Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Bài Dự Thi Em Yêu Lịch Sử Quê Hương Hiệp Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 21 trang )

Bài dự thi

Em yêu Lịch sử quê h ơng Hiệp
Hòa
Hip Hịa là vùng đất có bề dày lịch sử, truyền thống văn hóa, giàu tiềm
năng phát triển kinh tế - xã hội. Trên hành trình hàng nghìn năm dựng nước và giữ
nước của dân tộc, trải qua nhiều biến động của lịch sử… Hiệp Hịa hơm nay ln
có một vị thế xứng đáng trong tỉnh Bắc Giang với những nét đặc trưng về lịch sử,
văn hóa khá độc đáo…

Ảnh 1. Bản đồ hành chính huyện Hiệp Hịa

Hiệp Hồ - cũng như nhiều vùng quê khác của Bắc Giang "nghìn năm văn
hiến" là một huyện có lịch sử lâu đời, một nền văn hoá phong phú. Trải qua thời
gian lâu dài, nền văn hoá ấy đã "gạn đục, khơi trong" tạo dựng nên một truyền
thống, một nhân cách - hài hoà trong nhân cách xứ Bắc cổ truyền, hài hoà trong cốt
cách Việt Nam.
Vì thế, truyền thống văn hố Hiệp Hồ, hay nói một cách cụ thể hơn là
truyền thống cách mạng của nhân dân Hiệp Hoà được hun đúc lên bởi chiều sâu
lịch sử, một nền móng lịch sử vơ cùng vững chắc.

1


Được sinh ra vừ lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hiến và
cách mạng, bản than em ln ý thức trong mình niềm tự hào về quê hương. Hơn
nữa, là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng em hiểu việc tìm hiểu,
tuyên truyền đến các bạn và rộng hơn là nhân dân Hiệp Hòa hiểu rõ hơn về truyền
thống lịch sử của quê hương Hiệp Hòa anh hung, lịch sử ATK II trong thời kỳ vận
động cách mạng tháng Tám năm 1945, những đóng góp của Hiệp Hịa trong hai
cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc và trong công cuộc đổi mới dựng xây đất


nước, là việc làm hết sức cần thiết hiện nay, góp phần nâng cao nhận thức trong
việc giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương, đất
nước. Mặt khác, việc nâng cao hơn nữa niềm tion, lòng tự hào về truyền thống lịch
sử của quê hương cách mạng.
Đến với cuộc thi “Em u lịch sử q hương Hiệp Hịa”, được tìm hiểu về
lịch sử truyền thống quê hương mình từ thời sơ khai đến thời kỳ đấu tranh giành
chính quyền, thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội với những sự kiện, nhân vật theo
suốt chiều dài lịch sử của quê hương… đã mang đến cho em niềm tự hào sâu sắc
về quê hương Hiệp Hòa giàu truyền thống lịch sử, văn hoá, yêu nước và cách
mạng.
Chúng em nhận thức rõ ý nghĩa sâu sắc của cuộc thi, nhằm giáo dục những
giá trị truyền thống, lịch sử của quê hương, đất nước; từ đó khơi dậy niềm tin, lịng tự hào
dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, giúp chúng em phấn đấu, rèn luyện để trở thành
con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.
Từ cuôc thi “Em yêu lịch sử quê hương Hiệp Hòa”, bản em thấy rõ được
trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa trên q
hương.
Được sinh ra trên quê hương anh hùng cách mạng, vùng đất có bề dày
truyền thống khoa bảng em cảm thấy rất hãnh diện, tự hào. Cùng với đó, em ý thức
sâu sắc rằng: Quá khứ tự hào của quê hương không thể trở thành kho báu cho
chúng ta vin vào đó để chứng minh mình giàu có hay là niêu cơm Thạch Sanh cứ
hết lại đầy; để truyền thống ấy không mai một thì mỗi người dân trên quê hương
cách mạng anh hùng, khoa bảng cần gìn giữ, bồi đắp, phát huy truyền thống ấy.
Người viết

Ngọ Thị Quỳnh Mai

2



I. TRẮC NGHIỆM

CÂU HỎI

ĐÁP ÁN

CÂU HỎI

ĐÁP ÁN

1

C

16

A

2

A

17

B

3

A


18

C

4

D

19

D

5

A

20

C

6

B

21

A

7


C

22

B

8

C

23

B

9

C

24

A

10

D

25

D


11

D

26

A

12

A

27

C

13

C

28

B

14

B

29


C

15

A

30

D

II. TỰ LUẬN
Câu 1. Trình bày sự ra đời và vai trị của an tồn khu II (ATKII) trong
thời kỳ vận động giải phóng dân tộc.

3


Hiệp Hòa là vùng quê anh hùng, cách mạng, khoa bảng. Trong suốt chiều
dài lịch sử, nhân dân Hiệp Hòa đã có đóng góp vơ cùng quan trọng trong sự nghiệp
dựng nước và giữ nước của dân tộc, lập nên nhiều trang sử vẻ vang góp phần tơ
thắm thêm truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất của dân tộc. Sự ra đời, tồn
tại của an toàn khu II (ATK II) và những đóng góp của nhân dân Hiệp Hịa trong
thời kỳ vận động giải phóng dân tộc là một minh chứng sâu sắc.
Đến năm 1941, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 (1939 - 1945) bước sang
năm thứ 3, diễn biến ngày càng ác liệt, nhiệm vụ giải phóng dân tộc đã trở thành
nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của cách mạng Việt Nam lúc này.
Ngày 28/1/1941, sau gần 30 năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài,
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước để trực tiếp lãnh đọa cách mạng Việt Nam.
Người đã triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 vào tháng
5/1941 tại Pác Bó (Cao Bằng) để vạch ra đường lối, kịp thời lãnh đạo cách mạng

