Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Hệ thống nông nghiệp du mục ở tỉnh Ninh Thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.82 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC
HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP VÀ TÀI NGUYÊN

Tên chuyên đề
“ Hệ thống nông nghiệp du mục ở tỉnh Ninh Thuận ”
Nhóm 3

HUẾ, 24 tháng 2 năm 2017


Danh sách thành viên nhóm 3
STT Họ và tên
1
2
3
4
5
6
7
8

Đặng Thị Mỹ Duyên

Nhiệm vụ

Ưu điểm và
hạn chế
Lê Thị Duyên


Địa
điểm
phân bố
Phan Thị Duyên
Đầu tư
Trần Văn Định
Hoạt động
sản xuất
Phạm Thị Hà Giang Mở bài
Nguyễn Thị Vân Hoạt động
Giang
sản xuất
Nguyễn Ngọc Quỳnh Giải pháp
Giao
Trần Thị Thu Hà
Kết luận

Đánh giá cá Đánh giá
nhân
của nhóm


Hệ Thống Nông Nghiệp Du Mục
Ở Tỉnh Ninh Thuận

I/. Mở đầu
II/. Nội dung
1/. Khái niệm và phân loại
2/. Hoạt động sản xuất
3/. Đầu tư

4/. Cách thức tổ chức sản xuất
5/. Ưu điểm và nhược điểm
6/. Giải pháp
III/. Kết luận


I/. Mở bài :
Ngay từ thưở sơ khai, con người và nhân loại đã luôn có mối liên
hệ mật thiết với thiên nhiên. Hay nói cách khác thì là thiên nhiên có
trước còn loài người có sau, chính vì vậy mà thiên nhiên có ảnh
hưởng rất quan trọng đến đời sống của con người. Con người vừa
đấu tranh, vừa nương tựa vào thiên nhiên để sinh tồn và phát triển.
Cũng chính vì vậy mà hình thành nên nhiều hệ thống nông nghiệp
khác nhau, trong đó phải kể đến hệ thống nông nghiệp du mục. Nông
nghiệp du mục là một phương thức sản xuất nông nghiệp gắn liền
với các hệ thống chăn nuôi được di chuyển từ vùng này sang vùng
khác. Một trong số những hệ thống nông nghiệp du mục điển hình ở
nước ta không thể không nhắc đến tỉnh Ninh Thuận. Ninh Thuận là
một vùng đất nắng nóng quanh năm, lượng mưa rất ít, chỉ trong
khoảng từ tháng 9 đến tháng 11, nhưng đất đai trải rộng từ vùng
núi, gò đồi đến đồng bằng ven biển, thích hợp cho việc chăn thả, phát
triển những vật nuôi có sừng như bò, dê, cừu,…..Là tỉnh có khí hậu
khắc nghiệt nhất nước, Ninh Thuận nắng nóng quanh năm, nên cũng
chính vì thế nơi đây trở thành “thánh địa” của nhũng bầy cừu. Chính
nhờ những đặc điểm đó là điều kiện cho hoạt động nông nghiệp du
mục ở đây ở đây phát triển mạnh mẽ. Ở Ninh Thuận sẽ là nơi thuận
lợi cho việc chăn thả các đàn gia súc lớn. Và sau đây chúng ta sẽ cùng
nhau tìm hiểu rõ hơn về hệ thống nông nghiệp du mục về chăn nuôi
cừu của tỉnh Ninh Thuận.



