of 295B TL road within Tien Du district with total acquired
area of 164,588.9 m2. Total expenditure for compensation, support is: 44,088,194,409 dong
and 688 households and individuals are acquired land and 07 households are arranged
resettlement.
xi
Overall assessment of the performance of compensation, support, resettlement of
households whose land is withdrawed: the policy on land acquisition of the project is
basically concented, supported. In addition to the achievements, the thesis points out
shortcomings, limitations and solutions contributing to perfecting the compensation,
support and resettlement in Tien Du district, as follows:
- 92.22% of households and individuals believe that the State’s implementation of
compensation, support and resettlement is transparent. For people consent 100%, we
need to regularly propagate and disseminate policies of laws in general, policy of Law
on Land in particular to the persons whose land is acquired so that they can grasp,
understand level of compensation, support and resettlement in their localities according
to current regulations.
- 22.22% of households and individuals believe that unit price of compensation
for land and assets attached to land is not suitable. Its main cause is that determining
actual land price in normal conditions has not been stipulated specifically, which is
difficult to implement in fact, therefore, the management authorities need to study and
issue specific written guidance on appropriate way of determining actual land use right
transfer price in the market in normal conditions to minimize unnecessary complaints
and legal actions.
- Some opinions of the people whose land is withdrawn reflect that their lives
have more difficulties upon land acquisition due to lack of land for production therefore,
the local government and the project investors should conduct a survey for labor
situation through which there are reasonable occupation change policies suitable for the
actual situation in order to create jobs for workers, etc.
To contribute to improvement in the compensation, support and resettlement upon
acquisition of land by the State, it is necessary to implement the following solutions
synchronously: Strengthen professional training for officers conducting compensation,
support and resettlement in addition to propaganda and dissemination of policies of law on
land to the people with acquired land; complete regulations determining land prices, asset
prices to calculate compensation, support; improve policies for job creation, career change.
xii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai luôn là nguồn tài nguyên quý giá của mọi quốc gia, bởi lẽ đó là tư
liệu sản xuất quan trọng để sản xuất ra của cải vật chất cho sự tồn tại và phát
triển của xã hội loài người; đồng thời, đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số
lượng, nên việc quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả nhất luôn là vấn đề mà
Chính phủ của các quốc gia quan tâm và được bảo vệ chặt chẽ bằng luật pháp.
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang phát triển mạnh mẽ ở hầu hết
các quốc gia trên thế giới. Do nhu cầu của sự phát triển các khu công nghiệp, các
công trình hạ tầng kinh tế - xã hội và hạ tầng cho các đô thị mới. Để triển khai
được các dự án này buộc phải sử dụng tới quỹ đất đã và đang được sử dụng vào
mục đích như đất sản xuất nông, lâm, thủy sản, đất nhà ở của nhân dân, đất sản
xuất kinh doanh... Việc chuyển đổi mục đích sử dụng của một bộ phận quỹ đất
hiện nay vào việc triển khai các dự án mới như nói trên đang diễn ra ngày một
nhiều hơn theo yêu cầu của phát triển cơ sở hạ tầng cho công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và đô thị hóa nền kinh tế (Trần Quang Huy, 2013).
Trong những năm gần đây, với tốc độ đô thị hóa nhanh, đất đai thuộc địa
phận huyện Tiên Du được chuyển mục đích sử dụng khá nhiều, tạo áp lực lớn đối
với việc áp dụng đúng, thỏa đáng những chính sách của Nhà nước trong việc thu
hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất đất sản xuất
nông nghiệp. Tuy nhiên, công tác này còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, hiệu
quả thấp, kể cả việc thu hồi đất để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho chính
cộng đồng dân cư bị thu hồi đất. Thực tế cho thấy giải quyết không tốt, không
thỏa đáng quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi khi Nhà nước thực hiện thu
hồi đất sẽ dẫn đến bùng phát khiếu kiện, đặc biệt là những khiếu kiện tập thể, tạo
thành vấn đề xã hội phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trật
tự xã hội và ảnh hưởng đến lòng tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước.
