Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO đề CƯƠNG ôn THI môn tâm lý học văn hóa SAU đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.93 KB, 26 trang )

ĐỀ CƯƠNG ƠN THI MƠN TÂM LÝ HỌC VĂN HĨA – SAU ĐẠI HỌC
Câu 1: Khái niệm văn hóa
Theo nghĩa hẹp, văn hoá được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng, theo
không gian hoặc theo thời gian… Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá
trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hố, văn hoá nghệ thuật…). Giới hạn theo chiều rộng, văn
hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn hoá giao tiếp, văn hoá kinh
doanh…). Giới hạn theo khơng gian, văn hố được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của
từng vùng (văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Nam Bộ…). Giới hạn theo thời gian, văn hoá
được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (văn hố Hồ Bình, văn hố Đơng
Sơn…)…
Theo nghĩa rộng, văn hoá thường được xem là bao gồm tất cả những gì do con người
sáng tạo ra. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của
nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và địi hỏi của sự
sinh tồn.
Khi tiếp cận khái niệm văn hóa, tùy từng mục tiêu, mục đích khác nhau của người
nghiên cứu mà dựa trên các cách tiếp cận khác nhau và từ đó hình thành các định nghĩa
khác nhau về khái niệm văn hóa. Hiện nay có hàng trăm định về văn hóa. Ở đây, có thể đặc
biệt lưu ý tới những quan niệm chủ yếu sau:
“Văn hóa là những gì do con người sáng tạo ra, đối lập với trạng thái tự nhiên” (M.T
Cicero, A. Adler, G.D. Tomakhin…). Tất cả những gì do bàn tay, khối óc con người làm ra
đều là văn hóa, Văn hóa đối lập với tự nhiên, văn hóa là cái nhân tạo, tự nhiên là cái thiên
tạo. Quan niệm này phân biệt văn hóa với những giá trị tự nhiên chưa mang dấu ấn sáng tạo
của con người.
“Văn hóa là tồn bộ giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo nên” (Quan
niệm của Unesco, giới triết học Nga, Trần Ngọc Thêm).
Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần được loài
người sáng tạo ra, sử dụng trong đời sống hàng ngày.
Văn hóa bao gồm tồn bộ vốn văn hóa vật chất cũng như tinh thần của nhân loại từ
những công cụ sản xuất, vũ khí, phương tiện … cho đến những tri thức, phong tục tập quán
liên quan đến sản xuất, luật pháp, khoa học, tôn giáo, ngôn ngữ, văn tự
- “Văn hóa là cái được con người thừa kế, tiếp nhận” (Quan niệm của E. Herriot, R.


Benedict, Phạm Minh Hạc,… ).
+ VH được kế thừa và phát triển từ thế hệ sang thế hệ khác, khơng thơng qua tính di
truyền mà qua việc học hỏi bắt chước, thực hành, rút kinh nghiệm, phát hiện.
+ Quan niệm này chú ý đến sự nối tiếp xây dựng truyền thống, phong tục của các
cộng đồng khác nhau.
+ Chú ý đến mối quan hệ giữa cái truyền thống và hiện đại trong đánh giá các phong
tục tập quán, lề thói, nói chung là các sản phẩm văn hóa của thế hệ đi trước.
- “Văn hóa là phức hợp chỉnh thể, tổng thể” (Quan niệm của A. Kroeber, W.G
Sumner, E.B. Tylor…).
- “Văn hóa là biểu hiện, dấu ấn của cộng đồng” (S.Kavirạ, A.L. White, Phan
Ngọc…).
- “Văn hóa là hoạt động làm chủ tự nhiên, xã hội và phát triển nhân cách con người”
(Leizig 1980, Từ điển tiếng Việt 1994…).
1


+ Văn hóa là tồn thể những mơn học cho phép một cá nhân trong một xã hội nhất
định đạt tới một sự phát triển nào đó về khả năng, ý thức phê phán và các năng lực nhận
thức, các khả năng sáng tạo. Nói tóm lại là đạt tới một sự nảy nở nào đó của nhân cách.
- “Văn hóa là sự tiến bộ của những tiến bộ” (Quan niệm của A. Schweitzer).
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên được đề
cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm
của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngồi văn học và nghệ
thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.
Từ góc độ tâm lý học, có thể hiểu: Văn hóa là phức hợp tâm lý mang tính chỉnh thể
được hình thành và phát triển cao độ trong hoạt động và giao tiếp của cá nhân, phản ánh dấu
ấn của một cộng đồng và là một nhân tố quan trọng bậc nhất góp phần hình thành, phát triển
tồn diện nhân cách con người.
Tóm lại, Văn hóa là sản phẩm của lồi người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong
quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên

con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác thông qua q trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá
trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con
người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành
động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
* Vai trị của văn hóa:
- Theo Hồ Chí Minh thì văn hóa có vai trị to lớn trong đời sống của mỗi quốc gia dân
tộc.
+ Trước hết, văn hóa là mục tiêu, động lực của cách mạng. Văn hóa là kiến trúc
thượng tầng của xã hội, vì vậy việc lật đổ chế độ xã hội cũ, xã hội thực dân phong kiến và
xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN) tốt đẹp là mục tiêu của văn hóa.
+ Thứ hai, Văn hóa là một mặt hợp thành toàn bộ đời sống xã hội. Người nhấn mạnh:
“trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề chú ý đến; cùng phải coi trọng ngang
nhau: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội” Vì thế, văn hóa khơng thể đứng ngồi “mà phải ở
trong kinh tế và chính trị” và ngược lại kinh tế, chính trị cũng nằm “trong văn hóa”. Tăng
trưởng kinh tế phải đi đơi với phát triển văn hóa và giải quyết những vấn đề xã hội; nếu chỉ
coi tăng trưởng kinh tế là mục tiêu duy nhất thì chẳng những mơi trường văn hóa – xã hội bị
hủy hoại mà mục tiêu kinh tế cũng không đạt được.
+ Thứ ba, Văn hóa là linh hồn, bản sắc dân tộc. Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa
khơng thể tách rời với quốc gia dân tộc, văn hóa trước hết là văn hóa của một dân tộc, nó
mang tâm hồn, diện mạo dân tộc, đó chính là bản sắc dân tộc của văn hóa.
+ VH là cơ sở XH hóa các cá nhân: Vh thể hiện là những nhận thức của mỗi người để
đảm bảo sự hòa đồng của các cá nhân vào XH chung và năng lực lao động của các cá nhân
để đảm bảo đời sống của chính họ. Con người không thể tồn tại nếu tách rời tự nhiên cũng
như con người không thực sự là người nếu tách rời mơi trường văn hóa.
+ Văn hóa là cơ sở phát triển kinh tế: Toàn bộ các yếu tố văn hóa( tài sản hữu hình
hay vơ hình) đc biểu hiện trong lĩnh vực kinh tế là các cơ sở vật chất dùng cho SX kinh
doanh và năng lực lao động của con người, là cơ sở cho quá trình phát triển KTXH. Nền
văn hóa phát triển cao đồng nghĩa với người lao động có năng lực ccao. Do vậy, xây dựng,
phát triển nền văn hóa là nhiệm vụ của mỗi quốc gia.

2


Câu 2: Những đặc điểm của văn hóa
Xét từ góc độ tâm lý học, văn hóa có những đặc điểm cơ bản sau:
- VH là một nhân tố quan trọng bậc nhất tạo ra con người và sự phát triển TL ở trình
độ cao. Sự phát triển đó được coi như kết quả của những sự tương tác giữa kiểu gen, văn
hóa và mơi trường hoạt động của con người.
- VH ln mang tính chất kép, tiềm ẩn và tường minh: (tiềm ẩn với người khác,
tường minh với mình). tùy thuộc vào sự phát hiện, tiếp thu những giá trị của nó. Có thể nói
khác đi như M.Herskovits: VH tồn tại không phụ thuộc vào con người và VH không phải là
gì khác, mà là một hiện thực tâm lý tồn tại trong đâu óc của mỗi cá nhân.
+ Văn hóa là hệ thống những giá trị chung tồn tại khách quan trong cộng đồng.
+ Mỗi cá nhân, nhóm tiếp thu các giá trị đó thơng qua hoạt động và giao tiếp.
+ Các giá trị văn hóa có thể là tường minh hoặc tiềm ẩn đối với cá nhân hoặc nhóm.
- Tính hệ thống:Chỉnh thể, thống nhất, đan xen trên nhiều lĩnh vực
+ Mọi sự kiện hiện tượng thuộc một nền văn hóa đều có liên quan mật thiết với nhau.
+ Nếu biết một dân tộc sống ở đâu, ăn như thế nào, có thể nói được rằng dân tộc đó mặc
và ở ra sao, suy nghĩ và ứng xử như thế nào?
+ Văn hóa thường xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi
phương tiện để đối phó với mơi trường tự nhiên và xã hội.
- Tính giá trị: có giá trị
+ Văn hóa là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người.
+ Văn hóa thực hiện chức năng điều chỉnh xã hội, định hướng các chuẩn mực, điều
chỉnh các ứng xử của con người.
- Tính nhân sinh: do con người sáng tạo ra
+ Văn hóa là một hiện tượng xã hội, có nguồn gốc tự nhiên.
+ Văn hóa là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con người.
+ Văn hóa là cái tự nhiên đã được biến đổi dưới tác động của con người.
- Tính lịch sử: là q trình hình thành lâu dài...

+ Văn hóa bao giờ cũng được hình thành trong một quá trình và được tích lũy qua
nhiều thế hệ.
+ Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dầy, một chiều sâu.
+ Tính lịch sử buộc văn hóa tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố lại các giá
trị.
- Tính bền vững: Tính ổn định tương đối
+ Khi một tập quán hay một thói quen nào đó lan ra khá rộng, dù tác động của những
ảnh hưởng khác nhau đối với chúng có thể yếu đi, nhưng chúng vẫn tiếp tục được truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác.
+ Văn hóa giống như một dòng thác, khi đã tạo ra được luồng lạch thì tiếp tục chảy
trong nhiều thế hệ liền.
- Tính đồng nhất văn hóa: sự giống nhau về văn hóa trong nhóm, dân tộc...
3


+ Tính đồng nhất văn hóa chỉ đặc điểm tâm lý của các cá nhân trong một nền văn hóa
nhất định.
+ Văn hóa là cấu trúc tâm lý, là hệ thống các quy tắc chung nên rõ ràng mọi người có
thể khơng chỉ có một sự đồng nhất văn hóa, mà trong một số trường hợp còn nhiều hơn
+ Những đồng nhất văn hóa ngày nay càng trở nên phổ biến khi ranh giới giữa các
nền văn hóa càng mờ đi.
-> Giao tiếp giữa các đại diện của những nền văn hóa khác nhau được mở rộng.
-> Số lượng các cuộc kết hơn giữa các nền văn hóa khơng ngừng tăng lên.
+ Văn hóa là cấu trúc xã hội ở cấp độ vĩ mô, đồng nhất những đặc điểm, thuộc tính
của chúng ta với những người khác.
+ Văn hóa ảnh hưởng tới lối sống của chúng ta.
+ Văn hóa hình thành, củng cố kinh nghiệm, hành vi, những nguyên tắc và tình cảm
của chúng ta.
+ Trong cơng việc, học tập, thời gian rỗi hay giao tiếp với người khác, chúng ta đều
dựa vào nền văn hóa của bản thân .

* Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu:
- Quán triệt mục tiêu chung: Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển
toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và
khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh
nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Có quan điểm đúng về VH: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu,
động lực phát triển bền vững đất nước; Xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam chính là
q trình thực hiện chiến lược con người
- Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh
thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách. Tạo chuyển biến mạnh
mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, mọi người Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc, tự
hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc.
- Xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh: Mỗi địa phương, cộng đồng, cơ quan,
đơn vị, tổ chức phải là một môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần giáo dục, rèn luyện
con người về nhân cách, lối sống. Gắn kết xây dựng môi trường văn hóa với bảo vệ mơi
trường sinh thái. Đưa nội dung giáo dục đạo đức con người, đạo đức công dân vào các hoạt
động giáo dục của xã hội.
- Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế, Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động Vh, Phát triển cơng nghiệp Vh đi đơi với XD, hồn thiện thị trường VH.
- Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa: Các cấp
ủy, tổ chức đảng cần xác định xây dựng và phát triển vǎn hóa, con người Việt Nam là một
nhiệm vụ quan trọng trong suốt thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa
Tập trung đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa trong
điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và sự bùng nổ của công nghệ thông
tin và truyền thông.

4



- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa: Xây dựng chiến lược phát triển đội
ngũ cán bộ văn hóa. Coi trọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản
lý văn hóa, cán bộ làm công tác khoa học, chuyên gia đầu ngành, cán bộ ở cơ sở.
- Tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa
- Q trình giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cần có quan điểm kế thừa có
chọn lọc, nhất là trong giai đoạn hiện nay…Sáng tạo, bảo tồn,tiếp nhận, phát triển và truyền
thụ văn hóa cần chú ý đến các đặc điểm cơ bản của văn hóa.
- Đấu tranh với các biểu hiện phi văn hóa, phản văn hóa trong…Mỗi cá nhân cần
thường xuyên nâng cao nhận thức về VH, học tập, rèn luyện để trở thành người có văn hóa.
Tích cực tham gia vào việc giữ gìn, phát huy và truyền thụ nền văn hóa VN- đậm đà bản sắc
dân tộc…
Câu 3: Làm rõ quan điểm phát triển toàn diện con người theo tinh thần văn hóa
biện chứng? Ý nghĩa thực tiễn?
Văn hóa là sản phẩm của lồi người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ
qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con
người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác thơng qua q trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình
hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người
và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của
con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người Văn hóa là phức
hợp tâm lý mang tính chỉnh thể được hình thành và phát triển cao độ trong hoạt động và
giao tiếp của cá nhân, phản ánh dấu ấn của một cộng đồng và là một nhân tố quan trọng bậc
nhất góp phần hình thành, phát triển tồn diện nhân cách con người.
Văn hóa có vai trị to lớn trong đời sống của mỗi quốc gia dân tộc. văn hóa là mục tiêu,
động lực của cách mạng, một mặt hợp thành toàn bộ đời sống xã hội, là linh hồn, bản sắc
dân tộc. VH là cơ sở XH hóa các cá nhân, phát triển kinh tế.
* Văn hóa biện chứng
Nhiều nhà khoa học đã chú ý tới “văn hố biện chứng”,một khái niệm nhấn mạnh
tính q trình của mọi hoạt động tạo ra các giá trị mới, phù hợp với sự tiến hố và phát

triển. Vì thế,người ta còn gọi VH là những thành tựu cao nhất ở vào một thời kỳ lịch sử nào
đó. Khi nghiên cứu các xã hội công nghiệp Tây Âu và Bắc Mỹ, thực tế cho thấy sự thay đổi
giá trị cũng liên quan đến sự biến đổi văn hoá. Ở nước ta, vào cuối thế kỷ tnrớc đã từng có
quan niệm ngược lại, cho rằng giữa văn hoá và phát triển tồn tại mối quan hệ giữa tĩnh và
động, có nghĩa là ván hoá là biểu hiện của sự yên tĩnh, cịn phát triển ln ln ở trạng thái
động, biến đổi vơ cùng. Điều đó là hồn tồn sai lầm. Nếu văn hố chỉ là cái tĩnh tại thì
khơng thể có sự khác biệt về chất giữa con người và động vật. L.x. Vưgổtxki đã từng nhắc
lại ví dụ của Marx trong cuốn ‘Tư bản” (tập 1) ví sự so sánh giữa những con ong giỏi nhất
với người thợ xây tổi nhất, và nhấn mạnh rằng con người khơng chỉ thích nghi với mơi
trường mà cịn cải tiến nó thơng qua lao động, nhờ kinh nghiệm lịch sử và xã hội cùng với
năng lực sáng tạo không ngừng của minh.
Tinh thần văn hố biện chứng cịn thể hiện cách hiểu về sự phát triển nhân cách của
con người cũng chính là q trình biến đổi mà kết quả của nó là cá nhân ngày càng cố năng
lực tự đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ mới (K.Ơbukhơpxki), tạo ra những giá trị vãn
hố chưa từng có, vì sự phát ưiển của bản thân và xã hội. Luận điểm này cho thấy, cho dù
5


lúc nào người ta cũng thống nhất rằng tính tồn diện bao hàm các mặt đức, trí. thể, mỹ hay
được phản ánh trong cấu trúc chính thể cùa nhân cách, cho dù có những cách diẻn đạt khác
nhau (như: Tài, đức; xu hướng, tính cách, năng lực, khí chất; hay: nhận thức, xúc cảm, động
cơ, ý chí) thì điều đó hồn tồn khơng có nghĩa là nội dung của các mặt nói trên, yêu cầu
của các mục tiêu phấn đấu ở mọi thời đại văn minh, trong mọi nển văn hoá đều là như nhau.
Từ một giác độ khác, chúng ta có thể hiểu rõ vì sao Lucicn Sève đã phê phán kịch liệt M.
Duírenne khi phân tích khái niệm “nhân cách cơ sở” (La personnalité de base), thường được
nhắc đến trong nhân học văn hố Mỹ, và nói chung là trong các khoa học về con người,
cũng như sự phủ nhận của R. Linton đối với hiệu quả to lớn của các q trình vãn hố, của
văn hố nói chung đối với sự hình thành và tác động của nhân cách.
Con người không chỉ tiếp thu, lĩnh hội mà cịn đối tượng hố những sức mạnh bản
chất của mình, góp phần tạo ra những giá trị văn hố mới đáp ứng những u cầu đương

đại. Điều đó địi hỏi một cách nhìn đầy đủ, sâu sắc, cụ thể hơn về tính tồn diện vừa nói ở
trẻn. Ví dụ, trong một xã hội mở, hội nhập với khu vực và quốc tế, thì tiếp biến văn hố là
một q trình tất yếu, và do đó, năng lực liên văn hố phải trở thành một thành tố quan
trọng trong hệ thống các năng lực cần có của con người có văn hoá. Hiện nay, đây là một
yếu kém cần được nhanh chóng khắc phục. Một biểu hiện điển hình của điẻu này là tình
trạng khơng thành thạo một ngoại ngữ dẫn đến chỗ khó hội nhập quốc tế, khơng tiếp nhận
và truyền được văn hố nước ngồi, gặp khổ khăn trong giới thiêu bản sắc vãn hoá Việt
Nam với thế giới, làm ăn thua lỗ…. Ngoại ngữ chưa trở thành vốn văn hố của cá nhân và
cộng đổng.
Cách nhìn biện chứng vẻ vãn hố cịn cho thấy vãn hố khơng phải là nhân tố duy nhất
tạo ra sự phát triển nhân cách của con người và hơn nữa, văn hoá cũng cổ sự hạn chế của nó
(Cultural lag).
Bên cạnh tự nhiên, văn hố là một mơi trường thứ hai do bản thân con ngưịỉ tạo ra hoặc
cải biến cho mình. Con ngưịi tác động, cải biến tự nhiên, chẳng hạn thơng qua việc chăn
ni và trổng trọt có mục đích, chăm sóc cơ thể và thoả mãn theo kế hoạch các nhu cầu thể
chất, tâm lý và xã hội của mình. Con người đã sáng tạo cho bản thân các quan hẹ ăn ở, ngơn
ngữ, các hình thức giao tiếp xã hội nhất định, luật pháp, nghệ thuật, khoa học và tơn giáo.
Như vậy, có thể nói “văn hố” là lá chắn bao quanh con người, đem lại cho con
người khả năng tự phát triển và tạo lập thế giới. Nhung, nó cũng đổng thời gị bó, cản trở
con người165. Vì thế, A. Gehlen đã từng nói rằng con người là một thực thể khiếm khuyết.
Và mối quan hệ giữa xây và chống ln giữ một vai trị quan trọng trong q trình xây dựng
con người có văn hố.
* Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu:
Vấn đề phát triển toàn diện con người theo tinh thần VHBC đã được Đảng, Nhà nước
ta quan tâm đặc biệt. Điều đó thể hiện rõ trong quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển đất
nước, cụ thể qua Nghị quyết TƯ 5(Khóa VIII) và NQ TƯ 9(khóa XI): Nghị quyết Trung
ương 9 khẳng định(khóa XI: “Phát triển văn hóa vì sự hồn thiện nhân cách con người và
xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo
xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp…”.
Cùng với việc tập trung xây dựng phát triển con người theo tinh thần văn hóa biện

chứng là vấn đề xây dựng mơi trường văn hóa, Nghị quyết nêu rõ: “Mỗi địa phương, cộng
đồng, cơ quan, đơn vị, tổ chức phải là một mơi trường văn hóa lành mạnh, góp phần giáo
6


dục, rèn luyện con người về nhân cách, lối sống… Đưa nội dung giáo dục đạo đức con
người, đạo đức công dân vào các hoạt động giáo dục của xã hội”.Trong xu thế hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, cùng với những thời cơ, văn hóa dân tộc cũng đang
đứng trước những thử thách, nguy cơ. chúng ta đã và đang chứng kiến tình trạng một bộ
phận cư dân (trong đó có lớp trẻ), do thiếu hiểu biết, đã tỏ ra thờ ơ với các giá trị truyền
thống của văn hóa dân tộc.
Phát triển con người tồn diện theo tinh thần VHBC là sự kế thừa và hiện thực hóa
tư tưởng trồng người của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thời đại chúng ta. Các giá trị truyền
thống cao đẹp đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa, phát
huy và phát triển, tạo nên nguồn sức mạnh nội sinh hùng mạnh, giúp dân tộc vượt qua mọi
thách thức gian nguy. Sự phát triển con người theo tinh thần VHBC sẽ tạo nên mọi sức
mạnh vật chất và tinh thần để bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển đất nước.
Quân đội nhân dân mà đại bộ phận là lực lượng thanh niên ưu tú của dân tộc, được
lớn lên từ chiếc nơi văn hóa của dân tộc, lại được Đảng ta và Bác Hồ trực tiếp lãnh đạo,
giáo dục và rèn luyện, từ rất lâu được mang danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ-một biểu tượng văn
hóa vừa gần gũi, thân thương, vừa cao quý của dân tộc Việt Nam. Xây dựng và phát triển
nhân cách con người Việt Nam theo tinh thần văn hóa biện chứng trong lực lượng vũ trang
nhân dân hơm nay chính là làm sống lại và rạng rỡ thêm danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ ở thời kỳ
lịch sử mới- thời kỳ đất nước đang tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế.
Câu 4: Làm rõ quan niệm về văn minh trong TLH. Rút ra ý nghĩa thực tiễn?
Mối quan hệ giữa văn minh và văn hoá cũng như giữa văn minh và sự phát triển, của
con người cho đến nay vẫn cần được nghiên cứu thêm, sâu hơn cả về lý luận lẫn thực tiên.
Trên linh; vực tâm lý học, đó là vấn đề văn hố và sự phát triên tâm lý, nhân cách trong thòi
đại văn minh hiện nay.

