Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

Nâng cao hiệu quả dự án hỗ trợ sản xuất rau hữu cơ của VECO việt nam trên địa bàn tỉnh hà nam”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 85 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan : Chuyên đề này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Huy Đức.
Các số liệu và nhận xét kết luận được trình bày trong chuyên đề này hoàn toàn là trung
thưc và không có sự sao chép từ các tài liệu sản có.
Tôi xin chịu trách nhiệm về bài luận văn của mình.

Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Ngọc Ánh


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Nâng cao hiệu quả dự án hô
trợ sản xuất rau hữu cơ của VECO Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hà Nam”
ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận
tình của thầy giáo, của các anh chị tại địa điểm thực tập.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS
Lê Huy Đức, người đã tận tình hướng dẫn định hướng và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề này.
Tôi xin chân thành cám ơn các cán bộ VECO, đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới chị “Phan Thị Kim Nhung” và anh “Phạm Quang Trung” -cán bộ
dự án đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi để hoàn thành tốt nhiệm
vụ của mình trong quá trình thực tập tại cơ sở và thực hiện chuyên đề thực tập tốt
nghiệp.
Do hạn chế về thời gian, kinh nghiệm cũng như kiến thức thực tế, chuyên đề thực


tập không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi mong nhận được những ý kiến
đóng góp từ các thầy cô để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngọc Ánh.


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỰ ÁN VIỆN TRỢ PHI
CHÍNH PHỦ.

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1: Cấu thành của khung Logic dự án.
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu hệ thống PGS.
Sơ đồ 2.1: Các đối tác chính của VECO.
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức VECO
Bảng 1.1: Các tiêu chuẩn sản xuất sản phẩm hữu cơ

Bảng 1.2: Các tình huống xử lý vi phạm.
Bảng 1.3: Phân biệt rau hữu cơ và rau an toàn
Bảng 2.1: So sánh giá thành các loại rau.
Bảng 2.2: Thu nhập người nông dân nhóm rau hữu cơ Trác Văn qua các năm.
Bảng 2.3: Năng suất lao động của nông dân nhóm rau hữu cơ Trác Văn qua các
năm.
Bảng 2.4: Sự thay đổi 4 năng lực chính của tổ chức nông dân.
Bảng 2.5: Chi phí các hoạt động.
Bảng 2.6: Nguồn quỹ VECO năm 2014-2015.


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1

PGS

Participatory guarantee system-Hệ thống đảm bảo cùng
tham gia

2

NGOs

Non-governmental Organizations- Tổ chức phi chính phủ

3

GAP


Good Agriculture Product

4

MARD

Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.

5

CCBVTV

Chi cục bảo vệ thực vật

6

RAT

Rau an toàn

7

HTX

Hợp tác xã

8

BQL


Ban quản lý

9

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm.

10

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

11

PTNT

Phát triển nông thôn

12

LHPN

Liên hiệp phụ nữ.

13

KHKT


Khoa học kỹ thuật.

14

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Là một nước nông nghiệp, Việt Nam đang xuất khẩu rau quả đi nhiều nước trên
toàn thế giới. Nhưng có một nghịch lý rất đáng quan tâm đó là hơn 90 triệu dân Việt
Nam đang phải vật lộn với cuộc chiến rau rau sạch để có được bữa ăn đảm bảo chất
lượng cho gia đình mình. Nhu cầu rau của người Việt Nam càng ngày càng cao, bà
con nông dân dùng nhiều kỹ thuật khác nhau để trồng rau trong đó có sử dụng nguyên
liệu đầu vào như phân bón và thuốc trừ sâu, thậm chí còn dùng những hóa chất cấm
được sử dụng. Nghiêm trọng hơn nữa, nguồn gốc của các loại rau trên thị trường
không rõ ràng, phần lớn được nhập khẩu từ Trung Quốc. Điều này khiến người tiêu
dùng hoang mang lo lắng. Việc sử dụng rau củ nhiễm chất độc hại vượt ngưỡng cho
phép mang lại những hậu quả lo ngại, nhẹ thì ngộ độc thực phẩm, nôn mửa, mất ngủ
giảm trí nhớ, nặng hơn có thể tổn thương thần kinh, ung thư hay tử vong. Vấn đề vệ
sinh an toàn thực phẩm là một trong mong mỏi và bức xúc nhất hiện nay của người
dân Việt Nam. Chúng ta đều mong muốn sao khi ra chợ, thực phẩm đảm bảo an toàn,
không gây hại đến sức khỏe. Nhưng thực tế hiện nay chưa thể làm được điều đó.
Hà Nam là một mảnh đất gắn bó với nông nghiệp lâu năm, cũng là một trong những
nguồn cung cấp rau cho địa bàn Hà Nội. Ở Hà Nam, diện tích trồng rau hàng năm từ

6.000-7.000 ha nhưng trình độ thâm canh cây rau của nông dân còn thấp, cùng với
nhận thức về sản xuất rau an toàn còn nhiều hạn chế nên sản phẩm rau chưa đáp ứng
nhu cầu càng ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, hơn nữa các
sản phẩm rau không an toàn vẫn chiếm tỷ lệ cao trong sản lượng rau được sản xuất
trên địa bàn tình.
Xuất phát từ thực tiễn đó, VECO Việt Nam (thuộc tổ chức Vredeseilanden- tổ
chức phi chính phủ) hoạt động trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, trong suốt 20
năm qua, VECO đã giúp nhiều địa phương nâng cao năng lực sản xuất, giúp người
nông dân phát triển mô hình sản xuất nhóm thoát nghèo bền vững. Trong 3 năm trở lại
đây, VECO hỗ trợ nhiều địa phương năng lực sản xuất rau hữu cơ và rau an toàn theo
tiêu chuẩn hữu cơ PGS Việt Nam, trong đó có mô hình rau an toàn tại Trác Văn Hà
Nam. Mô hình trồng rau hữu cơ an toàn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đang được thực hiện
mang lại nhiều thành tựu kết quả , tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số hạn chế. Tôi


