Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số kinh nghiệm trong giáo dục đạo đức cho học sinh lớp3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 23 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG
Mục lục

Trang
1,2

1. Cơ sở đề xuất giải pháp

3

1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp
1.2.Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp
1.2.1. Cơ sở lý luận
1.2.2.Cơ sở thực tiễn
1.3.Mục tiêu của giải pháp
1.4.Các căn cứ đề xuất giải pháp
1.5. Phương pháp thực hiện, đối tượng và phạm vi
1.5.1. Phương pháp thực hiện
1.5.2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
2. Quá trình hình thành và nội dung giải pháp
2.1. Quá trình hình thành nên giải pháp
2.1.1. Thuận lợi
2.1.2. Khó khăn
2.2. Những cải tiến cho phù hợp với thực tiễn
2.2.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp
2.3 Nội dung và giải pháp mới

3
4
4


4
5
5
5
5
6
6
6
6
7
7
7
8

2.3.1 Giáo viên phải nhận thức đúng đắn về vai trò của môn Đạo
đức.
2.3.2 Sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học

8

8,9,10
đạo đức chính khóa.
2.3.3. Sử dụng thiết bị dạy học hợp lí.
11,12,13
2.3.4.Giáo dục đạo đức thông qua các môn học khác.
14
2.3.5.Xây dựng cho học sinh chuẩn mực và hành vi đạo đức thông
14,15,16
qua các hoạt động ngoại khoá.
2.3.6.Liên kết chặt chẽ với nhiều lực lượng để giáo dục Đạo đức.

17
2.3.7.Vận dụng Mô hình trường học mới trong giáo dục đạo đức cho
18,19
học sinh.
3. Hiệu quả của giải pháp
19
3.1. Thời gian áp dụng giải pháp
19
3.2. Hiệu quả đạt được
19
3.3. Khả năng triển khai, áp dụng giải pháp
20
3.4. Kinh nghiệm thực tiễn khi áp dụng giải pháp
20
4. Kết luận và đề xuất, khuyến nghị
21
4.1. Kết luận
21
4.2.Đề xuất và kiến nghị
22
1


2


1. Cơ sở đề xuất giải pháp
1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp
Đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách và là nền tảng tạo nên
lối sống của mỗi người.Vì vậy giáo dục luôn coi trọng việc giáo dục đạo đức

cho học sinh.Từ ngàn xưa đến nay người Việt Nam chúng ta rất coi trọng đạo
đức, xem đạo đức là vấn đề đầu tiên phải học tập của con người:“Tiên học lễ,
hậu học văn.”Bác Hồđã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng”, “ Có
đức mà không có tài làm việc gì cũng khó.” Dạy cũng như học phải chú ý cả tài
lẫn đức, đức là cái gốc quan trọng của con người, nếu không có đạo đức thì
người tài cũng vô dụng.Mục tiêu giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay đã
ghi rõ trong Luật giáo dục như sau: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình
thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học
cơ sở”. Như vậy, để phát triển toàn diện cho học sinh tiểu học thì giáo dục đạo
đức cho học sinh là điều giáo viên cần quan tâm, đặc biệt là đối với giáo viên
chủ nhiệm lớp.
Năm học 2015 – 2016 tôiđược phân công chủ nhiệm lớp 3A1. Theo số liệu
ban đầu sĩ số 35/18 nữ. Cuối năm học 2014 - 2015 có 100% HS đạt Hoàn thành
về năng lực, phẩm chất. Trong đó có 27 % học sinh được khen thưởng danh hiệu
học sinh nổi bật và học sinh đạt thành tích tốt trong học tập và rèn luyện. Đa số
các em ngoan, thực hiện tốt nội quy trường lớp, đạt được các yêu cầu về phẩm
chất theo quy định.Tuy nhiên qua công tác chủ nhiệm, tôi nhận thấy một sốem
phânbiệt những hành vi đạo đức (đúng/ sai)còn lúng túng; vận dụng kiến thức đã
được học, được giáo dục chưa thường xuyên, chưatích cực.Làm thế nào để giáo
dục đạo đức cho học sinh lớp 3, lứa tuổi mà hành vi của trẻ còn phụ thuộc nhiều
vào yêu cầu của người lớn, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực hiện hành vi ở
các em còn yếu. Đó là một trong nhữngđiều mà tôi quan tâm trong quá trình làm
công tác chủ nhiệm. Chính vì lí do trên mà tôi chọn đề tài sáng kiến kinh
nghiệm: “Một số kinh nghiệm trong giáo dục đạo đức cho học sinh lớp3”.
1.2.Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp
3