* Văn minh: Trước hết, văn minh là một khái niệm được hiểu theo những quan niệm
khác nhau. Về ngôn ngữ, người ta thường lấy tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Đức để làm ví
dụ so sánh. Trong tiếng Pháp và tiếng Anh văn minh chỉ có nghĩa là: 1/. Tồn bộ phức hợp
những tri thức, tín ngưỡng, nghộ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và tất cà những năng
lực và thói quen khác mà con người đã tiếp thu với tư cách là thành viên của xã hội. 2/. Quá
trình điều chỉnh thối thúc bản năng và cảm xúc, làm giảm hoạt động bạo lực và hoàn thiện
các tập tục và những hình thức giao tiếp. Nhưng trong tiếng Đức, văn minh cịn được hiểu
là những gì do khoa học và kỹ thuật mang lại, phục vụ cho cuộc sống nói chung và cho sự
thoả mẫn nhu cầu nói riêng.
Bên canh đó cịn các cách hiểu có những nét chung và riêng như sau:
“Văn minh (Latinh, Pháp và Anh): 1/. Toàn bộ những điều kiện vật chất và xã
hội của cuộc sống được tạo ra (được cải thiện) nhờ sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật. 2/. Học
vấn và văn hoá”
‘Tất cả những biến đổi do con người tạo ra ở ngoài cơ thể gọi ỉà các thành tựu
văn hố; tập hợp tồn bộ những thành tựu ấy gọi là văn hoá; các thời kỳ đặc trưng đỉnh cao
của văn hoá gọi là vẫn minh. Hay nói văn hố đi liển với văn minh, có thể coi văn hoá và
văn minh là hai từ đồng nghĩa với
“Văn minh đồng nghĩa với văn hoá khi người ta đối lập văn minh vái bạo tàn.
7


Nhung thổng thường, văn minh được dùng dể chỉ ttình độ phát triển của nhãn loại đạt được
ở một thời kỳ lịch sử nào đó. Văn minh là thể hiện vẫn hố trong lối sống”20.
“Văn minh: Trình độ phát triển đạt đến một mức nhất định của xã hội loài
người, có nền văn hố vật chất và tinh thẩn với những đặc trung riêng. Văn minh có những
đặc trưng riêng của văn minh, của nền văn hoá phát biển cao; Văn minh thuộc về giai đoạn
phát triển thứ ba sau thời đại dã man, trong lịch sử xã hội loài người kể từ khi có thuật luyện
kim và chữ viết (theo phân kỳ lịch sử xã hội của L.H. Morgan)”.
“Từ văn minh thường được dùng như là đồng nghĩa vói từ văn hố. Tuy nhiên, nó
bao gồm một cái gì hơn thế, hay đúng hơn, nó chỉ định một tình trạng nào đấy của văn hoá, được coi

là cao hơn và cũng thực sự là cao hơn”. Nói đến văn minh, người ta chủ yếu nghĩ đến các tiện
nghi vật chất. Như vậy, văn hóa và văn minh khác nhau trước hết là ở tính giá trị: trong khi
văn hóa là một khái niệm bao trùm, chứa cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần, thì văn minh
thiên về các giá trị vật chất - kĩ thuật mà thôi.
Tuy nhiên, nếu chỉ xét trên phương diện tính giá trị thì “văn minh” khá gần với một khái
niệm đặc thù của truyền thống Việt Nam và phương Đông là “văn vật”. Văn vật và văn
minh tuy cùng thiên về giá trị vật chất, nhưng lại rất khác xa nhau. Sự khác biệt giữa một
bên là văn hóa và văn vật với bên kia là văn minh chính là ở tính lịch sử: Trong khi văn hóa,
văn vật ln ln có bề dày của quá khứ thì văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại, nó chỉ cho
biết trình độ phát triển của văn hóa.
Sự khác biệt vừa nêu giữa một bên là văn hóa và văn vật với bên kia là văn minh dẫn
đến sự khác biệt về phạm vi: Văn hóa mang tính dân tộc, bởi lẽ nó có giá trị tinh thần và
tính lịch sử, mà cái tinh thần và tính lịch sử là của riêng, khơng dễ gì mua bán hoặc thay đổi
được; cịn văn minh thì có tính quốc tế, nó đặc trưng cho một khu vực rộng lớn hoặc cả
nhân loại, bởi lẽ nó chứa giá trị vật chất, mà cái vật chất thì dễ phổ biến, lây lan.
Trong tâm lý học, xét theo những ý kiến thống nhất, chúng ta có thể định nghĩa văn
minh là trình độ phát triển tâm lý, nhân cách của con người phù hợp với những điều kiện kinh tế,
xã hội và văn hoá của thời đại.
* Văn minh - Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học văn hoá
Về lý luận và thực tiễn, văn minh thường được hiểu thiên về giá trị vật chất, khoa
học, kỹ thuật - công nghệ. Tuy nhiên, người ta lại khổng thể bỏ qua những mặt khác, như
chế độ chính trị, những thành tựu văn hoá, văn học nghệ thuật khi xét một nền ván minh
nào đó như vần minh Lưỡng Hà (Mesopotamie), vần minh Hoa Kỳ v.v. Đối với con người,
mọi nhân tố thuộc một nền vốn minh đều ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển tâm lý
của mỏi cá nhân. Nếu một mặt, con người trơ nên văn minh nhờ ván hoá, và mặt khác, như
A. Comtc, H. Spencer, E. Durkheim khẳng định, hiện trạng của một nén văn hố ln ln
là sự tiếp nối của tình trạng trước dây của nó, thì rỗ ràng, tâm lý cũng như vãn hoá sẽ phát
triển và đạt tới những trình độ ngày một cao hơn, phù hợp với từng thời đại văn minh.
Bản chất VM: Khi “Luận đàm về văn minh”, S. Freud quan tâm nhiều tới vấn đề bản
chất của nó. Ơng viết: "Nền văn minh nhân loại, ý tôi muốn chỉ tất cả những mặt đời sống

của loài người được nâng lên cao hơn trạng thái động vật, khác với đời sống cầm thú...,
được thể hiện trên hai mặt. Một mặt gồm toàn bộ tri thức và năng lực mà lồi người có
được và dùng để chi phối lực lượng tự nhiên, làm ra của cải nhằm thoả mãn nhu cầu của
mình; mặt khác gồm các quy tắc, điéu lệ, thể chế cần thiết, dùng để điều tiết quan hệ giữa
8


người vói người, nhất là điều tiết việc phân phối của cải. Hai mặt này của nền văn minh
không độc lập vói nhau”24. Từ đó, ơng xác đinh các đặc điểm của các nền văn minh của xã
hội loài người” là:
Mọi hoạt dộng và tài nguyên giúp con người chống lại sức mạnh hung dữ có hại của
tự nhiên, có tính chất văn hố;Tơn ỉrọng và tạo ra cái đẹp; Phương thức điều tiết quan hộ
giữa người vói người và giữa cá nhân với xã hội.
Xét từ mối quan hẹ giữa văn minh, văn hố và tâm lý đó, giới tâm lý học thưịng đề
cập tói ba phạm vi nghiên cứu: Lối sống, các giá trị đinh hướng hành vi và sự phân tầng xã
hội. Thực ra, đây là những nội dung vấn đé có liên quan với nhau. Người ta luồn sống theo
một triết lý, lẽ sống hướng vào những giá tri nào đó, tuỳ thuộc vào hồn cảnh, điêu kiện cùa
mỗi cá nhân và tầng lớp xã hội cụ thể.
* Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu:
- Hiểu và phân biệt được văn minh và văn hóa, đồng thời thấy rõ mối quan hệ giữa
chúng trong sự phát triển con người mới XHCH.
- Vấn đề đặt ra hiện nay là trong khi chú trọng sáng tạo, phát minh những giá trị vật
chất (văn minh) thì phải đặc biệt chú ý nuôi dưỡng, đắp bồi những giá trị tinh thần (văn
hóa). Say sưa về vật chất, quyền lực mà xem nhẹ giá trị nhân bản, nhân cách làm người là
đổ vỡ tất cả. Thiếu “vốn kinh tế”, chưa có kỹ thuật, khoa học cơng nghệ, vật chất thì 30
năm, 50 năm, sẽ có. Nhưng suy giảm “vốn xã hội”, thiếu, xuống cấp, suy đồi về văn hóa,
tha hóa về văn hóa thì một thế kỷ rất khó phục hồi, thậm chí mất cả thiên niên kỷ. Nhưng
điều nguy hiểm hơn là trong hàng trăm năm đó chúng ta mất nền tảng tinh thần vững chắc
của xã hội, mất sức mạnh nội sinh, nguồn lực xã hội to lớn, không có động lực của phát
triển và phát triển khơng có mục tiêu.


Câu 5: Làm rõ vấn đề nếp sống trong tâm lý học văn hóa. Ý nghĩa trong xây
dựng nếp sống hiện nay?
Nếp sống là khái niệm được dùng để chỉ thói quen (habỉt) sinh sống, hoạt động theo
một hướng quy định, một trật tự nào đó. Nếp sống là mặt ổn định của lối sống và cũng bị chi
phối bởi lẽ sống. “Epicurus và các đồ đệ của ông sơng một nếp sống đơn sơ giản đị. Ví dụ, vế ăn
uống, họ chỉ cần bánh mì và nước là đủ, như lời của Epicurus: ‘Tơi hài lịng với thân xác tơi khi tơi có
bánh mì và nước lã, và tơi phỉ nhổ vào khối lạc xa hoa khơng phải vì bản thân chúng, mà vì những hậu
quả xấu theo sau chúng...”. Theo Epicurus, đời sống tốt lành là đời sống tự do giản dị, hợp lý và điều
độ”
Nếp sống khống phải là mặt bản năng như một số nguòi quan niệm. Nó được hình
thành và phát triển thơng qua nhũng hoạt động thực hiện các nhiộm vụ đặc thù cùa từng lứa
tuổi trong mối quan hộ với môi trường đa dạng xung quanh. Và vì thế, các giá trị văn hố
ln đổng vai trị quan trọng. Việc nghiên cứu kỹ năng và thói quen đã cho thấy mối quan
hệ qua lại giữa chúng thể hiện đặc biệt rõ rệt, cụ thể trong nếp sống nói chung. Là những
phương thức hành vi được củng cố, các thói quen vừa góp phần làm cho việc điều khiển
hành động được dễ dàng, vừa làm cho con người hướng mạnh hơn vào những giá trị thiết
yếu đối với mình.
9