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nhận thấy việc đánh giá tình hình thực hiện dự án tại thời điểm này là rất quan trọng.
Bởi chỉ như vậy , tổ chức VECO mới biết được mình đã làm được gì, những gì chưa
làm được, để từ đó rút ra biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện dự án. Từ đó, áp dụng
mô hình trồng rau hữu cơ không chỉ với số lượng ít hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Hà
Nam mà còn triển khai trên khắp địa bàn cả nước, giúp cho người dân nâng cao hiệu
quả sản xuất đồng thời góp phần giải quyết vấn đề đang nhức nhối hiện nay về vệ sinh
an toàn thực phẩm nói chung và rau an toàn, rau hữu cơ nói riêng. Chính vì vậy, tôi lựa
chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả dự án hô trợ sản xuất rau hữu cơ của VECO Việt
Nam trên địa bàn tỉnh Hà Nam”
2.

Mục tiêu nghiên cứu:
Thông qua việc nghiên cứu quy trình lập kế hoạch và thực hiện dự án của
VECO, đưa ra đánh giá và những biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện dự án hỗ trợ

sản xuất rau hữu cơ tại Hà Nam.

3.

Đối tượng phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu : Hiệu quả dự án của VECO.
Phạm vi nghiên cứu:

Dự án phát triển chuỗi rau hữu cơ do VECO tài trợ tại Trác Văn, Hà Nam, năm
2014-2016
-Phạm vi về nội dung nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng hiệu quả hỗ trợ sản xuất rau hữu cơ của VECO trên địa bàn
tỉnh Hà Nam từ đó đưa ra những đánh giá về thực trạng hiệu quả hoạt động hỗ trợ và
tìm ra phương hướng đề xuất giải pháp hỗ trợ có hiệu quả hơn cho dự án rau hữu cơ
trên địa bàn Hà Nam.

4.

Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp tài liệu thứ cấp: thu nhập và tổng hợp
các tài liệu phân tích thống kê, các tài liệu có sẵn tại tổ chức VECO, từ mạng
Internet, báo tạp chí.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Từ các tài liệu tham khảo có nội dung liên quan
tới đề tài nghiên cứu,tổng hợp nội dung.


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Phương pháp chuyên gia: Gặp gỡ, thảo luận lấy ý kiến và góp ý từ các cán bộ tổ

chức VECO.

5.

Bố cục chuyên đề

Gồm có 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận nâng cao hiệu quả dự án viện trợ phi chính phủ.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả hỗ trợ sản xuất rau hữu cở của VECO trên địa bàn
tỉnh Hà Nam.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hoạt động hỗ trợ của tô
chức VECO Việt Nam trong sản xuất rau hữu cơ tại Hà Nam.


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN NÂNG CAO HIỆU QUẢ
DỰ ÁN VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ

1.1
1.1.1

Tổng quan về dự án viện trợ phi chính phủ.
Khái niệm dự án viện trợ phi chính phủ

Khái niệm: Dự án là một chuỗi các hoạt động nhằm hướng đến để đạt được các
mục tiêu cụ thể rõ ràng trong một thời gian nhất định với một lượng ngân sách xác
định.
Dự án viện trợ phi chính phủ là những dự án có nguồn vốn viện trợ từ các tô chức

phi chính phủ.
Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ- NGOs thông qua các chương trình dự án
(viện trợ để thực hiện các chương trình dự án) là khoản viện trợ không hoàn lại,
mang tính nhân đạo và phát triển, có thủ tục nhanh gọn và đơn giản, quy mô dự án
thường không lớn ( từ vài nghìn đên vài trăm nghìn đô la Mỹ), thời gian thực hiện
không dài (từ vài tháng tời 1-2 năm) nhưng thường đáp ứng kịp thời, sát với nhu
cầu và phù hợp với khả năng quả lý, sử dụng của nơi nhận viện trợ.
1.1.2

Các loại hình dự án.

Có nhiều cách phân loại các loại hình dự án của các tổ chức phi chính phủ nước
ngoài, nhưng có thể phân ra một số loại chủ yếu sau:
Dự án phát triển nông thôn tổng hợp: Mang tính cộng đồng trên quy mô
huyện hay cụm xã.

1.

Các dự án này bao gồm:


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Các công trình thủy nông như hồ chứa nước, đập, trạm bơm và các hệ thống

tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp trong khu vực được thụ hưởng dự án.
- Chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Xây dựng hệ thống trạm xá xã đào tạo các
cán bộ y tế cung cấp thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh xây dựng hệ thống nước
sạch và thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu.
- Lâm nghiệp: Trồng cây ăn quả và lấy gỗ, góp phần phủ xanh đất trống đồi
trọc cải thiện môi sinh.

- Giáo dục: Nâng cấp trường học, giúp đỡ trang thiết bị trường học, cấp học
bổng cho học sinh nghèo, phụ cấp cho giáo viên.
Dự án chuyên ngành mang tính cộng đồng ở đơn vị huyện hay cụm xã:
Các dự án này thường được thực hiện khá rỗng rãi trên lĩnh vực y tế như:chăm
sóc sức khỏe ban đầu, chống suy dinh dưỡng, cung cấp thiết bị y tế cho các bệnh
viện,.. Ngoài ra còn có chương trình vườn ao chuồng,trồng dâu nuôi tằm, nuôi trồng
và đánh bắt hải sản vốn quay vòng.
2.