Không chỉ vậy, vấn đề đáng quan tâm hiện nay là cuộc sống của người dân sẽ
thay đổi ra sao sau khi Nhà nước thu hồi đất. Tình trạng người dân thiếu việc làm, thất
nghiệp, không chuyển đổi được nghề nghiệp, khó khăn trong sinh hoạt tại nơi ở mới,
những tệ nạn xã hội phát sinh đang là những băn khoăn trăn trở cho những nhà quản
lý. Nguyên nhân một phần do việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
còn chưa hợp lý, việc đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp chưa thực sự hiệu quả. Bên
1
cạnh đó, bản thân người dân bị thu hồi đất còn thụ động trông chờ vào Nhà nước nên
hầu hết sau chuyển biến còn lúng túng trong sinh hoạt, thích nghi chậm hoặc không
kiên trì với công việc mới khiến cho cuộc sống khó đi vào ổn định.
Tỉnh lộ 295B (QL 1A cũ) là một trong những tuyến đường huyết mạch của
tỉnh có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc kết nối giao thương với các huyện
trong tỉnh là thị xã Từ Sơn và, với các tỉnh như: thành phố thép Thái Nguyên, cửa
khẩu Lạng Sơn, thủ đô Hà Nội. Với vai trò quan trọng như vậy đối với quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của huyện và để đánh giá công tác thu hồi đất, bồi
thường hỗ trợ, tái định cư của huyện Tiên Du trong thời gian qua từ đó đưa ra các
giải pháp thực thi nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tôi lựa chọn thực hiện đề tài: “Đánh giá
công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện
Dự án: Xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường TL 295B trên địa bàn huyện Tiên
Du, tỉnh Bắc Ninh” là cần thiết.
1.2. GIẢ THIẾT KHOA HỌC
Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất xây dựng đường
giao thông trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh thường chậm tiến độ, làm
ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án đầu tư. Vậy nguyên nhân của vấn đề này là
gì? Có phải do quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất còn nhiều bất cập, hay hiểu biết và ý thức chấp hành Pháp luật về đất đai của
người dân còn hạn chế, hay do năng lực của người tham gia thực hiện bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư còn chưa đáp ứng được yêu cầu, hay công tác lập,
quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận còn chưa tốt, hay do một số, hay
do tất cả các yếu tố này là câu hỏi cần được nghiên cứu và trả lời trong luận văn
thông qua thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp, đánh giá số liệu để đưa ra câu trả
lời chính xác nhất, đầy đủ nhất.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất tại dự án nghiên cứu.
- Xác định những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình Nhà nước
thu hồi đất để thực hiện dự án nghiên cứu qua đó đề xuất các giải pháp khắc phục
nhằm thực hiện tốt hơn công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn
nghiên cứu.
2
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Không gian nghiên cứu Dự án: Xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường TL
295B trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi, thời gian nghiên cứu: Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư của dự án nghiên cứu theo Luật Đất đai năm 2003. Thời gian thực hiện
dự án tính từ năm 2012 đến năm 2015
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Luận văn là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất xây dựng đường giao thông
trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh với những điểm mới là đã làm rõ và
hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
- Luận văn đã phân tích các đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng đến bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và cơ sở pháp lý của bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo cho sinh viên, cán
bộ quan tâm đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Ngoài ra, những giải
pháp được đề xuất trong Luận văn có thể để các cơ quan, đơn vị tên địa bàn
huyện Tiên Du tham khảo nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư trong thời gian tới.
3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ
2.1.1. Khái niệm bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
- Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng: “Bồi thường là đền trả lại các sự tổn
hại”. Như vậy, bồi thường là trả lại tương xứng với giá trị hoặc công lao cho một
chủ thể nào đó bị thiệt hại vì hình vi của chủ thể khác mang lại.
Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện
tích đất thu hồi cho người sử dụng đất (Khoản 12, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013).
- Hỗ trợ là một hành động thể hiện tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái
thông qua sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần để giúp đỡ một thành viên hoặc một
nhóm người trong xã hội có thể vượt qua những khó khăn hay những rủi ro mà
họ gặp phải để sớm ổn định cuộc sống.
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất
thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển ( Khoản 14, Điều 3, Luật Đất
đai năm 2013).