Ngay từ nhỏ, trẻ em phải được học và rèn luyện để có một nếp sống đúng đắn, có lợi
cho sự phát triển về mọi mặt. Trong quá trình này, sự vận dụng kết hợp giữa các kiểu định
hướng của P.J. Galpeiin với những hình thức định hướng hành động sư phạm cụ thể, theo
lứa tuổi trẻ em của A. Kossakowski là cầal thiết và sẽ đạt hiệu quả cao.
* Ý nghĩa trong xây dựng nếp sống văn minh
Khi đất nước tiến hành CNH, HĐH, việc xây dựng nếp sống văn minh lại càng cần
thiết vì nó chính là cơ sở để góp phần tạo ra tác phong cơng nghiệp. Trong tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội, ở đâu cũng rất cần nếp sống văn minh.
Nếp sống chính là biểu hiện cụ thể lối sống của con người. Lối sống tùy tiện nảy sinh

từ nền sản xuất nhỏ, lại qua nhiều năm chiến tranh cùng mặt trái cơ chế thị trường và sự
thực dụng, tôn thờ đồng tiền đã ảnh hưởng xấu đến công việc xây dựng nếp sống văn minh.
Lối sống đó đã khiến cho con người nảy sinh những thói quen tùy tiện, vơ ý thức như thản
nhiên xả rác bừa bãi khắp nơi; nói tục, chửi thề ngay giữa chỗ đông người... Cho nên, xây
dựng nếp sống văn minh trước hết phải tập trung xóa bỏ những thói quen vơ ý thức đó.
Nếp sống văn minh chỉ hình thành khi xóa bỏ được những thói quen xấu và xây dựng
những thói quen mới văn minh, phù hợp với cuộc sống hôm nay. Chúng ta trân trọng và
phát huy những thói quen văn minh mới được hình thành như xếp hàng theo thứ tự. Việc từ
bỏ thói quen cũ lạc hậu, hình thành thói quen mới là một q trình đầy khó khăn, phải lặp
đi, lặp lại nhiều lần mới thành nếp được. Quá trình đó địi hỏi mọi người phải có sự quyết
tâm và kiên trì thường xuyên.
Mục tiêu của xây dựng nếp sống văn minh là xây dựng con người có lối sống, nếp
sống phù hợp với nhịp điệu xã hội văn minh hiện đại. Khái niệm nếp sống văn minh rất
rộng, nếu chúng ta đề ra nhiều tiêu chí chồng chéo nhau thì rất khó thực hiện, cho nên cần
tập trung vào những tiêu chí xây dựng lối sống của con người. Khi con người có lối sống
phát huy truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc, tiếp thu những yếu tố tiên tiến của văn
minh nhân loại, nhất định sẽ có hành vi, cử chỉ, thói quen thể hiện nếp sống văn minh. Ở
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, lối sống văn hóa sẽ điều chỉnh hành vi, ứng xử của mỗi
người, hình thành nếp sống văn minh một cách sâu rộng và bền vững.
Câu 6: Làm rõ các vấn đề phòng ngừa và chống các biểu hiện phi văn hóa, phản
văn hóa. Ý nghĩa thực tiễn?
Từ góc độ tâm lý học, có thể hiểu: Văn hóa là phức hợp tâm lý mang tính chỉnh thể
được hình thành và phát triển cao độ trong hoạt động và giao tiếp của cá nhân, phản ánh dấu
ấn của một cộng đồng và là một nhân tố quan trọng bậc nhất góp phần hình thành, phát triển
tồn diện nhân cách con ng
Lối sống và hành vi của con người có những biểu hiện khơng được coi là văn hóa,
trong đó, những gì khơng phù hợp là phi văn hóa và những gì chống lại bản sắc tốt đẹp là
phản văn hóa.Hiện tượng phi văn hóa nảy sinh từ một trình độ tiến hóa cịn thấp nếu xét ở
phương diện phát sinh chủng loại hay phát triển của một cộng đồng nào đó. Hiện tượng này
cũng có thể xuất hiện do trình độ non kém của nhân cách. Trong khi đó phản văn hóa gắn

liền với quan điểm chính trị - xã hội và thế giới quan cá nhân là chủ yếu. Từ đó, có thể thấy
10


cần phải có giải pháp phịng ngừ và khắc phục. Nói như S.Freud, văn minh cũng địi hỏi
phải đặt ra những điều cấm kỵ
Tác giả Phạm Hồng Hải nhận định: Trong số những nguyên nhân dẫn đến vi phạm
PL và tội phạm, có nguyên nhân do lối sống thiếu văn hóa của cá nhân hay một nhóm người
nào đó. Đó là lối sống vừa phủ định những giá trị văn hóa trong lịch sử, vừa khơng phù hợp
với xu thế thời đại”.
Hành vi sai lệch chuẩn mực ở mỗi cá thể thường phụ thuộc vào trình độ nhân cách và
hồn cảnh, điều kiện, quan hệ xã hội thực tế chứ không phải diễn ra theo độ tuổi, thời gian
* Nguyên nhân của sự lệch chuẩn:
- Sinh học hiện đại có nhiều bằng chứng cho thấy, con người cũng là một kết quả của
sự tiến hóa sinh học. Khơng chỉ những cấu trúc nhận thức mà cả những cấu trúc hành vi
cũng đã được mã hóa trong gen.
- Hiện tượng nhân cách sai lệch chuẩn mực phải được xem xét từ cả hai góc độ: phát
sinh chủng loại và phát sinh cá thể.
- TLHPT đã nêu lên nhiều giai đoạn khủng hoảng trong một đời người (khơng chỉ có
ở tuổi dậy thì). Về thực chất, nó là hậu quả của những mâu thuẫn giữa khả năng hạn hẹp với
yêu cầu mới mẻ, ngày càng cao hơn, song không được giải quyết đúng đắn, kịp thời. Ai
cũng có thể rơi vào tình trạng như vậy, nhưng không phải ai cũng trở thành nạn nhân của nó
nếu được chuẩn bị tốt để vững vàng bước sang một giai đoạn mới.
Tuy nhiên, hành vi lệch chuẩn mực ở mỗi cá thể thường phụ thuộc vào trình độ phát
triển của nhân cách, hồn cảnh, điều kiện, quan hệ xã hội thực tế chứ không diễn ra theo độ
tuổi, thời gian.
- Nói chung ở tất cả các loại hình nhân cách suy thối, thái độ và hành vi tiêu cực có
thể xuất hiện bất cứ lúc nào nếu có sự tác động của một hay những nhân tố sau:
+ NC hình thành trong những đk tác động mạnh mẽ trái PL và trái đạo đức diễn ra
thường ngày ở gia đình, nhóm bạn bè..

+ Sự tồn tại hệ thống những hành vi vô đạo đức và những vi phạm PL thuộc nhiều
loại khác nhau.
+ Sự tách biệt của cá nhân đối với môi trườn các XH và hệ thống quy phạm giá trị,
trong đó có sự biến đổi về vị trí và vai trị XH.
+ Sự thối hóa về mặt XH của cá nhân theo hướng phản đạo đức và PL.
+ Cá nhân mất đi những tình cảm lo lắng, sợ hãi, nhục nhã trước trách nhiệm hình sự
hoặc trách nhiệm XH khác.
- Dưới góc độ xã hội: sự khác biệt giữa giàu và nghèo; khoảng cách về trình độ nhận
thức; sự phân biệt, đối xử của các tôn giáo, dân tộc; sự thiếu công bằng xã hội; sự thiếu cân
bằng giữa kỷ luật, kỷ cương xã hội và thực tiễn; sự thiếu cân bằng giữa các nhu cầu vật chất
và tinh thần; khoảng cách giữa khoa học và văn hóa; sự mâu thuẫn xung đột giữa lý trí và
trực giác…
Như vậy, mỗi nhân cách sai lệch chuẩn mực đều là hậu quả của một phức hợp các
nhân tố nhất định. Việc phát hiện đúng nguyên nhân và áp dụng các biện pháp đa dạng, phù
hợp với đặc điểm và hoàn cảnh cá biệt là hai yêu cầu cơ bản nhất của quá trình khắc phục tệ
nạn XH. Mặt khác, chính những kinh nghiệm và kết quả thực tế sẽ tạo nên cơ sở xem xét,
dự báo và phòng ngừa chủ động, dễ dàng hơn.
11


* Biện pháp, cơ chế phòng ngừa các hành vi phi, phản văn hóa
- Tác động làm thay đổi về chất sự định hướng giá trị cá nhân.
+ Có thể áp dụng những biện pháp kỹ thuật làm chuyển biến quan niệm nhận thức.
-> Tác động phản tâm thế hay trái ngược với tâm thế, quan niệm vốn có. Người được
tác động tự tìm ra những sai lầm, tác hại của lối sống, hành động mà họ vẫn cho là đúng
hoặc không thể làm khác được.
-> Phương pháp gây sốc, làm lung lay, nghi ngờ những gì đã được củng cố trong suy
nghĩ, ý thức họ bằng thông tin, sự việc minh chứng có sức thuyết phục mạnh.
-> Hấp dẫn, lôi cuốn bằng những thần tượng trên lĩnh vực nào đó …. ảnh hưởng đến
người mình điều khiển.

+ Theo Herbert Simon, q trình đồng nhất hóa các giá trị, khi cần thiết phải được
áp đặt lên các cá nhân bằng sự thực hiện quyền lực đối với họ. Phải tạo đk để dần dần các
giá trị này trở nên chủ quan hóa và các cá nhân trưởng thành có sự định hướng khác. Đó
cũng là q trình gd lại.
- Phịng ngừa là chiến lược mang tính ưu tiên và nhân đạo.
+ Phải có kiến thức và kinh nghiệm để hiểu rõ tồn bộ q trình và ngun nhân dẫn
đến sai lầm và tội ác.
+ Phải chú ý đến quy luật phóng chiếu xã hội và mối quan hệ giữa các q trình xã
hội hóa và cá thể hóa.
- Phịng ngừa và làm giảm dần các TNXH đòi hỏi phải thực hiện phương pháp tiếp
cận phức hợp và cá biệt thông qua những biện pháp khác nhau.
* Ý nghĩa thực tiễn:
- Quán triệt mục tiêu chung: Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển
toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và
khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh
nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh.
- Có quan điểm đúng về VH
- Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh
thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách.
- Xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh
- Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa
- Q trình giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cần có quan điểm kế thừa có
chọn lọc, nhất là trong giai đoạn hiện nay…
- Nhận diện và đấu tranh với các biểu hiện phi văn hóa, phản văn hóa:
Câu 7: Làm rõ vấn đề lối sống trong tâm lý học văn hóa. Ý nghĩa trong xây dựng
lối sống hiện nay?
Khi nghiên cứu về con người nói chung và nghiên cứu về văn hóa nói riêng người ta
khơng thể khơng nghiên cứu về lối sống, bởi lẽ nghiên cứu về con người trước hết và về

bản chất, khơng gì khác hơn, chính là nghiên cứu về cuộc sống và văn hóa của con
người.Tuy nhiên, nghiên cứu về lối sống con người trước hết và nhất thiết phải bắt đầu từ
cách hiểu, cách định nghĩa về phạm trù “lối sống”.
12


- Định nghĩa lối sống theo quan điểm của một số nhà khoa học trên thế giới
+ Đumốp Z. và đồng sự của ông cho rằng, “Lối sống trước hết là những điều kiện, trong đó,
con người tự tái sản xuất về mặt sinh học cũng như về mặt xã hội. Đó là tồn bộ những hình thức
hành vi hàng ngày, ổn định và điển hình của con người”.
+ Đơbơrianơp: “Lối sống là sinh hoạt cá nhân, chủ quan hóa của hệ thống những quan hệ xã
hội, của toàn bộ tổng thể những điều kiện sống, thể hiện trong hoạt động của con người” .
+ Sơrơkhơva: “Lối sống là tồn bộ những hình thức hoạt động sinh sống tiêu biểu, là phương
thức hoạt động đã được xác định” .
+ Daxêpin: “Lối sống là tập hợp những hình thức hoạt động của con người trong một thể
thống nhất với môi trường hoạt động của xã hội và cá nhân”. Tác giả này còn nêu 5 dạng hoạt động
của lối sống là: hoạt động cải tạo, hoạt động định hướng, hoạt động giao tiếp và hoạt động nghệ
thuật .
- Định nghĩa lối sống theo quan điểm của một số nhà khoa học Việt Nam
+ Theo từ điển xã hội học, khái niệm lối sống bao gồm những mối liên hệ và quan hệ
đa dạng giữa con người với nhau trong một xã hội nhất định, những điều kiện thực hiện
chúng thông qua những đặc điểm điển hình về hoạt động sống của các giai cấp, các tập
đoàn xã hội và các thành viên trong xh
+ Theo Trần Văn Bình và cộng sự: “Lối sống là một phạm trù xã hội học, khái quát
toàn bộ hoạt động sống của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong
những điều kiện của một hình thái kinh tế xã hội nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực
đời sống trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người, trong tinh thần
và văn hóa”.
+ Phạm Hồng Tung cho rằng: “Lối sống của con người là các chiều cạnh chủ quan
của văn hóa, là q trình hiện thực hóa các giá trị văn hóa thơng qua hoạt động sống của