Việt Nam trong tình hình mới. Với việc giương cao hơn nữa ngọn cờ độc lập dân
tộc, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo
chiến lược cách mạng Việt Nam trong thời kỳ vận động giải phóng dân tộc (1939 1945). Sau Hội nghị, công tác chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa diễn ra rất khẩn
trương. Một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng mà Hội nghị Trung ương
Đảng 8 xác định vấn đề: Xây dựng và mở rộng căn cứ địa.
Đầu năm 1942, địch tiến hành liên tiếp các cuộc truy lùng, vây ráp ở khu
phía Tây Hà Nội nhằm triệt phá cơ sở cách mạng của ta, phá vỡ các cơ quan lãnh
đạo đầu não của Đảng. Trước tình hình đó Ban Thường vụ Trung ương đã họp để
bàn biện pháp đối phó, quyết tâm tiếp tục ở lại đồng bằng, bám sát Hà Nội để nắm
tình hình, lãnh đọa phong trào kịp thời và đã quyết định thành lập một khu an toàn
gọi là An toàn khu I (ATK I) của Trung ương ở xung quanh Hà Nội. ATK I có vai
trị rất lớn trong việc bảo vệ cán bộ và các cơ quan cấp cao của Đảng; đảm bảo cho
các cán bộ, các cơ quan của Đảng hoạt động an tồn, thơng suốt cũng như lực
lượng các mạng, phong trào cách mạng lớn mạnh nhanh, vững chắc. Các an tồn
khu khơng ngừng được mở rộng theo hướng liên hồn, hoạt động đều có kết quả
tốt.
Xuất phát từ yêu cầu cách mạng, thực hiện Nghị quyết Hội nghị trung ương
Đảng 8, ý kiến chỉ đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, từ những bài học xây dựng
căn cứ cứ địa của ông cha, kinh nghiệm của Liên Xô, Trung Quốc, Trung ương
Đảng tiến hành xây dựng các An toàn khu (ATK I và ATK II).
Sang năm 1943, tình hình chính trị thế giới và trong nước có nhiều chuyển
biến mau lẹ, thuận lợi cho phong trào cách mạng phát triển, nhưng nguy cơ địch
tiến hành khủng bố cũng tăng lên. Để đảm bảo cho lực lượng cách mạng phát triển
mạnh và vững chắc, không để địch khủng bố, đầu năm 1943 Ban Thường vụ Trung
ương tiến hành xây dựng An toàn khu II thuộc khu vực giáp ranh giữa 3 huyện
Hiệp Hịa (Bắc Giang), Phổ n và Phú Bình (Thái Nguyên).
4


Chọn địa bàn Hiệp Hòa và một số địa phương lân cận để xây dựng ATK II

vì nơi đây có nhiều điều kiện thuận lợi như sau:
- Gần Hà Nội (khoảng 50 km) là trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự, đầu
não của địch để từ ATK, Trưng ương có thể nắm bắt được tình hình của địch, bám
sát phong trào.
- Có cơ sở Đảng vững chắc và phong trào quần chúng phát triển. Ngày
16/2/1940, Chi bộ Đảng Cộng sản Hồng Vân chính thức được thành lập do đồng
chí Lê Hồng làm Bí thư. Để xây dựng địa bàn, tạo thế liên hồn vững chắc ở Hiệp
Hịa và phía Nam huyện Phổ Yên, Phú Bình (Thái Nguyên), Xứ ủy Bắc Kỳ và Ban
các sự Đảng Bắc Giang đã chỉ đạo thành lập thêm hai chi bộ, đó là Chi bộ Trị Cụ
(tháng 5/1942) và Chi bộ Tiên Thù (tháng 6/1942) dưới sự chỉ đạo chung của Ban
cán sự Đảng Bắc Giang. Cơ sở Đảng trong quần chúng được củng cố vững chắc.
- Có thể liên hồn để xây dựng hệ thống cơ sở, giao thơng bí mật, an tồn.
Là những địa bàn giáp ranh nên khả năng cơ động tốt, có hệ thống đường giao
thơng thủy bộ liền mạch, thơng suốt lẫn nhau. Với yếu tố địa hình hiểm yếu, đều
ven sơng Cầu, đây chính là một trong những điều kiện quan trọng để xây dựng An
toàn khu.
Với những điều kiện như vậy, từ An toàn khu, lực lượng cách mạng khi tiến,
có thể đánh và giành thắng lợi, lui có thể thủ và bảo vệ an tồn.
Để xây dựng và đảm bảo hoạt động của An toàn khu, Ban thường vụ Trung
ương đã lập Đội công tác đặc biệt đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban thường vụ
Trung ương Đảng. Đội công tác đặc biệt (do đồng chí Nguyễn Trọng Tỉnh làm
trưởng ban) có nhiệm vụ phát triển cơ sở quần chúng, giáo dục quần chúng kiên
cường trước hành động khủng bố của địch, đề cao cảnh giác, bí mật, đảm bảo an
tồn cho cán bộ và cơ quan của Đảng.
Cùng với các cơ sở Đảng đã được gây dựng trong những năm trước, từ năm
1943, các đội công tác đã xây dựng được một hệ thống cơ sở trên một phạm vi
rộng lớn, vững chắc đảm bảo cho các cơ quan Trung ương hoạt động ổn định, an
toàn bên cạnh các cơ quan đầu não của địch.
Từ năm 1943, ATK II của Trung ương Đảng ra đời, tạo thành thế liên hoàn
cơ động trong hệ thống căn cứ địa Việt bắc - ATK I - ATK II.