- Tái định cư là những chính sách, biện pháp của Nhà nước nhằm thông qua
các hoạt động hỗ trợ để giúp đỡ những người bị thu hồi đất ở nằm trong diện phải
di dời khi có dự án đầu tư, đến nơi ở mới được ổn định đời sống, ổn định sản
xuất để phát triển kinh tế-xã hội (Phạm Phương Nam, 2013).
2.1.2. Vai trò của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
- Đảm bảo lợi ích công cộng: Thông qua việc thu hồi đất Nhà nước tạo
được một quỹ đất sạch cần thiết để phục vụ vào phát triển cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, đảm bảo an ninh quốc phòng, an sinh xã hội và phát triển kinh tế; phát
triển các cơ sở kinh tế, các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất – kinh doanh,
khu đô thị, khi vui chơi giải trí, công viên cây xanh... Qua đó làm tăng thêm khả
năng thu hút đầu tư từ, các nhà đâu tư trong nước và ngoài nước, phục vụ phát
triển kinh tế.
Việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tốt làm tăng tiến độ
thu hồi đất góp phần gián tiếp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng tỉ trọng sản xuất công nghiệp, dịch vụ.
Khi diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, Nhà nước thực hiện
các biện pháp hỗ trợ cho người nông dân bị mất đất sản xuất trong việc đào tạo
4
chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm mới. Qua đó, góp phần rút bớt một
lực lượng lao động ở nông thôn chuyển sang làm việc trong khu vực sản xuất phi
nông nghiệp và dịch vụ.
- Đảm bảo giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước và của người thu hồi
đất: Việc thu hồi đất của Nhà nước đối với người SDĐ để sử dụng vào các mục
đích khác nhau sẽ gây ra những thiệt hại và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của
những người bị thu hồi đất. Nếu không thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư cho người bị thu hồi đất sẽ dẫn đến tình trạng là trong khi các công
trình phúc lợi được xây dựng trên những diện tích đất bị thu hồi mang lại lợi ích
cho cộng đồng thì trái ngược lại người bị thu hồi đất lại rơi vào tình trang khó
khăn về sản xuất và đời sống do bị mất đất sản xuất hoặc mất nhà ở.
Khi thay đổi nơi ở đó là phải chuyển đến khu tái định cư, việc quy hoạch
khu tái định cư không quan tâm đến phong tục tập quán sinh hoạt của người dân
dẫn đến nhiều khó khăn hơn cho người dân phải tái định cư, chất lượng công
trình tái định cư cũng là một trong những nỗi ám ảnh của người dân phải tái định
cư. Do đó, vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải
giải quyết hài hòa các mối quan hệ về lợi ích của Nhà nước, của xã hội vừa để
đảm bảo nhu cầu sử dụng đất đai phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước; vừa bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của
người SDĐ, bồi hoàn cho họ những thành quả lao động, kết quả đầu tư bị thiệt
hại do việc thu hồi đất gây ra (Nguyễn Thị Kim Ngân, 2002).
- Góp phần vào duy trì ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội: Bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất có vai trò quan trọng trong
sự phát triển của đất nước. Các công trình phục vụ mục đích an ninh, quốc
phòng, lợi ích quốc gia, mục đích phát triển kinh tế đều cần tới mặt bằng. Có thể
nói công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện nhanh chóng, hiệu
quả thì công trình thực hiện đã hoàn thành được một nửa. Quá trình thực hiện
công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của
người dân tại thời điểm bị thu hồi đất và sau này. Do diện tích đất sản xuất của
người dân bị thu hồi dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, người dân không có thu
nhập làm ảnh hưởng đến kinh tế của mỗi hộ gia đình cá nhân. Thiếu việc làm là
nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất tình hình trật tự an ninh. Đời sống của
nhân dân sau khi bị thu hồi đất có thể được nâng cao một cách nhanh chóng
nhưng không bền vững do người dân không biết sử dụng khoản tiền hỗ trợ để
5
chuyển đổi nghề nghiệp dẫn đến tình trạng ăn tiêu lãng phí dễ dàng mắc phải các
tệ nạn xã hội.