II/. Nội dung:
1/. Khái niệm và phân loại:
a/. Khái niệm :
Du mục là phương thức sản xuất nông nghiệp chủ yếu gắn liền với
các hệ thống chăn nuôi được di chuyển liên tục từ vùng này sang
vùng khác.
b/. Sự hình thành đồng cỏ và chăn nuôi du mục :
- Sau một thời gian dài canh tác du canh trên mặt đất chỉ còn lại
cây bụi và chủ yếu là cỏ, hình thành nên những đồng cỏ lớn, những
vùng thảo nguyên (thường là ở những vùng khô hạn và bán khô hạn)
rộng lớn thích hợp cho chăn nuôi đại gia súc (chăn nuôi theo bầy
đàn) và tiểu gia súc, người dân chuyển sang phương thức canh tác
chính là chăn nuôi du mục.
- Tài sản của dân du mục là đàn súc vật. Súc vật ăn cỏ, ăn hết cỏ,
không thể ngồi đợi cho cỏ mọc nên buộc họ phải dắt đàn gia súc đi
đến nơi khác. Vì thế mà chăn nuôi theo bầy đàn dẫn đến nếp sống du
cư, vừa đi vừa ở, nay đây mai đó, lang thang trên các đồng cỏ, không
bao giờ ở một chỗ nhất định.
- Dân du mục quần tụ và di chuyển theo nhóm, mỗi nhóm từ 5-6 gia
đình với những gia súc chính ăn cỏ như : bò, cừu, dê, ngựa, lạc đà…..
c/. Các kiểu du mục :
Có 2 loại hình du mục là du mục hoàn toàn và bán du mục:
• Du mục hoàn toàn là sự di chuyển đàn gia súc của họ từ vùng
này qua vùng khác quanh năm. Họ đều không có nhà cửa cố
định và không có sự tiến hành bất cứ một hoạt động trồng trọt
nào.





Bán du mục là những người dân chỉ nuôi và chăn thả đàn gia
súc theo mùa của đồng cỏ tự nhiên. Hết mùa họ bán gia súc và
tiếp tục
công việc khác. Họ kết hợp một phần nhỏ với công việc trồng
trọt và dần dần tạo thành các nông trại và có nhà cố định của
họ.

2/. Hoạt động sản xuất :
Cừu là loài động vật sống ở vùng khô hạn Ninh Thuận, tập trung
khá nhiều ở khu vực Thuận Bắc, Ninh Phước, Ninh Hải…. Mỗi năm,
con cái thường sinh từ 1 đến 3 con, nuôi khoảng 8-9 tháng thường
nặng khoảng 35-40 kg. Những dân du mục chăn thuê cừu cho các
ông chủ lớn đa số là người dân tộc, họ chịu trách nhiệm bỏ công sức
chăn nuôi cừu cho lớn, sau đó bán ăn chia lãi với chủ theo tỷ lệ 4:6
hoặc 3:7. Họ sống cả gia đình trong trang trại nuôi cừu, thiếu nước
sinh hoạt, xa chợ, trường học nên khá vất vả. Các hộ gia đình với quy
mô chăn nuôi nhỏ (vài chục đến 200 con) thường thuê em nhỏ chăn
dắt. Khoảng ba hoặc bốn em cùng nuôi cừu cho nhiều hộ gia đình.
Hiện nay, Ninh Thuận có tổng đàn cừu lớn nhất nước, gần 87 ngàn
con, tập trung chủ yếu ở các huyện Ninh sơn, Ninh Phước, Ninh Hải,
Thuận Nam, Thuận Bắc. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển Ngành
Nông nghiệp của tỉnh này, đến năm 2020 quy mô đàn cừu lên đến
190 ngàn con.
Kết quả phân tích cho thấy, chất lượng sản phẩm thịt cừu ở Ninh
Thuận có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với cừu ở nhiều nơi
khác. Theo các nhà khoa học, yếu tố làm nên sản phẩm thịt cừu Ninh
Thuận đạt chất lượng cao đó là nhờ được chăn thả trong môi trường
tự nhiên với đặc thù khí hậu nắng gió quanh năm mà nhiều nơi khác
không có được.



Ở Ninh Thuận đã xuất hiện nhiều trang trại nuôi cừu trị giá hàng
tỷ đồng với quy mô từ 300 – 500 con, nhiều hộ dân đã thoát nghèo.
Đàn cừu phát triển mạnh là do dễ nuôi, ít bị bệnh, giá cả tốt. Thời
điểm giá