Dự án giải quyết công ăn việc làm, dạy nghề cho thanh niên.
Dạng dự án này đang được thực hiện trên hai lĩnh vực sau:
- Dự án giải quyết việc làm trong khuôn khổ các chương trình “ lương thực
cho lao động” của cộng đồng châu ÂU-EC, “ lương thực cho phát triển” của
Mỹ. Loại dự án này thường tập trung cho việc đắp đê, làm hồ chứa nước.
- Dự án dạy nghề: thực hiện tại các đô thị dân cư đông đúc, nhiều thanh niên
không có công ăn việc làm, thu nhập thấp, người khuyết tật để giúp đỡ các đối
tượng có việc làm và tăng thu nhập.
3.

Dự án cho vay vốn quay vòng :
Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cho một đối tác cụ thể như Hội Liên hiệp
phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên,… vay vốn tổ chức tập huấn về cách sử
dụng và quản lý vốn để tạo điều kiện cho người nghèo sản xuất tăng thu nhập.
4.

Dự án giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa :
Mục đích chính của dạng dự án này là hỗ trợ nông dân, người nghèo biết cách
làm ăn trong nền kinh tế thị trường mở các lớp đào tạo về quản trị kinh doanh và hỗ
trợ vốn cho thành niên, kể cả người nghèo không có công ăn việc làm, thiếu vốn và
số người có vốn nhỏ nhưng thiếu kinh nghiệm kinh doanh và cần vốn để mở rộng

sản xuất.
5.

6.

Quyên góp giúp đỡ vật chất:


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Các dự án này thường quyên góp những trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh, đồ chơi
trẻ em, trang thiết bị dạy nghề, lương thực, thực phẩm… giúp đỡ các bệnh viện,
những địa phương bị thiên tai và vùng gặp nhiều khó khăn thiếu thốn cơ sở vật chất.
Dự án xây dựng năng lực:
Đây là dạng dự án, chương trình nhằm giúp đỡ các cơ quan, tổ chức của Việt Nam
tăng cường khả năng tổ chức quản lý hoạt động thông qua các chương trình đào tạo,
trao đổi kinh nghiệm quản lý dự án,…
7.

Người tình nguyện:
Có một số tổ chức chuyên làm về chương trình về người tình nguyện, có những tổ
chức kết hợp, lồng ghép việc cử người tình nguyện với các chương trình y tế, giáo
dục và chương trình phát triển khác.
8.

1.1.3 Quy trình chung thực hiện dự án
1.1.3.1
Lập kế hoạch dự án

Kế hoạch dự án đặt ra các mục tiêu và mục đích cho một dự án cụ thể, xác định
nguồn lực cần thiết để đạt nó và đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm, trách nhiệm và

khung thời gian
Giai đoạn 1 : Phân tích dự án
Bước 1: Lựa chọn vùng dự án :
Căn cứ vào điều kiện kinh tế,xã hội, điều kiện tự nhiên địa lý, mức sống thu
nhập, các lợi thế và khó khăn tồn tại của địa phương. Dựa vào các yếu tố như dân
số, tỷ lệ gia tăng dân số, số lao động, phụ nữ, trẻ em… Lựa chọn vùng dự án sao
cho phù hợp với yêu cầu, mục tiêu của dự án muốn đem lại.
Bước 2: Phân tích các bên liên quan
Các bên liên quan bao gồm cá nhân, nhóm người, cộng đồng hoặc cư quan tổ chức
mà có mối quan tâm, có lợi ích trực tiếp hay gián tiếp, có mỗi quan hệ tác động đến
sự thành công hay thất bại của dự án.
Phân tích các bên liên quan trước hết xác định ai liên quan, mối quan tâm, năng lực
của họ và họ sẽ đóng góp gì cho việc hoàn thành chiến lược dự án.
Các câu hỏi chính khi phân tích các bên liên quan là :


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
-

Chúng ta đang phân tích vấn đề hoặc cơ hội của ai?
Ai sẽ là người hưởng lợi, ai sẽ là người thiệt hại trong dự án đề xuất?
Các bước chính trong phân tích các bên liên quan là :

-

Xác định vấn đề tổng thể hoặc cơ hội cần được quan tâm giải quyết
Xác định các bên liên quan có ý nghĩa trong dự án tiềm năng
Phân tích vai trò, nhiệm vụ, chức năng, năng lực, điểm mạnh yếu của từng bên
liên quan.
Xác định khả năng hợp tác và mâu thuẫn sẽ có giữa các bên liên quan.

Dưới đây là tóm tắt nhóm liên quan chính:
1. Các bên liên quan: Bao gồm cá nhân, tổ chức, cộng đồng có tác động, ảnh

hưởng trực tiếp mộ cách tích cực hoặc tiêu cực đến dự án
2. Nhóm hưởng lợi: Bao gồm những người được hưởng lợi thông qua dự án
a. Nhóm mục tiêu: Nhóm tổ chức cá nhân được hưởng lợi trực tiếp
b. Nhóm hưởng lợi sau cùng : Nhóm hưởng lợi lâu dài từ dự án ở cấp độ xã

hội hoặc khu vực hoặc ngành
3. Các đối tác của dự án: Gồm những ai tham gia thực hiện dự án, nó cũng bao
gồm nhóm các bên liên quan và nhóm mục tiêu.
Bước 3: Phân tích vấn đề
Phân tích vấn đề là xác định những khía cạnh tiêu cực của tình huống hiện tại và
thiết lập mối quan hệ nhân quả giữa chúng.
Để thiết lập cây vấn đề cần thực hiện những bước sau
Bước 4: Phân tích mục tiêu
Là bước chuyển đổi từ tình huống tiêu cực của cây vấn đề sang giải pháp mô tả các
thành tựu tích cực. Gồm các bước sau:
-

