Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Đánh giá việc thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010 – 2013.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.55 KB, 67 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN



LƯƠNG THỊ THU VÂN


TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHI LĂNG – TỈNH LẠNG SƠN
GIAI ĐOẠN 2010 – 2013


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo: : Chính quy
Chuyên ngành : Địa chính môi trường
Khoa : Quản lý tài nguyên
Khóa học : 2010-2014





Chi Lăng – 2014



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN


KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN


LƯƠNG THỊ THU VÂN


TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHI LĂNG – TỈNH LẠNG SƠN
GIAI ĐOẠN 2010 – 2013


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo: : Chính quy
Chuyên ngành : Địa chính môi trường
Khoa : Quản lý tài nguyên
Lớp : 42A-ĐCMT
Khóa học : 2010-2014
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS ĐỖ THỊ LAN
Địa điểm thực tập: Phòng TNMT Huyện Chi Lăng,Tỉnh Lạng Sơn.


Chi Lăng – 2014




Lời cảm ơn
Trong thời gian học tập tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, em

đã nhận được sự dạy dỗ và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong trường
đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Tài nguyên môi trường nay là khoa
Quản lý tài nguyên. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn các
thầy, cô !

Đặc biệt để hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực cố
gắng tìm hiểu của bản thân, em còn nhận được sự quan tâm hướng dẫn nhiệt
tình của cô giáo PGS.TS Đỗ Thị Lan – giảng viên khoa Môi trường – Trường
ĐH Nông Lâm Thái Nguyên, cùng cán bộ của phòng tài nguyên và môi trường
huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn là đơn vị đã trực tiếp giúp đỡ em trong thời
gian thực tập nghiên cứu đề tài, sự động viên quan tâm giúp đỡ của gia đình,
bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành đợt thực tập.
Khóa luận tốt nghiệp của em đã hoàn thành nhưng sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ dạy của các thầy cô
hơn nữa để em có thể hoàn thiện kiến thức, vững vàng chuyên môn sau này.
Thái nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên

Lương Thị Thu Vân


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT




CĐDC : Cộng đồng dân cư
DN : Doanh nghiệp
DT : Diện tích
GCN QSD : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPMB : Giải phóng mặt bằng
HGĐ : Hộ gia đình
LĐ : Lao động
MĐSD : Mục đích sử dụng
QSD : Quyền sử dụng
TNMT : Tài nguyên môi trường
TT : Thanh tra
UBND : Ủy ban nhân dân
VP ĐKQSD : Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện năm 2013 … 32
Bảng 4.2: Chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015 của
huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn 38
Bảng 4.3: Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn
giai đoạn 2010 – 2013 41
Bảng 4.4: Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất tại
huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010 – 2013 42
Bảng 4.5: Tổng hợp kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất trên địa bàn huyện Chi Lăng giai đoạn 2010 – 2013 46
Bảng 4.6 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị của
2 thị trấn trên địa bàn huyện Chi Lăng giai đoạn 2010 -2013 ……46
Bảng 4.7 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tại nông thôn
của 19 xã trên địa bàn huyện Chi Lăng giai đoạn 2010- 2013 ……… …49
Bảng 4.8 : Kết quả giải quyết đơn thư của địa phương từ năm 2010 – 2013
… 56

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Bản đồ huyện Chi Lăng 18

Hình 4.2: Bản đồ tỉnh Lạng Sơn 19
Hình 4.3: núi mặt quỷ 20
Hình 4.4: hang Gió 20
Hình 4.6: Cảnh quan tự nhiên 21
Hình 4.5: Khu di tích Ải Chi Lăng 21

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

PHẦN 1:ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.4 Ý nghĩa của đề tài 2

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 3

2.2 Một số cơ sở pháp lý của công tác quản lý nhà nước về đất đai 4

2.3. Những nội dung cơ bản của công tác quản lý nhà nước về đất đai ở Việt

Nam 7

2.3.1 Theo Luật Đất đai 1993 7
2.3.2 Theo Luật Đất đai 2003 8
2.4 Sơ lược về công tác quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta hiện nay 10