Việc thu hồi đất không đúng mục đích, các dự án treo dẫn đến mất đất sản
xuất, người dân không có việc làm đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến
tình trạng người dân bị kích động bởi các thế lực chống đối gây mất trật tự an
ninh quốc phòng, mất niềm tin của Nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Chính vì
vậy, vai trò của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư rất quan trọng, công tác
bồi thường hỗ trợ, tái định cư với mục tiêu không chỉ là làm thế nào để thực hiện
thu hồi đất một cách nhanh chóng mà phải tạo ra được bài toán ổn định và phát
triển bền vững cho người dân sau khi bị thu hồi đất (Anh Phương, 2008).
Việc giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện từ việc thực hiện bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cho thấy nếu không giải quyết tốt việc
bồi thường tổn thất, hỗ trợ, tái định cư nhằm hỗ trợ họ vượt qua khó khăn trước
mắt để nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất thì sẽ phát sinh nhiều tranh
chấp, khiếu kiện kéo dài, vượt cấp với số đông người dân tham gia, đây là một
thực trang đang diễn ra. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản phát sinh những tụ
điểm gây mất trật tự ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội và dễ bị kẻ xấu lợi
dụng kích động. Do vậy thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư góp
phần vào ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tránh nguy cơ nảy sinh các
xung đột xã hội.
2.1.3. Đặc điểm của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
- Tính phức tạp: Đất đai là tài sản đặc biệt có giá trị cao, có vai trò cực kỳ
quan trọng trọng đời sống kinh tế - xã hội. Việt Nam với xuất phát là đất nước
nông nghiệp lạc hậu, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông
nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất
của nông dân còn thấp, từ bao đời nay, người dân ta vẫn giữ tư tưởng lấy sản
xuất nông nghiệp làm cái gốc, cái rễ của cuộc sống. Do vậy, khi Nhà nước thu hồi
đất để thực hiện các dự án phát triển người dân ta thường thụ động trong việc
chuyển đổi nghề nghiệp, khó khăn trong việc ổn định đời sống, việc làm. Mặt
khác, cây trồng, vật nuôi trên vùng đó cũng đa dạng dẫn đến công tác tuyên truyền,
vận động dân cư tham gia di chuyển, định giá bồi thường rất khó khăn và việc hỗ
trợ chuyển nghề nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau này
(Phạm Phương Nam, 2013).
6
Đối với đất ở công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư lại càng phức tạp hơn
do những nguyên nhân sau: Đất ở là tài sản có giá trị lớn, gắn bó trực tiếp với đời
sống và sinh hoạt của người dân mà tâm lý, tập quán của người dân là ngại di
chuyển chỗ ở; cơ chế chính sách không đồng bộ, sự quản lý lỏng lẻo, giải quyết
không dứt điểm, kéo dài của các cấp chính quyền nhất là chính quyền cấp cơ sở
dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất đai, xây nhà trái phép diễn ra thường xuyên, tái
diễn; thiếu quỹ đất do xây dựng khu tái định cư cũng như chất lượng khu tái định
cư thấp chưa đảm bảo được yêu cầu; dân cư một số vùng sống chủ yếu bằng
nghề buôn bán nhỏ và sống bám vào các trục đường giao thông của khu dân cư
làm kế sinh nhai nay chuyển đến ở khu vực mới thì điều kiện kiếm sống bị thay
đổi nên họ không muốn di chuyển.
- Tính đa dạng: Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với
điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội, dân cư khác nhau. Khu vực nội thành, mật độ
dân cư cao, ngành nghề đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất lớn; khu vực ven
đô, mức độ tập trung dân cư khá cao, ngành nghề dân cư phức tạp, hoạt động sản
xuất đa dạng: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, buôn bán nhỏ; khu
vực ngoại thành, hoạt động sản xuất chủ yếu của dân cư là sản xuất nông nghiệp.
Do đó mỗi khu vực bồi thường GPMB có những đặc trưng riêng và được tiến
hành với những giải pháp riêng phù hợp với những đặc điểm riêng của mỗi khu
vực và từng dự án cụ thể (Phạm Phương Nam, 2013).
