Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

BÀI THU HOẠCH TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC (Autosaved)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.9 KB, 9 trang )

BÀI THU HOẠCH TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC
(Đợt TTSPCK - Phần kiến tập sư phạm)
Họ và tên sinh viên: Mai Thị Mộng Lành
Ngành thực tập: Giáo dục mầm non
Tên trường thực tập: Trường Mầm non II
I. Phương pháp tìm hiểu
1. Nghe Báo cáo hoạt động trường mầm non II năm học 2016 - 2017 từ cô Trần
Thị Hoa - Hiệu trưởng trường Mầm non II.
2. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu có các thơng tin liên quan thơng qua mạng Internet
(trang />3. Điều tra thực tế: Tìm hiểu thực tế tại trường và qua giáo viên hướng dẫn giảng
dạy, giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm.
II. Kết quả tìm hiểu
1. Tình hình giáo dục địa phương
Phường Thuận Thành nằm ở khu vực Bắc sơng Hương, có tổng số hộ dân là
3.310 hộ, 66 hộ nghèo và 33 hộ cận nghèo; tổng số dân là 14.386 người trong đó
số trẻ trong độ tuổi mầm non đến năm 2017 là 912 cháu. Phường có khu di tích
Đại nội là trung tâm văn hóa du lịch của Bắc sơng Hương. Các chủ trương, giải
pháp về kinh tế, an sinh xã hội của chính quyền đi vào cuộc sống, góp phần khuyến
khích nhân dân đầu tư sản xuất, kinh doanh các mặt hàng truyền thống như: kim
hoàn, chạm, khắc, thêu, may áo dài; các tuyến phố kinh doanh các ngành dịch vụ
du lịch như: nhà hàng, khách sạn,... giúp cho nền kinh tế địa phương phát triển.
Nhìn chung, đời sống nhân dân trên địa bàn ổn định.
Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa thông tin tuyên truyền trong các dịp lễ,
Tết: Tết cổ truyền dân tộc, Quốc tế lao động 1/5, Quốc tế thiếu nhi 1/6, tháng hành
động vì trẻ em... tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh với nhiều nội dung: phổ
biến các văn bản pháp luật, vệ sinh môi trường, trật tự đơ thị, phịng chống dịch


bệnh, công tác bầu cử... Phong trào thể dục thể thao ở địa phương được duy trì và
phát triển: đánh cầu lơng, chạy việt dã, đá bong... tạo khơng khí thi đua, vui tươi,
sơi nổi trong dân.


Phường có hệ thống giáo dục hoàn chỉnh từ cấp học mầm non đến đại học.
Các trường đóng trên địa bàn phường gồm có: Trường Đại học Nông lâm, Đại học
Nghệ Thuật, Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật, Trường THPT Nguyễn Huệ, THCS
Thống Nhất, Tiểu học Trần Quốc Toản, Tiểu học Thuận Thành, Trường Mầm non
II. Hầu hết các trường trên địa bàn đều là những trường chất lượng cao, đạt từ cấp
Tỉnh đến cấp Quốc gia. Phường tiếp tục được thành phố công nhận là đơn vị hoàn
thành phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi, đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2,
phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học.
Hội đồng giáo dục, hội khuyến học của phường thành lập và hoạt động có
hiệu quả. Hằng năm, đều tổ chức hội họp bàn bạc để giải quyết khó khăn cho
những cơ sở giáo dục khi cần thiết: có những đề án bổ sung tăng cường CSVC, hỗ
trợ tích cực cho sự phát triển của các trường trong địa bàn phường và giúp cho học
sinh nghèo vượt khó vay vốn để học tập.
Chính quyền địa phương ln đặc biệt quan tâm đến chất lượng chăm sóc,
ni dưỡng của nhà trường. Hằng năm, chính quyền địa phương thành lập Đồn về
làm việc với BGH nhà trường để nắm tình hình cơng tác chuẩn bị cho năm học
mới, nghe báo cáo về kế hoạch năm học, các khoản thu của trẻ, tình hình cơ sở vật
chất, đội ngũ của nhà trường, qua đó lãnh đạo địa phương có kế hoạch quan tâm
giúp đỡ phù hợp. Địa phương cùng phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong công
tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Ngồi ra cịn hỗ trợ cho các trường
trên địa bàn để tăng cường CSVC đáp ứng cho nhu cầu học sinh ở các cấp học.
2. Đặc điểm tình hình nhà trường