Quá trình hình thành và lớn mạnh của ATK II của Trung ương Đảng ở Hiệp
Hòa, tỉnh Bắc Giang chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử Cách mạng tháng
Tám năm 1945, trong đó Đảng bộ và nhân dân Hiệp Hịa đã có những đóng góp
quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và vinh dự được nhà nước
phong tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

5


Ảnh 2. Ngun Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân lên trao
Bằng công nhận 16 xã của huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang là An toàn khu II

Ngày 8/8/2012, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1911/QĐ-TTg cơng
nhận các xã ATK II thuộc tỉnh Bắc Giang, gồm 16 xã:
1. Mai Đình
2. Mai Trung
3. Hồng Vân
4. Hợp Thịnh
5. Hồng Lương
6. Hoàng An
7. Quang Minh
8. Mai Trung
9. Xuân Cẩm
10. Đại Thành
11. Hịa Sơn
12. Hồng Thanh
13. Đồng Tân
14. Hùng Sơn
15. Thanh Vân
16. Hương Lâm

Đây là niềm vui không chỉ của 16 xã, của Đảng bộ và nhân dân Hiệp Hòa
mà là niềm vui đầy phấn khởi của nhân dân Bắc Giang. Một lần nữa khẳng định
Hiệp Hòa là vùng quê văn hiến và cách mạng.

6


Ngày nay, Hiệp Hòa đang bước vào thế kỷ XXI, thời kỳ cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, anh hùng, Đảng bộ và
nhân dân Hiệp Hòa quyết tâm thực hiện thắng lợi những mục tiêu chiến lược về
phát triển kinh tế xã hội, xứng đáng với truyền thống quê hương anh hùng, cách
mạng, khoa bảng.
Câu 2. Khái quát những di tích lịch sử, văn hóa, các mạng tiêu biểu của
Hiệp Hịa. Nêu trách nhiệm của em đối với các di tích lịch sử, văn hóa, cách
mạng của q hương Hiệp Hồ.
1. Những di tích lịch sử văn hóa trên q hương Hiệp Hịa.
Hiệp Hòa xưa là vùng đất cổ của xứ Kinh Bắc, nay là một huyện của tỉnh
Bắc Giang - nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa giá trị, đồng thời là nơi sinh ra
nhiều nhân tài, không chỉ làm rạng rỡ truyền thống hiếu học của quê hương mà cịn
có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Việc phát hiện di chỉ khảo cổ học Đông Lâm (xã Hương Lâm) và trống đồng
Bắc Lý đã chứng minh rằng: Ngay từ thời các vua Hùng, Hiệp Hòa đã là một khu
vực quần cư đơng đúc và trình độ kinh tế phát triển khá cao.
Tại khu di chỉ Đông Lâm, cư dân thời Hùng Vương đã để lại khá nhiêu di
vật, biểu đạt nhiều mặt về tổ chức xã hội, kỹ thuật sản xuất và tư duy thẩm mỹ của
mình.
Sau khi khu di chỉ Đơng Lâm được khai quật với diện tích 80m2 và sâu
1,8m, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều đồ đá, đồ gốm, đồ đồng và cả khn đúc
rìu đồng bằng đá có niên đại cách ngày nay khoảng 3.070 năm (xác định bằng
phương pháp các-bon phóng xạ C14). Điều đó chứng tỏ Hiệp Hịa đã có một trung

tâm đúc đồng từ rất sớm. Phần lớn những hiện vật tìm được là cơng cụ sản xuất
như: Rìu nạo, dìu đục, lưỡi câu bằng đồng và những đồ đựng có kích thước lớn,
cho thấy nền kinh tế nơng nghiệp lúc bấy giờ đã đóng vai trị chủ đạo.
Trống đồng Bắc Lý là một di sản quý, lần đầu tiên được phát hiện ở Bắc
Giang. Qua kích thước, hình dáng, hoa văn trang trí, các nhà nghiên cứu khảo cổ
học cho rằng: Trống đồng Bắc Lý cơ bản giống trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng
Đơng Sơn. Đó là loại trống đồng cổ nhất, một di sản đặc sắc và tiêu biểu của nền
văn hóa Đơng Sơn cách đây trên 2.000 năm.
Với trồng đồng Bắc Lý, người ta thấy sự phát triển khá cao của nghề đúc
đồng. Hợp kim đồng thau có thể nóng chảy ở nhiệt độ thích hợp, nhưng vẫn đảm
bảo âm lượng khi được chế thành nhạc cụ. Thơng qua họa tiết trang trí, các sản
phẩm này còn phản ánh những ý niệm, tư tưởng tình cảm của người xưa. Hình ảnh
ngơi sao 12 cánh, 4 tượng cóc ở xung quanh biểu thị ý niệm về mặt trời, về 12
tháng trong năm, tín ngưỡng thờ thần mặt trời trong tuần hoàn 4 mùa xuân, hạ, thu
7


đông. Năm con chim mỏ dài, biểu tượng vật tổ của cư dân Lạc Việt và nền văn
minh lúa nước phát triển từ rất sớm.

Ảnh 3. Trống đồng Bắc Lý
(Nguồn : Bảo tàng Bắc Giang)

Trống đồng Xuân Giang được phát hiện trong q trình khai thác cát dưới
sơng Cầu thuộc địa phận thôn Xuân Giang, xã Mai Trung. Trống đồng Xuân Giang
tương đối nguyên vẹn, giữa trống đồng là khối u nổi cao có 12 tia mập. Mỗi tia dài
15cm. Giữa các tia trang trí hai mơ típ khác nhau xen kẽ, cứ một típ hình chữ V
ngược lồng vào nhau có đường chỉ nổi ở giữa lại đến một típ hai hình tam giác mà
cạnh huyền quay vào nhau được phân chia thành đường chỉ nổi, phía dưới là
những vạch ngắn.