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
- Chính sách áp dụng: Đây là yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp
đến công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Chính sách
áp dụng ở đây chúng ta bàn đến là chính sách về giá đất và chính sách về tái định
cư. Hầu hết các vụ khiếu kiện liên quan đến giải phóng mặt bằng đều có liên
quan đến hai chính sách này. Ta biết rằng việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng
suy cho cùng là hành vi mang tính cưỡng chế. Đối với người dân Á Đông trong
đó có Việt Nam, coi nhà và đất là tài sản quan trọng nhất của một gia đình. Do đó
khi bắt buộc phải di dời khỏi ngôi nhà của mình, cũng tức là gia đình mất đi tài
sản quan trọng nhất, người dân luôn yêu cầu một sự đền bù thỏa đáng. Khi lập kế
hoạch về chính sách giá đất bồi thường, nếu cơ quan quản lý không đưa ra một
phương án chính xác về giá đất thì rất dễ gây ra sự phản đối từ phía người dân.
Trong thực tế đã có không ít vụ việc gây xôn xao dư luận liên quan đến những
người trong diện giải phóng mặt bằng, đã có hành vi biểu tình, chống đối, khiếu
7
kiện cấp cao, tố cáo cơ quan quản lý giải phóng mặt bằng đưa ra giá đền bù
không thỏa đáng. Quan trọng hơn, việc đưa ra giá đền bù không thỏa đáng sẽ dẫn
tới việc người dân cho rằng, cơ quan quản lý giải phóng mặt bằng có hành vi
quan liêu, tham nhũng. Như vậy, ta thấy rằng, bước quan trọng nhất khi tiến hành
giải phóng mặt bằng, đó là xác định được mức bồi thường thỏa đáng cho những
người trong diện bị giải tỏa. Làm tốt điều này sẽ giúp cho việc giải phóng mặt
bằng tránh được những rắc rối phát sinh từ phía người dân, giúp giảm thời gian
và công sức khi tiến hành giải phóng mặt bằng.
- Yếu tố tâm lý người dân: Văn hóa của người Việt Nam dù ở nông thôn
hay thành thị, đều mang ít nhiều tính chất của văn hóa làng xã. Điểm nổi bật
trong văn hóa làng xã, đó là việc tâm lý của người dân bị tác động rất nhiều từ
phía những người sống xung quanh mình, hay còn gọi là “hàng xóm láng giềng”.
Ta có thể thấy trên thực tế đã xảy ra những tình huống như thế này: Một hộ gia
đình trong diện giải tỏa không đồng ý với mức bồi thường, đã quyết định khiếu
nại để được bồi thường với mức giá cao hơn. Hàng xóm của gia đình này, những
hộ dân cũng trong diện giải tỏa, thấy hộ gia đình kia có khả năng được đền bù
với mức giá cao hơn, cũng đâm đơn khiếu nại. Kết quả là tất cả các hộ dân thuộc
diện giải tỏa đều có đơn khiếu nại, khiếu kiện về mức giá bồi thường. Mặc dù
những rắc rối này có thể giải quyết bằng con đường pháp lý và biện pháp cưỡng
chế. Tuy nhiên, các phương pháp này mất nhiều thời gian và gây mất lòng tin của
người dân vào các dự án thu hồi đất của nhà nước sau này. Để hạn chế những rắc
rối phát sinh từ tâm lý của người dân, chúng ta nên có những biện pháp hạn chế
trước khi chúng phát sinh, ví dụ như là việc mở các buổi tuyên truyền, gặp gỡ
trực tiếp những người dân trong diện giải tỏa; Nâng cao công tác tuyên truyền
đến cơ sở, đặc biệt là tuyên truyền, phổ biến tính đúng đắn của việc thu hồi đất,
bàn giao mặt bằng đến những người có uy tín trong khu vực giải tỏa, ví dụ như
trưởng thôn, tổ trưởng dân phố…
- Mục đích thu hồi đất: Mục đích thu hồi đất được quy định rất rõ trong các
văn bản pháp luật về đất đai. Tuy đã được quy định trong pháp luật nhưng không
phải cứ thu hồi theo đúng pháp luật là được người dân ủng hộ. Trong một số
trường hợp, người dân tự nguyện bàn giao đất, thậm chí hiến đất nếu mục đích
thu hồi để sử dụng cho các mục đích công cộng phục vụ chính những người đã
bàn giao lại đất. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, mặc dù thu hồi đúng theo mục
đích mà pháp luật quy định nhưng vẫn vấp phải sự phản đối gay gắt từ phía
8
những người dân, ví dụ như nhiều dự án thu hồi đất ruộng của người nông dân để
làm sân gôn. Đây rõ ràng là những dự án nhằm phục vụ và phát triển ngành du
lịch, nhưng những dự án này đã vấp phải vô số những luồng dư luận chỉ trích.