cừu đắt, phải bỏ ra khoảng 7 triệu đồng để mua một con cừu nái,
nhưng nếu nó đẻ được cặp cừu con đều là cái thì người nuôi sẽ thu
hồi vốn.
Thức ăn của cừu rất đa dạng: cả thức ăn thô xanh (như các loại cỏ,
các loại lá cây...), thức ăn thô khô (như các loại cỏ khô) cùng các loại
thức ăn ủ chua, thức ăn củ quả các loại phụ phẩm của công nghiệp
thực phẩm.... Vào mùa khô, ta có thể cho cừu ăn thêm thức ăn tinh
(như cám, bột ngô, bột mì...). Tuy nhiên, thức ăn thô vẫn là chủ yếu.
Những người chăn thả loại gia súc này chẳng khác gì dân du mục
bởi họ và cả gia đình họ có khi phải lang thang nay đây mai đó, bất
định, vô chừng, cuộc sống luôn tạm bợ. Những đứa trẻ có cha mẹ làm
nghề này đều thất học, phải làm việc từ rất sớm. Chúng nhận mặt
cừu, mặt dê nhanh hơn mặt chữ.
Vào mùa khô, nắng nóng cạn kiệt ao hồ, người chăn cừu đưa cừu
đi khắp nơi tìm nước, tìm cỏ. Ở đâu có tí cỏ là cho cừu dừng lại, họ
bắt đầu dựng lều tạm bợ bằng các thân cây, lợp tạm mấy tấm tôn để
ở. Quan trọng nhất với người chăn thả cừu là khu neo đàn bên cạnh
những chiếc lều tạm bợ đó. Mau thì nửa tháng, chậm có khi hai ba
tháng mới dời lều đi nơi khác. Còn đồ ăn thức uống thì tiện đâu mua
đấy. Nếu không thì chỉ là đồ khô, mắm muối qua ngày. Quan trọng
nhất là cỏ và nước cho đàn gia súc.



Dân du mục chăn cừu từ 8 đến 11 giờ trưa, sau đó cho chúng uống
nước và nghỉ ngơi ngoài đồng cỏ. Buổi trưa họ tìm những bóng mát,
bụi cây để ăn trưa tạm bợ trong những chiếc “cà mèn” cơm mang
theo lúc sáng. Buổi chiều lại tiếp tục công việc lùa cừu đi đến một số
đồng khác cho ăn và khoảng 5h chiều là lùa chúng về lại trang trại
để chuẩn bị bữa ăn “dặm” – chủ yếu là cỏ trồng hoặc đi cắt nhằm bổ
sung thêm dinh dưỡng cho đàn cừu mau lớn.
Cừu ở Ninh Thuận chủ yếu nuôi lấy thịt, nên lông của chúng không
được sạch và trắng như các loài cừu thường thấy ở nước ngoài vì
chúng

ăn ngoài đồng, lội bùn nước và không được tắm rửa sạch nên có màu
sẫm, thậm chí có con đen xì. Một số đàn cừu ở An Hòa cũng trắng
sạch, vì sau khi ăn chúng đến uống nước và tắm nước ở đập Thành
Sơn gần đó, nên lông cừu tương đối đẹp và không hôi.
3/. Đầu tư:
a/. Nguồn vốn:
Nhờ vào các Chương trình hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất từ
nguồn vốn của dự án Hỗ trợ Tam Nông (HTTN) mà xã Nhơn Hải,
huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận đã thực hiện mô hình nuôi cừu sinh
sản hiệu quả mang lại sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo và góp phần
thúc đẩy nghề chăn nuôi cừu của xã ngày càng phát triển.
Được biết, tháng 8 năm 2016 toàn xã Nhơn Hải có tổng đàn cừu là
11.359 con, chiếm gần 50% tổng đàn gia súc của xã. Nhằm thúc đẩy
chăn nuôi cừu phát triển, Ban Phát triển xã đã thành lập 7 nhóm sở
thích (NST) nuôi cừu trên toàn xã, đồng thời triển khai mô hình nuôi
cừu sinh sản, ưu tiên cấp con nái cho hộ nghèo và cận nghèo nhân
giống. Quá trình tham gia các NST, nông dân được tập huấn quy
trình kỹ thuật chăn nuôi cừu sinh sản, hướng dẫn cách chăm sóc,