1.2.1. Cơ sở lý luận

Giáo dục đạo đức là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể, nhằm
hình thành cho học sinh niềm tin, thói quen, hành vi, chuẩn mực về đạo
đức.Giáo dục đạo đức là quá trình tác động tới học sinh của nhà trường, gia đình
và xã hội, nhằm hình thành cho học sinh ý thức, tình cảm, niềm tin đạo đức từ
đó xây dựng được những thói quen, hành vi đạo đức trong cuộc sống.
Mục tiêu giáo dục đạo đức ở lớp 3 nhằm giúp học sinh:
- Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật
phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 3 trong các mối quan hệ của các em với lời
nói, việc làm của bản thân với mọi người.
- Từng bước hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá đối với những quan
niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học. Kĩ năng lựa
chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống
đơn giản, cụ thể trong cuộc sống.
-Bước đầu hình thànhthái độ trách nhiệm đối với lời nói, việc làm của bản
thân; tự tin vào khả năng của bản thân; biết yêu thương, quan tâmmọi người;
yêu thiên nhiên.
1.2.2.Cơ sở thực tiễn
- Giáo dục đạo đức cho trẻ luôn được các bậc phụ huynh quan tâm ngay
từ khi trẻ có hiểu biết và được tiếp tục giáo dục khi vào học lớp1.Tuy nhiên việc
giúp trẻ nhận ra điều đúng/sai, đấu tranh với những biểu hiện sai trái không phải
là việc dễ dàng đối với học sinh tiểu học.
- Chương trình học của học sinh tiểu học có môn học Đạo đức để giáo dục
các hành vi đạo đức cho học sinh. Nhưng trong thực tế có một số tình huống đạo
đức các em chưa được gặp qua các bài tập đạo đức đã học.
-Ở lứa tuổi 7-8 tuổi đa số các em ngoan, vâng lời thầy cô, người lớn,…tuy
nhiên hành vi của các em là tự phát hoặc phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của
người lớn.Các em chưa có nhiều vốn sống, chuẩn mực đạo đức nên việc phân
biệt về đúng/ sai trong các tình huống đạo đức chưa được thấu đáo.

4



- Việc bùng nổ công nghệ thông tin là cơ hội cho các em có thể thêm nhiều
kiến thức, vốn sống nhưng cũng là mối nguy cơ để trẻ tiếp cận với phim ảnh bạo
lực, sách báo, thông tin không lành mạnh làm ảnh hưởng đến việc nhận thức
chuẩn mực hành vi đạo đức, dẫn đến các em có những hành vi đạo đức không
đúng.
1.3.Mục tiêu của giải pháp
Nghiên cứu một số biện pháp theo tình hình thực tế về giáo dục đạo đức
cho học sinh lớp 3, từ đó đề ra “Một số kinh nghiệm trong giáo dục đạo đức
cho học sinh lớp3”. Nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh để đảm
bảo mục tiêu giáo dục nói chung và công tác chủ nhiệm nói riêng.
Giúp các em được rèn luyện, hình thànhnhững năng lực, phẩm chất tốt phù
hợp lứa tuổi.Góp phần tạo nền tảng đạo đức chuẩn mực cho thế hệ trẻ, những
công dân của đất nước trong tương lai.
1.4.Các căn cứ đề xuất giải pháp
Căn cứ vào vai trò của giáo dục đạo đức ở trường tiểu học; quy định đánh
giá học sinh Tiểu học, các điều kiện, phong trào, hỗ trợ cho việc giáo dục đạo
đức cho học sinh và sự liên kết chặt chẽ giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hộivà
các lực lượng trong giáo dục để đề xuất các giải pháp cho đề tài.
1.5. Phương pháp thực hiện, đối tượng và phạm vi
1.5.1. Phương pháp thực hiện
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số nhóm phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Sưu tầm, tra cứu sách báo, tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài. Qua đó
phân tích tổng hợp, hệ thống hóa theo mục đích nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát:
Thực hiện quan sát ý thức, hành vi đạo đức của học sinh trong quá trình
học tập,sinh hoạt, vui chơi tại trường lớp trước và sau khi áp dụng đề tài.Từ đó

đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp để nâng cao hiệu quả trong
giáo dục đạo đức cho học sinh.
5