Trường Mầm Non II, đóng trên địa bàn phường Thuận Thành, thành phố
Huế. Trường có 2 cơ sở: cơ sở chính tại số 41 Đinh Tiên Hồng, cơ sở 2 tại số 30
Nguyễn Biểu.
Trường Mầm non II được thành lập từ năm 1978, đầu tiên chỉ là những lớp
học rải rác trong nhà dân. Năm 1980 được chuyển đến tại 36 Đoàn Thị Điểm ở
phường Thuận Thành, thành phố Huế, là cơ sở của trường tiểu học cũ, có 12

phịng học thiết kế theo kiểu nhà cấp 4 (nhà trệt), tiếp nhận trẻ trong độ tuổi từ 3
đến 5 tuổi.
Năm học 2003 - 2004 trường sáp nhập với nhà trẻ Thuận Thành ở 30
Nguyễn Biểu cách trường 500 m, lập thành trường Mầm non II theo quyết định số
3576/QĐ-UB ngày 29/8/2003 của UBND Thành phố Huế. Cơ sở nhà trẻ thiết kế 2
tầng theo kiểu nhà ở, có 3 phịng học, thu nhận trẻ từ 18 tháng đến 36 tháng tuổi.
Năm học 2010 - 2011 trường được chuyển từ cơ sở 36 Đoàn Thị Điểm sang
cơ sở mới ở 41 Đinh Tiên Hoàng, thiết kế phù hợp với yêu cầu của cơ sở Giáo Dục
Mầm non; tổng diện tích sử dụng 5.785 m2, nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng,
phường Thuận Thành, thuộc khu vực nội thành Thành phố Huế.
* Đội ngũ cán bộ - giáo viên - nhân viên:
Toàn trường có 69 cán bộ - giáo viên - nhân viên. Trong đó, 48 biên chế (3
Cán bộ quản lý, 42 giáo viên và 03 nhân viên). Nhân viên hợp đồng 21 (trong đó,
01 nhân viên văn phịng, 03 nhân viên bảo vệ, 02 nhân viên lao công và 15 nhân
viên cấp dưỡng).
* Trình độ chun mơn:
- Quản lý: 03 (Đại học mầm non)
- Giáo viên: 42 (38 Đại học mầm non và 04 Cao đẳng mầm non), đạt trên
chuẩn 100%.
- Nhân viên kế toán, văn thư, ý tế, cấp dưỡng đều có đầy đủ văn bằng, chứng
chỉ đào tạo.


* Cơ sở vật chất:
Trường được thiết kế 2 tầng, đảm bảo đầy đủ các điều kiện phục vụ bán trú
cho 19 nhóm, lớp. Trường có đầy đủ các phịng chức năng, đáp ứng yêu cầu trường
trọng điểm chất lượng cao của Thành phố Huế. Khuôn viên trường tương đối rộng,
được thiết kế quy mô, phù hợp, đảm bảo các điều kiện cho trẻ sinh hoạt và đã đáp
ứng được nhu cầu của trường đạt chuẩn Quốc gia. Trường quy hoạch đủ các loại
vườn: vườn rau của bé với nhiều loại rau tươi, sạch; vườn hoa đủ màu sắc; vườn cổ

tích với nhiều tượng nhân vật ngộ nghĩnh.
Sân trường rộng rãi, thoáng mát, đảm bảo vệ sinh, được trồng nhiều cây
xanh, trang bị nhiều đồ chơi ngoài trời. Cảnh quang, sân vườn ln đảm bảo mơi
trường “Thân thiện, an tồn, xanh, sạch, đẹp” tạo điều kiện thuận lợi trong mọi
sinh hoạt của trẻ.
* Trang thiết bị dạy học:
Trường có hệ thống đồ dùng dạy học phong phú, đa dạng, tương đối hiện đại
và đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu của trẻ.
Mỗi phòng học đều được trang bị các phương tiện dạy học hiện đại như tivi,
đầu đĩa, máy mở nhạc để phục vụ các hoạt động giáo dục trẻ.
* Số lượng học sinh, số lớp:
Hiện nay, trường có 700 trẻ/19 nhóm, lớp. Trong đó: 17 lớp mẫu giáo (06
lớp mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi), 07 lớp mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi) 04 lớp mẫu giáo bé
(3 - 4 tuổi)) và 02 nhóm trẻ 24 - 36 tháng tuổi.
* Thành tích của trường:
Dưới sự lãnh đạo chi bộ Đảng, chính quyền nhà trường đã phối hợp với cơng
đồn, đồn thanh niên xây dựng kế hoạch năm học, triển khai đến từng CB, GV,
NV và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả. Mỗi tổ chức đoàn thể trong nhà trường đều
phát huy tốt nhiệm vụ chính trị của mình, cải tiến phương thức, nâng cao chất
lượng chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ.