Ảnh 4. Trống đồng Xuân Giang
(Nguồn : Bảo tàng Bắc Giang)

Trống đồng Xuân Giang và trống đồng Bắc Lý có những nét gần gũi nhau,
nhưng đồng thời cũng có những nét khác biệt...
8


Hiệp Hịa có nhiều danh thắng và cơng trình kiến trúc, nghệ thuật và lịch sử
nổi tiếng cả nước như đình Lỗ Hạnh, lăng Bầu, đình Thắng Núi, lăng họ Ngọ, lăng
Dinh Hương…
Đình Lỗ Hạnh (xã Đơng Lỗ) xây dựng năm 1576, được xem là một một
trong những ngơi đình có niên đại sớm nhất Việt Nam, dịng chữ “Đệ nhất Kinh
bắc” ghi ở trong đình ngay từ khi xây dựng. Bộ tranh “Bát tiên” (8 cô tiên) gồm
hai bức thuộc loại hình nghệ thuật sơn mài sớm nhất ở Việt Nam. Các bức chạm
cảnh cưỡi ngựa, đấu võ, hoa sen, rồng, chim, tiên cưỡi rồng là những tác phẩm
nghệ thuật điêu khắc có tiếng. Có thể nói đình Lỗ Hạnh là một kỳ cơng văn hóa
của nhân dân Hiệp Hịa.

Ảnh 5. Đình Lỗ Hạnh, Hiệp Hịa, Bắc Giang

Lăng Bầu (xã Xuân Cẩm) xây dựng năm 1597 (hiện nay còn khá nguyên
vẹn), chia thành hai lớp với hai hệ thống tường và cổng xây bằng đá ong, tượng
ngựa và quân hầu, tượng voi, võ sỹ và bàn làm bằng đá.
Đình Thắng Núi (xã Đức Thắng) xây dựng năm 1686 cùng ngơi chùa tạo
thành một quần thể kiến trúc, văn hóa khá quy mơ, nằm trên một dải đồi cao,
thống, nhìn như thế “rồng lượn”. Đặc biệt, trên tấm y môn bằng gỗ ở lối vào hậu
cung có một hình vẽ gồm nhiều chấm trịn xếp thành từng dải, bố trí trong một
hình vng. Khi thay các chấm trịn bằng các số từ 1 đến 9, cộng hàng ngang, hàng

dọc đều cho số 15. Đó là phương trình tốn học 9 ẩn số cho nhiều bộ nghiệm. Hoặc
đây là một trận đồ, sự sắp xếp cơ ngũ trong đánh trận ngày xưa.

9


Ảnh 6. Lăng Bầu, Xuân Cẩm, Hiệp Hòa

Lăng họ Ngọ (xã Thái Sơn) xây dựng năm 1679, được trùng tu vào năm
1714, có hình chữ nhật, diện tích 400m2, các mặt là tường đá ong cao 2,15m. Hai
bên nền khung cửa có chạm nổi 2 võ sỹ, bên cổng có 2 con chó đá. Hai bên đường
thần đạo là dãy tượng xếp đối xứng gồm voi, đá bao quanh khá rộng, có cửa vào và
cửa ra. Trước vịm cửa có khắc chữ “Linh Quang từ”, hai bên chạm nổi 2 võ sỹ.
Bên trong là phần mộ tướng công họ Ngọ, sau phần mộ là nhà bia. Lăng họ Ngọ là
nơi lưu giữ thi hài Phương Quận công Ngọ Công Quế.

Ảnh 7. Lăng họ Ngọ, Thái Sơn, Hiệp Hòa

Lăng Dinh Hương (xã Đức Thắng) xây dựng năm 1727 triều Lê, trên một
ngọn đồi san phẳng có phần “sinh từ” và khu vực để mộ, có phạm vi khoảng
3.600m2, khơng có danh giới bao quanh bằng tường đá ong. Các di vật không xếp
10


theo kiểu đăng đối ta thường gặp. Cổng Lăng làm bằng 2 trụ đá hình lục lăng mài
nhẵn, có hai võ sỹ đá đững canh. Vào sâu bên trong có 2 voi đá nằm phục trên trên
bệ, 2 bàn thờ làm từ 2 khối đá đặc, 2 nghê đá ngồi chầu; ở giữa là ngai Thí, người
chầu và nghê. Khu mộ có quy mơ lớn hơn, nhiều tượng người và ngựa; cuối cùng
là nhà bia mái cong. Lăng Dinh Hương là nơi lưu giữ thi hài Quận công La Quý
Hầu.


Ảnh 8. Lăng Dinh Hương, Hiệp Hòa

Trên quê hương Hiệp Hòa cịn rất nhiều các di tích lịch sử văn hóa khác như
lăng Nội Dinh (xã Mai Trung), lăng Cẩm Bào (xã Xn Cẩm)… và nhiều đình
chùa khác có giá trị. Mỗi di tích đều gắn với những chuyện cổ tích, truyền thuyết,
sự tích, huyền thoại… mãi mãi là niềm tự hào của quê hương.
2. Trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ các di tích lịch sử văn
hóa trên quê hương em
Là một người con được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Châu Minh, chúng
em thấy rõ trách nhiệm của bản thân mình trong việc bảo vệ các di tích lịch sử, văn
hóa trên q hương mình thông qua việc học tập các bộ môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa
lí, Giáo dục cơng dân...
Q hương Châu Minh chúng em khơng có di tích lịch sử, văn hóa trên địa
bàn xã nơi trường, nhưng nhà trường đã giao cho chúng em chăm sóc Nghĩa trang
liệt sĩ - một cơng trình lịch sử, văn hóa ở xã. Đồng thời chúng em nhận chăm sóc
các cán bộ lão thành cách mạng, các nhà văn hóa, trí thức, sĩ quan qn đội tiêu
biểu nghỉ hưu ở địa phương, thường xuyên mời các cụ, các ông, các bác tham gia
vào các hoạt động ngoại khóa của nhà trường để giáo dục văn hóa và lịch sử một
cách sinh động cho chúng em.
11


Ảnh 9. Học sinh trường THCS Châu Minh chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ

Khi Đoàn Đội nhà trường tổ chức cho chúng em tìm hiểu ý nghĩa, giá trị lịch
sử, giá trị văn hóa của các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn huyện Hiệp Hịa,
chúng em tích cực hưởng ứng thông qua các giờ hoạt động ngoại khóa, giờ chào cờ
với các hình thức phong phú như thi tìm hiểu, thi kể chuyện, thi giới thiệu về di
tích lịch sử, văn hóa, tổ chức lễ kếp nạp Đồn, Đội….