- Phương pháp điều tra phỏng vấn:
Tiến hành thiết lập một số bài “test” chophụ huynh học sinh và điều tra qua
phiếu liên quan đến việc phân tích, đánh giá ý thức đạo đức của học sinh; thông
qua phỏng vấn trực tiếp để nắm bắt được thực trạng.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm:
Thông qua các bài tập đạo đức, các tiết thực hành đạo đức Giữa học kì và
cuối học kì của học sinh đã làm nhằm phân tích, đánh giá hiệu quả từ đó đưa kết
luận đúng trong giáo dục đạo đức.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
Qua các hoạt động của học sinh trên lớp, nhận xét đánh phẩm chất, năng
lực cuối học kì, cả năm giáo viên ghi chép, đúc rút kinh nghiệm đi đến kết luận.
1.5.2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
- Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 3A1 và học sinh khối lớp 3(năm học
2015 - 2016)và ( năm học 2016 – 2017) Trường Tiểu học Trường SơnPhường
Phước Nguyên Thành phố Bà Rịa
-Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trungđưa ra “Một số kinh nghiệm
trong giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3”.
2. Quá trình hình thành và nội dung giải pháp
2.1. Quá trình hình thành nên giải pháp
Trong quá trình thực hiện đề tàitôi có những thuận lợi và khó khăn sau:
2.1.1. Thuận lợi
- Trong chương trình học của học sinh tiểu học có môn học Đạo đức để
giáo dục các hành vi đạo đức cho học sinh. Các chuẩn mực đạo đức các em
được cung cấp và uốn nắn ngay từ gia đình và những lớp đầu cấp nên các em đã
có một số hiểu biết nhất định.Ví dụ: Lễ phép với ông bà, cha mẹ,thầy cô giáo;

yêu quý bạn bè,nhường nhịn em nhỏ; biết giữ gìn sách vở, biết cảm ơn, xin lỗi,

- Tâm lý học sinh tiểu học thích "bắt chước" nên giáo dục đạo đức cho học
sinh qua giao tiếp, sắm vai, tranh ảnh, sách báo, dễ dàng, hiệu quả. Học sinh tiểu

6


học luôn thích được khen ngợi nên việc động viên, nêu gương trong giáo dục
đạo đức luôn có thuận lợi trong giáo dục.
- Xuyên suốt trong năm học là 7 chủ điểm giáo dục: Truyền thống nhà
trường; Kính yêu thầy giáo, cô giáo; Uống nước nhớ nguồn; Giữ gìn truyền
thống văn hóa dân tộc; Yêu quý mẹ và cô giáo; Hòa bình và hữu nghị; Bác Hồ
kính yêu.Qua các chủ điểm trên, nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên tổ
chức các hoạt động “Ngoài giờ lên lớp” nhằm giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ
năng sống cho các em.
- Bản thân tôi là giáo viên tâm huyết với nghề, trực tiếp giảng dạy và làm
công tác chủ nhiệm đã nhiều năm, thường xuyên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm
của đồng nghiệp nên đã có các kinh nghiệm về giáo dục đạo đức cho học sinh.
2.1.2. Khó khăn
- Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, nhận thức về cuộc sống của học sinh
còn hạn chế, vốn sống của các em chưa nhiều nên một số em phân biệt những
hành vi đạo đức (đúng/ sai) còn lúng túng, vận dụng kiến thức đã được học,
được giáo dục chưa thường xuyên, chưa tự giác.
- Để học sinh tiểu học tiếp nhận các chuẩn mực đạo đức một cách nhẹ
nhàng giáo viên cần dạy tốt môn đạo đức,sử dụng các phương pháp dạy học phù
hợp như sắm vai, trò chơi, phỏng vấn.Tuy nhiênkhôngphải lớp học nào cũng có
thể thực hiện hiệu quả.
- Giáo viên chủ nhiệm dạy nhiều môn học nên việc chuẩn bị đồ dùng dạy
học cho môn học đạo đức chưa nhiều. Thiết bị phục vụ cho dạy học Đạo đức

chủ yếu là tranh ảnh và một số đồ dùng đơn giản nên thiếu sinh động, giảm sự
chú ý của học sinh.
2.2. Những cải tiến cho phù hợp với thực tiễn
2.2.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp
Để thực hiện được việc giáo dục đạo đức cho các em học sinh trong lớp tôi
áp dụng một số giải pháp sau:
-

Giáo viên phải nhận thức đúng đắn về vai trò của môn Đạo đức.
Sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học.
Sử dụng thiết bị dạy học hợp lí.
Giáo dục đạo đức thông qua các môn học khác.
7


- Xây dựng cho học sinh kiến thức chuẩn mực và hành vi đạo đức thông qua
các hoạt động ngoại khoá.
- Liên kết chặt chẽ với nhiều lực lượng để giáo dục Đạo đức.
- Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục đạo đức cho học sinh.
2.2. Nội dung và giải pháp mới
2.2.1 Giáo viên phải nhận thức đúng đắn về vai trò của môn Đạo đức
Giáo dục Đạo đức là một bộ phận rất quan trọng của quá trình sư phạm,
đặc biệt là ở Tiểu học. Nó nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức
cho học sinh tiểu học, giúp các em ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệ đạo
đức hằng ngày. Có thể nói, nhân cách của học sinh tiểu học thể hiện trước hết
qua hành vi đạo đức. Điều này thể hiện qua thái độ cư xử đối với ông bà, cha
mẹ, anh chị em trong gia đình, với thầy giáo, cô giáo, bạn bè, thái độ học tập,
rèn luyện hằng ngày. Vì vậy mỗi giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp và
tổ chức các hình thức dạy học phù hợp nhằm gây hứng thú học tập môn Đạo
đức. Thực hiện tốt các bài học nhằm giúp học sinh đạt yêu cầu kiến thức, kĩ