Như vậy ta thấy rằng, mục đích khi thu hồi đất đúng pháp luật là chưa đủ. Để
người dân hiểu và tự nguyện làm theo kế hoạch thu hồi đất cần phải có kế hoạch,
giải thích cho người dân hiểu về mục đích đúng đắn của việc thu hồi đất, từ đó
việc thu hồi và bàn giao đất mới có thể tiến hành được thuận lợi.
2.2. QUY ĐỊNH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ CỦA MỘT SỐ
NƯỚC VÀ TỔ CHỨC TRÊN THẾ GIỚI
2.2.1. Quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của một số nước trên thế giới
2.2.1.1 Quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Australia
Luật đất đai của Australia quy định đất đai của quốc gia thuộc sở hữu Nhà
nước và sở hữu tư nhân. Luật đất đai bảo hộ tuyệt đối quyền lợi và nghĩa vụ của chủ
sở hữu đất đai. Chủ sở hữu có quyền cho thuê, chuyển nhượng, thế chấp, thừa kế
theo di chúc mà không có sự cản trở nào, kể cả việc tích luỹ đất đai. Theo Luật về
thu hồi tài sản của Australia năm 1989 có hai loại thu hồi đất, đó là thu đất bắt
buộc và thu đất tự nguyện. Trong đó: Thu hồi đất tự nguyện được tiến hành khi
chủ đất cần được thu hồi đất. Trong thu đất tự nguyên không có quy định đặc biệt
nào được áp dụng mà việc thoả thuận đó là nguyên tắc cơ bản nhất. Chủ có đất
cần được thu hồi và người thu hồi đất sẽ thoả thuận giá bồi thường đất trên tinh
thần đồng thuận và căn cứ vào thị trường. Không có bên nào có quyền hơn bên
nào trong thoả thuận và cũng không bên nào được áp đặt đối với bên kia; thu hồi
đất bắt buộc được Nhà nước Australia tiến hành khi Nhà nước có nhu cầu sử
dụng đất cho các mục đích công cộng và các mục đích khác. Thông thường, nhà
nước có được đất đai thông qua đàm phán.
Nguyên tắc của bồi thường được quy định tại điều 55 Đạo luật quản lý đất đai
như sau: Nguyên tắc “giá trị đối với chủ sở hữu” thừa nhận rằng MBT cao hơn giá
trị thị trường. Giá trị đối với chủ sở hữu bao gồm: Giá trị thị trường của lợi ích
BAH; giá trị đặc biệt do sở hữu hoặc việc SDĐ bị thu hồi; thiệt hại về tiếng ổn hoặc
các thiệt hại khác; không tính đến phần giá trị tài sản tăng thêm hay giảm đi do bị
thu hồi. Giá tính mức bồi thường là giá thị trường hiện tại, được quyết định với cơ
quan quản lý với sự tư vấn của người đứng đầu cơ quan định giá. Giá thị trường
được xác định là mức tiền mà tài sản đó có thể bán được một cách tự nguyện, sẵn
sàng ở một thời điểm nhất định giá là công bằng và theo giá thị trường.
9
Theo Luật về thu hồi tài sản năm 1989 và Luật quản lý đất đai Australia chỉ
có một hình thức bồi thường duy nhất là bồi thường bằng tiền mặt. Như vậy, so
với Trung Quốc hình thức bồi thường của Australia có phần hạn chế hơn. Hàn
Quốc cũng sử dụng một hình thức bồi thường bằng tiền mặt, tuy nhiên nếu người
dân không đồng ý nhận tiền mặt thì việc bồi thường sẽ được trả bằng trái phiếu
do chủ thực hiện dự án phát hành.