Xây dựng kế hoạch chăm sóc, bảo vệ Nghĩa trang liệt sĩ một cách thường
xuyên.
Tích cực trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ cây trong Nghĩa trang liệt sĩ
theo kế hoạch của Đồn Đội nhà trường, ngành văn hóa và chính quyền địa
phương.
Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa đi thăm các di tích lịch sử, các
cơng trình văn hóa do nhà trường tổ chức.
Giữ gìn sạch sẽ các di tích lịch sử ở địa phương, khơng vứt rác gây ơ nhiễm
quần thể di tích lịch sử…
Tố giác những kẻ gian lấy cắp các cổ vật, dị vật trong các di tích lịch sử ở
địa phương…
Tích cực tham gia các lễ hội truyền thống ở địa phương…
Viết bài quảng bá di tích lịch sử ở địa phương nhằm nêu lên giá trị trong đời
sống như giá trị về du lịch, lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội…
Tuyên truyền, vận động các bạn khác cùng có ý thức bảo vệ các di tích lịch
sử ở địa phương…
Câu 3. Kể tên các tiến sĩ người Hiệp Hòa trong các triều đại phong kiến.
Cho biết những nét tiêu biểu về tiến sĩ Nguyễn Đình Tuân (người làng Châu
Lỗ, xã Mai Đình; đỗ khoa thi năm Tân Sửu 1901 thời vua Thành Thái triều
Nguyễn).

12


Bản thân em phải làm gì để xứng đáng là người con quê hương Hiệp
Hòa giàu truyền thống lịch sử, văn hoá, yêu nước và cách mạng.
1. Kể tên các tiến sĩ người Hiệp Hòa trong các triều đại phong kiến.

STT


Họ và tên

Q qn

1

Đồn Xn Lơi

Châu Lỗ, Mai Đình

2

Ngọ Dỗn Thọ

Ngọ Xá, Châu Minh

3

Khổng Tư Trực

Đoan Bái

4

Nguyễn Hoảng

Đức Thắng

5


Nguyễn Doãn Địch

Hoàng Vân

6

Hoàng Sầm

tại Thù Sơn sau chuyển sang Quế Trạo (xã Thái Sơn)

7

Ngô Trang

Ninh Định (xã Hợp Thịnh)

8

Nguyễn Thời Lượng Gia Định (xã Quang Minh)

9

Nguyễn Kính

Quế Trạo (xã Thái Sơn)

10

Nguyễn Như Tiếp


Phúc Mỹ (xã Đức Thắng)

11

Nguyễn Hữu Đức

Vân Cẩm (xã Đơng Lỗ)

12

Ngơ Dụng

Hồng Vân

13

Nguyễn Đình Tn

Châu Lỗ, Mai Đình

14

Nguyễn Phượng Sổ

Ngọc Liễn, Châu Minh

15

Nguyễn Nhân Trừng Sa Liễn, (nay là Ngọc Liễn, xã Châu Minh)


16

Tạ Thuần

17

Nguyễn Xuân Chính Cẩm Bào (nay là thơn Trung Hịa, xã Mai Trung)

18

Nguyễn Xn Đỉnh

Hồng Vân

Cẩm Bào (nay là thơn Trung Hịa, xã Mai Trung)

2. Những nét tiêu biểu về tiễn sĩ Nguyễn Đình Tuân (người làng Châu
Lỗ, xã Mai Đình; đỗ khoa thi năm Tân Sửu 1901 thời vua Thành Thái triều
Nguyễn)
13


Ông Nghè Nguyễn Đình Tuân tự là Hữu Mai, sinh ngày 12 tháng Giêng,
năm Đinh Mão (1867) tại làng Châu Lỗ, tổng Mai Đình, nay là thơn Châu Lỗ, xã
Mai Đình, huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang. Làng Châu Lỗ có tên nơm là làng Sổ,
vì vậy ơng Nghè Nguyễn Đình Tn vẫn cịn được gọi là ơng Nghè Sổ.
Từ nhỏ, Nguyễn Đình Tn đã nổi tiếng thơng minh, việc gì cũng để tâm
xem xét, ghi nhớ tỏ rõ trí lực và cốt cách hơn hẳn những đứa trẻ cùng lứa tuổi. Ông
học đâu nhớ đấy, tuy cùng học với các học trò của cha nhưng cứ vượt lên. Lên 6
tuổi học vỡ lòng bằng Tam tự kinh, học trò khác học ít nhất vài tháng, thậm trí trị

dốt phải học hàng năm trời nhưng ông chỉ học xong trong 18 ngày, thuộc kỹ nhớ
lâu. Năm 14 tuổi ông đi khảo khóa đã đỗ; năm 16 tuổi đi hạch phủ, học trị hai
huyện đến hạch tất cả có 96 người, khi kéo bảng có 32 người đỗ, ơng đỗ thứ hai.
Năm 18 tuổi ông bắt đầu sự nghiệp gia sư, làm thầy đồ dạy trẻ. Năm 19 tuổi ông
lại về hạch phủ, tất cả được 8 người, ông đỗ thứ hai. Người đỗ đầu cũng là học trò
của cụ thân sinh. Năm 20 tuổi ông ra trọ học ở làng Phù Ninh, phủ Từ Sơn. Năm
23 tuổi ông theo cụ thân sinh lên trường học Hương Thịnh và hàng tháng về Bắc
Ninh tới trường quan giáo thụ Đỗ Như Đại lấy đầu bài về làm văn. Quan giáo thụ
chấm văn ông và bảo rằng: “Cứ như văn cậu thì đáng làm bạn với tơi chứ khơng
phải bậc học trị”. Năm 29 tuổi được cụ Đốc học Đỗ Như Đại đón về Hà Nội dạy
cho các con của cụ.