năng. Nắm bắt tâm lý học sinh tiểu học rất thích được khen, được động viên,
khích lệ đểgiúp học sinh hiểu và vận dụng phù hợp các chuẩn mực đạo đức đã
học.
2.2.2. Sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học đạo
đức chính khóa
Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, do vậy người giáo
viên phải có lựa chọn kết hợp giữa các phương pháp, cho phù hợp với đặc trưng
của các môn học đặc biệt là môn Đạo đức. Mỗi phương pháp cần phải sử dụng
đúng thời điểm của tiết dạy. Căn cứ vào mục tiêu, giáo viên lựa chọn các
phương pháp giảng dạy cho phù hợp, giúp học sinh đạt yêu cầu kiến thức, kĩ
năng đề ra.
Ví dụ 1: Bài "Giữ lời hứa" - trang 5/ Vở bài tập Đạo đức
*Tiết 1
-Mục tiêu cho hoạt động 1:Học sinh biết thế nào là giữa lời hứa và ý nghĩa
của việc giữ lời hứa.
8


Căn cứ vào mục tiêu, tôi sử dụng phương pháp đặt vấn đề, kể chuyện,
thảo luận nhóm 2, động não.
Cụ thể:
Trước khi vào bài học, tôi đặt vấn đề: Đã bao giờ các em hứa với ai chưa?
Và các em có giữ lời hứa không? Theo các em có nên giữ lời hứa không?
Khi đã tạo ra tình huống để học sinh tập trung suy nghĩ, Giáo viên kể
chuyện“Chiếc vòng bạc”.
Sau đó yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2 để trả lời các câu hỏi (VBT/
trang 6)
Thảo luận theo các câu hỏi:
- Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau hai năm đi xa?
- Em bé và mọi người cảm thấy thế nào trước việc làm của Bác?

- Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra điều gì?

Giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời các câu hỏigiáo viên kết luận. Sau
đó quay lại vấn đề đã đưa ra trước đó: Vậy có nên giữ lời hứa không?
Lúc này chắc chắn các em sẽ tự trả lời được vấn đề và rút ra được cách làm
đúng nhất.
Giáo viên tiếp tục sử dụng phương pháp động não để hoc sinh trả lời câu
hỏi: Thế nào là giữ lời hứa? Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá
như thế nào? Giáo viên rút ra kết luận.
- Mục tiêu cho Hoạt động 2: Học sinh biết được vì sao cần phải giữ lời hứa
và cần làm gì nếu không thể giữ lời hứa với người khác.
Ở hoạt động 2, tôi sử dụngphương pháp phân tích truyện, thảo luận nhóm
sắm vai. Cụ thể:Tôi lần lượt treo tranh kết hợp nêu từng tình huống ( bài tập
2/trang 6).Sau đó tôi chia lớp thành các nhóm 4. Cho các nhóm chọn 1 trong
2tình huống để giải quyết, sắm vai.
Tổ chức cho các nhóm trình bày  học sinh đặt câu hỏi thắc mắc về cách
giải quyết của nhóm bạngiáo viên nhận xét, tuyên dương  giáo viên rút ra
cách giải quyết tốt nhất.
9


Học sinh sắm vaitrong xử lí tình huống.
-Mục tiêu của Hoạt động 3: Học sinh biết tự đánh giá việc giữ lời hứa của
bản thân.Tôi sử dụng phương pháp đặt vấn đề, đàm thoại. Cụ thể:
Giaos viên nêu yêu cầu học sinh liên hệ bản thân: Thời gian vừa qua em
có hứa với ai điều gì không? Em có thực hiện được điều đã hứa không? Vì sao?
Em cảm thấy thế nào khi thực hiện được điều đã hứa? Em cảm thấy thế nào khi
không thực hiện được điều đã hứa?
Một vài học sinh trình bày nhanh trước lớp giáo viên nhận xét, khen
ngợi, nhắc nhở.

Như vậy, tùyvào nội dung, mục tiêu của bài mà giáo viên linh hoạt vận
dụngphương pháp giảng dạy.
Ví dụ như:
- Thảo luận, phân tích tình huống áp dụng cho bài 1, bài 3, bài 5, bài 9. bài 13,
bài 14.
- Bắt đầu từ câu chuyện kể, bài thơ áp dụng cho bài 2, bài 7, bài 8, bài 11.
- Lập nhóm cho học sinh đóng vai áp dụng cho bài 4, bài 6, bài 12.
Qua những nhận định về chuẩn mực đạo đức cần giáo dục cho học sinh
thông qua các bài học Đạo đức, từ sự nghiên cứu và qua việc trực tiếp dạy học.
10