con người. Lối sống bao gồm tất cả những hoạt động sống và phương thức tiến hành các
hoạt động được một bộ phận lớn hoặc tồn thể nhóm hay cộng đồng người chấp nhận và
thực hành trong một khoảng thời gian tưong đối ổn định, đặt trong mối tương quan biện
chứng của các điều kiện sống hiện hữu và trong các mối liên hệ lịch sử của chúng”.
+ Theo Lê Đức Phúc: “Lối sống là khái niệm dùng để chỉ tồn bộ những hình thức
hoạt động mang tính ổn định, đặc trưng cho cá nhân hay nhóm. Những hình thức này được
quy định bởi trình độ nhận thức về lẽ sống cũng như điều kiện thỏa mãn những nhu cầu liên
quan đến giá trị văn hóa .
Từ góc độ tâm lý học, đây là một định nghĩa về lối sống tương đối hồn hảo, nó vừa
đề cập đến hình thức, tính chất của các hoạt động sống, vừa đề cập đến các yếu tố chủ quan
và khách quan chi phối các hoạt động đó của cá nhân hoặc nhóm.
Từ đó, có thể rút ra ba kết luận cơ bản về những quan niệm nói trên như sau:
1.
Lối sống là tồn bộ những hình thức hoạt động tiêu biểu, tương đối ổn định của
cá nhân và nhóm
2.
Lối sống được hình thành và thay đổi thơng qua các quan hẹ sản xuất vật chất
và tinh thần, chính tri và xã hội trong những điểu kiện của các môi trường cụ thể khác nhau.
3.
Lối sống và những biểu hiện của nó, tuy phản ánh cái phổ quát, dấu ẩh chung
của các thiết chí xã hội, dân tộc, vùng mién, song ln có sự khác biệt cá nhân, và “sự khác
13


biệt văn minh” cần được chú ý nghiên cứu và tổn trọng.
Xuất phát từ đó, lối sống là khái niệm dược dùng để chỉ tồn bộ những hình thức hoạt
động mang tính ổn định, đặc trưng cho cá nhân hay nhóm. Những hình thức này được quy định
bởi trình độ nhận thức về lẽ sống, cũng như điều kiện, khả năng thoả mãn nhu cầu liên quan đến
những giá trị văn hố.
=> Có thể khẳng định chắc chắn, rằng “lối sống” có liên quan mật thiết với “văn

hóa” và có thể coi “lối sống” như một bộ phận hợp thành của “văn hóa”, hay là một phương
thức tồn tại và biểu hiện của “văn hóa”. Tuy nhiên, khơng nên và không thể đồng nhất hai
phạm trù lối sống và văn hóa. Cho đến nay đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về
các phạm trù “văn hóa” và “lối sống”, nhưng dù tiếp cận và định nghĩa các phạm trù trên
theo cách nào thì người ta đều có thể nhận ra có phần chồng lấn, nhưng cũng có phần khơng
trùng khớp giữa nội hàm và do đó, cả ngọai diên của hai phạm trù trên.
* Ý nghĩa thực tiễn:
Bước vào thời kỳ CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, lối sống của con người Việt Nam tất yếu phải có sự thay đổi. Bước chuyển về mặt
sản xuất vật chất xã hội đã phức tạp, bước chuyển về mặt lối sống càng phức tạp hơn. Đặc
biệt, lối sống truyền thống, vốn dựa trên nền sản xuất tiểu nơng, có nhiều nhân tố khơng
tương hợp với tính chất của kinh tế thị trường. Có thể nói, ngồi mặt tích cực thì mặt trái
của kinh tế thị trường có tác động tiêu cực làm phai nhạt lối sống tình nghĩa, làm rạn vỡ tinh
thần tập thể, sự ổn định gia đình, đồng thời làm nảy sinh lối sống cá nhân chủ nghĩa, lối
sống gấp, trụy lạc, vv…
Vì vậy, để xây dựng lối sống của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay chúng
ta cần tập trung vào các nội dung sau:
Một là, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trên cơ
sở đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng
và hồn thiện chính sách xã hội; đẩy mạnh phát triển văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học
cơng nghệ; xây dựng đội ngũ trí thức; đảm bảo và phát huy quyền con người, quyền công
dân.
Hai là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các giá trị mới của con người Việt
Nam thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập quốc tế nhằm thực hiện cuộc vận động xây dựng con
người mới- con người Việt Nam thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
Ba là, cần tập trung cho việc cụ thể hóa những đức tính của con người Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay phù hợp với từng giới, từng ngành, địa phương, đơn vị, kết hợp sâu
sắc giữa giá trị truyền thống tốt đẹp và giá trị mới.
Bốn là, kiên quyết đấu tranh chống sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong
một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa

XI). Đây là địi hỏi cấp thiết của tồn xã hội đối với cơng tác văn hóa trong những năm tới.
Đặc biệt, bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, nhất là lý tưởng sống, năng lực trí
tuệ, đạo đức.... làm cho thanh niên trở thành đội hậu bị, cánh tay đắc lực của Đảng.
Xây dựng con người Việt Nam hoàn thiện về nhân cách, lối sống là một công việc
vừa rất cơ bản, chiến lược, vừa rất cấp bách, trong đó, bốn giá trị lớn là: Lý tưởng sống;
Năng lực trí tuệ; Vẻ đẹp đạo đức; Bản lĩnh văn hóa, trở thành nền tảng nhân cách vững chắc
của con người Việt Nam …
14


câu 8: Khái quát những xu hướng tâm lý học trong nghiên cứu văn hóa. Ý nghĩa
vấn đề?
Từ lâu văn hóa đã là một vấn đề trung tâm của khoa học xã hội và nhân văn và đã
thực sự trở thành đối tượng của tâm lý học, đó là Tâm lý học văn hóa. Cùng với những
bước tiến trong nhận thức, các triết gia cũng như các nhà tâm lý học đã ngày càng hiểu rõ
vai trị của văn hóa đối với sự tồn tại và phát triển của con người....Từ góc độ tâm lý học, có
thể hiểu: Văn hóa là phức hợp tâm lý mang tính chỉnh thể được hình thành và phát triển cao
độ trong hoạt động và giao tiếp của cá nhân, phản ánh dấu ấn của một cộng đồng và là một
nhân tố quan trọng bậc nhất góp phần hình thành, phát triển tồn diện nhân cách con người.
Một số xu hướng TLH trong nghiên cứu văn hóa
Tâm lý học các dân tộc: Đây là xu hướng tâm lý học ra đời năm 1860, xuất phát từ
những quan niệm của M. Lazarus và H. Steinthal khi xuất bản “Tạp chí nghiên cứu tâm lý
các dân tộc và khoa học ngơn ngữ” khắc phục được tình trạng chỉ chú ý tới cá nhân và bỏ
qua mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, xem nhẹ sự tham gia vào tinh thần chung, tinh thần
của nhân dân (Volksgeist).
Từ 1990, W.Wundt tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và cho công bố một tác phẩm lớn
gồm 10 tập phản ánh quan điểm cơ bản cho rằng tâm lý học các dân tộc có nhiệm vụ nghiên
cứu các q trình tâm lý trong mọi mối quan hệ vượt ra khỏi sự sinh tồn riêng lẻ và dẫn đến
sự tác động qua lại về tinh thần như điều kiện của chúng.Theo G.G.Shpet, tâm lý học dân
tộc có ba nhiệm vụ cơ bản:

+ Nhận thức tâm lý về bản chất tinh thần dân tộc
+ Phát hiện các quy luật của hoạt động tinh thần hoặc lý tưởng của dân tộc được thực
hiện trong cuộc sống, trong nghệ thuật và khoa học.
+ Tìm ra các cơ sở, nguyên nhân làm xuất hiện, phát triển hoặc thủ tiêu những đặc
điểm của một dân tộc nào đó.
- Tâm lý học nhóm: Một số nhà tâm lý học xã hội ở Pháp như G.Le Bon (1841-1931),
G. Tarde (1843-1904), ở Mỹ như W.James đã nghiên cứu các cơ chế tâm lý của sự tương
tác của con người trong những nền văn hóa, cũng như những biến đổi văn hóa có liên quan
đến ngơn ngữ, tơn giáo, tình cảm, tư tưởng, chính trị. Ở đây, chúng ta cũng có thể nhắc đến
K. Lewin (1890-1947). Với khái niệm trung tâm là “khơng gian sống” (Lebensraum), ơng
mơ tả tồn bộ những gì quy định hành vi của con người. Trong công thức V=f (PU) = f (L),
K. Lewin đã nhấn mạnh vai trị quy định tính cách và hành vi của cá nhân sống trong một
nền văn hóa nào đó.
- Phân tâm học: Phân tâm học ra đời vào thế kỷ thứ XX và như S. Fereud viết, tạo ra
cái mới cùng với tác phẩm “Lý giải giấc mơ” (Traumdeutung), được xuất bản năm 1900.
Việc coi trọng vai trò của văn hóa đã dẫn đến một cách tiếp cận mới khi lý giải giấc
mơ. Theo A. Hamburger hay A. Lorenzer, thay vì xuất phát từ sự phát triển của tuổi ấu thơ,
15


các nhà phân tâm học phải chú ý tới mối quan hệ với các chuẩn mực xã hội, tới quá trình xã
hội hóa “đặc thù”
Lý luận về văn hóa của Freud trong “Totem unt Tabu” (1912) phát triển trên nền của
tư duy tiến hóa luận. “Totem và Tabu” xuất hiện trong tiền sử loài người ở một bộ tộc
nguyên thủy. Ở đây, một người đàn ông tàn bạo đã chiếm đoạt các phụ nữ và cho đầy ải,
xua đuổi các con trai đến tuổi trưởng thành của mình. Về sau, những người con trai này trốn
thoát, giết và ăn thịt người cha, lấy mẹ và chị em gái.
Tình cảm tội lỗi và sự ân hận đã tạo nên điều cấm loạn luân (Inzesttabu) và cấm ăn
thịt động vật được coi là vật tổ (Totemtier). Đối với Freud, đó là lúc con người bắt đầu có
năng lực văn hóa.