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 13

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 13
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 13
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 13

3.3 Nội dung nghiên cứu 13

3.3.1 Nghiên cứu điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của huyện Chi Lăng . 13
3.3.2 Hiện trạng sử dụng đất của huyện năm 2013 13
3.3.3 Hiện trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện Chi Lăng . 14
3.3.4 Phân tích thuận lợi khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về đất đai
của huyện Chi Lăng 14

3.3.5 Đề xuất giải pháp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện
Chi Lăng 14
3.4 Phương pháp nghiên cứu 14

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 15


4.1.1 Điều kiện tự nhiên 15
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 21
4.2. Sơ lược công tác quản lý Nhà nước về đất đai, tình hình sử dụng đất của
huyện Chi Lăng 24

4.2.1.Sơ lược công tác quản lý Nhà nước về đất đai của huyện Chi Lăng 24
4.2.2 Tình hình sử dụng đất của Huyện Chi Lăng 26
4.3.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính 29
4.3.3 Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất 29
4.3.4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 31
4.3.5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất 34
4.3.6 Đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 38
4.3.7 Thống kê, kiểm kê đất đai 43
4.3.8 Quản lý tài chính về đất đai 43
4.3.9 Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản 44
4.3.10 Quản lý, giảm sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất 45
4.3.11 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai 46
4.3.12 Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai 47

4.3.13 Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai 50
4.4. Thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về đất đai của
huyện Chi Lăng 51


PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54

5.1 Kết luận: 54

5.2 Kiến nghị 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56




1

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và
hoạt động của con người, vừa là đối tượng lao động, vừa là phương tiện lao
động. Đất đai là loại tài nguyên không tái tạo và nằm trong nhóm tài nguyên
hạn chế của Việt Nam. Khi xã hội càng phát triển, điều kiện vật chất của con
người được nâng cao thì nhu cầu về đất đai ngày càng gia tăng, khi đó đất đai
càng trở nên có giá trị.
Trong những năm gần đây, với sự vận động mạnh mẽ của cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước, quá trình sử dụng và quản lý một cách có
hiệu quả về đất đai là đặc biệt quan trọng. Để quản lý và sử dụng đất đai có
hiệu quả không phải là vấn đề đơn giản mà ngược lại đây là vấn đề hết sức
phức tạp. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi đất nước chuyển sang nền
kinh tế hội nhập thì các vấn đề về đất đai là một trong những vấn đề nhạy cảm
và được quan tâm nhiều nhất. Một thực trạng đang diễn ra trong giai đoạn

hiện nay đó là sức ép về dân số và quá trình đô thị hóa đối với đất đai đang trở
thành thách thức với nhiều quốc gia trên Thế giới. Đặc biệt ở các nước đang
phát triển như nước ta hiện nay, đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do
chuyển đổi cơ cấu sản xuất chủ yếu ở các trung tâm kinh tế, khu tập trung
đông dân cư, vùng nằm trong quy hoạch kinh tế trọng điểm; xuất hiện hiện
tượng nông dân xin trả lại đất cho Nhà nước do canh tác không hiệu quả.
Yêu cầu đặt ra trong quá trình quản lý và sử dụng là làm thế nào có thể
sử dụng hợp lý, khoa học và có hiệu quả nguồn tài nguyên đất. Chính vì vậy,
công tác quản lý nhà nước về đất đai được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan
tâm. Nhằm mục đích tìm hiểu và đánh giá về công tác quản lý về đất đai của
huyện trong giai đoạn nhiều biến động mới trong luật pháp cũng như tình
hình xã hội.
2