Tôi nhận định: Dạy học Đạo đức đòi hỏi giáo viên cần kết hợp hài hòa giữa các
phương pháp giảng dạy để làm sôi nổi trong từng tiết học, tạo hứng thú, phấn
khởi cho các em chủ động tham gia giờ học mới đạt được kết quả cao.
2.2.3. Sử dụng thiết bị dạy học hợp lí
Song song với đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên cần quan tâm đến
đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết đạo đức.Đồ dùng dạy học có tầm quan trọng
trong sự thành công của một tiết dạy. Sử dụng đồ dùng sử dụng đúng lúc tạo
hứng thú cho học sinh, phát triển tư duy, tình cảm cho các em. Vì vậy khi thiết
kế bài học, giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung của bài học và tình hình
thực tế của lớp, trangthiết bị để lựa chọn thiết bị dạy học cho phù hợp và chuẩn
bị chu đáo các đồ dùng dạy học này.
Hiện nay trang thiết bị và đồ dùng dạy học môn Đạo đức đã có tranh ảnh,
băng đĩa.Tuy nhiên để bài dạy gần gũi, sát với cuộc sống với học sinh, giáo viên
cần làm thêm một số thêm tranh ảnh, video (quay các tình huống đạo đức, hình
ảnh thật,…) từ địa phương,trường lớp của các em. Ngoài ra giáo viên cũng cần
chuẩn bịdụng cụ, đồ dùng thực tế để học sinh sắm vai, thực hành. Giáo viên nên
cho học sinh sử dụng các thẻ màu, hay thẻ đúng/ sai, thẻ “xin trợ giúp” để học
sinh bày tỏ ý kiến, biểu quyết trong giờ đạo đức. Và cũng cần tận dụng nguồn

tranh ảnh, thông tin do học sinh sưu tầm.
Ví dụ:Bài 1 “ Kính yêu Bác Hồ”
Giáo viên cần cho học sinh xem các đoạn phim về Bác với các cháu Thiếu
niên, Nhi đồng từ đó việc giáo dục tình cảm của Bác với Thiếu nhi và Thiếu nhi
đối với Bácsẽ tự nhiên, hiệu quả.

11


Giờ học đạo đức – Học sinh xem video về Bác Hồ và thiếu nhi

Học sinh dùng thẻ “đúng/ sai” trong giờ học đạo đức

12


Bài 6 "Tích cực tham gia việc lớp việc trường" Tiết 2. Giáo viên chuẩn bị một
số dụng cụ lao động như: sọt rác, chổi, phấn, khăn lau, … để các em thực hành.

Học sinh thực hành “Tích cực tham gia việc lớp việc trường"
Bài 14 “ Chăm sóc cây trồng, vật nuôi”, hoạt động liên hệ thực tế, giáo viên
cho các em thực hiện chăm sóc các cây xanh trong lớp học và tiếp tục duy trì
việc làm này cho đến hết năm học. với cách giáo dục học đi đôi với hành các em
sẽ có thái độ tích cực trong việc chăm sóc cây xanh, yêu thiên nhiên, có ý thức
bảo vệ môi trường,…

13


Học sinh chăm sóc cây xanh

2.2.4. Giáo dục đạo đức thông qua các môn học khác
Giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ bó hẹp ở môn học Đạo đức mà
giáo viên còn chú ý lồng ghép ở các môn học khác.Đặc biệt là môn Tự nhiên và
Xã hội, Tiếng Việt hai môn học nhiều bài giáo viên cần lồng ghép giáo dục đạo
đức.
Ví dụ: Trong phân môn Tự nhiên và Xã hội, qua các bài học: Các thế hệ
trong gia đình và họ hàng của em (Bài 8); Hoạt động của chúng em ở trường
(Bài 10); Cuộc sống xung quanh em ( bài 11); Hoạt động nông nghiệp (Bài 13);
Vệ sinh môi trường (Bài 16),Ngoài cung cấp kiến thức về tự nhiên xã hội giáo
viên còn chú ý lồng ghép giáo dục đạo đức chohọc sinh như: yêu quý họ hàng;
kính trọng người lớn;học tập, sinh hoạt đúng giờ;chăm sóc vật nuôi; yêu thiên
nhiên…
Trong môn Tiếng Việt học sinh học được những cái hay, cái đẹp, đức tính
tốt của các nhân vật trong từng bài đọc cũng từ đó nhận ra được các sai cái xấu
cần tránh. Ví dụ: Lồng ghép giáo dục học sinh chăm ngoan lòng dũng cảm (các
câu chuyện Ai có lỗi?, Chiếc áo len,Người lính dũng cảm). Giáo dục, biết nhận
lỗi, sửa lỗi (câu chuyện: Trận bóng dưới lòng đường),…
Khi lồng ghép giáo dục đạo đức cho học sinh trong các môn học, tôi chỉ
gợi mở để các em tự rút ra chuẩn mực đạo đức. Tôi tránh giáo dục gượng ép, sáo
rỗng, hình thức. Có như vậy học sinh sẽ nhớ lâu hơn và sẽ vận dụng tốt trong
học tập, sinh hoạt.
2.2.5.Xây dựng cho học sinh chuẩn mực và hành vi đạo đức thông qua
các hoạt động ngoại khoá:
14