2.2.1.2. Quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc, vào những năm 70 của thế kỷ trước, trước tình trạng di dân ồ
ạt từ các vùng nông thôn vào đô thị, thủ đô Xơ-un đã phải đối mặt với tình trạng
thiếu đất định cư trầm trọng trong thành phố. Để giải quyết nhà ở cho dân nhập
cư, chính quyền thành phố phải tiến hành thu hồi đất của nông dân vùng phụ cận.
Việc bồi thường được thực hiện thông qua các công cụ chính sách như hỗ trợ tài
chính, cho quyền mua căn hộ do thành phố quản lý và chính sách TĐC (Nguyễn
Thắng Lợi, 2008).
Luật bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất của Hàn Quốc được chia thành hai
thể chế. Một là “đặc lệ” liên quan đến bồi thường thiệt hại cho đất công cộng đã
đạt được theo thủ tục thương lượng của pháp luật được lập vào năm 1962. Hai là
luật “sung công đất” theo thủ tục quy định cưỡng chế của công pháp được lập
vào năm 1975. Tuy nhiên, dưới hai thể chế luật và trong quá trình thực hiện luật
“đặc lệ” thương lượng không đạt được thoả thuận thì luật “sung công đất” được
thực hiện bằng cách cưỡng chế nhưng như thế thì được lặp đi lặp lại và đôi khi bị
trùng hợp cho nên thời gian có thể kéo dài và chi phí bồi thường sẽ tăng lên.
Đặc trưng của luật bồi thường: Thực hiện luật bồi thường của Hàn Quốc
thực hiện theo ba giai đoạn:
Thứ nhất: Định giá theo quy định tức là tiền bồi thường đất đai sẽ được
giám định viên công cộng đánh giá trên tiêu chuẩn giá quy định để thu hồi đất
phục vụ cho công trình công cộng. Mỗi năm, Hàn Quốc cho thi hành đánh giá đất
hơn 27 triệu địa điểm trên toàn quốc và chỉ định 470.000 địa điểm làm tiêu chuẩn
và thông qua đánh giá của giám định để dựa theo đó hình thành giá quy định cho
việc đền bù. Giá quy định không dựa vào những lợi nhuận khai thác, do đó có thể
bảo đảm khách quan trong việc bồi thường.
Thứ hai: Pháp luật có quy định không gây thiệt hại nhiều cho người có
quyền sở hữu đất trong quá trình thương lượng chấp nhận thu hồi đất. Quy trình
10
chấp nhận theo thứ tự là công nhận mục đích, lập biên bản tài sản và đất đai,
thương lượng chấp nhận thu hồi.
Thứ ba: Đối với trường hợp tái định cư, ngoài khoản bồi thường, người bị
di dời có thể chọn khu vực nhà, nhà ở hoặc khoản trợ cấp di dời. Một khu vực tái
định cư phải có đầy đủ dịch vụ do chủ dự án chi trả kể cả chi phí di chuyển. Đất
cấp cho người tái định cư có mức giá bằng 80% chi phí phát triển ( mức này thấp
hơn rất nhiều so với mức giá thị trường. Kết quả là phần lớn đất cho người tái
định cư được bán lại ngay) (Nguyễn Thị Nga, 2011).
Luật Bồi thường của Hàn Quốc được thực hiện theo ba nguyên tắc trên đối
với đất đai, bất động sản và các quyền kinh doanh, nông nghiệp, ngư nghiệp,
khoáng sản... để cung cấp tiền bồi thường và chi phí di dời.
Chế độ và luật khi thu hồi đất GPMB: Theo luật sung công đất đai thì nếu
như đã trả hoặc đặt cọc tiền bồi thường xong nhưng không chịu di dời thì được
xem như gây hại cho lợi ích công cộng do đó phải thi hành cưỡng chế giải toả thì
được thực hiện quyền thi hành theo luật thực hiện thi hành hành chính và quyền
thi hành này phải theo thủ tục pháp lệnh cảnh cáo theo quy định. Thực chất biện
pháp GPMB thường bị các thường dân hoặc các người ở thuê phản đối và chống
trả quyết liệt gây ảnh hưởng xấu đến xã hội cho nên tốt nhất là phải có sự nghiên
cứu tìm ra biện pháp cho dân tự nguyện di dời là hay hơn cả (Phạm Phương
Nam, Nguyễn Thanh Trà, 2012).