- Tâm lý học nhân văn: Sự ra đời của tâm lý học nhân văn trong những năm 60 của
thế kỷ vừa qua là một minh chứng rõ rệt cho sự phát triển tâm lý học, thể hiện ở việc phản
đối tâm lý học hàn lâm, hướng vào khoa học tự nhiên, xa rời thực tiễn và cuộc sống. Theo
A.Maslow, sự sai lầm, phiến diện đó đã dẫn đến hậu quả tất yếu là tâm lý học không thể nào
nhận biết, hiều được con người và các nền vh
Tuy nhiên, hoạt động thực tiễn và những nguyên tắc hoạt động quan trọng nhất của
các nhà tâm lý học nhân văn lại chưa chú ý đầy đủ đến những biến đổi của xã hội, của văn
hóa. Vì thế, khi phân tích các khái niệm cơ bản nhất của tâm lý học nhân văn như “sự thực
hiện bản ngã” hay “sự hiện thức hóa bản ngã”, “trải nghiệm bản ngã” trong “q trình
nhóm”, R.O. Zucha đã coi đó là duy tâm vì, tồn tại quyết định ý thức chứ không phải ý
thức quyết định tồn tại.
Tâm lý học nhân văn của A.Maslow (1908-1970) cũng thường được nhắc đến khơng
chỉ vì sự phân biệt hai nền văn hóa trong xã hội hiện đại, được tạo ra trên cơ sở định hướng
theo những giá trị cao đẹp hay khuynh hướng quan liêu – kỹ trị trong cuộc sống xã hội.
Cũng như E.Fromm, A.Maslow cho rằng xã hội phải coi trọng các mục tiêu phát triển
con người, những nhu cầu ở những cấp độ khác nhau, mà cao nhất là sự tự hiện thực hóa tới
mức tốt đẹp nhất có thể được. Tư tưởng này có ý nghĩa quan trọng đối với sự hoàn thiện
nhân cách, thực hiện một đường lối giáo dục chân chính, thậm chí, như có người đã nói, trở
thành nền tảng cho các quan niệm phát triển kinh tế như ở Nhật vào những năm 70-80.
- Tâm lý học so sánh văn hóa: Tâm lý học xuyên văn hóa hoặc so sánh văn hóa được
các nhà tâm lý học như W.D.Froehlich, A.J Marsella, H.C. Triandis quan niệm như một
phân ngành tâm lý học ra đời trên cơ sở của tâm lý học văn hóa và tâm lý học các dân tộc
trước đây. Các nghiên cứu xuyên VH đã được phổ biến trong TLH
Tính đa dạng văn hóa. Mối quan hệ giữa các nhóm văn hóa. Sự khác biệt về dân tộc,
chủng tộc của các tầng lớp dân cư. Cái mà chúng ta biết có đúng với tất cả mọi người, có
độc lập với nguồn gốc văn hóa của họ hay khơng?Nếu như khơng thì có những khác biệt gì?
16


Trong hoàn cảnh nào xuất hiện những khác biệt và tại sao?Những yếu tố nào bên ngồi văn

hóa thúc đẩy sự khác biệt này?
*Ý nghĩa của vấn đề:
=> Như vậy: Văn hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc
mất nước thì có thể lấy lại được, mất văn hóa là mất tất cả.
Mơi trường quân đội là một môi trường tương đối rộng lớn, khi tiến hành xây dựng
mơi trường văn hóa qn sự phát triển toàn diện cũng cần đặc biệt chú trọng đến các xu
hướng tâm lý trong phát triển văn hóa quân sự, đặc biệt là trong xây dựng nhóm, tập thể
quân nhân vững mạnh trong giai đoạn hiện nay nhằm góp phần xây dựng qn đội chính
quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hoàn thành..
Câu 9: Làm rõ vấn đề lẽ sống trong tâm lý học văn hóa. Ý nghĩa của vấn đề hiện nay?
Lẽ sống hay ý nghĩa cuộc sống là một trong những vấn đề trung tâm của đời sống con
người. Có thể xem quan nệm con người về lẽ sống là nền tảng tinh thần của họ. Nó chi phối
và liên quan mật thieert đến những định hướng sống của con người hết sức cơ bản như lý
tưởng, niệm tin, thài độ sống, các quan niệm về hp, thiện-ác… Người có lẽ sống tốt đẹp sẽ
có khả năng vượt qua mọi khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. Ngược lại, sự khủng
hoảng vể quan niệm lẽ sống sẽ có thể dẫn con người tới đổ vỡ niềm tin, chao đảo tinh thần,
lệch hướng trong cuộc sống, rối loạn trong hành động và dẫn đến những hậu quả khó lường.
Do lẽ sống là vấn đề mang bản chất tinh thần sâu xã nhất gắn liền với XH và con
người, nên nhiều nhà triết học, đạo đức học đã xem lẽ sống là vấn đề vừa có ý nghĩa triết
học, vừa có ý nghĩa đạo đức học và là trung tâm nghiên cứu con người của mọi thời đại.
Ngay từ thời cổ đại; theo Nho giáo thì mẫu người quân tử và lẽ sống “tu thân, tề gia,
trị quốc, bình thiên hạ”, “Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”. Mạnh tử “giàu sang khơng đánh mất tâm
tính, nghèo nàn khơng đổi được khí tiết, uy quyền, bạo lực khơng làm mình nhục chí, như
thế mới đáng bậc trược phu”.
Thời cận đại quan niệm lẽ sống là tìm kiếm tri thức khoa học, đề cao lý trí con người.
Thời hiện đại tư bản chủ nghĩa,quan niệm lẽ sống là tiền bạc…
Hiện nay, lẽ sống vẫn còn được hiểu rất khác nhau. Điều đó dẫn đến những trường hợp như
sau:
- Thu hẹp phạm vi nội hàm của khái niệm, coi lẽ sống là “Điều thường thấy ở đời, được
coi là hợp với quy luật, với đạo lý”31. Song, lẽ sống của mõi cá nhân có thể là rất khác nhau,

tích cực hoặc tiêu cực.
Từ một giác độ khác, những ý kiến phơ phán của chủ nghĩa Machiavel có liên quan đến
kiểu hiện đương sống, đang làm và kiểu đáng lẽ phải sống, phải làm 32 cũng chúng minh
thêm điếu đố. Mâu thuẫn trong quan niệm, khi một mặt cho rằng “Lẽ sống được coi là mặt ý
thức của lối sống, là sự lựa chọn chủ quan của con người vé một lối sống”, nhưng mặt khác, lại
khẳng định “lối sống là cơ sở đẩu tiên để hình thành nếp sống và lẽ sống”
Thực ra, lẽ sống là triết lý về cuộc đời, là mặt ý thức về cuộc sống của con người. Đây
khơng chỉ là quan niệm mang tính hệ thống về ý nghĩa, mục đích của cuộc sống mà cịn là
cơ sở lý giải cách sống và sự thay đổi lối sống. Và vì thế, lẽ sống liên quan đến thế giới
quan, định hướng giá trị , giáo dục giá trị
- Thế giới quan
17


Theo nhận thức chung nhất, thế giói quan là “Quan niệm thành hệ thống về thế giới,
vể các hiện tượng tự nhiên và xã hội” 34. Đố cũng là: ‘Toàn bộ những biểu tượng và quan
niệm về tự nhiên và xã hội, về mối quan hệ của con người đối với thế giới và ý nghĩa của
cuộc đời, bao gổm cả các chuẩn mực và quy tắc nhất định về hành vi của con người trong
xã. hội”
- Sự đúng đắn và hiệu quả tác động của thế giới quan đối với tự nhiên, xã hội và con
người là những tiêu chuẩn cơ bản của việc xem xét, phân định giá tri văn hố của nó. Trong
phạm vi tâm lý học văn hoá, biểu biện rõ rột, đầy đù và tập tnmg nhất của mối quan hệ giữa
lẽ sống và thế giới quan chúih là sự định hướng giá trị.
- Định hướng giá trị
“Định hướng giá trị là thái độ lựa chọn của con người đối vổỉ các giá trị vật chất và
tinh thần; một hộ thống tâm thế, niềm tin, sở thích được biểu hiện trong hành vi của con
người”43. Rõ ràng, định hướng giá trị không chỉ là quá trình nhận thức đơn giản mà là một
hoạt động với đầy đủ tính chất và đặc điểm của nó. Trong cuộc sống, người ta hướng vào
nhiều loại giá tri khác nhau: Vật chất và tinh thần, cá nhân và xã hội, tích cực và tiêu cực,
dân tộc và tồn cầu, cơ bản và thứ yếu, lâu dài và trước mắt. Đó chính là hệ quả của sự thay

đổi cách nhìn lịch sử, văn hoá và tâm lý con ngưồi, được quy định bỏi những nhân tố chủ
quan, khách quan khác nhau, đang cần được đánh giá, kiểm nghiệm bởi lẽ nó chi phối q
trình định hướng giá trị.
-Giáo dục giá trị
Từ cuối những năm 60 của thế kỷ trước, sự thay đổi giá trị ở các xã hội công nghiệp
phượng Tây đã trở thành một trọng tâmnghiên cứu nổi bật. Cho đến nay, vê phương diện
tâm lý học,chúng ta có thể thỉy có míy xu hướng như sau:
+Xu hướng nhận thức, biểu hiện ở việc hình thành, truyền
+ thụ, khai sáng, tạo ý thức vé các giá trị mong muốn.
+ Xu hướng phê phán cách tiếp cận duy lý và nhấn mạnh phải coi trọng cảm xúc.
+ Xu hướng đé cao việc giáo dục hành động hưóng vào các giá tri văn hoẤ đích thực.
Như vậy, việc phát triển những quan niệm khác nhau cho thíy vấh đề trọng tâm của
giáo dục giá trị là khắc phục sự phiến diện của những nhà “khai sáng giá tri” và chuyển từ
sự hiểu biết giá trị sang ý thức vé giá trị. Chỉ khi đó, cá nhân mới có nống lực hoạt động
định hướng độc lập.
Tóm lại: Lẽ sống của con người là sự thống nhất nghĩa vụ và hành phúc thông qua
hoạt động thực tiễn, hoạt động xã hội của con người, cho nên lẽ sống đạo đức là sống đúng
đắn biết kết hợp hài hịa lợi ích cá nhân và xã hội. Lẽ sống không phụ thuộc vào thời gian
sống mà phụ thuộc vào chất lượng sống, phụ thuộc vào giá trị Xh trong đó con người lao
động tự giác, sáng tạo và tự do, cống hiến cho XH và hưởng thụ sản phẩm mà họ tạo ra.
* Ý nghĩa trong gd lẽ sống hiện nay:
Ngày nay, trong thời bình, con người có cuộc sống hạnh phúc hơn thì càng phải xác
định rõ lẽ sống cho chính mình để góp phần vào làm giàu mạnh đất nước, góp phần siết chặt
tình đồn kết dân tộc. Đó chính là sống nghiêm túc, sống giản dị, sống một cách thanh liêm,
chí cơng vô tư và đầy trách nhiệm. Xã hội mà mỗi người đều biết sống tiết kiệm, sống nhân
ái, yêu thương con người thì xã hội đó mới thật sự giàu mạnh và phát triển.
Xác định lẽ sống cho bản thân là một điều khơng hề khó khăn đối với mỗi người
nhất là thế hệ trẻ của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những con người biết tự sống dúng đắn,
18



sống có ích vẫn có rất nhiều người hiện đại đang bị mất khả năng vạch ra lẽ sống cho bản
thân mình, hoặc mập mờ trong chính cách sống của bản thân. Có nhiều nguyên nhân gây ra
điều này, mà quan trọng và ảnh hưởng lớn nhất chính là từ cách giáo dục lẽ sống cho mỗi cá
nhân chưa thật sự hợp lý và sâu sắc. Nền văn hóa Việt Nam hiện đại là nền văn hóa kết hợp
giữa truyền thống dân tộc tốt đẹp với tinh hoa văn hóa du nhập từ các dân tộc khác trên thế
giới. Sự du nhập, kết hợp này diễn ra tràn lan, chưa được cá nhân chọn lọc một cách kỹ
càng, dẫn đến sự hỗn tạp trong cách sống, dần dần gây nên sự ảnh hưởng mạnh mẽ, không
dễ thay đổi. Giáo dục lẽ sống cho mỗi cá nhân là giáo dục về ý thức, để cá nhân tự động
thực hiện.