Hàng tuần trong các buổi sinh hoạt lớp, tôi biểu dương những tấm gương
“Người tốt việc tốt” ở trường, ở lớp, Từ đó kích thích tinh thần phấn đấu vươn
lên trong học tập, rèn luyện đạo đức của các em. Kết hợp giáo dục đạo đức cho
học sinh theo các chủ điểm giáo dục của nhà trường:

Tháng 8 + 9 +10: Truyền thống nhà trường
Tháng 11: Kính yêu thầy giáo, cô giáo
Tháng 12: Uống nước nhớ nguồn
Tháng 1+ 2: Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc
Tháng 3: Yêu quý mẹ và cô giáo
Tháng 4: Hòa bình và hữu nghị
Tháng 5: Bác Hồ kính yêu
Hướng dẫn các em qua các hoạt động làm thiệp,vẽ tranh, gấp quần áo, sưu
tầm tranh ảnh, hát, múa, kể truyện, Tạo thi đua giữa các nhóm học sinh trong lớp
vừa gây hứng thú học tập vừa tạo sự tự tin mạnh dạn cho các em….
Trong thực tế ở trường, mỗi chủ điểm đều được nhà trường tổ chức thông
qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp cụ thể. Đây là điều kiện tốt để giáo viên chủ
nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh nhẹ nhàng, vui tươi, hiệu quả và giáo dục
kĩ năng sống cho các em.
Ví dụ:Chủ điểm “ Kính yêu thầy giáo, cô giáo”, qua các hoạt động phong
trào thi đua tôi giáo dục học sinh: yêu trường, yêu lớp; tinh thần đoàn kết.

Học sinh tham gia phong trào ngày 20/11
15


Với chủ điểm “Uống nước nhớ nguồn”, kết hợp với hoạt động ngoài giờ
lên lớp hoạt động viếng nghĩa trang liệt sĩ do Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh tổ chức, tôi cho các em ghi lại những việc mình đã làm, những cảm nghĩ
của mình khi đến thămnghĩa trang liệt sĩ vào “Nhật kí của lớp” đó là cách giáo
dục đạo đức thực tế nhất.

Học sinh viếng nghĩa trang liệt sĩ
Ngoài giáo dục theo chủ điểm tôi còn chú ý kết hơp giáo dục các em theo
các phong trào của Đội TNTPHCM như: "Nuôi heo đất" ủng hộ học sinh

nghèo,ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt nhằmgiáo dục học sinh thức tiết kiệm,
biết chia sẻ với bạn để các em hiểu rõ ý nghĩa, tích cực tham gia phong trào.
Phong trào đọc sách báo, “Nói điều hay, làm việc tốt” cũng được tôi quan tâm
giáo dục, hướng dẫn thực hiện.

16


Học sinh ủng hộ đồng bào bị lũ lụt
2.2.6. Liên kết chặt chẽ với nhiều lực lượng để giáo dục Đạo đức
Nhà trường - gia đình - xã hội là các lực lượng cần liên kết với nhau trong
dạy và học văn hóa cũng như góp phần quan trọng trong việc giáo dục Đạo đức
cho học sinh. Vì thế, tôiluôn kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, cộng
đồng. Để giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh tôi luôn làm tốt công tác chủ
nhiệm. Ngoài việc nắm rõ đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi các em tôi còn nắm rõ
hoàn cảnh, của từng học sinh. Tôi luôn yêu thương, quan tâm dạy bảo các em.
Thường xuyên thăm hỏi, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng học sinh, có kế
hoạch giúp đỡ những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Kết hợp với phụ
huynh học sinh, thông qua các hoạt động ở nhà, ở trường để kiểm tra, đánh giá
các hành vi đạo đức của các em. Cũng bằng hình thức này, giáo viên trao đổi
cùng phụ huynh giúp đỡ những học sinh chưa tiếp cận được với hành vi đúng
đắn, uốn nắn để hướng các em theo kịp cùng bạn bè và có những mối quan hệ
ứng xử trong cuộc sống.
Tôi thực hiện Phiếu điều tra để nắm bắt sự tiến bộ của học sinh trong quá
trình giáo dục, rèn luyện đạo đức. Phiếu này được phát vào buổi họp đầu năm
học, cuối học kì I, cuối năm học.Qua trắc nghiệm trên, giáo viên chủ nhiệm có
thêm thông tin về biểu hiện đạo đức của học sinh lớp mình chủ nhiệm ở mỗi thời
điểm đề có giải pháp phối hợp trong quá trình giáo dục.
PHIẾU THÔNG TIN VỀ HỌC SINH
Họ và tên học sinh:…………….. Lớp:…….