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, được sự đồng ý của ban chủ nhiệm
khoa Quản lý tài nguyên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sự quan
tâm giúp đỡ của UBND huyện Chi Lăng – tỉnh Lạng Sơn, dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS Đỗ Thị Lan em tiến hành tìm hiểu đề tài: “Đánh giá việc thực
hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Chi
Lăng, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010 – 2013”
1.2 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc quản lý hành chính và quản lý hành
chính về đất đai theo các văn bản pháp luật hiện hành.
Tìm hiểu thông tin nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước
về đất đai của huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Qua đó đề xuất những giải
pháp khả thi phục vụ cho quá trình quản lý và sử dụng đất đai hợp lý, khoa
học, đạt hiệu quả cao hơn.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai
của huyện Chi Lăng giai đoạn 2010 – 2013 sẽ tiến hành đánh giá những thành

tựu và hạn chế để tìm ra nguyên nhân, đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý Nhà nước về đất đai trong thời gian tới.
1.4 Ý nghĩa của đề tài
Trong học tập và nghiên cứu khoa học: củng cố những kiến thức đã học
và bước đầu làm quen với công tác quản lý nhà nước về đất đai thực tế, làm
quen với việc nghiên cứu tài liệu phục vụ khóa luận.
Trong thực tiễn: đánh giá khách quan tình hình quản lý Nhà nước về
đất đai của địa phương, đề xuất những giải pháp nâng cao công tác quản lý
nhà nước về đất đai cho địa phương.
3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà
nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và
hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội,
trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp
của Nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực
pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con
người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật
nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, do các cơ quan
trong hệ thông quản lý hành chính từ Chính phủ ở Trung ương xuống Uỷ ban
nhân dân các cấp ở địa phương tiên hành. Quản lý nhà nước là dạng quản lý
xã hội mang tính quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để
điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì,
phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng
và nhiệm vụ của Nhà nước[12].

Quản lý đất đai là quá trình lưu giữ và cập nhật những thông tin về sở
hữu, giá trị, sử dụng đất và những thông tin khác liên quan đến đất. Đối tượng
quản lý đất đai liên quan đến cả 2 đối tượng đất công và đất tư bao gồm các
công việc: đo đạc đất đai, đăng ký đất đai, định giá đất đai, giám sát sử dụng,
lưu giữ và cập nhật các thông tin đất đai, cung cấp các thông tin đất đai và
giải quyết tranh chấp đất đai.
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của nhà nước
đối với đất đai: đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối
4

và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá
trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai. Hoạt động này
nhằm bốn mục đích cơ bản như: bảo vệ quyền sở hữu nhà nước đối với đất
đai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất; đảm bảo sử
dụng hợp lý quỹ đất đai của quốc gia; tăng cường hiệu quả sử dụng đất và bảo
vệ đất, cải tạo đất, bảo vệ môi trường. Đây là lĩnh vực nhạy cảm cần chú ý các
nguyên tắc như: đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của nhà nước;
đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa quyền sở hữu đất đai với quyền sử dụng đất
đai, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người trực tiếp sử dụng và một
nguyên tắc cần tuân theo là sử dụng tiết kiệm để đạt được hiệu quả.
Đất đai và các chủ thể quản lý, sử dụng đất là hai nhóm đối tượng của
công tác quản lý nhà nước về đất đai. Dựa vào các văn bản pháp luật điều
chỉnh hành vi của người sử dụng.
2.2 Một số cơ sở pháp lý của công tác quản lý nhà nước về đất đai
− Luật Đất đai 2003;
− Nghị định 181/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn
thi hành Luật Đất đai 2003;
− Nghị định 182/2004/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;

− Nghị định 188/2004/NĐ – CP ngày 19/11/2004 của Chính phủ về phương
pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
− Nghị định 197/2004/NĐ – CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ quy định về
bồi thường. hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
− Nghị định 198/2004/NĐ – CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ quy định về
thu tiền sử dụng đất;
− Thông tư 01/2005/TT – BTNMT hướng dẫn Nghị định 181/2004/NĐ – CP;
− Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ Về sửa đổi,
bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và
5

Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty
cổ phần;
− Luật Kinh doanh bất động sản 2006;
− Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về
phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
− Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng
đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
và giải quyết khiếu nại về đất đai;
− Thông tư 07/2007/QĐ-BTNMT ngày 27 tháng 02 năm 2007 Về việc ban
hành Định mức kinh tế - kỹ thuật Đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa
chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
− Thông tư 14/2008/TTLT/BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 về hướng dẫn
thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5
năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất,thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu
nại về đất đai

− Nghị định 44/2008/ NĐ – CP ngày 9/04/2008 của Chính phủ Về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của
Chính phủ về thu tiền sử dụng đất;
− Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ Quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư;
− Nghị định 88/2009/ NĐ – CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ quy định về
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất;
6

− Nghị định số 105 /2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
− Nghị định 120/2010/NĐ – CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ
về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 198/2004/NĐ –CP ngày
03/12/2004 về thu tiền sử dụng đất;
− Thông tư 57/2010/TT-BTC ngày 16 tháng 04 năm 2010 quy định việc lập
dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
− Thông tư 13/2011/TT-BTNMT ngày 15/4/2011 quy định về Ký hiệu bản đồ
hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch
sử dụng đất
− Thông tư 17/2010/TT-BTNMT ngày 04 tháng 10 năm 2010 quy định kỹ
thuật về chuẩn dữ liệu địa chính;
− Nghị định 38/2011/NĐ - CP ngày 26/05/2011 của Chính phủ sửa đổi Nghị
định 181/2004/NĐ – CP quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất
đai;
− Quyết định 703/QĐ-TCQLĐĐ ngày 14/12/2011 về việc ban hành Sổ tay
hướng dẫn thực hiện dịch vụ đăng ký và cung cấp thông tin đất đai, tài sản
gắn liền với đất;

− Nghị quyết 39/2012/QH13 ngày 23/11/2012 về việc tiếp tục nâng cao hiệu
lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố
cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai;
− Thông tư 04/2013/TT-BTNMT ngày 24/4/2013 Quy định về xây dựng cơ
sở dữ liệu đất đai;
− Thông tư 31/2013/TT-BTNMT ngày 23/10/2013 Ban hành Quy trình
nghiệp vụ lưu trữ tài liệu đất đai.
7

2.3. Những nội dung cơ bản của công tác quản lý nhà nước về đất
đai ở Việt Nam
2.3.1 Theo Luật Đất đai 1993
Nước ta vẫn còn thiếu nhiều quy định và ngay cả hệ thống pháp luật đã
ban hành cũng còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được tình hình đổi mới của
đất nước. Vì vậy, Hiến pháp 1992 ra đời trong đó quy định: "Đất đai thuộc sở
hữu toàn dân" (Điều 17), "Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo
quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả"
(Điều 18). Để phù hợp với giai đoạn mới và thực hiện đổi mới toàn diện nền
kinh tế, cụ thể hoá Hiến pháp năm 1992 khắc phục những hạn chế của Luật
Đất đai 1987, ngày 14 tháng 7 năm 1993 Quốc hội khoá IX thông qua Luật
Đất đai 1993 gồm 89 điều, chia thành 7 chương. Luật Đất đai 1993 vẫn khẳng
định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý và vẫn
giữ 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai như Luật Đất đai 1987 và Quyết
định số 201/CP năm 1980 nhưng có hoàn thiện hơn, đó là:
1- Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ
địa chính;
2 - Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất;
3 - Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ
chức thực hiện các văn bản đó;
4- Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất;

5- Đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa chính, quản lý các hợp
đồng sử dụng đất; thống kê, kiểm kê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất;
6- Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng
đất;
7- Giải quyết tranh chấp đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
8