- Trong những năm qua, nhà trường đã được nhiều bằng khen của Bộ GD-ĐT,
Tỉnh, Thành phố: Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I, Huân chương Lao động
hạng Ba, Cờ thi đua của Bộ; Bằng khen của Chính phủ, Tổ chức Đảng nhiều năm
đạt trong sạch vững mạnh, Công đồn cơ sở nhiều năm liền đạt Cơng đồn vững
mạnh xuất sắc, Tổng liên đoàn VN; LĐTĐ Tỉnh Thừa Thiên Huế tặng Bằng khen.
3. Cơ cấu tổ chức của nhà trường
* Ban giám hiệu nhà trường gồm 1 hiệu trưởng và 2 hiệu phó (Hiệu phó phụ
trách chun mơn và Hiệu phó phụ trách cơng tác chăm sóc ni dưỡng)

* Các tổ chuyên môn: Gồm 3 tổ:
+ Tổ chuyên môn Khối A
+ Tổ chuyên môn Khối B
+ Tổ chuyên môn khối C và Nhà trẻ
Ngồi ra, cịn có Tổ Văn phịng và Tổ Cấp dưỡng
* Trường có Chi bộ Đảng với 13 Đảng viên; tổ chức Cơng đồn gồm 69
đồn viên; Đồn thanh niên 14 đồn viên. Chính quyền nhà trường đã tạo điều kiện
cho các đoàn thể hoạt động, phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức
đoàn thể.
* Ngoài ra, việc thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh (BĐDCMHS) là rất
cần thiết và quan trọng. Lồng vào buổi họp phụ huynh đầu năm học, mỗi lớp cứ 01
BĐDCMHS của lớp đứng vào BĐDCMHS của nhà trường, BĐDCMHS có trách
nhiệm cùng với nhà trường bàn bạc tháo gỡ những vấn đề liên quan đến công tác
nuôi dạy, cùng tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục, lễ hội, động viên tinh
thần, hỗ trợ thêm về kinh phí khen thưởng cho cơ và trẻ.
4. Nhiệm vụ của giáo viên nhà trường
Nhiệm vụ của giáo viên nhà trường (Theo Điều 35 - Điều lệ trường mầm
non)


1. Bảo vệ an tồn sức khỏe, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở
nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
2. Thực hiện cơng tác ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương
trình giáo dục mầm non: Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; Xây dựng mơi trường
giáo dục, tổ chức các hoạt động ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Đánh giá
và quản lý trẻ em; Chịu trách nhiệm về chất lượng ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trẻ em; Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường, nhà trẻ, nhóm
trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
3. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; Gương
mẫu, yêu thương trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; Bảo

vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
4. Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ.
Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.
5. Rèn luyện sức khỏe; Học tập văn hóa; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
6. Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của
ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của hiệu trưởng.
5. Các loại hồ sơ của học sinh
1. Sổ Bé ngoan
2. Sổ theo dõi sức khỏe
3. Hồ sơ cá nhận trẻ/Tập lưu sản phẩm của trẻ (thông qua vở tạo hình, làm
quen với tốn, bé tập tơ, vở tập tô chữ cái và những sản phẩm khác được hồn
thành trong q trình hoạt động, phiếu khảo sát trẻ…)
6. Cách đánh giá trẻ
Hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ trong nhà trường:
- Chủ yếu do giáo viên tiến hành trong q trình chăm sóc, giáo dục trẻ.