Ảnh 10. Đình nguyên Tiễn sĩ Nguyễn Đình Tuân

Tháng 9 năm Đinh Dậu (1897) ông đi thi Hương đỗ cử nhân. Khi xướng
danh, ông đỗ cử nhân thứ 19 nhưng cả hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang đỗ được 10
người thì ơng đỗ trên tất cả. Riêng huyện Hiệp Hòa trước kia từ thời Gia Long có 1
người ở Cẩm Bào đỗ cử nhân, đến gần 100 năm sau mới có người đỗ, nên thân sĩ
hàng huyện đều vui mừng. Năm 35 tuổi, năm Tân Sửu - 1901, ông đi thi Hội tạ
kinh đô Huế. Cả 4 kỳ đều được phê điểm cao, kỳ Văn sách được phê 5 phân (điểm
tối đa khi đó) quán trường (nhất trường thi) được dâng lên vua Thành Thái xem.
14


Khoa thi Hội năm ấy, cả nước đỗ được 9 vị Tiến sĩ. Khi vào kinh thi Đình (cuộc
thi giành cho các Tiến sĩ mới đỗ), ơng đỗ Đình ngun (đỗ đầu), ông Nghè Ngô
Đức Kế đỗ thứ hai.
Kể từ thời nhà Nguyễn, ơng Nghè Sổ Nguyễn Đình Tn là vị Đình ngun
duy nhất của huyện Hiệp Hịa, một huyện nghèo, dân cư thưa thớt thuộc miền bán
sơn địa của tỉnh Bắc Giang. Tuy đỗ đạt vinh hiển nhưng trước sau ơng vẫn giữ tấm

lịng khiêm tốn, cử xử nhân hậu với tất cả mọi người. sau khi đỗ Đình nguyên, ông
được bổ làm tri huyện Việt Yên và nổi tiếng là một ông quan thanh liêm. Chưa đầy
2 năm làm tri huyện, ,ơng xin cáo quan về nghỉ vì “khơng bằng lịng với viên Đại
lý người Pháp” (Theo chữ ghi trong tự truyện kèm theo gia phả họ Nguyễn cịn lưu
giữ được). Một năm sau, ơng lại nhận được “Chỉ” đi nhậm chức Giáo Thụ tỉnh Yên
Bái. Sau đó, ông được đổi đi làm Đốc học tỉnh Ninh Bình, rồi Đốc học trường Quy
Thức, Hà Nội. Do ông giao du kết bạn với các nhân sĩ Đông Kinh nghĩa thục như
Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Quyền, Đào Nguyên Phổ, Ngô Đức Kế… nên sau
khi trường Đông Kinh Nghĩa Thục bị thực dân Pháp đàn áp, giải thể thì trường
Quy Thức cũng bị giải tán và ông Nghè Tuân lại về làm Đốc học tỉnh Ninh Bình,
sau đó lại đổi ra làm Đốc học tỉnh Hà Đông. Từ khi làm giáo thụ tỉnh Yên Bái, rồi
làm Đốc học ở nhiều tỉnh trong nhiều năm liền, ơng Nghè Nguyễn Đình Tn nổi
tiếng là ơng thầy hay chữ, có nhiều học trị đỗ đạt, đồng thời cũng nổi tiếng là
người đức độ, vừa nghiêm khắc, vừa khoan hịa, nhất là khơng kết thân với Pháp,
“không biết chiều theo ý quan trên” (câu ghi trong gia phả học Nguyễn), lúc nào
cũng giữ nhân cách thanh cao của một nhà nho chân chính.

Ảnh 11. Lăng mộ Đình ngun Tiễn sĩ Nguyễn Đình Tn
(thơn Châu Lỗ, xã Mai Đình)

Sau một thời gian cáo quan về bốc thuốc và dạy học, ông lại nhận được
“Chỉ” đi làm án sát tỉnh Bắc Ninh. Ở đây một thời gian ngắn, ông lại bị đổi làm án
sát tỉnh Thái Nguyên, sau đó kiêm chức tuần phủ Thái Nguyên cho đến khi về hưu
15


hẳn. Chính trong thời gian này, ơng được nhân dân xã Tân Cương, Thái Nguyên
lập làm Thành hoàng sống. Trong tự truyện của ơng Nghè có kể là lúc đi nhậm
chức Giáo thụ tỉnh Yên Bái có qua thăm và nghỉ nhà ơng Cử Đồn ở Phú Thọ vốn
là bạn đồng khoa thi Hương, chắc vì thế mà ơng biết giá trị của cây Chè Phú Thọ