phòng bệnh, phương pháp ủ thức ăn, vệ sinh chuồng trại… Đặc biệt,
thông qua Quỹ CSG (Quỹ tài trợ dự án cạnh tranh nhỏ) của Dự án
HTTN, có 3 NST nuôi cừu ở các thôn Khánh Phước, Khánh Nhơn 2 và
Mỹ Tường 1 được hỗ trợ gần 300 triệu đồng mua cừu nái sinh sản
nhằm tạo sinh kế cho các hộ nghèo và cận nghèo trong nhóm.
Ban Phát triển xã Nhơn Hải cho biết, tuy chỉ là mô hình triển khai
trên một số NST nhưng từ hiệu quả thực tế cho thấy, mô hình cừu
sinh sản đã tạo cơ hội cho hộ nghèo và cận nghèo vươn lên phát triển
kinh tế, tăng thu nhập. Theo Ông Nguyễn Tâm, Trưởng NST nuôi cừu
thôn Mỹ Tường 1: “Hiện đàn cừu của nhóm ông đang phát triển tốt,
khoảng 1 tháng nữa sẽ bắt đầu sinh sản; thông thường 1 con cừu mẹ
có thể sinh 1 – 2 con non và cứ sau 6 tháng cừu mẹ lại sinh sản một
lần nên người

dân nếu duy trì chăm sóc tốt thì chỉ trong vòng 1 năm, mỗi hộ trong
NST ít nhất cũng có đàn cừu từ 5 – 7 con”.
Hiện, Ban Phát triển xã cũng đã kết nối các NST cừu của địa
phương với doanh nghiệp, cam kết cung cấp con giống tốt, thu mua
cừu thịt với giá ổn định và hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, thú y cho hộ
chăn nuôi. Từ đó góp phần thúc đẩy người nuôi cừu trong và ngoài
NST ở địa phương tiếp tục phát triển chăn nuôi, tạo dựng kinh tế hộ
gia đình bền vững và lâu dài.

b/. Giống:
Giống cừu này là cừu thịt xuất xứ từ vùng nhiệt đới, cừu Phan
Rang có tầm vóc lớn, lông thô màu trắng (70%), lông màu nâu và
lông màu trắng vá nâu hoặc vá đen (30%). Cừu Phan Rang có màu
trắng (80%), một số ít có màu lông nâu (11% số ít còn lại là lông nâu



điểm trắng hoặc trắng điểm nâu hoặc lông nâu đen, một số con có
mặt đen hoặc trắng nhưng phần lớn là mặt trắng, có điểm một vệt
trắng ở sống mũi và 2 dải đen ở 2 bên má. Toàn thân cừu phủ một
lớp lông, lông phần hông nơi dài nhất từ 11 – 12 cm, lông phần lưng
nơi ngắn nhất khoảng 8 cm. Lông nhỏ mịn và không xoăn, lông cừu
đực khô hơn cừu cái nhưng không rõ rệt như ở dê.
Đầu nhỏ, trán gồ, tai cụp, không sừng (thỉnh thỏang xuất hiện
0,1% cừu đực có sừng, nhưng không được giữ lại làm giống), đuôi
ngắn trên khủyu chân. Độ dài đuôi của giống cừu này không bao giờ
vượt quá khuỷu chân, nó thuộc loại hình đuôi ngắn - mảnh (Short
thin tailed). Đầu cổ cừu ngắn, mũi dô, không sừng, không có râu cằm,
thân hình trụ, ngực sâu và nở, bụng to gọn, mông nở, 4 chân nhỏ và
khô, móng hở, vú nhỏ và treo, núm vú ngắn (2 cm). Cấu tạo con vật
thể hiện giống hướng thịt. Cừu đực trưởng thành có chiều cao vây
50–60 cm; khối lượng 39–45 kg. Tuổi sử dụng phối giống 8-9 tháng.
Cừu cái trưởng thành có chiều cao vây 53–59 cm; khối lượng 34–
38 kg. Thành phần dinh dưỡng của thịt cừu Phan Rang gồm hàm
lượng đạm 21,80%, béo 1,80%, và khoáng 0,90% và nước 75,50%.