-

Trình bày lại tình huống tiêu cực của cây vấn đề thành tình huống tích cực
trong đó thể hiện mong đợi của các bên liên quan nhưng đồng thời phải có
tính thực tế và khả thi.
Kiểm tra lại mối quan hệ phương tiện mục đích (Biến mối quan hệ nhân quả
thành mối quan hệ phương tiện mục đích).
Kiểm tra sửa chữa, bổ sung hoặc xóa bỏ các mục tiêu nếu cần thiết.



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Giai đoạn 2: Lập kế hoạch dự án
Bước 1: Xây dựng khung logic dự án
Khung logic là một công cụ hữu ích trong thiết kế, xây dựng cũng như trong
triển khai đánh giá một dự án. Nó mô tả các thành phần chính trong một dự án và
giải thích mối liên hệ giữa các thành phần để đạt được mục tiêu của dự án.
Các cấu phần của khung logic
Xác định vấn đề: Xác đinh yếu tố làm cho một nhóm dân số trở nên có nguy
cơ. Các yếu tố đó có thể là kiến thức, thái độ, niềm tin hành vi, kỹ năng, mức độ
tiếp cận, chính sách và các điều kiện môi trường.
b. Đầu vào: Đầu vào bao gồm các nguồn lực sử dụng cho dự án như ngân sách
nhân lực, các thiết bị, tài liệu đào tạo, cơ sở vật chất.
c.
Hoạt động: Các dịch vụ, công việc mà dự án cần thực thi để đạt được mục
tiêu, như các hoạt động tiếp cận cộng đồng phân phối tài liệu, hội thảo tư vấn đào
tạo.
d. Đầu ra: Các sản phẩm/ kết quả trực tiếp từ các hoạt động, như cá hoạt động
của dự án đã hoàn thành, số người tiếp cận và số tài liệu được phát.
e. Kết quả: Kết quả dự án thu được ngay hay một thời gian sau khi hoàn thành
các hoạt động, như sự thanh đổi về kiến thức thái độ, niềm tin, kỹ năng tiếp cận
chính sách, điều kiện môi trường.
f.
Tác động :Kết quả lâu dài của một hoặc nhiều dự án theo thời gian.
a.


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Sơ đồ 1.1: Cấu thành của khung Logic.
Bước 2: Xác định hoạt động: Xác định các hoạt động cụ thể cần được thực hiện để

đạt được những mục tiêu khác nhau của dự án. Sắp xếp các hoạt động, liệt kê và sắp
xếp các hoạt động có liên quan đến nhau theo trình tự thời gian.
Bước 3: Ước tính nguồn lực cho hoạt động là thời gian thực hiện hoạt động:
Tính toán và dự trù kinh phí, nhân lực cần thiết cho mỗi hoạt động được xác định.
Dự trù ngân sách nhằm tổng hợp các chi phí ước tính của từng hoạt động để xây
dựng tổng ngân sách cho dự án, và thường được xây dựng theo phương pháp từ
dưới lên dựa vào bẳng phân tách hoạt động dự án.
Bước 4: Lập kế hoạch về nhân sự: Xác định vai trò, nhiệm vụ, kế hoạch trao đổi
thông tin của các cán bộ thực hiện dự án và quản lý nhân sự của dự án. Phân công
vai trò và trách nhiệm thực hiện mỗi công việc, hoạt động. Việc phân công phải cụ
thể: nêu rõ ai là người chịu trách nhiệm chính, ai là người phối hợp và ai là người
thông qua kết quả hay giám sát công việc đó. Xây dựng bản mô tả công việc và kế
hoạch sử dụng và điều phối nhân sự.
1.1.3.2. Theo dõi, kiểm tra và kiểm soát việc thực hiện dự án:


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
a. Vai trò của theo dõi kiểm tra và kiểm soát

Theo dõi là quá trình thu thập tài liệu, phân tích và sử dụng thông tin nhằm xác định
dự án có được thực hiện theo đúng kế hoạch không, các hoạt động có đạt kết quả
như mong muốn hông nhằm đưa ra các khuyến nghị để điều chỉnh kế hoạch hoạt
động nhằm đạt được mục tiêu. Qua theo dõi, nhóm dự án có thể biết được tình hình
thực hiện từng hoạt động và phát hiện sai lệch.
Kiểm soát trong triển khai thực hiện dự án là một quá trình vừa giám sát vừa đối
phó với những sai lệch và thay đổi về thực hiện kế hoạch dự án. Trong kiểm soát
các vấn đề sai lệch hay thay đổi có tính giám sát của bộ phận quản lý, được tiến
hành đều đặn đối với việc thực hiện kế hoạch của các cá nhân. Do đó kiểm soát còn
có mục đích duy trì cam kết các thành viên trong nhóm và các bên liên quan.
b.Nội dung theo dõi và kiểm soát trong triển khai dự án