2.2.1.3. Quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Singapore
Singapore có chế độ sở hữu đất đai đa dạng, trong đó chấp nhận sở hữu tư
nhân về đất đai. Đất do Nhà nước sở hữu chiếm tỉ trọng lớn nhất (gần 90 %), số
còn lại do tư nhân chiếm hữu, nhưng việc sở hữu này phải tuân thủ theo các chế
độ quy hoạch sử dụng đất do Nhà nước quy định. Người nước ngoài được quyền
sở hữu căn hộ hoặc căn nhà (biệt thự) kèm theo với đất ở. Chế độ sử dụng đất
phổ biến là hợp đồng cho thuê của Nhà nước.
Sau khi có quy hoạch chi tiết và có dự án cụ thể, Nhà nước tiến hành thu
hồi đất để triển khai thực hiện. Nhà nước toàn quyền quyết định trong vấn đề thu
hồi đất, người dân có nghĩa vụ phải tuân thủ. Không có trường hợp người nông
dân tự chuyển nhượng đất cho nhà đầu tư để xây dựng khu dân cư (giống như ở
Việt Nam). Lý do là thời gian sử dụng đất khác nhau và Nhà nước không cho
phép. Mọi việc chuyển nhượng thay đổi mục đích đểu thông qua Nhà nước. Nhà
11
nước đóng vai trò trung gian giữa người sử dụng đất và chủ đầu tư, tránh những
tiêu cực trong đền bù giải tỏa và không để ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện dự
án theo quy hoạch nói riêng và phát triển kinh tế nói chung (Nguyễn Thị Thu
Hương và NNK, 2011).
Mức đền bù thiệt hại căn cứ vào giá trị bất động sản của chủ sở hữu; các chi phí
tháo dỡ di chuyển; chi phí mua vật tư thay thế, thuế sử dụng nhà mới … Nếu người
dân không tin tưởng Nhà nước thì có thể thuê một tổ chức định giá tư nhân để định
giá lại vật tư, chi phí định giá lại do nhà nước chi trả. Ở Singapore các yêu tố ảnh
hưởng do công trình cắt ngang qua như tiếng ồ, khói bụi… cũng được tính đền bù.
Chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng ở Singapore cho thấy tính pháp
lý và tính dân chủ, tính dân chủ thể hiện ở người dân có thể thuê một tổ chức
định giá tư nhân để định giá lại và chi phí định giá do Nhà nước chi trả, các yếu
tố ảnh hưởng khác cũng được tính đền bù và chính sách tái định cư được thực
hiện bằng việc bố trí nhà ở công cộng do Trung tâm Phát triển Nhà thực hiện.
2.2.2. Quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Ngân hàng Thế giới và Ngân
hàng phát triển Châu Á
Các dự án do Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á
(ADB) cho vay phải được các Bộ chủ quản dự án thông qua như chương trình
TĐC đặc biệt và khi tổ chức thực hiện cũng thường gặp các khó khăn nhất định,
đặc biệt trong việc gây ra sự bất bình đẳng giữa các cá nhân và hộ gia đinh trong
cùng một địa phương nhưng lại ảnh hưởng các chính sách bồi thường khác nhau
của các dự án khác nhau.
Mục tiêu chính sách bồi thường TĐC của Ngân hàng thế giới và Ngân hàng
phát triển Châu Á là việc bồi thường, TĐC sẽ được giảm thiểu càng nhiều càng
tốt và đưa ra những biện pháp khôi phục để giúp người bị ảnh hưởng cải thiện
hoặc ít ra vẫn giữ được mức sống, khả năng thu nhập và mức độ sản xuất như
trước khi có dự án (Đào Trung Chính, 2014).
2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại
Việt Nam
- Cần phải xác định các trường hợp áp dụng biện pháp Nhà nước thu hồi
đất: Cần phải làm rõ quy định “ Nhà nước thu hồi đất vào mục đích quốc phòng,
an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng ” là những trường hợp nào; Cần xác
định chỉ áp dụng biện pháp Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát
12