2.3.2 Theo Luật Đất đai 2003
Luật Đất đai 1993 (gồm cả Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
đất đai 1998 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai 2001) là
một trong những đạo luật quan trọng thể hiện đường lối đổi mới của Đảng và
Nhà nước ta.Tuy nhiên, trước tình hình phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã
hội, pháp luật về đất đai mà nòng cốt là Luật Đất đai 1993 cũng bộc lộ rõ
những hạn chế đó là:
Pháp luật về đất đai chưa xác định rõ nội dung cốt lõi của chế độ sở
hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước thống nhất quản lý
Pháp luật về đất đai chưa đủ tầm giải quyết một cách có hiệu quả
những vấn đề về đất đai để đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ đổi mới.
Pháp luật về đất đai chưa thực sự theo kịp với tiến trình chuyển đổi
nềnkinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập
kinh tếquốc tế có hiệu quả.
Pháp luật về đất đai chưa giải quyết được những tồn tại lịch sử trước
đây về đất đai, cũng như những vấn đề mới nảy sinh
Để khắc phục những thiếu sót trên Quốc hội đã tiến hành xây dựng
Luật đất đai mới thay thế cho Luật Đất đai 1993.
Ngày 26 tháng 12 năm 2003, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XI đã
thông qua Luật Đất đai mới - Luật Đất đai 2003.
Quan điểm và nguyên tắc xây dựng Luật Đất đai 2003 là:

Bảo đảm phù hợp với nguyên tắc cơ bản mà Hiến pháp 1992 đã quy
định "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý", đồng
thời thể chế hoá các quan điểm đã được xác định trong Nghị quyết Hội nghị
lần thứ bẩy của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về "Tiếp tục đổi
mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước"
9

Kế thừa những nội dung còn phù hợp của Luật đất đai hiện hành, luật
hoá một số quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai đã được
cuộc sống chấp nhận, đồng thời đưa vào Luật đất đai những nội dung mới cần
sửa đổi, bổ sung nhằm tạo lập một hệ thống pháp luật, đáp ứng cho thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Gắn việc sửa đổi Luật đất đai với yêu cầu đổi mới việc ban hành văn
bản quy phạm pháp luật và cải cách nền hành chính Nhà nước.
Tại Khoản 2, Điều 6, Luật này quy định 13 nội dung quản lý nhà nước
về đất đai như sau:
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính;
3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất;
6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất;
7. Thống kê, kiểm kê đất đai;
8. Quản lý tài chính về đất đai;

9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản;
10.Quản lý, giảm sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất;
11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về
đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
10

12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
Với những nội dung cơ bản như trên. việc quản lý trong lĩnh vực đất
đai cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp các ngành, yêu cầu trình độ
chuyên môn vững vàng của các cán bộ quản lý trực tiếp cùng sự hưởng ứng
và đồng thuận của người dân.
2.4 Sơ lược về công tác quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta hiện nay
Quản lý đất đai là một ngành quản lý quan trọng trong nền pháp chế
của nước ta, có rất nhiều nghiên cứu về công tác này nhằm đánh giá, rút kinh
nghiệm và đề xuất ý kiến xây dựng, sửa đổi cho ngành trở nên hoàn thiện, phù
hợp hơn với đất nước ta.
Ngày 19/4/2012 Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt Quyết định
số 423/QĐ-UBND đầu tư dự án Thiết kế kỹ thuật- Dự toán: Xây dựng hệ
thống hồ sơ địa chính 33 xã thuộc các huyện Cao Lộc, Tràng Định và Văn
Lãng. Với tổng kinh phí dự toán là: 155.115.105.073 đồng. Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Lạng Sơn cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất lần đầu trong năm 2013. Đây là một nhiệm vụ đòi hỏi cần có sự
vào cuộc của tất cả các cấp, ngành, địa phương trong toàn tỉnh. Tính đến hết
năm 2012, toàn tỉnh cấp được 656.185 GCN QSD đất, với diện tích là
621.860 ha. Công tác đo đạc mới bản đồ cũng được chú trọng, hiện tỉnh đã
triển khai thực hiện đo đạc bản đồ địa chính 213/226 xã, phường, thị trấn, với