Quá trình theo dõi và kiểm soát thực hiện dự án tập trung vào 3 vấn đề chính:
Xem xét tiến độ và việc triển khai hoạt động dự án: Sự dụng các công cụ như sơ
đồ Gantt, bản theo dõi tình hình, ghi chép về kết quả thực hiện… để cung cấp thông
tin về kế hoạch và thực hiện.
Xem xét các vấn đề kỹ thuật: Trả lời những câu hỏi như sản phẩm quy trình có đạt
yêu cầu kỹ thuật không? Có thân thiện với khách hàng hay người sử dụng không?
Yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm quy trình có phù hợp không? Có đáp ứng được nhu
cầu thực tế không?
Xem xét các quy trình thực hiện: xem xét công việc của nhóm đang thực hiện như
thế nào, quy trình nào chưa tốt, hoạt động nào trong quy trình nào chưa tốt, điều gì
cần cải thiện? Làm việc nhóm có hiệu quả không? Bên liên quan có yêu cầu gì và
có hài lòng không?
1.1.3.3.
Đánh giá dự án
a. Khái niệm và vai trò :

Đánh giá dự án là quá trình xác định, phân tích một cách hệ thống và khách quan
các kết quả, mức độ hiệu quả và tác động, mối liên hệ của dự án trên cơ sở mục tiêu
của chúng. Nhằm khẳng định lại tính cần thiết của dự án, đánh giá mục tiêu, xác


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
định tính khả thi, hiện thực của dự án; phân tích tiến độ thực hiện công việc để giúp
nhà quản lý dự án đưa ra những quyết định liên quan tới việc điều chỉnh mục tiêu,
cơ chế kiểm soát tài chính kế hoạch.
b.Nội dung quy trình đánh giá dự án
Bước 1: Ra quyết định đánh giá dự án. Quyết định đánh giá dự án phải được đưa
vào kế hoạch ngay từ khi lập dự án và chỉ rõ sẽ dùng phương pháp đánh giá nào.
Những nguyên nhân và sự cần thiết của việc đánh giá dự án phải được làm rõ.
Bước 2: Chuẩn bị các điểu khoản hợp đồng cho hoạt động đánh giá dự án.

Bước 3: Lựa chọn và ký hợp đồng với nhóm đánh giá dự án.
Việc lựa chọn một chuyên gia trong nhóm hay tư vấn đánh giá đều tiến hành trên cơ
sở những tiêu chuẩn đã xác định rõ trong bản mô tả điều khoản hợp đồng.
Bước 4: Lập kế hoạch và chuẩn bị công việc: Chuẩn bị một kế hoạch thời gian và
kế hoạch làm việc chi tiết và phân chia nhiệm vụ giữa các thành viên trong nhóm.
Đồng thời nhóm cũng sẵn sàng bắt tay ngay vào việc, trước tiên là tiến hành nghiên
cứu.
Bước 5: Tiến hành đánh giá dự án. Trong giai đoạn thực thi nhiệm vụ đánh giá dự
án thì tất cả các tài liệu quan trọng liên quan tới dự án cần được thu thập tổng hợp
phân tích. Dùng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, đền các bộ câu hỏi, tham dự hội
thảo..
Bước 6: Chuẩn bị báo cáo: Sau khi tổng hợp tài liệu, phân tích nhóm đánh giá cần
viết thành một bản báo cáo, bao gồm cả những kết luận kiến nghị của nhóm.
Bước 7: Sửa chữa, viết báo cáo cuối cùng và nộp sản phẩm. Báo cáo được đệ trình
cho các bên liên quan như nhà tài trợ, ban quản lý dự án, đại diện người hưởng lợi,
đại diện cơ quan chính phủ để xin ý kiến đánh giá nhận xét báo cáo các bên tham
gia. Sau đó nhóm dự án tiến hành sửa chữa bổ sung viết báo cáo cuối cùng và nộp
sản phẩm.
1.2 Hiệu quả dự án và tiêu chí đánh giá


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.2.1 Hiệu quả dự án.
1.2.1.1 Khái niệm:
Hiệu quả là tiêu chí phản ánh mối quan hệ so sánh kết quả đạt được và chi phí bỏ ra
để đạt được kết quả đó trong một thời gian nhất định, do đó lợi ích thu được càng
nhiều, chi phí bỏ ra càng ít thì hiệu quả thu được càng cao.
1.2.1.2.Phân loại
a.Hiệu quả tài chính:
Việc phân tích tài chính của dự án nhằm khẳng định tiềm lực tài chính cho việc thực

hiện dự án và phân tích những kết quả hạch toán kinh tế của dự án.
Xác định được quy mô đầu tư, cơ cấu các loại vốn, nguồn tài trợ cho dự án, tính
toán thu chi lỗ lãi, những lợi ích thiết thực mang lại cho nhà đầu tư và cộng đồng.
Hiệu quả tài chính được phản ánh thông qua một số chỉ tiêu về mặt tài chính.
Một số chỉ tiêu tính toán
 Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần: NPV

Khái niệm: Giá trị hiện tại thuần là tông lãi ròng của cả đời dự án được chiết khẩu
về năm hiện tại theo tỷ lệ nhất định
Công thức:

NPV =

Trong đó: Bi: Lợi ích của dự án
Ci: Chi phí của dự án
r: Lãi suất
n: số năm hoạt động
Đánh giá:
Nếu dự án có NPV > 0 thì dự án đáng giá về mặt tài chính.
Nếu dự án có nhiều phương án loại bỏ nhau thì phương án nào có NPV lớn nhất là
những án đáng đánh giá nhất về mặt tài chính.