nên đem về Tân Cương thì chất lượng khác hẳn, có hương vị riêng, khơng nơi nào
có được. Chính đó là điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp, tạo nên hương vị
thơm ngon đặc biệt của cây chè Tân Cương. Đối với xã Tân Cương, ơng Nghè Sổ
Nguyễn Đình Tn khơng chỉ là người khai lập xã, cắm hướng đình và được thờ
làm Thành hồng mà cịn có thể coi là vị tổ nghề đối với chè Tân Cương, Thái
Nguyên.
Trong chặng dường 844 năm của truyền thống hiếu học và khoa bảng nước
nhà, mở đầu vào năm 1075 khi Lý Nhân Tông mở khoa thi Minh kinh bác học với
trạng nguyên Nguyễn Văn Thịnh và khép lại vào năm 1919 thời nhà Nguyễn thì
ơng Nghè Châu Lỗ - Đình ngun Tiễn sĩ Nguyễn Đình Tn có một vị trí đặc
biệt, bởi ơng là một trong những đại biểu cuối cùng của tỉnh Bắc Giang đỗ đại
khoa (đỗ đầu kỳ thi Đình - nhà Nguyễn không lấy Trạng nguyên) dưới chế độ khoa
cử phong kiến.
Đình nguyên Tiễn sĩ Nguyễn Đình Tuân mất ngày 20 tháng 6 năm Tân Tỵ
(tức ngày 14/6/1941). Học trò nghe báo tin báo, kéo về Châu Lỗ tới vài chục
người, khóc than thương tiếc. Ngày đưa tang, trời đổ mưa, đường làng lầy lội,
nhiều học trò cũ đã làm quan lớn cũng đều mặc áo xô, lội bùn đi theo linh cữu, giữ
trọn đạo Thầy - trò. Tinh thần yêu nước, nhân cách thanh cao, đặc biệt là tinh thần
hiếu học của ơng Nghè Châu Lỗ - Đình Ngun Tiến sĩ Nguyễn Đình Tn đến
hơm nay vẫn là bài học nguyên giá trị.
3. Liên hệ bản thân
Sinh ra là người con của quê hương anh hùng cách mạng, lại là vùng đất có
bề dày truyền thống khoa bảng em cảm thấy rất hãnh diện, tự hào. Cùng với đó, em
ý thức sâu sắc rằng: Quá khứ tự hào của quê hương không thể trở thành kho báu
cho chúng ta vin vào đó để chứng minh mình giàu có hay là niêu cơm Thạch Sanh
cứ hết lại đầy; để truyền thống ấy khơng mai một thì mỗi người dân trên quê
hương cách mạng anh hùng, khoa bảng cần gìn giữ, bồi đắp, phát huy truyền thống
ấy.
Việc cần làm của mỗi học sinh chúng em là: Ra sức học tập, rèn luyện với
khát vọng chinh phục tri thức; từng bước tự tin, tự lập bước vào thời đại tồn cầu

hóa.
Để giữ gìn, phát huy truyền thống khoa bảng của ơng cha, chúng ta cần mài
sắc ý chí; rèn luyện kĩ năng; hỏi Thầy học Bạn; tích cực thực hành và hết mình
trong các cuộc thi để mang lại những thành tích học tập xuất sắc nhất. Bảng vàng
danh dự của quê hương cần được nối tiếp bằng tên tuổi của thế hệ hôm nay; kế tục
truyền thống của lớp người đi trước.
16


Để phát huy truyền thống trên quê hương cách mạng, anh hùng em nghĩ
rằng: Mỗi chúng em cần phấn đấu để có thể sẵn sàng cống hiến cho tổ quốc. Tuổi
nhỏ chúng em muốn trở thành một một tuyên truyền viên về lịng u nước. Lớn
lên chúng em có thể sẽ thành một chiến sĩ hải quân khi cần biển gọi; một chiến sĩ
biên phòng nếu biên giới lâm nguy; một cảnh sát trật tự mang bình yên đến từng
gốc phố; một bác sĩ tận tâm; một thầy giáo nhiệt tình sơi sục …
Cùng với đó là ý thức bảo vệ di sản văn hóa của quê hương; góp phần bảo
vệ mơi trường sống, xây dựng hình ảnh q hương ngày càng giàu mạnh.
III. PHỤ LỤC
1. Phía Tây Bắc giáp với huyện Phổ n, Phú Bình (Thái Ngun); phía Đơng Bắc
giáp huyện Tân n; phía Đơng giáp huyện Việt n; phía Nam nhìn về vùng
châu thổ n Phong (Bắc Ninh); phía Tây Nam giáp huyện Sóc Sơn (Hà Nội).
2. Bức chạm khắc người chơi đàn Đáy khẳng định ca trù có trên vùng đất Hiệp
Hịa, Bắc Giang. Bức chạm khắc đó hiện ở Đình Lỗ Hạnh (Đơng Lỗ).

Ảnh 12. Bức chạm khắc người chơi đàn Đáy ở Đình Lỗ Hạnh (Đông Lỗ).

3. Trong thời đại đồng thau thuộc giai đoạn văn hố Đơng sơn, di chỉ tiêu biểu nhất
thuộc thời đại này được phát hiện ở Đông Lâm (Hương Lâm).
4. Tấm bia ở lăng Thái Thọ, xã Thái Sơn ở Hiệp Hịa có hai chữ Việt Nam khắc
bằng chữ Hán vào thế kỷ XVIII.

5. Nghè Ngũ Giáp, nơi thờ đức thánh Trương Kiều con thứ 4 của Trương Hống
(Đức Thánh Tam Giang) thuộc thơn Mai Thượng (Mai Đình).
6. Ở Hiệp Hịa có một lị vật nổi tiếng cả nước. Đó là lò vật Cẩm Bào (Xuân Cẩm).

17


Ảnh 13. Sới vật hội làng đầu xuân ở Xuân Cẩm, Hiệp Hịa

7. Hiệp Hịa là địa phương có nhiều lăng đá nhất của tỉnh Bắc Giang với 26 lăng.

Ảnh 14. Ngựa đá ở lăng Dinh Hương, Hiệp Hòa.