khối lượng 797.866 ha đất. UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Kế hoạch số
14/KH-UBND, ngày 31/1/2013 về việc cấp GCN QSD đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh. Theo đó, yêu cầu cơ bản
hoàn thành việc cấp GCN QSD đất lần đầu đối với các loại đất trong năm
2013. UBND tỉnh giao chỉ tiêu, kế hoạch chi tiết cho Sở Tài nguyên và Môi
trường, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả
11

công tác này. Đồng thời, đưa ra các giải pháp yêu cầu cấp ủy, chính quyền các
cấp, các ngành, đoàn thể nhân dân từ tỉnh đến cơ sở triển khai công tác tuyên
truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức đối với công tác đăng ký, kê
khai cấp GCN QSD đất, đo đạc địa chính; đấy mạnh công tác cải cách thủ tục
hành chính, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đến làm thủ tục đăng ký cấp
GCN QSD đất; thực hiện thẩm định, xét duyệt hồ sơ lồng ghép giữa UBND
cấp xã - Văn phòng Đăng ký QSD đất - Phòng Tài nguyên và Môi trường;
phân loại hồ sơ theo nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất. Tổ chức học tập và
thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng (Khóa XI) về
tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai; Chỉ thị số 24-CT/TU ngày
27/5/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Nghị quyết số
19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)
về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh
toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản
trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tập trung xây dựng đề án
nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về đất
đai trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; chuẩn bị sẵn những điều kiện để xây dựng Đề
án thành lập Chi cục Quản lý đất đai nhằm đáp ứng được công tác quản lý,
nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn
tỉnh. Tham gia tích cực rà soát, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật
thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh đối với đất đai, đề xuất cơ chế, chính sách,
biện pháp quản lý đất đai phù hợp với đặc điểm tình hình của tỉnh; tập trung

nghiên cứu khi Luật Đất đai năm 2003 được sửa đổi, các nghị định, thông tư
hướng dẫn thi hành, trên cơ sở đó đề xuất với lãnh đạo Sở xem xét các nội
dung còn phù hợp, không còn phù hợp với địa phương. Giải quyết kịp thời
các hồ sơ xin thu hồi đất phục vụ các công trình dự án trọng điểm của tỉnh;
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, di dân ra biên giới,
các dự án thuộc trường hợp thu hồi đất ; các hồ sơ giao đất, cho thuê đất,
12

chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất đảm bảo việc giải quyết xử
lý đáp ứng được chương trình cải cách hành chính tổng thể của tỉnh. Tiếp tục
củng cố hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai nhằm mục tiêu
hiện đại hoá công tác quản lý đất đai trong giai đoạn tới; nghiên cứu và đề
xuất các giải pháp quản lý thị trường quyền sử dụng đất; thống kê, kiểm kê
đất đai; hoàn thiện các quy trình về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.
Trong quản lý hành chính nhà nước, lĩnh vực quản lý đất đai ngày càng
chú trọng để nguồn tài nguyên đất đai được sử dụng hợp lý, quản lý chặt chẽ,
môi trường trở nên tốt đẹp hơn.

13

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng
Sơn giai đoạn 2010 – 2013.
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trong giới hạn 13 nội dung quản lý nhà nước về
đất đai được quy định trong Luật Đất đai 2003.

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành
Đề tài nghiên cứu tại UBND huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn từ tháng 2
đến tháng 4/2014.
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Nghiên cứu điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của huyện Chi Lăng
_ Điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lý
+ Địa hình địa mạo
+ Khí hậu, thủy văn, các nguồn tài nguyên khác.
_ Điều kiện kinh tế xã hội
+ Thực trạng phát triển kinh tế
+ Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
+ Hiện trạng dân số và lao động
+ Thực trạng quản lý và sử dụng đất của huyện.
3.3.2 Hiện trạng sử dụng đất của huyện năm 2013
Đất nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp
Đất chưa sử dụng.
14