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ : IRR

Khái niệm: Tỷ suất hoàn bốn nội bộ là mức lãi suất mà nếu dùng nó để chiết khẩu
dòng tiền tệ của dự án về hiện tại thì giá trị hiện tại của lợi ích bằng giá trị hiện tại
của chi phí.
Công thức:

NPV =
IRR= r1 +.(r2-r1)
Trong đó:
r 1 Tỷ suất chiết khấu nhỏ hơn
r 2: Tỷ suất chiết khẩu lớn hơn
NPV1: Giá trị hiện tại thuần, là số dương những gần 0 được tính theo r1
NPV2: Giá trị hiện tại thuần, là số âm gần 0 được tính theo r2
Đánh giá :Dự án có IRR lớn hơn tỷ lệ lãi giới hạn định mức đã quy định sẽ khả thi
về tài chính. Trong trường hợp nhiều phương án loại bỏ nhau, phương án nào có
IRR cao nhất sẽ được chọn vì có khả năng sinh lời lớn hơn.
 Tỷ lệ lợi ích/chi phí: B/C

Khái niệm: Tỷ lệ lợi ích chi phí là tỷ số giữa giá trị hiện tại của lợi ích thu được với
giá trị hiện tại của chi phí bỏ ra
Công thức :

=
Đánh giá : Nếu dự án có B/C lớn hơn hoặc bằng 1 thì dự án có hiệu quả về mặt tài
chính. Trong trường hợp có nhiều phương án loại bỏ nhau thì B/C là một tiêu chuẩn
để xếp hạng phương án theo nguyên tắc xếp vị trí cao hơn cho phương án có B/C
lớn hơn.


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
b.Hiệu quả kinh tế xã hội:
Hiệu quả kinh tế xã hội là sự so sánh giữa lợi ích được dự án tạo ra với cái giá mà
xã hội phải trả để sử dụng tài nguyên có hiệu quả nhất đối với nền kinh tế quốc
dân.
Hiệu quả kinh tế xã hội là lợi ích được xem xét trên phạm vi toàn bộ xã hội, toàn
nền kinh tế quốc dân, ở tầm vĩ mô.

Hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả xét cả về kinh tế và xã hội, vừa đảm bảo sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế vừa giải quyết được các vấn đề xã hội, nó thể hiện mức
đóng góp vào sự vững mạnh, ổn định của đất nước, giữ vững an ninh xã hội, mang
lại công ăn việc làm cho người lao động góp phần nâng cao đời sống vất chất và
tinh thần cho người lao động ,tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Mục đích nhằm
phát triển con người toàn diện về cả sức khỏe, trình độ học vấn, nâng cao mức sống
và chất lượng cuộc sống con người trong xã hội.
Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội là công việc khó khăn và phức tạp, xuất phát từ
nhiều điểm như:
 Thứ nhất, xác định hiệu quả kinh tế xã hội của một dự án có tính dự báo

trong một tương lai có nhiều rủi ro không lường hết được.
 Thứ hai, hiệu quả kinh tế xã hội thu được nhiều khi không định lượng được
như sự phù hợp dự án đối với những mục tiêu phát triển kinh tế, những lĩnh
vực ưu tiên. Để phân tích được hiệu quả kinh tế xã hội không những cần
cung cấp thông tin về kinh tế mà còn thông tin về xã hội, những thông tin
trực tiếp và gián tiếp tới dự án. Những thông tin này không phải bao giờ
cũng có đầy đủ.
 Thứ ba, phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế xã hội hoàn toàn không đơn
giản. Đối với Việt Nam, tính khó khăn trong việc phân tích hiệu quả kinh tế
xã hội còn tăng lên nhiều lần vì tất cả đều là mới mẻ, từ khải niệm phương
pháp, thông tin và con người.
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án:
Những dự án có nguồn vốn viện trợ từ phi chính phủ thường tập trung vào hiệu
quả kinh tế xã hội. Hiệu quả kinh tế xã hội phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực
nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định. Các mục tiêu thường thấy là: Giải


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
quyết công ăn việc làm, nâng cao trình độ văn hóa và đời sống tinh thần người lao

động, đảm bảo và nâng cao mức sống tối thiểu cho tầng lớp nhân dân,có tác động
tích cực tới môi trường,cải thiện môi trường sinh thái,giảm ô nhiễm môi trường,
góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án thông qua các tiêu chí.
 Giải quyết việc làm:

Mục tiêu giái quyết công ăn việc làm là một mục tiêu phát triển kinh tế trong chiến
lược phát triển của đất nước. Các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói
riêng đều trong tình trạng yếu kém về kỹ thuật sản xuất và công nghệ nhưng lại dư
thừa nhân công. Chính vì vậy, giải quyết việc làm là một tiêu chí quan trọng trong
đánh giá hiệu quả dự án.
Khi xem xét vấn đề này, cần xem tác động của nó đối với cả lao động lành nghề và
lao động không lành nghề, số lao động trực tiếp và gián tiếp do dự án tạo ra,những
chỗ làm việc mới.
Để đánh giá tác động của dự án tới lao động và việc làm, có thể xét tới chỉ tiêu tuyệt
đối và tương đối: chỉ tiêu số lao động có việc làm do thực hiện dự án và chỉ tiêu số
lao động có việc làm tính trên 1 đơn vị giá trị vốn đầu tư.
-Số lao động có việc làm tăng thêm: Bao gồm số lao động có việc làm trực tiếp
cho dự án và số lao động có việc làm ở các dự án liên đới.
-Số việc làm tạo ra trên một đơn vị vốn đầu tư:
Id=Ld/Ivd
Trong đó: Ld: Số việc làm tạo ra.
Ivd: Số vốn đầu tư trực tiếp của dự án
Chỉ tiêu này có giá trị càng cao thì dự án càng có tác động lớn đến nền kinh tế và xã
hội.
 Tăng thu nhập :