Để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho các em, xin quý vị
cho biết một số đánh giá của quý vị về con em của mình , để giáo viên chủ
nhiệm có hướng giáo dục phù hợp và tốt hơn
TT

Những biểu hiện ở cháu
Chưa thực
Thực hiện
Thực hiện

Con cái của các bậc cha mẹ

hiện
1

Biết chào hỏi người lớn ( cha
mẹ, ông bà…)
17

chưa tốt

tốt


2
3
4
5

Nhường nhịn bạn bè, em nhỏ

Biết chia sẻ, giúp đỡ người khác
Tự giác học tập ở nhà
Biết giữ vệ sinh (cá nhân, cộng

6
7

đồng)
Sống ngăn nắp, gọn gàng
Sinh hoạt đúng giờ (ăn, ngủ,

8

học)
Biết lắng nghe

2.2.7. Vận dụng Mô hình trường học mới trong giáo dục đạo đức cho học sinh
Với mô hình Trường học mới đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình
thành, rèn luyện năng lực, phẩm chất cho học sinh. Qua Cây nội quy, Điều em
muốn nói, việc giáo dục đạo đức cho học sinh cụ thể hơn, rõ ràng hơn.
Cây nội quy
Ngay từ đầu năm tôi tổ chức cho tập thể học sinh xây dựng Cây nội quy cũng
là định hướng việc rèn luyện các
hành vi đạo đức tốt cho các em ở
trường. Các em tự do trao đổi với
Hội động tự quản đểđề ra nội quy
cho lớp. Từ những quy định mà
tập thể lớp đã nhất trí, các em sẽ
chấp hành tốt.
Có thể nói các nội quy các em đề

ra phù hợp với các kĩ năng, hành
vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi:đi
học đúng giờ, lễ phép, thật thà,
chăm chỉ,bỏ rác đúng nơi quy định như vậy bản thân các em đã có những hiểu
biết nhất định về các chuẩn mực đạo đức.
Hộp thư “Điều em muốn nói”

18


Quahộpthư “Điều em muốn
nói"của lớptôi tiếp nhận
các ý kiến, những chia sẻ,
những các mong muốn,
của các em.Từ đó tôi chia
sẻ hỗ trợ, từng vấn đề học
sinh đặt ra.Ngoài ra (nếu
cần) tôi còn phối hợp với
gia đình, nhà trường, địa
phương để có biện pháp
giải quyết những vấn đề
một cách hiệu quả nhất.

3. Hiệu quả của giải pháp
3.1. Thời gian áp dụng giải pháp
- Để hoàn thành đề tài này, tôi thực hiện từ đầu năm học 2015 - 2016 đến
naytại lớp tôi chủ nhiệm và qua dự giờ thăm lớp của các lớp trong khối 3
- Tôi rút kinh nghiệm từng bước qua cách đánh giávề phẩm chất học sinh
tiểu học vào các thời điểm giữa học kì I,cuối học kì, giữa học kì II và cuối năm
học theo quy định của Bộ.

3.2. Hiệu quả đạt được
- Từ việc mạnh dạn áp dụng những nội dung trình bày trên vào trong giáo
dục đạo đứccho học sinh lớp 3, tôi đã thu được một số kết quả nhất định. Điều
tôi cảm thấy tâm đắc nhất là học sinh có hiểu biết và thực hành tốt.
- Bản thân vận dụng vào dạy – học tại lớp 3A1 đã thu được kết quả đáng mừng:
Các em chấp hành đúng nội quy trường, lớp trong học tập và sinh hoạt.
Thể hiện tốt các chuẩn mực đạo đức như: chăm học, chăm làm; tự tin, có trách
nhiệm; trung thực, kỉ luật; biết đoàn kết, yêu thương bạn bè so với đầu năm học.
19


Kết quả cụ thể năm học 2015 – 2016 và từ đầu năm học đến nay như sau:
Thống kê về những biểu hiện phẩm chất của học sinh
Năm học 2015 – 2016
Biểu hiện về phẩm chất
Số học sinh chưa ngoan
Số học sinh ngoan