3.3.3 Hiện trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện Chi Lăng
3.3.4 Phân tích thuận lợi khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về đất
đai của huyện Chi Lăng
3.3.5 Đề xuất giải pháp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai của
huyện Chi Lăng
3.4 Phương pháp nghiên cứu
− Nghiên cứu các văn bản luật, văn bản dưới luật trong lĩnh vực quản lý
đất đai.
− Phương pháp thu thập tài liệu:
+ Thu thập tài liệu sơ cấp: từ các giáo trình, các ấn phẩm báo chí,

các báo cáo, tài liệu đã công bố, trên internet.
+ Thu thập tài liệu thứ cấp: kế thừa những tài liệu, số liệu do phòng
Tài nguyên môi trường huyện Chi Lăng cung cấp (Báo cáo thực
hiện nhiệm vụ hàng năm, biểu thống kê, kiểm kê đất đai hàng
năm, Sổ đăng ký văn bản hành chính,…)
− Phương pháp xử lý số liệu: nhập và phân tích số liệu trên phần mềm tin
học (Excel, Word, …).
Tham khảo ý kiến của những người am hiểu về vấn đề nghiên cứu làm
sáng tỏ những vấn đề chưa hiểu trong nghiên cứu.
15

PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý:
Chi Lăng là một huyện miền núi phía Nam tỉnh Lạng Sơn, thuộc khu
Đông Bắc Việt Nam. Có tọa độ địa lý 21
0
33’ đến 21
0
48’ Vĩ Bắc và từ 106
0
25’
đến 106
0
50’ độ Kinh Đông.
+ Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Văn Quan, huyện Cao Lộc và thành
phố Lạng Sơn.
+ Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Hữu Lũng.

+ Phía Đông giáp huyện Lộc Bình.
+ Phía Nam giáp huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

Hình 4.1: Bản đồ huyện Chi Lăng
Là huyện miền núi của tỉnh Lạng Sơn địa hình Chi Lăng bị chia cắt bởi
nhiều đồi núi, hang động khe suối. Phía Tây Bắc là vùng núi đá vôi thuộc
vòng cung Bắc Sơn có nhiều sườn núi dốc đứng với độ cao trên 400m, giữa
các núi đá là các cánh đồng tương đối bằng phẳng xen kẽ. Phía Nam địa hình
thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Bắc với nhiều đồi núi thấp độ cao từ 200-
350m.
16

Chi Lăng nằm trên hệ thống trục đường Quốc lộ 1A nối liền Chi Lăng,
Hữu Lũng và thàng phố Lạng Sơn tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu
buôn bán.
Như vậy huyện Chi Lăng ở một vị trí tương đối thuận lợi, có tiềm năng
để phát triển một nền kinh tế đa dạng về nông - lâm nghiệp, công nghiệp và
tiểu thủ công nghiệp, du lịch dịch vụ được chú trọng, phát triển kinh tế nội tại
cũng như giao lưu kinh tế với các huyện, thành phố trong tỉnh và các tỉnh
khác trong vùng.

Hình 4.2: Bản đồ tỉnh Lạng Sơn

4.1.1.2 Địa hình
Chi Lăng có chiều dài khoảng 36 km, rộng khoảng 10 km là huyện
thuộc vùng đồi núi thấp của tỉnh Lạng Sơn. Địa hình được chia làm 2 phần
(được ngăn cách bởi vùng địa mạo thung lũng thềm thấp chạy dọc theo quộc
lộ 1A): nửa phần phía Đông là vùng núi đất, khu vực phòng hộ quan trọng của
sông Thương và hồ Cấm Sơn; nửa phần phía Tây là các đồi núi đá vôi hiểm
trở có nhiều hang động và thắng cảnh như hang Gió ở Mai Sao, núi mặt quỷ,

ngõ Lũy Thề, núi Mã Yên, Có nhiều sườn dốc dựng đứng, độ cao địa hình

×