Dự án góp phần cải thiện thu nhập của đối tượng hưởng lợi nhằm nâng cao chất
lượng sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Việc tăng thu nhập giúp đối
tượng hưởng lợi nhìn rõ hiệu quả của dự án đối với hoạt động kinh tế của mình, có

ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt vật chất mà còn có tác động tới đời sống tinh


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thần. Việc thay đổi thu nhập cá nhân và hộ gia đình góp phần tăng ngân sách quốc
gia, có lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để đánh giá được hiệu quả,
cần xác định tổng thu nhập của cá nhân hay gia đình thay đổi như thế nào trước và
sau khi có dự án.
 Xóa đói giảm nghèo:

Dự án hỗ trợ giảm nghèo, tạo cơ hội tiếp cận nguồn lực kinh tế cho người nghèo để
phát triển kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, đa dạng hóa sinh kế và tăng thu
nhập để thoát nghèo bền vững.
 Vệ sinh môi trường:

Bảo vệ môi trường nói chung và môi trường sinh thái nói riêng không chỉ là mục
tiêu trong phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia mà còn là mục tiêu lớn của toàn
thế giới.Chúng ta không thể tách biệt mục tiêu phát triển kinh tế và mục tiêu bảo vệ
môi trường.Phân tích ảnh hưởng của dự án đối với môi trường nhằm mục đích đảm
bảo sự phát triển lâu bền, thống nhất giữa lợi ích cục bộ và lợi ích toàn thể, lợi ích
kinh tế và lợi ích xã hội.Tác động của dự án đến môi trường có thể là tác động tích
cực hoặc tác động tiêu cực, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, tác động trước mắt
hoặc lâu dài, tác động có thể lượng hóa được và tác động không thể lượng hóa
được. Các tác động tích cực như cải thiện điều kiện sống ,sinh hoạt cho dân cư địa
phương, cải thiện môi trường đất, nước, không khí; làm đẹp cảnh quan môi trường.
Các tác động tiêu cực như: ô nhiễm nguồn nước, đất không khí, làm ảnh hưởng sức
khỏe con người và súc vật trong khu vực.
Thường thì rất khó khăn khi đánh giá lượng các ảnh hưởng về mặt môi trường của
một dự án. Tuy nhiên việc đánh giá này rất cần thiết, nếu không định lượng được thì
có thể đánh giá định tính.



Nâng cao chất lượng lao động và công nghệ:

+ Nâng cao trình độ kĩ thuật của sản xuất, trình độ nghề nghiệp của người lao
động: thể hiện ở mức thay đổi cấp bậc công việc bình quân sau khi có dự án so với
trước khi có dự án và mức thay đổi này tính trên mỗi đơn vị đầu tư.Trình độ kỹ
thuật của sản xuất được biểu hiện thông qua tính năng công cụ sản xuất trình độ
sáng chế và sử dụng đối tượng lao động, các quá trình công nghệ sản xuất.


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đối với Việt Nam, trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật sản xuất còn thấp, đặc biệt
là trong nông nghiệp.
Dự án góp phần tác động tích cực tới việc tăng năng suất lao động. Năng suất lao
động được tính theo công thức
W=
Trong đó Q: Tổng giá trị sản lượng, giá trị gia tăng hay doanh thu
T: Người lao động ( ngày, giời,phút,ngày/người…)
+ Nâng cao trình độ quản lý: thể hiện ở thay đổi mức đảm nhiệm quản lý sản xuất,
quản lý lao động, quản lý sau khi có dự án so với trước khi có dự án.
Đi đôi với tiến bộ kỹ thuật cần nâng cao trình độ quản lý con người như phân công
và hợp tác lao động, các kỹ năng đàm phán,kinh doanh, quản lý sản xuất, kiểm tra,
thanh tra…
+ Ứng dụng công nghệ kỹ thuật : công nghệ mới, giống mới, kỹ thuật canh tác...
 Mực độ lan tỏa nhân rộng của dự án:

-Đánh giá mức độ quan tâm, tiếp nhận và khả năng duy trì lan rộng sản xuất của
các hộ nông dân, đánh giá sự bền vững của dự án.
Sau khi kết thức dự án, khả năng duy trì và lan rộng công nghệ kỹ thuật đã chuyển

giao được người dân xác định như thế nào, xem xét liệu có nhiều người được tác
động bởi lợi ích của dự án mang lại hay không và liệu người dân có tiếp tục mô
hình dự án hay không.
Đánh giá xem sự phù hợp của mô hình trong điều kiện chung về lao động,đất đai
cũng như những xu thế chung hiện nay của ngành nông nghiệp.
Đối với dự án rau sạch còn có ý nghĩa trong việc đảm bảo sức khỏe cộng đồng.


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.3 Giới thiệu dự án rau hữu cơ của VECO Việt Nam và lựa chọn tiêu chí đánh
giá.
1.3.1.