SS

Đầu năm

TL

Cuối năm học

TL

35
35


học
5
30

14,5%
85,5%

0
35

100%

Năm học 2016 – 2017
Từ đầu năm đến nay tất cả học sinh trong lớp3A1 đều biểu hiện được những
phẩm chất đạo đức tốt.
3.3. Khả năng triển khai, áp dụng giải pháp
Các giải pháp được áp dụng tại lớp 3A1 tôi đang dạy ở trường Tiểu học
Trường Sơn giúp học sinh hình thành những biểu hiện tốt về phẩm chất nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.
Việc triển khai rộng các giải pháp này trong khối lớp 3 và các khối lớp
khác cũng sẽ giúp giáo viên thực hiện tốt việc giáo dục đạo đức cho các em học
sinh góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục.
3.4. Kinh nghiệm thực tiễn khi áp dụng giải pháp
* Để đạt được những thành công trên giáo viên cần :
- Làm tốt công tác chủ nhiệm: Yêu thương, quan tâm, hiểu rõ hoàn cảnh
của từng em học sinh.Tôi liên hệ chặt chẽ với phụ huynh, các ban ngành đoàn
thể trong công tác giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức.
- Nêu gương “Người tốt- Việc tốt”ở lớp, ở trường để giáo dục, học sinh
để học sinh noi theo. Các chuẩn mực đạo đức đã học phải được vận dụng, thực

hành trong cuộc sống.Phong thái của giáo viên phải nhẹ nhàng, tự tin, cởi
mởluôn gương mẫu để các em tin tưởng noi theo.
- Trong dạy học đạo đức cần biết sử dụng các phương pháp linh hoạt , đó là
chìa khóa thành công.
- Hướng dẫn tập thể học sinh tham gia tích cực các hoạt động Ngoài giờ lên lớp
để nhằm giáo dục đạo đức hiệu quả hơn
20


4. Kết luận và đề xuất, khuyến nghị
4.1. Kết luận
Qua đề tài “Một số kinh nghiệm trong giáo dục Đạo đức cho học sinh
lớp 3 ”.Việc tìm hiểu một số vấn đề giáo dục đạo đức ở học sinh Tiểu học giúp
giáo viên nâng cao phương pháp dạy học, tinh thần tự giác học tập rèn luyện,
tìm hiểu kiến thức chuyên môn để giáo dục cho học sinh có những thói quen tốt
và những hành vi, cử chỉ đẹp, Người giáo viên phải là tấm gương sáng cho học
sinh noi theo, tự nâng cao vai trò trách nhiệm của mình, không phải chỉ là người
truyền thụ kiến thức mà giáo viên còn là chỗ dựa tinh thần cho học sinh.
Muốn thực hiện được điều đó, giáo viên ngoài việc giáo dục đạo đức cho
học sinh thông qua các hoạt động trong trường như công tác chủ nhiệm, hoạt
động giảng dạy những bộ môn văn hóa, công tác Đội thì cần phải phối kết hợp
chặt chẽ với các lực lượng giáo dục: gia đình, nhà trường, xã hội. Có kế hoạch,
biện pháp cho phù hợp với từng thời điểm và những chuyển biến cho học sinh
qua từng giai đoạn. Vai trò của gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức
cho học sinh là rất lớn. Giáo viên cần thống nhất với các lực lượng trên để hoàn
thành tốt công tác giáo dục học sinh.
Dạy học là một nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Giáo viên là
người đang thực hiện “Sự nghiệp trồng người”. Chính vì vậy, trong giáo dục
người giáo viên hãy chia sẻ mọi vấn đề trong học tập và trong cuộc sống của các
em. Phải giáo dục, uốn nắn trẻ bằng trái tim bao dung, yêu thương của người

thầy, bằng sự tin yêu của phụ huynh, sự tin tưởng của nhà trường.
Với những gì mà bản thân tôi đã và đang thực hiện trong thời gian qua chưa
phải là sự đúc rút kinh nghiệm trọn vẹn. Nó chỉ là khơi đầu cho quá trình tìm tòi
nghiên cứu của tôi trong công tác chủ nhiệm. Vì vậy không thể tránh khỏi sự
chủ quan thiếu sót, hạn chế. Rất mong được sự đóng góp của các cấp, đồng
nghiệp để tôi hoàn thiện hơn về đề tài mà tôi đang nghiên cứu và ứng dụng.
4.2.Đề xuất và kiến nghị

21


- Các phong trào hay các cuộc vận động có tính giáo dục nên có nhiều hình
ảnh, tranh cổ động để học sinh tiếp nhận chuẩn mực đạo đức một cách nhanh
nhất.
- Đối với Ban giám hiệu nhà trường: nên chỉ đạo Tổng phụ trách trong
chương trình phát thanh Măng non thường xuyên đưa gương “Người tốt việc
tốt”của trường hoặc của các trường bạn trong thành phố Bà Rịa để các em noi
theo.
,ngày 5 tháng 1 năm 2017
Người viết

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Đạo đức học – PTS Phạm Khắc Chương &PTS Hà Nhật Thăng – NXB
giáo dục.
2.Tài liệu bồi dưỡng GVCN lớp – Đinh Thị Dậu
3. Công tác chủ nhiệm lớp ở trường tểu học – Hà Nhật Thăng.
4. Đạo đức sách giáo viên lớp 1,2,3


23



×