Câu 10: Làm rõ đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học văn hóa?
TLHVH là một phân ngành TLH nghiên cứu các hiện tượng, quá trình, quy luật tâm
lý trong tiếp nhận và sáng tạo các giá trị văn hóa để góp phần phát triển tồn diện nhân cách
con người.
- Có nhiều quan niệm khác nhau về phân ngành TLHVH:
+ TLHVH là một lĩnh vực của TLHXH, nghiên cứu các quá trình phát triển, tiếp
nhận và ảnh hưởng của các tài sản văn hóa theo nghĩa rộng nhất. Mục đích nghiên cứu của
nó là phân tích sự quy định qua lại lẫn nhau của các hiện tượng văn hóa, các chuẩn mực của
nhóm hay XH và các thái độ cá nhân, hứng thú và hành động.
+ TLHVH nghiên cứu cái tâm lý trong văn hóc như là tổng thể nói chung những giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử và sự tương tác
giữa văn hóa và tâm lý con người. => Cách hiểu này là phù hợp với cách phân chia các
ngành TLH hiện nay, phản ánh được đối tượng cơ bản của TLH trong mối quan hệ với VH.
Do vậy, có thể xác định: Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học văn hóa là: các hiện
tượng tâm lý, các quá trình và quy luật tâm lý trong sáng tạo, truyền và tiếp nhận các giá
trị văn hóa để góp phần phát triển toàn diện nhân cách con người phù hợp với trình độ tiến
hóa và văn minh đương đại.
+ Nghiên cứu các hiện tượng tâm lý:
1. Cách phân loại phổ biến trong các tài liệu tâm lý học là việc phân loại các hiện

tượng tâm lý theo thời gian tồn tại của chúng và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách.
Theo cách phân loại này, các hiện tượng tâm lý có ba loại chính:
a. Các q trình tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối
ngắn, có mở đầu, diễn biến, kết thúc tương đối rõ ràng. Người ta phân biệt thành ba quá
trình tâm lý:
+ Các quá trình nhận thức gồm cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy.
+ Các quá trình cảm xúc: biểu thị sự vui mừng hay tức giận, dễ chịu hay khó chịu
+ Quá trình hành động ý chí.
19


b. Các trạng thái tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối
dài, việc mở đầu và kết thúc không rõ ràng, như: chú ý, tâm trạng…
c. Các thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, tạo thành
những nét riêng của nhân cách. Người ta thường nói tới bốn nhóm thuộc tính tâm lý cá nhân
như: xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực.
2. Cũng có thể phân biệt hiện tượng tâm lý thành: các hiện tượng tâm lý có ý thức và
các hiện tượng tâm lý chua được ý thức.
3. Người ta còn phân biệt hiện tượng tâm lý thành: hiện tượng tâm lý sống động và
hiện tượng tâm lý tiềm tàng.
4. Cũng có thể phân biệt hiện tượng tâm lý của cá nhân với hiện tượng tâm lý xã hội.
+ Nghiên cứu các quá trình tâm lý trong truyền và tiếp nhận văn hóa: thi đua, lây lan
tâm lý, bắt chước, ám thị, đồng cảm, ác cảm...
+ Nghiên cứu các quy luật tâm lý trong truyền và tiếp nhận văn hóa:
-> Ql các hiện tượng tâm lý được hình thành và phát triển từ nguồn gốc tồn tại xã hội,
từ thực tiễn cuộc sống.
-> Ql về sự tồn tại của cái chung, cái riêng và cái đơn nhất trong các hiện tượng tâm
lý xã hội.
-> Ql về mối quan hệ qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau giữa người và người trong quá
trình giao tiếp là nhân tố hình thành các hiện tượng tâm lý xã hội.

-> Ql kế thừa, lây lan và bắt chước trong nhóm.
* Nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học văn hóa:
- Nghiên cứu văn minh, trình độ phát triển tâm lý nhân cách với những nội dung như
sau : thế giới quan, nhân sinh quan, đạo đức, lối sống, định hướng giá trị.
+ Văn minh là trình độ phát triển của một cộng đồng người, một quốc gia, dân tộc
trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
+ Văn minh trong mỗi con người được hiểu là trình độ phát triển tâm lý, nhân cách
của con người phù hợp với những điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa của một thời đại.
+ Nghiên cứu văn minh ở lối sống, lẽ sống (thế giới quan, định hướng giá trị) và nếp
sống.
-Nghiên cứu nghệ thuật : đề cập đến những phẩm chất tâm lý, trạng thái, quá trình
tâm lý nảy sinh trong sáng tạo và tiếp nhận nghệ thuật.
+ Nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc biệt dùng hình tượng sinh động, cụ thể và
gợi cảm để khơng chỉ phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm mà cịn tạo ra
những giá trị văn hóa mới.
- Tâm lý học văn hóa nghiên cứu mối quan hệ giữa nghệ thuật và tâm lý trong quá
trình tiếp nhận và sáng tạo văn hóa, cụ thể đó là các quá trình tâm lý như quá trình tri giác,
tưởng tượng, cảm xúc... ; các trạng thái tâm lý như những ấn tượng, xúc cảm trong quá trình
tiếp nhân ... ; và những phẩm chất nhân cách cần thiết trong quá trình sáng tạo nghệ thuật...
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa khoa học (thành tựu văn hóa) với lối sống, nghệ
thuật.
+ Khoa học là hình thức cao nhất của nhận thức lý luận và kết quả của nó, hình thức
đặc biệt của ý thức xã hội hướng vào việc phản ánh và làm chủ các quy luật trong tự nhiên,
xã hội và tư duy. Là sản phẩm của hoạt động nhận thức, khoa học là một hệ thống những tri
20


thức được ghi lại trong các khái niệm, ý kiến, giả thuyết và lý luận, được kiểm nghiệm
trong thực tiễn và t.xuyên phát triển...
+ Tâm lý học khoa học nghiên cứu các cơ sở tâm lý trong việc hình thành và phát

triển các tri thức, trí tuệ cũng như văn hóa trong nhân cách...
+ Tri thức là một giá trị văn hóa phức tạp, hoạt động khoa học là hoạt động sáng tạo
ra các giá trị văn hóa.
- Nghiên cứu q trình truyền và tiếp nhận văn hóa ở cấp độ cá nhân và nhóm.
+ Q trình truyền: cấp độ: dọc, ngang, chéo; phương thức: trực tiếp và gián tiếp...
+ Quá trình tiếp nhận là quá trình tiếp thu, lĩnh hội các giá trị văn hóa...
- Các phương pháp nghiên cứu
Trước hết, có thể nói, việc nghiên cứu tâm lý học văn hóa cũng sử dụng các nhóm
phương pháp và những phương tiện tâm lý học nói chung với những biến thái khác nhau
của chúng: chọn đối tác (patner) cùng hành động thay vì trắc đạc xã hội (Soziometrie), quan
sát có tham gia (participant observation) trong q trình điền dã (field work) để có thể nhìn
từ bên trong (emic view) thay vì chỉ xuất phát từ cách nhìn của người ngồi cuộc (etic
view), thực nghiệm thơng qua việc tổ chức hành động giải quyết các vấn đề của tình huống
thực tế trên cơ sở truyền lại và tiếp nhận, sử dụng giá trị văn hóa thay vì chỉ thuyết giảng,
thảo luận, kiểm tra trên nhận thức v.v
* Ý nghĩa của vấn đề:
- Xác định rõ đối tượng nhiệm vụ của TLHVH
- Phân biệt với chuyên ngành VHH
Câu 11: Làm rõ vấn đề mức sống và chất lượng cuộc sống trong tâm lý học văn
hóa. Ý nghĩa của vấn nghiên cứu hiện nay?
1. Mức sống
Mức sống là một phạm trù kinh tế xã hội phức tạp và phong phú về mặt nội dung, phản ánh
quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội giữa những người với những người trong quan hệ sản xuất, phân
phối, trao đổi và tiêu dùng xã hội. - Mức sống là một khái niêm rất rộng bao gồm nhiều mặt của đời
sống xã hội. Theo Các Mác: “Mức sống không chỉ là sự thoả mãn những nhu cầu của đời sống vật
chất, mà còn là sự thoả mãn những nhu cầu nhất định được sản sinh ra bởi chính những điều kiện mà
con người đang sống và trưởng thành”
Mức sống là “Mức đạt được của các điều kiện sinh hoạt vậi chất và tinh thần” 58.
Theo H. Benesch, mức sống có văn hố (ha) khơng) cùa một dân tộc được đánh giá theo
nhiếu tiêu chuẩn, trong đó có sự phân tầng xã hội, gắn với những thuận lợi hoặc , khó khăn,

ưu .tiên hoặc yếu thế. Song, xét đến cùng, mức sống là trình độ thoả mãn các nhu cầu và
những chi phí cho cuộc sống thường ngày của cá nhân, gia đình và xã hội. Nhu cầu và sự
thoả mãn nhu cầu đã được nhiều nhà tâm lý học nghiên cứu. Chúng tã có thể nêu lên mơ
hình thứ bậc các nhu cầu của A.H. Maslow; cách thể hiện thứ bậc các nhóm động cơ liên
quan đến sự thoả mãn nhu cầu của D. Krech, R.s.
Crutchíield và E.L. Ballachey; hay danh mục các nhu cầu tâm sinh của H.A.
Murray.
Ngoài sự thống nhất về tầm quan trọng của nhu cầu, cách phân loại nhu cầu theo sự
21


phát triển của thời đại, chúng tôi thấyị phải khắc phục một số sai lầm như sau:
a) Maslow và khống ít người cho rằng thoạt tiên, con nguời thoả mãn các nhu cầu
ở bậc thấp, rồi sau đó mói có thể thực hiện được các nhu cầu khác ở bậc cao hơn. Điều đó là
phi lý, ví dụ thực tế cho thấy, khơng ít người tuy nghèo song đã phấn đấu đạt tới trình độ
hbc vấn khá cao.
b) Mức sống khơng chỉ phụ thuộc vào nhu cầu, hoặc nói khác đi, nếu thiếu điéu
kiện và động cơ, người ta không thể hành động theo những mục tiơu có giá trị đối với mình.
Mật khác, cùng với thời gian, những biến động xã hội, chính tri cịn làm thay đổi các ưu tiên vè
nhu cầu, giá trị theo chủ nghĩa duy vật hay hậu duy vật 59 cũng như sự xuất hiện những mục
tiêu mới.
- Dựa trên quy mô dân số 90,73 triệu người của năm 2014 (cũng theo số liệu do GSO
cơng bố), GDP bình qn đầu người của Việt Nam năm 2014 đạt 2.028 USD, tương đương
169 USD/tháng. Trước đó, năm 2013, GDP bình qn đầu người đạt 1.900 USD, tăng so
với mức 1.749 USD của năm 2012.
2. Chất lượng cuộc sống
Chất lượng cuộc sống là một thuật ngữ được sử dụng để đánh giá chung nhất về các mức
độ tốt đẹp của cuộc sống đối với các cá nhân và trên phạm vi toàn xã hội cũng như đánh giá về mức
độ sự sảng khối, hài lịng (well-being) hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội. Chất lượng cuộc
sống là thước đo về phúc lợi vật chất và giá trị tinh thần. Trong thời đại ngày nay, việc không ngừng

nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người là một nỗ lực của các nhà nước (Chính phủ), xã hội và
cả cộng đồng quốc tế.
Chất lượng cuộc sống vừa phản ảnh mức sống, vừa là tiéu chí cơ bản nhất của việc
đánh giá giá trị, hiệu quả về mặt văn hoá, tinh thẩn của lối sống là chủ yếu.
Khái nỉộm “chất lượng cuộc sống” đã được A.c. Pigou sử dụng ữong kinh tế học
(1920).
Năm 1976, H. Simonis và U.E. Simonis đã thống ké được 2.064 công trình khoa
học xã hội bàn vẻ chất lượng cuộc sống60.
Chất lượng cuộc sống là quan niệm được xác đinh bởi ba khía canh như sau61:
1. Chất lượng cuộc sổng là một hiện tuợng liên quan đến nhiều mặt quan trọng
của cuộc sống, như các điều kiện lao dộng, các hoàn cảnh ăn ở, sức khoẻ, giáo dục, các
quan hệ xã hội, môi trường v.v.
2. Chất lượng cuộc sống là sự cảm nhận, đánh giá chủ quan của con người, ví dụ về
sự hài lòng và hạnh phúc, lo âu và sợ hãi v.v.
3. Chất lượng cuộc sống là những quan niệm mang tính chính sách xã hội truyền
thống vè. mục tiêu, như tự do và an tồn, tình hữu nghị và sự tham gia chính trị, sự cơng
bằng trong phân phối và chăm lo cho các thế hệ tương lai.
Theo Joseph F. Ryschlak, người ta thường thấy có những ý kiến khác nhau khi trình
bày và giải thích cùng một sự kiện, một vấn đề nào đó. Tuy nhiên, về chất lượng cuộc sống,
cho dù là không thể xác định được những tiêu chí cho từng lối sống do mỗi người là một cá
nhân duy nhất về mặt tâm lý và có nhiều lối sống có thể chấp nhận được đối với một người,
chúng ta vãn cần nêu lên những định hướng chung.
Chất lượng cuộc sống thể hiện trước hết và tập trung rõ nhất ở sự phát triển toàn diện của
con người, cho dù việc diễn đạt các mặt có khác nhau ở từng quốc gia.Ở Việt Nam, chất
22


lượng cuộc sống cũng được xem xét theo các mặt đức, trí, thể, mỹ. Việc cụ thể hố các mặt nói trên
cũng đã được nhỉểu nhà tâm lý học tiến hành.-Hiện nay, tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc
sống của một nước dựa trên bảng chỉ số phát triển con người của Liên Hợp Quốc, chuyên

theo dõi tỉ lệ mù chữ ở người lớn, tuổi thọ trung bình và mức thu thập. Bên cạnh những
nhân tố xếp hạng truyền thống như kinh tế, an ninh, tỉ lệ thất nghiệp, cịn có những nhân tố
khác như việc áp dụng các biện pháp tránh thai, sức khoẻ của trẻ em, tỉ lệ tội phạm..
* Ý nghĩa của vấn đề:
Tóm lại, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là con
đường tất yếu để đưa đất nước phát triển nhanh. Hiện nay, Việt Nam đang có những chuyển
biến sâu sắc và tích cực về cấu trúc kinh tế và môi trường tự nhiên, cấu trúc dân cư và phân
tầng xã hội, cũng như văn hóa và đời sống tinh thần. Bên cạnh đó, nhiều nguy cơ và vấn
nạn mới lại nảy sinh như sự gia tăng khoảng cách giàu - nghèo, sự bất bình đẳng xã hội và
thất nghiệp, các tệ nạn tham nhũng, sự xói mịn những giá trị đạo đức truyền thống… Vì
vậy, cần phải xác định rõ chiến lược phát triển bền vững với những giải pháp tích cực để
vượt qua những vấn nạn nói trên, tiếp tục đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi dân
sinh và lành mạnh hóa mơi trường sống, đặt cơ sở cho sự phát triển bền vững, đảm bảo sự
hài hòa, hợp tác trong các quan hệ giữa các nhóm xã hội, phát huy những mặt tích cực,
giảm thiểu các tác động tiêu cực và giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp.
Để nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của người dân hiện nay cần thực hiện
đồng bộ một số vấn đề cơ bản sau:
- Nhóm biện pháp về kinh tế:
+ Giải quyết việc làm và bảo hiểm thất nghiệp
+ Tiếp cận và mở rộng các thị trường tiêu thụ sản phẩm
+ Huy động sử dụng vốn đầu tư
+ chuyển dịch cơ cầu kinh tế hợp lý thúc đẩy sản xuất phát triển
- Nhóm biện pháp về y tế và sức khỏe
- Nhóm bp về giáo dục-đào tạo

câu 12: Vấn đề lối sống trong thời đại văn minh hiện nay. Ý nghĩa thực tiễn?
Khi nghiên cứu về con người nói chung và nghiên cứu về văn hóa nói riêng người ta
khơng thể khơng nghiên cứu về lối sống, bởi lẽ nghiên cứu về con người trước hết và về
bản chất, khơng gì khác hơn, chính là nghiên cứu về cuộc sống và văn hóa của con người.
Trong thời đại văn minh lối sống có ý nghĩa rất to lớn trong xây dựng con nguồi mới khi mà

lối sống đang có phần xuống cấp...đạo đức…
Trên bình diện tâm lý học, văn hoá được nghiẽn cứu như là mục tiêu cần đạt tới để có sự phát
triển nhân cách của con người văn minh đích thực. Trong q trình này, sự phát huy tác dụng của cơ
chế di sản, của các cơ chế tâm lý xã hội như bắt chước, đồng nhất hoá hay của sự truyền văn hoá từ
các giác độ và quan hệ khác nhau tuy là rất cần thiết, nhưng chua đủ. Và như Các Mác và Ph.
Ăngghen đã từng nhắn mạnh, con người còn cần phải đối tượng hoá “những sức mạnh bản chất”
23


của mình51. Sự tương tác của hai mặt tiếp thu và lao động sáng tạo ra các giá trí văn hố biểu hiện và
diẻn ra thổng qua lối sơhg thưịng ngày của mỗi cá nhân. Nối khác đi, “các cá nhăn thể hiện cuộc
sống của bản thân-như thí nào thì họ sẽ là nhu thế”í2. Do cũng quan niệm như vậy, E. spranger đã
dựa vào “các hình thức sinh sống” để phân loại các kiểu nhân cách. Tuy nhiên, khác với tâm lý học
nhân cách, tâm lý học văn hoá nghiên cứu sự tác động qua lại của văn hoá và lối sống cũng như
những điều kiện tâm lý cùa sự hình thành một lối sống có văn hố trong thời đại văn minh hiện nay.
Trong mọi thời đại, lối sống lý tưởng là lối sống có văn hố. Đó cịn là lối sống của ngưịỉ văn
minh nhờ văn hố ngày càng đạt tới trinh độ cao hơn. Và một khi đã suy nghĩ như vậy, thì “Phải
quyết định lấy kiểu sống mà chúng tã mong muốn và phải ra tay biến nó thành hiện thực”53.
* Những định hướng chung
Tuy bao giờ cũng thuộc về mỗi cá nhân, song lối sống luôn chịu ảnh hưởng của
những quan niệm, định hướng chung, mà phần nội dung này chĩ nêu lên những điểm cơ bản
nhất.
Trước hết, lối sống hiện nay, trong một thời đại văn minh mới, xuất hiện và diễn ra
như là hiệu quả của sự tương tác giữa truyền thống và hiện đại. Sách báo cũng đã nói nhiều
về mối quan hệ này mà qua đó, có thể khái quát thành 3 cách nhìn dưới đây:
a) Truyền thống chuyển sang hiện đại;
b)
Truyền thống chuyển sang hiện đại qua các giai đoạn “nửa truyển thống” và
“nửa hiện đại”;
c) Truyén thống và hiện đại chính là sự biểu hiện đồng thời của hai mặt chi phối lẫn nhau là

sự liẽn tục và biến đổi.
Thực tế đã cho thấy quan niệm thứ ba là sự định hướng phù hợp hơn cả vói những
biến đổi vè lối sống trong nhiều thập niên vừa qua mà Hàn Quốc là một ví dụ.
Việc xử lý hài hoà mối quan hộ giữa truyén thống và hiện đại, thể hiện trong lối sống
cá nhân và đời sống cộng đổng, xã hội là một yêu cầu cấp thiết,
quá trình hình thành hoặc thay đổi lối sống – xét trong tính tổng thể của nó - thường
diễn ra trong một thời gian dài. Có thể chúng minh điẻu đó bằng những trích đoạn nối vẻ sự
chấp nhận cuộc sống điện khí hố và cuộc sống vổi web của Bỉlỉ Gates: “Phải mất hon 100
năm” cuộc sống điện khí hố “mới làm thay đổi nèn văn minh con người”, “Một sự thay đổi
lớn lao như viêc chuyển sang lối sống với web trong chùng mực nào dó có thể phải mất cả
một thế hộ”57. Thời gian nói trên khổng chỉ phụ thuộc vào cơ sờ hạ-tầng, trình độ khoa học cơng nghê mà cịn bị chi phối bởi mơi trường văn hố, trình độ đào tạo, lứa tuổi v.v.
* Ý nghĩa thực tiễn:
Bước vào thời kỳ CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, lối sống của con người Việt Nam tất yếu phải có sự thay đổi. Bước chuyển về mặt
sản xuất vật chất xã hội đã phức tạp, bước chuyển về mặt lối sống càng phức tạp hơn. Đặc
biệt, lối sống truyền thống, vốn dựa trên nền sản xuất tiểu nơng, có nhiều nhân tố khơng
tương hợp với tính chất của kinh tế thị trường. Có thể nói, ngồi mặt tích cực thì mặt trái
của kinh tế thị trường có tác động tiêu cực làm phai nhạt lối sống tình nghĩa, làm rạn vỡ tinh
thần tập thể, sự ổn định gia đình, đồng thời làm nảy sinh lối sống cá nhân chủ nghĩa, lối
sống gấp, trụy lạc, vv…
Vì vậy, để xây dựng lối sống của con người Việt Nam trong thời đại văn minh hiện
nay chúng ta cần tập trung vào các nội dung sau:
Một là, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trên cơ
24


sở đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng
và hồn thiện chính sách xã hội; đẩy mạnh phát triển văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học
cơng nghệ; xây dựng đội ngũ trí thức; đảm bảo và phát huy quyền con người, quyền công
dân.

Hai là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các giá trị mới của con người Việt
Nam thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập quốc tế nhằm thực hiện cuộc vận động xây dựng con
người mới- con người Việt Nam thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
Ba là, cần tập trung cho việc cụ thể hóa những đức tính của con người Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay phù hợp với từng giới, từng ngành, địa phương, đơn vị, kết hợp sâu
sắc giữa giá trị truyền thống tốt đẹp và giá trị mới.
Bốn là, kiên quyết đấu tranh chống sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong
một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa
XI). Đây là địi hỏi cấp thiết của tồn xã hội đối với cơng tác văn hóa trong những năm tới.
Đặc biệt, bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, nhất là lý tưởng sống, năng lực trí
tuệ, đạo đức.... làm cho thanh niên trở thành đội hậu bị, cánh tay đắc lực của Đảng.
Xây dựng con người Việt Nam hoàn thiện về nhân cách, lối sống là một công việc
vừa rất cơ bản, chiến lược, vừa rất cấp bách, trong đó, bốn giá trị lớn là: Lý tưởng sống;
Năng lực trí tuệ; Vẻ đẹp đạo đức; Bản lĩnh văn hóa, trở thành nền tảng nhân cách vững chắc
của con người Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh có nhiều
tác động phức tạp hiện nay, truyền thống và bản lĩnh văn hoá dân tộc Việt Nam là nền tảng
vững chắc để xây dựng và vun đắp những giá trị truyền thống tốt đẹp trong đời sống xã hội.
Thiết nghĩ, để làm được điều đó cần phải có sự đồng thuận trong nhận thức và hành động
của mỗi cá nhân và cộng đồng xã hội./.

Vấn đề 13: Làm rõ các cách tiếp cận văn hóa trong tâm lý học? Ý nghĩa của vấn
đề?
Tiếp cận (Approach) thường được quan niệm nhu là phương pháp. Cách
hiếu như vậy là không đúng, vì khái niệm này phải được định nghĩa là cách
nhìn, cách nghiôn cứu. giải quyết một vấn đé theo một quan điểm hay tử một
giác độ nào đỗ. Có hai cách tiếp cận chung và riêng thường được để cập tới.
Đó là:
* Cách tiếp cận chung
25



×