Giới thiệu dự án:

Hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp tại Việt nam, VECO
đã giúp nhiều địa phương nâng cao năng lực sản xuát, giúp người nông dân phát
triển mô hình sản xuấtn nhóm để thoát nghèo bền vững.
Trong 3 năm trở lại đây, VECO hỗ trợ nhiều địa phương năng lực sản xuất rau hữu
cơ và rau an toàn theo tiêu chuẩn PGS Việt Nam.
Dự án về rau an toàn rau,hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS Việt nam được tiến hành
ở một số địa phương, có mô hình tại Trác Văn (Hà Nam), Thanh Xuân (Hà Nội),
Tân Đức-Thạch Vỹ-Trường Thịnh (Phú Thọ).
Rau an toàn là rau được phép sử dụng các loại phân và thuốc bảo vệ thưc vật hóa
học nhưng trong ngưỡng an toàn.
Rau hữu cơ là rau không được phép sử dụng bất kỳ loại phân bón hóa học hay thuốc
trừ sâu, thuốc kích thích tăng trược, thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất.
PGS ( Participatory guarantee system )- là hệ thống đảm bảo cùng tham giađảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm hiện đang được áp dụng tại khoảng 50
nước trên thế giới.
PGS giúp đảm bảo chất lượng nguồn rau hữu cơ, rau an toàn cho người tiêu dùng và

góp phần cải thiện sinh kế, tăng thu nhập cho nông dân. PGS hoạt động minh bạch
dựa trên sự tham gia tích cực của các bên: nhà sản xuất, thương nhân, đơn vị hỗ trỡ
như cơ quan quản lý nhà nước và đặc biệt có cả người tiêu dùng.
Do đặc điểm hộ nông dân Việt Nam còn nhỏ lẻ, riêng rẽ nên khó có khả năng tiếp
cận và áp dụng được những tiêu chuẩn thế giới như GAP hay VietGap hay
BasicGAP; PGS là hệ thống tương tự nhưng phù hợp hơn, có liên quan tới nhóm
nông dân, người tiêu dùng, thương lái trong việc theo dõi dự án, có thể giảm rất
nhiều chi phí thay cho VIETGAP. Tuy nhiên, PGS vẫn còn rất mới tại Việt Nam,
chính phủ ghi nhận PGS nhưng vẫn chưa công nhận và hỗ trợ. Vì thế, việc tạo lập
bằng chứng cho việc tiến hành thành công dự án thông qua dự án thí điểm, VECO


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nhắm tới việc gây ảnh hưởng tới quyết định của chính quyền trong việc nhận ra
PGS như là 1 tiêu chuẩn phù hợp với Việt Nam.
1.3.2.

Mục tiêu của dự án

Mục tiêu lớn : Rau củ an toàn được sản xuất tại Việt Nam và được tiêu thụ thông
qua các chuỗi hiệu quả, cạnh tranh và có lợi cho các hộ sản xuất nhỏ và người tiêu
dùng. Nỗ lực giúp người nông dân Việt nam vươn lên thoát nghèo.
Mục tiêu cụ thể:
• Tăng thu nhập cho nông hộ nhỏ thông qua:
+ Nâng cao năng lực quản lý và hoạt động của nhóm nông dân.
+ Nâng cao năng lực sản xuất rau hữu cơ chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường.
+ Kết nối nhóm nông dân với thị trường tiềm năng.
+ Củng cố và duy trì hệ thống PGS bền vững.
+Vận động chính quyền các cấp ủng hộ phát triển và nhân rộng mô hình PGS
• Giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương.

• Mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn, xây dựng vườn rau tập trung.

1.3.3. Phương thức triển khai
Dự án triển khai thí điểm ở một số tinh miền Bắc Việt Nam: Hà Nam, Phú Thọ.
Việc sản xuất rau an toàn, rau hữu cơ tiến hành song song trong tiến trình đảm bảo
hữu cơ PGS. Hệ thống PGS chạy dọc trong chuỗi quá trình giá trị của sản phẩm từ
khâu sản xuất, sơ chế, thương lái và bán hàng.
Nhóm nông dân và vùng canh tác rau được cấp giấy chứng nhận hữu cơ PGS theo
quy trình nghiêm ngặt. Chỉ cần một hộ nông dân vi phạm quy định, cả nhóm sẽ
không được cấp giấy chững nhận PGS.
PGS minh bạch trong tiến trình ra quyết định và người tiêu dùng có thể tham quan
tìm hiểu và kiểm tra quá trình sản xuất rau hữu cơ ngay trên đồng ruộng.
VECO hỗ trợ giúp các vùng thí điểm xây dựng hệ thống PGS. Hệ thống PGS gồm
nhiều đơn vị, mỗi đơn vị có vai trò và nhiệm vụ riêng.
Hệ thống PGS gồm có 4 bộ phận chính sau:


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.Hộ nông dân: Hộ nông dân được đào tạo về tiêu chuẩn hữu cơ, kỹ thuật sản xuất,
kỹ năng thanh tra, họ cam kết sản xuất thực phẩm hữu cơ theo đúng tiêu chuẩn hữu
cơ PGS. Để tham gia vào nhóm sản xuất, nông dân phải liên hệ với người lãnh đạo
nhóm sản xuất trong khu vực của họ.
2.Nhóm sản xuất: Mỗi nhóm gồm ít nhất 5 nông hộ nông dân. Trưởng nhóm chỉ đạo
việc lập ké hoạch sản xuất thực hiện thanh tra chéo các nhóm khác. Để hình thành
nhóm, nông dân phải hoàn thành bản đăng kí tham gia PGS của nhóm sản xuất và
gửi tới nhóm điều phối.
3.Liên nhóm: Liên nhóm gồm các nhóm sản xuất tại địa phường, gồm trưởng các
nhóm sản xuất, tiêu dùng, thương nhân nhà quản lý… Liên nhóm thanh tra định kỳ
2 lần và ra quyết định chứng nhận dựa trên báo cáo thanh tra và trừng phạt nhóm vi
phạm.

4.Ban điều phối: Ban điều phối PGS xác minh và cấp chứng nhận PGS dựa trên
quyết định chứng nhận của liên nhóm. Ban điều phối có quyền từ chối cấp giấy
chứng nhạn và trừng phạt liên nhóm không minh bạch.

PGS hoạt động như sau


×