4/. Cách thức tổ chức sản xuất:
Trong những năm qua, bằng nhiều cách làm khác nhau, nông dân
tỉnh Ninh Thuận mà đặc biệt là đồng bào Chăm đã có nhiều mô hình
chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Từ chăn nuôi gia súc theo hướng quảng canh, đến nay nông dân
ở Ninh Thuận đã chuyển mạnh sang chăn nuôi trang trại. Dù thiên
tai, hạn hán liên tục xảy ra, ảnh hưởng không nhỏ đến chăn nuôi
nhưng các hộ chăn nuôi cừu đã chủ động di chuyển đàn cừu từ vùng
hạn hán đến các cánh đồng vừa thu hoạch để tận dụng nguồn thức
ăn cho gia súc, giúp tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn

dự trữ cho gia súc. Nhờ đó, đến nay Ninh Thuận vẫn duy trì tổng đàn


hơn 254.000 con gia súc các loại, trong đó nhiều nhất là cừu với
92.000 con.
Để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, Ninh Thuận đã phê duyệt
quy hoạch đồng cỏ và vùng chăn nuôi gia súc có sừng đến năm 2020.
Bước đầu, tỉnh hình thành vùng chuyên canh sản xuất cỏ với quy mô
hơn 300 ha, đồng thời thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào dự án
chăn nuôi tập trung với công nghệ hiện đại.
5/. Ưu điểm và hạn chế của hệ thống nông nghiệp du mục :
a/. Ưu điểm :
- Do chăn nuôi đàn gia súc với quy mô lớn nên mang lại hiệu quả
kinh tế cao cho người dân.
- Các huyện Thuận Bắc, Ninh Phước, Ninh Hải là ba huyện tập trung
cừu lớn nhất ở Ninh Thuận nên thuận lợi cho việc phát triển thêm
hình thức phi nông nghiệp bằng du lịch sinh thái kết hợp nông
nghiệp du mục. Những đồng chăn cừu "hái ra tiền" với không gian
rộng lớn ở Ninh Thuận, trở thành những điểm đến thu hút nhiều du
khách.
b/. Hạn chế :
Tuy nhiên bên cạnh những điểm tốt đó thì chăn nuôi du mục còn có
nhiều mặt hạn chế như sau:
- Năng suất lao động trong hệ thống du mục là rất thấp, do vẫn chủ
yếu lợi dụng thức ăn có sẵn trong tự nhiên.
- Việc đầu tư cũng rất thấp và thường chỉ đầu tư một lần sau đó
phát triển tăng dần một cách tự nhiên.
- Lao động chủ yếu là chân tay, còn công cụ gần như không có gì.



- Du mục hoàn toàn thường thấy ở những vùng khô cằn không thể
chấp nhận một hình thức sản xuất nào khác.
6/. Giải pháp :
- Tăng cường huy động vốn từ các quỹ hỗ trợ, các nhà đầu tư để mở
rộng quy mô chăn nuôi, phát triển công nghệ kĩ thuật nhằm giảm sức
lao động tay chân, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Xây dựng mô hình lai tạo giống mới, tái tạo nguồn thức ăn từ các
đồng lúa, cải tạo chuồng trại, trồng cỏ để chủ động nguồn thức ăn
cho chăn nuôi nhằm thay đổi phương thức chăn nuôi theo hướng tập
trung, có kiểm soát, hạn chế chăn thả tự do.
III/. Kết luận:
Ninh Thuận có diện tích tự nhiên trên 3.360 km , chủ yếu là núi
đá, rừng và sa mạc cát . Đây là địa phương khô hạn nhất nước
nhưng đã hình thành những con vật nuôi “độc” đem lại hiệu quả
kinh tế cao. Theo số liệu của Sở NN&PTNT Ninh Thuận, hiện tổng
đàn bò của tỉnh có 84.485 con; dê 64.696 con và cừu là 86.910 con.
Số lượng đàn gia súc được tập trung chủ yếu ở các huyện như
Ninh Phước, Thuận Nam, Bác Ái, Ninh Sơn, Hải Ninh, Thuận Bắc
và Ninh Phước……Vì vậy rất thích hợp cho hệ thống nông nghiệp
du mục phát triển.



×