- Do cán bộ quản lý giáo dục (Bộ, Sở, Phòng giáo dục và đào tạo, Ban giám
hiệu nhà trường) tiến hành với các mục đích khác nhau nhưng cùng hướng tới một
mục đích chung là làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
Việc đánh giá sự phát triển của trẻ bao gồm đánh giá trẻ hàng ngày và đánh
giá trẻ theo chủ đề nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ. Từ đó làm cơ sở cho việc
xây dựng kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ, đem lại
hiệu quả cao hơn.
Việc đánh giá phải phối hợp cùng lúc nhiều phương pháp, đánh giá dựa trên
nhiều khía cạnh, nhiều tình huống khác nhau.
7. Các hoạt động giáo dục trong nhà trường
Gồm có:
a. Hoạt động chơi

Hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo. Trẻ có
thể chơi với các loại trị chơi cơ bản sau: Trị chơi đóng vai theo chủ đề, Trị chơi
ghép hình, lắp ráp, xây dựng, Trị chơi đóng kịch, Trò chơi học tập, Trò chơi vận
động, Trò chơi dân gian.
b. Hoạt động học
Hoạt động học được tổ chức có chủ định theo kế hoạch dưới sự hướng dẫn
trực tiếp của giáo viên. Hoạt động học ở mẫu giáo được tổ chức chủ yếu dưới hình
thức chơi.
c. Hoạt động lao động
Hoạt động lao động đối với lứa tuổi mẫu giáo không nhằm tạo ra sản phẩm
vật chất mà được sử dụng như một phương tiện giáo dục. Hoạt động lao động đối
với trẻ mẫu giáo gồm: lao động tự phục vụ, lao động trực nhật, lao động tập thể.
d. Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân
Đây là các hoạt động nhằm hình thành một số nề nếp, thói quen trong sinh
hoạt, đáp ứng nhu cầu sinh lý của trẻ, tạo cho trẻ trạng thái thoải mái, vui vẻ.


III. Những bài học sư phạm sinh viên thu nhận được
Là một sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm Huế, sau
1 tuần đầu tiên thực tập tại trường Mầm non II, em đã rút ra được một số bài học
kinh nghiệm như sau:
+ Để có thể thực hiện tốt vai trò của một người giáo viên mầm non, các cô giáo cần
nắm thật rõ đặc điểm tình hình của lớp: số lượng trẻ, đặc điểm tính cách, thói quen,
điểm mạnh, điểm yếu, hồn cảnh,... của từng trẻ trong lớp để có phương pháp giáo
dục phù hợp, đảm bảo đem lại hiệu quả cao
+ Để mỗi tiết dạy hồn thành tốt, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về giáo án và các đồ
dùng, dụng cụ cần thiết
+ Đảm bảo thời gian truyền thụ kiến thức sao cho vừa sức với trẻ, có sự thống nhất
giữ mục tiêu với nội dung bài dạy
+ Giáo viên cần làm gương cho trẻ

+ Đặc biệt, em hiểu được rằng việc làm giáo viên mầm non là vấn đề không hề đơn
giản. Ngồi những kiến thức, kỹ năng cần có, muốn làm một người giáo viên mầm
non tốt đòi hỏi chúng ta phải có tình u thương đối với trẻ, phải giữ được bình
tĩnh và kiên nhẫn với trẻ, dùng tình yêu để giáo dục trẻ nên người.
Dù chỉ mới về trường 1 tuần, nhưng nhờ sự chỉ bảo tận tình từ Ban giám
hiệu nhà trường và cơ hướng dẫn, em đã nhanh chóng nắm bắt được tình hình
chung của trường, các thông tin liên quan đến công tác chăm sóc ni dưỡng và
giáo dục trẻ tại trường.
Đây là cơ hội đầu tiên chúng em được thực hành những gì đã học suốt 4 năm
qua ở trường Đại học sự phạm nên những bỡ ngỡ và thiếu sót là những điều không
thể tránh khỏi. Nhưng em sẽ cô gắng để nhanh chóng thích nghi với mơi trường
thực tập, hồn thành tốt nhiệm vụ của mình, ni dưỡng tình u trẻ yêu nghề để
có thể xứng đáng trở thành một người giáo viên mầm non tốt trong tương lai.


Em mong rằng những tuần thực tập tiếp theo, chúng em cũng nhận được
những sự chỉ bảo tận tình từ phía các cơ giáo để chúng em có cơ hội học hỏi, rèn
luyện, phát huy những mặt mạnh và khắc phục những u kém cịn tồn tại của bản
thân mình.
Thừa Thiên Huế, ngày 11 tháng 02 năm 2017
Sinh viên thực tập
Mai Thị Mộng Lành



×