8. Di tích lịch sử lăng họ Ngọ (Thái Sơn) lưu giữ thi hài phương Quận công Ngọ
Công Quế, một võ quan nổi tiếng dưới triều vua Lê Huy Tông, đã được cơng nhận
di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1964.
9. Khu di chỉ khảo cổ ở Đông Lâm (Hương Lâm) có niên đại cách đây 3070 năm.
10. Ở huyện Hiệp Hịa có hai di chỉ khảo cổ trống đồng được phát hiện cuối thế kỷ
XX. Hai di chỉ đó được phát hiện ở Xuân Giang (Mai Trung) và Bắc Lý.
11. Qua các triều Đại phong kiến Việt Nam, Hiệp Hịa có 18 người đỗ tiến sĩ.

18


12. Thời kỳ nhà Nguyễn, Hiệp Hòa được chia thành những Tổng sau : Đức Thắng,
Hà Nhuyễn, Cẩm Bào, Mai Đình, Hồng Vân, Gia Định, Quế Trạo, Tiên Thù, Sơn
Giao.
13. Người đỗ tiến sĩ đầu tiên trong các triều đại phong kiến Việt Nam của huyện
Hiệp Hòa là Tiến sĩ Đồn Xn Lơi (người Châu Lỗ, Mai Đình)
14. Người cuối cùng của tỉnh Bắc Giang đỗ đại khoa (đỗ đầu kỳ thi Đình - nhà

Nguyễn khơng lấy Trạng ngun) dưới chế độ khoa cử phong kiến là Tiến sĩ
Nguyễn Đình Tuân (người Châu Lỗ, Mai Đình)
15. Lễ hội bơi chải trên dịng sơng Cầu ở làng Mai Thượng (Mai Đình) hàng năm
được tổ chức vào mùa Xuân hàng năm.

Ảnh 15. Lễ hội bơi chải trên dịng sơng Cầu ở làng Mai Thượng (Mai Đình)

16. Ngày 12/3/1945 Xuân Biều (Xuân Cẩm) là địa phương khởi nghĩa giành chính
quyền sớm nhất ở Hiệp Hịa, Bắc Giang.
17. Chi bộ Đảng ở Hồng Vân là chi bộ Đảng đầu tiên ở Hiệp Hòa được thành lập
vào ngày 16/2/1940.
18. Hội nghị quân sự Bắc Kỳ lần thứ nhất họp ở Hiệp Hòa đã diễn ra từ ngày 15/4
đến ngày 20/4/1945.
19. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, làng Vân Xuyên (Hoàng Vân) được
mệnh danh là “Xóm Đỏ”.
20. 4 xã là Hồng Vân, Xn Cẩm, Hịa Sơn, Hoàng An được phong tặng danh
hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
21. Hiệp Hịa có 2 người được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động là: ông
Nguyễn Văn Dậu và bà Nguyễn Thị Song.
19


22. Hiệp Hịa có 2 người được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang
là: ông Ngô Quang Sen và ơng Ngơ Văn Nhỡ.
23. Hiệp Hịa có 16 xã được Thủ tướng chính phủ kí QĐ cơng nhận là An tồn
khu.
24. Ngày 8/8/2012, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ban hành Quyết định cơng nhận các xã ATK II huyện Hiệp Hịa.
25. Tính đến năm 2015 Huyện Hiệp Hịa 197 Bà Mẹ người được phong tặng và
truy tặng danh hiệu bà Mẹ Việt Nam anh hung.

26. Tác giả của “Tượng đài truyền thống huyện Hiệp Hòa” xây dựng năm 1970 tại
thị trấn Thắng, Hiệp Hòa là PGS - Nhà giáo nhân dân Nguyễn Phước Sanh nguyên là Hiệu trưởng trường Đại học Mỹ Thuật TP Hồ Chí Minh.
27. Trong cuộc vận động cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong 2 cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1946 - 1975), có 117 gia đình ở Hiệp
Hịa đã được vinh dự nhà nước phong tặng “có cơng với nước”.
28. Đảng bộ và nhân dân huyện Hiệp Hòa được nhà nước phong tặng danh hiệu
anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào Ngày 11/6/1999.
29. Trám đen là đặc sản của xã Hoàng Vân.

Ảnh 16. Trám đen Hoàng Vân

30. Rau Cần là sản phẩm nổi tiếng của Hoàng Lương. Nghề trồng cần ở Hồng
Lương đã có từ năm 1990, được hình thành từ sản xuất quy mơ nhỏ lẻ, hộ gia đình,
đến nay sản phẩm rau cần Hồng Lương đang hướng tới sản xuất theo hướng hàng
hóa, theo quy chuẩn VietGAP và ngày càng nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm
trên thị trường tiêu thụ.

20


Ảnh 17. Thu hoạch Cần ở Hồng Lương, Hiệp Hịa.

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
1
2

Tên sách
Năm XB
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Giang tập I

2003
(1926 - 1975)
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Giang tập I
2003
(1975 - 2005)

3

Lịch sử đảng bộ Hiệp Hòa (1938 - 2010)

2012

4

Hiệp Hòa phong thổ ký

2003

5

Những vùng văn hóa dân gian tiêu biểu ở
Hiệp Hịa

2012

Tài liệu giảng dạy lịch sử huyện Hiệp Hịa

2013

7


Bài thi “Tìm hiểu truyền thống q hương
Hiệp Hịa”

2013

8

Di sản văn hóa Bắc Giang về VH phi vật
thể

2006

9

Di sản văn hóa Bắc Giang - Khảo cổ học

2008

10

Di sản văn hóa Bắc Giang - Biên niên sự
kiện và tư liệu lịch sử

2008

6

21


NXB
NXB Chính trị
quốc gia
NXB Chính trị
quốc gia
Huyện ủy Hiệp
Hòa
Dương
Quang
Luân
UBND huyện Hiệp
Hòa
Đảng bộ huyện
Hiệp Hòa
Nguyễn
Phương
Nhung-Đài
TT
Hiệp Hòa
Bảo tàng Bắc
Giang
Sở
VHTT-Bảo
tàng Bắc Giang
Đinh Xuân LâmNgô Văn Trụ



×